Báo chí với việc tuyên truyền về vấn đề nông nghiệp, nông thôn

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 2.Lịch sử nghiên cứu đề tài 3.Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.Phương pháp nghiên cứu 5.Kết cấu tiểu luận Chương 1: Báo chí với việc tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn. Chương 2: Thực trạng công tác tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn tại Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Hà Giang. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về nông nghiệp, nông thôn

doc31 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5630 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo chí với việc tuyên truyền về vấn đề nông nghiệp, nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp, nông thôn tại Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Hà Giang. qua đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn. Thông qua quá trình làm tiểu luận, em mong muốn tăng thêm hiểu biết của mình về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Với thực tế tại nơi thực tập, em cũng mong học hỏi được các phương pháp tiếp xúc và tìm hiểu bà con tại địa phương, nhu cầu thông tin của họ, từ đó có những biện pháp thông tin phù hợp và hiệu quả nhất. Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là lĩnh vực thông tin về nông nghiệp, nông thôn tại Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Hà Giang trong thời gian 2 tháng (từ 22/2 đến 17/4/2010). Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tiểu luận, em đã được các cán bộ, phóng viên của Đài tận tình hướng dẫn. Đề tài về nông nghiệp, nông thôn là một lĩnh vực tuy gần gũi nhưng khó thực hiện, vì vậy các anh chị đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc với nông dân ngay khi có thể, cung cấp những tài liệu bổ ích về thực tế phát triển nông nghiệp và nông thôn của Tỉnh… 4.Phương pháp nghiên cứu Tiểu luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:Điều tra xã hội học, phỏng vấn, thống kê, phân loại, so sánh, phân tích, tổng hợp, đối chiếu…để làm rõ tình hình thông tin về nông nghiệp, nông thôn nói chung và trên địa bàn tỉnh Hà Giang (qua thực tiễn thông tin, phản ánh của Đài phát thanh – truyền hình tỉnh) nói riêng. 5.Kết cấu tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục; tiểu luận có các nội dung sau: Chương 1: Báo chí với việc tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn. Chương 2: Thực trạng công tác tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn tại Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Hà Giang. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về nông nghiệp, nông thôn. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐƯA TIN VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN. 1.khái niệm về nông nghiệp, nông thôn trong thời kì đổi mới 1.1.Nông nghiệp Trong thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đều khẳng định tầm vóc chiến lược của vấn đề nông nghiệp. Chính vì vậy Đảng ta luôn đặt nông nghiệp ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và là lực lượng để phát triển kinh tế xã hội vững mạnh, ổn định chính trị. Ngày 21/06/2001 công ước quốc tế “An toàn và sức khoẻ trong nông nghiệp 2001” đã đưa ra khái niệm về nông nghiệp như sau: “Nông nghiệp là những hoạt động nông, lâm nghiệp tiến hành tại các cơ sở nông nghiệp bao gồm trồng hoa màu, trồng rừng, chăn nuôi động vật và côn trùng, sơ chế nông sản do cơ sở hoặc nhân danh cơ sở thực hiện” Hay theo cuốn giáo trình Hệ thống nông nghiệp (Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội – 1999) lại đưa ra khái niệm : “Nông nghiệp là một loại hoạt động của con người được tiến hành chủ yếu để sản xuất ra lương thực, sợi, chất đốt cũng như nhiều loại nguyên liệu khác bằng sự cân nhắc kĩ lưỡng và sử dụng có điều khiển cây trồng và vật nuôi. Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cổ nhất có lịch sử cách đây ít nhất 10.000 năm, khi mà các bộ lạc nguyên thuỷ ở đầu thời kì đồ đá mới.” Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước, đặc biệt là trong các thế kỉ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Nền nông nghiệp hiện đại trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam đã vượt ra khỏi nền sản xuất nông nghiệp truyền thống. Trong thời kì đổi mới nền nông nghiệp Việt Nam đã vượt lên mọi khó khăn, trì trệ của phương thức sản xuất cũ để đưa nông nghiệp Việt Nam lên một tầm cao mới, một vị thế mới. Theo những đánh giá mới nhất của Tổng cục thống kê, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2009 theo giá so sánh 1994 ước đạt 219.887 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2008; trong đó nông nghiệp đạt 160.081 tỷ đồng, tăng 2,2%, lâm nghiệp đạt 7.008 tỷ đồng, tăng 3.8%, thuỷ sản đạt 52.799 tỷ đồng, tăng 5,4%. Nhờ có những bước tiến thần kì trong nông nghiệp mà trong năm 2009 đời sống người dân nông thôn tiếp tục được cải thiện. Các địa phương hồ hởi và tích cực chuẩn bị cho chương trình: Phát triển nông thôn mới. Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn cũng từng bước được nâng cấp, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống, góp phần giảm nhẹ tác động của thiên tai. Năm 2010, Ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đang từng bước đẩy mạnh, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao hơn so với năm 2009, Đồng thời phấn đấu nâng cao sản lượng, chất lượng cũng như hiệu quả sản phẩm nông nghiệp, phải làm sao tăng trưởng nhanh và bền vững để đảm bảo vấn đề an sinh xã hội. Để làm được điều này, ngành nông nghiệp Việt Nam, cần tăng cường khoa học công nghệ tiên tiến vào trồng trọt, chăn nuôi để nông dân có cánh đồng công nghệ cao, chăn nuôi công nghệ cao,…Bên cạnh đó, vấn đề xây dựng nông thôn mới cũng cần được chú trọng. Làm sao đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành đủ 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, năm 2010 sẽ là năm đầu tiên cả nước triển khai thực hiện 1 triệu lao động nông thôn có việc làm, đây là vấn đề cấp bách cần phải làm ngay. Trong thời mở cửa, nền nông nghiệp Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội phát triển vươn ra hội nhập cùng thế giới. Ngày càng có nhiều dự án hợp tác về nông nghiệp với nước ngoài được kí kết, ngoài ra còn có nhiều dự án hỗ trợ khẩn cấp từ nguồn vốn ODA nhằm giúp người nông dân Việt Nam khắc phục thiên tai, dịch bệnh. 1.2.Nông thôn Cùng với nông nghiệp thì nông dân và nông thôn là ba vấn đề rất được nhà nước ta chú trọng. “Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó người dân sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp.