Sau khi đã có được thông tin, Công ty tiến hành phân tích, xử lý. Hiện nay có nhiều phần mềm phân tích, xử lý thông tin nâng cao hiệu quả như SPSS, nhưng Công ty chưa tiếp cận với phần mềm này mà sử dụng các công cụ cơ bản như word, excell.
Các thông tin về công ty như doanh thu, lợi nhuận, thuế, lương công nhân viên được phòng kế toán tổng hợp, thống kê bằng phần mềm excell và đưa ra các báo cáo tổng hợp phục vụ cho nhu cầu của Công ty.
Trên cơ sở thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh tế, Bộ phận bán hàng và kinh doanh sẽ lập ma trận SWOT và lên kế hoạch, chương trình hành động cho giai đoạn tiếp theo.
Các thông tin về sản phẩm được bộ phận sản xuất thống kê, lập ra thành một sổ mô tả về cấu tạo, các nguyên vật liệu để cung cấp, đào tạo cho công nhân.
Đối với thông tin phản hồi của công nhân về môi trường, tiền lương, bộ phận nhân sự sẽ thống kê lại, tiến hành kiểm tra và đưa ra các giải pháp cũng như chính sách tiền lương hợp lý trình lên cấp trên.
51 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 32295 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
281.763.059.885
231.008.716.885
42.168.614.400
17,60
-50.754.343.000
-18
5
LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11)
20
21.598.569.818
48.649.879.315
51.467.049.291
27.051.309.500
125,24
2.817.169.980
5,47
6
Doanh thu hoạt động tài chính
21
245.678.954
3.933.036.388
1.952.456.789
3.687.357.434
1500,80
-1.980.579.599
-50,4
7
Chi phí tài chính
22
14.586.475.970
35.467.894.566
36.548.147.427
20.881.418.590
143,17
1.080.252.860
2,96
Trong đó: Chi phí lãi vay
23
14.586.475.970
35.467.894.566
36.548.147.427
20.881.418.590
143,17
1.080.252.860
2,96
8
Chi phí bán hàng
24
2.817.965.660
4.926.748.790
4.861.052.721
2.108.783.130
74,83
-65.696.069
-1,33
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
2.871.820.686
4.333.482.805
3.275.719.363
1.461.662.119
50,90
-1.057.763.442
-24,4
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30=20+(21-22)-(24+25)]
30
1.567.986.456
7.854.789.542
8.734.586.569
6.286.803.086
400,90
879.797.027
11,2
11
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+ “LNK”
50
1.567.986.456
7.854.789.542
8.734.586.569
6.286.803.086
400,90
879.797.027
11,2
12
Chi phí thuế TNDN hiện hành (25%)
51
391.996.614
1.963.697.386
2.183.646.642
1.571.700.772
400,95
219.949.256
11,2
13
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
1.175.989.842
5.891.092.157
6.550.939.927
4.715.102.315
400,95
659.847.770
11,2
(Nguồn: Phòng Kế toán)
1.4.4.2. Tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ xuất sinh lời trên tổng tài sản:
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
X100%
Tổng tài sản bình quân
- Tỷ xuất sinh lời trên vốn chủ sở hữu:
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Vốn chủ sở hữu bình quân
Từ hai công thức trên ta tính được tỷ xuất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tỷ xuất sinh lời trên tổng tài sản qua các năm từ 2009-2011 của công ty như sau:
Bảng 1.8: Tỷ suất lợi nhuận của Công ty
(Đơn vị tính: đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm2010
Năm 2011
Lợi nhuận sau thuế
1.175.989.842
5.891.092.157
6.550.939.927
Vốn chủ sỡ hữu
42.086.767.334
46.018.230.802
46.160.876.868
Vốn chủ sỡ hữu bình quân
38.757.579.920
44.052.499.700
46.089.553.840
Tổng tài sản
251.258.638.428
259.374.461.737
261.001.160.007
Tổng tài sản bình quân
248.922.505.600
255.316.550.100
260.187.810.900
Tỷ số sinh lời tài sản (ROA) %
0,472
2,307
2,517
Tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) %
3,034
13,373
14,213
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Năm 2009 ROA= 0,472% cho biết bình quân 1 đồng tài sản được sử dụng trong quá trình kinh doanh sẽ tạo ra được 0,00472 đồng lợi nhuận, tương tự như các năm 2010 là 2,307% cho biết 1 đồng vốn tạo ra được 0,02307 đồng lợi nhuận và năm 2011 là 2,517% tạo ra được 0,02517 đồng lợi nhuận. Qua chỉ số trên ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty tăng trong giai đoạn 2009 – 2011.
+ Năm 2009 ROE= 3,034% cho biết bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào quá trình kinh doanh sẽ tạo ra được 0,03034 đồng lợi nhuận, tương tự ta cũng có nhận xét cho năm 2010 là 13,373% tạo ra được 0,13373 đồng lợi nhuận, năm 2011 là 14,213% tạo ra được 0,14213 đồng lợi nhuận. Qua đây ta thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng trong giai đoạn 2009 – 2011.
1.4.5. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước
Bảng 1.9: Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước
(Đơn vị tính: đồng)
STT
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
1
Thuế VAT
2.611.931.525
3.304.129.392
2.824.757.658
2
Thuế XNK
0
0
0
3
Thuế lợi tức
391.996.614
1.963.697.386
2.183.646.642
Tổng thuế
3.003.928.139
5.267.826.778
5.008.404.300
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Ta thấy không những Công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả mà Công ty còn thực hiện nghĩa vụ của mình rất chu toàn, đó là nghĩa vụ đóng thuế. Hằng năm, Công ty đóng một lượng lớn thuế cho nhà nước gồm các loại như thuế VAT, thuế lợi tức. Tổng thuế năm 2009 là 3.003.928.139 đồng tăng lên 5.267.826.778 đồng năm 2010 và giảm không đáng kể còn 5.008.404.300 đồng năm 2011. Trong các loại thuế công ty đã đóng cho Nhà nước, thuế VAT là lớn nhất, từ 2.611.931.525 đồng năm 2009 tăng lên 3.304.129.392 đồng năm 2010 và giảm xuống còn 2.824.757.658 đồng năm 2011. Thuế lợi tức của Công ty cũng tăng lên đáng kể qua các năm, từ 391.996.614 đồng năm 2009 lên 1.963.697.386 đồng năm 2010 và đạt 2.183.646.642 đồng năm 2011. Thông qua sự gia tăng của thuế này, ta cũng có thể nhận thấy lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng qua các năm. Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
PHẦN II
CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ GỖ ĐẠI THÀNH
2.1. Kế hoạch marketing
Sứ mệnh của Công ty: Với phương châm "Uy tín, chất lượng, kịp thời", Công ty Cổ phần Công nghệ Gỗ ĐẠI THÀNH cam kết: Cung cấp các sản phẩm có chất lượng ổn định, giá cả phù hợp, thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Quan tâm đến thị hiếu của người tiêu dùng để đa dạng hóa, phát triển nhiều sản phẩm mới phục vụ khách hàng. Luôn chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức của mọi thành viên trong công ty nhằm phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Trong năm 2011, trên cơ sở căn cứ vào tình hình hiện tại của Công ty, của thị trường trong nước và thế giới, công ty đã đưa ra mục tiêu tổng quát là giữ vững thị trường nước ngoài, phát triển thị trường trong nước. Để thực hiện mục tiêu này, Công ty đã thực hiện các phân tích, kế hoạch cụ thể của chiến lược hoạch định marketing như sau:
2.1.1. Phân tích môi trường
2.1.1.1. Phân tích môi trường vi mô
- Tổng tài sản 261.160.007 đồng.
- Nhân lực: 2762 cán bộ công nhân viên.
- Là một Công ty đã có tên tuổi, uy tín trên thị trường, có thị phần lớn.
- Nguồn nguyên liệu gỗ chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài, chiếm tới 80%, do đó có ưu thế về chất lượng sản phẩm.
- Doanh thu tiêu thụ của sản phẩm ngoại thất chiếm 80% so với sản phẩm nội thất.
