Báo cáo Thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp khu dịch vụ du lịch

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học 2.2. Ý nghĩa thực tiễn 3. Mục tiêu nghiên cứu 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4.2. Khách thể nghiên cứu của đề tài 4.3. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp chọn mẫu bằng bảng hỏi 5.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi 5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân 5.4. Phương pháp quan sát và tham dự 5.5. Phương pháp phân tích tài liệu 6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 6.1. Giả thuyết nghiên cứu 6.2. Khung lý thuyết PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.Cơ sở lý luận 1.1.1. Cơ sở lý luận 1.1.2. Các lý thuyết áp dụng 1.1.2.1. Lý thuyết cơ cấu chức năng 1.1.2.2. lý thuyết hành động xã hội 1.1.2.3. Lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý 1.1.2.4. Lý thuyết biến đổi xã hội 1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.3. Những khái niệm công cụ 1.3.1. Cơ cấu nghề nghiệp 1.3.2. Khái niệm bàn giao 1.3.3. Khái niệm đất đai 1.3.4. Khái niệm khu công nghiệp 1.3.5. Khái niệm về Du lịch 1.3.6. Khái niệm về Dịch vụ CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. Đặc điểm tình hình văn hóa – kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu 1.Tiềm năng về phát triển kinh tế, du lịch của Huyện Tĩnh Gia 2. Tổng quan địa bàn xã Hải Hòa II. Thực trạng của người dân xã Hải Hòa – Huyện Tĩnh Gia sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch. 2.1. Nghề nghiệp hiện tại của người dân và các yếu tố liên quan 2.2. Đánh giá thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu du lịch dịch vụ và nguyên nhân của tình hình. 2.2.1. Những kết quả đạt được 2.2.2. Các yếu tố cơ bản tác động tới cơ cấu lao động xã sau khi bàn gia đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch. 2.2.3. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân cơ bản của tình hình PHẦN III: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 1. Kết luận: 2. Giải pháp: 3. Khuyến nghị: PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) nước ta chuyển từ nền kinh tế tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua nhờ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến đáng kể, cơ cấu kinh tế cơ cấu lao động đã chuyển đổi tích cực theo hướng: Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Đây là sự chuyển biến đáng mừng, phù hợp với xu hướng vận động có tính quy luật của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đã từng diễn ra ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với sự ra đời của các khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch nghỉ mát là tình trạng thu hẹp lại đất đai, nhất là đất nông nghiệp, những mảnh đất gắn bó với người nông dân từ bao đời nay. Việc chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi, đất là một trong những vấn đề lớn và bức xúc hiện nay. Việc thu hồi đất, đặc biệt là đất nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến tư liệu sản xuất truyền thống, việc làm của người lao động nông nghiệp. Cho đến nay, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn vẫn diễn ra khá chậm. Điều này được thể hiện không chỉ ở quy mô, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề , trình độ trang thiết bị, kỹ thuật , công nghệ , chất lượng của người lao động mà còn ở cả trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức lao động. Những yếu kém trên trong thực tế đã trở thành các lực cản làm chậm đáng kể quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Chính vì vậy, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã trở thành vấn đề bức xúc. Với mục tiêu cuộc sống của người dân bị thu hồi đất phải được ổn định về đời sống kinh tế và ngày càng được nâng cao, chính vì từ những mục tiêu đó đòi hỏi các ngành, các cấp phải có sự nghiên cứu và tìm ra cách giải quyết phù hợp. Xuất phát từ thực tế đất đai, đồng ruộng luôn gắn liền với người nông dân bao đời nay khi người dân mất đất vấn đề tìm kiếm việc làm mới đối với người nông dân là không dễ dàng gì. Bởi vì ngoài sự chăm chỉ, cần cù chịu khó vốn có của người nông dân vấn đề trình độ học vấn, chuyên môn, tay nghề đối với người nông dân là cả một vấn đề để giải quyết. Mất đất, tức là mất đi nguồn thu nhập chính để nuôi sống gia đình họ. Câu hỏi đặt ra ở đây là: “Thực tế việc làm của người nông dân sẽ ra sao khi họ không còn đất đai để canh tác? Những thách thức nào đang đặt ra đố với cuộc sống của họ?”. Thực tế có thể thấy ngay rằng, tình trạng việc làm của người dân sau khi mất đất là một vấn đề cấp bách cả lý luận và thực tiễn. Nó đòi hỏi các cấp, các ngành phải có sự phối kết hợp chặt chẽ để tìm ra cách giải quyết. Chính từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài “Thực trạng nghề nghiệp của người nông dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu Dịch vụ du lịch” (Qua khảo sát tại xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa, tháng 8 năm 2011). Với tính chất là một nghiên cứu thực nghiệm, em huy vọng báo cáo của mình sẽ góp phần nhỏ bé vào việc cung cấp một số thông tin thiết thực cho việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nói trên ở huyện Tĩnh Gia nói chung và xã Hải Hòa nói riêng trong cả nghiên cứu lý luận và thực tiễn.

doc54 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3269 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp khu dịch vụ du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp, khu dịch vụ du lịch. 2.1. Nghề nghiệp hiện tại của người dân và các yếu tố liên quan. Trong những năm gần đây, nhờ tác động mạnh mẽ của công cuộc đổi mới các ngành công nghiệp xây dựng và và dịch vụ đã phát triển với tốc độ nhanh, nhiều nhà máy khu công nghiệp, các khu du lịch, nghỉ dưỡng góp phần lớn trong việc phân công lao động, từng bước giải phóng sức lao động và làm cho con người trở thành chủ thực sự. Giờ đây người lao động đã tự quyết định các phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên cơ sở lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ. Bên cạnh đó còn xuất hiện nhiều hình thức kinh tế hợp tác tự nguyện kinh doanh theo hướng tổng hợp, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Chính vì thế, cơ cấu lao động ở nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ, thu hút phần lớn lao động thuần nông chuyển sang hoạt động làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp, yếu tố này đã góp phần làm giảm tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm trên địa bàn xã Hải Hòa. Ngoài ra cơ cấu lao động của xã Hải Hòa còn chịu tác động của điều kiện chủ quan và khách quan của nền kinh tế thị trường và phát triển của xã hội. