Khi một nước đang phát triển và có nhiều dự án lớn thì ảnh hưởng lên môi trường càng mạnh. Ở những nước nghèo, vì quá chú tâm vào mục tiêu phát triển kinh tế, môi trường rất dễ bị quên lãng, gây nhiều ảnh hưởng tai hại. Sự khác biệt lớn nhất giữa các nước đang phát triển hiện nay và các nước Âu châu và Mỹ thời xưa là tốc độ phát triển ngày nay nhanh hơn, các dự án lớn hơn, thường có các công ty hay tổ chức lớn của ngoại quốc tài trợ, và dân số đông hơn gấp bội. Rút kinh nghiệm của quá khứ, để giảm bớt sự tàn phá, các nước hiện nay đều có những luật lệ về bảo vệ môi trường. Trước khi thực hiện một dự án lớn, một trong những giai đoạn quan trọng là việc viết một Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM), tiếng Anh là Environmental Impact Assessment Report (EIA) hay còn gọi là Environmental Impact Statement (EIS). Nhà xây dựng phải viết EIA và trình lên chính quyền. EIA phải công bố cho công chúng trong vùng bị ảnh hưởng để dân chúng có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình. Sau khi cân nhắc lợi hại, chính quyền mới chấp thuận hoặc chối từ dự án, hoặc bắt buộc nhà xây dựng phải làm cho hoàn chỉnh hơn. Vì EIA đóng một vai trò quan trọng như vậy, nhà xây dựng phải cân nhắc kỹ càng xem những phương cách của mình trong dự án đã tối ưu chưa trong việc giảm tác dụng vào môi trường, có cách nào làm khác không, nếu có những tác dụng không thể tránh thì làm sao để giảm ảnh hưởng của nó tới mức tối thiểu, phải đền bù sao cho xứng đáng những người bị ảnh hưởng, v.v.
144 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7551 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tìm hiểu về công tác đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam hiện nay và xây dựng đánh giá tác động môi trường cho khu thương mại – dịch vụ và dân cư Tân An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Khi một nước đang phát triển và có nhiều dự án lớn thì ảnh hưởng lên môi trường càng mạnh. Ở những nước nghèo, vì quá chú tâm vào mục tiêu phát triển kinh tế, môi trường rất dễ bị quên lãng, gây nhiều ảnh hưởng tai hại. Sự khác biệt lớn nhất giữa các nước đang phát triển hiện nay và các nước Âu châu và Mỹ thời xưa là tốc độ phát triển ngày nay nhanh hơn, các dự án lớn hơn, thường có các công ty hay tổ chức lớn của ngoại quốc tài trợ, và dân số đông hơn gấp bội. Rút kinh nghiệm của quá khứ, để giảm bớt sự tàn phá, các nước hiện nay đều có những luật lệ về bảo vệ môi trường. Trước khi thực hiện một dự án lớn, một trong những giai đoạn quan trọng là việc viết một Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM), tiếng Anh là Environmental Impact Assessment Report (EIA) hay còn gọi là Environmental Impact Statement (EIS). Nhà xây dựng phải viết EIA và trình lên chính quyền. EIA phải công bố cho công chúng trong vùng bị ảnh hưởng để dân chúng có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình. Sau khi cân nhắc lợi hại, chính quyền mới chấp thuận hoặc chối từ dự án, hoặc bắt buộc nhà xây dựng phải làm cho hoàn chỉnh hơn. Vì EIA đóng một vai trò quan trọng như vậy, nhà xây dựng phải cân nhắc kỹ càng xem những phương cách của mình trong dự án đã tối ưu chưa trong việc giảm tác dụng vào môi trường, có cách nào làm khác không, nếu có những tác dụng không thể tránh thì làm sao để giảm ảnh hưởng của nó tới mức tối thiểu, phải đền bù sao cho xứng đáng những người bị ảnh hưởng, v.v.
Từ năm 1993 Việt Nam đã có Luật Bảo vệ Môi Trường. Luật này được sửa đổi lại và ban hành vào tháng 7 năm 2006, trong đó đã dành nguyên một mục về Đánh giá Tác động Môi trường. Đạo luật này đòi hỏi các dự án lớn, nhất là các dự án có đầu tư từ nước ngoài, phải làm ĐTM.
Hiện nay, ĐTM đã trở thành công cụ quan trọng trong công tác BVMT và xét duyệt dự án đầu tư ở nước ta.
Trong bối cảnh nước ta đang theo xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, để hòa nhập với không khí đó thì chính quyền tỉnh Long An cũng nhận thấy rằng mình phải thay đổi để hòa nhập cùng với sự chuyển mình của đất nước. Vì vậy, tỉnh Long An đã từng bước xây dựng và mở rộng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bằng các nguồn hỗ trợ đồng thời cũng kêu gọi nguồn vốn từ các hướng khác nhau để xây dựng các khu dân cư lân cận .Do đó việc hình thành dự án khu thương mại – dịch vụ và dân cư Tân An là một tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, sự phát triển nào cũng có mặt lợi và mặt hại của nó. Khi đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người và đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế xã hội thì nó cũng sẽ đem lại nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động như ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy thoái môi trường,biến dổi khí hậu….
Vì vậy, việc lập báo cáo Đánh Gía Tác Động Môi Trường của dự án khu thương mại – dịch vụ và dân cư Tân An là rất cần thiết đồng thời là một yêu cầu pháp lý bắt buộc. Đó là lý do mà tác giả chọn đề tài “Tìm hiểu về công tác đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam hiện nay và xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường cho khu thương mại – dịch vụ và dân cư Tân An tại phường 5 và xã Hướng Thọ Phú thành phố Tân An tỉnh Long An” để thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.
+ Đánh giá tổng quan về công tác đánh giá tác động môi trường tại nước ta hiện nay.
+ Thực hiện một trường hợp nghiên cứu điển hình là xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường cho khu thương mại – dịch vụ và dân cư Tân An.
NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.
+ Tổng hợp những nội dung lý thuyết về khái niệm đánh gía tác động môi trường.
+ Thống kê các văn bản pháp lý qui định về đánh giá tác động môi trường tại Việt Nam từ trước đến nay.
+ Tìm hiểu về thực trạng công tác đánh giá tác động môi trường tại Việt Nam và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác này.
+ Thu thập dữ liệu về dự án khu thương mại – dịch vụ và dân cư Tân An và dữ liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội tại khu vực đặt dự án là xã Hướng Thọ Phú và phường 5, thành phố Tân An.
