Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại nhà máy in quân đội

Để máy hoạt động được cần rất nhiều các điều kiện khác nhau. Mỗi một điều kiện nếu chưa được đáp ứng thì máy sẽ không thể hoạt động. Hệ thống các tiếp điểm được mắc nối tiếp với nhau (HWP Stop circuit). Khi thoả mãn tất cả các điều kiện và các tiếp điểm P.ZSR và PSR hoặc S.ZSR và PSR đóng thì các rơle PDSR và SDSR hoạt động, tiếp điểm tự duy trì PDSR đóng lại duy trì hoạt động của mạch và cấp điện cho PLC. Khi máy đang hoạt động mà có bất kì điều kiện nào không thoả mãn thì cả hệ thống máy cũng sẽ dừng lại.

pdf36 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2458 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại nhà máy in quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 1 LỜI NÓI ĐẦU Ngành in ở nước ta được sự quan tâm thường xuyên và toàn diện của Đảng và Chính phủ, nó đã gắn bó với Đảng ta từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến và từ đó đến nay ngành in vươn lên và phát triển không ngừng. Là một ngành luôn giữ vững vai trò quan trọng trong hệ thống các công cụ tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, nâng cao dân trí, khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Trong công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước đã đề ra những mục tiêu nhằm đưa nền công nghiệp của chúng ta tiến tới công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước để theo kịp trình độ khoa học kỹ thuật của các nước trong khu vực. Trong đó ngành in đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến lên của đất nước, phục vụ kịp thời nhu cầu văn hoá, chính trị, xã hội của nhân dân. Công tác tuyên truyền văn hoá như: xuất bản, in, phát hành còn phải có những bước phát triển mạnh, các cơ sở in đã hoàn thành nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước góp phần tích cực đưa những tiến bộ của khoa học thế giới vào nền văn hoá của nước ta. Thông qua những ấn phẩm như sách, báo, tạp chí, v.v... nhằm nâng cao dân trí ở mọi miền. Nhà máy in Quân Đội đã góp phần quan trọng vào những thành tựu kể trên. Cơ sở in này ra đời từ những năm đầu của cuộc kháng chiến đã mang tiếng nói của cách mạng, ngôn luận của Đảng đi suốt những chặng đường lịch sử. Nó đã góp phần đánh dấu những mốc son huy hoàng của quân và dân ta. Ngày nay nhiệm vụ chủ yếu của cơ sở in này là in báo, biểu mẫu, tạp chí, sách phục vụ chính trị, kinh tế, xã hội, đưa đường lối và chủ trương của Đảng đến khắp mọi miền đất nước, cũng như đến với các nước trong khối ASEAN. Để đáp ứng tốt nhiệm vụ trên, các ấn phẩm in cần phải nhanh, chất lượng cao thì song song với việc đầu tư trang thiết bị mới, việc thiết lập một mô hình tổ chức và điều hành sản xuất hợp lý cũng được các cấp lãnh đạo công ty quan tâm để đưa công ty lên một tầm cao như ở các nước đang phát triển. Được trường đại học Bách khoa Hà Nội cùng bộ môn Tự dộng hoá tạo điều kiện giúp đỡ, dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Mạnh Tiến, em đã có khoảng thời gian bốn tuần thực tập tốt nghiệp công ty in quân đội 1. Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại công ty chúng em đã chọn máy in V30 để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp. Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Mạnh Tiến cùng sự Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 2 giúp đỡ của các bác, các cô, các chú, các anh chị trong công ty in quân đội 1 và các bạn trong nhóm thực tập, em đã hoàn thành báo cáo thực tập này. Báo cáo của em gồm những phần sau: Phần 1: Giới thiệu về nhà máy in Quân Đội 1 Phần 2: Công nghệ in của nhà máy Phần 3: Giới thiệu máy in cuộn V30 Phần 3: Trang bị điện máy in cuộn V30 Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thành báo cáo, nhưng do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn hẹp nên có thể còn nhiều thiếu sót. Mong quý thầy cô góp ý cho em để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 3 MỤC LỤC PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY IN QUÂN ĐỘI .......................................... 5 1.1.Khái quát nhà máy in Quân Đội ........................................................................ 