MỤC LỤC
1. Lịch sử hình thành và phát triển 1
1.1. Giới thiệu công ty 1
1.1.1. Tên công ty 1
1.1.2. Địa chỉ trụ sở chính 1
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ 1
1.1.4. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty 2
1.2. Giới thiệu chung về Ban điều hành Cửa Đạt 7
1.2.1. Thông tin chung về Ban điều hành cửa đạt 7
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ 7
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Ban điều hành Cửa Đạt: 8
2. Cơ cấu tổ chức 9
2.1. Cơ cấu hệ thống sản xuất 9
2.2. Bộ máy quản trị của Ban điều hành Cửa Đạt 12
3. Thành tựu 17
3.1. Sản phẩm chủ yếu: 17
3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh: 19
3.3. Tình hình tài sản của Ban điều hành dự án 21
4. Đánh giá các hoạt động của quản trị dự án 22
4.1. Hoạch định và quản trị chiến lược kinh doanh 22
4.2. Quản trị sản xuất 22
4.3. Quản trị nhân lực 23
4.4. Quản trị chất lượng 25
4.5. Quản trị tiêu thụ 27
4.6. Quản trị công nghệ 27
4.7. Quản trị nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế 28
4.8. Quản trị tài chính 30
4.9. Quản trị sự thay đổi 31
4.10.Tính toán nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng các hạng mục công trình 31
4.11. Các công cụ quản trị 31
5. Nhận xét chung 32
5.1. Thành tựu và nguyên nhân 32
5.2. Hạn chế chủ yếu và nguyên nhân 33
6. Định hướng phát triển của dự án 34
thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ ***********
37 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2714 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam - Vinaconex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế, kinh doanh phát triển nhà, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với luật pháp và chính sách của Nhà nước.
Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn phát triển vốn do nhà nước giao bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, nhận và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và những nhiệm vụ khác được giao.
Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân trong Tổng công tỵ
1.1.4. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Ngày 27/9/1988 Bộ xây dựng có quyết định số 1118/BXD-TCLĐ chuyển ban quản lý Hợp tác lao động và Xây dựng nước ngoài thành Công ty Dịch vụ Xây dựng và Xuất khẩu lao động trực thuộc Bộ xây dựng.
Đến năm 1990 số lượng cán bộ công nhân ở nước ngoài đã lên đến trên 13.000 người, làm nhiệm vụ trong 15 công ty, xí nghiệp xây dựng. Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới, ngày 10/8/1991 Bộ xây dựng đã có quyết định số 432/BXD-TCLĐ chuyển Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng và Xuất khẩu lao động thành Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Construction Import – Export Corporation (Vinaconex).
Tổng công ty có đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân với tay nghề cao, được tuyển chọn kỹ để đưa ra nước ngoài làm việc, tiếp thu công nghệ tiên tiến quốc tế và tiếp xúc với các thị trường mới. Phát huy những thuận lợi đó, từ những năm 1990 Tổng công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng xây dựng công nghiệp và dân dụng lớn trong phạm vi cả nước, đưa một lực lượng lớn kỹ sư và công nhân ra nước ngoài làm việc, đẩy mạnh xuất nhập khẩu vật tư, xe máy, thiết bị góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và tích lũy của đơn vị.
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Bộ xây dựng đã có Quyết định số 992/BXD-TCLĐ ngày 20/11/1995 về việc thành lập Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – Vinaconex , với nhiều thành viên mới là các công ty trực thuộc Bộ xây dựng trước đây. Từ đó đến nay nhiều công ty của các đia phương như: Hải Phòng, Hải Dương, Huế, Hà Nội, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Tháp, Quảng Nam cũng đã gia nhập làm thành viên của Tổng công ty.
Để thực hiện các nhiệm vụ mới được giao, Tổng công ty đã huy động mọi nguồn lực hiện có, tăng cường năng lực tiếp thị, tham gia đấu thầu và thi công nhiều công trình quy mô lớn trong cả nước. Tổng công ty đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xe máy, thiết bị, vật tư, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh khác có hiệu quả. Và Tổng công ty cũng đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị thi công hiện đại phù hợp với công nghệ mới, kỹ thuật mới có hiệu quả cao nhằm tăng tỷ trọng cơ giới hóa trong ngành xây dựng, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm.
Là đơn vị hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, cho đến nay, Vinaconex đã đưa trên 100.000 người bao gồm kỹ sư, quản lý, kỹ thuật viên, công nhân các ngành nghề khác nhau đi ra trên 20 nước trên thế giới.
Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng là một lĩnh vực hoạt động chính của Vinaconex. Với mang lưới bán hàng khắp thế giới, có uy tín và hiệu quả. Lĩnh vực xuất nhập khẩu của Vinaconex ngày càng được mở rộng và tăng trưởng của nó gắn chặt với hoạt động và tăng trưởng chung của toàn Tổng công ty. Kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình hằng năm của Vinaconex tăng xấp xỉ 20%.
Hiện nay Vinaconex đã thực hiện đa dạng hóa ở các lĩnh vực: dân dụng, công cộng, giao thông, truyền tải điện, viễn thông, cấp thoát nước, xử lý môi trường, thủy lợi và thiết kế các loại công trình với kỹ thuật chuyên môn khác nhau. Ngày nay Vinaconex được biết đến như một trong những Tổng công ty hàng đầu về xây lắp ở Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế khả năng và uy tín của mình trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt.
Tổng công ty đã thực hiện cổ phần hóa và thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu ngày 1/12/2006.
Đến nay có trên 70 đơn vị đầu mối trực thuộc và có trên 40.000 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia và công nhân.
Năm 2007 tổng công ty Vinaconex có doanh thu đạt trên 8.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế đạt trên 425 tỷ đồng, nộp ngân sách lên tới 245 tỷ đồng.
Các lĩnh vực sản xuất chính của Vinaconex
Nhận thầu xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, các công trình kỹ thuật hạ tầng, các công trình cấp thoát nước, các công trình bưu chính viễn thông, cầu, đường, sân bay …trong và ngoài nước.
Cung cấp nhân lực đồng bộ kỹ sư kỹ thuật viên công nhân kỹ thuật cho các hãng, các nhà thầu xây dựng nước ngoài . Cung cấp lao động với các ngành nghề khác nhau cho các thị trường lao động trên thế giới.
Xuất nhập khẩu xe máy, thiết bị, vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất và các hàng hóa khác.
Sản xuất vật liệu xây dựng: cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm, đá các loại…và các sản phẩm công nghiệp khác cho xây dựng.
Tư vấn khảo sát, thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý dự án.
Kinh doanh bất động sản đầu tư các dự án với các phương thức BOT, BT, BO. Và lĩnh vực đầu tư tài chính.
Kinh doanh dịch vụ khách sạn và du lịch, lĩnh vực thương mại, lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu tăng trưởng trong các năm:
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Tổng sản lượng
5.167.300
6.541.600
8.200.000
11.000.000
Tổng doanh thu
3.454.700
4.653.000
5.582.000
8.200.000
Lợi nhuận
145.200
195.600
234.000
425.000
Khấu hao
173.260
201.351
231.192
298.580
Đầu tư
2.958.370
3.752.400
4.497.480
5.169.000
Nộp ngân sách
198.000
212.000
225.000
245.000
( Nguồn: Phòng tài chính Tổng công ty Vinaconex)
Định hướng kế hoạch năm 2008:
Tổng công ty hoàn thiện các chỉ tiêu kinh tế đã định.
Hoàn thành niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Quản lý và thực hiện tốt tiến độ thi công các dự án.
Đẩy mạnh các hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Tổng công ty Vinaconex.
Tiếp tục hoàn thiện công tác đổi mới doanh nghiệp.
Đưa các nhà máy xi măng vào hoạt động ổn định đạt trên 70% công suất thiết kế.
