Báo cáo Thực tập tại công ty dệt nhuộm Phan Văn Trị

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY 1 1.1 Giới thiệu chung 1 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2 1.1.2. Đối tác thương mại 3 1.1.3. Các sản phẩm của công ty 4 1.1.4. Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty 5 1.1.5. Sơ đồ mặt bằng của công ty 6 1.2. Giới thiệu về xí nghiệp nhuộm Phan Văn Trị 7 1.2.1. Chức năng 7 1.2.2. Năng lực sản xuất 7 1.2.3. Thiết bị 7 1.2.4. Sơ đồ tổ chức xí nghiệp nhuộm 7 Chương 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT 10 2.1.Nguyên liệu dệt 10 2.1.1. Sợi PolyEster (PE) 10 2.1.1.1. Cấu Tạo 10 2.1.1.2. Tính chất vật lý 11 2.1.1.3. Tính chất hóa học 11 2.1.2. Sợi Cotton 12 2.1.2.1 Cấu tạo 12 2.1.2.2 Tính chất vật lý 12 2.1.2.3. Tính chất hóa học 13 2.2.Nguyên liệu nhuộm 14 2.2.1.Lý thuyết về nhuộm 14 2.2.2 Phân loại thuốc nhuộm 15 2.2.2.1 Thuốc nhuộm phân tán 15 2.2.2.2 Thuốc nhuộm hoạt tính 18 2.2.2.3 Thuốc nhuộm axit 22 2.2.2.4 Thuốc nhuộm cation 23 2.3.Các chất trợ nhuộm 23 2.4.Khả năng thay thế nguyên liệu 24 2.4.1.Khả năng thay thế thuốc nhuộm cho vải cotton. 24 2.4.2.Khả năng thay thế thuốc nhuộm cho vải PE 25 Chương 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHUỘM 28 3.1. Sơ đồ công nghệ nhuộm vải 28 3.2. Các công đoạn trong quy trình nhuộm 30 3.2.1. Quy trình tổng quát quá trình nhuộm vải T/C 30 3.2.2. Quá trình tiền xử lý tẩy hồ tẩy trắng 32 3.2.3. Quá trình nhuộm PE 33 3.2.4. Quá trình nhuộm Cotton 35 3.2.5. Cắt lông 36 3.2.6. Vắt - xả xoắn - xẻ khổ - tuôn 36 Chương 4 :CÔNG NGHỆ HOÀN TẤT 37 4.1. Sấy sau nhuộm 37 4.2. Sấy hoàn tất 37 4.3. Comfit 39 4.4. In biên 39 Chương 5: THIẾT BỊ NHUỘM 40 5.1. Máy nhộm Jet 41 5.1.1. Cấu tạo 43 5.1.2. Nguyên tắc hoạt động 46 5.2. Máy Thies 48 5.2.1. Cấu Tạo 48 5.2.2. Nguyên tắc hoạt động 51 5.2.3. Các sự cố thường gặp 51 5.3. Máy Winch 52 Hình 5.7 máy winch trong xí nghiệp nhuộm 52 5.3.1. Cấu tạo 52 5.3.2. Công dụng máy Winch 53 5.3.3.Các sự cố thường gặp: 54 5.4.Máy nhuộm sợi 54 5.4.1. Cấu tạo 55 5.4.2.Nguyên tắc hoạt động 57 5.4.3.Các sự cố thường gặp 57 5.5. Máy hoàn tất – định hình Bruckner 57 5.5.1.Cấu tạo 58 5.5.2.Nguyên lý hoạt động 62 5.5.3. Sự cố thường gặp 62 5.6. Máy comfit 63 5.6.1 Cấu tạo 63 5.6.2 Nguyên tắc hoạt động 63 5.6.3. Các trường hợp dừng máy 64 5.7. Máy sấy 64 5.7.1. Cấu tạo 64 5.7.2. Nguyên tắc hoạt động: 65 Chương 6: HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 66 6.1. Nước thải nhuộm 66 6.1.1. Nước thải nhuộm 66 6.1.2. Nguồn phát sinh nước thải 67 6.2. Phương pháp xử lý 70 6.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải 71 Chương 7. MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN PHẨM 77 7.1. Các phương pháp kiểm tra sản phẩm 77 7.2. Các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất 77 7.2.1. Sự cố về máy móc 78 7.2.2. Sự cố về sản phẩm 79 7.3. Sự khác nhau giữa thực tế và lý thuyết sản xuất: 82 7.4. Một số vấn đề về môi trường: 82 7.5. An toàn lao động 84 Chương 8: CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ 87 8.1. Công tác phòng cháy chữa cháy 87 8.2. Vệ sinh công nghiệp 88 KẾT LUẬN 89

doc94 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 17008 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty dệt nhuộm Phan Văn Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho cảm giác trơn, mướt: VH-CF, Li C90, 707 Hồ silicon hút ẩm; SHN, HC 85 Hồ chống dạt: SSG Hồ tạo cảm giác nhung tay: RPU Hồ Resin chống nhăn, chống nhàu: CN, NMT, NDS Chất xúc tác cho hồ resin chống nhăn, chống nhàu: NKS Hồ cứng DP 9212 Hồ có cảm giác đầy tay: PEWN Công tác chuẩn bị dung dịch hồ: Hồ sau khi cân xong quậy bằng nước ấm. Hồ DP 9212 và hồ chống nhăn chống nhàu lấy riêng. Đo pH dung dịch hồ thường 5 – 5,5. Nếu có bọt có thể dùng kháng bọt quậy kỹ bằng nước ấm trước khi cho vào dung dịch hồ. Khi sử dụng hồ NMT, CN phải có chất xúc tác NKS nếu không sẽ không có tác dụng. 4.3. Comfit Mục đích: Làm cho vải thư giãn ở công đoạn cuối cùng, làm cho vải xốp mịn, mặt vải láng, đẹp đạt yêu cầu thẩm mỹ. Máy comfit: máy có tác dụng ủi thẳng vải và giúp cho vải mềm mịn và tươi xốp hơn. Các thông số kỹ thuật: Nhiệt độ comfit. Lực ép, mức độ ép. Tốc độ (25 m/ph). 4.4. In biên Mục đích: vải sau khi comfit xong thì in nhãn hiệu lên biên. Chương 5: THIẾT BỊ NHUỘM Hình 5.1 Bản vẽ mặt bằng xí nghiệp nhuộm 5.1. Máy nhộm Jet Hình 5.2. Cấu tạo của máy nhuộm Jet họng dưới. Loại máy nhuộm họng Jet này thường có ưu điểm dùng để nhuộm cho các vải tổng hợp ở nhiệt độ và áp suất cao. Vận hành đơn giản, có bộ phận programe cài đặt sẵn chương trình nhuộm. Hàng nhuộm ở dạng luân chuyển tuần hoàn nhờ trục guồng chính và họng Jet. Do đó giảm được ma sát và vách ngăn không gây tổn hại đến bề mặt hàng. Nhuộm được cho tất cả các mặt hàng, các màu nhạt, đậm, trung bình. Dung dịch nhuộm được đun nóng bằng bộ phận gia nhiệt riêng. Hình 5.3. Máy nhuộm Jet loại nằm, họng dưới. Thân máy hình trụ nằm ngang bằng thép không gỉ, chịu áp lực, chứa dung dịch và vải. Ống dẫn vải tuần hoàn ở dưới. Thông thường tốc độ vải của máy có đường ống dẫn vải phía trên sẽ nhanh hơn dưới dạng Jet flow. Để đảm bảo cho các dây vải ở buồng nhuộm có điều kiện giống nhau, thì giữa các buồng nhuộm được thông với nhau bằng các đường ống. Công ty đang sử dụng máy nhuộm JET của HISAKA, máy nhuộm KUNAN…Tùy theo trọng lượng mẻ vải mà sử dụng các loại máy khác nhau. Máy nhuộm gián đoạn cao áp là loại máy nhuộm theo phương pháp gián đoạn, giảm trọng, nhuộm các loại vải tổng hợp, vải dệt kim, dệt thoi ở dạng dây xoắn tự do và nhuộm ở nhiệt độ cao và áp suất cao (nhiệt độ <=1300C và áp suất từ 2 – 2,5kg/cm2). Đây là thiết bị không có sự kéo căng nên rất thích hợp cho các loại vải hàng có độ xốp dịu. Dung tỉ thường là 1:8, 1:12. Đây là loại thiết bị nhuộm kín, hoạt động theo nguyên lý hàng và dung dịch cùng chuyển động. Vì là máy nhuộm cao áp nên thường được nhuộm với phẩm nhuộm phân tán ở nhiệt độ cao và áp suất cao. Tuy nhiên cũng có thể nhuộm các loại phẩm nhuộm khác như hoạt tính, acid, và phẩm CD (cation). Theo thực trạng hiện nay của nhà máy, máy nhuộm họng Jet được công ty dùng chủ yếu nhuộm cho vải T/C, polyester, cotton là chính. Tùy theo loại vải mà ta có thể giặt, nhuộm, giảm trọng trong các quy trình khác nhau, mỗi quy trình sẽ có áp lực, thời gian và nhiệt độ khác nhau. Nhiệt độ và thời gian cũng có ảnh hưởng rất lớn nếu nhiệt độ quá cao thì vải sẽ bị biến tính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, độ dày mỏng hoặc màu sắc của sản phẩm. Đối với quy trình nhuộm khi nhiệt độ lên cao quá sẽ làm cho vải chuyển sang màu khác, loang màu hoặc là vải có thể bị mục nếu dùng thuốc nhuộm acid. 5.1.1. Cấu tạo Thân máy: được làm bằng inox, hình trụ, đặt nằm song song