Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Dệt – May Huế

+ Nhấn nút cone belt reset (SB1) và dây đai sẽ bắt đầu reset. Sau khi dây đai reset xong, đèn báo hiệu dây đai đã được reset sẽ sáng lên (Belt reset indication - H2). + Nhấn nút hạ cầu (SB2) và cầu sẽ đi xuống vị trí thấp nhất (vị trí đỗ sợi). + Nhấn nút căng dây đai (SB3) và dây đai sẽ được căng, đèn báo hiệu dây đai căng (H3) sẽ sáng lên. Sau đó, người vận hành có thể lấy các ống sợi xuống. + Ấn nút nâng cầu lên. Cầu sẽ dừng lại khi đi lần thứ nhất tới vị trí cắm ống. Nếu trên cầu vẫn còn ống sợi, các cảm biến hồng ngoại phía sau máy sẽ tác động, cầu sẽ dừng lại khi nó chưa tới vị trí cắm ống. Cùng lúc đó, đèn màu đỏ (Red) sẽ nhấp nháy và đèn màu xanh lục (Green) sáng lên. Sau khi máy được lấy hết các búp sợi, nhấn nút cho cầu đi lên lại đến khi cầu đi tới vị trí cắm ống. + Sau khi các ống sợi không được bỏ vào đầy, nhấn nút cầu đi lên và cầu sẽ đi lên lần thứ hai và đi đến vị trí bắt đầu quấn sợi. Sau đó, khi quá trình đổ sợi bằng tay kết thúc, người vận hành sẽ phải chuyển dao về vị trí “Auto” cho máy bắt đầu làm việc.

doc50 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7461 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Dệt – May Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cổ phần Dệt – May Huế, chính thức hoạt động theo giấy phép đăng ký số 2102000140 ngày 17/11/2005 do phòng Đăng ký kinh doanh Doanh Nghiệp – Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. Công ty cổ phần Dệt - May Huế (Huegatex) là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Được thành lập từ năm 1988 đến nay, HUEGATEX được đánh giá là một đơn vị xuất sắc trong ngành dệt may cả nước, cùng với thời gian Công ty đang ngày càng hoàn thiện, phát triển. Thương hiệu HUEGATEX đã khẳng định vị trí hàng đầu không chỉ riêng tại Thừa Thiên Huế. Được thành lập từ năm 1988 với hơn 2.000 lao động, Công ty có đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và đội ngũ công nhân lành nghề, đã và đang làm những sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Phương châm hoạt động của Công ty là “ Mong muốn quan hệ và hợp tác lâu dài với tất cả các khách hàng” và luôn cố gắng đáp ứng một cách tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng với mục tiêu chất lượng được đặt lên hàng đầu. Các lĩnh vực kinh doanh chính + Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, vải, may mặc. + Nguyên liệu, thiết bị ngành dệt may. + Kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng. + Kinh doanh địa ốc. + Kinh doanh khách sạn. Doanh thu hàng năm là 1.000 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu hơn 50%. Sản phẩm của Công ty hiện nay đang được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU, Đài Loan, Hàn Quốc (đối với hàng may mặc); Thổ Nhĩ Kỳ, Ai cập, Bồ Đào Nha (đối với sản phẩm sợi) và được bán rộng rãi trên thị trường nội địa. Công ty cũng đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 và được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền, giải thưởng Sao vàng Đất Việt và các giải thưởng khác. Bên cạnh đó, Công ty cũng được chứng nhận về Trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất hàng may mặc (SA-8000) của các khách hàng lớn tại Mỹ như: Perry Ellis, Sears, Hansae, Li & Fung, JC Penny, Kohn, Valley View, Regatta,... có chứng nhận của tổ chức WRAP và Chương trình hợp tác chống khủng bố của Hải Quan Hoa Kỳ và Hiệp hội thương mại (CT_PAT). Trong chiến lược phát triển đến năm 2015, Huegatex sẽ đầu tư thêm một nhà máy sợi 2,5 vạn cọc; nhà máy May 16 chuyền. Xây dựng Huegatex trở thành trung tâm hàng Dệt kim của khu vực miền Trung và cả nước.      Huegatex chủ trương mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh; gọi vốn các nhà đầu tư chiến lược để hợp tác lâu dài trên tinh thần bình đẳng các bên cùng có lợi. 1.2. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức công ty. Nhà máy Sợi: Được trang bị đồng bộ 03 dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản với hơn 60.000 cọc sợi, sản lượng hàng năm là 11.000 tấn sợi, trong đó chủ yếu là các loại sợi PE, sợi PECO, sợi Cotton chải thô và chải kỹ chi số từ Ne 16 đến Ne 60. Nhà máy Dệt- Nhuộm: Được trang bị đồng bộ các thiết bị dệt kim, nhuộm, hoàn tất nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Đài Loan, với sản lượng vải dệt kim hàng năm là 1.500 tấn. Nhà máy May: Với 35 chuyền may, được trang bị các máy may hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, với sản phẩm chính là áo T- shirt, Polo- shirt, áo Jacket, quần Short, quần áo trẻ em và các loại hàng may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt thoi. Sản lượng hàng năm của nhà máy đạt gần 9 triệu sản phẩm. Xí nghiệp Cơ Điện: Chuyên vận hành chuyển tải trạm 110/6 KV, gia công cơ khí; sửa chữa và xây dựng các công trình phụ cho các nhà máy thành viên. 2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SỢI. 2.1. Cơ cấu tổ chức Nhà máy Sợi. Nhà máy Sợi là một trong bốn bộ phận sản xuất chính của Công ty. Nguyên liệu đầu vào của Nhà máy là các loại bông xơ tự nhiên, và sản phẩm là các loại sợi cung cấp trực tiếp cho Nhà máy Dệt – Nhuộm hoặc để xuất khẩu. Các tổ Hành Chính - Tổ chuẩn bị nguyên liệu - Thủ kho - Tổ bông chải - Tổ ghép thô - Tổ suốt da - Tổ sợi con 1 - Tổ sợi con 2 - Tổ điện - Tổ điều không - Tổ ống đậu xe - Tổ cơ khí - Tổ đóng gói - Tổ vận chuyển Các tổ đi ca - Bông chải A – B – C - Ghép thô A – B – C - Sợi con A – B – C - Ống A – B – C - Đậu A – B – C - Xe A – B – C - Thí nghiệm A – B – C - Điện A – B – C - Điều không A – B – C - Vệ sinh công nghiệp A – B – C * Ca A: 06h --> 14h * Ca B: 14h --> 22h * Ca C: 22h --> 06h Tổ kỹ thuật Tổ nghiệp vụ Trưởng ca GIÁM ĐỐC PGĐ. Điều hành sản xuất PGĐ. Kỹ thuật-Sản xuất Bộ máy nhân sự Nhà máy Sợi Ghi chú: Chỉ đạo từ trên xuống. Quan hệ tác nghiệp. Ép kiện và bông hồi Xé kiện Optomix MÁY CHẢI THÔ TEXTIMA GĐ WC PGĐ-ĐHSX BT-BC ĐK1 GHÉP FA306A M.Thô (Đức) MÁY CHẢI KỸ RIETEC ĐK12 BT.ĐT BT.Gh Thô BT-SD ĐK11 KV-T4 0.4KV WC ĐK10 ĐK9 ĐK8 BT SC(TT) Trực Ca Đ TN QC KV-T3 0.4KV KV-T4 0.4KV ĐK2 T.xé bông Lọc bụi T.phá kiện BT-B/chải KHO ĐK7 T.