+ Tiến hành lấy mẫu, đo đạc, phân tích giám sát môi trường nền khu vực đặt dự án.
+ Phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án trong các giai đoạn thi công cũng như vận hành và từ đó đề xuất các biện pháp khả thi nhằm giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố.
+ Đề xuất các chương trình quản lý và giám sát môi trường cho dự án.
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
Phương pháp thống kê:
+ Thu thập tài liệu tổng quan về ĐTM và công tác ĐTM tại Việt Nam.
+ Thu thập thông tin từ báo cáo đầu tư của dự án khu thương mại – dịch vụ và dân cư Tân An thuộc Phường 5 và xã Hướng Thọ Phú, thành phố Tân An, tỉnh Long An.
+ Thu thập số liệu về khí tượng thủy văn, kinh tế xã hội khu vực dự án.
Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu:
Tiến hành lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu vực dự án.
Phương pháp đánh giá nhanh:
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nhằm ước tính tải lượng và các nồng độ ô nhiễm từ các hoạt động thi công và vận hành khai thác của dự án.
Phương pháp so sánh:
Đánh giá tác động của dự án đến môi trường trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam.
Phương pháp lập bảng kê, phương pháp ma trận.
Phương pháp lập bảng kê, phương pháp ma trận được sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động dự án và các tác động môi trường.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
+ Các vấn đề có liên quan đến đánh giá tác động môi trường và thực trạng công tác này tại Việt Nam.
+ Dự án khu thương mại – dịch vụ và dân cư Tân An và các tác động của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực xung quanh.
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 5/4/2010 đến 10/07/2007.
PHẦN I
CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
KHÁI NIỆM VỀ ĐTM :
Caùc döï aùn phaùt trieån ngoaøi ñem laïi lôïi ích kinh teá cho xaõ hoäi, coøn gaây ra nhöõng taùc ñoäng tieâu cöïc cho con ngöôøi vaø taøi thieân nhieân. Nhieàu nöôùc trong quaù trình phaùt trieån thöôøng quan taâm ñeán nhöõng lôïi ích tröôùc maét, vì vaäy trong quaù trình laäp keá hoaïch phaùt trieån coâng taùc baûo veä moâi tröôøng chöa ñöôïc quan taâm ñuùng möùc. Söï yeáu keùm cuûa vieäc laäp keá hoaïch phaùt trieån ñaõ gaây ra caùc taùc ñoäng tieâu cöïc cho chính caùc hoaït ñoäng naøy ôû caùc nöôùc. Vieäc ñaàu tieân trong coâng taùc baûo veä moâi tröôøng trong quaù trình laäp keá hoaïch moät döï aùn laø trieån khai ÑTM.Vì vaäy cho ñeán nay haàu heát caùc nöôùc ñaõ thöïc hieän ÑTM ñeå ngaên ngöøa vaø giaûm thieåu caùc haäu quaû tieâu cöïc vaø phaùt huy keát quaû tích cöïc veà moâi tröôøng vaø xaõ hoäi caùc döï aùn phaùt trieån.
ĐTM là một công cụ quản lý môi trường đã được hình thành trên thế giới hơn 30 năm qua. Hiện nay trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về ĐTM. Sau đây là một vài khái niệm về ĐTM:
Theo khái niệm mà ROAP, UNEP đưa ra: "ĐTM là quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triển quan trọng. ĐTM sẽ xem xét việc thực hiện dự án đó gây ra những vấn đề gì đối với đời sống của con người tại khu vực dự án, tới kết quả của chính dự án đó và các hoạt động khác tại vùng đó. Sau dự báo ĐTM phải xác định các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, làm dự án đó thích hợp với MT của nó".
Theo định nghĩa rộng của Munn (1979): ”ĐTM là cần phải phát hiện và dự đoán những tác động đối với môi trường cũng như đối với sức khoẻ và sự thịnh vượng của con người, của các đề xuất, các chính sách, chương trình, dự án, quy trình hoạt động và cần phải chuyển giao và công bố những thông tin về các tác động đó”.
Uỷ ban Liên hiệp quốc về các vấn đề kinh tế Châu Âu (1991) đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và súc tích: “Ðánh giá tác động môi trường là đánh giá tác động của một hoạt động có kế hoạch đối với môi trường.”
Theo định nghĩa hẹp của Cục môi trường Anh: “thuật ngữ ĐTM chỉ một kỹ thuật và một quy trình dùng để giúp các chuyên gia phát triển tập hợp những thông tin về ảnh hưởng đối với môi trường của một dự án và những thông tin này sẽ được những nhà quản lý quy hoạch sử dụng để đưa ra những quyết định về phương hướng phát triển.”
Theo định nghĩa của Luật BVMT, được Quốc hội nước ta thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, khái niệm đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được hiểu là “việc phân tích dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”.
MỤC ĐÍCH CỦA ĐTM:
Phân tích,đánh giá, dự báo một cách có căn cứ khoa học những tác động có lợi, có hại do các hoạt động của dự án gây ra cho môi trường khu vực, bao gồm cả giai đoạn chuẩn bị xây dựng, xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai thực hiện dự án.
Đề xuất các phương án tổng hợp, khả thi về mặt quản lý và công nghệ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của dự án đến môi trường và cộng đồng, giải quyết một cách hợp lý giữa phát triển kinh tế và BVMT nhằm phát triển bền vững.
NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐTM:
Theo yêu cầu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, nội dung của báo cáo ĐTM cần được thực hiện theo mẫu như sau:
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án:
- Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án đầu tư, trong đó nêu rõ là loại dự án mới, dự án bổ sung, dự án mở rộng, dự án nâng cấp hay dự án loại khác.
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư (báo cáo đầu tư/báo cáo kinh tế - kỹ thuật/dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương của dự án).
- Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt (nêu rõ hiện trạng của các quy hoạch phát triển có liên quan đến dự án: đã được phê duyệt thì nêu đầy đủ tên gọi của quyết định phê duyệt hoặc đang trong giai đoạn xây dựng để trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt).
- Nêu rõ dự án có nằm trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất hay không? Nếu có thì nêu đầy đủ tên gọi và đính kèm bản sao các văn bản sau vào Phụ lục của báo cáo đánh giá tác động môi trường:
+ Quyết định phê duyệt (nếu có) báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Văn bản xác nhận (nếu có) đã thực hiện/hoàn thành các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được phê duyệt sau ngày 01 tháng 7 năm 2006).
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐTM):
- Liệt kê các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án, trong đó nêu đầy đủ, chính xác mã số, tên, ngày ban hành, cơ quan ban hành của từng văn bản.