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rõ điều đó. Bảng 1: Cơ cấu GDP việc làm của người dân theo nhóm ngành trước và sau khi bàn giao đất. (Đơn vị tính %) Năm Cơ cấu ngành Trước năm 2005 Sau năm 2005 Tổng GDP 100 100 Làm ruộng 63,5 45,6 Đánh bắt thủy sản 23,8 32,7 Chăn nuôi 1,8 3,6 Dịch vụ du lịch 1,3 4,1 Tiểu thủ công nghiệp 0,3 2,1 Buôn bán 4,1 4,9 Cán bộ viên chức 2,,1 1,8 Công nhân 0,3 0,8 Làm thuê 1,6 3,1 Khác 1,3 1,3 (Số liệu nghiên cứu thực tập lớp K52 – PN2 Khoa xã hội học Trường ĐH KHXH & NV – Hà Nội tại xã Hải Hòa – Huyện Tĩnh Gia – Tỉnh Thanh Hóa tháng 8/2011) Bảng số liệu cho thấy: Trước khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch nghề chính của người dân là nông nghiệp (chiếm 63,5%), các ngành còn lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu nghề nghiệp. Đặc biệt là nghề thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và công nhân chỉ (chiếm 0,3%). Nhưng sau khi Nhà nước tiến hành chủ trương thu hồi đất để đầu tư phát triển khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng thì tỷ trọng trong các ngành nông nghiệp giảm đi rõ rệt chỉ còn 45,6% kéo theo đó số người làm cán bộ viên chức nhà nước cũng đi giảm từ 2,1% xuống còn 1,8%. Thay vào đó là sự gia tăng đáng kể của ngành như: Đánh bắt thủy sản tăng từ 23,8% (trước năm 2005) lên 32,7% (sau năm 2005) mức tăng ở đây là 8,9% so với giai đoạn trước và sau năm 2005; dịch vụ du lịch tăng từ 1,3% lên 4,1% mức tăng là 2,8%; ngành chăn nuôi tăng từ 1,8% lên 3,6%, tiểu thủ công nghiệp tăng từ 0,3% lên 2,1 %. Như vậy ở 2 nhóm ngành này đều có mức tăng là 1,8%, tiếp đến là ở nhóm ngành làm thuê cũng tăng từ 1,6% trước năm 2005 lên 3,1% sau năm 2005 mức tăng ở đây là 1,5%. Ngoài ra ở một số nhóm ngành cũng có sự dịch chuyển theo chiều hướng tăng nhưng không đáng kể như: Buôn bán tăng từ 4,1% trước năm 2005 lên 4,9% sau năm 2005 mức tăng ở đây là 0,8%; công nhân tăng 0,5%, còn ở một số nhóm ngành khác vẫn giữ nguyên ở mức 1,3% trước và sau khi chuyển giao đất không tăng, cũng không giảm. Vậy qua bảng số liệu cho thấy dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ rằng tại ở bàn đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Nguyên nhân chính dẫn tới sự chuyển dịch này là do sự gia tăng của các khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch làm cho diện tích đất giảm đi, tính đến thời điểm tiến hành cuộc điều tra theo số liệu tổng hợp của Ủy ban nhân xã Hải hòa địa bàn nghiên cứu thì Chính quyền địa phương đã lập hồ sơ thu hồi 68,31 ha đất để thực hiện các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng biển thuộc Công ty Hiền Đức, dự án du lịch Côn Thanh, dự án khu nghĩa địa Cồn sim, dự án giao thông đường, cầu dài 2,8 km từ đường Quốc lộ 1A ra bãi biển Hải Hòa rộng 15,5m, 5 khách sạn với 250 phòng nghỉ. Các khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch, khách sạn mọc lên đã làm cho không ít người dân không thiết tha với công việc đồng ruộng nữa. Ở đây thường rơi vào những hộ chuyển giao một phần đất, diện tích còn lại manh mún không đủ để tiếp tục sản xuất . Chính vì vậy họ muốn bán đi diện tích còn lại để chuyển đổi sang kiếm sống bằng ngành nghề khác. Còn những hộ không nằm trong diện quy hoạch đất bị thu hồi, chuyển giao thì vẫn tiếp tục sản xuất trên đồng ruộng của họ. Như vậy số người dân có thu nhập chính từ ngành nông nghiệp giờ đây chỉ còn là 45,6% so với trước khi chưa bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng là 63,5%, Sự chuyển dịch cơ cấu ngành từ nông nghiệp sang các ngày càng được người dân chú trọng. Từ bảng số liệu trên cho thấy 54,4% người dân trong xã đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và sống bằng nhiều nghành, nghề khác mang tính phi nông nghiệp cho thu nhập cao và mang tính ổn định. Vấn đề này đòi hỏi phải có chính cách phù hợp với phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề để cho người dân có thể chuyển sang các hình thức kinh doanh, buôn bán, xây dựng nhiều dịch vụ khác nhau để có sự phát triển ổn định và lâu dài. Theo M.Weber hành động lựa chọn tiếp tục làm nghề nông của một số người dân được coi là hành động duy lí - truyền thống, hành động tuân thủ những tập quán được truyền bá từ đời này qua đời khác. Nghề nông vốn là nghề truyền thống của người dân ở xã Hải Hòa. Nhưng bên cạnh đó ngoài những kinh nghiệm do cha ông truyền lại thì người nông dân còn được phổ biến những kỹ thuật hiện đại để có năng suất cao trên cùng một diện tích canh tác, sự chuyển đổi nghề nghiệp của người dân ở xã Hải Hòa cũng khá đa dạng. Do dện tích đất nông nghiệp dần dần bị thu hẹp đã khiến nhiều người nông dân rơi vào tình trạng thất nghiệp hoạc không có việc làm thường xuyên phải chuyển sang các ngành khác. Như vậy qua bảng số liệu đã cho thấy, do nhận thức về nghề nghiệp rất đa dạng, ý thức của người dân về sự thay đổi dịch chuyển nghề nghiệp nên ngay sau khi chuyển giao đất họ đã nhanh chóng đi tìm việc làm mặc dù nghề đánh bắt thủy sản trước những năm 2005 cũng đã được người dân quan tâm khai thác lợi thế biển bởi vì đối với nghề này cũng không đòi hỏi đến chuyên môn nghiệp vụ cao nên sau khi chuyển giao đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng thì người dân đã dịch chuyển sang ngành này ở mức tăng khá cao tăng từ 23,8% (trước năm 2005) lên 32,7% mức tăng là 8,9 số còn lại phần đa người dân làm các nghề tự do, ít cần đến trình độ chuyên môn kỹ thuật. Có thể nói sự biến đổi xã hội đã làm thay đổi nhận thức của người dân. Nếu như trước khi người dân có quan niệm "Trọng nông ức thương" thì hiện nay khi mà nghề nông ngày càng bị thu hẹp không còn cơ hội để phát triển thì người ta lại chú ý đến thương nghiệp với sự đa dạng của thị trường "trăm người bán vạn người mua" thì người dân có thể tìm cho mình một mặt hàng nào đó để kinh doanh. Cần khéo léo năng động và tinh tế một chút để thích ứng thì buôn bán là nghề phù hợp với khả năng của nhiều người nhất. Bởi vì trong buôn bán có nhiều lĩnh vực ít hoặc không đòi hỏi đến trình độ học vấn, vốn đầu tư cũng không cần nhiều. Hơn nữa đây cũng có thể là nghề tạm hay nghề phụ vì người ta không nhất thiết dành thời gian vì nó có thể làm cùng một lúc công việc khác với nó hoặc trong lúc rỗi rãi. Theo quan điểm của các tác giả thuyết cấu trúc - chức năng "các địa vị, vị trí xã hội luôn được phân chia phù hợp với từng năng lực của từng cá nhân. Các công việc nặng nhọc và thu nhập thấp không đảm bảo bởi những con người xuất thân trong những điều kiện kém cỏi và không có trình độ, họ thường đảm nhận những công việc nặng nhọc không đòi phải phải được đào tạo bài bản". Đó chính là những nghề lao động tự do như thợ xây, lái xe, chăn nuôi, bốc vác, xe ôm...và nhiều người dân đã lựa chọn một trong những nghề này để kiếm sống. Qua bảng số liệu ta có thể thấy rõ số lao động tham gia vào các ngành nghề khác ngoài nông nghiệp trước năm 2005 chưa bàn giao đất là 36,5% thì sau năm 2005 bàn giao đất cho các khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch tăng lên là 54,4%. Tóm lại: Do không có đất canh tác nên lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đã giảm đáng kể. Phần lớn những người được hỏi chuyển sang đánh bắt thủy sản, chăn nuôi, dịch vụ, tiểu tủ công nghiệp, làm công nhân, làm nghề tự do....Tuy nhiên sự chuyển đổi này diễn ra có đồng bộ hay không và cơ hội nghiệp có đến với tấ cả mọi người dân mất đất hay không thì nó phụ thuộc vào cơ cấu lao động phân theo giới, tuổi tác, trình độ học