MỤC LỤC
Danh mục các hình . 4
Danh mục các từ viết tắt 4
LỜI NÓI ĐẦU . 5
1. TỔNG QUAN VỀ BANCASSURANCE 5
1.1 Khái niệm . 5
1.2 Lợi ích của các bên tham gia. 6
1.2.1 Đối với ngân hàng. 6
1.2.2 Đối với công ty bảo hiểm 8
1.2.3 Đối với khách hàng. 9
1.3 Các mô hình Bancassurance. 10
1.3.1 Mô hình liên kết phân phối 10
1.3.2 Mô hính chiến lược 13
1.3.3 Mô hình liên doanh. 14
1.3.4 Tập đoàn tài chính. 18
1.4 Đánh giá tình hình và xu hướng phát triển thị trường Bancassurance trên Thế giới và Việt Nam hiện nay. 21
1.4.1 Tình hình thị trường Bancassurance trên Thế giới và Việt Nam hiện nay. 21
1.4.2 Xu hướng phát triển thị trường Bancassurance:. 23
2. PHÂN TÍCH SWOT HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI VIỆT NAM . 24
2.1 Cơ hội và thách thức. 24
2.2 Điểm mạnh và điểm yếu. 27
2.2.1 Điểm mạnh. 27
2.2.2 Điểm yếu:. 28
3. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BANCASSURANCE TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 30
3.1 Về nhận thức. 31
3.2 Môi trường pháp lí 32
3. 3 Hình thức và phương pháp. 33
3.4 Trình độ, năng lực. 34
4. TỔNG HỢP 34
Danh mục tài liệu tham khảo 38
PHỤ LỤC 1 . 39
DANH MỤC CÁC HÌNH:
Hình 1.1: Mô hình liên kết phân phối.
Hình 1.2: Mô hình liên kết chiến lược.
Hình 1.3: Mô hình liên doanh.
Hình 1.4: Mô hình tập đoàn tài chính.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT:
ABIC
Bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
BCEL
Ngân hàng Ngoại thương Lào
BHNT
Bảo hiểm nhân thọ.
BIC
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
LVI
Công ty liên doanh bảo hiểm Lào Việt
NHTM
Ngân hàng thương mại.
PIJICO
Công ty cổ phần bảo hiểm petrolimex
QBE
Tập đoàn Bảo hiểm Quốc tế QBE (Úc)
TCTD
Tổ chức tín dụng.
VCLI
Công ty bảo hiểm nhân thọ Vietcombank
Vietcombank
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
VietinBank
Ngân hàng Công thương Việt Nam
49 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4574 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bảo hiểm: Bancassurance và hoạt động bancassurance tại Việt Nam hiện nay 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lâu, Bancassurance cũng đã chiếm tỷ lệ trên dưới 50% tổng doanh thu phí bảo hiểm. Ngay tại thị trường châu Á, thị phần Bacassurance đang tăng trưởng nhanh và chiếm một vai trò quan trọng trong thị trường bảo hiểm. Có thể kể đến một số nước có doanh thu phí bảo hiểm từ Bancassurance chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh thu phí bảo hiểm như Malaysia 49%(2007) , Hong Kong 40%(2008), Hàn Quốc(31%). . . Điều đó cho thấy thị trường Bancassurance ở Việt Nam còn nhiều hạn chế nhất định, nền tảng công nghệ hiện đại vẫn chưa được cập nhât, và chưa có nhiều sản phẩm chuyên biệt đặc thù dành cho kênh phân phối Bancassurance.
1.4.2 Xu hướng phát triển thị trường Bancassurance:
Bài nghiên cứu “Bancassurance: a winning formula” tháng 9/2010 của Ernst & Young UK cho thấy mô hình hiện nay là ngân hàng tự lập công ty bảo hiểm (manufacturer) và liên doanh (joint venture), với chi phí thấp tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận biên cao. Các nhà bán bảo hiểm qua ngân hàng có xu hướng gia tăng việc dịch chuyển từ cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhất định, nhưng họ không muốn mất doanh thu và tiềm năng lợi nhuận. Điều này dẫn đến mối quan tâm lớn hơn đến mô hình liên doanh và gia tăng tái bảo hiểm như là một yếu tố của cơ sở hạ tầng cho nhà bán bảo hiểm qua ngân hàng và là một thành phần của bất kỳ thỏa thuận liên doanh nào. Lợi ích của việc giảm đáng kể rủi ro, trong khi duy trì mức lợi nhận tiềm năng lớn hơn, đưa nhiều nhà bán bảo hiểm qua ngân hàng xem xét mối liên hệ giữa liên doanh và tái bảo hiểm, một lựa chọn không điển hình đã được sử dụng trong quá khứ.
Kết quả ở châu Âu chỉ ra sự ưa thích mô hình liên doanh hơn của các ngân hàng, bảo hiểm là một sản phẩm đặc biệt và phức tạp, lợi ích ngắn hạn và kết quả nhanh chóng có lợi hơn bởi việc tránh trách nhiệm vốn dài hạn của phương pháp tự cung cấp sản phẩm.
Ở châu Á, hợp tác phân phối rất phổ biến, nhưng có sự gia tăng của các ngân hàng lớn vào mô hình liên kết và tự sở hữu. Ví dụ như tại Ở Singapore, vai trò của bảo hiểm ngân hàng tăng lên từng ngày và thay đổi các mô hình phân phối truyền thống. Số lượng các công ty giao dịch truyền thống giảm dần trong nhiều năm: 12000 trong năm 2004 so với 20000 năm 1998. Lý do? Điều kiện khó khăn trong việc xin được giấy phép, giảm tiền hoa hồng cho giao dịch và trên hết là sự lớn mạnh về vai trò của bảo hiểm ngân hàng. Theo Life Insurance Association of Singapore, trong năm 2004 bảo hiểm ngân hàng đóng góp 30% cho các hợp đồng mới. Hay như ở Nhật, thị trường được mở từng phần cho các ngân hàng Nhật vào tháng 4 năm 2001: sức ép mạnh mẽ từ các công ty bảo hiểm địa phương chống lại việc mở rộng tự do, mà việc này chắc chắn đe dọa đến thị phần của họ. Tuy nhiên, bất chấp sự miễn cưỡng, những người có quyền lực trong ngành tài chính (the Financial Services Agency, FSA, và Financial System Council) từng bước loại bỏ những quy định dẫn đến việc xóa bỏ thành công hàng rào ngăn cách giữa ngân hàng và các công ty bảo hiểm:
Kể từ 1998, các cty bảo hiểm đã có thể tạo ra các công ty con thuộc lĩnh vực ngân hàng;
Kể từ 2000, các công ty bảo hiểm nhân thọ đã có thể bán các gói sản phẩm phi nhân thọ và ngược lại;
Kể từ 2001, các ngân hàng đã được phép bán các gói sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ.
Tuy nhiên, hệ thống mới, được dự trù để giới thiệu vào mùa xuân 2005, cho phép các ngân hàng được bán những gói bảo hiểm mới, bị trì hoãn về sau. FSA và Life Isurance Association of Japan thảo luận với nhau để tìm những điểm mới mới để thống nhất việc bãi bỏ dần dần những quy định, ban đầu được dự trù cho mùa hè 2007. Mục tiêu cuối cùng là để cho các gói sản phẩm bảo hiểm có thể được bán thông qua mạng lưới ngân hàng.
Các định chế tài chính của Nhật (The Japanese financial authorities) lo ngại việc nới lỏng các quy định quá nhanh đối với bảo hiểm ngân hàng có thể vô tình làm cho các ngân hàng có nhiều quyền hành có thể dẫn đến sự lạm dụng đại loại như ép mua.
Xấp xỉ 400,000 nhân viên ngân hàng được cấp phép để bán các hợp đồng bảo hiểm. Về khoản này thì các công ty bảo hiểm nước ngoài được ưu ái hơn, dẫn đến giảm giá và tạo nên nhiều chủng loại (wider range) sản phẩm đến khách hàng.
