Báo cáo Tổng hợp về tình hình săn xuất kinh doanh của công ty bánh kẹo Tràng An

PHẦN I: NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN. 1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Tràng An. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 1.3. Bộ máy tổ chức công ty 1.4. Chức năng, nhiệm vụ phương hướng của công ty PHẦN II: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY: 2.1:Môi trường vĩ mô. 2.2: Môi trường ngành. 2.3: Môi trường nội bộ doanh nghiệp. PHẦN III: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN. 3.1: Về sản lượng và doanh thu: 3.2: Lợi nhuận. PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CỦA BẢN THÂN: 1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 2. Đánh giá về công tác quản trị của công ty. 3. Một số đề xuất của bản thân.

doc31 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6915 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp về tình hình săn xuất kinh doanh của công ty bánh kẹo Tràng An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cùng với thời gian và sự phát triển của đất nước, nền kinh tế Việt Nam đã bước vào thời kỳ phát triển mới: chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Cơ chế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của hàng loạt các doanh nghiệp mới với sự đa dạng phong phú của các sản phẩm. Đây chính là nhân tố làm cho nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trở nên cạnh tranh quyết liệt. Tồn tại và phát triển không phải là một điều dễ dàng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, thế nhưng Công ty cổ phần Tràng An đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngày càng xác lập vai trò vị trí của mình trên thương trường. Trên thị trường hiện nay, mặt hàng kinh doanh của Công ty Tràng An có nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh. Để giành được thắng lợi trong cạnh tranh, Công ty đã xây dựng những chiến lược, chính sách trong kinh doanh; đồng thời củng cố và hoàn thiện mạng lưới kinh doanh để cho quá trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ diễn ra một cách nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi giữa hai bên (doanh nghiệp và khách hàng) nâng cao uy tín, cho Công ty bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tạo ra chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phẩn Tràng An được sự giúp đỡ tận tình của Giám đốc công ty, ban lãnh đạo công ty cán bộ công nhân viên chức trong công ty và đặc biệt là sự tận tình hướng dẫn của PGS.TS: Lê Công Hoa giúp đỡ em trong quá trình viết báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2010 MỤC LỤC PHẦN I: NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN. 1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Tràng An. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 1.3. Bộ máy tổ chức công ty 1.4. Chức năng, nhiệm vụ phương hướng của công ty PHẦN II: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY: 2.1:Môi trường vĩ mô. 2.2: Môi trường ngành. 2.3: Môi trường nội bộ doanh nghiệp. PHẦN III: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN. 3.1: Về sản lượng và doanh thu: 3.2: Lợi nhuận. PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CỦA BẢN THÂN: 1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 2. Đánh giá về công tác quản trị của công ty. 3. Một số đề xuất của bản thân. PHẦN I: NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN. Thông tin chung về doanh nghiệp Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN Tên giao dịch quốc tế : TRÀNG AN JOINTSTOCK COMPANY. Địa chỉ trụ sở chính : Số 1 Phùng Trí Kiên - Nghĩa Đô - Cầu Giấy - Hà Nội Điện thoại : (84 - 4) 6267 8888. Fax : (84 - 4) 3756 4138. Tài khoản : 710A -00042- Ngân hàng công Thương Cầu Giấy Mã số thuế : 0100102911- 1 E-Mail : bk@trangan.com.vn Website : trangan.com.vn Hình thức pháp lý : Công ty Cổ phần 51% vốn Nhà nước. Ngành nghề kinh doanh : + Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm công nghiệp thực phẩm vi sinh + Xuất nhập khẩu các loại: Vật tư, nguyên liệu, hương liệu, Phụ gia, thiết bị, phụ tùng có liên quan đến công nghiệp thực phẩm, vi sinh. + Dịch vụ đầu tư, tư vấn, tạo nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu đào tạo, chuyển giao công nghệ, thiết kế, chế tạo, xây lắp đặt thiết bị và gia công công trình chuyên ngành công nghiệp thực phẩm. + Kinh doanh khách sạn, chung cư, nhà hàng , đại lý cho thuê văn phòng, du lịch , hội chợ, triển lãm, thông tin, quảng cáo. + Tham gia mua, bán trên thị trường chứng khoán. Sơ lược lịch sử phát triển của công ty Công ty cổ phần Tràng An là doanh nghiệp cổ phần nhà nước, tiền thân là “ Xí nghiệp công tư hợp danh bánh kẹo Hà Nội”, được thành lập sau ngày giải phóng thủ đô: 18/04/1975. Công ty đã trải qua trặng đường gần 40 năm xây dựng và phát triển với nhiều khó khăn và thử thách, nhưng với nố lực phấn đáu của tập thể cán bộ cong nhân viên, công ty đã không ngừng phát triển lớn mạnh và trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, đặc biệt là thương hiệu “Tràng An” đã thành thương hiệu uy tín, chật lượng được công nhận và đứng vững trên thị trường. - 18/04/1975: Xí nghiệp Kẹo Hà nội, thuộc Sở Công nghiệp Hà nội, đóng tại 204 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà nội. - 01/08/1989: Nhà máy kẹo Hà nội, gồm 2 cơ sở đóng tại phường Quan Hoa và phường Nghĩa Đô, Cầu giấy, Hà nội. - 08/12/1992: Công ty Bánh kẹo Tràng An, đóng tại Phùng Chí Kiên - Nghĩa Đô -  Cầu giấy - Hà nội. - 01/10/2004: Chính thức Cổ phần hoá theo quyết định của UBND thành phố HN thành Công ty Cổ phần Tràng An. Trụ sở chính: Phố Phùng Chí Kiên - phường Nghĩa Đô -  Cầu giấy -  Hà nội. - Hiện nay công ty đã mở thêm hai công ty con nưa đó là: Công ty cổ phần Tràng An 2 – Nghệ An, và công ty cổ phần Thương mại Tràng An. Hướng tới trong tương lai sẽ mở thêm hai công ty con nữa tại khu vực miền Nam. Với đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân viên có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể, Công ty Cổ phần Tràng AN đã vinh dự được Đảng nhà nước và Chính phủ tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Liên tục giành được danh hiệu " Hàng Việt nam chất lượng cao" 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2005, 2006, 2007 và mới đây nhất là HVNCLC 2008 do người tiêu dùng bình chọn.   