Báo cáo Thực tập tốt nghiệp bảo trì hệ thống mạng

Lời nói đầu Ngày nay, mạng máy tính đã trở thành một hạ tầng cơ sở quan trọng của tất cả các cơ quan, trường học. Nó đã trở thành một kênh trao đổi thông tin không thể thiếu được trong thời đại công nghệ thông tin vì lợi ích đem lại của nó là rất lớn, đóng góp một phần rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội đất nước. Ở các tổ chức, các cơ sở địa phương ngoài việc kết nối internet (nếu có ) thì việc kết nối mạng Wan, mạng Lan cũng rất quan trọng, nó đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin giữa các phòng ban và giữa các đơn vị. Với sự phát triển và tầm quan trọng đó của hệ thống mạng máy tính, thì vấn đề xây dựng và thiế kế mạng trở nên cấp thiết. Với xu thế giá thành ngày càng hạ của các thiết bị điện tử, kinh phí đầu tư cho việc xây dựng một hệ thống mạng không vượt ra ngoài khả năng của các cơ quan, trường học. Tuy nhiên, việc khai thác một hệ thống mạng một cách hiệu quả để hỗ trợ cho công tác nghiệp vụ của các cơ quan, trường học thì còn nhiều vấn đề cần bàn luận. Hầu hết, người ta chỉ chú trọng đến việc mua phần cứng mạng mà không quan tâm đến yêu cầu khai thác sử dụng mạng về sau. Điều này có thể dẫn đến hai trường hợp: lãng phí trong đầu tư hoặc mạng không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng. Với những lý do trên, thực tập tốt nghiệp đối với các sinh viên CDTH11TH được nhà trường và khoa tổ chúc cho các sinh viên trong thời gian vừa qua. Là những sinh viên lớp CDTH11TH , chúng em đã được tạo điều kiện đến thực tập tại Công Ty G8 (01-Đường Lê Hoàn –Phường Điên Biên –TP Thanh Hoa). Được sự hướng dẫn tận tình của thầy .và anh giám đốc công ty G8 (quảu lý trực tiếp nhóm thực tập) và sự giúp đở nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong công ty cùng với sụ cố gắng học hỏi của bản thân đã giúp em hoàn thành tốt các công việc được giao, giúp em học hỏi rất nhiều về kinh nghiệm làm việc trong thực tế.

doc31 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 14917 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp bảo trì hệ thống mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP BẢO TRÌ HỆ THỐNG MẠNG Công ty thực tập : G8 Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Xuân Lô Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hoàng Nam Lời nói đầu Ngày nay, mạng máy tính đã trở thành một hạ tầng cơ sở quan trọng của tất cả các cơ quan, trường học. Nó đã trở thành một kênh trao đổi thông tin không thể thiếu được trong thời đại công nghệ thông tin vì lợi ích đem lại của nó là rất lớn, đóng góp một phần rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội đất nước. Ở các tổ chức, các cơ sở địa phương ngoài việc kết nối internet (nếu có ) thì việc kết nối mạng Wan, mạng Lan cũng rất quan trọng, nó đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin giữa các phòng ban và giữa các đơn vị. Với sự phát triển và tầm quan trọng đó của hệ thống mạng máy tính, thì vấn đề xây dựng và thiế kế mạng trở nên cấp thiết. Với xu thế giá thành ngày càng hạ của các thiết bị điện tử, kinh phí đầu tư cho việc xây dựng một hệ thống mạng không vượt ra ngoài khả năng của các cơ quan, trường học. Tuy nhiên, việc khai thác một hệ thống mạng một cách hiệu quả để hỗ trợ cho công tác nghiệp vụ của các cơ quan, trường học thì còn nhiều vấn đề cần bàn luận. Hầu hết, người ta chỉ chú trọng đến việc mua phần cứng mạng mà không quan tâm đến yêu cầu khai thác sử dụng mạng về sau. Điều này có thể dẫn đến hai trường hợp: lãng phí trong đầu tư hoặc mạng không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng. Với những lý do trên, thực tập tốt nghiệp đối với các sinh viên CDTH11TH được nhà trường và khoa tổ chúc cho các sinh viên trong thời gian vừa qua. Là những sinh viên lớp CDTH11TH , chúng em đã được tạo điều kiện đến thực tập tại Công Ty G8 (01-Đường Lê