2. PHÂN TÍCH SWOT HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI VIỆT NAM
2.1 Cơ hội và thách thức
CÁC NHÂN TỐ
CƠ HỘI
THÁCH THỨC
a) Môi trường chính trị - pháp luật:
+ Nền chính trị khá ổn định
+ Chưa có khung pháp lý rõ ràng đối với các hình thức liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm
+ Tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển, điển hình đó là ngân hàng và các công ty bảo hiểm
+ Rủi ro chính sách từ các quy định có thể thay đổi các dự định Bancassurance
b) Môi trường kinh tế:
+ 6 tháng đầu năm 2011,GDP ước tính tăng 5.57%, thu nhập bình quân đầu người là 1.168 USD/người, đời sống của người dân được cải thiện ,từ đó nhu cầu về bảo hiểm cũng ngày càng gia tăng.
+ Lạm phát cao, CPI 6 tháng đầu năm 2011 tăng 16,03% so với cùng kỳ năm 2010 và so với tháng 12 tăng 13,29%
+ Chính phủ thắt chặt tiền tệ khiến lãi suất ở mức khá cao
+ Đời sống của người dân được cải thiện ,từ đó nhu cầu về bảo hiểm cũng ngày càng gia tăng.
+ Rủi ro tín dụng gia tăng, tăng nhu cầu mua bảo hiểm cho những món vay
+ Rủi ro đầu tư của quốc gia cao có thể làm nản lòng các bên tham gia nước ngoài
c)Kỹ thuật- công nghệ:
+ Thực tế ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành bảo hiểm-ngân hàng còn thấp.
+ Mua sắm qua mạng đã và đang rất phổ biến ở Việt Nam
+ Thuận tiện trong việc phân phối các kênh Bancasurance
+ Đòi hỏi một nền tảng công nghệ hiện đại
d)Xã hội- văn hóa:
+ Dân số trẻ, với 52 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 60% dân số. Đời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí trung bình toàn xã hội không ngừng được cải thiện
+ Tâp quán bảo hiểm ở nước ta vẫn còn khá mới mẻ
+ Lực lượng lao động dồi dào
+ Thị trường tiềm năng
+ Gây dựng lòng tin về các sản phẩm bảo hiểm ở khách hàng
e)Môi trường tự nhiên:
+ Địa lý : nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, về địa lý thì nước ta giáp với biển Đông với đường bờ biển dài 3.260km
+ Tình hình thiên tai, dịch bệnh ở nước ta vẫn rất hay xảy ra, vì vậy rủi ro về tín mạng hoặc thiệt hại về tài sản là tất yếu xảy ra.
+ Phát triển bảo hiểm hàng hải thông qua ngân hàng
+ tạo điều kiện phát triển bảo hiểm nhân thọ lẫn phi nhân thọ
f) Môi trường quốc tế :
+ Hội nhập quốc tế ,gia nhập WTO
+Việc các ngân hàng nuớc ngoài thành lập ngân hàng 100% vốn nuớc ngoài tại Việt Nam và triển khai kế hoạch mở rộng kinh doanh
+ Có điều kiện tiếp cận với các công nghệ hiện đại, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế
+ Khu vực ngân hàng sẽ phát triển với tốc độ nhanh chóng trong thời gian từ 2011 - 2015
+ Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi các sản phẩm liên kết phải đa dạng, chất lượng
2.2 Điểm mạnh và điểm yếu
2.2.1 Điểm mạnh
Các ngân hàng hiện nay có thị phần rộng khắp, mạng lưới giao dịch lớn,ngày càng có nhiều ngân hàng uy tín và chất lượng, đều có một vị thế tốt trong nền kinh tế => điều đó thúc đẩy sư hợp tác giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm,tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm liên kết và thu hút ngày càng nhiều khách hàng.
Thị trường bảo hiểm nước ta là một thị trường còn nhiều tiềm năng với tốc độ tăng trưởng khá cao do nhu cầu chưa được khai thác hiệu quả, tiền nhàn rỗi trong dân cư còn rất lớn. Thêm vào đó, người VN có truyền thống lo xa, tiết kiệm, hy sinh vì con cháu… nên khả năng phát triển Bancassurance tại Việt Nam là rất lớn.
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, và ngân hàng ,công ty bảo hiểm cũng không ngoại lệ. Bancassurance là một sự lựa chọn tốt nhất cho các ngân hàng và công ty bảo hiểm nhằm phát triển thị phần, tăng trưởng doanh thu và cải tiến trong công nghệ và quản lý kinh doanh.
Hiện nay, môi trường cạnh tranh ở Việt Nam không cao, ít sản phẩm thay thế, nên Bancassurance có điều kiện thống lĩnh thị trường, trên cơ sở các sản phẩm liên kết chất lượng và khai thác thị trường một cách đúng mức và hiệu quả.
Am hiểu khách hàng trong nước, có đầy đủ tư liệu, thông tin về nhu cầu tổng thể thị trường, và có một lượng lớn khách hàng truyền thống.
2.2.2 Điểm yếu:
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh nêu trên thì việc thực hiện Bancassurance tại các NHTM tại Việt Nam cũng có những điểm yếu như sau:
Mâu thuẫn trong việc sử dụng nhân viên ngân hàng hoặc nhân viên bảo hiểm
Một vấn đề khác phát sinh đáng lưu tâm và quan ngại: liệu đội ngũ các nhân viên ngân hàng có đủ năng lực để kiêm nhiệm thêm một lĩnh vực mới là bảo hiểm - lĩnh vực đòi hỏi sự chuyên môn và trình độ quản lý cao? Liệu các nhân viên ngân hàng có tận tình với khách hàng trong lĩnh vực mới này hay không?
Trên thực tế, sau khi liên kết, nhân viên Ngân hàng sẽ bán bảo hiểm theo phương thức kiêm nhiệm và khi bán sản phẩm qua kênh ngân hàng không phải nhân viên nào cũng tận tình và chuyên nghiệp trong việc tư vấn các sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp đến khách hàng như các nhân viên của đại lý thuộc doanh nghiệp. Chưa kể bản thân cán bộ ngân hàng không có đủ thời gian và nghiệp vụ để giải thích những tiện ích của sản phẩm cho khách hàng (mặc dù trước khi triển khai việc hợp tác liên kết đã được phía công ty bảo hiểm tập huấn). Do vậy, việc hợp tác giữa một số ngân hàng và công ty bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay mới dừng lại ở chỗ “ngân hàng cho công ty bảo hiểm mượn mặt bằng để bán sản phẩm”. Ví dụ như, đối với ngân hàng VCB, tình hình bán hàng của Prudential không khả quan lắm, vì hiện tại Prudential chưa được thiết lập đội ngũ Chuyên viên tư vấn tại VCB mà là các nhân viên VCB thực hiện luôn việc tư vấn bảo hiểm cho khách hàng. Ngoài ra, thỏa thuận bán hàng qua kênh này đã được lãnh đạo ngân hàng thông qua, nhưng thực tế không có một chế tài nào ràng buộc những nhân viên ngân hàng phải tư vấn được bao nhiêu sản phẩm bảo hiểm. Ngân hàng không có chế tài, doanh nghiệp bảo hiểm thì không có quyền can thiệp nên dễ dẫn đến tình trạng "cha chung không ai khóc".
Có sự trùng lắp giữa sản phẩm ngân hàng và sản phẩm bảo hiểm
Câu hỏi đặt ra là liệu ngân hàng có bị xung đột lợi ích khi bán các sản phẩm bảo hiểm? Nhất là khi nhiều sản phẩm bảo hiểm cũng mang tính tiết kiệm, đầu tư giống như các sản phẩm tại các ngân hàng.
Thực tế cho thấy, Bancassurance ở nước ta chủ yếu là bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng. Hiện nay, trên 90% doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của thị trường Việt Nam là từ các sản phẩm tiết kiệm. Mà bảo hiểm nhân thọ vừa mang tính chất tiết kiệm vừa mang tính chất phóng ngừa rủi ro. Có nghĩa là các doanh nghiệp bảo hiểm ngoài việc trả tiền khi người đươc bảo hiểm (tiền gốc) và bảo tức cho người được bảo hiểm khi hết hạn hợp đồng. Bảo tức càng cao thì thu hút người bảo hiểm tham gia ngày càng nhiều. Điều này buộc các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ muốn đầu tư sao cho đảm bảo an toàn và sinh lời cao thì tất yếu phải bước sang lĩnh vực kinh doanh ngân hàng - tín dụng. Những sản phẩm bảo hiểm này có hình thức tương tự với một số sản phẩm của ngân hàng (tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm định kỳ…). Điều này tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp đối với tiết kiệm ngân hàng. Đấy cũng là một trong những lý do khiến ngân hàng không mấy mặn mà trong việc bán sản phẩm bảo hiểm. Vì vậy, nếu không xây dựng được phương án hợp tác hiệu quả giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm có thể ngân hàng sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh giành khách hàng với các công ty bảo hiểm là đối tác của ngân hàng.
