Lời nói đầu
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang chuyển sang vận động theo cơ chế thị trường, ngành điện cũng như các ngành kinh tế quốc dân khác cần có sự củng cố và phát triển, tìm ra những hướng đi đúng cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế để ngành điện thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền công nghiệp của đất nước.
Sau gần hai tháng thực tập tại công ty điện lực thành phố Hà nội với sự dạy giỗ và giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản lý đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn thực tập cho Em thầy Trần Văn Bình, và sự giúp đỡ của các cô các bác trong phòng Kế hoạch của công ty điện lực thành phố Hà Nội để em có thể hoàn thành bản báo cáo thực tập này .
Bám sát theo nội dung của bản đề cương được giao để Em xác định được mục đích của đợt thực tập là tự mình làm quen với công việc sản xuất kinh doanh nơi thực tập đồng thời cũng là dịp để Em so sánh những kiến đã được trang bị tại trường với thực tế đang diễn ra ở doanh nghiệp .Ngoài ra còn có một mục đích rất quan trọng đó là thu thập các số liệu cần thiết để làm đồ án tốt nghiệp .
Với mục đích như vậy, bản báo cáo thực tập này của em tập trung vào phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh, công tác kế hoạch về đầu tư phát triển và công tác kế hoạch giảm tổn thất ,tình hình cung cấp và sử dụng điện tại công ty diện lực thành phố Hà Nội .
Kết cấu của bản báo cáo này được chia thành các phần chính như sau:
1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty điện lực Hà nội
- Lịch sử hình thành và phát triển
- Chức năng và nhiệm vụ
- Cơ cấu tổ chức và quản lý.
2/ Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty điện lực Hà nội
- Tình hình cung cấp và sử dụng điện hiện nay tại các khu vực địa bàn quản lý của công ty điện lực Hà nội.
- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật lưới điện phân phối
- Nhu cầu điện của khu vực.
- Tình hình tài chính và vốn đầu tư cần thiết cho các dự án quy hoạch cải tạo lưới điện khu vực Hà nội.
- Tổn thất và các biện pháp giảm tổn thất điện năng.
- Các vấn đề tồn tại và phương hướng giải quyết.
3/ Giải pháp và đề xuất nếu có.
- Giải pháp về kỹ thuật
- Giải pháp về quản lý kinh tế.
- Giải pháp về quản lý tài chính.
4/ Công tác kế hoạch giảm tổn thất
Cho em được phép cảm ơn khoa Kinh tế và quản lý trường đại học Bách khoa Hà nội, Đặc biệt là Thầy Trần Văn Bình giáo viên hướng dẫn thực tập cho Em cùng các cô, các chú trong phòng kế hoạch công ty điện lực Hà nội, đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong thời gian thực tậ
66 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11662 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty điện lực Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.404
267.999.524
11.8 %
- 0.9 %
* Tỷ lệ tổn thất điện năng theo năm
Qua bảng trên ta thấy điện nhận đầu nguồn tăng lên hàng năm
Năm 1997 so với năm 1996 tăng 283.989.735 Kwh hay 18,32%
Năm 1998 so với năm 1997 tăng 158.749.196 Kwh hay 8,65 %
Năm 1999 so với năm 1998 tăng 197.463.163 Kwh hay 9,91%
Tốc độ tăng bình quân là 12,21% năm. Đây là mức tăng khá lớn thể hiện khả năng cung ứng điện cho nhu cầu tiêu thụ của thành phố.
Điện thương phẩm cũng tăng lên qua các năm:
Năm 1997 so với năm 1996 tăng 265.297.503 Kwh hay 20,89%
Năm 1998 so với năm 1997 tăng 153.790.764 Kwh hay 10,02%
Năm 1999 so với năm 1998 tăng 237.214.853 Kwh hay 14,04%
Tốc độ tăng bình quân là 14,9% năm. Tốc độ tăng tương đối cao hàng năm cho thấy nhu cầu sử dụng điện của thành phố ngày một tăng lên.
Tốc độ tăng bình quân và rốc độ tăng hàng năm của sản lượng điện thương phẩm đều lớn hơn tốc độ tăng của sản lượng điện đầu nguồn. Chứng tỏ việc quản lý sử dụng điện của khách hàng và việc thực hiện các biện pháp giảm tổn thất đã mang lại kết quả tốt. Cụ thể là tỷ lệ tổn thất đã giảm được 6,02% , từ 18,09% năm 1996 xuống còn 12,07% năm 1999
Năm 1997 so với năm 1996 giảm 1,78%
Năm 1998 so với năm 1997 giảm 1,05 %
Năm 1999 so với năm 1998 giảm 3,19%
Kết quả giảm 3,19% của năm 1999 so với năm 1998 đã chứng tỏ sự cố gắng vượt bậc của Công ty Điện lực Hà nội trong việc thực hiện chương trình giảm tổn thất
Tuy nhiên xét về mặt lượng thì sản lượng điện tổn thất mỗi năm đều xấp xỉ 300 triệu Kwh, tương ứng với khoảng 200 tỷ đồng. Đây là một con số thiệt hại khá lớn đối với ngành điện.
· Năm 1996 là năm có ý nghĩa sâu sắc đối với CBCNV ngành điện thủ đô.
Từ 1/6/1996 nhà nước điều chỉnh giá bán điện, đặc biệt là việc tính thêm mức giá bậc thang đối với các hộ sử dụng điện sinh hoạt – thành phần phụ tải chiếm tỷ trọng lớn nhất và gây nhiều tổn thất. Do có nhiều yếu tố tác động nên mặc dù đã có nhiều cố gắng, năm1996 đã không thực hiện được việc cải tạo hoàn thiện lưới điện hạ thế. Điều này có tác động trực tiếp đến việc thực hiện chỉ tiêu tổn thất điện năng của toàn Công ty. Tỷ lệ tổn thất năm 1996 khá cao: 18,09 % ứng với 280.494.539Kwh.
· Bước sang năm 1997, Công ty điện lực Hà Nội vừa ổn định về tổ chức theo điều lệ hoạt động vừa triển khai thực hiện các nhiệm vụ Tổng Công ty điện lực Việt Nam giao. Công ty đã xây dựng được quy trình kinh doanh điện năng mới, phù hợp với tình hình thực tế. Tỷ lệ tổn thất điện năng năm 1997 đã giảm thấp hơn so với năm 1996 là 1,78% nhưng lượng điện tổn thất lại tăng cao hơn so với năm 1996 là 1,78% nhưng lượng điện tổn thất lại tăng cao hơn so với năm 1996 là 18.692.233 Kwh do còn một số mặt tồn tại sau:
Công tác quản lý công tơ tuy có nhiều tiến bộ , các đơn vị đã làm đủ thủ tục khi nhập, xuất và thanh lý công tơ song việc thay công tơ mất ,chết , cháy đôi khi còn chưa kịp thời dẫn đến khách hàng dùng điện thẳng. Chất lượng công tơ có trường hợp không đảm bảo, công tơ vừa treo trên lưới đã chết hoặc lúc chaỵ lúc dừng.
Việc quản lý tổn thất các trạm công cộng của 4 điện lực nội thành còn nhiều thiếu sót nên chưa giải quyết dứt điểm được số trạm công cộng có tỷ lệ tổn thất cao trên 30% .
Việc kiểm tra vi phạm sử dụng điện có một số trường hợp truy thu và phạt không dứt điểm.
Việc triển khai các công trình cải tạo lưới điện còn chậm so với kế hoạch đề ra.
· Tỷ lệ tổn thất năm 1998 giảm so với năm 1997 được 1,05 % , Điện năng tổn thất chỉ tăng hơn năm 1997 là 4.958.432 Kwh. Để đạt được kết quả này toàn Công ty cũng đã phải cố gắng rất nhiều. Mô hình tổ quản lý điện phường đã phát huy được nhiều ưu điểm. Do gần dân, nắm vững địa bàn quản lý nên tổ đã sửa chữa hư hỏng kịp thời , đề xuất được nhiều biện pháp chống lấy cắp công tơ, ngăn chặn kịp thời việc khách hàng lấy cắp điện hoặc có hành vi phá hoại hệ thống đo đếm điện. Các trạm công cộng có tỷ lệ tổn thất cao mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức 25% trở lên. Trong năm 1997, do có sự thay đổi về cơ chế, phương thức và tổ chức hoạt động nên công tác kiểm tra sử dụng điện bị nhiều ảnh hưởng. Lượng điện năng truy thu được giảm rất nhiều so với năm 1996, gần 2tr.Kwh.
