1. Kiến nghị với các nữ cán bộ
- Chính nữ cán bộ có thể nhận diện được dấu hiệu lo âu và rối loạn lo âu dựa vào các biểu hiện về mặt thực thể; nhận thức; cảm xúc và hành vi của chính mình như: run chân tay; đau đầu; đau bụng thường xuyên; khó nhớ; hay quên; hay cáu giận; đi sớm về muộn; buồn chán cuộc sống. và lãnh đạo, các đồng nghiệp cũng có thể nhận ra cán bộ của mình có những biểu hiện trên để hỗ trợ kịp thời, tránh xẩy ra lo âu quá mức.
- Nhận diện được vấn đề gây ra lo âu cho nữ cán bộ hiện nay tập trung vào công việc; vì vậy có thể có những cuộc họp; trao đổi ý kiến về việc xây dựng môi trường làm việc không áp lực; lãnh đạo nhận những ý kiến của các cá nhân về đề xuất, mong muốn của họ đối với công việc họ đang làm hoặc việc họ biết.
2. Kiến nghị với lãnh đạo
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những lo âu có thể giảm thiểu rõ rệt nếu có những tác động hỗ trợ, cụ thể là nên tác động vào sự thay đổi trong công việc; trong áp lực về nâng cao năng lực; thay đổi trong việc chăm sóc con cái. Do vậy, chúng tôi kiến nghị với lãnh đạo một số cách thức sau:
- Có thể dành cho nữ cán bộ một quãng thời gian cụ thể trong tuần/tháng/quý để dành cho con. Ví dụ: “Chiều thứ 6 của con” – nghĩa là 1-2 tiếng giờ làm chiều thứ 6 nữ cán bộ được nghỉ sớm về đón con và chơi với con; hoặc tổ chức sân chơi cho các gia đình vào thời gian cố định.vv.
- Có thể xây dựng diễn đàn trên trang web dành riêng cho nữ cán bộ; ở đó nữ cán bộ được chia sẻ tất cả những vấn đề đang gặp phải để các nữ cán bộ khác và lãnh đạo có ý tưởng để hỗ trợ. Từ đó, tạo ra được môi trường an toàn, tích cực, tin cậy cho nữ cán bộ thuộc toàn ĐHĐN.
- Tổ chức các đợt khám sức khỏe chuyên sâu cho phụ nữ; các hoạt động văn nghệ; thể thao theo nhu cầu/đăng ký của nữ cán bộ và hướng tới các hoạt động dành cho gia đình cán bộ nữ thuộc ĐHĐN để nữ cán bộ được cùng hoạt động chung với gia đình.
25 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2642 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tóm tắt Nghiên cứu thực trạng lo âu của nữ cán bộ công nhân viên chức thuộc đại học Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG LO ÂU CỦA NỮ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC THUỘC ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Mã số: Đ2014-03-64
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Hằng Phương
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2014
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Về mặt thực tiễn
Xã hội ngày càng hiện đại kéo theo rất nhiều sự thay đổi trong đời sống con người, phát sinh ra nhiều mối nguy hiểm tiềm năng cho sức khỏe tâm trí. Đó là một loạt các trạng thái khác nhau, từ những rối nhiễu tâm trí như căng thẳng, lo âu, trầm cảm, ám ảnh, hay các chứng hoang tưởng, tâm thần phân liệt, động kinh... Trong đó, lo âu là hiện tượng tự nhiên, hết sức bình thường của con người trong khi họ gặp những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
Các nhà khoa học cho rằng mười phần trăm (10%) lo âu, căng thẳng là cần thiết cho một người bình thường, nhưng những người bị căng thẳng khó có thể tập trung vào công việc, học tập, bị giảm trí nhớ, lúc nào họ cũng cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Thậm chí ở một số người lo âu đã gây ra những bệnh thực thể như viêm loét dạ dày, rối loạn thần kinh thực vật, bệnh tim mạchkhông những thế mà nếu bị căng thẳng quá mức và duy trì trong một thời gian dài thì có thể sẽ dẫn đến hiện tượng rối loạn lo âu, trầm cảm Hậu quả là cá nhân bị chấn thương tâm lý, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Về mặt lý thuyết
Nghiên cứu về những nguyên nhân gây ra các bệnh tâm trí là rất cần thiết để phục vụ cho việc trị liệu tâm lí, giúp con người trở lại được trạng thái bình thường; nhưng từ trước tới nay, mặc dù có nhiều nghiên cứu về vấn đề sức khoẻ tâm trí nói chung, nhưng lại ít có những nguyên cứu chuyên biệt về lo âu.
Lo âu tồn tại ở mọi lứa tuổi, nhưng với đối tượng là phụ nữ thì khả năng xuất hiện lo âu từ áp lực về cuộc sống, về gia đình, con cái, công việc là rất lớn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, cùng trong một hoàn cảnh gây ra lo âu, thì mức độ tổn thương tâm lý ở nữ rõ rệt hơn so với nam giới và ảnh hưởng đến cuộc sống nhiều hơn so với nam giới. Nhiều nghiên cứu của các học giả nước ngoài từ góc độ đặc điểm ngành nghề cũng cho thấy đó là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ, tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về thực trạng lo âu ở phụ nữ.
Đà Nẵng được mệnh danh “thành phố đáng sống” trong nhiều năm qua, với ý nghĩa đây được xem là môi trường lý tưởng cho cuộc sống của con người vì có đủ thuận lợi về việc làm, an ninh, kinh tế – xã hội. Tuy nhiên ngoài những thuận lợi có thể nhìn thấy được tác động tích cực đến dời sống con người nói chung và phụ nữ nói riêng, thì có thể có những tác động tiêu cực từ cuộc sống như các mối quan hệ trong gia đình, vợ chồng, con cái; vấn đề sức khỏe; tài chính; công việc
Một trong những hoạt động nổi bật của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua là tổ chức Đại hội thành lập Hội Nữ Trí thức TP Đà Nẵng và đúng vào dịp kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/2013), tại Đại học Đà Nẵng đã diễn ra Lễ Thành lập Chi hội Nữ Trí thức ĐH Đà Nẵng, điều này cho thấy sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với sự phát triển chung của phụ nữ và chất lượng sống cho nữ trí thức thuộc ĐH Đà Nẵng.
Từ tầm quan trọng của việc tìm hiểu về chất lượng sống và hướng đến chăm sóc đời sống tinh thần cho phụ nữ, chúng tôi đặt ra nghiên cứu về những lo âu của nữ cán bộ công nhân viên chức thuộc Đại học Đà Nẵng, nhằm đánh giá thực trạng lo âu (mức độ, biểu hiện, nguyên nhân, cách ứng phó) của nữ cán bộ công nhân viên chức đối với những lo âu mà mình gặp phải trong cuộc sống. Qua đó, đề xuất một số cách thức hỗ trợ cho nữ cán bộ công nhân viên chức thuộc ĐH Đà Nẵng giảm thiểu lo âu để có chất lượng sống, công việc có hiệu quả hơn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lý luận và thực trạng về lo âu của nữ cán bộ, đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng sống cho nữ cán bộ thuộc Đại học Đà Nẵng.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng lo âu của nữ cán bộ công nhân viên chức thuộc ĐHĐN
3.2. Khách thể nghiên cứu
- 278 nữ cán bộ (185 giảng viên, 93 cán bộ văn phòng).
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Xây dựng cơ sở lý luận về lo âu.
- Chỉ ra thực trạng lo âu ở nữ cán bộ công nhân viên chức.