Xung đột giữa kênh truyền thống và kênh phân phối qua ngân hàng
Đối với các công ty bảo hiểm, hiện cũng đang phải đối mặt với những khó khăn như chưa giải quyết được các mâu thuẫn giữa kênh bán hàng này với những kênh bán hàng cũ, chẳng hạn như kênh bán hàng trực tiếp qua đại lý. Sự phát triển của kênh Bancassurance đã làm giảm một số lượng lớn khách hàng tham gia bảo hiểm qua kênh phân phối truyền thống, điều này làm giảm doanh thu của các công ty Bảo hiểm này trong khi chi phí thì lại tăng lên. Không những thế việc các doanh nghiệp bảo hiểm liên tiếp có những cái "bắt tay" hợp tác với ngày càng nhiều ngân hàng để bán sản phẩm bảo hiểm cũng khiến những doanh nghiệp bảo hiểm chưa triển khai mô hình này khá "sốt ruột" và lo lắng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mới hoạt động có vẻ gặp khó khăn trong việc chọn đối tác ngân hàng để liên kết, bởi vì những ngân hàng lớn và uy tín thì đã liên kết với nhiều đối tác bảo hiểm. Dù việc hợp tác bán bảo hiểm với các ngân hàng không có chuyện ký kết độc quyền với doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng vị thế của người đến sau cũng tạo cho các doanh nghiệp mới có những cái khó và băn khoăn nhất định.
3. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BANCASSURANCE TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Hoạt động Bancassurance ở Việt Nam đã ra đời từ giữa những năm 80 bằng việc các ngân hàng thực hiện khuyến mãi các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ cho khách hàng nhưng sự hợp tác giữa bảo hiểm với ngân hàng ở Việt Nam mới dừng lại ở những hình thức sơ đẳng. Thực tế thế giới, Bancassurance đã trở thành một kênh bán hàng chính yếu, nhưng tại Việt Nam, Bancassurance vẫn chỉ được đánh giá là một kênh bán hàng có nhiều cơ hội, dù hiện tại, đa số doanh nghiệp bảo hiểm đều nhìn tiềm năng to lớn của nó. Không thể phủ nhận một số hiệu quả ban đầu của kênh bán hàng này, đặc biệt đối với những doanh nghiệp bảo hiểm có "sân sau" là ngân hàng mẹ. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp bảo hiểm khác vẫn còn những băn khoăn, vì không phải nhân viên ngân hàng nào cũng nhiệt tình tư vấn cho bảo hiểm. Mặc khác loại hình bảo hiểm nhân thọ kết hợp với sản phẩm ngân hàng (Bancassurance) đã du nhập vào Việt Nam từ lâu nhưng chỉ dừng lại ở việc hợp tác ngân hàng - bảo hiểm hoặc các công ty bảo hiểm nhân thọ xây dựng những sản phẩm phù hợp để nhờ ngân hàng là nhà phân phối sản phẩm mà chưa có công ty nào chuyên kinh doanh loại hình này.
Mới đây, một liên doanh được ra mắt khá rầm rộ - SeABank chọn lựa bắt tay cùng Công ty bảo hiểm của Tập đoàn BNP Paribas Assurance (Cardif) và ngân hàng Vietcombank để lập nên Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif (VCLI). Đây là sự lựa chọn khá nhanh và nhạy cảm cho sự ra đời của một doanh nghiệp đứng ra chuyên kinh doanh loại hình này – “một xu hướng đầu tư mới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam”.
Tuy nhiên khi nhìn nhận vấn đề một cách khái quát và toàn diện hơn cho phép chúng ta đưa ra nhận xét rằng việc phát triển Bacassurance trong thời gian qua vẫn chưa xứng tầm với tốc độ phát triển kinh tế và những tiềm năng của nước ta trong lĩnh vực này; những ưu khuyết điểm mà chúng ta đã phân tích trên là một thực tiễn khách quan.
Vậy một câu hỏi lớn đặt ra: Để có một bacassurance đúng nghĩa như tên gọi của nó tại Việt Nam thì phải làm những gì và làm như thế nào?
Một số vấn đề đặt ra mang tính chất định hướng và trao đổi:
Nhận thức.
Môi trường pháp lý.
Hình thức, phương pháp.
Trình độ, năng lực.
3.1 Về nhận thức
Hiện nay chúng ta đang sống và tiếp tục phát triển trong một nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế phát triển không ngừng. Kinh tế tri thức lấy ngành công nghệ cao làm trụ cột, sản phẩm công nghệ cao tồn tại trong mạng lưới và hệ thống sinh thái gắn kết với nhau và ít nhiều ảnh hưởng tới nhau.
Gắn theo xu thế của thời đại, về chính trị chuyển từ đối đầu sang đối thoại thì trong kinh tế chuyển từ cạnh tranh đối kháng sang cạnh tranh hợp tác. Thời đại cạnh tranh và hợp tác để cùng tồn tại, có sự phân hoá lớn đồng thời có sự cộng sinh giữa độc quyền và chống độc quyền. Cạnh tranh hợp tác đã làm hình thành lên các tổ chức, các liên minh kinh tế thương mại như: Khối thị trường chung châu Âu(EU), khối (NAFTA), OECD, AFTA, ASEAN, APEC, …
Ở các nước phát triển, nguồn thu từ hoạt động bảo hiểm ngân hàng dự tính sẽ cho tỷ suất lợi nhuận tương đương với nghiệp vụ cho vay truyền thống, tạo nguồn thu lớn cho ngân hàng với rủi ro thấp hơn nhiều so với hoạt động tín dụng.
Ở Việt Nam ta cũng có câu:”Buôn có bạn, bán có phường”, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, sự hợp tác trong kinh doanh nói chung và việc kết hợp giữa ngân hàng - bảo hiểm tại Việt Nam sẽ là xu thế phát triển mạnh trong thời gian tới, đặc biệt khi việc thanh toán tiền mặt giảm dần và được thay thế bởi phương thức thanh toán qua hệ thống ngân hàng.
Một lý do khác, do mức thu nhập của người dân ngày càng cao, việc triển khai trả lương qua thẻ, điều kiện hạ tầng công nghệ, trình độ nhận thức của cả người dân về ngân hàng và ngành bảo hiểm ngày càng được nâng lên. Bên cạnh đó, lĩnh vực ngân hàng phát triển mạnh trong nửa thập kỷ qua, hứa hẹn một tương lai phát triển sôi động hơn nữa; do vậy, mô hình liên kết giữa công ty bảo hiểm và ngân hàng sẽ xuất hiện ngày một nhiều trong thời gian tới.
3.2 Môi trường pháp lí
Ở nhiều nước, có một số ít loại sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ thuộc loại bắt buộc phải mua theo quy định của pháp luật bảo hiểm. Cũng có những trường hợp “phải mua” theo yêu cầu của các chủ những lợi ích liên quan như người cho vay tiền, phải mua đề đáp ứng thói quen, tập quán của người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ…. Một số ngân hàng vẫn có quy định yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm cho tài sản hình thành từ nguồn vốn vay để giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Tại Việt Nam, điều mà các DN bảo hiểm tiên phong đi phát triển kênh bán hàng này vẫn còn băn khoăn đó là trong Luật kinh doanh bảo hiểm chưa có nội dung hướng dẫn cho việc khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (mà vẫn coi kênh bán hàng này là 1 đại lý tổ chức thông thường). Chính vì vậy, trong quá trình vừa làm, vừa học hỏi các công ty bảo hiểm gặp không ít khó khăn khi triển khai kênh bán hàng bán lẻ này. Bên cạnh đó một số tồn tại khác như là những rào cản cho sự phát triển loại hình này tại Việt Nam như: hành chính rườm rà quan liêu, tham nhũng, thiếu sự minh bạch về luật pháp và giao kết hợp đồng, các vấn đề hóc búa về cơ sở hạ tầng, …
Vì vậy, cần phải có những quy định pháp lý mang tính chất Nhà nước để định hướng và thống nhất chung tạo hành lang pháp lý thông thoáng để Bancassurance phát triển đúng hướng và mang lại hiệu quả thiết thực tại môi trường Việt Nam.
Khách quan mà nói thì việc mua bảo hiểm cho dù có tự nguyện hay không sẽ có lợi cho người mua nhưng phải với điều kiện: việc mua bán bảo hiểm cần đảm bảo được các yếu tố cần thiết như: dịch vụ bảo hiểm phải dảm bảo chất lượng, giá phí bảo hiểm hợp lý, sản phẩm bảo hiểm phải hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của người mua. Nếu không, việc mua bán sẽ là không công bằng với người mua bảo hiểm và đẻ ra những hệ quả không có lợi khác cho chính bản thân ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm. Một thực tế khác, trong thời gian qua các công ty bảo hiểm vẫn chưa có sự hợp tác thực sự nhiệt tình từ phía ngân hàng, mặc dù ngân hàng đã ký hợp tác với công ty bảo hiểm, nhưng vẫn không ít ngân hàng ký để mà… ký, việc bán được bao nhiêu sản phẩm qua hệ thống của mình thì không quan tâm lắm; đối với các công ty bảo hiểm, hiện cũng đang phải đối mặt với những khó khăn như chưa giải quyết được các mâu thuẫn giữa kênh bán hàng này với những kênh bán hàng cũ, chẳng hạn như kênh bán hàng trực tiếp qua đại lý. Trong khi đó, với kênh Bancassurance cần phải có một chương trình thúc đẩy động lực tới các nhân viên ngân hàng thực hiện bán chéo sản phẩm của bảo hiểm. Trên cơ sở đó bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng phải xây dựng cho mình quy chế phối hợp mang tính ràng buộc giữa các bên để cùng gắn kết và mục tiêu chung, tránh tình trạng “cục bộ” và lợi ích riêng của bản thân mình.
3. 3 Hình thức và phương pháp
Hai bên nhà bảo hiểm và ngân hàng cần nhanh chóng nghiên cứu triển khai các sản phẩm đầu tư, sản phẩm liên kết để cùng cung cấp sản phẩm “bảo hiểm – ngân hàng” trọn gói cho khách hàng. Công ty bảo hiểm phải kết hợp với ngân hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi và mở rộng chương trình hậu mãi cho khách hàng: Vay tiền ở ngân hàng thông qua hợp đồng bảo hiểm, ưu đãi trong sử dụng thẻ ATM…
Các ngân hàng có thể xem xét thực hiện Bancassurance với nhiều công ty bảo hiểm hoặc một công ty bảo hiểm có thể xem xét thực hiện Bancassurance với nhiều ngân hàng để nâng cao hiệu quả và mở rộng chiến lược phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện cụ thể mà có thể triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau: Ngân hàng hoạt động như một đại lý của công ty bảo hiểm hoặc công ty bảo hiểm bố trí nhân viên bảo hiểm hoạt động thường trực tại ngân hàng.
Xây dựng được phương án hợp tác hiệu quả giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm tránh tình trạng tranh giành khách hàng lẫn nhau.
Đa dạng hóa sản phẩm liên kết nhằm đáp ứng được nhiều yêu cầu của khách hàng.
Có thể việc triển khai các mô hình phối kết hợp và đưa ra những sản phẩm mới lúc nào cũng mang lại hiệu quả tích cực và không phải cứ doanh nghiệp được lợi thì đồng nghĩa với việc khách hàng có lợi. Nhưng có thể chắc chắn rằng, khi khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, chỉ số hài lòng cao hơn thì doanh nghiệp càng có cơ hội thu lợi lớn hơn.
3.4 Trình độ, năng lực
Tuy nhiên, khi đã có một nhận thức đầy đủ, môi trường pháp lý thuận lợi và sự phối kết hợp tích cực thì một vấn đề khác phát sinh đáng lưu tâm và quan ngại: liệu đội ngũ các nhân viên ngân hàng có đủ năng lực để kiêm nhiệm thêm một lĩnh vực mới là bảo hiểm - lĩnh vực đòi hỏi sự chuyên môn và trình độ quản lý cao? Sẽ cần phải có một sự “nâng cấp” cần thiết nếu như các ngân hàng muốn mình nhập cuộc tốt hơn. Vì vậy:
Nâng cao trình độ về công nghệ thông tin của ngân hàng và công ty bảo hiểm, trình độ này phải đạt đến mức độ nhất định đảm bảo liên thông dữ liệu về cơ sở khách hàng, về cơ chế thu chi hộ, thanh toán định kỳ … đặc biệt là phần mềm quản lý tập trung để hai bên có thể giám sát được kết quả hợp tác một cách thường xuyên.
Tổ chức các khóa đào tạo về Bancassurance cho cán bộ của ngân hàng trong cả nước nhằm chuẩn bị tốt nhất cho việc hợp tác phân phối sản phẩm. Các khóa học sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức tổng quan và cơ bản nhất về bảo hiểm và các sản phẩm sẽ triển khai qua kênh Bancassurance.
Bacassurance” chỉ thành công thực sự và bền vững khi chiến lược hợp tác của mỗi bên đã tính đến các cách phòng ngừa, giảm thiểu những hệ quả bất lợi mà những khiếm khuyết trong chiến lược và vận hành “Bancassurance” có thể mang lại.
4. TỔNG HỢP
VIỄN CẢNH BANCASSURANCE TẠI VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI
ĐIỂM MẠNH
- Mạng lưới chi nhánh rộng lớn đang vươn tới khu vực nông thôn.
- Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng có một số lượng tăng trưởng cao, bùng nổ thị trường bảo hiểm.
- Quy định thuận lợi hiện hành cho phép phát triển bancassurance.
- Tăng trưởng ở tầng lớp trung lưu và có đầy đủ tư liệu, thông tin về nhu cầu tổng thể thị trường.
- Trong nhiều thị trường, ngân hàng là thuộc sở hữu nhà nước với sự ảnh hưởng rộng lớn, vững chắc.
- Kiến trúc hiện thời, sự thống nhất áp dụng luật pháp và một sự phát triển từng bước, môi trường an toàn vững bền.
- Cải tiến chức năng của trang web và marketing sản phẩm nhằm thống nhất tốt với các kênh offline.
ĐIỂM YẾU
- Nhân viên ngân hàng không được đào tạo đầy đủ để chào bán sản phẩm bảo hiểm.
- Một vài thị trường là hoàn chỉnh với tỷ lệ thâm nhập tại mức cao.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, hành lang pháp lý và dữ liệu khách hàng yếu.
- Các công ty bảo hiểm có kiểu tổ chức sở hữu tập thể.
- Ngân hàng đang giữ, duy trì mạng lưới phân phối của họ.
CƠ HỘI
- Có thêm nguồn thu.
- Các đối thủ nước ngoài hoặc những người mới có thể không có được các chi nhánh ngân hàng.
- Mối quan hệ chặt chẽ hơn của các quy định kiểm soát Bancassurance. Sự hợp tác hóa và giao lưu trong quan hệ quốc tế cho phép sự hợp nhất của những công ty bảo hiểm và phi bảo hiểm.
THÁCH THỨC
- Các khách hàng tự nhiên
- Sự xung đột cạnh tranh mạnh mẽ từ các kênh hiện thời ( các đại lý, người bán ôtô,…) và sự bùng nổ các kênh khác như Internet.
- Rủi ro chính sách từ các quy định có thể thay đổi các dự định.
- Rủi ro đầu tư của quốc gia cao có thể làm nản lòng các bên tham gia nước ngoài.
- Gia tăng mức độ chênh lệch thu nhập và sự nghèo đói ở khu vực nông thôn
HÌNH THỨC
Sự hợp tác phân phối: Ngân hàng thoả thuận phân phối sản phẩm cho công ty bảo hiểm
- Chiến lược liên kết: Ngân hàng sẽ đầu tư vào công ty bảo hiểm.
- Liên doanh: Ngân hàng và công ty bảo hiểm cùng thành lập liên doanh để phối hợp sản phẩm cả hai bên.