· Năm 1999 Công ty Điện lực Hà Nội đã đạt được một thành tích đáng kể trong việc thực hiện giảm tổn thất. Tỷ lệ tổn thất giảm 3,19% - gấp 3 lần so với năm 1998 và gần gấp đôi so với năm 1997. Lượng điện năng tổn thất cũng giảm đáng kể: 39.751.690Kwh so với năm 1998. Tỷ lệ tổn thất và điện năng tổn thất năm 1999 là thấp nhất kể từ năm 1996, mặc dù sản lượng điện nhận đầu nguồn là cao nhất. Có được kết quả này là do nỗ lực của toàn thể CBCNV toàn Công ty trong hoạt động kinh doanh sản xuất điện năng .
Công tác kiểm tra sử dụng điện đã dần đi vào nề nếp đã phát huy tác dụng ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực của một số khách hàng. Ngoài ra, các điện lực còn tổ chức kiểm tra theo diện rộng, cuốn chiếu những khu vực có tổn thất cao, mở hòm kiểm tra hàng chục ngàn công tơ đang vận hành.
Lưới điện hạ thế cũng được cải tạo khá hơn các năm trước như ở khu vực Tây Hồ, Từ Liêm, Thanh Trì. Lưới trung áp quận Đống Đa cũng được hoàn thiện, củng cố. Nhờ vậy mà đã hạn chế được tình trạng ăn cắp điện, góp phần làm giảm tổn thất điện năng.
Tuy nhiên vẫn còn một số mặt tồn tại cần khắc phục :
Công tác quản lý khách hàng đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa là một công việc thường xuyên, cần nâng cao chất lượng toàn diện hơn nữa.
Chất lượng công tơ trên lưới ở nhiều khu vực chưa cao, cần được thay thế, nên dẫn đến tổn thất điện năng ở một số trạm công cộng còn lớn hơn 25%.
Công tác điều hoà phụ tải chưa được quan tâm đúng mức.
Công tác kiểm tra chống lấy cắp điện ở ngoại thành còn yếu, hiện tượng lấy cắp điện ở các xã nông nghiệp còn chưa được ngăn chặn .
Công tác kiểm tra, phúc tra ghi chỉ số công tơ chưa được đẩy mạnh.
*Phân tích tổn thất điện năng theo quý
Năm
QuýI
QuýII
QuýIII
QuýIV
1997
1998
1999
2000
17,41
15,26
11,56
9.66
17,76
18,09
15,75
11,22
16,99
12,77
12,02
11,15
15,03
13,6
8,41
11.35
Trung bình
15,93
18,24
14,58
13,40
Tổn thất điện năng xảy ra ở tất cả các thời điểm trong năm nhưng tỷ lệ tổn thất xảy ra giữa các quý là không đều đặn. Điện năng cung cấp và tiêu thụ của các thành phần phụ tải khác nhau biến đổi theo từng thời kỳ: điện cho sinh hoạt tăng cao vào vào dịp tết, mùa he, điện cho nông nghiệp cũng cần nhiều vào mùa hè. Do đó, cần nắm chắc đặc điểm này để quản lý điện năng tốt hơn.
Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ tổn thất điện năng của quý II là cao nhất và tỷ lệ tổn thất quý IV là thấp nhất trong năm.
· Tỷ lệ tổn thất quý II tăng lên cao một phần do nhu cầu sử dụng điện thời kỳ này rất lớn. Quý II là thời gian sau Tết, các doanh nghiệp bắt đầu một chu kỳ sản xuất mới, sản lượng điện tiêu thụ tăng lên. Điện cần cho sinh hoạt cũng bắt đầu tăng lên do yếu tố thời tiết, ít nhiều gây tới tâm lý hộ sử dụng. Mặt khác, thời gian này, các biện pháp giảm tổn thất điện năng mới được xây dựng và thực hiện, chưa phát huy được hiệu quả. Do đó , tuy sản lượng điện nhận đầu nguồn chỉ lớn thứ 2 sau quý III nhưng tỷ lệ tổn thất lại cao nhất trong năm.
· Tỷ lệ tổn thất quý IV giảm thấp nhất trong năm. Thời kỳ này, 2 thành phầnphụ tải chủ yếu là phụ tải công nghiệp và phụ tải sinh hoạt đều giảm nhu cầu tiêu thụ, điện cho nông nghiệp cũng giảm thấp. Do vậy, lượng điện tổn thất cũng giảm. Hơn nữa trong quý IV, hầu hết các công trình cải tạo lưới điện đều được hoàn thành, công tác kiểm tra sử dụng điện cũng được đẩy mạnh, do đó việc quản lý điện đạt kết quả tốt. Nhờ vậy quý IV có tỷ lệ tổn thất thấp nhất trong năm mặc dù lượng điện nhận đầu nguồnkhông phải là thấp .
Sau đây ta đi sâu nghiên cứu tổn thất điện năng trong quý II thông qua tỷ lệ tổn thất của các tháng.
Biểu : Tỷ lệ lệ tổn thất của các tháng trong quý II.
Năm
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ (%)
1997
1998
1999
2000
16,16
15,18
17,19
13.45
17,97
22,31
15,68
11,56
17,17
16,37
14,58
10.23
Bảng trên cho ta thấy tình hình tổn thất điện năng quý II một cách cụ thể hơn. Nếu như tỷ lệ tổn thất theo quý còn mang tính chất quy luật một cách tương đối thì tỷ lệ tổn thất các tháng trong quý lại rất không ổn định .
Năm 1996 tỷ lệ tổn thất tháng 4 là cao nhất và tháng 6 là thấp nhất.
Năm 1997 tỷ lệ tổn thất tháng 5 là cao nhất và tháng 4 là thấp nhất
Năm 1998 tỷ lệ tổn thất tháng 5 là cao nhất và tháng 4 là thấp nhất
Năm 1999 tỷ lệ tổn thất tháng 4 là cao nhất và tháng 6 là thấp nhất.
Tuy nhiên tỷ lệ tổn thất tháng 4 và tháng 5 năm 1996 là cao hơn cả. Sở dĩ như vậy là từ tháng 4/1995, cùng với Sở điện lực Hà Nội được chuyển thành Công ty Điện lực Hà Nội, cách tính tổn thất cũng có sự thay đổi. Trứơc tháng 4/1995, Sở điện lực Hà Nội, mua điện đầu nguồn của Công ty Điện lực 1 tại lưới 35, 10, 6KV. Từ tháng 4/1995 Công ty Điện lực Hà Nội mua điện đầu nguồn của Tổng Công ty Điện lực Việt nam tại lưới 110KV. Do chưa kịp thích ứng với tình hình mới, chưa áp dụng những biện pháp quản lý phù hợp nên tổn thất điện năng cho đến tháng 4/1996 cao tới 28,46%. Và cũng chính vì thế mà tỷ lệ tổn thất của các tháng trong quý II/1997,1998,1999 tương đối đồng đều. Tỷ lệ tổn thất các tháng quý II/1999 là thấp nhất và có sự giảm dần. Điều này phù hợp với tình hình tổn thất chung của năm 1999.
Quý IV là quý có tỷ lệ tổn thất thấp nhất trong năm
Biểu : Tổn thất điện năng các tháng trong quý IV
Năm
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ (%)
1996
1997
1998
1999
2000
17,58
17,12
17,04
12,99
11,45
17,47
17,00
15,76
8,95
13,77
17,45
16,23
12,22
8,31
10.03
Nhìn chung, tỷ lệ tổn thất điện năng các tháng trong quý IV khá ổn định và có sự giảm dần từ tháng 10 đến tháng 12. Tỷ lệ tổn thất tháng 10, 11, 12 năm 1996, 1997 không có sự thay đổi đáng kể. Năm 1998, 1999 tỷ lệ này có chiều hướng giảm rõ rệt. Đặc biệt tỷ lệ tổn thất tháng 11, 12 năm 1999 rất thấp: 8,95% và 8,31%. Điều đó chứng tỏ Công ty có nhiều tiến bộ trong việc quản lý kinh doanh điện năng và chống tổn thất điện năng.
Thông thường, tỷ lệ tổn thất tháng 12 là thấp nhất trong năm. Vì điện năng tiêu thụ cho nông nghiệp không đáng kể và đặc biệt điện sinh hoạt giảm nhiều. Vậy, Công ty cần thực hiện các biện pháp phân phối điền hoà công suất sử dụng hợp lý, có thể khuyến khích tăng cường sử dụng điện cho sản xuất vào thời kỳ này để tránh lãng phí điện, nhằm giảm thấp hơn nữa tỷ lệ tổn thất.
