Hàm semi – log có hệ số co giãn nghịch với lượng tiêu thụ (e = b/y). Tuy nhiên, hàm này không thể hiện mức bảo hòa khi thu nhập tăng vô hạn.
Hàm log - nghịch đảo có mức bảo hòa tương ứng với độc lập. Đây là dạng hàm số thích hợp để dùng trong ước lượng khi thực phẩm tiêu thụ được thể hiện dưới dạng số lượng và mức thu nhập người tiêu dùng biến động lớn. Hàm số này có hệ số co giãn khi biến độc lập gia tăng (e = b/x).
31 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3683 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Ước lượng cung cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN: MARKETING NÔNG NGHIỆP
Chuyên đề
ƯỚC LƯỢNG CUNG CẦU
Giáo viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện:
TS. BÙI VĂN TRỊNH NHÓM 1.3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN MARKETING NÔNG NGHIỆP
-------------aõb--------------
Chuyên đề 3:
GIẢNG VIÊN: NHÓM SINH VIÊN:
TS.BÙI VĂN TRỊNH Nhóm 3
Danh sách nhóm 1.3
STT
Họ và tên
MSSV
Mức độ
tham gia (%)
Mức độ
đóng góp(%)
1
Dương Thị Thùy Dung
4105036
100
100
2
Nguyễn Thị Thu Hà
4105043
100
100
3
Nguyễn Ngọc Lam
4105052
100
100
4
Trang Tú Ngoan
4105062
100
100
5
Văng Thị Bích Ngọc
4105063
100
100
6
Mai Quốc Phú
4105070
100
100
7
Đặng Trần Kim Phượng
4105072
100
100
8
Nguyễn Thanh Tân
4105076
100
100
9
Nguyễn Trường Thạnh
4105077
100
100
10
Lý Thu Thảo
4105079
100
100
11
Trần Thị Kim Thương
4105086
100
100
12
Nguyễn Thị Thanh Trúc
4105093
100
100
MỤC LỤC
Trang
3.1 TÌNH HÌNH CUNG CẦU LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM NĂM 2011
...........................................................................................................................5
3.2 ƯỚC LƯỢNG CUNG………………………………………………….. 5
3.2.1 Cung thực tế.........................................................................................6
3.2.2 Cung trong tương lai................................................................................. 9
a. Phân tích xu hướng theo thời gian.......................................................9
b. Mô hình phản ứng cung......................................................................12
3.3 ƯỚC LƯỢNG CẦU...............................................................................17
3.3.1 Cầu hiện tại....................................................................................... 17
a. Phương pháp tiêu chuẩn.....................................................................17
b. Phương pháp tỉ số chuỗi (phương pháp chuỗi hệ số - chain ratio method)...................................................................................................18
c. Phương pháp tổng hợp thị trường…………………………………..18
3.3.2 Cầu trong tương lai 19
a. Điều tra về ý kiến khách hàng và đánh giá nhu cầu 19
b. Tham khảo ý kiến chuyên gia 20
c. Thử nghiệm thị trường........................................................................21
d. Sử dụng các tham số định chuẩn........................................................ 22
e. Phân tích chuỗi số thời gian............................................................... 23
f. Phương pháp hồi qui...........................................................................25
g. Dãy số thời gian ........................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................31
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Diện tích trồng bưởi tập trung tại tỉnh Vĩnh Long (2004)…………...9
Hình 2: Diện tích trồng bưởi phân tán tại tỉnh Vĩnh Long (2004)……………9
Hình 3: Đồ thị hàm tuyến tính thể hiện xu thế tăng hoặc giảm theo đường thẳng…………………………………………................................................10
Hình 4: Hàm logarit thể hiện xu thế tăng (hoặc giảm) theo tốc độ tăng %.....10
Hình 5: Đồ thị hàm parabol thể hiện xu thế tăng (hoặc giảm) của lượng cung sản phẩm.............................………………………………………….............11
Hình 6: Tiêu thụ thực phẩm………………………………………………..17
Hình 7: Các phương pháp thu thập số liệu giúp dự báo về cầu…………..20
Hình 8: Quy trình thử nghiệm……………………………………………...22
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Sản lượng lúa Đông Xuân ở Vĩnh Long…………………………....11
Bảng 2: Mô hình hồi quy ước lượng sản lượng lúa Đông Xuân ở Vĩnh Long
……………………………………………………………………………….12
Bảng 3: Tình hình tiêu thụ (tuần lễ 23/05/2011-27/05/2011)…………….18
Bảng 4: So sánh các phương pháp tính mức tăng trưởng và tỉ lệ tăng trưởng trung bình…………………….........................................................................24
Bảng 5: Dự báo nhu cầu tiêu thụ trong tương lai.....……………...................25
Bảng 6: Các dạng hàm số thường dùng để ước lượng cầu và hệ số co dãn tương ứng.........................................................................................................26
Bảng 7: Số liệu về lượng hàng bán được (Y-tấn/tháng) và đơn giá cửa hàng A (X-ngàn đồng/kg)……………………………………………………………27
Bảng 8: Mô hình hồi quy ước lượng lượng hàng bán được ở cửa hàng A..27
Bảng 9: Cầu về lượng gạo nước ta từ năm 2009-2011…………………....28
Chuyên đề 3: ƯỚC LƯỢNG CUNG CẦU
3.1 TÌNH HÌNH CUNG CẦU LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM NĂM 2011
Về mặt hàng lúa gạo, năm 2011, nguồn cung lúa cả năm là 41,57 triệu tấn. Tiêu dùng nội địa cả năm 27,52 triệu tấn lúa bao gồm để giống, để ăn, hao hụt và chăn nuôi.
Như vậy, cân đối cung cầu trong năm nay, sau khi trừ đi lượng lúa tiêu dùng nội địa còn 14,05 triệu tấn lúa, tương đương trên 7 triệu tấn gạo hàng hóa để phục vụ xuất khẩu.