ở Việt Nam có đến 80,1% dân số sống ở vùng nông thôn. Chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam”.(giáo trình Hệ thống nông nghiệp-Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội-1999) Trong thời kì đổi mới hiện nay nông thôn Việt Nam ngày càng được quan tâm và chú trọng. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn được tăng cường nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông,mạng lưới điện quốc gia góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn ngày nay. 2.Các văn bản của nhà nước về tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn. Trong thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đều khẳng định tầm vóc chiến lược của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Mốc son khởi đầu thời kì đổi mới toàn diện đất nước được xác định là Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986). Nhưng những bước đi đầu tiên trong cải tiến cơ chế quản lý đã cho thấy sự xuất hiện sớm hơn của tư duy mới, cách làm mới trong lĩnh vực kinh tế, trong đó có Chỉ thị 100 (tháng 10/1981) của Ban Bí Thư T.Ư Đảng về khoán sản phẩm trong nông nghiệp, về thay đổi cách chỉ đạo, tổ chức sản xuất, quản lý hợp tác xã nông nghiệp, đã đem laị niềm phấn khởi và khí thế mới ở nông thôn, giải phóng sức sản xuất cho hàng triệu nông dân. Trên cơ sở thắng lợi của cơ chế khoán 100 (khoán đến nhóm và người lao động), ngày 5/4/1988, Bộ Chính Trị ra Nghị quyết 10 về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp, trong đó xác định rõ vai trò của kinh tế hộ, coi hộ gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng ruộng đất… Tác dụng của cơ chế khoán 10 cộng với những thành tựu về thuỷ lợi, cải tạo giống, thâm canh tăng năng xuất ở đồng bằng Bắc Bộ và mở rộng diện tích đất canh tác ở đồng bằng sông Cửu Long đã đưa nền nông nghiệp nghiệp Việt Nam sang trang sử mới. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến năm 1988 vẫn còn phải nhập khẩu hơn 450.000 tấn gạo, nhưng từ năm 1989, Việt Nam vừa bảo đảm nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ, vừa xuất khẩu gạo mỗi năm từ 1 đến 1,5 triệu tấn và tiến dần lên tới 4 đến 4,5 triệu tấn như hiện nay… Các văn kiện đại hội lần thứ VII, VIII,IX của Đảng và nhiều chỉ thị, nghị quyết Hội nghị Trung ương trong các nhiệm kì đó đều thể hiện rõ chủ trưong chiến lược nhất quán đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn từng bước xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, tiến đến khẳng định thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kì quan trọng cả trước mắt và lâu dài. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiện vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn len của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao dời sống nông dân. Nghị quyết số 26- NQ/T.Ư “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” được thảo luận và thông qua tại Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khoá X và Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh kí ban hành ngày 5/8 đã xác định như vậy. (Các văn bản về tầm quan trọng của vấn đề nông nghiệp, nông thôn mời tham khảo trong bảng thông kê tại Phần mục lục). Lịch sử xây dựng chủ nghĩa xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp và trên địa bàn nông thôn rộng lớncủa nước ta đã xác nhận những cột mốc lớn, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, đó là: chính sách 100 năm 1981, khoán 10 năm 1988. Từ đường lối chính sách phát triển hiệu quả, có thể khẳng định thêm rằng nông thôn, nông nghiệp và nông dân Việt Nam đã có những đóng góp to lớn và rất đáng tự hào cho sự nghiệp phát triển chung của toàn dân tộc. Để đưa nền nông nghiệp Việt Nam trở thành nền nông nghiệp hiện đại, để dân ta giàu nước ta mạnh, Đảng ta tại Hội nghị Trung ương 5 khoá IX đã đưa ra một quyết sách: đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam với nội dung chủ yếu là đẩy nhanh ba cuộc chuyển đổi sâu rộng: - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh trong công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn. - Chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh lao động công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn (ly nông không ly hương). Tiến hành ba cuộc chuyển đổi sâu rộng này là tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hoá.Ba cuộc chuyển đổi này là giải pháp chiến lược là con đường dưa nông nghiệp Việt Nam lên sản xuất lớn hiện đại, đưa nông thôn Việt Nam lên giàu mạnh, văn minh. 3.Chức năng và nhiệm vụ của báo chí tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn Báo chí thông tin về nông nghiệp, nông thôn đảm bảo thực hiện những chức năng và nhiệm vụ sau: 3.1. Tuyên truyền tập thể đường lối chủ trương chính sách của Đảng. Báo chí phải truyền bá sâu rộng đường lối chính sách, đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, làm cho toàn Đảng, toàn dân nhất trí cao; tự giác, chủ động thực hiện 3 cuộc chuyển đổi sâu rộng và mạnh mẽ nói trên. 3.2. Tổ chức tập thể thực hiện đường lối chính sách của Đảng.Báo chí phải hướng dẫn cụ thể cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cho từng hộ, từng xã, từng huyện, từng tỉnh. Bám sát và thông tin kịp thời các hoạt động trong nông nghiệp và nông thôn. 3.3. Báo chí phải bám sát thực tiễn, phải có mặt ở mũi nhọn của quá trình chuyển đổi mang tính cách mạng này để phát hiện được cho được các nhân tố mới, các điển hình; tổng kết cho được các kinh nghiệm hay để phổ biến nhằm nhân rộng các điển hình, từ đó tạo thành phong trào cách mạng, thành phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong nông dân, từ đó thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam. 3.4. Với chức năng thông tin nhằm nâng cao dân trí, báo chí có trách nhiệm lớn trong việc cung cấp thông tin cho các cấp, các ngành, cho nông dân những thông tin thiết thực và kiến thức về thổ nhưỡng, khí hậu, quá trình sinh học của từng giống cây, giống con mới,…những thông tin, những kiến thức về đưa công nghiệp – nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ – về nông thôn, những thông tin nhằm bồi dưỡng đào