Báo cáo Thực tập tổng hợp tại ngân hàng phát triển Việt Nam

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB– sau đây gọi tắt là Ngân hàng phát triển) được thành lập trên cơ sở Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo quyết định 108/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/05/2006 . Là một tổ chức Tài chính đặc biệt do Chính Phủ thành lập, theo đó, Ngân hàng phát triển hoạt động mang tính đặc thù riêng. Ngân hàng phát triển là một đơn vị cho vay chính sách phi lợi nhuận. Theo yêu cầu ,nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm tỉ lệ an toàn vốn của VDB và do Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định đã bố sung vốn điều lệ lên là 10.000 tỷ đồng tại Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng phát triển (Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2007/QD-TTg ngày 30/03/2007). Như vậy cùng với Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, VDB có mục tiêu đóng góp vào quá trình xoá đói giảm nghèo thông qua các khoản vay cho các công trình xây dựng thuỷ lợi và giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ xuất khẩu. So với hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Phát triển hiện nay sẽ được tăng quyền chủ động, tăng tính trách nhiệm trong đánh giá, thẩm định cho vay các dự án và có quyền từ chối cho vay đối với những dự án kém hiệu quả. Mục lục TrangDanh mục các bảng số liệu 5 Chương 1. Tổng quan về Ngân hàng phát triển Việt Nam .6 1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng phát triển Việt Nam . 6 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng phát triển . 8 1.3. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng phát triển . 8 1.3.1. Hội đồng quản lý 9 1.3.2. Ban kiểm soát . 9 1.3.3. Bộ máy điều hành . 10 1.4. Hoạt động chính của ngân hàng phát triển . 12 1.4.1 Huy động vốn 12 1.4.2 Sử dụng vốn 13 1.4.2.1. Tín dụng đầu tư . 13 ● Cho vay đầu tư 13 ● Hỗ trợ sau đầu tư . 16 ● Bảo lãnh tín dụng đầu tư . 18 1.4.2.2. Tín dụng xuất khẩu 19 ● Cho vay xuát khẩu 19 ● Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu 21 Chương 2. Kết quả hoạt động của ngân hàng phát triển Việt Nam trong năm 2007 23 2.1. Huy động vốn 23 2.2 Sử dụng vốn 24 2.2.1. Tín dụng đầu tư . 25 2.2.1.1. Công tác giải ngân 25 2.2.1.2. Thu nợ 26 2.2.1.3. Chất lượng nợ . 27 2.2.1.4. Tình hình phân cấp . 30 2.2.2. Tín dụng xuất khẩu 32 2.2.3. Cấp phát vốn ủy thác . 34 2.2.4. Cho vay lại vốn ODA 35 2.2.5. Cho vay thí điểm . 36 Chương 3. Định hướng phát triển của ngân hàng phát triển Việt Nam năm 2008 38 3.1. Kế hoạch thực hiện năm 2008 của Ngân hàng phát triển . 38 3.2. Giải pháp thực hiện của Ngân hàng phát triển 39 3.2.1. Công tác huy động và sử dụng vốn 40 3.2.2. Tín dụng đầu tư . 41 3.2.3. Về cho vay lại vốn ODA và quan hệ quốc tế . 42 3.2.4. Tín dụng xuất khẩu 43 3.2.5. Hỗ trợ sau đầu tư và ủy thác 43 3.2.6. Kiểm tra nội bộ 44 Danh mục tài liệu tham khảo . 45

doc46 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3008 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại ngân hàng phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam Ngân hàng phát triển được ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đối với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng phát triển Huy động, tiếp nhận các nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo Quy định của Chính phủ. Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu. Chính sách tín dụng đầu tư phát triển bao gồm: Cho vay đầu tư phát triển Hỗ trợ sau đầu tư Bảo lãnh tín dụng đầu tư Chính sách tín dụng xuất khẩu bao gồm: Cho vay xuất khẩu Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh hợp đồng xuất khẩu. Nhận ủy thác quản lý vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa VDB với các tổ chức ủy thác. Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chính phủ giao. 1.3 Bộ máy tổ chức tại Ngân hàng phát triển Hệ thống Ngân hàng phát triển được tổ chức theo một hệ thống và thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng phát triển bao gồm Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, Bộ máy điều hành. 1.3.1 Hội đồng quản lý Hội đồng quản lý (HĐQL) có 05 thành viên, trong đó có thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách. Chủ tịch, Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển là thành viên chuyên trách; thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ tài chính và các Bộ khác có liên quan. Nhiệm vụ và quyền hạn chính của Hội đồng quản lý - Thông qua báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính và quyết toán hàng năm, HĐQL đưa ra quyết định kế hoạch phát triển, định hướng các hoạt động của Ngân hàng phát triển - HĐQL quyết định chấp nhận việc thành lập, chia, tách, sát nhập. hợp nhất, giải thể Sở giao dịch, chi nhánh và văn phòng đại diện của trong nước và nước ngoài theo đề nghị của Tống giám đốc. - Giám sát, kiểm tra bộ máy điều hành trong việc thực hiện các Quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. điều lệ của Ngân hàng phát triển và các quyết định của HĐQL. Tất cả các quyết định của HĐQL phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ. 1.3.2 Ban kiểm soát Ban kiểm soát có tối đa 07 thành viên chuyên trách, là các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực tài chính, tín dụng, đầu tư…, hiểu biết về pháp luật, không có tiền án, tiền sự và các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật. Trưởng Ban kiểm soát do HĐQL quyết định bổ nhiệm, miến nhiệm.Các thành viên khác do Chủ tịch HĐQL quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Nhiệm vụ và quyền hạn chính của Ban kiểm soát: - Kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng phát triển. - Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính của Ngân hàng phát triển khi xét thấy cần thiết để báo cáo Hội đồng quảnn lý, Bộ tài chính và các cơ quan có liên quan. - Báo cáo HĐQL về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng phát triển. 1.3.3 Bộ máy điều hành Điều hành hoạt động của Ngân hàng phát triển là Tổng giám đốc, trợ lý cho Tổng giám đốc có bốn Phó Tống giám đốc và một Kế toán trưởng. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Ngân hàng phát triển, chịu trách nhiệm trước Hội đông quản lý, trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về việc điều hành hoạt động của Ngân hàng phát triển theo nhiệm vụ và quyền hạn quy định. Bộ máy điều hành gồm có: Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội; Sở giao dịch I tại Hà Nội và vào ngày 25/7/2007 Sở giao dịch II được thành lập tại TP. Hồ Chí Minh; Có 62 Chi nhánh trên cả nước, và các văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài. Các đơn vị thuộc Hội sở chính bao gồm: - Ban Kế hoạch – Tổng hợp có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc trong công tác tổng hợp phân tích tình hình kinh tế xã hội, thị trường tài chính tiền tệ, hoạch định chiến lược dài hạn và từng thời kì; xây dựng các kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm của NHPT; huy động, tiếp nhận, quản lý các nguồn vốn của NHPT; tổng hợp các kết quả hoạt động của NHPT theo định kì hoặc đột xuất. - Ban tín dụng trung ương có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc trong việc tổ chức chỉ đạo, thực hiện công tác cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và bảo lãnh tín dụng đầu tư với các dự án thuộc kinh tế trung ương. - Ban tín dụng địa phương có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và bảo lãnh tín dụng đầu tư với các dự án thuộc kinh tế địa phương. - Ban tín dụng xuất khẩu có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu, cho vay vốn ODA của Chính phủ Việt Nam ra nước ngoài. Bên cạnh đó còn có các Ban: - Ban hỗ trợ sau đầu tư và quản lý vốn ủy thác. - Ban quản lý vốn nước ngoài và quan hệ quốc tế. - Ban thẩm định. - Ban tài chính kế toán, kho quỹ. - Ban quản lý tài sản và xây dựng cơ bản nội ngành. - Ban Kiểm tả nội bộ. - Ban tổ chức cán bộ. - Ban pháp chế. Ngoài ra còn có Văn phòng và ba trung tâm: TT Đào tạo và nghiên cứu khoa học, TT Công nghệ thông tin, TT xử lý nợ. Đặc biệt có riêng bộ phận Tạp chí Hỗ trợ phát triển. Tạp chí đã góp phần cung cấp các ấn phẩm phục vụ công tác chuyên môn, tuyên truyền quảng bá hoạt động, hình ảnh Ngân hàng phát triển trên các phương tiện thông tin đại chúng. 1.4 Hoạt động chính của Ngân hàng phát triển 1.4.1 Huy động vốn - Phát hành trái phiếu Chỉnh phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu của Ngân hàng phát triển và kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo quy định của pháp luật. - Vay của công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước. - Vay các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài. Việc huy động các nguồn vốn nói trên với lãi suất thị trường để cho vay phải đảm bảo nguyên tắc huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp. Ngoài ra còn có các khoản vốn khác - Vốn Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ sau đầu tư. -Vốn ODA vay trực tiếp và vốn ODA được Bộ tài chính ủy quyền cho vay lại. - Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước. - Vốn nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ tổ chức trong và ngoài nước thông qua Hợp đồng nhận ủy thác giữa Ngân hàng phát triển và các tổ chức ủy thác khác. - Vốn huy động góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. - Vốn do ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và các mục tiêu chương trình của Chính phủ. - Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật. 1.4.2 Sử dụng vốn 1.4.2.1 Tín dụng đầu tư * Cho vay đầu tư Đối tượng cho vay: phải thuộc Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư được ban hành kèm theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP.Trong đó có quy định rõ theo từng ngành nghề lĩnh vực, cũng như các dự án đầu tư theo quyết định của Chính phủ. Điều kiện cho vay: cũng giống như các Ngân hàng khác, bao gồm các điều kiện về chủ đầu tư, dự án sản xuất kinh doanh, thủ tục tiến hành. Song cần chú ý các điểm khác sau: - Thuộc đối tượng cho vay. - Chủ đầu tư thực hiện đảm bảo tiền vay(sẽ được nêu phần sau) - Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn. Mức vốn cho vay: tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án đối với mỗi dự án không bao gồm phần vốn lưu động. Trường hợp đặc biệt, dự án nhất thiết phải vay mức cao hơn 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án(không bao gồm vốn lưu động) mới đủ điều kiện thực hiện thì Ngân hàng phát triển đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét và quyết định. Thời hạn cho vay: được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng không quá 12 năm. Một số dự án đặc thù (Dự án nhóm A, trồng cây cao su, trồng cây thông) cho phép thời gian vay vốn tối đa là 15 năm. Tuỳ theo từng dự án và yêu cầu về vốn, Quỹ có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn trong đó chủ yếu là cho vay trung và dài hạn. Vay vốn ngắn hạn là vay vốn có thời gian vay dưới 2 năm, từ 2 - 5 năm là trung hạn, từ 5 năm trở lên là dài hạn. Lãi suất cho vay : - Lãi suất cho vay đầu tư bằng VND tính bằng lãi suất Chính phủ 5 năm cộng 0,5%/năm. Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội ; dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện khó khăn ; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me, các xã thuộc chương trình 135 và các xã biên giới thuộc chương trình 120 lãi suất cho vay bằng VND bằng lãi suất Chính phủ kì hạn 5 năm. - Lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, giao Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc có ưu đãi trên cơ sở lãi suất Sibor 6 tháng cộng thêm tỷ lệ %. (Lãi suất cho vay này được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng lần đầu tiên và không thay đổi cho cả thời hạn vay vốn). - Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng. Quy trình cho vay tín dụng đầu tư: Cũng như tại các Ngân hàng thương mại, quy trình cho vay tín dụng đầu tư tại VDB có một vài đặc điểm tương tự. Song, do tính đặc thù của VDB nên có một vài điểm lưu ý sau: VDB sử dụng trực tiếp nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các dự án đầu tư vay vốn với lãi suất ưu đãi để hoàn thành chiến lược do Nhà nước đề ra. Chính vì lý do đó nên quy trình cho vay tín dụng đầu tư cũng yêu cầu cao hơn. Sự có mặt của VDB được thể hiện ngay từ khâu lập dự án mang tính khả thi, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư (Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố). Sau khi có quyết định đầu tư, chủ dự án gửi Hồ sơ xin vay tới VDB bao gồm: Đơn xin vay vốn; Báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc báo cáo đầu tư đã được thông qua theo quy định của pháp luật; Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Văn bản chấp thuận cho vay của Quỹ hỗ trợ phát triển; Tổng dự toán hoặc dự toán hạng mục công trình. Mức vốn cho vay: tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án đối với mỗi dự án không bao gồm phần vốn lưu động. Trường hợp đặc biệt, dự án nhất thiết phải vay mức cao hơn 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động) mới đủ điều kiện thực hiện thì Ngân hàng phát triển đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét và quyết định. Thẩm định bảo đảm tiền vay: Thẩm định bảo đảm tiền vay nhằm hạn chế các rủi ro trong cho vay, góp phần đảm bảo mục tiêu an toàn vốn ngay cả khi cho vay mà bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay. Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước, khi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, chủ đầu tư được dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm tiền vay. Trong thời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được chuyển nhượng, bán hoặc thế chấp, cầm cố tài sản đó để vay vốn nơi khác. Đối với chủ đầu tư không phải là doanh nghiệp nhà nước, khi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, ngoài việc dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm tiền vay, phải có tài sản thế chấp trị giá tối thiểu bằng 50% mức vốn vay. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trong thời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được cho, tặng, chuyển nhượng, bán hoặc thế chấp, cầm cố các tài sản trên để vay vốn nơi khác. Khi chủ đầu tư không trả được nợ, hoặc giải thể, phá sản, tổ chức cho vay được xử lý tài sản hình thành bằng vốn vay như đối với tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ. Trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án, VDB giám sát việc sử dụng vốn vay của chủ đầu tư, nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, đúng tiến độ, đúng quy định của pháp luật... Trong trường hợp phát hiện chủ đầu tư sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc vi phạm các quy định của pháp luật, VDB sẽ dừng thực hiện giải ngân vốn đầu tư cho dự án và thông báo cho cấp thẩm quyền quyết định đầu tư. * Hỗ trợ sau đầu tư Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là hình thức hỗ trợ tài chính của nhà nước, theo đó nhà nước sẽ hỗ trợ 1 phần lãi suất cho các dự án đã đầu tư, đi vào hoạt động và hoàn trả được nợ vay. Đây cũng chính là biện pháp nhằm tạo điều kiện mở rộng tín dụng trung, dài hạn của các ngân hàng thương mại, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các chủ dự án. Quy trình hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: Để được xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, chủ đầu tư phải gửi cho Quỹ hỗ trợ phát triển hồ sơ xin hỗ trợ lãi suất gồm: i) Đơn xin hỗ trợ lãi suất; ii) Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; iii) Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi); iv) Hợp đồng tín dụng với tổ chức cho vay. Quỹ hỗ trợ phát triển xem xét, nếu chấp nhận thì làm thủ tục ký hợp đồng hỗ trợ lãi suất. Nếu không chấp nhận thì Quỹ có văn bản gửi chủ đầu tư; đồng thời phải có báo cáo giải trình và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư. Để được cấp tiền hỗ trợ lãi suất, ngoài việc dự án phải được Bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ghi kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển trong năm, chủ đầu tư phải gửi cho Quỹ hỗ trợ phát triển: i) Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng (bản chính); ii) Khế ước nhận nợ (bản sao có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền); iii) Chứng từ gốc trả nợ trong năm của chủ đầu tư cho tổ chức tín dụng cho vay vốn. Điều kiện hỗ trợ sau đầu tư - Dự án thuộc đối tượng hỗ trợ sau đầu tư quy định tại Điều 12 Nghị định này. - Được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và ký kết hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư. - Dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đã trả được nợ vay.   Mức hỗ trợ sau đầu tư: Mức hỗ trợ sau đầu tư bằng chênh lệch giữa lãi suất vay vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng và 90% lãi suất vay vốn đầu tư áp dụng cho các đối tượng nêu trên. Ngân hàng Phát triển Việt Nam cấp hỗ trợ sau đầu tư theo kết quả trả nợ của chủ đầu tư. * Bảo lãnh tín dụng đầu tư. Nhằm tạo điều kiện cho chủ đầu tư có thể tận dụng tối đa nguồn vốn có thể huy động được, Ngân hàng phát triển cho phép thực hiện bảo lãnh tín dụng đầu tư. Đây là một cam kết với Ngân hàng phát triển và tổ chức tín dụng khác về việc trả nợ đầy đủ và đúng hạn của bên đi vay. Quy trình bảo lãnh tín dụng đầu tư: Để được hưởng bảo lãnh tín dụng đầu tư từ VDB, chủ đầu tư phải gửi đến VDB hồ sơ xin bảo lãnh, bao gồm: Đơn xin bảo lãnh, Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, giấy đề nghị bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho dự án vay vốn đầu tư. VDB sẽ thẩm định và thông báo ý kiến cho tổ chức tín dụng và chủ đầu tư về việc chấp thuận bảo lãnh hay không. Nếu được chấp thuận bảo lãnh, VDB ký kết hợp đồng bảo lãnh tín dụng đầu tư với chủ đầu tư về việc bảo lãnh dự án đã được chấp thuận, trong đó quy định rõ thời hạn, mức bảo lãnh và trách nhiệm của các bên. Mức bảo lãnh và phí bảo lãnh Mức bảo lãnh tương ứng với mức vốn vay, nhưng không vượt quá tổng mức đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động). Chủ đầu tư được bảo lãnh không phải trả phí. Trách nhiệm tài chính khi chủ đầu tư không trả được nợ Trường hợp chủ đầu tư không trả được nợ vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký thì: - Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày khoản vay đến hạn, chủ đầu tư không trả được nợ, tổ chức tín dụng có yêu cầu bằng văn bản gửi Ngân hàng Phát triển Việt Nam trả nợ thay. - Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm trả nợ cho tổ chức tín dụng thay chủ đầu tư phần vốn vay quá hạn đã nhận bảo lãnh khi nhận được yêu cầu trả nợ thay. - Chủ đầu tư phải nhận nợ bắt buộc và có trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam về số tiền trả nợ thay với lãi suất phạt bằng 150% lãi suất vay vốn của tổ chức tín dụng. 1.4.2.2 Tín dụng xuất khẩu Sử dụng quy cách Bullets & Numbering khác * Cho vay xuất khẩu Điều kiện cho vay   Thuộc đối tượng vay vốn: Nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu và nhà nhập khẩu có hợp đồng nhập khẩu hàng hoá thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu được ban hàng kèm theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP. Nhà xuất khẩu đã ký kết hợp đồng xuất khẩu. Nhà nhập khẩu có hợp đồng nhập khẩu đã ký kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Việt Nam. Phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và chấp thuận cho vay.  Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Ngoài 4 điều kiện trên còn có: - Nhà xuất khẩu phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay tại Nghị định này; phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn; - Nhà nhập khẩu phải được Chính phủ hoặc Ngân hàng trung ương của nước bên nhà nhập khẩu bảo lãnh vay vốn.    