- Liệt kê các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng bao gồm các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn Việt Nam; tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành; các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế hoặc các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
- Liệt kê các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường (tên gọi, xuất xứ thời gian, tác giả, nơi phát hành của tài liệu, dữ liệu), bao gồm:
+ Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo;
+ Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM:
Liệt lê đầy đủ các phương pháp đã sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM, bao gồm các phương pháp ĐTM, các phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu, thí nghiệm và các phương pháp khác.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM:
- Nêu tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án, trong đó chỉ rõ việc có thuê hay không thuê dịch vụ tư vấn lập báo cáo ĐTM. Trường hợp có thuê dịch vụ tư vấn, nêu rõ tên cơ quan cung cấp dịch vụ; họ và tên người đứng đầu cơ quan cung cấp dịch vụ; địa chỉ liên hệ của cơ quan cung cấp dịch vụ;
- Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án (bao gồm các thành viên của chủ dự án và các thành viên của cơ quan tư vấn, nêu rõ học vị, chuyên ngành đào tạo của từng thành viên).
Chương 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án:
Nêu chính xác như tên trong báo cáo đầu tư/báo cáo kinh tế - kỹ thuật/dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương của dự án.
1.2. Chủ dự án:
Nêu đầy đủ: tên của cơ quan chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với cơ quan chủ dự án; họ tên và chức danh của người đứng đầu cơ quan chủ dự án.
1.3. Vị trí địa lý của dự án;
Mô tả rõ ràng vị trí địa lý (gồm cả tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới …) của địa điểm thực hiện dự án trong mối tương quan với các đối tượng tự nhiên (hệ thống đường giao thông; hệ thống sông suối; ao hồ và các vực nước khác; hệ thống đồi núi …), các đối tượng kinh tế - xã hội (khu dân cư, khu đô thị, các đối tượng sản xuất – kinh doanh – dịch vụ, các công trình văn hóa – tôn giáo, các di tích lịch sử …) và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án, kèm theo sơ đồ vị trí địa lý thể hiện các đối tượng này, có chú giải rõ ràng.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án:
- Liệt kê đầy đủ, mô tả chi tiết về khối lượng và quy mô (không gian và thời gian) của tất cả các hạng mục công trình cần triển khai trong quá trình thực hiện dự án, kèm theo một sơ đồ, bản vẽ mặt bằng tổng thể bố trí tất cả các hạng mục công trình hoặc các sơ đồ, bản vẽ riêng lẻ cho từng hạng mục công trình. Các công trình được phân thành 2 loại sau:
+ Các công trình chính: công trình phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án;
+ Các công trình phụ trợ: công trình hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động của công trình chính, như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, cung cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, di dân tái định cư, cây xanh phòng hộ môi trường, trạm xử lý nước thải, nơi xử lý hoặc trạm tập kết chất thải rắn (nếu có) và các công trình khác.
- Mô tả chi tiết, cụ thể về công nghệ thi công, công nghệ sản xuất, công nghệ vận hành từng hạng mục công trình của dự án, kèm theo sơ đồ minh họa. Trên các sơ đồ minh họa này phải chỉ rõ các yếu tố môi trường có khả năng phát sinh, như: nguồn chất thải và các yếu tố gây tác động khác (nếu có).
- Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị cần có của dự án kèm theo chỉ dẫn về nước sản xuất, năm sản xuất và hiện trạng mới hay cũ, còn bao nhiêu phần trăm (nếu có)
- Liệt kê đầy đủ thành phần và tính chất của các loại nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án kèm theo chỉ dẫn về tên thương hiệu và công thức hóa học (nếu có).
- Mô tả chi tiết về tiến độ thực hiện các hạng mục công trình của dự án từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành và đi vào vận hành chính thức.
- Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án, trong đó, chỉ rõ mức đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường của dự án.
- Tổ chức quản lý và thực hiện dự án.
Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường:
- Điều kiện về địa lý, địa chất: chỉ đề cập và mô tả những đối tượng, hiện tượng, quá trình bị tác động bởi dự án (đối với dự án có làm thay đổi các yếu tố địa lý, cảnh quan; dự án khai thác khoáng sản và dự án liên quan đến các công trình ngầm thì phải mô tả một cách chi tiết); chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
- Điều kiện về khí tượng – thủy văn/hải văn:
- Điều kiện khí tượng: trình bày rõ các đặc trưng khí tượng có liên quan đến dự án (nhiệt độ không khí, độ ẩm, vận tốc gió, hướng gió, tần suất gió, nắng và bức xạ, lượng mưa, bão và các điều kiện về khí tượng dị thường khác); chỉ rõ độ dài chuỗi số liệu; nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng;
- Điều kiện thủy văn/hải sản: trình bày rõ các đặc trưng thủy văn/hải văn có liên quan đến dự án (mực nước, lưu lượng, tốc độ dòng chảy và các điều kiện về thủy văn/hải văn khác); chỉ rõ độ dài chuỗi số liệu; nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
- Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên: chỉ đề cập và mô tả những thành phần môi trường bị tác động trực tiếp bởi dự án, như: môi trường không khí tiếp nhập trực tiếp nguồn khí thải của dự án (lưu ý hơn đến những vùng bị ảnh hưởng theo các hướng gió chủ đạo), nguồn nước tiếp nhận trực tiếp nước thải của dự án, đất, trầm tích và hệ sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chất thải và các yếu tố khác của dự án.