- Tập đoàn dịch vụ tài chính: ngoài ngân hàng,bảo hiểm còn có thêm các thành viên khác hình thành tập đoàn cung cấp tất cả các sản phẩm tài chính đa dạng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
KẾT LUẬN
- Bancassurance sẽ tăng trưởng với đại lý vẫn là kênh phân phối quan trọng, chủ yếu nhưng áp lực về gia tăng chi phí và yêu cầu cho phân đoạn khách hàng tinh tế sẽ đẩy mạnh bancassurance.
- Các tổ chức xã hội từ thiện sẽ ảnh hưởng mạnh tới bancassurance để tiến sâu hơn vào ví tiền của khách hàng.
- Các rủi ro cố hữu của việc thiết lập một hình ảnh tương đối thấp đang khuyến khích công ty bảo hiểm đi thăm dò những vùng đất mới. Công ty bảo hiểm nước ngoài đang cạnh tranh trong việc đặt các mối quan hệ độc quyền với các Ngân hàng châu Á.
- Các công ty bảo hiểm đang duy trì sự đổi mới các sản phẩm hàng đầu bằng việc giải phóng mạng lưới khách hàng của ngân hàng và vươn tới mô hình dành cho những khách hàng có hiểu biết và có ảnh hưởng.
* Bacassurance” chỉ thành công thực sự và bền vững khi chiến lược hợp tác của mỗi bên đã tính đến các cách phòng ngừa, giảm thiểu những hệ quả bất lợi mà những khiếm khuyết trong chiến lược và vận hành “bancassurance” có thể mang lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vận dụng mô hình Bancassurance vào thị trường bảo hiểm ở Việt Nam – PGS. TS Trần Huy Hoàng.
Bancassurance hiệu quả tới đâu? – Nguyễn Quân – Thời báo kinh tế Sài Gòn.
Phát triển kênh phân phối “Bán bảo hiểm qua ngân hàng” – Xu thế tất yếu trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ giai đoạn hội nhập quốc tế - Phan Hồ Trung Phong
Bancassurance – Bán các sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng thương mại – Ngô Vĩ Trọng – Lê Hồ An Châu
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, Th.S. Huỳnh Thị Hương Thảo, 2008.
Bancassurance: a winning formula, Ernst & Young UK, September 2010.
PHỤ LỤC 1: Điểm qua một vài sự kiện nổi bật liên quan tới hoạt động Bancassurance tại Việt Nam từ năm 2003-2010
Năm 2003
Ngày 5/6/2003 tại Tp.HCM, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Manulife VN và Ngân hàng TMCP Ðông Á đã ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm. Theo thỏa thuận, các sản phẩm bảo hiểm của Manulife sẽ được bán thông qua mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Ðông Á. Sau chương trình hợp tác cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng (Bancassurance tháng 6/2003), Thẻ liên kết Đông Á - Manulife là chương trình liên kết thứ hai giữa hai đơn vị. Ðội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp của ngân hàng sẽ trực tiếp tư vấn cho các khách hàng có nhu cầu tham gia bảo hiểm nhân thọ. Ngoài ra, khách hàng còn được hưởng tiện lợi trong việc đóng phí bảo hiểm và phương thức hiệu quả để quản lý nguồn tài chính và các hợp đồng bảo hiểm của mình. Ðược biết, Manulife VN hiện có hơn 200.000 khách hàng và hơn 6.000 đại lý chuyên nghiệp.
Ngày 20/8/2003, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam đã ký hợp đồng Doanh nghiệp đại lý bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng Dịch vụ thanh toán phí bảo hiểm bằng thẻ Connect 24 của Vietcombank. Theo hợp đồng, Prudential và Vietcombank sẽ thực hiện thí điểm trước tiên mô hình phân phối, Vietcombank sẽ là đại lý chính thức phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của Prudential tại ngân hàng. Trước mắt, việc triển khai hoạt động kênh phân phối này sẽ được thí điểm thực hiện trên địa bàn Hà Nội ngay trong năm nay, sau đó sẽ đồng loạt triển khai trên toàn quốc. Các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp của Vietcombank được giới thiệu và tư vấn các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đặc thù của Prudential thông qua các chương trình giới thiệu nhóm hoặc sẽ được nhân viên ngân hàng giới thiệu, tư vấn trực tiếp ngay tại các chi nhánh của Vietcombank. Hợp đồng Dịch vụ thanh toán phí bảo hiểm bằng thẻ Connect 24 cho phép các khách hàng của Vietcombank và Prudential khi tham gia bảo hiểm với Prudential có thể thanh toán phí bảo hiểm với Prudential ngay tại các máy máy rút tiền tự động (ATM) của Vietcombank đặt trên toàn quốc.
Ngày 8/12/2003 Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương (VCB) đã chính thức khai trương hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng. Cùng với việc ký kết hợp đồng dịch vụ thanh toán phí bảo hiểm bằng thẻ Connect 24 vào tháng 8/2003 vừa qua, việc Prudential và VCB mở quầy giao dịch bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian do chỉ phải giao dịch một nơi duy nhất cho cả dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm. Khách hàng khi đến giao dịch với VCB cũng đồng thời có thể giao dịch với Prudential thông qua các nhân viên của VCB tại các quầy giao dịch bảo hiểm. Mọi thủ tục giao dịch bảo hiểm như lập hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, đóng phí bảo hiểm cũng sẽ được thực hiện ngay tại quầy tư vấn bảo hiểm ở các điểm giao dịch của VCB.
Năm 2004
Theo thoả thuận hợp tác toàn diện được ký kết (14/1/2004), Bảo Việt nhân thọ sẽ cùng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tư vấn cho khách hàng về các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. Agribank cũng sẽ cung cấp cho Bảo Việt nhân thọ các dịch vụ về quản lý tài khoản tiền gửi của Bảo Việt nhân thọ trong cả nước, các dịch vụ thanh toán (đóng phí bảo hiểm, thanh toán tiền bảo hiểm cho khách hàng, rút tiền tự động qua máy ATM...). Đây là thoả thuận chính thức về hợp tác toàn diện giữa 2 nhà ngân hàng và bảo hiểm lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Này 6/5/2004, Ngân hàng Đông Á và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Manulife Việt Nam sẽ hợp tác phát hành Thẻ liên kết Đông Á - Manulife, dành riêng cho khách hàng của Manulife Việt Nam. Khách hàng đăng ký sử dụng thẻ sẽ không phải trả phí thường niên trong 2 năm. Đây là nội dung chính của hợp đồng hợp tác dự kiến được ký kết giữa Ngân hàng Đông Á và Công ty Manulife Việt Nam vào ngày 6/5/2004 và chính thức triển khai cùng ngày. Theo đó, Manulife Việt Nam sẽ giới thiệu và bán dịch vụ này cho các khách hàng do Công ty lựa chọn. Các khách hàng được lựa chọn có thể đăng ký sử dụng miễn phí một chiếc Thẻ liên kết Đông Á - Manulife với nhiều tiện ích trong việc thanh toán phí bảo hiểm và được nhiều ưu đãi hấp dẫn khác. Cụ thể, khách hàng đăng ký sử dụng thẻ được miễn phí mở thẻ, không phải trả phí thường niên trong 2 năm (tổng cộng 100.000 đồng), không cần ký quỹ vào tài khoản và được miễn phí khi thanh toán phí bảo hiểm tại máy ATM, tại quầy giao dịch của Ngân hàng Đông Á hoặc đăng ký thanh toán phí bảo hiểm tự động (Ngân hàng tự động trích tài khoản của khách hàng khi đến kỳ đóng phí bảo hiểm). Khách hàng có thể sử dụng Thẻ liên kết Đông Á - Manulife như một chiếc thẻ đa năng của Ngân hàng Đông Á phát hành để rút tiền mặt, gửi tiền vào tài khoản, kiểm tra số dư tài khoản, chuyển khoản, thanh toán mua hàng tại các điểm chấp nhận hoặc tại máy ATM. Ngoài ra, khách hàng (chủ thẻ) có thể hưởng chương trình ưu đãi giảm giá tại hơn 20 điểm cung cấp dịch vụ và hàng tiêu dùng.