Dự báo trong năm 2012, tổng cung lúa là 41,52 triệu tấn, tiêu dùng nội địa 27,33 triệu tấn lúa. Trong năm tới, sau khi cân đối cung cầu sẽ có khoảng 14,19 triệu tấn lúa, tương đương 7,2 triệu tấn gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu.
Đối với mặt hàng thực phẩm, năm 2011, tổng lượng thịt các loại sản xuất trong nước và nhập khẩu ước khoảng 100 ngàn tấn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Trong năm tới, dự kiến, tổng sản lượng thịt hơi các loại sản xuất được sẽ tăng 6,2% so với năm 2011 ước đạt 4,515 triệu tấn thịt các loại. Dự kiến sẽ nhập khẩu 60-70 ngàn tấn thịt các loại. Tổng khối lượng thịt các loại tiêu dùng trong nước ước khoảng 3,3 triệu tấn thịt xẻ quy đổi, tăng khoảng 6,5-7% so với năm 2011.
Đối với mặt hàng muối, năm 2011 tổng cung là 1.327.000 tấn, tổng cầu 1.200.000 tấn. Như vậy, lượng muối còn tồn kho sẽ chuyển sang năm 2012 là 127.000 tấn, ngoài ra còn cả lượng muối đã cấp hạn ngạch nhưng chưa nhập khẩu về (59.000 tấn) phục vụ cho sản xuất hóa chất và y tế. Dự báo trong năm 2012, tổng cung muối sẽ đạt 1.364.000 tấn và nhu cầu tiêu thụ khoảng 1.210.000 tấn. [1, tr. 1]
3.2 ƯỚC LƯỢNG CUNG
3.2.1 Cung thực tế
Cung hàng hóa trong nông nghiệp là mô tả một số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người bán sẵn lòng bán ở các mức giá khác nhau, trong một khoảng thời gian xác định trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Khi giá hàng hóa tăng lên thì cung của hàng hóa đó tăng lên và ngược lại.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung:
Giá của bản thân hàng hóa đó;
Giá của các yếu tố sản xuất;
Công nghệ sản xuất có thể áp dụng;
Chính sách thuế và các quy định của chính phủ;
Số lượng người sản xuất;
Các kỳ vọng của người sản xuất trong tương lai.[4, tr. 29]
Cung thực tế có thể được tính như sau:
diện tích gieo trồng thực tế
diện tích thu hoạch
năng suất trung bình/ ha
X
=
Sản lượng sản xuất tại địa phương vào một năm cụ thể
Ví dụ: Tình hình sản xuất bưởi năm roi ở Vĩnh Long vào năm 2010 như sau:
Theo UBND Vĩnh Long đến năm 2010 diện tích bưởi 5 roi là 8.000 ha tập trung các huyện Bình Minh, Tam Bình mở rộng diện tích sang huyện Trà Ôn thuộc các xã Tân Mỹ, Thiện Mỹ, Tích Thiện. Năng suất trung bình 15 tấn/ ha.
Ta có:
+ Diện tích thu hoạch: 8000 ha
+ Năng suất trung bình: 15 tấn/ ha
=> Sản lượng bưởi năm roi = 8 * 15 = 120 tấn.
Tổng cung = sản lượng sản xuất địa phương + tồn kho kỳ trước + nhập từ nơi khác.
Ví dụ: Tổng cung bưởi năm roi vào năm 2010 ở Vĩnh Long
+ Tồn kho kỳ trước: 1.2 tấn
+ Nhập kho từ nơi khác: 3 tấn
=> Tổng cung = 120 + 1.2 + 3=124.2 tấn
Nếu không thể ước lượng trực tiếp về diện tích gieo trồng của các sản phẩm khác nhau hoặc năng suất trung bình thì có thể sử dụng các cách tiếp cận khác nhau căn cứ vào mức độ thông tin có được.
Ước đoán về phạm vi thặng dư hoặc thiếu hụt so với tình hình bình thường. Sản xuất bình thường của năm hiện tại có thể được xác định từ việc phân tích các ước lượng về tình hình sản xuất của các năm trước. Từ đó ước tính về sản lượng năm nay có thể được tính toán từ các thông tin trên.
Ví dụ:
Vĩnh Long là tỉnh có diện tích bưởi 5 roi lớn nhất ở ĐBSCL. Hiện nay Vĩnh Long đã có một vài giống bưởi chất lượng ngon, cho trái quanh năm như năm roi, da xanh: bưởi năm roi Bình Minh nổi tiếng chất lượng ngon, không hạt; bưởi da xanh hiện cũng đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường.
Vùng đất Vĩnh Long thích hợp cho việc trồng bưởi. Riêng huyện Bình Minh là nơi thích hợp nhất cho giống bưởi 5 roi.
Mặc khác vùng đất Vĩnh Long có nhiều thuận lợi về địa hình sông nước, đất đai về các chính sách thông thoáng của tỉnh trong việc khuyến khích đầu tư trồng bưởi trên diện rộng, cũng như có sự quan tâm và giúp đỡ từ các viện nghiên cứu (miền Nam, các học viện nước ngòai), trường đại học Cần Thơ, nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức quan tâm phát triển
Nhiều công nghệ, tiến bộ kĩ thuật trong cải thiện giống, sản xuất cây giống đã và đang được thực hiện tại đây
Theo dự án phát triển của UBND tỉnh Vĩnh Long, đến năm 2010, diện tích trồng bưởi cả tỉnh phát triển lên đến 9.000 ha.
=> Từ những điểm mạnh đó cho thấy năng suất bưởi năm roi sẽ tăng qua các năm.
Sử dụng số liệu theo xu hướng từ các năm trước trong trường hợp điều kiện phát triển cây trồng và việc cung ứng vật tư là bình thường cũng như không có những tác động khác ảnh hưởng đến diện tích gieo trồng.
Ví dụ:
Diện tích trồng bưởi ở Vĩnh Long không đổi qua các năm, thời tiết cũng không có thay đổi lớn, không có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật vẫn cung cấp đầy đủ cho việc chăm sóc cây trồng.