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực.
Đẩy mạnh công tác khoa học và công nghệ, coi đó là một trong những giải pháp quan trọng.
Tăng cường hoạt động của các đoàn thể quần chúng.
Tiếp tục nâng cao điều kiện sống và làm việc cho người lao động.
Bảng 2: Dự kiến các chỉ tiêu tổng hợp kế hoạch năm 2008 của Vinaconex
Các chỉ tiêu chủ yếu
Đơn vị tính
Ước TH
2007
Dự kiến
KH 2008
Tỷ lệ % tăng trưởng
1
2
3
4
5=4/3
I- Tổng giá trị SXKD
Tr.đồng
11.000.000
12.700.000
115,5%
II- Tổng kim ngạch XNK
1000USD
88.700
97.000
109,4%
III-Tổng doanh thu (ngoài VAT)
Tr.đồng
8.200.000
9.400.000
114,6%
IV- Lợi nhuận trước thuế
Tr.đồng
425.000
453.000
106,6%
V-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
%
5,18%
4,82%
-
VI-Tỷ suất LN trên vốn chủ SH
%
22,37%
18,88%
-
VII-Nghĩa vụ nộp ngân sách
Tr.đồng
245.000
270.000
110,2%
VIII- Đầu tư phát triển
Tr.đồng
5.169.000
5.250.000
101,6%
IX- Lao động b/q trong nước
Người
35.100
38.000
108,3%
X-Thu nhập b/q 1 lao động/tháng
1000đồng
2.400
2.800
116,7%
(Nguồn: Chương trình tổng kết năm 2007)
Giới thiệu chung về Ban điều hành Cửa Đạt
Thông tin chung về Ban điều hành cửa đạt
Tên đầy đủ: Ban điều hành dự án xây dựng Hồ chứa nước Cửa Đạt.
Địa chỉ trụ sở chính: Ban điều hành dự án xây dựng Hồ chứa nước Cửa Đạt.
Xã Xuân Mỹ - Huyện Thường Xuân – Tỉnh Thanh Hóa.
Tổng Dự án này gồm có các dự án lớn đó là Dự án Thủy điện Cửa Đạt và Dự án Hồ chứa nước Cửa Đạt.
Dự án Thủy điện với công suất thiết kế 97 MW.
Hồ chứa nước Cửa Đạt với nhiệm vụ cung cấp nước tưới tiêu cho gần 85.000 ha đất canh tác.
Tổng vốn đầu tư thiết kế là 4.845 tỷ đồng, sau này đã điều chỉnh lên thành 6.500 tỷ đồng.
Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng:
Là Ban điều hành do Hội đồng quản trị Tổng công ty Vinaconex thành lập với chức năng thay mặt Tổng công ty (là tổng thầu xây dựng dự án Hồ chứa nước Cửa Đạt) điều hành việc thực hiện xây dựng dự án.
Nhiệm vụ:
Điều hành thi công, xây lắp.
Chịu trách nhiệm trước Chính phủ toàn bộ dự án thủy lợi và thủy điện về tiến độ và chất lượng công trình.
Chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về toàn bộ dự án.
Chịu trách nhiệm về quản lý tổng vốn đầu tư xây dựng dự án.
Chịu trách nhiệm quản lý và chăm lo cho sự an toàn của người lao động làm việc tại dự án.
Có thể đảm nhận thêm các công việc về quản lý thi công Thủy Điện Dốc Cáy (đã khởi công) của Công ty thủy điện Bắc miền trung.
Quản lý việc vận hành của dự án khi đưa vào sử dụng.
Quản lý và điều hành vận hành cũng như các hoạt động liên quan đến việc phân bố điện năng.
Quản lý và điều hành việc thực hiện cung cấp nước tưới tiêu ở các khu vực xung quanh.
Quá trình hình thành và phát triển của Ban điều hành Cửa Đạt:
Ngày 07 tháng 4 năm 2004 thủ tướng Chính Phủ có quyết định số 348/QĐ-TTg về việc đầu tư Dự án hồ chứa nước Cửa Đạt. Với tổng mức đầu tư 6.500 tỷ đồng, trong đó chủ đầu tư là Tổng công tyxuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam chiếm 51%. Mức đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện là 2000 tỷ đồng, với công suất 97MW.
Được thành lập ngày 06/5/2004, do Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công tyxuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam đã ký quyết định số 0554 QĐ/VC-TCLĐ về việc thành lập Ban điều hành Dự án xây dựng hồ chứa nước Cửa Đạt. Ban này điều hành tổ hợp nhà thầu gồm 4 Tổng công ty lớn là: Tổng công ty Vinaconex, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Xây dựng 4 và Tổng công ty Cơ điện - Xây dựng nông nghiệp và Thủy lợi, thi công công trình Hồ chứa nước Cửa Đạt và nhà máy thủy điện Cửa Đạt.
Bắt đầu chính thức tổ chức xây dựng từ tháng 5/2004.
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu hệ thống sản xuất
Sơ đồ 1: sơ đồ hệ thống sản xuất của dự án Tiếp nhận hồ sơ dự án
Chuẩn bị các điều kiện thi công dự án
Lập kế hoạch về chất lượng của dự án
Xây dựng kế hoạch thi công chi tiết
Thi công dự án
Tổ chức thực hiên xây dựng dự án
Thực hiện xây dựng dự án
Kiểm tra nghiệm thu các hạng mục của dự án
Tổng nghiệm thu bàn giao dự án
Ban điều hành dự án quản lý quá trình thực hiện xây dựng dự án do các bên tham gia thực hiện đó là: Tổng công ty cổ phần Vinaconex, Tổng công ty cổ phần Sông Đà, Tổng công ty cổ phần Xây dựng 4 và Tổng công ty cổ phần Cơ điện - Xây dựng nông nghiệp và Thủy lợi. Các bên thực hiện xây dựng dự án chịu sự quản lý của Ban điều hành dự án, và làm việc dưới sự chỉ đạo của Ban điều hành quản lý dự án.
Tiếp nhận Hồ sơ dự án: Giám đốc Ban điều hành dự án - chủ nhiệm dự án tiếp nhận hồ sơ dự án bao gồm: Bản vẽ thiết kế thi công, Dự toán thiết kế, Hợp đồng nhận thầu xây dựng quản lý dự án, điều kiện giao thông, công trình ngầm, điện nước thi công… do Tổng công ty cấp.
Chuẩn bị các điều kiện thi công dự án: Giám đốc Ban điều hành dự án - chủ nhiệm dự án căn cứ vào hồ sơ thiết kế và các yêu cầu trong hợp đồng thực hiện việc khảo sát, chuẩn bị mặt bằng và các điều kiện để thi công dự án: Đo đạc các kích thước, xác định độ cao, độ sâu của các hạng mục công trình khi thực hiện; lắp đặt các thiết bị phục vụ thi công: hệ thống bảng điện, dây dẫn, đèn chiếu sáng, các máy hàn máy trộn đổ bê tông; xây dựng các công trình phụ phục vụ cho Ban điều hành dự án, cũng như chuẩn bị nơi ăn ở cho cán bộ công nhân viên khi thực hiện xây dựng dự án.
Lập kế hoạch chất lượng cho toàn bộ dự án: Giám đốc Ban điều hành dự án - chủ nhiệm dự án căn cứ vào hồ sơ, hợp đồng xây dựng đã ký kết và các kết quả khảo sát địa chất, khảo sát hiện trường tổ chức lập kế hoạch tổng thể cho dự án theo như kế hoạch chất lượng do Chính phủ và Tổng công ty đã giao.