Hoàn –Phường Điên Biên –TP Thanh Hoa). Được sự hướng dẫn tận tình của thầy ……….và anh giám đốc công ty G8 (quảu lý trực tiếp nhóm thực tập) và sự giúp đở nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong công ty cùng với sụ cố gắng học hỏi của bản thân đã giúp em hoàn thành tốt các công việc được giao, giúp em học hỏi rất nhiều về kinh nghiệm làm việc trong thực tế. LỜI CẢM ƠN Sau một khoảng thời gian thực tập tại Công ty G8 em đã hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp, trong thời gian tiếp cận thực tế đã giúp em hiểu sâu hơn về kiến thức đã học ở trường và đồng thời bổ sung thêm những kiến thức mà em chưa được học, đó là hành trang vô cùng quý báu cho em khi rời ghế nhà trường cũng như công việc tương lai. Để hoàn thành đợt thực tập này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Công ty G8, cùng nhiều người khác. Nhờ đó, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Em xin gủi lời cảm ơn chân thành đến : Quý Công ty đã tạo điều kiện cho em thực tập. Toàn thể nhân viên trong Công ty đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, cũng như tạo một môi môi trường làm việc rất thân thiện. Anh Đỗ Văn Huy Khang đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Các thầy cô trong Khoa đã hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức nền tảng quan trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành quá trình thực tập Sinh viên thực tập Nguyễn Hoàng Nam Mục lục Lời mở đầu Lời cảm ơn Mục lục Phần I: Khái quát về công G8 Giới thiệu chung về công ty Các sản phẩm – Dịch vụ kinh doanh Một số hình ảnh của Công ty Phần II: Lắp đặt hệ thống mạng Tổng hợp các yêu cầu Phân tích các yêu cầu Xây dựng hệ thống mạng cục bộ- Lan Nội dung dự toán Cài đặt mạng Kiểm tra thử mạng Bảo trì hệ thống Phần III: KẾT LUẬN . Phần I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY G8 A.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY. Địa điểm trụ sở chính:  Lô 01, Lê Hoàn –P.Điện Biên-Tp Thanh Hóa. Điện thoại: 0373.755.456. Fax: 0373.755.456(107). Phòng kỹ thuật: 037.3953555. Website:maytinhg8.com.vn -g8computer.com.vn . 1.Quy trình thành lập Công ty: G8 được biết đến là Công ty hoạt động về lĩnh vực CNTT hàng đầu tại Thanh Hóa, thành lập từ tháng 10 năm 1999 với tiền thân là 8 sinh viên tốt nghiệp Khóa I – Khoa công nghệ thông tin Trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa. 2. Mục tiêu của công ty: Sẽ luôn luôn mang đến những sản phẩm Công Nghệ số tốt nhất trên thế giới tới các bạn, đặc biệt luôn luôn thục hiện đúng phương trâm mà công ty đã đề ra: “Chất lượng – Giá cả - Dịch vụ”.” B.CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ KINH DOANH Linh kiện máy tính. Máy tính sách tay. Máy tính nguyên bộ. Thiết bị lưu trữ và nghe nhạc. Thiết bị máy văn phòng.. Thiết bị mạng. Và các thiết bị khác. C.MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CÔNG TY Phần II LẮP ĐẶT HỆ THỐNG MẠNG A.TỔNG HỢP CÁC YÊU CẦU Phòng thư viện gồm có 75 máy tính, trong đó có 71 máy dùng để cho học sinh thực hành và 3 máy của giáo viên quản lý thư viện và 1 máy chủ được đặt tại phòng này. Các máy kết nối thông qua một Switch tổng( 24 cổng), cần có 3 switch( 24 cổng) để kết nối các máy ở phòng này và có 1 bộ lưu điện dùng để sao lưu lại đề phòng cho những lúc mất điện đột ngột. Những người nào được sử dụng mạng và mức độ khai thác sử dụng mạng của từng người/ nhóm người ra sao? Mục đích Xây dựng một Thư viện tiên tiến và hiện đại phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, nâng cao dân trí và giải trí của sinh viên. Nâng cao năng lực tiếp cận khoa học công nghệ, đảm bảo khai thác tối đa hiệu quả năng lực thông tin sẵn có, cập nhật và khai thác những kiến thức thông tin mới nhất phục vụ nhu cầu thông tin của sinh viên. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và phục vụ bạn đọc nhằm nâng cao năng lực quản lý và phụ vụ tài liệu cho bạn đọc thuận tiện, nhanh chóng và đầy đủ thông tin. Khai thác tối đa và có hiệu quả nguồn tài liệu sẵn có trong thư viện cũng như các nguồn tài liệu khác. Những người sẽ được sử dụng mạng: Học sinh lên thư viện chỉ được sử dụng máy tính có kết nối mạng LAN để học tập và chia sẽ tài liệu giữa các máy tính với nhau. Ngoài ra học sinh không được phép truy nhập vào để chỉnh sữa hệ quản trị của hệ thống máy tính, và không được phép truy cập internet. Giáo viên được phép thay đổi, chỉnh sửa hệ quản trị phòng máy (được sự đồng ý của cấp trên ), có thể truy cập vào mạng Internet để lấy tài liệu phục vụ cho bài giảng và quản lý tài nguyên của máy tính. B.PHÂN TÍCH CÁC YÊU CẦU -Thư viện yêu cầu sử dụng các dịch vụ trong mạng đó là: Sử dụng dịch vụ chia sẻ tệp tin giữa các máy tính với nhau, cho phép trao đổi thông tin (dữ liệu ở các máy tính với nhau ). Sử dụng dịch vụ chia sẻ tài nguyên chung. Có quyền truy cập web, dịch vụ thư điện tử, tra cứu sách. -Mức độ an toàn mạng: Mạng phải có độ ổn định cao và có khả năng dự phòng, tránh lãng phí về thiết bị Mạng cần đảm bảo an ninh an toàn cho toàn bộ các thiết bị trước các truy cập trái phép từ bên ngoài. Sử dụng Firewall (Bức tường lửa) ) và sử dụng một số phần mềm diệt virut ) và sử dụng một số phần mềm diệt virut để bảo vệ sự an toàn của hệ thống máy tinh C. XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG CỤC BỘ - LAN Cấu trúc liên kết mạng (Network Topology) Giải pháp mạng LAN tại thư viện được lựa chọn là kiến trúc sao (Star Topology): Phương tiện truyền Data Rate (Mbps) Bán kính (km) Số trạm Cáp UTP 10-100 0.1 70 Cáp STP 10-100 0.3 250 Cáp đồng trục 16 1.0 250 Cáp quang 100-1000 1.0 250 Không dây 100 0.1 10s Dựa trên những sự đánh giá trên thì thấy rằng mô hình kiểu hình sao phân lớp tỏ ra khá hiệu quả và thuận tiện trong việc cài đặt do đó phương án được chọn lựa để thiết kế là mô hình theo kiểu hình sao phân lớp. Nguyên tắc thiết kế hình sao phân lớp Thiết kế mô hình sao phân lớp chia hệ thống thành 03 lớp: Lớp mạng trục (Core) Lớp mạng phân phối (distribution) Lớp mạng truy cập (access) Là điểm người dùng cuối được phép truy nhập vào mạng Ưu điểm nguyên tắc phân lớp Mô hình mạng sao phân lớp cho phép thực hiện thiết kế mạng dưới dạng các lớp nhằm đơn giản hoá các nhiệm vụ cần thiết cho kết nối liên mạng. Mỗi lớp tập trung vào một số chức năng cụ thể, do đó cho phép lựa chọn các hệ thống và đặc điểm phù hợp cho mỗi lớp. Sử dụng mô hình phân lớp có thể giúp thay đổi một cách dễ dàng khi cần thiết. Việc phân lớp trong thiết kế cho phép tạo ra các phần tử có khả năng giống nhau (hay lặp lại) khi mạng phát triển. Khi mỗi một phần tử trong mạng yêu cầu thay đổi thì giá thành và độ phức tạp của việc nâng cấp không ảnh hưởng nhiều đến toàn mạng. Trong các kiến trúc mạng lớn, những sự thay đổi có thể ảnh hưởng đến một số lượng lớn thiết bị của hệ thống. Sự cải thiện trong việc phân tách lỗi cũng có thể được thực hiện dễ dàng bởi việc chia mạng thành các thành phần nhỏ và dễ quản lý. Người quản trị mạng có thể biết rõ về các điểm trong mạng, điều này giúp xác định các điểm có lỗi một cách dễ dàng hơn. Mô hình mạng tại thư viện Dựa trên mô hình phân cấp ở trên và dựa trên yêu cầu về kết nối giữa các thư viện trên toàn quốc trong tương lai cũng như nhu cầu về sử dụng các phương thức lưu trữ, tra cứu tài liệu. Mô hình mạng thực tế tại thư viện trường được mô tả như sau: MẶT BẰNG PHÒNG THƯ VIỆN 9 8 7 6 6000 6000 6000 7500 F 5100 E E D C 5100 D Phòng Thư viện 170 m2 5100 WC WC C ` 5100 B Lối sang nhà hiệu bộ ` Lối sang cầu thang 6000 6000 6000 7500 9 8 7 6 SƠ ĐỒ HỆ THỒNG MÁY TÍNH, MẠNG MÁY TÍNH PHÒNG THƯ VIỆN Sơ đồ phòng thư viện của trường Trung Cấp Y Đức Thiện 6000 6000 6000 8 7 E 9 6 5100 D Bàn quản lý máy chủ 5100 C Khu vực kiểm tra thẻ thư viện - Máy tính truy cập mạng - Cáp mạng AMP Cat-6 UTP - Bộ phát Wifi - Máy chủ Server - Tủ mạng, Swith - Outlet Lựa chọn thiết bị: Switch: Switch được lựa chọn ở đây là switch trung tâm (core switch) alcael-lucent os6850-24. Switch này có các đặc điểm nổi bật sau đây: Dung lượng Backplaine lên tới 8.8 Gbps với tốc độ chuyển tiếp (Forwarding Rate) cao tới 3.6 triệu Packet trong một giây. Có 24 cổng 10/100 Fast Ethernet và 02 cổng 10/100/1000BaseT hỗ trợ kết nối tối đa với 64 mạng VLAN. Có bộ nhớ Flash 256 MB và bộ nhớ CPU DRAM là 64 MB. Hỗ trợ khả năng truyền thông song công (Full-Duplex) trên tất cả các cổng. Hỗ trợ dịch vụ QoS (Quality of Service) với các chuẩn công cụ như 802.1p, bốn hàng đợi theo quyền (4 Egress Queues), WRR (Weighted Round Robin). Hỗ trợ giao thức Multicast IGMP (Internet Group Management Protocol). Việc sử dụng Switch trung tâm (core switch) alcael-lucent os6850-24 này sẽ giúp cho tốc độ kết nối giữa các máy tính trong mạng LAN tăng lên rất nhiều so với phương án sử dụng HUB. Khả năng kết nối liên mạng cũng trở nên rất dễ dàng. Bộ phát Wireless: ACCESSPOINT OAW4304T Số cổng kết nối: 1 x RJ45(Gigabit Ethernet), 8 x RJ11 VDSL, RS-232/ Tốc độ truyền dữ liệu: 10/100Mbps, 10/100/1000Mbps Management: Telnet, Syslog, SNMP v3, SNMP v2, CLI / Trọng Lượng (g): 5400 Cáp mạng (Network Cable) Cáp mạng phù hợp với giải pháp ở đây là cáp UTP 4 pair Caegory5 và cao hơn. Category 5 = Ðạt tới 100 MHz (dùng cho mạng 100Base-T, 10Base-T) Enhance Cat-5 hay Cat-6: đạt tới tốc độ 350Mhz dùng cho mạng 100Base-T hoặc tốc độ cao hơn như ATM, Gigabit... Các thiết bị phụ trợ cho kết nối Ðầu nối RJ45 (RJ45 connector): Hiện nay phổ dụng nhất là loại connector RJ45. Loại này không phân biệt theo Category nên chỉ có 1 loại. Đầu nối RJ45 là đầu nối có 8 chân, các chân được phân biệt theo số từ nhỏ tới lớn theo thứ tự từ phảiqua trái. Tất cả các Connector phải được làm bằng các thiết bị chuyên dụng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo mạng hoạt động được ở tần số tối thiểu là 100MHz.. Cách đấu dây vào đầu RJ45 này cũng phải tuân thủ theo đúng các quy tắc và các chuẩn đã có. Hiện nay có rất nhiều cách đấu dây cho đầu nối RJ45, tuy nhiên có hai tiêu chuẩn được quan tâm là chuẩn ANSI/TIA/EIA 586-A, B và ISO/IEC 11801. Hướng tiếp cận của hai tiêu chuẩn này dựa trên các tiêu chí sau: Định rõ một hệ thống cáp truyền thông cho dữ liệu và tiếng nói hỗ trợ một môi trường nhiều sản phẩm, nhiều nhà cung cấp. Cung cấp sự định cho các sản phẩm cáp và thiết bị truyền thông với mục đích tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng trong việc thương mại hoá sản phẩm. Giúp dễ dàng, đơn giản hoá việc lập kế hoạch và cài đặt hệ thống cáp có cấu trúc cho các toà nhà thương mại, theo đó có khả năng hỗ trợ việc truyền thông giữa nhiều toà nhà với cấu hình và thiết bị mạng khác nhau. Thiết lập các tiêu chuẩn hiệu năng và kỹ thuật cho rất nhiều cáp và phần cứng kết nối khác nhau, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc cài đặt các hệ thống cáp. RJ45 Jack: là ruột của Wallplate. Loại này yêu cầu phải là loại Category-5 trở lên. CrossConnector: Với mạng sử dụng cáp 25 pair phải sử dụng các CrossConnector để chia cáp 25-pair thành các đường cáp 4-pair. CrossConnector sẽ sử dụng các Wiring Block 50/100-pair và các Connectting Block 4-pair loại category-5 trở lên. Patchcord RJ45: dùng để nối từ máy trạm tới RJ45 Jack. Kết nối Internet Kết nối Internet nhằm tạo điều kiện để thư viện đưa nguồn thông tin lên trên mạng Internet. Giúp bạn đọc trong và ngoài tỉnh có thể khai thác trực tuyến nguồn tài liệu của thư viện. Ngoài ra còn giúp thư viện tiến cận đến nguồn rài liệu vô cung lớn và phong phú trên Internet, làm giàu hơn nữa vốn thồng tin và tài liệu của thư viện. Phương pháp kết nối Internet: Sử dụng ADSL thông qua hệ thống mạng thoại. Sau đây là mô hình phương pháp kết nối sử dụng phương thức ADSL. Modem ADSL Kết nối