với mặt đất. Đầu ống dẫn vải là họng Jet, phía trước thùng đầu nhuộm có nắp đậy là cửa ra vào vải, có nắp kính để quan sát hàng vải trong suốt quá trình tẩy nhuộm. Thùng được chế tạo bằng inox nhằm chống sự ăn mòn trong quá trình tẩy nhuộm hàng vải trong môi trường acid, kiềm, môi trường khử cũng như môi trường oxy hóa. Thân máy chịu áp lực cao và chia thành 3 ngăn theo chiều ngang. Mỗi khoang đều có chứa dung dịch nhuộm vải ở phía dưới và ống dẫn vải tuần hoàn ở phía trên. Để đảm bảo cho các dây vải được nhuộm như nhau, vách ngăn giũa các khoang máy đều đột lỗ. Trục guồng: có tác dụng trong việc tải và thường xuyên đổi được vị trí các nếp gấp nên tránh được việc tạo nếp gấp chết ở một điểm cố định, nếu đang chạy mà ngưng luân chuyển do dồn hàng hay kẹt hàng thì còi báo động vang lên và bơm sẽ tự động dừng lại chờ người công nhân đến xử lý. Trục guồng có chiều ngang với bề rộng của thùng nhuộm được chuyển động nhờ mô-tơ đặt ngoài thùng nhuộm, với hệ thống bánh nhông dây xích. Guồng có thể chạy xuôi chạy ngược tùy theo người điều chỉnh. Họng Jet: được xem là bộ phận chính của máy Jet. Là bộ phận quan trọng của máy nhuộm gián đoạn cao áp. Khi cho vải vào dưới tác dụng của bơm áp lực tuần hoàn ta sẽ hút vải chạy vào trong máy qua họng Jet. Ngoài ra trong họng Jet còn có chén để tạo thêm áp lực nước cho vải qua nhờ các lỗ chén. Có hai loại chén là chén lỗ và chén tầng tùy theo yêu cầu công nghệ, tùy theo loại vải mà sử dụng chén tầng hay chén lỗ. Thường người ta sử dụng chén lỗ cho các loại vải dày ít bị dạt chân chim và dùng chén tầng cho các loại vải mỏng, dễ bị dạt, vì tuy lượng nước trong chén tầng nhiều hơn chén lỗ nhưng khi vào chén tầng thì dưới sức hút của nước vải sẽ được đi thẳng xuyên suốt trong máy, còn chén lỗ thì có lỗ xung quanh nên nó sẽ tạo ra một lực xoáy ở ngay giữa tâm vì thế dễ làm cho vải dễ bị dạt, về cấu tạo thì chén lỗ gồm có 2 phần: phần đế và phần miệng chén, còn chén tầng thì cũng có phần đế và tầng, riêng phần tầng thì có 2 loại: có gờ và tầng không gờ. Hình 5.4. Cấu tạo chén tầng Bơm tuần hoàn: đây là loại bơm ly tâm có nhiệm vụ hút dung dịch hóa chất, thuốc nhuộm hay nước để đưa vào máy. Bơm còn có nhiệm vụ luân chuyển dung dịch trong thùng, tạo áp lực cho họng Jet kéo hàng vải đi. Dung dịch đi vào bơm qua lưới lọc trước khi vào hệ thống trao đổi nhiệt. Ngoài ra bơm còn duy trì ổn định sự phân bố đều nhiệt độ và dung dịch trong máy. Hệ thống trao đổi nhiệt: là một thiết bị ống chùm dùng để đun nóng hay làm nguội dung dịch hóa chất thuốc nhuộm đi một cách gián tiếp, nhờ bơm đẩy dung dịch đi trong ống, còn bên ngoài là hơi nước nóng hay lạnh làm nguội, hơi nóng sẽ được cung cấp từ hệ thống lò hơi, còn hơi lạnh được cấp từ nguồn nước lạnh lấy từ bên ngoài. Hệ thống này gồm một bộ phận cấp bù phần kim loại bị giãn nở ở nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt độ thấp. Van điều chỉnh áp lực trong họng Jet: được lắp đặt với đường ống đẩy của bơm trước khi dung dịch đi vào hệ thống trao đổi nhiệt. Van này được dùng để điều chỉnh lưu lượng bơm, áp lực tốc độ, lưu lượng phải điều chỉnh cho phù hợp và đúng theo yêu cầu công nghệ để hàng vải chạy đều, không bị kẹt vải hay bị xếp ly. Trên thùng nhuộm 3 van điều chỉnh sức căng hàng vải, tùy theo trọng lượng của mỗi loại hàng. Van nén và xả khí: Khi máy hoạt động thì áp suất sẽ được cấp vào máy ở nhiệt độ khoảng 800C, khi đó bộ phận nén khí sẽ hoạt động liên tục và khi kết thúc một quy trình nhiệt độ được hạ xuống thì bộ phận xả khí sẽ tự động xả áp ra từ từ để giảm áp suất trong máy. Thùng thay hóa chất, thùng nhuộm: Thùng được làm bằng inox, hình trụ tròn cao 0,5 - 0,8m; đường kính 0,4 – 0,6m, bên trong thùng có một cách khuấy hoặc áp lực nước làm hóa chất đều và hòa tan, phía bên trong miệng thùng có hệ thống ống nước tròn nằm ôm lấy miệng thùng, người ta gọi là ống nước phụ, ngoài ra còn có một đường ống nước phía dưới dẫn trực tiếp vào thùng và chảy mạnh vào ống nước phụ. Còn ở bên trong thùng còn có một bộ phận giải nhiệt. Đáy thùng có một lưới lọc và một van xả đáy và một mô tơ. Công dụng của lưới lọc này là giữ lại bụi, hóa chất, thuốc nhuộm không tan ở bên trong thùng người ta có đặt một ống hơi trực tiếp với mục đích đun nóng làm cho hóa chất thuốc nhuộm dễ hòa tan. Phía dưới thùng có một ống dẫn để hóa chất thuốc nhuộm đi vào bơm và dưới tác dụng của bơm sẽ đưa hóa chất thuốc nhuộm vào trong máy đồng thời trộn đều dung dịch. Tủ điều khiển chương trình: chứa hệ thống nút điều khiển. Có màn hình điện tử giúp ta theo dõi quá trình cài đặt. Chú ý: Đối với máy nhuộm cao áp chỉ được mở máy, xả bỏ dung dịch, lấy mẫu sau khi nhiệt độ đã hạ thấp xuống 600C và áp suất bằng 0. Tuyệt đối không được mở nắp máy khi còn áp suất vì rất nguy hiểm có thể gây nổ. 5.1.2. Nguyên tắc hoạt động Dung dịch được gia nhiệt qua hệ thống trao đổi nhiệt vào họng Jet theo trục dẫn vải vào thùng. Hàng vải sẽ chuyển động cùng một lúc với dung dịch nhờ áp lực của bơm và chuyển động của trục guồng. Để vải được ngấm dung dịch đều màu, sau khi cho vải vào hết ta chỉnh lại lượng nước đúng theo quy trình. Ví dụ: khi giặt theo quy trình ta sẽ lấy nước là 2600lít nhưng ta chỉ lấy khoảng 2000lít sau khi cho vải vào hết ta mới canh lại lượng nước cho đúng 2600lít. Sau đó cho các chất phụ trợ và hóa chất vào bồn hóa chất, khuấy cho đều trước khi cho vào máy và gia nhiệt theo yêu cầu. Thể tích nước theo trong lượng cho trong máy nhuộm Loại máy Mã thiết bị Trọng lượng Thể tích Hisaka 1-2 HA HB HC >200 240 >180200 140180 2000 1800 1600 Kunan 1,2 KA KB KC >300340 >280300 240280 3600 2800 2400 TW 400 TWA TWB TWC >360400 >300360 260300 3600 3000 2600 TW600 TWA TWB TWC TWD >550600 >500550 >450500 400450 5500 5000 4500 4000 THIES 1,2 A B C D E >650720 >600650 >500600 >400500 350400 5000 4500 4000 3500 3000 TW150 A B C >120180 >100120 80100 1500 1000 800 TW50 A B >4050 3040 400 300 5.2. Máy Thies 5.2.1. Cấu Tạo Hình 5.5. Cấu tạo của máy nhuộm Thies. hình 5.6 máy nhuộm thies trong xí nghiệp nhuộm Thân máy: có hình trụ nằm ngang bằng thép không rỉ, chịu áp lực, được chia làm 2 – 3 ngăn theo chiều ngang, mỗi khoang đều có phần chứa dung dịch nhuộm vải ở phía dưới và ống dẫn vải tuần hoàn trên của máy. Để bảo đảm cho các dây vải được nhuộm như nhau, vách ngăn giữa các khoang máy đều đục lỗ. Dung dịch được đun nóng bằng bộ phận gia nhiệt riêng. Nhiệt độ làm việc tối đa trong máy là 1500C, thường sử dụng cho các mặt hàng hiện nay là 1300C, quá trình nhuộm được điều chỉnh tự động theo một chương trình đã định trước, nước chứa tối đa trong thùng là 600l. Trục guồng: máy guồng có hai guồng chuyển động với vận tốc như nhau. Có tác dụng trong việc tải vải, thay đổi các nếp gấp hàng vải nên tránh được việc tạo nếp ly chết, nếu