- Công nghệ: Công ty đang sử dụng theo hệ thống tiêu chuẩn của Châu Âu và Nhật Bản đồng thời được kiểm soát nghiêm ngoặt bởi các chuyên gia có kinh nghiệp. Hệ thống ISO 9001:2000 được thiết lập và vận hành ở tất cả các nhà máy. Công suất mỗi năm đạt 2.400 – 2.600 container.
* Cạnh tranh:
- Xét trong phạm vi quốc gia: Theo thống kê cả nước có 3000 doanh nghiệp chế biến gỗ. Tại Bình Định có nhiều doanh nghiệp gỗ có quy mô lớn như: Quốc Thắng, Duyên Hải, Thắng Lợi,… đã tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt.
- Xét ở phạm vi quốc tế: Những đối thủ cạnh tranh chính là: Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Indonexia,…
* Khách hàng: Khách hàng của Công ty chủ yếu là Mỹ, EU, Hồng Kông, Pháp, Đức, Úc, Hà Lan, Ý,…
2.1.1.2. Phân tích môi trường vĩ mô
* Kinh tế: Việt Nam được cho là một quốc gia có nền kinh tế ổn định nhờ lạm phát đang trên đà suy giảm, thâm hụt thương mại và ngân sách được kiềm chế và các chính sách quản lý tiền tệ ngày càng có hiệu quả hơn.
* Chính trị- Pháp luật: Chính trị trong nước ổn định, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi cho các Công ty sản xuất nôi địa là điều kiên tốt để Công ty phát triển. Bên cạnh đó Công ty còn chịu ảnh hưởng của các đạo luật: đầu tư; doanh nghiệp, lao động, chống độc quyền, chống phá giá,...
* Công nghệ: Việc áp dụng những thành tựu KHCN vào sản xuất, quản lý bán hàng giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng cho mình. Trang thiết bị hiện đại: Máy dán cạnh dây chuyền tự động, máy soi trục đứng, máy khoan dàn tự động,… tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp.
* Văn hóa xã hội: Thị trường nước ngoài mang nhiều văn hóa khác nhau.
* Tự nhiên: Khí hậu nhiệt đới gió mùa nơi có nhiều gỗ tự nhiên, thích hợp viêc sản xuất chế biến gỗ.
2.1.2. Phân tích ma trận SWOT
Điểm mạnh: Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Gỗ Đại Thành là một trong những đơn vị dẫn đầu trong kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, cung ứng sản phẩm gỗ trong nhà, ngoài trời tại Việt Nam và quốc tế. Sản phẩm được xuất khẩu sang nhiều thị trường nổi tiếng trên thế giới: EU, USA, Canada, chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đẹp. Đội ngũ R&D được đào tạo bài bản, trình độ tay nghề cao. Toàn bộ quy trình sản xuất đều theo công nghệ chế biến của châu Âu và Nhật Bản cùng đội ngũ kiểm soát chất lượng chuyên nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao.
Điểm yếu: Công ty chủ yếu tập trung vào loại hình sản phẩm gỗ ngoài trời. Trong khi đó, loại sản phẩm này lại có “tính chất thời vụ”, trung bình mỗi năm chỉ sản xuất khoảng 6-8 tháng, làm việc theo ca. Công ty hiện sản xuất một ca, một số ít sản xuất 2-3 ca vào mùa cao điểm, nên chi phí cao. Công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng theo yêu cầu của đối tác.
Cơ hội: FPA Bình Định sẽ thường xuyên thông báo, chia sẻ thông tin diễn biến thị trường và dự báo cho các doanh nghiệp về mùa hàng mới, để qua đó tìm giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Đặc biệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo Hiệp hội xây dựng Đề án “Phát triển sản xuất đồ gỗ nội thất giai đoạn 2010-2015”, với những chính sách hỗ trợ ưu đãi cho các doanh nghiệp tham gia.
Thách thức: Thị trường đồ gỗ trong và ngoài nước vẫn còn những bất ổn. Giá nguyên liệu, vật tư đầu vào, lãi suất cho vay tăng, tiền thuê đất trên địa bàn có xu hướng tăng so với năm 2010. Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ sẽ tiếp tục phải đương đầu với những rào cản kinh tế, rào cản thương mại, nhất là những quy định, ràng buộc của Đạo luật bảo hộ. Đáng lưu ý, các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ đã chấm dứt.
2.1.3. Mục tiêu của chiến lược Marketing
- Giữ vững thị trường hàng ngoài thất trong và ngoài nước.
- Phát triển thị trường hàng nội thất trong và ngoài nước.
2.1.4. Phân đoạn, lựa chọn và định vị thị trường
* Phân đoạn thị trường:
- Theo tiêu thức thu nhập: Mỗi đối tượng có mức thu nhập khác nhau sẽ có khả năng chi trả và sự sẵn sàng mua khác nhau. Các nhóm đối tượng gồm: Người có thu nhập thấp, trung bình, cao.
- Theo tiêu thức địa lí: Thị hiếu khách hàng trong nước, ngoài nước .Vùng thành thị nhu cầu sản phẩm cao hơn nông thôn do nhu cầu đời sống cao.
- Theo hành vi: Mua theo nhu cầu cá nhân, gia đình, công việc…
- Theo mục đích sử dụng: nội thất, ngoại thất.
* Lựa chọn thị trường mục tiêu: Khách hàng trong và ngoài nước gồm những người có thu nhập từ trung bình trở lên, các doanh nghiệp, tổ chức.
* Định vị thị trường: Chiến lược ổn định về chất lượng sản phẩm, ngày càng cải tiến mẫu mã, tính tiện dụng, ngày càng an toàn cho người sử dụng.
2.1.5. Các chính sách Marketing
2.1.5.1. Chính sách về sản phẩm
Công ty tiếp tục thực hiện chính sách nâng cao chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã. Đây là điều kiện tốt để Công ty cạnh tranh.
Các mặt hàng chủ yếu phục vụ xuất khẩu theo đơn đặt hàng từ phía khách hàng nước ngoài được sản xuất có tiêu chuẩn kĩ thuật, mẫu mã và chất lượng, bao bì theo qui định của hợp đồng xuất khẩu với các đối tác.
2.1.5.2. Chính sách về giá cả
Bảng 2.1: Bảng so sánh giá một số sản phẩm của Công ty với các công ty khác
(Đơn vị tính: đồng)
Sản phẩm
Giá cả
Đại Thành
Quốc Thắng
Duyên Hải
Ghế 5 bậc
295
302
306
Ghế băng 03
265
270
265
Ghế Havana
260
258
263
Bàn café chữ nhật
344
352
350
Bàn chữ nhật chân xếp sơn trắng
496
504
507
(Nguồn: Phòng kế toán)
Công ty xem xét chính sách giá cả như một công cụ tác động đến sản lượng sản phẩm tiêu thụ. Do đó bên cạnh phương pháp định giá là cộng lãi vào chi phí, Công ty còn vận dụng một cách linh hoạt chính sách giá qua các thời kì khác nhau, định giá theo đối thủ cạnh tranh và theo sản phẩm. Việc định giá như vậy giúp Công ty thực hiện mục tiêu của mình cũng như cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
2.1.5.3. Phân phối
Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm thì vấn đề quan trọng là phải lựa chọn kênh phân phối nào có hiệu quả nhất ở những thị trường khác nhau.
- Đối với thị trường ngoài nước: Công ty áp dụng hình thức phân phối gián tiếp.
Sơ đồ 2.1: Kênh phân phối gián tiếp của Công ty
CTCP Công nghệ gỗ Đại Thành
Đơn vị nhập khẩu sản phẩm
Nhà bán lẻ
Người
tiêu
dùng
(Nguồn: Xuất nhập khẩu)
Thông qua nhà nhâp khẩu, nhà bán lẻ, Công ty đã đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng hoặc đến các thị trường mà Công ty chưa có khả năng vươn tới.
- Đối với thị trường trong nước:
Sơ đồ 2.2: Kênh phân phối trực tiếp của Công ty
CTCP Công nghệ gỗ Đại Thành
Người tiêu dùng
(Nguồn: Xuất nhập khẩu)
Công ty đã mở văn phòng đại diện tại các thành phố lớn như: Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh,… Hệ thống kênh phân phối ở thị trường trong nước còn yếu. Công ty nên chọn phân khúc bán lẻ cho quy mô nhỏ hộ gia đình, nên mở các cửa hành bán lẻ hoặc cần nhà phân phối chuyên nghiệp.