Internet thông qua đường điện thoại Ở mạng LAN tại thư viện Thành phố sử dụng thiết bị Remote Access Server kết nối với modem ADSL. ở mạng LAN tại các điểm trực thuộc hoặc bất cứ người sử dụng từ xa nào được phép có thể sử dụng modem thoại để quay số vào hệ thống mạng tại thư viện trường và sử dụng các dịch vụ được cung cấp bởi hệ thống mạng thư viện trường(dịch vụ File, Internet, tra cứu...). Phương án này có các ưu điểm sau: Chi phí ban đầu của phương án này là thấp nhất. Tính mềm dẻo cao: Cho phép người dùng với quyền truy nhập có thể truy nhập dịch vụ từ bất cứ nơi nào thông qua kết nối mạng thoại sử dụng modem tương tự. Máy khách truy nhập từ xa có thể sử dụng đầy đủ các dịch vụ được cung cấp bởi hệ thống mạng nội bộ. Modem ADSL Hệ thống thuê bao điện thoại phục vụ kết nối dial-up Trang bị hệ thống máy chủ cho các ứng dụng Ðể quản trị hệ thống mạng thông tin cũng như lưu trữ và xử lý thông tin, quản trị người dùng và cung cấp các dịch vụ thư viện hiện đại cần có hệ thống các máy chủ. Do vậy để xây dựng hệ thống thông tin thư viện điện tử, Thư viện cần được đầu tư các máy chủ sau: Máy chủ thư viện điện tử Máy chủ thư viện điện tử dùng để cài đặt phần mềm thư viện điện tử, quản trị các hoạt động nghiệp vụ hàng ngày của thư viện Quản lý hệ quản trị cơ sở dữ liệu với các chức năng cơ bản của tác nghiệp cơ sở dữ liệu và hệ chương trình ứng dụng cung cấp các ứng dụng phục vụ công tác tự động hoá tác nghiệp thư viện. Yêu cầu kỹ thuật đối với máy chủ như sau: Khả năng thực thi cao: Bộ vi xử lý mạnh, bộ nhớ lớn, I/O mạnh. Dung lượng đĩa cứng lớn. An toàn dữ liệu cao. Có tính năng sẵn sàng cao. Hệ thống an toàn Lưu điện cho hệ thống máy chủ Một nguồn điện tốt sẽ đảm bảo khả năng làm việc tin cậy, kéo dài thời gian sử dụng của thiết bị dùng điện cung như mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống điện lưới không bao giờ đảm bảo cho việc cung cấp nguồn điện điều hoà do khả năng cung cấp không đáp ứng nhu cầu, đường dây dài, điều kiện trang thiết bị hệ thống điện. Có những vấn đề về nguồn thường gặp sau đây: 1. Mất điện hoàn toàn; 2. Giảm áp tức thời; 3. Quá áp tức thời; 4.Nguồn yếu kéo dài; 5. Nhiễu lưới; 6. Xung áp đỉnh nhọn; 7. Trượt tần; 8. Đột biến chuyển mạch; 9. Méo sóng hài. Đối với các thiết bị nhạy cảm điện như hệ thống máy tính, hệ thống điều khiển, việc tồn tại những vấn đề trên trong lưới điện là khá nguy hiểm, có thể dẫn đến phá hỏng dữ liệu và thiết bị, làm tổn hại kinh tế. Công suất 1500KVA/980W để cung cấp cho 01 máy chủ Input 230V – Output 230V. Có khả năng giao tiếp theo chuẩn RS232, USB hay dùng Smart Slot Card. Thời gian backup yêu cầu >10 phút. Có phần mềm quản lý thông minh cho phép quản trị UPS. Trang bị hệ thống máy trạm phục vụ tra cứu và công tác nghiệp vụ Khác với hệ thống máy chủ với chức năng cung cấp dịch vụ và thông tin chia sẻ cho toàn bộ hệ thống mạng, hệ thống máy trạm nghiệp vụ thực hiện chức năng cung cấp phương tiện tác nghiệp cho người sử dụng cụ thể trong hệ thống thông tin thư viện: Máy trạm nghiệp vụ Máy trạm nghiệp vụ: dành cho cán bộ thư viện thao tác các nghiệp vụ hàng ngày như: bổ sung, biên mục, quản lý tài liệu, lưu thông,… Máy trạm tra cứu Máy trạm tra cứu: đặt tại phòng các phòng đọc để bạn đọc có thể tra cứu trực tiếp trên máy các nguồn tin của thư viện. Thay thế hệ thống các tủ mục lục. D. NỘI DUNG DỰ TOÁN: Căn cứ biên bản khảo sát hiện trường và Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công công trình xậy dựng hệ thống viễn thông tại trường Trung cấp Y Đức Thiện - Thanh Hóa. 1 - Các văn bản chung: + Bộ định mức XDCB chuyên ngành Bưu chính, viễn thông ( Ban hành theo quyết định số 23/2005/QĐ-BBCVT ngày 29/07/2005 của Bộ trưởng Bộ bưu chính Viễn thông). + Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ xậy dựng về việc: Hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình XDCB. + Giá ca máy