- Đề xuất biện pháp hỗ trợ nhằm giảm thiểu lo âu cho nữ cán bộ.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
5.1. Nữ cán bộ thuộc ĐHĐN đang lo âu mức độ trung bình và có ảnh hưởng đến đánh giá của nữ cán bộ đối với mức độ hài lòng với cuộc sống hiện tại.
5.2. Có nhiều yếu tố tác động đến nỗi lo lắng của nữ cán bộ, trong đó nỗi lo lắng nhiều nhất tập trung vào công việc, vấn đề tài chính của gia đình và sức khỏe.
5.3. Có thể hỗ trợ cho nữ cán bộ giải tỏa lo âu, căng thẳng bằng cách hỗ trợ tâm lý thông qua các hoạt động tham vấn.
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1. Giới hạn về nội dung
Nghiên cứu tập trung vào biểu hiện, mức độ của lo âu; nguyên nhân; cách ứng phó; ảnh hưởng của lo âu đến mức độ hài lòng với cuộc sống và hiệu quả công việc.
6.2. Giới hạn về địa bàn
Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Bách Khoa; Đại học Ngoại ngữ; Đại học Kinh tế thuộc Đại học Đà Nẵng.
6.3. Giới hạn về khách thể
Nghiên cứu chỉ thực hiện trên khách thể là giảng viên; cán bộ văn phòng.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp sử dụng trắc nghiệm
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VỀ LO ÂU CỦA NỮ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LO ÂU
Nghiên cứu về lo âu trên thế giới
Thuật ngữ “lo âu“ đó được sử dụng từ lâu trong lịch sử phát triển của ngành tâm thần và y học, người đầu tiên sử dụng cụm từ này là Kerkgard (Đan Mạch), vào năm 1844 [3].
Vào những năm đầu tiên của thế kỷ 18, nghiên cứu về lo âu chủ yếu được tiếp cận từ góc độ y - sinh học. Các nhà khoa học Lazarus R.S và Laurier R. cho rằng lo âu được nẩy sinh từ sự tương tác trong một hệ thống sinh học - xã hội - tâm lý [17]. Trong bảng phân loại các rối loạn tâm lí và bệnh tâm thần của Hiệp hội tâm thần Mỹ, khái niệm rối loạn lo âu bắt đầu được sử dụng chính thức.
Như vậy, những nghiên cứu ở nước ngoài từ trước tới nay cho thấy thuật ngữ căng thẳng (stress), lo âu được sử dụng rộng rãi trong khoa học xã hội, trong y - sinh học nhằm mô tả các trạng thái nguyên nhân sức khỏe và các bệnh liên quan đến tinh thần. Khảo sát quốc gia về sức khỏe tâm thần trẻ vị thành niên ở Hoa Kỳ cho biết, khoảng 8% thanh thiếu niên (độ tuổi từ 13-18) bị rối loạn lo âu. Theo Kashani và O.Verchell (1997) tỉ lệ rối loạn lo âu trẻ em và vị thành niên khoảng 9%. Có khoảng 40 triệu người Mỹ từ 18 tuổi trở lên (khoảng 18 %) có rối loạn lo âu [21]. Theo nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, các bác sĩ cho rằng có từ 60 – 80% bệnh nhân gặp vấn đề liên quan đến sự căng thẳng trong cuộc sống.
Nghiên cứu về lo âu ở Việt Nam
Qua việc hệ thống tài liệu, chúng tôi thấy chưa có nhiều công trình nghiên cứu về rối loạn lo âu một cách độc lập, cụ thể. Chỉ có một số nghiên cứu có liên quan của Trung tâm nghiên cứu Tâm lý trẻ em do cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện chủ trì như rối nhiễu tâm trí. Theo bác sĩ Hoàng Cẩm Tú, từ năm 1987 đến nay, Việt Nam mới có một số liệu duy nhất là có khoảng 3,4% trẻ em có biểu hiện rối nhiễu hành vi. Theo Bác sĩ Nguyễn Thanh Hồi, có đến 19,46 % trẻ từ 10-16 tuổi gặp trục trặc về sức khỏe tâm thần. Bác sĩ Nguyễn Thiện Thanh khoảng từ 1,5-3,5% dân số có lo âu. Như vậy, chỉ mới có số ít thông tin về rối nhiễu tâm trí ở trẻ em mà chưa có người lớn và chưa có nghiên cứu nào về lo âu ở phụ nữ.
Nghiên cứu về lo âu ở phụ nữ
Tạp chí Khoa học Mỹ cho biết tỷ lệ rối loạn lo âu ở phụ nữ cao hơn hẳn nam giới, 33% số phụ nữ trải qua một rối loạn lo âu trong cuộc đời của họ, trong khi đó ở nam giới là 22%. S.Freud, phụ nữ vốn có sự lo lắng bẩm sinh đã nhiều hơn nam giới, vì đó là bản năng của giới [20].
Nghiên cứu về Sức khỏe tâm thần người lớn ở Anh, 2003 cho biết: 29% phụ nữ đã được điều trị ít nhất một lần về vấn đề sức khỏe tâm thần cao hơn nam giới (17%) và có khoảng 25% số người chết do tự tử là phụ nữ [30]. Nghiên cứu của Nicolson (1999) cho biết người phụ nữ sau sinh thường căng thẳng, lo lắng, cảm giác bất lực, và sự cô đơn, họ có cảm giác mất tự do.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NỮ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC
Cán bộ, công chức, viên chức là những người đang công tác trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang được quy định cụ thể tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ, quy định những người là công chức. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thống nhất chỉ nghiên cứu trên khách thể chính là nữ cán bộ công chức, viên chức đang công tác ở Đại học Đà Nẵng, họ là những giảng viên, cán bộ văn phòng trong các trường Đại học thuộc ĐH Đà Nẵng. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng lo âu của nữ cán bộ, qua đó đề xuất các cách thức hỗ trợ cho nữ cán bộ giảm bớt căng thẳng, lo âu hướng đến chất lượng sống tốt hơn cho nữ cán bộ thuộc ĐHĐN, do vậy kết quả nghiên cứu ở đây chưa đại diện cho nữ cán bộ nói riêng và giới nữ nói chung.
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LO ÂU VÀ RỐI LOẠN LO ÂU
Khái niệm lo âu
Theo Đinh Đăng Hòe: Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường) của con người trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội, mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại, hướng tới.
Bác sĩ Nguyến Thiện Thanh cho rằng: Lo âu được cho là bệnh lý khi lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với sự đe doạ, ảnh hưởng đến hoạt động, làm việc của người bệnh, có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ kỳ quặt, khó hiểu, vược mức thông thường. Lo âu bệnh lý có thể là biểu hiện hay gặp của nhiều dạng rối loạn tâm thần và của nhiều dạng bệnh lý khác nhau của con người. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thống nhất sử dụng cách hiểu rối loạn lo âu là trạng thái tinh thần của chủ thể bị căng thẳng trong thời gian dài, khiến cho chủ thể cảm thấy mệt mỏi và khó khăn trong việc đáp ứng với những sự việc xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Phân loại lo âu: Lo âu được chia thành các loại sau: Lo âu tâm căn, Lo âu lan tỏa, Rối loạn lo âu toàn thể, Rối loạn ám ảnh cưỡng chế, Ám ảnh sợ, Cơn hoảng loạn, và các rối loạn lo âu khác
Biểu hiện rối loạn lo âu
Biểu hiện về mặt sinh học: Khó thở; rối loạn nhịp tim, co thắt dạ dày, khô miệng, run, đau nhói, nghe kém, nhìn mờ, đau đầu, chóng mặt, sợ chỗ rộng, khó ngủ, cáu giận tức giận bệnh lý, thay đổi khí sắc. Biểu hiện về mặt nhận thức: suy nghĩ quá nhiều về việc đã xẩy ra; luôn nghĩ về những vấn đề nguy hiểm; suy nghĩ lẫn lộn; không tập trung, chú ý vào công việc như trước. Biểu hiện về mặt hành vi: Ăn không ngon, ăn nhiều quá hoặc biếng ăn, ngủ không yên; Dễ bực dọc, cáu gắt, bồn chồn, bất an. Biểu hiện về mặt cảm xúc: Sợ và lo lắng một cách quá mức trước những sự việc không đáng lo; cảm giác sợ hãi, đau khổ.
