• Marketing
Công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ còn hạn chế chưa được quảng cáo trên các phương tiện thông tin chuyền thông đại chúng, nơi cộng cộng bến tàu, nhà ga, sân bay. Quan hệ công chúng còn hàn hẹp chưa có bước đột phá dừng lại ở mức khiêm tốn. Công tác thu thập thông tin trong và ngoài doanh nghiệp còn nghèo nàn chưa có chiều sâu chủ yếu là thu thập qua sách báo và internet nên số liệu không chính xác. Chưa thành lập được phòng marketing chuyên chách, kinh phí chi cho công tác marketing còn quá ít nên không thu hút được thị trường khách mới mà chỉ dừng lại ở thị trường chuyền thống.
48 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4339 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần du lịch Kim Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Cơ cấu lao động theo giới tinh
Đơn vị: Người
Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự
Qua biểu đồ trên ta thấy tổng số lao động giảm dần theo từng năm là do Công ty cổ phần hóa cắt giảm lao động và một phần thu hẹp quy mô kinh doanh. Là Công ty kinh doanh trong lĩnh vực Du lịch nên công việc yêu cầu tỷ mỷ, cẩn thận, cần cù nên tỷ lệ lao động nữ luôn luôn chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nam.
Bảng 2.9 Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Đơn vị tính: Người
Độ tuổi
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
18 – 27
35
6,5
25
4,9
20
4,4
28 – 35
205
37,9
198
38,9
177
38,6
36 -45
190
35,1
178
35,0
173
37,8
Trên 46
111
20,5
108
21,2
88
19.2
Tổng
541
100
509
100
458
100
Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự
Nhìn vào bảng trên ta thấy: nhóm tuổi 18 – 25 chiếm tỷ trọng thấp từ 4% đến 6% và giảm dần điều này chứng tỏ Công ty không tuyển thêm công nhân trẻ. Hai nhóm 28 – 35 và 36 – 45 hai nhóm này cũng giảm nhưng không đáng kể, hai nhóm này chiếm tỷ trọng lớn vì đây là lược lượng lao động chính chứng tỏ Công ty có đôi ngũ công nhân viên dồi dào tạo nên một nền tảng lao động tốt cho lớp kế cận sau này. Nhóm trên 46 nhóm này chiếm tỷ trọng trung bình 19 – 21% đa số là các lãnh đạo chủ chốt và trưởng các phòng ban
Bảng 2.10 Cơ cấu lao động theo học vấn
Đơn vị tính: Người
Năm
Cao học
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Tổng
Số
lượng
Tỷ trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
2009
3
0,6
207
38,3
100
18,5
231
42,7
541
2010
5
1,0
223
43,8
110
21,6
171
33,6
509
2011
6
1,2
255
52,3
90
18,4
137
28,1
488
Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự
Nhìn vào bảng trên ta thấy trình độ học vấn của công ty khá tốt đặc biệt trình độ Đại học và Cao đẳng chiếm tỷ trọng khá cao đều tăng theo hàng năm chứng tỏ Công ty rất chú trọng khâu đào tạo và đào tạo lại, khuyến khích công nhân viên tự học để nâng cao kiến thức cũng như học vấn.
Bảng 2.11 Cơ cấulao động theo lĩnh vực công tác
Đơn vị tính: Người
Lĩnh vực
Công tác
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số lượng
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Khối quản lý
25
4,6
23
4,5
21
4,3
Khối gián tiếp
70
12,9
67
13,2
65
13,3
Khối trực tiếp
446
82,4
419
82,3
402
82,4
Tổng số
541
100
509
100
488
100
Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự
Nhìn vào bảng cơ cấu lao động theo lĩnh vực công tác ta thấy khối quản lý và khối gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là lao động trực tiếp chiếm 82% tuy có giảm về số lượng nhưng tỷ trọng không giảm vìtổng số lao động cũng giảm theo. Điều này chứng tỏ Công ty có đội ngũ quản lý tốt phù hợp với quy mô của công ty.
2.2.2 Định mức lao động của doanh nghiệp
Mức lao động là: lượng lao động hao phí hợp lý nhất được quy định để chế tạo ra một sản phẩm hay hoàn thành một công việc cụ thể trong các điều kiện về tổ chức
Định mức lao động là:một quá trình xác định mức lao động hao phí hợp lý đó
Bảng 2.12: Định mức lao động nhà phòng
ĐVT: Người
Tên nhà phòng
Nhà 1
Nhà 2
Nhà 3
Nhà 4
Nhà 5
Nhà 6
Nhà 8
Nhà 9
Số phòng/công
10
10
9
7
8.5
8.5
7.5
9
Công trực/ngày
3
3
3
3
3
3
3
3
Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự
Công ty gồm 8 Nhà phòng mỗi nhà có một cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc thù riêng nên số lượng công việc trong phòng cũng khác nhau nên định mức cũng được xác định khác nhau.
Bảng 2.13: Định mức lao động nhà hàng
ĐVT: Người
Tên nhà hàng
Hoa sen 1
Hoa sen 2
Hoa sen 3
Hoa sen 6
Hoa sen 9
Số mâm/người
6
9
10
6
9
Công trực/ngày
2
2
2
2
2
Nguồn: Phòng Nhân sự Hành chính
Đối với nhà hàng định mức trên được tính khi có khách hội nghị, đám cưới và khách đoàn ăn theo mâm. Nhà hàng Hoa sen 1 và 6 là tiêu chuẩn 3 sao ngồi mâm 10 người nên định mức cao hơn. Các nhà hàng còn lại tiêu chuẩn 2 sao và ngồi mâm 6 người nên được định mức thấp hơn
2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động
Tổng thời gian làm việc theo chế độ:Công ty sử dụng lao động như sau:
Ngày công chế độ 8 tiếng một ngày, 6 ngày một tuần, 22 ngày một tháng, 264 ngày một năm. Cụ thể bố chí theo các ca sau:
- Khối làm theo giờ hành chính: Sáng 8 giờ đến 12, chiều từ 13 giờ 30 đến 17h30
- Khối làm việc theo ca: Ca 1 từ 6h sáng đến 14h chiều. Ca 2 từ 14h chiều đến 22h đêm. Ca 3 từ 22h đến 6h sáng hôm sau.
- Bộ phận nhà hàng:Ca 1 từ 6h sáng đến 14h chiều, ca 2 từ 14h chiều đến 22h đêm.
- Bộ phần bảo vệ trực 3 ca: Ca 1 từ 6h sáng đến 14h chiều. Ca 2 từ 14h chiều đến 22h đêm. Ca 3 từ 22h đến 6h sáng hôm sau.
