Báo cáo Thực tập về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB)

MỤC LỤC PHẦN 1 – KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG 1 1. Thông tin chung 1 2. Lịch sử hình thành 1 3. Hội đồng quản trị và ban điều hành 2 3.1. Hội đồng quản trị 3 3.2. Ban điều hành 3 4. Chính sách nhân sự 3 5. Sản phẩm dịch vụ chính 5 6. Định hướng và mục tiêu của SCB 5 PHẦN 2 – ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SCB 6 1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SCB năm 2005 và 2006 6 1.2. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Nội năm 2006 và 2007 8 2. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh SCB năm 2007 11 2.1. Nguồn vốn 12 2.1.1 Vốn huy động 12 2.1.2 Vốn và các quỹ 14 2.1.3 Ngồn vốn khác 14 2.2. Tài sản 14 2.2.1 Tồn quỹ, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác 15 2.2.2 Hoạt động tín dụng và đầu tư 15 2.2.3 Tài sản cố định và các tài sản có khác 16 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 17 2.3.1 Lợi nhuận trước thuế 17 2.3.2 Hoạt động dịch vụ 17 2.4. Các hoạt động khác 18 2.4.1 Về quản trị điều hành 18 2.4.2 Phát triển mạng lưới 18 2.4.3 Quảng cáo và tiếp thị các chương trình xã hội 19 2.4.4 Công tác nhân sự và đào tạo 19 PHẦN 3- ĐÁNH GIÁ CHUNG 20 PHẦN 1 – KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG 1. Thông tin chung Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Tên tiếng Anh: SaiGon Commercial Bank, viết tắt là : SCB Tên viết tắt: Ngân hàng Thương Mại Sài GònHội sở chính: 193 - 203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, Quận 1, Tp.HCM Giấy phép hoạt động số: 00018/NH - GF Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 4103001562 (đăng kí lần đầu, ngày 30-06-1992 số ĐKKD gốc : 059019, đăng kí lại lần thứ 1 ngày 16-04-2003, đăng kí thay đổi lần thứ 10, ngày 19-12-2005) Số điện thoại: (84 8) 9206501 FAX: (84 8) 9206505 Địa chỉ mail: scb@scb.com.vnTrang web: www.scb.com.vn TELEX: 811558 SCB VT SWIFT: SACLVNVX 2. Lịch sử hình thành Xuất thân từ Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992, sau 5 năm đổi tên thương hiệu và phát triển, từ 8/4/2003 đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện qua sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận hàng năm, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng được nâng cao cũng như sự định hình rõ nét thương hiệu SCB trong cộng đồng . Hiện SCB đang đứng hàng thứ 4 về tổng tài sản và đứng hàng thứ 3 về dư nợ tín dụng so với các ngân hàng TMCP khu vực TPHCM. Mạng lưới hoạt động trải dài từ Nam chí Bắc, đến nay là hơn 40 điểm tại khu vực phía Bắc, miền Trung, TPHCM, khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long - Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng. - Miền Trung: Đà Nẵng, Bình Định,Bình Thuận, Nghệ An. Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Bằng Sông Cửu Long: Vĩnh Long, An Giang, Châu Đốc, Trà Vinh, Tiền Giang, Sa Đéc, Bến Tre, Cần Thơ. - Miền Đông Nam Bộ: Bình Dương, Vũng Tàu Hiện tại vốn điều lệ và các quỹ của SCB đạt hơn 2.000 tỷ đồng. Sau khi được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban chứng khoán Việt Nam, tháng 12/2007, SCB phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnh giá phát hành là 1.399.999.500.000 đồng. Theo đó thì đến đầu năm 2009 vốn điều lệ SCB sẽ đạt hơn 3.000 tỷ đồng. Như vậy SCB đạt trước hạn mức vốn điều lệ tối thiểu cho một ngân hàng theo quy định của nhà nước. Ngoài ra, SCB còn tạo dựng thế mạnh của mình bằng việc liên minh, liên kết với các ngân hàng NH quốc doanh. Cụ thể, SCB ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với NH Đầu tư và Phát triển VN (BIDV), NH Ngoại thương (Vietcombank) và NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN (Agribank). Nhờ đó, SCB đã có được thế chủ động cần thiết trong kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực tài chính trong giai đoạn cạnh tranh và phát triển. Gia nhập WTO mở ra cơ hội cho các ngân hàng trong nước tăng cường