Đ-GÓI M.NÉN BT - ĐIỆN ĐK3 ĐK4 ĐK5 BT-ĐK BT ỐNG BT-ĐXG WC ĐK6 BT SC(ĐT) Ph.TẮM ỐNG CÔN PGĐ-ĐHKT KV-T2 0.4KV KV ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM KHO SỢI GHÉP(RIETEC+FA306A) Máy sợi con tự động SUESSEN Sợi con Textima Dãy I ĐK10 ĐK9 ĐK8 BT SC(TT) KV-T3 0.4KV Máy sợi con tự động SUESSEN SC Textima Gh.Rieter Thô Tjfa458A Thô Tjfa458A Sợi con Textima Dãy Sợi con Textima Dãy II Thô Tjfa458A SC Textima Sợi con Textima Dãy III Đánh ống tự động SUESSEN KHU VỰC ĐỂ SỢI Xe muratec Đánh ống MT2 Xe textima LẮP ĐẶT DÂY CHUYỀN SX MỚI CUỘN CÚI Máy Đậu Gh.Rietec Thô TJFA458A GHÉP FA306A Máy Xé Trộn (Đức) Máy bông Hengeth Sơ đồ mặt bằng Nhà máy Sợi 2.2. Quá trình công nghệ kéo sợi trong Nhà máy Sợi. 2.2.1. Quy trình sản xuất: Bông hồi Cung bông Chải Ghép Sợi thô Sợi con ÔTĐ Bông hút bụi + Bông quét nhà + Bông hồi Quy trình sản xuất Bông hồi: Các loại bông như bông quét nhà, bông hút bụi, bông chải, bông ghép, bông sợi thô bị lỗi… Trong quá trình sản xuất vì lý do nào đó không thể thành sản phẩm được sẽ tập trung vể một chỗ sau đó máy ép thành kiện để tái sản xuất. Cung bông: Bông từ những kiện bông sẽ được máy xé ra và theo đường ống được các quạt vận chuyển đưa qua các máy chải. Chải: Bông đã được xé sau khi qua đây, sẽ được máy loại trừ tạp chất và tạo thành những sợi bông với độ dài nhất đinh được gọi là cúi chải và được xếp vào thùng. Ghép thô: Với số lượng cúi chải theo yêu cầu công nghệ (6 sợi cúi chải) sẽ được đưa vào máy ghép và sẽ cho ra 1 cúi ghép với chất lượng tốt hơn. Sợi thô: Cúi ghép sau khi qua máy thô sẽ được làm nhỏ lại với kích thước gần bằng chiếc đũa. Sợi con: Sợi thô sau khi qua các máy con sẽ được xe, kéo thành những sợi với chỉ số sợi theo yêu cầu công nghệ. ÔTĐ: Đây là công đoạn cuối cùng làm cho sợi con có chất lượng tốt hơn, chắc chắn hơn thành những quả sợi và được đóng gói để xuất cho thị trường trong và ngoài nước, hoặc chuyển qua Nhà máy Dệt – Nhuộm. Dây chuyền sản xuất sợi trong Nhà máy: Xé Maxterlin Xé Kiện Tự Động Optomic Xé Efs5 Xé Lcb Ghép Fa306a Sợi Thô Tjfa 458a Chải Thô Textima Sợi Con Textima Ống Tự Động Schlafort Đóng gói sản phẩm Ghép Rieter Nguyên liệu bông -Máy xé bông: Có nhiệm vụ xé bông ở kiện ra, loại các tạp chất có trong bông rồi pha các loại bông lại với nhau .Chuyển bông đi thông qua hệ thống đường ống. -Máy chải thô: Bông đã được xé sau khi qua đây, sẽ được máy loại trừ tạp chất và tạo thành những sợi bông với độ dài nhất đinh được gọi là cúi chải và được xếp vào thùng. - Máy ghép FA306A: Pha trộn 5 sợi cúi chải cho ra 1 cúi ghép tuy nhiên chất lượng sợi chưa đồng đều. - Máy ghép Rietec: 5 sợi cúi chải từ máy ghép FA306A được đưa vào máy ghép Rieter cho ra 1 cúi ghép với chất lượng cúi đồng đều. -Máy sợi thô TJFA 458A: Các cúi ghép từ máy ghép Rietec được đưa vào máy sợi thô TJFA458A làm cho sợi cúi nhỏ lại có đường kính bằng chiếc đũa. -Máy sợi con Textima: Sợi thô qua máy sợi con để thành một sợi chỉ có chỉ tiêu chất lượng theo yêu cầu. -Máy đánh ống tự động:Ghép nhiều ống sợi con nhỏ thành một ống lớn. -Đóng gói sản phẩm : Đây là thành phẩm cuối cùng được làm hoàn toàn bằng tay. 2.2.2. Một số tính chất của Sợi. Định nghĩa. Sợi là sản phẩm của quá trình gia công từ xơ, được liên kết với nhau bằng ma sát do hiện tượng xoắn, có kích thước ngang nhất định và chiều dài liên tục. Trong tiết diện của sợi có rất nhiều xơ. Tính chất của sợi. + Độ mảnh (chỉ số sợi): Là mối quan hệ giữa chiều dài và khối lượng của sợi. Đây là chỉ tiêu để đánh giá độ mảnh của xơ, sợi và chỉ khâu. Có các loại chỉ số như hệ mét, hệ Anh, hệ Tex, hệ Dernier…. + Độ bền: Độ bền của sợi phụ thuộc vào độ bền của xơ. + Độ săn: Sợi được hình thành do xe một loại xơ với số vòng xoắn nhất định trên một đơn vị chiều dài gọi là độ săn. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng sợi. + Chỉ tiêu về chi số. + Chỉ tiêu về độ bền. + Chỉ tiêu về độ săn. + Độ không đều U%: Là chỉ tiêu về mức độ to, nhỏ của sợi. Được xác định trực tiếp từ trên máy Uster, hoặc xác định từ các kết quả đo khi tính độ nhỏ. + Độ ẩm: Là lượng hơi ẩm chứ trong sợi. Đơn vị tính % (phần trăm). + Độ tạp chất: Là lượng tạp chất kết bám trên thân sợi. Được kiểm tra trên máy Uster. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sợi. + Do hỗn hợp nguyên liệu chưa phù hợp. + Do biến động nguyên liệu nhiều lần trên cùng một loại sợi. + Do việc chọn các thông số công nghệ trên toàn bộ dây chuyền hoặc một số công đoạn chưa tối ưu. + Do phụ tùng chi tiết ở một vài khâu nào đó chưa đảm bảo chất lượng. + Do công tác vệ sinh kém. + Do công tác chỉ đạo chưa đảm bảo đúng nội quy, quy trình công nghệ. + Do quy trình thao tác của công nhân chưa tốt. + Do thời tiết, độ ẩm,…. 2.2.3. Nguyên lý kéo sợi từ xơ. Xuất phát từ yêu vầu và tính chất của từng loại sợi để người ta chọn nguyên liệu và hỗn hợp của chúng sao cho phù hợp: - Thành phần hỗn hợp hiện tại có khả năng cân đối đảm bảo giá thành, đảm bảo công nghệ và chất lượng. - Mức độ cung ứng của hỗn hợp đảm bảo với sản lượng sản xuất. - Sử dụng được bông cấp thấp, bông nhồi, bông phế để tiết kiệm. Nguyên lý kéo sợi từ xơ là quá trình thực hiện bốn công đoạn: Xé trộn và làm sạch – Chải và làm sạch – Làm mảnh và ghép sản phẩm – Xe săn và quấn ống. Xé, trộn và làm sạch. Nguyên liệu đưa vào sản xuất dưới dạng kiện nén chặt, có nhiều tạp chất, xơ ngắn, điểm tật cần được loại ra. Muốn phân loại được các khiếm khuyết trên thì trước hết kiện bông phải được xé tơi nhỏ ra, loại trừ tạp chất bằng tác dụng của các trục xé, hay bằng tay đánh phối hợp với các vòng ghi. Bông sau khi xé được trộn đều. Quá trình trộn và làm sạch được thực hiện từ mức độ thấp đến mức độ cao, trạng thái xé tự do đến trạng thái xé giữ chặt một đầu. Tại đây nguyên liệu sẽ được làm sạch từ 60 – 70% tạp chất. Xé tơi và làm sạch có quan hệ chặt chẽ với nhau: nếu xé tơi tốt sẽ dễ trộn đều, xé tơi dễ loại trừ tạp chất vì lúc này liên kết giữa tạp chất và nguyên liệu giảm. Chải và làm sạch. Dưới tác dụng của các mặt kim, bố trí theo nguyên tắc nhất định (hướng kim và tốc độ kim) làm cho các chùm xơ được phân tích thành các xơ đơn, làm xơ duỗi thẳng ra và song song theo hướng chuyển động của kim, loại trừ gần hết tạp chất, các điểm tật và xơ ngắn, trộn đều các thành phần nguyên liệu và cho sản phẩm là con cúi quấn trong thùng. Làm mảnh và ghép sản phẩm. Sử dụng các cặp suốt kéo dài có tốc độ khác nhau (V1 > V2 > V3 > … > Vn) làm cho sản phẩm được kéo dài ra, giảm kích thước ngang, các xơ được duỗi thẳng và song song hơn, sau đó ghép sản phẩm đã được làm mảnh thành các sản phẩm mới đều hơn, nhưng có độ dày lớn hơn. Mức độ làm mảnh phụ thuộc vào mức độ chênh lệch tốc độ giữa cặp suốt ra và cặp suốt vào. - Gọi là độ kéo dài hay bội số kéo