Báo cáo Thực tập tại công ty điện cơ Hà Nội

MỤC LỤC Lời mở đầu. 1 PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY3 1.Qúa trình hình thành và phát triển của công ty qua từng giai đoạn.3 2.Khái quát cơ cấu tổ chức của Công ty.3 Các phân xưởng của Công ty:4 PHẦN II : TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY6 I.Giới thiệu dây chuyền sản xuất ra sản phẩm chính.6 II.Dây chuyền sản xuất động cơ điện.7 III.Dây chuyền sản xuất máy biến áp.14 1.Máy biến áp 3 pha ngâm dầu. 19 2.Máy biến áp 1 pha ngâm dầu.20 3.Máy biến áp khô.21 PHẦN III; CÁC QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ QUẤN, LỒNG, ĐẤU DÂY22 1.Giới thiệu chung về công nghệ.22 2.Xác định các tham số cơ bản và vẽ sơ đồ trải.23 3.Chuẩn bị thiết bị vật tư vật liệu.27 4.Thiết kế dây quấn.28 5.Lồng dây vào rãnh stato.30 7.Quy trình công nghệ gia công mạch từ lồng đấu dây máy biến áp.35

doc38 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4515 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty điện cơ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong thực tế điện có vai trò rất quan trọng. Việc đào tạo ra các kĩ sư nghành điện có vai trò quan trọng không kém. Ngày nay, theo đà phát triển của xã hội mà điều kiện học tập của sinh viên nói chung và sinh vieenn nghành điện nói riêng có nhiều cải tiến thuận lợi. Nghành điện công nghiệp là nghành có nhiều triển vọng trong xã hội hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, em và nhiều bạn sinh viên đã chọn nghành điện là nghề nghiệp của mình sau này. Sinh viên của trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội là sinh viên của một trường kĩ thuật, nên điều kiện thực hành là vô cùng cần thiết. Vì vậy, trước khi tốt nghiệp, nhà trường tạo điều kiện cho chúng em đi thực tập để nâng cao trình độ, tích lũy thêm vốn kinh nghiệm cũng như áp dụng kiến thức mình đã học vào công việc thực tế. Trong quá trình phân công, chúng em đã được vào thực tập tại xưởng chế tạo Biến thế của Công ty Cổ phần Chế Tạo Điện Cơ Hà Nội. Đây là công ty có tiềm năng lớn và điều kiện tốt giúp sinh viên thực tập hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Thanh Phong chúng em đã hoàn thành tốt công việc thực tập của mình. MỤC LỤC PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY Qúa trình hình thành và phát triển của công ty qua từng giai đoạn. Công ty Cổ phần Chế Tạo Điện Cơ Hà Nội là Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam- Bộ Công Thương thành lập vào ngày 15/01/1961 với tên đầu tiên là Nhà máy Chế tạo Điện cơ. Ngày 13/03/1993, Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng có quyết định số 117/QĐ/TCNSDT thành lập lại Nhà máy Chế tạo Điện cơ. Ngày 15/02/1996, Bộ trưởng Bộ công nghiệp có quyết định số 502/QĐ/TCCB về việc đổi tên Nhà máy Chế tạo Điện cơ thành Công ty Chế tạo Điện cơ (HEM). Ngày 27/ 12/2001, Bộ trưởng Bộ công nghiệp có quyết định số 3110/QĐ/TCCB về việc đổi tên Công ty Chế tạo Điện cơ thành Công ty Cổ phần Chế Tạo Điện Cơ ở Hà Nội (HEM). Ngày 08/10/2002, Bộ trưởng Bộ công nghiệp có quyết định số 2527/QĐ/TCCB về việc bổ sung nghành nghề sản xuất, kinh doanh các loại máy biến áp cho Công ty Chế tạo Điện cơ Hà Nội. Ngày 02/11/2004, Bộ trưởng Bộ công nghiệp có quyết định số 118/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Cổ Phần Ché tạo Điện cơ ở Hà Nội thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Chế tạo Điện cơ Hà Nội. Ngày 25/03/2009, Bộ trưởng Bộ công thương có quyết định số 1531/QĐ/BCT về việc phê duyệt phương án chuyển Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Chế tạo Điện cơ Hà Nội thành Công ty Cổ phần Chế Tạo Điện Cơ Hà Nội. Khái quát cơ cấu tổ chức của Công ty. Về đặc điểm bộ máy quản lý Công ty Chế Tạo Điện Cơ Hà Nội chuyển giao công nghệ cao và tiên tiến có quy mô gọn nhẹ, bộ phận gián tiếp được sắp xếp với khả năng và có thể kiêm nhiệm nhiều việc. Công ty thực hiện tổ chức quản lý theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đàu là Giám đốc công ty,người có quyền cao nhất chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động kinh doanh của công ty. Giúp việc cho Giám đốc trong việc quản lý có một phó giám đốc (Phó giám đốc phụ trách kinh doanh). + Ban quản lý kinh doanh của công ty gồm các phòng chính với các nhiệm vụ khác nhau: Phòng tổ chức hành chính. Phòng kinh doanh. Phòng kế toán tổng hợp. Phòng kĩ thuật. + Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm mọi hoat động kinh doanh của công ty. Giám đốc ngoài ủy quyền cho phó giám đốc còn có quyền trực tiếp chỉ huy bộ máy của công ty qua các phòng ban. + Phó giám đốc kinh doanh: giúp giám đốc, phụ trách kinh doanh và có trách nhiệm lập kế hoạch, quản lý nguồn hàng vào ra của công ty. + Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc về tình hình tiền lương, sắp xếp công việc, chế độ khen thưởng… Đảm bảo cho mọi người trong công ty chấp hành quy chế và hợp đồng lao động. + Phòng kĩ thuật: chịu trách nhiệm về kĩ thuật. Các phân xưởng của Công ty: Xưởng lắp ráp: chuyên quấn, lồng đấu và lắp ráp, bảo hành các động cơ điện vừa và nhỏ… Xưởng cơ khí: xưởng cơ khí chuyên gia công các loại rôto và các loại vỏ của các loại máy biến áp, chế tạo vỏ của các động cơ… Xưởng biến áp: chia thành 2 phân xưởng + Xưởng biến áp: chuyên chế tạo, lắp ráp các loại biến áp + Xưởng sửa chữa: chuyên sửa chữa các loại động cơ điện công suất lớn và lắp ráp các động cơ điện cỡ lớn. + Xưởng tủ điện: chuyên lắp ráp các loại tủ điện Xưởng đúc dập: đúc dập stato của các loại động cơ… Trung tâm khuân mẫu và thiết bi: chế tạo các loại khuân mẫu của các động cơ, máy biến áp, tủ điện… Sau đây là cơ cấu tổ chức chính của công ty: Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Kiến Thiết : Chủ tịch HĐQT Ông Nguyễn Trọng Tiếu : Uỷ viên Ông Phạm Mạnh Hà : Uỷ viên Ông Nguyễn Hoa Cương : Uỷ viên Bà Nguyễn Thị Thanh Mai : Uỷ viên Ban giám đốc: Ông Phạm Mạnh Hà : Tổng Giám đốc Ông Đoàn Văn Qúy : Phó Tổng Giám đốc Ông Hà Tiến Lực : Phó Tổng Giám đốc Bà Nguyễn Thị Thanh Mai : Giám đốc tài chính PHẦN II : TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY Giới thiệu dây chuyền sản xuất ra sản phẩm chính. Động cơ điện không đồng bộ 1 pha rôto ngắn mạch công suất đến 3kw, điện áp 110V- 220V. Động cơ điện không đồng bộ 3 pha rôto ngắn mạch và rôto dây quấn các loại công suất đến 2500kw, điện áp 220V/220V, 380V/660V, 3300V/6000V. Tần số 50Hz và 60Hz. Động cơ điện không đồng bộ 3 pha rôto ngắn mạch phòng nổ, phanh từ, phanh thủy lực. Động cơ rôto dây quấn làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại, động cơ thông minh. Động cơ nhiều cấp công suất, nhiều cấp tốc độ. Thiết kế chế tạo các loại động cơ đặc biết theo yêu cầu của khách hàng. Các sản phẩm của công ty được thiết kế và gia công chế tạo trên dây chuyền tiên tiến, hiện đại và tự động hóa cao. Tiêu chuẩn chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn IEC 60034- 1:2004 và được quản lý bởi hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2000 Các dịch vụ sửa chữa động cơ điện và thiết bị điện, XNK động cơ điện, hộp giảm tốc. Chế tạo các loại tủ điện: tủ điện khởi động động cơ, tủ điện phân phối, tủ bù hệ số công suất. Máy biến áp: máy biến áp ngâm dầu 3 pha, máy biến áp ngâm dầu 1 pha, máy biến áp khô. Biến áp dòng đo lường. Các dây chuyền sản xuất ra các sản phẩm của công ty Chế tạo Điện cơ Hà Nội đề dựa trên quy trình công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo tiêu chuẩn Quốc tế và các mặt hàng của công ty sản suất phù hợp với người tiêu dùng. Dây chuyền sản xuất động cơ điện. Động cơ không đồng bộ 3 pha lồng sóc Động cơ không đồng bộ 3 pha dây quấn Máy phát điện Máy phát thủy điện Tổng quan về động cơ điện 3 pha: Động cơ không đồng bộ 3 pha là máy điện xoay chiều, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, có tốc độ của rôto khác với tốc độ từ trường quay trong máy. Động cơ không đồng bộ 3 pha được dùng nhiều trong sản xuất và sinh hoạt vì chế tạo đơn giản, giá rẻ, độ tin cậy cao, vận hành đơn giản, hiệu suất cao và gần như không cần bảo trì. Dải công suất rất rộng từ vài Watt đến 10000hp. Các động cơ từ 5hp trở lên hầu hết là 3 pha còn động cơ nhỏ hơn 1 hp thường là 1 pha. Stato (phần tĩnh) Stato bao gồm vỏ máy, lõi thép và dây quấn. Vỏ máy. Vỏ máy là nơi cố định lõi sắt, dây quấn và đồng thời là nơi ghép nối nắp hay gối đỡ trục. Vỏ máy có thể làm bằng gang nhôm hay lõi thép. Để chế tạo vỏ máy, người ta có thể đúc, hàn, rèn. Vỏ máy có 2 kiểu: vỏ kiểu kín và vỏ kiểu bảo vệ. Vỏ máy kiểu kín yêu cầu phải có diện tích tản nhiệt lớn, người ta làm nhiều gân tản nhiệt trên bề mặt vỏ máy. Vỏ kiểu bảo vệ thường có bề mặt ngoài nhẵn, gió làm mát thổi trực tiếp trên bề mặt ngoài lõi thép và trong vỏ máy. Hộp cực là nơi để dấu điệntừ lưới vào. Đối với độngcơ kiểu kín hộp cực yêu cầu phải kín, giữa thân hộp cực và vỏ máy với nắp hộp cực phải có giăng cao su. Trên vỏ máy còn có bulon vòng để cẩu máy khi nâng hạ, vận chuyển và bulon tiếp mát. Lõi sắt Lõi sắt là phần dẫn từ. Vì từ trường đi qua lõi sắt là từ trường quay, nên để làm giảm tổn hao lõi sắt được làm những lõi thép kỹ thuật điện dây 0,5mm ép lại. Yêu cầu lõi sắt là phải dẫn từ tôt, tổn hao sắt nhỏ và chắc chắn. Mỗi lá thép kỹ thuật điện đều phải phủ sơn cách điện trên bề mặt để giảm tổn hao do dòng điện xoáy gây nên (hạn chế dòng điện phuco) Dây quấn Dây quấn stato được đặt vào rãnh của lõi sắt và được cách điện tốt với lõi sắt. Dây quấn đóng vai trò quan trọng của máy điện vì nó trực tiếp tham gia các quá trình biến đổi năng lượng điện năng thành cơ năng hay ngược lại, ddoognf thời về mặt kinh tế thì giá thành của dây quấn cũng chiếm một phần khá cao trong toàn bộ giá thành máy. Phần quay (Rôto) Rôto của động cơ không đồng bộ gồm lõi sắt dây quấn và trục (đối với động cơ dây quấn còn có vành trượt). Lõi sắt Lõi sắt của rôto bao gồm các lá thép kĩ thuật điện như của stato, điểm khác biệt ở đây là không cần sơn cách điện giữa các là thép vì tần số làm việc trong rôto rất thấp, chỉ vài Hz, nên tổn hao do dòng phuco trong rôto rất thấp. Lõi thép được ép trực tiếp lên trục máy hoặc lên một giá rôto của máy. Phía ngoài của lõi thép có xẻ rãnh để đặt dây quấn rôto Trục Trục máy điện mang rôto quay trong lòng stato, vì vậy nó cũng là một chi tiết rất quan trọng. Trục của máy điện tùy theo kích thước có thể được chế tạo từ thép Cacbon từ 5 đến 45. Trên trục của rôto có lõi thép, dây quấn, vành trượt và quạt gió. Khe hở Vì rôto là một khối tròn nên khe hở đều. Khe hở trong máy điện không đồng bộ rất nhỏ (0,2÷ 1mm trong máy cỡ nhỏ và vừa) để hạn chế dòng từ hóa lấy từ dưới vào, nhờ đó hệ số công suất của máy cao hơn. + Động cơ không đồng bộ 3 pha lồng sóc Động cơ 3 pha không đồng bộ có ưu điểm chung là hiệu suất cao, mômen mở máy khỏe, tiếng ồn và độ rung thấp, kiểu dáng hình thức đẹp. Kích thước lắp đặt và dãy công suất phù hợp với tiêu chuẩn IEC. Chất lượng động cơ được đảm bảo bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001. Động cơ được sử dụng rộng rãi để truyền động trong các máy móc, thiết bị như máy cắt gọt kim loại, máy bơm, quạt gió, máy nghiền trộn, máy xay xát. Động cơ được thiết kế theo kiểu kín, được làm mát bằng quạt gió. Cấp bảo vệ của động cơ IP44. Chế