học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng. Với nhận thức đó, SCB đang từng bước thực hiện đổi mới công nghệ và hiện đại hoá ngân hàng. Bên cạnh việc ra mắt dịch vụ Ngân hàng hiện đại SCB-Ebanking nhằm tiết kiệm thời gian và gia tăng tiện ích cho khách hàng, SCB xúc tiến trang bị hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking System) tiên tiến với công nghệ Temenos T24 và hợp tác với tập đoàn IBM nhằm cập nhật và ứng dụng các công nghệ tiên phong trong các dự án công nghệ thông tin. Với phương châm “ SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng ”, cùng với khát khao vươn lên của tập thể SCB, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng SCB sẽ trở thành một trong những ngân hàng TMCP hiện đại đa năng tại VN, tiến lên khẳng định uy tín và vị thế cạnh tranh trong tiến trình hội nhập với thị trường tài chính trong nước và quốc tế. 3. Hội đồng quản trị và ban điều hành

doc22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3919 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 – KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG 1. Thông tin chung Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Tên tiếng Anh: SaiGon Commercial Bank, viết tắt là : SCB Tên viết tắt: Ngân hàng Thương Mại Sài GònHội sở chính: 193 - 203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, Quận 1, Tp.HCM Giấy phép hoạt động số: 00018/NH - GF Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 4103001562 (đăng kí lần đầu, ngày 30-06-1992 số ĐKKD gốc : 059019, đăng kí lại lần thứ 1 ngày 16-04-2003, đăng kí thay đổi lần thứ 10, ngày 19-12-2005) Số điện thoại: (84 8) 9206501 FAX: (84 8) 9206505 Địa chỉ mail: scb@scb.com.vnTrang web: www.scb.com.vn TELEX: 811558 SCB VT     SWIFT: SACLVNVX 2. Lịch sử hình thành Xuất thân từ Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992, sau 5 năm đổi tên thương hiệu và phát triển, từ 8/4/2003 đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện qua sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận hàng năm, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng được nâng cao cũng như sự định hình rõ nét thương hiệu SCB trong cộng đồng . Hiện SCB đang đứng hàng thứ 4 về tổng tài sản và đứng hàng thứ 3 về dư nợ tín dụng so với các ngân hàng TMCP khu vực TPHCM. Mạng lưới hoạt động trải dài từ Nam chí Bắc, đến nay là hơn 40 điểm tại khu vực phía Bắc, miền Trung, TPHCM, khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long        - Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng. - Miền Trung: Đà Nẵng, Bình Định,Bình Thuận, Nghệ An. Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Bằng Sông Cửu Long: Vĩnh Long, An Giang, Châu Đốc, Trà Vinh, Tiền Giang, Sa Đéc, Bến Tre, Cần Thơ. - Miền Đông Nam Bộ: Bình Dương, Vũng Tàu Hiện tại vốn điều lệ và các quỹ của SCB đạt hơn 2.000 tỷ đồng. Sau khi được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban chứng khoán Việt Nam, tháng 12/2007, SCB phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnh giá phát hành là 1.399.999.500.000 đồng. Theo đó thì đến đầu năm 2009 vốn điều lệ SCB sẽ đạt hơn 3.000 tỷ đồng. Như vậy SCB đạt trước hạn mức vốn điều lệ tối thiểu cho một ngân hàng theo quy định của nhà nước.     Ngoài ra, SCB còn tạo dựng thế mạnh của mình bằng việc liên minh, liên kết với các ngân hàng NH quốc doanh. Cụ thể, SCB ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với NH Đầu tư và Phát triển VN (BIDV), NH Ngoại thương (Vietcombank) và NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN (Agribank). Nhờ đó, SCB đã có được thế chủ động cần thiết trong kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực tài chính trong giai đoạn cạnh tranh và phát triển.      