Xây dựng biện pháp thi công chi tiết các hạng mục của dự án: căn cứ vào thiết kế và kế hoạch thi công, Giám đốc Ban điều hành dự án - chủ nhiệm dự án yêu cầu các kỹ sư có liên quan xây dựng các biện pháp thi công chi tiết. Biện pháp thi công bao gồm các nội dung cơ bản sau: mặt bằng xây dựng, các hạng mục công trình của dự án, hướng, phân đoạn cũng như trình tự thi công các hạng mục; các biện pháp chống đỡ, lắp giàn giáo, các biện pháp trình tự xây lắp.
Thi công dự án
Tổ chức thực hiện: Trước khi thực hiện dự án, Ban điều hành dự án cần phải lập báo cáo khởi công về phòng quản lý tổ chức. Các nội dung bao gồm: danh sách nhân sự ban chỉ huy nhân sự tại từng hạng mục của dự án, tiến độ thi công từng hạng mục, biện pháp thi công, biểu đồ cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ thi công, dự toán.
Thực hiện: căn cứ vào kế hoạch và các biện pháp thi công được duyệt, Giám đốc Ban điều hành dự án - chủ nhiệm dự án chỉ đạo các chủ nhiệm công trình, chủ nhiêm đội xưởng, cán bộ kỹ thuật… hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các tổ đội công nhân tiến hành thi công các hạng mục công trình của dự án.
Kiểm tra, nghiêm thu trong quá trình thi công các hạng mục công trình của dự án:
Kiểm soát quá trình: bộ phận kỹ thuật công trường thực hiện các nội dung kiểm tra, kiểm soát quá trình thi công theo các biện pháp thi công đã duyệt.
Kiểm soát chất lượng của dự án: phòng kiểm tra sẽ kiểm tra chất lượng tại một số khâu quan trọng trong thi công như: nền, móng, công tác hoàn thiện, công tác lắp đặt các máy móc thiết bị.
Tổng nghiệm thu các công trình của dự án: sau khi thi công các hạng mục của các công trình của dự án Ban điều hành dự án sẽ tổ chức công tác nghiệm thu.
Các bên tham gia xây dựng thực hiện các hạng mục công trình theo sự phân công của Ban điều hành dự án đó là:
Bộ phận xây dựng dự án do Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam thực hiên là: thi công một phần trong tổng hạng mục mặt bằng thi công khu đập chính và các công việc khác như: xây dựng lán trại, khu nhà ở, khu trạm công an, nhà quản lý…
Bộ phận xây dựng dự án của Tổng công ty cổ phần Sông Đà thực hiện là: Thi công một phần trong tổng hạng mục mặt bằng thi công khu đập chính và các công việc khác như: xây dựng lán trại, nhà ở các công xưởng phụ trợ…
Bộ phận xây dựng do Tổng công ty cổ phần xây dựng số 4 thực hiện là: Thi công một phần trong tổng hạng mục mặt bằng thi công khu đập chính và các công việc khác như: xây dựng lán trại, nhà ở các công xưởng phụ trợ, san mặt bằng bờ trái…
Bộ phận xây dựng do Tổng công ty cổ phần Cơ điện xây dựng nông nghiệp và thủy lợi thực hiện là: Thi công một phần trong tổng hạng mục mặt bằng thi công khu đập chính và các công việc khác như: xây dựng lán trại, nhà ở các công xưởng phụ trợ, xây dựng đường điện 35kv, điện hạ thế và các trạm biến áp.
Bộ máy quản trị của Ban điều hành Cửa Đạt
Sơ đồ 2: Cơ cấu bộ máy quản trị của Ban điều hành dự án
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUÂT 1
PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT 2
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH
P. KIỂM TRA
P.
THIẾT KẾ 1
P. THIÊT
KẾ 2
P.
TÀI VỤ
P.
NHÂN SỰ
P. KẾ HOẠCH
ĐỘI KHẢO SÁT
ĐỘI ĐỊA CHẤT
Giám đốc dự án
Chức năng: Tổ chức và điều hành mọi công việc của dự án, chịu trách nhiệm toàn diện trước nhà nước và cơ quan chủ quản là Tổng công ty Vinaconex.
Nhiệm vụ:
Quyết định phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh và các chủ trương lớn của dự án.
Quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả cao trong hoạt động.
Quyết định kế hoạch đào tạo, quy hoạch cán bộ.
Đề cử các Phó giám đốc, kế toán trưởng, bổ nhiệm, bãi nhiệm trưởng phó phòng và các chức danh lãnh đạo của các đơn vị trực thuộc dự án.
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của dự án cho Tổng công ty Vinaconex và cơ quan nhà nước.
Thiết lập chính sách chất lượng.
Định kỳ kiểm tra kết quả thực hiện dự án.
Cung cấp đầy đủ nguồn lực để thực hiện duy trì và cải tiến chất lượng.
Tổ chức thanh tra và xử lý các vi phạm Điều lệ, nội quy của dự án.
Phó giám đốc kinh doanh
Chức năng: Phó giám đốc kinh doanh giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công và chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi phạm pháp luật.
Nhiệm vụ:
Chỉ đạo công việc đấu thầu thi công xây dựng lắp ráp các hạng mục của dự án.
Kiểm tra xem xét kí dự toán công trình.
Chỉ đạo phòng tổ chức hành chính của dự án phụ trách khối cơ quan, điều hành công việc của dự án khi Giám đốc đi vắng.
Tham mưu cho nội dung hợp đồng kinh tế kỹ thuật.
Theo dõi chỉ đạo việc nghiệm thu, thanh toán, giao nhận hồ sơ và điều độ sản xuất.
Báo cáo với Giám đốc dự án về các công việc được giao.
Phó giám đốc kỹ thuật 1
Chức năng: phụ trách công tác nghiệp vụ chuyên môn của các phòng khảo sát thiết kế.
Nhiệm vụ:
Quản lý và tổ chức triển khai công tác lập đề cương khao sát.
Kiểm tra xem xét duyệt hồ sơ khảo sát:
- Thiết kế kĩ thuật
- Thiết kế kĩ thuật thi công
- Thiết kế kĩ thuật bản vẽ thi công phục vụ nhà thầu
- Một phần dự án theo sự phân công của Giám đốc.
Phụ trách công tác sáng kiến cải tiến kĩ thuật.
Phụ trách công tác đào tạo và tổ chức thi nâng bậc cho công nhân khảo sát.
Quản lý và theo dõi các thiết bị đo phục vụ khảo sát.
Khi cần, tham gia công tác xây dựng định mức vật tư kĩ thuật
Báo cáo Giám đốc về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Phó giám đốc kỹ thuật 2:
Chức năng: Phụ trách công tác khảo sát và trực tiếp quản lý hai đội là: đội khảo sát và đội địa chất.
Nhiệm vụ:
Phụ trách đội khảo sát đội địa chất.
Ký duyệt toàn bộ hồ sơ khảo sát.
Ký duyệt một phần hồ sơ dự án theo sự phân công của giám đốc.
Báo cáo giám đốc về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Phòng kế hoạch:
Là một phần nằm dưói sự chỉ đạo của phó giám đốc kinh doanh, với chức năng và nhiệm vụ như sau:
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của dự án theo định kỳ quý, năm: Kế hoạch đầu tư, kế hoạch xây dưng, kế hoạch khác phục vụ cho việc phục vụ dự án.
Lập dự toán giá thành sản phẩm, trình duyệt dự án với chủ đầu tư và cơ quan có thẩm quyền.
Nghiệm thu thanh toán với chủ đầu tư và cơ quan tài chính.
Tham gia cùng các phòng chức năng lập xây dựng quy chế nội quy của dự án, quỹ tiền lương.
Tham gia các phòng chức năng lập các báo cáo kinh tế kỹ thuật và đầu tư công nghệ thiết bị mới phục vụ cho việc xây dựng dự án.