2.1.5.4. Xúc tiến hỗn hợp
- Quảng cáo: Công ty đã sứ dựng nhiều hình thức quảng cáo như đăng tin trên báo, trên đài và trên cả internet cho sản phẩm của Công ty. Ngoài ra Công ty còn tham gia nhiều hôi chợ triển lãm, đăn kí trên internet, chụp ảnh catologe… để giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng. Công ty đã xây dựng trang web riêng để giới thiệu sản phẩm.
- Đi kèm với việc giao hàng các sản phẩm ngoại thất, Công ty có gửi kèm các bảng giới thiệu về sản phẩm nội thất của mình.
- Các hình thức xức tiến sau bán hàng: Công ty luôn có chế độ bảo hành đối với tất cả sản phẩm của mình trên thị trường.
- Quan hệ công chúng: Hàng năm, Công ty tham gia các cuộc hôi thảo, hôi chợ. Ngoài ra Công ty còn tham gia ủng hộ các hội từ thiện với sự đóng góp không nhỏ cả về vật chất lẫn tinh thần như xây dựng nhà tình nghĩa cho Mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa.
- Marketing trực tiếp: Chào hàng (khi sản phẩm hoàn thành Công ty sẽ gởi mẫu hàng hóa cùng với bản thuyết minh sản phẩm đến khách hàng trong và ngoài nước. Thông qua sự ra đời của sản phẩm mới, thuyết phục các đơn đặt hàng tại Công ty). Tư vấn, giới thiệu qua điện thoại, fax, mail,…
2.1.6. Nhận xét về công tác lập kế hoạch Marketing của Công ty
Nhìn chung Công ty xây dựng được một chiến lược Marketing về cơ bản là hoàn chỉnh.
* Ưu điểm:
- Công ty đã xác định rõ mục tiêu trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh, xu thế phát triển của sản phẩm đồ gỗ, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội, thách thức từ đó đưa ra các chiến lược marketing hợp lý để thực hiện mục tiêu đã đặt ra hướng tới khách hàng mục tiêu.
- Công ty đã đưa ra mục tiêu là giữ vững thị trường sản phẩm ngoại thất và mở rộng thị trường sản phẩm ngoại thất. Mục tiêu này rất phù hợp với xu thế sử dụng sản phẩm công nghệ gỗ của khách hàng.
- Chính sách xúc tiến hỗn hợp của Công ty rất được quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện cho công ty giữ vững và phát triển thương hiệu, tăng khả năng tiêu thụ.
- Các chính sách marketing của Công ty rất hiệu quả, điều này thể hiện qua doanh thu tiêu thụ ở thị trường nước ngoài giữ vững, doanh nghiệp đã mở rộng được thị phần trong nước, lợi nhuận của Công ty tăng qua các năm từ 1.175.989.842 đồng năm 2009 tăng lên 5.891.092.157 đồng năm 2010 và 6.550.939.927 đồng năm 2011.
* Hạn chế: Tuy nhiên, ngoài những kết quả đã đạt được, công tác hoạch định marketing của Công ty còn có một số hạn chế:
- Công ty chưa có sự liên kết với các đơn vị có mặt hàng kết hợp bổ sung với sản phẩm nội thất, ngoại thất gỗ.
- Quy mô thị trường của Công ty ở nước ngoài rất rộng nhưng Công ty chưa có được các văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Công ty có xác định được mục tiêu là phát triển sản phẩm nội thất nhưng chưa đưa ra được một chiến lược marketing hiệu quả để phát triển nhóm sản phẩm này.
Theo em, doanh thu cũng như thị phần của công ty sẽ cao hơn nếu như Công ty hoàn chỉnh hơn công tác hoạch định chiến lược marketing như sau:
Thứ nhất, đối với sản phẩm, Công ty nên liên kết với các công ty xây dựng, các công ty tư vấn thiết kế để tạo ra những sản phẩm nội thất chuyên dụng, phù hợp với phong cách cũng như không gian của các công trình này. Có được sự kết hợp này, sản phẩm của công ty sẽ trở nên gần gũi hơn và được tiêu thụ mạnh hơn.
Thứ hai, Công ty nên mở thêm các văn phòng đại diện tại các thị trường hiện tại của mình ở nước ngoài. Làm như vậy sẽ giúp cho khách hàng ngày càng tin tưởng Công ty hơn, bên cạnh đó có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nắm bắt thị hiếu, nhu cầu và sự thay đổi nhu cầu để thoải mãn họ một cách tốt và nhanh nhất.
2.2. Kế hoạch sản xuất
2.2.1. Nguyên liệu
Nguyên liêu của công ty rất đa dạng và phong phú, chia thành các nhóm: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ và nguyên vật liệu khác.
- Nguyên vật liệu chính: Các loại gỗ tự nhiên như tràm, bạch đàn, xoan đào, gỗ dâu,… và các loại ván ghép…
- Nguyên vật liệu phụ: dầu màu, keo sữa, vecni, sơn bóng, buloong, ốc vít, keo dán, vải, nệm,…
- Công cụ dụng cụ và các nguyên vật liệu khác: mũi khoan, lục giác 4, khóa mỏ vịt, giấy nhám, lưỡi cưa, thước kẻ,…
2.2.2. Quy trình sản xuất
Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty
Gỗ tròn nhập
Xẻ gỗ tròn
Sấy và tẩm thuốc
Cắt phôi
Tinh chế
Hoàn thiện sản phẩm
Nhập kho thành phẩm
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty là một quá trình liên tục từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu đến khi sản phẩm hoàn thành. Điều này đã giúp cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục. Tuy quy trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn nhưng tập trung lại là những công đoạn sau:
- Gỗ tròn nhập: Gỗ được chuyển từ các đơn vị cung cấp về được nhập vào kho nguyên liệu bảo quản.
- Xẻ gỗ tròn: Từ nguyên liệu chính là gỗ các loại đưa vào máy cưa xẻ theo các kích cỡ yêu cầu sản xuất sản phẩm.
- Sấy và tẩm thuốc: Gỗ sau khi xẻ còn tươi, ẩm nên đưa vào lò sấy để sấy cho khô với các mức nhiệt độ khác nhau tuy theo loại gỗ và miếng gỗ xẻ là dày hay mỏng. Bên cạnh đó, gỗ là loại nguyên liệu dễ bị mọt nên phải tẩm thuốc để tránh mọt và bảo quản gỗ được lâu hơn.
- Cắt phôi: Sau khi đã tẩm thuốc thì đưa vào cắt phôi tạo thành phôi chi tiết, tùy theo kích cỡ quy cách của từng sản phẩm, khi phôi chi tiết được cắt xong thì được chuyển vào kho để bảo quan.
- Tinh chế: Phôi chi tiết được đưa vào cưa lộng tạo cho phôi có những đường cong lượn hay gợn sóng tùy theo yêu cầu của bản vẽ, sau đó được đưa vào máy bào, máy cắt phay mộng, máy đục lỗ, soi rãnh để tạo chi tiết trên sản phẩm.
- Hoàn thiện sản phẩm: Sử dụng lao động thủ công, công nhân sẽ dùng bào tay, giấy nhám,... để sửa chữa một số chỗ, tiến hành lắp ghép các chi tiết sản phẩm sau đó nhúng dầu, phun sơn,...
- Nhập kho thành phẩm: Sản phẩm hoàn thiện được nhập kho qua khâu kiểm tra của Công ty.
2.2.3. Các căn cứ để Công ty đưa ra kế hoạch sản xuất
Để có thể sản xuất hiệu quả, đúng tiến độ và phù hợp với nhu cầu thị trường, Công ty căn cứ vào các yếu tố:
- Đơn đặt hàng của khách hàng. Ở đây, Công ty chấp nhận đơn đặt hàng theo các mẫu đã có sẵn và cả những đơn đặt hàng theo mẫu của khách hàng. Đối với những đơn đặt hàng theo mẫu của khách hàng, Công ty sẽ tiến hành sản xuất mẫu, nếu khách hàng đồng ý sẽ tiến hành ký hợp đồng và sản xuất.