Mức vốn cho vay  Mức cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đã ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng. Thời hạn cho vay - Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng hợp đồng xuất khẩu và khả năng trả nợ của nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu nhưng không quá 12 tháng.  - Trường hợp cần thiết, thời hạn cho vay trên 12 tháng thì nhà xuất khẩu mới đủ điều kiện thực hiện hợp đồng xuất khẩu, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định. Lãi suất cho vay: - Lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, giao Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường. - Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn theo hợp đồng tín dụng.  *Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu Gần giống với bảo lãnh tín dụng đầu tư, đối tượng bảo lãnh là nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu hàng hoá thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu, nhưng không vay vốn tín dụng xuất khẩu của nhà nước. Thời hạn bảo lãnh Thời hạn bảo lãnh phù hợp với thời hạn vay vốn theo Hợp đồng tín dụng đã ký giữa nhà xuất khẩu với tổ chức tín dụng nhưng tối đa là 12 tháng. Mức bảo lãnh, phí bảo lãnh - Mức bảo lãnh cho nhà xuất khẩu vay vốn không quá 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu hoặc giá trị L/C. - Nhà xuất khẩu được bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh bằng 1%/năm trên số dư tín dụng được bảo lãnh. Trách nhiệm tài chính khi nhà xuất khẩu không trả được nợ: giống với hình thức Bảo lãnh tín dụng đầu tư. Trên đây là một vài nét sơ lược về hoạt động cơ bản của Ngân hàng phát triển. Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động cấp vốn ủy thác và cho vay lại vốn ODA. CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM NĂM 2007 2.1 Huy động vốn Trong năm 2007, tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 464,5 nghìn tỷ đồng; huy động vốn của các ngân hàng tăng 39% so với năm 2006. NHPT huy động được 35.339 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là huy động từ phát hành trái phiếu Chính phủ: 24.095 tỷ đồng (68%) và huy động từ các chi nhánh: 6.756 tỷ đồng (19%). Trong năm 2007 NHPT đã cân đối đủ nguồn vốn để thực hiện nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao; Tuy nhiên công tác nguồn vốn vẫn bộc lộ một số tồn tại: - Nguồn vốn huy động chưa đa dạng, chủ yếu tập trung từ phát hành trái phiếu Chính phủ, một số nguồn truyền thống đang có xu hướng giảm (Tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội).Các hình thức huy động mới như: chứng chỉ tiền gửi, huy động ngoại tệ...vẫn chưa thực hiện được do các vướng mắc về cơ chế, chính sách. - Cân đối về kỳ hạn đã được cải thiện nhưng vẫn còn chênh lệch nhiều: kỳ hạn vốn huy động bình quân khoảng 58 tháng, trong khi kỳ hạn bình quân sử dụng vốn là 71 tháng. - Công tác phân tích, dự báo thị trường hạn chế các hình thức sử dụng vốn nhàn rỗi chưa đa dạng cũng ảnh hưởng đến việc quyết định thời điểm và chi phí huy động vốn chưa hợp lý. - Công tác quản lý, điều hành nguồn vốn còn bị động, chưa hiệu quả do tính kế hoạch hoá trong sử dụng vốn còn thấp và không có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong gần như toàn bộ các khâu: kế hoạch hóa, quản lý và điều hành nguồn vốn, quản lý tín dụng. - Tồn ngân cuối năm 2007 tương đối cao (khoảng 11.000 tỷ đồng) 2.2 Sử dụng vốn Cả hệ thống đã triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu hoàn thành kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, kết quả chung năm 2007 đạt được như sau: Bảng 2.1 Tóm tắt kết quả đạt được năm 2007 Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Kế hoạch TTCP giao Kế hoạch NHPT xây dựng Thực hiện % KH 1. Giải ngân tín dụng đầu tư 22.200 21.877 98,5% - Tín dụng đầu tư 19.721 14.634 74% * - NM lọc dầu Dung Quất 7.243 2. Giải ngân ODA 9.000 8.729 96,9% 3. Dư nợ BQ tín dụng xuất khẩu 2.500 3.003 2.878 95,8% * 4. Hỗ trợ sau đầu tư 400 274 260 94% * Ghi chú: (*): tỷ lệ % so với kế hoạch do NHPT xây dựng (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 VDB) 2.2.1. Tín dụng đầu tư 2.2.1.1 Công tác giải ngân: Giải ngân trong năm: 21.877 tỷ đồng (trong đó giải ngân cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất: 7.243 tỷ đồng, tín dụng đầu tư: 14.634 tỷ đồng), đạt 98,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (bao gồm cả NM lọc dầu Dung Quất), 86% kế hoạch NHPT giao tại Công văn số 2333/NHPT-TDTW và 74% kế hoạch cập nhật đến 31/12/2007 (không bao gồm cả NM lọc dầu Dung Quất). Giải ngân vốn tín dụng đầu tư tăng dần theo các quý (Quý I: 1.708 tỷ đồng, Quý II: 2.865 tỷ đồng, Quý III: 3.510 tỷ đồng và Quý IV: 6.551 tỷ đồng). Một số dự án có vướng mắc đã lâu nhưng trong năm 2007 đã bắt đầu giải ngân: DAP Hải Phòng, Nhà máy bột giấy Thanh Hoá...Tuy nhiên số vốn giải ngân trong năm vẫn đạt thấp so với kế hoạch của NHPT, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác cân đối nguồn vốn của NHPT. Ngoài các nguyên nhân thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nước;năng lực của chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu; sự biến động của giá cả thị trường...cũng cần đánh giá về sự nỗ lực, chủ động của hệ thống trong việc phối hợp với các cấp chính quyền, các nhà đầu tư chưa thật sự quyết liệt. Cá biệt có trường hợp chủ đầu tư cố tình chiếm dụng vốn của nhà thầu nên không tích cực hoàn thiện hồ sơ giải ngân để tránh nhận nợ với NHPT. Ngoài ra có hiện tượng một số chi nhánh chưa nghiên cứu kỹ hướng dẫn của NHPT về các giải pháp tháo gỡ, đẩy mạnh giải ngân nên lúng túng, bị động khi xử lý công việc... ; Cơ chế điều hành kế hoạch năm 2007 không ổn định cũng ảnh hưởng tới việc giải ngân của các Chi nhánh. - Trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng trong năm 2007 là khoảng 38%, tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay của NHPT năm 2007 so với năm 2006: 48%, tăng nhanh so với các năm trước (năm 2006 so với 2005 là 26%). Tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2007 so với 2006: 17%, 2006 so với 2005: 10% và 2005 so với 2004: 7% . - Trong năm 2007, đã có 113 dự án vay vốn tín dụng đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng, 1.203 dự án đã thanh lý hợp đồng tín dụng. Hiện tại toàn ngành đang quản lý, cho vay 5.922 dự án. - Chi nhánh giải ngân đạt 100% kế hoạch : Nam Định, Ninh Bình, Cao Bằng, Thanh Hoá, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu. (Tuy nhiên, trong số này có một số chi nhánh quy mô giải ngân không lớn và chủ yếu là giải ngân vốn kiên cố hóa kênh mương, ví dụ: Cà Mau, Bạc Liêu). - Chi nhánh giải ngân đạt thấp (dưới 70% kế hoạch theo công văn số 2333/NHPT-TDTW): Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Lai