Phòng tài vụ:
Đây là một bộ phận nằm dưới sự chỉ đạo của Phó giám đốc kinh doanh, với chức năng và nhiệm vụ như sau:
Tham gia cùng các phòng ban chức năng xây dựng quy chế, nội quy, quỹ tiền lương.
Tổng hợp kết quả hoạt động và lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động xây dựng dự án, để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của Ban điều hành dự án.
Theo dõi ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời diễn biến các nguồn vốn, giải quyết các loại dự án phục vụ cho việc xây dựng dự án.
Theo dõi công nợ của dự án, phản ánh và đề xuất kế hoạch thu chi tiền mặt và các hình thức thanh toán.
Báo cáo quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia với phòng nghiệp vụ của dự án để quyết toán thu chi cho từng đơn vị trực thuộc cho Giám đốc nắm chắc nguồn vốn và các khoản thu chi.
Phòng nhân sự:
Có những chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau:
Quản lý hồ sơ lý lịch của cán bộ công nhân viên của dự án
Phụ trách công tác tổ chức cán bộ, lao động, tièn lương
Phụ trách các công tác giải quyết thủ tục về các chế độ: Tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, bảo hiểm xã hội, là thành viên thường trực của hội đồng thi đua khen thưởng và kỷ luật của Ban điều hành dự án.
Quy hoạch cán bộ xât dựng đào tạo cán bộ kế cận.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức thi nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên, xét nâng lương cho công nhân viên chức trong dự án.
Tham gia theo dõi sáng kiến, cải tiến kĩ thuật.
Phòng thiết kế 1
Là phòng nằm dưới sự quản lý của phó giám đốc kĩ thuật 1. Nó có chức năng và nhiệm vụ như sau:
Cân đối kế hoạch để đảm bảo tiến độ và chất lượng từng hạng mục công trình theo yêu cầu đặt ra.
Chịu trách nhiệm kiểm tra soát xét hồ sơ trước khi trình lãnh đạo dự án.
Theo dõi và có biện pháp khắc phục phòng ngừa sai sót trong quá trình thiết kế.
Tham gia cùng các phòng chức năng lập kế hoạch và đổi mới công nghệ thiết bị phục vụ việc thực hiện xây dựng dự án.
Phòng thiết kế 2
Là phòng nằm dưới sự quản lý của phó giám đốc kĩ thuật 1. Có chức năng và nhiệm vụ như của phòng thiết kế 1, cùng với phòng thiết kế 1 hoàn thành kế hoạch xây dựng của dự án.
Phòng kiểm tra
Phòng này có chức năng kiểm tra soát xét các hồ sơ trước khi trình ban lãnh đạo dự án.
Có nhiệm vụ là kiểm tra chất lượng sản phẩm ở công đoạn hoàn chỉnh, kiểm tra nguyên vật liệu phục vụ cho việc xây dựng dự án và nghiệm thu công trình khi các công đoạn cũng như các gói thầu hoàn chỉnh.
Đội khảo sát
Đội này có chức năng và nhiệm vụ là
Khảo sát địa hình theo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng các công đoạn mà dự án yêu cầu.
Cùng các phòng chức năng tham gia nghiệm thu các công đoạn công trình.
Hoàn thành các hồ sơ khảo sát mà đội thực hiện.
Đội địa chất
Đội này có chức năng và nhiệm vụ như của đội khảo sát. Cùng với đội khảo sát kiểm tra và khảo sát các địa điểm thích hợp cho việc xây dựng các hạng mục của dự án.
3. Thành tựu
3.1. Sản phẩm chủ yếu:
Năm 2004: Ban điều hành đã tổ chức thực hiện được một số công việc cơ bản sau:
San lấp và làm đường để vận chuyển các trang thiết bị máy móc tới công trường: Đường thi công dài khoảng 18.980 m2.
Xây dựng các khu nhà để Ban điều hành làm việc: Nhà 3 tầng, diện tích xây dựng 1.480 m2.
Xây dựng các khu nhà tạm cho cán bộ công nhân viên ở để thi công các hạng mục công trình của dự án: khu nhà cấp IV, tổng diện tích xây dựng khoảng 31.895 m2.
Xây dựng nhà xưởng để máy móc thiết bị, nguyên vật liệu: Diện tích xây dựng khoảng: 11.240 m2
Đắp đê quai dọc bờ bảo vệ móng đập, và kênh dẫn dòng nước ở các khu đập.
Đào đắp một phần đập phụ để chăn dòng nước ở Dốc Cáy.
Đào tràn xả lũ.
Nhìn chung năm thứ nhất thực hiện các hạng mục công trình theo đúng tiến độ, theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Năm 2005: Các công việc chính mà Ban điều hành đã tổ chức thực hiện được trong năm là:
Tiến hành đổ bê tông ở các khu đập: tổng lượng bê tông đổ được khoảng: 13.000 m3.
Tiến hành đào đất ở các khu đập với tổng lượng: 1.953.000 m3 đất, 2.623.000 m3 đá.
Tiến hành đắp đất ở các khu đập với tổng lượng đât đá đăp được: 2.355.000 m3.
Năm này Ban điều hành đã chi đạo việc đào đắp và xây dựng ở các khu đập với khối lượng đào đắp được là rất lớn. Các công việc đã được chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ
Năm 2006: Một lượng lớn công việc đã được thực hiện trong năm này đó là: công trường đã đào đắp 4,853 triệu m3 đất đá, 3,423 triệu m3 đá đất đắp đập, bê tông bản chân Tuynen: 15.498 m3; bê tông, gạch đá xây các loại: 69.577 m3. Tổng sản lượng thực hiện đạt 1.307 tỷ đồng. Cuối năm 2006 đã chăn được dòng sông chu.
Nguyên nhân đạt được những thắng lợi cơ bản qua 3 năm 2004, 2005, 2006 là:
Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, không gây ảnh nhiều hưởng đến việc thực hiện xây dựng dự án.
Do các bên tham gia thực hiện xây dựng dự án hăng hái làm việc.
Do được sự quan tâm chỉ đạo của các bên liên quan như tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa, bộ nông nghiệp, các nhà đầu tư.
Năm 2007: Lượng công việc đã đạt được khá lớn đó là đã đào đắp được khoảng 4,387 triệu m3 đất đá, 3,642 triệu m3 đất đá đắp đập, lượng bê tông đã được đổ là 25.820 m3. Tổng sản lượng đạt 1.575 tỷ đồng.
Vào tháng 10/2007 do ảnh hưởng của cơn bão số 5, đã gây mưa lớn tràn qua cao trình 50 của bờ đập chính hồ Cửa Đạt, gây xói lở trên 10m thân đập với chiều sâu trên 5m, cuốn trôi hàng ngàn m3 đá. Đã làm cho hơn 3000 dân đang sinh sống ở hạ nguồn sông chu phải đi sơ tán. Gây thiệt hại ước tính khoảng 70 tỷ đồng.
Nguyên nhân của sự thiệt hại vào tháng 10/2007:
Nguyên nhân khách quan:
Do đây là một cơn bão lớn có lượng mưa lên đến gần 500mm.
Do công trình đang trong quá trình xây dựng độ bền chưa được đảm bảo.
Nguyên nhân chủ quan:
Do việc thiết kế để xây lắp các công trình không tốt, không tránh được sự tấn công dữ đội nhất của dòng nước khi có mưa lớn xay ra.
Do các bên tham gia thi công xây dựng dự án có chính sách chất lượng chưa tốt.
Các cán bộ trong ban chỉ đạo xây dựng trong đó có cả Ban điều hành dự án và các bên liên quan như bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, cũng như các cán bộ của tỉnh Thanh Hóa còn coi nhẹ việc đảm bảo chất lượng các công trình của dự án.
Với chức năng quản lý các đội thực hiện xây dựng các hạng mục công trình của dự án. Sản phẩm đạt được chính là kết quả đã xây dựng được của các đội là thực hiện được các hạng mục công trình và thực hiện đào đắp cũng như xây dựng được.
