Báo cáo tổng quan tình hình tài chính tại Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Cẩm Phả - Quảng Ninh

- Cơ cấu lại tổ chức và nâng cao năng lực điều hành phù hợp với mục tiêu kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Cấu trúc lại mô hình tổ chức hướng khách hàng kết hợp với sản phẩm thay cho mô hình thuần túy sản phẩm như hiện nay. - Phát triển và mở rộng mạng lưới chi nhánh, đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới dựa trên công nghệ hiện đại. - Trong đó, định hướng cho hoạt động tín dụng: Đa dạng hóa các hình thức đi vay, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đầu tư mạnh vào các dự án phát triển. - Thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cần có vốn để đầu tư phát triển. Do đó, vai trò huy động vốn của các NHTM có vị trí hết sức quan trọng. - Duy trì tăng trưởng hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời. - Gĩu vững vai trò chủ đạo, chủ lực là thị trường nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời, củng cố, phát triển thị trường, thị phần ở khu vực thành thị, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh.

doc28 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3178 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng quan tình hình tài chính tại Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Cẩm Phả - Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập Báo cáo tổng quan tình hình tài chính tại Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Cẩm Phả - Quảng Ninh GVHD: Nguyễn Thị Hường SVTH: Tô Nhật Linh MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT……………………….……... ..2 DANH MỤC BẢNG BIỂU……………………………………….…… ….2 DANH MỤC SƠ ĐỒ……………………………………………….…… ...3 Lời nói đầu………………………………………………………………...3 PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TẠI VIETINBANK CẨM PHẢ……………….……………………..…….…..4 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả…………………………………..……………..…………..4 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Vietinbank Cẩm Phả………………………5 1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động của Vietinbank Cẩm Phả ……….5 PHẦN 2: CÔNG TÁC LẬP BCTC TẠI VIETINBANK CẨM PHẢ NĂM 2012…………………………………………………………………….……7 2.1. Tìm hiểu quy trình lập BCTC………………………………………….7 2.1.1. Cơ sở lý thuyết………………………………………………………..7 2.1.2. Quy trình lập BCTC tại Vietinbank Cẩm Phả ……………………...8 2.1.3. Điểm khác nhau giữa lý thuyết và thực tiễn trong công tác lập BCTC tại Vietinbank Cẩm Phả ………………………………………………………25 2.2. Một số đề xuất về quy trình lập BCTC tại Vietinbank Cẩm Phả ………………………………………………………………………...…….26 PHẦN 3: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI VIETINBANK CẨM PHẢ TRONG GIAI ĐOẠN 2010- 2012………..27 3.1. Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cẩm Phả …………………………………………………………………..27 3.1.1. Những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cẩm Phả ……………………………………………………………………………...27 3.1.2. Những thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cẩm Phả ……………………………………………………………………………...27 3.2 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Vietinbank Cẩm Phả……………………………………………………………….………...28 3.3 Đánh giá tình hình chung về hoạt động tài chính của công ty……….36 Kết luận……………………………………………………………………..39 Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………40 DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung 1. VCSH Vốn chủ sở hữu 2. NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước 3. NHNN Ngân hàng Nhà nước 4. CMKTQT Chuẩn mực kinh tế quốc tế 5. TCTD Tổ chức tín dụng 6. CP Chính phủ 7. BCĐKT Bảng cân đối kế toán 8. BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh 9. BCTC Báo cáo tài chính 10. TK Tài khoản DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng cân đối kế toán của Vietinbank Cẩm Phả năm 2012 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank Cẩm Phả năm 2012. Bảng lưu chuyển tiền tệ của Vietinbank Cẩm Phả năm 2012 Bảng 1: Kết quả huy động vốn từ năm 2010-2012 theo thành phần kinh tế theo thời gianvà theo loại tiền Bảng 2: Tình hình dư nợ năm 2010, 2011 và 2012 theo thành phần kinh tế, theo thời hạn cho vay và theo khách hàng Bảng 3: Tình hình nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ xấu của Vietinbank Cẩm Phả Bảng 4: Tình hình tài sản qua các năm 2010, 2011, 2012 Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2010-2012 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Cẩm Phả Sơ đồ Quy trình lập BCTC LỜI MỞ ĐẦU Xuất phát từ phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, trường Đại học Hải Phòng tổ chức cho sinh viên đi thực tập tại các ngân hàng và doanh nghiệp địa phương. Thông qua quá trình thực tập tại phòng kế hoạch kinh doanh (địa bàn Thị trấn) tại Ngân hàng Công thương Việt Nam huyện Cẩm Phả đã giúp em củng cố thêm về nhận thức lý luận và tiếp cận với thực tiễn hoạt động tài chính. Bước đầu kết hợp giữa lý luận đã học tại trường với thực tế, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề cụ thể trong thực tiễn để hoàn thành xuất sắc công trình nghiên cứu cá nhân (Chuyên đề tốt nghiệp). Tìm hiểu về lịch sử hình thành phát triển, kết quả hoạt động kinh doanh và đặc biệt đi sâu nghiên cứu quy trình cũng như hệ thống kế toán tại NHNN để từ đó thấy rõ được sự khác biệt so với nhận thức lý luận là nhiệm vụ đầu tiên của một sinh viên thực tập. Tiếp tục xây dựng phương pháp học tập và hình thành phong cách làm việc của một cán bộ ngân hàng: khoa học, chủ động, sáng tạo, chuyên nghiệp, có kế hoạch và tính kỷ luật cao. Đồng thời