Nhiều sản phẩm bánh kẹo đã đạt Huy chương vàng, bạc, đồng qua các kỳ Hội chợ Quốc tế Hàng Công nghiệp như kẹo Cốm, Sôcôla Sữa,... Thương hiệu "Tràng An" giành được giải " Thương hiệu uy tín chất lượng" trong Hội chợ Thương hiệu nổi tiếng tháng 10/2005. Trong hội chợ "Doanh nghiệp hướng tới ngàn năm Thăng long" tháng 11/2005, Tràng An đã vinh dự được nhận cúp vàng từ BTC do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội trao tặng. Với danh hiệu này Tràng An là doanh nghiệp tiêu biểu của thành phố Hà nội 2005. Năm 2006 Tràng An đã đoạt cúp vàng Thương hiệu Việt uy tín chất lượng do bạn đọc Mạng Thương hiệu Việt, tạp chí thương mại, tin tức sở hữu trí tuệ bình chọn. Giải vàng Chất lượng an toàn thực phẩm Do Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt nam, Mạng truyền thông điện tử chất lượng an toàn thực phẩm Việt nam tổ chức với sản phẩm kẹo Chewy ( sản phẩm công nghệ mới) và bánh quế. Cúp vàng Topten Sản phẩm Thương hiệu Việt uy tín chất lượng 2006 với sản phẩm bánh Pháp và sản phẩm bánh quế. Năm 2005, Tràng An đã chính thức áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001:2000 và được chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận Quacert. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP Code 2003 và được chứng nhận bởi tổ chức TQCSI vào tháng 11 năm 2006.  02/09/06, thương hiệu Tràng An đã vinh dự được trao giải thưởng "Sao vàng đất Việt 2006" tại hội trường Ba Đình. Là 1 trong 500 Thương hiệu mạnh Việt Nam - VCCI quyết định Tràng An đoạt Cúp Vàng “Thương hiệu và Nhãn hiệu“ năm 2007. Tổng Giám Đốc Trịnh Sỹ đoạt Cúp “Doanh nhân tâm tài“ 2007. Thương hiệu Tràng An đoạt giải “Quả Cầu Vàng“, sản phẩm bánh mỳ TYTI đoạt giải “Tinh hoa Việt Nam“. Sản phẩm bánh kẹo Tràng An được công nhận là 1/10 sản phẩm chủ lực của thành phố Hà Nội. 02/09/08, thương hiệu Tràng An đã vinh dự được trao giải thưởng "Sao vàng đất Việt 2008" tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia Mỹ Đình. 1.3. Bộ máy tổ chức công ty 1.3: Bộ máy tổ chức của công ty: Hội đồng cổ đông Sơ đồ tổ chức công ty mẹ Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Ban kiểm soát Phó tổng giám đốc KT – SX – NS Phó tổng giám đôc TM - TT Phòng nhân Sự Phòng tổ nhân sự Phòng kế toán Phòng quản lý chất lượng Phòng kho Phòng cơ điện Phòng nghiên cứu sp Phòng văn phòng công ty PX kẹo mềm PX bánh quy, quế PX bim bim PX bánh quy, quế PX kẹo cứng Công ty cổ phần Tràng An 2- Nghệ An Cong ty con Công ty thương mại Tràn An- Hà Nội. Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Tràng An Cơ cấu tổ chức: Công ty cổ phần Tràng An là công ty cổ phần nhà nước, với số vốn cổ phần nhà nước nắm giữ trên 51%. Hội đồng cổ đông gồm gồm những cá nhân nắm giữ cổ phần của công ty và cá nhân đại diện cho vốn nhà nước nắm giữ. Đại hội đồng cổ đông được họp mối năm một lần tại hội trường của công ty. Hội đồng cổ đông bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Hội đồng quản trị gồm các thành viên là các cổ đông của công ty, chịu trách nhiệm điều hành quản lý các hoạt động của công ty, đảm bảo và làm gia tăng giá trị tài sản của các cổ đông. Ban kiểm soát do hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm giám sát các hoạt động của hội đồng quản trị và tổng giám đốc. Thông báo các hoạt động bất thường của hội đồng quản trị và giám đốc cho hội đồng cổ đông biết. Bảo vệ quyền và lợi ích cho các cổ đông . Tổng giám đốc của công ty là ông Trịnh Sỹ, tổng giám đốc do hội đồng quản trị bầu ra đồng thời là một cổ đông của công ty. Tổng giám đôc là người trực tiếp quản lý điều hành hoạt động của công ty, nắm bắt các hoạt động chung của công ty và là người trực tiếp đưa ra các quyết định quan trọng, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và hội đồng cổ đông. Giúp việc cho tổng giám đốc là hai phó tổng giám đốc, do giám đốc trực tiếp bổ nhiệm, và chịu trách nhiệm trước tổng giám đôc. Hai phó tổng giám đốc này mỗi người sẽ chịu trách nhiệm về một mảng chuyên môn nghiệp vụ của mình do tổng giám đốc giao. Phó tổng giám đốc thương mại – thị trường chịu trách nhiệm về mảng tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của công ty. Là người trực tiếp quản lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong khả năng của mình tại các phòng ban như: Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phòng kế hoạch sản xuất, văn phòng cổng ty, phòng kế toán. Phó tổng giám đốc phải nắm bắt được tình hình tiêu thụ sản phẩm của toàn công ty cũng như của ngành hay biến động thị trường nói chung. Hàng tháng, hàng quý lập báo cáo gửi lên cho tổng giám đốc, đồng thời tham mưu cho tổng giám đốc trong việc đưa ra các quyết định quan trọng. Phó tổng giám đốc về kĩ thuật – sản xuất – nhân sự: Chịu trách nhiệm về khâu sản xất, là người trực tiếp giải quyết các vấn đề hàng ngày phát sinh trong quá trình sản xuất trong phạm vi quyền hạn của mình, nắm và quản lý các phòng ban bộ phận như: Phòng nhân sự, phòng quản trị chất lượng, phòng kho vận, phòng cơ điện. Thường xuyên gửi các báo cáo về tình hình sản xất cho tổng giám đốc nắm biết. Đồng làm tham mưu cho tổng giám đốc trong viêc đưa ra các quyết định quan trọng. Các phòng ban trong công ty: + Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm: Chức năng chuyên nghiên cứu cải tiến các sản phẩm cũ hiện có của công ty làm cho nó thích ứng hơn với nhu cầu thị trường. Đồng thời nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu của thị trường cũng như chiến lược phát trển của công ty. + Phòng kế hoạch sản xuất: Chức năng lập kế hoạch sản xuất cho toàn bộ các phân xưởng trong công ty, lập kế hoạch sản xuất theo ngày, tháng, quý cho mỗi bộ phận của công ty. + Văn phòng công ty: Có nhiệm vụ tiếp đón các đối tác đến làm việc với công ty, chịu trách nhiệm tổ chức hội họp, chuẩn bị công tác hậu cần cho việc đi công tác của cán bộ công nhân viên trong công ty. + Phòng kế toán: Tính toán sổ sách thu chi cho các hoạt động của công ty. Tính và thanh toán lương và các khoản thu nhập khác ngoài lương cho người lao động. Lập báo cáo sổ sách cho phục vụ cho việc quản lý của nhà quản trị công ty, đồng thời tính và hoàn thành các khoản nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. + Phòng quản lý chất lượng: Làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát chất lượng từ nguyên vật liệu nhập vào cho đến sản phẩm xuất ra. Không những nắm được tình hình chất lượng sản phẩm của công ty mình mà còn nắm được xu hướng về chất lượng của ngành nói chung, để từ đó có các chính sách cải tiến chất lượng cho phù hợp. + Phòng tổ chức nhân sư: Chức năng đảm bảo vấn đề nhân sự cho