Bảng 3: Khối lượng xây lắp chủ yếu
TT
Khối lượng
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Đào đất
Nghìn m3
1.337
1.953
1.747
1.262
2
Đào đá
Nghìn m3
856
2.623
3.106
3.521
3
Đắp đất đá
Nghìn m3
534
2.355
3.423
3.624
4
Cát sỏi
Nghìn m3
232
184
-
-
5
Gạch, đá xây lát
Nghìn m3
23
31
-
-
6
Bê tông các loại
Nghìn m3
13
17
21
25
7
Sắt thép các loại
Nghìn kg
2.142
2.434
3.251
4.612
(Nguồn: Phòng tài vụ)
Qua bảng trên ta thấy
Kết quả thực hiện xây dựng các hạng mục công trình của dự án qua các năm tăng lên khá nhanh: Lượng đất đá đào đắp được các năm là rất đáng kể tổng qua 4 năm gần 20 triệu m3 , lượng bê tông các loại đổ được là 76 nghìn m3.
3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Tổng số tiền về doanh thu của Ban điều hành dự án là từ các Nhà thầu thi công các hạng mục công trình của dự án nộp theo quy định của nhà nước và của Ban điều hành dự án để Ban điều hành mua một số máy móc thiết bị cũng như các chi phí khác.
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ban điều hành dự án
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
1. Doanh thu thuần về bán hàng
21.165.445.775
176.781.797.926
163.693.946.933
295.497.090.305
2. Giá vốn hàng bán
20.669.237.215
171.170.709.403
158.255.546.926
283.628.666.0749
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng
496.208.560
5.611.088.523
5.438.399.467
11.868.424.256
4. Doanh thu hoạt động tài chính
11.119.230
99.189.231
-
105.130.668
5. Chi phí tài chính
14.021.742
14.021.742
-
6.450.989
6. Chi phí bán hàng
-
-
-
-
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
245.797.767
3.087.364.330
2.649.711.442
6.234.500.359
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
250.410.793
2.608.891.682
2.788.688.025
5.732.603.576
9. Tổng lợi nhuận trước thuế
250.410.793
2.608.891.682
2.788.688.025
5.732.603.576
10. Thuế thu nhập doanh nghiệp
-
-
-
-
11. Lợi nhuận sau thuế
250.410.793
2.608.891.682
2.788.688.025
5.732.603.576
(Nguồn: Phòng tài vụ)
Qua bảng kết quả kinh doanh trong những năm qua ở trên cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt. Trong đó tổng doanh thu của các năm 2004, 2005, 2007 là khá tốt. Riêng năm 2006 thì tổng doanh thu của dự án là bị giảm so với năm 2005.
Về lợi nhuận của dự án thì tất cả các năm trên đều kinh doanh có lãi và tăng trưởng tốt.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án thì được nhà nước khấu trừ và hoàn trả lại.
3.3. Tình hình tài sản của Ban điều hành dự án
Bảng 5: Tình hình tài sản của Ban điều hành dự án
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
A- Tài sản lưu động
7.739.842.886
43.888.110.433
115.221.712.481
193.392.663.647
I- Tiền
7.343.353.986
22.883.913.132
18.704.630.833
20.215.345.570
II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
-
-
-
-
III- Các khoản phải thu
109.000.000
15.267.322.228
88.100.841.128
159.094.629.940
IV- Hàng tồn kho
-
5.035.340.073
-
657.114.478
V- Tài sản lưu động khác
-
287.488.900
8.416.240.520
13.425.573.659
B- Tài sản dài hạn
2.569.640.724
5.186.806.645
1.096.016.200
3.268.922.070
I- Tài sản cố định
1.094.652.647
998.670.193
1.096.016.200
3.268.922.070
II- Chi phí trả trước dài hạn
1.474.988.077
4.188.136.452
-
-
Tổng tài sản
10.309.483.610
49.074.917.078
116.317.728.618
196.661.585.717
(Nguồn: Phòng tài vụ)
Dựa vào kết quả của bảng trên ta thấy rằng giá trị tổng tài sản, tài sản lưu động qua các năm đều tăng nhanh và có giá trị rất lớn. Còn tài sản cố định của các năm tăng giảm không đều, hai năm 2004, 2005 tăng nhanh, đến năm 2006 giá trị tài sản cố định giảm xuống sau đó đến năm 2007 lại tăng lên.
Đánh giá các hoạt động của quản trị dự án
Vì Ban điều hành được thành lập nhằm để quản lý việc thực hiện các hạng mục công trình trong dự án đảm bảo các yêu cầu của Chính phủ, của các nhà đầu tư và của Tổng công ty Vinaconex nên hoạt động của Ban điều hành thì phải chú ý đến các hoạt động, cũng như tình hình về tiến độ thực hiện, các vấn đề về chất lượng các hạng mục công trình, an toàn lao động… của các nhà thầu xây dựng trong dự án.
Hoạch định và quản trị chiến lược kinh doanh
Ban điều hành đã có các hoạch định là phải đảm bảo hoàn tất các hạng mục công trình trong thời gian sớm nhất.
Có các kế hoạch thực hiện các hạng mục công trình theo đúng các tiêu chuẩn đã đặt ra.
Hoàn thành giải phóng lòng hồ đến cao trình + 90 trước ngày 30-7-2008; năm 2009 giải phóng lòng hồ từ cao trình + 90 đến +110 trước ngày 30-7-2008; hình thành tổ chức, quản lý để tiếp nhận bàn giao hai công trình: đập phụ Dốc Cáy và đập phụ Hón Can vào cuối năm 2008.
4.2. Quản trị sản xuất
Ban điều hành đã xây dựng cũng như tổ chức các bộ phận nhằm thực hiện các kế hoạch xây dựng các hạng mục công trình. Ngoài ra Ban điều hành cũng đã tổ chức đấu thầu các hạng mục công trình còn lại để đáp ứng việc hoàn thành dự án đúng tiến độ. Đã hoàn thành, hoàn thiện được các cơ cấu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự án.
Các bộ phận trong dự án đã áp dụng các trang thiết bị máy móc hiện đại để có thể thực hiện công trình đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như đúng tiến độ công trình nhằm tiết kiệm chi phí không cần thiết như các loại máy móc: máy vi tính phục vụ cho dự án, các loại máy xúc máy ủi, máy trộn bê tông,.. Dự án cũng đã đầu tư đưa vào sử dụng hàng loạt máy móc thiết bị thi công hiện đại do các nước G7 sản xuất như: Xe tải Cat 769D, Máy xúc Liebherr 964, xe tải Volvo FL 10, xe tải renaul (Pháp), xe tải Man (Đức) máy ủi D6R...
Quản trị nhân lực
Ban điều hành đã hoàn thiện công tác tuyển dụng, công tác đào tạo nhân viên, phát triển nguồn nhân lực một cách rất tốt.
Ban điều hành cũng đã xây dựng được một môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh tạo điều kiện để mọi người có thể phát triển bản thân và phát huy được tính sáng tạo trong lao động.
