Báo cáo Tour thực tập Đà Nẳng – Khánh Hòa – Phú Yên

Mắm trong là nước mắm bình thường có thêm ớt tỏi,. Công thức pha nước mắm cũng là một bí quyết của các quán ăn ở đây vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị của món ăn. Bánh xèo có thể ăn bằng đĩa hoặc dùng bánh tráng cuốn lại chấm với nước mắm sẽ rất ngon.

pdf25 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2861 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tour thực tập Đà Nẳng – Khánh Hòa – Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN BÁO CÁO TOUR THỰC TẬP ĐÀ NẲNG – KHÁNH HÒA – PHÚ YÊN NĂM HỌC : 2007 – 2011 ĐÀ NẴNG Lịch sử Giữa thế kỷ 16, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền. Đầu thế kỷ 18, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở Châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng. Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: "Tàu Tây chỉ được đậu tại Cửa Hàn, còn các cửa biển khác không được tới buôn bán" thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển với những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm hải sản; dịch vụ thương mại cũng phát đạt. Năm 1858, cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu bằng cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Sau khi thành lập Liên bang Đônng Dương thì Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam với tính cách là một nhượng địa (concession) và đổi tên thành Tourane. Đơn vị hành chính này chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương thay vì triều đình Huế tuy thị trấn này nằm trong xứ Trung Kỳ. Tên gọi Tourane có lẽ bắt nguồn từ việc phát âm trại từ "Cửa Hàn" bởi người Pháp. Hội đồng thị xã Tourane được lập năm 1908; đứng đầu là một viên đốc lý (résident- maire) người Pháp. Đầu thế kỷ 20, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh được hình thành và phát triển: sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nước đá, rượu, nước mắm, cá khô, sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của cả nước. Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại. Tháng 3 năm 1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định là thành phố trực thuộc trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng. Khu kỹ nghệ Hòa Khánh sản xuất ôxy, acêtylen, bột giặt, xay xát, dệt... Ở thời kỳ này công nghiệp được phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trường thủ công. Tuy nhiên, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng trăm nghìn dân quê phải chạy vào các trại tỵ nạn, các khu ổ chuột đô thị; tệ nạn xã hội tăng nhanh, sản xuất không phát triển. Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986. Ngày 6 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Trên thực tế huyện đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng, và ủy ban nhân dân huyện đảo Hoàng Sa đang tạm đặt tại khu vực quận Sơn Trà. Ngày 1 tháng 1 năm 1997, Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Ngày 15 tháng 7 năm 2003, Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại 1. Năm 2005, một phần huyện Hòa Vang được tách ra và thành lập nên quận mới là quận Cẩm Lệ Diện tích: 1.255,53 km² Dân Số: 747.100 người Tỉnh lỵ: Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương Các huyện:  Quận Hải Châu  Quận Thanh Khê  Quận Sơn Trà  Quận Ngũ Hành Sơn  Quận Liên Chiểu  Quận Cẩm Lệ  Huyện Hòa Vang  Huyện Hoàng Sa Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam. Thành phố nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đà Nẵng hiện là thành phố trực thuộc Trung ương và là một trong 7 đô thị loại 1 của Việt Nam Đà Nẵng trong lịch sử có những tên gọi khác. Vì nằm ở cửa sông Hàn nên còn được gọi là Cửa Hàn. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên- Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách thủ đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc. Thế mạnh du lịch của Đà Nẵng là nghĩ dưỡng, văn hóa, vui chơi, home stay, thắng cảnh. Khí Hậu : Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9°C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30°C Giao Thông: Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên. Thành phố còn là điểm cuối trên Hành lang kinh tế Đông - Tây đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Tham Quan:  Ngũ Hành Sơn : Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 7km về phía đông nam. Ngũ Hành Sơn nằm trên một dải cát vàng chiều dài khoảng 2km, rộng khoảng 800m. Ngũ Hành Sơn không cao, sườn núi dốc đứng cheo leo, cây cỏ lơ thơ. Đá ở Ngũ Hành Sơn là loại đá cẩm thạch có nhiều màu: sáng đục, trắng sữa, hồng phấn, xám vân đỏ, nâu đen, xanh đậm..., không cứng lắm và là chất liệu rất tốt cho tạc tượng và đồ mỹ nghệ trang trí. Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn: Thuỷ Sơn và Mộc Sơn ở phía đông, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hoả Sơn ở phía tây. Trong tư duy triết học của Trung Hoa thì ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những yếu tố cấu thành vũ trụ. Con số 5 là con số cực kỳ quan trọng trong tư duy và trong đời sống phương Đông vì vậy 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn tự trong mình nó đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường.  Kim Sơn :Ngọn Kim Sơn nằm ở phía đông nam, bên bờ sông Cổ Cò. Đi thuyền trên sông, du khách có thể ngắm bóng núi, bóng chùa in trên mặt nước phẳng lặng. Tại đây xưa có Bến Ngự, nơi thuyền Vua cập bến mỗi khi du hành Ngũ Hành Sơn. Nay bến xưa không còn nhưng cạnh chùa Quan Âm người ta vừa tìm thấy một cột lim neo thuyền ngày xưa. Ngay dưới chân ngọn Kim Sơn có một hang động dài hơn 50m, rộng gần 10m, cao khoảng 10 - 15m. Lối vào động là những bậc đá tự nhiên, bên trong là những lớp thạch nhũ bám vào vách núi tạo thành hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao bằng người thật rất thanh tú. Tượng thạch nhũ này còn sinh động hơn nhờ một lớp nhũ đá lấp lánh như dải kim tuyến phủ từ bờ vai đến gót chân tượng. Dưới chân tượng là một con rồng đang cuộn mình giữa những làn sóng. Đặc biệt, phía sau Bồ Tát còn có một hình tượng nhỏ hơn trông như Thiện Tài đồng tử và bên trái là hình chim Khổng Tước, hai cánh xoè rộng toả khắp trần động. Có thể nói đây là bức phù điêu tuyệt mỹ mà thiên nhiên đã ban cho Kim Sơn. Sau khi phát hiện ra động (1950), hoà thượng Thích Pháp Nhãn đã cho mở rộng lối vào động và xây dựng chùa Quán Thế Âm. Chùa dựa lưng vào ngọn Kim Sơn, ngoảnh mặt ra khúc sông đầy hoa sen thơm ngát. Hàng năm vào mùa lễ hội đầu xuân (19/2 âm lịch), chùa mở hội lấy tên là Hội Quán Âm. và chống Mỹ cán bộ và nhân dân địa phương thường vào đây để tránh máy bay địch  Chùa Tam Thai : Khi du khách đến tham quan Chùa có nghĩa là du khách đã đến với một di tích quốc gia và cũng là di tích Phật giáo. chùa được xây dựng cách đây ít nhất 300 năm. Năm 1825, Minh Mạng trong chuyến tuần du Ngũ Hành Sơn đã cho xây lại chùa Tam Thai và đến năm 1927 đã cho đúc 9 tượng và 3 chuông lớn. Vòng ra sau lưng chùa Tam Thai theo một con đường đất, du khách sẽ gặp một cổng vôi cổ kính không biết xây từ bao giờ, trên có 3 chữ Hán “Huyền Không Quan”. Đây là cửa vào động Hoả Nghiêm và động Huyền Không.  Động Huyền Không : có đường dẫn sâu xuống lòng đất. Lần mò trong bóng tối khoảng 10m trước mặt bỗng bừng lên một khoảng không gian rộng, cao vời vợi, ánh sáng mờ ảo, êm dịu. Động Huyền Không là hang lộ thiên nằm gọn trong lòng núi. Núi hình tròn nên mái động cũng hình vòm, nền bằng phẳng, không có măng đá và nhũ đá, trên vòm có 5 lỗ lớn nhỏ có thể trông thấy bầu trời bên ngoài. Vách động có bọt đá tạo nên những hình thù kỳ thú. Cách nay 10 thế kỷ, động Huyền Không là nơi thờ các vị thần ấn Độ giáo, Phật giáo và sau đó thờ các thần thánh của người Chăm. Nơi đây đã từng là căn cứ của các chiến sĩ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến. Động Huyền Không khá thâm u, những luồng ánh sáng từ trời cao dọi qua các lỗ hổng từ trần hang xuống tạo thành vô số luồng khói mờ ảo trong động, không khí mát lạnh tưởng như đang ở chốn Thiên Thai.Một ngách nhỏ đưa ta tới động Trong thờ Phật Thích Ca, trần rộng cao, 5 chùm ánh