Gia nhập WTO mở ra cơ hội cho các ngân hàng trong nước tăng cường học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng. Với nhận thức đó, SCB đang từng bước thực hiện đổi mới công nghệ và hiện đại hoá ngân hàng. Bên cạnh việc ra mắt dịch vụ Ngân hàng hiện đại SCB-Ebanking nhằm tiết kiệm thời gian và gia tăng tiện ích cho khách hàng, SCB xúc tiến trang bị hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking System) tiên tiến với công nghệ Temenos T24 và hợp tác với tập đoàn IBM nhằm cập nhật và ứng dụng các công nghệ tiên phong trong các dự án công nghệ thông tin. Với phương châm “ SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng ”, cùng với khát khao vươn lên của tập thể SCB, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng SCB sẽ trở thành một trong những ngân hàng TMCP hiện đại đa năng tại VN, tiến lên khẳng định uy tín và vị thế cạnh tranh trong tiến trình hội nhập với thị trường tài chính trong nước và quốc tế. 3. Hội đồng quản trị và ban điều hành 3.1. Hội đồng quản trị Ông Lê Quang Nhường: Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị   Ông Phạm Anh Dũng: Thành viên Hội Đồng Quản Trị   Ông Nguyễn Thế Linh:Thành viên Hội Đồng Quản Trị    Ông Phan Vĩ Dân:Thành viên Hội Đồng Quản Trị 3.2. Ban điều hành Ông Phạm Anh Dũng:Tổng Giám Đốc    Ông Nguyễn Thế Linh: Phó Tổng Giám Đốc    Ông Trương Văn Nhơn: Phó Tổng Giám Đốc   Bà Vũ Thị Kim Cúc:Phó Tổng Giám Đốc Bà Hồ Thị Thanh Trúc: Phó Tổng Giám Đốc   Bà Nguyễn Lê Diệu Thơ:Phó Tổng Giám Đốc Ông Diệp Bảo Châu:  Phó Tổng Giám Đốc   Ông Trần Minh Cương: Phó Tổng Giám Đốc Ông Trương Ngọc Danh: Phó Tổng Giám Đốc Ông Thân Ngọc Minh: Kế Toán Trưởng 4. Chính sách nhân sự Trong sự nghiệp của một doanh nghiệp nói chung hay một Ngân Hàng nói riêng thì con người hay nói cách khác là nguồn nhân lực là linh hồn, là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại và thành công trong mọi hoạt động, chính vì vậy tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB luôn xem nguồi nhân lực là VỐN chứ không phải là TÀI SẢN. Bởi vì nếu nguồn nhân lực là tài sản thì Ngân Hàng sẽ sử dụng và đến một lúc nào đó tài sản sẽ cạn kiệt, Ngân hàng không còn sử dụng được nữa. Nhưng nếu nhận thức nguồn nhân lực là vốn thì Ngân hàng phải có kế hoạch bảo toàn và phát triển nguồn vốn ấy. Chính vì ý thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong việc tồn tại và phát triển nên tại SCB đã và đang cố gắng hoàn thiện bộ máy nhằm duy trì và phát triển đội ngũ nhân sự ngày càng chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất. Hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB là một trong số rất ít Ngân Hàng đang hoạt động trên thị trường Việt Nam có chính sách tiền lương và các chế độ khác rất cao so với mặt bằng tiền lương chung trong ngành Ngân Hàng. Tại SCB ngoài các chế độ bảo hiểm theo quy định như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; SCB còn mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn cho người lao động và chương trình tiết kiệm tích luỹ dành cho CBNV làm việc tại SCB từ 10 năm trở lên.Ngoài các chế độ trên, SCB luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động thể hiện qua các chính sách như thăm hỏi CBNV và người nhà khi bị ốm đau, bệnh tật; tặng quà hiện kim cho CBNV nhân ngày sinh nhật và nhân ngày kết hôn đặc biệt SCB có chế độ riêng cho cả hai CBNV đều làm việc trong hệ thống SCB. Hàng năm tại SCB đều tổ chức ngày hội gia đình SCB nhằm tạo điều kiện cho CBNV và các gia đình có dịp họp mặt để trao đổi các kinh nghiệm trong công việc và trong gia đình và cũng qua đó tạo bầu không khí sinh hoạt tập thể vui tươi qua các cuộc thi. Ngoài ra còn tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi dành cho các cháu thiếu nhi là con em CBNV; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam cho CBNV là bộ đội phục viên, ngày thương binh liệt sỹ 27/7 cho CBNV có thân nhân là thương binh, liệt sỹ… SCB luôn trân trọng những người có kinh nghiệm làm việc trong ngành Ngân hàng, chính vì vậy tại SCB có những chính sách riêng dành cho đối tượng này như chính sách đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng … Cũng xuất phát từ nhận thức con người là VỐN nên tại SCB rất quan tâm và coi trọng việc đào tạo, SCB có những chính sách đào tạo