rèn luyện kỹ năng giao tiếp với khách hàng, với đồng nghiệp, xử lý các vấn đề thực tiễn phát sinh trong các phần hành nghiệp vụ ngân hàng. Sau thời gian thực tập ban đầu tìm hiểu về ngân hàng, em xin hoàn thành báo cáo thực tập tổng quan gồm 3 phần chính: Phần 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TẠI VIETINBANK CẨM PHẢ Phần 2: CÔNG TÁC LẬP BCTC TẠI VIETINBANK CẨM PHẢ NĂM 2012. Phần 3: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI VIETINBANK CẨM PHẢ TRONG GIAI ĐOẠN 2010- 1012. PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TẠI VIETINBANK CẨM PHẢ 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả. Vietinbank Cẩm Phả được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1967. Những năm trước năm 1967 NH Cẩm Phả chỉ là phòng thu của cụm liên huyện. Từ năm 1967 đến năm 1988 NH Cẩm Phả thực hiện chức năng của NHNN. Từ tháng 6 năm 1988 đến nay thực hiện chức năng của một NHTMNN. Là NHTMNN được thành lập theo nghị định số 53 HĐBT và được thành lập lại theo Quyết đinh số 280/ QĐ - NH ngày 15/10/ 1996 của thống đốc NHNN, hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHTMNN. Với nhiệm vụ chủ yếu là huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ của NH khác. Kể từ ngày thành lập đến nay, hoạt động của Vietinbank Cẩm Phả không ngừng phát triển theo định hướng ổn định, an toàn hiệu quả và phát triển cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động cũng như cơ cấu mạng lưới, tổ chức bộ máy. Từ năm 1993 đến nay hoạt động của chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả - Quảng Ninh tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể đã đạt được những thành tích: -Năm 1993: Là đơn vị xuất sắc của chi nhánh Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh. -1990-2000: Đạt thành tích xuất sắc thi đua 10 năm đổi mới. -2006-2010 : Đạt danh hiệu doanh nghiệp giỏi - UBND huyện Cẩm Phả công nhận. Trong hơn 45 năm hoạt động, Vietinbank Cẩm Phả đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong địa bàn hoạt động là huyện Cẩm Phả, nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong huyện. Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ và sự tận tụy đối với nghề. Ngân hàng đã xây dựng được hình ảnh một tổ chức tín dụng uy tín, phục vụ các nhu cầu và hỗ trợ phát triển các hoạt đông sản xuất kinh doanh, đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Vietinbank Cẩm Phả a. Chức năng thủ quỹ cho xã hội: Mọi thành phần trong xã hội đều có thể mở tài khoản tại NH để gửi vào đó số tiền mà mình đang nắm giữ nhằm mục đích bảo vệ an toàn. Ngoài ra có thể sử dụng tài khoản đó để thanh toán hàng hóa, dịch vụ và hưởng lãi. b. Chức năng trung gian thanh toán : NH làm trung gian thanh toán khi thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dich vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu, bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của khách hàng. c. Chức năng trung gian tín dụng: NH hoạt động như một chiếc cầu nối liền giữa khả năng cung ứng và nhu cầu tiền tệ trong xã hội. Là trung gian tín dụng, NH đóng vai trò là người môi giới giữa một bên là những người có tiền cho vay và bên kia là những người có nhu cầu chi, tiêu cần phải đi vay vốn. 1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động của Vietinbank Cẩm Phả. 1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Cẩm Phả BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán ngân quỹ Tổ hành chính quản trị Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ ( Nguồn: Tổ hành chính sự nghiệp Vietinbank Cẩm Phả) Hiện nay, sau quá trình sắp xếp, chia tách bộ máy hoạt động của chi nhánh Cẩm Phả hiện có 27 cán bộ công nhân viên cả hợp đồng thời vụ. Ban giám đốc gồm có: giám đốc, 1 phó giám đốc. Bốn phòng nghiệp vụ chính: Phòng kế hoạch kinh doanh; Phòng kế toán ngân quỹ; Tổ hành chính quản trị; Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ. 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban và đặc điểm tổ chức công tác tài chính tại Vietinbank Cẩm Phả. a. Ban giám đốc: là những người đứng đầu chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước cấp trên về hoạt động kinh doanh của NH mình, điều hành mọi hoạt động kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất. b. Phòng kinh doanh: Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn.Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với NH tỉnh.Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh tháng, quý, năm. c. Phòng kế toán ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, thanh toán và thu chi tiền mặt theo quy định của NHNN Việt Nam.Quản lý quỹ và sử dụng quỹ chuyên dùng. Tổng hợp lưu trữ hồ sơ về hạch toán kế toán, báo cáo quyết toán theo đúng quy định.Thực hiện các khoản nộp ngân sách... d. Tổ chức hành chính dân sự: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý,triển khai chương trình giao ban nội bộ của chi nhánh. Tư vấn pháp lý trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng,hoạt động tố tụng…Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ y tế. e. Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Giám sát việc chấp hành các qui định của NHNN về đảm bảo an toàn hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ NH. Tất cả các phòng ban này có quan hệ qua lại với nhau dưới sự điều hành của giám đốc chi nhánh, thực hiện các nghiệp vụ NH, hướng tới mục tiêu lợi nhuận trong phạm vi an toàn nhất. PHẦN 2: CÔNG TÁC LẬP BCTC TẠI VIETINBANK CẨM PHẢ NĂM 2012. 