Bảng 6: Kết cấu lao động biến đổi qua các năm
ĐVT: Người
TT
Nội dung
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Tổng số lao động
2428
2662
2844
3120
2
Lao động quản lý
295
312
328
356
Công nhân chuyên nghiệp
1680
1763
1916
2164
Công nhân hợp đồng phụ
443
587
608
610
3
Trình độ
Trên đại học
52
56
56
62
Đại học
168
173
184
216
Trình độ cao đẳng và trung cấp
712
793
868
924
Công nhân kỹ thuật
1496
1640
1736
1918
4
Giới tính
Nam
1942
2134
2215
2426
Nữ
486
528
629
694
5
Độ tuổi
Nhóm tuổi < 30
945
972
1036
1124
Nhóm tuổi từ 30 - 45
1014
1106
1207
1342
Nhóm tuổi > 45
469
584
601
654
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Dựa vào bảng kết cấu lao động trên ta thấy rằng số lượng lao động của dự án là rất lớn. Trong đó số lao động có trình độ chiếm tỷ lệ khá cao, họ có trình độ, kiến thức, tay nghê. Và đặc biệt là lượng lao động trong dự án có tuổi đời còn khá trẻ họ thể hiện được tính sáng tạo trong công việc. Lượng lao động nữ trong dự án chiếm tỷ lệ không lớn vì đây là một môi trường lao động khó khăn, vất vả, chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu.
Bảng 7: Bảng tiền lương qua các năm
ĐVT: Nghìn đồng
Năm
Tiền lương thấp nhất
Tiền lương cao nhất
Tiền lương bình quân
2004
850
13.000
1.900
2005
970
13.500
2.150
2006
1.150
14.000
2.400
2007
1.250
14.500
2.850
(Nguồn: Báo cáo lao động các năm 2004 - 2007)
Thông qua tình hình thu nhập của người lao động cho thấy ban điều hành ngày càng quan tâm thích đáng hơn đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, tạo điều kiện tốt thuận lợi cho người lao động yên tâm công tác vì mục tiêu của dự án.
Trong quá trình thi công các hạng mục công trình Ban điều hành cũng đã có các chế độ đảm bảo an toàn cho người lao động như có mũ bảo hiểm cho công nhân khi làm việc, cũng như có các trang thiết bị cần thiết khác cho công nhân viên.
Ban điều hành đang áp dụng hệ thống lương dựa theo tính chất công việc. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, lương được tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng. Đối với cán bộ công nhân viên gián tiếp, nghiệp vụ hưởng lương theo công việc và căn cứ vào trình độ, năng lực và hiệu quả công việc được giao. Bên cạnh đó, Ban điều hành thường xuyên đảm bảo tốt các chế độ chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động.
Với đặc thù của đơn vị cơ giới là quản lý và sử dụng nhiều máy móc thiết bị hiện đại, công tác đào tạo nguồn nhân lực, tạo môi trường tốt để người lao động gắn bó lâu dài luôn luôn được Ban điều hành coi là một chiến lược quan trọng đến sự phát triển của Ban điều hành. Ban điều hành đã thực hiện tốt việc định người định máy, tiến hành ký hợp đồng giao xe, máy với các xe máy trưởng.
Sự biến động lao động trong dự án chỉ có khi lãnh đạo thực hiện việc điều động xe, máy thiết bị giữa các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ chung.
Ban điều hành đã có chiến lược đào tạo khá cụ thể như: đào tạo nâng bậc, đào tạo kèm cặp cho người lao động mới. Bên cạnh đó, Ban điều hành cũng có những chương trình đào tạo quản trị kinh doanh cho đội trưởng và các nhà quản trị cấp dưới, chương trình đào tạo cho cán bộ kỹ thuật về công nghệ đắp đập bê tông đầm lăn, bê tông bản mặt, về nghiệp vụ tư vấn giám sát, tư vấn đấu thầu,... Công tác đào tạo, nâng bậc, nâng lương của Ban điều hành luôn được các đơn vị đánh giá cao.
Về chính sách khen thưởng, để khuyến khích người lao động, Ban điều hành có những chính sách khen thưởng xứng đáng với các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, đóng góp sáng kiến, giải pháp kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Song song với chính sách khen thưởng hợp lý, Ban điều hành cũng áp dụng các quy định xử phạt đối với các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động, hình ảnh của Ban điều hành. Nhìn trung, chính sách khen thưởng – kỷ luật của Ban điều hành trong thời gian qua đã kích thích được người lao động hăng hái thi đua tăng năng suất lao động, là động lực quan trọng giúp Ban điều hành hoàn thành được các mục tiêu tiến độ cũng như chất lượng các công trình trọng điểm.
Quản trị chất lượng
Trong những năm gần đây cùng với nền kinh tế thị trường đang phát triển, và đăc biệt là khi nước ta đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới thì các loại hàng hóa trên thị trường ngày càng đa dạng và phong phú. Thì sự cần thiết phải có sự kiểm soát, quản lý chặt chẽ bấy nhiêu về chất lượng để đảm bảo lợi ích của dự án và của toàn xã hội. Hơn nữa do đặc thù của các sản phẩm là xây dựng hơn mọi sản phẩm khác do đó cần quan tâm nhiều mặt từ quan niệm, tổ chức, đầu tư, trình độ nghiệp vụ và cả nhân cách của hệ thống đảm bảo và quản lý chất lượng xây dựng để cho các công trình xây dựng phục vụ tốt các hoạt động kinh tế xã hội.
Ban điều hành cùng với các cấp chính quyền cũng như các nhà thầu phối hợp cùng nhau để đảm bảo chất lượng. Từ các công tác thiết kế các hạng mục chính của dự án thì đều được thực hiện và trình cho Nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước để xin ý kiến, và xin quyết định.
Ban điều hành dự án đã xây dựng một phong ban nhằm quản lý chất lượng công trình. Phòng này có nhiệm vụ là kiểm tra giám sát việc thực hiện các hạng mục công trình có đúng tiêu chuẩn chất lượng đặt ra không và nêu ra các biên pháp nhằm nâng cao chất lượng cho các hạng mục công trình đó.
Ngoài ra còn có một bộ phận các nhân viên kiểm tra các loại máy móc trang thiết bị nhập vào có đảm bảo chất lượng hay không, có áp dụng đúng các chỉ tiêu theo bộ tiêu chuẩn chất lượng hay không.
Hàng ngày thực hiện chế độ giao ban các công việc thích hợp để mọi người biết được các phần việc phải làm, cũng như cần phải làm sao cho đảm bảo chất lượng công trình.
Ban điều hành áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do tập đoàn GLOBAL - Anh Quốc cấp. Trong quá trình hoạt động, Ban điều hành vẫn thực hiện duy trì và cải tiến quản lý chất lượng bằng văn bản phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn IS0 9001-2000. Hệ thống quản lý chất lượng được cụ thể hoá tới từng hoạt động riêng biệt bằng các quy trình được xây dựng và cải tiến liên tục, cụ thể:
Đối với công tác kỹ thuật: Áp dụng quy trình bắt đầu từ công tác đầu tư, đấu thầu, triển khai thi công công trình, quản lý chất lượng, an toàn trong thi công đến khi bàn giao công trình đưa vào quản lý sử dụng…
Đối với công tác Tổ chức- Hành chính: Áp dụng quy trình về công tác tuyển dụng điều động, đào tạo và nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
Công tác Kinh tế - kế hoạch: Áp dụng các quy trình về ký hợp đồng, xây dựng định mức, đơn giá, đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị.
Công tác vật tư cơ giới: Áp dụng các quy trình về theo dõi điều động xe, máy, sửa chữa lớn và bảo dưỡng định kỳ, thanh lý xe máy hư hỏng và quản lý xe, máy.
Sản phẩm hỏng: Áp dụng quy trình khắc phục phòng ngừa khi có nhiều lỗi phát sinh trong quá trình thi công, khắc phục những điểm không phù hợp phát hiện trong quá trình đánh giá chất lượng nội bộ.
