Bảo hiểm xã hội bắt buộc và chế độ ốm đau thai sản

MỤC LỤC I/ Những nhận thức chung về BHXH 1/ Sự cần thiết của hệ thống BHXH 2 Các khái niệm về BHXH 3/ Mục đích của BHXH 4/ Lịch sử ra đời của chương trình BHXH. 5/ Các nguyên tắc của BHXH II/ Nội dung của BHXH 1/ Thành viên tham gia BHXH 2/ Mức thu nhập được bảo hiểm 3/ Các chế độ BHXH 4/ Trợ cấp BHXH 5/ Quỹ BHXH III/ Chế độ ốm đau 1/ Đối tượng hưởng chế độ ốm đau 2/ Điều kiện hưởng chế độ ốm đau 3/ Thời gian hưởng chế độ ốm đau 4/ Mức hưởng chế độ ốm đau 5/ Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau IV/ Chế độ thai sản 1/ Đối tượng hưởng chế độ thai sản 2/ Điều kiện hưởng chế độ thai sản 3/ Thời gian hưởng chế độ thai sản 4/ Mức hưởng chế độ thai sản 5/ Trợ cấp thai sản 6/ Chế độ sau thai sản 7/ Mức đóng và phương thức đóng chế độ ốm đau, thai sản của người sử dụng lao động

doc22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2875 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bảo hiểm xã hội bắt buộc và chế độ ốm đau thai sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC I/ Những nhận thức chung về BHXH 1/ Sự cần thiết của hệ thống BHXH 2 Các khái niệm về BHXH 3/ Mục đích của BHXH 4/ Lịch sử ra đời của chương trình BHXH. 5/ Các nguyên tắc của BHXH II/ Nội dung của BHXH 1/ Thành viên tham gia BHXH 2/ Mức thu nhập được bảo hiểm 3/ Các chế độ BHXH 4/ Trợ cấp BHXH 5/ Quỹ BHXH III/ Chế độ ốm đau 1/ Đối tượng hưởng chế độ ốm đau 2/ Điều kiện hưởng chế độ ốm đau 3/ Thời gian hưởng chế độ ốm đau 4/ Mức hưởng chế độ ốm đau 5/ Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau IV/ Chế độ thai sản 1/ Đối tượng hưởng chế độ thai sản 2/ Điều kiện hưởng chế độ thai sản 3/ Thời gian hưởng chế độ thai sản 4/ Mức hưởng chế độ thai sản 5/ Trợ cấp thai sản 6/ Chế độ sau thai sản 7/ Mức đóng và phương thức đóng chế độ ốm đau, thai sản của người sử dụng lao động I/ NHỮNG NHẬN THỨC CHUNG VỀ BHXH 1. Sự cần thiết của hệ thống BHXH Sự ra đời của hệ thống BHXH là một trong những sáng tạo sáng chói của loài người trong lịch sử phát triển xã hội. BHXH nói lên thực tế rằng các công dân có thể gặp rủi ro do nền kinh tế mang lại như tình trạng thất nghiệp, ốm đau thai sản, tai nạn lao động…do đó công dân cần đươc đảm bảo một mức độ an toàn nhất định để chống lại các rủi ro trên. Năm 1920, Henry Rogers Seager đã viết : BHXH là ý tưởng đạo đức và đáng khen ngợi. Adam Smith đã khẳng định : một người bình thường trong điều kiện bình thường khi đã đóng góp lợi ích cho xã hội thì anh ta được xã hội nói chung và xí nghiệp nói riêng chăm lo cho anh ta Như vậy BHXH ra đời là nhằm để bù đắp những rủi ro mà người lao động có thể gặp phải trong cuộc sống thường ngày. 2. Các khái niệm về BHXH Thuật ngữ “ bảo hiểm xã hội “ lần đầu tiên chính thức được sử dụng làm tiêu đề cho một văn bản pháp luật 1935 ( luật bảo hiểm xã hội 1935 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ). Thuật ngữ này xuất hiện trở lại trong một đạo luật được thông qua tại New Zealand năm 1938. Năm 1941,trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ hai,thuật ngữ này được dùng trong hiến chương đại Tây Dương. Tổ chức Lao động quốc tế nhanh chóng tiếp nhận thuật ngữ “ bảo hiểm xã hội “.Đây là mốc quan trọng giá trị của thuật ngữ này,một thuật ngữ diễn đạt đơn giản nhưng phản ánh được nguyện vọng sâu sắc của nhân dân lao động trên toàn thế giới. Thuật ngữ “ bảo hiểm xã hội “ được hiểu không giống nhau giữa các nước về mức độ và phạm vi rộng hẹp của nó : Theo D.Pieters bảo hiểm xã hội được hiểu với tư cách là một tổ chức được hình thành với mục đích hỗ tương giữa người với người để đối phó sự thiếu hụt thu nhập hoặc những tổn thất cụ thể khác. Theo Sinfield thì nghị BHXH nên được định nghĩa là một cơ chế đảm bảo an toàn toàn diện cho con người chống lại sự mất mát về vật chất. Quan điểm của Berghman cũng tương tự như thế. Theo Giancalo Pereno BHXH là một hệ thống bao gồm các lợi ích dịch vụ đảm bảo cho công dân khi cần thiết. Theo khoản 1 điều 3 luật BHXH: “BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hết tuổi lao động hoặc chết,trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH “ 3. Mục đích của BHXH Đáp ứng nhu cầu, mong ước của loài người muốn được đảm bảo an toàn trong cuộc sống. Tạo cho cá nhân và gia đình họ một niềm tin vững