- Dự báo nhu cầu năm tới, thị phần của Công ty trên cơ sở tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong năm trước:
Bảng 2.2: Tình hình tiêu thụ các mặt hàng của Công ty
(Đơn vị tính: đồng)
Mặt hàng
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Ghế
178.547.938
230.105.000
195.867.002
Bàn
60.064.541
75.267.683
65.286.129
Sản phẩm khác
10.477.457
13.871.053
12.240.607
(Nguồn: Phòng Kế toán)
- Năng lực sản xuất của nhà máy. (Được đề cập trong phần Kế hoạch Marketing)
- Chiến lược dài hạn của Công ty:
+ Củng cố mở rộng thị trường trong và ngoài nước cả đầu vào và đầu ra.
+ Đẩy mạnh sản xuất cũng như doanh thu tiêu thụ nhằm tạo ra lợi nhuận.
* Các bước thực hiện:
Bước 1: Bộ phận kế hoạch sẽ dựa vào việc phân tích thị trường và đơn đặt hàng để lên kế hoạch sản xuất.
Bước 2: Sau khi có kế hoạch sản xuất phòng kế hoạch chuyển qua phó giám đốc kinh doanh. Nếu được xét duyệt thì kế hoạch sẽ được chuyển giao cho phòng kế hoạch để lên kế hoạch sản xuất đến các phần xưởng và các tổ đội.
Bước 3: Sau khi lên kế hoạch sản xuất, các phân xưởng tiến hành chỉ đạo các tổ đội sản xuất theo kế hoạch đã định.
2.2.4. Nội dung cơ bản của kế hoạch sản xuất
2.2.4.1. Kế hoạch năng lực sản xuất
Sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là các sản phẩm ngoài trời như các loại ghế nằm, ghế ngồi phục vụ chủ yếu là thị trường ngoài nước nên đơn đặt hàng chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố thời tiết.
Hoạt động của công ty là sản xuất các loại sản phẩm đồ gỗ nên phụ thuộc rất nhiều vao thời tiết và mùa. Vào mùa hàng, ở những lúc cao điểm (thường từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau) nhu cầu rất lớn buộc công ty sẽ sản xuất tăng ca và làm thêm cả ngày chủ nhật. Từ tháng 3 đến tháng 7 năm sau, do ảnh hưởng của thời tiết và mùa vụ nên nhu cầu về sản phẩm giảm công ty tiến hành sản xuất dãn hoặc một số bộ phận tạm ngừng sản xuất.
2.2.4.2. Kế hoạch sản xuất tổng thể
Quý I, quý II và quý IV có nhu cầu lớn, đồng thời sản phẩm phụ thuộc theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng nên rất khó trong việc sản xuất để dự trữ.
Doanh nghiệp thường kết hợp các chiến lược bố trí lao động với nhau (nhưng ít khi sử dụng chiến lược thuê gia công ngoài) với mục đích đáp ứng nhu cầu với chi phí thấp nhất
* Kế hoạch công nhân trong xí nghiệp:
Số công nhân đầu năm là: 2.619 người.
Lương giờ: 15.000đ
Chi phí làm thêm giờ 120% giờ chính.
Làm thêm giờ không quá 40% thời gian chính thức.
2.2.4.3. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất
Tùy theo từng giai đoạn trong năm mà số ca làm việc của mỗi bộ phận tại công ty sẽ là 1, 2 hay 3 ca/ngày nhằm luôn đảm bảo cung cấp và đáp ứng kịp thời sản phẩm cho thị trường.
2.2.4.4. Kế hoạch nhu cầu sản xuất
* Xác định mức nguyên liệu
Tùy thuộc vào mỗi loại NVL mà sử dụng phương pháp định mức khác nhau:
Đối với NVL đã có định mức tiêu dùng thì chỉ dùng phương pháp trực tiếp: Lấy số lượng sản phẩm cần sản xuất x Định mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị SP.
Đối với loại NVL chưa có định mức tiêu dùng thì chỉ dùng phương pháp gián tiếp: Lấy mức tiêu hao kỳ trước làm gốc nhân với tỷ lệ tăng sản lượng của kỳ kế hoạch.
Bảng 2.3: Định mức một số nguyên vật liệu
STT
Loại gỗ
Tỷ lệ gỗ xẻ ra tròn(%)
Tỷ lệ gỗ xẻ ra tinh (%)
1
Bạch đàn
63
37
2
W.Teak
63
37
3
Tram FSC
63
38
4
Hard MLH
64
36
5
Chua
64
36
6
Giổi
64
36
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Mỗi sản phẩm có một kiểu dáng khác nhau nên định mức tiêu hao mỗi loại sản phẩm cũng khác nhau.
Ta có thể minh họa với sản phẩm ghế 5 bậc như sau:
Bảng 2.4: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính cho sản phẩm ghế 5 bậc
Stt
Tên chi tiết
Kích thước(mm)
Mộng(mm)
Số thanh
(cái)
Khối lượng
(m3)
Diện tích
Dày
Rộng
Dài
1
Chân trước
24
42
670
2
0.00135
0.17688
2
Chân sau
24
42
690
2
0.00139
0.18216
3
Dọc đáy
24
35
495
2
0.00083
0.11682
4
Dọc tựa
24
30
660
2
0.00103
0.14916
5
Tay vịn
25
45
480
2
0.0012
0.14401
6
Nan ngồi
14
50
438
36
6
0.00199
0.36403
7
Tựa đầu+Gối tựa
14
50
438
36
2
0.00066
0.12134
8
Nan tựa
12
50
438
36
6
0.00171
0.35266
9
Dằng chân
20
40
518
36
2
0.00089
0.13296
Tổng cộng
181
384
4827
144
26
0.01105
1.74002
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Bảng 2.5: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu phụ cho sản phẩm ghế 5 bậc
STT
Tên vật tư
Đơn vị
Số lượng
1
Bát thỏ
Cái
2
2
Bát trượt 1,5
Cái
2
3
Bát xoay
Cái
2
4
Bulong 8x50^15
Con
2
5
Bulong 6x15^15
Con
8
6
Bulong 6x25^13
Con
2
7
Bulong 6x65^15
Con
2
(Nguồn: Phòng Kế toán)
* Hệ thống thu mua, tồn kho:
Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại NVL khác nhau. NVL chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài về Nam Phi, Uruquay, Myanma, Indonexia, Malaysia,…và một số nguồn gỗ rừng trồng: bạch đàn, keo lá tràm,…
Để tổ chức tốt công tác quản lí và hạch toán NVL, đảm bảo sử dụng có hiệu quả NVL trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đã phân chia một cách chi tiết theo tính năng lý, hóa học, theo qui cách, phẩm chất, theo nguồn gốc xuất xứ NVL.
* Kế hoạch máy móc thiết bị
Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản cố định của Công ty
STT
Tên nhóm TSCĐ
Nguyên giá (đồng)
Tỷ trọng (%)
1
Nhà cửa
35.349.804.917
54,06
2
Máy móc thiết bị
23.989.159.278
37,05
3
Phương tiện vận chuyển
4.915.297.926
7,59
4
Thiết bị dụng cụ quản lí
462.252.333
0,71
5
TSCĐ hữu hình
30.300.000
0,07
(Nguồn: Phòng Kế toán)
* Diện tích cho sản xuất và lưu trữ
Bảng 2.7: Quy mô nhà xưởng của Công ty
Đối tượng
Điện tích (m2)
5 nhà xưởng chế biến
30.000
5 nhà xưởng lắp ráp thành phẩm
20.000
5 nhà xưởng cho bộ phận hoàn thiện
25.000
5 kho thành phẩm
20.000
145 Lò xấy gỗ
30m3/lò
5 lò luột gỗ
5m3/lò
Hệ thống sơn
5 hệ thống
Hệ thống hút bụi
15 dây chuyên
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Các nhà xưởng, kho lưu trữ đều được bố trí thoáng rộng, thông gió, nguyên vật liệu, sản phẩm dễ vào ra.
