Báo cáo thực tập vận hành và bảo trì hệ thống điện tại trạm trung gian XT T62 của Điện lực Hiệp Đức

LỜI NÓI ĐẦU Trong sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội cùng đất nước, điện lực đã đóng góp phần không nhỏ đáp nhu cầu phát triển của đất nước. Ngày nay khi sự phát triển đang tăng dần một cách nhanh chóng của các lĩnh vực đặc biệt là công nghiệp đòi hỏi nhu cầu tiêu thụ điện năng rất lớn để đáp ứng sản xuất - kinh doanh cũng như những hoạt động sinh hoạt chiếu sáng của xã hội đang ngày tăng cao. Việc tính toán cung cấp điện năng cho các hộ tiêu thụ đang gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật và kinh tế nhất là đối với một nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay. Để đảm bảo được độ tin cậy cung cấp điện cần có sự nghiên cứu, khảo sát phân tích một cách chắc chắn để thiết kế một hệ thống điện có hiệu quả cao có vốn đầu tư hợp lý đạt được những yêu cầu kỹ thuật cao cũng như chi phí vận hành thấp để đảm bảo sản xuất ổn định đáp ứng đủ nhu cầu của các hộ tiêu thụ điện năng của nước ta. Hiện tại nền kinh tế và khoa học kỹ thuật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt thúc đẩy sự phát triển toàn diện, một phần vào trong sự phát triển của nguồn năng lượng đưa ngành điện phát triển thêm nhiều tầm cao mới, với một đội ngũ lao động công nhân và kỹ sư có trình độ cao đáp ứng những yêu cầu khắc khe về kỹ thuật luôn được chú trọng trong an toàn lao động được bồi dưỡng kiến thức và kĩ thuật thường xuyên. Trong thời gian thực tập vừa qua tại Điện lực Hiệp Đức em đã tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng thực tế về vận hành và bảo trì hệ thống điện tại trạm trung gian XT T62 của Điện lực Hiệp Đức. Đây là bước đầu để em được làm quen với thực tế, tiếp xúc và làm việc cùng với các anh thuộc công ty Điện lực tại Hiệp Đức. Để có được những kết quả trên em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong Khoa Điện - Điện tử đã giới thiệu và hướng dẫn chúng em đến các đơn vị thực tập cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo chủ nhiệm lớp Điện 34C là thầy Lê Văn Thảo giúp em hoàn thành tốt bản báo cáo này. Tam Kỳ, ngày 27 tháng 05 năm 2011 I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỢT THỰC TẬP 1. Về chính trị tư tưởng: Qua hai năm được học những kiến thức của trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Quảng Nam với những kiến thức lý thuyết đã học, nay chúng ta cần phải trang bị đầy đủ kiến thức cho học sinh tốt nghiệp ra trường. Nhà trường tổ chức đợt thực tập chuyên môn giúp cho học sinh tiếp cận hiểu rõ hơn môi trường làm việc và cũng như thể hiện được khả năng làm việc của mình, cũng vì đó mà chúng ta cần nâng cao tinh thần của mình cũng như tinh thần yêu nghề hơn. Nâng cao năng lực, phẩm chất của người cán bộ kĩ thuật, phẩm chất chính trị, tạo mọi cảm giác đối xử giữa con người trong nghề, trong cơ quan cũng như trong việc của mình. Mỗi người đều phải nắm bắt và nhận thức được được pháp luật. 2. Về chuyên môn: Nhằm giúp học sinh đi sâu và hiểu rõ hơn các kiến thức đã học, vận dụng vào thực tế. Nhà trường đã vạch ra yêu cầu cần thiết cho mỗi học sinh, những yêu cầu về một công trình nào đó trong những chuyên ngành đòi hỏi tính thực tế cao, chỉ học với lượng kiến thức đã học lý thuyết và thực hành trong trường thì chúng ta chưa đủ khả năng để làm mọi việc. Vì vậy, nhà trường đã tạo điều kiện tổ chức cho họ sinh – sinh viên đi thực tập là một nhu cầu cần thiết, nhằm trang bị cho học sinh – sinh viên các kiến thức thực tế về một lĩnh vực cụ thể, nâng cao trình độ về chương trình mà trong trường đã học. Nhằm phát huy tính tự chủ, phẩm chất đạo đức trong công việc, tính sáng tạo áp dụng các trang thiết bị hiện đại vào các công việc, kiến thực vững vàng, trình độ chuyên môn cao là những điều kiện thuận lợi cho học sinh – sinh viên làm việc sau khi ra trường. II. THỜI GIAN THỰC TẬP - Bắt đầu: 04/05/2011 - Kết thúc: 04/06/0211 III. ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP - Công ty tiếp nhận thực tập: Điện lực Hiệp Đức - Lĩnh vực hoạt động: Vận hành và phân phối điện năng IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP: Trong quá trình thực tập tại phòng ban tiếp cận và va chạm với những công việc sau: - Phát quang tuyến đường dây - Kiểm tra máy biến áp và các thiết bị MBA - Thay TLV và các thiết bị MBA trung gian và các trạm MBA tiêu thụ. - Kiểm tra định kỳ Aptomat ở phòng thí nghiệm - Vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng , sữa chữa đường dây trung áp. - Vệ sinh và thay xà, sứ V. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP: - Phụ trách khoa: Thầy Phạm Hồng Chương - Tổ trưởng bộ môn Điện tử: Thầy Trần Anh Quý - Tổ trưởng bộ môn Điện: Thầy Trần Quốc Bảo - Giáo viên hướng dẫn: Thầy Lê Văn Thảo

doc41 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập vận hành và bảo trì hệ thống điện tại trạm trung gian XT T62 của Điện lực Hiệp Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y 28/04/2010 về việc đổi tên Chi nhánh Điện lực Hiệp Đức thành Điện lực Hiệp Đức kể từ ngày 01/05/2010 và giữ tên là Điện lực Hiệp Đức cho đến nay. * Sự phát triển: - Ban đầu thành lập Chi nhánh điện Hiệp Đức ngày 01/10/2005 chỉ có 19 CBCNV nhưng đến nay có tổng số 39 CBCNV bao gồm cả lao động thời vụ và nhân viên tạp vụ, bảo vệ. - Từ ngày thành lập đến nay đơn vị luôn là đơn vị dẫn đầu trong khối thi đua của Điện Lực Quảng Nam (nay là Công ty ĐIện lực Quãng Nam) với thành tích như sau: + Trong 4 năm liền từ năm 2006-2009 đơn vị xếp vị trí thứ nhất trong khối thi đua Điện Lực và được nhận cờ thi đua của UBND tỉnh Quãng Nam từ năm 2006-2009. + Đơn vị được Công ty Điện lực 3 tặng cờ thi đua cho đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua khối Chi nhánh trong 5 năm từ 2005-2009. - Ban đầu thành lập đơn vị chỉ có khoảng 200KH với doanh thu khoảng 300 triệu đồng nhưng đến nay có khoảng 9.500KH với doanh thu trên 2 tỷ đồng. 2. Sơ đồ tổ chức nhân lực: Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Tổng Hợp Kinh Doanh Tổ QLL Hiệp Đức Tổ Kinh doanh Tổ Viễn thông Tổ QLĐ Phước Sơn Phòng Khoa Học Kỹ Thuật 3. Nhiệm vụ của các phòng ban: Giám đốc: phụ trách và điều hành chung toàn đơn vị P.Giám đốc: phụ trách và điều hành mãng kỹ thuật Phòng TH-KD: Tham mưu và thực hiện điều hành mãng kinh doanh và mãng tài chính của đơn vị Phòng KH-KT: Tham mưu và thực hiện mãng kỹ thuật điện của đơn vị Tổ QLL Hiệp Đức: thực hiện quản lý toàn bộ hệ thống lưới điện Khu vực huyện Hiệp Đức. Tổ QLĐ Phước Sơn: thực hiện quản lý toàn bộ hệ thống lưới điện Khu vực huyện Phước Sơn. Tổ Kinh doanh: Thực hiện quản lý toàn bộ hệ thống do đếm và hợp đồng bán điện cho khách hàng. Tổ Viễn thông: Thực hiện quản lý và kinh doanh mãng viễn thông trên địa bàn 02 huyện Hiệp Đức và Phước sơn. PHẦN II: KHÁI QUÁT VỀ SẢN XUẤT TRUYỀN TẢI, PHÂN PHỐI ĐIỆN NĂNG I. Khái quát về sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng: Điện năng