dài. Mức độ làm đều sản phẩm phụ thuộc vào số mối ghép để tạo thành sản phẩm đó. Ngoài ra ghép còn có tác dụng trộn thành phần hỗn hợp hoặc các loại nguyên liệu khác nhau lại với nhau. Ví dụ: Pha trộn xơ bông với xơ Polyester người ta cũng thực hiện bằng máy ghép. Xe săn và quấn ống. Quá trình xe là quá trình tác động một momen xoắn (Mx) vào một đầu sản phẩm, còn đầu kia được giữ cố định làm cho tiết diện sản phẩm quay đi một góc nào đó quanh trục sản phẩm, tạo thành độ săn nhất định. Tùy theo hướng quay của momen Mx tác động vào mà sản phẩm có hướng xoắn trái hoặc xoắn phải. Mục đích của quá trình xe là tạo cho sợi một độ bền cần thiết theo yêu cầu công nghệ và yêu cầu sử dụng, đồng thời làm cho tiết diện sản phẩm được tròn. Quá trình quấn ống nhằm để thuận lợi cho quá trình công nghệ và sử dụng ở giai đoạn sau. Nguyên lý quấn ống phải đảm bảo vận tốc của sản phẩm bằng vận tốc quấn ống. Yêu cầu ống phải đạt được dung lượng lớn, ống sợi có mật độ kích thước nhất định để bảo quản và sử dụng. CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY SỢI 1. SƠ ĐỒ CUNG CẤP ĐIỆN. Hệ thống cung cấp điện toàn nhà máy. Nhà máy sợi có 4 trạm 0,4KV để cung cấp điện cho các phụ tải là các dây chuyển sản xuất sợi, các loại máy cụ thể. Sơ đồ một trạm 0,4 KV 2. QUY TRÌNH VẬN HÀNH TRẠM PHÂN PHỐI 0,4 KV. 2.1. Quy định chung. Tất cả những người không có trách nhiệm, không được đào tạo thì không đựơc phép vào, không đựơc vận hành thao tác trạm. Khi vào trạm phải có ít nhất 2 người và phải có phiếu thao tác, các trang bị bảo hộ lao động mới đựơc phép vận hành thao tác. 2.2. Quy trình đóng điện. Khi nhận phiếu thao tác đóng điện sử dụng 2 MBA vận hành độc lập, yêu cầu thực hiện quy trình vận hành như sau. Kiểm tra và đặt các attomat, ô cầu chì xất tuyến, cầu chì dao VQ, máy cắt APU và các dao cách ly DCL, dao phân đoạn DPĐ ở vị trí cắt. Thông báo trạm 6KV đóng điện cho MBA tương ứng, kiểm tra điện áp pha và điện áp dây qua đồng hồ vônkế. Nếu đủ điện áp định mức thì thực hiện các bước tiếp theo. Đóng cầu dao phân đoạn DPĐ. Đóng dao cách ly DCL của từng MBA tương ứng được cấp nguồn. Đóng máy cắt APU tưng ứng với MBA có điện. Đóng cầu dao chiếu sáng VQ và ô cầu chì động lực cần cung cấp điện. Đóng hệ thống tụ bù hệ số công suất Cosφ. 2.3. Quy trình cắt điện. Khi nhận phiếu thao tác cắt điện trạm phân phối 0,4KV, yêu cầu thực hiện quy trình như sau. Cắt các máy cắt APU tương ứng với MBA có điện. Tắc tất cả các dao cách ly DCL và cầu dao phân đoạn DPĐ. Cắt hệ thống tụ bù hệ số công suất Cosj. Nêu trạm đang vận hành mà có phiếu cắt điện một xuất tuyến hạ thế nào đó để bảo dưỡng, sữa chữa tủ động lực hoặc các phụ tải (máy công nghệ) thì phải giảm bớt tải hoặc cắt cầu dao tủ động lực tương ứng ngoài phân xưởng, sau đó mới cắt hợp bộ cầu chì dao tại các xuất tuyến của trạm phân phối. Không được phép cắt hợp bộ cầu chì dao tại các xuất tuyến của trạm phân phối khi mang tải cao. Thao tác xong phải treo biến báo “Cấm đóng điện, có người đang làm việc”. Khi tiến hành bảo dưỡng, sữa chữa toàn trạm phân phối 0,4 KV phải báo cắt điện phần cao áp. Thao tác cắt điện theo các bước 1, 2, 3, triệt tiêu điện áp các tụ bù, nối tắt các thanh cái với đất. 3. QUY TRÌNH VẬN HÀNH TỦ BÙ COSφ. Tù bù có hai chế độ vận hành: Bằng tay và tự động. 3.1. Chế độ vận hành tự động. Sau khi đặt các tham số vận hành ở các bước. Chuyển bộ điều khiển sang chế độ AUTO, hệ thống sẽ được vận hành ở chế độ tự động. Các trạng thái lưới gồm U, I sẽ được đo lường liên tục và đóng cắt các cấp tụ bù tự động hoàn toàn. Người vận hành không phải quan tâm đến các thao tác trong tủ. Bình thường, màn hình sẽ hiện thị giá trị Cosj tức thời. Để xem các thông số khác ta chuyển sang chế độ MAN (đèn tương ứng sẽ sáng) sau đó ấn các phím chức năng để quan sát các thông số tương ứng. 3.2. Chế độ vận hành bằng tay. Bật công tắc qua vị trí bằng tay, bộ điều khiển sẽ hiển thị giá trị Cosj. Để đóng các cấp tụ, ta dùng các công tắc bằng tay trên bảng điều khiển. Có 4 công tắc dùng để đóng cắt có 8 cấp tụ. Trình tự thao tác nhu sau: Bật – tắt công tắc 1 để đóng – cắt hai cấp tụ 1 và 2. + Bật – tắt công tắc lần thứ nhất để đóng cấp bộ tụ 1. + Bật – tắt công tắc lần thứ hai để đóng cấp bộ tụ 2. + Bật – tắt công tắc lần thứ ba để cắt bộ tụ 1 ra khỏi lưới. + Bật – tắt công tắc lần thứ tư để cắt bộ tụ 2 ra khỏi lưới. + Bật – tắt công tắc lần thứ năm sẽ thiết lập trạng thái nghĩ ban đầu. + Để đóng lại các bộ tụ 1 và 2 lặp lại các bước tương tự Với các tụ còn lại, ta thao tác hoàn toàn như trình tự trên. Công tắc 2 để đóng – cắt cho hai bộ tụ 3 và 4; Công tắc 3 dùng đóng – cắt cho hai bộ tụ 5, 6; Công tắc 4 dùng để đóng – cắt cho hai bộ tụ 7, 8. MỘT SỐ SỰ CỐ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHI VẬN HÀNH TỤ BÙ STT Sự kiện Giải pháp 1 Bộ điều khiển có điện nhưng PLC không có nguồn. Kiểm tra relay báo mất pha, cầu chì bảo vệ nguồn, aptomat cấp nguồn. 2 Bộ điều khiển không có nguồn. Kiểm tra các relay bảo vệ pha, hai cầu chì bảo vệ cho bộ điều khiển. 3 Đóng/cắt các tụ bằng tay không đúng. Nhấn nút khởi động vài lần để reset các tín hiệu trong PLC. 4 Tín hiệu hiển thị không ổn định. Kiểm tra lại các cự tính của biến dòng. 5 Giá trị dòng điện không đúng. Kiểm tra lại tỉ số biến dòng trong bộ tham số cài đặt (Không cần thiết vì đã lắp đặt và đưa vào vận hành nghiệm thu!). 6 Bộ điều khiển tác động quá nhạy. Đặt lại độ nhạy SENS trong phần cài đặt tham số cơ sở. 7 PLC làm việc nhưng các congtactor không tác động. Kiểm tra nguồn 24 VDC và các cuộn dây relay trung gian. 8 Giá trị cosφ chỉ hiển thị ba dấu gạch ngang “ - - - “. Kiểm tra tín hiệu biến dòng do dòng tải quá nhỏ. 9 Tín hiệu đóng/cắt và Alarm tác động không đúng. Kiểm tra lại trạng thái cài đặt các tiếp điểm, quy định trạng thái không tác động là thường mở NO hoặc OFF. CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆUVỀ MÁY SỢI THÔ TJFA – 458A Máy thô là một bộ phận trong dây chuyền công nghệ kéo sợi từ bông, có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của sợi. Nhà máy có tất cả 9 máy sợi thô loại TJFA458A của Trung Quốc là các máy 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9, 10, 11 và hai máy 6 và 7 là máy sợi thô GROSSENHAINER của Đức. Mỗi máy có 120 cọc sợi thô tương ứng với 120 thùng cúi bông. 1. CHỨC NĂNG CỦA MÁY SỢI THÔ. Kéo dài và làm mảnh cúi bông tới độ mảnh nhất định. Xe dải xơ để đạt tới một độ bền, độ săn và kích thước nào đó tạo thành các sợi thô. Quấn sợi thô thành từng ống sợi có kích thước và hình dạng nhất định cho chu trình tiếp theo. 