Châu, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TT Huế, Bình Định, Phú Yên, Vũng Tàu, Trà Vinh. 2.2.1.2 Thu nợ Công tác thu nợ trong năm 2007 đạt cao so với kế hoạch điều chỉnh. Cụ thể là thu nợ gốc đạt 7.104 tỷ đồng, đạt 94% kế hoạch, tăng 1.438 tỷ đồng; thu nợ lãi đạt 2.193 tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch, tăng 515 tỷ đồng so với năm 2006. Như vậy cả hệ thống đã đạt được 95% kế hoạch thu nợ gốc và 99,5% kế hoạch thu nợ lãi. Tuy nhiên so với kế hoạch đặt ra đầu năm thì tỷ lệ này chỉ là 78% kế hoạch thu nợ gốc và 80% kế hoạch thu nợ lãi. Việc thu nợ không đạt kế hoạch đã ảnh hưởng đến cân đối nguồn vốn và việc thực hiện kế hoạch tài chính của NHPT. Ngoài các nguyên nhân khách quan như: giá cả thị trường biến động, một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ do cạnh tranh, UBND tỉnh không bố trí kế hoạch NSNN để trả nợ, thiên tai, dịch bệnh..., các nguyên nhân chủ quan từ hệ thống NHPT là: - Công tác dự đoán, dự báo, thông tin tín dụng và khả năng phân tích đánh giá thị trường trong khâu thẩm định dự án còn bị động. - Việc phối hợp và hỗ trợ của trung ương với chi nhánh và giữa các chi nhánh trong việc thu nợ và xử lý các khoản nợ quá hạn kéo dài vẫn chưa được sát sao, chặt chẽ, còn lúng túng, chưa chuyên nghiệp, kiến thức pháp luật còn hạn chế. - Có tình trạng một số chi nhánh chỉ đạo thực hiện chưa thường xuyên, liên tục và quyết liệt đối với từng bộ phận, cá nhân để bám sát, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư để thu nợ hoặc đề xuất hướng xử lý. Cá biệt có một số dự án chủ đầu tư cho thuê, cho mượn nhưng chi nhánh không phát hiện kịp thời, gây nhiều khó khăn trong quá trình xử lý tồn đọng. Các Chi nhánh thu nợ (gốc và lãi) dưới mức trung bình của hệ thống: SGD I, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. 2.2.1.3 Chất lượng nợ - Dư nợ: 53.163 tỷ đồng, tăng 17% so với 31/12/2006. Dư nợ dài hạn của NHPT (bao gồm cả vốn ODA) chiếm khoảng 10,7% dư nợ của hệ thống ngân hàng (dư nợ toàn hệ thống ngân hàng 968.000 tỷ đồng, tốc độ tăng tín dụng 37,8%). Trong đó, phải kể đến lãi đến hạn thu chưa thu được: 1.302 tỷ đồng. Trong đó của chương trình mía đường và đánh cá xa bờ chiếm gần 30%. - Nợ quá hạn đến 31/12/2007 là 3.084 tỷ đồng, chiếm 5,8% dư nợ, giảm 152 tỷ đồng so với 31/12/2006 (NQH 2006 chưa loại khoanh nợ giao thông). Trong đó nợ quá hạn của chương trình đánh cá xa bờ chiếm khoảng 13%, các dự án hạ tầng giao thông chiếm 37% nợ quá hạn của hệ thống (nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng 2%/dư nợ), điều này chứng tỏ chất lượng nợ đang là vấn đề đáng quan tâm của NHPT trong thời gian tới. - Nợ quá hạn tăng mạnh trong tháng 12, đặc biệt là 15 ngày cuối tháng (phát sinh hơn 910 tỷ đồng nợ quá hạn). Các chi nhánh có nợ quá hạn và lãi treo tăng so với 31/12/2006: Cao Bằng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Đồng Nai, Quảng Bình, Quảng Trị, TT Huế, Bắc Ninh, Yên Bái. - Các chi nhánh có nợ quá hạn thấp (dưới 2% dư nợ): Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Long An. - Theo kết quả phân loại dư nợ đến 30/9/2007, dư nợ bình thường chiếm 82% (tăng so với thời điểm 30/6/2007: 6.213 tỷ đồng), dư nợ khó khăn tạm thời chiếm 10,8% (giảm so với thời điểm 30/6/2007: 2.696 tỷ đồng), dư nợ khó thu chiếm 5,3% (giảm so với thời điểm 30/6/2007: 339 tỷ đồng) và dư nợ không có khả năng thu chiếm 1,8% (giảm so với thời điểm 30/6/2007: 0,7 tỷ đồng). Dư nợ không có khả năng thu vẫn chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc chương trình đánh cá xa bờ, các dự án đã giải thể, phá sản, chủ đầu tư chết, mất tích... Toàn hệ thống có 3 chi nhánh không có nợ khó thu và nợ không có khả năng thu: An Giang, Bình Dương, Điên Biên. - Các khoản nợ xấu, nợ quá hạn kéo dài, không có khả năng thu vẫn xử lý chậm, làm ảnh hưởng đến năng lực tài chính của NHPT. Nguyên nhân là do chính sách quản lý nợ của NHPT chưa được ban hành đồng bộ. Việc theo dõi, đánh giá chất lượng nợ của NHPT chưa kịp thời, định hướng đề xuất xử lý nợ sau đánh giá thường chậm do thủ tục hành chính và vướng mắc trong cơ chế chính sách. - Công tác xử lý nợ: Trong năm 2007, NHPT đã trình Bộ Tài chính 66 dự án xử lý nợ với tổng số tiền đề nghị xử lý hơn 500 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là khoanh nợ (269 tỷ đồng) và gia hạn nợ (126 tỷ đồng). Đến nay đã đượcBộ Tài chính chấp thuận xử lý 127 dự án (bao gồm cả các dự án đã trình trong năm 2006) với tổng số tiền xử lý khoảng 920 tỷ đồng, trong đó: + Gia hạn nợ: 19 tỷ đồng; + Khoanh nợ: 666 tỷ đồng; + Xoá nợ gốc: 57 tỷ đồng; + Xoá nợ lãi: 178 tỷ đồng. Mặc dù xử lý nợ thực hiện khá mạnh trong năm 2007, nhưng nợ quá hạn và lãi treo vẫn ở mức cao chứng tỏ năm 2007 đã phát sinh thêm nợ quá hạn mới khá nhiều (nếu đã loại trừ nợ giao thông, nợ quá hạn của NHPT theo cách phân loại hiện nay cao gấp gần 2 lần nợ quá hạn của hệ thống các ngân hàng thương mại). Nợ quá hạn đến 31/12/2007 giảm 152 tỷ đồng so với 31/12/2006, trong khi đó số nợ gốc được xử lý trong năm là hơn 700 tỷ đồng, như vậy trong năm 2007 nợ quá hạn mới phát sinh thêm khoảng 550 tỷ đồng, chiếm 18% nợ quá hạn tại thời điểm 31/12/2007 (đây là mức tăng cao so với các năm trước đây). - Chương trình đánh cá xa bờ: đến nay đã bán được 814/1.016 con tàu với số tiền thu được sau bán đấu giá là 134,2 tỷ đồng, bằng khoảng 17,5% dư nợ. Số tàu đã bán chủ yếu là tàu của các pháp nhân (521 con tàu). Gần 100% dư nợ (gốc và lãi) còn lại là không có khả năng thu. Còn lại 202 tàu chưa bán trong đó có 17 tàu tại chi nhánh Bến Tre không thuộc đối tượng bán và 185 tàu tiếp tục bán đấu giá. - Tổng dư nợ của chương trình đánh cá xa bờ đến nay là 775.701 triệu đồng, trong đó dư nợ của các tàu chưa bán đấu giá là 224.616 triệu đồng. - NHPT đã hoàn thiện hồ sơ để xử lý nợ vay cho 186 dự án đánh bắt hải sản xa bờ, trong đó chủ yếu là chủ đầu tư đã bán tàu và không còn tồn tại (136), chủ đầu tư đã bán tàu và không còn khả năng trả nợ (43) và 7 tàu bị đắm, mất tích do thiên tai, bị đâm chìm, bị bắt. 2.2.1.4 Tình hình phân cấp: - Thực hiện chủ trương đẩy mạnh tìm kiếm dự án mới trong năm 2007, các chi nhánh đã tích cực tuyên truyền, quảng bá chính sách mới đến rộng rãi các chủ đầu tư. Sau khi NHPT ban hành Quyết định số 342/QĐ-NHPT ngày 23/7/2007 về quy định phân cấp, uỷ quyền trong hoạt động tín dụng Nhà nước, 57/62 chi nhánh đã thẩm định và chấp thuận cho vay 209 dự án theo phân cấp với số vốn vay theo báo cáo thẩm định gần 12.000 tỷ đồng. Tập trung vào hầu hết các ngành nghề: đóng tàu; dược phẩm; nuôi trồng, chế biến nông lâm thuỷ sản; vật liệu xây dựng; xã hội hoá y tế, giáo dục; thuỷ điện; đầu