Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Tân Bình

-Trước khi làm thủ tục mở L/C,với vai trò là Ngân hàng phát hành L/C,nhân viên thanh toán quốc tế nên tư vấn về cách lựa chọn điều kiện thương mại để tạo được ưu thế nhất định cho khách hàng,tiết kiệm chi phí,tăng giá trị gia tăng,tạo sự an tâm cho khách hàng.Đồng thời đa dạng hoá các dạng L/C,Ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng về đặc điểm,lợi ích khác nhau của các loại L/C khác nhau. -Tư vấn cho khách hàng biết thêm về những bất hợp lệ,những hướng giải quyết để nhằm đảm bảo quyền lợi nhất đối với Ngân hàng và đối với nhà nhập khẩu và những thủ tục cần thiết để đòi bảo hiểm,bảo vệ quyền và lợi ích tối đa nhất nếu sảy ra rủi ro dẫn đến hư hỏng,mất mát hàng hoá.

docx31 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8795 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Tân Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã thu được những thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và ổn định, thị trường trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng. Để có được những kết quả như vậy là nhờ một phần không nhỏ vào sự thành công của hoạt động thương mại quốc tế thông qua việc thực hiện tốt chính sách kinh tế mở và tiến hành các biện pháp cải cách kinh tế trên nhiều mặt theo xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá. Trong quá trình thực tập tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Tân Bình, em nhận thấy việc thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng rất rộng rãi và có vai trò hết sức quan trọng. Với phương thức thanh toán này cả người bán và người mua đều đảm bảo được quyền lợi của mình một cách tối đa nhất, người bán sẽ chắc chắn được thanh toán và người mua đảm bảo nhận được hàng do có sự đảm bảo từ những điều kiện chặt chẽ của L/C. Sau đây là một số báo cáo về tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Sai Gòn Thương Tín – Chi nhánh Tân Bình nói chung và tình hình hoạt động cụ thể của bộ phận Thanh Toán Quốc Tế nói riêng mà em đã tiếp thu được sau quá trình thực tập. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN-CHI NHÁNH TÂN BÌNH 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH TÂN BÌNH 1.1.1. Giới thiệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn Thương tín 1.1.1.1. Giới thiệu chung Tên giao dịch: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín(Sacombank) Tên giao dịch quốc tế: Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank Logo: Hội sở: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện thoại: (+84) 839320420 Fax: (+84) 839320 424 Telex: 813603 SGDTTVT SWIFT code: SGTTVNVX Email: scbank@hcm.vnn.vn Website: www.sacombank.com Mã chứng khoán: cổ phiếu STB 1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Sacombank Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín được chính thức đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991 với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng.Qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển đến, đến nay Sacombank đã đạt số vốn điều lệ khoảng hơn 9.179 tỷ đồng và trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu ở việt nam với 366 điểm giao dịch, trong đó có 67 Chi nhánh và 01 Sở giao dịch, 295 phòng giao dịch và 01 Chi nhánh tại Lào và 01 Chi nhánh tại Campuchia. Ngày 12/7/2006 Sacombank là Ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM (nay là Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM), đây là sự kiện rất quan trọng và có ý nghĩa cho sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam. Đến năm 2008, Sacombank cũng là ngân hàng Việt Nam tiên phong công bố hình thành và hoạt động theo mô hình Tập đoàn tài chính tư nhân với 5 công ty trực thuộc và 5 công ty liên kết. Với việc khai trương Chi nhánh Lào vào năm 2008, Chi nhánh Campuchia vào năm 2009, Sacombank trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên thành lập chi nhánh tại nước ngoài. Đây được xem là bước ngoặt trong quá trình mở rộng mạng lưới của Sacombank với mục tiêu tạo ra cầu nối trong lĩnh vực kinh doanh tiền tề,tài chính của khu vực Đông Dương. 1.1.2. Quá Trình Hình Thành Và Phát triển Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) - Chi nhánh Tân Bình Chi nhánh Tân Bình trực thuộc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được thành lập theo Quyết định số 08/NHTP ngày 22/01/1992.Ban đầu Chi nhánh Tân Bình có trụ sở tại 125 Cách Mạng Tháng 8, Quận Tân Bình,TP.Hồ Chí Minh.Hiện nay để phù hợp với quy mô hoạt động,Chi nhánh dời trụ sở về số 224 Lê Văn Sỹ,Quận Tân Bình. Với các thông tin chung như sau: Tên: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh Tân Bình. Địa chỉ: 224 Lê Văn Sỹ, phường 1, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84-8) 39 907 202 Fax: (84-8) 39 907 205 Khi mới thành lập Chi nhánh Tân Bình là một chi nhánh nhỏ,hoạt động chủ yếu là huy động vốn và cho vay nhỏ lẻ.Sau hơn 20 năm hoạt động và trưởng thành cùng sự phát triển chung của Sacombank thì Sacombank - Chi nhánh Tân Bình cũng đã khẳng định được mình với sự đóng góp về số lượng khách hàng đông đảo cũng như lợi nhuận thu về luôn chiếm tỷ trọng cao trong hệ thống Sacombank và ngày càng thực hiện nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn,hầu như tất cả các sản phẩm dịch vụ của Sacombank tại Chi nhánh Tân Bình đều thực hiện. Và sự phát triển ngày càng nhanh chóng của hệ thống Sacombank Chi nhánh Tân Bình từ 3 lên 9 phòng giao dịch:phòng giao dịch Bà Quẹo,phòng giao dịch Lữ Gia,phòng giao dịch Cộng hoà,phòng giao dịch Lạc Hồng,phòng giao dịch Bàu Cát, phòng giao dịch Thanh Bình,phòng giao dịch Ông Tạ,phòng giao dịch E-Town,phòng giao dịch Lăng Cha Cả. Với đội ngũ nhân viên trẻ,đầy năng động sáng tạo với bầu nhiệt huyết tràn trề,Sacombank Chi nhánh Tân Bình luôn cố gắng phấn đấu không ngừng nhằm đáp ứng được tất cả các nhu cầu và giúp khác hàng hài lòng về từng sản phẩm dịch vụ của Sacombank cung cấp. 1.2. Nhiệm vụ của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình Củng cố và phát triển chất lượng cũng như số lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ năng động, vững chuyên môn, và trung thành tuyệt đối. Củng cố và phát triển mạng lưới hoạt động, thiết lập chặt chẽ các mối quan hệ với các đối tác chiến lược trong nước lẫn ngoài nước để thu hút ngày càng nhiều các nguồn lực bên trong và giảm bớt áp lực