Kiểm soát chất lượng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Trong quá trình thi công các công trình, hạng mục công trình còn được giám sát chặt chẽ bởi chủ đầu tư nhằm đảm bảo chất lượng thoả mãn thiết kế kỹ thuật ban đầu. Các công trình thường xuyên được đánh giá chất lượng thông qua các tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế kỹ thuật, hoặc được lấy mẫu đưa đến phòng thí nghiệm kiểm tra các yêu cầu về đặc tính lý, hoá, độ chặt, độ ẩm, độ bền…
Quản trị tiêu thụ
Dự án hiện tại thì chưa có việc tiêu thụ cụ thể cho sản phẩm của mình vì hiện tại dự án đang trong giai đoạn xây dựng. Nhưng thời gian sắp tới khi công trình đi vào khai thác thì sản phẩm chủ yếu của dự án là điện thì Ban điều hành cũng đã có hệ thống tiêu thụ là bán điện cho Tổng công ty cổ phần Điện Lực Việt Nam.
Ngoài ra dự án còn một số sản phẩm khác thì Ban điều hành cũng đã tìm được các đối tác tiêu thụ như các các công ty cổ phần thuộc bộ nông nghiệp, việc đảm bảo nguồn cung về nước tưới cho một diện tích rất lớn đất nông nghiệp thì cũng tạo ra doanh thu cho ban điều hành dự án.
Quản trị công nghệ
Ban điều hành đã thành lập các cán bộ thuộc các công ty thuộc lĩnh vực công nghệ để nhằm cung cấp các thông tin các thông số kỹ thuật công nghệ cho các đơn vị thực hiện các hạng mục công trình.
Ngoài ra cũng có bộ phận nghiên cứu phát triển để có thể giúp dự án hoàn thành đúng tiến độ công trình và đảm bảo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Ban điều hành có chính sách đổi mới công nghệ nhằm phục vụ một số công việc khác như hoạch định việc đổi mới công nghệ cho các bộ phận các phòng ban, cũng như sửa chữa những trang thiết bị máy móc bị hỏng.
Thực hiện được việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật các quy trình quy phạm mà nhà đầu tư đã đặt ra.
Một trong những ưu điểm và là thế mạnh của dự án chính là năng lực máy móc thiết bị mới và đồng bộ. Đa phần các máy móc thiết bị của dự án đều có công nghệ xuất xứ từ nhóm các nước G7 và Bắc Âu, chiếm 79,2% số máy móc hiện có ở Ban điều hành. Các thiết bị trên được lắp và trang bị các cơ cấu vận hành hiện đại như: hệ điều hành quản lý máy thông qua bộ vi sử lý trung tâm; động cơ đạt tiêu chuẩn EURO.2 trở lên, phun nhiên liệu HEUI và ECM; hệ thống phanh lái được sử dụng hệ thống chống bó cứng và cường hóa thủy lực.
Hầu hết số máy móc thiết bị của dự án được đầu tư mới trong những năm 2004 – 2005, theo đánh giá của các chuyên viên kỹ thuật máy móc thiết bị của dự án có thể hoạt động tốt, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của dự án trong 4 đến 5 năm tới.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của dự án chủ yếu là thi công cơ giới nên các loại máy đào, ô tô, máy ủi, máy đầm chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống máy móc thiết bị công nghệ của dự án.
Để đảm bảo cho năng lực xe máy thiết bị của dự án thi công đạt năng suất, hiệu quả cao, Ban điều hành đã xây dựng quy trình kiểm tra duy tu bảo dưỡng máy móc thiết bị theo nhiều cấp, công việc này được tiến hành nghiêm ngặt theo từng ngày và định kỳ.
Quản trị nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế
Ban điều hành thành lập một phòng làm nhiệm vụ tìm kiếm cũng như thực hiện các công việc tìm mua nguyên vật liệu phục vụ cho việc thi công các hạng mục công trình của dự án. Phòng này có nhiệm vụ nữa là vận chuyển các nguyên vật liệu cho các đội thi công công trình.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án chủ yếu dựa vào hệ thống máy móc thiết bị cơ giới lớn. Để vận hành các loại máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất, dự án phải chi phí một lượng lớn nhiên liệu là xăng, dầu các loại… Chính vì vậy chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu giá thành sản phẩm và có ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản thu nhập.
Ban điều hành tiến hành ký hợp đồng khung về tiêu thụ nhiên liệu với các đối tác để nhằm cung cấp nguyên liệu trong quá trình hoạt động.
Trong những năm gần đây, giá cả nhiên liệu trên thị trường thế giới biến động liên tục kéo theo sự tăng giảm giá cả nhiên liệu trong nước, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ sự biến động giá cả xăng dầu đến doanh thu, lợi nhuận, Ban điều hành thường xuyên ký kết các hợp đồng xây lắp có điều khoản cho phép điều chỉnh giá trị hợp đồng khi có sự biến động giá cả các loại nhiên vật liệu đầu vào. Các loại nguyên vật liệu đầu vào mà dự án cần sử dụng là các loại xi măng, các loại săt thép, cát, sỏi,… có chất lượng cao đảm bảo cho công trình có thể tồn tại hàng thế kỷ. Tuy nhiên, sự biến động giá nhiên liệu vẫn ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của dự án.
Phụ tùng xe, máy: Hệ thống máy móc thiết bị của dự án có nguồn gốc từ các nước G7, các loại phụ tùng thay thế trong nước chưa sản xuất được. Ban điều hành hiện đang mua tại các đại lý độc quyền của các hãng nước ngoài tại Việt Nam hoặc thông qua nhập khẩu. Hiện nay, các nhà sản xuất đã thiết lập hệ thống phân phối tại Việt Nam. Vì vậy, việc tìm kiếm phụ tùng thay thế đối với dự án tương đối dễ dàng, phục vụ kịp thời mỗi khi có nhu cầu phát sinh.
Quản trị tài chính
Bảng 8: Kết cấu nguồn vốn qua các năm
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
A- Nợ phải trả
10.530.964.548
49.074.917.078
113.383.209.462
190.935.086.957
I- Nợ ngắn hạn
10.530.964.548
49.074.917.078
113.383.209.462
190.935.086.957
II- Nợ dài hạn
-
-
-
-
B- Vốn chủ sở hữu
-
-
2.934.519.219
5.726.498.760
I- Vốn chủ sở hửu
-
-
2.934.519.219
5.726.498.760
II- Nguồn quỹ khác
-
-
-
-
Tổng nguồn vốn
10.530.964.548
49.074.917.078
116.317.728.681
196.661.585.717
(Nguồn: Phòng tài vụ)
Qua bảng kết cấu nguồn vốn qua các năm ta thấy nợ ngắn hạn của Ban điều hành dự án là rất lớn trong khi vốn chủ sở hữu là không đáng kể. Tổng nguồn vốn của Ban điều hành dự án tăng nhanh qua các năm, đó là điều kiện để phục vụ cho các hoạt động của Ban điều hành.
Phòng tài vụ của ban điều hành dự án đã có những chính sách đảm bảo các khoản thu chi, các khoản đầu tư.
Hoàn thiện kế hoạch tài chính đã đề ra của dự án, cũng như hoàn thiện công tác kế hoạch đầu tư, hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn từ các đối tác. Hoàn thiện các chính sách sử dụng vốn cho phù hợp, tránh lãng phí thất thoát. Đảm bảo các nguồn tài chính ngắn cũng như dài hạn cho kế hoạch xây dựng công trình.
Quản trị sự thay đổi
Hoàn thiện các công việc cần thay đổi so với thiết kế ban đầu, các công việc bị trì hoãn do thiên tai, do thiếu vốn,…
Tìm các giải pháp thích hợp cho sự thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả hiệu lực đầu tư xây dựng.
Ban điều hành cũng đã có những thay đổi kịp thời phù hợp với sự biến đổi thời tiết khí hậu như vào cuối năm 2007 đã có một trận lũ lụt lớn làm hư hại đến khá nhiều hạng mục công trình và Ban điều hành đã có quyết định kịp thời nhằm khắc phục sự cố trên.