sáng theo các lỗ hổng toả xuống tượng Phật, nhũ đá vây quanh với những hoà sắc huyền ảo. Trên núi còn có  Vọng Giang Đài : Vọng Giang Đài là môt điểm cao trước ngôi chùa Tam Thai, nằm về phía bên phải. Tại đây có một tấm bia bằng đá Trà Kiệu, chiều cao 2 mét, chiềurộng 1 mét, dựng lên trên môt đế xây lớn. Trên mặt bia có khắc "Vọng Giang Đài" bằng chữ Hán; bên cạnh có dòng chữ nhỏ, ghi ngày tháng xây bia nầy "Minh Mạng thập bát niên, thất nguyệt, cát nhật". Du khách đứng trước Vong Giác Đài, có thể nhìn bao quátđược cả môt vùng đồng bằng bao la của vùng Quảng Nam - Đà nẵng,con sông Trường Giang, sông Cẩm Lệ, nhìn thấy dòng sông Hàn quanh co uốn khúc, từ Vọng Hải Đài nhìn ra biển Đông thấy Cù lao Chàm nhộn nhịp những cánh buồm nâu. Từ sau chùa Tam Thai, du khách đi về phía đông sẽ gặp cụm hang động Trung Thai. Cụm này có động Thiên Phước Địa, hang Vân Nguyệt và động Vân Thông. Động Vân Thông nằm gọn trong lòng núi, hình tròn như đường ống chếch lên phía ngọn núi. Trong động có một tấm bia cổ, khắc 3 chữ “Ngũ Uẩn Sơn”, giữa động có một tượng Phật rất lớn. Sau lưng tượng là đường đi lên động, càng vào sâu càng hẹp và hướng lên đỉnh núi, phải bám vào các tảng đá mới bò lên được. Cuối động là miệng thông ra ngoài to bằng cái nong (đường kính khoảng hơn 1m). Ánh sáng từ đỉnh dọi vào trong động tạo ánh hào quang rực rỡ. Đứng trên đỉnh động có thể bao quát cả một vùng đồng ruộng, sông biển, xóm làng. Cụm chùa chiền hang động Hạ Thai gồm có Vọng Hải Đài, chùa Linh Ứng, động Tàng Chân, động Ngũ Cốc, động Âm Phủ, Giếng Tiên. Vọng Hải Đài là điểm cao bên phải chùa Linh Ứng. Đứng ở đây du khách có thể phóng tầm mắt ra một vùng trời biển bao la với các hoạt động nhộn nhịp của ghe thuyền trên biển. Ở đây cũng có một tấm bia bằng đá Trà Kiệu, kích thước như ở Vọng Giang Đài, dựng vào năm Minh Mạng thứ 18 (1837).  Chùa Linh Ứng ở ngọn Hạ Thai cũng là ngôi chùa có giá trị lịch sử cao, được xem là quốc tự và di tích Phật Giáo. Từ tam quan chùa Linh Ứng có đường đi xuống núi, rẽ phải sẽ gặp động Âm Phủ. Động cao, rộng, hình tròn sâu thẳm. Đường hang quay về phía tây, vách lởm chởm đá, ẩm ướt, mát lạnh. Xuống khoảng 30m ta sẽ gặp một hầm cao, ánh sáng vẫn lọt qua khe đá dọi vào. Lần qua những cột đá lớn ta sẽ gặp một hang hẹp, lách qua ngách hầm còn có một vòm cao, một giếng sâu thông xuống lòng đất.  Khu du lịch Non Nước - Ngũ Hành Sơn Khu du lịch Non Nước với bãi biển đẹp nằm kề sát danh thắng Ngũ Hành Sơn, cách thành phố Đà Nẵng 8 km về phía Đông Nam. Đây là gạch nối du lịch giữa Ngũ Hành Sơn và 3 di sản văn hóa thế giới: phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và Cố đô Huế. Bãi tắm Non Nước trải dài 5 km như một vòng cung, cát trắng mịn, độ dốc thoai thoải, nước trong xanh, đầy nắng và lộng gió. Môi trường nơi đây thật trong lành, nhiệt độ lý tưởng, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, là điều kiện để du khách đến nghỉ dưỡng quanh năm. Biển Non Nước thuộc biển Đà Nẵng, được Forbes, Tạp chí hàng đầu của Mỹ bình chọn là một trong những bãi biển đẹp và hấp dẫn nhất hành tinh năm 2005. Nơi đây hiện đang được Sandy Beach Resort đầu tư xây dựng và quản lý. Sandy Beach Resort tọa lạc trên 16 ha dọc theo bãi biển Non Nước, giống một chuỗi những biệt thự đơn lập, hài hòa trong tổng thể không gian biển thoáng mát, thanh tĩnh được mở ra từ mọi góc độ cùng tiện nghi hiện đại. Các nhà hàng và bar với phong cách bài trí mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên. Sandy Beach Resort có nhiều hoạt động vui chơi trên biển thú vị như câu cá,mô tô nước, lướt sóng... Bạn có thể ngâm mình trong làn nước biển trong xanh, mát rượi hoặc đùa giỡn với những con sóng trắng mải miết xô vào bờ, khoan khoái hít căng lồng ngực không khí trong lành. Bãi biển Non Nước còn có nhiều đặc sản biển tươi ngon như mực, tôm, cua, ốc... để bạn thưởng thức; có các loài rong tảo quý hiếm như rong câu chỉ vàng, rong câu chân vịt có giá trị xuất khẩu cao.Từ biển Non Nước chỉ cần 5 phút đi bộ bạn có thể đến thăm và chiêm ngưỡng danh