đang chạy mà trục guồng ngưng thì bơm chính cũng ngừng hoạt động. Vận tốc thường dùng cho hàng vải đan trong công ty là 210 – 250 m/phút. Họng jet: đây cũng là bộ phận quan trọng của máy thies, chuyển động hàng vải bằng áp lực nước dung dịch và nước được phun ra từ họng jet làm cho vải chuyển động với chuyển động của dung dịch qua hệ thống bơm. Họng jet có dạng hình chóp được đặt cố định trong máy, khoảng cách mà nước phun từ họng jet ra là 2li. Khoảng cách này đủ để điều chỉnh lọn vải và chu vi thích hợp. Bơm tuần hoàn: đây là một loại bơm ly tâm có tác dụng đưa dung dịch tẩy nhuộm vào thùng nhuộm và có tác dụng điều chỉnh tất cả các hoạt động của máy như tải cả chuyển động, đưa dung dịch hóa chất qua lưới lọc vào buồng gia nhiệt và ra ngoài. Hệ thống trao đổi nhiệt: là loại thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống trùm có sàng lưới lọc để loại bỏ các tạp chất trong dung dịch. Nước ngoài vô để gia nhiệt, và làm nguội một cách gián tiếp bằng hơi nóng tải vào buồng và lượng dung dịch được gia nhiệt nhờ bơm ly tâm đi vào. Van điều chỉnh áp lực họng jet: được đặt ở đường ống đẩy của bơm vào dùng để chỉnh lưu lượng bơm, áp lực, tốc độ. Lưu lượng phải được điều chỉnh cho phù hợp mặt hàng, không bị kẹt, xếp ly chết vải. Thùng pha hóa chất: thường được làm bằng inox, có dạng hình trụ cao 0.5 – 0.8 m đường kính 0.4 – 0.6 m, bên trong có một cánh sấy hoặc áp lực để pha trộn thuốc nhuộm. 5.2.2. Nguyên tắc hoạt động Vải và dung dịch chuyển động nhờ áp lực của bơm và chuyển động trên trục guồng, dung dịch được gia nhiệt qua hệ thống trao đổi nhiệt và được cho vào thùng thuốc nhuộm nhờ bơm chính chuyển động theo vòng tròn giữa vải và dung dịch. 5.2.3. Các sự cố thường gặp Do họng Jet nằm phía trên nên dễ gãy mạch vải đối với vải dày do kéo vải lên họng Jet, hơn nữa khi kéo vải lên chân không do không có nước trong họng Jet nên nước không kéo căng lực vải ra dẫn đến vải dễ bị kéo căng và gãy mặt. Ở các máy Jet do thùng nhuộm nằm ngang nên lực kéo vải ít hơn và không gây kéo dãn sợi dọc, trong khi đó máy nhuộm Thies thùng nhuộm nằm dưới họng Jet nằm trên nên lực kéo vải lên họng Jet dễ gây gãy mạch, hơn ở máy nhuộm Jet. Thuốc nhuộm sẽ thấm vải lâu hơn do thùng nhuộm nằm ngang. 5.3. Máy Winch Hình 5.7 máy winch trong xí nghiệp nhuộm 5.3.1. Cấu tạo Máy winch gồm hai phần chính: Máng chứa dung dịch thuốc nhuộm và chứa vải ở phía dưới. Guồng dẫn vải và mái che ở phía trên. Hình 5.8. Sơ đồ máy nhuộm Winch. 2 3 5 6 1 4 1: Máng chứa dung dịch. 2: Guồng dẫn. 3: Trục phân riêng. 4: Ngăn pha chế thuốc nhuộm. 5: Ống hơi gián tiếp. 6: Mái che. Phần máng nhuộm được chế tạo bằng thép không gỉ là bể chứa thuốc nhuộm hoặc hóa chất như acid hoặc kiềm, chất oxy hóa. Phần mái che làm bằng thủy tinh giúp ngăn không cho hơi nước tỏa ra môi trường. Hệ thống ống hơi giúp gia nhiệt khi cần làm việc ở nhiệt độ cao. 5.3.2. Công dụng máy Winch Thông thường máy winch thường được sử dụng nhuộm các loại vải ít chịu lực căng kéo hoặc vải ở dạng dây xoắn nhưng trong xí nghiệp dệt nhuộm Gia Định người ta sử dụng để vào các mục đích: Đắp màu hoặc chỉnh màu khi vải nhuộm không đúng so với yêu cầu khách hàng. Dùng trong công đoạn tẩy trắng vải khi cần nhuộm gấp, như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian nhuộm. 5.3.3.Các sự cố thường gặp: Trong xí nghiệp máy winch ít khi bị sự cố do cấu tạo và vận hành đơn giản. 5.4.Máy nhuộm sợi Hiện nhà máy có 3 thiết bị nhuộm sợi và 1 lò sấy sợi: 2 máy nhuộm Tong geng của Đài Loan. 1 máy nhuộm Hisaka của Nhật Bản. 1 máy sấy sợi Efficier của Nhật bản. Một số thông số kĩ thuật của máy nhuộm TONG GENG Thông số kĩ thuật TONGGENG-100 TONGGENG-300 Nhiệt độ tối đa (0C) 140 140 Áp suất tối đa (kg/cm2) 4 4 Khối lượng (Kg) 100 300 Thể tích (lít) 1000 3000 Công suất bơm chính (Hp) 25 60 5.4.1. Cấu tạo Hình 5.9. Cấu tạo của máy nhuộm TONG GENG (một dạng máy nhuộm bobin). Hệ thống bao gồm thùng khuấy hóa chất, thùng nhuộm, bơm chính, bơm hóa chất, và các van. Bên trong bao gồm hệ thống gia nhiệt. Và một bệ chứa nhiều cọc đứng có đục lỗ thông tới đáy bệ. Hình 5.10. Bệ chứa và các ống sợi. Khi nhuộm công nhân vận hành cắm những ống sợi đã được quấn thật chặt trên những lõi sợi bằng inox chống sự ăn mòn hóa chất, ở đầu mỗi cuộn sợi được lắp một tấm đệm bịt kín và một đai ốc giữ các ống nhuộm trên đầu mỗi cọc. 5.4.2.Nguyên tắc hoạt động Khi đặt bệ chức ống nhuộm vào bể nhuộm, phần đáy của bệ vừa khít với đáy bể. Nước và thuốc nhuộm được bơm vào trong bể nhuộm cho ngập hoàn toàn các cuộn sợi. Dung dịch đi qua lớp sợi theo hai chiều nhờ một bơm áp suất lớn có hệ thống đảo chiều chuyển động của dung dịch. Chiều thứ nhất, dung dịch nhuộm được bơm từ bể vào trong các cọc rỗng, dung dịch được áp suất của bơm đẩy qua các các lỗ trên cọc, rồi qua lỗ của lõi cuộn sợi, thấm qua lớp sợi ra ngoài. Chiều thứ hai, dung dịch nhuộm chuyển động từ bể nhuộm vào trong cọc rỗng thông qua lớp sợi và lõi sợi, dung dịch chuyển động được là do dung dịch nhuộm được bơm từ trong lõi cọc ra ngoài bể. Điều này tạo điều kiện nhuộm được điều màu, cho hiệu quả nhuộm cao hơn. 5.4.3.Các sự cố thường gặp Hở ron của máy bơm, làm hóa chất chảy ra ngoài. Mất lập trình hệ thống điều khiển tự động. Ngoài ra còn những sự cố khác nhưng ít khi xảy ra. 5.5. Máy hoàn tất – định hình Bruckner Sau các quá trình gia công như giũ hồ, nấu tẩy, nhuộm…Vải chịu nhiều tác dụng cơ học nên dễ bị co lại, thiếu khổ, sợi dọc và sợi ngang không nằm vuông góc nhau, mặt vải bị nhăn… Vì vậy, phải xử lý vải trước khi nhập kho để làm cho vải thẳng hơn, đúng khổ vải, sợi dọc và sợi ngang vuông góc với nhau, tạo cho vải có dáng mềm mại hơn… Hình 5.11. Máy hoàn tất – định hình Bruckner. 5.5.1.Cấu tạo Máy hoàn tất – định hình Bruckner là một hệ thống thiết bị liên hợp bao gồm: Hệ thống kẹp vải. Hệ thống ngấm ép hồ: bao gồm bể hồ, hệ trục ép hồ, trục gạt hồ và chống gấp nếp trên mặt vải. Hệ thống chỉnh sợi: gồm 4 trục, tuỳ theo tốc độ của các trục này mà làm cho sợi vải bị kéo căng hay bị co lại, giúp cho các sợi vải nằm vuông góc nhau. Hệ thống sấy – căng kim: gồm các phòng sấy, hệ thống dò biên vải và trục căng định biên. Trên trục căng có hệ kim – kẹp đưa vải chạy qua các phòng sấy chứa các ống trao đổi nhiệt. Hệ thống chỉnh khổ. Hệ thống làm nguội. Hệ thống điện – điện tử để điều khiển quá trình. Hình 5.12. Máng ngấm hồ. Hình 5.13. Trục ép vải. Hình 5.14. Bộ phận chỉnh sợi. Hình 5.15. Dàn văng. Hình 5.16. Buồng sấy. Hình 5.17. Bộ phận chỉnh khổ. 5.5.2.Nguyên lý hoạt động Vải từ xe được cho vào máy định hình bằng các trục dẫn, vải qua hệ thống kẹp vải vào máy để tránh tình trạng vải vào máy bị cuốn biên, chéo sợi và đi vào máy đều hơn. Tiếp đến, vải đi qua bể ngấm ép hồ. Bể ngấm là là một máng chứa hồ ngấm, trong máng