sử dụng cho sản xuất điện năng cũng như tiêu thụ, được sản xuất từ các nhà máy điện: nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện, nhà máy điện nguyên tử... Trước đây, do nhu cầu điện năng còn ít nên các nhà máy điện thường có công suất nhỏ, được sản xuất ngay tại trung tâm tiêu thụ. Ví dụ: Như nhà máy điện Chợ Quán Sài Gòn, nhà má điện Yên Phụ ở Hà Nội, điện năg được sản xuất ra được phân bố ngay cho lưới điện phân phối. Nhưng khi nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, người ta xây dựng các nhà máy điện có công suất lớn ở những nơi có sẵn nguồn nhiên liệu như mỏ than, mỏ dầu hay gần đường chuyên chở như bãi, gần bờ sông của biển, để cung cấp cùng một lúc cho nhiều vùng tiêu thụ và những khu kũ nghệ cách xa nhà máy. Ví dụ: Nhà máy điện Hòa Bình, sông Đà, Đa Nhin, Trị An... Để truyền tải đi xa và phân phối điện năng tới các hộ tiêu thụ, ta xây dựng các đường dây truyền tải, dùng để đưa trọn vẹn một công suất từ một nơi nhiều nhà máy trạm biến áp lớn cách vài trăm cây số hay hơ nữa và không có sang sẽ công suất dọc đường. Vì tải công suất đường dây truyền tải thường có điện áp cao (vó dụ 500 -220 -100 -63 -35kv) để giảm tổn thất điện áp và công suất đường dây đồng thời tiết kiệm được năng lượng, mặt khác điện áp mạng điện càng cao thì vốn dầu tư xây dựng, phí hao tổn vận hành, bảo quản mạng điện càng lớn. Do đó khi chọn mạng điện tùy theo công suất truyền tải và khoảng cách dẫn điện ta phải so sánh các phương án về kỹ thuật và kinh tế để đưa ra một điện áp thích hợp nhất, người ta thường thấy các trạm tăng áp thế ở đầu đường đây truyền tải dùng để chuyển nhượng công suất giữa các nhà máy điện và các trạm biến áp lớn với nhau giữ cho việc cung cấp điện được điều hòa an toàn và kinh tế. Lưới điện phân phối thường ở cấ điện thấp hơn (22kv trở xuống hạ thế), tuy nhiên có thể điện thế này cao hơn khi có nhu cầu công suất phân phối lớn hơn và đi xa hơn do sự phát triển mở rộng tỉnh, thị xã, thị trấn... gồm nhiều đường dây trên không xuất phát từ các nhà máy và các trạm biến áp trung gian cùng khắp khu vực, phân phối để cung cấp điện cho các trạm phân phối hạ thế rãi rác dọc những nơi mà có đường dây cao thế đi qua và từ các trạm biến đổi ra điện hạ thế cung cấp các xí nghiệp và các hộ tiêu dùng điện bằng lưới phân phối hạ thế. Như vậy đường dây phân phối chủ yếu là sang sẽ công suất theo dọc tuuyến đường dây và tùy đường dây có chiều dài hay ngắn II. Tổng quát về hệ thống điện, vai trò của lưới điện phân phối: 1. Tổng quá về hệ thống điện: Hệ thống điện (HTĐ) bao gồm các nhà máy, trạm biến áp, các đường dây truyền tải và phân phối điện năng. Nhà máy điện có nhiệm vụ biến năng lượng sơ cấp như: than đá, dầu, khí đốt, thủy năng, quang năng... thành điện năng và nhiệt năng. Nhà máy nối với nhau thành hệ thống nhờ các trạm biến áp Lưới điện gồm các trạm biến áp và đường dây tải điện tùy theo nhiệm vụ và phạm vi mà người ta chia thành lưới khu vực, lưới địa phương hoặc lưới truyền tải, phân phối và cung cấp các trạm biến áp có nhiệm vụ nối các đường dây với các điện áp khác nhau trong hệ thống chung và trực tiếp cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ. Hệ thống điện phát triển không ngừng trong không gian và thời gian để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của phụ tải. + Nguồn điện là do các nhà máy điện quản lý. + Lưới điện siêu áp (>220kv) và trạm khu vực do công ty truyền tải quản lý. + Lưới điện truyền tải 110kv và phân phối do công ty Điện lực quản lý + Các chi nhánh Điện Lực quản lý lưới phân phối 35kv trở xuống. * Về mặt điều độ chia làm 3 cấp: + Điều độ quốc gia (A0) + Điệu độ miền (miền Trung A3) + Điều độ Điện Lực (Điện Lực tỉnh Quảng Nam : B43) * Về mặt nghiên cứu tính toán: + Lưới hệ thống: nối kết giữa các nhà máy điện với nhau. + Lưới truyền tải (110-220kv) Đưa điện từ các nhà máy điện trạm phân phối. + Lưới phân phối trung áp (6,10,15,22,35kv) Vận chuyển điện năng đến các hộ tiêu thụ. + Lưới phân phối hạ áp: (0,4/22kv) Hiện tại, lưới 35k có thể dùng chi cả lưới phân phối và truyền tải. Do phụ tải ngày càng phát triển với tốc độ ngày càng cao, nên phải xây dựng các nhà máy có công suất lớn. Vì lý do kinh tế và môi trường, các nhà máy được xây ở những nơi gần nguồn nhiên liệu hoặc việc chuyên chở nhiên liệu là thuận lợi và ít tốn kém. Trong khi đó các trung tâm phụ tải ở cách xa, do vậy phải dùng lưới điện truyền tải điện năng đến các hộ phụ tải. Vì lý do kinh tế cũng như an toàn, người ta không thể cung cấp trực tiếp cho các hộ phụ tải bằng lưới điện truyền tải, do vậy phải dùng lưới phân phôi. 2. Vai trò của lưới điện trong hệ thống điện: Lưới điện phân phối thực hiện nhiệm vụ phân phối cho một địa phương ( một thành phố, quận, huyện...) có bán kính cấp điện nhỏ hơn 50km. * Lưới điện phân phối nhận điện từ các trạm phân phối khu vực gồm: - Trạm 110/35kv; 110/22kv - Trạm trung gian: 35/,4; 22/0,4kv. * Ảnh hưởng của mạng phân phối đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của toàn hệ thống: - Chất lượng của mạng điện phân phối đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của toàn hệ thống: - Chất lượng cung cấp điện: Ở đây là độ tin cậy cung cấp điện và dao động của điện áp, tần số tại hộ phụ tải. - Tổn thất điện năng: Thường tổn thất điện năng ở lưới phân phối lớn hơn gấp 3 đến 4 lần so với tổn thất điện năng ở lưới truyền tải. - Giá đầu tư xây dựng: Nếu chia theo tỷ lệ cao áp, phân phối trung áp, phân phối hạ áp thì vốn đầu tư mạng cao áp là 1, mạng phân áp trung áp là 1,5 đến 2 và mạng phân phối hạ áp là 2,5 - Xác suất sự cố: Sự cố gây ngừng cung cấp điện hoặc cắt điện để sữa chữa bảo quản theo kế hoạch, cải tạo lắp trạm lưới trên lưới phân phối cũng nhiều hơn lưới truyền tải. * Phương thức cung cấp của lưới điện phân phối: - Phân phối theo một cấp điện áp trung áp: + Trạm nguồn có thể là trạm nâng cấp của các nhà máy địa phương hoặc trạm phân phối khu vực có dạng CA/TA (110/35-22-15-10-6kv). Trạm nguồn Trạm Hệ phụ tải Mạng trung áp Phân phối Mạng hạ áp Mạng trung áp (TA) Mạng hạ áp (HA) + Trạm phân phối có dạng trung áp/hạ áp (TA/HA) 35-22-1-6/0,4kv) nhận điện từ trạm điện nguồn qua lưới trung áp, từ đó điện này được phân phối đến hộ tiêu thụ qua mạng hạ áp. PHẦN III: QUẢN LÝ VẬN HÀNH I. CÁC YÊU CẦU CHUNG VỀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH: - Các đơn vị quản lý vận hành đường dây phải có đầy đủ các tài liệu sau: + Văn bản giao nhiệm vụ quản lý của cấp có thẩm quyền. + Hồ sơ nghiệm thu đầy đủ như điều 83. + Lý lịch chi tiết của đường dây bao gồm các thông số, bản vẽ kỹ thuật liên quan đến từng vị trí cột và dây dẫn (mã hiệu dây, sứ, cột, xà, phụ kiện, móng tiếp địa, chiều dài khoảng cột, khoảng néo, mối nối cột,..) Lý lịch đường dây phải cập nhật đầy đủ các kết quả kiểm tra, thí nghiệm các thiết bị trên đường dây và tình hình sữa chữa, thay đổi nâng cấp (nếu có). + Nhật ký vận hành cập nhật, thi vận hành của đường dây bao gồm