MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời mở đầu .2
Xây dựng tình huống giả định .3
Phần I: Nội dung chính báo cáo ĐTM của dự án 4
Phần II: Tham vấn ý kiến cộng đồng và Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM 13
Phần III: Quá trình thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án .16
Kết Luận 20
Tài Liệu Tham Khảo 21
Danh sách nhóm 22
Phụ Lục (4 văn bản) 23
LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường ngày càng chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Đặc biệt là những hoạt động của con người đang làm cho chất lượng môi trường bị ảnh hưởng không nhỏ. Sự cấp thiết phải phòng ngừa các tiêu cực, sự cố đối với môi trường đã cho ra đời 2 hình thức báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược. Những dự án đầu tư, đặc biệt là những dự án chiến lược, lâu dài luôn mang theo những tác động không nhỏ cho môi trường xung quanh. Những tác động đó nhiều lúc không thể khắc phục được những sự cố môi trường phát sinh, gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, một dự án còn bao gồm những vấn đề khác như: quyền lợi của các bên (chủ dự án, cộng đồng dân cư, ), biện pháp quản lí, xử lí của các cơ quan nhà nước
Trong thực tế, một quá trình lập báo cáo ĐTM và các hoạt động có liên quan diễn ra như thế nào? Hãy cùng xem xét tình huống dưới đây.
28 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3451 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Xây dựng tình huống về Đánh giá tác động môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời mở đầu……………………………………………………………………….2
Xây dựng tình huống giả định………………………………………………….3
Phần I: Nội dung chính báo cáo ĐTM của dự án……………………………..4
Phần II: Tham vấn ý kiến cộng đồng và Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM……………………………………………………………………………..13
Phần III: Quá trình thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án………...16
Kết Luận………………………………………………………………………..20
Tài Liệu Tham Khảo…………………………………………………………..21
Danh sách nhóm………………………………………………………………..22
Phụ Lục (4 văn bản)……………………………………………………………23
****&****
LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường ngày càng chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Đặc biệt là những hoạt động của con người đang làm cho chất lượng môi trường bị ảnh hưởng không nhỏ. Sự cấp thiết phải phòng ngừa các tiêu cực, sự cố đối với môi trường đã cho ra đời 2 hình thức báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược. Những dự án đầu tư, đặc biệt là những dự án chiến lược, lâu dài luôn mang theo những tác động không nhỏ cho môi trường xung quanh. Những tác động đó nhiều lúc không thể khắc phục được những sự cố môi trường phát sinh, gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, một dự án còn bao gồm những vấn đề khác như: quyền lợi của các bên (chủ dự án, cộng đồng dân cư,…), biện pháp quản lí, xử lí của các cơ quan nhà nước…
Trong thực tế, một quá trình lập báo cáo ĐTM và các hoạt động có liên quan diễn ra như thế nào? Hãy cùng xem xét tình huống dưới đây.
XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CHIA VAI BẢO VỆ QUYỀN LỢI TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
(Đề bài số 15)
--------------
Tháng 12/2006, ông Nguyễn Thanh Kiên (Kĩ sư xây dựng, Giám đốc Công Ty Ngôi sao xanh) nộp hồ sơ xin UBND tỉnh Hòa Bình cấp giấy phép Dự án xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm “THANH KIÊN FOOD”. Dự án có quy mô công suất 3000 tấn sản phẩm/năm đặt tại địa bàn xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Theo quy định của pháp luật (Nghị định 80/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường 2005), chủ dự án phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Chủ dự án đã tiến hành lập ĐTM thông qua sự tư vấn của các chuyên viên Viện Công nghệ Môi trường (có đủ điều kiện quy định tại Điều 8 của Nghị định 80/2006). Đến cuối tháng 02/2007, Báo cáo ĐTM đã hoàn thành. Sau đó, chủ dự án đã gửi văn bản đến Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) và Uỷ ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (UBMTTQ VN) xã Trung Sơn thông báo về những nội dung cơ bản của dự án. UBND xã Trung Sơn đã yêu cầu chủ dự án tổ chức đối thoại. Tại buổi đối thoại được tổ chức vào ngày 02/03/2007, nhân dân địa phương đã có những đóng góp ý kiến để bảo vệ quyền lợi cho mình. Đại diện UBND xã Trung Sơn, đại diện UBMTTQ VN Xã Trung Sơn và chủ dự án cũng nêu những đóng góp, đề nghị đối với dự án. Tất cả những ý kiến trong buổi đối thoại đã được lập biên bản, sao, đính kèm trong phần phụ lục và thể hiện trong Báo cáo ĐTM của dự án. Sau đó, chủ dự án đã gửi hồ sơ đến UBND tỉnh Hoà Bình đề nghị thẩm định Báo cáo ĐTM của dự án. UBND tỉnh đã uỷ quyền cho Sở Tài Nguyên và Môi trường Tỉnh Hoà Bình để thực hiện việc thẩm định và các công việc có liên quan.
***&***
PHẦN I:
NỘI DUNG CHÍNH BÁO CÁO ĐTM CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THANH KIÊN FOOD
1. Xuất xứ của dự án:
Là 1 loại dự án mới. Việc xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm nhằm đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, làm phong phú thực phẩm phục vụ con người. Chính vì vậy ông Nguyễn Thanh Kiên đã đề xuất để xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm “THANH KIÊN FOOD”.
2. Căn cứ pháp luật và kĩ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM):
2.1. Căn cứ pháp luật của việc đánh giá tác động môi trường:
- Nghị định số 16/2005/NĐ - CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lí dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 112/2006/NĐ - CP ngày 29 tháng 09 năm 2006 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ - CP về quản lí dự án đầu tư xây dựng công trình.
2.2. Các căn cứ kĩ thuật của việc đánh giá tác động môi trường:
- Luật Bảo vệ môi trường 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2006.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/06 hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN về môi trường):
+ TCVN 5937 - 1995: chất lượng không khí. Tiêu chuẩn không khí xung quanh.
+ TCVN 5301 - 1995: tiêu chuẩn chất lượng đất.