+. Tổn thất điện năng của các Điện lực
Điện lực
1997
1998
1999
2000
Hoàn Kiếm
Hai Bà Trưng
Ba Đình
Đống Đa
Từ Liêm
Thanh Trì
Gia Lâm
Đông Anh
Sóc Sơn
17,25
16,08
16,18
17,53
6,4
6,42
6,44
6,5
7,11
15,98
14,28
14,07
16,04
6,34
6,15
6,56
6,38
7,11
13,36
8,79
10,66
12,64
6,89
5,15
5,98
6,93
6,38
(Điện lực Tây Hồ và Thanh Xuân tính chung tổn thất điện năng năm 1998,1999 với Ba Đình và Đống Đa)
Tổn thất điện năng xảy ra khác nhau ở các khu vực khác nhau. Hà Nội có 4 điện lực quận nội thành ( từ 7/1997 là 6 điện lực) và 5 điện lực huyện ngoại thành, mỗi khu vực có đặc điểm sử dụng điện khác nhau. Điện thương phẩm cho nội thành luôn chiếm tỷ trọng cao, còn điện cho ngoại thành chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Điện thương phẩm của các quận nội thành chủ yếu cung cấp cho ánh sáng sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Còn điện thương phẩm của ngoại thành lại chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, một phần cho sản xuất công nghiệp và ánh sáng sinh hoạt nông thôn.
Việc tính toán điện năng tiêu thụ và tổn thất cho các điện lực trước đây chưa được đầy đủ vì trên thực tế chưa tách riêng được đường dây của các điện lực, do vậy không có kết quả đo đếm điện năng chính xác. Trong năm gần đây , Công ty điện lực có nhiều cố gắng trong công vịêc lắp đặt công tơ ranh giới, đo đếm riêng cho từng điện lực. Nhờ đó mà nâng cao hiệu quả quản lý và kinh doanh đối với từng điện lực, tính toán tổn thất điện năng cũng trở nên chính xác hơn.
Nhìn vào số liệu của bảng trên ta thấy:
Các điện lực nội thành có tỷ lệ tổn thất cao hơn hẳn các điện lực nội thành. Các điện lực nội thành có tỷ lệ tổn thất cao trên 10%, thậm chí có khi tới 22% như điện lực Đống Đa, còn các điện lực ngoại thành có tỷ lệ tổn thất chỉ từ 5% đến 9%. Điều này chứng tỏ các quận nội thành là khu vực chính gây tổn thất điện năng. Vì tuy diện tích nội thành chỉ chiếm 4,3% diện tích toàn thành phố nhưng lại là nơi tập chung dân cư đông đúc, nhiều cơ quan xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Với lượng dân cư lớn và luôn biến động, nhu cầu điện năng của các quận nội thành cũng luôn biến động và gây khó khăn trong công việc quản lý , cung cấp điện dẫn đến tỷ lệ tổn thất điện cao. Tỷ trọng điện thương phẩm của nội thành lớn hơn của ngoại thành, tỷ lệ tổn thất lại cao hơn do vậy gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh bán điện của Công ty .
Trong các điện lực thì điện lực Đống đa có tỷ lệ tổn thất điện năng cao nhất, tiếp đến là điên lực Hoàn Kiếm và thấp nhất là điện lực Thanh Trì.
Đống đa là khu vực có diện tích lớn , nhiều khu tập thể lớn tập chung đông dân cư như khu tập thể Kim Liên , Trung Tự, Thanh Xuân, Thượng Đình… do vậy điện cho ánh sáng sinh hoạt của các khu vực này là rất lớn. Mặt khác, đây cũng là khu vực trung tâm nhiều nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp như Thượng Đình bao gồm các nhà thuốc lá Thăng Long, Cao su Sao vàng, giầy da xuất khẩu…nên điện cung cấp cho sản xuất công nghiệp ở đây cũng rất lớn. Do có địa bàn phức tạp như vậy nên việc đảm bảo cung cấp điện cho khu vực này là rất khó khăn, dễ gây quá tải đường dây dẫn đến sự cố các tuyến cáp và gây tổn thất điện năng.
Tỷ lệ tổn thất điện năng của điện lực Đống Đa năm 1999 so với năm 1996 giảm được 9,43%, ít hơn so với điện lực Hai Bà Trưng và điện lực Ba Đình. Điện lực Đống Đa mới được tập trung chú ý cải tạo hoàn thiện lưới điện mấy năm gần đây. Số lượng các trạm công cộng tổn thất cac còn nhiều, có trạm tỷ lệ tổn thất cao tới gần 50% như trạm Lương Sử A 49,24%, trạm La Thành 1- 48,65%, trạm Trại Tóc – 35,90%.
Điện lực Hoàn Kiếm có tỷ lệ tổn thất cao thứ 2 sau điện lực Đống Đa. Năm 1999 so với 1996, tỷ lệ tổn thất chỉ giẩm được 7,1%, giảm ít nhất trong các điện lực nội thành. Hoàn Kiếm từ chỗ là khu vực có tổn thất thấp nhất năm 1996 (20,46%) lại trở thành khu vực có tổn thất cao nhât năm 1999 (13,36%).
Đặc điểm địa lý quận Hoàn Kiếm chật hẹp, phố phường hầu hết là phố cổ. Lưới điện quận Hoàn Kiếm đa số được xây dựng từ thời Pháp, qua thời gian vận hành nay đã xuống cấp và bị quá tải. Đặc biệt, lưới điện hạ thế 0,4KV đã cũ nát, có nơi vẫn còn sử dụng dây trần, công tơ phần nhiều đặt tại nhà dân. Tình trạng lưới điện như vậy tạo nhiều sơ hở trong công tác kinh doanh bán điện. Quận Hoàn Kiếm có 18 phường nhưng đến nay mới hoàn thiện hạ thế được 4 phường. Có 3 phường có tỷ lệ tổn thất cao nhất, với đặc điểm dân cư phức tạp là phường Phúc Tân, Chương Dương, Đồng Xuân đã được hoàn thiện hạ thế từ năm 94,95, góp phần làm cho tỷ lệ tổn thất năm 96 của Hoàn Kiếm là thấp nhất trong các điện lực nội thành. Đến năm98 Hoàn Kiếm mới hoàn thiện hạ thế thêm được 1 phường Hàng Mã. Còn lại 14 phường chưa được hoàn thiện hạ thế với kết cấu lưới điện đã được miêu tả ở trên khiến việc quản lý kinh doanh bán điện của điện lực Hoàn Kiếm gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại.
Năm 1999, điện lực Hai Bà Trưng có tỷ lệ tổn thất thấp nhất trong các điện lực nội thành: 8,79%, giảm 12,38% so với năm 1996- giảm nhiều nhất so với các điện lực khác. Điện lực Hai Bà Trưng quản lý một lượng khách hàng lớn nhất trong các điện lực (86.519 khách hàng) với địa bàn rộng, có nhiều khu lao động như Xóm liều, Trần Khát Chân… Việc xoá dùng điện khoán vào những năm 95,96 đã mang lại hiệu quả đáng kể trong công tác kinh doanh điện năng, giảm tổn thất điện năng. Ngoài ra, điện lực Hai Bà Trưng cũng rất chú ý trong đầu tư cải tạo hoàn thiện lưới điện hạ thế. Công tác hoàn thiện hạ thế các trạm công cộng có tổn thất cao được thực hiện liên tục, đều đặn từ năm 1996 và đến nay đã có 163/267 trạm hạ thế được hoàn thiện.
Tỷ lệ tổn thất điện năng của điện lực Ba Đình giảm một cách ổn định qua các năm và luôn ở mức thấp so với các điện lực nội thành khác, tỷ lệ tổn thất điện năng năm 1999 giảm so với năm 1996 là 9,84%. Khối lượng khách hàng mà điện lực Ba Đình quản lý ít hơn hẳn so với điện lực Đống Đa và điện lực Hai Bà Trưng: 50.969 khách hàng so với 82.417 khách hàng của Đống Đa và 86.519 của Hai Bà Trưng. Số lượng các trạm biến áp chuyên dùng cũng khá nhiều, chiếm 43%. Quận Ba Đình lại là quận trung tâm, được chú ý đầu tư cải tạo hơn. Do đó mà tỷ lệ tổn thất của điện lực Ba Đình luôn ở mức thấp hơn so với các điện lực nội thành khác.