Nguyên nhân của lo âu
Cách phân chia liên quan đến nhóm vấn đề: Những vấn đề liên quan đến thay đổi cuộc sống như: Cái chết của một người thân yêu; Ly hôn, ly thân; Bị mất việc hoặc thay đổi công việc...Những vấn đề liên quan đến đời sống hàng ngày như: Quá nhiều việc phải làm; Túng thiếu tiền bạc; Áp lực làm việc liên tục; Các mối quan hệ trong gia đình; Áp lực phải thành công / nỗi sợ thất bại. Những vấn đề gây sốc khác như: Hoảng loạn sau chiến tranh; đánh bom; thiên tai; Xe và tai nạn và sự cố khác; Bị lạm dụng tình dục
Cách phân chia bàn về một số yếu tố tăng nguy cơ sinh bệnh: Tuổi thơ bất hạnh; Bệnh tật; Lạm dụng các chất; Nhân cách lo âu; Di truyền.
Nguyên nhân gây ra lo âu ở nữ cán bộ thuộc ĐHĐN từ các nguồn nguyên nhân sau: Liên quan đến gia đình (chồng, con, gia đình nội ngoại); sức khỏe; Tài chính (thu nhập, chi tiêu); Công việc; Nâng cao kiến thức chuyên môn.
Ảnh hưởng của lo âu
Ảnh hưởng đến đánh giá về chất lượng sống: thường xuyên chán nản, không muốn làm việc; trì trệ; không quan tâm gia đình; bỏ rơi con cái. Ảnh hưởng đến công việc: trí nhớ không tốt ảnh hưởng đến chất lượng công việc; hiệu quả công việc không cao; có bất đồng trong cơ bản
Các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu: Biểu hiện của rối loạn lo âu chỉ cần liên quan ít nhất 3 trong 6 dấu hiệu sau (ở trẻ em chỉ cần một dấu hiệu). Kích thích dễ bực mình, căng thẳng đầu óc; Dễ mệt mỏi; Khó tập trung, đầu óc trống rỗng; Dễ cáu kỉnh; Căng thẳng cơ bắp; Rối loạn giấc ngủ (cảm giác khó ngủ, ngủ không ngon giấc).
Trong nghiên cứu này, ngoài việc sử dụng thang đo lo âu Zung, chúng tôi còn sử dụng bảng hỏi với những câu hỏi mở, và phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu các biểu hiện khác thường của nữ cán bộ trong vòng 2 tháng trở lại đây trên các lĩnh vực: tình trạng sức khoẻ, tâm lí, hành vi.
Chẩn đoán lo âu
Dựa theo bảng phân loại quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán RLLA như sau:
Bệnh nhân phải có các triệu chứng lo âu nguyên phát trong đa số các ngày, trong ít nhất nhiều tuần hoặc là nhiều tháng.
Các triệu chứng gồm nhiều yếu tố sau:
+ Sợ hãi (lo lắng về tương lai, dễ cáu kỉnh, khó tập trung tư tưởng...)
+ Căng thẳng vận động (bồn chồn đứng ngồi không yên, đau căng đầu, run rẩy, không có khả năng thư giãn).
+ Đầu óc trống rỗng, ra mồ hôi, mạch nhanh hoặc thở gấp, khó chịu ở vùng thượng vị, chóng mặt khô mồm miệng...
1.3.6. Cách ứng phó với lo âu
Có một số cách làm giảm lo âu thường được sử dụng như: Cần xác định rõ được nguyên nhân chính gây nên lo lắng; Nói với người khác về cảm giác của mình. Ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí hợp lý, thường xuyên tập thể dục, thể thao (những điều mà người rối loạn lo âu thường bỏ qua). Thư giãn, dưỡng sinh luyện tập, thở khí công rất có lợi cho việc trị bệnh.Gặp gỡ bạn bè, tăng cường các mối quan hệ cởi mở; Không suy nghĩ lan man; Thở sâu; Biến lo lắng thành động lực có ích. Ngoài ra còn có Liệu pháp nhận thức hành vi và Điều trị bằng thuốc.
Từ phần cơ sở lý luận như trên, chúng tôi xây dựng mô hình khung lý thuyết cho đề tài như sau:
MÔ HÌNH KHUNG LÝ THUYẾT
CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG LO ÂU CỦA NỮ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC THUỘC ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Biểu hiện lo âu
Nguyên nhân của lo âu
Mức độ
lo âu
1.Sinh lý
2.Nhận thức
3.Cảm xúc
4.Hành vi
1.Gia đình
2.Công việc
3.Tài chính
4.Sức khỏe
5.Mối quan hệ
Ảnh hưởng
1.THỰC TRẠNG LO ÂU CỦA NỮ CÁN BỘ
2.ĐỀ XUẤT CÁCH THỨC HỖ TRỢ CHO NỮ CÁN BỘ KHI GẶP CĂNG THẲNG, LO ÂU TRONG CUỘC SỐNG
Cách ứng phó với lo âu
1. Không có
2. Ít khi
3. Thỉnh thoảng
4. Thường xuyên
1.Chất lượng cuộc sống
2.Công việc
1.Tự nhận thức lại vấn đề
2.Nhờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài
Sơ đồ 1: Mô hình khung lý thuyết của đề tài
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu theo 3 giai đoạn: Nghiên cứu lý luận; nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm tác động.
2.1.1. Nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, thao tác hoá và khái quát hoá những vấn đề lý luận cũng như các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước được đăng tải trên các tạp chí, sách báo chuyên ngành, đề tài nghiên cứu khoa học... về các vấn đề liên quan tới lo âu, rối loạn lo âu, phụ nữ có lo âu.
2.1.2. Nghiên cứu thực tiễn
Quá trình nghiên cứu thực tiễn bao gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn khảo sát (khảo sát thử, chính thức) và giai đoạn thực nghiệm tác động.
Giai đoạn khảo sát thử nhằm đánh giá độ hiệu lực và độ tin cậy của thang đo để tiến hành chỉnh sửa cho phù hợp. Chúng tôi chỉ chấp nhận những tiểu thang đo có độ tin cậy a < 0,5. Với những item có độ tin cậy thấp, ảnh hưởng đến kết quả chung của toàn thang đo thì loại bỏ. Sau đó tiến hành khảo sát chính thức
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu và 3 bộ công cụ (gồm: thang đo lo âu Zung; dàn ý phỏng vấn sâu; bảng hỏi).
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu cứu tài liệu
Tổng hợp, phân tích, hệ thống về mặt lý luận các nghiên cứu về lo âu và rối loạn lo âu ở trong và ngoài nước nhằm xác định những vấn đề trong nghiên cứu: các mức độ, biểu hiện, nguyên nhân, ảnh hưởng của rối loạn lo âu đến đời sống nữ cán bộ.
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng nội dung bảng hỏi theo mục đích nghiên cứu của đề tài để tìm hiểu mức độ; biểu hiện; nguyên nhân; ảnh hưởng, cách ứng phó và các giải pháp hỗ trợ.
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu được từ phương pháp khác để có thể đánh giá trung thực, khách quan các biểu hiện và mức độ lo âu ở nữ cán bộ.