tạo nông dân có tri thức, có kinh nghiệm, có bản lĩnh để tiến hành ba bước chuyển đổi cách mạng sâu sắc trên mặt nông nghiệp và kinh tế nông thôn. đặc biệt phải thông tin có trách nhiệm về giá cả, về các thị trường trong nước, khu vực và thế giới đối với từng sản phẩm nông nghiệp. Điều rất quan trọng là báo chí phải thông tin những kiến thức và hướng dẫn các hình thức hợp tác, liên kết của nông dân trong từng xóm ấp, làng, xã; hợp tác liên kết giữa các vùng, hợp tác liên kết giữa nông dân với hợp tác xã, với các doanh nghiệp… 3.5. Với tư cách là diễn đàn của nhân dân, báo chí phải kịp thời phản ánh nguyện vọng, ý chí, sáng kiến, của nông dân trong sự nghiệp chuyển đổi ba cơ cấu lớn trong nông nghiệp và nông thôn, nhất là những vấn đề bức xúc, cần tháo gỡ để có thể đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Ví dụ ở một số địa phương của Hưng Yên, Vĩnh Phúc…khi đưa công nghiệp về nông thôn nhưng không gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động, nên nông dân sau khi nhận một khoản tiền đền bù đó thì thất nghiệp. Báo chí nhất là các báo chí địa phương cần làm tốt chức năng quan trọng này. 4.Các yêu cầu đối với báo chí khi tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn Báo chí tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn muốn thực hiện đúng và đầy đủ chức năng của mình, cần xác định rõ các yêu cầu mà thể loại đặt ra. Những yêu cầu đối với báo chí khi tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn: 4.1. Nắm vững các quan điểm, đường lối chính sách, của Đảng và Nhà nước chỉ đạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.Người làm báo về nông nghiệp, nông thôn bắt buộc phải nắm vững các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước chỉ đạo cũng như có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực này. 4.2. Đưa tin kịp thời, phong phú, đa dạng, thông tin có chiều rộng và sâu, thông tin mới, nhanh sâu sát các vấn đề của nông nghiệp, nông thôn. Người nông dân ở các vùng nông thôn luôn là những đối tượng cần được ưu tiên cập nhật thông tin hơn cả, do đó phải thông tin một cách nhanh chóng, chính xác đến họ. Thông tin đưa đến lớp đối tượng này cũng cần đảm bảo phong phú, đa dạng cả về hình thức, nội dung và cách thức phản ánh vấn đề. 4.3. Đa dạng hoá các hình thức thông tin, sử dụng các thể loại phối hợp, ngôn ngữ phù hợp với trình độ, tâm lý của người dân. Việc lựa chọn cách thức thông tin cũng quan trọng như lựa chọn nội dung. Đối với nông nghiệp, nông thôn, người nông dân, việc này càng quan trọng. Nếu không có cách thức phản ánh và ngôn ngữ sử dụng phù hợp, họ có thể không nghe lại chương trình một lần nào nữa. Vì vậy, người phóng viên cần phải hết sức chú ý, cân nhắc khi lựa chọn góc độ, ngôn ngữ thông tin. Trên đây là những yêu cầu chung cho báo chí trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuỳ tình hình địa phương và yêu cầu của người tiếp nhận mà người viết có cách xử lý sao cho phù hợp. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH TỈNH HÀ GIANG. 1.Vài nét về mảnh đất - con người Hà Giang 1.1. Vị trí địa lý Hà Giang (diện tích:7.884,37 km2) là một tỉnh miền núi biên giới cực bắc của Tổ quốc, có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phiá tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Riêng về phía bắc, Hà Giang giáp Châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng: + Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới, chia làm 2 mùa (mưa và khô). + Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp. + Vùng núi thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thị xã Hà Giang. 1.2 Dân số Dân số Do địa hình chiếm đa phần là miền núi nên dân số trong tỉnh phân bố không đều và không đông (ngày 1/4/2009, dân số của tỉnh là 724.353 người, mật độ dân số là 92 người/ km2). 22 dân tộc anh em cùng sinh sống đoàn kết và gắn bó keo sơn,đồng bào kinh chiếm đa số còn lại là đồng bào các sắc dân người: Mông, Dao, Tày, Nùng, Giáy, La chí,…phần lớn các dân tộc đều có những bản sắc văn hoá truyền thống đặc thù. Cũng chính vì có những đặc thù riêng đó nên Hà Giang là nơi có nhiều sản phẩm văn hoá đặc sắc từ truyền thống lâu đời của hơn 20 dân tộc, một địa danh du lịch đáng nhớ bởi cảnh quan thiên nhiên và con người nơi đây. 1.3 Lịch sử phát triển Bao đời nay, Hà Giang luôn là “phên dậu” phía bắc của Tổ quốc. trong tiến trình của lịch sử, vùng đất Hà Giang đã qua nhiều lần thay đổi về cương vực và tên gọi. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỉnh có 4 châu và một thị xã (Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Thị xã Hà Giang). Ngày nay, Hà Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện và 01 thị xã:thị xã Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh. Ngày 26.6.2009, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang đã ký Quyết định số 699/QĐ - BXD công nhận thị xã Hà Giang – tỉnh Hà Giang là đô thị loại III, đánh dấu một mốc mới trên chặng đường xây dựng và phát triển của thị xã Hà Giang – Thành phố tương lai. Hoà chung với khí thế thi đua, quyết tâm đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra trước thời gian đề ra một năm, thị xã Hà Giang đã phát huy nội lực, xây dựng đô thị ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp, và trở thành đô thị loại III. Đây cũng là minh chứng sinh động nhất của nhân dân các dân tộc thị xã Hà Giang nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung trong việc hiện thực hoá chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn đời sống của bà con nhân dân trên địa bàn tỉnh. Với diện tích đất nông nghiệp là 134.184 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 334.101 ha, diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 612 ha.vì vậy Hà Giang lấy sản xuất nông nghiệp là ngành chủ đạo trong sản xuất. Từ một tỉnh có xuất phát điểm thấp, nhưng Hà Giang luôn chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế một cách chắc chắn và có những bước đi bền vững nhờ đó mà Hà Giang đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 10,3%, thu nhập bình quân đầu người đạt 1,95 triệu đồng, nông – lâm nghiệp đạt 48,5%, công nghiệp – xây dựng đạt 21,5%, thương mại – dịch vụ đạt 30,0%. Bên cạnh đó Hà Giang còn có những chính sách thông thoáng nhằm thu hút các nhà đầu tư , gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân, xoá đói giảm nghèo bền vững, ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn xã hội tăng cường củng cố khối quốc phòng an ninh; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị hợp tác cùng phát triển. 