có trục dẫn vải ngập trong hồ, vải đi qua máng sẽ được ngấm hồ. Hồ đi vào máng qua một ống dẫn đặt song song và nằm trong máng. Ống dẫn có một van để xả hồ và làm vệ sinh máy ngấm. Vải sau khi qua bể ngấm hồ sẽ qua 3 trục ép để làm đều lượng hồ trên vải, đồng thời giúp hồ ăn sâu vào trong vải để nâng cao tính chất của vải sau hồ. Trục ép hoạt động nhờ động cơ, truyền động bằng cách quay bánh răng để quay các trục ép khác nhau. Tiếp đến, vải được đưa qua các buồng sấy. Đây là bộ phận quan trọng nhất của máy. Vải theo dàn kim vào buồng sấy theo một đường thẳng. Mỗi buồng sấy có hai cửa mở ra, có hai bộ phận hút không khí từ bên ngoài qua bộ phận truyền nhiệt làm cho không khí nóng lên. Lúc này, luồng không khí nóng được quạt phân phối đều cho hai dãy không khí nóng dưới – trên mặt vải. Bộ phận truyền nhiệt gồm một dãy ống thép, luồng hơi dầu “DO” di chuyển từ một ống dẫn vào. Sau khi truyền nhiệt cho không khí, hơi dầu này theo một đường ống đi ngưng tụ ở bể dầu. Cả buồng sấy có hai ống khói lớn để đẩy hơi nóng sau khi va vải ra ngoài. Vải sau khi ra khỏi buồng sấy, đi qua bộ phận chỉnh khổ vải ở cuối máy. Ở cuối buồng sấy có thước đo khổ vải. Nếu vải không đúng khổ, khi ra khỏi buồng sấy sẽ được chỉnh khổ lại cho phù hợp theo yêu cầu. Vải sau khi ra khỏi buồng sấy phải được làm nguộị. Sử dụng nước lạnh để làm nguội, nước vào ở một đầu ống và ra ở đầu kia. 5.5.3. Sự cố thường gặp Do nhiệt độ quá cao làm kim căng, bị cong và hư hỏng nên phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, dùng kim đúng loại thiết kế. Trong quá trình hoàn tất, vải dễ bị rách khổ, rớt biên nên luôn cần người đứng điều khiển bên cạnh để có thể kịp thời xử lý sự cố. 5.6. Máy comfit 5.6.1 Cấu tạo Bộ phận làm nhẵn có tác dụng làm cho vải láng, bóng, chúng có cấu tạo từ tấm nỉ và phần lót. Khi vải qua trục lớn vải sẽ được hủy các nếp nhăn. Nỉ, hệ thống láy băng, bộ phận gia nhiệt đều làm bằng chất chịu nhiệt cao. Hơi được cung cấp vào đây để ổn định lại vải sau khi ra khỏi máy với nhiệt độ 100oC. Nỉ cũng được khép kín và hệ thống láy băng điều chỉnh tấm cao su và rơle nhiệt lực ép của trục làm mềm vải. Hệ thống băng tải gồm: - Bộ phận tạo sức căng. - Bộ phận gia nhiệt ổn định. 5.6.2 Nguyên tắc hoạt động Trước tiên ta may vải đầu cây, tập kết vải, đưa vải vào đầu máy. Sau đó mở máy cho vải đi qua các bộ phận trục và bộ phận phun sương làm ẩm vải đồng đều. Vải tiếp tục đi vào bộ phận làm mềm vải sẽ nằm dưới tấm cao su và bao quanh rơle nhiệt. Rơle nhiệt đã được cung cấp hơi, lúc này ở nhiệt độ 120 0C ở giai đoạn này vải được làm co vì trong quá trình tẩy hồ vải được kéo dãn theo chiều ngang vì thế khi qua máy comfit vải sẽ co lại và trở nên đẹp hơn. Tấm cao su được ép lên rơle nhiệt làm cho đường kính trục lớn hơn lúc ra nhờ vậy vải co lại. Tỷ lệ co này tùy theo máy ( do điều chỉnh vải đi qua trục cong điều chỉnh sọc và lại đi qua rơle làm mát và được giải nhiệt để làm cho vải nguội lại vải đi qua các trục đến bộ phận ủi, vải qua các trục cong, qua các trục dẫn băng, có hệ thống láy băng và đi qua các trục làm mát, sau đó vải theo trục cuộn ra xe chở vải. Kiểm tra vệ sinh trước khi chạy máy: - Kiểm tra tấm cao su phải đảm bảo yêu cầu. - Không có gì kẹt vào. - Bề mặt và hai biên không có vết trầy xước nếu có dù là nhỏ cũng phải báo cáo với người có trách nhiệm để xử lý. Kiểm tra bôi trơn với yêu cầu: - Chất bơi trơn là tấm mềm cao su phải đủ, ta dùng hóa chất bôi trơn là vetanol 1:5 (1 l vetanol + 5 l nước) - Dầu trong bình dầu hộp gió nén phải đầy đủ. - Dầu bôi trơn các hộp giảm tốc đầy đủ. - Kiểm tra tổng quát máy, đảm bảo máy bình thường. - Vệ sinh quanh máy và máy. - Vệ sinh tấm cao su và các trục dẫn cho thật sạch. 5.6.3. Các trường hợp dừng máy Dừng máy bình thường: - Chuẩn bị vải lót để may đầu cây - Cho máy chạy thật chậm dần 5 – 6 m/p - Cho công tắc đang làm việc về vị trí off -Khóa các van hơi nén nước làm mát, đóng nguồn điện chính – phụ vào máy. - Vệ sinh máy sau khi dừng. - Dừng máy có sự cố : - Nhấn nút đỏ để dừng khẩn cấp - Khóa van hơi vào trục sấyXả trục ép ra, bật công tắc điện về off. 5.7. Máy sấy 5.7.1. Cấu tạo Gồm ba phần: Đầu máy: Gồm các trục lăn tự do. Ba trục ban và hệ thống chỉnh tâm có mắt dò để chỉnh vải không bị lệch tâm. Hệ thống hút chân không hoạt động nhờ bơm chân không nhằm loại bỏ bớt nước có trên vải trước khi đưa vào máy. Trục nhám đầu vào dùng để kéo vải đi vào máy, trục hoạt động nhờ motor, trên trục nhám có những gai nhỏ bằng cao su để tạo ra lực ma sát giúp vải không bị kéo mạnh hơn. Thân máy: Là một buồng sấy gồm ba phòng sấy và ba quạt. Bên trong có hệ thống ba tầng lưới băng tải giúp cho vải chuyển động dễ dàng hơn, vải được căng ra và được sấy đều hơn khi vào buồng sấy. Các phòng sấy được cấp nhiệt từ lò hơi qua các đường ống dẫn. Trên thân máy còn có dụng cụ đo nhiệt độ, tự điều chỉnh khi nhiệt độ tăng lên hay giảm xuống vượt quá giới hạn. Trên thân máy có quạt thoát khí để giảm bớt nhiệt độ và hơi nước bên trong máy ra ngoài. Đầu ra: Gồm hai motor đặt phía trên đầu ra. Motor trái gắn với dây xích tải để kéo trục lăn nhằm kéo vải từ phía dưới lên. Motor phải cũng gắn với dây xích tải nhưng để kéo tay quay nhằm biến chuyển động tròn của tay quay thành chuyển động tịnh tiến, làm cho máng xả vải chuyển động tới lui, vải được xếp ngay ngắn trên xe. 5.7.2. Nguyên tắc hoạt động: Vải sau khi nhuộm sẽ được đưa vào máy sấy. Đầu tiên vải được kéo qua trục lăn tự do, trục này giúp vải chuyển động nhẹ nhàng hơn. Sau đó vải chay qua ba trục ban, các trục này quay ngược chiều nhau với mục đích ban vải ra hai biên, ở phía dưới trục ban có hệ thống chỉnh tâm có mắt dò để chỉnh tâm vải. Tiếp đó vải sẽ được đưa qua các trục lăn tiếp theo và đến trục hút chân không, trục nhám rồi đi vào buồng sấy. Vải đưa vào máy nhờ vào ba tầng lưới băng tải với mục đích giúp vải dễ chuyển động hơn và sấy đều hơn. Cuối cùng, vải sau khi ra khỏi trục sấy sẽ qua trục lăn và trục nhám đầu ra, ra ngoài vào xe chứa vải. Chương 6: HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 6.1. Nước thải nhuộm 6.1.1. Nước thải nhuộm Không ổn định và đa dạng, thay đổi ngay trong khi nhuộm các loại vải khác nhau, thậm chí ngay cả khi cùng một loại sản phẩm với loại thuốc nhuộm khác nhau, môi trường nhuộm có thể là acid hoặc kiềm, hay trung tính. Nhìn chung, thành phần tính chất nước thải nhuộm thường chứa các gốc như: R – SO3Na, R – SO3, R – NH2, R – Cl…, pH nước thải thay đổi từ 2 – 14, hàm lượng COD thay đổi từ 80 – 18.000 mg/l. Tùy theo từng loại phẩm nhuộm (phân tán, trực tiếp hay hoạt tính…) mà ảnh hưởng đến tính chất nước thải, riêng trường hợp sử dụng phẩm nhuộm phân tán, nước thải sau khi thử nghiệm có hàm lượng cặn lơ lửng thấp, nước trong suốt, độ màu không đáng kể, đa số