cạnh tranh bên ngoài. Định hướng chiến lược phát triển lâu dài, bền vững, xây dựng lộ trình với những mục tiêu cụ thể và thiết lập hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch. 1.3. Cơ cấu tổ chức Sacombank - Chi nhánh Tân Bình Công văn số 276/CV-BTCT của Sacombank theo yêu cầu ban hành quy chế về tổ chức hoạt động của Sở giao dịch thì ban tái cấu trúc xác định mô hình hoạt động của Chi nhánh đã được hội đồng quản trị thông qua. 1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình Với sơ đồ cơ cấu tổ chức được thể hiện bên trên,sự phân chia công việc,nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban từng bộ phận rất rõ ràng nên dễ dàng trong việc kiểm soát công việc,báo cáo và xử lý,cung cấp các số liệu cần thiết một cách nhanh chóng khi có yêu cầu về số liệu từ các cấp lãnh đạo Chi nhánh.Ngoài ra với sơ đồ tổ chức trên xuống cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra các lệnh,chỉ thị,thông báo nhanh chóng đến các phòng ban chức năng và nhân viên cũng như nhận phản hồi thông tin nhanh chóng từ cấp dưới lãnh đạo. 1.3.2. Phạm vi hoạt động các phòng ban Ban lãnh đạo gồm: GiámĐốc: điều hành hoạt động của chi nhánh, lập kế hoạch, tổ chức cán bộ và kiểm soát chi nhánh. Phó Gíam Đốc: phụ trách huy động tín dụng,tài trợ thương mại xuất nhập khẩu,hỗ trợ điều hành hoạt động chi nhánh. Phòng Doanh Nghiệp: Thẩm định hồ sơ tín dụng doanh nghiệp, khảo sát thực tế tình hình về vốn, loại hình kinh doanh, phương thức kinh doanh của doanh nghiệp, cấp hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp, hướng dẫn kiểm soát thực thi chính sách tín dụng liên quan đến Ngân hàng. Xây dựng, quản lý và điều phối các chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể,tiếp thị và phát triển kinh doanh,quản lý công tác chăm sóc khách hàng doanh nghiệp,xây dựng chính sách khách hàng doanh nghiệp,quản lý các hoạt động liên doanh,liên kết liên quan đến kinh doanh,thực hiện dịch vụ định chế tài chính cho khách hàng là các định chế tài chính. Phòng Cá Nhân: Thẩm định hồ sơ tín dụng cá nhân, khảo sát thực tế tình hình kinh doanh của cá nhân, cấp hạn mức tín dụng cho cá nhân, tái thẩm định tín dụng cá nhân, hướng dẫn kiểm soát thực thi chính sách tín dụng liên quan đến Ngân hàng. Tiếp thị và phát triển kinh doanh,quản lý công tác chăm sóc khách hàng cá nhân,xây dựng chính sách khách hàng cá nhân,quản lý các hoạt động liên doanh liên kết liên quan đến kinh doanh,cung cấp dịch vụ cho khách hàng VIP cá nhân. Phòng Hỗ Trợ: Bộ phận quản lý tín dụng: hỗ trợ công tác tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý nợ và các chức năng khác. Bộ phận thanh toán quốc tế: quản lý nghiệp vụ liên quan đến L/C /nhờ thunhập khẩu,quản lý nghiệp vụ liên quan đến L/C /nhờ thu xuất khẩu,quản lý nghiệp vụ nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ,quản lý nghiệp vụ chuyển tiền đi nước ngoài,quản lý việc xác nhận mang ngoại tệ,quản lý phát hành Bankdraft,tiếp nhận chuyển tiền đến,quản lý các dịch vụ liên quan khá như: dịch vụ xuất khẩu trọn gói,dịch vụ lập bộ chứng từ xuất khẩu…. Bộ phận sử lý giao dịch và Quỹ: Bộ phận sử lý giao dịch: hỗ trợ các giao dịch được thực hiện từ phòng giao dịch chuyển về chi nhánh và về hội sở,báo cáo giao dịch,kiểm soát các giao dịch đến và đi. Quản lý công tác ngân quỹ như: an toàn kho quỹ, thu và chi, xuất và nhập, đóng gói và vận chuyển hàng đặc biệt, bảo quản tiền mặt, tài sản quý và giấ tờ có giá, nghiên cứu xây dựng và triển khai các quy định an toàn kho quỹ. Phòng Hành Chính và Kế Toán: Bộ phận kế toán: xây dựng và kiểm tra chế độ tài chính của chi nhánh,thực hiện công tác kế toán tổng hợp,thực hiện công tác kế toán quản trị,công tác kế toán chi tiết,công tác hậu kiểm chứng từ phát sinh. Phòng hành chính: công tác hành chính phục vụ,công tác lễ tân,mua sắm tài sản cố định và công cụ lao động chi nhánh,quản lý tài sản cố định và công cụ lao động của chi nhánh,công tác quản lý chi phí điều hành,công tác bảo vệ và an ninh,công tác quản lý đội xe. Trưởng phòng giao dịch: quản lý,giám sát các hoạt động của phòng giao dịch,lập kế hoạch thực hiện các công tác để đạt doanh số chi nhánh đặt ra,tham mưu giám đốc chi nhánh phát triển chiến lược. Phó phòng giao dịch: hỗ trợ,giám sát các hoạt động của phòng giao dịch,tham mưu chiến lược phát triển cho trưởng phòng. Bộ phận dịch vụ khách hàng: chăm sóc khách hàng,đề xuất phát triển cải thiện sản phẩm của Ngân hàng,trực tiếp ghi nhận các giao dịch. Bộ phận hỗ trợ: thực hiện công tác hỗ trợ các giao dịch,quản lý công tác an ninh,quản lý tài sản của phòng giao dịch. 1.4. Phạm vi hoạt động của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình 1.4.1. Hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình Với một quá trình hình thành và hoạt động lâu dài, cho đến nay Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánhTân Bình đã không ngừng nâng cao chức năng cung cấp dịch vụ ngân hàng bằng cách dần hoàn thiện tất cả sản phẩm, dịch vụ hiện có và tung ra thị trường nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng, nhiều tiện ích phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Hiện nay, hệ thống dịch vụ của chi nhánh bao gồm: Huy động vốn gồm các loại tiền gửi và tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu. Cho vay đầu tư gồm các hình thức cho vay, tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ. Bảo lãnh gồm các hình thức bảo lãnh, tái bảo lãnh. Thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, thông báo, xác nhận. Ngoài ra còn có nhờ thu xuất khẩu, nhập khẩu (Collection), nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận (D/A), dịch vụ chuyển tiền trong nước, quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc, hoặc chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM, chi trả Kiều hối. Ngân quỹ gồm mua, bán ngoại tệ, hoặc các chứng từ có giá, thu hộ tiền mặt, cho thuê két sắt, cất giữ bảo quản tài sản quý giá, giấy tờ có giá, thanh toán thẻ nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD), dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt… 1.4.2. Thị trường của Sacombank-Chi nhánh Tân Bình Thị trường của Chi nhánh Tân Bình chủ yếu hoạt động phục vụ cho những khách hàng(bao gồm cả khách hàng các nhân và khách hàng doanh nghiệp)đang hoạt động ở khu vực Quận Tân Bình và khách hàng vãng lai như đi công tác,du lịch… Với nhu cầu của thị trường ngày càng được