2. Vài nét về đài Phát thanh- truyền hình Hà Giang Đài Phát thanh – truyền hình tỉnh Hà Giang được thành lập từ ngày 05/09/1991, là cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh, có chức năng là tờ báo nói, báo hình giúp UBND tỉnh tuyên truyên và phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước. Đài chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh và sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của đài tiếng nói Việt Nam và đài truyền hình Việt Nam. Với hơn 100 cán bộ công nhân viên chức, tổ chức bộ máy của Đài được phân như sau: Giám đốc : Tô Tuyên Phó giám đốc : Chu Danh Tấn Hoàng Thị Hằng Các phòng chức năng  : Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch Phòng thời sự Phòng văn hoá - thể thao Phòng kỹ thuật Phòng dân tộc. Với vai trò tiên phong Đài Phát thanh – truyền hình Hà Giang đã góp phần quan trọng trên mặt trận văn hoá tư tưởng, tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, an ninh quốc phòng…từng bước nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần, trình độ dân trí của các cán bộ và nhân dân trong tỉnh, ngày càng phục vụ tốt công cuộc đổi mới, phát triển của địa phương. Trong vai trò và chức năng của mình, Đài Phát thanh – truyền hình Hà Giang là kênh thông tin quan trọng, có khả năng xã hội hoá thông tin cao đạt hiệu quả thiết thực trong việc tuyên truyền các đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật tới công chúng. Sau 19 năm thành lập Đài PT – TH Hà Giang đã có những bước phát triển vượt bậc cả về nội dung và hình thức. Đài đang quản lý hệ thống phát thanh – truyền hình với cột anten cao 117 mét. máy phát hình MARRIS với công suất 5 kw phát trên kênh UHF, máy phát thanh 2 kw phát trên kênh FM tần số 93,7MHZ, máy số có 2 máy mỗi máy với công suất là 630 w của VTC. Cùng với 10 đài huyện và 01 đài thị xã có hệ thống kênh truyền thanh cơ sở thường xuyên hoạt động, đảm bảo phủ sóng kín trong toàn tỉnh. Về thời lượng phát sóng cũng tăng lên với nội dung phong phú hơn, cụ thể thời lượng phát sóng chương trình truyền hình địa phương là 60 phút/ ngày, thời lượng tiếp sóng chương trình, phát thanh địa phương là 60 phút/ ngày, thời luợng tiếp sóng chương trình truyền hình quốc gia là 60 phút/ ngày. Số lượng tin bài được sử dụng cũng phong phú hơn rất nhiều bao gồm những thông tin về chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế,….phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội. Đài còn mở thêm nhiều chương trình mới làm phong phú nội dung như: “nhịp cầu tri thức”, “quà tặng âm nhạc”, “Hà Giang qua báo chí trong nước”… 3. Nhu cầu thông tin về nông nghiệp, nông thôn của công chúng ở tỉnh Hà Giang Tỉnh Hà Giang gồm 10 đơn vị hành chính cấp huyện và 01 thị xã. Đa phần các huyện đều là vùng miền núi khó khăn mà bà con nhân dân lại sống bằng nông nghiệp là chủ yếu. Chính vì thế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn tỉnh trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh. Người nông dân theo đó cũng trở thành bộ phận tiếp nhận thông tin - đối tượng phục vụ chủ yếu của Đài PT – TH tỉnh. Bà con nhân dân trong tỉnh nói chung chủ yếu sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phát triển các loại hình kinh doanh, buôn bán nhỏ…nhưng kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh hơn cả. Các sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng: Chè Shan Tuyết, cam sành Bắc Quang, gà đen Quang Bình, keo Bắc Mê…Những nông sản này không chỉ có uy tín, chất lượng trong tỉnh mà còn xuất ra thị trường trong nước và khu vực Đông Nam Á… Nhìn chung, các địa bàn nông thôn thuộc tỉnh Hà Giang đang chuyển mình rất nhanh trên bước đường đổi mới. Các quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đô thị hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, góp phần không nhỏ vào việc thay đổi diện mạo tỉnh vùng biên của Tổ quốc. Trong các yếu tố làm nên những thành quả trên phải kể đến vai trò quan trọng, không thể thay thế của các phương tiện thông tin đại chúng. Thông qua Đài Phát thanh- truyền hình tỉnh, nông dân các xã được tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật, những kiến thức chung trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, những kinh nghiệm trong sản xuất, các điển hình làm kinh tế giỏi…từ đó học hỏi và áp dụng vào thực tiễn sản xuất tại gia đình mình, địa phương mình. 3.1.Nhu cầu thông tin về khuyến nông Công tác khuyến nông là một trong những nhu cầu thông tin quan trọng của người dân, họ luôn muốn tìm hiểu về các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, họ cần được tuyên truyền, phân tích, giải thích rõ các Nghị quyết từ đó có thể nắm bắt và áp dụng có hiệu quả vào sản xuất như khuyến khích sử dụng các giống cây, vật nuôi, thiết bị kỹ thuật mới vào sản xuất, hình thành cơ giới hoá trong nông nghiệp. Năm 2009, trung tâm Khuyến nông Tỉnh đã triển khai được 18 số và 3 chuyên trang khuyến nông trên báo Hà Giang. Thực hiện 18 chuyên mục khuyến nông trên Đài PT – TH tỉnh (trong đó, có 6 chuuyên mục phát bằng tiếng Giao, 6 chuyên mục phát bằng tiếng Hmông). Đặc biệt, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về: “giải pháp tăng năng xuất lúa, ngô” hay cuộc hội thảo “Các loài cây lâm nghiệp cho các tỉnh vùng núi phía bắc”… Có thể nói rằng, công tác khuyến nông đã khuyến khích và hướng dẫn người nông dân biết áp dụng chuyển giao công nghệ mới vào trong sản xuất mùa vụ. Trong lĩnh vực trông trọt người dân luôn muốn tim hiểu về các loại cây trồng mới cho năng xuất cao, hay các loại phân bón có hiệu quả tốt vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống cây và phân bón mới. Đặc biệt thông tin về các chương trình thuỷ lợi như việc tu bổ, xây mới các trạm bơm, nạo vét kênh mương máng để dẫn nước đảm bảo cho việc cung cấp nước tưới tiêu về tận đồng ruộng phục vụ cho bà con nông dân thâm canh tăng vụ. Hiện nay, Nhà nước đang có chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí, điều này góp phần giúp cho người dân giảm chi phí trong sản xuất và yên tâm canh tác phát triển tăng thêm thu nhập. 3.2. Nhu cầu thông tin về phát triển chăn nuôi Để phát triển chăn nuôi người dân rất vất vả trong khâu