2.1 Tìm hiểu quy trình lập BCTC 2.1.1 Cơ sở lý thuyết Sổ KT chi tiết Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Báo cáo quỹ hằng ngày Sổ Đăng ký chứng từ giám sát Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Bảng cân đối KT và các báo cáo KT khác Bảng tổng hợp số liệu chi tiết Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Chứng từ gốc: Là căn cứ pháp lý chứng minh cho một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, được lập ngay khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chứng từ ghi sổ: Là chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán, được lập trên chứng từ gốc hoặc chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ. Sổ cái : Là một tệp dữ liệu trên máy tính và là nơi ghi lại tất cả các giao dịch kế toán phát sinh. Nó cũng là nguồn cung cấp dữ liệu để tạo ra các BCTC. 2.1.2 Quy trình lập BCTC tại Vietinbank Cẩm Phả Vietinbank Cẩm Phả thực hiện lập BCTC cùng với trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính thông qua phần mềm IPCAS (IPCAS “The modernization of Interbank Payment and Customer Accounting System”: Dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng) gồm các công đoạn như sau: Giao dịch nghiệp vụ trong quá trình kinh doanh: Hằng ngày kế toán giao dịch, kế toán cho vay và kế toán ngân quỹ... giao dịch theo nghiệp vụ và vào máy thông qua chương trình IPCAS nội bộ, in các chứng từ giao dịch gốc lưu trữ lại tại NH, tiến hành nhập xuất quỹ hằng ngày theo quy định. Thực hiện vào sổ sách kế toán trên máy vi tính qua IPCAS : Kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm IPCAS. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp ( Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Lập BCTC: Cuối tháng hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ ( cộng sổ) và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động thông qua hệ thống mạng nội bộ IPCAS và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa số kế toán với BCTC sau khi đã in ra giấy. Hoàn thiện: Thực hiện thao tác in BCTC theo quy định. Cuối tháng, cuối năm kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ ké toán ghi bằng tay. Xin chữ ký đóng dấu và nộp báo cáo tại cơ quan thuế. Hệ thống Báo cáo tài chính tại NH Theo quy định số 16/ 2007/QĐ - NHNN của thống đốc NH hệ thống báo cáo tài chính đối với các TCTD bao gồm: - Bảng cân đối kế toán: Mẫu sốB 02/ TCTD - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 03/ TCTD - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu sốB 04/TCTD - Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 05 /TCTD Bảng cân đối kế toán TÀI SẢN NGẮN HẠN( MÃ SỐ 100) Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 I. Tiền và các khoản tương đương tiền ( Mã số 110 ) - Dòng tiền và các khoản tương đương tiền: Số liệu để ghi chỉ tiêu này lấy từ tổng số dư Nợ của TK 111, 112, 121 (TK 121 là các khoản có thời hạn thu hồi , đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi thành tiền nhưng không rủi ro trong quá trình chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khảon đầu tư đó). Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112 III. Các khoản phải thu ngắn hạn ( Mã số 130) - Phải thu của khách hàng (mã số 131): Lấy từ tổng số dư Nợ TK 131 - Các khoản phải thu khác( mã số 138): Lấy từ tổng số dư Nợ Tk 1388 IV. Hàng tồn kho( Mã số 140) - Hàng tồn kho: Lấy từ tổng số dư Nợ của các TK 152, 153, 154, 155, 156, 157 V. Tài sản ngắn hạn khác(Mã 150) - Chi phí trả trước ngắn hạn- Số dư nợ TK 142 B. TÀI SẢN DÀI HẠN (MÃ 200) II. TSCĐ( Mã số 220) - Nguyên giá: Lấy từ số dư Nợ TK 211 - Giá trị hao mòn lũy kế: Số dư Có Tk 214 - Chi phí XDCB DD: Căn cứ vào số dư Nợ TK 241 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn( Mã số 250) - Đầu tư TC dài hạn khác: Số dư Nợ TK 228 V. Tài sản dài hạn khác( Mã số 260) - Chi phí trả trước dài hạn: Dư nợ TK 242 TỔNG CỘNG TÀI SẢN ( MÃ SỐ 270 = MÃ SỐ 100 + MÃ SỐ 200) PHẦN NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ( MÃ SỐ 300) I. Nợ ngắn hạn( MÃ SỐ 310) - Vay và nợ ngắn hạn: Số dư Có TK 311 - Phải trả người bán: Số dư có TK 331 - Người mua trả tiền trước: Dư Có Tk 131, 3387 “doanh thu chưa thực hiện” (chi tiết phân loại ngắn hạn) - Thuế & các khỏan phải nộp Nhà nước Số dư Có TK 333 - Phải trả người lao động: Dư Có TK 334 - Các khoản phải trả phải nộp khác: Dư Có TK 338, 138 (không bao gồm các khoản phải trả, phải nộp được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn và phần dư Có TK 3387 đã phản ảnh ở chỉ tiêu người mua trả tiền trước) II. Nợ dài hạn( Mã số 320) - Vay và nợ dài hạn: Dư Có Tk 3411, 3412, 3413 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU( MÃ 400 = MÃ 410 + MÃ 430) I.Vốn chủ sở hữu ( Mã 410) - Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Dư Có TK 411 - Quỹ đầu tư phát triển: Số dư có TK 414 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Dư Có Tk 421, trường hợp số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này ghi bằng số âm (...) TỔNG CÔNG NGUỒN VỐN 440 = 300 +400 TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN Nội dung và kết cấu của Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán được chia làm hai bên hay hai phần. Phần tài sản (gọi là bên tài sản có hay tích sản), bên phải phản ánh nguồn vốn hình thành nên tài sản (gọi là bên tài sản nợ hoặc tiêu sản và vốn chủ sở hữu). Theo nội dung phản ánh Bảng cân đối kế toán: Phần nội bảng và phần ngoại bảng Phần nội bảng Tài sản nợ: Các chỉ tiêu ở phần tài sản nợ phản ánh toàn bộ giá trị tiền tệ hiện có của ngân hàng do huy động, tạo lập