cặn không tan lắng được. Mặt khác, thành phần và tính chất nước thải thay đổi liên tục trong ngày, nhất là tại các nhà máy sản xuất theo quy trình gián đoạn, các công đoạn như giặt, nấu tẩy, nhuộm đều thực hiện trên cùng một máy, do vậy theo từng giai đoạn nước thải cũng biến đổi, dẫn đến độ màu, hàm lượng chất hữu cơ, pH, hàm lượng cặn không ổn định. Ngoài ra, nước thải từ phân xưởng nhuộm còn được pha loãng một phần với nước thải sinh hoạt hoặc nước thải từ các công đoạn khác như dệt, lò hơi. Bên cạnh hai nguồn thải đặc trưng trên, nước thải ở các khâu hồ sợi, giặt xả có hàm lượng chất hữu cơ cao, pH vượt tiêu chuẩn xả thải. Tuy nhiên công đoạn hồ sợi, lượng nước được sử dụng rất nhỏ, hầu như toàn bộ bộ phẩm hồ được bám trên vải, nước thải chỉ xả ra khi làm vệ sinh thiết bị nên không đáng kể. Tóm lại, nước thải dệt nhuộm có lưu lượng lớn, COD, BOD, SS cao, có độ màu đậm, mùi nồng khó chịu, nóng và pH là kiềm mạnh hoặc acid và có tính độc. 6.1.2. Nguồn phát sinh nước thải Thường tại các cơ sở sản xuất lớn mới có đầy đủ các công đoạn sản xuất, đặc biệt là ở công đoạn nhuộm mới có các nguồn thải lớn và nguy hiểm. Với các cơ sở nhỏ, chỉ đơn thuần công đoạn dệt vải thì phần thải gần như không đáng kể Nguồn nước thải sản xuất ở mức ô nhiễm nặng từ các công đoạn hồ sợi, giũ hồ, làm bóng, nấu, tẩy nhuộm hoàn tất và in hoa. Những chỉ tiêu cần xem xét để đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải của các cơ sở sản xuất bao gồm: Lượng nước thải sinh ra (vì nó liên quan đến tải trọng của hệ thống xử lý). Tổng lượng các chất rắn trong dòng thải (TSS). Đây là một thông số quan trọng đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải sản xuất đồng thời nó cũng dễ dàng xác định được bằng các phương pháp không tốn kém lắm. Nhu cầu ôxy hoá học (COD). Trong tất cả các loại hình công nghiệp kể trên, hầu hết nước thải đều chứa một lượng lớn các chất hữu cơ và trong lĩnh vực môi trường, người ta hay sử dụng thông số BOD5. Tuy vậy, thông số này khó xác định hơn trong khi COD vừa dễ xác định, vừa có thể phần nào dự đoán được mức độ ô nhiễm hữu cơ cũng như khả năng xử lý nước thải bằng con đường sinh hoá (phương pháp xử lý rẻ tiền nếu có thể thực hiện được). Theo đặc thù của từng loại hình công nghiệp, có thể đưa thêm các chỉ tiêu ô nhiễm khác như kim loại nặng đối với ngành cơ khí, các độc tố trong ngành công nghiệp dệt, giấy, da, hoá chất hoặc các dạng chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học. Nước thải công nghiệp dệt nhuộm rất đa dạng và phức tạp. Theo tính toán từ các loại hoá chất sử dụng như: phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất ngậm, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất ôxy hoá... đã có hàng trăm loại hoá chất đặc trưng, các loại này hoà tan dưới dạng ion và các chất kim loại nặng đã làm tăng thêm tính độc hại không những trong thời gian trước mắt mà còn ảnh hưởng lâu dài đến môi trường sống. Nước thải ở các khâu hồ sợi chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, pH vượt tiêu chuẩn xả thải. Tuy nhiên, công đoạn hồ sợi, lượng nước được sử dụng rất nhỏ, hầu như toàn bộ phẩm hồ được bám trên vải, nước thải chỉ xả ra khi làm vệ sinh thiết bị nên không đáng kể. Nước thải giặt tẩy: có pH dao động khá lớn từ 9 - 12, hàm lượng chất hữu cơ cao (COD = 1000 - 3000 mg/l) do thành phần các chất tẩy gây nên. Độ màu của nước thải khá lớn ở những giai đoạn tẩy ban đầu và có thể lên đến 10.000 Pt - Co, hàm lượng căn lơ lửng SS có thể đạt đến trị số 2000 mg/l, nồng độ này giảm dần ở cuối chu kỳ xả và giặt. Thành phần chủ yếu của nước thải bao gồm: thuốc nhuộm thừa, chất hoạt động bề mặt, các chất ôxy hoá, xenlulô, xáp, xút, chất điện ly... Công nghệ nhuộm sử dụng một lượng nước lớn phục vụ cho các công đoạn sản xuất và xả ra một lượng nước thải tương ứng, bình quân khoảng 50 - 300 m3/tấn vải. Trong đó hai nguồn ô nhiễm chính cần phải giải quyết là từ công đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy. Nước thải nhuộm thành phần thường không ổn định và đa dạng, thay đổi ngay trong từng nhà máy khi nhuộm các loại vải khác nhau, thậm chí ngay cả khi cùng một loại vải với loại thuốc nhuộm khác nhau. Môi trường nhuộm có thể là axit hoặc kiềm, hoặc trung tính. Cho đến nay, hiệu quả hấp thụ thuốc nhuộm của vải chỉ đạt 70 - 80%, 20- 30% các phẩm nhuộm thừa còn lại ở dạng nguyên thuỷ hoặc một số đã bị phân huỷ ở dạng khác, ngoài ra một số các chất điện ly, chất hoạt động bề mặt, chất tạo môi trường... cũng tồn tại trong thành phần loại nước thải này. Đó là nguyên nhân gây ra độ màu rất cao của nước thải dệt nhuộm. Tuỳ theo từng loại phẩm nhuộm (phân tán hay trực tiếp, hoạt tính,...) mà ảnh hưởng đến tính chất nước thải, riêng trường hợp sử dụng phẩm phân tán, đối với một số mẫu nhất định, nước thải sau khi thử nghiệm có hàm lượng cặn lơ lửng thấp, nước trong suốt, độ màu không đáng kể, đa số cặn không tan lắng được. Trong số các loại hoá chất sử dụng cho giai đoạn nhuộm, các phẩm nhuộm hoạt tính, hoàn nguyên, trực tiếp thường thải ra ngoài môi trường với lượng phẩm nhuộm thừa lớn dẫn đến gia tăng hàm lượng chất hữu cơ và độ màu. Thành phần và tính chất nước thải thay đổi liên tục trong ngày. Nhất là tại các nhà máy sản xuất theo qui trình gián đoạn, các công đoạn như giặt, nấu tẩy, nhuộm đều thực hiện trên cùng một máy, do vậy theo từng giai đoạn, nước thải cũng biến đổi, dẫn đến độ màu, hàm lượng chất hữu cơ, độ pH, hàm lượng cặn đều không ổn định. Ngoài ra nước thải từ phân xưởng nhuộm còn được pha loãng một phần với nước thải sinh hoạt hoặc nước thải từ các công đoạn khác như dệt, lò hơi. Nước thải công nghiệp dệt nhuộm gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường sống, độ màu, pH, TS, COD, nhiệt độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn. Hàm lượng chất hoạt động bề mặt đôi khi khá cao, lên đến 10 - 12 mg/l, khi thải vào nguồn nước như sông, kênh, mương tạo màng nổi trên bề mặt, ngăn cản sự khuếch tán của ôxy vào môi trường, gây nguy hại cho hoạt động của thuỷ sinh vật, mặt khác một số hoá chất chứa kim loại nặng như crôm, nhân thơm benzen, các phần chứa độc tố không những có thể tiêu diệt thuỷ sinh vật mà còn gây hại trực tiếp đến dân cư khu vực lân cận. Một số các bệnh nguy hiểm có thể gặp như bệnh ngoài da, ung thư... Bên cạnh đó, độ màu của nước thải quá cao, việc xả liên tục vào nguồn nước đã làm cho độ màu tăng dần, dẫn đến hiện tượng nguồn nước bị vẩn đục, chính các thuốc nhuộm thừa có khả năng hấp thụ ánh sáng, ngăn cản sự hấp thụ của ánh sáng vào nước, do vậy thực vật dần bị huỷ diệt, sinh thái nguồn nước có thể bị ảnh hưởng. Công nghệ dệt nhuộm gây ô nhiễm nặng đến môi trường một mặt do lượng chất rắn hoà tan rất lớn. Mặt khác, khối lượng nước thải cũng lớn, bình quân các nhà máy mỗi ngày thải từ 1000 - 3000 m3 vào cống thải, kênh mương. Với lưu lượng lớn, nước thải tích luỹ, tồn đọng gia tăng mức độ ô nhiễm. Hơn nữa, chất lượng nước thường không ổn định, pH thay đổi liên tục gây khó khăn cho sự thích nghi, sinh trưởng của thuỷ sinh vật. Một số kim loại nặng tồn tại dưới dạng phẩm nhuộm, các hoá chất phụ trợ cũng rất nguy hại, là độc tố tiêu diệt thuỷ sinh vật và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. 