vấn như thế nào? Để biết làm để vấn đề mối quan hệ của nghề nghiệp với các cơ cấu về giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn của người lao động ở xã Hải Hòa: Trước hết là mối quan hệ giữa nghề nghiệp và cơ cấu giới tính? Bảng 2: Bảng tương quan chuyển đổi nghề nghiệp theo giới (trước và sau năm 2005) từ làm nông sang các ngành nghề khác. (Đơn vị tính %) Nghề nghiệp Giới Nam Nữ Trước 2005 Sau 2005 Trước 2005 Sau 2005 Làm ruộng 100 66,1 100 72,2 Đánh bắt thủy sản 9,1 18,9 0,0 16,1 Chăn nuôi 0,0 3,9 0,0 9,0 Dịch vụ du lịch 0.0 2,4 0,0 2,7 Tiểu thủ công nghiệp 0,0 3,9 0,0 1,8 Buôn bán 0,0 8,0 0,0 1,8 Cán bộ viên chức 0.0 8,0 0,0 0.0 Công nhân 0,0 1,6 0,0 9,0 Làm thuê 0,0 1,5 0,0 2,1 Khác 0,0 1,3 0,0 1,7 (Số liệu thực tập lớp K52 – PN2 Khoa xã hội học Trường ĐH KHXH & NV – Hà Nội tại xã Hải Hòa – Huyện Tĩnh Gia – Tỉnh Thanh Hóa tháng 8/2011) Qua bảng số liệu trên cho thấy nghề nông vẫn chiếm tỷ khá cao ở cả 2 giới. Nếu trước 2005 tỷ lệ này ở cả 2 giới được coi là tương đương nhau thì sau khi bàn giao đất chỉ còn 66,1% đối với nam và 72,2% đối với nữ. Nguyên nhân chính của tình trạng này chủ yếu xuất phát từ nhận thức của người dân về một công việc mới. Sau khi chuyển giao đất cơ hội tìm việc làm của nam giới dễ dàng hơn nữ giới, ở đây qua bảng số liệu ta có thể thấy rõ tỷ lệ lao động là nam giới chuyển sang đánh bắt thủy sản là 18, 9%, Buôn bán và cán bộ viên chức là cùng có tỷ lệ dịch chuyển là 8%, chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp đối với nam giới có sự dịch chuyển từ trồng lúa sang là: 3,9%. Ngoài ra ở một số nhóm ngành khác sự dịch chuyển là không đáng kể. Còn đối với nữ giới sau khi bàn giao đất không có việc làm thì lao động nữ chuyển sang các nghề khác cũng khá cao cụ thể như chuyển sang đánh bắt thủy sản là 16,1%, chăn nuôi và công nhân đều có mức dịch chuyển ngang bằng nhau ở mức 9%; sang dịch vụ du lịch là 2,7%, làm thuê 2,1% ở lĩnh vực nghề này thì tỷ lệ nữ dịch chuyển cao hơn nam vì nữ giới có thể tham gia vào các loại công việc nội trợ trong gia đình, dọn dẹp vệ sinh, tạp vụ. Sở dĩ họ chấp nhận ở nhà làm là hành động “Đạt tới - có sắn” (Parsons), tức là họ xem xét đặc điểm của bản thân để lựa chọn. Trả lời phỏng vấn sâu: Cô Nguyễn Thị Dở thôn Giang sơn cho biết “Cô ở nhà lo cơm nước, nội chợ thôi, bây giờ sức cô yếu rồi, ruộng thì không còn, việc năng thì không làm được. Thôi thì ở nhà chăm con lợn, gà, trông coi nhà cửa cho chú ra biển kéo thuê vây thôi không biết làm gì nữa”? Còn một số nhóm ngành còn lại cũng có sự chuyển dịch từ nông nghiệp làm ruộng sang nhưng không đáng kể chưa đạt 2%. Có thể nói trong gia đình khi cuộc sống trở nên khó khăn để lựa chọn cho đi học nghề thì nam giới thường được ưu tiên hơn, quan niệm truyền thống cho rằng con gái không còn học nhiều, nên ở nhà và làm nghề đơn giản để có thời gian chăm sóc gia đình chồng con. Chính vì thế mà tỷ lệ nữ giới tham gia vào các ngành công nhân viên chức, buôn bán tiểu thủ công nghiệp thì tỷ lệ nam giới chiếm nhiều hơn nữ giới ở các nhóm ngành này. Như vậy: Nhìn một cách tổng quan nhất có thể nhận thấy rằng nghề nông và đánh bắt thủy sản là 2 nghề thu hút sự tham gia nhiều của cả 2 giới nhiều nhất. vào cơ cấu giới ở 2 nghề này cũng khá gần cân bằng, các nghề nội trợ, buôn bán nhỏ với đặc thù nghề nghiệp nên nữ giới tham gia nhiệu hơn nam. Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là không chỉ tạo việc làm cho người lao động mà việc làm đó phải thích ứng với khả năng đặc điểm tâm sinh lý của từng giới để đạt được hiệu quả cao nhất, nâng cao năng suất lao động. * Bảng 3: Bảng tương quan trình độ chuyên môn của người lao động (Đơn vị tính %) Trình độ chuyên môn Trước 2005 Sau 2005 Không có chuyên môn 97,7 75,9 Trung cấp chuyên nghiêp 0,3 13,8 CĐ, ĐH, trên đại học 0,0 10,3 (Số liệu nghiên cứu thực tập lớp K52 – PN2 Khoa xã hội học Trường ĐH KHXH & NV Hà Nội tại xã Hải Hòa – Huyện Tĩnh Gia – Tỉnh Thanh Hóa tháng 8/2011) Các số liệu trên cho thấy động thái chuyển dịch chuyên môn của lao động trong xã diễn ra với nhiều chiều hướng khác nhau. Đối với nhóm lao động không có chuyên môn từ năm 2005 là 97,7% có xu hướng giảm sau năm 2005 giảm tuy vẫn còn cao những đã giảm xuống 75,9%. Còn đối với lao động có trình độ chuyên môn từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên trước năm 2005 là 0,3% nhưng sau năm 2005 có chiều hướng tăng lên 24,1% cả về trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học, trên đại học. Trong đó trung cấp chuyên nghiệp là: 13,8%; Cao đẳng, đại học, trên đại học là 10,3%. Như vậy qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn, tây nghề là rất thấp, phần đa vẫn là lao động không có chuyên môn tay nghề chiếm tới 75,9%. * Bảng 4: Bảng tương quan độ thay đổi cơ cấu ngành nghề hiện nay so với trước năm 2005. (Đơn vị tính: %) Sự thay đổi Ngành nghề Giữ nguyên Mở rộng Thu hẹp Bỏ hẳn Từ trước đến nay không làm Trồng lúa 66,9 4,6 15,2 7,5 5,8 Trồng hoa màu 46,2 13,4 16,4 10,8 13,0 Chăn nuôi gia súc 33,5 19,3 18,8 13,4 15,0 Chăn nuôi gia cầm 35,9 22,9 16,6 10,8 13,8 Đánh bắt thủy sản 26,0 24,4 2,5 10,4 36,6 Dịch vụ du lịch 3,9 5,5 0,0 2,8 87,8 Buôn bán 7,6 10,2 1,1 3,4 77,6 SX tiểu thủ CN 35,9 22,9 16,6 10,8 13,8 Khác 5,4 3,7 8 3,1 87,0 (Số liệu thực tập lớp K52 – PN2 Khoa xã hội học Trường ĐH KHXH & NV Hà Nội tại xã Hải Hòa – Huyện Tĩnh Gia – Tỉnh Thanh Hóa tháng 8/2011) Như vậy qua bảng tương quan về sự chuyển dịch cơ cấu ngành ngề sau khi bàn giao đất thì sự dịch chuyển cơ cấu ngành nghề cũng có sự thay đổi có một số ngành nghề bị thu hẹp, một số ngành nghề được mở rộng thêm. Cụ thể như ở nghề đánh bắt thủy sản mở rộng thêm 24,4%, chăn nuôi gia cầm và sản xuất tiểu thủ công nghiệp cùng só sự mở rộng về cơ cấu nghành lên 22,9% về diện tích, chăn nuôi gia súc là 19,3%, buôn bán 10,2%, ở ngành dịch vụ tuy chưa cao chỉ có 5,5% nhưng không có diện tích bị thu hẹp. Còn một số ngành khá tuy có sự mở rộng về diện tích nhưng do phải bàn giao đất nên tỷ lệ thay đổi ngành nghề nhưng do bị thu hết về diện tích cũ nhiều hơn diện tích mở thêm nên không bù lại được tỷ lệ diện tích ban đầu trước chưa bàn giao đất như trồng lúa bị thu hẹp 15,2% diện tích, mở rộng chỉ đạt 4,6% như vậy diện tích trênh lệch so với diện tích ban đầu là: 10,6%; diện tích trồng hoa màu thu hẹp đi 16,4%, mở rộng được 13,4% như vậy ở đây sự trênh lệch về diện tích so với ban đầu là: 3%...Tuy nhiên qua bảng số liệu ta cũng có thể thấy được sau khi bàn giao đất người lao động chuyển đổi cơ cấu ngành nghề từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề khác là đang có chiều hướng gia tăng, người lao động nông nghiệp trước kia cũng đã nhận thức được rằng muốn tiếp tục có việc làm thì phải nhanh chóng thích ứng vào nhập cuộc vào các ngành nghể khác, Đặc biệt ở đây người dân đã có sự chuyển dịch sang nghề daanhs bắt thủy sản, kinh doanh buôn bán, dịch vụ du lịch và nghể sản xuất tiểu thủ công nghiệp là rất lớn theo chiều hướng ngày càng gia tăng và có chiều hướng dịch chuyển mạnh. 2.2. Đánh giá thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu du lịch dịch vụ và