3. Tổ chức thực hiện: - Báo cáo ĐTM được thực hiện bởi công ty Ngôi sao Xanh (công ty của chủ dự án) với sự tư vấn của Viện Công nghệ Môi trường.
- Chủ nhiệm dự án lập báo cáo ĐTM - Giám đốc Công ty: Nguyễn Thanh Kiên.
Danh sách những người chuẩn bị báo cáo ĐTM
STT
Họ và Tên
Nơi làm việc
Chuyên môn
Vị trí
1
Nguyễn Thanh Kiên
Công tyNgôi sao xanh
Kĩ sư xây dựng
Chủ nhiệm dự án
2
Đinh Thị Thu Trang
Viện công nghệ MT
Chuyên gia MT không khí
Tư vấn ĐTM
3
Nguyễn Thị Thuận
Viện công nghệ MT
Chuyên gia MT đất
Tư vấn ĐTM
4
Dương Thị Tá
Viện công nghệ MT
Chuyên gia
MT Nước
Tư vấn ĐTM
5
Đinh Bảo Ngọc
Viện công nghệ MT
Kế toán
Nhân viên kế toán
Kết cấu của Báo cáo ĐTM này gồm có 7 chương. Dưới đây chỉ xin nêu một số chương điển hình mang tính thông tin chính và tập trung vào các chương liên quan đến dự báo tác động môi trường và biện pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường…
Chương I : MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1. Tên dự án: Dự án xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm THANH KIÊN FOOD tại tỉnh Hoà Bình.
2. Chủ dự án:
- Giám đốc : Nguyễn Thanh Kiên.
- Địa chỉ : số 61 - Đội Cấn – Quận Ba Đình – TP. Hà Nội.
- Điện thoại : 04.7221232 Fax : 8329642
- Email : thanhkien7@yahoo.com
3. Vị trí địa lý dự án:
Nhà máy chế biến thực phẩm THANH KIÊN FOOD dự định được xây dựng tại xã Trung Sơn, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hoà Bình.
Phần này nêu thêm về địa hình, khí hậu, hệ thống sông ngòi và điều kiện thủy lực, thủy văn, hiện trạng kinh tế - xã hội của khu vực xây dựng nhà máy.
4. Lợi ích kinh tế xã hội của dự án:
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng lương thực - thực phẩm cho nhân dân hiện nay.
- Tạo công việc cho hàng nghìn người ở khu vực đó.
- Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá của huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.
Chương III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1. Nguồn gây tác động:
1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải:
- Bụi, khí thải, tiếng ồn khi thi công và khi hoạt động: ô nhiễm không khí và ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng.
- Thải bỏ nguyên liệu thừa, nguyên vật liệu thừa khi thi công gây ô nhiễm đất.
- Phát thải xăng, rò rỉ từ các phương tiện phục vụ việc xây dựng.
- Chất thải từ các lán trại công nhân gây ô nhiễm không khí.
- Biến cố tại khu vực lưu trữ chất thải: ô nhiễm đất, tác động đến sức khoẻ của cộng đồng do tiếp xúc với chất thải, mùi…
- Cháy nhiên liệu, hoá chất.
- Tràn hoá chất, nhiên liệu hay dầu: ô nhiễm đất, ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
1.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải:
- Từ việc xây dựng xí nghiệp chế biến và các công trình phụ trợ.
- Sạt lở đất.
1.3. Dự báo rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra:
- Hiện tượng di dân tự do.
- Ô nhiễm không khí và độ ồn tăng nhanh do lưu lượng giao thông tăng.
- Rỉ nhựa đường từ các xe nhựa đường.
2. Đối tượng , qui mô bị tác động:
Các tiêu chí ảnh hưởng
Giai đoạn chuẩn bị và thi công
Giai đoạn hoạt động
Chất lượng không khí
Ảnh hưởng tiêu cực trung bình
Ảnh hưởng tiêu cực trung bình
Độ ồn
Ảnh hưởng tiêu cực nhỏ
Ảnh hưởng tiêu cực nhỏ
Hệ sinh thái
Ảnh hưởng tiêu cực nhỏ
Không tác động
Tái định cư và sử dụng đất
Ảnh hưởng tiêu cực mạnh
Ảnh hưởng tiêu cực rất nhỏ
Dân tộc thiểu số
Ảnh hưởng tiêu cực rất nhỏ
Ảnh hưởng tiêu cực rất nhỏ
Di sản văn hoá
Không tác động
Không tác động
Tai nạn và an toàn lao động
Ảnh hưởng tiêu cực nhỏ
Ảnh hưởng tiêu cực nhỏ
Phát triển đô thị
Ảnh hưởng tiêu cực nhỏ
Tác động tíchcực
Du lịch và công nghiệp
Ảnh hưởng tiêu cực
Tác động tích cực
Giao thông
Ảnh hưởng tiêu cực nhỏ
Tác động tích cực lớn
Sức khoẻ cộng đồng
Ảnh hưởng tiêu cực nhỏ
Tác động tích cực nhỏ
Chương IV: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ VÀ THI CÔNG
Tác động
Đối tượng giảm thiểu
Biện pháp giảm thiểu
Thải chất ô nhiễm vào không khí
Giảm thiểu lượng bụi sinh ra và tác động lên các đối tượng nhạy cảm
-Giảm diện tích và thời gian các khu vực không được che
-Che đậy các xe tải chở vật liệu dễ phát tán
Tiếng ồn và chấn động
Giảm thiểu lượng tiếng ồn,chấn động gây ra và các tác động lên các đối tượng nhạy cảm
-Bảo đảm thiết bị và phương tiện thi công phải đảm bảo tốt công tác đăng kiểm về kĩ thuật và bảo vệ môi trường
-Hạn chế các hoạt động ồn ào
-Thông báo cho chính quyền địa phương và dân cư khu vực dự án lịch thi công
-Lắp đặt hệ thống cách âm tạm thời trong vùng có các hoạt động ồn ào
-Cung cấp các công cụ bảo vệ công cụ khỏi tiếng ồn
Thay đổi mô hình sử dụng đât
Giảm thiểu những gián đoạn trong thay đổi mô hình sử đất và tạo điều kiện chuyển đổi cho các hộ gia đình
Tiến hành các thủ tục tái định cư và đền bù trong dự án Tái định cư và phát triển kế hoạch tái định cư
Tác động đến cộng đồng
Giảm thiểu tác động xấu đến cấu trúc và chức năngcủa cộng đồng
-Tiến hành các thủ tục tái định cư và đền bủtong dự án Tái định cư
-Tổ chức đào tạo công nhân thi công nhằm giảm thiểu xung đột với địa phương
Thay đổi tỉ lệ đói nghèo
Giảm tỉ lệ đói nghèo
-Tiến hành các thủ tục tái định cư và đền bù trong dự án Tái định cư và phát triển kế hoạch tái định cư
-Khuyến khích nhà thầu thuê nhân công địa phương
Thay đổi đi lại
Cải thiện khả năng đi lại ở địa phương và trong toàn hệ thống
-Tạo điều kiện đi lại tạm thời cho người dân
-Phục hồi đường tiếp cận sau khi các hoạt động hoàn thành
-Lên lịch thi công công trình hiệu quả và đúng hạn
-Thông báo cho người dân địa phương lịch làm việc
-Lắp đặt biển báo cho người tham gia giao thông
TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG
Phát thải khí
Giảm thiểu sự phát thải các chất ô nhiễm và tác động tới nguồn tiếp nhận nhạy cảm
-Hạn chế hoat động của máy móc, phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm .
-Che phủ các khu giữ tạm thời các chất thải.
Phát sinh tiếng ồn
Giảm thiểu phát sinh tiếng ồn và tác động tới những nguồn tiếp nhận nhạy cảm
-Thực hiện các biện pháp khả thi và thực tế để giảm tiếng ồntại cá khu vực tiếp nhận nhạy cảm khi chỉ số giám sát vượt mức TCVN.
-Kiểm tra sự phát sinh tiếng ồn từ máy móc, phương tiện khác.
Tác động hệ thực vật
Bụi,ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến thực vật ở các khu vực lân cận
Áp dụng các biện pháp giảm thiểu bụi.
Tác động đến người dân
Giảm thiểu các tác động đến tiện nghi của các hộ dân xung quanh
Tiến hành các biện pháp giảm nhẹ liên quan đến bụi bẩn và tiếng ồn.
Sức khoẻ cộng đồng
Nâng cao sức khoẻ cộng đồng
Hợp tác với chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ để tổ chức những cuộc tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.
Cơ hội việc làm
Tạo điều kiện việc làm tối đa
Phát triển các dự án sử dụng lao động địa phương tham gia làm việc ở nhà máy chế biến.
Chương V: CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG
1. Cam kết sự phối hợp của các tổ chức, cơ quan chức năng và cá nhân:
Tổ chức
Vai trò
Trách nhiệm của khung chương trình quản lý môi trường (EMP)
Nguyễn Thanh Kiên
Chủ dự án
-Trách nhiệm quản lý toàn bộ dự án
-Trách nhiệm giải ngân và thực hiện thành công EMP
-Kí hợp đồng với tư vấn lập báo cáo ĐTM
-Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện EMP trong quá trình xây dựng dự án
Sở tài Nguyên Môi trường tỉnh Hoà Bình
Phối hợp với ông Nguyễn Thanh Kiên có trách nhiệm và giám sát thực hiện EMP
Nhà thầu
Tiến hành thi công công trình
-Chuẩn bị kế hoạch quản lí môi trường EMP.
-Tiến hành kế hoạch quản lí môi trường
-Báo cáo EMP cho Nguyễn Thanh Kiên
2. Cam kết về trách nhiệm thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường:
TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG
Tác động
Đối tượng
Giải pháp
Trách nhiệm
Giá thành
Thải các chất ô nhiễm vào không khí
Giảm thiểu lượng bụi tác động tới môi trương nhạy cảm
-Giảm thiểu diện tích và thời gian các khu vực không được che chắn
-Chê đậy các xe tải chở vật liệu để phân tán
-Bảo đảm thiết bị và phương tiện thi công được bảo dưỡng tốt
Nhà thầu
Bao gồm trong giá đấu thầu
Sản sinh tiếng ồn và chấn động
Giảm thiểu lượng tiếng ồn, chấn động gây ra và các tác động lên đối tượng nhạy cảm
-Đảm bảo các thiết bị và phương tiện thi công được bảo dưỡng tốy
-Hạn chế hoạt động ồn ào
-Báo cho chính quyền địa phương lịch thi công
-Lắp đặt hệ thống cách âm tạm thời trong vùng
Nhà thầu
Bao gồm trong giá đấu thầu
Tác động đến môi trường thực vật
Giảm thiểu lượng cây cối bị chặt bỏ
-Giảm thiểu lượng cây cối bị chặt bỏ
-Đảm bảo xây dựng lại cảnh quan xanh và trồng lại cây xanh
Nhà thầu
Bao gồm trong giá đấu thầu
Thay đổi mô hình sử dụng đất
Giảm thiểu những giai đoạn trong thay đổi mô hình sử dụng đất và tạo điều kiện chuyển đổi cho các hộ gia đình
Tiến hành các thủ tục tái định cư và đền bù trong dự án tái định cư à phát triển RAP
Ngân sách của chủ dự án
Ngân sách của chủ dự án
Thay đổi trong kinh tế sản xuất
Tăng hoạt động kinh tế vào sản xuất
Khuyến khích nhà thấu thuê nhân công trong vùng
Nhà thầu
Tác động đến sức khoẻ cộng đồng
Cải thiện điều kiện sức khoẻ cộng đồng
-Tiến hành các biện pháp ngăn bụi
-Bảo đảm công trường và lán trại có đủ điều kiện vệ sinh và hệ thống xử lí môi trường
Nhà thầu
Bao gồm trong giá đấu thầu
TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG
Phát thải khí
Giảm thiểu sự phát thải các chất ô nhiễm và tác động tới nguồn tiếp nhận
-Hạn chế hoạt động của máy móc, phương tiện gây ô nhiễm
-Che phủ các khu lưu giữ tạm thời các chất thải
Chủ dự án
Kinh phí của chủ dự án
Phát sinh tiếng ồn
Giảm thiểu phát sinh tiếng ồn tác động tới nguồn tiếp nhận nhạy cảm
-Thực hiện các biện pháp khả thi và thực tế để giảm tiếng ồn tại các khu vực tiếp nhận nhạy cảm khi chỉ số giám sát vượt mức TCVN
-Kiểm tra sự phát sinh tiếng ồn từ máy móc, phương tiện vận chuyển
Chủ dự án
Kinh phí của chủ dự án
Tác động đến hệ thực vật
Bụi, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ thực vật ở các khu vực lân cận
Áp dụng các biện pháp giảm thiểu bụi
Chủ dự án
Kinh phí của chủ dự án
Tác động đến người dân
Giảm thiểu các động đến tiện nghi của các hộ xung quanh
Tiến hành các biện pháp giảm nhẹ liên quan đến bụi bẩn và tiếng ồn
Chủ dự án
Kinh phú của chủ dự án
Sức khoẻ của cộng đồng
Nâng cao sức khoẻ cộng đồng
Hợp tác với chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ để tổ chức những cuộc tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS
Chủ dự án
Kinh phí của chủ dự án
Cơ hội việc làm
Tạo điều kiện tối đa
Phát triển các dự án sử dụng lao động địa phương tham gia làm việc ở nhà máy chế biến tối đa.