Đối với môi trường không khí, nước, đất và trầm tích đòi hỏi như sau:
+ Chỉ dẫn rõ ràng các số liệu đo đạc, phân tích tại thời điểm tiến hành ĐTM về chất lượng môi trường (lưu ý: các điểm đo đạc, lấy mẫu phải có mã số, có chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, đồng thời, phải được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng và được minh họa bằng sơ đồ bố trí các điểm trên nền bản đồ khu vực. Các điểm đo đạc, lấy mẫu ít nhất phải là các điểm bị tác động trực tiếp bởi dự án. Việc đo đạc, phân tích phải tuân thủ quy trình, quy phạm quan trắc, phân tích môi trường; kết quả quan trắc, phân tích môi trường phải được hoàn thiện và được xác nhận của các đơn vị có chức năng theo quy định của pháp luật);
- Nhận xét về mức độ ô nhiễm không khí, nước, đất và trầm tích so với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Nhận định về nguyên nhân, nguồn gốc ô nhiễm. Trong trường hợp có đủ cơ sở dữ liệu về môi trường, đánh giá sơ bộ về sức chịu tải của môi trường ở khu vực dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Điều kiện về kinh tế: chỉ đề cập đến những hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác) trong khu vực dự án và vùng kế cận bị tác động bởi dự án; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
- Điều kiện về xã hội: Chỉ đề cập đến những các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan khác trong vùng dự án và các vùng kế cận bị tác động bởi dự án; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá tác động
- Việc đánh giá tác động của dự án môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội được thực hiện theo từng giai đoạn (chuẩn bị, xây dựng và vận hành) của dự án và phải được cụ thể hóa cho từng nguồn gây tác động, đến từng đối tượng bị tác động. Mỗi tác động đều phải được đánh giá một cách cụ thể, chi tiết về mức độ, về quy mô không gian và thời gian (đánh giá một cách định tính, định lượng, chi tiết và cụ thể cho dự án đó, không đánh giá một cách chung chung) và so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trong đó:
+ Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải: tất cả các nguồn có khả năng phát sinh các loại chất thải rắn, lỏng, khí cũng như các loại chất thải khác trong quá trình triển khai thực hiện dự án;
+ Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải: tất cả các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải, như: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; biến đổi vi khí hậu; suy thoái các thành phần môi trường; biến đổi đa dạng sinh học và các nguồn gây tác động khác;
+ Đối tượng bị tác động: tất cả các đối tượng tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử và các đối tượng khác trong vùng dự án và các vùng kế cận bị tác động bởi từng nguồn gây tác động liên quan đến chất thải, từng nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong các giai đoạn của dự án (chuẩn bị, xây dựng và vận hành) và bởi các rủi ro, sự cố môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành của dự án.
- Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra: chỉ đề cập đến những rủi ro, sự cố có thể xảy ra bởi dự án trong quá trình xây dựng và vận hành của dự án.
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá:
Nhận xét khách quan về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá về các tác động môi trường, các rủi ro, sự cố môi trường có khả năng xảy ra khi triển khai dự án và khi không triển khai dự án. Đối với những vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan và các lý do chủ quan (như thiếu thông tin, dữ liệu; số liệu, dữ liệu hiện có đã bị lạc hậu; số liệu, dữ liệu tự tạo lập chưa có đủ độ chính xác, tin cậy; thiếu hoặc độ tin cậy của phương pháp đánh giá có hạn; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ về ĐTM có hạn; các nguyên nhân khác).
Chương 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường phải được thể hiện đối với từng giai đoạn (chuẩn bị, xây dựng và vận hành) của dự án, từng đối tượng bị tác động như đã nêu trong mục 3.1 và phải là các biện pháp cụ thể, có tính khả thi sẽ được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện dự án.
4.1. Đối với các tác động xấu:
- Mỗi loại tác động xấu đến các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội đã xác định đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, có lý giải rõ ràng về ưu điểm, nhược điểm, mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp việc triển khai các biện pháp giảm thiểu của dự án liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, phải kiến nghị cụ thể tên các cơ quan, tổ chức đó và đề xuất phương án phối hợp cùng giải quyết.
- Phải chứng minh được rằng, sau khi áp dụng biện pháp giảm thiểu, các tác động xấu sẽ được giảm đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp bất khả kháng, phải nêu rõ lý do và có những kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
4.2. Đối với sự cố môi trường:
Đề xuất một phương án chung về phòng ngừa và ứng phó sự cố, trong đó nêu rõ:
- Nội dung, biện pháp mà chủ dự án chủ động thực hiện trong khả năng của mình; nhận xét, đánh giá về tính khả thi và hiệu quả;
- Nội dung, biện pháp cần phải có sự hợp tác, giúp đỡ của các cơ quan nhà nước và các đối tác khác;
- Những vấn đề bất khả kháng và kiến nghị hướng xử lý.
Chương 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1. Chương trình quản lý môi trường:
Đề ra một chương trình nhằm quản lý các vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình chuẩn bị, xây dựng các công trình của dự án và trong quá trình dự án đi vào vận hành. Chương trình quản lý môi trường được xây dựng trên cơ sở tổng hợp từ các chương 1, 3, 4 dưới dạng bảng, bao gồm các thông tin về: các hoạt động của dự án trong quá trình chuẩn bị, xây dựng và vận hành; các tác động môi trường; các biện pháp giảm thiểu tác động có hại (các công trình xử lý và quản lý chất thải kèm theo chỉ dẫn cụ thể về chủng loại và đặc tính kỹ thuật; công trình xử lý môi trường đối với các yếu tố khác ngoài chất thải; các biện pháp phòng chống sự cố môi trường; các biện pháp phục hồi môi trường nếu có; chương trình giáo dục, đào tạo về môi trường và các biện pháp giảm thiểu các tác động có hại khác); kinh phí thực hiện; thời gian biểu thực hiện và hoàn thành; cơ quan thực hiện và cơ quan giám sát thực hiện chương trình quản lý môi trường.
5.2. Chương trình giám sát môi trường:
Đề ra chương trình nhằm giám sát các chất thải phát sinh trong suốt quá trình chuẩn bị, xây dựng và vận hành của dự án:
5.2.1. Giám sát chất thải: đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho chất thải của dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam, với tần suất tối thiểu 03 (ba) tháng một lần. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.
Đối với các dự án phát sinh nguồn nước thải, khí thải lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở mức độ cao, phải có phương án thiết kế và lắp đặt các thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự động, liên tục các thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải để cơ quan thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường xem xét, quyết định.
5.2.2. Giám sát môi trường xung quanh: chỉ giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành của Việt Nam trong trường hợp tại khu vực thực hiện dự án không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước, với tần suất tối thiểu 06 (sáu) tháng một lần. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.
5.2.3. Giám sát khác: chỉ phải giám sát các yếu tố: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động tới các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội khác (nếu có) với tần suất phù hợp nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các yếu tố này. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.
Chương 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
6.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã.
6.2. Ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.
(Các điểm 6.1 và 6.2 này được thể hiện theo yêu cầu nêu tại mục 2 Phần III của Thông tư này).