Còn lại, các điện lực ngoại thành có tỷ lệ tổn thất thấp hơn nhiều so với các điện lực nội thành. Nhìn chung, các điện lực ngoại thành có tỷ lệ tổn thất khá đồng đều, chênh lệch ít và giảm dần qua các năm. Đặc biệt, tỷ lệ tổn thất của điện lực Thanh Trì luôn giữ vị trí thấp nhất so với các điện lực khác. Năm 1999 so với 1996, tỷ lệ tổn thất của điện lực Thanh Trì giảm 3,02%, giảm nhiều nhất trong các điện lực ngoại thành.
Số lượng khách hàng mà các điện lực nội thành quản lý tương đối ít: nhiều nhất là điện lực Từ Liêm 10.278 khách hàng và ít nhất là điện lực Sóc Sơn 966 khách hàng. Điện cung cấp cho khu vực ngoại thành chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp và ánh sáng sinh hoạt. Phần lớn các phụ tải ngoại thành đều mua bán tổng. Do đó mà tỷ lệ tổn thất là rất thấp.
Tóm lại: Tỷ lệ tổn thất của các nghành điện giảm dần, tỷ lệ giảm nhiều hay ít một phần tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể từng điện lực. Nhưng qua đó cũng cho thấy cố gắng chung của toàn CBCNV Công ty điện lực Hà Nội trong công tác kinh doanh điện năng, thực hiện giảm tổn thất điện năng.
V . TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM TỔN THẤT.
Việc giảm tổn thất điện năng liên quan đến cả lĩnh vực kỹ thuật cũng như lĩnh vực thương mại. Giảm tổn thất điện năng trong thời gian ngắn với kết quả như mong muốn không phải là rễ ràng mà đòi hỏi phải có sự theo dõi, kiểm tra một cách liên tục và có hiệu quả toàn bộ thiết bị kỹ thuật cũng như các biện pháp quản lý nhằm tìm ra những nguyên nhân chính gây ra tổn thất điện năng. Các hoạt động chống tổn thất có thể được tiến hành trên toàn bộ hệ thống điện hoặc theo từng khu vực. Đồng thời cũng phải giám sát chặt chẽ tiến trình các hoạt động đó và phải có sự so sánh giữa kết quả đạt được với mục tiêu đã đặt ra. Những việc này có thể tiến hành theo năm, quý hoặc tháng. Trong thời gian qua, Công ty điện lực Hà Nội đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp nhằm giảm tổn thất điện năng. Sau đây là tình hình thực hiện cụ thể các năm 1996-1999 .
Các biện pháp giảm tổn thất kỹ thuật
Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp thiết thực nhằm giảm tổn thất kỹ thuật, cụ thể như sau:
Tranh thủ sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hoàn thiện hạ thế, đại tu để cải tạo, nâng cao chất lượng lưới phân phôí, củng cố trạm biến áp và các tuyến dây, đảm bảo vận hành an toàn, liên tục và giảm tổn thất điện năng.
Từng bước thực hiện caỉ tạo hệ thống lưới điện phân phối lên điện áp chuẩn 22KV. Vì cấp điện áp gồm nhiều hệ thống 6, 10, 20, 35KV gây khó khăn lớn trong quản lý vận hành và hạn chế rất nhiều khả năng linh hoạt cung cấp điện mỗi khi lưới bị sự cố .
Trang bị công tơ vô công để theo dõi hệ số cosf của khách hàng, thực hiện chế độ phạt cosf đối với những khách hàng có hệ số cosf thấp để nhắc nhở khách hàng sử dụng đủ công suất thiết bị. Vận động khách hàng có tụ bù vận hành liên tục , hướng dẫn khách hàng sản lượng cao, cosf thấp lắp đặt tụ bù.
Tiến hành lắp đặt công tơ điện tử 3 giá cho những khách hàng có sản lượng điện tiêu thụ lớn để khuyến khích khách hàng tích cực dùng điện vào giờ thấp điểm, hạn chế dùng vào giờ cao điểm nhằm san bằng đồ thị phụ tải ngày.
Kết hợp lịch cắt điện cao thế để vệ sinh công nghiệp, thí nghiệm định kỳ thiết bị và củng cố sửa chữa hạ thế để hạn chế thơì gian mất điện.
Hạ cường độ Ti hoặc thay công tơ trực tiếp cho phù hợp với công suất sử dụng của khách hàng. Tạm thời tách khỏi vận hành đối với các trường hợp sử dụng quá non tải, chống thất thoát điện năng. Thường xuyên cắt điện máy biến áp của các trạm bơm nước theo thời vụ của Công ty thuỷ nông vào những thời gian không bơm nước ra khỏi lưới để giảm tổn thất không tải.
Đối với các đường dây cũ nát quá dài, tiến hành đóng cọc tiếp địa lặp lại, tổ chức cân đảo pha, xây dựng trạm biến áp chống tải giảm bán kính cấp điện trong phạm vi cho phép, năng công suất và tăng cường trạm hợp bộ cho trạm biến áp bị quá tải.
2. Các biện pháp giảm tổn thất thương mại
Hiện nay các thiết bị đo đếm điện năng (công tơ, TU,TI) mà Công ty quản lý rất đa dạng và phức tạp. Có nơi, đó là tài sản của Công ty, có nơi đó là tài sản của khách hàng. Đối với khách hàng tư gia dùng công tơ 1 pha, sản lượng điện tiêu thụ chính là chỉ số thể hiện trên công tơ. Nhưng đối với những khách hàng lớn, khách hàng cơ quan dùng điện qua công tơ 3 pha, có sử dụng Tu, TI thì hệ số nhân đôi khi rất lớn. Sự sai lệch hệ số nhân là nguyên nhân dẫn đến tổn thất điện năng. Do đó, Công ty phải thường xuyên kiểm tra, rà soát các khách hàng mua điện, đối chiếu thực tế công tơ,TU,TI với số liệu sổ sách đang quản lý thu tiền. Những trường hợp có nghi ngờ phải tiến hành thử nghiệm, kiểm định lại các thiết bị đo đếm.
Các Điện lực thực hiện nghiêm túc việc ghi chỉ số công tơ theo đúng phiên qui định của Công ty. Các công nhân ghi chỉ số phải đảm bảo ghi đủ số lượng công tơ trong phạm vi mình quản lý để không bỏ sót điện năng thương phẩm.
Đối với những khách hàng có sản lượng tiêu thị hàng tháng lớn, Công ty đã thống nhất tập trung chỉ đạo việc ghi chữ phân kỳ. Khách hàng nào có sản lượng điện tiêu thụ dưới 50.000 Kwh/tháng được ghi chữ 2 kỳtrong tháng. Khách hàng nào có sản lượng điện tiêu thụ trên 50.000 Kwh/tháng được ghi chữ 3 kỳ trong tháng. Nhân viên ghi chữ kết hợp việc ghi chỉ số với việc kiểm tra tình trạng của công tơ, hệ thống niêm phong và với việc xác định sản lượng theo biểu đồ công suất đo thực tế.
Phát hiện kịp thời những công tơ bị mất, chết hoặc cháy thay ngay công tơ khác đảm bảo đủ tiêu chuẩn vận hành nhằm đảm việc đo đếm điện năng được liên tục.Hoặc phát hiện công tơ có biểu hiện không bình thường như chạy chậm, chạy không đều, không lên chỉ số… thì kịp thời đưa công tơ đi kiểm tra, hiệu chỉnh lại.
Đối với những trạm biến áp công cộng có tổn thất cao, Công ty chỉ đạo các Điện lực lập kế hoach đại tu, củng cố trạm và hoàn thiện lưới điện hạ thế, sử dụng chi phí sửa chữa nhỏ củng cố lưới hạ thế và hòm công tơ.
Kiểm tra sử lý vi phạm sử dụng điện là khâu cuối cùng của quá trình quản lý khách hàng mua điện nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ việc sử dụng điện của khách hàng, tránh thất thoát điện năng. Kiểm tra sử dụng điện và xử lý vi phạm sử dụng điện là một công việc phức tạp và được tiến hành theo đúng pháp luật qui định. Thông qua công tác này mà nghành điện truy thu lại được phần điện năng đã thất thoát và cũng có tác dụng cảnh báo đối với những khách hàng khác đang hoặc có ý định sẽ ăn trộm điện.
3.Tình hình thực hiện cụ thể
3.1.Năm 1996
Về kỹ thuật: Tiến hành điều hoà công suất cho 10 trạm, cân đảo pha cho 725 lượt trạm và 875 lộ, hoán vị máy biến áp quá tải, kiểm tra và vận hành thường xuyên 18.300 KVAR tụ bù cao thế.