Năm 2005
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIAV) ngày 27/6/2005 đã ký hợp đồng hợp tác toàn diện trong kinh doanh và đầu tư. Theo hợp đồng đã được ký kết, AIAV sẽ bán bảo hiểm qua hệ thống của BIDV trên toàn quốc. Mạng lưới của BIDV hiện bao gồm 3 sở giao dịch, hơn 200 chi nhánh cấp 1, cấp 2, phòng giao dịch và 141 quỹ tiết kiệm. AIAV cũng sẽ thực hiện các hoạt động đầu tư cùng với BIDV. Phạm vi của các hoạt động đầu tư dự kiến sẽ bao gồm các dịch vụ từ mua hộ chứng khoán, mua và bán lại chứng khoán cho đến việc BIDV xem xét cấp hạn mức tín dụng cho AIAV. BIDV cũng sẽ cung cấp dịch vụ ngân hàng trọn gói cho AIAV. Các nhân viên và khách hàng và văn phòng của AIAV sẽ được sử dụng tất cả các dịch vụ sẵn có của BIDV bao gồm cả dịch vụ thu phí, chuyển tiền và ATM.
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước với xu hướng mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhiều loại hình công nghiệp và dịch vụ sau khi được nới lỏng chiếc áo cơ chế, ngành bảo hiểm Việt Nam cũng đã góp vào những tiếng nói riêng cho mình. Điển hình là nhiều loại hình bảo hiểm với sự đa dạng, phong phú đã ra đời. Song, thực tế cũng cho thấy thị trường bảo hiểm có sự phát triển muộn hơn so với thị trường dịch vụ ngân hàng cũng như đổi mới hoạt động ngân hàng. Do đó, mối lương duyên giữa ngành bảo hiểm và ngân hàng ở Việt Nam lúc bấy giờ vẫn còn là một ẩn số, bởi vì đa phần chưa có một sản phẩm Bancassurance nào được giới thiệu trên thị trường Việt Nam.
Năm 2006
Sáng ngày 1/8/2006 tại Hà Nội, hai sản phẩm Bancassurance đầu tiên, hai đứa con đầu của mối lương duyên giữa ngành ngân hàng và bảo hiểm Việt Nam đã ra đời, đánh dấu một bước phát triển mới của hoạt động Bancassurance ở Việt Nam. Hai chủ thể chính trong hoạt động Bancassurance lần này là Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Bảo Việt Nhân Thọ với một thoả thuận hợp tác về việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng. Kết quả của thỏa thuận này là cho ra đời hai sản phẩm liên kết Bancassurance đầu tiên tại Việt Nam là “Tài khoản tiết kiệm giáo dục” và “Bảo hiểm tín dụng cho Nhà mới và Ô tô xịn”.
"Tài khoản tiết kiệm giáo dục" là một hình thức tài khoản tiết kiệm định kỳ dài hạn bằng VND hướng tới mục tiêu tích luỹ để trang trải chi phí giáo dục đào tạo cho trẻ trong tương lai. Khách hàng khi tham gia chương trình Tiết kiệm giáo dục của Techcombank sẽ được bảo hiểm miễn phí theo sản phẩm An tâm tiết kiệm của Bảo Việt Nhân Thọ. Người trả phí bảo hiểm cho khách hàng là Techcombank. Người được bảo hiểm (Chủ tài khoản/sổ tiết kiệm) là người có độ tuổi từ 18 đến 55. Tuổi được bảo hiểm tối đa là 65 tuổi. Thời hạn bảo hiểm trùng với thời hạn của tài khoản tiết kiệm (từ 1 đến 10 năm). Tham gia chương trình Tiết kiệm của Techcombank, khách hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích đặc biệt như: nộp tiền trước hạn để hưởng lãi suất bằng 100% lãi suất quy định của tài khoản; được hưởng chế độ bảo hiểm của Bảo Việt Nhân Thọ, nhận số tiền bồi thường bảo hiểm, tiền bảo hiểm được bồi hòan từ Bảo Vịêt Nhân Thọ;...Trong trường hợp khách hàng tham gia chương trình tiết kiệm giáo dục bị tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn, Bảo Việt sẽ tiếp tục đóng đóng số tiền tiết kiệm cho đến khi đáo hạn. Số tiền đáo hạn (tiền tiết kiệm) sẽ được trả cho người hưởng quyền lợi của khách hàng. Mức chi trả tối đa của Bảo hiểm lên đến 500.000.000 đồng.
Sản phẩm Bancassurance "Tín dụng nhà mới, ô tô xịn" của Techcombank gắn với loại hình An tâm bảo tín của BVNT sẽ mang đến cho khách hàng cảm giác yên tâm, thanh thản, đảm bảo được trách nhiệm trả khoản nợ tồn đọng trong trường hợp gặp rủi ro. Khách hàng sẽ nhận được nhiều tiện dụng từ khoản vay mua nhà, ô tô của mình và bảo hiểm cho khoản vay đó được kết hợp vào một sản phẩm do Techcombank cung cấp. Tuổi bắt đầu tham gia bảo hiểm (tính theo năm sinh) là từ đủ 18 đến 55 tuổi nhưng không quá 65 tuổi khi đáo hạn hợp đồng tín dụng. Thời hạn bảo hiểm trùng với thời hạn của khoản vay (từ 1 đến 10 năm). Khách hàng chỉ phải nộp phí bảo hiểm duy nhất một lần khi vay vốn. Phạm vi bảo hiểm cho khách hàng bao gồm các trường hợp tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Khi phát sinh quyền lợi bảo hiểm, Bảo Việt Nhân thọ sẽ thay khách hàng trả dư nợ khoản vay (bao gồm nợ tồn đọng cộng lãi luỹ kế) của khách hàng cho Techcombank.
Kể từ 2006 đến nay, quan hệ hợp tác giữa ngân hàng với công ty bảo hiểm không ngừng được phát triển và sự cạnh tranh triển khai kênh Bancassurance giữa các công ty bảo hiểm trong việc đặt các mối quan hệ với các ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng rõ nét. Chẳng hạn như:
Cũng trong năm 2006, AIA Việt Nam tiếp tục phối hợp với các ngân hàng Đầu tư - Phát triển (BIDV), Công thương (Incombank), Quốc tế (VIB Bank) đưa ra sản phẩm “An nghiệp bảo tín”. Theo đó, khách hàng đến những ngân hàng có quan hệ hợp tác với AIA vay tiền có thể mua sản phẩm “An nghiệp bảo tín” để bảo đảm cho khoản vay của mình. Nếu có rủi ro, AIA Việt Nam sẽ thanh toán cho ngân hàng số dư còn lại của khoản vay. Ngoài ra, khi sử dụng Bancassurance, khách hàng còn được tiếp cận với dịch vụ toàn diện, chi phí thấp. Ví dụ, một khách hàng 35 tuổi muốn vay 150 triệu đồng từ một ngân hàng có quan hệ với AIA Việt Nam, có thể bảo đảm khoản vay bằng cách mua sản phẩm “An nghiệp bảo tín”, với mức phí hàng năm là 583.000đ, tương đương với 1.600đ/ngày.
Ngày 16/11/2006 Sacombank và Prévoir cùng cho ra đời sản phẩm bảo hiểm “Phước an tín”. Theo đó, khách hàng vay vốn mua nhà, đất, sửa chữa nhà tại Sacombank sẽ được đảm bảo trách nhiệm trả nợ tồn đọng trong trường hợp gặp rủi ro (tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn) thông qua hợp đồng bảo hiểm phước an tín ký với Sacombank. Thời hạn bảo hiểm sẽ bằng thời hạn vay. Khi xảy ra sự kiện cần bảo hiểm, Prévoir sẽ thay mặt khách hàng để thanh toán khoản nợ tín dụng còn lại cho Sacombank với mức chi trả bồi thường 800 triệu đồng…
Năm 2007
Ngày 18/06/2007, tại Trụ Sở chính Bảo Việt Nhân thọ, số 1 Đào Duy Anh, Hà Nội, Bảo Việt Nhân thọ chính thức công bố ra mắt sản phẩm bảo hiểm nhóm “An Nghiệp thành công”. Sản phẩm mới này là sự kết hợp giữa sản phẩm bảo hiểm An nghiệp Thành công của Bảo Việt Nhân thọ và sản phẩm Tiết kiệm Nhân văn của SCB. Tất cả các khách hàng khi tham gia gửi Tiết kiệm Nhân văn sẽ được SCB mua tặng bảo hiểm An nghiệp Thành công của Bảo Việt Nhân thọ. Trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam. Đây là sản phẩm bảo hiểm nhóm dành cho tất cả các tổ chức kinh tế, giáo dục, xã hội… và đặc biệt là hướng tới các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Sản phẩm mới “An Nghiệp thành công” là sản phẩm bảo hiểm nhóm thứ 2 của Bảo Việt Nhân thọ kế thừa những tính năng ưu việt của sản phẩm thứ nhất để mở rộng phạm vi bảo hiểm, quyền lợi bảo hiểm như: biên độ tuổi của nhóm người được bảo hiểm đã được mở rộng thành 05 – 65 tuổi (phạm vi cũ là từ 18-65 tuổi); người được bảo hiểm sẽ được chi trả quyền lợi trong mọi trường hợp tử vong và các thương tật khác trong thời hạn bảo hiểm.