6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án trước các ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã:
Đối với từng nội dung ý kiến, yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, chủ dự án cần nêu rõ quan điểm của mình đồng ý hay không đồng ý; trường hợp đồng ý thì cần nêu rõ các cam kết của chủ dự án để đáp ứng ý kiến, yêu cầu này được trình bày ở nội dung (chương, mục) nào của báo cáo; trường hợp không đồng ý thì cần nêu rõ lý do tại sao.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận:
Phải có kết luận về những vấn đề, như: đã nhận dạng và đánh giá được hết những tác động chưa, những vấn đề gì còn chưa dự báo được; đánh giá tổng quát về mức độ, quy mô của những tác động đã xác định; mức độ khả thi của các biện pháp giảm thiểu tác động xấu và phòng chống, ứng phó các sự cố, rủi ro môi trường; những tác động tiêu cực nào không thể có biện pháp giảm thiểu vì vượt quá khả năng cho phép của chủ dự án và nêu rõ lý do.
2. Kiến nghị:
Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan giúp giải quyết những vấn đề vượt khả năng giải quyết của dự án.
3. Cam kết:
Các cam kết của chủ dự án về việc thực hiện chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường như đã nêu trong Chương 5 (bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà dự án bắt buộc phải áp dụng); thực hiện các cam kết với cộng đồng như đã nêu tại mục 6.3 Chương 6 của báo cáo ĐTM; tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của dự án, gồm:
- Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ thực hiện và hoàn thành trong các giai đoạn chuẩn bị và xây dựng đến thời điểm trước khi dự án đi vào vận hành chính thức;
- Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ khi dự án đi vào vận hành chính thức cho đến khi kết thúc dự án;
- Cam kết về đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án;
- Cam kết phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường sau khi dự án kết thúc vận hành.
LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA ĐTM:
a. Lôïi ích của báo cáo ÑTM
ÑTM coù lôïi ích tröïc tieáp vaø giaùn tieáp :
Lôïi ích tröïc tieáp cuûa ÑTM laø mang laïi nhöõng lôïi ích moâi tröôøng nhö giuùp chuû döï aùn hoaøn thieän thieát keá hoaëc thay ñoåi döï aùn.
Lôïi ích giaùn tieáp laø nhöõng lôïi ích moâi tröôøng do döï aùn taïo ra nhö vieäc xaây döïng ñaäp thuûy ñieän keùo theo söï phaùt trieån cuûa moät soá ngaønh coâng nghieäp nhö du lòch, coâng nghieäp, nuoâi troàng thuûy saûn …
Việc trieån khai quaù trình ÑTM caøng sôùm vaøo chu trình döï aùn, lôïi ích cuûa noù mang laïi caøng nhieàu. Nhìn chung, những lợi ích của ĐTM bao gồm :
- Hoàn thiện thiết kế và lựa chọn vị trí dự án.
- Cung cấp thông tin chuẩn xác cho việc ra quyết định.
- Tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình phát triển.
- Đưa dự án vào đúng bối cảnh môi trường và xã hội của nó.
- Giảm bớt những thiệt hại môi trường.
- Làm cho những dự án hiệu quả hơn về mặt kinh tế xã hội.
- Đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững.
b. Chi phí cuûa ÑTM :
Chi phí ĐTM bao goàm :
Kinh phí nghieân cöùu.
Chi phí cho việc laäp baùo caùo, thaåm ñònh baùo caùo.
Chi phí thöïc hieän caùc bieän phaùp giaûm thieåu vaø giaùm saùt ÑTM
Chi phí naøy coù tính tröôùc maét, trong thôøi gian ngaén vaø ñöôïc laáy töø nguoàn voán döï aùn.
Tuy vậy, caàn nhaän roõ raèng chi phí ñaàu tö cho ÑTM seõ tieát kieäm kinh phí chung cuûa vieäc thöïc hieän döï aùn vaø laøm taêng hieäu quaû kinh teá thoâng qua nhöõng lôïi ích laâu daøi vaø phoå bieán nhö :
Ngaên ngöøa nhöõng hieåm hoïa moâi tröôøng ( neáu khoâng thì phaûi khaéc phuïc trong nhöõng giai ñoaïn sau).
Höôùng tôùi söï phaùt trieån beàn vöõng.
Caùc hoaït ñoäng kinh teá seõ ñöôïc taêng cöôøng vì caùc döï aùn ñöôïc thieát keá toát hôn vaø pheâ duyeät kòp thôøi hôn.
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN:
Đánh Gía Môi Trường Chiến Lược :
Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), tiếng anh là Strategic Environmental Assessment (SEA) là một công cụ quản lý môi trường có tầm cỡ chiến lược, mới được hình thành trên thế giới hơn 10 năm qua. Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất trên toàn thế giới về đánh giá môi trường chiến lược. Tuy vậy, một số định nghĩa về ĐMC hiện nay có thể kể đến bao gồm:
Theo tổ chức IAIA: “ĐMC là quá trình đánh giá một cách có hệ thống các hậu quả về môi trường của các đề xuất về chính sách, kế hoạch và chương trình nhằm bảo đảm rằng các hậu quả về môi trường này được đề cập một cách đầy đủ và được giải quyết một cách thỏa đáng ngay từ giai đoạn thích hợp sớm nhất có thể của quá trình ra quyết định về các chính sách, kế hoạch và chương trình đó cùng với sự cân nhắc về các mặt kinh tế và xã hội”.
Theo Bộ Môi Trường và Du Lịch Nam Phi (2000):"ĐMC là quá trình hòa nhập khái niệm của tính bền vững vào việc ra các quyết định mang tính chiến lược".
Theo Luật BVMT 2005 của Việt Nam khẳng định: “ĐMC là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường dự án, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững”.
Theo điều 14 luật BVMT 2005 của Việt Nam, các dự án phải lập ĐMC bao gồm:
Ø Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia. Ø Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước.
Ø Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), vùng. Ø Quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng. Ø Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm.
Ø Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh.
Sự khác nhau giữa ĐTM và ĐMC :
Sự khác nhau cơ bản giữa ĐTM và ĐMC được thể hiện trong bảng 1 sau đây:
Bảng 1: Sự khác nhau cơ bản giữa ĐTM và ĐMC
TT
ĐÁNH GIẤ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
CHIẾN LƯỢC (ĐMC)
ĐỐI TƯỢNG
1
Một dự án cụ thể
Chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình.
MỤC TIÊU
2
Dự báo, phân tích và đánh giá các tác động môi trường của dự án, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đảm bảo đạt TCMT
Dự báo và đánh gía tổng hợp về các hậu quả môi trường của các CL, QH, KH nhằm lồng ghép một cách đầy đủ các xem xét môi trường sớm nhất và ngang bằng với các xem xét về KT-XH theo định hướng phát triển bền vững.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN
3
ĐTM là một quá trình xem xét, đánh giá về mặt môi trường đối với một dự án phát triển đã được xây dựng
ĐMC được tiến hành song song với quá trình xây dựng các CL, QH, KH lồng ghép một cách hữu cơ việc cân nhắc môi trường vào suốt quá trình hoạch định CL, QH, KH nhằm mục đích xây dựng và CL, QH, KH đó theo định hướng phát triển bền vững.