tìm kiếm những thông tin hữu ích liên quan trực tiếp đến việc phát triển đàn gia súc gia cầm.Chính vì vậy, những thông tin liên quan trực tiếp đến chăn nuôi đưuọc đài phát thanh và truyền hình tỉnh Hà Giang rất nỗ lực phổ biến đến bà con về công tác tiêm văcxin phòng và chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm hay những thức ăn nào giúp đàn gia súc gia cầm tăng trưởng nhanh.Hiện nay trong toàn tỉnh đã phát triển rất nhiều mô hình chăn nuôi cho hiệu quả cao và đảm bảo an toàn sinh học.Việc phát triển các mô hình này giúp cho người dân chủ động phòng chống được dịch bệnh xảy ra và tránh được những tổn thất to lớn. Ở tất cả các huyện và các xã trong toàn tỉnhđều có các trạm, ban thú y hoạt động nhằm hướng dẫn người dân cách phòng chống dịch bệnh, và phổ biến các mô hình chăn nuôi tới người dân. 3.3. Nhu cầu thông tin về công tác bảo vệ thực vật Công tác bảo vệ thực vật đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả phòng trừ sâu bệnh và phòng trừ sâu bệnh tổng hợp; biện pháp phòng ngừa, chuẩn đoán và điều trị bệnh cho hoa màu. Hiện nay công tác bảo vệ thực vật có mối quan hệ mật thiết với những vấn đề vệ sinh an toàn thực vật. Đó chính là việc bảo vệ các loài cây trồng khỏi sâu bệnh và việc cung cấp nguồn lương thực an toàn tới người tiêu dùng. Những vấn đề vệ sinh và vệ sinh thực vật ngày càng trở nên quan trọng trong thương mại quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực hàng nông sản. Do đó, điều tất yếu là người dân luôn muốn được thông tin, tập huấn và giải thích về cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và có hiệu quả, những nguy cơ do sử dụng thuốc không đúng, tránh những tổn thất to lớn. 3.4. Nhu cầu thông tin về thị trường, vật tư và cơ hội cho sản phẩm nông nghiệp Hà Giang là một tỉnh vùng cao đa số người dân trong tỉnh là đồng bào các dân tộc thiểu số,do vậy thông tin về thị trường,vật tư và cơ hội cho sản phẩm nông nghiệp đến với họ rất mơ hồ thậm chí quanh năm canh tác nông nghiệp mà không hề biết đến thị trường,vật tư,giá cả ra sao nên làm chỉ đủ ăn thậm chí là thua lỗ kéo theo đó là đói nghèo.Như vậy có thể khẳng định rằng, thông tin thị trường đem lại lợi ích cho người dân bằng cách tăng khả năng cạnh tranh của các cơ sở doanh nghiệp trên thị trường. Càng nhiều thông tin đến được người dân càng hạn chế được nguy cơ các nhà buôn lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để truộc lợi. Chính vì vậy đài phát thanh truyền hình Hà Giang đã xây dựng những chuyên mục: “khuyến nông”, “bạn của nhà nông” không chỉ khuyến khích,chia sẻ,giúp đỡ bà con trong những công tác trồng cấy và canh tác trong nông nghiệp mà còn giúp bà con nắm được những kiến thức cơ bản về thị trường,vật tư và biết tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro gặp phải từ khâu sản xuất đến khâu bán ra thị trường. Cung cấp thông tin thị trường về vật tư và sản phẩm nông nghiệp chắc chắn sẽ làm cho người dân tăng thêm thu nhập và không bị ép giá trên thị trường. Nhân dân luôn cần những thông tin về vật tư và sản phẩm nông nghiệp vì có nhiều người dân cho rằng họ bị lẵn lộn không biết phải chọn loại sản phẩm nào để đảm bảo về chất lượng và cho hiệu quả cao. Ngoài những thông tin về nông nghiệp thì những thông tin về văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế hay an ninh quốc phòng tại địa phương cũng được người dân trong tỉnh quan tâm. 3.5. Nhu cầu thông tin về kinh nghiệm sản xuất Những thông tin về kinh nghiệm sản xuất luôn đóng vai trò rất quan trọng bởi người dân luôn quan tâm không chỉ về những tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi mà qua đó họ còn học tập được những mô hình canh tác nông nghiệp mới giúp người dân hăng hái thi đua tăng gia sản xuất phát triển kinh tế gia đình.Xuất phát từ nhu cầu đó đài phát thanh truyền hình Hà Giang đã kịp thời thông tin về những tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi nhằm giúp bà con học tập và làm theo những mô hình đó. Những tấm gương ấy là Bệnh binh Nguyễn Lương Vân – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Yên Minh, người luôn học tập, lao động hết mình xứng danh “Anh bộ đội cụ Hồ”, là người nông dân dân tộc Xuồng - anh Chảo A Sài, thôn Bó Mới - xã Đông Minh – huyện Yên Minh nhờ sử dụng hiệu quả vốn vay của nhà nước mà thoát nghèo, là ông Hầu Seo Dìn dân tộc Mông thôn Nặm Pậu xã Thượng Bình huyện Bắc Quang, bằng ý chí và nghị lực của mình ông đã từng bước vươn lên trong cuộc sống tập trung phát triển kinh tế gia đình và trở thành hộ giàu trên địa bàn xã. Bên cạnh đó ông còn giúp đỡ được nhiều hộ gia đình trong xã vươn lên thoát đói nghèo. anh Lù Diu Lâm – Thôn Khâu Tinh xã Thèn Phàng – huyện Xín Mần, gia đình anh Thào Seo Chính – thôn La Chí Chải - xã Nàn Ma – huyện Xín Mần…họ đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển chung của toàn tỉnh sớm đưa Hà Giang tiến lên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá,không chỉ đổi mới toàn diện bộ mặt của nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh mà còn đưa nông nghiệp Hà Giang tiến nhanh, chắc chắn và bền vững. 4. Thực trạng vấn đề thông tin tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn tại Đài PT – TH Hà Giang 4.1. Về chất lượng nội dung thông tin Đài Phát thanh – truyền hình tỉnh Hà Giang luôn luôn coi việc thông tin, tuyên truyền trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Do đó, ngay từ những ngày đầu hoạt động, lãnh đạo Đài đã xây dựng chuyên mục những chuyên mục“ khuyến nông”, “xoá đói giảm nghèo” nằm trong kịch bản các chương trình hàng tháng. Đồng thời, cử nhóm phóng viên, biên tập viên, quay phim…chuyên trách các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nhiệm vụ của nhóm này là nghiên cứu các văn bản chính sách mới về nông nghiệp nông thôn và thường xuyên bám sát địa bàn cơ sở để nắm bắt mọi thông tin liên quan, từ đó thông tin kịp thời đến bà con nông dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú trọng đến việc tìm hiểu nhu cầu thông tin của lớp đối tượng này, các tâm tư nguyện vọng, các ý kiến xây dựng chương trình… Từ những nhiệm vụ này, phóng viên của Đài luôn đảm bảo lượng tin bài thường xuyên, có chất lượng, tính tuyên truyền và giáo dục cao. Chỉ trong năm 2009, bộ phận chuyên trách của Đài đã sản xuất được 735 tin, 152 bài, 25 chuyên mục về nông nghiệp, nông thôn, và nông dân. đến nay Đài đã sản xuất