chắc mức sống và điều kiện sống của họ trong một chừng mực nhất định không bị suy giảm đáng kể bởi bất kỳ hậu quả nào. Đáp ứng nhu cầu, mong ước của loài người muốn được đảm bảo an toàn trong cuộc sống. Tạo cho cá nhân và gia đình họ một niềm tin vững chắc mức sống và điều kiện sống củ họ trong một chừng mực nhất định không bị suy giảm đáng kể bởi bất kỳ hậu quả nào. Khoản 1 điều 140 Luật lao động VN :“ Nhà nước quy định chính sách BHXH nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất , chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp lao động ốm đau, thai sản …” 4. Lịch sử ra đời của chương trình BHXH Ra đời đầu tiên ở nước Đức dưới thời thủ tướng Otto von Bismarck. Ngay sau đó, mẫu hình BHXH của Đức được nhiều nước khác áp dụng, trong đó phải kể đến Áo và Hunggari. Tuy nhiên, không phải mô hình này được chấp nhận ngay, Châu Âu diễn ra nhiều cuộc thảo luận, tranh cãi về vấn đề này. Anh quốc chấp nhận chương trình BHXH năm 1911. Sau năm 1920, chương trình BHXH nhanh chóng được áp dụng hầu hết ở các nươc châu Âu và Tây bán cầu Đặc biệt, giai đoạn sau thế chiến thứ hai hệ thống BHXH bắt buộc được Chính phủ nhiều nước quan tâm. 5/ Các nguyên tắc Bảo hiểm xã hội. 5.1/ Nhà nước thống nhất quản lí. Nhà nước là người trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và quản lý toàn bộ sự nghiệp BHXH thông qua ban hành các qui định pháp luật về BHXH và kiểm tra việc thực hiện các qui định đó. Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ quỹ BHXH và trong trường hợp cần thiết Nhà nước có biện pháp để bảo toàn giá trị quỹ,đảm bảo sự an tâm về tài chính cho quỹ BHXH 5.2/Thực hiện BHXH dựa trên cơ sở phân phối theo lao động, lấy số đông bù số ít Thông qua sự đóng góp của người lao động cho xã hội qui định mức trợ cấp và độ dài thời gian hưởng trợ cấp phù hợp. Đây là nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm, tức là dung rủi ro mà nhiều người có thể gặp phải với số ít người gặp phải rủi ro. 5.3.Thực hiện BHXH cho mọi trường hợp giảm hoặc mất khả năng lao động và cho mọi người lao động. Đảm bảo cho người lao động dù làm trong thành phần kinh tế nào đều được hưởng quyền lợi BHXH. Đây là ý nghĩa quan trọng của BHXH, thực hiện được mục đích chính của BHXH là chăm lo cho người lao động trong trường hợp họ gặp phải những rủi ro mà đã nhìn thấy được. 5.4.Mức BHXH Mức BHXH không được cao hơn mức tiền lương khi đang làm việc và trong một số trường hợp không được thấp hơn mức trợ cấp BHXH tối thiểu và phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người dân. Điều này giúp cho mọi người lao động đều có thể tham gia BHXH, thể hiện được tinh thần và ý nghĩa của BHXH. II/ NỘI DUNG CỦA BHXH. 1/ Thành viên tham gia bảo hiểm xã hội (hay các bên trong quan hệ bảo hiểm xã hội) Có ba loại thành viên tham gia bảo hiểm xã hội. Đó là Người thực hiện bảo hiểm Người tham gia bảo hiểm Người được bảo hiểm. 1.1/ Người thực hiện bảo hiểm Người thực hiện bảo hiểm là người đại diện cho cơ quan bảo hiểm xã hội do nhà nước thành lập. Hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã hội được nhà nước giám sát, kiểm tra chặt chẽ. Hệ thống cơ quan bảo hiểm xã hội được thành lập thống nhất từ trung ương đến địa phương. Trong đó hệ thống bảo hiểm xã hội ở địa phương, ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì, nhiệm vụ chính của tổ chức bảo hiểm xã hội là cấp phát đúng đắn, nhanh chóng, kịp thời các khoản trợ cấp cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc thực hiện bảo hiểm xã hội đối với mọi người lao động theo quy định của pháp luật, đồng thời chịu trách nhiệm về vật chất và tài chính đối với người được bảo hiểm khi họ có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. 