tư phương tiện vận tải; cấp thoát nước... - Trên cơ sở báo cáo thẩm định của các chi nhánh, NHPT đã có văn bản cảnh báo đối với 73/209 dự án. Nội dung cảnh báo tập trung vào các vấn đề: tính khả thi của nguồn vốn tự có, cho vay vượt phân cấp, thời gian thu hồi vốn, mức vốn cho vay ... - Một số tồn tại: hồ sơ, báo cáo chi nhánh gửi không đầy đủ nên NHPT hạn chế thông tin để thực hiện giám sát. Nội dung báo cáo thẩm định của nhiều chi nhánh còn sơ sài, không đính kèm bảng tính toán, chưa thực hiện đầy đủ các nội dung cần thẩm định. Một số chi nhánh chỉ gửi báo cáo thẩm định khi có văn bản đề nghị thông báo kế hoạch giải ngân mà không gửi ngay khi thẩm định xong. - Số vốn giải ngân trong năm của các dự án mới được phân cấp khoảng 1.440 tỷ đồng, chiếm gần 10% số vốn giải ngân trong năm. Các chi nhánh không phát sinh dự án mới trong năm 2007: Đà Nẵng, Sở Giao dịch II. * Riêng về Hỗ trợ sau đầu tư đạt kết quả như sau: Đến nay, NHPT đã ký hợp đồng hỗ trợ SĐT 2.784 dự án với tổng số vốn hỗ trợ khoảng 3.533 tỷ đồng. Hiện tại, đang cấp hỗ trợ cho 1.850 dự án với số vốn hỗ trợ theo hợp đồng khoảng 3.340 tỷ đồng. Số vốn đã cấp từ đầu năm 260 tỷ đồng, đạt 65% kế hoạch được giao, bằng 95% kế hoạch NHPT đã thông báo, tăng 31% so với năm 2006. Số vốn cấp trong 15 ngày cuối tháng 12 chiếm hơn 50% số vốn cấp cả năm. - Số vốn cấp hỗ trợ SĐT đạt thấp tập trung vào các dự án chuyển tiếp. Nguyên nhân: + Đối tượng hỗ trợ SĐT thu hẹp. Trong năm 2007 chỉ phát sinh 24 dự án mới. + Hiện nay còn nhiều dự án đang phải khắc phục tồn tại sau kiểm tra vì thế phải tạm dừng việc cấp hỗ trợ sau đầu tư. + Một số chủ đầu tư không trả được nợ cho tổ chức tín dụng theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký. 2.2.2 Tín dụng xuất khẩu - Doanh số cho vay: 9.563 tỷ đồng của 1.753 hợp đồng xuất khẩu, tăng 16% so với năm 2006. Cơ cấu doanh số cho vay như sau: Bảng 2.2 Cơ cấu doanh số cho vay năm 2007 Theo thị trường Theo mặt hàng Theo loại hình DN Thị trường tỷ trọng Mặt hàng tỷ trọng Loại hình DN tỷ trọng - Mỹ 11% -Nông-lâm-thuỷ sản 65% - DNNN 45% - Nhật 9% - Thủ công mỹ nghệ 7% - Công ty cổ phần 25% - Châu Âu 27% - Công nghiệp 11% - DN tư nhân 10% - Châu Á 18% - Máy tính 1% - Công ty TNHH 20% - Khác 35% - Gạo 16% - Hợp tác xã 0,05% (Theo: Báo cáo tổng kết năm 2007 VDB) - Thu nợ gốc: 6.900 tỷ đồng, giảm 1.500 tỷ đồng so với năm 2006; Thu nợ lãi: 173 tỷ đồng, tương đương năm 2006. - Dư nợ bình quân: 2.878 tỷ đồng, đạt 115% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 95,8% kế hoạch do NHPT xây dựng. - Nợ quá hạn 45 tỷ đồng, chiếm 0,8% dư nợ, giảm 58 tỷ đồng so với 31/12/2006. Nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở nhóm hàng nông lâm thuỷ sản (52%), loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH (62%). Doanh số cho vay xuất khẩu đã được đẩy mạnh đáng kể, đặc biệt là 4 tháng cuối năm do NHPT đã thực hiện các hoạt động quảng bá hình ảnh, tiếp thị chính sách, phân cấp mạnh hơn cho các chi nhánh, đẩy mạnh cho vay theo hạn mức, đơn giản hoá thủ tục vay vốn. Số vốn giải ngân cho chương trình của Chính phủ chiếm tỷ trong lớn trong doanh số cho vay (23%). Mặc dù NHPT đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tín dụng xuất khẩu năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ giao, tuy nhiên doanh số cho vay của NHPT đối với lĩnh vực xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu (kể cả dầu thô của cả nước (1,25%); nếu không tính dầu thô thì tỷ lệ này là 1,5%; nếu chỉ tính trong các mặt hàng thuộc đối tượng NHPT cho vay thì tỷ lệ này là 5,4%. (Tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước khoảng 48.000 triệu USD, doanh số cho vay của NHPT khoảng gần 600 triệu USD). Công tác thu hồi nợ quá hạn đã được thúc đẩy, quyết liệt và phù hợp với đặc điểm từng khoản nợ, từng doanh nghiệp nên nợ quá hạn đã giảm đáng kể (hơn 56% so với 31/12/2006), đặc biệt là các khoản nợ quá hạn kéo dài. - Các chi nhánh hoàn thành vượt mức kế hoạch cao và không có nợ quá hạn: An Giang, Long An, Bình Phước, Khánh Hoà, Trà Vinh. Một số tồn tại: - Vẫn chưa đẩy mạnh được hoạt động cho vay xuất khẩu tại các tỉnh miền núi phía bắc là địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ lẻ và xuất khẩu chủ yếu theo đường tiểu ngạch. - Lãi suất vay vốn tăng nên không hấp dẫn doanh nghiệp vay vốn. - Về cơ chế bảo đảm tiền vay: vẫn gặp khó khăn trong quản lý hàng tồn kho, chuyển tiền thanh toán trực tiếp từ ngân hàng nước ngoài về NHPT, chưa có hệ thống xếp hạng khách hàng, hệ thống các biện pháp phòng ngừa rủi ro còn hạn chế. - Các hoạt động nghiệp vụ chưa được đa dạng, đặc biệt các sản phẩm dịch vụ đi kèm nghiệp vụ cho vay, thanh toán quốc tế chưa triển khai do đó cũng hạn chế thu hút khách hàng. - Trong năm 2007 mặc dù NHPT đã áp dụng các biện pháp linh hoạt, quyết liệt để thu nợ và giảm nợ quá hạn (giảm 58 tỷ đồng so với 31/12/2006), chiếm 0,8% dư nợ. Nhưng đến nay vẫn còn một số chi nhánh có nợ quá hạn kéo dài (Bắc Ninh, Lâm Đồng, Hà Tây...). Việc thu hồi nợ quá hạn gặp nhiều khó khăn do một số chi nhánh chưa có kinh nghiệm trong xử lý tài sản. - Các chi nhánh nợ quá hạn kéo dài nhưng đã tích cực thu hồi, giảm nợ quá hạn đáng kể: Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Đồng Nai, Sở Giao dịch I, Sở giao dịch II. 2.2.3 Cấp phát vốn uỷ thác: - NHPT đã cấp phát ủy thác khoảng 4.479 tỷ đồng vốn ủy thác. của các Bộ, ngành và Tổng Công ty 2.072 tỷ đồng, Riêng Thủy điện Sơn la: 2.407 tỷ đồng. Số vốn cho vay uỷ thác từ đầu năm: 516 tỷ đồng. Số liệu cấp phát thủy điện Sơn La: Bảng 2.3 Số liệu cấp phát thủy điện Sơn La Đơn vị: tỷ đồng TT Dự án KH vốn đã giao Lũy kế cấp đến 31/12/07 Cấp năm 2007 tỷ lệ cấp lũy kế /KH giao 1 Dự án nhà máy 5.041 3.800 1.342 75% Vốn TDĐT (4.000 tỷ) 1.620 1.194 2 Dự án di dân TĐC 3.654,5 1.870 969 51% 3 Đường tránh ngập 176 97 97 55% Tổng số 8.871 5.767 2.407 (Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 2007 VDB) Công tác cấp phát uỷ thác đã được các chi nhánh thực hiện theo đúng quy định về thủ tục đầu tư xây dựng và hướng dẫn của các Bộ, ngành, quy định của bên uỷ thác. Công tác kiểm tra và tự kiểm tra nghiệp vụ này cũng đã được chú trọng, tăng cường. 