độ làm việc liên tục. Lõi thép stato và rôto được chế tạo bằng thép lá silic chất lượng cao. Dây quấn stato là dây đồng được phủ lớp cách điện bằng ê may. Động cơ cách điện cấp B. Bộ dây stato được tẩm sấy chân không. Thanh dẫn và vành chập của rôto được đúc nhôm có độ tinh khiết cao. Rôto động cơ cỡ nhỏ được đúc áp lực cao. Toàn bộ rôto được cân bằng động đảm bảo cho động cơ làm việc êm, không rung, không ồn. Dãy công suất  : 0,37~ 132Kw Chiều cao tâm trục  : 71~ 355mm Điện áp : 220/380V, 380/660V Tần số  : 50Hz Thông số kỹ thuật Kiểu Type Công suất Out put Tốc độ Speed Diện áp Voltage Dòng điện Current Hiệu suất Efficiency Hệ số công suất Power factor Tỷ số mômen cực đại Maximum torque ratio Tỷ số mômen khởi động Starting torque ratio Tỷ số dòng điện khởi động Starting current ratio Ikđ /Iđđ Khối lượng Weight Ngang Foot mounting Mặt bích Flange mounting kW HP Vg/ph rpm V A ŋ% cosφ Mmax/Mđđ Mkđ/ Mđđ Kg Tốc độ đồng bộ 3000vg/ph.2p=2 Synchronous speed 3000 rpm.2p=2 2K63M2 0,12 0,15 2670 220/380 0,6/0,3 65 0,83 2,2 2,0 6,0 8,5 17,5 Tốc độ đồng bộ 1000vg/ph.2p=6 Synchronous speed 1000 rpm.2p=6 kW Hp Vg/ph V A ŋ% cosφ Mmax/Mđđ Mkđ/Mđđ Ikđ /Iđđ Ngang Bích 3K90L6 0,5 0,75 920 220/380 3,0/1,7 67,5 0,71 2,2 2,0 4,0 20 21,5 Tốc độ đồng bộ 750vg/ph.2p=8 Synchronous speed 750 rpm.2p=8 kW Hp Vg/ph V A ŋ% cosφ Mmax/Mđđ Mkđ/Mđđ Ikđ /Iđđ Ngang Bích + Động cơ không đồng bộ 3 pha rôto dây quấn Cấu tạo của Rôto dây quấn bao gồm: lõi thép, dây quấn và trục máy Lõi thép: gồm các lá thép kĩ thuật điện giống stato, các lá thép này lấy từ phần ruột bên trong khi dập lá thép stato, mặt ngoài có xẻ rãnh, dây quấn rôto. Ở giữa có lỗ để gắn với trục máy. Trục máy được gắn với lõi thép rôto và làm bằng thép tốt. Dây quấn: được đặt trong lõi thép rôto, và phân làm 2 loại chính: loại rôto kiểu lồng sóc và loại rôto kiểu dây quấn. + Loại rôto dây quấn: có dây quấn giống như dây quấn stato. Trong máy điện công suất trung bình trở lên, dây quấn rôto thường là kiểu dây quấn song hai lớp vì bớt được dây đầu nối, kết cấu dây quấn trên rôto chặt chẽ. Trong máy điện cỡ nhỏ, thường dùng dây quấn đồng tâm một lớp. Dây quấn bap ha của rôto thường đấu sao, ba đầu còn lại được nối với ba vành trượt làm bằng đồng gắn ở đầu trục, cách điện với nhau và với trục. Thông qua chổi than và vành trượt, có thể nối dây quấn rôto với điện trở phụ bên ngoài để cải thiện tính năng mở máy, điều chỉnh tốc độ hoặc điều chỉnh hệ số công suaatscuar máy. Khi làm việc bình thường, dây quấn rôto được nối ngắn mạch. Cách nối dây rôto dây quấn với điện trở bên ngoài và kí hiệu của nó trong các sơ đồ điện. Dây chuyền sản xuất máy biến áp. ØMáy biến áp 3 pha ngâm dầu ØMáy biến áp 1 pha ngâm dầu Ø Máy biến áp khô +Định nghĩa máy biến áp Máy biến áp là một thiết bị điện từ loại tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở hệ thống khác với tần số không thay đổi. Do đó máy biến áp chỉ làm nhiệm vụ chuyền tải hoặc phân phối năng lượng chứ không biến đổi năng lượng. Nếu một cuộn dây được đặt vào một nguồn điện áp xoay chiều (gọi là cuộn dây sơ cấp), thì sẽ có một tử thông sinh ra với biên độ phụ thuộc vào điện áp sơ cấp và số vòng dây quấn sơ cấp. Từ thông này sẽ móc vòng các quận dây quấn khác (dây quấn thứ cấp) và cảm ứng trong dây quấn thứ cấp có một sức điện động mới, có giá trị phụ thuộc vào số vòng dây quấn thứ cấp. Với tỷ số tương ứng giữa số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp chúng ta sẽ có tỷ lệ tương ứng giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp. + Cấu tạo máy biến áp Máy biến áp có các bộ phận chính như sau: lõi thép (mạch từ), dây quấn và vỏ máy. Lõi thép máy biến áp: Lõi thép dùng làm mạch từ để dẫn từ thông, đồng thời làm khung để đặt dây quấn. Thông thường để giảm tổn hao do dòng điện xoáy sinh ra, lõi thép cấu tạo gồm các lá thép kỹ thuật điện (tole silic) dày 0,35mm ghép lại đối với máy biến áp hoạt động ở tần số đến vài trăm Herzt. Đối với các máy biến áp dùng trong lĩnh vực thông tin, tần số cao, thường cấu tạo bởi các lá thép permolloy ghép lại. Theo hình dạng lõi thép, có hai mạch từ : Kiểu trụ: gồm 2 cuộn dây nằm trên hai trụ của lõi thép chữ nhật. Loại này có khuyết điểm là từ tản giữa hai quận quá lớn nên máy bị sụt áp nhiều. So với máy biến áp cùng công suất, mạch từ máy biến áp một pha kiểu trụ sẽ thấp hơn. Máy biến áp bốn trụ và hai trụ có công suất mỗi trụ chỉ bằng một nửa công suất tổng, trong khi máy biến áp năm trụ có công suất mỗi trụ chỉ bằng một phần ba công suất tổng. Kiểu bọc: gồm hai cuộn dây đồng tâm, cuộn hạ áp nằm trong (sát lõi thép), cuôn cao áp nằm ngoài để dễ cách điện. + Nguyên lý hoạt động Nguyên lý hoạt động của máy biến áp dựa trên dựa trên ý niệm về cảm ứng điện từ. Để tăng điện từ, mạch từ được cấu tạo bởi vật liệu dẫn từ tốt (vật liệu tole silic) thay vì dùng mạch từ là không khí. Dây quấn 1 có N1 vòng dây và dây quấn 2 có N2 vòng dây được quấn trên lõi sắt 3 Khi đặt một điện áp xoay chiều U1 vào dây quấn 1 (dây quấn sơ cấp), sẽ có dòng điện i1 chạy trong dây quấn 1 Trong lõi sinh ra từ thông ϕ móc vòng với cả hai dây quấn 1 và 2, cảm ứng ra sức điện động e1 và e2. Dây quấn 2 (dây quấn thứ cấp) có sức điện động e2 sẽ sinh ra dòng điện i2 đưa ra tải với điện áp xoay chiều u 2. Như vậy, năng lượng của dòng điện xoay chiều đã được truyền từ dây quấn 1 sang dây quấn 2. Nếu N2 > N1 thì U2 > U1, I2 < I1 : Máy tăng áp. Nếu N2 I1 : Máy giảm áp. + Dây quấn Dây quấn máy biến áp làm nhiệm vụ truyền dẫn năng lượng, thường bằng đồng hoặc nhôm. Theo cách sắp xếp và bố trí của dây quấn cao áp và hạ áp, người ta chia thành hai loại dây quấn