Bên cạnh đó, năng suất bưởi phụ thuộc nhiều vào việc trồng tập trung hay phân tán:
Đối với diện tích trồng tập trung thì năng suất đạt khá cao khỏang 20-30 tấn/ha trong đó số hộ đạt trên 15 tấn/ha chiếm 75%, cao nhất đạt tới 80 tấn/ha.
Đối với diện tích trồng phân tán thì năng suất trung bình đạt thấp hơn, chỉ khỏang 10,028 tấn/ha. Đa số nông dân trồng bưởi Vĩnh Long hiện vẫn đang trồng bưởi tự do, phân tán theo qui mô kinh tế hộ gia đình.
Hình 1: Diện tích trồng bưởi tập trung tại tỉnh Vĩnh Long (2004)
Hình 2: Diện tích trồng bưởi phân tán tại tỉnh Vĩnh Long (2004)
Đồ thị 1 cho thấy rõ tổng diện tích trồng bưởi tập trung của xã Bình Minh chiếm gần 50% tổng diện tích trồng bưởi tập trung trong tỉnh, là xã trồng bưởi với quy mô lớn và tập trung nhất. Các xã khác chưa có xã nào đạt được 1.000 ha trồng tập trung. Trong khi đó, đồ thị 2, bưởi được trồng phân tán, với diện tích khá cao, đặc biệt 3 tỉnh Vũng Liêm,Trà Ôn và Tam Bình với tổng diện tích đang cho trái cao gấp 100 lần so với diện trồng tập trung hiện nay đa số sản phẩm hiện vẫn còn đang được trồng phân tán là chủ yếu và không đồng bộ. Từ đó cho thấy năng suất bưởi năm roi ở Vĩnh Long vẫn còn thấp.[2, tr. 1]
3.2.2 Cung trong tương lai
a. Phân tích xu hướng theo thời gian
Trong quá trình phân tích, các dạng hàm tương quan được xác định từ diễn biến thực tế của số liệu. Các phương trình có thể được sử dụng là:
Mô hình dự báo theo phương trình hồi quy đường thẳng:
Y = a + bt
Trong đó: a,b là những tham số quy định vị trí của đường hồi quy. Từ phương trình này, bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất hoặc thông qua việc đặt thứ tự thời gian (t) trong dãy số để tính các tham số a,b. Nếu đặt thứ tự thời gian t sao cho t∑ khác 0 ( t ∑=0), ta có các công thức tính tham số sau:
a = ∑ y / n b = ∑ y.t / ∑ t2
Y = a + bX
Y = a - bX
Hình 3: Đồ thị hàm tuyến tính thể hiện xu thế tăng hoặc giảm theo đường thẳng
Xu hướng dạng hàm số mũ:
Y = aXb
Phương trình này có thể được chuyển sang dạng log:
Log Y = log a + b log X.
log y = a + bX
log y = a - bX
Hình 4: Hàm logarit thể hiện xu thế tăng (hoặc giảm) theo tốc độ tăng %
Dạng Parapol: Y = a + bX + cX2.
Trong đó:
Y = lượng cung sản phẩm.
X = biến thời gian.
a, b, c = các tham số.
Hàm parabol thể hiện xu thế tăng (hoặc giảm) lúc đầu chậm, song về sau nhanh hơn.
y = a + bx + cx2
y = a - bx - cx2
Hình 5: Đồ thị hàm parabol thể hiện xu thế tăng (hoặc giảm) của lượng cung sản phẩm
Bảng 1: Sản lượng lúa Đông Xuân ở Vĩnh Long
Năm
X
Y ( Nghìn tấn )
2000
1
434.2
2001
2
403.4
2002
3
444.3
2003
4
421.9
2004
5
422.6
2005
6
437.7
2006
7
424.9
2007
8
418.8
2008
9
431.3
2009
10
427.5
2010
11
453.9
(Nguồn : Giá trị sản xuất Nông nghiệp theo giá so sánh 1994 phân theo địa phương, Tổng cục Thống kê, www.gso.gov.vn)
Bảng 2: Mô hình hồi quy ước lượng lúa Đông Xuân ở Vĩnh Long
. reg Y X
Source | SS df MS Number of obs = 11
-------------+------------------------------ F( 1, 9) = 1.17
Model | 210.036111 1 210.036111 Prob > F = 0.3084
Residual | 1621.70958 9 180.189953 R-squared = 0.1147
-------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.0163
Total | 1831.74569 10 183.174569 Root MSE = 13.423
------------------------------------------------------------------------------
Y | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
-------------+----------------------------------------------------------------
X | 1.381817 1.279879 1.08 0.308 -1.51347 4.277105
_cons | 420.8455 8.680562 48.48 0.000 401.2087 440.4823
------------------------------------------------------------------------------
Ta có kết quả từ mô hình hồi quy như sau:
Y=420 .8455 + 1.381817X
Kết Luận: Trong giai đoạn từ 2000 đến 2010, bình quân sản lượng lúa Đông Xuân ở Vĩnh Long tăng 1.381817 nghìn tấn/năm.
b. Mô hình phản ứng cung
Mô hình phản ứng cung xác định quan hệ giữa lượng cung và các nhân tố ảnh hưởng tới nó. Mục tiêu ước lượng của mô hình là:
Định lượng hóa tác động của các nhân tố;
Ước lượng các tham số cụ thể;
Dự báo dựa vào kết quả ước lượng.
Trong thực tế, một nhà sản xuất khi sản xuất ra sản phẩm của mình cần phải nghiên cứu, so sánh các số liệu trong quá khứ và thăm dò thị trường để nắm được số lượng sản phẩm cần sản xuất ra thị trường là bao nhiêu để đạt được doanh thu tối đa và từ đó đạt được tối đa hóa lợi nhuận. Trong nông nghiệp cũng vậy, khi sản xuất ra sản phẩm cần phải quan tâm, xem xét đến nhiều yếu tố tác động như: chi phí sản xuất, giá sản phẩm tạo ra, trình độ khoa học kĩ thuật, thời tiết,… nhằm mục đích cung ứng số lượng sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường ở hiện tại và tương lai.