được, dùng để cho vay, đầu tư hay thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác tại thời điểm báo cáo. Tài sản nợ được chia làm các loại sau: - Vốn huy động: Là những phương tiện tiền tệ mà ngân hàng thu nhận được từ nền kinh tế, thông qua nghiệp vụ ký thác và các nghiệp vụ khác dùng làm vốn kinh doanh. Đây là nguồn vốn mà ngân hàng chỉ có quyền sử dụng trong một thời gian nhất định còn quyền sở hữu nó thuộc về những người ký thác. Bao gồm các loại sau: tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, … Vốn vay: Là nguồn vốn mà các NHTM vay mượn từ thị trường liên ngân hàng hoặc vay mượn NHNN và các tổ chức tài chính nước ngoài. Vốn tự có là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp khi thành lập đơn vị và được bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh được thể hiện dưới dạng lợi nhuận để lại. Tài sản có: Tài sản có là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Các tài sản có sinh lời là phần tạo ra lợi nhuận chủ yếu của đơn vị. Tài sản có bao gồm các khoản sau: - Tiền dự trữ: Bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ thặng dư Dự trữ bắt buộc là khoản tiền NHNN yêu cầu các NHTM phải duy trì một tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Tỷ lệ dự trữ này phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của NHNN. Dự trữ thặng dư là khoản tiền luôn có sẵn trong các ngân hàng ngoài khoản dự trữ bắt buộc để đảm bảo cho nhu cầu rút tiền của khách hàng và cho vay trong kỳ. Các khoản đầu tư chứng khoán: Là giá trị của những chứng khoán mà ngân hàng sở hữu. Đây là khoản đầu tư của đơn vị nhằm đa dạng hóa khoản mục kinh doanh. Các khoản mục tín dụng: Là toàn bộ giá trị của khoản mà ngân hàng cho các đối tượng trong nền kinh tế vay nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn. Tài sản cố định: Là những tư liệu lao động cần thiết có thời gian luân chuyển dài, trên một năm. Đây là cơ sở vật chất quan trọng không thể thiếu trong quá trình hoạt động của đơn vị. Giữa hai bên của BCĐKT có mối quan hệ mật thiết và tính chất cơ bản của BCĐKT là tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, biểu hiện: Phần ngoại bảng Bên cạnh các chỉ tiêu trong BCĐKT, có nhiều khoản mục ngoại bảng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động kinh doanh của các TCTD. Là những khoản chưa được thừa nhận là Tài sản Nợ hay Tài sản Có. Các hoạt động này được ngân hàng theo dõi ngoại bảng, dưới đây là một số nghiệp vụ chủ yếu. Các cam kết bảo lãnh, tài trợ cho khách hàng, bao gồm: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cam kết trong nghiệp vụ L/C,… Các cam kết của ngân hàng với khách hàng trong việc thực hiện các giao dịch trong tương lai như: các hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng giao dịch ngoại tệ,… Các khoản công nợ khách hàng chưa thực hiện theo hợp đồng, làm ảnh hưởng đến tài sản, lợi nhuận của ngân hàng như các khoản nợ gốc, nợ lãi không có khả năng thu hồi đã được đơn vị xử lý hay các khoản lãi cho vay quá hạn chưa thu được. Vì vậy, ngoài việc theo dõi phần nội bảng, các đơn vị cần thường xuyên theo dõi, tính toán, phân tích các khoản mục ngoại bảng này. Bởi vì nó có ảnh hưởng không ít đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra trong ngân hàng còn sử dụng một số các báo cáo khác để bổ sung thông tin như: Báo cáo cân đối quyết toán thực tế 12 tháng, Sao kê doanh số báo cáo cân đối nội bảng 12 tháng, Sao kê doanh số báo cáo cân đối ngoại bảng 12 tháng, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mẫu các bảng này được xem ở phần phụ lục. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối số phát sinh. Kế toán tiến hành vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Mã số 01:Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kỳ báo cáo của Ngân hàng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 "Doanh thu bán hàng" và TK 512 "Doanh thu bán hàng nội bộ" trong kỳ báo cáo. - Mã số 02: Số liệu để ghi là bến có các TK: TK 521- Chiết khấu thương mại; TK531-Hàng bán bị trả lại; TK 532-Giảm giá hàng bán;TK333- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02 Mã số 11: Phát sinh bên có TK 632 trên bảng cân đối tài khoản (bảng cân đối số phát sinh) Mã số 20= Mã số 10- Mã số 11 Mã số 21: Số phát sinh bên nợ TK 515- doanh thu hoạt động tài chính . Mã số 22:Số phát sinh bên có TK 635- Chi phí tài chính. Mã số 24:Số phát sinh bên có TK 641-Chi phí bán hàng. Mã số 25:Số phát sinh bên có TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp. Mã số 30= Mã số 20 +( Mã số 21- mã số 22) – Mã số 24 – Mã số 25. Mã số 31:Số phát sinh bên nợ TK 711- Thu nhập khác Mã số 32:Số phát sinh bên có TK 811- Chi phí khác. Mã số 40= Mã số 31-mã số 32 Mã số 50= Mã số 30 + Mã số 41 Mã số 51= Số phát sinh bên nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Mã số 52: Số phát sinh bên có TK 8212- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Mã số 60= Mã số 50- ( Mã số 51 + mã số 52) Nội dung và kết cấu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được trình bày gồm hai phần chính: Phần I – Lãi, lỗ: Phần I phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác. Bao gồm các chỉ tiêu sau: Thu nhập thuần từ lãi: Thu nhập thuần từ lãi phản ánh tổng số thu được từ lãi và các khoản thu nhập tương tự sau khi trừ đi chi phí trả lãi trong kỳ nghiên cứu. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ: Là khoản thu nhập phí từ việc thực hiện dịch vụ cho khách hàng đã trừ ra các khoản chi cho thực hiện các dịch vụ đó trong kỳ. Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: Là khoản thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối trong kỳ báo cáo. Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán: Là toàn bộ số thu từ lãi đầu tư hay kinh doanh chứng khoán sau khi đã trừ đi chi phí cho hoạt động này. Thu nhập thuần từ các hoạt động kinh doanh khác: Là số tiền thu được từ hoạt động khác sau khi trừ đi chi phí thực hiện hoạt động này và chi phí quản lý ngân hàng. Chi phí dự phòng: Là số tiền chi cho công tác dự phòng rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng trong kỳ phân tích. Lợi nhuận trước thuế: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh phát sinh trong kỳ báo cáo trước nộp thuế TNDN. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: Là chỉ tiêu thể hiện tổng số thuế thu nhập mà ngân hàng phải nộp tính trên phần thu nhập chịu thuế trong kỳ làm báo cáo. Lợi nhuận sau thuế: Là tổng số lợi nhuận thuần từ các hoạt động của đơn vị sau khi trừ thuế TNDN phải nộp phát sinh trong kỳ nghiên cứu. Phần II - Tình hình thực hiện nghĩa vụ Ngân sách Nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Các khoản thuế này được chi tiết theo từng loại như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, …Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày theo các nội dung như số còn phải nộp đầu năm, số phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộp trong kỳ báo cáo, số còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo. Ngoài ra, phần II còn phản ánh thuyết minh thuế GTGT bao gồm: Thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế phải nộp. 2.1.3 Điểm khác nhau giữa lý thuyết và thực tiễn trong công tác lập BCTC tại Ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả. Về cơ bản quy trình lập BCTC của Ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả thực hiện theo đúng quy trình kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Điểm khác biệt duy nhất giữa lý thuyết và thực tế là tại Vietinbank Cẩm Phả ngoài sử dụng và lưu trữ số liệu trong Sổ cái, còn tổng hợp các sổ dưới hình thức sổ điện tử thông qua mạng nội IPCAS. Các giao dịch và nghiệp vụ sẽ được hạch toán hàng ngày và tự động nhập số liệu vào các tài khoản đã được cài đặt và mã hóa sẵn. Cuối các kỳ, kế toán tiến hành thực hiện các thao tác trên máy để tổng hợp các số điện tử tạo Bảng Cân đối chi tiết. Do đặc thù là ngân hàng chi nhánh do đó NH chỉ có trách nhiệm gửi số liệu về Tổng và việc tổng hợp lập BCTC được thực hiện tại Ngân hàng công thương Việt Nam tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra một số điểm khác biệt giữu lý thuyết và thực tiễn: Chỉ tiêu Lý thuyết Thực tế Thuật ngữ Bảng Cân đối tài khoản kế toán Bảng Cân đối chi tiết Cách tính thu lãi tiền vay Khách hàng đi trả lãi ngày nào thu lãi đến ngày đó ( lãi được tính trên dư nợ gốc nhân số ngày dư nợ thực tế) Định ngày tính lãi hàng tháng là cố định bất kể khách hàng đi thanh toán lãi vào ngày nào không quá 10 ngày với ngày cố định đóng lãi đó. 2.2. Một số đề xuất về quy trình lập Báo cáo tài chính tại Vietinbank Cẩm Phả. - Tính minh bạch: Thông tin báo cáo cần được đơn giản hóa và chuẩn hóa để có thể dễ dàng hiểu được đồng thời thông tin phải minh bạch và rõ ràng qua tất cả các khâu và phòng ban kinh doanh, thể hiện một nền tảng quản trị NH tốt. - Tính chính xác: Thông tin phản ánh trung thực và chân thật các giao dịch và hoạt động, đồng thời Giảm thiểu bút toán điều chỉnh mang tính chủ quan. NH sẽ có các quy trình ghi chép, quản lý và kiểm tra, kiểm soát dữ liệu từ các phần hành và chu trình khác nhau trong nội bộ NH. Điểm giao thoa của dòng dữ liệu này chính là số liệu tài chính được phản ánh qua các tài khoản và khoản mục được ghi chép, kết chuyển và báo cáo. - Tính tin cậy: Tăng độ tin cậy xuyên suốt các quy trình, phần hành. Hoàn thiện các bước kiểm soát và chất lượng thông tin và cải thiện mối quan hệ với nhà đầu tư thông qua mức độ hài lòng về thông tin được cung cấp. - Thời hạn báo cáo: Thông tin báo cáo được cung cấp một cách nhanh chóng ngay khi kết thúc kỳ báo cáo. Thông tin cho công tác phân tích được cung cấp ngay lập tức theo yêu cầu đồng thời cũng cần tạo nhiều thời gian hơn cho các phân tích thông tin một cách hữu ích hơn. - Tăng cường hệ thống và công cụ với công nghệ cao để giúp luồng thông tin được xử lý cũng như phân tích một cách hiệu quả hơn và nhanh hơn. Sử dụng nâng cao các phần mềm với các tính toán được lập trình, biểu mẫu được cài đặt và các bước kiểm soát được tự động hóa một cách tối ưu. Thông tin được xử lý qua hệ thống sẽ nhất quán và có độ tin cậy cao hơn. - Nâng cao năng lực nhân sự, cơ cấu tổ chức và văn hóa DN. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, xác định vai trò, trách nhiệm của các vị trí nhân sự liên quan cũng như quan hệ tương tác giữa các vị trí này cũng như giữa các phòng, ban để làm tăng tính hiệu quả và hiệu suất của toàn bộ quy trình xử lý và báo cáo thông tin tài chính. PHẦN 3: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẨM PHẢ 3.1. Những khó khăn, thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả. Những thuận lợi: Trong bối cảnh rất khó khăn do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới và trong nước, song hoạt động kinh doanh của chi nhánh tiếp tục ổn định, duy trì được sự tăng trưởng cả về nguồn vốn và dư nợ, đúng định hướng, giảm dư nợ vượt kế hoạch được giao, nâng cao tính tự lực trong công tác cân đối vốn tại chi nhánh, thực hiện tốt vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính ở nông