- Riêng bộ phận Khác sạn làm theo quy định sau:
Bảng 2.14: Bảng quy định thời gian làm việc khối Khách sạn
Công việc
Sáng
Chiều
Tối
Trực
6h - 14h
14h – 22h
22h – 6h hôm sau
Làm chuyên môn
7h – 11h 30
14h – 17h30
17h30 – 21h30
Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự
Thời gian nghỉ việc: Công ty thực hiện nghỉ đúng quy định của luật lao động là 08 ngày gồm: các ngày thứ bảy chủ nhật trong tuần, các bộ phận nào do đặc thù công việc không nghỉ vào thứ bảy chủ nhật thì bố trí nghỉ bù vào ngày thường
Bảng 2.15: Bảng quy định những ngày nghỉ lễ tết
ĐVT: Ngày
Tên gọi
Ngày tháng
Số ngày nghỉ
Tết Dương lịch
1 tháng 1
01
Tết Nguyên Đán
Từ 29 tháng Chạp đến
Mồng 3 tháng Giêng âm lịch
05
Giỗ Tổ Hùng Vương
10 tháng 3 (Âm lịch)
01
Ngày giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước
30 tháng 4
01
Ngày Quốc tế Lao động
1 tháng 5
01
Quốc khánh Việt Nam
2 tháng 9
01
Tổng
10
Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự
- Thời gian nghỉ phép: 12 ngày một năm và cứ thêm 5 năm công tác tăng thêm một ngày
- Thời giờ làm thêm: không qua 4 giờ trên một ngày, 200 giờ trên một năm, trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ trên 1 năm
2.2.4 Năng xuất lao động
Bảng 2.16: Năng suất lao động
Đơn vị tính: VNĐ
Danh mục
Năm 2010
Năm 2011
So sánh
(+/-)
(%)
Doanh thu
147.074.000.000
144.045.000.000
- 3.029.000.000
97,9
Lao động
541
458
-83
84,6
Năng suất
271.855.822
314.508.733
42.652.911
115,6
Tổng quỹ lương
39.709.980.000
38.892.150.000
- 817.830.000
0,98
Thu nhập bình quân
6.116.756
7.076.447
959.690
115,69
Nguồn: Phòng kế toán
Năng sất lao động được tính theo công thức:
Năng suât lao động =Tổng doanh thuTổng số công lao động thực hiện
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu năm 2011 giảm 3.029.000.000 đồng nhưng năng suất lao động năm 2011 vẫn tăng 42.652.911 đồng tương đương 115,6% là do số lao động năm 2011 giảm 83 người. Tổng quỹ lương năm 2011 giảm 817.830.000đồng là do doanh thu giảm nhưng mức thu nhập bình quân vẫn tăng 959.690đồng đạt 115,69%
2.2.5 Tuyển dụng và đào tạo lao động
Công tác tuyển dụng là một trong nhũng công việc mà Doanh nghiệp nào cũng phải chú trọng vì nguồn nhân lực có chất lượng tốt hay không thì phụ thuộc vào khâu tuyển dụng lao động
Quy trình tuyển dụng: gồm 10 bước
Xác định nhu cầu
Phần tích vị trí cần tuyển
Xây dựng các tiêu chuẩn và yêu cầu
Thăm dò nguồn tuyển
Thông báo quảng cáo
Thu hồ sơ và sơ tuyển
Phóng vấn, trắc nghiệp
Quyết định tuyển dụng
Hòa nhập người mới vào vị trí
Tính chi phí tuyển dụng
Các hình thức đào tạo: Công ty là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ Du lịch nên nhân viên yêu cầu phải có tay nghề và trình độ chuyên môn chuyên nghiệp nên Công ty rất chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại:
Đào tạo tại doanh nghiệp:Hàng năm Công ty mở các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên như: Bàn, bar, bếp, buồng, lễ tân … đặc biệt Công ty còn mở các lớp ngoại ngữ dạy bồi dưỡng nâng cao để đáp ứng nhu cầu trong công việc. Năm 2011 Công ty đã thuê giáo viên trường Cao đẳng Du lịch về dạy tại Công ty cho tất cả cán bộ quản lý từ cấp tổ phó trở lên
Đào tạo bên ngoài: Công ty khuyến khích và tạo điều kiện cho công nhân viên tự đi học bên ngoài để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu công việc. Hàng năm Công ty cử các cán bộ quản lý trẻ đi học tập và tu dưỡng ở các nước tiến tiến như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Malaysia… để tạo nguồn cán bộ kế cận
Chi phí cho công tác đào tạo: Hàng năm Công ty trích khoảng 2% lợi nhuận sau thuế chi cho công tác đào tạo và đào tạo lại. Năm 2011 tương đương 768 triệu đồng
Kết quả: Hàng năm số người được đào tạo tăng không ngừng từ năm 2008 đến nay đã có 6 người đạt trình độ thạc sỹ, hàng trăm công nhân viên có trình độ Đại học chiếm khoảng 50% trong tổng số lao động và 90 % công nhân viên đạt bậc thợ 5/5 và 7/7.
2.2.6 Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương
Tổng quỹ lương là: toàn bộ các khoản chi phí về tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động làm việc, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của doanh nghiệp.
Phương pháp xây dựng tổng quỹ lương kế hoạch:
Tổng quỹ lương kế hoạch là tổng số tiền lương được tính vào thời điểm đâu kỳ kế hoạch. Nó được tính theo cấp bậc, theo khoản phụ cấp được quy định và theo kế hoạch sản xuất sẽ giao doanh nghiệp.
Để xây dựng tổng quỹ lương Công ty căn cứ vào: tổng quỹ lương thực tế năm trước, doanh thu kế hoạch năm tới và doanh thu thực hiện năm nay, tỷ lệ tăng lương mong muốn, mức lương tối thiểu, dơn giá tiền lương kế hoạch.
Vc = Vkh + Vpc + Vbs + Vtg Trong đó:
Vc: là tổng quỹ lương kế hoạch
Vkh: là tổng quỹ lương kế hoạch để tính đơn giá tiền lương
Vpc: quỹ kế hoạch các khoản phụ cấp lương và chế độ khác (nếu có) không tính trong đơn giá tiền lương theo quy định
Vbs: quỹ lương bổ sung theo kế hoạch (phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ tết, nghỉ theo chế độ phụ nữ…)
Vtg: quỹ lương làm thêm theo kế hoạch
Vkh = [Ldb x Lmin dn x (Hcb + Hpc) + Vgt ] x 12
Với Lmin dn = Lmin Nhà nướcx (1 + Kdc)
Đơn giá tiền lương kế hoạch:
Bảng 2.17 Bảng đơn giá tiền lương bộ phận Nhà phòng
ĐVT: VND
Bộ phận
Đơn giá tiền lương năm 2010
Đơn giá tiền lương năm 2011
2G
3G
Vip
2G
3G
Vip
N1
32.000
40.000
45.000
55.000
N2
32.000
40.000
45.000
55.000
N3
46.000
57.000
67.000
85.000
N4 B
49.000
60.000
100.000
67.000
85.000
130.000
N4 A
58.000
74.000
116.000
80.000
100.000
140.000
N5
40.000
48.000
58.000
65.000
N6
40.000
48.000
58.000
65.000
N8
52.000
62.000
100.000
75.000
85.000
130.000
N9
39.000
80.000
58.000
120.000
Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự
2.2.7 Trả lương cho các bộ phận và cá nhân
Công ty hiện đang trả lương cho công nhân viên theo hai phương pháp:
Phương pháp chia lương theo thời gian. Phương pháp này được áp dụng cho các bộ phận lao động gián tiếp
Ltháng=(HS + PC) * LTT * Ngày công TTNgày công theo quy đinh+(HS Công ty + PC)* LCB Công ty * Ngày côngTTNgày công theo quy đinh
Phương pháp chia lương theo sản phẩm. Phương pháp này được áp dụng cho các bộ phận lao động trực tiếpCông ty sử dụng phương pháp “ Giờ - Hệ số”:
Lsp CNj =Qlgspt.thể∑Tj*(Hlj+Hpcj)*Tj* (Hlj+Hpc)
Tj: Số giờlàm việc của công nhân j trong tháng
Lj: (Hlj+Hpc) là tổng hệ số lương và hệ số phụ cấp của công nhân j
Qlg sp t.thể = Đơn giá* tổng sản phẩm hoàn thành
2.2.8 Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp
Về lao động:
Số lượng lao động của Công ty trong các năm gần đây đều giảm mạnh nguyên nhân là do Công ty Cổ phần hóa sắp xếp lại doanh nghiệp nên một số bộ phận công nhân viên chuyển công tác, một số nghỉ hưu trước theo quy định 41, cũng do Công ty thu hẹp quy mô kinh doanh cho thuê nhà hàng Hoa Sen 7 nên Công ty cũng không tuyển thêm lao động
Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện số lượng công nhân có trình độ Đại hoc và sau Đại học ngày càng tăng cao là do Công ty chú trọng khâu đào tạo, đào tạo lại, khuyến khích tạo điều kiện cho công nhân viên học thêm bên ngoài tạo nguồn công nhân viên có chất lượng cao, chuyên nghiệp.