thắng Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước) đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1980. Ngũ Hành Sơn với quần thể 5 ngọn núi đá granite hùng vĩ được đặt tên: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (theo thuyết Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều chùa chiền cổ, nhiều hang động thâm nghiêm, huyền bí.Ngũ Hành Sơn có địa thế đẹp, cảnh quan sơn thủy hữu tình. Nơi đây còn có sức hút rất lớn đối với khách hành hương, tôn giáo, tín ngưỡng. Đặc biệt Lễ hội "Quán Thế Âm" tổ chức vào ngày 19/2 âm lịch hàng năm thu hút đông đảo thiện nam tín nữ và du khách gần xa về trẩy hội, tạo nên cảnh sinh hoạt đậm đà màu sắc cổ truyền quê hương. Dưới chân núi Ngũ Hành Sơn có làng đá mỹ nghệ Non Nước nổi tiếng một làng nghề truyền thống - một điểm du lịch ấn tượng của Đà Nẵng và khu vực. Bạn không khỏi thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá. Mỗi tác phẩm đều thể hiện được nét tài hoa, tinh túy của các nghệ nhân - những người hiểu từng thế đá, từng thớ đá và biết thổi hồn cho đá bằng cả tài năng và tâm huyết của mình.Sản phẩm của làng đá là những tác phẩm điêu khắc mang nét văn hóa đặc trưng có tính nghệ thuật cao và phong phú như: tượng Phật, tượng thánh, tượng người, tượng muôn thú..., vòng đá đeo tay trơn láng nhiều màu sắc, chạm trổ tinh xảo, công phu, có sức hấp dẫn khách đến tham quan, mua sắm. Đặc sản:  Mì Quảng  Bánh tráng cuốn thịt heo  Bánh xèo  Thịt bê thui  Bún chả cá  Bún mắm  Bánh khô mè  Nước mắm Nam Ô  Mít trộn  Thịt cầy (191 Nguyễn tri phương)  Mì đút KHÁNH HÒA Khánh Hòa là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội 1280km về phía Nam, cách TPHCM 448km về phía Bắc và có thành phố Nha Trang là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa của tỉnh: diện tích tự nhiên Khánh Hòa là 5.197km2, dân số 1,1 triệu người. Là một tỉnh đất không rộng, người không đông nhưng được thiên nhiên ưu đãi đặc biệt: khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC, lượng mưa trung bình hàng năm 1.737mm, cảnh quan xinh đẹp, bờ biển dài trên 385km, trong đó gần 100km là bãi cát trắng, có nhiều bán đảo và vịnh lớn, trong đó có vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên thứ 29 của câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Cam Ranh là vịnh có vị trí chiến lược nổi tiếng thế giới, Vân Phong là vịnh có tiềm năng lớn trong việc phát triển kinh tế du lịch trong tương lai. Khánh Hòa có nhiều đảo ven bờ, có vùng núi cao, đồi trung du, đồng bằng và nhiều sông ngòi. Có thể ví Khánh Hòa là một bức tranh thu nhỏ của đất nước Việt Nam.  Lịch sử hình thành: Theo các nguồn tài liệu lịch sử nước ta, mùa xuân năm Quý Tỵ 1653, trong tiến trình mở rộng cương giới tổ quốc Đại Việt, theo lệnh chúa Nguyễn, Cai Cơ Hùng Lộc Hầu đã lấy vùng đất từ bờ sông Phan Rang (Ninh Thuận ngày nay) ra đến núi Đá Bia – Đèo Cả (ranh giới 2 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa ngày nay), đặt dinh Thái Khang, chia làm 2 phủ là Thái Khang và Diên Ninh. Dinh đóng ở huyện Tân Định, phủ Thái Khang (ngày nay là huyện Ninh Hòa). Khánh Hòa có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước: có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam nối liền các tỉnh phía Bắc và phía Nam, quốc lộ 26 nối Đắk Lắk và các tỉnh tây Nguyên. Khánh Hòa có 6 cảng biển, trong đó có 3 cảng biển cho tàu có trọng tải 10.000 – 30.000 tấn cập bến, có ga đường sắt chính, có 2 sân bay, đặc biệt sân bay Cam Ranh có thể nâng cấp thành sân bay quốc tế, thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế; mạng điện quốc gia đã và có thể đáp ứng mọi nhu cầu về điện năng cho các nhà đầu tư; hệ thống thông tin liên lạc đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến… Tiềm năng thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa bao gồm: du lịch, thủy sản, đóng và sửa chữa tàu – cảng biển, ngành sợi dệt may, khoáng sản, các lĩnh vực tổng hợp khác. +Diện tích: 5.197 km² +Dân Số: 2.147.000 người +Tỉnh lỵ:Thành Phố Nha Trang +Các huyện:Thị xã Cam Ranh,Huyện: Vạn Ninh,Ninh Hòa,Diên Khánh,Khánh