Chủ dự án
Kinh phí của chủ dự án
Chương VI : CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÍ MÔI TRƯỜNG,
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÍ VÀ QUAN SÁT MÔI TRƯỜNG
1. Danh mục các công trình xử lí môi trường:
1.1. Bãi đổ thải (Chứa các vật liệu xây dựng đổ thải):
- Xây dựng bãi chứa vật liệu được quây lại trên mặt đất dọc theo các khu đất cạnh nhà máy.
- Khu vực bãi đỗ thải thường được phân chia ra thành một số ô chứa bằng cách bố trí các đường bao biên trong phù hợp. Những ô chứa này sẽ được lấp đầy theo thứ tự.
1.2. Các thiết bị chống ồn thi công: Lắp đặt các tấm chắn âm thanh tạm thời tại các vùng phụ cận của các hoạt động gây tiếng ồn.
2. Chương trình quản lí và giám sát môi trường:
2.1. Chương trình quản lí môi trường:
2.1.1. Mục tiêu của chương trình:
- Lồng ghép quản lí môi trường và quản lí dự án trong toàn bộ quá trình triển khai xây dựng nhà máy THANH KIÊN FOOD.
- Đảm bảo tất cả các hạng mục của việc xây dựng nhà máy THANH KIÊN FOOD đều tuân thủ đúng các qui định về bảo vệ môi trường của chính phủ Việt Nam.
- Giảm thiểu tối đa các tác động từ việc xây dựng nhà máy THANH KIÊN FOOD tới môi trường, ít nhất phải đạt đến tiêu chuẩn cho phép về môi trường Việt Nam.
- Ngăn ngừa mọi nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các hoạt động xây dựng nhà máy chế biến THANH KIÊN FOOD.
- Áp dụng các biện pháp kĩ thuật tốt nhất để kiểm soát ô nhiễm môi trường từ các hoạt động xây dựng khu chế biến THANH KIÊN FOOD.
2.1.2. Vị trí chuyên gia môi trường cho EMP:
Kinh nghiệm từ các dự án khác cho thấy rất có hiệu quả khi từng đơn vị quản lí một cán bộ phụ trách việc thực hiện các hoạt động trong EMP.
- Có một chuyên gia bảo vệ môi trường của ban quản lí dự án .
- Duy trì ít nhất một tư vấn giám sát môi trường làm việc liên tục để thực hiện công tác giám sát môi trường.
- Mỗi đơn vị thi công cần có một nhân viên kiêm nghiệm phụ trách vấn đề môi trường.
2.1.3. Chương trình quản lí môi trường bao gồm các thông tin cho các hoạt động khu chế biến THANH KIÊN FOOD:
- Tóm tắt các tác động môi trường điển hình có thể xảy ra do các hoạt động của dự án.
- Xác định biện pháp giảm thiểu khả thi như trách nhiệm và chi phí thực hiện.
- Xác định các chỉ thị quan trắc đề xuất như trách nhiệm và chi phí cho việc thực hiện.
- Tổng quan tổ chức thể chế liên quan đến môi trường của dự án.
- Tông quan yêu cầu quan trắc và báo cáo môi trường của dự án.
2.2. Chương trình giám sát môi trường:
Tác động
Thông số
Vị trí lấy mẫu
Tần số
Phương pháp
Phát thải khí
Mức độ bụi
Ngoại vi vùng giải tỏa
Trong điều kiên có gió
Quan sát
Tiếng ồn và độ rung
Mức độ ồn đáp ứng được theo TCVN 5949 -1995
Ngoại vi vùng nhạy cảm
Phỏng vấn những người ảnh hưởng
Các tiêu chuẩn TCVN có liên quan:
- TCVN 5949 -1995
- TCVN 5948 -1995
Đất bị ô nhiễm
Thuốc trừ sâu và kim loại nặng trong trầm tích
Nhưng khu vực bị ô nhiễm
Trứoc khi đổ thải và trước khi tái sản xuất
- TCVN 7209 -2002
- TCVN 6649 -2000
Thay đổi mục đích sử dụng đất
Tham khảo RAP
Tham khảo RAP
Tham khảo RAP
Ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư
Đảm bảo điều kiện an toàn và vệ sinh trong các lán trại xây dựng
Lán trại xây dựng
Thường xuyên trong quá trình xây dựng
Quan sát
GIAI ĐOẠN THI CÔNG
Đất bị ô nhiễm
Thuốc trừ sâu kim loại nặng trong trầm tích
Những khu vực bị ô nhiễm
Trước khi đổ thải và trước khi tái sản xuất
Các tiêu chuẩn TCVN có liên quan:
- TCVN 6496 -1999
- TCVN 6649 -2000
An toàn đường bộ
Tỷ lệ rủi ro, nguyên nhân và tổn thương
Khu vực thi công
Liên tiếp
Tham vấn người dân và chính quyền địa phương
(*) Thủ tục báo cáo các kết quả giám sát môi trường:
- Nhà thầu xây dựng sẽ chuẩn bị báo cáo từng tháng trình nộp cho chủ dự án về việc thực hiện yêu cầu trong kế hoạch quản lí môi trường và kết quả quan trắc.