theo thông tư số: 258/BTTTT-KHTC ngày 09/02/2009 của Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông. + Định mức chi phí quản lý ĐTXDCT và chi phí TVĐTXD (Ban hành theo văn bản số: 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng). + Theo đơn giá XDCB chuyên ngành Bưu chính viễn thông số: 18/2007/QĐ-BBCVT ngày 18/06/2007 của Bộ bưu chính Viễn thông. + Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Thanh Hóa - Phần lắp đặt công bố kèm theo văn bản số 5254/UBND-CN ngày 07/12/2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa. + Công văn 2785/UBND-CN ngµy 04/6/2010 cña Chñ tÞch UBND tØnh Thanh Hãa v/v h­íng dÉn ®iÒu chØnh dù to¸n x©y dùng c«ng tr×nh theo møc l­¬ng tèi thiÓu míi tõ 01/01/2010. 2 - Vật liệu: + Áp dụng bộ Đơn giá XDCB chuyên ngành Bưu chính, Viễn thông ( Ban hành theo quyết định số 18/2007/QĐ-BBCVT ngày 18/06/2007 của Bộ trưởng Bộ bưu chính Viễn thông). 3 - Nhân công: + Áp dụng bộ định mức XDCB chuyên ngành Bưu chính, Viễn thông (Ban hành theo quyết định số 258/BTTTT-KHTC ngày 09/02/2009 của Bộ trưởng Bộ thông tin truyền thông). + Theo đơn giá XDCB chuyên ngành Bưu chính viễn thông số 18/2007/QĐ-BBCVT ngày 18/06/2007 của Bộ bưu chính viễn thông. + Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ xây dựng về việc: Hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình XDCB. + Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Thanh Hóa - Phần lắp đặt công bố kèm theo văn bản số 5254/UBND-CN ngày 07/12/2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa. 4 - Chi phí máy thi công: + Định mức chi phí quản lý ĐTXDCT và chi phí TVĐTXD (Ban hành theo văn bản số: 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 của Bộ trưởng Bộ xây dựng). + Áp dụng bộ Đơn giá XDCB chuyên ngành Bưu chính, Viễn thông ( Ban hành theo quyết định số 18/2007/QĐ-BBCVT ngày 18/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông). + Giá ca máy theo công văn số 258/BTTTT-KHCT ngày 09/02/2009 của Bộ trưởng Bộ truyền thông. + Thông tư số 167/NĐ-CP ngày 16/01/2008 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam. + Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ xây dựng về việc: Hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình XDCB. + Đơn giá xây dựng công trình Tỉnh Thanh Hóa - Phần lắp đặt công bố kèm theo văn bản số 5254/UBND-CN ngày 07/12/2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa. 5 - Chi phí chung: + Định mức chi phí quản lý ĐTXDCT và CP TVĐTXDCT ( Ban hành kèm theo công văn số 1751/XDCB-VP ngày 14/08/2007 của Bộ trưởng Bộ xây dựng). 6 - Thu nhập chịu thuế tính trước: + Công văn số 190/TC-TCT ngày 21/10/1998 của Bộ tài chính. + Định mức chi phí quản lý ĐTXDCT và CP TVĐTXDCT (Ban hành theo công văn số 1751/XDCB-VP ngày 14/08/2007 của Bộ trưởng Bộ xây dựng). DỰ TOÁN XÂY LẮP HẠNG MỤC: HỆ THỐNG PHÒNG THƯ VIỆN Mã hiệu Tên và quy cách Đv Slg Đơn giá Thành tiền VLC VLC BA14402 Ống nhưa phi 20 kèm theo phụ kiện. m 133 7.560 1.005.480 41.020100.10 Lắp đặt cáp mạng Cáp UTP CAT6_4 PAIR (Lan mark-6), vỏ chống cháy(LSZH) - Nexans vào ống nhựa. m 364 14.520 5.285.280 41.090300.10 Lắp hạt mạng RJ45 (định dạng Snap-in CAT6) hạt đôi ổ 20 128.520 2.570.400 35.140520.10 Lắp đặt hộp âm tường hộp 20 5.500 110.000 41.090100.10 Tủ thiết bị cái 1 - 41.270200.50 PATCH PANEL Nexans 24 Port CAT6 khay trượt + Snap-in CAT6 cái 1 6.255.600 6.255.600 41.090300.10 Lắp đặt giắc cắm Path Panel cái 20 27.500 550.000 41.040300.40 Lắp đặt dây nhảy UTP Cat6 (2m) đúc sẵn 2 đầu RJ45 cái 20 195.000 3.900.000 41.040300.41 Lắp đặt dây nhảy UTP Cat6 (3m) đúc sẵn 2 đầu RJ45 cái 20 195.000 3.900.000 41.040300.40 Lắp đặt thanh quản lý cáp nhayr19" 1hu (kiểu Patchguide) chiếc 1 368.620 368.620 41.270200.20 Chống sét lan truyền cái 20 - 41.270200.20 Lắp đặt Swith tbị 1 - 42.150000.60 Cài đặt Swith tbị 1 - TT Vật tư phụ lô 1 10.500.000 10.500.000 TỔNG CỘNG 