mở rộng cùng với hoạt động của các ngân hàng khác trên địa bàn còn thưa thớt nên từ ngày mới thành Sacombank đã vững vàng giữ được lượng khách hàng ổn định và thân thiết. Nhận thấy được tiềm năng phát triển của ngân hàng tại khu vực này nên Sacombank đã mở thêm các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Tân Bình nhằm nâng cao khả năng đáp ứng tốt nhất và nhanh nhất cho khách hàng(cũng như sự tách ra của Chi nhánh Tân Phú khi Quận Tân Phú tách ra khỏi Quận Tân Bình). Ngoài hoạt động của Sacombank-Chi nhánh Tân Bình thì hiện nay có nhiều Ngân hàng khác như Ngân hàng Đông Á,Ngân hàng ACB,Ngân hàng Indovina (cũng hoạt động cùng khu vực với Chi nhánh Tân Bình) điều này làm cho sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn nhưng với tâm huyết của mình giành cho khách hàng cũng như kinh nghiệm dày dặn của Sacombank - Chi nhánh Tân Bình và lượng khách hàng trung thành của mình,Sacombank-Chi nhánh Tân Bình luôn tin tưởng và tiếp tục thực hiện sứ mạng phát triển mạnh mẽ và mang lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. 1.5. Thành tích đạt được của Sacombank - Chi nhánh Tân Bình Bên cạnh những huy chương,chứng chỉ và những danh hiệu mà ngân hàng Sài Gòn Thương Tín đã đạt được qua hơn 20 năm hoạt động của mình thì Sacombank - Chi nhánh Tân Bình cũng là một trong số những chi nhánh phòng giao dịch góp công sức rất lớn vào sự thành công chung đó của toàn hệ thống Sacombank. Sacombank - Chi nhánh Tân Bình nhiều năm liền luôn đạt và vượt chỉ tiêu định ra của Ban Giám đốc.Nhiều năm liền được bằng khen về chi nhánh xuất sắc trong sự nghiệp phát triển chung hệ thống ngân hàng Sacombank và luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu đặt ra.Ngày càng nhiều,đem lại những khoản thu nhập lớn từ các hoạt động dịch vụ như tín dụng,tiền gửi,thanh toán,kinh doanh ngoại hối… Chính vì những kết quả hoạt động đáng kể đó, Chi nhánh Tân Bình là một trong năm Chi nhánh đi tiên phong trên toàn hệ thống,đóng góp một phần đáng kể vào sự thành công của Sacombank. 1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank-Chi nhánh Tân Bình trong 3 năm từ năm 2009 đến năm2011 Bảng 1.1:Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank - Chi nhánh Tân Bình trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 Đvt: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tổng Doanh thu 1.698 2.037,6 2.669,3 Tổng Chi phí 1.294,9 1.553,8 2.035,5 Lợi nhuận trước thuế 403,14 483,8 633,8 Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank - Chi nhánh Tân Bình Hình 1.2: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank - Chi nhánh Tân Bình trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 Mặc dù có nhiều biến động trong hệ thống Ngân hàng thế giới nói chung và hệ thống Ngân hàng của Việt Nam nói riêng, nhưng Sacombank - Chi nhánh Tân Bình đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của Ban Giám đốc đặt ra. Trong sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính cuối năm 2008 Tốc độ phát triển của Sacombank - Chi nhánh Tân Bình có những bước tiến triển vượt bậc. Năm 2010 là năm không mấy thuận lợi cho toàn hệ thống Ngân hàng vì sự biến động không ổn định của lãi suất và tỷ giá. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 483,8 tỷ đồng, tăng 80.66 tỷ đồng, tương ứng 20% so với năm 2009, đây là dấu hiệu cho thấy chi nhánh có những đường lối, chính sách phát triển có chất lượng. Không dừng lại ở đó, đến năm 2011 diễn biến của tỷ giá và lạm phát càng phức tạp hơn, do tỷ giá tự do cao hơn mức trần tỷ giá liên ngân hàng khoảng 8%, trước tình hình đó, tỷ giá chính thức USDVND được nâng thêm 9,3% vào ngày 11/2/2011. Việc phá giá mạnh VND cùng giá hàng hóa thế giới tăng mạnh đã ảnh hưởng mạnh làm giá hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa trong nước tăng cao. Cùng với tác động trễ từ việc nới lỏng chính sách tiền tệ nửa cuối năm 2010 và chủ trương điều hành giá các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu theo cơ chế thị trường, lạm phát các tháng đầu năm 2011 đã bắt đầu tăng cao và luôn ở trên mức 1,5%/tháng. nhưng Sacombank – Chi nhánh Tân Bình không vì những khó khăn đó mà trùn bước tiến của mình, lợi nhuận của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình vẫn tăng cao hơn và đạt được 633,8 tỷ đồng, tăng 230,66 tỷ đồng, tương ứng 57,21% so với năm 2009. Tỷ lệ tăng của năm 2011 cao hơn năm 2010 37,21 % tương ứng 150 tỷ đồng. CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH TÂN BÌNH 2.1. GIỚI THIỆU BỘ PHẬN THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH TÂN BÌNH 2.1.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự bộ phận Thanh toán Quốc tế TRƯỞNG PHÒNG HỖ TRỢ KINH DOANH Hình 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ phận thanh toán quốc tế Sacombank – Chi Nhánh Tân Bình TRƯỞNG BỘ PHẬN THANH TOÁN QUỐC TẾ CHUYÊN VIÊN CHUYÊN VIÊN CHUYÊN VIÊN CHUYÊN VIÊN Nguồn: Quy chế hoạt động của các bộ phận phòng ban Sacombank Cơ cấu bộ phận Thanh toán quốc tế của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình gọn nhẹ phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh của khu vực. Có 6 nhân viên, trong đó có 1 Trưởng phòng Hỗ trợ Kinh doanh, 1 Trưởng Bộ phận Thanh toán Quốc tế và 4 Chuyên viên Thanh toán Quốc tế. 2.1.2.Doanh thu từ hoạt động Thanh Toán Quốc Tế của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình từ năm 2009 đến năm 2011 Bảng 1.2: Doanh thu từ hoạt động Thanh Toán Quốc tế của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình từ năm 2009 đến năm 2011 Đvt: USD Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Phát hành L/C 295,398,795.19 125,527,330.04 185,677,758 Thanh toán nhờ thu 31,516,068.68 31,516,068.68 19,214,571 Thanh toán T/T 36,450,865.86 26,831,740.74 32,584,405 Xuất khẩu 8,531,863.09 35,563,292.30 127,257,634 Nguồn: Báo cáo của bộ phận TTQT Sacombank – Chi nhánh Tân Bình Thông qua báo cáo doanh thu của hoạt động Thanh toán quốc tế của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình cho thấy: tình hình hoạt động dịch vụ của bộ phận qua 3 năm từ năm 2009 đến năm 2010 có xu hướng tăng giảm không ổn định. Sự bất ổn định này phù hợp với tình hình kinh tế. Vì năm 2009 là năm bắt đầu phục hồi nền kinh tế nên các hoạt động có doanh thu cao nhất chỉ trừ hoạt động xuất khẩu là doanh thu thấp hơn các năm. Năm 2010 và năm 2011 tình hình vẫn không mấy mặn mà đối với tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của khu vực do tỷ giá không ổn định kèm theo lãi suất thay đổi khá phức tạp làm cho tình trạng xuất và nhập khẩu cũng thêm phần phức tạp theo. Nhưng đáng quan tâm là tình hình xuất khẩu có bước tiến triển tốt, tăng qua các năm. 2.1.3.Kế hoạch doanh sốphát hành L/C tại Sacombank-Chi nhánh Tân Bình năm 2012 Bảng 1.3: Kế hoạch doanh số phát hành L/C nhập khẩu tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình năm 2012 Đvt: USD Quý Chỉ tiêu I II III IV Phát hành L/C 49,419,439 46,319,394 47,429,521 50,319,366 Nguồn: Kế hoạch bộ phận TTQT của Sacombank-Chi nhánh Tân Bình Kế hoạch doanh số của thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ vừa nêu được lập dựa trên cơ sở dự báo tình hình nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp hiện đang là khách hàng của Sacombank-Chi nhánh Tân Bình và khách hàng tiềm năng,đồng thời tham chiếu kết quả hoạt động của các năm trước cũng như định hướng kế hoạch phát triển của Ngân hàng.Do đó,nếu tình hình không có gì biến đổi nhiều thì kế hoạch doanh số đặt ra là có thể thực hiện được. 2.2.Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình Thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank-Chi nhánh Tân Bình có xu hướng ngày càng tăng.Điều này thể hiện nhu cầu sản xuất thương mại trong khu vực không ngừng phát triển.Nhiều tổ chức,cá nhân tham gia đẩy mạnh hoạt động giao thương với các nước trên thế giới.Doanh số tín dụng chứng từ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn các phương thức thanh toán khác,dù các bước thực hiện tương đối phức tạp,phí tổn cao hơn các phương thức khác nhưng đây là một phương thức có tính khả thi cao cho cả nhà xuất khẩu và nhập xuất khẩu nên các doanh nghiệp nhập khẩu luôn tin cậy và sử dụng phương thức này.Vì thế,toàn hệ thống Sacombank kể cả Chi nhánh Tân Bình đã có những bước cải thiện đột phá cho phương thức tín dụng chứng từ để nâng cao năng lực cạnh tranh.Như việc cải thiện quy trình kiểm soát thanh toán quốc tế mang tính tập trung kiểm soát đặc biệt là tín dụng chứng từ đề rút ngắn thời gian quy trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho cả Sacombank và khách hàng.Hoặc tăng cường hoạt động bảo lãnh nhận hàng khi hàng về nhưng bộ chứng từ gốc chưa về để đáp ứng nhu cầu linh hoạt cho khách hàng.Đó là một trong những cải cách quy trình mang tính thực tiễn và nâng cao tính khả cho quy trình. 2.2.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ Căn cứ quyết định số 1820/2011/QĐ – TTQT được Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ký duyệt ngày 21 tháng 06 năm 2011 về việc ban hành Quy trình Nghiệp vụ Thanh Toán Quốc Tế Căn cứ quyết định số 155/2012/QĐ – TTQT được Tổng Giám đốcNgân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ký duyện ngày 19 tháng 01 năm 2012 về việc sửa đổi, bổ sung Quy trình Nghiệp vụ Thanh toán Quốc Tế Căn cứ các quy tắc của UCP 600 phiên bản 2007: quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ Nhóm quy định mang tính bắt buộc: là những quy định mang tính chất chủ đạo làm nền tảng vững chắc cho phương thức này, nên mang tính bắt buộc cao, không dược làm trái với những điều bắt buộc mà UCP đã đề ra nếu các bên đã thống nhất sử dụng sử dụng tín dụng chứng từ. Nhóm quy định không mang tính chất bắt buộc: tuỳ theo điều kiện và khả năng mà các bên tham gia sẽ bàn bạc và thảo thuận cụ thể mà lựa chọn và cụ thể hoá thành các điều kiện và điều khoản trong L/C. Thương lượng: là việc các ngân hàng chỉ định mua các hối phiếu đòi nợ (ký phát đòi tiền ngân hàng khác không phải là ngân hàng chỉ định) và/hoặc các chứng từ khi xuất trình phù hợp, bằng cách trả tiền trước hoặc ứng tiền trước cho người thụ hưởng. Xuất trình: là việc chuyển giao chứng từ hoặc bộ chứng từ theo như yêu cầu của một tín dụng do ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng chỉ định hoặc các chứng từ được chuyển giao như thế. Người xuất trình là người thụ hưởng,ngân hàng hoặc bất cứ bên nào khác thực hiện việc xuất trình. 2.2.2. Quy trình nghiệp vụ L/C nhập khẩu tại Sacombank-Chi nhánh Tân Bình 2.2.2.1. Quy trình phát hành L/C nhập khẩu tại Sacombank - Chi nhánh Tân Bình Sau khi nhà xuất khẩu và nhập khẩu thoả thuận ký hợp đồng ngoại thương,nhà nhập khẩu đến Sacombank - Chi nhánh Tân Bình xin phát hành L/C, với các bước được tiến hành cụ thể tại Sacombank - Chi nhánh Tân Bình như sau: Bước 1: tiếp nhận hồ sơ yêu cầu mở L/C của khách hàng Hợp đồng ngoại thương ( Sao y bản chính) Giấy đề nghị mở L/C(mẫu của Sacombank) Phương án mở L/C Hợp đồng mở L/C trả chậm/Hợp đồng hạn mức mở L/C trả chậm(nếu phương thức xin mở là L/C trả chậm) Chứng thư bảo hiểm Giấy đề nghị mua ngoại tệ(nếu có) Bước 2: kiểm tra hồ sơ, hướng dẫn khách hàng chỉnh sửa/bổ sung hồ sơ Ở bước này, chuyên viên thanh toán quốc tế có nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý và hợp pháp của hồ sơ. Kiểm tra xem khách hàng đã cung cấp đủ hồ sơ hay chưa, kiểm tra tính xác thực về chữ ký, con dấu và giấy giới thiệu người đi làm hồ sơ của Doanh nghiệp. Đồng thời kiểm tra tính hợp lệ về nội dung của hồ sơ dựa trên Giấy đề nghị mở L/C kèm MT700 với hợp đồng ngoại thương xem có bất phù hợp nào giữa MT700 và hợp đồng ngoại thương hay không hoặc có điều kiện điều khoản nào bất lợi cho ngân hàng của người yêu cầu hay không Sau khi kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ xong. Chuyên viên thanh toán quốc tế lập giấy đánh giá nghiệp vụ L/C trình kiểm soát viên xét duyệt để chuyển lên phòng Doanh nghiệp Bước 3: phòng Doanh nghiệp nhận hồ sơ từ bộ phận TTQT Phòng Doanh nghiệp sẽ thẩm định tính khả thi của phương án kinh doanh của nhà nhập khẩu về các mặt như: mặt hàng nhà nhập khẩu nhập có thuộc nhóm hàng cấm không, có bất lợi gì cho Ngân hàng không,tình hình dư nợ của khách hàng… Đó là các hoạt động đối với khách hàng thường xuyên. Còn đối với khách hàng lần đầu giao dịch hoặc không thường xuyên thì chuyên viên thẩm định của phòng Doanh nghiệp đi thực tế thẩm định Doanh nghiệp về vốn,mặt hàng hay dịch vụ kinh doanh, tính khả thi của phương án để xác định hạn mức ký quỹ cho Doanh nghiệp. Sau đó Phòng Doanh nghiệp lập tờ trình để nhận xét và đề xuất với Ban Giám đốc về tính khả thi của phương án kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời, phòng Doanh nghiệp cũng tư vấn cho khách hàng các nội dung L/C có rủi ro. Điển hình như: doanh