Vĩnh,Khánh sơn,Trường Sa +Dân Tộc:Việt(Kinh),Ra Giai,Hoa,Cơ Ho… +Khu Vực: là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Tỉnh này giáp với tỉnh Phú Yên về hướng bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng tây bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng tây nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng nam, và Biển Đông về hướng đông. Quần đảo Trường Sa nằm dưới sự quản lý của tỉnh Khánh Hòa, nhưng bị tranh chấp về chủ quyền bởi một số quốc gia khác. +Khí Hậu: Vừa chịu sự chia phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa,vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa. Nhiệt độ trung bình năm là 26,5◦C +Giao Thông: Đường bộ:. Quốc lộ 1A chạy dọc ven biển từ Đèo Cả đế Gềnh Đá Bạc nối liền với các tỉnh phía Bắc và phía Nam Quốc lộ 26 nối Ninh Hòa với Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên. Đường 723 (Nha Trang đi Đà Lạt) Đường sắt Khánh Hòa nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam thuận lời cho việc liên kết với cả nước. Ga Nha Trang là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam. Tất cả các tuyến tàu lửa đều dừng ở đây. Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SN1-2, SN3-4 và chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang. Đường thủy : Khánh Hòa có 5 cảng biển chính bao gồm:  Cảng trung chuyển container quốc tế ở Khu kinh tế Vân Phong  Cảng kho xăng dầu ngoại quan Mỹ Giang (huyện Vạn Ninh)  Cảng Hòn Khói (huyện Ninh Hòa)  Cảng Nha Trang (Nha Trang)  Cảng Ba Ngòi (thị xã Cam Ranh) Hàng không : Sân bay quốc tế Cam Ranh được nâng cấp ngày 16 tháng 8 năm 2007 tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế của tỉnh Khánh Hòa cũng như khu vực Nam Trung Bộ DU LỊCH: o Nhờ điều kiện thiên nhiên ưu đãi: cảnh quan đẹp, khí hậu ôn hòa nên Khánh Hòa phát triển mạnh về du lịch, được Tổng cục du lịch xác định là một trong các Trung tâm du lịch của cả nước. Du lịch sinh thái biển – đảo kết hợp với sinh thái rừng là đặc thù riêng, rất hấp dẫn du khách với những địa danh như Vân Phong, Đại Lãnh, Dốc Lết, Hòn Tằm, trí Nguyên, Bãi Trữ, Hòn Bà, Suối tiên, Ba Hồ, suối nước nóng Dục Mỹ, thác Yang Bayn,… Đặc biệt, khu bảo tồn biển Hòn Mun với rạng san hô và hệ sinh vật biển đa dạng, phong phú. Đây là khu bảo tồn đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hiện nay. Hàng năm khách du lịch đến tỉnh lên đến 600.000 lượt, trong đó có 200.000 khách quốc tế, tốc độ tăng hàng năm 15%. o Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới đã kết nạp vịnh Nha trang làm thành viên thứ 29 của câu lạc bộ này. Thành phố Nha Trang thu hút khách du lịch không chỉ ở bãi cát mịn, nước biển xanh, sóng êm, mà còn ở những hòn đảo thơ mộng ngoài khơi, lãng mạn không kém Phukhet của Thái Lan, hoặc Cannens ở miền Đông nước Pháp. o Với lợi thế của hệ thống các đảo, núi, vịnh và bãi biển tạo thành quần thể du lịch đa dạng, liên hòan, Khánh Hòa hấp dẫn du khách bởi quần thể khu du lịch sinh thái, làng du lịch Bãi Trú, Đầm Già trên đảo Hòn Tre. Khu nghỉ mát cao cấp và sân gôn Rusalca ở bãi tiên, khu du lịch sông Lô, khu du lịch Bãi Dài Cam Ranh, Vân Phong. o Du lịch sinh thái kết hợp giải trí, nghỉ dưỡng, chữa bệnh là những loại hình du lịch phong phú. Dù lượn trên biển, môtô nước, lướt ván, canô, thuyền buồm là các trò chơi thể thao trên biển hấp dẫn du khách, đã đẩy mạnh thương hiệu du lịch Nha trang – Khánh Hòa lên một tầm cao mới. o Vùng biển Khánh Hòa có dòng hải lưu Bắc – Nam Thái Bình Dương chảy qua, là vùng biển giàu tiềm năng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Những loại hải sản có trữ lượng lớn là: tôm hùm, tôm sú, mực, cá thu, ghẹ … Diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 7.500ha, sản lượng thủy sản hàng năm khoảng 85 ngàn tấn, đặc biệt Khánh Hòa có điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như về cơ sở và đội ngũ nghiên cứu chuyên ngành (như viện Hải Dương Học, Đại học thủy sản) để phát triển tôm giống nên Bộ thủy sản đã đặt tại đây Trung tâm Nghiên cứu thủy sản III và đang xây dựng