- Trong quá trình xây dựng, chủ dự án sẽ kí hợp đồng với một tổ chức độc lập thực hiện chương trình quan trắc môi trường định kì.
PHẦN II:
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG VÀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐTM
Theo như tình huống đã nêu ở trên: sau khi chủ dự án đã lập báo cáo ĐTM thì nộp bản báo cáo về nội dung dự án cùng với những dự báo tác động môi trường và biện pháp ngăn ngừa, khắc phục sự cố đến UBND và UBMTTQVN xã Trung Sơn. Sau đó, UBND xã đã yêu cầu chủ dự án tổ chức đối thoại. Ngày 02/03/2007, chủ dự án đã tổ chức đối thoại.
I. NỘI DUNG CỦA BUỔI ĐỐI THOẠI:
1. Thời gian, địa điểm: Cuộc đối thoại diễn ra vào hồi 7h30 ngày 02/03/2007 tại trụ sở UBND xã Trung Sơn, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hoà Bình.
2. Thành phần tham gia:
- Ông Trương Hồng Quang, chủ tịch UBND xã.
- Ông Lê Nguyễn Ngọc, chủ tịch UBMTTQ VN xã.
- Ông Nguyễn Thanh Kiên, chủ dự án.
- Bà Hán Hồng Nhung, đại diện Hội nông dân xã.
- Bà Phạm Chung Thủy, đại diện Cộng đồng dân cư nơi đặt dự án.
- Chủ trì cuộc đối thoại là Bà Trần Thị Luyến - Phó chủ tịch UBND xã.
3. Nội dung:
3.1. Nội dung chính: Tư vấn, cung cấp cho chính quyền địa phương những thông tin chung về dự án như: nguồn vốn đầu tư, phạm vi công việc thực hiện, hỏi ý kiến về các chính sách, các giải pháp môi trường, giải đáp một số thắc mắc của người dân.
3.2. Ý kiến của các bên tham dự cuộc đối thoại:
3.2.1. Ý kiến của UBND và MTTQ xã:
- Về các chính sách chung: UBND & MTTQ VN xã đề nghị chủ dự án thực hiện đúng các chính sách ban hành của nhà nước, tránh sự ảnh hưởng đến người dân. Thực hiện chính sách tái định cư, đền bù theo đơn giá hiện hành của tỉnh, luật đất đai,…thực hiện các chính sách phát triển dân tộc thiểu số, thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã cam kết, các giải pháp đã đưa ra để đảm bảo cuộc sống nhân dân không bị xáo trộn; duy trì trật tự tại khu vực đặt dự án.
- Các chính sách về môi trường: quan tâm đến vấn đề môi trường trong cả giai đoạn chuẩn bị lẫn giai đoạn thi công.
- Các chính sách về sử dụng đất: thực hiện theo chính sách pháp luật hiện hành, sao cho vừa đúng pháp luật, vừa đảm bảo quyền lợi cho người dân. Mặt khác, do phần lớn dân cư sống tại khu vực đặt dự án sống chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, nên đề nghị dự án đền bù cho dân theo qui định và đầu tư tái định cư, chính sách đền bù phải đảm bảo cho người dân sớm ổn định cuộc sống; đồng thời, tạo điều kiện cho các hộ gia đình chuyển đổi hình thức, qui mô sản xuất trong khả năng của dự án.
- Về chính sách đối với người dân: tận dụng nguồn lao động tại chỗ tại địa phương góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tạo ra bộ mặt mới cho cộng đồng dân cư nơi đặt dự án.
- Về giao thông: thi công công trình cần đảm bảo không làm tắc nghẽn giao thông, ảnh hưởng đến việc đi lại trên tuyến đường đó.
- Về các giải pháp đối với hệ thực vật: đảm bảo duy trì các hệ thực vật quan trọng, giảm tối đa ảnh hưởng của dự án đối với môi trường sống của hệ thực vật.
(*) Đề xuất một số ý kiến:
+ Nhân dân sống tại nơi đặt nhà máy không chỉ sử dụng nguồn nước vào sản xuất, mà còn dùng vào sinh hoạt hàng ngày nên đề nghị chủ dự án (ông Nguyễn Thanh Kiên) bổ sung các giải pháp cụ thể để giảm thiểu tác động tiêu cực đến nguồn nước, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
+ Đề nghị dự án bố trí một số người có trình độ chuyên môn và các phương tiện kĩ thuật cần thiết để tiến hành kiểm tra chất lượng môi trường hàng tháng, để UBND có điều kiện theo dõi về sự biến đổi các thành phần môi trường do hoạt động của dự án, cũng như theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các cam kết của dự án.
(*) Kết luận: Ủng hộ khi dự án được xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng.
3.2.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư:
- Đề nghị chủ dự án thực hiện đúng cam kết, đảm bảo cuộc sống và sức khỏe của người dân, đảm bảo môi trường sinh thái tại địa phương, tạo điều kiện để nhân dân cải thiện cuộc sống.
- Đề xuất: phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương, trong đó dự án hỗ trợ người dân về vốn, giống, cũng như đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của nhân dân.
3.2.3. Ý kiến của bà Hán Hồng Nhung - đại diện Hội nông dân xã Trung Sơn:
Bà Nhung hỏi: Việc bồi thường và hỗ trợ tái định cư cho các hộ gia đình có đất thuộc khu vực đặt dự án sẽ được thực hiện cụ thể như thế nào?