Khách thể phỏng vấn bao gồm: 10 nữ cán bộ và 3 cán bộ lãnh đạo
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 15.0. Phân tích hệ số Alpha, lựa chọn hệ số tin cậy Alpha lớn hơn 0,8 (80%). Giá trị trung (Mean); Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation); Tần suất và chỉ số phần trăm.
- Phân tích so sánh; Phân tích tương quan nhị biến: Mức độ ý nghĩa của mối quan hệ dựa vào quan hệ xác suất với p <0.05. Phân tích hồi quy tuyến tính.
- Trích dẫn những ý kiến trong phỏng vấn sâu minh chứng cho vấn đề cần phân tích.
Bảng 2.2: Bản đồ xã hội khách thể nghiên cứu
Học vấn %
Thu nhập %
Lĩnh vực công tác %
Sức khỏe %
Cử nhân
29,1
<3 triệu
35,3
Giảng viên
80,9
Yếu
12,2
Thạc sĩ
57,2
3-5 triệu
32,4
Cán bộ văn phòng
16,2
Bình thường
77,7
Tiến sĩ
12,6
5-10 triệu
28,1
Lãnh đạo Khoa, Phòng, Bộ môn
2,9
Tốt
8,4
Phó giáo sư
1,2
>10 triệu
4,2
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG LO ÂU CỦA NỮ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC THUỘC ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
3.1. Thực trạng lo âu của nữ cán bộ công nhân viên chức
3.1.1. Mức độ lo âu của nữ cán bộ công nhân viên chức
Khảo sát mức độ lo âu của nữ cán bộ theo thang đo lo âu Zung, kết quả thấy, tỉ lệ nữ cán bộ thường xuyên lo âu chiếm 7,17%. Số nữ cán bộ thỉnh thoảng lo âu chiếm 18,4% và ít khi lo âu là 29,9%. Điều này đã chứng minh giả thuyết nghiên cứu 5.1 của đề tài, nữ cán bộ thuộc ĐHĐN đang lo âu mức độ trung bình so với những kết quả nghiên cứu khác trên thế giới.
Biểu đồ 3.1: Mức độ và tỉ lệ lo âu của nữ cán bộ thuộc ĐHĐN
Phân tích từ góc độ mức điểm của thang đo, có đến 79 nữ cán bộ có điểm từ 40 trở lên (mức có rối loạn lo âu) chiếm 28,4%. Đặc biệt có đến 5 nữ cán bộ có điểm lo âu ở mức rất cao, 56/80 điểm – đây là những người rất cần được hỗ trợ để được vượt qua .
Bảng 3.1: Mức độ điểm lo âu theo thang đo Zung
Mức điểm
Số lượng/ phần trăm
Dưới 39 điểm
199 (chiếm 71,6%)
Từ 40 điểm trở lên
79 (chiếm 28,4%)
Mức rất lo âu – có RLLA
25 người (8,9%)
3.1.2. Biểu hiện lo âu của nữ cán bộ công nhân viên chức
3.1.2.1. Biểu hiện về mặt cơ thể (theo thang đo lo âu Zung)
Những biểu hiện thường xuyên, dễ nhận thấy nhất ở nữ cán bộ là: bàn tay thường khô, nóng (ĐTB = 3,30); đau đầu, cổ, lưng (ĐTB = 2,40); cảm thấy yếu, dễ mệt mỏi (ĐTB = 2,38); đau dạ dày và đầy bụng (ĐTB = 1,95); khó chịu, hoa mắt, chóng mặt (ĐTB = 1,87), tim đập nhanh hơn mọi khi (ĐTB = 1,83). Ngủ không ngon giấc (ĐTB = 1,81).
Biểu đồ 3.2: Biểu hiện về mặt cơ thể khi có lo âu
3.1.2.2. Biểu hiện về mặt nhận thức
Biểu hiện ở mặt nhận thức ở những nữ cán bộ có rối loại lo âu là: nghĩ là mình đang bị trừng phạt (ĐTB = 2,98); tưởng tượng ra nhiều chuyện xấu (ĐTB = 3,25); trí nhớ suy giảm, nhớ lẫn lộn việc này sang việc khác (ĐTB = 2,96), suy nghĩ quá nhiều về những việc đã xẩy ra (ĐTB = 3,58). Điểm trung bình chung về mặt nhận thức là 2,77.
Bảng 3.2: Biểu hiện về mặt nhận thức
Các yếu tố
Mức độ ảnh hưởng
ĐTB
P
Mức độ tương quan (r)
Không bao giờ
Ít khi
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
25 nữ
278
nữ
Suy nghĩ quá nhiều về những việc đã qua
1,6
10,8
48,6
38,9
3,58
1,28
<
0,05
.509
Đổ lỗi cho số phận
2,2
5,9
49,2
42,7
2,16
,97
.485
Tưởng tượng nhiều chuyện xấu có thể xẩy ra
4,9
7,0
53,5
34,6
3,25
1,48
.462
Lo lắng cho tương lai sắp tới
3,2
3,2
50,3
43,2
1,67
,74
.396
Trí nhớ suy giảm
3,8
4,9
53,5
37,8
2,96
1,34
.318
Nghĩ là mình bị trừng phạt
7
8,6
42,8
41,6
2,98
1,61
.632
3.1.2.3. Biểu hiện về mặt cảm xúc
Ở những nữ cán bộ có rối loạn lo âu thường cảm thấy tủi thân, bơ vơ, không nơi nương tựa (ĐTB= 3,31); cảm thấy đau đớn trong tâm hồn (ĐTB = 2,95), lo lắng về hạnh phúc gia đình (ĐTB = 3,35), cảm thấy bị mọi người xa lánh (ĐTB = 2,34) và thường xuyên cho rằng mình là người có lỗi trong mọi chuyện (ĐTB=3,01).
Bảng 3.3: Biểu hiện về mặt cảm xúc
Các yếu tố
Mức độ ảnh hưởng
ĐTB
P
Mức độ tương quan (r)
Không bao giờ
Ít khi
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
25 nữ
278
nữ
Cảm thấy tủi thân, bơ vơ, không nơi nương tựa
7,2
50,7
26,1
15,9
3,31
1,44
<
0,05
.394
Đau đớn trong tâm hồn
50,8
26,1
2,9
13,0
2,95
1,35
.541
Lo lắng về hạnh phúc của gia đình
0,0
4,3
26,1
69,6
3,35
1,13
.541
Cảm thấy bị mọi người xa lánh
14,5
26,1
42,0
17,4
2,34
1,10
.566
Thất vọng về mình, chán nản
10,1
46,4
27,5
15,9
2,98
1,07
.502
Cảm thấy mình là người có lỗi
5,8
29,3
26,8
38,1
3,01
1,09
.513
3.1.2.4. Biểu hiện về mặt hành vi
Ở biểu hiện về mặt hành vi, nữ cán bộ cho rằng mình dễ nổi cáu, quát mắng những người xung quanh mà không rõ lý do vì sao mình làm như vậy (ĐTB = 3,13); có nhiều sai sót trong quá trình làm việc (ĐTB = 3,22); đến cơ quan sớm hơn hoặc muộn hơn so với thường lệ (ĐTB = 3,25); làm việc không tập trung (ĐTB = 3,19) và không làm được những việc tỉ mỷ như trước đó (ĐTB = 2,86) và cũng có những người dễ dàng ném đồ vật hoặc hủy hoại đồ dùng (ĐTB = 3,01).