thi mang tải, điện áp, các hiện tượng bất thường và thi sự cố của đường dây. + Các tài liệu kỹ thuật nói trên phải được quản lý ở ít nhất ở 2 cấp bao gồm đơn vị quản lý trực tiếp và đơn vị quảng lý cấp trên. Các piếu kiểm tra, biên bản thí nghiệm liên qua đến đường dây phải lưu tối thiểu 12 tháng . - Đơn vị quản lý trực tiếp đường dây có trách nhiệm dự phòng vật tư sẵn sàng để xử lý sự cố sữa chữa đường dây. Việc quản lý vật tư dự phòng phải cso sổ theo dõi thường xuyên và được cập nhật theo qui định. - Vật tư dự phòng phải đúng chủng loại và quy cách, được bảo quản tốt theo quy định kỹ thuật. Sau khi sử dụng vật tư dự phòng phải được bổ sung ngay đủ số lượng theo quy định không được để lẫn các vật tư kỹ thuật dự phòng tốt với các thiết bị hư hỏng và phế liệu. - Mức dự phòng tối thiểu các vật tư chủ yếu tại đơn vị quản lý đường dây được quy định trong bảng sau: VẬT TƯ THIẾT BỊ DỰ PHÒNG ĐƠN VỊ SỐ LƯỢNG DỰ PHÒNG Dây dẫn Mét 200 Dây chống sét Chiếc 200 Ống nối dây dẫn Chiếc 5 Ống nối dây chống sét Chiếc 10-20 Sứ đứng Chiếc 4-6 Sứ chuỗi Chuổi - Kho của Điện lực cần phải dự phòng một số vật tư chủ yếu để hỗ trợ cho các đơn vị quản lý đường dây và đối phó với các trường hợp thiên tai. Cả vật tư này bao gồm cột, dây dẫn, dây chống sét, bát cách điện, phụ kiện các loại đủ cho một khoảng néo dài nhất ứng với mỗi chủng loại dây dẫn đang vận hành. - Căn cứ vào tổ chức sản xuất của mình, các đơn vị trang bị dụng cụ phù hợp phục vụ công tác sữa chữa, quản lý vận hành đường dây cho công nhân. Các phương tiện dụng cụ dùng trong công tác vận hành, sữa chữa và xử lý sự cố phải được bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ kiểm tra thử nghiệm lại. - Đơn vị quản lý đường dây phải có biện pháp tăng cường bảo vệ khi cột đường dây ở các vị trí sau: + Sát đường giao thông, sát bờ sông, suối nơi có thể bị các phương tiện giao thông va chạm. + Vùng bị úng và ngập nước. + Trên các sườn đồi, núi nơi có thể bị nước mưa hoặc lũ xói mò hoặc nơi có thể bị đất đá lở làm hư hỏng cột + Sát bờ sông, suôi có khả năng sạt lỡ, bãi biển có khả năng bị nhiễm mặn và xói mòn. - Đơn vị quản lý đường dây có trách nhiệm thông báo Nghị định của chính phủ về an toàn lưới điện cao áp số 54/1999/NĐ-CP và Nghị định số118/2004/NĐ-CP về sữa đổi, bổ sung 1 số điều Nghị định số 54/1999/NĐ-CP cho chính quyền các địa phương ở dọc tuyến đường dây đi qua, hướng dẫn việc thực hiện các quy định trong nghị định, thống nhất biện pháp cụ thể trong việc phối hợp kiểm tra, phát hiện lập biên bản và xử lý các vụ việc vi phạm hành lang bảo vệ tuyến đường dây và công trình đường dây – đơn vị quản lý phải tuyên truyền cho các cơ quan và nhân dân dọc tuyến đường dây về những nguy cơ dẫn đến sự cố hoặc gây tai nạn như: + Cản trở việc chặt cây để bải vệ an đường dây. + Vi phạm khoảng cách an toàn trong hành lang bảo vệ + Sữa chữa cơi nới nhà có trước khi xây dựng đường dây hoặc xây mới nhà, công trình trong hành lang bảo vệ không tuân thủ theo qui định trong nghị định chính phủ về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. + Trèo lên các bộ phận của công trình đường dây khi không có nhiệm vụ. + Trộm cắp, đào xới, ném, bắn, gây hư hỏng các bộ phận công trình đường dây. + Lợi dụng các bộ phận của công trình đường dây vào những mục đích khác nếu chưa có sự thỏa thuận với đơn vị quản lý đường dây hoặc các cấp có thẩm quyền. + Thả diều hoặc các vật bay gần công trình đường dây. + Bố trí anten, dây phơi, dàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo... tại các vị trí mà khi bị đổ, rơi có thể va quẹt vào các bộ phận của công trình đường dây. + Treo gắn bất cứ các vật gì vào cột và phụ kiện đường dây. + Các hoạt động nổ mìn, mở mỏ, xếp chứa các chất gây nổ dễ cháy nổ, các chất hóa học gây ăn mòn các bộ phận của công trình đường dây. + Đốt nương rẫy, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động mạnh hoặc gây hư hỏng cho công trình đường dây. Khi gặp các vi phạm trên, đơn vị quản lý đường dây phải lập biên bản và đề nghị chính quyền địa phương đình chỉ, giải tỏa phần vi phạm trường hợp đặc biệt có thể phạt hành chính hoặc khởi tố truy cứu trách nhiệm hình sự của người vi phạm. Ngoài ra đơn vị quản lý đường dây có trách nhiệm tuyên truyền cho các cơ quan và nhân dân dọc tuyến dây phối hợp tham gia bảo vệ công trình đường dây và kịp thời báo cho đơn vị quản lý đường dây về việc phát hiện thấy hiện tượng hư hỏng bất thường hay điểm sự cố của đường dây. - Trong trường hợp đường dây đi qua khu vực đông dân cư, hoặc do các yêu cầu đặc biệt cần đặt biển báo an toàn, các biển bái phải tuân thủ theo tiêu chuần về kích thức và yêu cầu kỹ thuật nêu trong qui trình kỹ thuật an toàn điện do Tổng Công ty Điện lực VN ban hành. - Ở những nơi giao chéo giữa đường dây với đường bộ việc đặt và quản lý biển báo, biến cấm vượt qua đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định của ngành giao thông vận tải. Chủ công trình xây dựng sau phải chịu chi phí cho việc đặt biển báo, biển cấm. - Ở những nơi giao chéo giữa đường dây với đường thủy nội địa, đơn vị quản lý đường dây phải đặt và quản lý biển báo, dấu hiệu ở hai bên bờ theo quy định của ngành giao thông vận tải. - Việc chặt cây đảm bảo yêu cầu hành lang bảo vệ đường dây qui định tại Điều 23 của qui trình này do đơn vị quản lý đường dây chịu trách nhiệm. Việc chặt cây phải thông báo cho đơn vị quản lý hoặc chủ sỡ hữu cây biết trước 10 ngày. - Đơn vị quản lý hoặc chủ sỡ hữu cây có quyền giám sát các công việc trên và có quyền thu hồi số cây chặt được. - Để sữa chữa nhanh chóng và thuận lợi những hư hỏng đột xuất của công trình đường dây, đơn vị quản lý đường dây có quyền chặt ngay một số cây hoặc giải tỏa các chứng ngại vận trong hành lang bảo vệ. Đơn vị quản lý đường dây phải thông báo số cây dã chặt được và thiệt hại do giải toản\ chướng ngại vật để đền bù cho chủ sỡ hữu cây theo quy định nhà nước. - Nghiêm cấm lợi dụng việc bảo vệ hoặc sữa chữa đường dây để chặt cây tùy tiện hoặc phá hủy công trình liên quan. II.TIÊU CHUẨN VẬN HÀNH: - Dòng điện cho phép trên đường dây được quy định cụ thể cho từng đường dây trên cơ sở thiết kế của đường dây và qui định của nhà chế tạo dây dẫn và phụ kiện. - Điện áp tại tất cả các nút trên đường dây phải nằm trong khoảng +5%, -10% điện áp định mức của đường dây. - Yêu cầu đối với cột và xà: + Cột không được nghiên quá 1/100 chiều dài của xà. + Cột kim loại, các phần kim loại của cột Bê tông cốt thép hở ra ngoài không khí và tất cả các chi tiết bằng kim loại lắp trên cột đều phải được mà kẽm hoặc phủ sơn chống ăn mòn. + Ở vùng đường dây đi gần biển, không khí có hóa chất ăn mòn sắt của cột và xà của đường dây phải được mạ kẽm nhúng nóng đảm bảo theo tiêu chuẩn 18TCN-0492 + Không được để cột kim loại của cột bê tông cốt thép hở ra ngoài không khí và tất cả các chi tiết bằng kim loại lắp trên cột bị rỉ: Trường hợp bị rỉ chỗ lỗ phải cạo rỉ và sơn lại ngay Trường hợp bị rỉ toàn phần hàng loại phải