5 1.2. Quy trình công nghệ sản xuất chính của nhà máy ........................................... 6 PHẦN 2: CÔNG NGHỆ IN CỦA NHÀ MÁY .......................................................... 8 2.1. Khâu chế bản .................................................................................................... 8 2.1.1. Yêu cầu kỹ thuật về bản mẫu ..................................................................... 8 2.1.2. Sắp chữ điện tử soạn thảo trên máy vi tính ............................................... 9 2.1.3. Quét hình và phân màu trên máy tách màu ............................................... 9 2.1.4. Quy trình chế khuôn phim ......................................................................... 9 2.2. Kỹ thuật in offset:........................................................................................... 10 2.2.1.Nhận và chuẩn bị nguyên vật liệu: ........................................................... 10 2.2.2. Chuẩn bị khuôn in .................................................................................... 11 2.2.3. Chuẩn bị cao su offset: ............................................................................ 11 2.2.4. Chuẩn bị mực: .......................................................................................... 11 2.2.5. Chuẩn bị dung dịch làm ẩm: .................................................................... 12 2.2.6. Chuẩn bị giấy: .......................................................................................... 12 2.2.7. Điều chỉnh máy: ....................................................................................... 12 2.2.8.In sản lượng .............................................................................................. 14 2.2.9.Kết thúc ..................................................................................................... 15 PHẦN 3: GIỚI THIỆU MÁY IN CUỘN V30 ......................................................... 16 3.1.Cấu trúc tổng thể của máy in cuộn V30 .......................................................... 16 3.2.Cụm vào giấy .................................................................................................. 17 3.3. Động cơ truyền động chính ............................................................................ 20 3.4. Đầu gấp báo và đầu ra báo ............................................................................. 22 3.5.Các cụm in ....................................................................................................... 23 Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 4 3.6.Hệ thống điều khiển ........................................................................................ 26 PHẦN 4: TRANG BỊ ĐIỆN MÁY IN CUỘN V30 ................................................. 29 4.1.Hệ thống cung cấp điện nhà máy .................................................................... 29 4.2.Trang bị điện các driver điều khiển ................................................................ 29 4.2.1.Trang bị điện primary driver 125Hp ......................................................... 29 4.2.2.Trang bị điện secondary driver 125Hp .................................................... 31 4.3.Hệ thống đèn và quạt thổi trong tủ điện .......................................................... 33 4.4.Các công tắc ngắt nguồn khẩn cấp .................................................................. 34 4.5.Vòng lặp dừng (Stop Loop) ............................................................................ 35 Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 5 PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY IN QUÂN ĐỘI 1.1.Khái quát nhà máy in Quân Đội Nhà máy in Quân Đội được thành lập trong kháng chiến chống Pháp với nhiệm vụ chủ yếu là in các tài liệu phục vụ cho quân đội. Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành(nhà máy in Quân Đội được thành lập vào 17-12-1946), nhà máy đã phát triển không ngừng, đứng vững trước mọi khó khăn thử thách. Khi mới thành lập, nhà máy chỉ có mấy chiếc máy in Typô cũ. Năm 1960, nhà máy từ an toàn khu Định Hoá chuyển về xã Phú Diễn-Từ Liêm-Hà Nội, cơ sở vật chất được xây dựng mới và được trang bị tương đối hiện đại và đồng bộ. Từ năm 1986 đến nay, có thể coi là một thời kỳ chuyển biến mạnh mẽ của nhà máy. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp trên cùng với sự nỗ lực của ban giám đốc cũng như toàn thể công nhân, nhà máy đã đứng vững trước mọi khó khăn thử thách của nền kinh tế. Nhà máy đã mạnh dạn đầu tư kỹ thuật, hoàn thiện cơ cấu quản lý và tổ chức lại sản xuất, thiết lập dây chuyền in OFFSET (loại bỏ công nghệ in Typô), đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, tích cực khai thác nguồn việc đẩy mạnh sản xuất. Đặc biệt về cơ cấu sản phẩm và chất lượng in đã phong phú hơn, đa dạng hơn và có những bước tiến vượt bậc. Những sản phẩm của nhà máy đã chinh phục được những khách hàng khó tính nhất. Phát huy sự sáng tạo trong quản lý xí nghiệp, trong tổ chức sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân chủ động tự giác lao động có chất lượng, hiệu quả, gắn bó với nhà in. Đồng thời nhà máy cũng thường xuyên chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cũng như môi trường làm việc của CBCNV. Ngoài ra đội ngũ lãnh đạo của nhà máy cũng đang được trẻ hoá. Nhà máy luôn mở rộng quan hệ, mở rộng thị trường. Đội ngũ Marketting của nhà máy đã và đang khai thác tốt thị trường, thu hút được nhiều khách hàng mới và giữ vững được mối quan hệ với khách hàng cũ. Cùng với đội ngũ công nhân có tay nghề cao, nhiệt tình, có tinh thần làm chủ cao đối với các máy móc, thiết bị hiện đại thì việc in những sản phẩm cao cấp và có uy tín trên thị trường không là điều khó khăn và trở ngại. Đây là vấn đề mà ban giám đốc cũng như toàn thể công nhân của nhà máy luôn hướng tới. Về thiết bị, mặc dù dây chuyền công nghệ in OFFSET của nhà máy chưa thuộc vào diện hiện đại song tính đồng bộ của dây chuyền được phát huy tối đa đảm Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 6 bảo sản phẩm của nhà máy có uy tín, chất lượng. Nhà máy có hướng đầu tư nâng cấp trang thiết bị như máy in OFFSET, máy gấp sách, máy đóng sách, máy xén mới để nâng cao chất lượng sản phẩm in tốt hơn. Với những thay đổi cơ bản trên, nhà máy luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ in tài liệu phục vụ cho quân đội và một số tạp chí định kỳ quan trọng khác như: Quốc phòng toàn dân, Văn nghệ quân đội, Tạp chí giao thông vận tải... Bên cạnh những thế mạnh, thuận lợi, nhà máy còn gặp nhiều khó khăn. Trong cơ chế thị trường hiện nay, để có việc làm ổn định cho gần 200 công nhân là một việc hết sức khó khăn và cấp bách của ban lãnh đạo nhà máy. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của nhà máy in Quân Đội Hình 1.1: Tổ chức quản lý nhà máy 1.2. Quy trình công nghệ sản xuất chính của nhà máy Nhà máy In Quân đội gồm 3 phân xưởng sản xuất chính. * Phân xưởng chế bản: là phân xưởng đầu tiên của quy trình công nghệ thực hiện các nhiệm vụ: Sắp chữ vi tính: từ những trang bản thảo của khách hàng bộ phận vi tính sẽ đánh máy vi tính sắp xếp. Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 7 Lập makét: trên cơ sở các trang in đã đánh máy sẽ được in vào các trang in tranh, ảnh, phụ bản, dòng, cột, màu sắc, biểu chữ,... cho phù hợp. Bình bản: từ ma két đã lập bộ phận chế bản có nhiệm vụ sắp xếp bố trí dán trên các tờ bình bản bằng mi ca theo từng trang in. Chế bản: trên cơ sở các tấm mi ca đã hoàn thành bộ phận chế bản sẽ tiến hành chế bản các khuôn in kẽm, sau đó mang đi phơi. * Phân xưởng in: Sau khi nhận được các chế bản khuôn in kẽm do bộ phận chế bản chuyển xuống, phân xưởng kho in các bản in lên giấy. * Phân xưởng sách: là phân xưởng cuối cùng, thực hiện những công việc gấp giấy, bắt giấy, đóng sách, xén sách và đóng gói sản phẩm. Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 8 PHẦN 2: CÔNG NGHỆ IN CỦA NHÀ MÁY Muốn tạo ra một sản phẩm in chúng ta phải trải qua 3 giai đoạn đó là: - Trước in: Khâu chế bản. - In: Khâu in. - Sau in: Khâu gia công và hoàn thiện ấn phẩm. 2.1. Khâu chế bản Chế bản là công đoạn đầu tiên trong quá trình in offset để có được sản phẩm tốt đạt chất lượng cao thì phụ thuộc rất nhiều ở khâu này. Do đó trong khâu này phải thực hiện theo đúng yêu cầu của phiếu sản xuất và phải có độ chính xác cao. Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ chế tạo ra khuôn in offset 2.1.1. Yêu cầu kỹ thuật về bản mẫu Đối với ảnh và chữ: - Bài mẫu phải đủ tất cả màu sắc và tông màu mang trên giấy và phim. - Vật mang thông tin của bài mẫu là phản xạ hoặc phải trong suốt tuỳ thuộc vào màu sắc bài mẫu đen trắng hoặc bài mẫu màu. Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 9 - Độ đen của bài mẫu phải được tiêu chuẩn hoá từ 1,4  0,2dpi nếu bản mẫu có mật độ thấp hơn thì sẽ không đảm bảo chất lượng hình ảnh thiếu chi tiết và tầng thứ. 2.1.2. Sắp chữ điện tử soạn thảo trên máy vi tính Quá trình sắp chữ điện tử trên máy vi tính sau đó từ máy in đã được kết nối với máy tính in ra giấy can, bản mẫu chữ được nhập vào máy tính thông qua các phần mềm soạn thảo bằng ngôn ngữ tiếng việt như Win Word, Excel, Vietstas, Bked, VNI, Ventura... Trong khi soạn thảo văn bản ta tiến hành đặt số trang bằng các phần mềm chế bản. Như Ventura, Corel, Pagemaker, Quarkxpress. Đặt trang in là qúa trình sắp xếp trình bày trang chữ của ấn phẩm in sao cho phù hợp với nội dung cách bố trí cân xứng hình ảnh minh họa hài hoà, đẹp đảm bảo được cả về mặt kỹ thuật và hình thức cho trang chữ in. 2.1.3. Quét hình và phân màu trên máy tách màu Phương pháp in offset là tất cả những phần tử in và không in nằm gần như trên một mặt phẳng, khi in bằng các khuôn in này tầng thứ được phân chia bằng sự thay đổi lượng mực ít nhiều. Để thực hiện việc truyền tầng thứ người ta phải phân chia ra những điểm mà trong ngành in gọi là điểm t’ram. Các phần tử của mẫu có mật độ quang học khác nhau được truyền lên tờ in bằng các điểm có diện tích khác nhau. Nếu phần tử in càng lớn thì phần tử trắng càng nhỏ tức là phần tối của mẫu có mật độ lớn còn phần sáng có mật độ nhỏ được truyền bằng những điểm có diện tích nhỏ. Máy phân màu điện tử chiếu tách các cấu tử màu ở bản mẫu thông qua hệ thống vi xử lý, biến tín hiệu quang năng thành điện năng phù hợp với bước sóng của từng màu thông qua t’ram tạo hình ảnh tác động lên vật liệu cảm quang. 2.1.4. Quy trình chế khuôn phim Công đoạn này giữ vai trò quan trọng trong quá trình in và gia công tờ in sau này. Đây là quá trình dàn khuôn cho máy in trong đó các đối tượng bao gồm: chữ, hình ảnh, hoạ tiết được ghép trên từng khuôn cụ thể để tạo thành một sản phẩm nào đó theo yêu cầu. Quy trình chung bao gồm các bước sau: Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 10 a.Dựng makét dàn khuôn: Xác định khổ giấy in: xác định số lượng sản phẩm trên khuôn đó, xác định số khuôn cần bình, xác định vị trí của từng loại sản phẩm trên khuôn, xác định tay kê, xác định loại khuôn in, xác định trang chữ hình ảnh trên khuôn, xác định đối tượng thật của đối tượng cần dán độc lập. Tất cả các thông tin trên makét dàn khuôn phải được vẽ thuận chiều với tờ in sau này. b. Cắt dán các đối tượng c.Hiện hình: Hiện hình là quá trình tẩy bỏ hoàn toàn lớp diazo đã bị phân huỷ bởi ánh sáng phần tử trắng ra khỏi bề mặt bản trả lại bề mặt oxyt nhôm cho phần tử trắng. Đây là qúa trình phản ứng hoá học giữa lớp diazo đã bị ánh sáng phân huỷ phần tử trắng với xút trong dung dịch hiện hình để tạo thành muối tan trong nước. d. Tút bản: Dùng dung môi hữu cơ có thể hoà tan lớp diazo ban đầu nhằm tẩy bỏ những phần tử in phụ trên phần tử trắng. e.Trung hoà Mục đích nhằm tẩy bỏ hoàn toàn lượng xút dư trên bề mặt bản mà không ảnh hưởng gì đến tính thấm ướt của bản với nồng độ axít H3PO4 5% f. Gôm bản: Dùng gôm arabic 10 % xoa đều lên khắp toàn bộ mặt bản nhằm tạo ra màng bảo vệ giữ các phần tử in và phần tử trắng trên bản không bị ảnh hưởng bởi oxy không khí và làm tăng tính bắt ẩm của phần tử trắng. 