34.445.380 **. Lựa chọn hệ điều hành mạng và phần mềm ứng dụng: Một mô hình mạng có thể được cài đặt dưới nhiều hệ điều hành khác nhau. Chẳng hạn với mô hình Client/Server, ta có nhiều lựa chọn như: Windows NT, Windows 2000, Widows Server 2003, Netware, Unix, Linux,... Tương tự, các giao thức thông dụng như TCP/IP, NETBEUI, IPX/SPX cũng được hỗ trợ trong hầu hết các hệ điều hành. Chính vì thế ta có một phạm vi chọn lựa rất lớn. Quyết định chọn lựa hệ điều hành mạng thông thường dựa vào các yếu tố như: - Giá thành phần mềm của giải pháp. - Sự quen thuộc của khách hàng đối với phần mềm. - Sự quen thuộc của người xây dựng mạng đối với phần mềm. Hệ điều hành là nền tảng để cho các phần mềm sau đó vận hành trên nó. Giá thành phần mềm của giải pháp không phải chỉ có giá thành của hệ điều hành được chọn mà nó còn bao gồm cả giá thành của các phầm mềm ứng dụng chạy trên nó. Hiện nay có 2 xu hướng chọn lựa hệ điều hành mạng: các hệ điều hành mạng của Microsoft Windows ( Bản quyền ) hoặc các phiên bản của Linux (mã nguồn mở). Thông qua những yếu tố nói trên để phù hợp với bản thiết kế hệ thống mạng của Trường tiểu học Trần Phú thì lựa chọn hệ điều hành mạng là Windows Server 2003 của Microsoft Widows và giao thức được chọn là giao thức TCP/IP. Sau khi đã chọn hệ điều hành mạng, bước kế tiếp là tiến hành chọn các phần mềm ứng dụng cho từng dịch vụ. Các phần mềm này phải tương thích với hệ điều hành đã chọn. E. CÀI ĐẶT MẠNG: Khi bản thiết kế đã được thẩm định, bước kế tiếp là tiến hành lắp đặt phần cứng và cài đặt phần mềm mạng theo thiết kế. - Phần cứng : Vì toàn bộ mạng được lắp đặt trên một phòng thư viện nên ta dùng cáp UTP CAT 3 cho tốc độ 10Mbps để nối các máy trong phòng. Mạng phải có độ ổn định cao và có khả năng dự phòng để đảm bảo cho việc truy nhập các dữ liệu quan trọng. Vì vậy mạng phải có khả năng dự phòng 1:1 cho các kết nối switch-switch. Hệ thống cáp mạng cần được thiết kế đảm bảo các yêu cầu về kết nối tốc độ cao và khả năng dự phòng cũng như là nâng cấp, mở rộng lên các công nghệ cao hơn. Mạng cần đảm bảo an ninh an toàn cho toàn bộ các thiết bị trước các truy nhập trái phép từ bên ngoài hay những truy nhập gián tiếp có mục đích phá hoại hệ thống nên cần có tường lửa (Fire wall) bảo vệ. - Phần mềm : Hệ điều hành mạng (Network Operating System - NOS) điều khiển thiết bị đầu cuối. Trình điều khiển card mạng (NIC driver) làm nhiệm vụ truyền thông giữa NOS và NIC Dạng hình học của một mạng LAN là hình sao (star). Hệ thống chuyển mạch và định tuyến trung tâm cho LAN: Hệ thống chuyển mạch chính gồm các switch có khả năng xử lý tốc độ cao và có cấu trúc phân thành 2 lớp là lớp phân phối và lớp truy cập. Switch phân phối là switch có tốc độ cao (100 Mbps). Switch này dùng công nghệ Fast Ethernet 100BaseTX . Switch truy cập làm nhiệm vụ cung cấp cổng truy cập cho các máy trạm cuối, tốc độ 10Mbps nên dùng công nghệ Ethernet 10 BaseT Kết nối giữa switch truy cập và switch phân phối có tốc độ cao, 100Mbps. Các cáp nối từ các máy trạm đến switch truy cập cần tốc độ nhỏ hơn 10Mbps. Các switch truy cập cung cấp số cổng lớn để cho phép mở rộng số người truy cập mạng để nối các máy trạm, switch phân phối tập trung và lưu chuyển qua lại lưu lượng giữa các phân mạng. 1. Lắp đặt phần cứng: Cài đặt phần cứng liên quan đến việc đi dây mạng và lắp đặt các thiết bị nối kết mạng (Switch) vào đúng vị trí như trong thiết kế mạng. Switch Router Cable Enthernet Card Hub Một số thiết bị phần cứng trong hệ thống mạng máy tính 2. Cài đặt và cấu hình phần mềm: Hệ điều hành: Đối với các máy chủ ta dùng hệ điều hành Windows Server 2003 Đối với các máy trạm ta dùng hệ điều hành Windows XP Phần mềm hệ thống: Phần mềm Internet Services and Acceleration Server 2004 (ISA): cho phép truy cập Web nhanh với cache hiệu suất cao, kết nối Internet an toàn nhờ firewall nhiều lớp, tốc độ nhanh nhờ cache thông