thôn và đáp ứng đủ vốn cho các chương trình kinh tế trọng điểm của Tỉnh. Đẩy mạnh cho vay hỗ trợ lãi suất đảm bảo đúng đối tượng, tạo điều kiện để các doanh nghiệp và hộ nông dân sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển. Dịch vụ thanh toán quốc tế, phát hành thẻ và Mobilebanking có bước phát triển vượt bậc về số khách hàng và doanh số hoạt động. Hoàn thành từng bước công tác hiện đại hóa công nghiệp hóa Ngân hàng, trên cơ sở đó phát triển thêm nhiều dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao vị thế trên địa bàn. Đẩy mạnh hoạt động Marketing và quảng bá thương hiệu Agribank, có nhiều chính sách chăm sóc khách hàng, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng mới, tiến lên trên cơ sở công nghệ Ngân hàng hiện đại, phù hợp, thu hút được khách hàng. Coi trọng công tác đào tạo cán bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh. Những khó khăn Mặc dù, đã có nhiều biện pháp chỉ đạo điều hành nhanh nhậy, những tháng đầu năm do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao lên nguồn vốn diễn biến bất thường. Chi nhánh không cân đối được nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu mở rộng cho vay. Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ thấp so với khả năng huy động vốn ngoại tệ tại địa phương. Do tác động cơ chế điều hành lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà Nước nên lãi suất huy động và cho vay trong năm liên tục thay đổi dẫn tới việc rà soát thỏa thuận điều chỉnh lãi suất tiền vay đối với khách hàng gặp nhiều khó khăn, nhiều khách hàng không thông cảm và chia sẻ với hoạt động Ngân hàng. Công tác kiểm tra có nhiều cố gắng nhưng chất lượng chưa cao. Sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng còn đơn điệu. 3.2. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả. Bảng 1 :Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cẩm Phả Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ Tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tăng giảm 2010/2009 Tăng giảm 2011/2010 1 Tổng Thu TM 7.770 8.552 12.783 782 4231 2 Tổng Chi TM 7.776 8.544 12.789 768 4.245 3 Bội Chi (VNĐ) 991 512 1.457 (479) 945 4 Tổng Thu Ngoại Tệ USD 24.256 41.112 70.655 16856 29.543 5 Tổng Chi Ngoại Tệ USD 24.195 40.862 70.544 16.667 29.682 6 Bội Chi(USD) 5.821 6.025 9.101 204 3.076 7 Tổng Thu EUR 657 2.086 2.873 1.429 787 8 Tổng Chi EUR 644 2.073 2.298 1.429 225 9 Bội Thu (EUR) 166 541 395 375 (146) (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2009-2011) Qua bảng số liệu trên ta thấy, bội chi VNĐ năm 2010 giảm so với năm 2009 là -479 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ rằng Ngân hàng đã thực hiện chính sách tiết kiệm. Nhưng tới năm 2011 thì bội chi lại tăng hơn năm 2010 là 945 tỷ đồng. Nguyên nhân là do tình hình nền kinh tế năm 2011 gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế, lạm phát… Ngoại tệ ở Ngân hàng cũng có sự cân đối giữa thu và chi. Năm 2011 tổng thu EUR là 2.873 tỷ đồng, trong khi đó chi EUR chỉ có 2.298 tỷ đồng. Như vậy, Ngân hàng đã có phần chênh lệch khá cao so với năm 2010 là 146 tỷ đồng. Bảng 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Cẩm phả - Quảng Ninh. Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % (+/-) Số tiền % (+/-) Doanh thu 397.392 413.655 468.310 16.263 1,04 54.655 1,13 Chi phí 391.991 407.131 464.390 15.140 1,04 57.259 1,14 Lợi nhuận 5.401 6.524 3.920 1123 1,2 (1499) (0.6) Qua bảng trên, ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất khả quan. Trong đó, Doanh thu của Ngân hàng tăng dần đều từ năm 2009-2011, Doanh thu của năm 2010 so với năm 2009 tăng 16.263 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 1,04% và sang năm 2011 thì Doanh thu cũng tăng hơn so với năm 2010 là 54.655 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 1,13%. Bên cạnh đó, Chi phí mà NH bỏ ra cũng nhiều so với Doanh thu mà NH đã thu về được. Cụ thể là, Chi phí của từng năm cũng tăng lên dần,năm 2010 so với năm 2009 là tăng 15.140 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 1,04%, năm 2011 chi phí tăng lên đáng kể so với năm 2010 57.259 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 1.14%. Năm 2011,do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng toàn thế giới cũng như Việt Nam nên NH gặp nhiều khó khăn. Doanh thu ít hơn so với Chi phí mà NH phải bỏ ra.Tuy lợi nhuận thu được trong năm 2011 có giảm sút đáng kể so với năm 2010( từ 6.524 tỷ đồng xuống còn 3.920 tỷ đồng) tức là giảm 1499 tỷ đồng tương ứng tốc độ giảm là 0,6%. Nguyên nhân chính là sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng diễn ra trên toàn thế giới. Do đó trong năm 2012 nhu cầu về vốn sẽ rất lớn, chắc chắn việc kinh doanh của ngân hàng sẽ rất khả quan. Bảng 3 : Bảng cân đối kế toán của Vietinbank Cẩm Phả Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010 -2009 Chênh lệch 2011 - 2010 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ I.Tài sản Tiền mặt tại quỹ 3.115 0,77 7.745 1,18 13.517 1,59 4.630 148,64 5.772 74,52 Tiền gửi tại NHNN 709 0,17 208 0,03 208 0,02 (501) (70,66) 0 0 Tín dụng 256.131 63,17 563.623 85,87 812.682 95,55 307.492 120,05 249.059 44,19 Đầu tư 10.052 2,48 10.000 1,52 - - (52) (0,52) (10.000) (100,00) TSCĐ 10.496 2,59 14.694 2,24 16.897 1,98 4.198 40,00 2.203 14,99 Tài sản có khác 124.988 30,82 60.094 9,16 7.219 0,86 (64.894) (51,92) (52.875) (87,99) Tổng tài sản có 405.491 100,00 656.364 100,00 850.523 100,00 250.873 61,87 194.159 29,58 II.Nguồn vốn Vốn huy động 274.161 67,61 401.567 61,18 