nguyên nhân cơ bản của tình hình. Từ phân tích thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch chúng ta có thể rút ra được những mặt được và chưa được của thực trạng này như sau: 2.2.1. Những kết quả đạt được Những chuyển biến tích cực của cơ cấu lao động sẽ có tác động tốt đến sự phát triển nền kinh tế, sự chuyển dịch này phù hợp với xu hướng chuyển dịch có tính quy luật đã từng diễn ra ở các nước trên thế giới, đó là lao động làm việc trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần còn lao động làm việc trong ngành nông nghiệp – xây dựng và dịch vụ ở nông thôn tăng lên, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ tay nghề, theo trình độ văn hóa, giới tính…làm thay đổi cơ bản cơ cấu số lượng nguồn lao động nông thôn đã đạt được một số kết quả cụ thể sau đây: Một là, chuyển dịch lao động theo các nhóm ngành và trong nội bộ ngành đã có dấu hiệu chuyển dịch tích cực, phù hợp với quy luật chuyển dịch cơ cấu lao động của các tiểu vùng (giảm lao động nông nghiệp và tăng lao động công nghiệp dịch vụ). Những động thái trên cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nghề ở đây gắn với quy mô phát triển của công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong nông nghiệp - nông thôn với xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Hai là, chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: Lao động có trình độ từ công nhân kỹ thuật trở lên của các tiểu vùng có xu hướng tăng lên. Thực tế này chúng tỏ chất lượng nguồn lao động trong nông nghiệp, nông thôn đang ngày càng dần được cải thiện. Việc tăng tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cho thấy trình độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong quá trình chuyển đổi cơ cấu chất lượng lao động nông nghiệp đã có sự chuyển biến rõ rệt. Ba là, kinh tế làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động nông nghiệp. 2.2.2. Các yếu tố cơ bản tác động tới cơ cấu lao động xã sau khi bàn gia đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch. Có thể rút ra vài yếu tố cơ bản sau: * Vai trò của Đảng – Nhà nước, chính quyền đoàn thể ở đại phương. Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách phát triển nông thôn, ban hành dưới hình thức tín dụng như: “Quỹ việc làm Quốc gia”, “Quỹ xóa đói giảm nghèo”, “Ngân hàng phục vụ người nghèo”… và được áp dụng phù hợp với tình hình thực tế địa phương – vùng nông thôn. Chính sách của Đảng là như vậy, nhưng tại địa phương thì đã triển khai như thế nào? Vai trò của chính quyền đại phương đã đóng góp vai trò gì trong việc giải quyết hỗ trợ cho người dân? Khi hỏi đồng chí Phó chủ tịch UBND xã về sự hỗ trợ của chính quyền thì chúng tôi nhân được câu trả lời như sau: “Nếu bảo là hỗ trợ thì cũng không phải, đã có thời gian có thôn đưa về một số nghề phụ như thêu thùa xuất khẩu nhưng chỉ được một thời gian thôi. Xã cũng có sự hỗ trợ vay vốn của các hộ nghèo, Hội phụ nữ, Hội nông dân, vay vốn học sinh, sinh viên nghèo nhưng đa số chỉ những hộ vay làm kinh doanh, và đầu tư vào đánh bắt thủy sản, lao động xuất khẩu là nhiều còn các đối tượng trên có vay nhưng hơi ít vì họ sợ không có tiền trả”. Như vậy sự hỗ trợ của chính quyền đối với người dân còn rất mờ nhạt và chiếm tỷ lệ thấp, hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa phù hợp với từng đối tượng cụ thể và thực thi chính sách của xã chưa được đồng bộ. * Do việc quy hoach các khu đất xây dựng khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch, khu nghỉ dưỡng: Những năm gần đây huyện Tĩnh Gia nói chung và xã Hải Hòa nói riêng trên địa bàn đang thu hút được nhiều công trình đầu tư xây dựng các khu công nghiệp; khu du lịch, dịch vụ. Chỉ tính riêng mỗi xã Hải Hòa tốc độ phát triển kinh tế hàng năm rất cao nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mức kế hoạch, tăng trưởng bình quan hàng năm của xã là 15,5% mức thu nhập GDP/người năm 2008 là 8,8 triệu. Trên đà phát triển chung đó, kinh tế xã hội của xã từ vấn đề đáng quan tâm từ công nghiệp hóa. Thực hiện Quyết định của Tỉnh ủy Thanh Hóa xây dựng khu du lịch bãi biển Hải Hòa. Điều này đạt ra cho chính quyền một số vấn đề cần giải quyết: Đó là một phần lớn người lao động làm nông nghiệp, các ngành nghề buôn bán, dịch vụ còn hạn chế, đa số lao động chưa qua đào tạo. Vấn đề nổi cộm trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay là người dân không còn đất canh tác và sản xuất. Như vậy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay là nguyên nhân tác động đến thực trạng nghề nghiệp của người dân trong xã hiện nay. 2.2.3. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân cơ bản của tình hình. Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng thực tế quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong nông nghiệp thời gian qua cũng còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết, cụ thể như tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm; chất lượng nguồn lao động trong nông nghiệp còn thấp và chưa có sự chuyển biến rõ rệt; chưa giải quyết được các vấn đề bức xúc trong nông nghiệp đó là vấn đề thiếu việc làm có xu hướng tăng lên; quy mô và trình độ phát triển của nền kinh tế làng nghề còn hạn chế. * Nguyên nhân của những tồn tại nói trên: Chưa có cơ chế, chính sách thỏa đáng để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu lao động nói riêng. Thời gian qua các chính sách về đầu tư tín dụng, chính sách giá cả chưa thực sự tạo đà thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao đọng trong nông nghiệp. Chính vì vậy cho đến nay, về cơ bản cơ cấu lao động nông nghiệp của xã vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thuần nông. Vốn đầu tư cho nông nghiệp còn trong tình trạng vừa thiếu vừa phân bổ không đều. Việc đầu tạo chuyên môn kỹ thuật và đào tạo nghề cho người người lao động nông thôn chưa đạt ra một cách đúng mức, chưa có một chiến lược đầu tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. Vì vậy tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo hiện còn khá cao. Do không được đào tạo nghề, chuyên môn kỹ thuật, nên khả năng chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động lại càng hạn chế. Tóm lại từ một số nguyên nhân nói trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô và tốc độ chuyển dịch từ cơ cấu lao động nông nghiệp sang các cơ cấu ngành nghề khác nói chung. PHẦN III: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 3.1. Kết luận: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, những biến động của nền kinh tế thế giới có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển của mỗi quốc gia, đem đến những cơ hội và thách thức mới. Sự phát triển chung của đất nước đòi hỏi đòi hỏi phải có sự phát triển từng bước trên các mặt của đời sống xã hội. Trong xu thế phát triển và mở rộng các khu công nghiệp, khu du lịch dịch vụ an dưỡng thể hiện cụ thể ở công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề nghiệp nông thôn là điều tất yếu phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của mỗi địa phương. Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa với tốc độ nhanh sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất phục vụ cho xã hội, điều đó tất yếu dẫn đến nền kinh tế chung sẽ phát triển nhanh, đẩy mạnh hơn nữa quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nói chung và khu vực nông thôn nói riêng. Bên cạnh đó còn một số khó khăn, mà trước mắt khó khăn lớn nhất thuộc về những người nông dân sống chủ yếu bằng nghề lao động nông nghiệp, đòi hỏi bản thân mỗi người phải có sự thay đổi tư duy phù hợp với điều kiện chung của toàn xã hội. Vì họ là những người gắn liền với đồng ruộng, giờ đây không còn ruộng đất, mất tư liệu sản xuất, phần lớn người dân nội trợ, lao động tự do đó là ngành nghề mang tính giản đơn, ít hoặc không đòi hỏi đến trình độ chuyên môn, tay nghề. Có thể thấy nghề sau khi bàn giao đất, nghề buôn bán dịch vụ, công nhân viên chức lao động tự do những nghề được nhiều người lựa chọn nhất, đặc biệt là nghề buôn vì không đòi hỏi trình độ tây nghề, chuyên môn và lại phù hợp với cả 2 giới. Những cơ hội và thách thức đối với cả nước lại tác động trực tiếp đến triển vọng phát triển của mỗi tỉnh. Xu hướng chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên và sức lao động để sản xuất ra của cải vật chất sang phương thức dựa vào tri thức và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, làm nguồn lực tạo ra của cải, tin học hóa quá trình từ sản xuất, dịch vụ đến quản lý là một cốt lõi của quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức. Sau khi chuyển giao đất phần lớn người lao động nông dân đã chọn cho mình con đường đi bằng các ngành nghề khác nhau như đánh bắt thủy sản, chăn nuôi, buôn bán dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, công nhân, làm thuê…Đó là những ngành nghề mang tính chất đơn giản, ít đòi hỏi nhiều tới trình độ học vấn và trình độ chuyên môn. Phần lớn người lao động ở đây họ cũng mong muốn tìm kiếm được công việc phù hợp với khả năng và trình độ để tăng thêm thu nhập ổn định đời sống gia đình. Tuy nhiên nếu để người dân phải bươn trải theo tiến độ thông thường thì đời sóng của họ khó mà cải thiện được ngay. Vì vậy cần phải thực hiện chiến lược tạo bước đột phá để nông nghiệp phát triển, người dân nhanh chóng được cải thiện đời sống. Qua nghiên cứu đánh giá tình hình thực tế ở địa phương, đoàn chúng tôi đã cố gắng tìm ra biện pháp giải quyết mang tính khả thi để có thể phát huy tiềm năng lao động nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đó là những giải pháp kinh tế - xã hội mang tính tang hợp. II. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 1. Giải pháp: Tiến hành cơ cấu nông nghiệp nông thôn: tập trung triển khai thực hiện các chương trình nghề nghiệp hóa, thực hiện tốt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển những diện tích trồng lúa cho năng suất chuyển dịch sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế như trồng hoa, trồng thức ăn cho gia súc, gia cầm phục vụ cho chăn nuôi, đào ao nuôi cá... đẩy mạnh chương trình chăn nuôi theo hướng tập trung hóa. Đảm bảo cho bộ phận người dân còn đất nông nghiệp yên tâm canh tác trên mảnh đất của họ, để đạt năng xuất cao tạo thu nhập và từng bước cải thiện đời sống. Đẩy mạnh và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để từng bước giải quyết việc làm cho số lao động dư thừa, đồng thời phát triển các ngành nghề đó mỗi ngày một tăng thành tạo thu nhập chính cho người dân. Muốn vậy cần phải làm tốt một số công việc sau: Phát huy ngành nghề vốn có của địa phương. Tạo hành lang pháp lý và mở rộng thị trường trường tiêu thụ cho các phẩm nghề thủ công cho người dân. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống điện nước, tạo môi trường kinh tế xã hội phù hợp để khuyến khích các hộ tư nhân mở rộng quy mô, mô hình kinh doanh, thành lập các tổ chức, các hiệp hội ngành nghề, khuyến khích các ngành nghề mới phát triển, khuyến khích người dân phát huy thế mạnh đầu tư các hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn nghỉ phục vụ các đoàn khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, phục vụ cho đời sống của nhân dân, hình thành các điểm du lịch thương mại, mở thêm khu chợ để người dân có thể dễ dàng trao đỏi buôn bán hàng hóa. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội, tích cực tuyên truyền trong nhân dân để nâng cao nhân thức cho người dân. Tạo cơ hội bình đẳng và tiếp cận trực tiếp về đào tạo việc làm cho mọi công dân, khuyến khích người lao động học tập, đào tạo nghề và giúp tìm kiếm việc làm cho họ. Khai thác tối đa mọi tiềm năng kinh tế và phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực của xã, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào đào tạo nghề, hoạt động dịch vụ và giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động. 2. Khuyến nghị: Tập trung các giải pháp để giải quyết vấn đề lao động việc làm đưa thành chương trình hành động cấp thiết cần giải quyết, khuyến khích các trung tâm đào tạo, tổ chức dạy nghề truyền nghề và đào tạo nhiều nghề và việc làm mới tại địa phương, gắn cơ sở sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kết hợp các hình thức "dịch vụ dạy nghề gắn với việc làm", tích cực huy động cho vay vốn và các chính sách ưu đãi khác của Trung ương, huện, tỉnh... Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, mở rộng thâm canh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác đối với số đất nông nghiệp còn lại. Có chính sách đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi, đáp ứng được sự phát triển các ngành nghề của xã và là cơ sở hình thành nên nhiều ngành nghề mới trong sự phát triển chung của huyện, trong đó cần chú ý phát triển mạnh các ngành nghề dịch vụ kinh doanh nhà hàng ăn uống, hàng hóa, quà lưu niệm, nhất là dịch vụ đáp ứng tại chỗ yêu cầu sản xuất và sử dụng. Có những chính sách vay vốn ưu đãi, lãi suất thấp, dài kỳ hạn vay để người dân yên tâm đầu tư sản xuất, phát triển ngành nghề phát triển kinh tế gia đình, ưu tiên cho các gia đình họ nghèo, khó khăn, khuyến khích các hộ gia đình làm giàu chính đáng, có trí hướng dám nghĩ, dám làm, có thu nhập cạo Nhà nước có chính sách ưu tiên cho người mất đất, tạo điều kiện cho hốc công việc mới để ổn định cuộc sống. Có những chính sách đồng bộ về phát triển kinh tế, ổn định chính trị, đảm bảo công bằng xã hội để nhân dân yên tâm lao động sản xuất, tích cực tìm kiếm việc làm, nâng cao đời sống, ổn định tình hình chính trị, tư tương trong nhân dân. Có kiến nghị, đề xuất đề nghị các cấp, các ngành có liên quan tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của của cơ quan doanh nghiệp thuê thầu đất trên địa bàn nhận lao động vào làm việc, kết hợp với các trung tâm xúc tiến việc làm mở nhiều lớp đào tạo nghề ngắn, dài hạn cho người lao động, đề nghị chính quyền các cấp có chương trình hố trợ kinh phí đào tạo nghề, đồng thời ưu tiên trong việc đề xuất khẩu lao động đi nước ngoài, cũng như có chế độ ưu tiên đặc biệt, liên kết với các công ty, nhà máy xí nghiệp trên địa bàn nhận các lao động vào làm việc tại các đơn vị có địa chỉ cần sử dụng nguồn lao động có tính ổn định và lâu dài để người lao động yên tâm làm việc có cuộc sống ấm no, hạnh phúc./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Tuấn Anh: Một số biện pháp giải quyết việc làm trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường hiện nay. ĐHKHXH&NV năm 1998. 2. Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2010 của UBND xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia. 3. Báo cáo Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2006 – 2011 của Đảng ủy xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia. Năm 2010. 4. PGS. TS Ngô Đức Cát. Kinh tế tài nguyên, NXB Nông nghiệp, năm 2000. 5. GS. Phạm Tất Dong – TS. Lê Ngọc Hùng. Xã hội học đại cương, NXB ĐHQGHN, năm 2001. 6. Tống Văn Chung. Xã hội học nông thôn. NXB ĐHQGHN, năm 1995. 7. Vũ Quang Hà. Các lý thuyết xã hội học (tập 1). NXB ĐHQG năm 2001. 8. Nghiên cứu xã hội học, Hà Nội năm 1996. 9. Chư Hữu Quý. Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn nông nghiệp Việt Nam. NXB Khoa XHH, Hà Nội năm 1996. 10. Phạm Văn Quyết – Nguyễn Quý Thanh. Phương pháp nghiên cứu xã hội học. NXB ĐHQG Hà Nội năm 2001. 11. Từ điển tiếng việt. NXB Đà Nắng năm 1996. 12. Từ điển Xã hội học. NXB Thế giới, Hà Nội năm 1994. BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU CÁ NHÂN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 01 I. Những thông tin chung Người được phỏng vấn: Nguyễn Văn H Giới tính: Nam Tuổi: 35 Trình độ: Văn hóa: 12/12 Chuyên môn: Không Nghề nghiệp: Đánh bắt thủy sản. Người phỏng vấn: Lò Văn Biển. SV: K52 – PN2 Thời gian phỏng vấn: 8 giờ 30 phút, ngày 22 tháng 8 năm 2011. Địa điểm phỏng vấn: gia đình anh Nguyễn Trọng H, thôn Đông Hải xã Hải Hòa huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa. II. Nội dung phỏng vấn H: Dạ! Em chào anh? TL: Vâng! chào em, em hỏi ai, có chuyện gì không? H: Thưa an em là sinh viên khoa xã hội học Trường Đại học KHXH & NV – Đại học QGHN. Hiện lớp chúng em đang thực tập tìm hiểu về sự biến đổi của Làng Việt trong bối cảnh toàn cầu hóa gia đoạn hiện nay ở địa phương mình anh ạ? TL: Vậy à! Thế em muốn anh cung cấp thông tin gì? H: Dạ! vâng thưa anh xin anh vui lòng cung cấp cho em một số thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất của gia đình mình để em làm tư liệu viết báo cáo thực tập được không ạ? TL: Được em cần gì cứ hỏi đi. H: Hiện tại nghề đem lại thu nhập chính cho gia đình anh là nghề gì không ạ? TL: Nghề làm nông vất vả lắm em? H: Vậy à, thế nhà mình không làm nghề gì khác thêm à anh? TL: Có chứ, chị và các cháu thì ở nhà làm nông còn anh thì ra biển kéo lưới. H: Thế à, mà mỗi lần ra biển thời gian đi khoảng bao lâu vậy anh? TL: Cũng tùy vào điều kiện tự nhiên, thời tiết em ạ, có lần đi lâu cũng gần tháng, nữa tháng gì đó. H: Mà đi lâu vậy, ra ngoài biển khơi đánh bắt xa bờ đúng không anh? TL: Đúng đó em, còn đánh bắt gần bờ thì đi về ăn cơm nhà thường ngày à. H: À vậy anh ơi ra ngoài khơi xa bờ như vậy thì sản phẩm đánh bắt được mình làm như thế nào vậy anh? TL: Thì ngoài đó vần có tàu ra thu mua, hoặc vào các đảo để bán, còn nếu không thì bỏ vào khoang đá ở trên tàu đó. H: Vậy à! mà anh ơi anh đi biển mỗi lần lâu ngày vậy thì thu nhập có cao không anh? TL: Cũng tùy thuộc nếu bắt được nhiều trừ các khoản chi phí có lần nhà chủ cũng cho được từ 3 – 5 triệu gì đó. H: Vậy thu nhập về cũng cao đấy anh nhỉ. Mà mỗi tàu đi như vây có đông người không anh? TL: Thì mỗi tàu cũng hơn trục người cả nhà chủ. H: Vậy à! Thế còn chị với 2 cháu ở nhà làm nông thì ruộng đồng nhà mình có nhiều không anh? TL: Thì được xã chia cho mấy mẫu cũng đủ cho chị và 2 đứa làm. H: Anh ơi! Thường thì ở đây mình thường gieo trồng được mấy vụ vậy anh? TL: Cũng tùy vào nước tưới tiêu, thường thì 3 vụ, 2 vụ lúa, 1 vụ hoa mùa (khoai, lạc, đỗ tương). H: Mà nhà mình có tăng gia sản xuất nuôi thêm gia xúc, gia cầm gì không anh? TL: Có chứ nhà có nuôi mấy con heo (lợn), và mấy chục con gà. H: Vậy à mà anh nếu cộng dồn lại các khoản thu thì nhà mình cũng có nguồn thu hàng năm cũng cao đấy chứ. TL: Thì cũng đủ để chi tiêu nhưng không có cái dư. H: Mà nhà mình có vay tiền vốn từ ngân hàng không anh? TL: Có, nhờ Hội phụ nữ nhà anh được vay 15 triệu từ Ngân hàng chính sách xã hội để mua con bò giờ nó đẻ con lớn rồi. Hỏi: Vậy à, mà anh ơi anh có định hướng gì cho con anh sau này không? TL: Có chứ, đời mình đã khổ vợ chồng anh tính dù có khó khăn, vất vả hơn nữa thì cũng sẽ có gắng cho chúng ăn học đến nơi đến chốn có công ăn việc làm ổn định khỏi chúng nó khổ ra biển kéo lưới thuê nữa. H: Vậy là anh đã có những định hướng cho đúng cho các cháu rồi đấy anh ạ, giờ chỉ có học kiếm việc làm có thu nhập ổn định thì mới ổn anh nhỉ. Mà gia đình anh có bị thu hồi đất không anh? TL: Không ruộng đất nhà không nằm trong khu quy hoạch đó. H: Mà anh có dự định gì cho nghề nghiệp kiếm sống của gia đình mình như thế nào không anh? TL: Có chứ, đi biển nhiều mết lắm và lại nhiều vất vả khó khăn khi gặp mưa bão nữa mà mình cũng đến lức già nữa, anh dự tính cố gắng chi tiêu kiết kiệm để có ít vốn, vay thêm, kết hợp với mấy hộ nữa mở xưởng chế biến đá phục vụ cho xây dựng em ạ. H: Vậy! Là anh có những tính toán kỹ cả rồi còn gì. TL: Cười, hì, hì… H: Vâng! Em cám ơn anh đã nói chuyện hợp tác. Xin cám ơn anh nhiều! BẢN PHỎNG VẤN SỐ 02 I. Những thông tin chung Người được phỏng vấn: Nguyễn Thị T Giới tính: Nam Tuổi: 35 Trình độ: Văn hóa: 12/12 Chuyên môn: Không Ngề nghiệp: Sản xuất nông nghiệp Người phỏng vấn: Lò Văn Biển. SV: K52 – PN2 Thời gian phỏng vấn: 10 giờ, ngày 22 tháng 8 năm 2011 Địa điểm phỏng vấn: gia đình anh Nguyễn Thị T. Thôn Đông Hải xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa. II. Nội dung phỏng vấn H: Cháu chào Bác! TL: Chào cháu, có việc gì không cháu? H: Dạ! Thưa bác cháu là sinh viên khoa xã hội học Trường Đại học KHXH & NV Đại học QGHN. Chúng cháu đang thực tập tìm hiểu về sự biến đổi của Làng Việt trong bối cảnh toàn cầu hóa gia đoạn hiện nay ở địa phương mình cụ thể là tìm hiểu về sự thay đổi về văn đề kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương mình Bác ạ? TL: Thế à, đứa con nhà bác cũng học ở Hà Nội nhưng nó học Trường Ngoại Thương nó cũng chuẩn bị đi thực tập như các cháu đấy. Cháu vào nhà đi Bác cũng đang rỗi, cần gì cháu cứ hỏi? H: Dạ! cháu cám ơn Bác xin Bác cung cấp cho cháu một số thông tin xung quanh vấn đề sản xuất nông nghiệp của gia đình mình được không ạ? TL: Được cháu cứ hỏi. H: Gia đình nhà ta có mấy người hả Bác. TL: Có 5 người 2 vợ chồng bác và 3 đứa con? H: Thế bác trai làm nghề gì ạ? TL: Ông ấy cũng làm nông thôi, ngoài mùa vụ hay lúc dảnh dối, khi nào chú Tư đi biển thì gọi đi kéo lưới cùng. H: Còn các anh chị trong nhà thì đi làm gì vậy bác? TL: Thằng cả thì đi làm công nhân ở công ty xi măng, thằng hai thì năm ngoái thì đang học ngoài Hà Nội đó, còn Thằng thì tốt nghiệp cấp 3 năm nay vừa đi thi trong Vinh về không biết có đậu (đỗ) không nữa. H: Vậy à Bác, à bác ơi nhà mình có thuộc diện chuyển giao đất để xây dựng khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng không Bác? TL: Có cháu ạ. H: Vậy diện tích là bao nhiêu vậy bác? TL: Thì nhà bác có được 5 mẫu đã phải bàn giao