Về thương mại: Tiến hành hoàn thiện, thay định kỳ 8.270 công tơ 1 pha
và 41công tơ 3 pha, chuyển công tơ từ trong nhà ra ngoài cột cho 11.756 hộ kiểm tra xử lý 4.038 điểm câu móc thẳng. Thay 11.075 công tơ mất, chết, cháy(427 công tơ 3 pha và 10.648 công tơ 1 pha). Lắp mới 562 hòm công tơ P8,P9,củng cố 428 hòm công tơ cũ. Tiến hành kiểm tra 602 khách hàng mua điện P8,P9, mở hòm kiểm tra 4.055 công tơ 1 pha, phát hiện và tháo bỏ đấu tắt của 224 công tơ 1 pha , xử lý 124 công tơ 1 pha thay đổi sơ đồ đấu dây. Tiến hành phúc tra 18.265 công tơ, phát hiện 1.809 công tơ sai sót, chiếm tye lệ 9,9%. Tiến hành sửa chữa, hiệu chỉnh 32.765 công tơ 1 pha và 2.292 công tơ 3 pha.
Về kiểm tra sử dụng điện: đã tiến hành kiểm tra gần 3.000 điểm, lập và xử lý 2.602 biên bản, truy thu lại 2.827.339.838đ tương ứng với 2.979.481Kwh.
3.2.Năm 1997
Về kỹ thuật: Tiếp tục thực hiện cân đảo pha hạ thế, điều hoà công suất trạm, hoán vị máy biến áp quá tải và non tải, duy trì và vận hành thường xuyên 16.300/19.900 KVAR tụ lắp đặt trên lưới.
Về thương mại: Tiến hành đại tu, củng cố 170 khu hạ thế . Thay định kỳ 18.956 công tơ 1 pha và 297 công tơ 3 pha. Củng cố hòm công tơ P8,P9 phúc tra công tơ 1 pha, 3 pha. Thay 10.557 công tơ 1 pha, 468 công tơ 3 pha mất,chết,cháy.Tiến hành sửa chữa, hiệu chỉnh 17.111 công tơ 1 pha và 1.035 công tơ 3 pha.
Về kiểm tra sử dụng điện: Trong năm đã xử lý 3.123 biên bản vi phạm sử dụng điện, truy thu được 2.322.601Kwh với số tiền là 2.240.935.564đ.
3.3.Năm 1998
Về kỹ thuật: Đầu tư trang thiết bị mới, cải tạo và thay thế một số đường cáp cũ có chất lượng thấp. Thực hiện cân đảo pha hạ thế, điều hoà công suất trạm, hoán vị máy biến áp quá tải và non tải và nâng công suất chống quá tải cho trên 200 trạm. Vận hành thường xuyên 21.200KVAR tụ bù vô công hiện có trên lưới.
Về thương mại: Đã tiến hành đại tu, củng cố 130 khu hạ thế. Thay định kỳ 39.517 công tơ 1 pha và 401 công tơ 3 pha. Thay mất, chết, cháy 7.867 công tơ 1 pha và 477 công tơ 3 pha. Lắp đặt 172 công tơ điện tử. Sửa chữa, hiệu chỉnh 27.365 công tơ 1 pha và 1.315 công tơ 3 pha
Về kiểmt tra sử dụng điện: Do có nhiều thay đổi về cơ chế, phương thức và tổ chức hoạt động nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả công việc. Tuy nhiên trong năm cũng đã lập và xử lý 605 biên bản,truy thu 395.938Kwh với số tiền là 327.989.579đ.
3.4.Năm 1999
Về kỹ thuật: Tổ chức thí nghiệm định kỳ trạm 110KV, trạm trung gian và các MBA phân phối theo kế hoạch, phát hiện kịp thời các hư hỏng để xử lý. Tiếp tục thực hiện cân đảo pha hạ thế, điều hoà công suất trạm, hoán vị máy biến áp quá tải và non tải, duy trì và vận hành thường xuyên 21.200KVAR tụ bù vô công hiện có trên lưới.
Về thương mại: Thay định kỳ 35.284 công tơ 1 pha và 1.022 công tơ 3 pha. Thay mất, chết, cháy 5.044 công tơ 1 pha và 521 công tơ 3 pha. Lắp đặt 89 công tơ điện tử. Sửa chữa hiệu chỉnh 20.950 công tơ 1 pha và 2.473 công tơ 3 pha. Hoàn thành việc lắp đặt công tơ ranh giới giữa các Điện lực. Tiếp tục triển khai đại tu, củng cố trạm và lưới hạ thế theo kế hoạch. Sử dụng chi phí sửa chữa nhỏ để củng cố lưới hạ thế và hòm công tơ các trạm hiện còn tổn thất trên 25%.
Về kiểm tra sử dụng điện: Truy thu được 340.475Kwh với số tiền 230.305.687đ của biên bản.
3.5 Năm 2000
Về mặt kỹ thuật : Tiếp tục đầu tư trang thiết bị mới, cải tạo và thay thế một số đường cáp cũ có chất lượng thấp như mở rộng tram 110 kv Gia Lâm (E2) ,110 Đông Anh (E1) xây dựng trạm 110 Kv Bờ Hồ ,ngoài ra đIện lực Hà Nội còn thực hiện các dự án cải tạo lưới điện Ba Đình .Đặc biệt Năm 2000 điện lực Hà Nội đã sử dụng vốn vay của chính phủ Thuỵ Sĩ để thực hiện dự án áp dụng kỹ thuật điều khiển phụ tải bằng sóng điện Tiếp tục thực hiện cân đảo pha hạ thế, điều hoà công suất trạm, hoán vị máy biến áp quá tải và non tải, tổ chức thí nghiệm định kỳ trạm 110KV.
Về thương mại : Kiểm tra và lập biên bản 431 vụ vi phạm sử dụng điện ,truy thu và phạt được 699 triệu đồng .Tiếp tục đại tu, củng cố khu hạ thế . Thay định kỳ 28.912 công tơ 1 pha và 342 công tơ 3 pha. Thay 9768 công tơ 1 pha, 573 công tơ 3 pha mất,chết,cháy.Tiến hành sửa chữa, hiệu chỉnh 22.134 công tơ 1 pha và 1.534 công tơ 3 pha.
VI - MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM TỔN THẤT
Tổn thất điện năng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty điện lực Hà Nội. Giảm tổn thất điện năng vừa góp phần thực hiện chính sách tiết kiệm do Đảng và Nhà nước đề ra, vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng doanh thu bán điện. Trong những năm qua Công ty Điện lực Hà Nội đã đạt được thành tựu đáng kể trong việc thực hiện giảm tổn thất. Tuy nhiên để có được một tỷ lệ tổn thất hợp lý mà trong đó tỷ lệ tổn thất thương mại giảm xuống mức nhỏ nhất, Công ty cần có một chiến lược lâu dài, với nhiều biện pháp đồng bộ phù hợp với tình trạng thực tế, với môi trường kinh doanh. Trên cơ sở những điều kiện đó, tôi xin mạnh dạn có một số ý kiến sau đây:
A . ĐỐI VỚI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI
1.1.Nâng cao hiệu quả của đầu tư giảm tổn thất điện năng
Hàng năm, Công ty Điện lực Hà Nội phải đầu tư một số tiền không nhỏ để củng cố, hoàn thiện và phát triển lưới điện.Công ty cần có sự đánh giá cụ thể và liên tục hiệu quả kinh tế của sự đầu tư này tới mục tiêu giamr tổn thất điện năng, để từ đó theo dõi và rút ra những biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của đầu tư.
Kết quả đầu tư giảm tổn thất điện năng từ năm 1996-1999 như sau
Biểu: Kết quả đầu tư của từng năm
Năm
Vốn ĐT
(tr đ)
Tỷ lệ TT giảm được (%)
Điện nhận
ĐN(Kwh)
ĐN tiết kiệm được (Kwh)
Gía mua điện (đ/Kwh)
Số tiền TK được
(tr đ)
Tỷ lệ (%)
1
2
3
4
5=3*4
6
7=5*6
8=7/2
1997
1998
1999
2000
92.633
83.866
117.904
229.206
1,78
1,05
3,19
0.9
1.834.444.776
1.993.193.972
2.190.657.135
2.549.039.019
32.653.117
20.928.537
69.881.963
22.94.1351
397
438
464
492
12.963
9.166
32.425
11.287
13,99
10,93
27,51
4.93
Nhìn vào bảng trên ta thấy, năm 1996 và năm 1997 , việc đầu tư chỉ đạt hiệu quả thấp. Tỷ lệ giữa số tiền tiết kiện được do giảm tổn thất điện năng và vốn đầu tư chỉ đạt 13,99%(năm 1997) và 10,93%(năm 1998). Năm 1996 và đặc biệt là năm 1999, hiệu quả đầu tư cao hơn đầu tư cao hơn cả: 23,28%(năm 1996) và 27,51%( năm 1999).