Tính toán nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng các hạng mục công trình
Tìm kiếm các giải pháp nhằm đánh giá chính xác khách quan các kết quả đạt được cũng như những mặt còn thiếu sót khi xây dựng công trình để đánh giá việc đầu tư sử dụng vốn.
Các bộ phận phòng ban trong Ban điều hành dự án cũng đã tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao việc sử dụng cho hiệu quả như tìm các đối tác cung cấp các trang thiết bị máy móc có chất lượng cao mà giá rẻ để sử dụng cho các hạng mục công trình.
4.11. Các công cụ quản trị
Triển khai tính chi phí kinh doanh trong dự án để có các thông tin phù hợp cho ban quản trị có các quyết định kịp thời.
Ban điều hành cũng đã áp dụng các công cụ quản trị khác như dựa trên các báo cáo của các bên tham gia triển khai xây dựng các hạng mục để có các quyết định đúng.
Ngoài ra Ban điều hành dự án còn thu thập số liệu, tin tức từ chính phủ về dự án và từ các cấp chính quyền địa phương để có các quyết định phù hợp với nhu cầu thực tế của dự án.
Nhận xét chung
5.1. Thành tựu và nguyên nhân
Thành tựu:
Dự án đã hoàn thành được phần lớn công việc xây dựng Hồ chứa nước Cửa Đạt. Dự án dự tính đến tháng 12 - 2009 sẽ hoàn thành.
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành lành nghề, có kiến thức và hiểu biết sâu sắc về máy móc thiết bị thi công có thể đề xuất và thực hiện các biện pháp thi công tối ưu.
Các nhà thầu trong dự án đã thường xuyên đầu tư nâng cao năng lực thi công, trang bị những máy móc thiết bị hiện đại của thế giới, nghiên cứu và triển khai những công nghệ thi công tiên tiến nhất.
Sự chỉ đạo và đề ra các giải pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các cấp lãnh đạo của Tổng công ty Vinaconex và của Ban điều hành dự án là nhân tố lớn làm nên thắng lợi của dự án trong những năm qua.
Nguyên nhân:
Các thành quả đạt được của dự án đến ngày 31-12-2007, là do sự làm việc hăng hái của cán bộ công nhân viên của trong Ban điều hành dự án
Sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo như về chính phủ đã giải ngân một lượng lớn tài chính phục vụ cho việc xây dựng dự án.
Có sự chỉ đạo của các công ty tham gia xây dựng dự án như tổng công ty Vinaconex, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Xây Dưng 4, Công ty cổ phần Cơ điện - Xây dựng nông nghiệp và Thủy lợi.
Ngoài ra còn có sự đóng góp vốn của các công ty khác phục vụ cho xây dưng dự án.
5.2. Hạn chế chủ yếu và nguyên nhân
Hạn chế chủ yếu:
Việc thiết kế vị trí thi công các hạng mục công trình lớn chưa tốt làm cho đến khi có sụ cố xảy ra thì thiệt hại xảy ra la rất lớn
Có một số thiếu sót khi xây dựng các hạng mục công trình.
Về chất lượng của dự án thì chưa có tiêu chuẩn nhất định nên trong quá trình xây dựng có hiện tượng công trình kém chất lượng.
Trận lũ cuối năm 2006 đã làm cho dự án thiệt hại đến khoảng 70 tỷ đồng và đã làm cho khoảng 3000 dân sinh sống ở hai xã Thường Xuân và Thọ Xuân phải đi sơ tán.
Tiến độ thi công còn khá chậm không đạt được như kế hoạch đặt ra. (kế hoạch đến cuối năm 2008 là hoàn thành).
Một số máy móc thiết bị các nhà thầu xây dựng đã cũ kỹ, lạc hậu dẫn đến chi phí phục hồi, sửa chữa lớn, thời gian duy tu, bảo dưỡng kéo dài làm gián đoạn quá trình thi công.
Giá cả các loại nhiên liệu có xu hướng tăng, làm tăng chi phí hoạt động của máy móc thiết bị, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng tương ứng.
Thiếu cán bộ kỹ thuật trong công tác nghiệm thu, thanh quyết toán các hạng mục công trình hoàn thành.
Công tác lập hồ sơ thiết kế của chủ đầu tư chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án, các nguồn lực về máy móc, thiết bị, tài chính, con người không được đưa vào sử dụng theo đúng kế hoạch.
Thiếu vốn và khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư dự án, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị đang là vấn đề cần phải có giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.
Nguyên nhân:
Do trình độ xây dựng của các kỹ sư còn hạn chế.
Do trình độ khoa học kỹ thuật cũng như chất lượng của nguyên vật liệu máy móc thiết bị còn một số hạn chế.
Trận lũ lụt năm 2007 là trận lũ lụt lớn trong khi các hạng mục công trình lại chưa hoàn thiện dẫn tới khi lũ lụt xảy ra thì Ban điều hành không có được biện pháp ngăn chặn được kịp thời dẫn tới thiệt hại rất lớn về vật chất và con người.
Do vấn đề giải ngân còn khá chậm nên các hạng mục công trình bị ngưng trệ làm cho tiến độ thi công không được đảm bảo như kế hoạch đề ra. Ngoài ra do trận lũ lụt xảy ra nên đã phần nào ngăn cản tiến độ thi công các hạng mục công trình.
Định hướng phát triển của dự án
Trong thời gian tới thì Ban quản lý sẽ thôi thúc các nhà thầu xây dựng thực hiện việc đẩy nhanh tiến độ, kiểm tra tình hình thực hiện làm sao đảm bảo chất lượng để có thể hoàn thành dự án một cách sớm nhất và không để xảy ra những sự cố nào đáng tiếc về người và tài sản.
Tìm các biện pháp để có thể chống chọi với những trận lũ lụt lớn xảy ra nhằm đảm bảo đây là công trình ngăn chặn nước lũ từ đầu nguồn, không để làm ảnh hưởng đến dân cư sống dưới vùng hạ lưu của sông Chu.
Chuẩn bị nhanh chóng đưa các tổ máy của nhà máy Thủy điện Cửa Đạt vào hoạt động trong năm 2008 để cung cấp điện cho dân cư trong vùng và cả nước.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình quản trị kinh doanh: Tác giả GS.TS Nguyễn Thành Độ - TS. Nguyễn Ngọc Huyền.
Tài liệu, số liệu thu thập được tại Ban điều hành dự án:
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các năm 2004 – 2008.
Bảng cân đối kế toán qua các năm 2004 – 2007.
Bảng báo cáo kế hoạch hoạt động xây dựng qua các năm.
Bảng báo cáo về nguồn nhân lực.
Bảng phân bổ tiền lương qua các năm 2004 – 2007.
Bảng báo cáo về việc thành lập Ban điều hành dự án.
Số liệu thu thập được về Tổng công ty Vinaconex:
Kết quả kinh doanh của Tổng công ty qua các năm 2004 – 2007.
Báo cáo chương trình tổng kết các năm 2004 – 2007.
Luận văn tốt nghiệp: “ phân tích tình hình tài chính của công ty xây dựng 2” của sinh viên Đỗ Thị Thu Hiền khóa 44 khoa quản trị kinh doanh do ThS. Phạm Gia Sơn hướng dẫn.
Luận văn tốt nghiệp: “Một số biện pháp hoàn thiện nguồn nhân lực tại công ty Tư vấn xây dựng công trình Vật liệu xây dựng” của sinh viên Nguyễn Thị Hiền khóa 45 khoa quản trị kinh doanh do Giáo viên Mai Văn Bưu hướng dẫn.
Luận văn tốt nghiệp: “Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty Xây lắp và vật tư xây dựng 8” của sinh viên Nguyễn Văn Khuê khóa 44 khoa quản trị kinh doanh do GS.TS. Phạm Hữu Khuê hướng dẫn.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tại Tổng Công ty CP XNK và xây dựng VN - Vinaconex.DOC