Về tiền lương:
Công tác tiền lương của Công ty nói chung vẫn dựa theo những quy định của nhà nước, luật lao dộng. Công ty áp dụng khoán sản phẩm cho hai bộ phận sản xuất trực tiếp đó là Nhà hàng và Khách sạn để tạo trách nhiệm cho từng nhân viên tiết kiêm chi phi trong khi làm việc. Tiền lương của Công ty được phân phối tương đối công bằng trong các bộ phận song vẫn còn bất cấp trong khâu tính công giữa hai hình thức chia lương theo thời gian và theo sản phẩm.
2.3 Phân tích công tác quản lý vật tư và tài sản cố định
2.3.1 Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp
Công ty kinh doanh dich vụ chính là Nhà hàng và Khách sạn nên có các loại nguyên vật liệu như sau:
NVL chính: đối với Nhà hàng gồm có các loại thịt, cá, tôm, chứng… Đối với khối Khách sạn thì nguyên vật liệu chính là ga, gối, chăn, đệm giường…
NVL phụ: đối với Nhà hàng gồm có các loại rau, các loại da vị... Đối với Khách sạn thì gồm có các loại mỹ phẩm dùng trong phòng, giấy, bút...
Nhiên liệu:các loại chất đốt như Gas, xăng, dầu...
2.3.2 Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu
Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên với trên 50 năm hoạt động trong lĩnh vực Du lịch đặc biệt là lĩnh vực ăn uống và lưu trú nên Công ty xây dựng mức sử dụng NVL theo kinh nghiệm thực tế kết hợp với khảo sát thống kê.
2.3.3 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố chính trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Việc sử dụng nguyên vật liệu ảnh hưởng rất lớn tới việc sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá thành, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp. Cho nên Công ty sử dụng NVL với mức độ tiết kiệm tối đa, khoán NVL cho từng bộ phận để giúp nhân viên nâng cao tính tiết kiệm trong kinh doanh.
Để theo dõi xuất, nhập, tồn kho công ty áp dụng phương pháp Kế toán tồn kho:
- Đánh giá hàng tồn kho theo giá thực tế
- Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền ưu tiên giải phóng hàng tồn kho trước
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai hàng tồn kho thường xuyên
2.3.4 Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu
Dự trữ: Công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống và lưu trú là chủ yếu, nên giá nguyên vật liệu cũng không bị biến động quá lớn nên Công ty chỉ dự trữ NVL vừa đủ cơ số để tiết kiệm các chi phí như: Chi phí giữ hàng, chi phí cơ hội do không đầu tư được, chi phí do quá hạn sử dụng…NVL được nhập về và chia ra theo các mặt hàng khác nhau và được lưu vào hai kho riêng của Công ty và các kho nhỏ của các bộ phận để tiện cho việc sử dụng
Bảo quản: NVL được nhập kho và bảo quản theo quy trình và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Đối với NVL của nhà hàng hầu như toàn bộ là thực phẩm tươi sống nên được bảo quản trong kho đông lạnh để đảm sảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với NVL của khối Khách sạn và các NVL khác được cất giữ ở nhiệt độ thường và để trong các phòng kín chống chuột, gián, chống ẩm mốc.
Cấp phát: Đối với NVL là thực phẩm được cấp phát hàng ngày theo thực đơn và số lượng thực tế sử dụng trong ngày. Đối với các NVL khác như đồ dùng phục vụ cho phòng khách, văn phòng phẩm… thì được cấp phát theo quý, theo tháng, theo bộ phận, theo số lượng khoán thậm chí đến từng cá nhân
2.3.5 Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định
Bảng 2.18 Cơ cấu hao mòn tài sản cố định
ĐVT: VND
Tài sản cố định
2011
2010
Biến động
1. TSCĐ hữu hình
24.112.778.387
23.082.354.120
1.030.424.267
- Nguyên giá
111.920.154.430
106.876.115.608
5.044.038.822
- Giá trị hao mòn lũy kế
-87.807.376.043
-83.793.761.488
-4.013.614.555
2. TSCĐ vô hình
342.988.893
342.988.893
- Nguyên giá
397.150.000
397.150.000
- Giá trị hao mòn lũy kế
-54.161.107
-54.161.107
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
14.180.759.997
14.180.759.997
Tổng
38.636.527.277
23.082.354.120
15.554.173.157
Nguồn: Phòng Kế toán
Tài sản cố định Công ty bao gồm:
- Nhà xưởng, vật kiến trúc, cây cảnh...
- Phương tiện: xe oto
- Máy móc, thiết bị văn phòng, thiết bị chuyền thông…
- Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ, thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ khấu hao TSCĐ: theo chuẩn mực kế toán và quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính.
- Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế.
- Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động. Những chi phí mua sắm, cải tiến và tân trang được tính vào giá trị TSCĐ. Riêng những chi phí bảo trì sửa chữa được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao luỹ kế được xóa sổ và bất kỳ các khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
-Cơ cấu: TSCĐ hữu hình gồm nguyên giá và giá trị hao mòn (khấu hao TSCĐ).
Phương pháp tính khấu hao:
Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng để trừ dần nguyên giá tài sản qua suốt thời gian hữu dụng ước tính. Các tỷ lệ trích khấu hao hàng năm như sau:
Nhà xưởng và máy móc thiết bị 12,5%- 16,67%
Máy tính 20%- 33%
Thiết bị văn phòng12,5% - 20%
Phần mềm 33%
Thanh lý TSCĐ: Lãi và lỗ do thanh lý nhượng bán tài sản cố định được xác định bằng số chênh lệch giữa số tiền thu thuần do thanh lý với giá trị còn lại của tài sản và được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
2.3.6 Tình hình sử dụng tài sản cố định
Thời gian sử dụng TSCĐ theo qui định:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: 5 - 50 năm
- Máy móc thiết bị: 5 - 15 năm
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: 3 - 10 năm
Thời gian sử dụng thực tế:
Nhà xưởng: Công ty thực tế đã sử dụng vượt mức quy định quá nhiều có những tòa nhà thời gian sử dụng lên đến 30-40 năm
Máy tính, thiết bị văn phòng sử dụng 3 - 5 năm
Phần mềm quản lý Khách sạn (SMILEFO) sử dụng 3 năm
Thực tế, hiện nay Công ty có một số TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn khả năng sử dụng. Số TSCĐ này sẽ thanh lý và tiếp tục đầu tư mua TSCĐ để phục vụ sản xuất
2.3.7 Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định
- Nguyên vật liệu: Công ty định kỳ tiến hành kiểm tra hàng tháng, hàng quý và vào thời điểm cuối năm để xác định tỷ lệ hao hụt, đánh giá phẩm chất, đề xuất dự phòng giảm giá hàng tồn kho (nếu có), luôn đảm bảo nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh của Công ty
- Tài sản cố định: làm nhãn mác gắn trực tiếp các máy móc thiết bị, lập hồ sơ tài sản cố định, bàn giao có các bộ phận sử dụng (có phiếu giao nhận TSCĐ). Nhờ đó, các đơn vị có thể tự quản lý được TSCĐ tại đơn vị mình, thuận tiện trong việc kiểm tra và đánh giá TSCĐ hàng năm.