trong nước và nước ngoài dành cho người lao động trong đó chú trọng việc đào tạo các nghiệp vụ, các kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho người lao động luôn được cập nhật những kiến thức mới để phục vụ cho công việc. SCB luôn tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội thăng tiến trong công việc nhất là những người có tính cầu tiến, ham học hỏi, năng động, sáng tạo trong công việc. Hiện tại đội ngũ cán bộ lãnh đạo tại SCB chúng tôi tuổi đời bình quân từ 28 đến 35 tuổi, có rất nhiều trường hợp sinh viên ra mới trường vào SCB làm việc từ 02 đến 03 năm đã được bổ nhiệm từ cấp quản lý trung cấp trở lên 5. Sản phẩm dịch vụ chính - Huy động vốn: huy động tiền gửi từ doanh nghiệp và cá nhân bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng, các chương trình tiết kiệm dự thưởng và khuyến mãi - Dịch vụ tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay mua xe ôtô, sửa chữa, mua sắm, xây dựng nhà ở, hỗ trợ học tập, tiêu dùng, bảo lãnh trong và ngoài nước, kinh doanh bán sỉ, kinh doanh chứng khoán. . . - Các dịch vụ khác: dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, chi hộ lương, thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại hối và vàng, kiều hối, thẻ, tư vấn nhà đất, SMS Banking, Internet Banking, đầu tư trực tiếp, Repo chứng khoán, Ngân quỹ. . 6. Định hướng và mục tiêu của SCB Định hướng của SCB là phát triển đi kèm với bền vững, xây dựng SCB thành Ngân hàng thương mại đa năng, tiện ích dịch vụ đạt tiêu chuẩn hiện đại, đa năng và chất lượng dịch vụ được khách hàng đánh giá tốt, mở rộng các loại hình hoạt động kinh doanh, với mục tiêu đến năm 2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh trên thị trường trong nước, từng bước vươn ra khu vực và thế giới. Mục tiêu của SCB là gia tăng giá trị cổ đông; phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại;duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với SCB; giữ vững sự tăng trưởng và tình hình tài chính lành mạnh; không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực sáng tạo của nhân viên PHẦN 2 – ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SCB 1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SCB năm 2005 và 2006 Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Thu từ lãi Thu lãi cho vay 268.577.6763.136 690.062.343.262 Thu lãi tiền gửi 12.984.355.394 21.784.899.481 Thu lãi góp vốn mua cổ phần 595.285.569 816.497.879 Thu lãi khác về hoạt động tín dụng 22.740.541.674 Tổng thu tiền lãi và các khoản thu nhập có tính chất lãi 282.157.287.009 735.404.282,296 Chi trả lãi Chi trả lãi tiền gửi 173.869.242.636 445.911.125.251 Chi trả lãi tiền đi vay 4.785.222.256 1.994.390.911 Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá 13.000.000.000 Tổng chi trả lãi 178.654.464.892 460.985.516.162 Thu nhập từ lãi( thu nhập lãi ròng) 103.502.822.207 274.418.766.134 Thu ngoài lãi Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 202.149.551 1.713.890.653 Thu phí dịch vụ thanh toán 503.628.086 1.854.093.210 Thu phí dịch vụ ngân quỹ 76.007.462 273.088.070 Thu từ tham gia thị trường tiền tệ 2.585.135.556 12.107.253.674 Lãi từ kinh doanh ngoại hối 206.685.927 0 Thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý 51.546.108 105.926.389 Thu từ các dịch vụ khác 4.279.189.875 27.634.050.178 Các khoản thu nhập bất thường 13.959.670.456 7.270.586.255 Tổng thu ngoài lãi 21.864.013.021 50.958.888.429 Chi phí ngoài lãi Chi khác về hoạt động huy động vốn 5.480.791.540 18.618.212.269 Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 810.943.017 1.994.926.771 Lỗ từ kinh doanh ngoai hối Chi về hoạt động khác 762.007.422 5.000.000 Chi nộp thuế 52.607.502 446.223.029 Chi nộp các khoản phí, lệ phí 241.549.618 257.362.210 Chi cho nhân viên 26.791.088.125 63.949.624.010 Chi hoạt động quản lý và công cụ 14.869.267.524 28.883.021.072 Chi khấu hao cơ bản TSCĐ 2.464.959.800 6.820.155.862 Chi khác về tài sản 7.296.666.101 16.390.663.950 Chi dự phòng 18.086.176.000 30.053.514.940 Chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng,chi bồi thường BHTG 1.257.038.789 1.953.175.087 Chi phí bất thường khác 559.049.744 1.422.808.140 Tổng chi phí ngoài lãi 78.672.145.182 171.145.665.538 THU NHẬP NGOÀI LÃI (56.808.132.161) (120.186.777.109) THU NHẬP TRƯỚC THUẾ 46.694.690.046 154.231.989.025 1.2. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Nội năm 2006 và 2007 Chỉ tiêu 2006 2007 Tài sản 1. Tiền mặt vàng bạc đá quý 1.329 8.272 2. Tiền gửi tại NHNN 1.456 343 3. Tín phiếu chính phủ và GTCG ngắn hạn khác đủ ĐK tái chiết khấu với NHNN 4. Tiền Vàng gửi tại TCTD khác và cho vay các TCTD 101.849 1.972 * Tiền, vàng gửi tại các TCTD 101.849 1.972 * Cho vay các TCTD khác * Dự phòng rủi ro 5. Chứng khoán kinh doanh * Chứng khoán kinh doanh khác * Dự phòng giảm giá CK kinh doanh 6. Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản phái sinh khác 7. Cho vay khách hàng 391.242 1.051.437 * Cho vay khách hàng 391.242 1.051.437 Cho vay ngắn hạn 150.871 614.995 Cho vay trung hạn 240.372 436.442 Chiết khấu và cầm cố GTCG * Dự phòng rủi ro 8. Chứng khoán đầu tư * CK sẵn sàng để bán * CK giữ đến ngày đáo hạn * Dự phòng giảm giá Ck đầu tư 9. Góp vốn phải đầu tư dài hạn 10. Tài sản cố định 2.892 41.865 * TSCĐHH 2.879 28.490 Nguyên giá TSCĐ 3.549 34.027 Hao mòn TSCĐ (670) (5.537) * TSCĐVH 13.316 Nguyên giá TSCĐ 13.316 Hao mòn TSCĐ * Tài sản khác 13 59 11. Tài sản có khác 628.038 5.523.995 * Các khoản phải thu 381 485 * Các khoản lãi và phí phải thu 4.890 17.461 * Tài sản thuế TNDN hoãn lại * Tài sản có khác 622.766 5.506.049 * Gửi nội bộ 620.318 5.504.404 * Các khoản dự phòng rủi ro khác Tổng cộng tài sản 1.126.806 6.627.885 Nguồn vốn 1. Tiền gửi của KBNN và các TCTD khác 505.434 452.033 * Tiền gửi của KBNN * Tiền gửi các TCTD khác 505.434 452.033 2. Vay NHNN, TCTD khác 3. Tiền gửi của khách hàng 591.383 5.962.039 * Tiền gửi của các TCKT và dân cư 1.601.678 Tiền gửi KKH Tiền gửi CKH 275.308 1.326.370 * Tiền gửi tiết kiệm 4.360.361 TK KKH 424 TK CKH 4.359.937 4. Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác 5. Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư 6. Tài sản nợ khác 18.842 141.960 * Các khoản phải trả 18 9.430 * Các khoản lãi và phí phải trả 18.823 132.530 * Thuế TNDN hoãn lại phải trả * Tài sản nợ khác 7. Vốn và các quỹ 11.147 71.853 Tổng cộng nguồn vốn 1.126.806 6.627.885 2. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh SCB năm 2007 Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO. Với những cơ hội và thách thức của hội nhập,nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính nói riêng đã có những bước chuyển mình sâu sắc. Hòa mình vào xu thế nói cung với quyết tâm “Sẵn sang ra biển lớn” SCB đã đạt được những thành tựu đáng kể. 2.1. Nguồn vốn Tính đến thời điểm 31/12/2007,tổng vốn của SCB là 25.980 tỷ đồng,tăng 15,037 tỷ (tăng 137,41%) so với đầu năm.Cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là vốn huy động chiếm 87,58% trong tổng nguồn vốn,còn lại là cổ phần,các quỹ và tài sản nợ khác. 2.1.1 Vốn huy động Đến cuối năm 2007,tổng nguồn vốn huy động của SCB đạt 25.753,29 tỷ đồng,tăng 12.817,85 tỷ đồng so với đầu năm.Cơ cấu huy động vốn bao gồm vay NHNN ,huy động tiền gửi từ TCTD,huy động tiền gửi từ TCKT và dân cư và phát hành giấy tờ có giá(trái phiếu chuyển đổi). - Nguồn vốn vay chiết khấu NHNN là 59 tỷ đồng chiếm 0,26% trong tổng số vốn huy động và nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá là 1.400 tỷ đồng chiếm 6,155 trong tổng nguồn vốn huy động. - Nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng đạt 5.323,75 tỷ đồng chiếm 23,4 % trong tổng nguồn vốn huy động,huy động ,tăng 24,67 tỷ (tăng 0,47%) so với đầu năm. - Nguồn vốn huy động từ dân cư và các TCTK đạt 15.970,54 tỷ đồng,chiếm 70,19% trong tổng nguồn vốn,tăng 12.394,91 tỷ đồng(tăng 3,7 lần) so với đầu năm.Trong đó: + Tiền gửi thanh toán cá nhân và tiền gửi của tổ chức : đạt 4.902,52 tỷ đồng,chiếm 30,7% trong nguồn vốn huy động từ dân