TÍNH CHẤT
4
Chi tiết hơn và mang tính đối phó với các tác động tiêu cực.
Tổng hợp hơn và mang tính chủ động ( ngăn ngừa ).
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SO SÁNH
5
Có mức độ định lượng cao. Đánh giá so sánh với các trị số giới hạn chỉ thị môi trường cho phép theo tiêu chuẩn môi trường (TCVN)
ĐMC thường đánh giá các hậu quả môi trường ở mức độ khái quát, định tính và phi kỹ thuật. Xây dựng các chỉ tiêu bền vững về mặt môi trường đẻ làm căn cứ cho đánh giá và so sánh
PHƯƠNG PHÁP
6
Sử dụng các phương pháp thông thường, ít quan tâm đến tác động tích hợp tương hỗ, gián tiếp.
Sử dụng các phương pháp tổng hợp, quan tâm đến tác động tích hợp tương hỗ, gián tiếp.
MỨC ẢNH HƯỞNG
7
Vùng cục bộ, các bên liên quan
Vùng rộng lớn và toàn xã hội.
SẢN PHẨM CHỦ YẾU
8
Đưa ra các biện pháp giảm thiểu, xử lý ô nhiễm trrong ba giai đoạn: chuẩn bị xây dựng, xây dựng và vận hành đẻ dự án đạt tiêu chuẩn môi trường.
Đưa ra các đề xuất có tính chiến lược, điều chỉnh CL, QH, KH và các giải pháp bảo vệ môi trường để dảm bảo phát tiển bền vững về mặt môi trường.
Cam Kết Bảo Vệ Môi Trường :
Luật BVMT 2005 của Việt Nam đã được đưa ra khái niệm: “Cam kết bảo vệ môi trường là việc xem xét, dự báo các tác động môi trường của dự án nhỏ, hoạt động qui mô hộ gia đình( không thuộc dự án đầu tư phải đánh giá tác động môi trường) và cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường”.
Như vậy những cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình và đối tượng không thuộc quy định tại Điều 14 và Điều 18 của Luật Bảo Vệ Môi Trường 2005 cần phải có bản cam kết bảo vệ môi trường.
PHƯƠNG PHÁP ĐTM
Phương pháp liệt kê số liệu
Phương pháp liệt kê số liệu không đi vào đánh giá tác động môi trường của dự án mà chỉ liệt kê số liệu về các nhân tố môi trường có liên quan đến hoạt động của dự án đó.
Phương pháp này tiện cho việc so sánh giữa các phương án khác nhau trong việc đánh giá tác động đến môi trường của dự án, giúp cho người quản lý, lãnh đạo đưa ra được sự lựa chọn phương án phù hợp với môi trường.
Tuy nhiên, nhìn chung thông tin của bảng đánh giá đưa ra còn hạn chế, đơn giản, không biểu thị được mối quan hệ giữa nguyên nhân và ảnh hưởng của các hoạt động của dự án, không chỉ ra các tác động thực tế đến môi trường.
Phương pháp danh mục kiểm tra
Phương pháp danh mục kiểm tra thường được sử dụng để xác định các tác động môi trường. Danh mục kiểm tra là một biểu bảng, trong đó các yếu tố, các đặc trưng và các quá trình môi trường được liệt kê, muốn nhận dạng tác động môi trường của dự án người thực hiện đánh dấu ghi nhận và đánh giá sự hiện diện của các tác động hoặc trả lời các câu hỏi ghi sẵn dưới dạng có/ không/ nghi ngờ.
Phương pháp danh mục kiểm tra không chỉ là phương pháp chủ yếu để nhận dạng tác động, mà còn là một bảng tổng hợp tài liệu đã có, đồng thời giúp cho định hướng bổ sung tài liệu cần thiết cho báo cáo ĐTM.
Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định, đó là thiếu sự liên kết các tác động môi trường với các hành động thực hiện dự án ở các giai đoạn khác nhau. Phương pháp này là bảng liệt kê các tác động trên cơ sở kinh nghiệm, nên không ghi nhận hết các tác động nhất là các tác động chưa biết.Trong các đề mục môi trường được liệt kê rất khó phân biệt các tác động gián tiếp.
Phương pháp ma trận
Phương pháp ma trận môi trường được xây dựng như sau: liệt kê các tác động môi trường có thể gây ra bởi dự án theo cột dọc và liệt kê các hành động của dự án theo hàng ngang, đánh dấu các tác động môi trường (nếu có) vào các ô tương ứng của bảng ma trận.
Bằng phương pháp ma trận ta có thể tổng hợp được cường độ và vai trò của tổng các hoạt động do một hoạt động của dự án gây ra bằng cách tính tổng của các cột dọc của một hàng ngang và tổng hợp các hành động của dự án có thể gây ra cho một tác động bằng cách tính tổng các hàng trong một cột.
Phương pháp ma trận dùng để nhận dạng các tác động mà còn đánh giá vai trò và ý nghĩa của các tác động. Tuy nhiên, phương pháp ma trận không mô tả được các tác động gián tiếp và chỉ dùng cho tác động đã biết.
Phương pháp sơ đồ mạng lưới.
Phương pháp sơ đồ mạng lưới được xây dựng dựa trên cơ sở của một đồ giải dạng cây dùng để phân tích các quan hệ nhân quả.
Phương pháp này có thể dung để xác định các tác động trực tiếp và gián tiếp cũng như các tác động tìm tàng chưa biết đến.
Phương pháp chồng xếp bản đồ và thông tin địa lý
Chồng xếp bản đồ là một phương pháp bản đồ truyền thống, dễ sử dụng. Nội dung cơ bản của phương pháp này là chồng xếp bản đồ sẵn có, từ đó rút ra các nhận xét hoặc xây dựng các bản đồ mới.
Phương pháp này sử dụng có hiệu quả để xác định các khu vực có tác động tích lũy thông qua việc chồng xếp các bản đồ mô tả các tác động trong không gian từ các hành động của một dự án hoặc từ các tác động của nhiều dự án khác nhau trên cùng một lãnh thổ.
Phương pháp hệ chuyên gia máy tính.