đưa vào đại tu. Nếu xà trên cột bê tông và các chi tiết bằng kim loại lắp trên cột bị rỉ toàn phần hàng loạt cho phép dùng xà và chi tiết dự phòng thay thế để đưa về xưởng mạ kẽm lại hoặc phủ cho đảm bảo chất lượng. Trường hợp bị rỉ, bị ăn mòn quá 20% tiết diện ngang phải thay thế. + Các chân cột kim loại, khuyên sắt ở đầu trụ móng néo bê tông và dây néo ở các vùng thường bị ngập lụt phải được quét 1 lớp bitum hoặc êpỗi cao hơn mức ngập lớn nhất 0,5m. + Trên đường dây phải có dấu hiệu cố định sau: Số thứ tự trên cột Ký hiệu hoặc số hiệu tuyến dây, ký hiệu số mạch và vị trí từng mạch theo thực tế. Các dấu hiệu trên phải được thường xuyên bảo quản để không bị mất và đảm bảo được rõ ràng, số phải đánh đúng quy định, rõ, đủ lớn và hướng về phía đường giao thông và không được để vật cản gì che lấp. + Các bộ phận của cột thép, xà thép (kể cả trên cột bê tông), thanh giằng... trong quá trình vận hành bị mất hoặc bị cong quá giới hạn cho phép thì phải được sữa chữa thay thế hoặc tăng cường, đặc biệt chú ý đối với các cột vượt. + Cột bê tông cốt thép có vết nứt ngang theo đường vòng có chiều rộng từ 0,2mm – 0,5mm và nứt dọc có chiều rộng khe nứt 0,5mm và chiều dài khe nứt từ 50-200cm phải tiến hành sữa chữa, vết nứt ngang theo đường vòng có chiều rộng từ 0,5mm trở lên, vết nứt dọc có chiều rộng khe nứt lớn hơn 0,5mm và chiều dài khe nứt lớn hơn 200cm phải thay cột. - Yêu cầu đối với cách điện: + Khi kiểm tra bên ngoài nếu thấy thân hoặc bề mặt cách điện bị rạn nứt, mem sứ bị cháy sém, mặt cách điện có dấu vết bẩn rửa không sạch, chóp bát cách điện bị nứt hoặc bị hỏng, bị vết nứt đánh lửa, ty bị rỉ mọt đến 10% tiết diện ngang, trục tâm bát cách điện bị vẹo thì phải thay bát cách điện khác. + Ở những nơi nhiều bụi bám, ven biển phải dùng loại bát cách điện đặc biệt chịu được bụi và ăn mòn hoặc tăng cường thêm cách điện. + Phải vệ sinh bát cách điện ít nhất một lần trong một năm khi đường dây đi qua những nơi có nhiều bụi vào thời kỳ âm ướt. + Ở những nơi gần khu vực nhà máy hóa chất, nhà máy xi măng vùng ven biển... Ngoài việc kiểm tra như đường dây bình thường, hàng năm cần cắt điện đường dây một lần để kiểm tra ty, phụ kiện móc nối, khóa néo, khóa đỡ... + Độ lệch chuột cách điện đỡ hoặc sứ đứng so với phương thẳng đứng không quá 150. + Bát cách điện sứ bị nứt nẻ 1 cm2 trở xuống và không có vết nứt có thể tiếp tục vận hành nhưng phải thường xuyên kiểm tra. + Phải thay ngay chuổi cdio khi số bát sứ vỡ quá 2/3 số bát. -Yêu cầu đối với dây dẫn: + Khi dây dẫn hoặc dây chống sét bị đứt 17% tổng số sợi dây thì có thể quấn bảo dưỡng. Nếu vượt quá 17% thì phải cắt đi và dùng ống nối để nối lại. + Trường hợp lõi thép mà lõi thép bị tổn thương thì không kẻ số sợi nhôm hoặc thép bi đứt hoặc bị tổn thương là bao nhiêu phải cắt đi và dùng ống nối lại. Lõi thép của đy chống sét loại kim loại lưỡng kim nếu bị tổn thương phải cắt đi nối lại. + Trong một khoảng cột cho phép tối đa một mối nối trên cột đường dây nhưng khoảng cách nhỏ nhất từ mối nối đến khóa đỡ kiểu trượt không nhỏ hơn 25m. Không được có mối nối trên những vượt ôtô, đường sắt, đường phố, vượt sông, vượt các đường dây khác hoặc qua nơi đông người tụ tập cho các loại dây dẫn có tiết diện nhỏ hơn 240mm2. + Các mối nối phải được ép đứng qui định, cách hàn ép phần nhôm và thép phải đúng kích thước quy định của nhà chế tạo, mặt ngoài của ống nối không được có vết nứt, ống nối phải thẳng. + Khi nghiệm thu đưa vào vận hành: các mối nối phải đảm bảo: + Trị số điện trở của đoạn dây có mối nối không được lớn hơn 1,2 lần so với đoạn dây không nối có cùng chiều dài và tiết diện. + Độ bền cơ học chịu kéo đứt của mối nối không nhỏ hơn 90% độ bền của dây dẫn. - Trong vận hành: + Khi chênh lệch nhiệt độ mối nối hay tiếp xúc lèo với dây dẫn lớn hơn 150C thì phải đo 3 tháng/lần và có kế hoạch bảo dưỡng nhưng nếu đường dây đang đi quá tải thì phải sữa chữa ngay không cho phép kéo dài. + Khi độ chênh lệch nhiệt độ mối nối hay tiếp xúc lèo với dây dẫn lớn hơn 760C thì phải sữa chữa ngay. + Các trường hợp vận hành không bình thường nêu trên phải tăng cường kiểm tra để kịp thời xử lý. - Yêu cầu đối với dây tiếp địa: + Dây tiếp địa phải chôn đúng thiết kế và được bắt chặt vào cột bu lông, chổ bu lông phải được bắt chặt vào cột bulông, chổ bulông phải được mạ kẽm và không được sơn tại chỗ tiếp xúc, phần ngầm của dây tiếp địa (bao gồm cả cộc tiếp địa) nằm trong đất phải mạ kẽm và nối bằng phương pháp hàn; không được sơn hoặc quét bitum. + Khi đo điện trở tiếp địa của cột phải tách dây tiếp địa ra khỏi cột (đối với những cột có đặt dây chống sét). Trường hợp sự cố do sét đánh làm vỡ sứ tại một vài cột hoặc vỡ chống sét, thì khi xử lý sự cố đồng thời phải đo lại trị số tiếp địa của số cột này. + Những cột có đặt thiết bị (máy biến áp, dao cách ly, chống sét, mỏ phóng,..) và những cột mắc dây chống sét phải được tiếp địa. + Điện trở tiếp địa của cột không được lớn hơn trị số quy định theo bảng sau: Điện trở suât của đất p (W.m) Điện trở tiếp đất cột W Đến 100 10 Trên 100 đến 500 15 Trên 500 đến 1000 20 Trên 1000 đến 5000 30 > 5000 6x10-3 x p + Để đảm bảo chống sét đoạn đầu đường dây trong khoảng 2km tới trạm biến áp, điện trở tiếp địa của cột phải nhở hơn 10 W. + Không dùng chống sét ống trong những công trình mới xây dựng. - Yêu cầu đối với dây néo: + Các dây néo phải căng đều nhau, các êcu tăng dơ phải vặn hết độ trối, mỗi trục tăng đơ phải đủ 2 ê cu (có ê cu hãm), đầu thừa dây néo phải được quấn vào dây néo chính và cố định bằng 2 ghíp. + Tăng đơ và các bộ phận dây néo bắt vào cột, cáp thép nhiều sợi phải định kỳ bôi mỡ chống rỉ. + Đối với dây néo bằng thép tròn nếu không mạ kẽm phải sơn định kỳ. + Tăng đơ, dây néo và các bộ phận dây néo bắt vào cột bị rỉ quá 10% tiết diện phải thay mới. + Đối với dây néo bằng cáp thép nhiều sợi: Nếu số sợi bị đứt nhỏ hơn 10% thì táp lại. Nếu số sợi bị đứt nhỏ trên 10% thì phải thay dây khác. + Khoảng cách yêu cầu của dây dẫn: Khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn lúc bị võng nhiều nhất (khi đường dây mang đầy tải, nhiệt độ không khí cao nhất) đến mặt đất và mặt nước của đồng ruộng nơi không có thuyền bè qua lại được qui định trong bản sau. Điều kiện vận hành của đường dây Đặc điểm của vùng có đường dây Khoảng cách tối thiểu (m) Bình thường Vùng đông dân cư 7 7 Vùng dân cư thưa thớt 6 6 Vùng khó qua lại 4,5 4,5 Vùng không qua lại được 2,5 3 Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất từ các dây dẫn điện với đường dây thông tin, chổ giao chép phải đảm bảo. Điện áp đường dây Khi ĐZ có thiết bị chống sét Khi ĐZ không có dây chống sét 6-10 2m 4m 22 3m 4m 35 3m 5m Khoảng cách nhỏ nhất từ dây dẫn đến mặt đường khi ĐZ giao chéo với đường xe lửa, đường ôtô được qui định như sau: Các chỗ giao chéo Điện áp đường dây Đến 22 35 Đối với xe lửa (m): lúc võng nhiều nhất 7,5 7,5 Đối với ô tô (m): lúc võng nhièu nhất 7 7 Khoảng cách nhỏ nhất theo chiều thẳng đứng từ dây