cư và các TCKT,tăng gần 7,39 lần so với đầu năm. + Tiền gửi tiết kiệm đạt 11.068,02 tỷ đồng,chiếm tỷ trọng khoảng 69,3% trong nguồn vốn huy động từ dân cư và TCKT,tăng 8.076,66 tỷ đồng(tương đương 2,7 lần) so với đầu năm. + Nếu xét theo thời gian thì tiền gửi thanh toán đạt 1.020,57 tỷ đồng,chiếm 6,39% trong tổng nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế;tiền guwircos kỳ hạn đạt 14.949,97 tỷ đồng chiếm 93,61% trong tổng nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế Huy động vốn của SCB những tháng đầu năm chủ yếu tập trung từ nguồn huy động trên thị trường lien hàng theo tỷ lệ huy động giữa thị trường 1 và thị trường 2 là 4:6.Với quyết tam cơ cấu lại nguồn vốn huy động, bắt đầu từ cuối quý I/2007,cơ cấu nguồn vốn huy động của SCB đã chuyển dịch theo hướng tốc độ tăng trưởng trên thị trường 1tăng nhanh hơn trên thị trường 2. Động thái này đã giúp SCB có một cơ cấu vốn hợp lý, an toàn. Nguồn vốn huy động từ thị trường 1 tăng đều qua các tháng.Sự gia tăng của lượng tiền gửi thanh toán so với đầu năm cũng góp phần cải thiện cơ cấu huy động vốn trên thị trường. Nguồn vốn huy động trên thị trường 2 không ổn định như thị trường 1,một phần do SCB muốn cơ cấu lại thị trường vốn.Từ quý II/2007 đã ổn định trở lại và đảm bảo an toàn cho SCB. Xét về mức độ đóng góp giữa các đơn vị trong hệ thống SCB,CN Ha Nội luôn là đơn vị dãn đầu.Bình quân cung cấp từ 25% đến 30% ngồn vốn huy động cho toàn hệ thống.Kế đến là các sở giao dịch với mức đóng góp bình quân khoảng 20%. Nhìn chung, tại tất cả các chi nhánh SCB đều có mức tăng trưởng về nguồn vốn huy động trong năm 2007.Đây cũng là điều kiện tiên quyết để các đơn vị chủ động được nguồn tài chính cho nhu cầu tín dụng,đấu tư với mục tiêu lợi nhuận. 2.1.2 Vốn và các quỹ Với lộ trình thích hộp nắm trong chiến lược phát triển đến năm 2010,SCB đã từng bước thực hiện đúng kế hoạch,chuẩn bị chu đáo bằng bước đệm TPCĐ trước khi tăng vốn cổ phần nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho các cổ đông. Đầu năm 12/2007,vốn điều lệ của SCB đã tăng lên 1970 tỷ đồng,thặng dư vốn cổ phần đạt 407,53 tỷ.Cuối năm 2007,tổng các quỹ của SCB còn lại 24,93 tỷ đồng; lợi nhuận chưa phân phối là 8,98 tỷ. 2.1.3 Ngồn vốn khác Tính đến 31/12/2007, nguồn vốn khác của SCB là 549,31 tỷ đồng,tăng 361,51 tỷ so với đầu năm.Các khoản phải trả khác cũng tăng đáng kể, đây là điều tất yếu khi quy mô và lượng vốn huy động tăng nhanh. 2.2. Tài sản 2.2.1 Tồn quỹ, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác Tính đến 31/12/2007,tốn quỹ của SCB là 196,53 tỷ, tăng50,69 tỷ so với dầu năm.Tỷ lệ tồn quỹ hợp lý,bắt đầu từ quysII/2007,tồn quỹ được điều chỉnh và kiểm soát tốt hơn. Tiền gửi tại NHNN đạt 173,56 tỷ,giảm 66,28 tỷ so với đầu năm..Việc điều hành hiệu quả tồn quỹ và tiền gửi tại NHNN đã góp phần tối đa hóa lợi nhuận đồng thời đảm bảo an toàn thanh khoản cho SCB. Tiền gửi tại các TCTD là 3255,2 tỷ đồng,tăng 2052,9 tỷ so với đầu năm,đáp ứng nhu cầu thanh khoản,đầu tư sinh lời. 2.2.2 Hoạt động tín dụng và đầu tư a. Tín dụng *Dư nợ tín dụng Tính đến 31/12/2007,dư nợ tín dụng đạt 19.477,6 tỷ đồng tăng 11.270,91 tỷ so với đầu năm,hoàn thành 250,28% kế hoạch của HĐQT và thực hiện được 108,04% kế hoạch do BĐH đặt ra. Dư nợ tín dụng của SCB tăng trưởng đều qua các tháng. Như vậy hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn mang lại nguồn thu nhập chính cho SCB. Xuất phát điểm từ một ngân hàng truyền thống với đặc thù huy động và cho vay, SCB khó có thể vững bước trên con đường phát triển hiện đại và đa năng.Vì vậy mà tăng trưởng tín dụng ổn định là một trong những yêu cầu cơ bản để SCB đa dạng hóa hoạt dộng,củng cố sức mạnh và hội nhập theo chiều sâu. * Chất lượng tín dụng Cùng với việc tăng trưởng dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng tại SCB luôn được kiểm soát và cải thiện. Đến 31/12/2007, tổng dư nợ xấu của SCB là 65,86 tỷ đồng, chiếm 0,34% so với tổng dư nợ. Nếu đầu năm, tỷ lệ nợ xấu là 0,85% thì đến cuối năm 2007, tỷ lệ này chỉ còn 0,34% tức là chỉ bằng 1/3 so với đầu năm dù quy mô tín dụng đã tăng gấp 2,37 lần. Chất lượng tín dụng ngày một nâng cao không chỉ phản ánh chật lượng nguồn nhân lực của SCB ,mà còn là tín hiệu cho một sự tăng trưởng bền vững,và góp phần nâng cao vị thế của SCB trên thị trường tài chính. Để quản lí được chất lượng tín dụng,SCB đã duy trì 100%quy trình cho các sản phẩm tín dụng được triển khai,vấn đề tuân thủ quy trình được hệ thống kiểm soát giám sát một cách nghiêm ngặt(thực hiện kiểm tra trước,trong và sau khi cho vay).