chính: dây quấn đồng tâm và dây quấn xen kẽ. Dây quấn đồng tâm:tiết diện ngang là các vòng tròn đồng tâm, dây quấn phía hạ áp thường quấn trong gần trụ thép, còn dây quấn cao áp quấn phía ngoài bọc lấy dây quấn hạ áp. Dây quấn xen kẽ: các dây quấn của bánh dây hạ áp và cao áp xen kẽ nhau dọc theo lõi thép. (hình ảnh trang 17) + Vỏ máy Gồm hai bộ phận: thùng và lắp thùng Thùng máy biến áp: thường cấu tạo bằng thép, có dạng tròn hay bầu dục. Để đảm bảo tuổi thọ vận hành cuả máy biến áp, phải tăng cường làm mát máy bằng cách ngâm máy biến áp trong thùng đựng đầy dầu. Nhờ sự đối lưu trong dầu, nhiệt tryền từ các bộ phận bên trong máy biến áp sang dầu, rối từ dầu qua vách thùng ra môi trường xung quanh. Tùy theo dung lượng của máy biến áp, chúng ta có hình dáng và kết cấu của thùng dầu khác nhau. Đối với máy biến áp dung lượng từ 30 kVA trở xuống, thường dùng loại thùng dầu đơn giản vỏ ngoài phẳng. Đối với máy biến áp cỡ trung bình và lớn, người ta thường dùng loại thùng có cách tản nhiệt. Nắp thùng: dùng để đậy kín thùng dầu, và trên có các chi tiết khác như: Sứ cách điện đầu ra của dây quấn hạ và cao thế. Bình giãn dầu: dầu trong thùng máy biến áp thông qua bình gian dầu giãn nở tự do. Ống bảo hiểm: làm bằng thép, thường là hình trụ nghiêng. Một đầu nối với thùng, một đầu bịt bằng một đĩa thủy tinh. Nếu vì một lý do nào đó, áp suất trong thùng dầu tăng lên đột ngột, đầu thủy tinh sẽ vỡ, dầu theo đó phụt ra ngoài để giảm áp suất nén trong thùng. + Công dụng máy biến áp. Bộ điều chỉnh điện áp của dây quấn cao áp. Máy biến áp dùng để tăng điện áp từ máy phát điện lên đường dây tải điện đi xa và giảm điện áp ở cuối đường dây để cung cấp cho tải. Ngoài ra, chúng còn được dùng trong các lò nung, hàn điện, đo lường hoặc làm nguồn điệncho các thiết bị điện, điện tử. Nghiên cứu chế độ hoạt động không tải của máy biến áp là rất cần thiết. Qua đó, chúng ta có thể xác định được các đại lượng chính của máy biến áp, bằng phương pháp tính toán và phương pháp thực nghiệm như: tỷ số biến áp, dòng điện không tải và tổn hao không tải. Hơn nữa, phối hợp giữa đặc tính không tải và đặc tính có tải, chúng ta có thể xác định được hiệu suất của máy biến áp. Máy biến áp 3 pha: Máy biến áp 3 pha so với máy biến áp 1 pha có trọng lượng nhỏ hơn, nên rẻ hơn, mặt khác hiệu suất lại cao hơn. Việc hạn chế sử dụng máy biến áp 3 pha công suất lớn do khó khăn về mặt phương tiện vận chuyển. Công suất đơn chiếc máy biến áp 3 pha hiện nay lớn hơn 700 MVA với tần số 50Hz, điện áp 500KV. Theo cấu tạo của lõi thép, người ta chia máy biến áp 3 pha thành kiểu bọc và kiểu lõi trụ. Máy biến áp kiểu bọc có thể xem như là 3 máy biến áp 1 pha kiểu bọc có ghepschung mạch từ. Biên độ từ thông ở gong bằng nửa biên độ từ thông ở trụ. Máy biến áp kiểu bọc thường dùng dây quấn xen kẽ Máy biến áp 3 pha kiểu trụ có thể chia làm 2 loại: loại đối xứng và loại không đối xứng. Máy biến áp 3 pha ngâm dầu Vỏ máy được gấp cánh sóng tự dãn nở khi thể tích dầu tăng lên hoặc giảm xuống theo nhiệt độ của máy và môi trường, được thử nghiệm xuất xưởng theo tiêu chuẩn IEC- 76, TCVN. Với kiểu máy này, dầu trong máy không tiếp xúc với không khí và hơi ẩm, do vậy mà tránh được sự oxy hóa và ngăn chặn độ ẩm xâm nhập, nâng cao chất lượng máy. Máy có van giảm áp đặt trên nắp thành tránh hư hại vỏ máy khi áp suất tăng cao do sự cố của máy tụ gây ra, có phao chỉ thị màu đặt trên nắp để kiểm tra mức dầu. Nhiệt kế trên lắp cho biết nhiệt độ lớn nhất của lớp dầu trên cùng. Máy biến áp 1 pha ngâm dầu. Dung lượng 10 KVA Tiêu hao không tải Po 45W Dòng điện không tải 2% Tải ở 75°C 200W Tiêu hao ngắn mạch ở 75°C 245W Điện ngắn mạch Un 2- 2.4% Efficiency P.F=”1 ½ load 98.14% Full load 97.61% Kích thước tổng quát (mm) ϕA 457 L1 675 L2 - H 980 h 300 Trọng lượng dấu 65 kg.s Tổng trọng lượng 220 kg.s Máy biến áp khô. Cùng với máy biến áp dầu, máy biến áp khô cũng là một sản phẩm mà HEM đang chú trọng phát triển. cùng với máy biến áp dầu, máy biến áp khô đang là sự lựa chọn cho các tòa nhà chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng, cao ốc. Do máy biến áp khô sử dụng không khí là chất làm mát nên có rất nhiều ưu điểm: Chống cháy: Máy biến áp khô có cuộn dây đúc bằng nhựa epoxy với đặc tính không bắt lửa, tự dập tắt lửa và chống cháy do tia lửa điện. Chịu được lực ngắn mạch lớn: Cuộn dây được đúc nhựa epoxy có sức bền cơ và điện rất cao kết hợp với kết cấu máy vững chắc chịu được lực do ngắn mạch gây ra, do va chạm bề ngoài và các rung động khác thường. Chống ẩm tốt: Cuộn dây đúc nhựa epoxy làm tăng sức bền cách điện và không làm giảm tính cách điện do hơi ẩm gây ra và những phản ứng làm lão hóa vật liệu cách điện, ngay cả sau một thời gian dài không bảo dưỡng. Kích thước gọn: Với kiếu dáng nhỏ gọn và kích thước nhẹ, được thể hiện qua mẫu thiết kế, qua hình dáng của quận dây và được đúc nhựa epoxy dưới môi trường chân không và vật liệu cách điện tốt. Tổn thất ngắn mạch thấp, độ ồn thấp; Tổn thất ngắn mạch thấp, độ ồn thấp được thể hiện bằng việc sử dụng tôn silic ít tổn thất và vật liệu cách điện tốt. Khả năng chịu quá tải cao: Quận dây đúc nhựa epoxy có hệ số thời gian gia nhiệt cao vì thế có thể chịu được quá tải cao. Bảo dưỡng dễ dàng: Không cần kiểm tra mức dầu cũng như thử nghiệm mẫu dầu, máy biến áp khô không càn phải bảo dưỡng định kì như máy biến áp dầu. Tuy nhiên máy biến áp khô cần được lắp đặt ở những nơi sạch sẽ và ít bụi bẩn. Môi trường an toàn: Sử dụng máy biến áp khô rất an toàn, khi có sự cố rất ít khi gây cháy nổ. Khi sử dụng máy biến áp khô, không có hiện tượng phát sinh dầu hay khí độc vào khí quyển. Phạm vi sử