dẫn của đường dây đi bên trên đến dây dẫn hoặc dây chống sét của đường dây đi bên dưới ở chổ hai đường dây giao chéo nhau được quy định trong bảng sau: Chiều dài khoảng cột của đường dây Với khoảng cách ngắn nhất từ chổ giao chéo đến cột điện gần nhất (m) 30 50 70 100 120 150 Khi các đường dây tải điện 220kVgiao chéo nhau và gieo chéo với các đường dây tải điện có áp thấp hơn. Đến 200m 4 4 4 4 - - 300m 4 4 4 4,5 5 5,5 400m 4 4 5 6 6,5 7 Khi các đường dây tải điện 15 -110 kV giao chéo nhau và giao chéo với các đường dây tải điẹn có điện áp thấp hơn Tới 200m 3m 3m 3m 4m - - 300m 3m 3m 4m 4,5m 5m - Khi các đường dây tải điện 1-10kV trở xuống gieo chéo nhau và giao chéo với các đường dây tải điện có điện qáp thấp hơn Tới 100m 2m 2m - - - - 150m 2m 2,5m 2,5m - - - Khoảng cách nhỏ nhất từ dây dẫn khi giao chéo và đi gần đê, đập phải đảm bảo như sau: Khoảng cách từ dây dẫn Điện áp đường dây đến 35kV Tới mặt đê hoặc đến chỗ nhô cao của bờ đê 6m Tới sườn dốc bờ đê 5m Tới mặt nước tràn qua đập 4m Khoảng cách nhỏ nhất (khi mức nước cao nhất, độ võng dây lớn nnhất) từ dây dẫn điện của đường dây điện áp đến 35kv tới mặt nước sông, mương, hồ được quy định như bảng sau: Khoảng cách nhỏ nhất Để mức cao nhất của sông, kênh có tàu thuyền qua lại hoặc qua lại hoặc có thả vó, bè đánh cá di động được 5,5 Đến đỉnh cột buồn, đỉnh ống khói tàu thủy, đỉnh cao nhất của vó bè. 1,5 Đến các bãi sông và nơi ngập nước hằng năm 5,5 Sông kênh không có tàu thuyền qua lại 2,5 Khoảng cách không khí nhỏ nhất giữa bộ phận mang điện của đường dây diện tới bộ phận được nối đất gần nhất theo bản sau: Khoảng cách không khí nhỏ nhất (cm) theo điện áp của đường dây (kv) 6-10kV 22kV 35kV Sứ đứng 15 25 35 Sứ chuỗi 20 40 45 Khoảng cách nhỏ nhất giữa các pha được quy định như sau: Khoảng các nhỏ nhất giữa các pha (cm) theo điện áp đường dây 6-10kV 22kV 35Kv 20 40 45 III. TIÊU CHUẦN VỀ HÀNH LANG BẢO VỆ ĐƯỜNG DÂY - Hành lang bảo vệ đường dây được giới hạn như sau: - Chiều dài: Tính từ điểm chân hàng rào của trạm (theo xuất tuyến) đến chân hàng rào trạm (hoặc các trạm) kế tiếp. - Chiều rộng: Được giới hạn bởi hai mặt phẳng thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ đây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh được qui định trong bảng sau: Điện áp (KV) Đến 22kV Đến 35 kV Loại dây Dây bọc Dây trần Dây bọc Dây trần Khoảng cách 1 2 1,5 3 - Chiều cao: Tính từ đáy móng cột lên tới đỉnh cột cộng thêm 2m (khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng đối với điện áp 35kV trở xuống). * Yêu cầu cụ thể đối với cây cối trong hành lang bảo vệ đường dây: - Lúa và hoa màu phải trồng cách mép móng cột điện, móng, móng néo ít nhất 0,5m. - Đối với đường dây đi trong thành phố, thị xã thị trấn cây trong hàng lang bảo vệ an toàn lưới điện phải được chặt tỉa để đảm bảo khoảng cách từ dây dẫn có điện áp đến 35kV khi dây ở trạng thái tĩnh đến gần nhất của cây không nhỏ hơn khoảng cách tối thiểu qui định trong bảng sau: Điện áo đến 35kV Dây bọc Dây trần Khoảng cách 0,7 1,5 - Đối với những cây có khả năng phát triển nhanh và dễ gãy đổ hoặc xoay theo chiều gió, có gây nguy cơ mất an toàn phải chặt tỉa lá hoặc chặt sát gốc và yêu cầu không trồng mới. - Đối với đường dây đi ngoài thành phố, thị xã, thị trấn: + Cây trong hành lang bảo vệ đường dây phải được chặt, tỉa để đảm bảo khoảng cách từ điểm gần nhất của cây theo chiều thẳng đứng đến dây dẫn điện khi cây ở trạng thái tĩnh không nhỏ hơn quy định trong bảng sau: Điện áp đến 35kV Dây bọc Dây trần Khoảng cách (m) 0,7 2 + Đối với những cây có khả năng phát triển nhanh trong thời gian ngắn, có nguy cơ gây mất an toàn (như bạch đàn, tre, nứa, bưng, vàu...) và những cây nếu phải chặt ngọn sẽ không còn hiệu quả kinh tế (như: cau, dừa, cao su...) phải chặt sát gốc và cấm trồng mới. + Đối với cây ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp: Cây phải được chặt, tỉa để đảm bảo nếu cây bị đổ thì khoảng cách từ bộ phận bất kỳ. - Đối với nhà và công trình trong hành lang bảo vệ đường dây: * Nhà và công trình đã có trước khi xây dựng đường dây không phải di chuyển ra khoảng hành lang bảo vệ nếu bảo đảm các điều kiện sau đây: + Làm bằng vật liệu không cháy. + Kết cấu kim loại phải nối đất theo tiêu chuẩn hiện hành. + Khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn khi dây dẫn ở trạng thái tĩnh đến bất kì bộ phận nào của nhà và công trình phải bằng hoặc lớn hơn khoảng cách an toàn thẳng đứng được quy định trong bảng sau: Điện áp (kV) Đến 35kV Khoảng cách an toàn thẳng đứng (m) 3 + Khoảng cách đường dây di phía trên vượt qua nhà và công trình phải thực hiện biện pháp tăng cường an toàn về điện và xây dựng. * Nhà và công trình đã có trước khi xây dựng xây dựng đường dây khi sữa chữa, cải tạo phải được sự thỏa thuận của đơn vị đường dây và phải áp dụng các biện pháp an toàn. PHẦN IV: QUY TRÌNH SỮA CHỮA I. BIỆN PHÁP AN TOÀN VÀ QUY ĐỊNH CHUNG TRONG SỮA CHỮA: Việc sữa chữa đường dây có thể tiến hành trong điều kiện cắt điện đường dây hoặc không cắt điện. Việc lựa chọn một trong hai phương án này phải căn cứ vào điều kiện an toàn, kinh tế, phương thức vận hành và phương án thi công đòi hỏi. Công nhân vận hành và sữa chữa đường dây phải là những công nhân chuyên nghiệp, có đủ sức khỏe bảo đảm làm việc trên cao và phải chấp hành qui trình kỹ thuật an toàn điện cũng như các yêu cầu được nêu trong qui trình này. Việc sữa chữa đường dây không cắt điện (sữa chữa nóng) phải có dụng cụ chuyên dùng và theo quy trình riêng. Những công việc sữa chữa phải trèo lên cột quá 3m hoặc những công việc làm dưới đất nhưng có ảnh hưởng đến an toàn vận hành đường dây và thiết bị trên đường dây phải được tiến hành theo phiếu công tác. Trong lúc làm việc không được tiếp xúc với sứ cách điện, không được đến gần dây dẫn va đưa dụng cụ đến gần dây dẫn đang có điện với khoảng cách nhở hơn 0,6 m đối với điện áp 35kV (khoảng cách an toàn qui định trong quy trình kỹ thuật an toàn điện) và phải có người giám sát an toàn luôn nhắc nhở người làm việc. Trường hợp cần thiết sữa chữa đường dây ban đêm phải có đủ ánh sáng làm việc. Phải ngừng công việc sữa chữa khi trời sắp có giông bão, đêm tối, trời mưa, gió mạnh tới cấp 4 trở lên, sương mù hoặc trời âm u hạn chế tầm nhìn trong phạm vi 10m hoặc phát sinh những hiện tượng đe dọa an toàn đến người và thiết bị. Tất cả công nhân, cán bộ làm việc trên đường dây phải có trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và đeo phù hiệu: quần áo bảo hộ phải gọn gàng, cài khuy, tay áo, không đi dép lê. Khi làm việc trên cao phải có biện pháp đề phòng dụng cụ rơi xuống đât, dụng cụ làm việc phải có túi đựng hoặc cài chắc chắn vào người. Không đứng dưới chân cột khi bên trên có người làm việc. Trường hợp có thông báo cơn bão khẩn cấp thì phải ngừng các công việc sữa chữa trên đường dây (trừ một số việc phải làm để đối phó với cơn bão), các móng cột đang đào lên để kiểm tra, quét bitum hay sữa chữa phải lấp lại ngay để