nghiệp khi nhập khẩu thì nên lựa chọn giao hàng từng phần để tránh tình trạng nhà xuất khẩu nước ngoài đẩy hàng về vì hàng xuống giá hay một lý do bất lợi gì đó với họ Bước 4: Giám đốc chi nhánh ký duyệt phát hành L/C Có 2 trường hợp xảy ra Nếu không thuận thì không phát hành L/C Nếu thuận thì thì duyệt phát hành L/C và tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo Bước 5: tính và ghi nhận số tiền cần trích ký quỹ/phong toả và phí thu từ khách hàng Tiến hành hạch toán bán ngoại tệ (nếu Doanh nghiệp mua ngoại tệ để thanh toán), in hoá đơn bán hàng và hoá đơn VAT, giao dịch phong toả tài khoản ký quỹ của khách hàng trên T24 in phiếu chuyển khoản phong toả tài khoản ký quỹ của khách hàng. Đồng thời in phiếu xuất ngoại bảng để theo dõi hồ sơ. Bước 6: chuyển hồ sơ về TT.TTQT Sau khi Giám đốc ký duyệt phát hành L/C, scan toàn bộ hồ sơ bằng Omniscan lên TT.TTQT để TT.TTQT đi điện ra nước ngoài thông báo L/C đã được mở Bước 7: chuyển điện đến Ngân hàng của người thụ hưởng Sau khi nhận bộ chứng từ từ chi nhánh,TT.TTQT kiểm tra hồ sơ và tư vấn chi nhánh chỉnh sửa bổ sung hồ sơ(nếu sai/thiết sót) đồng thời khai báo giao dịch phát hành L/C trên T24 và in MT700/701 trình Giám đốc trung tâm duyệt và chuyển điện qua Ngân hàng của người thụ hưởng. Bước 8: lưu hồ sơ Chuyên viên thanh toán quốc tế theo dõi tình hình L/C từ TT.TTQT trên T24 để tiến hành in điện MT700 để sao lưu, sau khi in và kiểm tra chứng từ kế toán thì chi nhánh và TT.TTQT tiến hành lưu hồ sơ theo dõi bộ chứng từ chuyển sang.Tất cả hồ sơ phát sinh đều được lưu lại ở cả chi nhánh và TT.TTQT 2.2.2.2. Quy trình xử lý bộ chứng từ L/C nhập khẩu Sau khi nhận điện thông báo L/C đã được mở, nhà xuất khẩu tiến hành thủ tục gửi hàng, và gửi bộ chứng từ sang ngân hàng của nhà nhập khẩu, và nghiệp vụ được tiến hành tuần tự như sau Bước 1: tiếp nhận bộ chứng từ từ công ty phát chuyển nhanh Sau khi tiếp nhận bộ chứng từ, tiến hành đối chiếu số lượng bộ chứng từ được giao với số biên lai phát chuyển nhanh trên sổ giao nhận của đơn vị chuyển phát nhanh, lưu lại biên lai phát chuyển nhanh, đóng dấu ghi nhận ngày/tháng/năm và giờ bộ chứng từ đến, số chuyển phát nhanh của công ty chuyển phát nhanh Bước 2: tách và kiểm tra chứng từ Căn cứ vào trường 46A của L/C phát hành để kiểm tra số lượng bản chính và bản phụ củachứng từ phù hợp với số lượng thể hiện trên thư đòi tiền và phù hợp với quy định của L/C, UCP. Từ đó lập bảng kê chứng từ. Kiểm tra tính phù hợp về nội dung bộ chứng từ có phù hợp với L/C được phát hành hay không. Đồng thời kiểm tra tính pháp lý của bộ chứng từ về chữ ký, con dấu(nếu có) của bộ chứng từ. Tiến hành tách bộ chứng từ, bộ chứng từ gốc và bộ chứng từ copy theo quy định. Bộ chứng từ gốc sẽ được giao cho khách hàng còn bộ chứng từ copy, thư đòi tiền(Cover letter), hối phiếu Ngân hàng giữ lại. Bước 3: chuyển chứng từ về TT.TTQT Sau khi kiểm tra tính phù hợp của bộ chứng từ, trong vòng 1 ngày kể từ khi nhận bộ chứng từ từ đơn vị chuyển phát nhanh, chuyên viên thanh toán quốc tế tiến hành lập phiếu đề nghị kiểm tra chứng từ và scan toàn bộ bộ chứng từ bằng Omniscan lên TT.TTQT đề nghị TT.TTQT kiểm tra chứng từ Bước 4: nhận thông báo từ TT.TTQT Thường xuyên kiểm tra trên Omni flow để nhận kết quả kiểm tra từ TT.TTQT Sau khi nhận kết quả về từ TT.TTQT thì có 2 trường hợp sảy ra (i) Bộ chứng từ hợp lệ thì lập thư thông báo bộ chứng từ đến và yêu cầu khách hàng trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ chứng từ phải tiến hành thanh toán cho người thụ hưởng (ii)Bộ chứng từ bất hợp lệ thì cũng lập thư thông báo bộ chứng từ đến và yêu cầu trong vòng 5 ngày làm việc phải có chỉ thị của khách hàng để trả lời cho Ngân hàng nước ngoài Bước 5: thanh toán bộ chứng từ Đối với bộ chứng từ hợp lệ thì trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng từ, nhà nhập khẩu sẽ nộp tiền hoặc vay thanh toán để trả cho nhà xuất khẩu (đối với khách hàng ký quỹ không đầy đủ trị giá L/C) hoặc Ngân hàng sẽ trích tài khoản ký quỹ trả cho nhà xất khẩu(nếu ký quỹ đầy đủ trị giá L/C) Đối với bộ chứng từ bất hợp lệ thì cũng trong vòng 5 ngày làm việc nhận được chỉ thị của nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán hoặc đề nghị hoàn trả bộ chứng từ. Ở trường hợp này: (i)Nếu nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán thì yêu cầu khách hàng ký lên đơn thông báo chấp nhận thanh toán rồi tiến hành thủ tục thanh toán nếu là trả ngay hoặc TT.TTQT đi điện thông báo Ngân hàng của người thụ hưởng việc chấp nhận thanh toán(nếu trả chậm) (ii)Nếu nhà nhập khẩu không chấp nhận và yêu cầu hoàn trả bộ chứng từ thì tiến hành thủ tục hoàn trả bộ chứng từ như quy định Bước 6: lưu hồ sơ Sau khi TT.TTQT đi điện thanh toán, chuyên viên thanh toán quốc tế in MT202 và các phiếu thu phí xuất ngoại bảng để lưu hồ sơ. Ở bước này chi nhánh chỉ cần lưu thư đòi tiền(Cover letter) và hối phiếu bằng giấy để lưu hồ sơ, còn các bảng kê chứng từ ngoại bảng được chuyển lên bộ phận kế toán của chi nhánh để lưu. Còn lại hồ sơ lưu trên Omniscan. 2.2.3. Các nghiệp vụ khác của L/C nhập khẩu tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình 2.2.3.1. Quy trình tu chỉnh L/C nhập khẩu Sau khi phát hành L/C, nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu thoả thuận muốn tu chỉnh thay đổi thì đệ đơn xin tu chỉnh L/C với các bước được tiến hành như sau: Nếu yêu cầu tu chỉnh của khách hàng không liên quan đến tiền hoặc loại hình L/C thì Chi nhánh chuyển lên TT.TTQT để đi điện ra Ngân hàng nước ngoài tu chỉnh Nếu yêu cầu tu chỉnh của khách hàng liên quan đến tiền hoặc loại hình L/C thì Chi nhánh thực hiện quy trình tuần tự như các bước được thực hiện tại quy trình phát hành L/C nhập khẩu. 2.2.3.2. Quy trình huỷ L/C nhập khẩu Có 2 trường hợp: a) Nhận điện yêu cầu huỷ L/C từ Ngân hàng nước ngoài b) Nhận yêu cầu huỷ L/C từ khách hàng đệ trình cho chi nhánh Các bước thực hiện như sau: nhận yêu cầu huỷ L/C từ Ngân hàng nước ngoài Bước 1: tiếp nhận yêu cầu huỷ L/C Nhận điện yêu cầu huỷ L/C của Ngân hàng nước ngoài Bước 2: kiểm tra điện yêu cầu huỷ L/C TT.TTQT kiểm tra tính xác thực của điện được gửi từ Ngân hàng của người thụ hưởng, kiểm tra chữ ký, mã hoá có đúng không, xem có chính xác là Ngân hàng của người thụ hưởng hay không Bước 3: thông báo cho khách hàng về điện yêu cầu huỷ L/C Chuyên viên thanh toán quốc tế của chi nhánh theo dõi thường xuyên trên T24 để nhận thư thông báo