2.2. Kỹ thuật in offset: 2.2.1.Nhận và chuẩn bị nguyên vật liệu: Công tác chuẩn bị nguyên vật liệu cho quá trình in bao gồm: - Chuẩn bị khuôn in - Chuẩn bị mực - Chuẩn bị dung dịch làm ẩm - Chuẩn bị giấy in Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 11 2.2.2. Chuẩn bị khuôn in a.Kiểm tra: Kiểm tra là một thủ tục bắt buộc khi chuẩn bị khuôn in, ta phải kiểm tra về khuôn khổ, độ dày của khuôn,đầu nhíp, hình ảnh( nội dung) b.Xử lý khuôn: Sau khi đã kiểm tra tất cả các vấn đề về kỹ thuật trên bản. Chúng ta lau bỏ lớp gôm bảo vệ bản để sửa chữa một số sai xót đã phát hiện ra trong quá trình kiểm tra như thừa phần tử in hay thiếu phần tử in và bắt đầu vào quá trình in. 2.2.3. Chuẩn bị cao su offset: Tấm cao su offset có tầm quan trọng rất lớn trong in và muốn in đảm bảo chất lượng chúng ta bắt buộc phải có tấm cao su offset, nó có khả năng phục hồi diện tích phần tử in hay giảm diện tích phần tử in. Cấu tạo của tấm cao su gồm 2 phần: phần cao su bề mặt có độ dày 0,5 mm và phần đế được đan xen các lớp cao su và vải. Lớp cao su được sản xuất theo quy cách riêng và là sợi tổng hợp. Tỷ lệ sợi dọc và sợi ngang cũng rất khác nhau. Khi in trong vùng ép in cao su biến dạng theo chiều thẳng đứng và chiều ngang. Tấm cao su có khả năng nhận và truyền mực tốt. Chuẩn bị tấm cao su: cách pha cắt chiều dài bằng chu vi ép in cộng hai nẹp cộng với chiều căng. Chiều rộng bằng bề rộng tối đa cộng 1cm Khi cắt tấm cao su đúng khuôn khổ thì về kỹ thuật phải cắt đúng. Hướng mũi tên chỉ dẫn ở lớp đế vải phải vuông góc với trục ống cao su. Bề mặt cao su phải được tẩy sạch lớp hoá chất bảo vệ. Xác định dộ dầy của tấm cao su và quyết định độ dầy của lớp lót, khi cần bảo quản phải để ở điều kiện khô và lạnh. Bọc ống in offset có ba loại bọc ống: cứng –vừa – mềm trong đó in cuộn người ta phải bọc ống cứng. 2.2.4. Chuẩn bị mực: Mực in là một chất màu được pha trộn từ các thành phần màu khác nhau tạo ra sự tương phản màu sắc. Quá trình pha chế làm thay đổi các tính chất các màu sắc Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 12 của mực in vì mực in chưa đáp ứng được nhu cầu kỹ thuật đặt ra. Do đó khi pha mực ta phải pha đúng số lượng, đúng màu sắc, đúng gam màu,đúng tông màu. Đồng thời phải chuẩn bị một số lượng mực cần thiết cho một sản phẩm trong quá trình in sản phẩm đó (điều này phụ thuộc vào số lượng một tài liệu hoặc loại vật liệu in). Nếu tiến hành in trong điều kiện tiêu chuẩn ta chỉ cần dùng dao đánh mực trộn đều rồi cho lên máng. Nhưng trong thực tế do điều kiện in không phù hợp ta phải pha chế một số loại phụ gia vào mực để cho phù hợp với điều kiện in. 2.2.5. Chuẩn bị dung dịch làm ẩm: Dung dịch làm ẩm trong in thường là nước và cồn đồng thời thường có thêm một số chất như axit, chất keo. Trong đó nước là thành phần cơ bản đồng thời là dung môi cho các thành phần khác. Axít có vai trò giữ ổn định độ pH của dung dịch. Thông thường trong khi in độ pH từ 5,5 – 6. Các loại dung dịch thường dùng trong dung dịch làm ẩm là phốtphoric, axitxitric. Chất keo: đó là gôm Arabic thường được dùng với liều lượng khoảng 0,05% nó có tác dụng tăng tính thấm ướt. Cồn: nó không gây ảnh hưởng tới độ pH của dung dịch làm ẩm nhưng nó làm tăng độ thấm ướt đáng kể cho bề mặt bản, ngoài ra còn có sự bay hơi rất nhanh của cồn so với nước đã tránh việc ảnh hưởng của độ ẩm đến tờ in. Còn hơn thế nữa màng làm ẩm của dung dịch cồn rất mỏng nên không gây sự nhũ tương hoá mực in (dung dịch nước gây ra điều này) nên cho sản phẩm in chất lượng cao. Loại cồn thường dùng là Izopropilic. 2.2.6. Chuẩn bị giấy: Trước khi in ta phải nhận giấy để in do đó khi nhận giấy về máy ta phải kiểm tra xem giấy có đúng kích thước, chủng loại, số lượng trong phiếu sản xuất không. Sau đó chúng ta phải khí hậu hoá giấy, cuối cùng làm tơi giấy và xếp lên bàn máy có chiều cao quy định. 2.2.7. Điều chỉnh máy: Mỗi một máy in đều có cấu tạo khác nhau nhưng đại đa số đều theo nguyên lý sau: Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 13 Hình 2.2: Trình tự cho ra sản phẩm Do vậy muốn máy hoạt động tốt trong quá trình in thì chúng ta phải điều chỉnh các bộ phận sau. a. Điều chỉnh cơ cấu vận chuyển giấy. Bàn xếp giấy gồm có một bàn với thế hệ máy cũ và hai hay ba bàn đối với loại máy sau này. Bàn được đặt trên giá đỡ gắn liền với dàn xích hai bên, lên và xuống phụ thuộc vào cần kéo qua mô tơ điện. Hai cạnh trái và phải có hai thanh chặn ngang và bốn thanh chặn dọc. Chuẩn bị đưa giấy vào in ta phải xác định tâm của bàn giấy bằng cách gấp đôi tờ giấy in theo chiều ngang thanh chặn, chiều dọc ở giữa có đường kẻ hoặc dấu để ta đặt tờ giấy vào cho đúng giữa sau đó khoá thanh chặn hai bên vào. Giấy in phải để cân giữa bàn không được lệch sang trái