vùng nuôi tôm giống tập trung để cung cấp cho cả nứơc. o Di tích – danh thắng: chùa Long Sơn, thành cổ Diên Khánh, mộ bác sĩ Yersin, hồ cá Trí Nguyên, bãi biển Đại Lãnh, Bãi Trũ, Dốc Lết, Hòn Chồng, Nha Trang, suối Ba Hồ, Suối tiên, Trường Sa, tháp Bà Ponagar, Viện Hải Dương Học, vịnh Vân Phong. o Lễ hội: Lễ hội Am Chúa, lễ hội Cá Voi, Lễ hội tháp Bà. o Đặc sản: yến sào (một món ăn chế biến từ tổ chim yến), trầm hương (một lọai hương liệu dược liệu quý hiếm từ cây Dó Bầu). Ngòai ra, cùng với tình bạn Phú Yên, Khánh Hòa là tỉnh có số lượng lồng nuôi tôm hùm lớn nhất nhì Việt Nam. +Tham Quan: +Văn hóa & Lễ hội:  Lễ hội tháp bà – Pônagar  Địa điểm: phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang  Thời gianL 13 – 27/3AL  Đặc điểm: các nghi lễ tắm tượng và thay y, múa dâng Bà, đua ghe và đêm có hát bội.  Lễ hội Am Chúa  Địa điểm: xã Diên Điền, huyện Diên Khánh  Thời gian: 22/04AL  Đặc điểm: Sau lễ cầu cúng tôn nghiêm theo nghi thức cổ truyền là điệu múa dâng bông và các điệu múa gắn với truyền thuyết Thiên Y A Na. +Di Tích-Danh Thắng:  Vịnh Cam Ranh  Địa điểm: thị xã Cam Ranh, phía Nam tỉnh Khánh Hòa.  Đặc điểm: được xếp vào loại một trong ba hải cảng có điều kiện tự nhiên tốt nhất thế giới, với diện tích vùng vịnh kín tới 60km2 và độ sâu trung bình là 18 – 20m nước. Vịnh còn được xếp vào danh sách câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới.  Hòn Chồng  Địa điểm: thành phố Nha Trang  Đặc điểm: gồm hai khóm đá lớn, một nằm trên bờ, một nằm dưới biển. Gồm nhiều khối đá lớn nhỏ nhiều tầng, nhiều lớp với những hình thù kỳ dị xếp chồng lên nhau.  Hồ cá Trí Nguyên  Địa điểm: Nằm trên đảo Bồng Nguyên, cách cảng Cầu Đá khoảng 25 phút thuyền máy.  Đặc điểm: là một vùng hồ trên ven biển được ngăn lại bằng hệ thống kè đá, với hàng trăm loài vi sinh vật biển quý hiếm. Hồ cá là một bảo tàng sống về biển. Gần đó có thủy cung Trí Nguyên là thủy cung có quy mô lớn nhất Việt Nam.  Viện Hải Dương Học  Địa điểm: số 1 Cầu Đá, thành phố Nha Trang  Đặc điểm: có trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loài sinh vật biển và nước ngọt.  Địa điểm: nằm trên đảo Hòn Tre, phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang.  Đặc điểm: là một bãi tắm tự nhiên vào loại lý tưởng và đẹp nhất của Khánh Hòa, đặc biệt là độ tinh khiết của nước biển, của bờ cát cùng môi trường.  Bãi Trũ  Địa điểm: nằm trên đảo Hòn Tre, phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang  Đặc điểm: là một bãi tắm tự nhiên vào loại lý tưởng đẹp nhất của Khánh Hòa, đặc biệt là độ tinh khiết của nước biển, của bờ cát củng môi trường xung quanh.  Vịnh Vân Phong  Địa điểm: cách thành phố Nha trang khỏang 60km về phía Bắc  Đặc điểm: có một ngọn đồi cát dài 18km nằm giữa đất liền và hai đảo, tạo ra vịnh Vân Phong với phong cảnh tuyệt đẹp.  Biển Dốc Lết  Địa điểm: huyện Ninh Hòa  Đặc điểm: có những đồn cát trắng tinh cao, chạy dài và những hàng dương ngăn cách. Nước biển trong xanh, tinh khiết.  Khu du lịch sinh thái Ba Hồ  Địa điểm: huyện Ninh Hòa, cách Nha Trang khoảng 30km  Đặc điểm: vẻ đẹp thiên nhiên còn giữ nguyên nét hoang sơ, lãng mạn của sông hồ, rừng núi, những hang động nhỏ, những thác nước trắng xóa. Phía đầu nguồn có ba lần suối mở lòng ngay lưng chừng núi, tạo thành 03 cài hồ, mỗi cái có một dáng vẻ khác nhau.  Suối tiên  Địa điểm: huyện Diên Khánh, cách Nha Trang khoảng 20km  Đặc điểm: cảnh quan đẹp, không khí mát mẻ, gắn liền với truyền thuyết người khổng lồ đến đây ngắm những nàng tiên đang tắm.  Khu du lịch sinh thái đầm Nha Phu, hòn Thị, hòn Lao  Địa điểm: cách Nha Trang 15km về phía Bắc.  Đặc điểm: giữa biển trời trong xanh, xuất hiện cụm đảo xinh đẹp như những cánh buồm giữa biển. Là những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.  Thác Yang Bayn  Địa điểm: xã Phước Thượng, huyện Khánh Vĩnh  Đặc điểm: là một thác nước đẹp, vừa mới được đưa vào khai thác, là một điểm du lịch dã ngoại hấp dẫn.  Hòn Ong  Địa điểm: huyện Vạn Ninh  Đặc điểm: là một hòn đảo nhỏ thuộc vịnh Vân Phong, là điểm cực đông của Việt Nam. Hòn đảo còn giữ được vẻ hoang sơ.  