2.2.4.5. Kế hoạch tiến độ sản xuất
Dựa vào đơn đặt hàng của khách hàng mà công ty sẽ bố trí lượng lao động và số giờ làm sao cho phù hợp với tiến độ giao hàng.
* Kế hoạch nhu cầu tiến độ và KH sản xuất
Bảng 2.8: Thời gian gia công các chi tiết ghế 5 bậc
STT
Chi tiết
Số lượng(cái)
Thời gian
gia công (ngày)
1
Ghế (lắp ráp)
1
5
2
Chân ghế
Chân trước
2
3
3
Chân sau
2
3
4
Tựa lưng (lắp ráp)
1
2
5
Dọc tựa
2
3
6
Tựa đầu và gối tựa
2
4
7
Nan tựa
6
10
8
Tay vịn
2
4
9
Giằng chân
2
3
10
Phần ngồi (lắp ráp)
1
2
11
Dọc đáy
2
3
12
Nan ngồi
6
10
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Bước 1. Phân tích Sơ đồ kết cấu sản phẩm ghế 5 bậc (600 sản phẩm)
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kết cấu sản phẩm ghế 5 bậc
Phần ngồi (600)
Nan ngồi (3600)
Ghế (600)
Tay vịn (1200)
Tựa lưng (600)
Chân ghế (2400)
Giằng chân (1200)
Chân trước (1200)
Phần ngồi (600)
Chân sau (1200)
Dọc tựa(1200)
Tựa đầu +G tựa(1200)
Nan tựa
(3600)
Nan ngồi (3600)
Dọc đáy (1200)
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Bước 2: Tính tổng nhu cầu:
Bảng 2.9: Nhu cầu các bộ phận cấu thành ghế 5 bậc
STT
Chi tiết
Số lượng(cái)
1
Ghế
600
2
Chân ghế
Chân trước
1200
3
Chân sau
1200
4
Tựa lưng
600
5
Dọc tựa
1200
6
Tựa đầu và G tựa
1200
7
Nan tựa
3600
8
Tay vịn
1200
9
Giằng chân
1200
10
Phần ngồi
600
11
Dọc đáy
1200
12
Nan ngồi
3600
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Bước 3: Tính nhu cầu thực:
Nhu cầu thực = Tổng nhu cầu – Dự trữ hiện có + Dự trữ an toàn
Bảng 2.10: Bảng nhu cầu thực các bộ phận ghế 5 bậc
STT
Chi tiết
Dự trữ
Tổng nhu cầu
Nhu cầu thực
1
Ghế
-
600
600
2
Chân ghế
Chân trước
200
1200
1000
3
Chân sau
200
1200
1000
4
Tựa lưng
150
600
450
5
Dọc tựa
100
1200
1100
6
Tựa đầu và G tựa
100
1200
1100
7
Nan tựa
500
3600
3100
8
Tay vịn
200
1200
1000
9
Giằng chân
200
1200
1000
10
Phần ngồi
-
600
600
11
Dọc đáy
200
1200
1000
12
Nan ngồi
500
3600
3100
(Nguồn: Phòng Kế toán)
2.2.5. Nhận xét kế hoạch sản xuất của Công ty
Nhìn chung, Công ty đã bố trí công tác sản xuất hợp lý trên cơ sở dự báo nhu cầu của thị trường, của những đơn đặt hàng. Công ty đã có một dây chuyền sản xuất hiện đại, sự bố trí công nhân hợp lý, có sự phân công lao động thành các bộ phận tạo sự chuyên môn hóa. Các bộ phận đều nắm rõ định mức tiêu hao nguyên vật liệu, cấu tạo cũng như các nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ cần thiết để tạo nên một sản phẩm, từ đó đã sử dụng nguyên vật liệu một cách chính xác, hợp lý. Các đơn đặt hàng Công ty đều hoàn thành đúng tiến độ về thời gian và đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn.
Hệ thống các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu đầu vào là các đơn vị có uy tín, đảm bảo cung cấp kịp thời và đạt chất lượng cao. Tạo nên sự thông suốt cho công tác sản xuất của Công ty trong các giai đoạn cao điểm của các đơn hàng.
2.3. Công tác lập kế hoạch bán hàng
Căn cứ vào doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận của các năm trước, dự báo tình hình năm 2011 có những khó khăn, Công ty đã đưa ra kế hao
2.3.1. Các dạng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp
- Theo khu vực địa lý: trong nước và ngoài nước.
Đối với khách hàng trong nước, công ty sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng.
Đối với khách hàng ngoài nước, công ty làm việc với khách hàng thông qua đại diện khách hàng tại Việt Nam.
Bảng 2.11: Tình hình tiêu thụ sản phẩm
của Công ty tại các thị trường nước ngoài
Thị trường
Giá trị (USD) năm 2011
Châu Âu
7.229.493
Đức
3.063.346
Pháp
2.714.916
Hà lan
1.258.527
Phần lan
28.554
Italya
164.150
Châu Á
3.787.357
Hồng Kông
3.713.071
Malaixia
74.286
Châu úc
71.087
Châu Mỹ
1.007.050
Mỹ
906.010
Canada
101.040
Tổng
12.094.987
(Nguồn: Phòng Kế toán)
- Theo nhóm sản phẩm: Sản phẩm nội thất và sản phẩm ngoại thất.
2.3.2. Xác định mục tiêu và chỉ tiêu bán hàng
2.3.2.1. Mục tiêu bán hàng
- Đảm bảo giữ vững khách hàng cũ, tìm kiếm thêm các khách hàng mới.
- Đảm bảo doanh thu và lợi nhuận ổn định so với các năm trước.
- Tăng lượng tiêu thụ sản phẩm hàng nội thất.
2.3.2.2. Xác định các chỉ tiêu bán hàng
Công ty đã đưa ra các mục tiêu bán hàng cụ thể:
- Doanh số: 295 tỷ đồng. Trong đó:
+ Sản phẩm ghế: 205 tỷ đồng.
+ Sản phẩm bàn: 70 tỷ đồng.
+ Sản phẩm khác: 20 tỷ đồng.
- Lợi nhuận: 6,3 tỷ đồng.
- Phát triển khách hàng: 100% khách hàng cũ, 10% khách hàng mới.
- Tăng 30% sản phẩm đồ gỗ nội thất.
- Tạo ra không dưới 10 đề xuất bán hàng.
2.3.3. Xác định kỹ thuật và hệ thống yểm trợ bán hàng
* Phương thức: bán hàng trực tiếp, bán hàng cho các kênh phân phối, bán hàng qua mạng, bán hàng qua điện thoại…
* Hình thức: bán lẻ, bán theo hợp đồng, theo đơn hàng, bán qua môi giới, qua điện thoại, qua internet…
* Chiến lược bán hàng:
Công ty trực tiếp tìm đến, gọi điện thoại, gửi thư... tới các doanh nghiệp. Đồng thời thông qua các mối quan hệ Công ty đã có giới thiệu thêm những khách hàng mới.
Công ty có website riêng tạo điều kiện cho khách hàng có thể chủ động tìm đến doanh nghiệp.
* Các hoạt động xúc tiến bán hàng:
Để tiêu thụ được hàng, Công ty phải tạo cho mình đội ngũ bán hàng năng động, sáng tạo có hệ thống phân phối sâu rộng. Hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty thường bán trực tiếp thông qua các đơn đặt hàng của khách hàng. Đặc biệt, Công ty không chỉ chú trọng vào chất lượng sản phẩm mà còn phải giao hàng đúng thời hạn để tạo uy tín cũng như mối quan hệ tốt đẹp giữa Công ty và khách hàng. Một số hoạt động xúc tiến bán hàng mà Công ty áp dụng:
- Quảng cáo: Qua internet, báo, đài, website của công ty, giới thiệu bằng catalogue…
- Khuyến mãi: Doanh nghiệp chủ yếu thực hiện giảm giá, chiết khấu cho những khách hàng mua với số lượng nhiều và trả tiền đầy đủ một lần sau khi giao hàng.
- Về tuyên truyền: Công ty giữ gìn mối quan hệ tốt với báo chí trong và ngoài nước.
- Về bán hàng cá nhân: Phát triển và hoàn thiện lực lượng bán hàng: hàng năm doanh nghiệp cho nhân viên của mình đi học thêm các lớp nghiệp vụ về bán hàng để nâng cao khả năng bán hàng cho nhân viên mình.