sau khi cơn bão đi qua sẽ tiếp tục tiến hành công việc. Công tác sữa chữa trên đường dây phải được hoàn thành trong thời gian quy định, đả bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn. Khi sữa chữa đường dây phải lưu ý không làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận và hạn chế tới đường dây thiệt hại về hoa màu, cây cối.. và phải bảo quản tốt vật tư thu hồi về số lượng và chất lượng. Khi kết thúc công tác sữa chữa phải tiến hành kiểm tra nghiệm thu khối lượng công việc đã hoàn thành, có biên bản xác nhận. Đối với các công trình ngầm phải có biên bản nghiệm thu trước khi lấp. Đối với các công tác sữa chữa lớn phải lập phương án kỹ thuật và trình duyệt theo phân cấp quy định hiện hành của Tổng công ty. Đối với các công trình cải tạo nâng cấp có thay đổi thiết kế ban đâu phải có thiết kế của các cơ quan đúng chức năng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị thực hiện phải tổ chức phổ biến đến từng công nhân về nội dung phương án và khi thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt từng bước trong phương án. Chỉ được phép thay đổi khối lượng công tác sữa chữa hoặc thay đổi biện pháp kỹ thuật khi được phép của cấp có thẩm quyền phê duyệt. II. CÁC LOẠI SỮA CHỮA ĐƯỜNG DÂY * Công tác sữa chữa đường dây chia ra ba loại: + Sữa chữa thường xuyên + Xử lý sự cố đường dây đang vận hành + Sữa chữa lớn - Sữa chữa thường xuyên: được tiến hành thường xuyên trên tuyến đường dây dựa trên quy trình bảo dưỡng, sữa chữa các khiếm khuyết phát hiện thông qua kiểm tra hàng tháng và kiểm tra đột xuất phải được lập thành kế hoạch. - Một số hạng mục công việc đơn giản có thể tổ chức kết hợp với công tác kiểm tra đường dây: chặt cây giải phóng hàng lang, củng cố tiếp địa (bị mất, bị đứt...) đắp lại móng cột thép (bị mất) sơn lại một số chi tiết thép bị rỉ, thay một vài bulông bị rỉ đắp vá bê tông cột, gia cố kè móng cột... - Các hạng mục công việc cần phải có biện pháp kỹ thuật được lãnh đạo đơn vị phê duyệt và điều hành như: Ép lại lèo, ép vá dây dẫn, dây chống sét hư hỏng nghiêm trọng đe dọa sự cố, thay một số phụ kiện hỏng, thay một vài bát cách điện trong chuổi cách điện, chỉnh cột nghiên, chỉnh xà.. sau đó báo cáo kết quả thực hiện cho Điện lực. Những việc này phải xử lý xong trong làn cắt điện gần nhất. - Xử lý sự cố đường dây: đơn vị quản lý phải lập phương án xử lý sự cố và phê duyệt theo phân cấp, quá trình xử lý phả tuân theo quy trình xử lý sự cố điều độ và theo phương án kỹ thuật đã phê duyệt. Việc thực hiện cần phải nhanh chóng theo tình huống, địa hình cụ thể, đảm bảo thời gian xử lý sự cố ngắn nhất, an toàn và chất lượng. - Sữa chữa lớn bao gồm địa tu định kỳ và trùng tu đường dây phải được chuẩn bị kỹ và được duyệt trước khi thực hiện. - Đại tu định kỳ: là các công việc sữa chữa định kỳ đường dây nhằm mục đích phục hồi trạng thái hoàn hảo của đường dây và đảm bảo vận hành tin cậy và kinh tế trong giai đoạn giữa hai lần đại tu. - Nội dung của đại tu bao gồm các công việc: Thay mới hàng loạt bát cách điện, thay cột, thay dây dẫn, thay hàng loạt phụ kiện, thay hàng loạt xà, tiếp địa... hoặc khôi phục lại đường dây bị hư hỏng nặng trong quá trình vận hành, sau thiên tai, bão lụt hoặc sau các sự cố lớn... - Chu kỳ địa tu đường dây là 6 năm, riêng đối với các đường dây ven biển chu kỳ đại tu là 4 năm. Kỳ hạn này có thể thay đổi theo tình trạng cụ thể của đường dây, căn cứ vào kết quả kiểm tra, thí nghiệm dự phòng được công ty Điện lực phê duyệt. - Trùng tu đường dây: là công việc sữa chữa, bảo dưỡng hoặc thay thế các bộ phận sớm bị hao mòn hư hỏng biến chất, bám bẩn trong quá trình vận hành giữa hai lần đại tu. - Cần kết hợp việc sữa chữa lớn đường dây với các công việc khác liên quan (sữa chữa trạm, sữa chữa lưới trung thế..) để hạn chế thời gian gián đoạn cấp điện cho khách hàng. - Trình tự và thủ tục sữa chữa lớn thực hiện theo quy chế sữa chữa lớn hiện hành. III. SỮA CHỮA CỘT THÉP, XÀ THÉP TRÊN CỘT BÊ TÔNG: - Các bulôngbị hỏng được xiết chặt lại đạt yêu cầu kỹ thuật. Bulông bị mất cần được bổ sung đủ và đúng chủng loại và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khác. - Những cột thép bị nghiêng quá tiêu chuẩn cho phép phải được điều chỉnh lại cho thẳng bằng cách đặt tấm đệm bằng thép dưới bản đế chân cột. Chiều dày tổng cộng cra toàn bộ tấm đệm không quá 40mm. - Khi điều chỉnh cột nếu phải nới các êcu của bulông mings thì phải néo hãm bằng cáp thép có tiết diện đủ lớn sao cho đạt hệ thống an toàn K 2,5 dây néo phải đảm bảo khảong cách an toàn với các bộ phận mang điện của ban thân đường dây đang sữa chữa cũng như đối với bộ phận mang điện của các đường dây khác lân cận. - Êcu được nới ra tối thiểu phải giữ đủ phần ren đầy của 1 êcu của bulông móng. - Điều chỉnh cột thép đứng vững bằng dây néo bị nghiên quá tiêu chuẩn cho phép được tiến hành bằng cách điều chỉnh chiều dài và lực căng dây néo bằng các êcu tăng đơ. Trong quá trình chỉnh cột không được tác dụng lực mạnh hoặc xung lực vào cột. Phải tính toán trước, bảo đảm cột không bị biến dạng sau khi điều chỉnh. - Đối với những cột sắt néo góc thẳng néo cuối bị nghiên quá tiêu chuẩn cho phép phải điều chỉnh lại thì trước hết phải xem xét đến sự cần thiết cắt điện, giải phóng toàn bộ dây mắc trên cột không còn chịu lự căng rồi mới tiến hành thực hiện điều nói trên. - Khi sữa chữa cột đảo pha không được làm thay đổi vị trí pha trên cột. IV. SƠN CỘT THÉP, XÀ THÉP TRÊN CỘT BÊ TÔNG, MẶT BÍCH CỘT BÊ TÔNG, THANH GIẰNG. - Sơn lại cột thép, xà thép trên cột bê tông mặt bích cột bê tông, thanh giằng.... (loại thép không mạ kẽm) được tiến hành tùy theo tình trạng của lớp phủ chống ăn mòn. - Dựa vào kết quả các kỳ kiểm tra và quyết định việc sơn lại cột thép xà thép trên cột bê tông, mặt bích cột bê tông, thanh giằng... - Sơn chống rỉ và sơn phụ phải dùng loại sơn có tính năng bền chịu được mưa nắng, không bị ảnh hưởng do tác động hóa học trong khí quyển và có tuổi thọ từ 3 năm trở lên. Không được dùng loại sơn trong nhà để sơn cột và xà. - Trước khi sơn cột thép trên cột bê tông, mặt bích cột bê tông, thanh giằng... phải làm sạch rỉ các chỗ sơn cũ còn lại và cáu ghét, làm sạch các chỗ nối của các chi tiết. phải tiến hành sơn đủ số lớp và đúng quá trình của loại sơn loại sơn do nhà sản xuất quy định. Sơn thành những lớp bằng phẳng, không có bọt khí và dùng sơn dày đều trên mặt sắt, lớp sơn trước khô nới sơn tiếp lớp sơn sau. Cạo rỉ và sơn từ trên xuống theo thứ tự từ dây chống sét, xà và sau đó đến thân cột, tiến hành trong điều kiện thời tiết khô ráo. - Trong quá trình vận hành nếu phát hiện những chi tiết của cột thép (loại mạ kẽm) bị rỉ thỉ phải kịp thời làm sạch rỉ và sơn lại ngay những chổ bị rỉ. - Trường hợp sơn cột đường dây đang vận hành, các đơn vị quản lý phải lập biện pháp kỹ thuật, biện pháp an toàn và trình duyệt trước khi tiến hành công việc. - Thùng sơn không được treo trên cột phía trên dây dẫn và chuỗi cách điện mà phải treo trên xà