công ty; không những đủ về số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng. Chịu trách nhiệm từ khâu tuyển dụng, đào tạo cho đến khâu trả lương và khuyến khích vật chất đối với người lao động. Lập kế hoạch về lao động cho công ty không chi đảm bảo lao động hiện tại mà còn đảm bảo lâu dài trong tương lai. + Phòng cơ điện: Chịu trách nhiệm về mặt kĩ thuật trong sản xuất, đảm bảo cho hoạt động sản xuất của toàn công ty được liên tục hiệu quả, và giảm tiêu hoa nhiên liệu, cũng như hạn chế hư hỏng ở mức thấp nhất có thê. + Phòng kho vận: Chịu trách nhiệm từ việc nhập kho nguyên liệu, bảo đảm nguyên liệu không chỉ đủ về mặt số lượng mà còn đảm bảo cả về mặt chất lượng nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Đồng thời là nơi cất giữ thành phẩm của công ty khi chưa được đem đi tiêu thụ. Cơ cấu quản lý của công ty: _ Công ty áp dụng mô hình quản lý theo dạng ma trận. + Quản lý cấp cao: Bao gồm tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người có quền lực cao nhất trong công ty. Tổng giám đốc có quyền lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, ra quyết định cho toàn bộ các bộ phận, phòng ban trong công ty. + Hai phó tổng giám đốc là người được tổng giám đốc phân quyền, giao cho quản lý các phòng ban. Phó tổng giám đốc là trung gian truyền đạt lệnh của tổng giám đốc xuống cho cấp dưới theo đúng chức năng của mình, giám sát việc thực hiện của cấp dưới, đồng thời thu thập các thông tin phản hồi từ cấp dưới, lập các báo cáo phản hồi gửi lên cho tổng giám đốc. Đây là hình thức quản trị theo chức năng. + Quản lý cấp trung gian là các trưởng phòng: Các phòng ban trong công ty chịu sự quản lý trức tiếp từ các phó tổng giám đốc, thực thi nhiệm vụ mà phó tổng giám đốc giao cho đồng thời phản hồi lại thông tin cho cấp trên thông qua các phó tổng giám đốc chức năng, tuy nhiên dòng thông tin từ dưới truyển lên cũng có thể đến trực tiếp tổng giám đốc thông qua cơ chế trực tuyến. Tổng giám đốc có thể yêu cầu các trưởng phòng gửi báo cáo theo tuần hoặc theo tháng trực tiếp cho mình mà không cần thông qua các phó tổng. + Quản lý cấp cơ sở là các phân xưởng: Cấp phân xưởng là cấp thấp nhất trong công ty, là nơi trức tiếp thực thi, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách chiến lược của công ty. Cấp phân xưởng phải chịu sự quản lý của cả các phòng ban trong công ty đồng thời còn chịu sự quản lý trực tiếp từ tổng giám đốc. Hàng ngày các phân xưởng phải thực hiện các chiến lược tác nghiệp do các phong ban đưa ra, đồng thời còn phải thực hiện các chiến lược dài hạn do quản lý cấp cao đưa ra. Hàng ngày các giám đốc phân xưởng không chỉ báo cáo lại tình hình sản xuất trong ngày của phân xưởng mình cho các phòng ban mà còn phải báo cáo trực tiếp với quản trị cấp cao của công ty. Đây chính là một hình thức quản trị theo mô hình ma trận mà công ty đang áp dúng. _ Mỗi mô hình quản lý đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó, với mô hình ma trận thi: + Ưu điểm : Là thông tin được phản hồi theo nhiều chiều khác nhau, người nhận thông tin sẽ đánh giá được khách quan hơn va giúp cho viêc đưa ra các quyết định được chính xác và hiệu quả. + Nhựợc điểm: Là nếu quản lý không tốt sẽ dẫn đến thông tin chồng chéo, gây nhiễu loạn thông tin. Tốn kém chi phí do có nhiều khâu trung gian. _ Với công ty cổ phần bánh kẹo Tràng An việc tổ chức theo mô hình ma trận đã đem lại hiệu quả rất tốt. Quá trình sản xuất được diễn ra đều đặn và liên tục, thông tin từ trên xuống cũng như từ dưới lên được lưu chuyển một cách nhanh chóng giúp cho nhà quản trị đưa ra các quyết định kịp thời chính xác, đạt hiệu quả cao trong công việc. 1.4: Phương hướng, chức năng nhiệm vụ của công ty. 1.4.1: Chức năng của công ty Công ty cổ phần Tràng An là một công ty có chuyền thống sản xuất bánh kẹo thực phẩm từ lâu đời. Ngành nghề cũng như chức năng chính của công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghiệp thực phẩm – vi sinh. Xuất nhập khẩu các loại: Vật tư, nguyên liệu, hương liệu, phụ gia, thiết bị, phụ tùng có liên quan đến công nghiệp thực phẩm, vi sinh. Những năm gần đây công ty áp dụng chính sách đa dạng hóa, mở rộng lĩnh vưc ngành nghề kinh doanh khác nhau. Chính vì vậy ngoài chức năng chính – truyền thống của công ty là sản xuất kinh doanh sản phẩm thực phẩm thì công ty còn mở rộng lĩnh vưc kinh doanh của mình sang lĩnh vực đầu tư, tư vấn, tạo nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu đào tạo, chuyển giao công nghệ, thiết kế, chế tạo, xây lắp đặt thiết bị và gia công công trình chuyên ngành công nghiệp thực phẩm. Bên cạnh đó công ty còn kinh doanh khách sạn, chung cư, nhà hàng , đại lý cho thuê văn phòng, du lịch , hội chợ, triển lãm, thông tin, quảng cáo. Và tham gia mua, bán trên thị trường chứng khoán. 1.4.2: Nhiệm vụ của công ty: - Đối với cổ đông: Đảm bảo việc sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả, đem lại lợi nhuận. Giữ gìn và làm gia tăng giá trị của cổ đông. - Đối với xã hội: Công ty không chỉ đảm bảo việc kinh doanh co lợi nhuận, không chỉ có tối đa hóa giá trị của cổ đông mà còn phải đảm bảo các vấn đề về xã hội như: + Nộp thuế cho ngân sách nhà nước. + Đảm bảo thu nhập và việc làm cho người lao động trong công ty. + Giữ gìn môi trường vệ sinh chung. 1.4.3: Phương hướng phát triển của công ty. Phương châm phát triển của công ty là đi chậm mà chắc, dần dần từng bước đưa công ty phát triển trở thành một doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm công nghiệp. Công ty Tràng An không chỉ tập chung vào thị trường trong nước mà còn hướng ra thị trường khu vực và thế giới. Hiện nay sản phẩm của công ty đã được suất đi malaysia, Mong Co, Đài Loan, Trung Quốc…Trong tương lai công ty không chỉ mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn tăng cường khối lượng xuất đi cho mỗi quốc gia. Công ty cổ phần Tràng An không chỉ tập chung vào chuyên môn hóa, sản xuất thực phẩm mà còn đa dạng hóa , mở rộng ra nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: Tử vấn đầu tử, kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu... Đặc biệt công ty đang có kế hoạch trong năm tới sẽ đưa cổ phiếu của mình lên sàn giao dịch chứng khoán chính thức, nhằm tăng khả năng huy động vốn, tạo thêm động lực để phát triển. PHẦN II: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.1: Phân tích môi trường vĩ mô. 2.1.1: Môi trường kinh tế xã hội. Đầu năm 2008, kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu của sự khủng hoảng, đối với Việt Nam chúng ta có thể thấy dõ được ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khi tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 là 6,38% trong khi năm 2008 là 12,3%( theo số liệu của tổng cục thống kê). Lền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Trong hoàn cảnh đó với chiến lược đúng đắn và hợp lý của mình, công ty Tràng An không những duy trì được tốc độ tăng trưởng của mình mà còn tận dụng được cơ hội kinh doanh của mình trong khi nền kinh tế chung đang lâm vào suy thoái.Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái chung, tận dụng được cơ hội khuyến khích phát triển sản xuất của chính sách nhà nước, công ty đã mạnh dạn xin cấp đất lập dự án xây dựng “Công ty cổ phần bánh kẹo Tràng An 2 tại Nghệ An”. Đặc biệt doanh nghiệp đã tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng thế giới ADB để đầu tư cho hệ thống máy móc cho công ty. Hiện nay khi nền kinh tế thế giớ nói chung và kinh tế Việt Nam nói diêng đã dần hồi phục ( tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 6,1%), thì công ty lại càng có nhiều thuận lời hơn khi mà công ty ở Nghệ An cũng đã đi vào hoạt động. Tỷ giá hối đoái hiện nay rất cao 19.490 đ = 1usđ, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc hướng ra thị trường thế giới. 2.1.2: Môi trường chính trị - luật pháp. Việt Nam là một nước Xã Hội Chủ Nghĩa với một nền chính trị khá ổn định, là môi trường lý tưởng cho các công ty phát triển. Đặc biệt trong những năm gần đây với việc hoàn thành bộ luật doanh nghiệp và hành lang pháp lý đã tạo ra một sân chơi công bằng, một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các công ty trong nước cũng như nước ngoài. 2.1.3: Môi trường khí hậu – địa lý. Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, mà hiện nay khu vưc châu Á, đặc biệt Đông Nam Á được coi là khu vực đang phát triển năng động nhất, thu hút được sự chú ý của thế giới. Đặc biệt vị trí của Việt Nam rất thuận lợi cho việc thông thương cả bằng đường bộ lẫn đường thủy. Vì nhũng lý do đó mà hiện nay đã có rất nhiều công ty nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam. Tạo ra một môi trường kinh doanh rất sôi đông. Với vị trí chụ sở chính công ty đặt tại chung tâm Hà Nội, công ty đã có rất nhiều thuận lợi từ việc tìm nguồn nguyên liệu, cho đến thị trường tiêu thú sản phẩm. Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm các mùa dõ dệt trong năm, tạo ra giới thực vật phát triển rất phong phú và đa dạng, là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào cho sản xuất bánh kẹo của công ty, đặc biệt Việt Nam là một nước xuất khẩu lúa gạo lớn thứ hai thế giới, là điều kiện rất thuận lợi cho công ty. 2.1.4: Môi trường văn hóa – tập quán. Người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung coi việc ăn bánh kẹo hay mời nhau ăn bánh kẹo trong những dịp lễ tết, cưới hỏi như là một nét văn hóa. Hiện nay so với các nước trong khu vực và trên thế giới mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân là khá thấp chính vì vậy Việt Nam là một thị trường rất giầu tiềm năng cho ngành sản xuất bánh kẹo. 2.1.5: Môi trường công nghệ - kĩ thuật. Môi trường khoa học công nghệ có ảnh hướng rất lớn đến sự tồn tại hay phát triển của công ty, nó quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường. Nắm bắt được tầm quan trọng của khoa học công nghệ, trong những năm gần đây rất nhiều các công ty trong ngành đã dành rất nhiều nguồn lực cho việc nghiên cứu phát triển, nhập dây truyền công nghệ mới trên thế giới. Ý thức được tầm quan trọng có tính sống còn của công nghệ, ngay từ những năm đầu tiên sau cổ phần hóa, công ty đã đầu tư hai dây chuyền sản xuất kẹo sữa chewy milk và bánh Pháp French Pancake trị giá hơn 10 tỷ đồng thuộc vào diện hiện đại nhất lúc bấy giờ. Đồng thời trong suốt quá trình hoạt động công ty luôn chú trọng đầu tư đối mới dây truyền công nghệ. Không chỉ đổi mới chạy theo những công nghệ mới, mà việc nắm giữ các bí quyết công nghệ của các sản phẩm chuyền thống được khách hàng tin tưởng cũng là yếu tố giúp cho doang nghiệp thành công. 2.2: Phân tích môi trường ngành. Những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, ngành sản xuất bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Tổng giá trị thị trường ước tính năm 2009 khoảng 7673 tỷ đồng, tăng 5,43% so với năm 2008 – đây là mức thấp nhất kể từ năm 2005 do suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng đã tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ bánh kẹo, theo đó doanh số ngành bánh kẹo được dự tính tăng trưởng khoảng 6,12% và 10% trong năm 2010 – 2011. Theo báo cáo của BIM về ngành thực phẩm và đồ uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo trong giai đoạn 2010 – 2014 ước đạt 8 - 10%. + Ngành sản xuất bánh kẹo có những đặc điểm chung như sau: Nguyên vật liệu chính của ngành sản xuất bánh kẹo bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa, chứng và các nguyên liệu khác. Trong đó nguyên liệu phải nhập khẩu là bột mì ( gần như toàn bộ), đường ( một phần), hương liệu và một số chất phụ gia, chiếm một tỉ trọng khá lớn trong giá thành. Chính vì vậy sự biến động của giá bột mì, đương trên thế giới cũng có tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo. Thị trường sản xuất bánh kẹo của Việt Nam có tính mùa vụ rõ nét. Sản lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch ( Tết Trung Thu) đến tết Nguyên Đán, với các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, kẹo mềm, bánh quy...Trong khi đó sản lượng lại tiêu thụ khá chậm sau Tết Nguyên Đán và mùa hè do khí hậu nắng nóng. Dây truyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp khá hiện đại và đồng đều, đều được nhập khẩu từ những quốc gia nổi tiếng trong ngành sản xuất bánh kẹo như: Hàn Quốc, Đan Mach, Anh, Trung Quốc... Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (10 – 12%) so với mức trung bình trong khu vực ( 3%) và trên thế giới (1- 1,5%). Nguyên nhân là do mức tiêu thụ bánh kẹo của Việt Nam hiện nay khá thấp ( 1,8kg/ng/nam) so với mức trung bình trên thế giới là 2,8kg/ng/nam. + Môi trường kinh doanh của ngành sản xuất bánh kẹo: Hiện nay, với số dân 86 triệu người, Việt Nam một thị trường tiêu thụ bánh kẹo khá tiềm năng không chỉ đối với các doanh nghiệp trong nước mà cả các công ty nước ngoài. Theo ước tính hiện có khoảng 30 doanh nghiệp trong nước, hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo từ nước ngoài đang tham gia vào thị trường. Các doanh nghiệp trong nước với một loạt các tên tuổi lớn nhử: Bibica, Kinh Đô, Hải Hà, Hải Châu, Tràng An… Đang chiếm lĩnh khoảng 75 – 80% thị trường còn thị trường ngoại nhập chiếm khoảng 20 – 25%. Các doanh nghiệp trong nước đang ngày càng khẳng định vị thế quan trọng của mình trên thị trường với nhiều loại sản phẩm, chất lượng tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Trong khi đó các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang dần bị thu hẹp về quy mô sản xuất do vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách đây 10 năm, phần lớn bánh kẹo lưu thông trên thị trường Việt Nam đều là hàng Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…Tuy nhiên 7- 8 năm trở lại đây những thương hiệu bánh kẹo trong nước đã bắt đầu phát triển và dần khẳng định được tên tuổi tại thị trường nội địa lẫn xuất khẩu nhờ chất lượng tốt, giá thành ổn định hơn so với hàng nhập khẩu. Các doanh nghiệp trong nước có được ưu thế cạnh tranh hơn hàng nhập khẩu là do: - Đa phần các sản phẩm trong nước đều có giá bán thấp hơn hàng hóa nhập khẩu từ 10- 20% - Xét về góc độ chất lượng, hàng hóa trong nước hiện nay không thua kém gì so với hàng hóa nhập khẩu, thậm chí còn hơn, do dây truyền sản xuất được nhập khẩu chủ yếu từ các nước có nền sản xuất thực phẩm phát triển như: Đức,Nhật, các nước Châu Âu. Sử dụng nguyên liệu bơ, sữa nhập khẩu từ New zealand, Đan Mach, Hà Lan…Đồng thời các doanh nghiệp đều áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về quản trị chất lượng như: HACCP, ISO 9001 – 2000 nên đáp ứng được thị trường xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái đang đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu giảm nhập khẩu trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kẹo. Nhà nước với việc phá giá đồng nội tệ trong suốt thời gian qua đã khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, nhằm mục đích để cho các doanh nghiệp trong nước chiếm lĩnh được thị trường nội địa. Như vậy trước những lợi thế về giá giẻ, chất lượng tốt, minh bạch về thông tin, nguồn gốc rõ ràng, bánh kẹo nội đang có ưu thế trong cuộc chiến giành thị phần. Nếu như nhà nước có các chính sách, biện pháp kiểm soát tốt hơn trong việc gián nhãn sản phẩm, quy định về gián tem nhập khẩu, cũng như phải ghi rõ nguồng gốc suất xứ, hạn sử dụng thì có thể các doanh nghiệp trong nước sé gia tăng được thị phần ngay trên “sân nhà”. 2.3: Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp 2.3.1: Tình hình tài chính của công ty. Chi tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tăng trưởng Tăng trưởng Tăng trưởng Tr.đ Tr.đ % Tr.đ Tr.đ % Tr.đ Tr.đ % I. Tổng tài sản. 73641 11695 18,9 101253 27612 37,49 145540 44287 43,7 1.Tài sản lưu động 24005 4758 11,1 30440 6435 26,8 13245 1597 44,48 2.Tài sản cố định 49636 6937 36,0 70813 21177 42,66 108295 42690 65,07 II: Vốn 73641 11695 18,9 101253 27612 37,49 145540 44287 43,7 1. Nợ phải trả 276894 1435 5,47 29640 19512 7,05 35648 6008 20,27 2. Vốn chủ sở hữu 5952 10260 28,7 70613 4661 53,67 109892 39279 55,63 ( Nguồn: Phòng kế toán – tài chính công ty cổ phần Tràng An ) Nhận xét: Từ bảng số liệu ta có thể thấy được công ty bánh kẹo Tràng An có qui mô vốn khá lớn và tăng mạnh qua các năm, đặc biệt là năm 2008 và 2009, tăng lần lượt là 37,49% và 43,7%. Việc tăng vốn, tăng tổng tài sản cho công ty lên là một điều rất tốt, thể hiện doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả, và doanh nghiệp đang mở rộng quy mô. Việc tăng nguồn vốn của công ty một phần là do nguồn vốn của chủ sở hữu tăng lên, nhưng phần lớn là do nợ của công ty tăng lên. Tỷ lệ nợ trong năm 2008 và 2009 tăng lên lần lượt là 53,57% và 55,63%, nguồn vốn này được công ty huy động từ bên ngoài và chủ yếu dùng để đầu tư cho tài sản cố đinh. Nguồn vốn mà công ty huy động được đã được công ty sử dụng đầu tư cho việc xây dựng công ty cổ phần Tràng An 2 – Nghệ An, và việc nhập một số máy móc, dây truyền công nghệ mới, hiện đại trên thế giới. 2.3.2: Tình hình nhân lực. Chi tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số lượng Tăng trưởng Số lượng Tăng trưởng Số lượng Tăng trưởng Người Người % Người Người % Người Người % 1. Tổng số lao động 504 84 20,3 520 16 3,2 590 70 13,5 2. Lao động trực tiếp 407 65 19,1 410 3 0,7 470 60 14,6 3. Lao động gián tiếp 97 19 24,3 110 13 13,4 120 10 9,1 4. Lao động nữ 412 77 22,3 423 11 2,7 455 32 7,6 5. Lao động nam 92 7 8,2 97 5 5,4 135 38 39,2 6.Tr/đ Đại hoc và trên ĐH 162 35 27,6 170 8 4,9 195 25 14,7 7. Tr/đ cao đẳng trung cấp 206 40 24,2 212 6 2,9 255 43 20,3 8.Tr/đ phổ thông. 136 9 7,1 138 2 1,5 140 2 1,4 9. CN bậc 7/7 110 10 2,9 123 13 11,8 139 16 13,0 10.CN bậc 6/7 150 10 7,1 155 5 3,3 185 30 19,4 11.Cn bậc 5/7 55 12 27,9 62 7 12,7 83 21 33,9 12.CN bậc 3/7, 4/7 92 33 55,9 70 - 22 - 23,9 63 - 7 - 10 Nguồn số liệu của phòng nhân sự Vì ngành sản xuất bánh kẹo thuộc ngành sản xuất vật chất, vì thế mà lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty vào khoảng 80%. Cơ cấu lao động chủ yếu là lao động nữ là chính, chiếm khoảng 75% - 80% và chủ yếu làm trong các khâu đóng gói, đóng hộp. Do đặc thù của những công việc này cần đến sự cẩn thận và khéo léo phù hợp với phụ nữ. Lao động nam chiếm khoảng 20 – 25% và chủ yếu làm việc trong các bộ phận sữa chữa, vận hành máy móc. Lao động trong công ty phần lớn là lao động trẻ, tuổi đời trung bình là 30 tuổi, rất năng động, nhiệt tình và hăng say trong lao động. Do đặc thù của ngành sản xuất bánh kẹo mang tính thời vụ nên công ty sử dụng cơ cấu lao động : 47% lao động dài hạn, 29% lao động hợp đồng, 24% lao động thời vụ (trích từ số liệu của phòng nhân sự). Với cơ cấu lao động như trên công ty có thể đạt được hiệu quả kinh doanh, thuận lợi, linh hoạt trong việc sử dụng nguồn lao động, đồng thời nó cũng đem lại những khó khăn nhất định đối với công ty trong việc đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực. Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được tốc độ tăng số lượng lao động năm 2008 và năm 2009 thấp hơn so với năm 2007. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nó làm giảm nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trên thị trường nói chung, và đối với thị trường nói diêng. Nhưng đến năm 2009 tốc độ tăng lao động đã được cải thiện, tăng cao hơn năm 2008, nguyên nhân một phần là do sự phục hồi chung của nền kinh tế, đồng thời cũng là do chiến lược phát triển của công ty đúng đắn, trong khó khăn công ty đã tìm được con đường để vượt lên, dần xây dựng được niềm tin và chỗ đứng vững trắc trong tâm trí khách hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của lao động, chính vì vậy công ty không chỉ chú trọng vào việc tăng số lượng công nhân viên mà còn rất quan tâm đến việc đào tạo nâng cao chất lượng trình độ cũng như tay nghề cho người lao động. Ta có thể thấy được rằng tốc độ tăng của lao động có trình độ, có tay nghề luôn cao hơn tốc độ tăng của lao động phổ thông. Nguyên nhân chủ yểu là do doanh nghiệp đã làm rất tốt từ khâu tuyển dụng lao động cho đến việc đào tạo bồi dưỡng nguồn lao động của mình. Biến nguồn lao động trở thành một nguồn lực, một lợi thế cạnh tranh trên thương trường. 2.3.3: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Với hơn 40 năm trong ngành sản xuất thực phẩm công nghiệp, công ty bánh kẹo Tràng An đã đưa ra thị trường hơn 40 mẫu sản phẩm khác nhau. Các sản phẩm của công ty rất phong phú về chủng loại mẫu mã cúng như giá cả, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng của công ty. + Các sản phẩm truyền thống của công ty như: Bánh Quế Bánh pairis pancake Kẹo mềm – chewy Kẹo cứng Bánh quy Snake teppy Bánh pháp Bánh cúc cu + Các sản phẩm mới của công ty. Bánh gạo Bánh pháp Bánh mỳ soft TYTI Snack + Các sản phẩm chủ đạo của công ty. Bánh pháp Bánh mỳ Bánh gạo Bánh Quế. Bảng số liệu về cơ cấu sản lượng sản phẩm của công ty năm 2009. Sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số lượng Tăng trưởng Số lượng Tăng trưởng Số lượng Tăng trưởng Tấn Tấn % Tấn Tấn % Tấn Tấn % 1. Bánh Pháp 103,44 21,28 25,9 163,7 60,62 58,2 172,61 8,91 5,4 2. Các loại kẹo 1530,4 130,2 10,8 1580,5 50,1 3,3 1600,2 19,7 1,3 3. Bánh Quế 978,63 257,3 35,7 1060,8 82,1 8,4 1154,7 93,9 8,9 4.Snack 1022,3 120,1 9,8 1276,7 254 24,9 1356,3 79,6 6,2 5. Bánh quy 1200,2 529,56 31,1 1447,5 247 20,6 1500,4 52,9 3,7 6. Bánh mỳ 0 0 0 114,6 114,6 0 631,56 516,96 451 7.Bánh gạo 0 0 0 0 0 0 567,87 567,87 _ Tổng 4834,9 1058,4 26,4 5643,2 808,4 16,7 6983,6 1339,8 26,3 ( Nguồn: Phòng Marketing và bán hàng công ty cổ phần Tràng An ) Sản lượng tiêu thụ bánh kẹo qua các năm hầu như tăng loại trừ một số mặt hàng kẹo cứng. Do chất lượng đời sống tăng lên để bắt nhịp với mức sống của người dân thành thị công ty đã tập chung sản xuất một số mặt hàng cao cấp hơn thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Bên cạnh đó công ty còn đưa ra một số mặt hàng mới như bánh mỳ TYTI sức sống mới, chính thức đưa ra thị trường vào năm 2008. Và đến năm 2009 công ty đã đưa ra sản phẩm bánh gạo CÚC CU. Cả hai dòng sản phẩm mới này đều nhanh chóng được khách hàng chấp nhận và tiêu thụ rất chạy trên thị trường. Năm 2007 và 2008 ta có thể thấy được sự tăng sản lượng tiêu thụ rất mạnh của bánh Pháp, snack , bánh quy nhưng đến năm 2009 các sản phẩm này lại có tốc độ tăng trưởng giảm đi rất lớn. Điều đó là do năm 2007, 2008 các dòng sản phẩm này đều là sản phẩm mới và các công ty khác chua tham gia vào sản xuất, nhưng đến 2009 với sự tham gia vào thị trường của nhiều công ty, đã làm cho nhu cầu bị bão hòa, chính vì vậy tốc độ tăng trưởng đã trững lại. Đặc biệt năm 2009 với sự suất hiện của một số sản phẩm mới, công ty đã lấy lại được tốc độ tăng trưởng chung vượt năm 2008 và bằng với năm 2007( trước thời kì suy thoái kinh tế). Cơ cấu chủng loại sản phẩm của công ty khá đa dạng, nhưng sản phẩm chủ lực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất của công ty là các loại bánh, và các sản phẩm mới hiện chưa có trên thị trường. Bên cạnh đó tỷ trọng của một số sản phẩm chuyền thống vẫn giữ được thị phần riêng của nó như: Kẹo mềm Hương cốm, kẹo lạc… Với việc đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp, những năm qua công ty cổ phần Tràng An đã không ngừng phát triển lớn mạnh và trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đẩu Việt Nam. Thương hiệu Tràng An trở thành một thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng cao, đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay Tràng An có hơn 70 đại lý và 3 nhà phân phối sản phẩm tập chung chủ yếu ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Ngoài ra sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu sang một số thị trường khu vưc và trên thế giới như: Mông cổ, Đài loan, Malaysia, Trung Quốc, thị trường Đông Âu… 2.3.4: Phân tich ma trận SWOT của công ty cổ phần Tràng An. Điểm mạnh: ( strengths) Vị thế của công ty: Với bề dầy hơn 40 năm tronh ngành sản xuất bánh kẹo, công ty đã xây dựng được một vị thế và chỗ đứng vững trắc trong tâm trí khách hàng. Thị phần của công ty khá lớn ( khoảng 3% ), tăng trưởng đều và tương đối ổn định. Công ty nắm giữ một nguồn lực tài chính lớn, Công ty được đánh giá là một trong 10 công ty lớn nhất trong ngành. Nguồn nhân lưc: Công ty đã xây dựng được cho mình một đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao, với một bộ phận người lao động nâu năm, dầy dặn kinh nghiệm luôn đảm bảo được chất lượng trong công việc, bên cạnh đó là một đội ngũ lao động kế cận trẻ tuổi, có sức khỏe, có tri thúc, hứa hẹn sẽ trở thành một nguồn nội lực, tạo ra lợi thế cạnh trong cho doanh nghiệp. Với việc đầu tư nhập khẩu hàng loạt công nghệ tiên tiến, hiện đại từ châu Âu, sẽ đảm bảo cho công ty luôn tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao, tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường. Điểm yếu: ( Weekneses) Nguồn vốn của công ty lớn, tuy nhiên vốn được tài trợ một phần khá lớn từ vốn vay. Trong ngắn công ty có thể sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong việc thanh toán lãi vay, cũng như thanh toán các khoản nợ đến han. Mặc dù là một công ty lớn trong ngành nhưng công ty cổ phần Tràng An vẫn chưa được niêm yết trên sàn, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động các nguồn vốn xá hội của công ty. Cơ hội: ( Opportunities) Với quy mô dân số khá lớn ( 86 tr.ng) và tốc độ tăng dân số trung bình 1,2% năm, thì thị trường Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng cho ngành sản xuất bánh kẹo. Bên cạnh đó thị trường hiện tại của công ty chủ yếu là khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ, còn khu vực phía Nam thì hầu như chưa có sẽ hứa hẹn cơ hội mở rộng thị trường cho công ty là rất lớn. Với việc xây dựng nhà máy sản xuất bánh kẹo tại Nghệ An sẽ giúp cho khả năng phục vụ khu vực Trung và Nam Bộ tốt hơn, giúp tăng thị phần của công ty. Thách thức: ( Threats) Với tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định của ngành sẽ làm cho rất nhiều công ty mới muốn tham gia vào thị trường, điều đó sẽ làm cho mức độ cạnh trang của ngành vô cùng khắc nghiệt. Bên cạnh đó việc một số công ty lớn trong ngành đầu tư mở rộng quy mô cũng tạo nên một áp lực cạnh tranh tương đối lớn cho công ty. Sự phát triển của các sản phẩm thay thế như: Nước hoa quả, trái cây tươi…cũng có thể làm giảm sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty, công ty cũng cần phải có biện pháp đối phó. Việc nhà nước thiếu cơ chế và biện pháp quản lý nạn hàng nhái, hàng giả, hàng nhập lậu cũng ảnh hưởng không tốt đến ngành sản xuất bánh kẹo trong nước nói chung và đối với công ty nói riêng. Chính sách ưu đãi của Nhà nước trong việc hỗ trợ mua dây truyền mới và thủ tục vay vốn còn nhiều bất câp. PHẦN III: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN. 