2.4 Phân tích chi phí và giá thành
2.4.1 Phân loại chi phí
Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất nhằm nhận biết và động viên mọi khả năng tiềm tàng hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, có thể tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau.
Hiện nay công ty đang Phân loại chi phí sản theo yếu tố chi phí:
Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế ban đầu của chi phí sản xuất để sắp xếp các chi phí phát sinh có cùng nội dung, tính chất kinh tế ban đầu vào một yếu tố chi phí,không phân biệt công dụng kinh tế của chi phí đã phát sinh.
Căn cứ vào tiêu thức trên, chi phí sản xuất được phân chia thành các yếu tố chi phí cơ bản sau:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị (gồm giá mua,chi phí mua) của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sản xuất dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo.
Chi phí nhân công: Là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động,các khoản trích Bảo hiểm xã hội,Bảo hiểm y tế,Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm thất nghiệp theo tiền lương của người lao động.
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ chi phí đoanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đoanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chưa dược phản ánh ở các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo như: tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo…
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung, tính chất kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với quản lý vi mô và quản lý vĩ mô
2.4.2 Xậy dựng giá thành kế hoạch
Giá thành sản phẩm: là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất, là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.
Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch.Việc tính toán xác định giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và do bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của đoanh nghiệp.
2.4.3 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế
Phương pháp tập hợp chi phí:
Tuỳ thuộc điều kiện và khả năng tập hợp CPSX vào các đối tượng có liên quan, kế toán sẽ áp dụng phương pháp tập hợp CPSX phù hợp
Phương pháp tập hợp trực tiếp: áp dụng đối với CPSX có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Kế toán tổ chức ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng chịu chi phí, từ đó tập hợp số liệu từ các chứng từ kế toán ghi vào sổ kế toán theo từng đối tượng có liên quan.
Phương pháp tập hợp gián tiếp: áp dụng đối với CPSX có liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp CPSX, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí được.
Các phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ và các tài liệu liên quan để tính toán tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành theo từng đối tượng tính giá thành và từng khoản mục chi phí.
Các căn cứ để lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất;
- Quy trình công nghệ sản xuất;
- Đặc điểm sản phẩm;
- Yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành;
- Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành.
2.4.4 Các loại sổ sách kế toán:
Công ty thực hiện ghi sổ theo phương pháp gi sổ kép
Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết
Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái.
Số kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Sổ kế toán tổng hợp:
Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp. Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
Ngày, tháng ghi sổ.
Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinhtrong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toánđược quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp.Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồnvốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
Ngày, tháng ghi sổ.
Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có
của tài khoản
Sổ, thẻ kế toán chi tiết:
Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liênquan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõichi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cungcấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồnvốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký và Sổ Cái.Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Cácdoanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổKế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ Kếtoán chi tiết cần thiết, phù hợp
2.5 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.19: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2010 – 2011
ĐVT: VND
CHỈ TIÊU
Mã số
Năm
So sánh 2011 / 2010
2011
2010
Mức
%
Doanh thu bán hàngvà cung cấp dịch vụ
01
129.366.065.946
137.417.232.455
- 8.051.166.509
94,1
Các khoản giảm trừ doanh thu
02
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
10
129.366.065.946
137.417.232.455
- 8.051.166.509
94,1
Giá vốn hàng bán
11
82.251.622.466
84.600.791.372
- 2.349.168.906
97,2
Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ
20
47.114.443.480
52.816.441.083
- 5.701.997.603
89,2
Doanh thu hoạt động tài chính
21
14.679.236.205
9.657.059.250
5.022.176.955
152
Chi phí tài chính
22
5.055.649
7.904.248
- 2.848.599
64
Trong đó : Chi phí lãi vay
23
Chi phí bán hàng
24
643.656.509
1.151.489.168
- 507.832.659
55,9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
19.984.648.458
10.020.270.108
9.964.378.350
199,4
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30
41.160.319.069
51.293.836.809
- 10.133.517.740
80,2
Thu nhập khác
31
109.572.245
65.838.336
43.733.909
166,4
Chi phí khác
32
1.247.478
60.818.000
-59.570.522
2,1
Lợi nhuận khác
40
108.324.767
5.020.336
103.304.431
2157,7
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
50
41.268.643.836
51.298.857.145
- 10.030.213.309
80,4
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
51
10.356.472.829
12.878.811.286
- 2.522.338.457
80,4
Lợi nhuận sau thuế TNDN
60
30.912.171.007
38.420.045.859
- 7.507.874.852
80,5
Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính
Bảng 2.20:Bảng tỷ trọng các chi phí, lợi nhuận trong doanh thu thuần
ĐVT: VND
Chỉ tiêu
2011
2010
So sánh 2011 / 2010
Giá trị
T.trọng
(%)
Giá trị
T.trọng
(%)
Mức
%
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
129.366.065.946
100
137.417.232.455
100
- 8.051.166.509
94,1
Chi phí tài chính
5.055.649
0,004
7.904.248
0,006
- 2.848.599
64
Chi phí bán hàng
643.656.509
0,498
1.151.489.168
0,838
- 507.832.659
55,9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
19.984.648.458
15,448
10.020.270.108
7,292
9.964.378.350
199,4
Chi phí khác
1.247.478
0,001
60.818.000
0,044
- 59.570.522
2,1
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
10.356.472.829
8,006
12.878.811.286
9,372
- 2.522.338.457
80,4
Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ
47.114.443.480
36,419
52.816.441.083
38,435
- 5.701.997.603
89,2
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
41.160.319.069
31,817
51.293.836.809
37,327
-10.133.517.740
80,2
Lợi nhuận khác
108.324.767
0,084
5.020.336
0,004
103.304.431
2157,7
Lợi nhuận sau thuế TNDN
30.912.171.007
23,895
38.420.045.859
27,959
- 7.507.874.852
80,5
Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính
Nhìn váo bảng trên ta thấy:
Khả năng phát triển doanh thu:Theo bảng cân đối kế toán thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 là:137.417.232.455 và năm 2011 là: 129.366.065.946 đồng vậy cho thấy doanh thu 2011 giảm8.051.166.509 đồng tương đương 94,1% Công ty kinh doanh thụt giảm do tác động của thị trường bên ngoài.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng 5.022.176.955 đồng tương đương 152% chủ yếu do ngân hàng nhà nước tăng lãi suất
Khả năng kiểm soát về chi phí:
Chi phí tài chính 2011 giảm 2.848.599 đồng tương đương 64%. Chiếm 0,004% tỷ trọng của doanh thu thuần
Chi phí bán hàng 2011 giảm 507.832.659 đồng tương đương 55,9% Công ty chưa chú trọng vào khâu quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình. Chiếm tỷ trọng 0,498% của doanh thu thuần
Chi phí quản lý doanh nghiệp 2011 tăng cao 9.964.378.350 đồng tương đương 199,4% chủ yếu là do tăng lương cho người lao động theo lộ trình của nhà nước. chiếm tỷ trọng 15,448% của doanh thu thuần
Chi phí khác 2011 giảm 59.570.522 đồng tương đương 2,1% do Công ty chủ động giảm các khoản chí phí không cần thiết. Chiếm tỷ trọng 0,001% quá nhỏ so với doanh thu
Chi phí thuế thu nhập hiện hành giảm 2.522.338.457 đồng tương đương 80,4% nguyên nhân là do tổng doanh thu giảm, lợi nhuận kế toán giảm. Chiếm tỷ trong 8,006% của doanh thu thuần
Lợi nhuận:
Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 2011 giảm 5.701.997.603 tương ứng 89,2% chiếm tỷ trọng 36,419% của doanh thu thuần
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2011 giảm 10.133.517.740 tương ứng 80,2% chiếm tỷ trọng 31,817% của doanh thu thuần
Lợi nhuận khác 2011 tăng 103.304.431 tương ứng 2157,7% chiếm 0,084% của doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế 2011 giảm 7.507.874.852 tương ứng 80,5% chiếm tỷ trọng 23,895% của doanh thu thuần
phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng 2.21: Bảng cân đối kế toán 2010 – 2010
ĐVT: VND
Chỉ tiêu
Mã số
Thời gian
So sánh 2011 / 2010
31/12/2011
01/01/2011
Mức
%
A.Tài sản ngắn hạn
(100 =110+120+130+140+150)
100
96.406.916.524
107.266.993.522
-10.860.076.998
89,9
I. Tiền
110
81.114.019.930
91.682.634.716
-10.568.614.786
88,5
II. Các khoản đầu tư TC NH
120
III. Các khoản phải thu
130
8.775.451.648
9.862.576.867
-1.087.125.219
89
IV. Hàng tồn kho
140
1.408.813.124
1.031.258.214
377.554.910
136,6
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
5.108.631.822
4.690.523.725
418.108.097
108,9
B. Tài sản dài hạn
( 200 = 210+220+240+250+260)
200
42.408.025.346
23.155.652.728
19.252.372.618
183,1
I. Các khoản phải thu dài hạn
210
II. Tài sản cố định
220
38.636.527.277
23.082.354.120
15.554.173.157
167,4
III. Bất động sản đầu tư
240
IV. Các khoản đầu tư TC DH
250
V. Tài sản dài hạn khác
260
3.771.498.069
73.298.608
3.698.199.461
5145,4
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
(270 = 100+200)
270
138.814.941.870
130.422.646.250
8.392.295.620
106,4
A. Nợ phải trả (300 = 310 + 320)
300
35.998.094.410
22.186.447.049
13.811.647.361
162,3
I. Nợ ngắn hạn
310
33.858.101.916
19.946.403.937
13.911.697.979
169,7
II. Nợ dài hạn
330
2.139.992.494
2.240.043.112
-100.050.618
95,5
B. Vốn chủ sở hữu
( 400 = 410+430)
400
102.816.847.460
108.236.199.201
-5.419.351.741
95
I. Vốn chủ sở hữu
410
102.816.847.460
108.236.199.201
-5.419.351.741
95
B. Nguồn kinh phí và quỹ khác
430
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
(430 = 300 + 400)
440
138.814.941.870
130.422.646.251
8.392.295.619
106,4
Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính
+) Về tài sản
Dựa vào BCĐKT ta thấy cuối năm 2011 tài sản của công ty tăng: 8.392.295.619 đồng tương đương là: 106,4% điều này cho thấy quy mô hoạt động của Công ty tăng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
Tài sản ngắn hạn giảm: 10.860.076.998 đồng tương đương 89,9% chủ yếu do công ty giảm bớt tiền gửi ngân hàng để đầu tư cho xây dựng cơ bản
Trong khi đó tài sản dài hạn: lại tăng tới 19.252.372.618 đồng tương đương 183,1% chủ yếu do Công ty đầu tư vào xây dựng cơ bản như: Nâng tầng nhà hàng Hoa Sen 6, xây dựng mới hệ thống sử lý nước thải, và cải tạo nâng cấp một số trang thiết bị khác.
Như vậy ta thấy Công ty đang từng bước đầu tư thêm để tăng mặt bằng, trang thiết bị đẩy mạnh kinh doanh tạo thêm dịch vụ mới để hi vọng có những bước đột phá trong những kỳ sau
+) Về nguồn vốn
Dựa vào BCĐKT ta thấy tổng nguồn vốn tăng: 8.392.295.619 đồng tương đương 106,4%chứng tỏ công ty đã có cố gắng trong việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này:
Nợ phải trả: tăng 13.811.647.361 đồng tương đương 162,3% chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng lớn tới 13.911.697.979 đồng tương đương 169,7% nguyên nhân chủ yếu do các khoản như: phải trả cho người bán tăng: 2.510.410.642 đồng tương đương 188,7% , vậy Công ty đã tăng tiền chiếm dụng vốn của các Công ty khác. Các khoản phải trả, phải nộp khác tăng quá lớn 17.869.171.253 đồng tương đương 2019,1% vậy Công ty chiếm dụng quá nhiều vốn của người khác. Quỹ khen thưởng phúc lợi cũng tăng: 258.489.466 đồng tương đương 145,7% chứng tỏ Công ty có sự quan tâm đến XH và công nhân viên
Nguồn vốn chủ sở hữu: giảm 5.419.351.741 đồng tương đương 50,0% do ảnh hưởng của khó khăn và tài chính toàn cầu, Chính phủ cắt giảm chi tiêu công dẫn đến nguồn khách kinh doanh của công ty giảm vì vậy lợi nhuận giảm cho nên lợi nhuận chưa phân phối giảm: 7.754.765.443 đồng tương đương 81,9% . Quỹ đầu tư phát triển giảm 2.402.178.365 đồng tương đương 71,9% là do Công ty đầu tư vào xây dựng cơ bản.