cách chỗ bắt xuống sứ cách điện tối thiểu 1m (cấp điện áp 35kV trở xuống). Không cho phép sơn rơi vào dây dẫn, chuỗi cách điện và các chi tiết mang điện của các bi diện trên đường dây. - Trong quá trình vận hành nếu phát hiện móng cột bị vỡ, nứt phải đắp bêtông lại, bê tông đắp lại phải có mac cao hơn mac bê tông thiết kế móng cột một cấp. - Việc cần thiết quét lại bitum hoặc hắn ín các móng cột được quyết định dựa vào các kỳ kiểm tra chọn lọc có đào để xác định tình trạng bị xâm thực của móng. Khi đào lưu ý không được làm đứt tiếp địa hoặc hư hỏng các phần chôn ngầm của cột điện và các công trình khác . - Khi đào hầu hết chiều sâu móng cột phải tuân thủ các quy tắc sau: - Cột có 4 chân móng có thể đào một chân móng mà không phảu néo hãm cột. - Cột có một chân móng thì có thể đào sâu khi đã néo hãm cột chắc chắn bằng 4 dây néo (dây néo phải đảm bảo khoảng cách an toàn với các bộ phận mang điện) - Đối với các cột néo góc, cột néo cuối, cột néo thẳng, cột đặc biệt (cột vượt, cột kề, cột đảo pha, cột rẽ nhánh và cột giao chéo hai đường dây trên một cột...) cần phải có biện pháp xử lý kỹ thuật được cấp trên phê duyệt cho từng trường hợp khi đào móng. - Móng cột đã đào lên để quét lại bitum hoặc hắc ín không được phép để trơ quá 3 ngày. - Việt quét lại bitum hoặc hắc ín (nhựa) các móng cột thực hiện theo trình tự. - Trước khi quét phải cạo sạch, đánh sạch những thức cặn bẩn bám vào thành bê tông bằng bàn chải sắt và làm khô mặt bê tông. - Sau khi móng cột đã khô hẳn thì quét nhựa từ dưới lên. Các đế chân cột và các bulông móng nằm trên mặt đất cũng phải quét bitum toàn bộ phần ngập nước và phía trên phần thường xuyên ngập nước 0,5m. - Sau khi nhựa khô (khoảng 14-20 giờ tùy theo tính chất của nhựa và nhiệt độ môi trường) thì lấp lại bằng đất mềm, mịn, không có rác, không có sỏi làm hỏng lớp nhựa chống nước xâm thực. Đắp đất từng lớp 20cm, đầm chặt, mặt hố phải bằng phẳng hoàn hảo như trước khi đào. - Sơn cột thép và quét nhựa móng cột thường phải tiến hành đồng thời. Không cho phép sơn và quét nhựa các bộ phận cột còn ướt cũng như nhiệt độ môi trường dưới +5o C - Sau khi sơn cột xong phải khôi phục các số, ký hiệu trên cột. V. SỮA CHỮA CỘT BÊ TÔNG, MÓNG NÉO, MÓNG CỘT VÀ PHỤ KIỆN: - Những hư hỏng của cột bê tông, cọc néo, thanh ngang và móng cột bê tông cột thép thường là do bị đứt, cột thép bị rỉ, bê tông bị tróc, vỡ... làm giảm chất lượng an toàn vận hành và thời gian sự dụng của cột. - Để phát hiện các thiếu sót phải tiến hành kiểm tra toàn bộ chiều cao của cột, cũng như đào điểm hình ở một số móng cột xuống sâu 0,5 – 0,7m. trường hợp cần thiết phải néo hãm cột bằng dây néo trước khi đào. - Dựa vào kết quả kiểm tra xác định sự cần thiết tiến hành sữa chữa các cột bêtông, cọc néo, thanh ngáng, móng cột, bêtông cột thép và mức độ, khối lượng sữa chữa cần thiết. - Những cột bê tông (cột ly tâm, cột có lỗ mắt chéo...) bị nghiên quá tiêu chuẩn cho phép phải được điều chỉnh lại cho thẳng như sau: - Cắt điện, giải phóng toàn bộ dây mắc trên cột để cột không còn chịu lực. - Néo hãm cột chắc chắn bằng 4 dây néo sau đó tiến hành đào phía móng cần dịch chuyển (dây néo phải đảm bảo khoảng cách an toàn với bộ phận mang điện). - Tùy theo tình hình thực tế nếu cần thiết phải moi đất các thành móng để giảm ma sát và moi một phần đất ở đáy móng để dễ chỉnh cột. Lưu ý trong quá trình chỉnh cột không được tác dụng mạnh hoặc xung vào cột. - Sau khi cột dứng thẳng phải đầm chặt đất và lấp đất lại như cũ: dùng đất mềm mịn, không có sỏi đá, không có rá, lấp từng lớp 20cm đầm kỹ, mặt đất sau khi lấp phải bằng phẳng. - Đếch cột bê tông cột thép phải dùng vữa xi măng có độ bền và độ kết dính lên mặt bê tông. Vữa xi măng chỉ được dùng trong khoảng 2 giờ sau khi trộn. Trước khi trát phải tưới ước chỗ rỗ, chỗ bong, chỗ nứt bằng dung dịch vữa loãng 10%, sau đó dùng bay thợ nề lèn vữa xi măng vòa các khe hở. Sau một giờ lại tẩm ướt chỗ trát, rắc xi măng khô lên và láng nhẵn mặt. Để đảm bảo chất lượng sữa chữa nên dùng vữa xi măng trùng hợp. Thành phần vữa xi măng trùng hợp như bảng sau: Tên các thành phần Thành phần tính theo % trọng lượng Để trát các vết nứt nhỏ Để trát các vết nứt lớn Để trát những chỗ bị rỗ, chỗ bong và những hư hỏng tương tự Nhũ Polivinil 12 5 4,3 3,5 4,5 3,5 Xi măng pôclăng loại 400-500 59,5 28 21,5 17 22 18 Cát mịn hạt đều (0,3mm) - 56 64,5 69 - - Cát thông thường (đến 3mm) - - - - 66 72 Nước 18,5 19 9,7 10,5 7,5 6,5 - Hồ xi măng trùng hợp được pha tại hiện trường không được trước 2 giờ khi bắt đầu làm việc. Hồ được quét hai lớp lên mặt bê tông bằng chỗi lông, trước khi quét mặt bê tông phải được tẩm ướt bằng vữa loãng 20%, quét lớp thứ 2 sau lớp thứ nhất (1-2 giờ). - Ở nơi mà bê tông bị vỡ lớn lộ cả cột thép thì đặt lên chỗ đó một miếng lưới thép và sau đó trát đầy bê tông. - Trước khi trát hồ bảo vệ hoặc trát các chỗ hỏng của mặt bê tông phải cạo sạch bản và bụi, còn các lớp bê tông xốp thì bóc đi. - Trong quá trình vận hành phải tiếp tục theo dõi tình trạng bề mặt cột đã được phết hộ hoặc sữa chữa lại. VI. SỮA CHỮA DÂY NÉO - Các dây néo căng không đều nhau thì phải điều chỉnh lại cho đều bằng tăng đơ. Khi tăng lại dây néo nên kết hợp chỉnh cột nếu thấy cần thiết. - Cáp thép của dây néo và các bộ phận bắt dây néo vào cột, các tăng đơ phải định kỳ bôi mỡ chống rỉ. - Dây néo bằng thép tròn nếu không mạ kẽm phải sơn định kỳ phải được sơn lại. VII. SỮA CHỮA DÂY DẪN, DÂY CHỐNG SÉT: - Tùy theo mức độ hư hỏng của dây dẫn và các dây chống sét phải tiến hành bảo dưỡng sữa chữa theo quy định ở điều 17 bằng một trong những biện pháp: Quấn dây bảo dưỡng tại chỗ có sợi dứt. Dùng ống vá ép vào chỗ có sợi đứt. Cắt dây và nối lại bằng ống nối ép. Thay thế đoạn dây hỏng bằng một đoạn dây mới. - Đối với các loại dây trên trước khi quấn bảo dưỡng, ép ống vá, phải vuốt các đầu dây bị đứt đặt vào rãnh bị khuyết của sợi dây đó làm vệ sinh sạch sẽ. - Khi ép ống vá, ép ống nối phải thực hiện đúng yêu cầu của qui trình ép nối. - Khi một đoạn dây dẫn hoặc dây chống sét bị hỏng cần phải cắt đi nối lại phải thực hiện các yêu cầu sau: Lập phương án kỹ thuật thi công Dùng dúng chủng loại dây thay thế và ống nối Sử dụng các hàm ép dúng qui định Thực hiện đúng quy trình ép nối Mối nối phải đạt tiêu chuẩn nêu trong điều 17 của quy trình. Mối nối phải cách khóa đỡ tối thiểu 1,2m - Khi các dây dẫn và dây chống sét bị hư hỏng tạicác chỗ bắt khóa đỡ (do bị rung, mòn...) thì nên xê dịch điểm tổn thương (sau khi đã sữa chữa, bảo dưỡng) ra khỏi khóa đỡ bằng cách thay một đoạn dây dẫn hoặc dây chống sét từ khoảng cột này qua khóa đỡ tránh hai mối nối trên cùng một khoảng cột. Chú ý mối nối phải cách khóa đỡ tối thiểu 1,2m. - Trường hợp phải thay khóa néo do sự cố đứt dây tại khóa néo (dây dẫn hoặc dây chống sét) phải thực hiện các nội dung sau: Chọn khóa néo đúng chủng loại Thực hiện đúng quy trình ép khóa néo Nếu dây bị ngắn thì dùng thanh nối trung gian và điều chỉnh độ dài của