Du lịch Đầm Môn  Địa điểm: nằm trong vịnh Vân Phong, cách Nha Trang khoảng 80km  Đặc điểm: có những cồn cát chạy dài và khoảng 20 đảo lớn nhỏ có những khu rừng nguyên sinh.  Hòn Tằm  Địa điểm: phía Nam vịnh Nha Trang  Đặc điểm: mặc dù đã được đầu tư rất nhiều nhưng Hòn Tằm vẫn còn lưu lại vẻ hoang sơ của thảm rừng xanh mướt, bờ cát dài lãng mạn.  Khu bảo tồn biển Hòn Mun  Địa điểm: phía Nam đảo Hòn Tre  Đặc điểm: phía Đông Nam của đảo còn có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun.  Trường Sa  Địa điểm: là quần đảo nằm phía Đông tỉnh Khánh Hòa  Đặc điểm: có khoảng 100 hòn đảo lớn nhỏ, bãi ngầm, bãi san hô trên một vùng biển rộng 180.000km2.  DI TÍCH, KIẾN TRÚC TÔN GIÁO, ĐỀN CHÙA  Tháp bà – Pônagar  Địa điểm: phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang.  Đặc điểm: là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm. Quần thể tháp được xây dựng và tu bổ rải rác qua nhiều thời kì, từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 12.  Thành cổ Diên Khánh  Địa điểm: thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh.  Đặc điểm: là tòa thành do chúa Nguyễn Anh xây dựng năm 1793, diện tích khoảng 36.000m2, là một quần thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban, một hình mẫu thành quân sự phổ biến vào thế kỷ 17 – 18 ở Tây Au.  Chùa Long Sơn  Địa điểm: nội thành thành phố Nha Trang  Đặc điểm: là ngôi chùa có quy mô lớn nhất ở Nha Trang. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc mang đậm dấu ấn hiện đại nhưng vẫn mang dáng vẻ uy nghi, huyền bí.  Khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin  Gồm 3 địa điểm  Thư viện của bác sĩ Tersin tại viện Pasteur Nha Trang  Chùa Linh Sơn, xã Suối Cát, huyện Diên Khánh (phòng làm việc của bác sĩ ở suối Dầu trước đây)  Phần mộ của bác sĩ Yersin, xã Suối Cát, huyện Diên Khánh.  Đền thờ Trần Quý Cáp  Địa điểm: thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh  Đặc điểm: là đền thờ của một chiến sĩ yêu nước của phong trào Duy Tân.  Đỉnh Phú Cang  Địa điểm: xã Vạn phú, huyện Vạn Ninh.  Đặc điểm: ngôi đình gắn với thời kì đầu người Việt khai khẩn, lập làng vào thế kỷ 17 – 18. Ngôi đình chính dài 8m, rộng 9m, gồm 3 gian, kết cấu theo kiểu tứ trụ với 16 cột gỗ, phân bố 4 hàng, vị trí đều nhau.  Lăng bà Vú  Địa điểm: thị trấn Ninh Hòa, huyện Ninh Hòa.  Đặc điểm: được xây dựng trong 2 năm 1803 – 1804. Vì Bà không có con cái gia đình tế tự cho nên vua đã cấp một khu đất rộng cho dân trong vùng cày cấy, không phải nộp thuế để lo nhang khói.  Làng cổ Phú Vinh  Địa điểm: xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang  Đặc điểm: một làng quê cổ mang đậm nét miền trung, có lịch sử trên 200 năm, do đó còn lưu lại trong lòng mình khá nhiều ngôi nhà cổ.  Nhà thờ chánh tòa Nha Trang  Đặc điểm: xây dựng từ năm 1928, nhà thờ có 03 quả chuông lớn co hãng Bour Dons Carillons cung cấp. Một số dịch vụ lưu trú ăn uống tại Nha Trang  Phở 20 Yersin  20 Yersin, thành phố Nha Trang  Đặc điểm: chủ tiệm là một đầu bếp lâu năm, đã đi nhiều nơi từ Nam chí bắc, vì thế những món ăn bà nấu dung hòa được các hương vị, phong cách ẩm thực của nhiều vùng, miền.  Cà phê Ship & Sea  56 Đống Đa, TP Nha Trang  Đây là một quán cà phê khá nổi tiếng ở thành phố Nha Trang. Phục vụ nhiều món ăn thức uống mang phong cách riêng của quán.  Hải sản Candle Light  06 Trần Quang Khải, TP Nha Trang, Khánh Hòa  Candle Light luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách điểm tâm, ăn trưa, ăn tối với các món ăn đặc sắc của Việt Nam, Ý , Pháp, Trung Quốc và đặc biệt là món hải sản.  