Như vậy năm 2011 Công ty đã trải qua một kỳ hoạt động kinh doanh tương đối vất vả, nhưng công ty đã vươt qua được khó khăn đó và đã đứng vững trên thị trường. Tài sản và Nguồn vốn đều tăng, lợi nhuận chưa phân phối có giảm nhưng không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, Công ty kinh doanh vẫn có lãi
Phân tích một số tỷ số tài chính kế toán
Các tỷ số và khả năng thanh toán:
+) Khả năng thanh toán hiện hành: KHH = TSNH/Nợ ngắn hạn
KHH (ĐK) =107.266.993.522/19.946.403.937 = 5,4
KHH (CK)= 96.406.916.524/33.858.101.916 = 2,9 vậy TSNH gấp 2,9 lần Nợ ngắn hạn Công ty có khả năng thanh khoản cao là chủ yếu do tiền gửi ngân hàng lớn do vậy lợi nhuận có thể thấp
+) Khả năng thanh toán nhanh:KN= (TSNH – HTK)/Nợ ngắn hạn
KN (ĐK) = (107.266.993.522 - 1.031.258.214)/ 19.946.403.937 = 5,3
KN (CK)= (96.406.916.524 – 1.408.813.124)/33.858.101.916 = 2,8 Vậy khả năng thanh khoản cao do tiền Công ty gửi ngân hàng nhiều dẫn đến lợi nhuận sẽ không cao
Các tỷ số về cơ cấu tài chính
+) tỷ số cơ cấu tài sản ngắn hạn: CTSNH = TS ngắn hạn / Tổng TS
CTSNH (ĐK) = 107.266.993.522/130.422.646.250= 0,8
CTSNH (CK)= 96.406.916.524 / 138.814.941.870 = 0,7
+) tỷ số cơ cấu tài sản dài hạn:CTSDH = TS dài hạn / Tổng TS
CTSDH (ĐK)= 23.155.652.728/138.814.941.870 = 0,2
CTSDH(CK)=42.408.025.346/138.814.941.870 = 0,3 phản ánh sự đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
+) tỷ số tự tài trợ: CNVCSH = NVCSH / TTS
CNVCSH (ĐK) = 108.236.199.201/ 130.422.646.250 = 0,8
CNVCSH (CK)=102.816.847.460/ 138.814.941.870 = 0,7
CVCSH = 0,7 > 0,5 vậy tình hình tài chính của Công ty vững chắc
+) tỷ số tài trợ dài hạn:CTTDH = (NVCSH + Nợ dài hạn) / Tổng tài sản
CTTDH (ĐK) = (108.236.199.201 + 2.240.043.112)/130.422.646.250= 0,8
CTTDH (CK)= (102.816.847.460 +2.139.992.494) / 138.814.941.870 = 0,7
CTTDH = 0,7% > CTSDH = 0,3% vậy tình hình tài chính của Công ty vững chắc.
Các tỷ số về khả năng hoạt động (Sức sản xuất / Năng suất):
+) Năng suất của tài sản ngắn hạn:VTSNH = Doanh thu thuần / TSNH bình quân
VTSNH (2010) =137.417.232.455/101.836.955.000 = 1,4
VTSNH (2011) = 129.366.065.946/ 101.836.955.000 = 1,3 vậy 1 đồng TSNH góp phần tạo ra 1,3 đồng doanh thu vậy là thấp do tiền và các khoản tương đương nhàn rỗi, hiệu quả không cao
+) Năng suất của tổng tài sản:VTTS = Doanh thu thuần/ tổng TS bình quân
VTTS (2010) = 137.417.232.455/134.618.794.060 = 1,02
VTTS (2011)= 129.366.065.946/134.618.794.060= 0,96 Vậy 1 đồng TTS góp phần tạo ra 0,96 đồng doanh thu thuần
+) Vòng quay hàng tồn kho: VHTK = Doanh thu / HTK bình quân
VHTK (2010) =147.140.130.041/1.220.035.669 = 121
VHTK (2011)=144.154.874.396/1.220.035.669 = 118 Vậy 1 đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho của Công ty tạo ra 118 đồng doanh thu. Như vậy vòng quay hàng tồn kho cao Công ty có cơ sở tốt để đạt lợi nhuận cao
+) Thời gian thu tiền bán hàng:
TP.Thu= Các khoản phải thu từ khách hàng bình quân / (Doanh thu / 365)
TP.Thu (2010) = 5.709.881.331/(147.140.130.041/365) = 14 ngày
TP.Thu (2011) = 5.709.881.331 / (144.154.874.396 /365) = 14,5 ngày
Thời gian thu tiền bán hàng là 14,5 ngày vậy Công ty có thời gian thu tiền ngắn không bị chiếm dụng vốn
+) Thời gian thanh toán tiền mua hang cho nhà cung cấp:
TP.Trả = Các khoản phải trả cho người bán bình quân / (Giá trị hàng mua có thuế / 365)
+) Các chỉ số khả năng sinh lời
Tỷ suất doanh thu: ROS = Lãi ròng / Doanh thu thuần
ROS (2010) = 38.420.045.859/137.417.232.455 = 27,9%
ROS (2011) = 30.912.171.007/129.366.065.946 =23,9% vậy doanh thu của Công ty bỏ ra 100 đồng thi thu được 23,9 đồng lợi nhuận
Tỷ suất thu hồi vốn của chủ sở hữu: ROE = Lãi ròng / Vốn chủ sở hữu bình quân
ROE (2010) = 38.420.045.859/108.236.199.201 = 40%
ROE (2011) = 30.912.171.007/102.816.847.460 = 30,1% vậy 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư cào công ty góp phần tạo ra được 30,1 đồng lãi cho chủ sở hữu
Tỷ suất thu hồi tài sản: ROA = Lãi ròng / TTS bình quân
ROA (2010) = 38.420.045.859/ 138.814.941.870 = 27,6%
ROA (2011) = 30.912.171.007/138.814.941.870 = 22,3% Vậy 100 đồng vốn đầu tư vào Công ty tạo được 22,3 đồng cho chủ sở hữu
Bảng 2.22: Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính
Các tỷ số tài chính
Ký hiệu
2010
2011
1. Các tỷ số và khả năng thanh toán
1a. Các tỷ số khả năng thanh toán chung (hiện hành)
(TSNH/ Nợ ngắnhạn)
KHH
5,4
2,9
1b. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
(TSNH-HTK)/Nợ ngắn hạn)
KN
5,3
2,8
2. Các tỷ số về cơ cấu tài chính
2a. tỷ số cơ cấu tài sản ngắn hạn
(TSNH/Tổng TS)
CTSNH
0,8
0,7
2b. tỷ số cơ cấu tài sản dài hạn
(TSDH/Tổng TS)
CTSDH
3,2
0,3
2c. tỷ số tự tài trợ
(Nguồn vốn CSH/Tổng TS)
CNVCSH
0,8
0,7
2d. tỷ số tài trợ dài hạn
(NVCSH+Nợ DH) /Tổng TS)
CTSDH
0,8
0,7
3. Các tỷ số về khả năng hoạt động (Sức sản xuất / Năng suất)
3a. năng suất của tài sản ngắn hạn
(DT thuần/Tài sản ngắn hạn bình quân)
VTSNH
1,6
1,3
3b. năng suất của tổng tài sản
(DT thuần/Tổng tài sản bình quân)
VTTS
1,02
0,96
3c. Tỷ số vòng quay hang tồn kho
(DT thuần/HTKbình quân)
VHTK
121
118
3d. thời gian thu tiền bán hang
(Các khoản phải thu từ khách hàng bình quân/(Doanh thu/365)
TP.Thu
14 ngày
14,5 ngày
3e. thời gian thanh toán tiền mua hang cho nhà cung cấp
(Các khoản phải trả cho người bán bình quân/(Giá trị hàng mua có thuế/365)
TP.Trả
4. tỷ số về khả năng sinh lời (sức sinh lời / Doanh lợi)
4a. Doanh lợi tiêu thụ
(Sức sinh lời doanh thu thuần / Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu)
ROS
27,9%
23,9%
4b. Doanh lợi vốn chủ sở hữu
(Sức sinh lời vốn CSH / Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH)
ROE
40%
30,1%
4c. Doanh lợ tổng tài sản
(Sức sinh lời vốn kinh doanh / Tỷ suất LN của vố kinh doanh)
ROA
27,6%
22,3%
2.5.4 Nhận xét và tình hình tài chính của doanh nghiệp
Qua quá trình phân tích tình hình tài chính, ta có thể thấy “bức tranh”tổng quát về tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên như sau:
Ưu điểm:
Tình hình tài chính của công ty là rất tốt. Tài sản và Nguồn vốn đều tăng. Việc phân bổ vốn khá hợp lý tuy nhiên khoản tương đương tiền của công ty còn quá lớn cho nên vốn không quay vòng chậm. Tài sản dài hạn tăng, vốn chủ sở hữu giảm chứng tỏ Công ty đang đầu tư mở rộng kinh doanh.