Chi phí sản xuất (giá cả của các yếu tố đầu vào): khi chi phí sản xuất biến động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhà sản xuất (người nông dân), cụ thể khi chi phí sản xuất của một mặt hàng cụ thể tăng khiến nông dân thu lại lợi nhuận thấp hơn buộc họ phải chuyển sang đối tượng sản xuất khác sao cho chi phí mà họ bỏ ra sẽ thấp hơn nhưng vẫn đem lại lợi nhuận bằng hoặc cao hơn so với đối tượng sản xuất trước kia. Chi phí sản xuất giảm sẽ có hiệu ứng ngược lại.
Chính sách thuế và các quy định của chính phủ: khi chính phủ tăng thuế đối với sản phẩm nông nghiệp sẽ đẩy giá tăng lên dẫn đến cầu của người tiêu dùng giảm và khi đó ảnh hưởng đến cung sản phẩm sẽ giảm .
Giá sản phẩm: khi giá tăng lên cao, lượng cung của người bán tăng lên và ngược lại. Nông dân có xu hướng mở rộng nguồn cung khi giá tăng và ngược lại.
Trình độ khoa học kĩ thuật: trình độ khoa học kĩ thuật được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra năng xuất cao, chất lượng tốt. Góp phần tăng lượng cung ra thị trường, thúc đẩy sản xuất đối với nông dân.
Thời tiết: Sản xuất nông nghiệp của nước ta còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết nên ảnh hưởng của yếu tố thời tiết là rất lớn đến kết quả sản xuất nông nghiệp. Điều kiện thời tiết thuận lợi giúp cho quá trình canh tác và thu hoạch được tốt hơn do đó ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cũng như nguồn cung sản phẩm. Trong khi hạn hán và lũ lụt có hiệu ứng ngược lại. Sâu bệnh cũng có tác động tiêu cực đến năng suất và nguồn cung.
Có 2 phương pháp ước lượng phản ứng cung: Trực tiếp và gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp: Tất cả các biến số có khả năng tác động đến cung sản phẩm đều được đưa vào mô hình theo phương trình dạng tuyến tính như:
Qt = a + b1*Pct-1 + b2*Pat-1 + b3* Pft-1 + b4*T + b5*Rt. (1)
(Tương tự dạng tuyến tính Q= a + bX)
Mô hình sản xuất bưởi có dạng như sau:
Qt = a + b1*Pct-1 + b2*Pat-1 + b3* Pft-1 + b4*T + b5*Rt. (1)
Trong đó:
Qt : lượng bưởi cung ứng (tấn);
Pct-1 : đơn giá bưởi (ngàn đồng/tấn);
Pat-1: giá của sản phẩm cạnh tranh (ngàn đồng/tấn);
Pft-1: đơn giá phân bón (đồng/kg);
T: công nghệ;
R: lượng mưa (milimet);
a: hằng số;
b1...b5: tham số ước lượng;
t: thời điểm hiện tại;
t-1: thời điểm trước đó.
Phương trình (1) thể hiện các yếu tố tác động trực tiếp đến lượng cung bưởi (Qt). Ở đây ta thấy đơn giá bưởi (Pct-1), giá của sản phẩm cạnh tranh (Pat-1), đơn giá phân bón (Pft-1), công nghệ (T), lượng mưa (R) thay đổi theo những tham số nhất định (b1…b5) dẫn đến lượng cung bưởi (Qt) cũng thay đổi theo (Qt tăng hay giảm tùy thuộc vào các yếu tố). Điều này chứng tỏ rằng, khi ước lượng lượng cung bưởi (Qt) thì cần chú ý đến sự biến động của các yếu tố khác nhằm tính toán lượng cung sản phẩm hợp lí làm giảm chi phí đến tối thiểu và đạt được lợi nhuận tối đa khi doanh thu lớn nhất.
Ví dụ:
Đơn giá bưởi = 7.000.000 đồng/tấn;
Giá của sản phẩm cạnh tranh = 7.200.000 đồng/tấn;
Giá phân bón = 50.000 đồng/kg;
Công nghệ = 5.000.000;
Lượng mưa = 500mm;
Với: a = 1.8000.000 ,b1 = 10 ,b2 =1 ,b3 = 100 ,b4 = 2 ,b5 = 20
(Nguồn: nhóm tạo ra)
Theo (1) ta có:
- Lượng bưởi cung ứng là:
Qt =1.800.000 + 10*7.000.000 + 1*7.200.000 + 100*50.000 + 2*5.000.000 + 5000*20 = 94.100.000
Phương pháp gián tiếp: các hàm diện tích và năng suất được ước lượng riêng biệt sau đó mới nhân với nhau để tính sản lượng cung ứng.
Sản lượng bưởi cung ứng có thể được ước lượng như sau:
Qt = f (At * Yt) (2)
Trong đó:
At = a1 + b1*Pct-1 + b2*Pat-1 + b3* At-1 (2a)
Yt = a2 + b4*Pct-1 + b5*Pat-1 + b6* Pft-1 + b7*PWt-1+ b8T + b9*Rt (2b)
At: diện tích trồng bưởi (ha);
Yt: năng suất bưởi (tấn/ha);
Pct-1 : đơn giá bưởi (ngàn đồng/tấn);
Pat-1: giá của sản phẩm cạnh tranh (ngàn đồng/tấn);
Pft-1: đơn giá phân bón (đồng/kg);
PWt-1: giá của ngày công lao động;
T: công nghệ;
R: lượng mưa (milimet);
a: hằng số;
b1...b9 : tham số ước lượng;
t: thời điểm hiện tại;
t-1: thời điểm trước.
Mô hình này xác định mối quan hệ giữa lượng cung bưởi và các nhân tố tác động đến nó. Lượng cung bưởi (Qt) ở phương pháp này cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố như ở phương pháp trực tiếp nhưng được biểu thị bằng hàm đa thức.Trong đó, hàm diện tích đất trồng bưởi (At) được nhân với hàm năng suất bưởi (Yt). Theo cách tính thông thường thì diện tích nhân với năng xuất sẽ bằng tổng sản phẩm, vì vậy ta sẽ ước lượng được lượng cung bưởi (Qt).