3.2.4. Ý kiến của chủ dự án:
- Tiếp thu các ý kiến đã đưa ra trong cuộc đối thoại.
- Riêng đối với đề xuất của UBND xã về việc tổ chức kiểm tra chất lượng môi trường hàng tháng, hiện chúng tôi chưa có kế hoạch. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, cần sự đầu tư lớn về khoa học kĩ thuật. Trong khả năng và qui mô của dự án, vấn đề này chưa thể đáp ứng được. Nhưng chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đúng các giải pháp đã đưa ra trong báo cáo.
- Về việc phát triển nguồn nguyên liệu tại địa phương, chúng tôi sẽ xem xét và có kế hoạch cụ thể trước khi dự án đi vào hoạt động chính thức.
- Về việc bồi thường, chủ dự án trả lời: Chúng tôi luôn thực hiện đúng theo qui định của pháp luật và sẽ có chính sách hỗ trợ tái định cư cho các hộ gia đình, giúp họ ổn định cuộc sống trong thời gian ngắn nhất. Chúng tôi sẽ bồi thường bằng tiền, với mức giá do UBND Tỉnh qui định.
(*) Kết luận chung: Ủng hộ dự án được triển khai.
Cuộc đối thoại kết thúc vào hồi 11h00 cùng ngày.
Chủ trì cuộc đối thoại Chủ dự án Thư ký
(Họ tên, chức danh, ký tên) (họ tên, ký) (họ tên,ký)
*Danh sách đại biểu tham dự (ký tên):
1…………………………….
2…………………………….v.v.v..
II. NHỮNG CÔNG VIỆC SAU KHI TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI:
1. Sau khi đã tổ chức đối thoại, chủ dự án là ông Nguyễn Thanh Kiên đã thực hiện việc bổ sung nội dung của buổi đối thoại vào bản báo cáo ĐTM. Biên bản cuộc đối thoại trên được sao và kèm vào phụ lục của báo cáo ĐTM của dự án.
2. Chủ dự án đã lập Hồ sơ đề nghị thẩm định Báo cáo ĐTM của dự án gửi đến UBND tỉnh Hoà Bình gồm những giấy tờ sau:
* 1 Giấy đề nghị thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá hoạt động môi trường của chủ dự án.
* 7 Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được đóng thành quyển theo mẫu quy định tại phụ lục 6 của thông tư 08/2006 Hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường của Bộ Tài Nguyên và Môi trường có chữ kí kèm theo họ tên, chức danh của chủ dự án và đóng dấu ở trang phụ bìa của từng bản báo cáo.
* 1 Bản dự thảo báo cáo đầu tư của dự án.
-------------------------------------------------------------
Phần III
QUÁ TRÌNH THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐTM
CỦA DỰ ÁN
Sau khi hồ sơ được chuyển đến UBND Tỉnh Hoà Bình, UBND Tỉnh đã uỷ quyền cho Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh thực hiện việc thẩm định. Quá trình thẩm định được thực hiện theo trình tự chính như sau: Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn kê khai, kiểm tra hồ sơ, thành lập Hội đồng thẩm định, thẩm định báo cáo, hồ sơ chưa hợp lệ nên trả lại cho chủ dự án, sau đó tiếp nhận lại và thẩm định lại, ra quyết định phê quyệt báo cáo ĐTM gửi đến chủ dự án và các cá nhân, cơ quan có liên quan, theo dõi việc thực hiện báo cáo. Dự án không thay đổi gì về địa điểm, quy mô, công suất thiết kế và triển khai thực hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nên không phải lập báo cáo ĐTM bổ sung theo quy định tại Đ13 Nghị định 80/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT 2005.
Mô hình hoá quá trình trên theo bảng biểu như sau:
Trình tự
Nội dung công việc
Tài liệu áp dụng
Trách nhiệm
Thời gian thực hiện
Biểu mẫu ghi chép
1
+ Tiếp nhận hồ sơ
+ Hướng dẫn thủ tục
+ Phát mẫu dơn
+ Hướng dẫn kê khai
+ Kiểm tra hồ sơ
+ Luật Bảo vệ môi trường 2005
+ NĐ 80/CP ngày 09/08/2006
+TT 08/2006/TT-BTNMT ngày 08.09/2006
+ QĐ số 13/2006/QĐ- BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ tài nguyên và môi trường
Chuyên viên (CV) tiếp nhận và trao trả hồ sơ
½ ngày
Biên nhận hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường
2
Chuyển hồ sơ cho nhân viên (NV) văn thư Phòng quản lý môi trường (PQLMT)
Quy định thời điểm giao nhận hồ sơ của UBND: 9 giờ và 14 giờ hàng ngày
+ CV tiếp nhận và giao trả hồ sơ
+ NV văn thư PQLMT
½ ngày
Sổ giao nhận hồ sơ
3
Trình lãnh đạo phòng quản lý môi trường
NV văn thư PQLMT
¼ ngày
Phiếu LCHS
4
Phân công cho trưởng nhóm địa bàn
Lãnh đạo PQLMT
¼ ngày
Phiếu LCHS
5
Dự thảo quyết định thành lập hội đồng thẩm định
QĐ số 13/2006/QĐ- BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ tài nguyên và môi trường
Trưởng nhóm địa bàn
1 ngày
+Danh sách thành viên hội đồng thẩm định
+ Phiếu LCHS
6
Trình lãnh đạo sở phê duyệt danh sách hội đồng thẩm định
NV văn thư PQLMT
1 ngày
+ Hồ sơ và dự thảo QĐ phê duyệt ĐTM
+ Phiếu LCHS
7
Gửi hồ sơ, thư mời cho từng thành viên HĐTĐ
NV văn thư phòng QLMT
10 ngày
+ Phiếu LCHS
8
Thẩm định ĐTM
(Kết quả thẩm định là hồ sơ chưa hợp lệ vì những đánh giá tác động đến nguồn nước chưa đầy đủ những thông số yêu cầu)
+ Luật Bảo vệ môi trường 2005
+ NĐ 80/CP ngày 09/08/2006
+TT 08/2006/TT-BTNMT ngày 08.09/2006