2.2.4 Cho vay lại vốn ODA Đến nay, NHPT đang quản lý cho vay lại 357 dự án với số vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký gần 6.700 triệu USD. Số vốn giải ngân từ đầu năm đến nay: 8.729 tỷ đồng, dư nợ: 50.607 tỷ đồng, nợ quá hạn: 276 tỷ đồng, chiếm 0,55% dư nợ, tăng 82 tỷ đồng so với 31/12/2006. Giải ngân vốn ODA trong năm tăng 70% so với năm 2006, đạt 92% kế hoạch được giao, tốc độ giải ngân tháng cuối năm tăng mạnh. Công tác thu hồi nợ đạt tốt, 2.330 tỷ đồng nợ gốc và 1.431 nợ lãi (trên 100% kế hoạch năm). Đánh giá chung: Thời gian qua, các chi nhánh đã thực hiện tương đối tốt công tác quản lý cho vay lại vốn ODA, chấp hành nghiêm túc các quy chế, quy trình nghiệp vụ. Việc thực hiện báo cáo, thống kê: số liệu chuẩn xác, đảm bảo đúng thời hạn; nhiều vướng mắc trong nghiệp vụ đã được xử lý kịp thời. Một số chi nhánh điển hình thực hiện tốt công tác quản lý cho vay lại vốn ODA: Sở Giao dịch II, Hải Dương, Đà Nẵng, Cần Thơ. Ngoài nguồn vốn ODA truyền thống, được sự tín nhiệm của các nhà tài trợ, hiện NHPT đang quản lý cho vay 4 quỹ quay vòng và 6 quỹ ủy thác. Trong đó có 3 tài khoản đặc biệt (dự án năng lượng nông thôn II, cấp nước vệ sinh nông thôn và cấp nước đô thị của WB) đang triển khai tốt. Quỹ đầu tư ngành giống và Quỹ Phà đã kết thúc, kết quả kiểm toán cho thấy NHPT đã thực hiện tốt nhiệm vụ được ủy thác, đảm bảo an toàn vốn và sử dụng vốn hiệu quả. 2.2.5 Cho vay thí điểm - Số vốn giải ngân đến 31/12/2007: 1.040 tỷ đồng, dư nợ vay là 957 tỷ đồng, thu lãi là 9 tỷ đồng. Tỷ trọng cho vay các dự án/khoản vay như sau: + Cho vay để ổn định sản xuất ban đầu đối với các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước tại NHPT chiếm tỷ trọng lớn (60%); + Cho vay bù đắp một phần phần vốn tự có thiếu hụt tạm thời để đầu tư dự án và bù đắp phần vốn huy động khác (20%); + Cho vay xuất khẩu các mặt hàng thuộc đối tượng vay TDXK của Nhà nước (1%); + Cho vay các đơn vị thi công các công trình/dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước tại NHPT (19%). Bước đầu công tác cho vay thí điểm của NHPT có tác dụng đó hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án vay vốn TDĐT và các hợp đồng xuất khẩu theo chính sách của Nhà nước; giúp các Chủ đầu tư giảm áp lực về tài chính. Ngoài ra, công tác này đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhàn rỗi của NHPT, đa dạng hóa hoạt động, tạo nguồn thu để từng bước thực hiện mục tiêu giảm chi phí quản lý của NHPT, giảm sự hỗ trợ của NSNN; tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, một số chi nhánh vẫn còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện nghiệp vụ mới này. Cá biệt có Chi nhánh giải ngân khi chưa được thông báo kế hoạch. Một số vấn đề cần quan tâm như: - Việc đăng ký và thông báo kế hoạch, quản lý nguồn vốn cho vay thí điểm. - Công tác giám sát phân cấp - Lãi suất và cơ chế tiền lương trong công tác cho vay thí điểm - Cho vay sản xuất ban đầu đối với dự án tín dụng đầu tư trong điều kiện biến động giá cả thị trường. CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1 Kế hoạch thực hiện năm 2008 Một số chỉ tiêu lớn về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2008: - Tăng trưởng GDP: 8,5%-9%. - Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tăng 20%-22% so với năm 2007, chiếm 42% GDP. (Năm 2007 tổng nguồn vốn đầu tư: 464,5 nghìn tỷ đồng). - Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 20%-22% so với năm 2007. (Kim ngạch xuất khẩu năm 2007: 48 tỷ USD) - Phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư cơ sở hạ tầng: 35.000 - 38.000 tỷ đồng. Trong năm 2008 dự báo NHPT sẽ gặp phải một số thách thức chủ yếu: cạnh tranh trong huy động vốn, nguồn nhân lực; yếu tố lạm phát ảnh hưởng đến các chỉ tiêu thẩm định dự án, tiến độ thi công công trình; năng lực quản lý mang tính chuyên ngành; trình độ ứng dụng công nghệ thông tin... Chính vì thế, toàn hệ thống phải nỗ lực cao nhất để tranh thủ các cơ hội, vượt qua các khó khăn, thách thức, khắc phục các điểm yếu để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao. Nguồn vốn tín dụng Nhà nước năm 2007, ngoài việc tập trung bố trí cho các dự án chuyển tiếp đã ký HĐTD sẽ chú trọng đầu tư các dự án: đầu tư cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước, môi trường, vốn đối ứng cho các dự án ODA, các dự án xã hội hoá y tế, giáo dục, dự án hàng xuất khẩu. Một số chỉ tiêu cụ thể: Bảng 3.1 Kế hoạch sử dụng vốn tại VDB năm 2008 Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Kế hoạch TTCP giao Kế hoạch của NHPT Tổng số: 40.280 51.796 1. Tín dụng đầu tư - Giải ngân (đã bao gồm 550 triệu USD Nhà máy Lọc dầu Dung Quất) 26.900 37.656 - Thu nợ gốc 8.500 - Thu nợ lãi 3.000 2. Cho vay lại vốn ODA - Giải ngân 9.000 9.000 - Thu nợ gốc 3.000 - Thu nợ lãi 1.500 3. Tín dụng xuất khẩu - Dư nợ bình quân 4.000 5.100 4. Hỗ trợ sau đầu tư 280 440 5. Bảo lãnh tín dụng đầu tư 100 100 (Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 2007 VDB) Theo dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2008, chi cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho VDB là 960 tỷ đồng. Để hoàn thành tốt các chỉ tiêu đạt ra có các giải pháp sau 3.2 Giải pháp thực hiện 3.2.1. Công tác huy động và sử dụng vốn: - Để thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao thì trong năm 2008 NHPT cần huy động trên 40.500 tỷ đồng, đảm bảo: Trả nợ vốn huy động đến hạn: 13.800 tỷ đồng; Cho vay tín dụng đầu tư: 18.900 tỷ đồng (gồm 17.000 tỷ đồng dự án chuyển tiếp); Cho vay tín dụng xuất khẩu: cho vay thêm 1.500 tỷ đồng (để đảm bảo dư nợ bình quân 4.000 tỷ đồng; Hỗ trợ sau đầu tư: 440 tỷ đồng (160 tỷ đồng chuyển tiếp và 280 tỷ đồng cấp mới); Dự trữ: 6.000 tỷ đồng. - Cân đối nguồn để thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao: Vốn gối đầu từ năm 2007 chuyển sang: 11.700 tỷ đồng; Thu nợ: 8.500 tỷ đồng; Huy động mới: 20.000 tỷ đồng; Vốn cấp hỗ trợ sau đầu tư: 440 tỷ đồng. (Không tính 550 triệu USD tiếp nhận cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất và 3.800 tỷ đồng cho vay thí điểm, vốn huy động uỷ thác cho Ngân sách một số địa phương như An Giang, Kiên Giang...) NHPT đã giao kế hoạch giải ngân tổng thể năm 2008 cho các đơn vị trong toàn hệ thống (28.856 tỷ đồng); để thực hiện được kế hoạch này thì cần thêm hơn 11.500 tỷ đồng. Số vốn này cần được tăng cường huy động từ phát hành Trái phiếu Chính phủ và các hình thức huy động khác của NHPT (Hội sở chính và các chi nhánh). Do vậy, toàn hệ thống cần đẩy mạnh huy động vốn ngay từ đầu năm và thực hiện tốt một số biện pháp sau: - Hoàn chỉnh cơ chế chính sách và phương án liên quan đến huy động và điều hành vốn nội bộ: Cơ chế phát hành chứng chỉ tiền gửi, mua lại trái phiếu do NHPT phát hành trước hạn; Cơ chế quản lý, điều hành tập trung nguồn vốn gắn với lãi, phí, tiền lương; Cơ chế huy động và sử dụng vốn ngoại tệ. - Tích cực triển khai ngay từ đầu năm việc huy động vốn trong và ngoài nước từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng. - Tổng kết, đánh giá việc thực hiện huy động vốn thí điểm trong hệ thống, từ đó xây dựng phương án huy động - sử dụng vốn phù hợp với đặc