sang phải, sau khi lấy chuẩn giữa ta làm tơi giấy và đưa giấy vào bàn in. Sau đó nâng bàn giấy lên để điều chỉnh bộ phận đưa giấy vào. Nâng lên vừa phải để xác định thanh chặn giấy bên ngoài, trên bàn giấy có bộ phận đầu bò, sau khi điều chỉnh bàn giấy lên đúng với thước đầu dò (chân vịt) ta tiến hành cân chỉnh chân vịt khống chế bàn giấy cao thấp. b. Điều chỉnh cơ cấu mực, nước Do mực được lấy ra từ máng mực sau đó truyền qua hệ thống lô lên khuôn in lại truyền qua tấm cao su sau đó mới được truyền lên giấy vì vậy chúng ta phải điều chỉnh lượng mực. Lượng mực nhiều hay ít tuỳ thuộc vào sự điều chỉnh giữa khe hở của máng mực vào lô máng đồng thời cũng tuỳ thuộc vào từng tài liệu có phần tử in nhiều hay ít, nền,nét t’ram chiếm bao nhiêu diện tích trên bề mặt khuôn. Nhưng trước khi chà mực lên khuôn in, bản in được chà một lớp nước mỏng để bảo vệ những phần tử không in, không bị nhiễm bẩn (không nhận mực) trong quá trình in. Sự điều chỉnh lô ẩm để thay đổi tính chất truyền ẩm trên bản in cần phải thực hiện nhanh chóng để giảm thiếu sự dao động của mực in cũng như các vấn đề kỹ thuật khác Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 14 Vì vậy việc điều chỉnh mực nước để giữ được sự cân bằng trong suốt quá trình in có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm in sau này c. Điều chỉnh cơ cấu ép in Điều chỉnh cơ cấu ép in là tạo áp lực cần thiết giữa các ống trong quá trình ép in để truyền mực từ khuôn in sang bề mặt vật liệu in 2.2.8.In sản lượng Trước khi cho máy chạy in sản lượng phải in thử lấy tay kê, gấp kiểm tra thứ tự số trang, phần tử in đầu và cuối các trang in, kiểm tra sự đủ đồng đều của mực trên tờ in, kích thước khuôn khổ in Kiểm tra sự trùng khít của bát chữ, số trang, khung biển hay sự trùng khít của các màu(đối với tài liệu nhiều màu) kiểm tra và loại bỏ các phần tử không in, phần tử in phụ Thứ tự chồng màu như sau: - In 4 màu ướt chồng ướt(máy nhiều màu) : có 2 kiểu chồng màu khác nhau đen- xanh - đỏ - vàng và xanh-đỏ-vàng-đen. - In 2 màu ướt chồng ướt,và ướt chồng khô: xanh- đỏ  vàng - đen - In 1 màu ướt chồng khô : xanh đỏ  vàng  đen Sau khi đã hoàn thành các công việc chuẩn bị, in thử, ký duyệt in thử ta mới tiến hành in sản lượng. Trong quá trình in sản lượng ta thường xuyên chú ý kiểm tra tờ in sản lượng với tờ in ký duyệt Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 15 2.2.9.Kết thúc Quy trình công nghệ chung của khâu gia công và hoàn thiện ấn phẩm Hình 2.3: Quy trình khâu gia công và hoàn thiện Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 16 PHẦN 3: GIỚI THIỆU MÁY IN CUỘN V30 3.1.Cấu trúc tổng thể của máy in cuộn V30 Máy in cuộn V30 cho phép in báo với tộc độ lớn nhất đạt tới 45000 tờ/giờ. Máy có cấu trúc báo gồm 1 đầu vào báo (có thể chạy cùng lúc 2 tờ), 8 cụm in, 1 đầu gấp báo, 1 đầu ra báo, 2 động cơ truyền động chung trục, bàn điều khiển trung tâm và tủ điện. Hình 3.1: Máy in cuộn V30 Trình tự vận hành của máy in cuộn V30: Cuộn giấy được đưa lên cụm vào giấy và tiến hành nối giấy. Khuôn in được lắp vào các ống bản ở các cụm in. Công việc tiếp theo là kiểm tra và đảm bảo đủ lượng mực in trong các cụm in. Đưa các thông số của bàn điều khiển về trạng thái thích hợp. Khi các điều kiện cần thiết để máy hoạt động được đảm bảo, bắt đầu cho máy chạy thử. Điều chỉnh tốc độ ở mức thấp nhất cho ra sảm phẩm. Dừng máy để kiểm tra chất lượng sản phẩm và điều chỉnh màu thích hợp. Khi đã đảm bảo đúng yêu cầu Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 17 của bản mẫu thì cho máy chạy và tăng dần tốc độ đến khi máy hoạt động ở một tốc độ nhất định (thường là 30000 tờ/giờ). Thường xuyên kiểm tra sản phẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hình 3.2: Sơ đồ tổng quan nhà máy 3.2.Cụm vào giấy Cụm vào giấy khá đồ sộ và được chia làm 2 cụm, có thể đồng thời cung cấp 2 băng giấy đủ để chạy cùng lúc 8 cụm in. Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 18 Mỗi cụm được thiết kế để đặt được 2 cuộn giấy, mục đích để nối giấy khi 1 cuộn giấy được sử dụng hết. Việc nối giấy được thực hiện 1 cách tự động và không phải dừng máy, đảm báo máy hoạt động thông suốt. Tuy nhiên, khi máy chạy với tốc độ cao thì việc xảy ra sự cố đứt giấy vẫn còn xảy ra. Hình 3.3.: Một cụm vào giấy Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 19 Hình 3.4: Hai cụm vào giấy Hình 3.5: Sơ đồ vào giấy Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 20 3.3. Động cơ truyền động chính Thông số động cơ: Hình 3.6: Thông số của động cơ Động cơ chính là loại động cơ một chiều kích từ độc tập, làm mát bằng quạt gió, công suất 75Hp. Máy in cuộn V30 sử dụng 2 động cơ giống nhau làm truyền động chính, 2 động cơ này được gắn đồng trục trên 1 trục Lap và quay cùng tốc độ, truyền động cho 8 cụm in của máy và đầu gấp báo. Mỗi động cơ đều được điều khiển bởi 1 driver (primary driver và secondary driver) có công suất 125Hp. Để đảm bảo 2 động cơ quay cùng tốc độ, người ta sử dụng 2 bộ phát tốc để đo tốc độ và báo về driver điều khiển. Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 21 Hình 3.7: Bộ phát tốc Trục chính truyền động tới các cụm in thông qua hệ thống bánh răng. Vì trong quá trình hoạt động của trục chính có ma sát, sinh ra nhiệt độ rất cao nên hệ thống bánh răng được làm mát bằng dầu. Hình 3.8: Hệ thống bánh răng ở mỗi cụm in Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 22 Hình 3.9: Cơ cấu truyền động trục chính Với cấu tạo các bánh răng ăn khớp với nhau và có thể thay đổi vị trí, có thể cho phép bất cứ một cụm in làm việc hay không làm việc. 3.4. Đầu gấp báo và đầu ra báo Đầu gấp báo dùng để gấp tờ báo sau khi đã in xong, tại đây báo được cắt thành tờ theo khuôn khổ nhất định. Đầu gấp báo sử dụng truyền động chính của 2 động cơ, dao cắt được gắn trên trục chính và thực hiện cắt báo thành tờ sau mỗi vòng quay. Bộ đếm counter đếm số vòng quay của trục để biết chính xác số lượng báo được in ra và là cơ sở cho đầu ra báo làm việc. Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 23 Đầu ra báo sử dụng 2 băng tải chuyển động để chuyển báo đã cắt ra bên ngoài. Trên băng tải có gắn hệ thống khí nén để ngắt 1 số lượng báo nhất định. Việc này tạo thuận lợi trong việc kiểm soát số lượng báo của công nhân vận hành. Hình 3.10: Đầu gấp báo và ra báo 3.5.Các cụm in Máy in sử dụng 8 cụm in, mỗi cụm in sẽ in được 1 màu ở mặt trên và 1 màu ở mặt dưới. Như vậy 4 cụm in sẽ in được 1 tờ báo và 8 cụm in chạy cùng lúc sẽ cho ra 2 tờ báo. Tuỳ mục đích in mà công nhân có thể chạy 4 cụm hoặc 8 cụm. Có thể chạy luân phiên 4 cụm in đầu với 4 cụm in sau, việc luân phiên giữa 4 cụm in đầu và 4 Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 24 cụm in sau sẽ làm tăng tuổi thọ của máy. Màu mực ở 4 cụm in đầu theo thứ tự xanh, đỏ, vàng, đen và 4 cụm in sau cũng theo thứ tự đó. Hình 3.11: Các cụm in Cấu trúc mỗi cụm in: trong mỗi cụm in có 2 hệ thống vẩy nước và 2 hệ thống chà mực lên khuôn in, mỗi hệ thống được lắp đặt phía trên và phía dưới tờ báo. Mỗi cụm in có 2 ống lắp khuôn in và 2 ống cao su. Mực từ khuôn in sẽ được dính lên lớp cao su và từ cao su sẽ in lên giấy khi lớp cao su quay. Qua mỗi cụm in, tờ báo sẽ được in một màu ở mặt trên và một màu ở mặt dưới. Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 25 Hình 3.12: Cấu trúc một cụm in Mỗi cụm in có cấu trúc hình chữ I, nghĩa là lắp được 2 khuôn in vào một cụm in, 1 khuôn phía trên giấy và 1 khuôn phía dưới giấy. Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 26 Hình 3.13: Khuôn in được lắp vào cụm in 3.6.Hệ thống điều khiển Máy in cuộn V30 sử dụng hệ thống nhiều cảm biến như: cảm biến sức căng giấy, cảm biến chồng màu, đếm số vòng quay của trục quay nhằm đảm bảo độ chính xác của máy khi hoạt động. Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 27 Hình 3.14: Cảm biến chồng màu Hình 3.15: Cảm biến căng giấy Bàn điều khiển trung tâm là thiết bị bao gồm các tín hiệu vào PLC để thay đổi các thông số trên các cụm in. Tại đây có thể thực hiện các thao tác như khởi động, dừng máy, thay đổi tốc độ máy chạy, chỉnh màu Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 28 Hình 3.16: Bàn điều khiển trung tâm Máy in cuộn V30 sử dụng PLC S7-300 có nhiệm vụ điều khiển toàn bộ hệ thống. Tín hiệu từ các cảm biến và từ bàn điều khiển trung tâm được gửi về PLC, PLC phân tích, tính toán và thực hiện chương trình điều khiển, sau đó gửi các lệnh đến cơ cấu chấp hành. Hình 3.17: PLC S7-300 Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 29 PHẦN 4: TRANG BỊ ĐIỆN MÁY IN CUỘN V30 4.1.Hệ thống cung cấp điện nhà máy Trạm hạ thế có công suất SBA= 630KVA lấy điện lưới đầu vào là điện áp 3 pha 22KV AC, sau khi qua trạm hạ thế xuống được điện áp 3 pha 380V AC. Điện áp này được đưa đi để sử dụng cho các phân xưởng trong nhà máy. Máy in V30 sử dụng nguồn điện 3 pha xoay chiều 380VAC làm nguồn điện đầu vào cung cấp cho 2 driver điều khiển và các thiết bị khác trong hệ thống. 