Năm 1997 và năm 1998, việc đầu tư mang tính chất xây dựng hạ tầng, chủ yếu là đầu tư cho đường dây cao thế và các trạm 110KV. Do đó mà chưa thu được hiệu quả ngay, kết quả đạt được không cao.
Năm 1996 và năm 1999,Công ty đầu tư chủ yếu cho lưới hạ thế. Nhất là năm 1999, việc hoàn thiện hạ thế được đẩy mạnh, lưới điện vào thời gian này đã tương đối ổn định và đồng bộ, nhờ đó mà tổn thất kỹ thuật cũng như tổn thất thương mại giảm xuống rất nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhìn chung, việc đầu tư trong những năm qua có kết quả không đồng đều do nội dung đầu tư cụ thể từng năm khác nhau. Hiệu quả đầu tư đạt được là tương đối thấp. Vì vậy, Công ty cần phải nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân chủ yếu để có những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của đầu tư, giảm tổn thất điện năng.
Triển khai thực hiện việc sử dụng công tơ điện nhiều giá
Công tơ đo đếm điện năng là một thiết bị kỹ thuật đòi hỏi độ chính xác cao nhằm định lượng số điện năng tiêu thụ của khách hàng. Nó là cơ sở để đánh giá hiệu quả của quá trình kinh doanh điện năng. Do đó, mỗi chiếc công tơ phải thể hiện tính chính xác và khách quan trọng mua bán điện. Muốn vậy phải tăng cường chất lượng của công tơ và công tác quản lý công tơ. Đó là cả một quá trình từ việc kiểm tra chặt chẽ chất lượng công tơ trước khi đem ra vận hành trên lưới, thay thế kịp thời các công tơ hỏng, mất, chết, cháy, tổ chức thay định kỳ cho công tơ một pha và công tơ 3 pha. Bên cạnh đó, phải thường xuyên tiến hành phúc tra việc ghi chỉ số công tơ nhằm phát hiện kịp thời những sai xót về nghiệp vụ kinh doanh.
Tuy nhiên, để khuyến khích việc sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả, cần phải đưa vào sử dụng đồng bộ công tơ điện nhiều thời giá. Đó cũng chính là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới. Đầu tư cho một hệ thống đo điện như vậy khá đắt. Ngành điện và Công ty điện lực Hà Nội cần nghiên cứu thực hiện chuyển giao công nghệ công tơ điện nhiều giá với giá thành thấp nhất. Ngày nay, người ta chế tạo được một hệ thống đo đếm điện từ xa, trong đó tất cả các công tơ đang sử dụng vẫn giữ nguyên, bất kể đó là loại công tơ gì. Khi lắp đặt, người ta chỉ cần tháo nắp nhựa công tơ, gắn vào một đầu đo để đếm số vòng quay của đĩa quay. Việc truyền số liệu từ mỗi công tơ được điều hành bởi trung tâm thu nhập và xử lý dữ liệu, thông qua đường dây tải điện sẵn có, với chu kỳ từ 12-15 phút. Quá trình truyền dữ liệu qua đường truyền tải điện dẩm bảo không bị mất thông tin. Một trạm máy tính cơ sở sẽ tiếp nhận và xử lý dữ liệu từ các bộ thu nhập, kiểm tra, phân tích, giám sát lưới điện và ghi ra hoá đơn cho khách hàng. Việc đo đếm, định gí bán điẹn theo thời gian được thực hiện hoàn toàn tự động cũng được đồng thời thực hiện.
Thực hiện theo phương pháp này sẽ không gây ra những xáo trộn lớn, không phải thay thế bằng công tơ điện tử (giá của loại công tơ này rất đắt), tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Hiện nay, việc lắp đặt công tơ điện tử 3 giá mới được triển khai cho một số khách hàng lớn, sử dụng điện vào mục đích sản xuất và kinh doanh có máy biến áp chuyên dùng từ 100KVA trở lên (đến tháng 12/1998 mới có 263 công tơ được lắp đặt). Nếu áp dụng hình thức công nghệ tiên tiến trên, có thẻ thực hiện đối với toàn bộ khách hàng của Công ty, kể cả khách hàng là các hộ gia đình – thành phần phụ tải phức tạp nhất. Như vậy, việc sử dụng điện sẽ đem lại hiệu quả đáng kể cả về mặt kỹ thuật cũng như thương mại, góp phần giảm tổn thất điện năng.
1.3 . Cải tạo và hoàn thiện lưới điện
Về mặt lý luận cũng như trên thực tế, cơ sở đầu tiên cho việc quản lý và phân phối điện an toàn, liên tục và đạt hiệu quả cao là việc xây dựng được một lưới điện đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của khách hàng. Việc hoàn thiện lưới điện không những nâng cao khả năng phân phối sản phẩm điện năng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảm tổn thất điện năng trong truyền tải cũng như trong phân phối.
Việc cải tạo và hoàn thiện lưới điện phải được tiến hành trên một quy hoạch tổng thể: cải tạo trạm, cải tạo đường dây cao thế đến cải tạo đường dây hạ thế, hòm bảo vệ công tơ, công tơ đo đếm điện, thậm chí đến từng đường dây sau công tơ cấp điện cho người tiêu dùng đều phải được tính toán cân nhắc để vừa bảo đảm hiệu quả kinh tế cao.
Một nhiệm vụ rất quan trọng khi thực hiện cải tạo tại lại lưới điện là cần phải thay thế toàn bộ đường dây cấp bằng cáp vạn xoắn sẽ hạn chế được hiện tượng này, góp phần giảm tổn thất điện năng thương mại.
Tuy nhiên, do việc đâu tư cải tạo lưới điện đòi hỏi một số vốn ban đầu lớn nên cần nghiên cứu đầu tư có trọng điểm cho các khu vực có tổn thất cao, hoặc cải tạo từng phần, cải tạo những thiết bị đã quá cũ kỹ lạc hậu nhằm đem hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. Còn đối vơí khu vực dân cư mới được xây dựng, những khu vực lắp đặt mới được đầu tư bằng nguồn vốn của khách hàng thì nhất thiết phải tuân thủ các quy chuẩn về kỹ thuật cũng như kinh doanh hiện hành.
Đối với những trạm biến áp cũ, cung cấp điện cho một số lượng dân cư lớn, đường dây đi qua các ngõ nhỏ và sâu, cần thiết phải tách trạm, phân tuyến quản lý và phân phối điện nhằm cung ứng điện được an toàn và đồng thời giảm được cả tổn thất kỹ thuật và thương mại.
Một điều quan trọng khác trong hoạch định kế hoạch cải tạo lưới điện là tính khả thi của các đề án. Trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, hiện nay nên đẩy nhanh tốc độ thực hiện các dự án vừa và nhỏ nhằm sớm đưa các khu vực được cải tạo vào sử dụng, đồng thời cũng là giải pháp để tăng nhanh vòng quay của vốn. Xét trên phương diện nghiên cứu tổng thể những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư cải tạo, hoàn thiện lưới điện thì cần tập trung đầu tư các dự án vừa và nhỏ, ở những khu vực có tổn thất cao (khả năng giảm tổn thất lớn), đồng thời có sản lượng điện năng tiêu thụ cũng như giá bán điện bình quân cao.
Mặt khác, cần cải tiến thủ tục duyệt dự án, quyết toán dự án … để đẩy nhanh tốc độ thực hiện các đề án thiết kế cải tạo lưới điện, nhanh chóng hoàn thiện lưới điện ngày càng tốt hơn.
Trong thời gian tới nhiệm vụ của Công ty Điện lực Hà Nội là phải củng cố, hoàn thiện và phát triển lưới điện theo hướng hiện đại hoá, tiếp nhận tài sản để thực hiện bán điện đến từng hộ gia đình ngoại thành Hà Nội; đầu tư xây dựng đường trục cấp điện cho các cơ sở liên doanh. Đây là những nhiệm vụ to lớn, nặng nề, đòi hỏi phải cân đối sử dụng vốn có hiệu quả.
Vốn đầu tư đẻ thực hiện các nhiệm vụ trên có thể được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu sẽ là nguồn vốn vay của ngân hàng phát triển châu á (ADB). Hiện tại, các nguồn vốn sử dụng vào năm 1999 như sau:
Các dự án sử dụng vốn trong nước: 225.749 triêụ đồng
Dự án vay vốn ngân hàng phát triển châu á (ADB): 451.262 triệu đồng
Dự án vay vốn nước ngoài khác, gồm vốn vay của Chính phủ Pháp và vốn do Chính phủ Thuỵ Điển tài trợ: 102.308 triệu đồng.