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu Năm 2007( tr. đ ) Năm 2008 ( tr . đ) Năm 2009 ( tr. đ ) 1. Doanh thu 136730 201975 232273 2. Chi phí 132312 197232 225817 3. Lợi nhuận trước thuế 4418 4743 6456 4. Thuế TNDN 1105 1186 1614 5.Lợi nhuận sau thuế 3313 3557 4842 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty bánh kẹo Tràng An ) Bảng cân đối kế toán. Chỉ tiêu Năm 2007 ( tr.đ) Năm 2008 ( tr.đ ) Năm 2009 ( tr.đ ) I. Tổng tài sản 73641 101253 145540 1. Tài sản lưu động 24005 30440 13245 2. Tài sản cố định 49636 70813 108295 II. Tổng nguồn vốn 73641 101253 145540 1. Vốn vay 27689 29640 35648 2. Vốn CSH 45952 70613 109892 Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần Tràn An Bảng phân tích các chỉ số tài chính của công ty cổ phần Tràng An. Chỉ tiêu Năm 2007 ( % ) Năm 2008 ( % ) Năm 2009 ( % ) TB nghành 2009 ( % ) 1.Tăng-trưởng Doanh thu + 48,6 + 47,7 + 15,0 + 13,2 2. Chi phí + 49,2 + 49,1 + 14,5 + 17,6 3. LNST + 62,8 + 7,4 + 36,1 + 17 4. ROA 4,4 3,5 2,6 6,6 5. ROE 7,2 5,0 4,4 11,2 6. Vòng quay tổng TS 1,85 1,99 1,60 1,74 7. Khả năng thanh toán NH 0,87 1,03 0,37 1,3 8. Hệ số nợ 37,60 29,30 24,50 33,25 *( Số liệu trung bình ngành được tính = Trung bình cộng của 5 công ty lớn nhất trong ngành: Hải Hà, Kinh Đô, Bibica, Hải Châu, Tràng An) Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được doanh thu của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước, nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2008 và 2009 chậm hơn tốc độ tăng của năm 2007. Đặc biệt là năm 2009 tốc độ tăng trưởng doanh thu so vơi năm 2007, 2008 đã giảm đi đáng kể, tuy vậy vẫn cao hơn tốc độ tăng trung bình của ngành. Đây có thể là do nguyên nhân khách quan, do hậu quả của suy thoái kinh tế nói chung, cũng như chiến lược phát triển của công ty. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng khá là mạnh ( tăng 1713 tr.đ tương đương với 36,1%) so với năm 2008. Tuy tốc độ tâng này vẫn thấp hơn tốc độ tăng của năm 2007 nhưng cao hơn mức tảng của năm 2008 và trung bình ngành rất là nhiều. Sở dĩ có được điều đó là do công ty đã áp dụng được tiến bộ của khoa học công nghệ, giảm thiểu được chi phí. Bên cạnh đó tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế cao hơn tốc độ tăng của doanh thu còn thể hiện mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Điều đó chứng tỏ rằng công ty đã tìm được con đường vượt qua được suy thoái kinh tế chung, và hướng tới phát triển trong tương lai. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và trên vốn chủ sở hữu ( ROA, ROE ), tuy có xu hướng giảm và thấp hơn trung bình ngành, nhưng điều này cũng không đáng no ngại. Đây hoàn toàn kế hoạch phát triển của công ty, trong năm 2008 và 2009 công ty đã huy động thêm các nguồn vốn để đầu tư thêm các dây tryền máy móc thiết bị hiện đại, đồng thời công ty còn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bánh kẹo cơ sở 2 tại Nghệ An, và dự kiến đến năm 2010 sẽ chính thức đi vào hoạt động. Việc đầu tư xây dựng nhà xưởng và nhập máy móc, dây truyền công nghệ phuc vụ cho sản xuất vẫn chưa thu được hiệu quả, chính vì vậy mặc dù việc sản xuất kinh doanh của công ty rất tốt, lợi nhuận tăng cao nhưng ROA và ROE vẫn giảm xuống. Vòng quay tổng tài sản giảm đi và thấp hơn trung bình ngành, điều này cúng không đáng phải no ngại, nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản, đây là do chiến lược cũng như kế hoạch phát triển của công ty, trong dài tỷ số này sẽ được cải thiện. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty rất là thấp (0,37 ), thấp hơn trung bình ngành rất là nhiều, điều này có thể lý dải được là do việc đầu tư tài sản cố định bằng các khoản vay ngắn hạn. Nếu tỉ lệ này không được cải thiện thì sẽ rất nguy hiểm đối với công ty, công ty có thể sẽ gặp phải khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đã đến kì đáo hạn. Mặt khác do tỉ lệ này quá thấp sẽ làm cho việc huy động thêm các nguồn vốn từ ngân hàng, hay các tổ chức tín dụng khác của công ty sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Hệ số nợ của công ty vẫn thấp hơn trung bình ngành và có xu hướng giảm xuống. Điều đó sẽ làm cho việc sử dụng đòn bẩy về tài chính kém hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn công ty đang cần vốn để đầu tư nhà xưởng dây truyền sản xuất. PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 4.1: Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế xã hội. Trong suốt những năm qua công ty đã liên tục phát triển đạt được tốc độ tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước. Công ty đã đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng: năm 2007 đóng góp :5,8 tỷ đồng, năm 2008 đóng góp 7,9 tỷ đồng và năm 2009 đóng góp 8,8 tỷ đồng. Và dự kiến tới năm 2010 sẽ là 10,3 tỷ đồng, góp phần vào công cuộc xây dựng một đất nước giàu mạnh, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, cải thiện hệ thống cở sở hạ tầng. Bên cạnh đó việc phát triển của công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động, đặc biệt là nao động nữ, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. + năm 2007 giải quyết việc làm cho 504 lao động, năm 2008 con số này tăng lên là 520 người và đến năm 2009 là 570 người dự kiến con số này sẽ tăng mạnh trong năm 2010. Với mức lương bình quân là 1,5trđ/người đến 2,4 trđ/người đã góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó còn góp phần ổn định xã hội nâng cao tay nghề cho người lao động giảm thiểu các tệ nạn xã hội…xây dựng một xã họi ngày càng lành mạnh và văn minh hơn. Như vậy có thể nói rằng công ty cổ phần bánh kẹo Tràng An là một trong những công