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÁY SỢI THÔ: Chức năng tiên tiến +  Sử dụng gàng cọc tốc độ cao kiểu đóng kín loại mới. +  Cơ cấu tạo hình kiểu kết hợp cơ điện. +  Sử dụng bộ điều khiển chương trình có thể lập trình và bộ biến tần để điều khiển. Khởi động tốc độ chậm. +  Điều khiển tự động đầy sợi, thực hiện định kích thước, định vị, định hướng. +  Hiển thị màn hình tinh thể lỏng. +Tất cả các nút, công tắc lắp tập trung ở trên panel mặt bên của đầu máy, gồm thao tác tự động của puli côn, giàn treo và dừng máy gấp. Chất lượng cao  + Hai hình thức kéo dài ba suốt hoặc bốn suốt.  + Điều chỉnh nhỏ sức căng kiểu mâm tròn.  + Có thể trang bị sản phẩm trong nước TQ, SKF hoặc giá lắc Suessen (lựa chọn).  + Hệ thống làm sạch hoàn thiện, giảm rõ rệt tì vết của sợi. +  Chất lượng tạo sợi tốt, độ xù lông ít và giảm độ không đều của sợi thô. Tính thích ứng rộng, tiêu hao thấp +Tính ứng dụng của sản phẩm cao, phù hợp cho dệt sợi cotton, sợi polyeste, rayon và sợi hỗn hợp của nó +  Chiều dài sợi từ 22 – 65mm.  + Công suất danh định thấp, động cơ chính là 8,6KW, cả máy là 14,6KW (bao gồm máy làm sạch kiểu lưu động). Là thấp nhất trong số các sản phẩm cùng loại;  + Khoảng cách cọc là 216mm, trong điều kiện đáp ứng được cuộn sợi tạo hình có đường kính 152mm (6”) thì sẽ giảm được diện tích chiếm mặt đất. +Truyền động ổn định, độ rung của máy nhỏ. Thao tác, duy tu thuận tiện +  Bình dầu bánh răng truyền động chính bít kín ở trong thùng bánh răng đầu máy. + Tính chắc chắn của thiết bị cao, tỉ lệ sự cố thấp. +  Tỉ lệ đứt đầu cực thấp. Đầu máy                                 Phù hợp với vận hành tốc độ cao, kết cấu đầu máy kiên cố. Bánh răng chính cho kéo dài, xe sợi và cuốn chủ yếu là bít kín trong đầu máy, tránh cho sơ bông ngắn đi vào, thường xuyên phải bảo trì sạch sẽ.Việc điều chỉnh và duy tu cho tất cả bánh răng thuận tiện. Ổ bi tra dầu bằng dầu mỡ. Đầu máy được vận chuyển cả chỉnh thể, lắp đặt rất thuận tiện. Cơ cấu lắc   Sử dụng trục nhiều hướng kiểu trượt vận động đều để liên kết, loại bỏ đi sự truyền động bánh răng cơ cấu lắc, làm đơn giản đi cho kết cấu, giảm tiếng ồn. 3. QUÁ TRÌNH VÀ CÔNG NGHỆ KÉO SỢI TRONG MÁY SỢI THÔ. 3.1. Sơ đồ công nghệ. Sơ đồ công nghệ máy sợi thô Chú thích: 1 - Thùng đựng cúi bông. 2 - Trục dẫn cúi. 3 - Các cơ cấu dẫn cúi. 4 - Các bánh răng của bộ kéo dài. 5 - Lỗ dẫn cúi đã được làm xe làm gàng. 6 - Gàng quay. 7 - Trục quay gàng. 8 - Tay ép gàng. 9 - Ống quấn sợi –. 10 - Bánh truyền động cho ống sợi. 11 - Sợi thô đã được quấn lên ống sợi. 3.2. Hoạt động. Cúi bông từ thùng (1) đi lên, vòng qua trục dẫn cúi (2), rồi được đưa đến bộ phận kéo dài gồm các cơ cấu xe đầu mối (3) và các bánh răng của bộ kéo dài (4). Sau khi ra khỏi bộ phận kéo dài, cúi được đưa đến lỗ dẫn cúi (5) qua gàng (6), rồi đến tay gàng (8) và được quấn lên ống sợi (9) do chênh lệch tốc độ giữa trục quay (7) gắn gàng và bánh truyền động cho ống sợi (10). Để đảm bảo cho độ săn của sợi phải đảm bảo tốc độ ra của sợi sau bộ phận kéo dài phải luôn bằng với tốc độ quay của gàng. Yêu cầu về độ căng của sợi trong quá trình quấn ống và giữa các lớp sợi phải đều nhau, nên tốc độ của ống sợi phải giảm dần theo sự tăng đường kính của ống sợi. 3.3. Cấu tạo và chức năng của các bộ phận máy sợi thô TJFA – 458A. 3.3.1. Hệ thống dẫn cúi vào máy. Hệ thống dẫn cúi vào máy gồm các trục cuốn có nhiệm vụ nâng đỡ và dẫn cúi từ thùng đựng vào máy một cách dễ dàng và đảm bảo cho các sợi cúi vào không bị dính lẫn với nhau. Yêu cầu đối với hệ thống dẫn cúi vào máy là khi dẫn cúi vào phải đảm bảo nhẹ nhàng, không làm cho cúi bị rối. Trên hệ thống dẫn cúi vào này có đặt bộ cảm biến hồng ngoại để phát hiện sự cố khi đứt cúi, hoặc khi cúi trong thùng hết mà nhân viên vận hành chưa kịp thay thế. Trong trường hợp này đèn màu trắng trên hệ thống các đèn tín hiệu sẽ sáng lên báo hiệu cho người vận hành. 3.3.2. Bộ kéo dài. Bộ phận kéo dài gồm 4 cặp suốt và 2 vòng da. Suốt trên được bọc cao su tổng hợp, suốt dưới được chế tạo bằng kim loại có xẻ rãnh để tăng ma sát. Do tốc độ các cặp suốt là khác nhau, nên cúi vào được kéo dài ra. Các vòng da được làm bằng cao su tổng hợp có tác dụng tạo ra trường ma sát hợp lý, kéo dài cúi và làm cúi thêm bóng. Tăng ép: Là hệ thống tạo lực ép lên các suốt thực hiện bằng lò xo nén, có thể nâng lên hạ xuống một cách dễ dàng để thao tác sữa chữa hay hiệu chỉnh lực nén. 2.3.3. Một sự kéo dài hợp lý tức là kéo dài sao cho sự di chuyển xơ là tốt nhất, đồng thời phân chia thành phần hợp lý nhất. + Tăng khả năng kéo dài thành phần và tổng thể. + Cải tiến bộ kéo dài tạo trường ma sát bằng các vòng da. + Chọn vật liệu bọc suốt có chất lượng cao. + Tăng lực ép hợp lý. 3.3.3. Cơ cấu xe săn và quấn ống. Hệ thống gàng (gàng và tay ép gàng) quấn ống cùng với cọc đỡ ống sợi được làm bằng kim loại nhẹ. Được truyền động từ động cơ chính thông qua các hệ thống bánh răng và dây đai qua hệ thống cầu trên. Hệ thống đỡ và cố định ống sợi được đặt ở phần cầu dưới. Được truyền động thông qua hệ thống trục khủy trong đầu máy. Ống sợi thô: thường được dùng chủ yếu là các ống bằng nhựa (có thể được làm bằng nhựa hoặc giấy). Yêu cầu đối với ống sợi là đảm bảo tính lắp lẫn, bề mặt không được biến dạng. Bộ phận kéo dài, tăng ép và máy hút bụi trên dàn máy. 3.4. Quấn ống sợi. Sợi được quấn lên ống do chênh lệch tốc độ giữa ống và tay gàng, hay nói cách khác là do chênh lệch tốc độ do động cơ chính truyền cho cầu dưới và cầu trên. Sợi sau khi được quấn đầy 1 lớp ống, thì tốc độ của gàng sẽ giảm đi so với trước đó đảm bảo cho sọi không bị đứt khi quấn. Có được điều này là do hệ thống puly và dây đai phía sau máy. Ống quấn đầy sợi 4. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN. 4.1. Mạch động lực. Máy sợi thô TJFA – 458A có 5 động cơ, sử dụng nguồn xoay chiều ba pha 5 dây, điện áp 380 V, tần số 50 Hz. 4.1.1. Động cơ chính (+D1 – M1): Model FX – 160M1 – 6, B3 công suất 8,6 KW, dòng điện định mức 17,2 A. Được đặt ở gian máy thứ nhất phía sau máy, có chức năng làm quay trục chính và thông qua các bánh răng ly hợp điều khiển hoạt động cho trục gàng và trục ống sợi. Được cấp điện thông qua biến tần VT230S – 11KW của hãng MEIDENSHA Corporation, Japan. 