Các tỷ số về cơ cấu tài chính là rất tốt, việc thanh toán ngắn hạn của công ty luôn được đảm bảo, thuận lợi cho việc phát triển lâu dài của công ty. Tuy nhiên, với khả năng của mình công ty nên nâng tỷ số nợ cao hơn một chút nữa. Để có thể mang lại lợi nhuận cao hơn nữa từ việc sử dụng thêm vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các tỷ số về khả năng thanh toán của công ty là rất tốt. Nợ ngắn hạn của công ty luôn được đảm bảo thanh toán một cách tốt nhất. Chứng tỏ một khả năng tài chính dồi dào, cũng như quản trị tài chính của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động lâu dài cuả doanh nghiệp
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương, không những đủ trang trải cho các khoản chi của hai dòng tiền còn lại. Mà còn có dư, chứng tỏ doanh nghiệp không thiếu vốn, việc quản lý dòng tiền cũng tương đối hợp lý
Nhược điểm:
Hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh chưa đươc tốt, tiền gửi ngân hàng quá nhiều mà không đưa vào đầu tư sản xuất kinh doanh dẫn đến vốn dư thừa lớn
Công ty không chú trọng khâu bán hàng nên đầu tư cho bán hàng quá ít dẫn đến doanh thu năm 2011 giảm đáng kể so với 2010 và lợi nhuận sau thuế cũng giảm
Tóm lại: Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên là một công ty lớn trong nghành du lịch có uy tín về tài chính tiềm năng vốn tốt, là điều kiện tốt cho phát triển lâu dài. Tuy còn một số hạn chế trong hoạt động kinh doanh một phần do chính sách của công ty, một phần do đặc thù ngành nghề nhưng với tiềm năng tài chính sẵn có của công ty và sự ưu đãi của vị trí địa lý cũng như địa điểm kinh doanh Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên sẽ nhanh chóng khắc phục được những tồn tại và tiếp tục thực hiện những đổi thay để Công ty sẽ sớm nâng cao được doanh thu cũng nhu lợi nhuận để vươn lên tốp dẫn đầu về nghành du lịch
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LICH KIM LIÊN VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐTNGHIỆP
3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiêp
3.1.1 Các ưu điểm
Marketing:
Sản phẩm dịch vụ của Công ty chủ yếu là ăn uống và lưu trú mà Công ty đã có kinh ngiệm trên 50 năm ở lĩnh vực này nên sản phẩm dịch vụ của công ty có chất lượng đạt tiêu chuẩn 3 sao, có uy tín và thương hiệu trong ngành Du lịch.
Chính sách giá: Công ty thực hiện chính sách giá đa dạng, mềm dẻo có khuyến mại để kích cầu cho doanh nghiệp, giảm giá cho khách hàng thân thiết, Công ty cũng đa dạng trong cách thanh toán: trực tiếp, qua thẻ, chuyển khoản, séc…
Phân phối: Công ty thực hiện chính sách phân phối trực tiếp và gián tiếp
Xúc tiến bán: công ty cũng thực hiện đầy đủ các phương pháp xúc tiến bán như: quảng cáo, khuyến mại, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng. Song công tác quảng cáo bên ngoài của công ty chưa thật chú trọng, đầu tư cho quảng cáo còn hạn chế nên chưa thu hút được thị trường khách mới.
Lao động tiền lương:
Lao động: Lao động của Công ty trong mấy năm gần đây luôn biến động giảm về số lượng là do Cổ phần hóa công ty sắp xếp lại doanh nghiệp giảm bớt quy mô kih doanh. Về chất lượng trình độ của lao động trong 2 năm gần đây tăng đáng kể nhất là trình độ sau Đại học và Đại học là do công ty đã khuyến khích và tạo điều kiện cho công nhân viên đào tạo và đào tạo lại để đáp ứng được công viêc và tạo nguồn cán bộ kế cận.
Tiền lương: Công tác tiền lương của Công ty được phân phối theo 2 phương pháp theo thời gian áp dụng cho các bộ phận gián tiếp và theo sản phẩm áp dụng với các bộ phận lao động trực tiếp. Tổng quỹ lương, Đơn giá tiền lương, đều tăng thu nhập của công nhiên viên đều được cải thiện năm sau luôn cao hơn năm trước.
Công tác quản lý vật tư tài sản:
Nguyên vật liệu: Công ty định kỳ tiến hành kiểm tra hàng tháng, hàng quý và vào thời điểm cuối năm để xác định tỷ lệ hao hụt, đánh giá phẩm chất, đề xuất dự phòng giảm giá hàng tồn kho (nếu có), luôn đảm bảo nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh của Công ty
Tài sản cố định: làm nhãn mác gắn trực tiếp các máy móc thiết bị, lập hồ sơ tài sản cố định, bàn giao có các bộ phận sử dụng (có phiếu giao nhận TSCĐ). Nhờ đó, các đơn vị có thể tự quản lý được TSCĐ tại đơn vị mình, thuận tiện trong việc kiểm tra và đánh giá TSCĐ hàng năm.
Công tác quản lý chi phí và giá thành:
Công ty tập hợp chi phí và giá thành theo từng tháng để phù hợp với đặc điểm của công ty
Chi phí NVL trực tiếp và nhân công trực tiếp được theo dõi theo từng nhóm dịch vụ vì vậy rất thuận lợi cho việc tính giá thành tùng loại nhóm dịch vụ.
Chi phí sản xuất chung, chi phí bán hang và chi phí quản lý doanh nghiệp được theo dõi chi tiết theo từng yếu tố chi phí tiện cho việc kiểm tra, truy cập số liệu nhằm giám sát, khắc phục những khoản chi bất hợp lý.
Tài chính công ty:
Tình hình tài chính của công ty là rất tốt. Tài sản và Nguồn vốn đều tăng. Việc phân bổ vốn khá hợp lý tuy nhiên khoản tương đương tiền của công ty còn quá lớn cho nên vốn không quay vòng chậm. Tài sản dài hạn tăng, vốn chủ sở hữu giảm chứng tỏ Công ty đang đầu tư mở rộng kinh doanh.