- Quan hệ công chúng: công ty tham gia các hoạt động từ thiện, các hoạt động về môi trường như ủng hộ trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, in các bảng quảng cáo nhân các ngày lễ lớn,...
2.3.4. Tổ chức và thực hiện kế hoạch bán hàng
- Xác định địa phận bán hàng và kênh phân phối: doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp nước ngoài, thông qua các kênh phân phối gián tiếp của Công ty. Đối với các doanh nghiệp trong nước, công ty sử dụng kênh phân phối trực tiếp.
- Xác định chế độ đãi ngộ lực lượng bán hàng: Hỗ trợ chi phí đi lại, tiếp khách, điện thoại... cho nhân viên trong việc bán hàng và tìm kiếm khách hàng.
2.3.5. Các công cụ hỗ trợ lập kế hoạch bán hàng
2.3.5.1. Phân tích dữ liệu bán hàng
Doanh nghiệp tiến hành phân tích các dữ liệu thu thập được từ sự phản hồi ý kiến của khách hàng cùng với kết quả bán hàng của các kỳ trước. Bên cạnh đó còn dựa vào tình hình tiêu thụ sảm phẩm của thị trường, tình hình sản xuất và bán hàng của các đối thủ cạnh tranh... Từ đó có cơ sở để lập kế hoạch bán hàng cho doanh nghiệp.
2.3.5.2. Dự báo bán hàng
Từ những phân tích thực tế, doanh nghiệp tiến hành lập dự báo về bán hàng cho doanh nghiệp kỳ tiếp theo. Dựa trên dự báo bán hàng đó mà doanh nghiệp xây dựng kế hoạch bán hàng phù hợp.
2.3.6. Nhận xét công tác lập kế hoạch bán hàng
Ta thấy, Công ty đã nhận định đúng tình hình năm 2011 sẽ gặp rất nhiều khó khăn nên đưa ra các chỉ tiêu thấp hơn so với năm 2010. Công ty đã đưa ra các dạng kế hoạch bán hàng, xác định các mục tiêu và chỉ tiêu bán hàng của doanh nghiệp. Đồng thời cũng đưa ra kỹ thuật và hệ thống yểm trợ bán hàng như các phưng thức bán hàng, các chiến lược bán hàng và các chính sách xúc tiến bán hàng. Và tiến hành tổ chức, thực hiện bán hàng như thế nào. Công ty cũng xác định các công cụ hỗ trợ lập kế hoạch bán hàng của doanh nghiêp như từ phân tích các dữ liệu bán hàng và từ các dự báo bán hàng. Tuy doanh số kế hoạch thấp hơn mục tiêu đưa ra nhưng lợi nhuận thu được của Công ty đã cao hơn kế hoạch.
Tuy nhiên, hiện tại Công ty còn phụ thuộc nhiều vào sự chủ động đặt hàng của khách hàng. Đa số các đơn hàng là do khách hàng chủ động liên hệ với khách hàng, điều này sẽ làm giảm tính chủ động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty chưa nghiên cứu tiềm lực bán hàng của mình và chưa tiến hành công việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bán hàng.
2.4. Lập dự án đầu tư mở rộng diện tích phân xưởng Đại Thành 1
Vào đầu năm 2009 công ty có thực hiện một dự án đầu tư mở rộng theo chiều sâu, đầu tư mở rộng sản xuất diện tích nhằm thuộc cơ sở 1 của Đại thành
2.4.1. Căn cứ lập dự án
2.4.1.1. Căn cứ pháp lí
Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu giấy, gỗ trên cơ sở gắn các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu với đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, đẩy mạnh trồng rừng sản xuất, trong đó ưu tiên cây nguyên liệu gỗ phục vụ xuất khẩu,... góp phần phát triển ngành sản xuất, chế biến gỗ.
2.4.1.2. Căn cứ thực tế
Sản phẩm gỗ của nước ta đang là một trong những sản phẩm được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới.
Sản phẩm gỗ của nước ta chỉ đáp ứng được khoảng 2% nhu cầu thế giới, vì cần phải tiếp tục tăng năng lực sản xuất.
Công nghệ chế biến gỗ và lâm sản của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế:
- Về cung cấp nguyên liệu: chưa ổn định, chỉ mới đáp ứng ở mức độ thấp cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó việc nhập khẩu gỗ ngày càng khó khăn vì các nước trong khu vực có chủ trương cấm, hạn chế xuất khẩu gỗ.
- Về quy mô: trừ một số doanh nghiệp có dây chuyền máy móc, công nghệ tiên tiến; đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề công nhân còn thấp, sản phẩm gỗ xuất khẩu còn đơn giản.
2.4.2. Khả năng đảm bảo và phương thức cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản phẩm sản xuất
2.4.2.1. Nguyên vật liệu
Trước khi bước vào chu kì kế hoạch sản xuất kinh doanh, Công ty đã chủ động nhập khẩu nguyên liệu với số lượng phù hợp cho sản xuất. Ngoài ra đối với các nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài, Công ty đặt quan hệ làm ăn lâu dài và thân thiết với các đối tác lớn, có uy tín, vì vậy công ty luôn chủ động trong việc nhập nguyên liệu.
Ngoài ra công ty còn mua nguyên liệu từ các công ty buôn bán gỗ trong nước.
2.4.4.2. Nhiên liệu, năng lượng
- Nguồn điện: Sử dụng lưới điện Quốc gia 220 kv và trạm biến áp 110 kv.
- Nguồn nước: giếng khoán (công suất 250.000 m3/ngày đêm).
2.4.3. Quy mô và chương trình sản xuất
Khi chi nhánh nhận được các đơn đặt hàng của các đối tác kinh doanh từ công ty chuyển xuống, các bộ phận, phòng ban chức năng sẽ lập kế hoạch cho việc sản xuất diễn ra đúng tiến độ để công ty có thể giao hàng đúng thời gian như đã thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên.
2.4.4. Công nghệ và trang thiết bị
2.4.4.1. Một số máy móc thiết bị chế biến gỗ
Một số máy móc thiết bị trong chế biến gỗ gồm: máy cưa, rong, cắt, máy làm mộng, máy đánh bóng, máy bào, máy phay, máy đục, khoan, máy chà nhám, máy ghép, dây chuyền phun sơn,…
Bảng 2.12: Danh mục và giá trị một số máy móc thiết bị chế biến gỗ
STT
Thiết bị chế biến gỗ
Số lượng
Giá thành 1 sản phẩm (đồng)
1
Máy bào
20
50.000.000
2
Máy chà nhám
15
30.000.000
3
Máy cưa, rong, cắt
21
50.000.000
4
Máy ghép
5
85.000.000
5
Máy đục, khoan
16
55.000.000
6
Máy làm mộng
8
40.000.000
7
Máy phay
10
44.000.000
8
Dây chuyền phun sơn
2
160.000.000
Tổng
4.885.000.000
(Nguồn: Phòng Kế toán)
2.4.5. Địa điểm và đất đai
90 Tây Sơn, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.
2.4.6. Quy mô xây dựng và các hạng mục công trình
Khi thực hiện dự án này quyết định thuê và xây dựng thêm nhà xưởng với diện tích 3 ha để sản xuất.
Bảng 2.13: Các hạng mục công trình
STT
Hạng mục công trình
1
Sân bãi nguyên liệu
2
Các phân xưởng
3
Một số hạng mục khác
(Nguồn: Phòng Kế toán)
2.4.7. Nhân lực
Số lượng cán bộ công nhân viên của công ty dự định tuyển thêm là 120 người bao gồm cả công nhân làm việc tai phân xưởng, và nhân viên kỹ thuật, ngoài ra một số người làm việc khác,…
Chi phí lương bình quân cho một lao động theo kế hoạch năm 2009 của xí nghiệp là 2.700.000đ. Vậy chi phí tiền lương của lao động tuyển thêm trong một năm là: 2.700.000 * 120 * 12 = 3.888.000.000 (đồng ).