4.1.2. Động cơ hút bụi (+D10 – M2): Model Y112M – 2, B5 công suất 4 KW, dòng điện định mức 8,2 A. Được đặt ở phía đuôi của máy, chiều quay theo chiều mũi tên ở trên máy. Để hút bụi cho bộ phận kéo dài sợi. 4.1.3. Động cơ căng dây dai (+D2 – M3): Model FW – 11 – 6, công suất 0,25 KW, dòng điện định mức 0,86 A. Được đặt ở gian máy thứ hai phía sau máy. Truyền động trực tiếp cho puly phía dưới. Nó làm việc như sau (chỉ làm việc trong một khoảng thời gan ngắn): + Khi búp sợi đã được quấn đầy, động cơ quay ngược chiều kim đồng hồ làm cho pula dưới nâng, và chuyển dây dai về vị trí ban đầu. + Sau khi các dây xích chuyển về vị trí thấp nhất, động cơ quay theo chiều kim đồng hồ, hạ thấp puly dưới và làm căng dây dai, chuẩn bị một chu trình làm việc mới của máy sợi. 4.1.4. Động cơ nâng hạ cầu (+H – M4): Model FW – 11 – 6, công suất 0,25 KW, dòng điện định mức 0,86 A. Động cơ nâng hạ cầu được đặt ở phía đầu máy, có chức năng: + Sau khi dây dai chùng xuống, động cơ quay thuận chiều kim đồng hồ làm cho cầu ống sợi hạ xuống vị trí dưới để chuẩn bị đổ sợi. + Sau khi quá trình đổ sợi hoàn thành, nó quay theo chiều ngược kim đồng hồ và làm cho cầu được nâng lên lần thứ hai. Đó là một chu trình làm việc của động cơ nâng hạ cầu. 4.1.5 Động cơ kéo dàn hút bụi (+F – M5): Model Y802 – 2, công suất 1,5 KW, dòng điện định mức 3 A. Được đặt ở phần đầu máy, quay gián đoạn theo chiều kim đồng hồ và làm việc gián đoạn trong quá trình hoạt động của máy. Truyền động cho giàn hút bụi ở phía trên máy. 4.2. Mạch điều khiển. Mạch điều khiển sử dụng nguồn điện 24 VDC. 4.2.1. Các bộ ly hợp điện. Trong máy sợi thô TJFA – 458A có 4 bộ ly hợp điện. Bộ ly hợp căng dây đai + Phanh hãm (+D3 – Y1): Model DLM3 - 1,2 A. Nó được bố trí ở tầng thứ hai trong gian máy thứ 3. Trong quá trình kéo sợi bình thường thì nó có điện và ngăn cản việc nới lỏng giữa puly phía dưới và dây dai. Trong quá trình đổ sợi, phanh hãm mất điện làm cho puly phía dưới, truyền động bởi động cơ căng dây đai, nâng lên hoặc hạ xuống. + Bộ ly hợp căng dây dai (+D3 – Y3): Model DLM3 – 2,5 A. Được đặt ở trong gian máy thứ 3. Chức năng của nó là: Khi động cơ căng dây dai làm việc, bộ ly hợp điện được cấp điện, cùng với động cơ căng dây dai (M3) thực hiện điều khiển hoặc đưa dây dai về vị trí ban đầu và làm căng nó. + Bộ ly hợp truyền động cầu (+H – Y4): Model DLM3 – 1,2 A. Được đặt ở phần đầu máy. Chức năng của nó là: 1 giây sau khi động cơ nâng hạ cầu hoạt động, bộ ly hợp có điện để điều khiển cầu nâng lên hoặc hạ xuống. + Bộ ly hợp điều khiển cầu (+K – Y5): Model DLK1 – 5AF. Cũng được đạt ở đầu máy, có, chức năng: Khi làm việc bình thường: ly hợp có điện trong chế độ “đóng”, truyền moment quay. Trong đổ sợi: Khi động cơ nâng hạ cầu làm việc, bộ ly hợp mất điện trong chế độ ‘mở”, và do đó cầu ống sợi có thể nâng hoặc hạ. Trong chế độ làm việc bình thường, khi cầu ống sợi vượt quá hành trình đặt trước giống như chạm vào công tắc giới hạn trên và dưới (+K – SL6, +K – SL17, +K – SL9), thì bộ ly hợp không có điện ở chế độ “mở”, và cắt nguồn chuyển động của cầu ống sợi nâng hoặc hạ làm cho cầu dừng lại ở vị trí giới hạn ngăn ngừa mọi tại nạn. 4.2.2. Nam châm hai chiều (+K – Y6) Dòng điện định mức 2,01 A. Được đặt ở đầu máy, có hai cuộn dây. Khi cuộn dây khác nhau được cấp điện, piston sẽ tác dụng vào hướng bên trái hoặc bên phải. Hành trình của piston là 25 mm. Bằng việc thay đổi bộ dẫn động, nó có thể thay đổi hướng đi lên hoặc đi xuống của cầu ống sợi. Cuộn dây trong nam châm hai chiều này được điều khiển bởi bộ chuyển mạch gần (+D3 – SQ1, +D3 – SQ2) trong khung trụ thứ ba đằng sau thân máy. Khi cảm ứng từ nằm ở bên trái, bộ chuyển mạch gần SQ1 sẽ tạo nguồn mức cao tới tủ điện. Khối nam châm hai chiều sẽ được điều khiển bởi tủ điện sẽ tác động theo chiều như hình và cầu sẽ đi lên. Còn khi cảm ứng từ nằm ở phía bên phải, cầu sẽ đi xuống. 4.2.3. Bộ cảm biến quang điện hồng ngoại. Có 8 bộ cảm biến hồng ngoại trong hệ thống. Để phát hiện đầu cho việc kéo cúi bị lỗi người ta dùng hai bộ cảm biến quang là SP1, SR1 và SP2, SR2. Chúng được đặt ở phía trên dầm của phần cầu quay. Cặp cảm biến SP3 và SR3 được dùng để phát hiện cho lỗi ở phần vào con cúi, được đặt trên gàn đưa cúi phía sau thân máy. Hai cặp cảm biến SP4, SR4 và SP5, SR5 được đặt ở phần thứ hai của đầu máy và cuối máy dùng để đảm bảo cho hoạt động của cầu ống sợi được an toàn . Cảm biến hồng ngoại Các cảm biến dùng để bảo vệ được đặt ở đầu máy cũng như ở cuối máy, mỗi đầu có một đèn phát và hai đèn thu. Ở phần đầu máy có các đèn SR6, SP7 và SR8 làm việc từ mức thấp lên mức cao. Ở phần đuôi máy có SR9, SP8 và SR7 làm việc khi có mức thấp. 4.2.4. Bộ điều khiển PLC. Mọi bộ phận vận hành của máy đều được điều khiển bằng PLC loại 6ES7 – 216 sản xuất bởi SIMENS CO.,LTD. Với 56 đầu vào ra gồm 32 đầu vào và 24 đầu ra. Trong đó gồm hai phần: Phần 6ES7 – 216 – 2BD21 – OXBO (PNP) gồm 24 đầu vào và 16 đầu ra relay, và phần mở rộng loại 6ES7 – 223 – IBH – OXBO (PNP) có 8 đầu vào và 8 đầu ra. Bộ điều khiển PLC được đặt trong một tủ điện riêng ở bên ngoài máy. PLC –CPU 226 AC/AC/RELAY- 6ES7 – 216 – 2BD23 0XB0 sản xuất bởi SIMENS . Với 40 đầu (vào /ra): gồm 24(DI) đầu vào và 16(DO) đầu ra. [I0.0-I0.7,I1.0-I1.7,I2.0-I2.7 Q0.0-Q0.7,Q1.0-Q1.7].Điện áp hoặt động từ 120-240VAC,có 7modul mở rộng. Input points: I0.7 Action selection switch for photoelectric (Lựa chọn chế độ cho tế bào quang điện). I0.6 Counter (Bộ đếm). I0.5 Stop (Nút công tắc dừng). I0.4 Inch (Nhấp - Nút ấn làm việc không liên tục). I0.3 Start (Nút công tắc khởi động). I0.2 Limit switch for bobbin rail upper (Công tắc giới hạn trên cho cầu ống sợi). I0.1 Protection inside the control – box (Bảo vệ bên trong tủ điều khiển). I0.0 Protection outside the control – box (Bảo vệ bên ngoài tủ điều khiển). I1.7 Frequency change to setting value (Thay đổi tần số để thiết lập giá trị) I1.6 Limit switch for pneumatic motor stop at the tail (Công tắc giới hạn cho động cơ hút bụi dừng lại ở đuôi máy). I1.5 Limit switch for cone belt reset (Công tắc giới hạn cho việc thiết lập lại puly, dây đai). I1.4 Push button for bobbin rail arise (Nút ấn cấp nguồn cho cầu ống sợi nâng). I1.3 Push button for cone belt tighten (Nút ấn cho việc căng puly và dây đai). I1.2 Push button for bobbin rail over - down (Nút ấn cho cầu ống sợi đi lên – xuống). I1.1 Push button for cone belt reset (Nút ấn cho việc cài lại vị trí cho puly và dây đai). I1.0 Switch for auto – manual selection (Công tắc chọn chế độ tự động hay bằng tay). I2.7 Photoelectric sensor for safety (Cảm biến