hàng nghìn tin, hàng trăm chương trình, chuyên mục…liên quan đến nông nghiệp, nông thôn; đảm bảo thực hiện tốt nhiiệm vụ tuyên truyền, phổ biến kiến thức và nâng cao dân trí cho người nông dân nói riêng và các đối tượng khán, thính giả nói chung. Các tin, bài của Đài tập chung tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các văn bản, chỉ thị của Trung ương và của tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Chỉ tính riêng trong thời gian khảo sát tiểu luận, đã có rất nhiều văn bản pháp luật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân được Đài phát thanh – truyền hình tỉnh thông tin đến bà con nông dân (xem trong phần phụ lục). Ngoài ra, các quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Hà Giang cũng là nội dung tuyên truyền chủ yếu của Đài.Trong năm 2010,Tỉnh Hà Giang đã đề ra những mục tiêu kế hoạch cụ thể nhằm phát triển toàn diện bộ mặt nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ đổi mới.Những quy hoạch cụ thể đó,tỉnh đặc biệt chú trọng đến phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hang hóa,phát triển một số cây trồng hang hóa,quy hoạch phát triển chăn nuôi,lâm nghiệp,nông thôn,…nhằm thúc đẩy nông nghiệp Hà Giang tiến nhanh,mạnh và bền vững. 4.2. Về hình thức thể hiện Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Hà Giang không chỉ quan tâm đến chất lượng nội dung thông tin trong các chương trình, chuyên mục…về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Ngay từ những ngày đầu, lãnh đạo và phóng viên của Đài đã xây dựng mô hình chuyên mục dành riêng cho nông dân là chuyên mục “ Khuyến nông” mỗi tháng 2 lần. Để có từng chương trình hoàn chỉnh phát sóng đều đặn, các phóng viên của đài đã xâm nhập thực tế, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, các cơ quan bạn…để tìm những cách thứcthôngtin phù hợp nhất, hiệu quả nhất với người nông dân. Đối với khán thính giả là nông dân không dễ dàng tiếp nhận và chấp nhận các thông tin trên báo, đài…nếu những thông tin này được viết theo cách xa lạ với họ. Do đó, phóng viên luôn phải chú ý tới từng câu chữ, cách sử dụng từ, hành văn…sao cho phù hợp với đại bộ phận nhân dân thành phố. Điều này không đơn giản, vì thông tin trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn không đơn thuần chỉ là các cách chăm sóc cây lúa, củ khoai…mà còn là các văn bản pháp luật, những chủ trương chính sách của cấp trên. Không thể “ trò chuyện” với nông thôn bằng những từ ngữ khoa học hay chính luận…nhưng cũng không thể dùng ngôn ngữ thiếu tính trang trọng, học thuật trong bản tin hay chương trình của một cơ quan thông tin tuyên truyền như Đài tỉnh. Qua nhiều lần tiếp xúc thực tế, các phóng viên chuyên trách như: anh Văn Sáu, Đình Anh, Vũ Duyên, Kim Tuyến,…Đã phát hiện và sử dụng những cách thức thông tin độc đáo, phù hợp với đối tượng thính giả nông dân và với đại đa số người nghe, xem các chương trình của Đài. Các biên tập viên, phát thanh viên như chị Lan Hương, anh Thế Biên, chị Thu Hiền, chị Xuân Tình…cũng luôn tìm tòi, thể nghiệm các cách thể hiện mới, sao cho người dân tiếp nhận được tối đa lượng thông tin truyền tải. Với chị Kim Tuyến và anh Văn Duyên phụ trách mảng nông nghiệp được tiếp xúc, trò chuyện với khán thính giả thông qua chuyên mục “khuyến nông” luôn luôn là công việc thú vị với anh chị mỗi lần chương trình lên sóng. Theo các anh chị mỗi lần chương trình được lên sóng là một lần các anh chị chuẩn bị một cách chu đáo và kỹ luỡng. Hiện nay, Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Hà Giang đang truyền và phát sóng các chương trình truyền hình: “Nông nghiệp và nông thôn” (30’, 11h thứ 4), chuyên mục “khuyến nông” bao gồm bản tin nông nghiệp nông thôn và tin/bài viết/phóng sự (15’, 20h45’ tuần thứ 2 và thứ 4 trong tháng). Ngoài ra, trong mỗi chương trình phát thanh – truyền hình đều có tin, bài liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Các chương trình này được phát vào thời điểm người nông dân dễ tiếp nhận và xử lý thông tin, do đó đã nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến kiến thức lên rất nhiều. 4.3. Về xây dựng hệ thống truyền thanh cơ sở Cùng với việc không ngừng phát triển nội dung và hình thức thể hiện thông tin, Đài cũng hết sức chú trọng đến công tác xây dựng hệ thống truyền thanh cơ sở. Hệ thống này được coi như những mắt xích quan trọng, có vai trò chủ đạo trong tuyên truyền, phổ biến kiến thức đến tận cơ sở và từng người dân. Hàng năm đài đã tham mưu cùng lãnh đạo các đài phát thanh thị xã và 10 huyện để xây dựng hệ thống phát thanh được trở thành một hệ thống xuyên suốt nhằm giúp bà con tiện theo dõi thông tin. Cùng với đó là hệ thống loa công cộng được lắp đặt về tận các thôn bản xa nhất trên địa bàn tỉnh nhằm rút ngắn khoảng cách xa xôi cách trở đem lại những kiến thức hữu ích giúp bà con canh tác mùa vụ có hiệu quả hơn. Từ đây, thông tin đến với người nông dân một cách thường xuyên, liên tục, đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. 5. Nhận xét chung các thông tin về nông nghiệp, nông thôn Thông tin về nông nghiệp, nông thôn trên Đài phát thanh – truyền hình Hà Giang được đáng giá là có chất lượng chuyên môn và hiệu quả thông tin cao. tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể nào, nhưng những phần thưởng của lãnh đạo cấp trên, tình cảm của bà con nông dân chính là bằng chứng cho nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ, phóng viên phụ trách mảng nông nghiệp, nông thôn. Điều đó cho thấy người dân tỉnh Hà Giang không chỉ tiếp nhận mà còn hết sức quan tâm đến các nội dung thông tin trên Đài, đồng thời phản hồi nếu thông tin đó chưa chính xác; hoặc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, điển hình mà mình biết. Lúc này, Đài không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ chuyển phát thông tin đến người dân mà còn là kênh tiếp nhận các nguồn thông tin từ chính đối tượng tiếp nhận là bà con nông dân. Hiệu quả thông tin, tuyên truyền từ đó tăng lên rõ rệt. Trong thời gian thực tập, bản thân người làm tiểu luận nhận tháy các tin, bài về nông nghiệp, nông thôn của Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Hà Giang có một số ưu điểm và hạn chế sau: 5.1. Ưu điểm Một là, tin bài về nông nghiệp, nông thôn của Đài phát thanh – truyền hình Hà Giang đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân trên địa bàn tỉnh. Thành quả này