Báo cáo tuần 1: Luật hình sự modul 2

Đề 6 A (là công dân Việt Nam) là phóng viên của một tờ báo ra hàng ngày nhưng bất mãn vì không được đề bạt vào vị trí lãnh đạo. A thường tâm sự với B và C (là thành viên của một tổ chức chính trị nước ngoài). Biết rõ thái độ của A, nên B và C đề nghị A sưu tầm những thông tin đăng tải trong nước về những tồn tại, bất cập, khiếm khuyết của đất nước. B đã trả cho A 20 triệu đồng. A biết rõ B,C là thành viên một tổ chức nước ngoài có thái độ thù địch và chống Nhà nước Việt Nam. Hỏi: 1. A phạm tội phản bội Tổ quốc hay phạm tội gián điệp? Tại sao? 2. Tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn phạm tội nào?

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo tuần 1: Luật hình sự modul 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH HUỐNG A (là công dân Việt Nam) là phóng viên của một tờ báo ra hàng ngày nhưng bất mãn vì không được đề bạt vào vị trí lãnh đạo. A thường tâm sự với B và C (là thành viên của một tổ chức chính trị nước ngoài). Biết rõ thái độ của A, nên B và C đề nghị A sưu tầm những thông tin đăng tải trong nước về những tồn tại, bất cập, khiếm khuyết của đất nước. B đã trả cho A 20 triệu đồng. A biết rõ B,C là thành viên một tổ chức nước ngoài có thái độ thù địch và chống Nhà nước Việt Nam. Hỏi: 1. A phạm tội phản bội Tổ quốc hay phạm tội gián điệp? Tại sao? 2. Tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn phạm tội nào? BÀI LÀM 1. A phạm tội phản quốc hay tội gián điệp? Tại sao? Theo tình huống trên thì A phạm tội gián điệp theo khoản 1 Điều 80 Bộ Luật Hình Sự (BLHS): “1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a. Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; b. Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại; c. Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Để khẳng định A phạm tội gián điệp ta dựa vào những dấu hiệu cấu thành tội gián điệp. * Về khách thể: tội gián điệp xâm phạm các quan hệ xã hội an ninh quốc gia, cụ thể là vấn đề an ninh đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, phương hại đến chủ quyền, độc lập dân tộc của đất nước. A đã cung cấp nhưng thông tin bất lợi về những tồn tại, bất cập, khiếm khuyết của đất nước cho B, C mặc dù biết B và C là những thành viên của tổ chức chính trị nước ngoài. Những thông tin mà A cung cấp cho B và C có thể được sử dụng để chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, hành vi của A gây bất lợi cho quan hệ đối ngại, uy hiếp sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. * Về mặt chủ thể: A là công dân Việt Nam, một phóng viên của tờ báo ra hàng ngày. Là một phóng viên thì A phải có một trình độ nhận thức cũng như học vấn nhất định vì nhà báo là một công việc đòi hỏi chuyên môn và có hiểu biết. Vì vậy A phải là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật. Hơn nữa A đã thực hiên hành vi thu thập cung cấp tin tức về tình hình trong nước cho thành viên tổ chức chính trị nước ngoài là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, gây nguy hại cho an ninh đối ngoại và sự vững mạnh của đất nước bị pháp luật hình sự nghiêm cấm và được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự. * Về mặt khách quan: A đã có hành vi thu thập và cung cấp tin tức cho thành viên tổ chức chính trị nước ngoài. Hành vi này là dấu hiệu định tội trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội gián điệp được quy định trong điểm c khoản 1 điều 80 BLHS. A đã thực hiện hành động mà được coi là hành động tiếp tay cho hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam của các tổ chức chính trị nước ngoài có thể gây tổn hại đến an ninh đối ngoại và sự bền vững của chính quyền nhân dân. Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của A trong tình huống trên có thể trực tiếp gây phương hại đến tình hình an ninh đối ngoại của đất nước, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. * Về mặt chủ quan: Lỗi của A trong trường hợp trên là lỗi cố ý trực tiếp. A biết rõ B và C là thành viên của tổ chức chính trị nước ngoài có thái độ thù địch và chống đối Nhà nước Việt Nam nhưng A vẫn thường xuyên liên lạc tâm sự với B, C và cố tình nhận của B và C 20 triệu đồng và thực hiện theo sự chỉ đạo của B, C thu thập tin tức về tình hình trong nước. A biết rõ hành vi của mình có thể gây nguy hiểm cho xã hội, làm phương hại đến độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc cũng như an ninh đối ngoại, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân nhưng vẫn làm. Vì vậy lỗi của A phải là lỗi cố ý trực tiếp. → Qua những dấu hiệu trên, ta có thể khẳng định A phạm tội gián điệp theo khoản 1 điều 80 BLHS. 2. Tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn phạm tội nào? Trong tình huống trên, tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. Tội gián điệp có cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành chỉ có một dấu hiệu của mặt khách quan được mô tả trong CTTP là dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội. Trong CTTP hình thức không có dấu hiệu hậu quả cũng như quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Trong cấu thành hình thức hậu quả của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc, do vậy vấn đề thấy trước hậu quả không được đặt ra khi xem xét dấu hiệu pháp lí của người phạm tội mà chỉ cần người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Vì tội gián điệp có cấu thành hình thức nên chỉ cần làm theo sự chỉ đạo của nước ngoài là tội phạm đã hoàn thành. Trong tình huống trên hành vi của A đã thỏa mãn các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm đã được nêu ở trên và A đã thực hiện theo sự chỉ đạo của nước ngoài nên tội phạm do A thực hiện phải ở giai đoạn tội phạm hoàn thành.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCá nhân tuần 1 luật hình sự modul 2.doc
Luận văn liên quan