1.4 . Các biện pháp tổ chức quản lý
Tổ chức quản lý là biện pháp gián tiếp trong tiến trình thực hiện các biện pháp giảm tổn thất nhưng cũng không kém phần quan trọng. Công ty cần phải thực hiện nhiều công việc như:
Khẩn trương tổ chức lại các đơn vị theo hướng các doanh nghiệp trực thuộc để tạo quyền chủ động hơn cho các điện lực trong quản lý lưới điện và làm các dịch vụ về điện cho khách hàng. Các điện lực sẽ được chuyển thành các xí nghiệp kinh doanh bán điện và thực hiện hạch toán độc lập.
Tiếp tục củng cố, xây dựng đội ngũ CBCNV làm công tác kinh doạnh bán điện có ý thức trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. Tổ chức tập huấn quy trình kinh doanh cho CBCNV theo hệ thống quy trình kinh doanh bán điện do Công ty ban hành.
Tăng cường giáo dục CBCNV kết hợp với công tác kiểm tra trách nhiệm trong quản lý. Xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực với khách hàng. Nâng cao ý thức kỷ luật lao động, ý thức tiết kiệm điện.
Tổ chức phong trào phát động thi đua CBCNV nghi chữ, quản lý công tơ giỏi… Khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị có thành tích trong công tác kinh doanh bán điện .
Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề công tác kinh doanh bán điện mà đặc biệt là các biện pháp theo dõi, quản lý khách hàng và kiểm tra đo đếm đầu nguồn nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc.
1.5 Các biện pháp về nghiệp vụ kinh doanh
Công ty cần đẩy mạnh các biện pháp về nghiệp vụ kinh doanh về nhiều mặt như:
Tăng cường công tác quản lý đo đếm (TI,TU, công tơ), về số lượng và chất lượng, có kế hoạch kiểm tra định kỳ hệ thống đo đếm P, P9, đối chiếu công suất sử dụng và các thông số thiết bị để kịp thời thay thế, điều chỉnh cho phù hợp. Đối chiếu thực tế với sổ sách đang quản lý, các trường hợp nghi ngờ phải kiểm định lại thiết bị đo đếm và ký lại hợp đồng mua bán điện nếu cần.
Hoàn thiện hệ thống đo đếm đầu nguồn và ranh giới giữa các điện lực. Quản lý ghi chữ chính xác các đầu nguồn, đảm bảo đúng sản lượng điện mua của Tổng Công ty hàng tháng để tính toán tổn thất điện năng được chính xác.
Thống nhất phiên ghi chữ công tơ thương phẩm trong toàn Công ty, tránh tình trạng mỗi điện lực tự đặt ra một phiên ghi chữ riêng,và nhất thiết phải có sự đồng bộ với phiên ghi chữ công tơ đo nguồn. Thực hiện nghiêm túc việc ghi chữ đủ sản lượng, đúng công tơ, đúng chỉ số, đúng ngày quy định theo phiên.
Thực hiện việc đảo người ghi chữ trong các tổ quản lý điện phường nhằm tăng cường công tác quản lý khách hàng, chống các hiện tượng tiêu cực của nhân viên ghi chữ.
Phải có sự theo dõi chặt chẽ tổn thất của các trạm đã hoàn thiện hạ thế nhằm phát huy tối đa hiệu quả giảm tổn thất điện năng, tránh tình trạng trạm đã hoàn thiện rồi mà tổn thất vẫn không gỉm hoặc giảm không đáng kể.
Hiện nay, hàng tháng, Công ty vẫn giao chỉ tiêu tổn thất cho các Điện lực. Hình thức này tuy có gắn trách nhiệm quản lý nhưng chưa tạo động lực mạnh mẽ trong kinh doanh bán điện, quản lý sử dụng điện, nhiều trường hợp còn phát sinh tiêu cực. Công ty cần nghiên cứu mô hình bán điện đầu nguồn, giao sản lượng điện năng ngay tại đầu nguồn (phía cao thế hay hạ thế) cho từng khu vực. Nếu đưa phương pháp này vào thực hiện một cách đồng bộ và triệt để thì nhất định tỷ lệ tổn thất điện năng của Công ty sẽ giảm một cách đáng kể.
1.6 Công tác kiểm tra sử dụng điện
Hệ thống lưới điện của Công ty trải rộng trên địa bàn toàn thành phố, đi vào từng ngõ xóm, đến từng nhà dân. Khách mua điện của Công ty cũng thuộc nhiều thành phần khác nhau. Do đó công tác kiểm tra sử dụng điện là một khâu cần thiết, tất yếu trong kinh doanh điện năng. Hơn nữa, công tác này đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, liên tục mới duy trì được kết quả như mong muốn. Hiện nay, các điện lực đều có một đội kiểm tra điện, trực tiếp phối hợp với Công an quận, huyện thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra chống lấy cắp điện, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về điện. Hình thức này mang tính khách quan và rất có tác dụng vì đội kiểm tra của điện lực, trực tiếp phối hợp với Công an quận, huyện thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra chống lấy cắp điện, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về điện. Hình thức này mang tính khách quan và rất có tác dụng vì đội kiểm tra của điện lực thì nắm vững địa bàn quản lý, nắm vững đặc điểm khách hàng lại có sự trợ giúp của người đại diện cho Pháp luật nên đã góp phần hạn chế được hiện tượng ăn cắp điện. Tuy nhiên xét về lâu dài cũng rất cần sự tham gia của tổ điện phường vào công tác kiểm tra sử dụng điện, vì họ là những người trực tiếp quản lý khách hàng. Công ty cần nghiên cứu chế độ thưởng phạt thích đáng đối với tổ điện phường trong công tác quản lý khách hàng cả về mạt sử dụng điện. Thưởng trong trường hợp qua số lần kiểm tra mà không có khách hàng nào vi phạm và phạt nghiêm khắc theo tỷ lệ phát hiện khách hàng vi phạm sử dụng điện. Có như vậy, trách nhiệm quản lý khách hàng sẽ được nâng cao hơn.
Cuối cùng, vấn đề quan trọng nhất vẫn là cần phải tuyên truyền giáo dục ý thức sử dụng điện trong nhân dân. Thực tế cho thấy trong khách hàng sử dụng điện hiện nay, hiện tượng ăn cắp điện còn nhiều, chưa tự giác trong việc bảo vệ thiết bị điện. Ngành điện cần thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo , vô tuyến để tuyên truyền giáo dục trong nhân dân nhằm nâng cao ý thức, nâng cao trình độ dân trí và nếp sống văn minh của các hộ tiêu dùng điện. Như vậy,sẽ không còn hiện tượng ăn cắp điện dưới mọi hình thức và tỷ lệ tổn thất sẽ được giảm xuống mức thấp nhất.
B . NHỮNG Ý KIẾN ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC GIẢM TỔN THẤT
2.1Chính sách về đầu tư :
Điện năng là một loại hàng hoá thiết yếu của nền kinh tế quốc dân, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của toàn xã hội. Cho đến nay điện vẫn là sản phẩm độc quyền của Nhà nước, do Nhà nước trực tiếp nắm giữ và kiểm soát từ khâu sản xuất đến khâu phân phối. Do đó Nhà nước phải có sự đầu tư quan tâm thích đáng. Việc đầu tư của Nhà nước không những chỉ đầu tư cho công trình trọng điểm mà còn phải đầu tư cho công tác cải tạo lưới điện, hoàn thiện hạ thế những khu vực quá cũ nát.
Để thực hiện mục tiêu đưa điện về làng, bán điện đến từng hộ gia đình ở nông thôn, Nhà nước cần tạo điều kiện về chi phí cho Công ty qua việc triển khai phương án phụ thu tiền điện, hoặc có chính sách phụ giúp cho những hộ nông dân nghèo có điều kiện mua điện trực tiếp qua công tơ nghành điện.
Bên cạnh đầu tư trong nước, Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư nước ngoài để tạo điều kiện để phát triển hệ thống điện. Trong điều kiện vật tư, trang thiết bị hiện nay của nghành điện là rất chắp vá, không đồng bộ lại lạc hậu, rất cần có sự đầu tư, hỗ trợ và tham mưu của các nước tiên tiến. Hiện nay, hình thức chủ yếu của đầu tư nước ngoài là cho vay vốn. Ngoài ra, chúng ta rất cần những kinh nghiệm quý báu, những kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài. Do đó, Nhà nước cần tạo điều kiện để nghành điện có thể học hỏi, tiếp xúc với những kinh nghiệm, những kỹ thuật đó.