quang điện cho bảo vệ trước máy). I2.6 Photoelectric sensor for bobbin rail (Cảm biến quang điện cho cầu ống sợi – S1). I2.5 Photoelectric sensor for detecting sliver breakage (Cảm biến quang điện cho việc có sự cố ở phần cúi thô phía sau I2.4 Photoelectric sensor for detecting roving breakage (Cảm biến quang điện cho việc có sự cố ở phần sợi thô). I2.3 Limit switch for rewinding position (Công tắc giới hạn bắt đầu quấn sợi). I2.2 Limit switch for bobbin insert position (Công tắc giới hạn cho vị trí đặt ống sợi). I2.1 Limit switch for cone belt tighten (Công tắc giới hạn cho việc căng dây đai và puly). I2.0 Limit switch for bobbin rail over - down (Công tắc giới hạn vượt dưới cầu ống sợi). I3.7 I3.6 Limit switch for bobbin rail downward (Công tắc giới hạn cho cầu ống sợi hạ xuống). I3.5 Limit switch for right collapse shoulder prevention (Công tắc giới hạn tuột vòng cầu dưới). I3.4 Limit switch for left collapse shoulder prevention (Công tắc giới hạn tuột vòng cầu trên). I3.3 Proximity sensor for flyer locating stop (Cảm biến cho dừng cục bộ của máy). I3.2 Proximity sensor for bobbin rail down (Cảm biến cầu ống sợi đi xuống). I3.1 Proximity sensor for bobbin rail arise (Cảm biến cầu ống sợi nâng) I3.0 Limited switch for full bobbin (Công tắc giới hạn đầy sợi). Output points: Q0.7 Bobbin rail arise (Cầu ống sợi nâng). Q0.6 Bobbin rail over – down (Cầu ống sợi đi lên xuống). Q0.5 Cone belt tighten (Căng dây dai puly). Q0.4 Cone belt reset (Đặt lại vị trí ban đầu cho dây đai). Q0.3 The second deceleration (Hãm tốc về tốc độ thứ hai). Q0.2 The third speed (Cấp tốc độ thứ ba). Q0.1 The second speed (Cấp tốc độ thứ hai). Q0.0 The first speed of main motor (Cấp tốc độ thứ nhất của động cơ chính). Q1.7 Lamp of cone belt tighten (Đèn căng dây đai). Q1.6 Lamp of cone belt reset (Đèn reset puly và dây đai). Q1.5 Sliver breakage – While lamp (Đèn báo đứt cúi vào – Đèn màu trắng). Q1.4 Roving breakage – Blue lamp (Đèn báo lỗi ở phần kéo sợi). Q1.3 Fault – Yellow lamp (Lỗi – Đèn màu vàng). Q1.2 Waiting for running – Green lamp (Sẵn sàng làm việc – Đèn màu xanh lá cây). Q1.1 Full bobbin – Red lamp (Đầy ống sợi – Đèn màu đỏ). Q1.0 Pneumatic motor (Động cơ hút bụi hoạt động). Q2.7 Bobbin rail driver clutch (Ly hợp điều khiển cầu ống sợi). Q2.6 Bobbin rail connection clutch (Ly hợp kết nối cầu ống sợi). Q2.5 Cone belt reset clutch (Ly hợp cài lại vị trí dây đai). Q2.4 Brake (Phanh hãm). Q2.3 Counter reset (Cài đặt lại bộ đếm). Q2.2 High voltage drive (Truyền động điện áp cao). Q2.1 Bobbin rail down (Cầu ống sợi hạ). Q2.0 Bobbin rail arise (Cầu ống sợi nâng). Sơ đồ kết nối PLC Sơ đồ kết nối PLC Sơ đồ kết nối với modul mở rộng của PLC Sơ đồ kết nối cảm biến 4.2.5. Biến tần. Dùng để điều khiển thay đổi tốc độ cho động cơ chính. Model: VT230S – 11 KW sản xuất tại: MEIDENSHA Corporation, Japan. Dòng điện ra định mức: 23 A Sử dụng bộ xử lý 16 bít, với chức năng khá đầy đủ và hoạt động dễ dàng. Thông số của nó được chia làm hai nhóm là nhóm mô hình và khối. 10 chức năng bảo vệ và nhiều chức năng cài đặt khác. Đèn trạng thái: + FWD(Forward): Chạy thuận. + REV (Reverse): Chạy ngược. + FLT (Fault): Báo lỗi. + LCL (Local): Điều khiển trên panel Phím điều khiển chính: + FWD : Khởi động đông cơ theo chiều thuận, chế độ LCL + REV : Khởi động đông cơ theo chiều ngược, chế độ LCL + STOP : Dừng động cơ Trong ba phím trên chỉ có phím STOP là có tác dụng trong chế độ điều khiển xa. + Tổ hợp STOP + LCL : chuyển chế độ giữa điều khiển xa và cục bộ. + Tổ hợp phím : Reset. Đảm bảo kết nối nguồn với L1, L2, L3; Nối động cơ với U, V, W, nối đất cho vỏ biến tần. Biến tần có tới 27 chân đấu dây điều khiển, có những chân chính sau: + RYO: Tiếp điểm chung của relay. + RUN: Chạy thuận. + PSI1: Tốc độ lập trình thứ hai. + PSI3: Tốc độ dừng. + PS03, PS0E: Tần số ra. + RESET: Khởi động lại do bị lỗi. Chức năng các cực điều khiển: + Khi đóng RUN-RY0, động cơ chạy ở tốc độ thứ nhất (50Hz) với thời gian gia tốc và giảm tốc đã được cài đặt trước. + Khi đóng đồng thời RUN-RY0 và PS11-RY0, bộ điều khiển hoạt động ở chế độ điều khiển xa, và tốc độ động cơ thay đổi tùy thuộc vào trạng thái các chân được lập trình: Nếu các chân khác không được đóng thì máy sẽ chạy ở tốc độ thứ hai với tần số 15Hz. Nếu đóng thêm PSI3-RY0 thì máy sẽ chạy ở tốc độ thứ 3 với tần số 1,5Hz. 4.3. Mạch tín hiệu. Mạch tín hiệu gồm 5 bóng đèn với các màu đỏ, xanh lục, vàng, xanh lơ và màu trắng. Các bóng đèn này dùng nguồn điện 12 V xoay chiều, công suất 5 W. Khi các bóng đèn sáng thì sẽ báo hiệu các ý nghĩa khác nhau. No. Lamp displaying Content Mark Priority 1 Red Automatically doffing (Đổ sợi tự động). 14 2 Red & Blue Belt reset switch with trouble (Công tắc căng lại dây đai bị sai – Vị trí căng dây dai bị lỗi). * 8 3 Red & While The rail goes down to the bottom over 40 seconds (Búp sợi sẽ được đưa xuống vị trí thấp nhất sau quá 40s). * 9 4 Red & While flashing Belt tension acting over 15 seconds (Đai sẽ được căng sau 15s ). * 10 5 Red & Green Over 10 seconds after doffing the rail lifts first time, or as the fly wards off beam, the rail can not go up to the donning position (Sau 10s sau lần đổ sợi đầu tiên của bàn nâng ống sợi hoặc tay gàng, cầu máy không thể đi lên đến vị trí làm việc). * 11 6 Red & Green flashing Over 10 seconds after doffing the rail goes up second time (10s sau khi đổ sợi, cầu máy sẽ đi lên đến vị trí thứ hai). * 12 7 Red flashing Manual doffing – same display with manual and auto (Đổ sợi bằng tay – giống như hiển thị bằng tay và tự động). 13 8 Red & Green & Blue Reset length meter contactor (Cài đặt lại contactor cho đồng hồ đo chiều dài). 16 9 Green Waiting for running (Sẵn sàng để làm việc). 20 10 Green & Blue Photoelectric detecting in cutting state (Cảm biến quang phát hiện tình trạng bị đứt). 17 11 Green & Yellow Reverse proximity switch acting incorrectly (Công tắc chuyển đổi đảo chiều tác động không đúng). * 4 12 Yellow Door switch is off or belt limit switch is on (Công tắc cửa là không tác động hoặc công tắc giới hạn dây dai tác động). * 2 13 Yellow flashing The rail moves out the stroke contacting the upper or lower limit switch (Cầu di chuyển bên ngoài hành trình tiếp xúc bởi công tắc giới hạn trên hoặc dưới). * 5 14 Yellow & Blue The power protection in the control – box acts or emergency button has been pushed (Nguồn bảo vệ tủ điều khiển hoặc là nút ấn dừng khẩn cấp được ấn). * 15 Yellow & While Flyer located stop over 5 seconds (Tay gàng sẽ dừng tại vị trí định trước sau 5 s). * 3 17 Blue Roving broken (Khu vực kéo sợi bị lỗi). 