ty đi đầu trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với xã hội và đối với nhà nước., giả quyết tốt các vấn đề kinh tế cũng như xã hội. Là một trong những nhân tố góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh. 4.2: Đánh giá những ưu điểm và những mặt hạn chế của công ty. 4.2.1: Ưu điểm. Công ty đã thành công trong việc đưa ra thì trường những sản phẩm mới, luôn thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ cho đến hương vị phù hợp vói nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của mình, công ty đã đánh vào nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, tử những người có thu nhập thấp đến người bình dân và cả khách hàng cao cấp điều đó đã làm cho doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty tăng trưởng đều đặn mỗi năm. Sản phẩm bánh kẹo Tràng An đã trở thành quen thuộc đối với mỗi người tiêu dùng với bề dày lịch sử phát triển dựa vào uy tín và thương hiệu.Thương hiệu “ Tràng An – tinh hoa bánh kẹo Việt ” đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng nhờ vào sự nỗ lực phấn đấu xây dựng và phát triển của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Với những nỗ lực đó công ty đã giành được nhiều giải thưởng cao quý như: Là doanh nghiệp liên tục đượ bình trọn là hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1988 đến năm 2007. Được người tiêu dùng bình chọn là “ Thương hiệu uy tín chất lượng” trong các hội chợ Thương hiệu nổi tiếng... Không chịu bằng nòng với những kết quả đã đạt được trong những năm qua công ty không ngừng nghiên cứu phát triển, nhập dây truyền khoa học công nghệ mới hiện đại để tạo ra được những sản phẩm chất lượng tốt nhất, hơn thế nữa lại rất an toàn cho môi trường và tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đó cũng là ưu điểm lớn của công ty mà rất nhiều công ty hiện nay không làm được. Cùng với việc đầu tư thêm dây truyền công nghệ máy móc thiết bị hiện đại, công ty còn chú trọng đến việc phát triển đội ngũ là động, thông qua việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lưc. Tạo ra một môi trường tốt nhất, lý tưởng nhất cho người lao động, để họ yên tâm công tác gắn bó lâu dài với công ty. 4.2.2: Nhược điểm và những hạn chế còn tồn tại. Mặc dù đã có được những thành tích nhất định trong xây dựng, phát triển công ty nhưng vẫn còn tồn tại những vấn đề trong việc mỏ rộng sản xuất, hoàn thiện cơ cấu sản phẩm. Những tồn tại này cần phải được khắc phục nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trong tương lai của công ty. Việc chi phí quá cao so với doanh thu, đã làm cho lợi nhuận của công ty bị giảm đi tương đối, gây lên những khó khăn trong việc mở rộng sản xuất, đẩu tư vào chiều sâu sản phẩm. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí đầu vào phục vụ cho sản xuất quá cao, vì công ty phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài mà không có sản phẩm thay thế. Bên cạnh đó chi cho bộ máy quản trị là quá cao, biểu hiện là chi phí bán hàng, chi phí quản lý đều cao, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lương của cán bộ công nhân viên. Điều đó đã góp phần đẩy giá thành lên cao, trong khi giá bán lại khó có thể tăng theo do những rằng buộc với các bên liên quan. Thị trường, cũng như thị phần của công ty còn nhỏ hep, thị trường của công ty chủ yếu tập chung ở khu vực miền Bắc, Bắc Trung Bộ, trong khi phía Nam thì chưa có. Điều đó sẽ làm hạn chế việc sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty gây lãng phí các nguồn lực. Việc đầu tư dây truyền máy móc thiết bị của công ty diễn ra rất thường xuyên nhưng do hạn chế về mặt tài chính lên việc đầu tư, đổi mới đó thiếu tính đồng bộ, làm cho việc khai thác sử dụng chúng không đem lại kết quả cao. Hiệu suất sử dụng lao động chưa cao, do những vấn đề chuyên môn, trình độ của lao động không đồng đều giữa lao động lâu năm và lao động mới vào nghề cần được đào tạo, làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của công ty. Do hạn chế về nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, vốn công ty chủ yếu là vốn vay dẫn tới khả năng chu chuyển vốn cũng như chi trả các khoản nợ còn thấp vì thế số vòng quay vốn thấp. 4.3: Một số đề suất. 1. Giải pháp giúp phát triển và hoàn thiệ hệ thống tiền lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Cổ Phần Bánh Kẹo Tràng An. 2. Phương hướng và giải pháp giúp phát triển thị trường trong tương công ty Cổ Phần Bánh kẹo Tràng An. KẾT LUẬN Là một trong số những công ty thực hiện chủ trương cổ phần hóa của nhà nước. Năm 2004 công ty đã chính thức hoàn thành cổ phần hóa, và đây có thể coi là một bước ngoặt mang tính lịch sử, đánh dấu bước chuyển mình ngoại mục của công ty cổ phần Tràng An.Chỉ sau 5 năm cổ phần hóa công ty đã có những bước phát triển nhảy vọt.: Doanh thu tăng 5 lần, lợi nhuận tăng gấp 10 lần, tổng tài sản tăng gấp 2 lần., đây quả thực là những con số mà bất kì doanh nghiệp nào cũng ao ước đạt được. Nhưng để có được điều đó là cả một nỗ lực không nhỏ của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, đặc biệt là sự sáng suốt trong việc quản lý điều hành của ban giám đốc lãnh đạo công ty. Không chịu hài nòng với những kết quả đó, tập thể công ty còn không ngừng phấn đấu xây dựng, phát triển, đưa công ty lên những tầm cao mơi. Mặc dù trong những năm qua công ty đã gập phải những khó khăn do nền kinh tế mang lại. Nhưng không vì thế mà doanh nghiệp nùi bước. Cùng với sự nỗ lực của độ ngũ lãnh đạo và công nhân viên công ty trong những năm qua công ty đã từng bước vượt qua được những khó khăn và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, mang lại lợi nhuận cao, nâng cao mức thu nhập cho người lao động, dần đưa công ty trở thành công ty đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm công nghiệp. Tài liệu tham khảo Giáo trình Quản Trị Doanh Nghiệp – Nhà xuất bản trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân. Giáo trình Quản Trị Tài Chính – Nhà xuất bản trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân. Giáo trình Quản Trị Nhân Lực – Nhà xuất bản trường DDH Kinh Tế Quốc Dân. Số liệu từ tổng cục thống kê Việt Nam. Báo cáo tài chính của công ty Cổ Phần Tràng An. Website công ty Tràng An: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Báo cáo tài chính của công ty cổ phần bánh kẹo Bibica Báo cáo tài chính của công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo tổng hợp về tình hình săn xuất kinh doanh của công ty bánh kẹo tràng an.doc
Luận văn liên quan