cả 5, may mà đất vườn còn rộng chút cháu ạ. H: Sau khi chuyển giao đất ruộng đã hết cuộc sống có khó khăn lắm không bác? TL: Thì không còn ruộng được đền bù ít tiền nên nhà bác lấy làm vốn đầu tư chăn nuôi lợn, gà nhưng giá thức ăn cho chúng cao quá cháu ạ nên lãi cũng chẳng được bao nhiêu. H: Vậy kinh tế gia đình mình hiện nay so với trước chuyển chuyển giao đất có khá hơn không ạ? TL: Thú thật với cháu là gia bác được đền bù trên 100 triệu thì gửi ngân hàng một nửa hàng tháng rút lãi để nuôi mấy đứa con ăn học còn một nữa thì bác đầu tư vào chăn nuôi. H: Nghề nghiệp của các con bác bác có định hướng gì không ạ? TL: Cũng có, những phần lớ vẫn là tự quyết định song về hỏi ý kiến bố mẹ thôi. H: Chính quyền địa phương có hố trợ gì cho gia đình thuộc diện mất đất không? TL: Cũng có. H: Cụ thể là hố trợ được những gì hả bác? TL: Cấp ít đất của tập thể cho các hộ thuộc diện mất đất, hố trợ vay vốn ưu đãi, nhưng gia đình không vay vì cũng chăng đầu tư gì cả. Đa số người vay là hững người có nhu cầu như là kinh doanh buôn bán,đi xuất khẩu lao động còn lại chỉ là vay vốn phát triển sản xuất, sử dụng đúng mục đích. H: Bác có thường xuyên được tập gia các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật được mở tại địa phương không ạ? TL: Có thỉnh thoảng tôi cũng được tham gia lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi. H: Bác có thấy bổ ích không ạ? TL: Rất bổ ích, biết thêm rất nhiều điều mới nhất là bây nhà bác lại chuyển sang chăn nuôi là rất cần thiết để biết cách chăm sóc, phòng bệnh tật cho chúng. H: Bác có thấy mức sống hiện nay so với trước kia chưa chuyển giao đất có khs hơn không ạ? TL: Đời sống của các hộ trong thôn cũng gia đình bác được được nâng lên đỡ khó khăn hơn trước kia, mức sinh hoạt kính gia đình cũng được tăng lên. H: Vậy là chuyển giao đất cho các khu công nghiệp và khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng là đúng vì nhờ đó mà đời sống của ta cũng được nâng lên bác có thấy vậy không? TL: Thì nhờ đó mà mọi sản phẩm mình làm ra cũng bán được với giá cũng cao và họ đền bù cho ít tiền đó mới có vốn làm ăn. H: Vậy trong tương lai gia đình bác có định chuyển đổi ngành nghề trong gia đình mình không ạ? TL: Có, bác và bác trai dự định sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi lợn và gà để phục vụ thị trường, còn khi về già là tùy ở các con. H: Vâng, cháu cám ơn bác đã dành thời gian nới chuyện, chức bác và gia đình mạnh khỏe làm ăn phát đạt./. Xin cám ơn Bác nhiều! BẢN PHỎNG VẤN SỐ 03 I. Những thông tin chung Người được phỏng vấn: Lê Đình N Giới tính: Nam Tuổi: 48 Trình độ: Văn hóa: 9/10 Ngề nghiệp: Sản xuất nông nghiệp. Người phỏng vấn: Lò Văn Biển. SV: K52 – PN2 Thời gian phỏng vấn: 10 giờ 35 phút, ngày 23 tháng 8 năm 2011. Địa điểm phỏng vấn: gia đình Bác Lê Đình N. Thôn Đông Hải xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa. II. Nội dung phỏng vấn H: Cháu chào Bác! TL: Chào cháu, có việc gì không cháu? H: Dạ! Thưa Bác cháu là sinh viên Trường Đại học KHXH & NV Đại học QGHN. Chúng cháu đang thực tập tìm hiểu về về sự thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương mình ở phục vụ cho viết báo cáo thực tập tốt nghiệp của cháu Bác ạ? TL: Cháu cần gì cháu cứ hỏi. H: Dạ! Thưa bác hiện tại bác làm nghề gì ạ? TL: Bác làm nông nghiệp. H: Gia đình Bác có làm thêm nghề gì không ạ? TL: Chỉ làm ruộng, chăn nuôi thêm lợn gà thôi. H: Gia đình ta có chuyển giao đất cho khu quy hoạch xây dựng dịch vụ du lịch nghỉ dưởng không ạ? TL: Có chứ cháu. H: Vậy à, Mà bác ơi nhà mình phải chuyển giao đất là bao nhiêu ạ? TL: Cả nhà có 5 mẫu thì mất 3 mẫu giờ còn 2 mẫu thôi không bó công làm cháu ạ. Mà gia đình lại nghèo khó nữa. H: Trước khi bàn giao đất nhà ta có làm nghề gì thêm không? TL: Thì được mấy trục triệu tiền đất nuôi 2 đứa ăn học và lại chi tiêu nhiều thứ nữa giờ cũng hết rồi cháu ạ. H: Giờ ruộng bị thu hẹp nhà ta thường làm nghề gì để nuôi sống gia đình là chủ yếu vậy bác? TL: Thì còn ít ruộng đó vẫn tiếp tục làm, để mạnh nhỏ trồng thức ăn nuôi lợn, nuôi con bò. H: Trước khi bàn giao đất thì 2 bác có làm gì thêm không? TL: Thì cấy ruộng là chủ yếu và nuôi thêm máy con lợn, giờ ruộng mất đi thì mở rộng chuồng nuôi thêm lợn, ngan. H: Vậy hiệu quả từ chăn nuôi. TL: Tính ra thì cũng không lãi mấy vì thức ăn, thuốc uống cho nó giá cao quá, trừ chi phí đi cũng tạm thôi. H: Gia đình Bác có được chính quyền hố trợ gì không ạ? TL: Cũng có. H: Cụ thể là được hố trợ gì không ạ? TL: Như cho vay vốn để đầu tư phát triển ngành nghề khác. H: Cháu nghe nói ở địa phương mình có chương trình hố trợ tạo nghề cho con em thôn thôn, xã, gia đình ta có ai theo học không ạ? TL: Năm ngoái có thằng cả cũng theo học giờ nó đi làm trong nhà máy xi măng thu nhập cũng tạm đủ ăn. H: So với các hộ xung quanh mức sống của gia đình mình tươm tất phải không bác? TL: cũng bình thường may cả nhà ai cũng khỏe mạnh, không ốm đau gì, mấy đứa con đều đi làm cả tự nuôi sống được bản thân nên cũng không phải lo cho chúng nữa. H: Bác có dự định mở rộng chuồng trại phát triển chăn nuôi không ạ? TL: Giờ ruộng ít thì phải chăn nuôi thêm thôi. H: Bác có được tập huấn về khoa học kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi không ạ? TL: Có chứ trước khi thu hồi đất thì đã được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăm sóc cây trồng vật nuôi, bà con còn được học nghề dệt thổ cẩm nữa đấy. H: bác thấy kiến thức được chuyển giao có sát với thực tế chăn nuôi không? TL: Có chứ, cũng may được tiếp thu những kiến thức về chăm sóc vật nuôi nên phát hiện được sớm các triệu ứng hiện tượng bệnh tật để phòng và chữa trị. H: Vậy khi có chủ trương thu hồi đất cho khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng gia đình ta có ủng hộ chủ trương đó không. TL: Thì lúc đầu mới nghe thì tôi cũng như bà con dân ở đây thôi không muốn giao vì đã bao đời nay dân ở đây quen sống với ruộng đồng rồi, nhưng dần dần thì cũng hiểu được chủ trưởng của Đảng, chính quyền địa phương nên dân ai cũng tiếc những vẫn bàn giao đất để chuyển đổi nghề kiếm sống. H: Bác có mong muốn gì cho con bác không? TL: Thì ai cũng muốn chúng thành đạt có công ăn, việc làm thu nhập ổn định là mừng rồi. H: Bác có đánh giá gì về mức sống trước kia so với bây giờ? TL: Thì bây giờ so với trước kia cũng đỡ vất vả hơn. H: Vậy là chủ trương của Đảng, Nhà nước từng bước xây dựng nông thôn hóa là đúng với mông muốn của nhiều dân nhằm đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cân bằng mức sống giữa nông thôn và đô thị không quá trênh lệch là đúng với ý của nhiều người dân. Vậy cháu xin cám ơn Bác có cung cấp thông tin. Vâng cháu xin cám ơn Bác nhiều! BẢN PHỎNG VẤN SỐ 04 I. Những thông tin chung Người được phỏng vấn: Nguyễn Thị D Giới tính: Nữ Tuổi: 38 Trình độ: Văn hóa: 9/12 Ngề nghiệp: Sản xuất nông nghiệp Người phỏng vấn: Lò Văn Biển. SV: K52 – PN2 Thời gian phỏng vấn: 16 giờ 15 phút, ngày 23 tháng 8 năm 2011 Địa điểm phỏng vấn: gia đình bác Nguễn Thị Dung. Thôn Đông Hải xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa. II. Nội dung phỏng vấn H: Em Chào Chị? TL:Chị chào em có việc