2.2. Chính sách về giá điện
Điện là sản phẩm độc quyền, giá bán điện do Nhà nước quy định. Nhà nước cần có chính sách về giá điện cho hợp lý để đảm bảo cân đối giữa chi phí sản xuất và nhu cầu sử dụng sao cho vừa bù đắp được chi phí sản xuất vừa khuyến khích người sử dụng tránh lãng phí điện năng, đáp ứng được yêu cầu tái sản xuất của nghành .
Giá bán điện hiện nay có 3 hình thức chủ yếu:
.Giá bán điện theo cấp điện áp
.Giá bán điện theo thời gian sử dụng trong ngày
.Giá bán điện bậc thang cho tiêu dùng sinh hoạt
Giá bán điện theo cấp điện áp được áp dụng đối với tất cả các khách hàng mua điện. Trong khi đó giá bán điện quy định theo thời gia sử dụng trong ngày (3 giá) mới chỉ áp dụng đối với các hộ sử dụng điện vào mục đích sản xuất và kinh doanh có máy biến áp chuyên dùng từ 100KVA trở lên và các trạm bơm tưới tiêu. Mục đích của hình thức giá này là nhằm san bằng đồ thị phụ tải.Thực tế cho thấy, trong cơ cấu tiêu thụ điện của Hà Nội, thành phần ánh sáng sinh hoạt luôn chiếm tỷ trọng 50-60%. Do đó, hình thức giá theo thời gian cần phải được áp dụng đối với cả cho tiêu dùng sinh hoạt của các hộ gia đình.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, khi mà khách hàng luôn được giảm giá nếu mua hàng với số lượng lớn thì giá điện bậc thang lại gây ra một tâm lý không thoải mái đối với người tiêu dùng. Mục đích của hình thức giá bậc thang là nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm. Nếu áp dụng hình thức điện 3 giá, giá cao vào giờ cao điểm, giá thấp vào giờ thấp điểm, không những sẽ giúp san bằng biểu đồ phụ tải mà cũng có tác dụng làm cho khách hàng tiết kiệm sử dụng điện .
Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần giảm thấp hơn nữa giá điện vào giờ thấp điểm. Đây sẽ là một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động sản xuất vào thời gian này nhằm hạ giá thành sản phẩm. Điều đó rất có tác dụng cho ngành điện trong việc san bằng biểu đồ phụ tải, giảm tổn thất điện năng.
Như vậy, sử dụng giá điện chính là một biện pháp để giảm tỷ lệ tổn thất điện năng, giưã chính sách về giá và chính sách đầu tư có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hàng năm Công ty cần hàng trăm tỷ đồng để củng cố, duy trì sửa chữa thường xuyên mạng lưới truyền tải và phân phối điện. Đó là chưa kể đến nhu cầu vốn để hoàn thiện và xây dựng cơ bản. Trong khi đó, vốn do Nhà nước cấp lại rất ít ỏi. Do đó, muốn đầu tư, nâng cấp lưới điện, Công ty phải vay vốn nước ngoài, dẫn đến phải tăng giá điện thì mới bù đắp được chi phi và trả nợ nước ngoài. Điều này có tác động trực tiếp đến toàn bộ hoạt động kinh tế quốc dân, Nhà nước cần có sự can thiệp hữu hiệu hơn vừa để trợ giúp cho ngành điện, vừa không ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và sản xuất kinh doanh cho các ngành khác.
2.3 Chính sách về công nghệ
Công nghệ là “công cụ để giải quyết vấn đề”. Do đó, phát triển công nghệ, ứng dụng nó vào sản xuất thích ứng và từng bước hoàn thiện là điều kiện tiên quyết, cơ bản có ý nghĩa then chốt cho việc đạt được hiệu suất cao nhất của nguồn vốn vật chất và nguồn lực khác. Trong giai đoạn hiện nay với việc bùng nổ của khoa học công nghệ và sự chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia với nhau, nếu chúng ta không có những chính sách công nghệ hợp lý thì vấn đề tụt hậu là không tránh khỏi. Mặt khác, chính sách này không chặt chẽ dẫn đến việc chúng ta sẽ phải nhập những máy móc, thiết bị cũ chất lượng thấp. Đối với ngành điện, các thiết bị đòi hỏi phải có sự đồng bộ và chính xác cao. Do đó, cần phải có những nghiêm ngặt, những hiểu biết sâu sắc về vấn đề này.
2.4 Hoàn thiên cơ sở pháp lý cho việc chống lấy cắp điện
Nhà nước, các cơ quan luật pháp cần có những biện pháp cụ thể hơn ngăn chặn tệ nạn lấy cắp điện, nếu cần thiết thì qui định thành luật. Trên thực tế hiện nay, các trường hợp vi phạm sử dụng điện thường bị sử phạt hành chính, ở mức độ bồi thường thiệt hại vật chất. Nhà nước cần sử lý nghiêm khắc các trường hợp lấy cắp điện điển hình ( lấy cắp một lượng điện lớn, tái phạm nhiều lần ) bằng luật pháp để làm gương giáo dục. Đồng thời, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận, lên án hành vi lấy cắp điện.
Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đòi hỏi như cầu về năng lượng cho nền kinh tế quốc dân sẽ tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, đảm bảo cho năng lượng đi trước một bứơc sẽ có ý nghĩa quyết định đối với tốc độ phát triển công nghiệp hoá và hiện đại hoá trước mắt cũng như lâu dài.
KẾT LUẬN
Với mục đích rõ ràng đó là cũng cố và phát triển những kiến thức đã được trang bị ở trường thông qua việc tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực Hà Nội . Làm quen và thâm nhập với các công việc thực tế thông qua việc đángh giá hiện trang về nhu cầu phụ tải điện và tình hinh cung cấp của Công ty Điện lực Hà Nội. Phân tích tình hình sử dụng điện năng từ đó đánh giá tình hình tổn thất điện năng của Công ty điện lực Hà Nội.Báo cáo thực tập này Em đã đi sâu vào phân tích thực tế sử dụng và tổn thất điện năng của Hà Nội thời kỳ 1997 - 2000. Một số công việc đã thực hiện của Công ty trong chương trình giảm tổn thất điện năng và nêu một số ý kiến về công tác quản lý điện năng của Hà Nội .
Sau gần hai tháng thực tập tìm hiểu về tình hinh hoạt động sản xuất và kinh doanh tại công ty Điện lực Hà Nội tuy là qúa ngắn ,song Em cũng đã hiểu phần nào về tinh hình sản xuất và kinh doanh diễn ra ngoài doanh nghiệp .Đây chính là cơ hội đầu tiên dành cho Em để Em có thể đối chiếu lại với những gì kiến thức Em đã học trong trường Đại học .Với yêu cầu của đề cương thực tập Em đã đi sâu vào tìm hiểu ,phân tích về tình hình tổn thất và kế hoạch giảm tổn thất tại Công ty Điện lực Hà Nội và manh dạn đưa ra một số kiến nghị về công tác giảm tổn thất . Bởi giảm tổn thất điện năng đồng thời chính là tăng sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho khách hàng, có nghĩa là lượng điện năng phải mua đầu nguồn sẽ giảm đi. Khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh điện năng sẽ tiết kiệm được một số đầu tư khá lớn. Nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả kinh tế trong kinh doanh. Còn đối với nhà máy sản xuất điện, khả năng cung ứng điện cho các cơ sở khác sẽ tăng lên. Do đó ngành điện sẽ giảm được chi phí cho xây dựng các mạng truyền tải và cung cấp, Nhà nước cũng giảm được vốn đầu tư cho việc phải xây dựng các nhà máy điện mới. Tức là, nó đem lại lợi ích không những chỉ cho ngành điện mà còn cho nền kinh tế quốc gia.
Đánh giá thực trạng và tìm ra các biện pháp khắc phục và tồn tại là một yêu cầu cấp bách hiện nay của ngành điện. Vấn đề tổn thất điện năng là một trong những vấn đề trọng tâm nhất hiện nay của ngành điện nói chung và của Công ty Điện lực Hà Nội nói riêng.
Do khả năng hiểu biết và thời gian có hạn nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiết sót. Vì vậy , rất mong sự góp ý của các thầy cô và các bạn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo và cô giáo trong Khoa Kinh Tế và Quản lý đặc biệt là Thầy giáo hướng dẫn thực tập Thầy Trần Văn Bình ,cùng các Cô ,Chú trong Công ty Điện lực Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ Em hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tại công ty điện lực hà nội.DOC