+ QĐ số 13/2006/QĐ- BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ tài nguyên và môi trường
Các thành viên HĐTĐ
½ ngày
+Biên bản tổng kết ý kiến của hội đồng thẩm định
+ phiếu LCHS
9
Ý kiến môi trường của PQLMT
PQLMT
1 ngày
+ Văn bản YKMT của PQLMT
+ phiếu LCHS
10
Chuyển văn bản YKMT của PQLMT và hồ sơ cho chủ đầu tư
+ NV văn thư PQLMT
½ ngày
+ Văn bản YKMT của PQLMT
+ Hồ sơ
+ phiếu LCHS
11
Tiếp nhận lại hồ sơ (sau khi chủ đầu tư đã chỉnh sửa, bổ sung theo văn bản YKMT của PQLMT)
+ NV tiếp nhận hồ sơ
½ ngày
+ biên nhận hồ sơ
12
Chuyển hồ sơ cho PQLMT
+ NV tiếp nhận hồ sơ
+ NV văn thư PQLMT
½ ngày
+sổ giao nhận hồ sơ
13
Thẩm định lại ĐTM
(hợp lệ)
+ thành viên HĐTĐ
½ ngày
+ biên bản tổng kết ý kiến của hội đồng thẩm định
+ phiếu LCHS
14
Dự thảo QĐ phê duyệt
+TT 08/2006/TT-BTNMT ngày 08.09/2006
Trưởng nhóm địa bàn
1 ngày
Phiếu LCHS
15
Trình lãnh đạo sở phê duyệt
+ Lãnh đạo PQLMT
+ NV văn thư PQLMT
+ NV văn thư VPS
2 ngày
+ Hồ sơ
+ Dự thảo QĐ phê duyệt ĐTM
+ Phiếu LCHS
16
Phê duyệt
Lãnh đạo sở
½ ngày
+ Hồ sơ
+ Dự thảo QĐ phê duyệt ĐTM
+ Phiếu LCHS
17
+ Nhận kết quả
+ Đóng dấu, cập nhật dữ liệu
NV văn thư văn phòng sở
½ ngày
+ Hồ sơ
+ Dự thảo QĐ phê duyệt ĐTM
+ Phiếu LCHS
18
+ Nhận công văn và hồ sơ từ NV văn thư VPS
+ Chuyển CV cho chuyên viên trựac tiếp nhận, giao trả và lưu hồ sơ
NV văn thư phòng QLMT
½ ngày
Hồ sơ và quyết định phê duyệt ĐTM
19
Giao công văn cho chủ dự án + thu lệ phí
CV tiếp nhận và giao trả hồ sơ
½ ngày
QĐ phê duyệt ĐTM
--------------------------------------------------------
Sau khi đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm THANH KIÊN FOOD, dự án đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hoà Bình cấp giấy phép đầu tư. UBND tỉnh Hoà Bình cũng chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh, UBND xã Trung Sơn tiến hành theo dõi quá trình thực hiện báo cáo ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án để kịp thời phát hiện sai sót và giải quyết các vấn đề phát sinh đồng thời có biện pháp xử lí thích hợp. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh xem xét có cấp Giấy xác nhận thực hiện nội dung của báo cáo ĐTM và những yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM hay không (theo quy định tại điểm 13, mục III của Thông tư 08/2006 ban hành ngày 08/09/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường).
Ghi chú:
(*) Giấy đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM của dự án xem phụ lục 1.
(*) Mẫu bìa của bản báo cáo ĐTM xem phụ lục 2.
(*) Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM của dự án xem phụ lục 3.
(*) Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án xem phụ lục 4.
KẾT LUẬN
Môi trường ngày nay đang cần bàn tay con người tác động mạnh mẽ hơn nữa để bảo tồn và phát triển nhằm “giành lại” sự sống cho thiên nhiên. Trong xu thế toàn cầu hoá, những vấn đề của thời đại luôn được đặt lên hàng “nóng bỏng” để từ đó có những chính sách phù hợp và chiến lược lâu dài. Vấn đề môi trường cũng không nằm ngoài xu thế đó cho nên trong nhiều thế kỉ qua, các quốc gia, các tổ chức trên thế giới đã có những động thái và chiến lược tích cực để thực hiện được mục tiêu chung của nhân loại. Tuy nhiên, một thực tế là hiện trạng môi trường toàn cầu đang gióng lên những hồi chuông báo động liên tiếp trong những năm qua. “Phòng ngừa” bao giờ cũng tốt hơn là “chữa bệnh” - kinh nghiệm đúc kết của cha ông ta từ xa xưa đã trở thành bài học cho bao thế hệ. Cũng vì vậy, “phát triển bền vững” đã được đặt lên hàng những biện pháp trọng tâm trong chính sách về môi trường.
Thông qua việc xây dựng tình huống về báo cáo Đánh giá tác động môi trường, chúng ta đã hiểu thêm được quy trình của một báo cáo ĐTM từ khi được lập cho đến khi được cấp quyết định phê duyệt báo cáo, theo dõi quá trình thực hiện báo cáo và cam kết môi trường. Nói chung, báo cáo ĐTM đã góp phần ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đến môi trường, thúc đẩy ý thức cộng đồng tăng cao hơn. Đó là những xu hướng tích cực của hoạt động bảo vệ môi trường hiện nay./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật Môi trường ĐH Luật Hà Nội, NXB.CAND năm 2006.
Giáo trình Luật Môi trường ĐH Huế, NXB.CAND năm 2006.
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
Quyết định số 13/2006 của Bộ trưởng Bộ TN và MT ngày 08/09/2006 ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM, Hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC.
Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT của Bộ tài Nguyên và Môi trường hướng dẫn về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và Cam kết bảo vệ môi trường.
Website nea.gov.vn (Cục bảo vệ Môi trường, Bộ Tài Nguyên Môi trường và Biển).