đồng thời SCB đã thiết lập một sợi chỉ xuyên suốt trong công tác tín dụng toàn hệ thông qua việc phân cấp phán quyết và xét duyệt thông qua HĐTD các cấp trước khi cho vay. b. Các khoản đầu tư và góp vốn liên doanh Năm 200, SCB tiếp tục thực hiện đầu tư chứng khoán,giá trị chứng khoán đạt 64,04.SCB góp vốn vào các TCKT là 57,32 tỷ đồng chủ yếu trên các lĩnh vực giàu tiềm năng như du lịch, khách sạn, tài chính. 2.2.3 Tài sản cố định và các tài sản có khác Năm qua, SCB đẩy mạnh đầu tư gấp đôi vào tài sản cố định, chủ yếu là bất động sản là quyền sử dụng đát để xây dựng trụ sở và quảng bá thương hiệu tại các tỉnh thành trong cả nước. SCB đang từng bước thể hiện một tầm vóc mới mạnh hơn,hài hòa về chất lượng phù hợp với quy luật chung của sự phát triển. 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 2.3.1 Lợi nhuận trước thuế Chênh lệch thu chi của SCB đạt 364,14 tỷ đồng. Lợi nhận trước thuế của SCB là 361,32 tỷ đồng, gấp 2,34 lần so với lợi nhuận năm 2006. Thu nhập chủ yếu của SCB là từ lãi. SCB đảy mạnh các hoạt động dịch vụ như đầu tư, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ…gop phần đáng kể vào doanh thu của SCB. Năm 2007,SCB nâng tổng số dự phòng rủi ro tín dụng lên 81,16 tỷ. Kết quả kinh doanh tăng trưởng ổn định qua các năm, góp phần tăng sức hấp dẫn của hoạt động tài chính-ngân hàng trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 2.3.2 Hoạt động dịch vụ Trong năm 2007, SCB có những hoạt dộng dịch vụ nổi bật chính như sau: - Hoạt động thẻ: Cuối năm 2007, SCB có 19 máy ATM trong cả nước, phát hành 8086 thẻ cho khách hàng. - Hoạt động thanh toán quốc tế: Có những phát triển vượt bậc so với năm 2006, đạt 195,26 triệu đô, tăng 137% so với năm 2006. SCB luôn nhận được sự đánh giá tốt từ phía khách hàng. Trong thời gian tới, SCB không ngừng đa dạng các sản phẩm thanh toán quốc tế nhắm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Hợp tác với các ngân hàng trong và ngoài nước Hoạt động quan hệ hợp tác quốc tế góp phần đáng kể vào sự phát triển và các nghiệp vụ khác của ngân hàng. Năm 2007, SCB thiết lập quan hệ với gần 300 ngân hàng và các chi nhánh thuộc 59 quốc gia, là tiền đề quan trọng để hoạt động kinh doanh quốc tế năm 2008 tiếp tục tăng trưởng cao hơn. - Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: + Năm 2007, SCB được NHNN cho kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. + SCB tham gia sàn giao dịch vàng + Đàm phán hợp tác với CommerzBank về hoạt dộng kinh doanh vàng Hiện nay, SCB đặt mục tiêu phát triển mạnh kinh doanh ngoại tệ thành một thế mạnh. 2.4. Các hoạt động khác 2.4.1 Về quản trị điều hành Tháng 4/2007, SCB chuyển đổi mô hình tổ chức và kiện toàn bộ máy theo tư vấn của chuyên gia BTC. SCB mạnh dạn tín nhiệm và tạo điều kiện cho đội ngũ lãnh đạo trẻ bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo hiện đại. Một thành công lớn trong công tác quản trị điều hành của năm 2007 là mở rộng cơ chế dân chủ tập trung, đoàn kết nội bộ, công bằng và minh bạch Trong công tác lập kế hoạch kinh doanh cho năm tài chính mới, BĐH đã trao quyền chủ động cho các đơn vị xây dựng và bảo vệ kế hoạch phù hợp với chỉ tiêu chung của toàn hàng.Cuối năm 2007, SCB đã ký thỏa thuận hợp tác với tập đoàn Temnos và IBM. 2.4.2 Phát triển mạng lưới Năm 2007, SCB tăng tốc mạnh mẽ với quyết tâm trải rộng mạng lưới trên khắp cả nước. Đến nay, toàn hệ thống SCB đã phát triển đến 41 điểm giao dịch, là một bước tiến vượt bậc trong mục tiêu phát triển toàn diện. SCB không mở rộng mạng lưới tràn lan mà chuẩn bị tốt công tác nhân sự. Do vậy đến cuối năm 2007, tất cả các điểm giao dịch của SCB đều có lãi. 2.4.3 Quảng cáo và tiếp thị các chương trình xã hội Trong kế hoạch hành động hàng năm, SCB luôn dành ngân sách đáng kể cho các hoạt động xã hội.Riêng năm 2007, hơn 35 tỷ đã được vận động cho tài trợ và từ thiện.SCB thực sự đã đồng hành và đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. 