Biểu đồ 3.3: Biểu hiện về mặt hành vi
Trên đây cũng là những dấu hiệu cho những nữ cán bộ có rối loạn lo âu, và cũng là những dấu hiệu giúp cho lãnh đạo, cho đồng nghiệp nhận ra cán bộ của mình có thể đang có những lo âu quá mức, từ đó có những hỗ trợ tích cực giúp cho nữ cán bộ giảm thiểu sự lo âu.
3.1.2. Nguyên nhân gây ra lo âu ở nữ cán bộ
3.1.2.1. Nguyên nhân chung gây ra lo âu cho nữ cán bộ
Những vấn đề liên quan đến công việc (ĐTB = 5,56/10 điểm), tiếp theo là áp lực về việc học tập nâng cao năng lực (ĐTB = 4,86) và vấn đề liên quan đến sức khỏe (ĐTB = 4,48). Nhưng đối với 25 nữ cán bộ có RLLA, mức điểm lo âu cao hơn hẳn và thứ tự vấn đề gây ra lo âu cũng tương tự. Cụ thể là lo lắng về công việc ĐTB = 8,23; lo lắng về nâng cao năng lực, ĐTB = 7,29 và lo lắng cho sức khỏe ĐTB = 7,89.
Biểu đồ 3.4: Nguyên nhân gây lo âu ở nữ cán bộ
Những nguyên nhân gây ra lo âu từ chồng, con và gia đình
Các yếu tố từ phía người chồng/người yêu là: chồng/người yêu ham làm việc quá mức (ĐTB = 2,36); chồng/người yêu không tham gia giúp đỡ vợ việc nhà (ĐTB =2,35); chồng/người yêu ham chơi (bóng đá/ đánh cờ/ bi-a) với ĐTB = 2,04. Những nữ cán bộ chưa có chồng/người yêu cũng đang rất lo lắng về vấn đề này, với ĐTB = 2,60, cao ở mức thứ 3.
Chia sẻ vấn đề này, cô N.L.K, Trường ĐH Bách Khoa cho biết: “Năm nay em đã 28, gia đình em bảo em lấy chồng, nhưng em vẫn còn đi học và thực sự là em chưa có người yêu, em lại công tác ở ngành khoa học kỹ thuật, thực sự tìm chồng khó lắm chị ạ”.
Trong vấn đề liên quan đến con cái, việc khiến nữ cán bộ thấy lo lắng nhất tập trung ở khó khăn trong việc dạy dỗ con (ĐTBnữ RLLA = 2,32), không có thời gian chơi với con, con học kém và con không vâng lời (ĐTBnữ RLLA = 2,00). Cô L.H.N, Trường ĐH Ngoại ngữ chia sẻ: “Hai vợ chồng mình đều giảng viên, nhưng nhiều lúc không biết bảo con thế nào cho con nghe lời, nay các cháu đã vào cấp 3, thực sự là cảm thấy xấu hổ nếu mọi người bảo giảng viên mà không dạy được con. Bây giờ mình lo nhất là cháu đầu không đậu đại học, lo cháu thứ 2 vì có cảm giác cháu bắt đầu yêu đương”.
Liên quan đến gia đình nội ngoại, vấn đề khiến nữ cán bộ lo lắng nhất lại là trong họ hàng có những mâu thuẫn khó giải quyết (ĐTB25 nữ RLLA = 2,08). Cô T.T.S, Trường ĐH Kinh tế cho biết: “Chuyện gia đình cũng không có gì hay ho, nhưng việc mâu thuẫn thờ tự trong gia đình làm chị thật sự bức xúc, ngủ không được luôn”.
Nguyên nhân gây ra lo âu liên quan đến sức khỏe, công việc, tài chính
Lo lắng về sức khỏe của con cái chiếm mức độ cao nhất ở nữ cán bộ, cụ thể là ĐTBnữ RLLA = 3,48, và ĐTBtổng 278 nữ = 2,05. Những người có con nhỏ (0-7 tuổi) lo vì con không chịu ăn, gầy, ít cân; những người có con từ 8-15 tuổi thì con có vấn đề đặc biệt nào đó (bệnh tim nhẹ; bệnh về mắt; tai) hoặc trong thời gian này con đang nằm viện. Tiếp theo là lo lắng về sức khỏe của bạn bè, họ hàng thân thiết (ĐTBnữ RLLA = 2,28; ĐTBtổng 278 nữ = 1,86) và lo lắng cho sức khỏe của bố mẹ hai bên (ĐTBnữ RLLA = 2,00).
Bảng 3.5: Vấn đề liên quan đến sức khỏe
TT
Nội dung
25 nữ RLLA
ĐTB
278 nữ
1
Lo lắng về sức khỏe của cá nhân
1,96
,68
2
Lo lắng về sức khỏe của chồng
1,56
,66
3
Lo lắng về sức khỏe của con
3,48
2,05
4
Lo lắng về sức khỏe của bố mẹ hai bên
2,00
1,59
5
Lo lắng về sức khỏe của người thân/ họ hàng/bạn bè thân thiết
2,28
1,86
Vấn đề liên quan đến tài chính khiến nữ cán bộ lo nhất là các khoản nợ của gia đình (ĐTBnữ RLLA = 3,32; ĐTBtổng 278 nữ = 1,89) và điều kiện cơ sở vật chất của gia đình hiện nay không tốt như nơi ở, thu nhập (ĐTB = 2,64). Sự khác biệt ở các yếu tố: nữ cán bộ văn phòng lo lắng về tài chính nhiều hơn so với giảng viên. Nữ cử nhân lo lắng về tài chính hơn thạc sĩ và tiến sĩ, với p <0,05.
Bảng 3.6: Vấn đề liên quan đến tài chính
Nội dung
25 nữ RLLA
ĐTB
278 nữ
1
Không hài lòng với mức thu nhập hiện tại của mình
2,32
1,22
2
Không hài lòng với mức thu nhập hiện tại của chồng
2,28
1,24
3
Lo lắng về các khoản nợ của gia đình
3,32
1,94
4
Các khoản đầu tư trong gia đình
1,08
,73
5
Điều kiện cơ sở vật chất của gia đình: Nhà ở không tốt
2,64
1,89
Lo lắng về công việc được xem là nguyên nhân chính gây ra rối loạn lo âu cho nữ cán bộ thuộc ĐH Đà Nẵng. Cụ thể là: nữ cán bộ cho rằng mình có áp lực công việc, công việc quá nhiều (ĐTB = 3,56); làm công việc không đúng năng lực (ĐTB = 3,52); thiếu sự hỗ trợ của đồng nghiệp (ĐTB = 3,52); và các yếu tố khác là lãnh đạo đòi hỏi quá cao trong công việc (ĐTB = 3,24) và làm việc không đúng với nhu cầu/mong đợi của cá nhân (ĐTB = 3,20). Áp lực về việc phải đi học thêm, nâng cao trình độ chuyên môn (ĐTB = 3,55) là yếu tố quan trọng khiến cho nhiều nữ cán bộ lo âu ở mức độ cao. So sánh tương quan giữa các yếu tố, với p < 0,05, kết quả cho thấy số giảng viên có áp lực về việc phải đi học nâng cao trình độ nhiều hơn so với cán bộ văn phòng. Số cán bộ là thạc sĩ lo lắng hơn cử nhân và tiến sĩ.
Để làm rõ điều này, chúng tôi đã phỏng vấn chị T.L.K, Trường Đại học Ngoại ngữ và được biết: “Chị nghĩ thạc sĩ như chị rất lo lắng, bây giờ mà phải đi học xa nhà thì không biết chăm sóc con cái thế nào, chồng ra sao, nhưng yêu cầu của ĐHĐN là trong năm tới đây chị nhất định phải đi, chị thực sự rất đau đầu. Các em cử nhân thì hầu hết chưa có gia đình, cũng đỡ lo hơn chị nhiều chứ, các em là sinh viên giỏi ở lại trường thì có điều kiện học thẳng lên nghiên cứu sinh đỡ vất hơn chị”.