Các tỷ số về cơ cấu tài chính là rất tốt, việc thanh toán ngắn hạn của công ty luôn được đảm bảo, thuận lợi cho việc phát triển lâu dài của công ty. Tuy nhiên, với khả năng của mình công ty nên nâng tỷ số nợ cao hơn một chút nữa. Để có thể mang lại lợi nhuận cao hơn nữa từ việc sử dụng thêm vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các tỷ số về khả năng thanh toán của công ty là rất tốt. Nợ ngắn hạn của công ty luôn được đảm bảo thanh toán một cách tốt nhất. Chứng tỏ một khả năng tài chính dồi dào, cũng như quản trị tài chính của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động lâu dài cuả doanh nghiệp
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương, không những đủ trang trải cho các khoản chi của hai dòng tiền còn lại, mà còn có dư, chứng tỏ doanh nghiệp không thiếu vốn, việc quản lý dòng tiền cũng tương đối hợp lý
3.1.2 Những hạn chế
Marketing
Công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ còn hạn chế chưa được quảng cáo trên các phương tiện thông tin chuyền thông đại chúng, nơi cộng cộng bến tàu, nhà ga, sân bay... Quan hệ công chúng còn hàn hẹp chưa có bước đột phá dừng lại ở mức khiêm tốn. Công tác thu thập thông tin trong và ngoài doanh nghiệp còn nghèo nàn chưa có chiều sâu chủ yếu là thu thập qua sách báo và internet nên số liệu không chính xác. Chưa thành lập được phòng marketing chuyên chách, kinh phí chi cho công tác marketing còn quá ít nên không thu hút được thị trường khách mới mà chỉ dừng lại ở thị trường chuyền thống.
Lao động tiền lương:
Lao động của công ty trong 2 bộ phận sản xuất trực tiếp Nhà hang và Khách sạn đôi khi còn phải điều động xáo trộn dẫn đến tâm lý người lao động không yên tâm công tác dẫn đến năng xuất lao động bị ảnh hưởng.
Công ty chia lương theo 2 phương pháp theo thời gian và theo sản phẩm nên ngày công lao động của 2 nhóm chưa công bằng, thu nhập của người lao động so với mặt bằng chung còn thấp chế độ đãi ngộ chưa cao nên không giữ chân được người tài
Công tác quản lý vật tư sản phẩm:
Kho bãi chưa được xây kiên cố, công tác chống mối mọt chưa thường xuyên, khâu an toàn phong chống cháy nổ chưa được chu đáo. Công tác kiểm kê chưa thường xuyên Công ty mỗi năm kiểm kê một lần như vậy xẩy ra mất mát sẽ khó tìm ra nguyên nhân gây thiệt hại cho Công ty và việc đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán và kiểm kê thực tế gặp nhiều khó khăn
Một số tài sản cố định máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, công cụ dụng cụ đã hết khấu hao nhưng vẫn chưa được thay thế dẫn đến năng xuất lao động chưa cao
Công tác quản lý chi phí giá thành:
Chi phí cho sản xuất chung mới chỉ tập hợp theo yếu tố chi phí mà chưa tập hợp được riêng từng bộ phận, từng nhóm dịch vụ nên chi phí sản xuất chung phát sinh ở từng bộ phận chưa được phản ánh chính xác
Công ty xác định giá thành chưa sát với chi phí dẫn đến giá bán các sản phẩm dịch vụ tương đối cao so với mặt bằng chung
Công tác tài chính:
Hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh chưa đươc tốt, tiền gửi ngân hàng quá nhiều mà không đưa vào đầu tư sản xuất kinh doanh dẫn đến vốn dư thừa lớn
Công ty không chú trọng cho khâu bán hàng nên đầu tư cho bán hàng quá ít dẫn đến doanh thu năm 2011 giảm đáng kể so với 2010 và lợi nhuận sau thuế cũng giảm
3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp
Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, với những đóng góp của mình vào nền kinh tế, ngành kinh doanh dịch vụ Du lich và Khách sạn đã đang và sẽ có những vị trí nhất định, góp phần vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Chính vì vậy mà ngành Du lịch được gọi là ngành “Công nghiệp không khói”. Để đứng vững được trên thị trường thì các công ty Du lịch phải cạnh tranh rất quyết liệt bằng nhiều chiêu bài khác nhau để dành thị trường. Trong những năm qua Công ty Cổ phần Du Lịch Kim Liên cũng đã làm mọi biện pháp để nhằm giữ vững thị trường của mình trong đó có hoạt động marketing như quảng cáo, khuyến mại, bán hang trực tiếp… Song qua 8 tuần thực tập tại Công ty bằng kiến thức đã học em đã phân tích một số hoạt động kinh doanh của công ty em thấy hoạt động này chưa mang tính chuyên nghiệp và bài bản. Bản thân hiện đang làm việc tại Công ty, công tác thu thập tài liệu có phần thuận tiện. Nên chính vì thế em đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động marketing- mix và đề xuất giải pháp hoàn thiện” để làm đề tài tốt nghiệp
Các bước thực hiện:
Thu thập số liệu
Đánh giá kế hoạch marketing
Phân tích tình huống
Xác định mục tiêu truyền thong
Thiết kế thông điệp truyền thong
Lựa chọn kênh truyền thong
Xác định ngân sách chuyền thông
Xác định hỗn hợp truyềnthông
CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Mẫu phiếu điều tra sự hài lòng của khách hàng
Phụ lục 3 Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2011
Phụ lục 2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 - 2011
Phụ lục 4 Bảng lương bộ phòng Nhà 4
Những tài liệu tham khảo:
Đào Thanh Bình (2011), Bài giảng Tài chính doanh nghiệp, Bộ môn QLTC Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Kim Dung (2006), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê
Nguyễn tiến Dũng và Ngô Trần Ánh (2012), Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp, Viện Kinh tế và Quản Lý, Trường Đaị học Bách khoa Hà Nội.
Nguyễn tiến Dũng (2012), Các câu hỏi cơ bản về thực tập tốt nghiệp và hướng dẫn trả lời, Viện Kinh tế và Quản Lý, Trường Đaị học Bách khoa Hà Nội.
Nguyễn Tiến Dũng (2011), Bài giảng môn học Quản trị marketing, Viện Kinh tế và Quản Lý, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Bùi Văn Đông (1997), Chiến lược và Sách lược Kinh doanh, NSB Thống kê Hà Nội.
Đỗ Thị Bảo Hoa (2010), Báo cao thực tập tốt nghiệp, Trang web:
Vũ Đình Nghiêm Hùng (2012), Bài giảng Quản lý sản xuất, Trang web: www.socchuot.net
Bùi Văn Trưởng (2007), Phân tích hoạt động kinh doanh, NSB Lao động xã hội
Tổng cục du lịch (2006), Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên 45 năm phát triển và hội nhập
Web:
Phiếu điều tra sự hài lòng của khách hàng
Ý kiến đánh giá của Quý khách
Về chất lượng dịch vụ của KS
Tốt
khá
Đạt
yêu cầu
Không đạt
yêu cầu
Trang thiết bị trong phòng
Giá phòng
Vệ sinh chung
Thực đơn
Chất lượng món ăn
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Chất lượng đồ uống
Chất lượng phòng
Giá ăn uống
Ý kiến đánh giá của Quý khách về
phong cách phục vụ của nhân viên
Nhân viên lễ tân
Nhân viên xách hành lý
Nhân viên bảo vệ, trông xe
Nhân viên nhà phòng
Nhân viên nhà hàng
Điều làm Quý khách hài lòng nhất tại Khách sạn?
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
Điều làm Quý khách phiền lòng nhất tại Khách sạn?
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
Các nhận xét khác (nếu có)
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bctt_cong_ty_co_phan_du_lich_kim_lien_2196.docx