Website vbqppl.moj.gov.vn.
Website chinhphu.vn.
-----*-----
DANH SÁCH NHÓM 1 KINH TẾ 30 A2:
Nguyễn Thanh Kiên.
Trần Thị Luyến.
Đinh Bảo Ngọc.
Nguyễn Thị Ngọc.
Hán Hồng Nhung.
Trương Hồng Quang (Nhóm trưởng).
Hoàng Thị Soa.
Phạm Chung Thuỷ
Nguyễn Thị Thuận.
Đinh Thị Thu Trang.
Dương Thị Tá.
Nhận xét của giáo viên:
Điểm:
PHỤ LỤC 1
GIẤY ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐTM CỦA CHỦ DỰ ÁN
Công ty Ngôi sao xanh
Số:................
V/v đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Dự án xây dựng Nhà máy chế biến thực phẩm THANH KIÊN FOOD”
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trung Sơn, ngày 10 tháng 03 năm 2007
Kính gửi: Uỷ Ban Nhân dân Tỉnh Hoà Bình
Tôi là: Nguyễn Thanh Kiên, Chủ dự án: xây dựng Nhà máy chế biến thực phẩm THANH KIÊN FOOD do së kÕ ho¹ch ®Çu t TØnh Hoµ B×nh phª duyÖt.
Địa chỉ liên hệ: sè 61, §éi CÊn, Q.Ba §×nh, TP.Hµ Néi.
Điện thoại: 04.7221232; Fax: 8234567; E-mail: thanhkien7@yahoo.com.
Xin gửi đến UBND tỉnh những hồ sơ sau:
- Một (01) bản dự thảo văn bản kế hoạch;
- Bảy (07) bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của Dự án bằng tiếng Việt.
- Một (01) bản dự thảo báo cáo đầu tư của dự án.
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đề nghị UBND tỉnh thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu
Giám đốc công ty
Nguyễn Thanh Kiên (đã ký)
PHỤ LỤC 2:
MẪU BÌA BÁO CÁO ĐTM CỦA DỰ ÁN “THANH KIÊN FOOD”
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HÒA BÌNH
CÔNG TY NGÔI SAO XANH
***&***
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THANH KIEN FOOD
Trung Sơn, tháng 02 năm 2007
PHỤ LỤC 3:
QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐTM
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
của Dự án “Xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm THANH KIÊN FOOD”
Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số../NĐ-CP ngày..tháng…năm..của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài Nguyên và Môi trường;
Xét Văn bản số...., ngày 10 tháng 03 năm 2007 của công ty Ngôi sao xanh về việc đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm THANH KIÊN FOOD”;
Theo đề nghị của ông Nguyễn Văn Phong - Thường trực Hội đồng;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án án “Xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm THANH KIÊN FOOD” bao gồm các ông (bà) có tên sau đây:
TT
Họ và tên
Học hàm,
học vị
Nơi công tác
Chức danh trong
Hội đồng
1
Lê Quang
Tiến sĩ
Sở Tài Nguyên Môi Trường Hòa Bình
Chủ tịch
2
Đinh Ngọc
Thạc sĩ
Nt
Phó Chủ tịch
3
Trần Hòa
Thạc sĩ
Nt
Uỷ viên thư ký
4
Nguyễn Ngọc
Thạc sĩ
Nt
Uỷ viên phản biện
5
Phạm Thủy
Thạc sĩ
Nt
Uỷ viên phản biện
6
Trần Luyến
Cử Nhân
Nt
Uỷ viên
Điều 2. Hội đồng có nhiệm vụ xem xét, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án nêu trên và gửi kết quả cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 3. Các chi phí cho hoạt động của Hội đồng được lấy từ nguồn thu phí thẩm định theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Các ông (bà): Trưởng phòng Quản lý môi trường, Công nghệ Môi trường và các thành viên Hội đồng có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Chủ dự án;
- Lưu.
GIÁM ĐỐC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Đã ký)
PHỤ LỤC 4:
QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐTM CỦA DỰ ÁN
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Số:..................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hòa Bình, ngày.... tháng 03 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
của Dự án “Xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm THANH KIÊN FOOD”
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số ...../NĐ-CP ngày…tháng…năm...của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài Nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm THANH KIÊN FOOD” họp ngày...tháng 03 năm 2007 tại Sở Tài Nguyên và Môi trường Tỉnh Hòa Bình;
Xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm THANH KIÊN FOOD” đã được chỉnh sửa bổ sung kèm theo Văn bản giải trình số....ngày...tháng 03 năm 2007 của Công ty Ngôi sao xanh;
Theo đề nghị của Ông Lê Quang - Chủ tịch Hội đồng Thẩm định;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm THANH KIÊN FOOD” của Công ty Ngôi sao xanh (sau đây gọi là Chủ dự án).
Điều 2. Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện đúng những nội dung đã được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và những yêu cầu bắt buộc sau đây:
1. Đảm bảo triển khai đúng tiến độ kế hoạch của dự án.
2. Thực hiện tốt cam kết môi trường đã nêu trong báo cáo.
3. Hoàn toàn chịu trách nhiệm với những sự cố phát sinh trong quá trình chuẩn bị, triển khai, thi công và sau khi dự án đã hoàn thành.
Điều 3. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án và những yêu cầu bắt buộc tại Điều 2 của Quyết định này là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm soát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của Dự án.
Điều 4. Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án, nếu có những thay đổi về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, Chủ dự án phải có văn bản báo cáo và chỉ được thực hiện những nội dung thay đổi đó sau khi có văn bản chấp thuận của Sở Tài Nguyên Và Môi trường.
Điều 5. Ủy nhiệm Ủy ban nhân dân xã Trung Sơn thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu nêu tại Điều 2 của Quyết định này.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Chủ dự án;
- UBND xã Trung Sơn;
- UBND tỉnh Hòa Bình;
- Lưu VP.
Giám đốc Sở tài Nguyên và Môi trường
(Đã ký)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng tình huống về báo cáo Đánh giá tác động môi trường.doc