Bảng 3.7: Vấn đề liên quan đến công việc
TT
Nội dung
25 nữ RLLA
ĐTB
278 nữ
1
Đang làm công việc không đúng năng lực
3,52
2,22
2
Làm việc không phù hợp với nhu cầu/mong đợi
3,20
1,40
3
Ý kiến của cá nhân không được tôn trọng, công nhận
2,52
1,21
4
Có sự bất đồng trong cơ quan/đơn vị làm việc
2,88
1,12
5
Lãnh đạo đòi hỏi quá cao trong công việc
3,24
1,25
6
Áp lực công việc (công việc quá nhiều)
3,56
1,21
7
Thiếu sự hợp tác/ hỗ trợ của đồng nghiệp
3,52
1,32
8
Áp lực về việc phải đi học thêm, nâng cao trình độ chuyên môn
3,55
1,41
Từ những phân tích ở trên, và khi thống kê lại, chúng tôi nhận thấy, những yếu tố hàng đầu, là nguyên nhân gây lo âu nhiều nhất cho nữ cán bộ là: Áp lực công việc quá nhiều; Áp lực về việc phải tiếp tục đi học nâng cao trình độ chuyên môn; Đang làm công việc không đúng năng lực; Không được hỗ trợ của đồng nghiệp; Lo lắng về sức khỏe của con; Lo lắng về các khoản nợ của gia đình; Điều kiện gia đình chưa tốt; và vì lý do chưa có chồng/người yêu
Ngoài những lý do trên, nữ cán bộ còn bày tỏ những nỗi lo lắng hiện nay của mình là: Tôi rất lo lắng vấn đề liên quan đến việc đi học xa và sức khỏe ngày càng yếu đi của cha mẹ; Vấn đề lo lắng nhất của tôi liên quan đến nhà ở. Vấn đề của tôi liên quan đến mối quan hệ bạn bè, vì tôi dường như không có người bạn nào đúng nghĩa.
Bảng 3.8: Thứ tự các yếu tố gây lo âu cho nữ cán bộ
Các yếu tố
ĐTB
25 nữ
278 nữ
Áp lực công việc (công việc quá nhiều)
3,56
1,21
Áp lực về việc phải đi học thêm, nâng cao trình độ chuyên môn
3,55
1,41
Đang làm công việc không đúng năng lực
3,52
2,22
Thiếu sự hợp tác/ hỗ trợ của đồng nghiệp
3,52
1,32
Lo lắng về sức khỏe của con
3,48
2,05
Lo lắng về các khoản nợ của gia đình
3,32
1,94
Lãnh đạo đòi hỏi quá cao trong công việc
3,24
1,25
Làm việc không phù hợp với nhu cầu/mong đợi
3,2
1,4
Điều kiện cơ sở vật chất của gia đình: Nhà ở không tốt
2,64
1,89
Căng thẳng vì chưa có chồng/người yêu
2,6
0,96
Cách ứng phó với lo âu của nữ cán bộ công nhân viên chức
Đa số nữ cán bộ lựa chọn nhiều nhất là chấp nhận hoàn cảnh của mình, (mức thường xuyên chiếm 59,5%) chị T.T.G, Trường ĐH Sư phạm chia sẻ: “Thật sự là phải chấp nhận thực tế, sau đó mới bình tĩnh tìm cách giải quyết được”. Nhiều cán bộ đã tìm cách giải quyết tích cực khác là tìm người tâm sự, chia sẻ với bạn bè, hoặc tìm các trung tâm tư vấn (ĐTB = 3,25). Một số nữ cán bộ khác chọn phương án tham gia các câu lạc bộ (chiếm 43,2% mức thường xuyên) hoặc đi du lịch (37,8% mức thường xuyên).
Một số nữ cán bộ khác đã lựa chọn việc đi chùa để tĩnh tâm hoặc tìm đến sự kỳ diệu nào đó có thể xẩy ra.. chị N.L.D, Trường ĐH Kinh tế cho biết: Thực ra thì đã gặp vấn đề căng thẳng quá, tìm mọi cách không được thì chỉ có cách đến Chùa, hoặc đi Nhà thờ để được bình tâm thôi. Do vậy, có đến 34,6% nữ cán bộ ước có phép màu để thay đổi hoàn cảnh đang gặp phải.
Có đến 15,9% nữ cán bộ khác lựa chọn phương án tìm thầy bói; 42,7% chọn phương án bỏ nhà đi đâu đó; 38,9% buông xuôi, bỏ mặc cho mọi việc đến đâu thì đến và 13% chọn cách sử dụng chất kích thích như rượu, bia hoặc hút thuốc.
Bảng 3.9: Mức độ cách ứng phó với lo âu của nữ cán bộ
Các yếu tố
Mức độ (%)
ĐTB
P
Mức độ tương quan (r)
Không bao giờ
Ít khi
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
25 nữ
278
nữ
Chấp nhận hoàn cảnh thực tế của mình
26,1
4,3
10,1
59,5
3,8
2,69
< 0.05
.509
Sử dụng chất kích thích (rượu/ bia/ hút thuốc)
50,8
26,1
2,9
13,0
2,96
2
.485
Đi Chùa/ cầu cúng
7,2
15,9
26,1
50,8
3,25
1,63
.462
Tìm người tâm sự (bạn bè/ trung tâm tư vấn)
14,5
26,1
42,0
17,4
3,32
1,72
.396
Tìm thầy bói
10,1
46,4
27,5
15,9
3,28
2,05
.318
Buông xuôi, mặc mọi việc đến đâu thì đến
1,6
10,8
48,6
38,9
3,24
1,58
.470
Bỏ nhà đi đâu đó
2,2
5,9
49,2
42,7
3,2
2,09
.399
Ước có phép màu
4,9
7,0
53,5
34,6
3,08
2,01
.475
Tham gia các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao
3,2
3,2
50,3
43,2
3,16
2,13
.502
Đi du lịch
3,8
4,9
53,5
37,8
2,76
2,05
.488
Xem xét mức độ tương quan giữa tính cách (hướng nội/hướng ngoại) đến cách thực hiện các giải pháp trên, kết quả cho thấy những cán bộ có tính hướng nội (người ít nói, ít bày tỏ;) thường sử dụng cách thức sử dụng chất kích thích, bỏ nhà đi đâu đó nhiều hơn nữ cán bộ có tính hướng ngoại (hay chia sẻ, có nhiều bạn bè; hoạt động bề nổi nhiều), và những lúc căng thẳng, những người hướng nội sẵn sàng tham gia các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao nhiều hơn so với lúc không lo lắng (ĐTBhướng nội = 3,14 và ĐTBhướng ngoại = 2,72). Chúng tôi cho rằng, có thể tự đánh giá mình là người hướng nội, nhưng những lúc căng thẳng, những người hướng nội lại có nội lực mạnh mẽ hơn so với những người cho rằng mình là người hướng ngoại.
Kết quả phân tích số liệu cũng cho thấy, những nữ cán bộ hướng ngoại lại tìm đến phương án đi chùa, ước có phép màu, tìm thầy bói nhiều hơn số còn lại (ĐTBhướng ngoại = 2,98 và ĐTBhướng nội = 1,73).
Một số cách thức khác nhằm ứng phó với lo âu được các nữ cán bộ tự đề xuất như:
- Nói với người khác về vấn đề khó khăn mình đang gặp và nói rõ cảm giác của mình. Nếu không tìm được người cụ thể, có thể tìm đến các trung tâm tư vấn tâm lý.
-Cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục; Uống nước nhiều và tập yoga thường xuyên.
- Tham gia bất kỳ câu lạc bộ nào đó (thể dục thẩm mỹ, khiêu vũ, cầu lông...)
- Đọc những quyển sách có tính chất vui tươi, yêu đời như Quà tặng cuộc sống; giá trị sống. Hoặc lên mạng tìm kinh nghiệm của những người khác trong cùng hoàn cảnh.
- Tham gia các đợt tình nguyện, đi thăm làng trẻ SOS, trẻ bị bỏ rơi, người già không nơi nương tựa.
3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CÁCH THỨC NHẰM GIẢM THIỂU LO ÂU CỦA NỮ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC THUỘC ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
3.2.1. Ảnh hưởng của lo âu đến chất lượng sống của nữ cán bộ
Phân tích số liệu nghiên cứu cho thấy, những lo âu ảnh hưởng đến chất lượng sống của nữ cán bộ rõ rệt nhất là: hiệu quả công việc giảm sút (ĐTBnữ RLLA = 3,25 và ĐTBtổng 278 nữ = 2,31, cao nhất), điều này cũng phù hợp với kết quả nguyên nhân gây ra lo âu nhiều nhất là từ công việc. Tiếp đến là không muốn ở trong nhà (muốn đi ra khỏi nhà), đồng thời khi đã đi ra khỏi nhà thì lại không muốn về nhà, tâm trạng bị lẫn lộn cảm xúc (ĐTBnữ RLLA = 3,04 và ĐTBtổng 278 nữ = 1,72, thứ hai).
Những điều phân tích trên đây chứng minh giải thuyết 5.1 của đề tài, lo âu có ảnh hưởng đến đánh giá của nữ cán bộ đối với mức độ hài lòng với cuộc sống hiện tại, và giả thuyết 5.2: có nhiều yếu tố tác động đến nỗi lo lắng của nữ cán bộ, trong đó nỗi lo lắng nhiều nhất tập trung vào công việc, vấn đề tài chính của gia đình và sức khỏe.
Sử dụng phép đo tương quan giữa mức độ ảnh hưởng của lo âu với các tiêu chí khác, chúng tôi nhận thấy: nữ cán bộ văn phòng bị ảnh hưởng bởi lo âu nhiều hơn nữ giảng viên và nữ lãnh đạo – họ nhận thấy chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc bị ảnh hưởng rất nhiều. Những người có thu nhập dưới 3 triệu lo lắng hơn người thu nhập từ 3 triệu trở lên và hầu hết là những cán bộ còn trẻ, tuổi từ 23-25, là những người mới vào trường/ở lại trường. Những người tự đánh giá sức khỏe của mình kém hơn thấy lo âu hơn người khác và những người cho rằng mình có tính cách hướng nội cũng lo lắng hơn những người khác trong cùng sự kiện, tình huống.
Bảng 3.10: Mức độ ảnh hưởng lo lắng, căng thẳng đến cuộc sống
Nội dung
Mức độ (%)
ĐTB
278
ĐTB
25 nữ
Không bao giờ
Ít khi
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
1
Cảm thấy không hạnh phúc
2,7
10,8
41,1
45,4
2,52
1,13
2
Không muốn ở trong nhà/không muốn về nhà
2,2
6,5
52,4
38,9
3,04
1,72
3
Ít giao tiếp/liên lạc với bạn bè
2,2
13,5
56,2
28,1
2,84
1,75
4
Hiệu quả công việc giảm sút
2,7
3,2
61,6
32,4
3,52
2,31
5
Không muốn chăm sóc con cái, gia đình
3,8
8,1
53,5
34,6
3,19
1,38
6
Mất niềm tin vào cuộc sống
4,3
11,9
51,4
32,4
3,12
1,48
7
Sức khỏe giảm sút
4,3
35,1
45,4
15,1
2,56
1,61
Các mức độ ảnh hưởng mà mức điểm trung bình của tổng nữ cán bộ và ở các nữ cán bộ có RLLA:
Đối với toàn bộ nữ cán bộ, các mức ảnh hưởng từ cao xuống thấp là thu nhập; lĩnh vực công tác; độ tuổi. Trong khi đo, đối với nữ cán bộ RLLA, mức ảnh hưởng là: lĩnh vực công tác; độ tuổi; sức khỏe hiện tại; thu nhập; học vấn.
Bảng 3.11. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến lo lắng của nữ cán bộ
Các yếu tố
ĐTB
p
Mức độ tương quan (r)
278 nữ
25 nữ
1. Học vấn
2,91
2,93
< 0.05
.312
2. Lĩnh vực công tác
3,05
3,25
.515
3. Thu nhập
3,18
3,05
.532
4. Tuổi
3,02
2,80
.461
5. Sức khỏe hiện tại
2,78
3,15
.439
6.Tính cách
2,98
2,96
.620
Ở yếu tố học vấn: những người có học vấn cao hơn có xu hướng lo lắng về sức khỏe nhiều hơn so với những người còn lại, với r = 59,3. Những người có thu nhập cao hơn cũng có xu hướng lo lắng về sức khỏe của mình hơn, với r = 43,0. Những người tuổi càng cao có xu hướng lo lắng về nhiều điều hơn, cụ thể là lo lắng về sức khỏe với r = 43,7; lo lắng về tài chính, với r = 42,4 và lo lắng về con cái với r = 36,2.
3.2.2. Hồi quy dự báo mức độ tác động đến lo âu của nữ cán bộ
Kết quả thể hiện trên biểu đồ cho thấy, thứ tự các mức độ ảnh hưởng và nếu tác động vào các yếu tố đó thì mức độ lo âu sẽ giảm đi đáng kể, thứ tự lần lượt trên sơ đồ là:
Sơ đồ 3.1: Các mức độ ảnh hưởng đến lo âu của nữ cán bộ
Ghi chú: Tỉ lệ % mức độ thay đổi khi có tác động
- Ảnh hưởng từ công việc, (r = 93,8), giải thích được 93,8% mức độ ảnh hưởng, có nghĩa là nếu công việc của nữ cán bộ tốt hơn, họ sẽ giảm được mức độ lo âu nhanh nhất.
Ảnh hưởng từ việc nâng cao năng lực, với (r = 83,2) giải thích được 83,2% mức độ ảnh hưởng từ việc học tập nâng cao năng lực.
Ảnh hưởng từ những vấn đề liên quan đến con cái chiếm 74,3% (r = 74,3). Ảnh hưởng từ tài chính, thu nhập chiếm 67,5% (r = 67,5).
Ảnh hưởng từ sức khỏe của cá nhân chiếm 63,1% (r = 63,1).
Và cuối cùng là ảnh hưởng từ chồng chiếm 23,8% (r = 23,8).
3.2.3. Đề xuất cách thức hỗ trợ cho nữ cán bộ
Từ góc độ là nữ cán bộ thuộc Đại học Đà Nẵng, có đến 71,9% nữ cán bộ cho rằng nên thành lập trung tâm tham vấn phục vụ cho nữ cán bộ và cán bộ thuộc ĐHĐN nói chung. Điều này chứng minh giả thuyết 5.3: Có thể hỗ trợ cho nữ cán bộ giải tỏa lo âu, căng thẳng bằng cách hỗ trợ tâm lý thông qua các hoạt động tham vấn. Nên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề (chiếm 52,3%) và lãnh đạo quan tâm đến đời sống của nữ cán bộ nhiều hơn, chiếm 86,6%.