Ví dụ:
Giá bưởi = 6.000 (ngàn đồng/tấn);
Giá của sản phẩm cạnh tranh = 7.000 (ngàn đồng/tấn);
Diện tích trồng bắp ở thời điểm trước đó = 2(ha);
Với : a1 = 200 , b1 = 1 , b2 = 1 , b3 =1
Giá của phân bón = 50 (ngàn đồng/kg)
Giá trị ngày công lao động = 100 (ngàn đồng)
T = 5.000
Rt =20 mm
Với a1 = 300 , b4 = 1 , b5 =1 , b6 = 20 , b7 = 5 , b8 = 1 , b9 = 10
(Nguồn:do nhóm tạo)
Theo (2a), (2b) ta có:
- Diện tích trồng bắp là:
At = 200 + 6.000*1 + 7.000*1 + 20.000*1 = 33200 () =3.32 (ha)
- Năng suất bưởi là:
Yt = 300 + 6.000*1 + 7.000*1 + 50*20 + 100*5 + 5.000*1 + 20*10 = 20.000 (ngàn đồng/tấn)
3.3 ƯỚC LƯỢNG CẦU
3.3.1 Cầu hiện tại
Tổng cầu thị trường đối với một sản phẩm là tổng khối lượng sản phẩm sẽ được mua bởi một loại khách hàng nhất định, tại một khu vực địa lý nhất định, trong một thời gian nhất định ở một môi trường marketing nhất định, dưới một mức độ và phối hợp nhất định các nỗ lực marketing của ngành sản xuất sản phẩm đó.
Hình 6: Tiêu thụ thực phẩm
(Nguồn:Dùng hàng Việt,
Có nhiều phương pháp để ước lượng tổng cầu thị trường, sau đây là hai phương pháp đơn giản và được áp dụng khá phổ biến.
Phương pháp tiêu chuẩn:
Q = n * q * p (3)
Trong đó:
Q là tổng cầu thị trường;
n là số lượng người mua trong thị trường;
q là số lượng mà một khách mua trung bình đã mua trong 1 năm;
p là mức giá trung bình của một đơn vị sản phẩm.
Ví dụ: Tại một của hàng kinh doanh các mặt hàng sữa của Vinamilk, ta ước lượng có khoảng 400 khách hàng có nhu cầu tiêu dùng sữa trong một tháng, và mỗi khách hàng mua trung bình 100 hộp sữa/tháng, giá của mỗi hộp sữa là 6.500 (đ/hộp) thì tổng nhu cầu về sữa sẽ là:
Qsữa= 400x100x6.500=260.000.000 (đồng).
Phương pháp tỉ số chuỗi (phương pháp chuỗi hệ số- chain ratio method)
Ví dụ: Để ước lượng cầu về thịt heo:
Q = n*i*c*s*m (4)
Trong đó:
Q là tổng cầu thị trường;
n là số lượng người mua trong thị trường;
i là thu nhập dành cho tiêu dùng/người;
c là bình quân % thu nhập tiêu thụ dành cho thực phẩm;
s là bình quân % chi tiêu cho thực phẩm dành cho thịt;
m là bình quân % chi tiêu cho thịt dành cho thịt heo.
Phương pháp tổng hợp thị trường
Khách hàng tiềm năng ở mỗi thị trường được tổng hợp lại.
Ví dụ: Tổng hợp thị trường một số loại hàng hóa:
Bảng 3: Tình hình tiêu thụ nông sản ( tuần lễ từ 23/5/2011-27/05/2011 )
STT
Chợ
Sản lượng
trung bình trong tuần kg
Tỉ lệ tăng/giảm %
so với tuần trước
1
Tam bình
2.805
-4,56
Rau
1.467
2,02
Trái cây
1.338
-10,86
2
Hóc môn
1.903
-3,84
Rau
1.212
6,79
Trái cây
463
8,26
Thịt heo
228
-1,72
3
Bình điền
804
-4,29
Rau củ quả
567
-5,66
Thủy hải sản
237
-0,84
(Nguồn: Tình hình tiêu thụ nông sản,
3.3.2 Cầu trong tương lai
a. Điều tra về ý kiến khách hàng và đánh giá nhu cầu
Phương pháp này được sử dụng khi chuỗi số liệu thời gian không có sẵn hoặc khi cần giới thiệu một mặt hàng mới. Phân tích cầu phải được dựa trên việc đánh giá về nhu cầu của đối tượng khách hàng. Vì nhu cầu có liên quan trực tiếp đến sức mua và khả năng chi trả của khách hàng và điều đó lại ảnh hưởng đến lượng cầu trong tương lai.
Dùng những câu hỏi đã có sẵn các câu trả lời để cho khách hàng dễ chọn lựa như: “Hoàn toàn đồng ý”, “Đồng ý”, “Không có ý kiến”, “Không đồng ý”.
Bạn nên biết tâm lý của mọi người là rất ngại phải viết nhiều khi trả lời các phiếu thăm dò. Hãy đặt ra những câu hỏi cụ thể. Tránh những câu hỏi mơ hồ và khó hiểu, gây khó khăn cho khách hàng khi trả lời. Các dữ liệu cần thiết sẽ được thu thập thông qua điều tra một số đối tượng khách hàng được chọn ngẫu nhiên.
Ví dụ: Một câu hỏi như dưới đây có thể được đặt ra:
Anh/ chị có dự tính dung sản phẩm X không?
Có
Không
Không biết
Nếu có, anh/ chị sẽ mua số lượng bao nhiêu?
…………………………………………..( đơn vị sản phẩm)
Với mức giá nào anh/ chị cảm thấy hài long với sản phẩm X?
…………………………………………..( ngàn đồng)
Từ đó, cầu thị trường có thể được tính toán trên cơ sở tỉ lệ số người trả lời “Có”.
b. Tham kháo ý kiến chuyên gia.