516.358 60,71 127.406 46,47 114.791 28,56 Vốn đi vay - - - - 168 0,02 168 Tài sản nợ khác 131.090 32,33 254.505 38,78 333.728 39,24 123.415 94,14 79.223 31,13 Vốn và các quỹ 240 0,06 292 0,04 269 0,03 52 21,67 (23) (7,87) Tổng nguồn vốn 405.491 100,00 656.364 100,00 850.523 100,00 250.873 61,87 194.159 29,58 Qua bảng số liệu trên ta thấy Tổng tài sản có và Tổng nguồn vốn của Ngân hàng đều rất lớn và tăng rất cao qua từng năm từ 2009-2011. Cụ thể là năm 2010 so với năm 2009 tăng 250.873 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 61,87%, tài sản và nguồn vốn của NH tăng rất nhiều. Điều đó chứng tỏ rằng tình hình hoạt động kinh doanh của NH diễn ra rất tốt và phát triển mạnh. Tuy nhiên,có thể do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảnh kinh tế thế giới, sang tới năm 2011 so với năm 2010 thì Tài sản có và Nguồn vốn của NH cũng so với năm trước, tăng 194.159 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 29,58%. Về Tài sản : Năm 2010 so với năm 2009 Tài sản của NH nhiều chủ yếu thu được là do hoạt động tín dụng phát triển tăng 307.492 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 120,05%. Bên cạnh đó thì tiền mặt tại quỹ và TSCĐ cũng góp phần làm cho tài sản của NH tăng lên. Tiền mặt tại quỹ tăng 4.630 tỷ đồng và TSCĐ tăng 4.198 tỷ đồng. Tuy nhiên, do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng toàn thế giới cũng như Việt Nam,tất cả các ngành có liên quan đều gặp khó khăn trong nền kinh tế và NH cũng không loại trừ khả năng đó. Vì vậy từ năm 2010-2011, NH đã giảm số tiền gửi tại NHNN và giảm đầu tư tại các dự án so với năm 2009. Tiền gửi tại NHNN năm 2010 so với năm 2009 giảm 501 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 70,66%. Đến năm 2011 thì NH k còn gửi thêm tiền tại NHNN nữa, vẫn giữ nguyên số lượng tiền đã gửi ở năm 2010. Cùng với đó là việc đầu tư vào các dự án cũng không được NH tập trung nhiều,năm 2010 số tiền để đầu tư đã giảm so với năm 2009 là 52 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm là 0,52%. Năm 2011,NH hoàn toàn không đầu tư vào bất kỳ một dự án nào thêm. Tài sản có khác của NH cũng giảm mạnh,năm 2010 giảm so với năm 2009 là 64.894 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm là 51,92%. Tơi năm 2011 thì số tiền còn giảm mạnh hơn nữa so với năm 2010 là 52.875 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm là 87,99%. Nguyên nhân có thể do các khoản phải thu, phí phải thu hay các khoản lãi của NH giảm và chưa thu về được. Nhưng nhìn chung thì tài sản của NH cũng dự trữ được nhiều nhưng chưa phát triển mạnh vào năm 2011 và có thể dự kiến năm 2012 thì NH sẽ vượt qua được khó khăn về khủng hoảng kinh tế. Về nguồn vốn : Nguồn vốn của NH có được chủ yếu là do Vốn huy động được từ các cá nhân, hộ gia đình, sản xuất kinh doanh hay các tổ chức kinh tế khác…Năm 2010 có số tiền huy động tăng gần gấp đôi so với năm 2009 là 127.406 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 46,67%. Năm 2010, NH đã thu được nhiều thành công hơn và phát triển mạnh mẽ . Điều đó thể hiện qua chỉ tiêu Vốn đi vay,năm 2009-2010 NH không phải đi vay NHNN hay các TCTD khác để hoạt động kinh doanh. Nhưng sang năm 2011, NH gặp nhiều khó khăn nên đã phải đi vay 168 tỷ đồng để đảm bảo cho việc kinh doanh của NH ổn định hơn. Bên cạnh đó, Tài sản nợ khác của NH cũng tăng lên,năm 2010 so với năm 2009 tăng 123.415 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 94,14%, năm 2010 thu được nhiều vốn huy động nhưng các khoản nợ như phí phải trả, các khoản lãi, thuế phải trả hay dự phòng cho các cam kết ngoại bảng của NH lại tăng lên. Chỉ tiêu Vốn và các quỹ của NH cũng không ổn định,năm 2010 so với năm 2009 tăng nhẹ 52 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 21,67%. Năm 2011,lại giảm xuống 23 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với tốc độ giảm là 7,87%. Nguyên nhân cho việc giảm có thể là do NH không thặng dư vốn cổ phần và các vốn khác giảm hoặc các quỹ TCTD giảm. Có thể nói,thông qua các chỉ tiêu và số liệu của bảng trên ta thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của NH giai đoạn 2009-2011. Nổi bật nhất đó là hoạt động tín dụng của NH phát triển thu được số vốn huy động cũng khá cao trong năm 2009-2010. Tuy nhiên,NH cũng phải cần đưa ra các chiến lược và biện pháp để phòng tránh rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất trong tình hình kinh tế phức tạp hiện nay. Điều này, còn thể hiện rằng chất lượng tín dụng của NH đã được nâng cao và cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt quy trình cho vay và từng bước cải thiện hiệu quả cho vay khách hàng. NH cũng hạn chế đầu tư vào các dựa án khi không thẩm định tốt hay đầu tư chứng khoán,góp vốn và đầu tư dài hạn. Năm 2011, hoạt động kinh doanh của NH không tốt bằng giai đoạn 2009-2010,có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó. Và, NH phải biết được để khắc phục tình hình,sang năm 2012 hứa hẹn nhiều khă năng phát triển của NH, sẽ giúp cho NH thu thêm được nhiều lợi nhuận. NH phát triển thì kéo theo các ngành liên quan cũng sẽ phát triển theo. 3.3 Đánh giá tình hình chung về hoạt động tài chính của Vietinbank Cẩm Phả Trong 9 tháng qua, toàn chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả đã có nhiều cố gắng, quan tâm đến việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, thị phần tiếp tục được giữ vững ; cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực ; kết quả tài chính phù hợp với mục tiêu đề ra ; các hoạt động kinh doanh được giữ vững, ổn định