dụng; Máy biến áp khô phù hợp với những nơi lắp đặt như sau: + Trong các tòa nhà cao tầng, trung cư cao cấp, trường học, bệnh viện, khu trung cư đông đúc. + Trong các đường hầm +Trong các nhà máy đòi hỏi độ an toàn, vệ sinh cao như: nhà máy chế biến thực phẩm, hóa dầu… + Trên tàu, các giàn khoan khai thác ngoài khơi xa, nơi có yêu cầu chống cháy nổ cực kì nghiêm ngặt. + Cảng hàng không + Trên khu cầu trục. PHẦN III; CÁC QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ QUẤN, LỒNG, ĐẤU DÂY Giới thiệu chung về công nghệ. Công nghệ Ngay từ khi thành lập, công ty đã được nhà nước cung cấp thiết bị toàn bộ và chuyển giao công nghệ sản suất động cơ điện. Sau những năm hoạt động, công ty đã trang bị thêm nhiều thiết bị tiên tiến, mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Công ty đang áp dụng nhiềuphương tiện kỹ thuật tiên tiến cho việc quản lý doanh nghiệp và thiết kế, chế tạo động cơ điện: mạng máy tính nội bộ, mạng máy tính công nghiệp truyền số liệu từ phòng thiết kế đến các máy gia công tự động (CNC), phần mềm thiết kế động cơ điện chuyên dụng SPEED của Anh. Chất lượng sản phẩm của công ty. Sản phẩm của công ty được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC 60034. TCVN 1987- 1994. Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001: 2008. Sản phẩm của công ty được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm tiêu dung ưa thích nhiều năm liền . Được tổng cục đo lường chất lượng Nhà nước chứng nhận chất lượng hàng sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu. Xác định các tham số cơ bản và vẽ sơ đồ trải. Dây quấn xếp đơn Bước quấn dây. Bước quấn dây thứ nhất phải chọn sao cho suất điện động trong phần tử là lớn nhất. Muốn thế thì hai cạnh tác dụng của phần tử phải cách nhau một bước cực vì lúc đó, trị số suất điện động của hai cạnh có giá trị bằng nhau và ngược chiều nhau. Và do trong một phần tử đuôi của hai cạnh tác dụng nối với nhau nên suất điện động tổng số học của hai suất điện động hai cạnh tác dụng. Nếu biểu thị suất điện động của mỗi cạnh tác dụng bằng một vecto thì suất điện động của hai cạnh tác dụng này cùng phương và vecto suất điện động tổng của phần tử bằng hai lần vecto suất điện động của mỗi cạnh tác dụng. Vì mỗi dãnh nguyên tố dưới mỗi bước cực bằng (trong đó p là số đôi cực) nên tốt nhất là y1= . Nếu y1= không phải là số nguyên thì phải chọn y1 bằng một số nguyên gần bằng nên tổng quát có y1= là một số nguyên Khi y1= ta có dây quấn bước đủ Khi y1= ta có dây quấn bước dài. Khi y1= ta có dây quấn bước ngắn. Quấn dây thường được thực hiện theo bước ngắn vì đỡ tốn đông hơn. Dù là bước dài hay bước ngắn thì suất điện động của phần tủ cũng nhỏ hơn so với bước đủ vì vecto suất điện động của hai cạnh tác dụng không cùng phương nữa nên phải cộng vecto hai suất điện động đó mà không thể cộng số học trị số của chúng được. Bước dây quấn tổng hợp y và bước trên vành góp yG Đặc điểm của dây quấn xếp đơn là hai đầu dây của một phần tử nối vào hai phiến đổi chiều nhau nên yG=1 Cũng từ đây ta thấy bước tổng hợp y cũng phải tăng 1, ta có : y= yG=1 Bước dây quấn thứ hai y2 Có thể xác định y2 theo y1 và y Theo định nghĩa ta có : y2= y1- y Do đặc điểm về bước dây của kiểu quấn này nên các phần tử nối tiếp nhau đều xếp lên nhau nên gọi là dây quấn xếp Dây quấn xếp phức tạp. Điểm khác biệt giữa hai dây quấn xếp đơn và dây quấn xếp phức tạp chỉ ở bước dây yG. Nếu yG =m (trong đó m=2 ;3 ;…. Số nguyên) thì ta có dây quấn xếp phức tạp. Thường chỉ dùng m=2 và trong máy công suất thật lớn mới dùng m>2. Nếu có những phần tử chừa lại thì nối với nhau thành một dây quấn xếp xen kẽ nhau và nối song song với nhau thông qua chổi than và hình thành dây quấn xếp phức tạp. Dây quấn sóng đơn. Đặc điểm của dây quấn sóng đơn là hai đầu của phần tử nối với hai phiến đổi chiều cách rất xa nhau và hai phần tử nối nhau cũng cách xa nhau nên nhìn thấy cách đấu gần giống nhau như làn sóng. Cách xác định bước dây thứ nhất y1 giống như dây quấn xếp đơn, chỉ khác ở yG. Khi chọn yG trước hết yêu cầu suất điện động sinh ra trong hai phần tử nối tiếp nhau cùng chiều như vậy suất điện động mới có thể cộng số học với nhau được. Muốn thế thì hai phần tử phải nằm dưới các cực từ cùng cực tính, có vị trí tương đối gần giống nhau trong từ trường, nghĩa là cách nhau quãng hai bước cực. Mặt khác các phần tử nối tiếp nhau sau khi quấn vòng quanh bề mặt phần ứng, trở về bên cạnh đầu tiên dể lại tiếp tục nối các phần tử khác quấn vòng thứ hai. Nếu số đôi cực là P thì muốn cho các phần tử nối tiếp nhau đi một vòng bề mặt phần ứng, phải có P phần tử, hai phiên đổi chiều nối với hai đầu của phần tử cách ly yG phiến, do đó muốn cho khi quấn xong vòng thứ nhất, đầu cuối của phần tử phải kề với đầu của phần tử đầu tiên thì số phiến đỏi chiều mà các phần tử vượt qua phải bằng : PyG = G Và ta có : yG = Nếu lấy dấu «  «  có dây quấn trái, lấy dấu « + » có dây quấn phải Theo định nghĩa của các bước dây quấn ta có : Y= yG y2= y- y1 Dây quấn sóng phức tạp Trong dây quấn sóng nếu các phần tử nối tiếp nhau khi quay một vòng quanh bề mặt phần ứng không trở về vị trí phần tử đầu mà cách hai hoặc m phần tử thì ta được dây quấn sóng phức tạp. Cứ tiếp tục quấn như vậy thì vòng sau cách vòng trước hai m phần tử cho đến khi mạch kín. Nếu có những phần tử còn lại thì chúng ta nối với nhau theo quy luật trên hợp thành hai hay m mạch kín khác. Căn cứ vào cách quấn dây trên ta có : PyG = G, do đó bước trên vành góp bằng : yG = Các bước dây quấn khác giống như ở dây quấn sóng đơn. Sơ đồ trải Dây quấn 1 lớp. Dây quấn 2 lớp(kép) Chuẩn bị thiết bị vật tư vật liệu. Chọn kiểu