6.2. Phương pháp xử lý Về nguyên lý, khi dùng phèn nhôm hay sắt sẽ tạo thành các bông hydroxyt nhôm hay hydroxyt sắt III. Các chất màu và các chất khó phân hủy sinh học bị hấp phụ vào các bông cặn này và lắng xuống tạo bùn của quá trình đông keo tụ. Phương pháp này được ứng dụng để khử màu của nước thải và hiệu suất khử màu cao đối với thuốc nhuộm phân tán. Để tăng cường quá trình tạo bông và trợ lắng, người ta thường bổ sung chất tạo bông như polymer hữu cơ. Phương pháp này sinh ra lượng bùn lớn từ 0,5 – 2,5 kgTS/m3 nước thải xử lý. Bùn này cần được tách nước và chôn lấp đặc biệt. Ngoài khử màu, phương pháp này còn làm giảm COD đáng kể (60 – 70 %). Phương pháp hấp phụ được dùng để khử màu nước thải chứa thuốc nhuộm hòa tan và thuốc nhuộm hoạt tính. Cơ sở của quá trình là hấp phụ chất tan lên bề mặt chất rắn (chất hấp phụ). Các chất hấp phụ thường dùng là than hoạt tính, than nâu, đất sét, cacbonat, magie, trong đó than hoạt tính là chất hấp phụ có bề mặt riêng lớn 400 – 1500 m2/g. Nhu cầu lượng than hoạt tính để xử lý nước thải có màu rất khác nhau, cần phải kiểm tra lượng sử dụng sao cho kinh tế nhất, trong đó cần phải tính đến sự tổn thất cho quá trình hoạt hóa nhiệt cho than từ 5 đến 10%. 6.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải Nước thải từ các công đoạn của nhà máy dệt nhuộm được tập trung về bể điều hòa, nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải để xử lý. Nước thải từ bể điều hòa (theo bơm nước thải) được đưa vào bồn trộn hóa chất cùng với phèn nhôm và PAC (theo bơm hóa chất) nhằm tách các thành phần lơ lửng và thuốc nhuộm phân tán có trong nước thải khi cho các hợp chất cao phân tử vào nước. Dưới tác dụng của chất keo tụ (phèn nhôm) và trợ keo tụ (PAC), pH phù hợp (6 - 8), các hạt cặn lơ lửng được hấp phụ lên bề mặt hạt keo tạo thành các bông nhỏ, các hạt bông này liên kết lại với nhau tạo nên các bông lớn giúp dễ lắng hơn. Quá trình keo tụ làm giảm hơn 80% độ màu và khoảng 70% COD. Nước thải từ bồn trộn hóa chất được đưa vào bể lắng để tách các bông cặn vừa hình thành. Phần trên là lớp nước, cặn sẽ lắng ở phần đáy tam giác của bể. Bùn được tạo ra ở đây được đưa ra sân phơi bùn. Lớp nước ở phần trên của bể lắng (vẫn còn chứa các cặn lơ lửng chưa lắng được) được đưa vào bồn lọc áp lực. Bồn được thiết kế kín, chứa vật liệu lọc bên trong, lượng nước vào liên tục nên tạo áp lực cho lưu lượng nước ra lớn. Ở đây, lượng cặn lơ lửng sẽ được giữ lại trong lớp vật liệu lọc, chúng sẽ được đưa ra sân phơi bùn khi bồn bị nghẹt hoặc tiến hành rửa lọc thông qua bơm rửa lọc. Đối với ngành môi trường, để đảm bảo tiết kiệm nước, luôn luôn sử dụng nước từ bể lắng để rửa lọc. Thường tiến hành rửa lọc sau 3 - 4 giờ khi nhà máy hoạt động cả ngày đêm. Nước sau khi qua bồn lọc áp lực sẽ đạt tiêu chuẩn loại C. Gần đây, qui định về môi trường ngày càng nghiêm ngặt, công ty lại sử dụng thuốc nhuộm hoạt tính có độ hòa tan tốt, nước thải ngày càng có mức độ ô nhiễm cao, nếu chỉ xử lý keo tụ bằng phèn nhôm thì hiệu quả không thể đạt tiêu chuẩn xả thải loại B như qui định. Do đó, nước thải phải qua bồn lọc than hoạt tính để lọc màu trong nước. Nước thải sau khi qua các công đoạn xử lý trên đạt tiêu chuẩn loại B như yêu cầu và được xả ra ngoài. Bể điều hòa Bồn trộn hóa chất Bồn chứa dd PVA Bồn chứa phèn nhôm Bể lắng Sân phơi bùn Bồn lọc áp lực Bồn lọc than Nước thải Bơm rửa lọc Bơm hóa chất P3 Bơm hóa chất P4 Bơm nước thải (P1,P2) Xả ra ngoài Hình 6.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải Hình 6.2 Bồn xử lý nước thải ở xí nghiệp nhuộm Thuyết minh quy trình: Máy bơm nước thải P1, P2 (đặt trong bể điều hòa): khi có nước trong bể điều hòa, bật bơm nước thải P1, P2 để bơm nước thải lên bồn trộn hóa chất. Máy bơm hóa chất P3, P4 (đặt tại dung dịch chứa phèn nhôm, dung dịch PAC): khi nhấn nút bơm nước thải P1 hay P2, do hệ thống được cài đặt một cách tự động, bơm hóa chất P3 (tại bồn dung dịch chứa phèn nhôm) và bơm hóa chất P4 (tại bồn chứa dung dịch PAC) cũng sẽ hoạt động, đồng thời cánh khuấy ở bồn trộn hóa chất cũng hoạt động. Pha mới hóa chất mỗi khi các bồn chứa hóa chất cạn: pha mới hóa chất khi dung dịch trong bồn ở mức vẫn còn có thể bơm được: (3kg phèn + 300l nước)/lần pha cho bồn chứa phèn – khuấy 30 phút/lần pha. (1kg PAC + 300l nước)/lần pha cho bồn chứa PAC– trộn đều khi pha. Hình 6.3. Sơ đồ bồn lọc áp lực – lọc than. Thuyết minh quy trình: Chế độ lọc: Nước đi từ trên xuống trong các bồn lọc. Đây là chế độ vận hành chính của hệ thống. Để hệ thống làm việc theo chế độ này, người vận hành cần thực hiện các thao tác: van 2, 4, 6, 8, 9: mở; van 1, 3, 5, 7, 10: đóng. Sau mỗi ngày hệ thống làm việc, cần tiến hành rửa lọc theo chu kỳ 15 phút/lần rửa. Chế độ rửa lọc: Nước đi từ dưới lên trong các bồn lọc. Để hệ thống làm việc theo chế độ này, người vận hành cần thực hiện các thao tác sau: van 2, 4, 6, 8, 5: đóng; van 1, 3, 7, 9, 10: mở. Sau khi thực hiện các bước trên, kiểm tra lại các thao tác đóng mở van rồi bật bơm rửa lọc (bằng cách nhấn công tắc trên tủ điện). Theo dõi nước xả rửa về sân phơi bùn, khi nào thấy nước trong thì dừng bơm rửa lọc (hoặc theo dõi thời gian rửa lọc kéo dài trong khoảng 15 phút thì cho dừng bơm rửa lọc). Một số điểm cần lưu ý: Sau một thời gian lắng, khoảng 12 giờ, bông cặn tạo ra từ quá trình keo tụ sẽ lắng xuống đáy bể lắng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sau khi lắng. Vì vậy phải tiến hành xả cặn lắng định kì theo chu kì 1 phút/lần. Việc rửa lọc được thực hiện bằng nước bể lắng. Định kì phải xả rửa bồn pha hóa chất và súc rửa đường ống dẫn. Việc tuân thủ qui định hiện hành rửa lọc sẽ quyết định nhiều đến chất lượng nước lọc. Vì vậy, cần phải thực hiện tốt những bước nêu trên. Chương 7. MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN PHẨM CÁC SỰ CỐ KỸ THUẬT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC 7.1. Các phương pháp kiểm tra sản phẩm Nhà máy nhuộm của công ty được thực hiện trên dây chuyền khép kín nên các phương pháp kiểm tra đến chất lượng sản phẩm là rất quan trọng. do đó vải sau khi qua mỗi công đoạn đều được nhân viên cắt mẫu để kiểm tra em có đật yêu cầu để đi tiếp công đoạn tiếp không. Các yếu tố được kiểm tra: - Độ bền màu: dùng máy thử độ bền giặt - Độ bền xé: kiểm tra bằng máy xé - Độ bền ánh sáng: dùng máy kiểm tra - Độ bền mịn: thường thì dùng bằng tay. Tất cả các phương pháp kiểm tra trên đều được thực hiện ở trong phòng thí nghiệm và được thực hiện nghiêm túc. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm: Có 4 yếu tố chính: nhiệt độ, thời gian, vận tốc, áp suất. Nhiệt độ: nếu lên nhiệt độ quá nhanh thì thuốc nhuộm sẽ không ăn sâu vào sơ sợi và ngược lại nếu lên nhiệt độ quá chậm thì thuốc nhuộm sẽ ăn sâu vào xơ sợi làm vải không đều màu, nên khi nhuộm cần phải thực hiện đúng theo quy trình công nghệ mà nhà máy đề ra. Thời gian: nếu thời gian nhuộm quá ngắn thì thuốc nhuộm không thực hiện liên kết chặt chẽ với xơ sợi làm cho vải bị phai màu khi sử dụng. và ngược lại nếu thời gian nhuộm quá lâu thì thuốc nhuộm khuếch tán vào vải nhiều hơn làm vải bị đốm màu. Nên khi nhuộm cần phải thực hiện đúng theo quy trình công nghệ mà nhà máy đặt ra. Vận tốc: nếu vận tốc nhuộm quá nhanh thì thuốc nhuộm sẽ liên kết chặt với xơ sợi làm vải không đều màu, và ngược lại nếu vận tốc quá chậm thì thuốc nhuộm phân tán sâu vào lõi xơ và làm cho vải bị đốm màu, loang màu. Áp suất: nếu áp suất không đủ thì thuốc nhuộm sẽ không phân tán kịp vào xơ dẫn tới loang màu và ngược lại. 7.2. Các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất - Trong nhà máy nhuộm thường xảy ra 3 sự cố chính: - Do thiết bị - Do công nhân làm việc - Do hóa chất 7.2.1. Sự cố về máy móc Loại máy Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục Máy nhuộm cao áp Xì phốt bơm tuần hoàn, xì phốt bạc than phản ứng. Nhiệt độ cao, áp suất cao làm hư hỏng phốt cao su. Thay phốt cao su Kẹt hàng. Do chỉnh áp lực họng jet không phù hợp. Chỉnh áp lực họng jet cho phù hợp với từng loại vải. Máy định hình Hư kim căng. Do lực kéo căng ở nhiệt độ cao làm kim bị căng, bị lục hoặc bị gãy. Đều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Dùng kim đúng chuẩn và thay kim định kỳ Máy sấy Lưới bị rách Nhiệt độ cao và sử dụng lâu năm. Thay mới sau thời gian sử dụng. 7.2.2. Sự cố về sản phẩm Quá trình Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục Quá trình nhuộm Kẹt vải, ngẹt họng jet. Để lâu gây hiện tượng đùn vải, nghiêm trọng hơn có thể làm máy ngưng hoạt động khi vải vướng vào bánh guồng làm bánh guồng không quay được. Đầu cây bị đứt trong quá trình chuyển động do quá trình may đầu cây không kỹ. Cho máy ngừng, hạ nhiệt độ xuống dưới 800C, kiểm tra áp suất về bằng 0. Sau đó dùng mốc kéo vải ra và may lại đầu cây vải cho thật kỹ. Vải không chuyển động hay chuyển động chậm. Dòng chảy trong máy bị sự cố, khối lượng vải cho vào máy quá tải so với công suất máy, vải cho vào bị thắt nút. Sự tạo bọt quá nhiều trong họng máy. Giảm khối lượng vải. Kiểm tra lại áp suất trong họng phun và chỉnh lại tốc độ guồng quay. Thêm chất giảm bọt hay thay đổi chất trợ nhuộm. Hàng bị loang màu, đốm màu, sọc màu. Hàng dệt bị lỗi. Vải bị lỗi trong quá trình tiền định hình. Tẩy hồ không sạch. Pha màu không đều. Do ngừng máy lâu trong quá trình khắc phục sự cố kẹt hàng hay cúp điện đột ngột. Máy chưa được vệ sinh kỹ khi nhuộm các mẻ có màu khác nhau. Nhuộm lại. Mặt hàng bị gãy, bị sượng. Nhiệt độ thay đổi đột ngột. Vải chịu lực ma sát nhiều. Phải hồ và định hình lại. Đồng thời cho thêm các chất bôi trơn và thay đổi nhiệt độ từ từ. Hàng sai mẫu. Pha màu không đúng nồng độ. Vận hành không đúng quy trình. Tiến hành đắp màu hoặc tẩy nhuộm lại. Quá trình vắt ly tâm Vải bị dơ. Do vệ sinh thiết bị không sạch. Vệ sinh lồng quay của thiết bị sau mỗi mẻ. Quá trình hoàn tất. Vải không đều màu. Do trên vải còn các hóa chất dư. Ảnh hưởng của khí nóng. Nếu lượng khí thiếu hay lưu chuyển không đều sẽ làm cho bề mặt vải bốc hơi không đều dẫn đến không đều màu. Cần phải trung hòa vải trước khi sấy. Tăng lượng khí lưu chuyển trong máy sấy. Do công nhân làm việc: do công ty sản xuất nhiều loại mặt hàng khác nhau vì vậy mỗi mặt hàng dù là nhuộm, giặt hay giảm trọng đều phải làm theo đúng quy trình mà nhà máy đã đề ra. Nếu công nhân chỉ cần làm sai một lỗi nhỏ nào trong giai đoạn này như chạy sai quy trình thì lô vải đang xử lý trong nhà máy sẽ bị hư. Vì vậy nên cẩn thận khi làm việc. Do hóa chất: hóa chất của công ty được mua từ ngoài mang vào và đều được thử mẫu nếu đủ tiêu chuẩn mới được sử dụng. nếu công nhân ở phòng pha chế lấy nhầm mẫu chưa thử thì sẽ dẫn đến lô vải bị hư. Các sự cố xảy ra trong an toàn lao động: Tại công ty dệt may Gia Định – Phong Phú đòi hỏi người công nhân đứng máy phải: - Phải nắm vững và thực hiện đầy đủ các quy trình, quy định về an toàn vệ sinh lao động. Tham gia đầy đủ các khóa huấn luyện hướng dẫn về an toàn vệ sinh lao động do công ty tổ chức. - Tuyệt đối không được sử dụng thiêt bị vận hành máy khi chưa nắm vững an toàn lao động đối với náy móc thiết bị. - Không được tự ý di dời, tháo ráp, sũa chữa các phương tiện làm việc, máy móc thiết bị khi không có sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền. - Trong quá trình làm việc, nếu phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây độc hại hoặc nếu có sự cố nguy hiểm có thể xảy ra phải thông báo kịp thời để cấp trên xử lý. - Cán bộ nhân viên trước khi ra về phải kiểm tra và áp dụng biện pháp an toàn lao động về điện nước tại nơi làm việc.Không xả rác, khạc nhổ, phóng uế bừa bãi trong khuôn viên của công ty. - Thường xuyên dọn vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, thu dọn nguyên phế liệu sản phẩm sắp xếp theo đúng nơi quy định và phải đảm bảo an toàn cho sản phẩm. Giám sát: Nhà máy được thiết kế sản xuất trên dây chuyền khép kín từ máy móc cho đến khâu KCS thành phẩm. 7.3. Sự khác nhau giữa thực tế và lý thuyết sản xuất: Trong thực tế sản xuất quy mô lớn và có độ linh hoạt cao hơn so với lý thuyết, nếu bỏ qua một giai đoạn mà vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng thì có thể điều chỉnh cho phù hợp như có thể vừa giảm trọng vừa nhuộm đối với một số loại vải, tùy vào thực tế mà điều chỉnh các thong số này. Lý thuyết: khi được học ở trường, ta chỉ học những hóa chất và quy trình công nghệ đơn giản, thông dụng đối với từng loại vải khác nhau. Thực tế sản xuất: trong thực tế sản xuất, công ty phải dựa trên yêu cầu của khách hàng để chọn ra quy trình phù hợp nhằm tạo ra sản phẩm ra với chất lượng và giá thành tối ưu. 7.4. Một số vấn đề về môi trường: Nguồn chất thải nhà máy phát sinh từ các nguồn rất đa dạng, thành phần ô nhiểm của chúng phụ thuộc vào việc sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào của nhà máy. Chất thải gây ô nhiểm môi trường ở nhiều dạng khác nhau: Đối với nước thải thì mức độ ô nhiểm của nó phụ thuộc vào lượng hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất. Đối với không khí thì mức độ ô nhiểm của chúng là do quá trình sử dụng nguyên liệu đốt như