Doanh nghiệp, tổ chức chức tham gia mua sản phẩm “An Nghiệp thành công” có quyền được lựa chọn hình thức đóng phí phù hợp, với mức phí bảo hiểm có thể nói là hợp lý và rất cạnh tranh trong khi quyền lợi bảo hiểm được tối đa hoá. Bên cạnh đó, khi kết thúc hợp đồng, Bảo Việt Nhân thọ sẽ trao tặng một khoản tiền thưởng nếu doanh nghiệp hoặc tổ chức quyết định tái tục hợp đồng trong năm tiếp theo. Số tiền thưởng này sẽ phụ thuộc vào số phí bảo hiểm mà tổ chức hoặc doanh nghiệp đã đóng trên hợp đồng.
Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm Nhân văn” Là sản phẩm độc đáo và mang tính nhân văn cao của SCB, Khách hàng tham gia gửi tiền được hưởng nhiều ưu đãi về lãi suất theo bậc thang số dư tiền gửi và được nhận nhiều hình thức quà tặng có giá trị hấp dẫn khác nhau.
Lợi ích nổi bật
Khách hàng được hưởng lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi.
Được tặng tiền mặt khi gửi mới nhân các ngày lễ, sự kiện lớn hàng năm.
Tặng chuyến du lịch nghỉ dưỡng cho Khách hàng hàng năm.
Lãi suất tặng tăng thêm theo kỳ hạn gửi dành cho Khách hàng từ 50 tuổi trở lên.
Được tặng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (bảo hiểm tử vong và thương tật do tai nạn). Số tiền bảo hiểm được nhận bằng 50% tổng số tiền Khách hàng gửi.
Đặc tính sản phẩm
Đối tượng: Khách hàng cá nhân.
Kỳ hạn gửi: Từ 12 tháng đến 60 tháng.
Loại tiền gửi: VND và USD.
Số tiền gửi tối thiểu: 10,000,000 đồng hoặc 700 USD.
Lãi suất: Theo Biểu lãi suất sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm Nhân văn” mà SCB công bố tại thời điểm gửi.
Cách thức trả lãi: Lĩnh lãi hàng tháng và lĩnh lãi cuối kỳ.
Rút tiền: Khách hàng không được rút vốn trước hạn.
Năm 2008
Từ ngày 18/6/2008, Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) sẽ triển khai bốn sản phẩm bảo hiểm qua kênh Bancassurance tại gần 500 điểm giao dịch của BIDV trên toàn quốc. Bốn sản phẩm bảo hiểm mà BIC chuẩn bị phân phối qua hệ thống ngân hàng BIDV bao gồm: bảo hiểm ô tô, bảo hiểm xe máy, bảo hiểm tai nạn con người 24/24 và bảo hiểm nhà tư nhân.
Sacombank tiếp tục liên kết với công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt Nam cho ra đời sản phẩm “Bảo an – Phát Lộc” và “Bảo an – Tích lũy”. Sản phẩm “Bảo an – Phát Lộc” được hiểu là sản phẩm tiền gửi gắn kết bảo hiểm rủi ro toàn diện cho khách hàng tiết kiệm tiền gửi trong Hợp đồng phân phối sản phẩm giữa công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt Nam và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Đối tượng khách hàng là cá nhân có độ tuổi từ 18-60, đủ điều kiện gửi tiền tiết kiệm theo Quy chế về Tiền gửi tiết kiệm. Lọai hình tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ. Bao gồm các kỳ hạn: 6, 9, 12, 18, 24, 36 tháng. Loại hình bảo hiểm: Nhân thọ tử kỳ. Sản phẩm “Bảo an – Tích luỹ” định kỳ được hiểu là sản phẩm tiền gửi gắn kết bảo hiểm cho khách hàng tiết kiệm tích luỹ “Vì tương lai” trong Hợp đồng phân phối sản phẩm giữa công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt Nam và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Đối tượng khách hàng là cá nhân có độ tuổi từ 18-60, đủ điều kiện gửi tiền tiết kiệm theo Quy chế về Tiền gửi tiết kiệm. Lọai hình tiền gửi: tiết kiệm tích lũy bao gồm các kỳ hạn: 1, 2, 3, 4, 5 năm. Loại hình bảo hiểm: Nhân thọ tử kỳ.
Năm 2009
Cuối tháng 4/2009, Sacombank cũng bắt tay Công ty BHNT Prévoir Việt Nam triển khai sản phẩm tiết kiệm “Bảo an - vẹn toàn”. Sản phẩm này dành cho đối tượng khách hàng cá nhân 18 - 59 tuổi tham gia gửi tiết kiệm từ 10 triệu đồng hoặc 1.000 USD trở lên. Theo đó, khách hàng được quyền lựa chọn hợp đồng BHNT theo một trong hai hình thức: được công ty bảo hiểm trả 50% số tiền gửi nếu gặp rủi ro, hoặc được trả 100% viện phí trong trường hợp phải nhập viện. Giá trị bảo hiểm tối đa cho mỗi khách hàng là 800 triệu đồng. Thời hạn bảo hiểm chính là kỳ hạn gửi tiền của khách hàng và độ tuổi tối đa được bảo hiểm là 60 tuổi. Điểm đáng chú ý của sản phẩm tiết kiệm “Bảo an - vẹn toàn” so với các sản phẩm bảo hiểm thông thường là nếu có nhu cầu vốn đột xuất, khách hàng có thể rút trước hạn, thế chấp hoặc cầm cố thẻ tiết kiệm tại Sacombank để vay vốn. Trước đó, Sacombank đã triển khai hai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung là “Bảo an - Phát lộc” và “Bảo an - Tích lũy định kỳ”.
Ngày 5/5/2009, Baoviet Bank và Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ đã tung ra thị trường 2 sản phẩm bảo hiểm liên kết chung: “Tích trường phú” và “Tín tài nghiệp”. Sản phẩm Tích trường phú đáp ứng đồng thời nhu cầu tiết kiệm và được BHNT với mức trách nhiệm lên đến một tỷ đồng. Nếu Tích trường phú dành cho người gửi tiền thì Tín tài nghiệp dành cho người đi vay nhằm đảm bảo sự an tâm cho cả người vay và người cho vay. Cá nhân vay vốn tín chấp sẽ được tham gia BHNT tương ứng với giá trị khoản vay. Trong trường hợp không may rủi ro xảy ra trong phạm vi bảo hiểm, khách hàng và người thân trong gia đình sẽ không phải đối mặt với gánh nặng thanh toán nợ gốc và tiền lãi của khoản vay.
Vào ngày 22/7/2009 Sacombank tiếp tục liên kết với Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam cho ra sản phẩm Phú An Tín. Sản phẩm này là sản phẩm kết hợp giữa hình thức cho vay của Sacombank với hình thức Bảo hiểm tử kỳ gia hạn hàng năm của Prudential Việt Nam nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng vay tại Sacombank.