có được do sự quan tâm, chỉ đại sát sao và thường xuyên của các cấp lãnh đạo, Đảng uỷ, HĐND, UBND; sự phối hợp đồng bộ nhiệt tình của các cơ quan, đoàn thể, các cấp hội nông dân tỉnh. Cùng với đó là sự chỉ đạo thường xuyên kịp thời của lãnh đạo Đài trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Không thể không nhắc đến các cán bộ, phóng viên của Đài với lòng yêu nghề, sự tâm huyết và cố gắng không mệt mỏi vì nông dân, vì sự nghiệp phát triển và đổi mới nông nghiệp, nông thôn. Hai là, thông tin của Đài trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thời gian qua đã đảm bảo số lượng, chất lượng cả về nội dung và hình thức. Các tin bài phản ánh sát sao, chân thực những bước phát triển của nông nghiệp, nông thôn, về cuộc sống người nông dân. Các tin bài viết đúng thể loại, đáp ứng được những yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ mà lãnh đạo Đài đặt ra. Thời gian và thời lượng phát sóng phù hợp với đại đa số đối tượng khán thính giả nông dân. Cách thể hiện, chuyển tải thông tin của các phát thanh viên, biên tập viên … nói chung được đánh giá là gần gũi, dễ hiểu và có sự tìm tòi, sáng tạo qua các chương trình. Ba là, các phóng viên phụ trách nông nghiệp, nông thôn của Đài đều có trình độ chuyên môn. Có trình độ từ đại học báo chí trở lên và kinh nghiệm thực tiễn phong phú, đáp ứng được yêu cầu của công việc. Đay là tiền đề cho phóng viên tác nghiệp thuận lợi và cho ra đời những tác phẩm báo chí có chất lượng. Thêm nữa, những phóng viên này đều có thời gian nhất định gắn bó với mảng nông nghiệp, nông thôn nên thuận lợi trong quá trình liên hệ địa phương, tìm kiếm tài liệu phục vụ bài viết. Bốn là, do đặc thù phân công công việc của cơ quan nên khi có thông tin, sự kiện…xảy ra thì một phóng viên chịu trách nhiệm viết và tự đi quay sự kiện đó rồi mang về phòng kỹ thuật dựng để dựng tin bài cho thật hoàn chỉnh. Hiện taị, Đài đã trang bị 4 giàn máy tính đời cao để phóng viên có thể tự dựng “thô” phần tin bài do mình đi quay về. Đây cũng là một lợi thế hay nói đúng hơn là điều kiện thuận lợi để mỗi phóng viên tự trau dồi thêm những kỹ năng nghiệp vụ của mình để từ đó nâng cao được nghiệp vụ. Năm là, Đài tỉnh còn có đội ngũ cộng tác viên, thông tin viên….nông nghiệp, nông thôn đông đảo và nhiệt tình với công việc. Đây là nguồn cung cấp những tác phẩm chất lượng cao cho chuyên mục nông nghiệp, nông thôn của Đài. Bên cạnh đó, Đài có được những lớp khán thính giả trung thành, tận tuỵ với sự nghiệp phát thanh – truyền hình và sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân của Tỉnh. Đây là nguồn động viên, cổ vũ mạnh mẽ cho lãnh đạo, cán bộ và phóng viên Đài không ngừng phấn đấu trong thông tin, tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn. 5.2. Hạn chế: Tuy có được nhiều ưu điểm, công tác thông tin, tuyên truyền của Đài trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn gặp phải những hạn chế sau đây: Một là, nội dung thông tin chưa phong phú. Mỗi năm, nông dân trên địa bàn Tỉnh sản xuất 2 vụ lúa và một vụ màu ( ngô, đỗ tương, rau sạch, hoa cây cảnh…). Kinh tế vườn đồi thì có cây chè, cây ăn quả, cây lâu năm…Người nông dân mỗi mùa vụ lại thực hiện một quá trình quay vòng: làm đất – chuẩn bị cây, con giống, phân, nước tưới – tiến hành gieo trồng – theo dõi, chăm sóc – thu hoạch. Những công việc này mang tính thời vụ, vì thế các phóng viên phụ trách mảng nông nghiệp cũng “làm việc theo thời vụ”. Người nông dân tiến hành công việc nào thì phóng viên có mặt, phản ánh công việc đó. Trong nông nghiệp, ít khi bắt gặp những biến đổi “bất thình lình” như sàn giao dịch chứng khoán, do vậy một số anh chị phóng viên của Đài cho rằng: theo dõi mảng nông nghiệp là nhàn nhất nhưng cũng vất vả nhất. Nhàn vì năm nào chẳng có bằng ấy thông tin, cứ thế mà viết. Vất vả cũng từ đó mà ra, vì đôi khi muốn “ kiếm thêm” nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu. Giả sử muốn biểu dương một điển hình nông dân tiên tiến : nghe ngóng thông tin, sưu tầm số liệu, lên “khung” cho tác phẩm, liên hệ địa phương…và hăm hở đi thực tế. Đến nơi, mới ngỡ ngàng “té ngửa”: năm ngoái ( hay vụ sản xuất năm trước ) mình vừa viết về anh (chị) ấy xong. Hai là, thông tin nông nghiệp, nông thôn còn mang tính học thuật, hình thức; chưa phản ánh toàn diện đời sống của người nông dân. Đây không chỉ là hạn chế của riêng tin, bài về nông nghiệp, nông thôn. Đài có đặc thù của một cơ quan báo Đảng nên thông tin thường mang tính định hướng, tuyên truyền…Người phóng viên khi tiếp xúc thực tế có thể thu được nhiều nguồn thông tin, từ nhiều đối tượng, theo nhiều chiều khác nhau nhưng khi viết chỉ xây dựng tác phẩm theo định hướng của cơ quan và cá nhân chứ không “bê nguyên xi” thực tế vào bài viết. Ba là, tính ứng dụng củ thông tin nông nghiệp, nông thôn còn thấp. Tỉnh có 1 thị xã và 10 huyện, nhưng đôi khi những thành tựu khoa học kỹ thuật đến với người dân các huyện đặc biệt là các huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh còn chưa kịp thời người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin. Bốn là, mặc dù ở các huyện đã có các đài phát thanh cấp huyện nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng hệ thống truyền thanh cơ sở nên cản trở rất lớn cho công tác thông tin, truyền thông. Những hạn chế nói trên do nhiều nguyên nhân đưa đến, có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, dù nguyên nhân là gì thì những hạn chế này cũng đang ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thông tin, tuyên truyền trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hi vọng trong thời gian tới, lãnh đạo Đài Tỉnh sẽ có những biện pháp kịp thời, khắc phục hiệu quả những tồn tại này. Để người nông dân trong Tỉnh tiếp nhận thông tin đầy đủ và có chất lượng hơn nữa, để Tỉnh Hà Giang có thêm nhiều tin vui không chỉ trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. CHƯƠNG 3: ĐỂ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN VỀ NÔNG NGHIỆP,NÔNG THÔN TẠI ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH HÀ GIANG Các chương trình, chuyên mục của Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Hà Giang nói chung và trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng đã đáp ứng được nhu cầu thông tin của đại đa số người dân. Tuy nhiên, trước yêu cầu “khắt khe” của thực tế thông tin tuyên truyền hiện nay, với mong muốn các chương