gì không em. H: Dạ! Thưa chị hiên nay chúng em đang thực tập tại địa phương mình tìm hiểu về sự thây đổi cơ cấu ngành nghề và sự thay đổi về phát triển kinh tế xã hội ở địa phương mình ạ. Xin chị cung cấp cho em một số thông tin để phục vụ viết báo cáp thực tập của em được không ạ? TL: Thế thì vào nhà uống nước đi, cần gì em cứ hỏi chị sẽ cung cấp. H: Chị ơi, nghề nuôi sống gia đình mình hiện giờ là nghề gì không ạ? TL: Từ xưa đến giờ làm nông thôi vì gia đình đông anh em nên bố mẹ không lo cho đi học hết được chị là chị cả trong nhà nên học hết cấp 2 chị nghỉ ở nhà phụ giúp bố mẹ nuôi mấy đứa em ăn học, lấy chồng sớm thôi em ạ. H: vậy, giờ chị có được mấy cháu thế chị? TL: Chị sinh được 3 cháu 2 gái, 1 trai cháu lớn được 15 tuổi, đứa út được 9 tuổi. H: Vậy à, mà chị ơi bây giờ chị có định đẻ thêm nữa không? TL: Vợ chồng chị lấy nhau đự định là đẻ hai đứa thôi nhưng do chưa đẻ được thằng cu nên cố đẻ thêm mới có thằng cu nuôi 3 đứa ăn học vất vả lắm em ạ? H: Chị có thường xuyên được tuyên truyền vận động về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình không? Công tác tắc chăm sóc khám sức khỏe,chữa bệnh cho nhân dân của trạm y tế xã như thế nào? TL: Có chứ, hàng tháng vào các buổi sinh hoạt ở Chi hội Phụ nữ có được nghe tuyên truyền viên (công tác viên dân số) nói về vấn đề dân số sinh đẻ có kế hoạch, cách chăm sóc bà mẹ trẻ em cũng nhiều. Còn khám chữa bệnh ở trạm thì nếu có ốm đau đến đó cũng được nhân viên ở đó chăm sóc rất nhiệt tình, không gây khó khăn gì ăn nói nhẹ nhàng, chăm sóc hỏi thăm rất nhiều tình. H: Thế chị ơi, gia đình mình có được vay vốn từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo qua từ ngân hàng chính sách xã hội không chị? TL: Có em ạ, ở đây là Hội Phụ nữ và Hội Nông dân đứng ra ký ủy thác chị vay qua tổ chức Hội Phụ nữ. H: Vậy trong quá trình làm thủ tục vay chị có gặp khó khăn gì không,mà chi có vay nhiều không chị? TL: Thủ tục để vay được các chị trong hội phụ nữ giúp đợ nên không gặp khó khăn gì.mà nhà chị có vay 20 triệu để mua bò, với nuôi gà thả vườn. H: Vậy chị thấy như thấy có đỡ vất vả hơn trước không khi được vay vốn để sản xuất kinh tế hộ gia đình? TL: Thì cũng đỡ vất vả hơn trước chị với 3 đứa trẻ thì ở nhà còn anh thì ra biển cùng gia đình anh hàng xóm họ có phương tiện cụ dụng cụ nhưng thiếu nhân lực họ gọi đị cùng. H: vậy mỗi lần anh ra biển là bao lâu vậy hả chị mà mỗi lần anh về có được nhiều tiền không chị? TL: Cũng tùy em ạ nếu thời tiết thuận lợi biển lặng thì cũng có lần đến tháng, nhưng nếu biển động có bão thì cũng về sớm thôi,nếu lần được thì cũng dăm bốn triệu gì đó. H: Vậy mỗi lần về thường thì anh ấy có nghỉ lâu không? TL: Cũng tùy khi nào biển lặng gọi lại tiếp nghe anh nói đi biển vất vả nguy hiểm lắm em ạ. H: Vậy à chị, mà công việc của họ hàng có tổ chức công việc gì đó thì gia đình mình có tham gia thường xuyên được không chị? TL: Thì trước khi họ hàng tổ chức việc gì đó thì cũng bàn bạc trước tháng, nửa tháng nên vẫn bó trí thời gian để tham gia đầy đủ có lần anh đi vắng, thì chi với cháu đến dự cùng họ. H: Vậy gia đình anh chị tính tổng thu nhập cộng các khoản cũng thuộc hộ có mức sống khá rồi đấy chị nhỉ? TL: Chỉ đủ ăn thôi em. H: Mà trong tương lai chị có dự định chuẩn đổi ngành nghề gì không chị? TL: Có em ạ. Trong tương lai chị và anh dự định mở thêm cửa hàng bán tập hóa. H: Vậy là anh chi đã có dự tính cho tương lai kỹ càng rồi cả đấy. Em xin cám ơn chị! BẢN PHỎNG VẤN SỐ 05 I. Những thông tin chung Người được phỏng vấn: Nguyễn Đình T Giới tính: Nam Tuổi: 47 Trình độ: Văn hóa: 9/12 Ngề nghiệp: Đánh bắt thủy sản Người phỏng vấn: Lò Văn Biển. SV: K52 – PN2 Thời gian phỏng vấn: 10 giờ 05 phút, ngày 24 tháng 8 năm 2011 Địa điểm phỏng vấn: gia đình bác Nguyễn Đình T. Thôn Đông Hải xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa. II. Nội dung phỏng vấn H: Cháu chào Bác? TL: Chào cháu có việc gì vậy cháu. H: Ạ! Thưa Bác cháu là sinh viên thực tập chúng cháu đang tìm hiểu về sự biến đổi của làng Việt trong xu thế hoàn cầu hóa (cụ thể là chúng cháu đang tìm hiểu về sự thay đổi và phát triển về kinh tê, văn hóa, xã hội tại đại phương mình Bác ạ? TL: Vậy à! Vậy cháu muốn Bác giúp gì nào? H: Dạ! Thưa Bác, bác giúp cháu trả lời mấy câu hổi sau đây của cháu thội ạ? TL: Vậy cháu cần gì cháu cứ hỏi đi bác sẽ giúp cháu. H: Vâng, cháu cám ơn bác. Dạ thưa bác có phải gia đình mình làm nghề đánh bắt thủy sản không ạ? TL: Sao cháu biết. H: Dạ! Lúc cháu vào đây cháu nhìn thấy ngoài góc sân với lại bên kia góc nhà có những đồ (dụng cụ) phục vụ cho đi biển. Mà gia đình mình làm nghề này lâu chưa bác? TL: Đếm đầu ngón tay thì nhà bác theo nghề này cũng đã được 20 năm nay gì đấy từ lúc bác còn là thanh niên mà, làm nghề này vất vả lắm cháu ạ. H: Vậy à, mà bác ơi hiện nay gia đình mình có mấy người theo nghề này vậy bác? TL: Có Bác và 2 đứa con trai bác cùng ra biển đánh bắt. H: Thế gia đình mình đã mua được tàu lớn để đánh bắt rồi đúng không bác? TL: Thì cũng gom góp, vay mượn rồi chung với đứa chú cũng mua nếu không đi làm công suất vất lắm cháu à, giờ có tàu sắp thêm phương tiện đánh bắt 3 bó con thêu thêm mấy người làng nữa cùng đi ra biển. H: Như vậy thì tàu mình có, phương tiện của mình có sắn không phải thêu thì chắc thu nhập cũng kha khá bác nhỉ? TL:Thì cũng tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, may mắm có lần đi trừ chi phí, dầu máy, ăn uống, thuê người đi thì cũng còn được chút. H: Vậy ạ. Mà Bác ơi nếu như không may gặp rủi ro, mưa bão, tàu hỏng thì chi phí sửa chữa khá lớn tỏn thất nhiều lắm không bác? TL: Có chứ, lúc đó mình phải chịu mọi chi phí hoàn toàn còn người thuê không biết gì hết. H: Vậy công trả cho người đi làm theo thì mình trả theo hình thức nào thế bác, tính theo tháng hay ngày công vậy? TL: Trả theo mỗi lần đi theo ngay thôi nếu đánh bắt được nhiều thì cũng phải cho họ từ 3,5 – 5 triệu gì đó cho mỗi người. H: À thế sản sản mình đánh bắt trên biển ngoài xa vây lâu ngầy thì mình tiêu thụ, cất giữ thế nào vầy bác? TL: Thì cũng dăm chục ngày lại có tàu ra thu mua, những ngày chưa có tàu thì ta bỏ vào ngăn đá trong khoang tàu. H: Vậy còn công việc chăm lo nhà cửa ruộng vườn thì bác sắp xếp thế nào ạ? TL: Thì bác gái và đút gái út ở nhà trông nom ruộng vườn và chăn nuôi lợn, đôi con bò. H: Vậy trong tương lai bác có dự định chuyển đổi nghề đánh bắt thủy sản sang nghề khác ở trên bờ không ạ? TL: Có chứ, Bác cũng có tuổi rồi dự định đi cùng các con một, hai năm nưa thôi bác lên bờ ở dịch vụ buôn bán hàng tạp hóa vì nhà bác cũng gần đường khu dịch dụ du lịch bãi biễn Hải Hòa này để trông nom của hàng thôi. H: Nói vậy là bác có dự định chuyển sang nghề dịch vụ buon bán ròi đúng không bác? TL: Đúng vậy nếu không đi biển nhiều mình già không đi được nữa giờ giao cho 2 đứa con đi thôi. H: Vâng bác có dự tính đúng theo nhịp độ công nghiệp hóa dịch vụ du lịch ở địa phương mình hiện nay đấy ạ. Cháu xin cám ơn bác!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập- THỰC TRẠNG NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN SAU KHI BÀN GIAO ĐẤT CHO KHU CÔNG NGHIỆP KHU DỊCH VỤ DU LỊCH.doc