Ngày 9/9, HDBank chính thức ký hợp tác với ACE Life. Theo đó, ACE Life sẽ là khách hàng chiến lược của HDBank trong hợp tác tín dụng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, thực hiện các hoạt động đầu tư và cùng phát triển, phân phối các sản phẩm bảo hiểm tại HDBank. HDBank và ACE Life sẽ cùng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm bảo hiểm để thông qua kênh ngân hàng giới thiệu đến khách hàng. Chiến lược của việc hợp tác này là sẽ tập trung xây dựng hình ảnh của HDBank thành một “Điểm đến duy nhất” cho tất cả nhu cầu bảo hiểm, tài chính. Ngược lại, ACE Life sẽ được ưu tiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của HDBank với mức phí ưu đãi; HDBank sẽ cung cấp cho ACE Life hạn mức tín dụng vào từng thời điểm để hỗ trợ vốn lưu động cho ACE Life…
Ngày 17/11/2009, AIA Việt Nam và VietBank cũng chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cung cấp và quản lý các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho các cá nhân là khách hàng của VietBank. Hai bên sẽ cùng hợp tác phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bao gồm các dòng sản phẩm bảo hiểm trọn đời linh hoạt, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo có hoàn phí, bảo hiểm tai nạn cá nhân dành cho người đi xe gắn máy, tới các cá nhân là khách hàng hiện tại và tiềm năng của VietBank. AIA Việt Nam cũng sẽ triển khai mô hình chuyên viên tư vấn tài chính tại các chi nhánh và văn phòng của VietBank để tiếp thị, tư vấn, bán sản phẩm bảo hiểm và thanh toán cho VietBank.
Ngày 26/11/2009, tại Hà Nội, ngân hàng VPBank và Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam đã ký thoả thuận hợp tác, chính thức giới thiệu sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng Bancassurance. Theo thỏa thuận hợp tác này, VPBank sẽ trở thành đại lý chính thức của Prudential Việt Nam thực hiện việc phân phối gói sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng Bancassurance tới người tiêu dùng. Trong giai đoạn đầu, VPBank sẽ triển khai hợp tác tư vấn, phân phối 1 số sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của Prudential thông qua 1 số chi nhánh và PGD được lựa chọn của VPBank tại địa bàn TP. Hà Nội và TPHCM. Trước VPBank, Prudential đã ký kết hợp tác với 5 ngân hàng là Standard Chartered Bank, Agribank, Vietcombank, Sacombank và ABBank. Thông qua dự án này, VPBank và Prudential Việt Nam sẽ phục vụ khách hàng tốt hơn với gói sản phẩm tài chính mới. Khách hàng bảo hiểm của Prudential giờ đây được có thể tiết kiệm được đáng kể thời gian thanh toán phí bảo hiểm. Còn khách hàng VPBank sẽ được chuyên gia tư vấn bảo hiểm của chính VPBank tư vấn sử dụng một dịch vụ tài chính tổng thể, tiện ích bao gồm các sản phẩm bảo hiểm đã được ngân hàng xem xét và đánh giá trước khi giới thiệu đến khách hàng. Hơn nữa, khi có nhu cầu khách hàng sẽ được tiếp cận nguồn thông tin về các sản phẩm bảo hiểm một cách thuận tiện cũng như dễ dàng nộp phí bảo hiểm từ tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân tại VPBank.
Sacombank cũng bắt tay với PVN kết hợp giữa nhóm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của PVN với nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng của Sacombank. Cụ thể, trong các sản phẩm liên kết, Sacombank sẽ tặng chi phí bảo hiểm nhân thọ thông qua PVN đối với các khoản vay tiêu dùng tại Sacombank của khách hàng trong độ tuổi từ 18-60 tuổi. Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, nếu khách hàng vay tiêu dùng gặp rủi ro (tử vong hoặc bị thương tật toàn bộ và vĩnh viễn), PVN sẽ chi trả số dư nợ còn lại cho Ngân hàng (khoản tiền vay còn lại không bao gồm lãi vay) tại thời điểm xảy ra sự cố. Ngoài ra, Sacombank và Citibank còn hợp tác triển khai dịch vụ thanh toán phí bảo hiểm của PVN.
Trên thực tế, tại các ngân hàng nước ngoài, hình thức bán chéo sản phẩm này đã được hình thành từ rất lâu. Ở Việt Nam, Standard Chartered Bank - SCB và PVN cũng hợp tác triển khai sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng vào đầu năm nay. Theo thỏa thuận hợp tác, SCB trở thành đại lý chính thức của PVN thực hiện phân phối gói sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng tới người tiêu dùng. Theo đó, khách hàng của SCB muốn tham gia bảo hiểm của PVN được hưởng các tiện ích như: tiết kiệm thời gian thanh toán phí bảo hiểm, đồng thời được chuyên gia tư vấn bảo hiểm của PVN hướng dẫn ngay tại các chi nhánh SCB.
Cũng từ năm 2009, Prudential Việt Nam đã coi hợp tác kinh doanh với ngân hàng là một chiến lược phát triển của Công ty. Hiện tại, Prudential chỉ triển khai mô hình bảo hiểm qua kênh ngân hàng (Bancassurance) tại TP. HCM và Hà Nội thông qua chi nhánh các ngân hàng đối tác. Hiện nay Prudential đang hợp tác với 4 ngân hàng, ABBank, Standard Chartered, Agribank và Vietcombank để phân phối các sản phẩm bảo hiểm bán lẻ thông qua chi nhánh ngân hàng. Prudential cũng hợp tác với Ngân hàng Sacombank cung cấp sản phẩm bảo hiểm tử kỳ. Hiện tại, Prudential vẫn đang tiếp tục làm việc với nhiều ngân hàng đối tác tiềm năng để có những hợp tác mới.
Năm 2010
Ngày 15/10 vừa qua công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam đã chính thức giới thiệu ra thị trường sản phẩm bảo hiểm mới “Phú - Bảo Nghiệp”. Đây là sản phẩm bảo hiểm nhóm được thiết kế đặc biệt dành cho các tổ chức, doanh nghiệp mua cho nhân viên của mình.Với tiêu chí “Chinh phục niềm tin, gắn kết lâu dài”, “Phú - Bảo Nghiệp” là giải pháp ưu việt giúp người sử dụng lao động tăng cường phúc lợi cho nhân viên, duy trì sự ổn định và phát triển nguồn nhân lực. Sản phẩm bảo hiểm này ra đời đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhân sự trong việc bảo vệ tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp: con người. “Phú - Bảo Nghiệp” không chỉ tạo điều kiện cho bản thân nhân viên được bảo vệ mà còn giúp họ hoàn thành tốt nghĩa vụ chăm sóc, bảo vệ những người thân trong gia đình; từ đó tạo ra động lực gắn bó với công việc. Sản phẩm này đáp ứng được nguyện vọng từ cả hai phía là người lao động và người sử dụng lao động: bảo vệ toàn diện, nhẹ bớt gánh nặng tài chính cho bản thân người lao động và gia đình; đồng thời tạo dựng hình ảnh tốt về tổ chức và doanh nghiệp, tránh được những rủi ro về khủng hoảng nhân sự.
Ngoài ra, có thể kể đến một số hợp đồng hợp tác lớn giữa các công ty bảo hiểm và các ngân hàng thương mại như: Bảo Việt với HSBC VN, Ngân hàng Nông nghiệp VN và Techcombank, VIB, HD Bank và Habubank; Prudential với Ngân hàng An Bình, Standard Chartered, Agribank, Sacombank, Vietcombank, VP Bank và Ngân hàng Quân đội (MB); Prévoir Việt Nam với Sacombank, ACB, ANZ, Eximbank, Habubank, An Binh Bank, VIB Bank … Trong quan hệ hợp tác này, ngân hàng có thể phối hợp bán các sản phẩm nhân thọ và phi nhân thọ của các công ty bảo hiểm khi khách hàng vay tiền tại ngân hàng để mua tài sản và khách hàng phải mua bảo hiểm cho chính tài sản đó.
Tóm lại, nhìn sơ lược sư phát triển của Bancassurance qua các năm, ta thấy được rằng ngày càng có nhiều ngân hàng và công ty bảo hiểm đã bắt đầu manh nha tham gia lĩnh vực này và đạt được một số thành công nhất định, điều đó chứng tỏ rằng thị trường Việt Nam sẽ rất có nhiều cơ hội, nhiều triển vọng trong hoạt động Bancassurance. Nhưng bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế là chỉ có một số ít ngân hàng lớn và công ty bảo hiểm lớn tham gia, hình thức chủ yếu chỉ là hai bên thỏa thuận để tạo ra những sản phẩm kết hợp, hay chủ yếu là các công ty bảo hiểm gia tăng các dịch vụ qua ngân hàng mà thôi…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bảo hiểm- Bancassurance và hoạt động bancassurance tại việt nam hiện nay 2012.doc