trình, chuyên mục của Đài được nâng cao chất lượng hơn nữa, bản thân người làm tiểu luận xin đề xuất lãnh đạo Đài và những cán bộ, phóng viên phụ trách về nông nghiệp, nông thôn một số ý kiến như sau: 1.Cải tiến phương pháp đưa tin Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn mong muốn thông tin luôn có chất lượng đảm bảo tính thời sự, hấp dẫn…thì người phóng viên không chỉ cần có trình độ chuyên môn. Nhà báo đâu phải cứ đi cơ sở thường xuyên là có tác phẩm hay về người nông dân. Việc quan trọng là người viết phải luôn luôn cải tiến nội dung thông tin trong tác phẩm của mình. Muốn làm được việc này, người phóng viên cần tìm hiểu rõ về địa bàn mình phụ trách. Mỗi xã, phường có đặc trưng riêng về sản xuất nông nghiệp chính vì thế khi đi đến bất cứ một địa phương nào thì trước hết người phóng viên phải hiểu và nắm rõ từng đặc điểm của địa phương mình đến tác nghiệp tại đó được nói chuyện và tiếp xúc với bà con nông dân khi đó sẽ hiểu được họ nghĩ gì và cần gì để viết bài sao cho đúng và chính xác tránh thái độ bàng quang chỉ ngồi nhà “suy luận”. Đẻ tránh “làm việc theo thời vụ”, những phóng viên phụ trách nông nghiệp phải tích cực tìm hiểu về nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Một địa bàn mà phóng viên tưởng chừng nắm chắc “ như lòng bàn tay” nhưng vẫn có thể liên tục xuất hiện những mô hình, cá nhân…có thể sản xuất được tác phẩm. Do đó, các phóng viên nên tích cực thâm nhập cơ sở hơn nữa chứ không chỉ viết tin bài theo định mức. Cách sử dụng ngôn ngữ cũng hết sức quan trọng. Nếu có thể cân bằng tính học thuật và tính ứng dụng trong sử dụng ngôn ngữ thì người nông dân sẽ tiếp nhận được nhiều hơn trong 100% mà chương trình truyền tải. Do đó cần cân nhắc trong sử dụng từ ngữ. 2. Nâng cao tính ứng dụng của thông tin nông nghiệp, nông thôn Hiện nay, thông tin về nông nghiệp, nông thôn trên Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Hà Giang đã đảm bảo tương đối về nội dung và hình thức. Việc cần làm của các phóng viên chuyên trách là nâng cao hơn nữa tính ứng dụng vào thực tiễn của các tác phẩm này. Muốn vậy, lãnh đạo Đài cần quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho phóng viên. Khi có trình độ, các phóng viên sẽ đảm bảo chất lượng tác phẩm báo chí và nâng cao được tính ứng dụng của thông tin. 3. Tăng cường hợp tác với chuyên gia Công tác tăng cường cộng tác với các chuyên gia cũng cần được chú trọng. Việc tăng cường này cũng giống như chủ trương “liên kết 4 nhà” của Chính phủ trong nông nghiệp. Trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền, đây sẽ là sự liên kết giữa nhà báo – chuyên gia nông nghiệp – nông dân. Mối quan hệ giữa chuyên gia nông nghiệp và bà con nông dân là tất yếu, còn nhà báo sẽ là cầu nối, củng cố thêm mối quan hệ mật thiết này, đồng thời nắm bắt mọi thông tin phục vụ cho các chương trình, chuyên mục dành cho nông dân. Với cư dân nông thôn, phóng viên cần tích cực xuống sơ sở, tìm hiểu đời sống sản xuất và sinh hoạt của họ. Cùng là người nông dân nhưng ở mỗi xã, phường lại có những cách nghĩ, cách làm khác nhau. Do đó, phóng viên không chỉ phản ánh những khía cạnh thông tin thông thường. Nếu có khả năng nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân mỗi địa phương thì việc lựa chọn cách thức đưa tin sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều. Nhiệm vụ gắn kết các chuyên gia nông nghiệp và người nông dân là một phần trong quá trình tác nghiệp của nhà báo. Đây là việc không đơn giản, tuy nhiên, khi có kinh nghiệm và lòng nhiệt tình, người phóng viên không những hoàn thành nhiệm vụ này mà còn có thể làm được nhiều hơn thế cho nông thôn và người nông dân Việt Nam. KẾT LUẬN Ở nhiều nước trên thế giới, từ lâu ngành sản xuất nông nghiệp đã là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Và tất nhiên, người nông dân các nước đó là những ông chủ lắm tiền nhiều của, có vị thế xã hội.Đối với nước ta, người nông dân vẫn là những người lao động “ chân lấm tay bùn” , “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”…Họ làm việc vất vả hơn nhiều lần so với những đối tượng khác, nhưng thành quả lao động lại tỷ lệ nghịch với công sức mà họ bỏ ra. Đảng và Nhà nước ta nhìn nhận được thực trạng đó, do vậy luôn luôn chú trọng giải quết dứt điểm bằng việc quan tâm đặc biệt đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đến nay nông nghiệp. nông thôn và người nông dân Việt Nam đã thực sự thay đổi. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản tăng nhanh; trình độ khoa học – công nghệ được nâng cao hơn. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là thuỷ lợi, giao thông góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục được đổi mới; kinh tế nông thôn phát triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho bà con nông thôn. Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; xoá đói giảm nghèo đạt thành tựu to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn do Đảng lãnh đạo được tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; vị thế giai cấp nông dân được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững… Tuy nhiên, tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn còn nhiều yếu kém, khuyết điểm: Nông nghiệp phát triển kém bềnn vững, tốc độ tăng trưởng có xu hươóng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt các nguồn lực; chuyển dịch cơ cấu và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ. Công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn đổi mới chậm, chưa đủ sức phát triển mạnh sản xuất hàng hoá. Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai thấp. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn còn thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; phát sinh một số vấn đề xã họi bức xúc. Với những quyết sách đúng đắn, tin chắc rằng chúng ta sẽ thực hiện được thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp,nông thôn đưa nôn nghiệp Việt Nam hội nhập với nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến của thế giới; để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Và các thể loại báo chí, với những thay đổi phù hợp với thời cuộc, sẽ nhanh chóng tiến kịp bước tiến của báo chí thế giới hiện đại, góp một phần trọng yếu để chúng ta thực hiện chính sách xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo chí với việc tuyên truyền về vấn đề nông nghiệp, nông thôn.doc