Hệ chuyên gia máy tính là một phần mềm để trợ giúp cho việc ra quyết định, là tập hợp một loạt câu hỏi được xây dựng dựa vào kinh nghiệm ra quyết định môi trường cho các dự án môi trường đã thực hiện. Người sử dụng hệ chuyên gia cần thiết phải trả lời các câu hỏi trên máy tính. Hệ chuyên gia sẽ tự động cho ra các quyết định trên cơ sở xử lý các câu trả lời.
Đây là một công cụ nhận dạng các tác động môi trường nhanh, tuy nhiên nó phụ thuộc rất nhiều vào tình hình số liệu về môi trường hiện có, vào kiến thức và kinh nghiệm người sử dụng hệ thống.
Phương pháp phán đoán của chuyên gia.
Bản chất của phương pháp chuyên gia là lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia để làm kết quả dự báo. Phương pháp này được triển khai theo một quy trình chặt chẽ bao gồm nhiều khâu: thành lập nhóm chuyên gia, đánh giá năng lực chuyên gia, lập biểu câu hỏi và xử lý toán học kết quả thu được từ ý kiến chuyên gia. Khó khăn của phương pháp này là việc tuyển chọn và đánh giá khả năng của các chuyên gia. Phương pháp này được áp dụng có hiệu quả cho những đối tượng thiếu (hoặc chưa đủ) số liệu thống kê, phát triển có độ bất ổn lớn hoặc đối tượng của dự báo phức tạp không có số liệu nền. Kết quả của phương pháp dự báo này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu định hướng, quản lý vì thế cần kết hợp (trong trường hợp có thể) với các phương pháp định lượng khác.
Phương pháp đánh giá nhanh.
Phương pháp đánh giá nhanh là phương pháp đánh giá dựa vào hệ số phát thải ô nhiễm. Phương pháp đánh giá nhanh có hiệu quả cao trong xác định tải lượng, nồng độ ô nhiễm đối với các dự án đô thị, công nghiệp, giao thông. Từ đó, có thể dự báo khả năng tác động môi trường của các nguồn gây ô nhiễm.
Phương pháp mô hình hóa
Cách thức tiếp cận của phương pháp này là dùng hệ thức toán học để mô tả mối liên hệ giữa đối tượng dự báo với các yếu tố có liên quan.
Phương pháp này yêu cầu số liệu của nhiều yếu tố hữu quan trong quá khứ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có ưu điểm, đó là có thể giải thích được kết quả dự báo và có thể phân tích ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến kết quả dự báo.
Hiện ở Việt Nam, các mô hình dự báo trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường chưa nhiều.
Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích.
Nội dung của phương pháp này gồm các vấn đề như:
Liệt kê tất cả các tài nguyên sử dụng cho dự án.
Liệt kê tất cả các hoạt động gây suy giảm tài nguyên.
Liệt kê tất cả các công việc cần được bổ sung vào dự án để sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Tính toán các chi phí: chi phí ban đầu, chi phí cơ hội, chi phí thay thế…
Tính toán các lợi ích đạt được: lợi ích thu được từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên, lợi ích thu được do dự án để phát triển công nghiệp – nông nghiệp, các lợi ích thu được do có dự án để ổn định xã hội.
Bằng phương pháp này ta có thể thấy được lợi ích thu được từ dự án rất rõ rệt và cụ thể (vì tất cả đều được tính toán và quy đổi ra tiền). Tuy nhiên vẫn có một số tác động không thể quy đổi ra tiền.
CHƯƠNG II
CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ ĐTM:
a) Giai đoạn trước ngày 10/01/1994:
Công tác ĐTM được quan tâm nghiên cứu từ những năm đầu của thập kỷ 1980, nổi bật là chương trình nghiên cứu “chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường giai đoạn 1980-1985”. Thông qua chương trình này các vần đề về phương pháp luận ĐTM được đặt ra nghiên cứu để cung cấp cơ sở khoa học cho việc ban hành các qui định pháp lý lien quan về sau.
Ngày 20/09/1985 nghị quyết 246-HĐBT được ban hành về việc đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Ngày 25/02/1993 chỉ thị 73-TTg được ban hành về một số công tác cần làm ngay để bảo vệ môi trường.
Ngày 10/09/1993 bộ trưởng Bộ Khoa Học, Cộng nghệ và Môi trường thông tư số 1485-MTg được ban hành hướng dẫn tạm thời về ĐTM.
Tuy nhiên trong giai đoạn này thực hiện chưa mạnh mẽ, chưa đều khắp ở các cơ sở ngành, các bộ ngành từ trung ương đến địa phương.
b) Giai đoạn từ 10/01/1994 đến 01/07/2006:
Khung pháp lý chính thống về ĐTM ở Việt Nam được quy định theo luật BVMT 1993 và nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994, của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành Luật BVMT:
Theo điều 17 của Luật, tất cả các tổ chức cá nhân, quản lý cơ sở kinh tế xã hội khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng đã hoạt động từ trước khi ban hành luật phải lập báo cáo ĐTM để thẩm định.
Điều 18 của Luật qui định báo cáo ĐTM đối với tất cả các đối tượng là dự án.theo đó, tất cả các dự án phát triển ở mọi qui mô đều phải lập báo cáo ĐTM để thẩm định .kết quả thẩm định về báo cáo ĐTM đối với dự án là một trong những căn cứ pháp lý để cấp có thẩm quyền xét duyệt và cho phép thực hiện.
Tại điều 9 của nghị định 175/CP có qui định các đối tượng là “ quy hoạch tổng thể phát triển vùng, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các qui hoạch đô thị, khu dân cư “ phải thực hiện báo cáo ĐTM cùng với những đối tượng là dự án đầu tư và cơ sở đang hoạt động.
c) Giai đoạn sau ngày 01/07/2006:
ĐMC ĐTM/ Đề án BVMT
CKBVMT
chiến lược qui hoạch đầu tư dự án hoạt đông của cơ sở
Hình 2: Vị trí của ĐTM
Một số văn bản pháp luật về ĐTM trong giai đoạn này bao gồm:
- Luật Bảo vệ môi trường 2005.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP.- Thông tư Số 05/2008/TT-BTNMT Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư Số 04/2008/TT-BTNMT Hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường.
II. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG:
Qui trình chung của báo cáo đánh giá tác động môi trường theo các qui định pháp luật của Việt Nam gồm 4 bướcchính như sau:
Bước 1: Sàng lọc môi trường.
Bước 2: Xác định phạm vi đánh giá tác động môi trường.
Bước 3: Lập đánh giá tác động môi trường chi tiết.