dây quấn, sự khác nhau giữa các dây quấn chủ yếu là số đôi mạch nhánh. Với số phần tử như nhau, nếu số đôi mạch nhánh càng nhiều thì số phần tử nối tiếp trong mỗi mạch sẽ giảm đi nên suất điện động của mạch nhanh nhỏ, dòng điện phản ứng lớn. Về nguyên tắc, khi máy có dòng điện lớn, điện áp thấp thì các dây quấn có số đôi mạch nhánh nhiều và ngược lại khi dòng điện nhỏ, điện áp cao thì cần dây quấn có số đôi mạch nhánh ít mà số phần tử nối tiếp nhau. Khi chọn dây quấn còn phải xét đến công suất của máy và kỹ thuật chế tạo cũng như tính kinh tế, phạm vi ứng dụng của các loại dây quấn không được phân chia một cách rõ ràng. Có thể tham khảo bảng sau. Tên dây quấn y=yG y1 y2 Số đôi mạch nhánh Phạm vi ứng dụng Xếp đơn y1-y P Máy công suất vừa, điện áp thường và công suất điện áp cao Xếp phức tạp y1-y mp Máy công suất nhỏ, điện áp thấp hoặc công suất lớn,điện áp thường Sóng đơn y1-y l Máy công suất nhỏ và vừa, điện áp cao hoặc tương đối cao Sóng phức tạp y1-y m Máy công suất vừa, điện áp cao. Thiết kế dây quấn. Dây quấn rôto Việc chọn kiểu dây quấn và kiểu rãnh stato có thể theo cách sau : Với điện áp , chiều cao tâm trục 160mm có thể chọn dây quấn một lớp đồng tâm đặc trong rãnh nửa kín. Với h=180-250mm dùng dây quấn hai lớp đặc vào rãnh nữa kín. Với h 250mm dùng dây quấn hai lớp phần tử cứng đặc vào rãnh nữa hở. Với điện áp cao, U=6000V, dùng dây quấn hai lớp phần tử cứng, đặc vào rãnh hở. Dây dẫn tiết diện tròn hiện nay thường dùng dây men cách điện cấp E trở lên. Dây dẫn tiết diện chữ nhật thường dùng loại bọc hai lớp sợi thủ tinh cách điện cấp B trở lên. Muốn chọn kích thước dây trước hết phải chọn mật độ dòng điện J của dây dẫn. Căn cứ vào dòng điện định mức để tính ra tiết diện cần thiết. Việc chọn mật độ dòng điện ảnh hưởng đến hiệu suất và sự phát nóng của máy, và sự phát nóng này chủ yếu phụ thuộc vào tích số AJ. Trong máy điện không đồng bộ, tích số AJ theo đường kính ngoài lõi sắt Dn Sơ bộ tính tiết diện dây dẫn thành phần bằng : Trong đó : a1 : Số mạch nhánh song song của dây quấn n1 : Số sợi ghép song song. Căn cứ vào chọn tiết diện dây quy chuẩn S1 từ đó được đường kính dây tiêu chuẩn. Chọn a1 và n1 thích đáng để đường kính dây không kể cách điện d. Đối với dây men thì đường kính không lớn hơn 1,7mm khi lồng dây bằng tay và không lớn hơn 1,4mm khi lồng dây bằng máy để khỏi ảnh hưởng đến độ bền cơ của lớp men cách điện. Xác định số rãnh stato. Khi thiết kế dây quấn stato cần xác định số rãnh của 1 pha dưới mỗi cực q1. Nên chọn q1 trong khoảng từ 2. Thường lấy q1=3. Với máy công suất nhỏ hoặc tốc độ thấp, lấy q1=2. Máy tốc độ cao công suất lớn có thể chọn q1=6. Chọn q1 nhiều hay ít có ảnh hưởng đến số rãnh stato Z1. Số rãnh này không nên nhiều quá, vì như vậy diện tích cách điện rãnh chiếm chiếm chỗ so với số rãnh ít sẽ nhiều hơn, do đó hệ số lợi dụng rãnh sẽ kém đi.Mặt khác, về phương diện độ bền cơ mà nói răng sẽ yếu. Ít răng quá sẽ làm cho dây quấn phân bố không đều trên bề mặt lõi thép nên sức từ động phần cứng có nhiều sóng bật cao. Trị số q1 nên chọn số nguyên vì cải thiện được đặc tính làm việc và khả năng làm giảm tiếng kêu của máy. Chỉ trong trường hợp không thể tránh được mới dùng q1 và phân bố với mẫu số là 2. Sở dĩ như vậy vì sức từ động sóng bật cao và sóng răng của dây quấn với q1 là phân bố trong máy điện không đồng bộ là máy có khe hở rất nhỏ, dễ sinh ra rung, mômen phụ và làm tăng tổn hao phụ. Sau khi chọn q1 thì số rãnh stato bằng: Z1=2*m*p*q1 Và bước răng stato; t1= Thiết kế lõi sắt rôto Sự khác nhau giữa các kiểu máy không đồng bộ là ở rôto. Tính năng của máy tôt hay xấu cũng là ở rôto. Để thỏa mãn các yêu cầu khác nhau, có thể chế tạo thành loại rôto dây quấn, rôto lồng sóc đơn, rôto rãnh sâu, rôto lồng sóc kép… Rôto dây quấn Động cơ công suất đến 10-15 kW trước đây dùng dây quấn tiết diện tròn một lớp đồng tâm hai mặt phẳng (với 2p=4) hay 3 mặt phẳng (2p=2). Khi ấy rôto chọn rãnh nữa kín hình ô van hay quả lê với miệng rãnh b42=1,5-2mm số pha rôto m2=3 và nối hình sao. Trong những năm gần đây, dây quấn rôto thường dùng loại xếp 2 lớp và sơ đồ dây quấn không khác với dây quấn stato. Dây quấn cấu tạo từ những thanh dẫn tiết diện hình chữ nhật không lớn lắm, tạo thành các phần tử cứng đặt vào trong thành hở có bề rộng 3,3- 5,6mm để tránh tổn hao đập mạch và tổn hao bề mặt trên răng stato và để cho hệ số khe hở không khí không lớn lắm. Dây quấn này được sử dụng cho những chiều cao tâm trục đến 280mm. khi h>280mm thường dùng dây quấn sóng kiểu thanh dẫn. Ưu điểm của loại dây quấn này ngoài việc giảm khối lượng đồng ở phần đầu nối ra còn cho phép nâng cao điện áp ở vành trượt và như vậy sẽ làm nhỏ dòng điện qua chổi than. Lồng dây vào rãnh stato. Quy trình quấn dây: Làm khuôn quấn dây. Thực hiện: Bước quấn dây của động cơ là 1:10 và 2:9 Ngoài ra còn chú ý rằng quận dây tiếp theo có đường kình là như dây mẫu thì ở giữa các vòng dây có một khoảng cách gọi là tồn lại giữa các đầu nối dây quấn. Vòng dây mẫu được thực hiện trên rãnh và được đặt vào khuôn quấn dây. Khi lựa chọn khuôn quấn dây cần chú ý các điểm: Bề rộng giữa các cuộn dây (bề rộng của các tầng) Bề rộng các bước cuộn dây Chu vi cuộn dây(vòng dây mẫu) Bề rộng của các cuộn dây và bề rộng rãnh Bề rộng của các cuộn dây và bề rộng bước dây tùy theo sự lựa chọn nủa khuân dây quấn. Chu vi quận dây đạt được qua điều chỉnh nửa khuân dây quấn ở máy quấn dây. Điều chỉnh khuân dây cuốn tiếp tục đến khi cứ chặn lại ở dầm và quấn nhóm bối dây mẫu. Thực hiện: Máy đếm (bộ đếm vòng dây) đặt ở vị trí 0 Đặt sẵn dây ngắn để tháo quận dây Dây quấn được định vị chặt và quấn cuộn dây thứ nhất . Khi quấn một nhóm bối dây đồng tâm thì quấn bối nhỏ trước rồi đến bối lớn tiếp theo. Sau khi quấn một cuộn có thể để cuộn dây nối tiếp điều chỉnh máy đếm về vị trí 0, thực hiện bước nhảy quấn tiếp cuộn sau. Khi các nhóm bối dây quấn xong thì cuộn dây cuối cùng của dây quấn được tháo ra. Tháo từng cạnh bối dây, các quận dây được giữ nguyên dạng của nó. Tháo ốc tai hồng của khuôn. Khuôn dây cuốn đặt ở trong rãnh của dầm căng, sẽ được dịch chuyển về phía trung tâm qua đó có thể lấy được các nhóm bối dây ra khỏi thiết bị quấn dây. Làm bìa lót cách điện rãnh. Chiều dài của bìa cách điện rãnh tính theo chiều dài rãnh +6mm (cách điện rãnh cần lồi ra ngoài mỗi bên 3mm). Nếu bìa cách điện gấp mép ở 2 đầu thì chiều dài của bìa cách điện là chiều dài rãnh+12mm Bề rộng của cách điện rãnh tính theo chu vi phía dưới của rãnh đến cổ rãnh. Cách điện rãnh được cắt bằng kéo cắt dập Đầu tiên cắt chiều dài và tiếp đó đến bề rộng. Khi cắt chú ý chiều gấp của polime. Cuộn giấy poliesterfoile. Đầu tiên cắt thử mẫu cách điện rãnh và cho vào khít trong rãnh. Nếu chiều dài, rộng của cách điện rãnh đúng như quy định thì có thể cắt và gấp cách điện rãnh hàng loạt đủ số lượng cần thiết. Đẩy cách điện vào trong rãnh sao cho cách điện rãnh vừa khít với các dạng rãnh vì không được làm nhỏ tiết diện rãnh. Để khóa rãnh người ta sử dụng một tấm cách điện trên độ lớn (chiều rộng) của tấm chắn trên phụ thuộc theo khoảng cách vùng trên của rãnh xác định nó bằng phép đo. Chiều dài của tấm cách điện tương ứng với chiều dài của cách điện rãnh. Tấm cách điện trên được cắt bằng kéo cắt dập, sau đó gấp chéo đi. Qua sự chéo góc giúp cho đẩy tấm cách điện trên vào rãnh được dễ dàng. Lồng dây vào rãnh. Thực hiện: Trong stato phải đặt một miếng giấy cách điện. Miếng bìa cách điện cứng. Trong trường hợp đó phải làm nhỏ cuộn dây qua việc kéo nhẹ ở hai đầu cuộn dây. Tháo dây buộc cạnh bên phải của cuộn dây nhóm bối dây đươc xê dịch cẩn thận trong stato. Cạnh phải của cuộn dây đặt trên tấm giấy cứng(hoặc giấy cách điện). Tấm giấy cứng để tránh dây dẫn rơi xuống rãnh do sơ ý. Trải từ từ cạnh phải của cuộn dây lớn xuống rãnh. Ngón tay trái và ngón tay trỏ nắm hai đầu của cuộn dây, các dây đồng riêng lẻ qua chuyển động của ngón cái và ngón trỏ rơi xuống rãnh từ từ. Sau khi đặt xong cạnh của các bối dây có thể khóa rãnh bằng các tấm cách điện trên. Lót cách điện pha và bó đầu dây quấn. Cắt, lót cách điện pha Thực hiện: Đo độ cao của đầu dây và giữa chiều rộng của nhóm bối dây đặt trong. Chú ý các kích thước xác định. Đặt dạng cách điện pha tương ứng của nhóm bối dây có thể dùng kéo cắt bằng tay. Bó đầu dây quấn. Trình tự làm việc: Sửa lại đầu dây quấn cho đúng dạng Kiển tra các vòng dây và cuộn dây riêng lẻ, sửa chữa lại chỗ chéo nhau hoặc chỗ gập lại hoặc bung ra. Kiểm tra cách điện pha đúng vị trí chưa và chưa đúng thì sửa chữa lại. Buộc các cạnh của cuộn dây. Băng được xuyên qua đầu nối dây bằng một cái kim(có thể dùng dây đồng xoắn lại sâu băng vào. Sau khi đã băng hoàn tất ở hai đầu, kiểm tra lại dạng đầu nối có bị biến dạng không, nếu có thì sửa lại. Trong và sau khi băng, các cách điện pha phải nằm đúng vị trí. Khóa rãnh bằng tấm cách điện trên và đấu dây quấn. Khóa rãnh bằng tấm cách điện trên Đẩy nhẹ tấm cách điện trên vào rãnh. Tấm cách điện trên có chiều dài của cách điện rãnh cần nhô ra ở phía trước rãnh khoảng 3mm . Sau khi đã đặt các cạnh phải của cuộn dây xong, chèn rãnh lại thì có thể tiếp tục đặt các cạnh trái của bối dây và chèn ( khóa) lại. Các nhóm bối dây không được để biến dạng. Đấu dây quấn Thực hiện. Ta đã biết đầu dây bên trái của cuộn dây được kí hiệu là đầu đầu và đầu dây bên phải được kí hiệu là đầu cuối. Sử dụng sơ đồ mạch hoặc bảng đấu dây để đấu các nhóm bối dây thành pha dây quấn. Pha U-X. Với pha V-Y và W-Z người ta sử dụng cùng Phuong pháp. Ở pha V-Y đặt đầu đầu ở rãnh 8 và pha W-Z đặt đầu đầu ở rãnh 14. Hàn các mối nối của các bối dây. Khi hàn cần phải được thực hiện ở ngoài đầu dây quấn của động cơ, để mỏ hàn và chì hàn nhỏ giọt xuống không làm hỏng dây quấn. Các mối nối đã hàn được bao phủ bằng gen cách điện và bẻ đầu dây xuống. Dầu dây các pha U, V, W và đầu cuối các pha X, Y, Z được hàn với lõi cáp(NYAF 0,75 mm2) vị trí hàn được che phủ bằng gen cách điện. gen cách điện cần phải lên ở mỗi phía điểm hàn khoảng 20mm. Kí hiệu các cáp U,V,W và X, Y, Z và nối vào các đầu ra của hộp nối dây. Công nghệ sơn tẩm, lắp ráp, kiểm tra. Trong công nghệ sản xuất máy điện, việc sấy và tẩm chất cách điện cho động cơ rất quan trọng. Còn trong trường hợp sửa chũa nhỏ, đơn chiếc, điều kiện tẩm sấy còn hạn chế nhưng nếu biết kỹ thuật tẩm sấy và đúng phương pháp thì vẫn đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của máy. Việc tẩm chất cách điện cho dây quấn động cơ nhằm mục đích: + Tránh bộ dây quấn bị ẩm. + Nâng cao độ chịu nhiệt. + Tăng độ bền cách điện. + Tăng độ bền cơ học. + Chống được sự sâm nhập của hóa chất. Công việc tẩm sấy động cơ điện gồm 3 giai đoạn: + Sấy khô trước khi tẩm. + Tẩm vemi cách điện trên bộ dây quấn. + Sấy khô chất cách điện. Cách sấy động cơ có nhiều phương pháp tùy theo khối lượng máy nhiều hay ít, kích thước lớn hay nhỏ… Với sửa chữa nhỏ có thể có nhiều phương pháp: Phương pháp tẩm sấy bằng tia hồng ngoại. Cách sấy này khác với cách sấy nhiệt bằng điện trở. Chủ yếu nhờ vào khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ do tia hồng ngoại để biến thành nhiệt năng và bề mặt của vật được sấy. như thế, chất cách điện được làm khô dần từ lớp bên trong ra phía ngoài. Tia hồng ngoại được sản xuất ra bởi bóng đèn có tim, khi được thắp sáng