15 18 Blue flashing Belt reset switch is not reset (Nút ấn reset lại dây đai không làm việc). * 19 19 Blue & While Protection photoelectric detector acting (Cảm biến quang bảo vệ tác động). 18 20 While Sliver broken (Lỗi ở vùng con cúi). 14 Chú ý: Các mức ưu tiên lớn sẽ bị các mức ưu tiên nhỏ hơn che lấp. * - Sự cố và tình trạng hoặc hoạt động khác được hiển thị. CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU MÁY SỢI THÔ TJFA – 458A 1. HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ CHÍNH. Động cơ chính được điều khiển thông qua biến tần, nó có thể làm việc ở các cấp tốc độ khác nhau phù hợp với yêu cầu của từng trạng thái vận hành của máy sợi. Nhờ động cơ chính truyền động thông qua các bộ ly hợp, các bánh răng, dây xích mà sợi thô được quấn vào ống sợi đặt trên cầu dưới của máy. Động cơ chính Kết nối biến tần với động cơ. Đường cong tốc độ của động cơ chính. Hoạt động của mạch như sau: Khi ta ấn phím “START” thì PLC sẽ đóng Q0.0 để đóng RY0-RUN. Sau khi động cơ M1 khởi động tùy thuộc vào đường cong khởi động, tốc độ của nó sẽ đạt tới tốc độ thứ nhất, đường cong tốc độ như hình. Khi ấn và giữ phím “INCH” thì Q0.0 và Q0.1 của PLC được đóng đồng thời làm cho RY0-RUN, RY0-PSI1, Sau khi động cơ M1 khởi động tùy thuộc vào cài đặt cho chế độ “inching” tốc độ của nó đạt tới tốc độ thứ 2 với tần số 15Hz. Khi thôi ấn phím “INCH” nữa, động cơ sẽ hãm để dừng lại tùy thuộc vào cài đặt, đường cong tốc độ như hình. Khi máy hoạt động bình thường nếu như ấn phím “STOP” thì các đầu ra Q0.1, Q0.2, Q0.3 của PLC sẽ đóng đồng thời, và lúc này động cơ M1 giảm tốc về tốc độ thứ 3. Động cơ M1 chỉ dừng lại theo tín hiệu từ cảm biến vị trí dừng. Giá trị tốc độ: Tốc độ thứ 2 (15Hz) và thứ 3 (1,5Hz) được lập trình trên các chân điều khiển của biến tần là PSI1 và PSI3. Các giá trị tốc độ này được liên kết với nhau bằng giá trị đặt, tốc độ thứ 2 là 30% của giá trị đặt, tốc độ thứ 3 là 5% của giá trị đặt. Tốc độ của động cơ thay đổi tùy theo PSI1 và PSI3 Không thể điều khiển biến tần từ bảng điều khiển của nó nếu như đèn LCL chưa sáng, khi đó ấn STOP+LCL để thay đổi chế độ. 2. CÁC CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA MÁY. 2.1. Start, Inch, Stop. Có 7 nhóm nút bấm (đối với máy có 120 ụ cắm ống sợi), hoặc 5 nhóm (với máy 96 ụ cắm ống sợi). Stop Inch Start 2.1.1. Start button. Khi đèn màu xanh sáng (đợi cho nó chạy), người vận hành có thể bấm nút start và máy kéo sợi bắt đầu tăng dần đều tốc độ quay và làm việc liên tục. Khi sợi thô bị đứt, một trong hai nhóm cảm biến hồng ngoại phát hiện sự đứt sợi đặt cầu trên – đèn màu xanh lơ (Blue) sáng lên, báo có đứt sợi ở phía trước của khung máy. Ngay lập tức, khung máy tự động dừng lại và máy sẽ dừng tai vị trí đã chỉnh định trước. Sau khi phần đứt sợi được nối bằng việc nối với 1 đoạn khác, người vận hành phải nhấn nút Stop hoặc nút Inch để làm cho các tín hiệu hồng ngoại được reset lại. Khi bị đứt ở phần cúi thô, đèn màu trắng (While) của cảm biến phát hiện đứt cúi ở phần phía sau của máy, sáng lên. Ngay thời điểm đó, khung máy tự động dừng lại và máy sẽ tự dừng lại ở vị trí đặt trước. Sau khi phần lỗi được giải quyết bằng cách nối lại cúi khác, người vận hành phải bấm nút Stop để cho tín hiệu hồng ngoại được reset và cho khung máy bắt đầu làm việc. Người vận hành cũng có thể bấn nút Inch để cho máy chạy ở tốc độ thấp và các tín hiệu hồng ngoại được reset. Nhưng đặc biệt phải thả nút ấn ra bởi vì chế độ Inch không làm việc trong 10s sau khi có lỗi ở phần cúi vào. Điều ngăn cản người vận hành là nếu có lỗi tiếp sảy ra tại thời điểm đó thì việc ấn nút Inch sẽ loại trừ ngay tín hiệu báo đứt cúi đó. Khi việc quấn sợi thô vào búp sợi bị đứt bởi lực kéo lớn, đèn màu xanh lục (Blue) và màu trắng (While) của tín hiệu cảm biến hồng ngoại sáng và khung máy sẽ tự động dừng lại. Khi dầm phía trước của tín hiệu cảm biến bị lỗi, khung máy cũng không làm việc. Người vận hành trong trường hợp nãy sẽ đưa tay của mình đến bộ phận của khung máy có lỗi cuối cùng, nếu có lỗi khác sảy ra, người khác sẽ cho máy hoạt động kể cả lỗi. 2.1.2. Inch button. Khi nút ấn Inch được giữ, máy sẽ chạy với tốc độ thấp (đầu ra của biến tần là 15 Hz). Nhưng khi thả nút Inch ra, máy sẽ dừng lại. Khi người vận hành bấm nút Inch, 5 bóng đèn màu của tín hiệu hồng ngoại sáng lên, nhưng không thể đưa máy từ việc dừng đến chạy. Chỉ sau khi các tín hiệu cảm biến được reset, máy mới bắt đầu làm việc. 2.1.3. Stop button. Khi bấm nút Stop, máy đang chuyển động sẽ dừng. Đồng thời với đó, các tín hiệu cẩm biến sẽ được reset. Trong suốt quá trình của quá trình đổ sợi, nút Stop không thể dừng đổ sợi. 2.1.4 Emergency buttton(Nút ấn dừng khẩn cấp). Emergency stop Photo action Auto Manual Cone belt reset Reset indication Bobbin rall down Cone belt tight Tight indication Bobbin rall up SA1 SA2 SA3 SB1 H2 SB2 SB3 H3 SB4 Đó là nút màu cam (orange) có dạng hình nấm trong hộp nút nhấn ở phần đầu máy. Trong một số trường hợp không mong đợi của máy, người vận hành máy có thể bấm nút dừng khẩn cấp trong chế độ bằng tay. Máy sẽ nhanh chóng dừng lại trong vòng 8s. Sau khi sự cố được giải quyết, nút nhấn được xoay theo chiều kim đồng hồ chuyển về vị trí P (push) và được reset. Khi nút ấn dừng khẩn cấp được nhấn, đèn màu vàng (Yellow) và xanh lơ (Blue) sáng báo tín hiệu. Bên cạnh đó, khi có sự cố lớn, 5 đèn màu sẽ hiện thị ở chế độ chờ. Sau khi các sự cố đã được giải quyết, người vận hành ấn lại vào nó để cho các tín hiệu lỗi và tín hiệu chờ được reset và động cơ tiếp tục làm việc. 2.2. Quy trình hoạt động của cầu dưới. SL6: Công tắc giới hạn trên SL7: Đầy sợi SL8: Vị trí bắt đầu quấn sợi SL9: Công tắc giới hạn dưới SL10: Vị trí cắm ống SL11: Vị trí đổ sợi SL17: Công tắc chống vượt cầu Giả sử, ta bắt đầu xét cầu tại vị trí đổ sợi. Sau khi đổ sợi xong, người vận hành nhấn nút cho cầu đi lên vị trí đặt ống sợi (Động cơ nâng hạ cầu). Đến khi SL10 tác động, cầu dừng lại – đó chính là vị trí cắm ống sợi. Sau khi cắm xong ống, nhân viên vận hành cho máy bắt đầu làm việc, tay gàng sẽ quay xung quanh ống sợi và thực hiện quấn sợi lên ống (do chênh lệch tốc độ giữa ống sợi và tay gàng). Cầu sẽ vận hành đi lên. Cầu tiếp tục đi lên. Trong chỗ này,trước khi cầu tác động vào SL6 máy thực hiện quấn lần lượt từng lớp chồng lên nhau nhờ bộ cảm