Về góc độ đề xuất lãnh đạo quan tâm, chị P.T.K.L, Trường Bách Khoa bày tỏ: Tôi mong muốn lãnh đạo quan tâm đến việc yêu cầu về nâng cao học vấn, là phụ nữ nên việc đi xa rất ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và sự phát triển của con cái, những bạn chưa có chồng ít nhiều lo sợ việc có người yêu và có gia đình, vì vậy đề nghị nhà trường tạo điều kiện cho học tập trong nước, ở những nơi đào tạo có uy tín như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh thay vì yêu cầu đi học nước ngoài.
Bảng 3.12: Các cách thức hỗ trợ cho nữ cán bộ
Đề xuất
Ý kiến (%)
Nên
Không nên
Không rõ
1
Thành lập Trung tâm tham vấn tâm lý phục vụ cho cán bộ
72,9
10,9
16,2
2
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, nói chuyện chuyên đề
52,3
2,7
45
3
Lãnh đạo quan tâm đến đời sống của nữ cán bộ hơn, có các chính sách ưu tiên cho nữ cán bộ
86,6
2
11,4
Những đề xuất cá nhân của các nữ cán bộ nhằm giảm những lo âu hiện nay, tập trung vào các ý sau:
- Tổ chức khám sức khỏe cho nữ cán bộ 6 tháng/lần và được khám chuyên khoa để phòng tránh các bệnh cho nữ giới.
- Tổ chức các hoạt động câu lạc bộ thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ cho nữ cán bộ cấp Trường, cấp ĐHĐN.
- Tổ chức các hoạt động dành cho các cặp vợ chồng; hoặc chương trình riêng cho chồng của nữ cán bộ, nhằm trao đổi với chồng của nữ cán bộ về những khó khăn, vất vả của người phụ nữ, để kêu gọi sự tương trợ của chồng trong sự phát triển của nữ giới.
- Có trang web/ diễn đàn dành riêng cho phụ nữ đóng góp ý kiến cho cán bộ lãnh đạo, trực tiếp hoặc gián tiếp; có danh tính hoặc ẩn danh tính, đồng thời cũng là nơi xây dựng văn hóa cho nữ cán bộ ĐHĐN.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Qua việc tổng quan tài liệu về lo âu; rối loạn lo âu; biểu hiện; chẩn đoán; nguyên nhân; ảnh hưởng; cách ứng phó đối với lo âu và xây dựng được bộ công cụ để điều tra lo âu ở nữ cán bộ thuộc ĐHĐN. Chúng tôi đã xây dựng quá trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ở chương 2 nhằm đạt được kết quả khách quan, chính xác nhất có thể cho đề tài.
Kết quả nghiên cứu ở chương 3 đã chỉ ra, tỉ lệ nữ cán bộ có rối loạn lo âu là 8,9%. Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu theo thứ tự là: công việc; áp lực nâng cao năng lực; sức khỏe; chồng/người yêu; tài chính.
Biểu hiện của rối loạn lo âu ở nữ cán bộ tập trung ở các ý như sau: Biểu hiện về mặt cơ thể là bàn tay thường khô và nóng đau đầu, cổ, lưng; cảm thấy yếu và dễ mệt mỏi; đau dạ dày và đầy bụng; khó chịu, hoa mắt, chóng mặt; tim đập nhanh hơn mọi khi và có ác mộng, ngủ không ngon giấc. Biểu hiện về mặt nhận thức: nghĩ là mình đang bị trừng phạt; tưởng tượng ra nhiều chuyện xấu; trí nhớ suy giảm, nhớ lẫn lộn việc này sang việc khác.Biểu hiện về mặt cảm xúc: cảm thấy tủi thân, bơ vơ; lo lắng về hạnh phúc gia đình; cảm thấy mọi người xa lánh. Biểu hiện về mặt hành vi: dễ nổi cáu, dễ quát mắng những người xung quanh; có nhiều sai sót trong quá trình làm việc; đến cơ quan sớm hơn hoặc muộn hơn so với thường lệ; làm việc không tập trung.
Cách thức các nữ cán bộ thường thực hiện khi có lo âu là chấp nhận thực tế; tìm người tư vấn; tham gia các câu lạc bộ; bỏ nhà đi đâu đó; đi Chùa; tìm thầy bói; sử dụng chất kích thích (rượu/bia/thuốc lá), một số khác chọn phương án đọc sách; chơi với con.
Sử dụng phép hồi quy để xem xét sự thay đổi/giảm bớt lo âu cho nữ cán bộ, chúng tôi nhận thấy mức độ các yếu tố tác động để thay đổi được lo âu ở nữ cán bộ là: công việc (giải thích được 93,8% thay đổi); nâng cao năng lực (83,2%); vấn đề liên quan đến con cái chiếm (74,3%); tài chính, thu nhập chiếm (67,5%); sức khỏe (63,1%); chồng/người yêu (23,8%).
Mong muốn của nữ cán bộ để giảm thiểu lo âu là thành lập trung tâm tư vấn; tổ chức sinh hoạt theo chủ đề; khám sức khỏe và có diễn đàn riêng cho nữ cán bộ.
KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu như trên, chúng tôi có kiến nghị như sau:
Kiến nghị với các nữ cán bộ
- Chính nữ cán bộ có thể nhận diện được dấu hiệu lo âu và rối loạn lo âu dựa vào các biểu hiện về mặt thực thể; nhận thức; cảm xúc và hành vi của chính mình như: run chân tay; đau đầu; đau bụng thường xuyên; khó nhớ; hay quên; hay cáu giận; đi sớm về muộn; buồn chán cuộc sống... và lãnh đạo, các đồng nghiệp cũng có thể nhận ra cán bộ của mình có những biểu hiện trên để hỗ trợ kịp thời, tránh xẩy ra lo âu quá mức.
- Nhận diện được vấn đề gây ra lo âu cho nữ cán bộ hiện nay tập trung vào công việc; vì vậy có thể có những cuộc họp; trao đổi ý kiến về việc xây dựng môi trường làm việc không áp lực; lãnh đạo nhận những ý kiến của các cá nhân về đề xuất, mong muốn của họ đối với công việc họ đang làm hoặc việc họ biết.
Kiến nghị với lãnh đạo
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những lo âu có thể giảm thiểu rõ rệt nếu có những tác động hỗ trợ, cụ thể là nên tác động vào sự thay đổi trong công việc; trong áp lực về nâng cao năng lực; thay đổi trong việc chăm sóc con cái... Do vậy, chúng tôi kiến nghị với lãnh đạo một số cách thức sau:
- Có thể dành cho nữ cán bộ một quãng thời gian cụ thể trong tuần/tháng/quý để dành cho con. Ví dụ: “Chiều thứ 6 của con” – nghĩa là 1-2 tiếng giờ làm chiều thứ 6 nữ cán bộ được nghỉ sớm về đón con và chơi với con; hoặc tổ chức sân chơi cho các gia đình vào thời gian cố định...vv.
- Có thể xây dựng diễn đàn trên trang web dành riêng cho nữ cán bộ; ở đó nữ cán bộ được chia sẻ tất cả những vấn đề đang gặp phải để các nữ cán bộ khác và lãnh đạo có ý tưởng để hỗ trợ. Từ đó, tạo ra được môi trường an toàn, tích cực, tin cậy cho nữ cán bộ thuộc toàn ĐHĐN.
- Tổ chức các đợt khám sức khỏe chuyên sâu cho phụ nữ; các hoạt động văn nghệ; thể thao theo nhu cầu/đăng ký của nữ cán bộ và hướng tới các hoạt động dành cho gia đình cán bộ nữ thuộc ĐHĐN để nữ cán bộ được cùng hoạt động chung với gia đình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_de_tai_4869.doc