Đây là phương pháp xác định có hệ thống quan điểm/ý kiến của những người biết rõ về các đối tượng khách hàng.
Tổng hợp các
ước lượng cá nhân
Phương pháp
Delphi
Phương pháp phổ biến
thu thập số liệu giúp dự báo về cầu từ chuyên gia
Thảo luận
nhóm chuyên gia
Thảo luận
nhóm chuyên gia
Hình 7: Các phương pháp thu thập số liệu giúp dự báo về cầu.
Trong phương pháp thảo luận nhóm, các chuyên gia suy nghĩ góp ý để đi đến thống nhất về con số ước lượng.
Trong phương pháp tổng hợp các ước lượng cá nhân, mỗi chuyên gia sẽ đưa ra con số ước tính riêng của mình và người trưởng nhóm tổng hợp chúng thành một ước lượng duy nhất.
Phương pháp Delphi có thể được xem như một phương pháp giúp lập một quá trình trao đổi thông tin nhóm một cách hiệu quả nhằm cho phép các thành viên trong nhóm giải quyết một vấn đề phức tạp.
Nhìn chung phương pháp Delphi tương tự như phương pháp đánh giá ý kiến ban quản lý vì cũng dựa vào ý kiến của các chuyên gia có am hiểu lĩnh vực cần dự báo, nhưng lại khác nhau ở cách thức tiến hành và nhờ đó mà kết quả cuối cùng sẽ khách quan và tin cậy hơn.
Phương pháp này có lợi điểm là dự báo có thể được thực hiện tương đối nhanh, ít tốn kém và có thể được dùng khi dữ liệu không đầy đủ.
c. Thử nghiệm thị trường
Khi các đối tượng khách hàng không thể hiện một cách rõ ràng về sở thích của họ, hoặc không thống nhất về ý kiến và hành vi tiêu dùng của họ; hoặc khi các chuyên gia không thể đưa ra những dự đoán có ý nghĩa thì thử nghiệm thị trường có thể đáp ứng được yêu cầu đánh giá thị trường. Chẳng hạn như tiến hành một đợt tiếp thị mang tính chất thử nghiệm về nhu cầu sử dụng một loại giống bắp lai mới tại một số vùng.
Ví dụ:
Hàng năm, có một lượng tiền rất lớn được các doanh nghiệp đầu tư cho việc thử nghiệm thị trường. Việc khảo sát khách hàng tiềm năng được thực hiện trên diện rộng để xác định xem liệu sản phẩm/dịch vụ nào đó có tìm được chỗ đứng trên thị trường hay không. Tuy nhiên, mặc dù có rất nhiều cuộc khảo sát được tổ chức một cách bài bản và công phu, song thực tế cho thấy, có tới 80% sản phẩm/dịch vụ mới đã thất bại ngay trong năm đầu tiên.
Thời gian và tiền bạc là những tài sản rất quý, nên bạn không thể lãng phí bằng cách đầu tư vào sản xuất một sản phẩm/dịch vụ mà không thể có chỗ đứng trên thị trường. Càng thử nghiệm thị trường nhiều hơn trước khi đi vào sản xuất và bán hàng thì bạn càng có khả năng bán được hàng hơn và tạo ra mức lợi nhuận khả quan hơn. Nên nhớ rằng, một đô-la chi cho thử nghiệm thị trường sẽ tiết kiệm rất nhiều đô-la cho bạn trong quá trình marketing và giúp tránh được nguy cơ rủi ro cao ngay từ đầu.
Chụp lại hoặc vẽ ra giấy để giới thiệu
Tạo ra vật mẫu, mô hình
và mô tả chi tiết sản phẩm/dịch vụ
Xác định giá sản phẩm/dịch vụ
Xác định các chi phí giá cả liên quan
Quy trình thử nghiệm
Tạo ra vật mẫu, mô hình
và mô tả chi tiết sản phẩm/dịch vụ
Xác định giá sản phẩm/dịch vụ
Xác định
mọi chi phí giá cả liên quan
Quy trình thử nghiệm
Tạo ra vật mẫu, mô hình
và mô tả chi tiết sản phẩm/dịch vụ
Xác định giá sản phẩm/dịch vụ
Xác định
mọi chi phí giá cả liên quan
Quy trình thử nghiệm
Quy trình thử nghiệm
Quy trình thử nghiệm
Chụp lại hoặc
vẽ ra giấy để giới thiệu
Chụp lại hoặc
vẽ ra giấy để giới thiệu
Hình 8: Quy trình thử nghiệm
Tạo ra một vật mẫu, mô hình và mô tả chi tiết sản phẩm/dịch vụ mà bạn muốn giới thiệu cho người khác.
Hầu hết ý tưởng về sản phẩm/dịch vụ mới không thể đi vào cuộc sống ngay lần đầu. Với một mô hình hay vật mẫu, bạn có thể chụp lại hoặc vẽ ra giấy để giới thiệu với khách hàng tiềm năng. Việc này cho phép bạn thử nghiệm xem sản phẩm/dịch vụ đó có thu hút được sự chú ý, tìm được chỗ đứng trên thị trường hay không. Cần quan tâm đến những lưu ý, góp ý, đánh giá của mọi người để thay đổi hoặc hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ của mình.
Xác định giá sản phẩm/dịch vụ mà bạn có thể bán
Tìm nhiều thông tin liên quan đến sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm… để tính toán chính xác mức giá mà bạn có thể đưa ra. Xác định tất cả mọi chi phí liên quan đến việc đưa sản phẩm/dịch vụ đó ra thị trường: chi phí về văn phòng, thiết bị, vận chuyển, tổn thất, đóng gói, bảo hiểm, lương… Nhớ bao gồm cả chi phí lao động của bạn. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bạn bè và người nhà xem sản phẩm/dịch vụ đó được bán với giá như vậy có hợp lý không.[3, tr. 1]
Sử dụng các tham số chuẩn
Dự báo về cầu có thể tính được khi có các số liệu về hệ số co dãn thu nhập về cầu, tỷ lệ tăng dân số và mức tiêu thụ bình quân đầu người. Công thức ước lượng tiêu thụ đầu người trong tương lai:
Qt + n = Qt (1 + y*ey)n (5)
Trong đó:
Qt + n là dự báo về mức tiêu thụ đầu người của một năm cần tính;
Qt là mức tiêu thụ đầu người của năm gốc;
ey là hệ số co giãn thu nhập về cầu;
y là tỉ lệ tăng trưởng thu nhập/ năm;
n là số năm dự báo.