4.2.Trang bị điện các driver điều khiển 4.2.1.Trang bị điện primary driver 125Hp Nguồn điện được lấy từ lưới điện 3 pha xuay chiều 380V 400A đi qua rơle từ nhiệt, đưa vào máy biến áp ∆/Y. Tại đây điện áp được nâng lên 460V 3 pha xoay chiều. Sau khi ra khỏi máy biến áp, dòng điện đi qua 3 cuộn dây và được đưa vào primary driver. Primary driver là bộ phận chính điều khiển động cơ chính làm việc. Trong primary driver được phân chia thành nhiều đầu ra khác nhau: đầu ra A+ và A- cho ra động cơ truyền động chính 75Hp, đầu ra L1 L2 L3 được nối đến quạt thổi làm mát cho động cơ chính, đầu ra F+ F- được nối tới bộ phận kích từ của động cơ truyền động chính, đầu ra TH+ TH- được nối tới công tắc nhiệt của động cơ chính. Hình 4.1: Hệ thống cung cấp điện cho động cơ sơ cấp Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 30 Hình 4.2: Sơ đồ cung cấp điện cho primary driver Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 31 4.2.2.Trang bị điện secondary driver 125Hp Cũng tương như primary driver, secondary có hệ trang bị điện hoàn toàn giống với trang bị điện của primary driver. Nguồn điện sử dụng là điện 3 pha xoay chiều 380VAC 400A qua rơle từ nhiệt vào máy biến áp đấu ∆/Y điện áp được nâng lên 460V. Dòng điện chạy qua 3 cuộn dây đi vào secondary driver. Secondary driver là bộ phận thứ hai điều khiển secondary motor quay cùng tốc độ với động cơ chính. Hai động cơ này quay truyền chuyển động cho cả 8 cụm máy in và máy cắt giấy. Hình 4.3: Hệ thống cung cấp điện cho động cơ thứ cấp Tại đây được chia thành các đầu ra như sau: đầu ra A+ A- được nối với secondary motor, L1 L2 L3 được nối đến quạt thổi của secondary motor, đầu ra F+ F- được nối tới bộ phận phát từ của secondary motor, đầu ra TH+ TH- được nối tới công tắc nhiệt. Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 32 Hình 4.4: Sơ đồ cung cấp điện cho secondary driver Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 33 4.3.Hệ thống đèn và quạt thổi trong tủ điện Hình 4.5: Hệ thống quạt thổi và đèn trong tủ điện Tủ điều khiển máy in V30 gồm có 3 tủ, mỗi tủ được lắp 1 đèn chiếu sáng và 1 Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 34 quạt thổi làm mát. Đèn sẽ tự động sáng khi mà cửa tủ mở và tự động tắt khi cửa tủ đóng lại. Quạt thổi được hoạt động khi mà có điện cấp vào tủ điện để đảm bảo nhiệt độ trong tủ điện ở mức thích hợp. 4.4.Các công tắc ngắt nguồn khẩn cấp Hình 4.6: Hệ thống công tắc ngắt nguồn khẩn cấp Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 35 Khi máy hoạt động sẽ xảy ra nhiều sự cố, chẳng hạn như đứt giấy nếu không dừng lại kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả nghiệm trọng về người và tài sản. Vậy nên ở những vị trí thuận lợi, người ta đặt các công tắc hay nút nhấn dừng khẩn cấp. Mỗi khi nút này được nhấn thì cả hệ thống sẽ dừng lại ngay lập tức. Việc làm này sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại mà sự cố mang lại. 4.5.Vòng lặp dừng (Stop Loop) Để máy hoạt động được cần rất nhiều các điều kiện khác nhau. Mỗi một điều kiện nếu chưa được đáp ứng thì máy sẽ không thể hoạt động. Hệ thống các tiếp điểm được mắc nối tiếp với nhau (HWP Stop circuit). Khi thoả mãn tất cả các điều kiện và các tiếp điểm P.ZSR và PSR hoặc S.ZSR và PSR đóng thì các rơle PDSR và SDSR hoạt động, tiếp điểm tự duy trì PDSR đóng lại duy trì hoạt động của mạch và cấp điện cho PLC. Khi máy đang hoạt động mà có bất kì điều kiện nào không thoả mãn thì cả hệ thống máy cũng sẽ dừng lại. Báo cáo TTTN SVTH: Phạm Hồng Phúc Page 36 Hình 4.7: Vòng lặp dừng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_tttn_nha_may_in_quan_doi_1_0916.pdf
Luận văn liên quan