từ TT.TTQT. Sau khi nhận thông báo từ TT.TTQT thì in thông báo yêu cầu huỷ L/C gửi cho khách hàng. Đến đây có 2 trường hợp (i)Nếu khách hàng không đồng ý huỷ thì chuyển yêu cầu lên TT.TTQT đi điện ra Ngân hàng của người thụ hưởng báo khách hàng không đồng ý. Vì L/C là không huỷ ngang(Irevocable) nên cần phải có chỉ thị của 2 bên (ii)Nếu khách hàng đồng ý huỷ thì thực hiện các bước tiếp theo Bước 4: nhận văn bản thông báo đồng ý huỷ L/C từ khách hàng Sau khi nhận văn bản thông báo đồng ý huỷ L/C từ khách hàng, chuyên viên tiếp tục kiểm tra tính pháp lý của văn bản về chữ ký, con dấu và nội dung đồng ý huỷ có phù hợp với quy định không Bước 5: hạch toán giải toả Sau khi kiểm tra tính pháp lý cần thiết thì tiến hành tính và ghi nhận số tiền ký quỹ/hạn mức tín dụng tài khoản tiền gửi của khách hàng cần giải toả và thông tin phí thu từ khách hàng(nếu khách hàng chịu phí)để hạch toán thu phí huỷ L/C từ khách hàng. Thực hiện giao dịch giải toả ký quý/tài khoản tiền gửi và giải toả hạn mức tín dụng trên T24 Bước 6: soạn điện gửi Ngân hàng của người thụ hưởng Sau khi hạch toán giải toả và nhận hồ sơ chuyển về từ chi nhánh bằng Omniscan, TT.TTQT sẽ huỷ L/C trên T24 và soạn điện thông báo đồng ý huỷ L/C và yêu cầu hoàn trả phí(nếu phí do người thụ hưởng chịu). Sau khi được sự duyệt thuận của Giám đốc TT.TTQT thì chuyển điện qua ngân hàng của người thụ hưởng Bước 7: lưu hồ sơ và chờ phản hồi của 2 bên nhận yêu cầu huỷ L/C từ khách hàng đệ trình cho chi nhánh: Bước 1: kiểm tra yêu cầu huỷ Sau khi tiếp nhận yêu cầu huỷ L/C, chi nhánh tiến hành kiểm tra tính pháp lý và các nội dung liên quan xem mẫu yêu cầu huỷ L/C có đủ thông tin quy định và phù hợp với hồ sơ hay không, kiểm tra chữ ký và con dấu của đơn vị.Sau đó scan trình lên TT.TQT xử lý Bước 2: chuyển điện ra nước ngoài Sau khi nhận hồ sơ từ chi nhánh, TT.TTQT soạn điện đề nghị huỷ L/C, kiểm tra tính thích hợp với hồ sơ,được sự duyệt thuận của Giám đốc TT.TTQT thì chuyển điện đến Ngân hàng của người thụ hưởng. Đến đây có 2 trường hợp: (i)Nếu Ngân hàng của người thụ hưởng không đồng ý thì họ sẽ chuyển điện về thông báo là không đồng ý, thanh toán quốc tế Chi nhánh Tân Bình sẽ thông báo cho khách hàng và L/C vẫn tiếp tục (ii)Nếu Ngân hàng của người thụ hưởng đồng ý thì tiếp tục thực hiện tuần tự các bước như tiếp nhận yêu cầu huỷ L/C từ Ngân hàng nước ngoài (mục a). 2.2.3.3. Quy trình ký hậu-uỷ quyền nhận hàng-bảo lãnh nhận hàng Quy trình có 2trường hợp a) Bộ chứng từ gốc chưa về b) Bộ chứng từ gốc đã về Các bước được tiến hành như sau Bộ chứng từ gốc chưa về Có 2 trường hợp: Bộ chứng từ gốc hoàn toàn chưa đến 2/3 bộ chứng từ gốc chưa về Sacombank- Chi nhánh Tân Bình và 1/3 về khách hàng Bước 1: tiếp nhận hồ sơ Bộ chứng từ gốc hoàn toàn chưa đến Hồ sơ tiếp nhận từ khách hàng gồm: Bản photo B/L(nếu vận chuyển đường biển Bản photo Invoice Bản photo P/L Giấy yêu cầu phát hành thư bảo lãnh nhận hàng Giấy đề nghị mua ngoại tệ Hồ sơ vay ( nếu ký quỹ không đầy đủ) 2/3 bộ chứng từ gốc chưa về Sacombank - Chi nhánh Tân Bình và 1/3 về khách hàng 1/3 bộ chứng từ của khách hàng Giấy đề nghị ký hậu vận đơn Giấy đề nghị mua ngoại tệ (nếu có) Hồ sơ vay thanh toán (nếu có) (b) Bộ chứng từ gốc về: đối với trường hợp này, chuyên viên thanh toán quốc tế tiến hành các bước tiếp theo như ở quy trình xử lý bộ chứng từ L/C nhập khẩu vừa nêu trên ở mục (b) của phần 2.2.2. Bước 2: Kiểm tra và đề nghị trích ký quỹ/phong toả Sau khi tiếp nhận hồ sơ, chuyên viên thanh toán quốc tế kiểm tra tính hợp lệ của BL/AWB, hoá đơn xem có phù hợp với nội dung của hợp đồng và L/C đã mở không. Kiểm tra sai sót trong các giấy đề nghị hoặc thư uỷ quyền nhận hàng. Sau đó tiến hành lập giấy đề nghị trích ký quỹ/phong toả số tiền còn lại của trị giá lô hàng Có 2 trường hợp lập giấy đề nghị trích ký quỹ phong toả: a)Nếu khách hàng chưa có ngoại tệ để thanh toán thì tiến hành tính và ghi nhận số tiền trích ký quỹ phong toả và phí thu ở phần trích ký quỹ để bán ngoại tệ cho khách hàng b)Nếu khách hàng có ngoại tệ sẵn trong tài khoản thanh toán thì tiến hành tính và ghi nhận số tiền cần phong toả từ hạn mức tín dụng/tài khoản tiền gửi của khách hàng Đối với hồ sơ khách hàng không yêu cầu nhận hàng trước khi bộ chứng từ gốc về hoặc quy trình diễn ra đúng như quy trình tiến hành thực hiện tiếp tục tại bước 4. Bước 3: Hạch toán Giao dịch hạch toán bán ngoại tệ, hoá đơn bán hàng,hạch toán ký quỹ, thu phí từ khách hàng và in hoá đơn VAT trên T24. Ngoài ra nếu khách hàng thanh toán bằng vốn vay của Sacombank thì giao dịch viên tín dụng căn cứ hồ sơ vay vốn để tiến hành giao dịch giải ngân trên T24 Bước 4: ký hậu vận đơn/thư uỷ quyền,bảo lãnh nhận hàng Sau khi được sự duyệt thuận của trưởng phòng hỗ trợ kinh doanh. Tiến hành đóng dấu mặt sau của vận đơn đường biển hoặc lập thư uỷ quyền nhận hàng hoặc thư bảo lãnh nhận hàng. Sau đó trình ký giám đốc chi nhánh ký duyệt. Bước 5: giao khách hàng Giao khách hàng vận đơn đường biển đã ký hậu kèm bộ chứng từ gốc(đối với trường hợp thanh toán bình thường). Giao thư uỷ quyền, bảo lãnh nhận hàng(nếu khách hàng yêu cầu bảo lãnh trước khi bộ chứng từ gốc về) để khách hàng đi nhận hàng. Khách hàng đi nhận hàng phải được sự giám sát của bộ phận tín dụng về hàng hoá(đối với trường hợp khách hàng vay, cầm cố cho Sacombank bằng hàng) Bước 6: in chấm và ký chứng từ kế toán Sau khi chuyển hồ sơ về trung tâm thanh toán quốc tế, tiến hành ký chứng từ kế toán gồm bảng kê chứng từ chuyển khoản theo giao dịch viên, hoá đơn VAT, hoá đơn bán hàng, bản chính giấy đề nghị mua ngoại tệ, bản chính giấy đề nghị trích ký quỹ/phong toả Bước 7: Lưu hồ sơ Ngoài những chứng từ được sao lưu theo quy định, còn phải photo để sao lưu mặt ký hậu vận đơn đường biển. Sao thư uỷ quyền nhận hàng hoặc thư bảo lãnh nhận hàng. Đồng thời theo dõi bộ chứng từ xuất trình (nếu bộ chứng từ gốc chưa về Sacombank) hoặc thanh toán bộ chứng từ L/C trả ngay hoặc tiến hành thủ tục chấp nhận thanh toán bộ chứng từ L/C trả chậm(nếu bộ chứng từ gốc đã về Sacombank). 2.3.