2.4.8. Tổng kết nhu cầu về vốn đầu tư và các nguồn vốn
Vốn đầu tư cần thiết cho dự án là:
- Đầu tư máy móc thiết bị: 4.885.000.000 đồng
- Đầu tư xây nhà xưởng: 600.000.000 đồng
- Các hạng mục khác: 70.000.000 đồng
Vậy tổng vốn đầu tư ban đầu là: 5.555.000.000 đồng.
Nguồn vốn:
- Vốn tự có của công ty: 1.555.000.000 đồng.
- Vốn vay: 4.000.000.000 đồng, nguồn vốn này được vay với lãi suất 18%/ năm.
2.4.9. Dự trù chi phí hoạt động trong một năm
- Chi phí nhân công: 3.888.000.000 đồng.
- Chi phí nguyên liệu: 20.000.000.000 đồng.
- Chi phí BHXH: 17% * 3.888.000.000 đồng = 660.960.000 đồng.
- Chi phí BHTN: 1% *3.888.000.000 đồng =38.880.000 đồng.
- Chi phí BHYT: 3% * 3.888.000.000 đồng = 116.640.000 đồng.
- Chi phí công đoàn: 2% * 3.888.000.000 đồng = 77.760.000 đồng.
- Chi phí sữa chửa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị: 100.000.000 đồng.
- Chi phí khấu hao nhà xưởng: 120.000.000 đồng.
- Chi phí khấu hao MMTB: 985.600.000 đồng.
- Chi phí hoạt động tiêu thụ : 8% doanh thu.
- Chi phí trả lãi vay: 18% * 4.000.000.000 = 720.000.000 đồng.
- Chi phí hoạt động khác: 100.000.000 đồng.
2.4.10. Phân tích tài chính
Bảng 2.14: Doanh thu, chi phí cho dự án đầu tư
Năm
0
1
2
3
4
5
Doanh thu
0
32.000
36.000
39.000
42000
45.000
A. Chi phí đầu tư
1. Đầu tư máy móc thiết bị
4.885
2.Đầu tư xây nhà xưởng.
600
3. Các hạng mục khác.
70
B. Chi phí hoạt động
1.Chi phí tuyển thêm
120
2. Chi phí nhân công
3.888
4.374
5.520
5.760
6.000
3. Chi phí nguyên liệu
20.000
22.200
22.800
24.554
26.307
4. Chi phí BHXH (17%)
660,96
743,58
938,4
979,2
1.020
5. Chi phí BHTN (1%)
38,88
43,74
55,2
57,6
60
6. Chi phí BHYT (3%)
116,64
131,22
165,6
172,8
180
7. Chi phí công đoàn (2%)
77,76
87,48
110,4
115,2
120
8. Chi phí sửa chửa, bảo dưỡng
100
100
100
100
100
9. Chi phí khấu hao nhà xưởng
120
120
120
120
120
10. Chi phi khấu hao MMTB
985,6
985,6
985,6
985,6
985,6
11. Chi phí tiêu thụ (8%).
2.560
2.880
3.120
3.360
3.600
12. Chi phí hoạt động khác
100
100
100
100
100
13. Chi phí lãi vay
720
720
720
720
720
14. Chi phí trả nợ ngân hàng
4.000
Tổng chi phí
5.555
29.487,84
32.485,62
34.735,20
37.024,40
43.312,60
Lợi nhuận trước thuế
2.512,16
3.514,38
4.264,80
4.975,60
1.687,40
Thuế thu nhập DN (25%)
-
628,04
878,595
1.066,20
1.243,90
421,85
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Bảng 2.15: Dòng tiền của dự án đầu tư
Năm
0
1
2
3
4
5
Doanh thu
-
32.000
36.000
39.000
42.000
45.000
Chi phí
5.555
29.487,84
32.485,62
34.735,20
37.024,40
43.312,60
LN trước thuế
2.512,16
3.514,38
4.264,80
4.975,60
1.687,40
Thuế TNDN
-
628,04
878,595
1.066,20
1.243,90
421,85
CFi
-5.555
1.884,12
2.635,79
3.198,60
3.731,70
1.265,55
R
18%
IRR = R1 + (NPV1/( NPV1 + ‖NPV2‖)) * R2
NPV
2359,41
IRR
35%
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Kết luận: Với số liệu trên, cho thấy dự án nay có hiệu quả về kinh tế. Dự án này khả thi.
2.4.11. Nhận xét về công tác lập dự án đầu tư
Công ty cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành là một công ty lớn, nhưng không phải vì thế mà công ty không quan tâm đến việc mở rộng đầu tư của mình. Ngược lại, vấn đề nâng cấp, hiện đại máy móc, nhà xưởng được Công ty rất quan tâm. Với việc đầu tư mở rộng sản xuất trên, Công ty đã từng bước nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, mạng lại một phần lợi nhuận đáng kể cho Công ty. Bảng kế hoạch lập dự án đầu tư được Công ty xây dựng chi tiết, tính toán các chỉ tiêu hợp lý, qua đó ta cũng thấy tính khả thi của dự án, dự án đáng được đầu tư.
2.5. Kỹ thuật thu thập, phân tích và xử lý thông tin
2.5.1. Kỹ thuật thu thập thông tin
Công ty tiến hành thu thập thông tin theo các bước tổng quát sau:
- Bước 1: Xác định loại thông tin cần được thu thập.
- Bước 2: Xác định nguồn cung cấp thông tin.
- Bước 3: Phân công người thu thập thông tin.
Chúng ta có thể đi vào một số loại thông tin cần thiết mà Công ty cần phải thu thập:
- Thông tin về Công ty: bao gồm tài chính, sản phẩm, tình hình sản xuất, tiêu thụ, lao động, các chiến lược. Các thông tin này do các bộ phận kế toán, kinh doanh, sản xuất, bán hàng, nhân sự... của Công ty lập nên vào cung cấp cho các phòng ban khác thông qua phòng tổ chức. Chẳng hạn như trong quá trình bán hàng, bộ phận bán hàng sẽ thống kê lại các đơn hàng và chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp. Bộ phận sản xuất sẽ thường xuyên kiểm tra về chất lượng sản xuất, lượng hàng tồn kho, khả năng sản xuất tại các thời điểm và lập thành báo cáo gửi cho bộ phận quản lý. Phòng nhân sự phát phiếu điều tra về môi trường làm việc và chính sách lương thưởng đến các công nhân sau đó tổng hợp và phân tích,...
- Đối với nguyên vật liệu: các nguyên vật liệu cần thiết, các nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín, giá cả phù hợp. Trên cơ sở cấu tạo theo thiết kế của sản phẩm, Công ty tiến hành liệt kê ra các loại nguyên vật liệu cần thiết. Việc tiềm kiếm các nhà cung cấp thông qua việc sàng lọc hệ thống các đơn vị cung cấp trên báo, đài, internet, tivi, thông qua sự giới thiệu của các đối tác. Sau đó Công ty sẽ căn cứ vào các tiêu chí về chất lượng, giá cả, năng lực cung cấp, mức độ thường xuyên, mức độ rủi ro,... để lựa chọn nhà cung cấp hợp lý.
- Đối với thông tin về khách hàng, Công ty tiến hành thu thập thông tin về nhu cầu, thái độ, khả năng chi trả. Việc tìm kiếm thông tin thông qua báo, đài, internet. Bên cạnh đó, Công ty cũng tiến hành phát phiếu điều tra về nhu cầu cũng như thư mời góp ý về sản phẩm sau khi đã cung cấp sản phẩm cho khách hàng, thăm nơi ở hoặc văn phòng của khách hàng, thu thập thông tin từ các nhân viên bán hàng/các nhà phân phối - những người thường làm việc trực tiếp với khách hàng.
- Đối với đối thủ cạnh tranh: thông tin về sản phẩm, giá, chiến lược. Thông qua rà soát các báo, tạp chí, các ấn phẩm khác để tìm kiếm các thông tin về các đối thủ. Nghiên cứu các quảng cáo, nhãn bao bì, và những lời phát biểu của đối thủ. Nghiên cứu các trang web của đối thủ trên Internet, trong đó có thể nêu ra các chi tiết của sản phẩm, giá cả, thông tin về sản phẩm mới, các chính sách và giá trị của công ty, các bộ phận chức năng và cơ cấu tổ chức của công ty, và thông tin về các địa điểm kinh doanh, văn phòng làm việc, mạng lưới phân phối và các trung tâm dịch vụ. Điều tra qua các nhân viên bán hàng của mình và những người trung gian, để biết được ý kiến và kinh nghiệm của họ đối với một đối thủ cụ thể.