dầu FO và các chất hóa học khi được chuyển sang trạng thái khí, cùng với nhiệt thoát ra tại lò hơi. Với sự quan tâm tới môi trường và đời sống cán bộ công nhân viên trong nhà máy thì công ty đã đưa ra những biện pháp tích cực, bao gồm: Thay thế nhiên liệu đốt cho lò hơi bằng cách sử dụng than đen và xử lý nguồn khói thoát ra. Thay xà phòng chế từ axid béo bằng xà phòng chế rừ những chất tẩy rửa tổng hợp. Thu hồi những chất có khả năng tái sử dụng như: hồ tịnh bột, NaOH, xà phòng, dầu mỡ,…tận dụng tối đa lượng chất thải ra, hạn chế thải ra môi trường. Nâng cao nhận thức hiểu biết về bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Tuyên truyền, giáo dục việc bảo vệ môi trường. Không bố trí khói thải ở các vị trí bất lợi như: đầu hướng gió thổi, gần nhà cao tầng. Thay thế và sử dụng các hóa chất ít ảnh hưởng tới môi trường và thành phần kim loại trong thuốc nhuộm nằm trong giới hạn cho phép không gây ảnh hưởng đến môi trường. Nhà máy có nơi để những rác thải riêng biệt, phân loại chúng và mang di xử lý. Các nguồn nước được bố trí xa kho hóa chất. Tất cả nước thải của nhà máy đều được đưa vào bồn và xử lý trước khi thải ra môi trường. Sáu yêu cầu cần thiết không thể thiếu tại nhà máy để đảm bảo vấn đề ô nhiểm môi trường: Sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. Giảm thiểu sự ô nhiểm phát sinh từ nước thải và khí thải Quản lý các hóa chất nguy hại đảm bảo an toàn. Hợp tác với nhà cung ứng khách hàng để giải quyết có hiệu quả các vấn đề bảo vệ môi trường. Không ngừng cải thiện về môi trường. Tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khách hàng. 7.5. An toàn lao động Để bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng của mọi người và trật tự an ninh trong cơ quan. Quy định về việc phòng cháy chữa cháy như sau: Điều 1: Phòng cháy chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức kể cả các khách hàng đến liên hệ công tác. Điều 2: Cấm việc sử dụng lửa, củi, đun nấu, hút thuốc trong kho nơi sản xuất và nơi cấm lửa. Điều 3: Cấm việc câu, mắc, sử dụng điện, đèn, quạt, bếp điện … trước khi ra về. - Dùng dây đồng, giấy bạc thay cho cầu chì. - Dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm điện - Để các chất dễ cháy gần cầu chì, bằng điện và đường dây dẫn điện. - Dùng khóa mở nắp phuy xăng bằng sắt thép Điều 4: sắp xếp vật tự, hàng hóa trong kho phải gọn gàng, sạch sẽ, xếp riêng từng loại có khoảng cách ngăn cháy, xa mái, xa tường, để tiện việc kiểm tra hàng và cứu chữa khi cần thiết. Điều 5: Khi xuất nhập hàng, xe không được nổ máy trong kho, nơi sản xuất và khi đậu phải hướng đầu xe ra ngoài. Điều 6: Không để chướng ngại vật trên các lối đi lại. Điều 7: Phương tiện dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy, không được lấy sử dụng vào việc khác. Điều 8: Ai thực hiện tốt quy định này sẽ được khen thưởng, ai vi phạm tùy theo mức độ mà xử lý cảnh báo đến truy tố trước pháp luật. - Kiểm tra an toàn thiết bị điện trước khi đóng cầu dao chính. - Tuyệt đối không đóng điện khi có biển báo cấm - Cấm câu móc điện - Cấm sửa chữa hoặc tự ý mở các tủ điện - Cấm để hàng hóa, vật dụng hoặc treo móc quần áo - Không được sờ mó vào các bộ phận máy đang hoạt động - Không được tự ý lấy, di chuyển các dụng cụ phòng cháy chữa cháy và dụng cụ sửa chữa điện. - Phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động khi công tác. - Phải báo ngay cho nhân viên kĩ thuật điện xử lý khi phát hiện các dấu hiệu mất an toàn về điện. Chương 8: CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP 8.1. Công tác phòng cháy chữa cháy Công ty thực hiện tốt an toàn lao động, tại mỗi thiết bị đều có bảng quy định và bảng hướng dẫn công nhân vận hành máy an toàn. Tất cả công nhân viên trong công ty đều chấp hành nghiêm túc nội quy phòng cháy chữa cháy như: Không hút thuốc và sử dụng nguồn nhiệt (lửa, bếp điện) ở nơi sản xuất, kho và những nơi dễ bắt lửa. Hết giờ làm việc, trước khi ra về cán bộ công nhân viên có trách nhiệm tắt đèn, quạt, bàn ủi và kiểm tra tình trạng an toàn PCCC trong khu vực làm việc. Bộ phận phục vụ tại bếp ăn tập thể phải quản lý tốt và chịu trách nhiệm trong vấn đề sử dụng khí đốt. Không để xăng dầu, hóa chất và các chất dễ cháy nổ nơi sản xuất, ngoại trừ những nơi được quy định. Phương tiện PCCC thường xuyên được kiểm tra chất lượng, luôn đầy đủ và ở tư thế sẵn sàng chữa cháy, nghiêm cấm sử dụng dụng cụ PCCC vào việc khác. Ban chỉ huy đội PCCC và toàn thể đội viên PCCC thường xuyên tập luyện phòng cháy chữa cháy. Nắm rõ tiêu lệnh PCCC như sau: Khi phát hiện cháy thì kẻng báo động. Nhanh chóng cúp cầu dao điện. Sử dụng các công cụ PCCC đang có để dập tắt ngọn lửa. Gọi điện thoại cho đội PCCC thành phố số 114 nơi xảy ra cháy 8.2. Vệ sinh công nghiệp Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong công nghiệp nhuộm, và đã đi vào hoạt động một cách hiệu quả. Sau các công đoạn trong quá trình nhuộm đều tiến hành vệ sinh dụng cụ, thiết bị và khu vực làm việc. KẾT LUẬN Trong quá trình thực tập tại công ty, chúng em đã được tìm hiểu về cơ cấu tổ chức công ty, nguyên liệu sản xuất và các quy trình công nghệ nhuộm tại nhà máy. Đồng thời, chúng em còn được tìm hiểu về cách thức vận hành các thiết bị nhuộm tại xưởng sản xuất, các sự cố thường xãy ra cũng như cách khắc phục các sự cố. Tuy nhiên, do thời gian thực tập có giới hạn nên chúng em chỉ có thể tìm hiểu một số quy trình và thiết bị phổ biến, có một số thiết bị vẫn chưa thật sự hiểu rõ như: máy soi màu quang phổ tự động, máy kiểm tra độ bền ánh sáng… và chưa được trực tiếp tham gia nhuộm thử mẫu tại phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, quá trình thực tập chỉ tập trung tìm hiểu ở xí nghiệp nhuộm, không được tìm hiểu ở các xí nghiệp khác như xí nghiệp dệt, xí nghiệp may của công ty. Về phần công ty, nhờ vào những nỗ lực rất lớn từ phía ban lãnh đạo cùng một đội ngũ cán bộ, công nhân viên lành nghề, nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình và tận tụy trong công việc mà các quy trình sản xuất luôn được tiến hành đều đặn, liên tục và đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, công ty hiện nay cũng vấp phải không ít khó khăn. Với mặt bằng tương đối nhỏ, trang thiết bị không tối tân hiện đại như một số công ty dệt may ra đời sau này nên dù được vận hành hết công suất vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu đề ra, khó nâng cao sản lượng. Mặt khác, việc chuẩn hóa màu vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào kinh nghiệm của nhân viên kỹ thuật phòng thí nghiệm nên đôi khi giữa thí nghiệm và thực tế sản xuất có sự sai lệch, làm tổn thất một lượng hóa chất, năng lượng và chi phí. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnôi dung th_c t_p.doc
  • docM_C L_C.doc
Luận văn liên quan