điểm của hệ thống, tạo nguồn thu dần tiến tới tự chủ về tài chính. - Tăng cường công tác lập, xây dựng kế hoạch huy động vốn và kế hoạch hoá nguồn vốn nhàn rỗi, đảm bảo khả năng thanh toán và cân đối tài chính của hệ thống. - Quản lý tập trung toàn bộ nguồn vốn trong hệ thống đảm bảo tính chính xác, cập nhật của số liệu phục vụ tốt nhất công tác quản lý điều hành. 3.2.2. Tín dụng đầu tư: - Kế hoạch giải ngân năm 2008 được điều hành theo quý (đối với kế hoạch chi tiết) theo nguyên tắc chỉ điều chỉnh giảm kế hoạch quý đã giao trong những trường hợp đặc biệt; Chi nhánh không được giải ngân vượt kế hoạch quý đã thông báo. Kế hoạch giải ngân tổng thể là cơ sở đề tính toán chỉ tiêu thi đua. - Hoàn chỉnh sổ tay nghiệp vụ tín dụng đầu tư đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của Nhà nước nhưng phải phù hợp với thực tế. - Hướng dẫn và xử lý kịp thời các vướng mắc, kiến nghị của các Chi nhánh trong công tác giải ngân. Trường hợp vượt thẩm quyền cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành. - Tổ chức các đoàn công tác đôn đốc giải ngân, cùng chi nhánh tháo gỡ khó khăn cho từng dự án để đẩy nhanh tốc độ giải ngân. - Kiểm tra các dự án nhóm A, các dự án kém hiệu quả. - Chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp để tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc về cơ chế nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên cơ sở quản lý chặt chẽ nguồn vốn tín dụng Nhà nước. 3.2.3. Về cho vay lại vốn ODA và quan hệ quốc tế: - Đẩy nhanh tiến độ kiểm soát sau để thực hiện ghi thu-ghi chi kịp thời; Phối hợp với các đơn vị chức năng của Chủ đầu tư, Bộ Tài chính để tìm giải pháp xử lý vướng mắc trong khâu xử lý hồ sơ dự án, kịp thời xử lý những vấn đề tồn đọng. - Tăng cường công tác kế hoạch hóa nguồn vốn ODA cho vay lại hàng năm, bao gồm cả kế hoạch cho vay và thu nợ. - Tích cực phối hợp, tranh thủ sự ủng hộ của Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, NHNN trong việc tìm kiếm các nguồn vốn nước ngoài và đàm phán vay vốn nước ngoài. - Chuẩn hoá các biểu mẫu thống kê và xây dựng phần mềm theo dõi số liệu đáp ứng được yêu cầu quản lý. - Các chi nhánh thực hiện thu nợ đúng hạn theo hợp đồng, kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện dự án, tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư để có biện pháp thu nợ phù hợp và hiệu quả. - Khẩn trương triển khai dự án cấp nước đồng bằng sông Cửu Long của AFD. - Thực hiện tốt việc quản lý cho vay các quỹ quay vòng, ủy thác và các dự án tài khoản đặc biệt. - Triển khai các thỏa thuận hợp tác đã ký nhằm tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và nhận chuyển giao công nghệ trong họat động ngân hàng và huy động vốn từ nước ngoài. Thực hiện tốt các thỏa thuận song phương với các ngân hàng phát triển của các nước để khai thác nguồn lực cho đầu tư phát triển, đào tạo cán bộ, học tập kinh nghiệm quản lý ngân hàng hiện đại. Xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế mang tính dài hạn. 3.2.4. Tín dụng xuất khẩu: - Báo cáo các Bộ ngành liên quan đề nghị thay đổi lãi suất vay vốn phù hợp hơn; mở rộng đối tượng vay vốn tín dụng xuất khẩu. - Tích cực đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, đặc biệt đối với các chi nhánh có nợ quá hạn kéo dài. Đối với những doanh nghiệp không thể khắc phục được, cần phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay. - Ban nghiệp vụ cần theo dõi tình hình liên quan đến hoạt động xuất khẩu để có cảnh báo kịp thời nhằm hạn chế đến tối thiểu các rủi ro phát sinh. - Có chính sách khách hàng linh hoạt, hợp lý để lưu giữ khách hàng truyền thống, thu hút thêm khách hàng mới: Thực hiện chính sách ưu đãi khách hàng trên cơ sở phân loại khách hàng; Tổ chức hội nghị khách hàng, giới thiệu hình thức tín dụng xuất khẩu; Các chi nhánh cần tổ chức để cán bộ tín dụng đi quảng bá/giới thiệu, tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu vốn tín dụng xuất khẩu của các các doanh nghiệp trên địa bàn, kể cả những doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với NHPT. - Tiếp tục phân cấp cho chi nhánh gắn với việc kiểm tra sát sao, kịp thời. Phân bổ và điều hành hạn mức quý linh hoạt đảm bảo phát huy năng lực thực tế của chi nhánh. Triển khai hoạt động tín dụng xuất khẩu tại tất cả các chi nhánh. 3.2.5. Hỗ trợ sau đầu tư và uỷ thác: - Tiếp tục phân cấp việc thẩm định hồ sơ dự án hỗ trợ sau đầu tư để nâng cao tính chủ động cho các chi nhánh, giảm bớt thời gian và thủ tục hành chính góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này. - Tiếp tục rà soát các dự án hỗ trợ sau đầu tư trên cơ sở báo cáo tự kiểm tra của các chi nhánh. Hướng dẫn kịp thời để xử lý kết quả sau kiểm tra. - Tăng cường tuyên truyền hình thức hỗ trợ sau đầu tư đến rộng rãi các chủ đầu tư. - Về công tác cấp phát dự án Thủy điện Sơn La: Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các tỉnh để khẩn trương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý, thanh toán vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu, tiến độ của dự án. - Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước và bên uỷ thác để thực hiện công tác cho vay, cấp phát vốn uỷ thác theo đúng các nội dung được uỷ thác. 3.2.6. Kiểm tra nội bộ: - Các đơn vị trong toàn hệ thống tổ chức nghiên cứu, quán triệt và chấp hành nghiêm chỉnh quy định về công tác kiểm tra nội bộ. đặc biệt là chế độ thông tin, báo cáo định kỳ về kết quả kiểm tra và chấn chỉnh sau kiểm tra. - Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trong toàn hệ thống, chú trọng và nâng cao hơn nữa chất lượng tự kiểm tra của các chi nhánh, từng bước mở rộng quy mô và phạm vi kiểm tra, phúc tra của Hội sở chính. Kế hoạch kiểm tra năm 2008 tập trung vào các dự án, hợp đồng xuất khẩu cho vay theo phân cấp, các hợp đồng vay vốn thí điểm. - Tập trung khắc phục những sai sót đã được phát hiện, phấn đấu khắc phục xong các sai sót có thể chấn chỉnh trong 6 tháng đầu năm. - Tại chi nhánh: việc kiểm tra phải được thực hiện ngay sau khi chi nhánh tiếp nhận hồ sơ dự án, khoản vay và thực hiện liên tục trong quá trình giải ngân vốn vay cho đến khi thu hồi hết nợ vay và thanh lý hợp đồng tín dụng. Ngoài ra còn có các giải pháp về chế độ tài chính kế toán; đào tạo nghiên cứu khoa học; tổ chức cán bộ và công nghệ thông tin. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo tổng kết cuối năm 2007 của Ngân hàng phát triển Việt Nam Tạp chí Hỗ trợ phát triển Các Quyết định, Nghị định, Thông tư và Công văn có liên quan. Các trang web

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập tổng Hợp tại Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam.doc
Luận văn liên quan