Quán ăn Dừa Xanh  189 Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Nha Trang  Đặc điểm: quán ăn thiết kế với không gian gia đình nhỏ nhắn, ấm cúng. Một hồ cá nhỏ bên cạnh bàn ăn hay một chỗ ngồi có thể ngắm biển từ cửa sổ? Đó hẳn là điều độc đáo, thú vị và rất mới mẻ của Dừa Xanh đối với các quán ăn khác. Ngoài ra, bạn sẽ hài lòng với thực đơn đa dạng ở Dừa Xanh với các món hải sản, cua rang me, tôm hùm nướng bơ chanh, bò nướng vĩ… +Đặc sản:  Yến Sào  Vịt Lội  Tôm Hùm  Nai Khô  Cá Tràu  Sò Huyết  Trầm Hương  Nem Ninh Hòa  Bào Ngư  Vỉ Cá  Đồ Mỹ Nghệ  San Hô PHÚ YÊN Diện tích: 5.045 km², chiều dài bờ biển 189km. Dân Số: 836.672 người Tỉnh lỵ: 1 Thành phố Tuy Hòa trực thuộc, 1 Thị xã Sông Cầu Các huyện: 7 huyện:  Đông Hòa  Đồng Xuân  Phú Hòa  Sơn Hòa  Sông Hinh  Tây Hòa  Tuy An Dân Tộc:Việt(Kinh), Ê Đê,Chăm,Ba Na Là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. phía bắc giáp tỉnh Bình Định, phía nam giáp Khánh Hòa, phía tây giáp Đăk Lăk và Gia Lai, phía đông giáp biển Đông. Phú Yên nằm ở miền trung Việt Nam, cách Hà Nội 1.160km về phía nam, cách tp. Hồ chí Minh 561km về phía bắc theo tuyến quốc lộ 1A. Diện tích tự nhiên: 5.045 km², chiều dài bờ biển 189km. Tỉnh lỵ của Phú Yên là thành phố Tuy Hòa. Phú Yên có gần 30 dân tộc sống chung với nhau chẳng hạn như Chăm, Êđê, Ba Na, Hrê, Hoa, Mnong, Raglai, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu. Thế mạnh của Phú Yên là văn hóa, lễ hội, danh lam thắng cảnh. Khí Hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,5°C, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.600 - 1.700mm. Giao Thông : Phú Yên rất thuận tiện trong giao thông : có Quốc lộ 1A đi ngang qua, đường tỉnh lộ 645 và Quốc lộ 25 nối với các tỉnh Tây Nguyên; đường sắt Bắc-Nam và Sân bay Tuy Hòa Tỉnh lộ 641 nối QL1A từ Thị trấn Chí Thanh chạy dọc theo đường sắt Bắc-Nam qua Thị trấn La Hai rồi gặp lại QL1A tại Thị trấn Diêu trì (Tỉnh Bình Định). Quốc lộ 1D (nối Sông Cầu với thành phố Qui Nhơn ), đường từ khu công nghiệp Hòa Hiệp đến cảng Vũng Rô. Kinh tế Diện tích đất nông nghiệp 72.390 ha, đất lâm nghiệp khoảng 209.377 ha, đất chuyên dùng 12.297 ha, đất dân cư 5.720 ha, đất chưa sử dụng 203.728 ha; có nhiều loại gỗ và lâm sản quý hiếm. Phú Yên nằm ở sườn Đông dãy Trường Sơn, đồi núi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên. Địa hình dốc mạnh từ Tây sang Đông, dải đồng bằng hẹp và bị chia cắt mạnh, có hai đường cắt lớn từ dãy Trường Sơn là cánh đèo Cù Mông và cánh đèo Cả. Bờ biển dài 200 km có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển du lịch, vận tải đường thủy, đánh bắt và nuôi trồng hải sản xuất khẩu. Ngoài ra còn có Khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Krông-Trai rộng 20.190 ha với hệ động vật và thực vật phong phú đa dạng. Tham Quan: Đặc sản: Bánh xèo: Cùng với bánh tráng, bánh xèo món ăn truyền thống của người dân ở Phú Yên. Bánh xèo ở Phú Yên được làm từ bột gạo, giá đỗ, thịt băm và tôm hoặc mực; nếu thực khách có yêu cầu thì chủ quán có thể cho trứng vào để tăng thêm hương vị. Khi khuôn đúc nóng, người ta cho mỡ, sau đó là thịt, tôm, giá đỗ và nước bột gạo xay vào, đậy nắp chờ khoảng 1 phút là bánh chín. Bánh đổ xong vừa mềm, vừa nóng, có hương vị của hải sản biển. Người ta ăn bánh xèo với rau sống bao gồm xà lách, giá đỗ và nhiều loại rau thơm khác. Nước chấm gồm có 2 loại, người địa phương gọi là mắm đục và mắm trong. Mắm đục gần giống như mắm nên, cho thêm gia vị và ớt. Mắm trong là nước mắm bình thường có thêm ớt tỏi,... Công thức pha nước mắm cũng là một bí quyết của các quán ăn ở đây vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị của món ăn. Bánh xèo có thể ăn bằng đĩa hoặc dùng bánh tráng cuốn lại chấm với nước mắm sẽ rất ngon. Bánh canh: Bánh canh là một món ăn bình dân ở Phú Yên, tuy vậy chủng loại bánh canh ở Phú Yên rất phong phú như: bánh canh bột gạo, bánh canh bột lọc, bánh canh chả cá, bánh canh hẹ,... chỉ cần đi lòng vòng 10 phút cũng có thể đếm được tới 4-5 quán bán bánh canh bên vỉa hề, nhiều nhất là xung quanh bưu điện thành phố Tuy Hòa. Mỗi món bánh canh là một loại hương vị khác nhau, không quán nào giống quán nào và giá mỗi tô bánh canh chỉ khoảng 2-3 ngàn đồng nên vào buổi chiều tối quán nào cũng đông đúc học sinh. Bánh bèo và bánh ướt: Đây là 2 món bánh khá quen thuộc của người dân Việt Nam, cách chế miến 2 món ăn này ở Phú Yên không khác lắm so với nhiều vùng khác trên cả nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN BÁO CÁO TOUR 3 TỈNH.pdf
Luận văn liên quan