đỏ, vì vậy nguồn điện cung cấp cho đèn sấy nên giảm thấp từ 20-30% điện áp định mức của đèn. Để tăng cường sự phản xạ nhiệt và phân phối đều nhiệt lượng nên lót kim loại sáng bóng bên trong tủ sấy. thông thường cứ im 3 cần từ 1-2kW. Phương pháp tẩm sấy bằng dòng điện. Phương pháp này cho dòng điện vào bộ dây quấn và dùng dây quấn tỏa nhiệt để tự sấy khô chất cách điện đã tẩm. Như thế nhiệt tỏa ra từ bên trong làm bay hơi dung môi, khô nhanh chất cách điện. Khi sấy động cơ, điện áp đưa vào bộ dây quấn khỏang 15- 20% điện áp định mức của bộ dây quấn. các quận pha được mắc với nhau thành tam giác hở. Dòng điện qua bộ dây quấn có thể bằng dòng điện định mức. Cần trang bị một rơ le bảo vệ để tránh dòng điện sấy vượt quá định mức, thời gian sấy ít nhất 10 giờ. Sau khi sấy xong, kiểm tra điện trở cách điện bằng mê-ga-ôm kế (500V).Ở nhiệt độ còn nóng 95-100°C, điện trở cách điện của stato ít nhất phải lớn hơn 1 M . Thường dùng phương pháp tẩm sấy chân không, động cơ được cho vào lò sấy chân không sau được cho hơi nòng vào đó, khoảng thời gian ít nhất 12 giờ. Công nghệ lắp ráp và kiểm tra. Đối với động cơ loại nhỏ khi nồng đấu dây xong thì tiến hành kiểm tra. Bộ phận chuyên kiểm tra là KCS. Điện áp được cấp vào động cơ sau đó kiểm tra xem động cơ có đạt đúng công suất đặt ra không ngoài ra còn kiểm tra động cơ có bị dò điện hay không sau đó động cơ được tẩm sấy cuối cùng chuyển tới lắp ráp. Vỏ động cơ được gia công sau đó dùng máy ép stato lắpvào vỏ, cuối cùng là khâu kiểm tra và xuất xưởng. Quy trình công nghệ gia công mạch từ lồng đấu dây máy biến áp. Vật liệu chế tạo mạch từ. Mạch từ của máy biến áp thường được chế tạo bằng các lá thép kỹ thuật điện. thép kỹ thuật điện là kim loại đa tinh thể do nhiều tinh thẻ dạng khối tạo thành. Tùy thuộc vào chế độ cán mà cấu tạo tinh thể cũng khác nhau. Việc dùng tôn cán nguội thay cho tôn cán nóng cho phép nâng cao từ cảm lên. Giảm được khối lượng mạch từ đồng thời giảm được tổn hao và dòng điện không tải. tổn hao trong các máy dùng tôn cán nguội chiếm từ 0,1 đến 0,2 công suất máy, trong khi không tải dùng tôn cán nóng là 0,3%. Trong khi làm việc thép kỹ thuật điện bị già hóa theo thời gian, sự già hóa này được đánh giá bằng hệ số già hóa tính bằng %. Đối với thép kỹ thuật điện thì tính dẫn điện, tính dãn từ của nó ảnh hưởng cảu tác động cơ học và nhiệt độ . ảnh hưởng của quá trình cắt và đổ lỗ trong quá trình pha tôn và độ lỗ sẽ chịu tác động của cơ khí. Kết cấu tinh thể của thép tại mép cắt sẽ bị biến cứng. sự biến cúng của thép sẽ làm giảm từ cảm và tăng tổn hao. Sự biến cứng chỉ xảy ra ở mép cắt nơi chịu ứng xuất cơ khí mạnh nên mức độ giảm chất lượng phụ thuộc vào chiều dài mép cắt và chất luongj dụng cụ cắt ảnh hưởng của việc ép mạch từ khi ép mạch từ đặc biệt với tôn cán nguội cần xác định được lực ép tối ưu. Nếu mạch ép không đủ lớn thì kết cấu mạch từ sẽ lỏng lẻo và dễ biến dạng, nếu lực ép quá lớn tính dẫn từ của thép kỹ thuật điện sẽ giảm. Ảnh hưởng của nhiệt: sự biến cứng sẽ làm giảm tính dẫn từ của mạch điện. để khắc phục người ta sử dụng phương pháp ủ lá tôn . Ảnh hưởng do va đập, uốn, bể và chất lượng trong quá trình vận chuyển, lắp ghép. Thép kết cấu: thép kết cấu để làm các chi tiết như gông từ, ty treo bu long, các tấm thép hai bên trụ và gông. Kết cấu mạch từ máy biến áp. Mạch từ máy biến áp được ghép lại từ nhiều là thép kỹ thuật điện, các lá thép này được ghép theo nhiều kiểu 1 pha, 3 pha theo công dụng và điều kiện làm việc của máy biến áp. Máy biến áp 1 pha: tận dụng ưu điểm của thép cán nguội, và tổn hao nhỏ, đường sức từ có hướng nên người ta tận dụng tính chat này vào lõi thép kiểu quấn, vwad đảm bảo tình dẫn từ của thép vừa tránh dược các khe hở khi lắp ghép, điều này giảm được đáng kể dòng không tải và nâng cao công suất nhưng nhược điểm là quấn khó chặt, khó lắp ráp quận dây. Mạch từ máy biến áp 3 pha: lõi sắt hình tim vẫn là kết cấu cổ điển được chọn làm kiểu lắp ghép cho máy biến áp 3 pha vì có ưu điểm: + kết cấu đơn giản, làm việc chắc chắn. + công nghệ chế tạo ít phức tạp Mô tả kết cấu mạch từ máy biến áp 3 pha: + Trụ có đặt cuộn dây + Gông phần không đặt cuộn dây để khép kín mạch từ. Gông thường được ép bằng sắt chữ U. + xà kẹp trên và dưới liên kết với nhau bằng các ty đứng và ty ép xà. Để giữ cho lõi tôn đững vững ta lắp thêm thanh kê lõi tôn. Tổ nối dây của máy biến áp. Tổ nối dây máy biến áp được hình thành do sự phối hợp kiểu đấu dây sơ cấp so với kiểu đấu dây thứ cấp. Nó biểu thị góc lệch pha giữa các suất điện động dây sơ cấp và dây thứ cấp cảu máy biến áp. Góc lệch pha phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: Chiều quấn dây. Cách kí hiệu các đầu dây. Kiểu đấu dây sơ cấp và thứ cấp. Vệ sinh an toàn lao động. Sau hai tháng thực tập tại Công ty Cổ phần Chế tạo Điện cơ Hà Nôi, chúng em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong thực tế công việc. Em đã định hình được công việc của mình sau này. Sinh viên chúng em đã biết thêm và có cơ hội được thực hành, áp dụng những kiến thức mình học vào thực tế. Ngoài việc chúng em được tìm hiểu về các thiết bị máy công nghiệp, chúng em còn được tìm hiểu về tác phong làm việc va khả năng làm việc theo nhóm. Em xin cảm ơn các cô các chú trong xưởng chế tạo biến thế đã luôn tạo điều kiện giúp dỡ chúng cháu thực tập với điều kiện tôt nhất. Trong quá trình thực tập chúng em luôn được sự hướng dẫn và theo dõi của thày chủ nhiệm NGUYỄN THANH PHONG. Em xin cảm ơn thầy đã hướng dẫn và giúp đỡ chúng em thực tập và viết báo cáo. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập tại công ty điện cơ hà nội(chi tiết).doc