2.4.4 Công tác nhân sự và đào tạo Năm 2007 là năm có nhiều biến động và cải cách về mặt tổ chức nhân sự tại SCB.Đến cuối năm 2007, đội ngũ cán bộ nhân viên SCB tăng gấp đôi năm 2006 và lên đến 1053 người. SCB tạo nhiều sân chơi bổ ích cho sinh viên ngành ngan hàng, tổ chức thi tuyển công khai nhằm tuyển dụng nguồn nhân lực có hiệu quả. SCB có đội ngũ nhân lực trẻ, giàu nhiệt huyết,sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao, với độ tuổi trung bình là 31 đang đóng góp hết mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngân hàng. Tháng 6/2007, Hội đồng nghiên cứu ra đời nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng vào hoạt động chuyên môn. Từ khi ra đời đến nay đã có 9 đề tài được nghiệm thu. Đây là kết quả xưng đáng cho những cố gắng không ngừng của SCB. PHẦN 3- ĐÁNH GIÁ CHUNG Như vậy, trong năm 2007, SCB đã đạt được nhiều thành công lớn trong hoạt động kinh doanh: Thành tựu lớn nhất trong năm là cơ cấu nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động của SCB đã đảo chiều một cách ngoạn mục: nếu đầu năm, tỷ lệ huy động giữa thị trường 1 và thị trường 2 là 4:6 thì đến cuối năm tỷ lệ này là 7,5:2,5. Tỷ lệ huy động ổn định giữa thị trường 1 và thị trường 2 luôn được duy trì. Bên cạnh đó, các chỉ số an toàn và chất lượng hoạt động luôn được kiểm soát một cách chặt chẽ. Hệ số an toàn vốn luôn đảm bảo tuân thủ theo quy định của nhà nước. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trên tổng dư nự được kiểm soát chặt chẽ.Tình hình thanh khoản luôn được đảm bảo ổn định, tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Trong hoạt động kinh doanh của SCB, tỷ lệ thu dịch vụ trên tổng thu được cải thiện một cách đáng kể. Nếu năm 2006, tỷ lệ này chỉ đạt 5,56% thì đến năm 2007, tỷ lệ này là 14,64%. Năm 2007, SCB đã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ nhân sự trẻ, năng động, nhiệt tình. Chính sách đãi ngộ rất tốt đối với CBNV đã thu hút được một lực lượng những người giỏi, có đạo đức, có tâm huyết với ngôi nhà chung SCB.Thêm váo đó, các quy trình, quy chế của SCB liên tục được hoàn thiện và bổ sung, các văn bản hướng dẫn tác nghiệp cũng nhanh chóng được đưa ra nhằm tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh được hiệu quả.Tất cả những yếu tố trên đã góp phần thúc đẩy sự phát triển đi lên và đạt tới những thành công trong kinh doanh của SCB, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế cả nước. Bên cạnh những thành công đạt được, SCB còn một số tồn tại cần khắc phục để hoàn thiện hơn: Mặc dù mô hình mới đã được áp dụng song hoạt động vẫn chưa thực sự hiệu quả, chư được triển khai ở các chi nhánh. Sự phát triển giữa các đơn vị trong toàn hệ thống chưa đồng bộ.Một số đơn vị hoạt động rất tốt nhưng có những đơn vị hoạt động trì trệ ảnh hưởng tới sự phát triển chung của ngân hàng, nguyên nhân một phần do cong tác nhân sự ở một số chi nhánh chưa hiệu quả, năng suất lao động chưa cao, chưa đi sâu giám sát phát triển thị trường. Về mặt hoạt động dịch vụ và hoạt động quản lý, khai thác tài sản chưa thực sự hiệu quả, đôi lúc gây lãng phí., hoạt động dịch vụ chưa phong phú đa dạng, thub nhập vẫn tập trung vào hoạt động tín dụng. Công tác quản trị điều hành tài sản chưa bài bản. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại một số đơn vị chưa phát huy tốt vai trò kiểm soát, phần lớn thực hiện ở khâu kiểm soát sau. Khắc phục được những hạn chế, thiếu sót trên, SCB sẽ tăng trưởng vững mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB).doc
Luận văn liên quan