minh. Internet Information Services (IIS): quản lý các dịch vụ Web, Mail. Các phần mềm ứng dụng: Trình duyệt IE,Mozilla FireFox. Phần mềm quản lý điểm Vnpt school. Phần mềm kế toán Misa. Phần mềm tin học tiểu học. ….. Phần mềm tiện ích: Diệt virut: Bkav, Karpersky. Phần mềm tăng tốc download: FlashGet. Tiến trình cài đặt phần mềm bao gồm: - Cài đặt hệ điều hành mạng cho các server, các máy trạm - Cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng. Dịch vụ DHCP (Dynamic Host Configuration protocol) tự động cấp địa chỉ IP, dịch vụ tên miền DNS (Domain Name System), dịch vụ AD (Active Directory) là dịch vụ thư mục có thể mở rộng cho phép tự điều chỉnh, quản lý tài nguyên mạng một cách có hiệu quả. - Tạo người dùng, phân quyền sử dụng mạng cho người dùng. Tiến trình cài đặt và cấu hình phần mềm phải tuân thủ theo sơ đồ thiết kế mạng mức luận lý đã mô tả. Việc phân quyền cho người dùng pheo theo đúng chiến lược khai thác và quản lý tài nguyên mạng. F. KIỂM TRA THỬ MẠNG: Sau khi đã cài đặt xong phần cứng và các máy tính đã được nối vào mạng. Bước kế tiếp là kiểm tra sự vận hành của mạng. Trước tiên, kiểm tra sự nối kết giữa các máy tính với nhau. Sau đó, kiểm tra hoạt động của các dịch vụ, khả năng truy cập của người dùng vào các dịch vụ và mức độ an toàn của hệ thống. Nội dung kiểm thử dựa vào bảng đặc tả yêu cầu mạng đã được xác định lúc đầu. G. BẢO TRÌ HỆ THỐNG: Mạng sau khi đã cài đặt xong cần được bảo trì một khoảng thời gian nhất định để khắc phục những vấn đề phát sinh xảy trong tiến trình thiết kế và cài đặt mạng (khoảng 6 tháng) . Phần III KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tại Công Ty G8 với việc tiếp xúc và trực tiếp tham gia vào việc lắp đặt mạng theo nhu cầu của khách hàng đã giúp em hiểu thêm về quá trình lắp đặt hệ thống mạng máy tính trong thực tế. Được sự hướng dẫn nhiệt tình của anh Giám đốc, quản đốc cùng các anh chị trong công ty, sau khj hoàn thành thời gian thực tập giúp em nắm bắt được các kết quả sau: Nắm bắt được thực tế quy trình lắp đặt hệ thống mạng máy tính, sau khi ra trường đi làm giúp chúng em khỏi bỏ ngở trước công việc lắp đặt và xây dựng thực tế. Quan sát việc lắp đặt một số chi tiết phức tạp trong hê thống mạng máy tính chúng em được biết trong quá trình làm đồ án chuyên ngành, vì vậy giúp em hiểu thêm phần nào thực tế lắp đặt chi tiết đó và sẽ giúp em rất nhiều trong kinh nghiệm cũng nhủ quá trình làm đồ án tốt nghiệp trong thời gian tới. Học hỏi kinh nghiệm trong quá trình lắp đặt xây dựng mạng máy tính, thao tác, trình tự làm viêc. Xem xét cách bố trí các máy móc, thiết bị trong quá trình lắp đặt. Từ đó giúp em cũng cố thêm các kiến thức đã học , hình thành các kinh nghiệm trong thực tế và tác phong làm việc. Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót do kiến thức của em còn hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để em có thêm kinh nghiệm và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa, ngày 10 tháng 2 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Hoàng Nam NHẬT KÝ THỰC TẬP Tuần số: 01 Công việc thực hiện Người hướng dẫn Thứ Ngày Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy CN Tuần số: 02 Công việc thực hiện Người hướng dẫn Thứ Ngày Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy CN Tuần số: 03 Công việc thực hiện Người hướng dẫn Thứ Ngày Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy CN Tuần số: 04 Công việc thực hiện Người hướng dẫn Thứ Ngày Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy CN Tuần số: 05 Công việc thực hiện Người hướng dẫn Thứ Ngày Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy CN Tuần số: 06 Công việc thực hiện Người hướng dẫn Thứ Ngày Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy CN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tập tại Công Ty G8 (01-Đường Lê Hoàn –Phường Điên Biên –TP Thanh Hoa).doc