Đánh giá chung về quy trình thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình 2.3.1 Ưu điểm -Quy trình được thiết kế một cách chặt chẽ,rõ ràng có thể nói là hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.Cụ thể như ở các bước phát hành L/C nhập khẩu,hồ sơ của khách hàng được thẩm định ít nhất 5 lần.Theo như trình bày quy trình nghiệp vụ thì hồ sơ được thẩm định từ lúc khách hàng đệ trình xin phát hành L/C nhập khẩu đến khi đi điện đến ngân hàng của nhà xuất khẩu -Quy trình được xây dựng chặt chẽ với các bộ phận liên quan cụ thể như: bộ phận tín dụng cho vay khi khách hàng cần vay thanh toán hoặc cần bảo lãnh nhận hàng khi hàng về nhưng bộ chứng từ gốc chưa đến,bộ phận khách hàng doanh nghiệp thẩm định và tư vấn khách hàng khi mở L/C,kinh doanh tiền tệ khi trích ký quỹ phong toả tiền ký quỹ của khách hàng để kinh doanh lướt sóng trong thị trường tiền tệ. -Quy trình luôn được vận hành thông suốt,không bị gián đoạn vì các trưởng đơn vị được uỷ quyền để ký hồ sơ hoặc ký phát hành L/C cụ thể như: phó giám đốc có thể ký thay trưởng phòng doanh nghiệp,phó giám đốc có thể ký thay giám đốc phát hành L/C.Đó là một phát kiến hay để vận hành bộ máy. -Quy trình được quản lý tập trung từ hội sở đến phòng giao dịch,giúp quyết định tài trợ hoặc thẩm định được thông suốt,tránh tình trạng nhiều ý kiến khác nhau ở các cấp thẩm quyền dẫn đến quy trình trì trệ để làm sáng tỏ. -Quy trình được cụ thể hoá bởi sự phát triển hệ thống công nghệ T24 của ngân hàng nên việc hạch toán ký quỹ,bán ngoại tệ diễn ra nhanh hơn và được kiểm soát một cách tập trung,dễ báo cáo để ra những quyết định kịp thời. -Hệ thống sao lưu dữ liệu trình trung tâm thanh toán quốc tế và nhận thông báo trên Omniscan cũng là một ưu thế giúp quy trình diễn ra nhanh và gọn hơn,hỗ trợ kịp thời các hồ sơ cần được bổ sung và mang tính bảo mật cao của hệ thống. -Thủ tục hoạt động được cụ thể hoá theo từng nhu cầu phát sinh của khách hàng, linh hoạt từng thời điểm như: Giấy đề nghị mua ngoại tệ, Thông báo chứng từ đến, Thư bảo lãnh/uỷ quyền nhận hàng… -Quy định của quy trình L/C nhập khẩu và những thủ tục chặt chẽ linh hoạt để giải quyết các vấn đề phát sinh,luôn đảm bảo quyền lợi và an toàn cho khách hàng và ngân hàng, cụ thể như việc tư vấn về tình hình thực tế của người xuất khẩucho người nhập khẩu để họ ra những quyết định cần thiết của bộ phận thẩm định của Phòng Khách hàng Doanh nghiệp. 2.3.2. Nhược điểm -Chính vì quy trình được thiết kế chặt chẽ,nhiều tầng nấc để hạn chế rũi ro nên thực hiện bộ chứng từ diễn ra khá phức tạp và thời gian kéo lâu hơn các phương thức khác.Như bước tiếp nhận hồ sơ thì chuyên viên chịu trách nhiệm và trình lên kiểm soát,đến phòng doanh nghiệp,phòng doanh nghiệp mới trình giám đốc và tiếp tục trình trung tâm thanh toán quốc tế để được phát hành L/C. -Hồ sơ và các chứng từ được chuyển từ bộ phận thanh toán quốc tế của Chi nhánh về trung tâm thanh toán quốc tế của hội sở chủ yếu là qua fax/scan.Do nhu cầu của toàn hệ thống cao nên tình trạng quá tải là việc khó tránh khỏi(nhiều Chi nhánh khác cùng chuyển hồ sơ về)hoặc do sự cố trục trặc về máy móc có thể chậm/không nhận được từ đó những hồ sơ quan trọng gặp sự cố có thể kéo dài qua ngày sau. -Ở bước ký duyệt của Giám đốc Chi nhánh/người được uỷ quyền do bận họp,tiếp khách,đi công tác bên ngoài,…Dẫn đến việc quy trình này bị gián đoạn chậm lại ảnh hưởng đến các quá trình tiếp theo của quy trình. -Vì thủ tục của quy trình chặt chẽ nên nếu sảy ra việc thủ tục trước không được đáp ứng sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến các bước thực hiện sau cụ thể như: việc tiếp nhận hồ sơ mở L/C phải đầy đủ hồ sơ theo quy định của Sacombank nhưng vì lý dó nào đó khách hàng không cung cấp đủ, lúc này sẽ ảnh hưởng đến các bước sau của quy trình. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 3.1. Căn cứ đưa ra kiến nghị 3.1.1. Định hướng phát triển của Sacombank Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh khá phức tạp và nhiều rủi ro. Vì thế để hoạt động của Sacombank cần phải điều hành linh hoạt nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, bền vững và mang lại hiệu quả cao nhất cho Sacombank để làm được điều đó thì Sacombank cần đảm bảo sự hài hoà giữa hai nhiệm vụ củng cố và phát triển.Đẩy mạnh triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh chuyên môn theo dòng sản phẩm để phục vụ được tốt nhất. Để giữ vị trí quan trọng, Sacombank cần chú trọng tăng nhanh tổng tài sản và vốn chủ sở hữu để nâng cao năng lực tài chính. Cải thiện và phát huy hoàn toàn năng lực điều hành, cần trú trọng tái cấu trúc mọi lĩnh vực hoạt động của Sacombank theo hướng hội nhập kinh tế thế giới. Tái cấu trúc chính sách, cơ chế hoạt động kinh doanh và tái cấu trúc cơ chế tái sản cũng như tái cấu trúc danh mục tài chính Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện mặt công nghệ ngân hàng và mở rộng mạng lưới đến những vị trí chiến lược để chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần theo hướng an toàn và bền vững. Và đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý rủi ro. 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động Thanh Toán Quốc Tế của Sacombank Qua tình hình thực tế của nền kinh tế cùng với nhu cầu sử dụng dịch vụ Thanh toán quốc của Việt Nam, em xin đưa ra một số định hướng phát triển như sau: Thứ nhất, Một mặt tiến hành củng cố và đẩy mạnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ để đáp ứng nhu cầu hội nhập. Mặt khác cần phát triển đồng bộ với các phương thức khác như phương thức nhờ thu, chuyển tiền hay phương thức đối chứng từ để tạo điều kiện cho các mối xuất nhập khẩu lâu dài Thứ hai, Tăng cường hoàn thiện nghiệp vụ bán ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng trong thanh toán xuất nhập khẩu. Thứ ba, Tăng cường mở rộng và gắn kết các Ngân hàng Đại lý và cơ cấu tiền gửi hợp lý. Đây là nhiệm vụ chiến lược để hoạt động Thanh toán Quốc tế được mở rộng và hội nhập các nền kinh tế năng động Thứ tư, là yêu cầu tất yếu của hội nhập chính là hiện đại hoá công nghệ thanh toán ngân hàng theo hướng hội nhập với cộng đồng thế giới Thứ năm, Tiếp tục đào tạo trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác Thanh toán Quốc tế, nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm và thái độ làm việc tận tuỵ với sự phát triển chung của ngân hàng. 3.2. Một số kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ 3.2.1. Kiến nghị với Sacombank 3.2.1.1. Đối với nguồn nhân lực: Tăng cường hoạt động tuyển dụng phù hợp để đáp ứng nhu cầu cho từng vị trí cụ thể. Ngoài ra,tăng cường chú ý,đào tạo những nhân sự giỏi đáp ứng cho nhu cầu kế thừa cho tương lai. Xây dựng chế độ tuyển dụng,đào tạo,đãi ngộ hướng đến ổn định nhân sự,phát triển tri thức và đóng góp lợi ích cho xã hội. 3.2.1.2. Đối với chiến lược phân phối: Tăng cường mở rộng mạng lưới hoạt động trong cả nước,mở rộng thị phần để làm nền tảng vững chắc để mở rộng sang thị trường nước ngoài Ngoài thị trường Campuchia và Lào,Sacombank đẩy mạnh mạng lưới hoạt động sang những thị trường Châu Á như Singapore,Trung Quốc,Đài Loan…từ đó làm nền tảng vững chắc hơn để phát triển sang những thị trường nâng động như Mỹ,Úc,các nước Châu Âu. 3.2.1.3.