Để dự báo về cầu thị trường, mức tiêu thụ đầu người dự báo phải được nhân với lượng dân số dự báo cùng kỳ.
Ví dụ: Nghiên cứu thị trường tiêu thụ gạo tại TP Cần Thơ:
Mức tiêu thụ gạo đầu người năm 2009 = 166 kg/người/năm.
Hệ số co giãn thu nhập về cầu = 0.75
Mức tăng trưởng thu nhập hằng năm = % tăng GDP - % tăng dân số = 7 - 2,5 = 4,5%.
Tỉ lệ tăng dân số TP Cần Thơ = 2,5%
Dân số năm 2009 = 800.000 người.
(Nguồn: Nhóm tự cho)
Dự báo tiêu thụ gạo bình quân đầu người của TP Cần Thơ năm 2011
Q2011 =166(1+0,045*0,25)2 =169,76kg.
Dự báo dân số TP Cần Thơ năm 2011:
DS2011 = 800.000(1+ 0.025)2 = 840.500
Dự báo về cầu thị trường đối với gạo của người dân TP Cần Thơ năm 2011:
Q* =169,76*840.500 = 142.638,28kg
Phân tích chuỗi số thời gian
Trong phương pháp này, số liệu về cầu thời gian được thu nhập cho một số năm. Tỉ lệ tăng trưởng của lượng cầu của các năm qua được dùng để ngoại suy cho việc dự báo cầu trong tương lai. Dự báo theo xu hướng dựa trên giả định là các nhân tố ảnh hưởng đến cầu trong quá khứ tiếp tục tác động đến cầu trong tương lai.
Phương pháp tiến hành:
Xác định hàm số mô tả biến động ( có nhiều dạng khác nhau, cần chọn phù hợp )
Xác định các tham số của hàm số
Suy diễn dự báo tương lai
Một số phương pháp phổ biến được sử dụng trong dự báo theo xu hướng là:
Phương pháp đường thẳng hay mức tăng trưởng trung bình: là phương pháp đơn giản nhất. Tính giá trị trung bình của mức tăng trưởng từng thời kỳ (năm). Giá trị này sau đó được cộng thêm vào số liệu của thời kỳ gần nhất để có được số liệu dự báo của từng thời kỳ tương ứng. Phương pháp này phù hợp với chuỗi số liệu thể hiện xu hướng tuyến tính.
Tỉ lệ tăng trưởng trung bình: Phương pháp tính giá trị trung bình của tỉ lệ tăng trưởng từng thời kỳ (năm). Giá trị này sau đó được nhân với số liệu của thời kỳ gần nhất để có được số liệu dự báo của từng thời kỳ tương ứng.
Bảng 4: So sánh các phương pháp tính mức tăng trưởng
và tỉ lệ tăng trưởng trung bình
Năm
X
Tổng sản
lượng bông
(nghìn tấn)
Phương pháp
mức tăng trưởng
trung bình
Phương pháp
tỷ lệ tăng trưởng
trung bình
Mức tăng hàng năm
Tỷ lệ tăng hàng năm (%)
2004
1
28.0
2005
2
33.5
5.5
(-)19.6
2006
3
28.6
(-)4.9
14.6
2007
4
16.1
(-)12.5
43.7
2008
5
8.0
(-)8.1
50.3
2009
6
12.1
4.1
(-)51.3
2010
7
13.3
1.2
(-)9.9
Tổng cộng
(-)14.7
27.8
(Nguồn: Sản lượng một số cây hàng năm, Tổng cục Thống kê,
)
Mức tăng trưởng trung bình/năm = (-)14.7/6 = (-)2.45 (nghìn tấn)
Tỷ lệ tăng trưởng trung bình/ năm = 27.8/6 = 4.64%
Bảng 5: Dự báo nhu cầu tiêu thụ trong tương lai
Năm
X
Phương pháp tăng trưởng trung bình
Phương Pháp tỷ lệ tăng trưởng trung bình
2011
1
10.9
13.91
2012
2
8.4
14.56
2013
3
6.0
15.24
2014
4
3.5
15.95
(Nguồn: Sản lượng một số cây hàng năm, Tổng cục Thống kê,
Phương pháp hồi qui
Cầu có thể được dự báo bằng cách sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OSL). Có nhiều dạng hàm số được sử dụng trong việc sử dụng cầu của hàng hóa. Các hệ số co giãn tính được từ các hàm số này có thể được sử dụng vào mục đích dự báo.
Bảng 6: Các dạng hàm số thường dùng để ước lượng cầu
và các hệ số co giãn tương ứng
Dạng
Phương trình
Hệ số co giãn
Tuyến tính
Y=a + bX
b(x/y)= x/(x+a/b)
Logarithm
Log Y = a + b log X
B
Semi – Logarithm
Y = a + b log X
b/y = b/(a + bxlogX)
Log – nghịch đảo
LogY =a + b/X
- b/x
(Nguồn: Bài giảng Marketing Nông nghiệp, TS. Bùi Văn Trịnh)
Ghi chú: Y = mức tiêu thụ đầu người; X là biến số như giá cả hoặc thu nhập.
Hàm tuyến tính có hệ co giãn là b(x/y) hoặc x/(x + a/b). Nếu X là thu nhập thì hệ số co giãn thu nhập về cầu có xu hướng tiến đến 1 khi thu nhập tăng vô hạn. Do đó, hàm tuyến tính nói chung không phù hợp cho việc phân tích và tiêu thụ lương thực, thực phẩm.