biến điện từ (Bộ đảo chiều nam châm hai chiều), và các kết cấu cơ khí ở trong gian máy thứ ba phía sau máy. Quá trình quấn ống tiếp tục, và sau mỗi chu kỳ, cầu được nâng lên một đoạn nào đó (tùy thuộc vào chỉnh định các cơ cấu cơ khí). Khi đầy sợi – SL7 tác động, động cơ chính, cánh tay gàng dừng lại. Sau đó, cầu sẽ được điều khiển đi xuống. Trước khi tác động vào công tác SL9, cơ cấu cảm biến điện từ sẽ thực hiện đảo chiều. Khi khoảng cách giữa tâm của tay ép gàng và phía trên của ống sợi là 10 mm, SL9 tác động. Cầu tiếp tục đi xuống, đến khi SL11 tác động, cầu dừng lại – đó chính là vị trí bắt đầu đổ sợi. Và quá trình làm việc tiếp tục được lặp lại. 2.3. Đổ sợi. 2.3.1. Đổ sợi tự động. Khi sợi thô được quấn đến chiều dài đặt trước, đồng công tắc đồng hồ đo chiều dài báo tín hiệu. Cầu đi lên đến khi chạm vào công tắc SL7, đèn màu đỏ sáng lên, và khung máy tự động dừng lại. Sau khi khung máy dừng lại, quá trình đổ sợi tự động bắt đầu như sau: + Puly phía dưới được kích lên và dây đai được reset. + Cầu ống sợi đi xuống vị trí thấp nhất. + Puly phía dưới dịch đi xuống làm cho dây đai được căng trở lại. Sau đó, người vận hành có thể lấy xuống các búp sợi đã được quấn đầy (đổ sợi). + Sau khi các ống sợi đầy đã được lấy xuống hết, người vận hành phải nhấn nút nâng cầu lên ở hộp điều khiển ở đầu máy hoặc ở cuối máy. Cùng lúc đó, cầu sẽ đi lên lần thứ nhất và dừng lại khi tại đó là cắm ống. Ở đây có 2 điểm cần được đề cập: Nếu các búp sợi đầy không được hạ xuống, cầu ống sợi được điều khiển bởi hai cặp cảm biến hồng ngoại và không thể đi lên nếu dầm bị khóa. Nếu cầu dừng lại khi chưa tới vị trí cắm ống bởi vì thân máy bị khóa bởi các cảm biến, đèn màu đỏ (Red) và màu xanh lục (Green) sáng. Vào lúc đó, người vận hành phải làm vệ sinh thật sạch và một lần nữa nhấn nút cho cầu đi lên làm cho cầu đi lên vị trí cắm ống. + Sau khi người vận hành đặt vào hết các ống sợi không, người vận hành sẽ phải bấm thêm 1 lần nữa nút cho cầu đi lên. Khi mà cầu đi lên tới vị trí bắt đầu quân sợi, nó dừng lại và đèn màu đỏ tắt. Nếu máy sử dụng đồng hồ đo chiều dài bằng điện tử thì đồng hồ sẽ tự động reset (chuyển về số 0). Nếu đồng hồ đo chiều dài bằng cơ được sư dụng thì người vận hành phải reset đồng hồ đo chiều dài, trước khi cho máy làm việc. Trong chừng đó, quá trình đổ sợi tự động sẽ kết thúc và máy có thể làm việc tiếp tục. 2.3.2. Đổ sợi bằng tay. Trong trường hợp nếu muốn đổ sợi trước khi sợi thô quấn đủ chiều dài đã đặt hoặc khi máy được kiểm tra, đổ sợi bằng tay sẽ là cần thiết. Điểm làm việc khác nhau giữa đổ sợi tự động và đổ sợi bằng tay trong nhà máy là các ống sợi tiếp tục được sử dụng lại trong lần sau được hoàn thành bằng tay theo từng bước. Khi đổ sợi bằng tay là cần thiết, công tắc điều khiển đổ sợi ở đầu máy sẽ được chuyển về vị trí “manual”. Đèn đỏ nhấp nháy, báo hiệu máy đang trong chế độ đổ sợi bằng tay. Người điều khiển cần thực hiện theo từng bước sau: + Nhấn nút cone belt reset (SB1) và dây đai sẽ bắt đầu reset. Sau khi dây đai reset xong, đèn báo hiệu dây đai đã được reset sẽ sáng lên (Belt reset indication - H2). + Nhấn nút hạ cầu (SB2) và cầu sẽ đi xuống vị trí thấp nhất (vị trí đỗ sợi). + Nhấn nút căng dây đai (SB3) và dây đai sẽ được căng, đèn báo hiệu dây đai căng (H3) sẽ sáng lên. Sau đó, người vận hành có thể lấy các ống sợi xuống. + Ấn nút nâng cầu lên. Cầu sẽ dừng lại khi đi lần thứ nhất tới vị trí cắm ống. Nếu trên cầu vẫn còn ống sợi, các cảm biến hồng ngoại phía sau máy sẽ tác động, cầu sẽ dừng lại khi nó chưa tới vị trí cắm ống. Cùng lúc đó, đèn màu đỏ (Red) sẽ nhấp nháy và đèn màu xanh lục (Green) sáng lên. Sau khi máy được lấy hết các búp sợi, nhấn nút cho cầu đi lên lại đến khi cầu đi tới vị trí cắm ống. + Sau khi các ống sợi không được bỏ vào đầy, nhấn nút cầu đi lên và cầu sẽ đi lên lần thứ hai và đi đến vị trí bắt đầu quấn sợi. Sau đó, khi quá trình đổ sợi bằng tay kết thúc, người vận hành sẽ phải chuyển dao về vị trí “Auto” cho máy bắt đầu làm việc. CHƯƠNG 5 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Dệt – May Huế, em đã hiểu thêm được về sự hoạt động của một công ty, của các dây chuyền làm việc, các kỹ thuật công nghệ của các thiết bị điện. Đồng thời hiểu thêm được vai trò của bộ phận kỹ thuật cũng như vai trò của các kỹ sư trong một công ty. 2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN. Với những kiến thức và kinh nghiệm thu được qua đợt thực tập, em có thể nhận ra được những yêu tố, những yêu cầu nào là cần thiết cho việc lập trình điều khiển, cũng như chế tạo các thiết bị, máy móc công nghệ phục vụ cho công việc của một kỹ sư sau này. 3. VAI TRÒ CỦA KỸ SƯ. Phải nắm bắt được công nghệ, sự hoạt động của các thiết bị trong công ty. Quản lý thao tác, kỹ thuật công nghệ của nhà máy. Giám sát sự làm việc của công nhân, tránh thao tác vận hành không đúng. Nghiên cứu, vận dụng và phát triển công nghệ mới của các thiết bị điện nói riêng và các thiết bị khác nói chung trong nhà máy. KẾT LUẬN Qua thời gian thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu về các quá trình công nghệ, cũng như hoạt động của các thiết bị máy móc đặc biệt là máy sợi thô TJFA – 458A của Trung Quốc trong Nhà máy Dệt và được sự hướng dẫn tần tình của các nhân viên trong Bộ phận Điện của Nhà máy Dệt thuộc Công ty cổ phần Dệt – May Huế, em đã hoàn thành đề tài thực tập của mình. Trong đề tài này, em thực hiện các vấn đề gồm: Tìm hiểu tổng quan về Nhà máy cũng như về Công ty. Tìm hiểu về hệ thống cung cấp điện trong Nhà máy. Tìm hiểu về quá trình công nghệ, cũng như các giai đoạn trong dây chuyền kéo sợi. Tìm hiểu về máy sợi thô. Nghiên cứu về máy sợi thô TJFA – 458A. Việc thực hiện đề tài này đã giúp em nắm thêm được nhiều kiến thức về các dây chuyền tự động cũng như việc thiết kế các chương trình điều khiển các thiết bị đó. Tuy nhiên, việc thực hiện đề tài này còn nhiều thiếu sót như: Chỉ mới nắm được các yếu tố điều khiển về bên lĩnh vực điện chứ chưa đi sâu tìm hiểu về các vấn đề bên lĩnh vực cơ – một lĩnh vực cũng rất quan trọng trong các hệ thống máy móc, đặc biệt là trong một số máy có tỷ lệ tự động thấp. Mở rộng của đề tài: có thể đi sâu hơn về tất cả các vấn đề liên quan đến các thiết bị (đặc biệt là phần bên cơ và điện), từ đó thiết kế các chương trình điều khiển cũng như hiển thị đầy đủ các trạng thái của thiết bị, máy móc. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_thuc_tap_cua_loc_8761.doc
Luận văn liên quan