và mở rộng có hiệu quả. Trong 3 tháng đầu năm 2012, bám sát định hướng kinh doanh do Vietinbank Cẩm Phả chỉ đạo và các mục tiêu mà Đại Hội Công Nhân Viên Chức đề ra, toàn chi nhánh nỗ lực vào các công việc sau : Tổ chức bảo vệ kế hoạch kinh doanh, sớm báo kết quả hoạt động kinh, kế hoạch tài chính năm 2012 cho các đơn vị , để các đơn vị xác định mục tiêu phấn đấu và giải pháp thực hiện. Xây dựng chương trình kế hoạch và giải pháp thực hiện về công tác huy động vốn, đầu tư tín dụng nông nghiệp ; ứng dụng công nghệ tin học, hiện đại hóa Ngân hàng ; chương trình hành động thực hiện tiết kiệm chống lãng phí ; đề án phát triển các hoạt động ngoại tệ ; kế hoạch triển khai đề án cơ cấu lại Vietinbank Cẩm Phả, nhiệm vụ giải pháp về công tác tổ chức và cán bộ năm 2012-2015. Về nguồn vốn : Chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả đã có chủ trương đúng đắn là cơ cấu lại nguồn vốn trung dài hạn, giảm dần và tiến tới không đi vay ở TCTD khác, đảm bảo vốn thanh toán. Tiếp tục đẩy mạnh việc huy động vốn thông qua việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ hướng tới khách hàng là dân cư để chủ động về nguồn vốn, giảm dần sử dụng vốn cấp trên. Về tín dụng : Tập trung tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn, Tiếp tục củng cố và mở rộng thị phần của Vietinbank Cẩm Phả. Chất lượng tín dụng thường xuyên quan tâm và nâng cao hơn. Về tài chính : Tăng thu, tiết kiệm chi ; có giải pháp tích cực thu hồi nợ sau xử lý rủi ro ; đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu ra trừ lãi suất đầu vào theo kế hoạch được giao. Đảm bảo tài chính tăng trưởng bền vững, đủ quỹ thu nhập để thu lương theo chế độ. Việc đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản đã thực hiện theo đúng kế hoạch do cấp trên phê duyệt. Công tác an ninh toàn kho quỹ được thường xuyên quan tâm. Mặc dù, mạng lưới chi nhánh nhiều và rộng khắp song không để xảy ra vụ việc mất an toàn tài sản lớn. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế : Đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh WU, thanh toán song phương. Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động các điểm chi trả WU. 3.4 Định hướng hoạt động của chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả Để tiếp tục thực hiện chương trình đổi mới, với mục tiêu cơ cấu lại Ngân hàng, thực hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Vietinbank Cẩm Phả đề ra định hướng kinh doanh như sau : Cơ cấu lại tổ chức và nâng cao năng lực điều hành phù hợp với mục tiêu kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Cấu trúc lại mô hình tổ chức hướng khách hàng kết hợp với sản phẩm thay cho mô hình thuần túy sản phẩm như hiện nay. Phát triển và mở rộng mạng lưới chi nhánh, đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới dựa trên công nghệ hiện đại. Trong đó, định hướng cho hoạt động tín dụng: Đa dạng hóa các hình thức đi vay, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đầu tư mạnh vào các dự án phát triển. Thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cần có vốn để đầu tư phát triển. Do đó, vai trò huy động vốn của các NHTM có vị trí hết sức quan trọng. Duy trì tăng trưởng hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời. Gĩu vững vai trò chủ đạo, chủ lực là thị trường nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời, củng cố, phát triển thị trường, thị phần ở khu vực thành thị, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh. Song song với việc mở rộng tín dụng, Chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả thường xuyên ngăn ngừa và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, nâng cao chất lượng tín dụng. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả cần phải nỗ lực trong việc thực hiện những mục tiêu mà Ban lãnh đạo đề ra nhằm hoàn thành mục tiêu chiến lược cho sự phát triển lâu dài của Ngân hàng. Hơn thế nữa, Ngân hàng cần có những giải pháp mang tính chất hỗ trợ : giải pháp của Chính phủ, giải pháp của NHNN để tạo ra một cơ chế quản lý linh hoạt, một hành lang pháp lý chặt chẽ có hiệu quả. KẾT LUẬN Qua quá trình thực tập, tìm hiểu về quý NH và hoàn thiện bài báo cáo tổng quan về Vietinbank Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh, em đã có thêm rất nhiều hiểu biết sâu hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của NH, củng cố lại những lý thuyết đã học trên giảng đường đồng thời vận dụng vào thực tiễn nghiệp vụ tín dụng. Đặc biệt được tìm hiểu về quy trình lập BCTC cũng như hệ thống kế toán của NH để thấy rõ sự khác biệt so với hệ thống kế toán tài chính doanh nghiêp - phần đã được thầy cô giảng giải trên ghế nhà trường. Tôi xin trân thành cảm ơn quý Vietinbank Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại NH, các cô chú đồng nghiệp nhiệt tình chỉ dạy nghiệp vụ và cung cấp các thông tin, tài liệu giúp tôi hoàn thành báo cáo tổng quan về NH. Em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Hường (GVHD) trong thời gian qua đã luôn sâu sát đến bài làm của các sinh viên thực tập. Bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, em mong các thầy cô tạo điều kiện giúp đỡ để em bước vào giai đoạn thực tập chuyên đề đạt hiệu quả tốt hơn. Em xin trân thành cảm ơn! DANH SÁCH TÀI LIỆU Giáo trình Ngân hàng thương mại( Học viện Ngân hàng) Giáo trình Tài chính doanh nghiệp ( Đại học kinh tế quốc dân) –Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh Một số tài liệu tham khảo khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbctq_linh_172.doc
Luận văn liên quan