Bước 4: Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Hình 3 Quy trình đánh giá tác động môi trường
Bước 1: Trong bước sàng lọc dự án thì trách nhiệm của cơ quan quản lý môi trường là phải kiểm tra xem dự án này có cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không.
+ Nếu dự án cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì cơ quan quản lý môi trường sẽ yêu cầu chủ đầu tư lập và trình lên cơ quan quản lý.
+ Nếu dự án không cần lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ đầu tư phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường.
Bước 2: Trong bước xác định phạm vi đánh giá tác động môi trường thì chủ đầu tư cần thực hiện những công việc sau:
+ Lập bản đánh giá tác động môi trường sơ bộ.
+ Lập báo cáo đánh giá môi trường chi tiết.
Bước 3: Trong bước lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết thì chủ đầu tư phải tiến hành thực hiện các nội dung sau:
+ Đánh giá tác động môi trường: trong quá trình đánh giá gồm các nội dung như nhận dạng tác động, phân tích và đánh giá tác động, dự báo và xác định ý nghĩa của tác động chính.
+ Lựa chọn phương pháp và biện pháp giảm thiểu, lập kế hoạch quản lý các tác động môi trường.
+ Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Bước 4: Trong bước thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thì trách nhiệm của cơ quan quản lý môi trường là kiểm tra việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có đúng theo qui định của pháp luật hay không, có nêu đầy đủ các tác động môi trường và các biện pháp đưa ra có mang tính khả thi không.
+ Nếu đã đạt tất cả các yêu cầu trên thì thông qua và đưa ra quyết định phê chuẩn để dự án đi vào hoạt động.
+ Nếu không đạt thì cơ quan quản lý sẽ yêu cầu chủ đầu tư lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung và chỉ thông qua khi đã sữa chữa phù hợp với các yêu cầu trên. Trường hợp vẫn không đạt yêu cầu thì dự án đó không được chấp nhận.
III. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC LẬP VÀ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐTM.
Theo đánh giá hiện nay chất lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa cao:
Mức độ tin cậy của các số liệu đo đạc, phân tích đánh giá môi trường không cao.
Các đánh giá tác động do các hoạt động của dự án tới môi trường còn mang tính lý thuyết chung chung.
Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đề ra không có tính khả thi, hoặc hiệu quả xử lý chưa cao.
Công tác tham vấn ý kiến cộng đồng chưa được thực hiện nghiêm túc.
Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên có thể kể đến là:
Do nhận thức và ý thức của chủ dự án còn sai lệch. Việc lập và thẩm định báo cáo ĐTM được chủ dự án xem như là một thủ tục để được cấp phép hoạt động, thuê đất, vay vốn…Do đó chủ dự án hầu như không quan tâm đến chất lượng báo cáo mà khoán thẳng cho đơn vị tư vấn.
Do năng lực của đơn vị tư vấn yếu kém.
Nhân lực chuyên môn về tư vấn đánh giá tác động môi trường thiếu, yếu.
Năng lực quan trắc, phân tích đánh giá chất lượng môi trường kém.
Trình tự tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường không khoa học.
Do năng lực chuyên môn của các thành viên trong hội đồng thẩm định còn chưa cao.
Do chưa có quy định về cá nhân, tập thể các chế tài xử lý các vi phạm trong quá trình lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dẫn đến tình trạng chủ dự án thực hiện chỉ mang tính thủ tục để được cấp phép hoạt động, vay vốn.
Do công tác hậu kiểm tra sau thẩm định báo cáo đánh già tác động môi trường chưa được thực hiện thường xuyên và liên tục.
NHỮNG KHIẾM KHUYẾT TRONG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BÁO CÁO ĐTM
Những khiếm khuyết cơ bản trong nội dung báo cáo ĐTM hiện nay gồm có:
Lựa chọn địa điểm :
Những thuận lợi, cản trở về điều kiện môi trường (tự nhiên và xã hội) của địa điểm lựa chọn đầu tư đối với dự án được thể hiện thông qua tính nhạy cảm môi trường(mức độ ô nhiễm sẵn có, mức độ dễ tổn thương…..), khả năng tíếp nhận chất thải của khu vực và sự chấp nhận của xã hội của cộng đồng địa phương đối với loại hình dự án…lựa chọn vị trí phù hợp sẽ giảm chi phí nhiều và góp phần giảm thiểu những tác động xấu của dự án đối với môi trường. Nhưng nếu lựa chọn vị trí không thích hợp sẽ làm gia tăng tác động xấu, gây tốn kém và hạn chế hoạt động của dự án. Tuy rằng yếu tố môi trường của vị trí dự án cần phải được coi trọng nhưng hiện vẫn chưa được quan tâm xem xét đúng mức.
Đánh giá phương án thay thế :
Một trong những yếu tố quan trọng để xem xét, lựa chọn đánh giá phương án thay thế dưới góc độ môi trường là việc lựa chọn công nghệ ít chất thải, chất thải ít độc và tái sử dụng chất thải…sử dụng tiết kiệm tài nguyên, nguyên liệu thân thiện môi trường, năng lượng sạch…Tuy nhiên việc xem xét các phương án dưới góc độ môi trường trong quá trình xây dựng dự án và quá trình ĐTM hiện rất mờ nhạt.
Chi phí lợi ích.
Tính toán chi phí lợi ích là việc ước đoán những tổn hại về môi trường có thể xảy ra, những chi phí cần thiết để khắc phục, giảm thiểu những tác động xấu so với hiệu quả kinh tế đem lại. Tuy nhiên vấn đề chi phí lợi ích chỉ mới được đề cập tới qua các đánh giá so sánh một cách đơn thuần giá trị kinhy tế của việc mất đất, mất rừng thông qua giá trị ước tính bằng tiền từ canh tác nông nghiệp với những lợi ích mang lại từ dự án mà thôi.
Mức độ không chắc chắn:
Đánh giá mức độ không chắc chắn đồng nghĩa với việc đánh giá mức độ tin cậy của số liệu đầu vào và kết quả đánh giá là một yêu cầu khách quan nhằm phản ảnh mức độ tin cậy của báo cáo ĐTM. Tuy nhiên do thiếu phương pháp , thiếu am hiểu và kỹ năng phù hợp của những người thực hiện ĐTM nên phần nội dung này trong báo cáo ĐTM mới chỉ đơn giản là sự liệt kê ra các tài liệu tham khảo và một vài nhận định chung chung manh tính chủ quan, thiếu sức thuyết phục về độ tin cậy của tài liệu, số liệu và phương pháp đánh giá được áp dụng.
Một số nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên có thể kể đến là:
Về qui định pháp luật :