- Môi trường hoạt động kinh tế: Tình hình kinh tế xã hội, xu hướng phát triển kinh tế thế giới, lạm phát, khủng hoảng kinh tế, sức mua, các quy định pháp luật, chủ trương, chính sách, nghị định. Công ty tìm hiểu thông qua các phương tiện truyền thông. Khi có vấn đề liên tới pháp luật phát sinh, Công ty tìm đến sự tư vấn của các văn phòng luật sư.
2.5.2. Phân tích và xử lý thông tin
Sau khi đã có được thông tin, Công ty tiến hành phân tích, xử lý. Hiện nay có nhiều phần mềm phân tích, xử lý thông tin nâng cao hiệu quả như SPSS, nhưng Công ty chưa tiếp cận với phần mềm này mà sử dụng các công cụ cơ bản như word, excell.
Các thông tin về công ty như doanh thu, lợi nhuận, thuế, lương công nhân viên được phòng kế toán tổng hợp, thống kê bằng phần mềm excell và đưa ra các báo cáo tổng hợp phục vụ cho nhu cầu của Công ty.
Trên cơ sở thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh tế, Bộ phận bán hàng và kinh doanh sẽ lập ma trận SWOT và lên kế hoạch, chương trình hành động cho giai đoạn tiếp theo.
Các thông tin về sản phẩm được bộ phận sản xuất thống kê, lập ra thành một sổ mô tả về cấu tạo, các nguyên vật liệu để cung cấp, đào tạo cho công nhân.
Đối với thông tin phản hồi của công nhân về môi trường, tiền lương, bộ phận nhân sự sẽ thống kê lại, tiến hành kiểm tra và đưa ra các giải pháp cũng như chính sách tiền lương hợp lý trình lên cấp trên.
2.5.3. Nhận xét kỹ thuật thu thập, phân tích và xử lý thông tin
Qua các phương pháp thu thập thông tin mà Công ty đã thực hiện, ta thấy việc thu thập thông tin được Công ty rất quan tâm và thực hiện rất tốt. Các thông tin cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều được thu thập đầy đủ, chính xác. Công ty đã tiến hành xử lý các thông tin và đưa ra các quyết định hợp lý.
Tuy nhiên, việc xử lý thông tin sẽ hiệu quả hơn nếu công ty sử dụng các phần mềm nâng cao hơn. Việc sử dụng word, excell chỉ cung cấp cho công ty những cái nhìn trực quan mà chưa thực sự đi xâu vào những con số. Các phần mềm nâng cao như SPSS sẽ giúp cho Công ty đi xâu hơn, phân tích chi tiết hơn các thông tin thu thập được, giúp cho kế hoạch của Công ty chính xác và hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, yêu cầu đặt ra cho các nhà quản tri doanh nghiệp là vô cùng to lớn và trách nhiệm nặng nề. Muốn Công ty luôn tăng trưởng và phát triển thì mọi quan hệ đầu vào đến đầu ra là một chuỗi mắc xích hoàn chỉnh mới đảm bảo được sản xuất liên tục và duy trì sức sống. Quy luật kinh tế thị trường của các Công ty là sự đào thải, phá sản, giải thể đối với những doanh nghiệp kém hiệu quả.
Trong bài báo cáo này, em đã trình bày khái quát về công ty, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các nghiệp vụ cơ bản của Công ty như: lập kế hoạch marketing lập kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch bán hàng, lập dự án đầu tư, kỹ thuật thu thập, phân tích và xử lý thông tin.
Cũng thông qua đó, em nhận thấy được rằng Công ty cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành là một công ty tương đối lớn trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất và ngoại thất. Các nghiệp vụ được công ty đưa ra và thực hiện rất tốt. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng rất có hiệu quả. Quy mô của Công ty ngày càng mở rộng. Công ty có đội ngũ cán bộ giỏi, cơ cấu bộ máy quản lý chặt chẽ và hợp lý. Sản lượng làm ra ngày càng tăng và chất lượng của sản phẩm ngày càng được nâng cao. Từ đó, công ty có được doanh thu và lợi nhuận cao. Lương công nhân được nâng lên nên chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện. Thương hiệu và hình ảnh của công ty ngày càng được biết đến rộng rãi. Công ty đạt được kết quả như vậy là nhờ sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và toàn bộ công nhân viên của công ty cùng với những thuận lợi mà công ty có được:
- Công ty có nguồn lực dồi dào, với đội ngũ cán bộ công nhân viên đầy năng lực, kinh nghiệm làm việc, nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm cao.
- Có nhà cung ứng uy tín, thị trường NVL đầu vào nhiều đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục.
- Chú trọng đầu tư công nghệ nên quá trình sản xuất được nâng cao và nhanh hơn.
- Công ty có nhiều mặt bằng, nhà xưởng rộng rãi, được bố trí hợp lý.
- Được hưởng chế độ ưu đãi về chính sách thuế của nhà nước.
Bên cạnh đó, công ty cũng gặp phải những khó khăn:
- Thị trường nước ngoài khó tính. Do thị trường tiêu thụ của công ty ở nhiều quốc gia khác nhau nên nhu cầu cũng như thị hiếu mọi nơi khác nhau.
- Do đặc điểm của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng của nước ngoài nên NVL cung ứng cũng như các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng.
Một lần nữa em chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Bá Phước, ban lãnh đạo và các anh chị trong công ty cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo. Em xin chúc thầy cô, ban lãnh đạo và các anh chị sức khỏe, công ty ngày càng thành công.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (2002), Giáo trình Quản trị Marketing trong doanh nghiệp, NXB Thống Kê.
2. ThS. Nguyễn Thị Kim Ánh , ThS. Lê Dzu Nhật (2011), Bài giảng môn Marketing căn bản, Khoa TC-NH & QTKD - ĐH Quy Nhơn.
3. ThS. Nguyễn Thị Kim Ánh, ThS. Lê Dzu Nhật (2011), Bài giảng môn Quản trị nhân lực, Khoa TC-NH & QTKD - ĐH Quy Nhơn.
4. ThS. Phạm Thị Bích Duyên, ThS. Trinh Thị Thúy Hồng, TS Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng môn Nhập môn Tài chính - Tiền tệ, Khoa TC-NH & QTKD - ĐH Quy Nhơn.
5. ThS. Đặng Thị Thanh Loan (2011), Bài giảng môn Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Khoa TC-NH & QTKD - ĐH Quy Nhơn.
6. Các tài liệu do Công ty cổ phần Công nghệ gỗ Đại Thành cung cấp.
7. Các bài viết trên Internet.
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
Cơ sở thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ GỖ ĐẠI THÀNH
Xác nhận sinh viên: LÝ ANH VIỆT
Lớp: Quản trị kinh doanh - K32
- Chấp hành kỷ luật lao động: (thời gian, các quy định của đơn vị)
- Quan hệ với cơ sở thực tập:
- Năng lực chuyên môn
Quy Nhơn, ngày …… tháng…… năm 2012
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ THỰC TẬP
(Ký tên, đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: LÝ ANH VIỆT
Lớp: Quản trị kinh doanh A - k32
Địa chỉ thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ GỖ ĐẠI THÀNH
1. Tiến độ và thái độ thực tập của sinh viên :
- Mức độ liên hệ với giáo viên:
- Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở:
- Tiến độ thực hiện:
2. Nội dung báo cáo:
- Thực hiện các nội dung thực tập:
- Thu thập và xử lý các số liệu thực tế:
- Khả năng hiểu biết về thực tế và lý thuyết:
3. Hình thức trình bày:
4. Một số ý kiến khác:
5. Đánh giá của giáo viên hướng dẫn: ………………………(…./10)
(Chất lượng báo cáo: tốt, khá, trung bình, yếu)
Quy Nhơn, ngày …… tháng…… năm 2012
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_tap_go_dai_thanh_hoan_chinh__1563.doc