Hàm logarithm có hệ số co giãn là hằng số (=b1). Nếu X là thu nhập thì việc sử dụng hệ số co giãn thu nhập cho việc dự báo chỉ phù hợp cho những măt hàng thực phẩm có mức tiêu thụ hiện tại còn nằm dưới xa mức bảo hòa.
Hàm semi – log có hệ số co giãn nghịch với lượng tiêu thụ (e = b/y). Tuy nhiên, hàm này không thể hiện mức bảo hòa khi thu nhập tăng vô hạn.
Hàm log - nghịch đảo có mức bảo hòa tương ứng với độc lập. Đây là dạng hàm số thích hợp để dùng trong ước lượng khi thực phẩm tiêu thụ được thể hiện dưới dạng số lượng và mức thu nhập người tiêu dùng biến động lớn. Hàm số này có hệ số co giãn khi biến độc lập gia tăng (e = b/x). Đây là dạng hàm số tiêu biểu để ứng dụng trong loại thực phẩm tiêu thụ giá tăng nhanh ởn mức nhập thấp nhưng sau đó có xu hướng tiến đến một giới hạn tối đa phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý của con người.
Ví dụ về hàm tuyến tính:
Bảng 7: Số liệu về lượng hàng bán được (Y-tấn/tháng) và đơn giá cửa hàng A (X-ngàn đồng/kg)
Y
10
6
9
5
4
2
X
1
4
2
5
5
7
(Nguồn: Bài giảng Kinh tế lượng, TS. Lê Tấn Nghiêm)
Bảng 8: Mô hình hồi quy ước lượng lượng hàng bán được ở cửa hàng A
. reg Y X
Source | SS df MS Number of obs = 6
-------------+------------------------------ F( 1, 4) = 290.40
Model | 45.375 1 45.375 Prob > F = 0.0001
Residual | .625 4 .15625 R-squared = 0.9864
-------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.9830
Total | 46 5 9.2 Root MSE = .39528
------------------------------------------------------------------------------
Y | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
-------------+----------------------------------------------------------------
X | -1.375 .0806872 -17.04 0.000 -1.599023 -1.150977
_cons | 11.5 .3608439 31.87 0.000 10.49814 12.50186
Dựa vào kết quả mô hình hồi quy ta có hàm hồi quy tuyến tính mẫu của lượng hàng bán được theo đơn giá là: Y=11,5- 1,375X
Ý nghĩa của b: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá bán tăng 1 ngàn đồng/kg thì lượng hàng bán được trung bình giảm 1,375 tấn/tháng.
g. Dãy số thời gian
Khái niệm:
Dãy số thời gian là dãy các chỉ số của các chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thời gian.
Tác dụng:
Phân tích được sự biến động của một số hiện tượng kinh tế - xã hội qua thời gian.
Dự đoán được mức độ của một số hiện tượng kinh tế xã hội trong tương lai.
Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian:
Bảng 9: Cầu về lượng gạo nước ta từ năm 2009-2011
Năm
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
Tiêu thụ (Nghìn tấn)
19.00
19.15
19.50
(Nguồn: Sản lượng gạo Việt Nam tính đến tháng 11năm 2010, Cục xúc tiến Thương mại, )
Mức độ bình quân theo thời gian
Là số trung bình của các mức độ trong dãy số.Các chỉ tiêu này thể hiện mức độ chung nhất của hiện tượng trong thời kì nghiên cứu.[5, tr. 166]
Ký hiệu: x1, x2, ….., xn: Dãy số thời gian
: Mức độ trung bình
Mức độ trung bình của dãy số thời kỳ
= = (6)
Theo Bảng 9 ta có:
= = 19.22 (nghìn tấn)
Mức độ trung bình của dãy số thời điểm
Nếu khoảng cách giữa các thời điểm bằng nhau:
= (7)
Theo Bảng 9 ta có:
==12.8 (nghìn tấn)
Nếu khoảng cách giữa các thời điểm không bằng nhau:
= (8)
Với độ dài thời gian có mức độ
Theo Bảng 9 ta có:
= = 19.3(nghìn tấn)
Tốc độ phát triển (lần, %)
Là chỉ tiêu biểu hiện sự biến động của hiện tượng xét về mặt tỷ lệ.[5, tr. 166]
Tốc độ phát triển từng kỳ (liên hoàn): Biểu hiện sự biến động về mặt tỷ lệ của hiện tượng nghiên cứu qua thời kỳ liên tiếp nhau:
(9)
Theo Bảng 9 ta có:
=1.0079 (lần)
với i là năm 2010
Tốc độ phát triển định gốc: Biểu hiện sự biến động về mặt tỷ lệ của hiện tượng nghiên cứu với kỳ được chọn làm gốc:
(10)
Theo Bảng 9 ta có:
=1.0079(lần)
với i là năm 2010
Từ (9) và (10) ta có:
=> Mối quan hệ giữa tốc độ phát triển từng kỳ và định gốc:
- Tích của các tốc độ phát triển từng kỳ bằng với định gốc
(11)
- Thương của tốc độ phát triển định gốc liền kề nhau bằng với tốc độ phát triển từng kỳ:
(12)
Theo ví dụ ta có:
= ==
với i là năm 2011
Tốc độ phát triển trung bình:
(13)
Theo Bảng 9 ta có:
=1.013 (lần)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cung cầu lương thực, thực phẩm (2011),
2. TS. Nguyễn Minh Châu (2007), Chuổi giá trị bưởi ở Vĩnh Long, agro.gov.vn/images/2007/05/Pomelo_in_VinhLong_(Vie)2.pdf
3. Doanh nhân 360 (2008),
4. TS. Nguyễn Chí Hải (1998), Kinh tế học đại cương, Nxb. Thống Kê.
5. TS. Mai Văn Nam (2008), Nguyên lý thống kê kinh tế, Nxb. Văn Hóa Thông Tin.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BÁO CÁO ƯỚC LƯỢNG CUNG CẦU.doc