thanh này để giữ độ võng của khoảng néo không thay đổi. - Khi căng lại dây dẫn và dây chống sét trên một khoảng néo phải chuyển dây dẫn hoặc dây chống sét trên các cột trung gian lên các puli, các rãnh puli phải phù hợp đường kính dây. - Khi dây dẫn và các dây chống rỉ bị ăn mòn nghiêm trọng phải thay dây mới. Giám đốc Điện lực quyết định việc thay từng phần hay thay toàn bộ tùy theo tình hình cụ thể. Khi thay toàn bộ dây dẫn cần xét khả năng phải nâng cấp tiết diện dây nếu đường dây đang bị quá tải. - Những hư hỏng dây dẫn và dây chống sét bị rỉ, bị ăn mòn nghiêm trọng đe dọa phát hiện được khi kiểm tra và thí nghiệm trong vận hành phải khẩn trương tiến hành sữa chữa ngay không được chờ đến khi đại tu mới sữa chữa. - Việc cắt nối dây dẫn và dây chống sét, bảo dưỡng, ép nối, sữa chữa thay thế khóa néo phải có biên bản nghiệm thu kỹ thuật, các nội dung sữa chữa phải ghi chép đầy đủ vào lý lịch của đường dây. PHẦN V: THỦ TỤC NGHIỆM THU - Trước khi đưa đường dây vào vận hành phải tổ chức nghiệm thu, đánh giá chất lượng công trình để bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành. - Nội dung và tiêu chuẩn nghiệm thu: phải theo thiết kế kỹ thuật công trình, các tiêu chuẩn, quy định mà Nhà nước và các cấp đã ban hành, các văn bản chỉ đạo của cấp trên có liên quan. - Trong quá trình nghiệm thu nếu phát hiện thiếu sót thì các thiếu sót này phải được khẩn trương khắc phục để tiến hành nghiệm thu lại. Nghiêm cấm đưa vào vận hành các công trình chưa đủ tiêu chuẩn. Khi đưa đường dây vào vận hành đơn vị đầu tư công trình phải bàn giao đầy đủ cho đơn vị quản lý vận hành đầy đủ những tài liệu sau: Báo cáo nghiên cứu khả thi và các văn bản phê duyệt Văn bản về nhiệm vụ thiết kế, thiết kế sơ bộ, thiết kế thi công, những bản giải trình thuyết minh kết quả tính toán về ảnh hưởng giữa công trình đường dây và các công trình có liên quan (giao thông, bưu điện, quốc phòng...) tài liệu khảo sát địa chất. Các biên bản xác nhận về kỹ thuật thi công của các hạng mục: phần ngầm, phàn nổi, kéo dây... Tài liệu kỹ thuật của các thiết bị trên do nhà chế tạo cấp. Các biên bản thí nghiệm móng, sứ, điện trở tiếp địa cột, các biên bản thí nghiệm các thiết bị khác có lắp đặt trên đường dây (cầu dao, đường dây nhánh, đèn tín hiệu, TU đường dây, cuộn cản thông tin...) Các biên bản kiểm tra các khoảng vượt và các khoảng giao chéo với các công trình khác. Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt dọc. Các văn bản thay đổi thiết kế và các bản vẽ kèm theo. Các văn bản pháp lý. + Các văn bản cấp đất, cấp tuyến đường dây, đền bù hoa màu, tài sản của các cơ quan và nhân dân trên dọc hành lang bảo vệ của đường dây + Các bản vẽ, biên bản, tài liệu liên quan đến nhà cửa, công trình tồn tại trong hành lang bảo vệ đường dây. + Các hồ sơ liên quan đến tiêu chuẩn an toàn của đường dây và nhà cửa theo Nghị định 54/1999/NĐ-CP (nêu cụ thể từng việc phải làm để thực hiện đúng và đầy đủ các quy định trong Nghị định). Bản thống kê các thiết bị dự phòng để giao cho đơn vị quản lý vận hành Kết luận của hội đồng nghiệm thu cho phép đóng điện đường dây. Văn bản ghi những chứng từ, thiết bị lắp đặt không đúng thiết kế, không có thí nghiệm xuất xưởng (mà thí nghiệm kiểm tra cho phép vận hành) Tài liệu hoàn công và các văn bản liên quan. - Trong quá trình nghiệm thu phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định hiện hành về các tiêu chuẩn đưa vào vận hành, các văn bản chỉ đạo của cấp. - Khi hoàn thành công tác nghiệm thu nguội, hội đồng nghiệm thu gồm có: + Đo cách điện đường dây pha-pha, pha đất + Đóng điện nghiệm thu không tải với điện áp định mức. + Thử đồng vị pha đối với đường dây đóng có mạch vòng. + Đóng điện mang tải với mức định áp định mức. + Sau khi đóng điện mang tải trong 24 tiếng với điện áp định mức, néu đường dây không có hiện tượng bất thường thì hình thức bàn giao đưa vào vận hành. LỜI KẾT Đợt thực tập vừa qua đã giúp nhiều sinh viên tiếp cận được với công việc thực tế làm quen với môi trường làm việc của các công ty trong ngành điện. Được sự giúp đỡ chỉ dẫn của các anh trong ngành điện đã giúp cho sinh viên thực tập có thêm nhiều kinh nghiệm làm quen với công việc và tiến hành các thao tác tránh các sai xót không đánh có xảy ra. Vì thế đợt thực tập tốt nghiệp này rất quan trọng đối với mỗi sinh viên để chủng bị một hành trang kiến thức đủ tự tin bước vào nghề của ngành điện hiện đang theo học. Bước đầu thực tập không thể tránh được sự bỡ ngỡ cũng như thiếu sót về kiến thức và những sai phạm xảy ra đối với các sinh viên mới làm quen với môi trường làm việc tại thực tế cần được hoàn thiện hơn về kỹ năng cũng như đạo đức nghề nghiệp, ý thức tự giác chấp hành các qui định và kỹ thuật về an toàn lao động của ngành đảm bảo một môi trường làm việc thân thiệt an toàn và thỏa mái. Trong quá trình học tập và rèn luyện với chuyên ngành điện CN&DD tại trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Quãng Nam được sự giúp đỡ và dẫn dắt nhiệt tình của các thầy cô giáo cho em có được một kết quả như ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn: - Quý thầy cô trong khoa Điện – Điện Tử đã giúp đỡ em trong thời gian 2 năm học vừa qua giúp em có được một kiến thức vững vàng. - Thầy chủ nhiệm cũng là giáo viên hướng dẫn thực tập thầy Lê Văn Thảo đã giúp đỡ em hoàn thành bài cáo này. - Công ty Điện lực Hiệp Đức đã nhận em vào cơ quan thực tập trong suốt thời gian quan cho em một kiến thức về thực tế rất có giá trị. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC 1 Lời mở đầu 1 2 I. Mục đích 2 3 II. Thời gian thực tập 3 4 III. Địa điểm thực tập 3 5 IV. Nội dung hoạt động thực tập 3 6 V. Giáo viên hướng dẫn thực tập 3 KẾ HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 8 I. Kế hoạch tuần thứ nhất 4 9 II. Kế hoạch tuần thứ 2 4 10 III. Kế hoạch tuần thứ 3 5 11 Nhật ký thực tập 6 NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 12 Phần I: Tình hình đặc điểm của cơ quan đơn vị thực tập 13 1. Địa chỉ sự hình thành và phát triển 8 2. Sơ đồ tổ chức 9 14 4. Nhiệm vụ các phòng ban 9 Phần II: Khái quát truyền tải và phân phối điện năng 15 I. Khái quát sản xuất truyền tải và phân phối điện năng 10 16 II. Tổng quát về HTĐ và lưới điện phân phối 11 Phần III: Quản lý vận hành 17 I. Các yêu cầu chung về quản lý vận hành 14 18 II. Tiêu chuẩn vận hành 18 19 III. Tiêu chuẩn hành lang bảo vệ đường dây 26 Phần IV: Qui trình sữa chữa 20 I. Biện pháp an toàn và qui định chung trong sữa chữa 28 21 II. Các loại sữa chữa đường dây 29 22 III. Sữa chữa cột thép, xà thép trên cột bê tông 31 23 IV. Sơn cột thép, xà thép trên cột bê tông, mặt bích... 32 24 V. Sữa chữa cột bê tông, móng néo, móng cột,... 34 25 VI. Sữa chữa dây néo 35 26 VII. Sữa chữa dây dẫn, dây chống sét 36 27 Phần V: Thủ tục nghiệm thu 38 28 Lời kết 40

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tập vận hành và bảo trì hệ thống điện tại trạm trung gian XT T62 của Điện lực Hiệp Đức.doc