Đối với hệ thống công nghệ Công nghệ thông tin là yêu cầu cấp thiết đối với hoạt động dịch vụ của Ngân hàng,Vì thế xây dựng công nghệ phải đáp ứng nhu cầu nhằm: Đánh bóng sản phẩm của Ngân hàng thông qua hệ thống công nghệ thông tin hiện đại,đồng thời nâng cao năng suất làm việc,tác nghiệp của nhân viên trong hệ thống vươn cao tầm quốc tế qua việc thường xuyên nâng cấp,hoàn thiện hệ thống T24. Tăng cường cải tiến hệ thống theo hướng nâng cao nâng lực cạnh tranh,năng lực quản lý của ban điều hành thông qua việc tận dụng triệt để hệ thống Ngân hàng lõi,hệ thống quản trị thông tin để đáp ựng kịp thời những quyết định điều hành. 3.2.1.4.Đối với các Sản phẩm và dịch vụ Đảm bảo tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng thông qua việc đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng trong và ngoài nước. Tạo sự khác biệt trong những sản phẩm dịch vụ so với các Ngân hàng khác nhưng vẫn giữ được đặc trưng của Sacombank,từ đó nâng cao vị thế và ấn sâu vào tư tưởng của khách hàng về Sacombank Nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ mới,phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng.Đồng thời đẩy mạnh sử dụng các sản phẩm dịch vụ phát sinh để linh hoạt với từng khách hàng như việc đảm bào nhận hàng khi hàng chưa về,các sản phẩm chứng khoán nợ… 3.2.1.5.Đối với quản trị-điều hành: Phát triển mô hình cơ chế quản lý tập trung,điều hành phân cấp kiên định từ hội sở đến phòng giao dịch trên cơ sở dự báo hữu hiệu Xây dựng bộ máy quản lý rủi ro tiên tiến,chuyên nghiệp theo chuẩn mực thế giới để được sự tín nhiệm của các tổ chức đánh giá trên thế giới nhằm nâng cao uy thế Sacombank trong khu vực. Hoàn thiện bộ máy kiểm toán nội bộ chuẩn quốc tế để dễ dàng hoà nhập vào thế giới. 3.2.2.Kiến nghị với bộ phận Thanh Toán Quốc Tế của Sacombank Cần kết hợp các giải pháp hỗ trợ để hoàn thiện về mặt chu trình thủ tục: -Từng bước chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ thanh toán của toàn Sacombank để tiến tới xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. -Xây dựng quy trình thanh toán theo hướng gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý đầy đủ chặt chẽ,theo hướng có lợi cho cả người bán,người mua và Ngân hàng.Tránh những bước đi không cần thiết,tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc,đặc biệt là phải quy định công khai,rõ ràng sẽ hạn chế được nhiều tiêu cực có thể phát sinh. -Trước khi làm thủ tục mở L/C,với vai trò là Ngân hàng phát hành L/C,nhân viên thanh toán quốc tế nên tư vấn về cách lựa chọn điều kiện thương mại để tạo được ưu thế nhất định cho khách hàng,tiết kiệm chi phí,tăng giá trị gia tăng,tạo sự an tâm cho khách hàng.Đồng thời đa dạng hoá các dạng L/C,Ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng về đặc điểm,lợi ích khác nhau của các loại L/C khác nhau. -Tư vấn cho khách hàng biết thêm về những bất hợp lệ,những hướng giải quyết để nhằm đảm bảo quyền lợi nhất đối với Ngân hàng và đối với nhà nhập khẩu và những thủ tục cần thiết để đòi bảo hiểm,bảo vệ quyền và lợi ích tối đa nhất nếu sảy ra rủi ro dẫn đến hư hỏng,mất mát hàng hoá. -Cần xây dựng các cơ chế,chính sách riêng phù hợp với từng loại hình thanh toán như:đối với L/C thì tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C,tỷ lệ chiết khấu cũng như thời hạn và lãi suất chiết khấu cần có sự phân biệt đới với các loại hình Doanh nghiệp khác nhau. -Cải tiến các thủ tục giao dịch theo hướng dẫn đơn giản,an toàn để các doanh nghiệp cảm thấy việc thanh toán qua Sacombank được thực hiện nhanh chóng,kịp thời và hiệu quả.Cụ thể hoá các qui định của UCP bằng những tiêu chí cụ thể và thực tế,đồng thời hướng dẫn các Doanh nghiệp nắm rõ những qui định này. 3.3. Kết Luận Thông qua quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại bộ phận thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Tân Bình để học hỏi,trau dồi thêm kiến thức thực tiễn phục vụ cho báo cáo tốt nghiệp theo quy định của nhà trường,em đã biết rõ hơn về thủ tục thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ. Nhìn chung thì quy trình thanh toán của Sacombank Chi nhánh Tân Bình khá chặt chẽ,các quy trình nghiệp vụ đều được cải thiện theo hướng gọn nhẹ và quản lý tập trung từ hội sở đến phòng giao dịch,các nghiệp vụ phát sinh được nhân viên xử lý một cách thực tế và phù hợp với yêu cầu của từng doanh nghiệp.Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên quy trình vẫn chưa phải là tiêu chuẩn tối ưu,cần phải nghiên cứu thay đổi để rút ngắn thời gian thanh toán nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý và phù hợp hơn với nhu cầu khách hàng.Đặc biệt là nhập khẩu. 3.4. Dự kiến Chuyên Đề Tốt Nghiệp Xuất phát từ các vấn đề được nêu trên, nhằm tìm hiểu và nâng cao thêm hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. Em muốn đi sâu hơn để nghiên cứu trong Chuyên đề Tốt nghiệp của em với Đề tài: “Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ” . TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo Chủ biên: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN (năm 2009), THANH TOÁN QUỐC TẾ, NXB: Đại Học Quốc Gia TP. HỒ CHÍ MINH Interational chamber of commerce (ICC) (2007 version), Uniform Custom and practice for Document Credit 600 (UCP 600), The world business organization Tài liệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 1. Báo cáo tài chính kiểm toán 2009, 2010 của Sacombank 2. Quy chế hoạt động của các bộ phận phòng ban của Sacombank 3. Báo cáo thường niên của Chi nhánh Tân Bình 2010 4. Báo cáo thường niên của Sacombank năm 2010 5. Bản cáo bạch của Sacombank năm 2010 Website tham khảo PHỤ LỤC Phòng Doanh nghiệp tiếp nhận Tiếp nhận hồ sơ Tính và ghi nhận số tiền cần trích ký quỹ/phong toả và phí thu từ khách hàng Kiểm tra hồ sơ, hướng dẫn khách hàng chỉnh sửa/bổ sung hồ sơ, tư vấn khách hàng các nội dung L/C có rủi ro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgraduating_report_at_sacombank_9668.docx
Luận văn liên quan