1.2/ Người tham gia bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm xã hội là người đóng góp phí bảo hiểm xã hội để bảo hiểm cho mình hoặc cho người khác được bảo hiểm xã hội. Người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật là người sử dụng lao động, người lao động và trong chừng mực nào đó là nhà nước. 1.3/ Người được bảo hiểm Người được bảo hiểm xã hội là người lao động hoặc thành viên gia đình họ khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Các thành viên tham gia quan hệ bảo hiểm xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội thì giải quyết theo quy định về giải quyết tranh chấp lao động, người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội thì giải quyết theo quy chế của tổ chức bảo hiểm xã hội. 2/ Mức thu nhập được bảo hiểm Mức thu nhâp được bảo hiểm là mức tiền lương hoặc một mức thu nhập bằng tiền nào đó do nhà nước quy định.Trên cơ sở mức sống ,mức thu nhập bình quân thực tế của đại đa số người lao động và mức thu nhập bình quân đầu người. Có hai cách để lựa chọn mức thu nhập được bảo hiểm: Thứ nhất: là áp dụng một mức đồng nhất đối với mọi người được bảo hiểm Thứ hai: là lấy tiền lương làm cơ sở để quy định mức thu nhập được bảo hiểm. Trên thực tế thường áp dụng cách thứ hai vì làm như vậy sẽ phù hợp với từng lao động khác nhau hơn. Đảm bảo cho mọi người lao động đều có thể tham gia BHXH. Mức thu nhập được bảo hiểm còn là công cụ để nhà nước giám sát,kiểm tra, điều tiết trên giác độ quản lý vĩ mô đối với bảo hiểm xã hội và quản lý lao động trong nền kinh tế quốc dân. 3/ Các chế độ bảo hiểm xã hội Các chế độ bảo hiểm xã hội được tạo thành bởi các điều kiện xã hội cùng với các mức trợ cấp bảo hiểm xã hội. Về nguyên tắc, bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn kinh tế cho mọi người lao động trong mọi trường hợp giảm hoặc mất khả năng lao động. Tùy theo điều kiện kinh tế xã hội của từng quốc gia trong từng giai đoạn mà cácchế độ bảo hiểm xã hội được quy định khác nhau. Hiện nay, ở nước ta thực hiện một số các chế độ bảo hiểm xã hội sau: - BHXH bắt buộc: - Ốm đau - Thai sản - Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Hưu trí - Tử tuất - BHXH tự nguyện: - Hưu trí - Tử tuất. Các chế độ bảo hiểm nói trên có một điểm chung là đều được tạo thành bởi các điều kiện bảo hiểm xã hội và mức trợ cấp bảo hiểm xã hội. Điều kiện bảo hiểm xã hội là cơ sở pháp lý để được hưởng bảo hiểm xã hội. Các điều kiện bảo hiểm xã hội khác nhau phụ thuộc vào từng chế độ bảo hiểm cụ thể. Các điều kiện bảo hiểm xã hội có vai trò quan trọng trong hệ thống bảo hiểm xã hội, nó không chỉ là cơ sở pháp lý để hưởng bảo hiểm xã hội mà còn là công cụ điều tiết của nhà nước để đảm bảo cho phù hợp giữa các chế độ bảo hiểm xã hội, giữa người lao động và người không lao động hưởng bảo hiểm Hệ thống các điều kiện bảo hiểm xã hội bao gồm: Tuổi đời. Mức độ suy giảm hoặc mất khả năng lao động Thời gian tham gia BHXH Trong các điều kiện nêu trên, tùy từng chế độ bảo hiểm xã hội cụ thể mà nó được coi là điều kiện chủ yếu hoặc thứ yếu. Ví dụ: Đối với chế độ trợ cấp ốm đau thì điều kiện tuổi đời là thứ yếu nhưng đối với chế độ hưu trí đây là điều kiện chủ yếu. 4/Trợ cấp BHXH Số tiền mà người lao động nhận được từ cơ quan bảo hiểm xã hội thay hoặc thêm vào phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm do mất hoặc giảm khả năng lao động. Có hai loại trợ cấp BHXH là: trợ cấp BHXH thường xuyên và trợ cấp BHXH một lần. 4.1/ Trợ cấp BHXH thường xuyên Đó là loại trợ cấp đòi hỏi phải trả thường kỳ hàng tháng, có tác dụng phát huy hiệu quả trong thời gian dài. Ví dụ: Chế độ hưu trí 4.2/ Trợ cấp BHXH một lần Đó là loại trợ cấp chỉ trả một lần cho nhu cầu bảo hiểm mới phát sinh Ví dụ: chế độ trợ cấp ốm đau Cơ sở để xác định mức độ trợ cấp bảo hiểm xã hội và độ dài thời gian hưởng bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: mức độ giảm hoặc mất khả năng lao động…… 5/ Quỹ bảo hiểm xã hội Qũy bảo hiểm xã hội là tập hợp những phương tiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu phát sinh về bảo hiểm xã hội.Cụ thể là các khoản dự trữ về tài chính và các phương tiện cơ sở vất chất phục vụ cho quỹ bảo hiểm xã hội. Qũy bảo hiểm xã hội có hai tính chất đặc trưng: Quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ an toàn về tài chính: được bảo toàn về giá trị và không có rủi ro về tài chính. Quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ tiêu dùng: trên cơ sở tuân theo quy luật phân phối theo lao động, đồng thời tham gia điều chỉnh cần thiết giữa các nhu cầu và lợi ích. Các nguồn hình thành quỹ BHXH là: Người lao động Người sử dụng lao động Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Từ ngày 1/1/2010, người sử dụng lao động và người lao động đóng BHXH như sau: Với người sử dụng lao động: 16% tổng quỹ lương để đóng vào các quỹ BHXH ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí tử tuất. 1% vào quỹ BH thất nghiệp. Với người lao động: 6% vào quỹ BHXH hưu trí, tử tuất 1% vào quỹ BH thất ngiệp. III/ CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU. 1/ Đối tượng hưởng trợ cấp ốm đau. Theo Điều 21 luật bảo hiểm xã hội và khoản 1,2,3 và điểm b khoản 4 điều 2 nghị định 152/CP thì những đối tượng sau sẽ được hưởng trợ cấp ốm đau: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; b) Cán bộ, công chức, viên chức c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an; d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân. e) Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài. 2/Điều kiện hưởng chế độ ốm đau Quy định tại điều 22 luật BHXH; điều 8 NĐ152 1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau. 2. Có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế 3/ Thời gian hưởng chế độ ốm đau Thời gian và mức trợ cấp ốm đau phụ thuộc vào điều kiện làm việc mức và thời gian đóng bảo hiểm được quy định tại: -Điều 23,24 luật bảo hiểm xã hội -Điều 9,10 nghị định 152 3.1/ Đối với bệnh thông thường. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau: */ Làm việc trong điều kiện bình thường thì được: - Ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm - Bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm - Sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên. */ Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng - Bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm - Năm mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm. - Bảy mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên. 3.2/ Đối với bệnh dài ngày. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau: -Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; - Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn. Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân tuỳ thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân. 3.2/ Đối với trường hợp khi con ốm đau: Điều 24 luật BHXH quy định Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là hai mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1 Điều này. 4/Mức hưởng chế độ ốm đau Quy định tại: Điều 25, Luật BHXH Thông tư số 03/2007/BLĐTBXH Cụ thể mức hưởng chế độ ốm đau được tính như sau: 4.1/ Trường hợp thông thường Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 23 và Điều 24 của Luật BHXH thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc Tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau Mức hưởng chế độ ốm đau X 75% X = 26 ngày 4.2/ Đối với trường hợp mắc bệnh chữa trị dài ngày: Được tính theo công thức sau: Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau Tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) Mức hưởng chế độ ốm đau đối với các bệnh cần chữa trị dài ngày X X = Đối với ngày lẻ được tính như sau: Tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc Mức hưởng chế độ ốm đau đối với các bệnh cần chữa trị dài ngày Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) X X = 26 ngày Trong đó: - Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau: + Bằng 75% với thời gian tối đa là 180 ngày trong một năm; + Bằng 65% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên; + Bằng 55% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; + Bằng 45% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm. - Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. - Trường hợp người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày sau 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị mà khi tính có mức hưởng chế độ ốm đau trong tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung. Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó. Thời gian này không tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. 5/ Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau Căn cứ theo điều 26 luật BHXH thì: Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 23 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình. Mức hưởng một ngày bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung IV/ CHẾ ĐỘ THAI SẢN Lao động nữ là một loại lao động đặc thù bởi vì lao động nữ thực hiện cùng lúc hai chức năng: người lao động và người mẹ. Trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, các chế độ đối với lao động nữ khi thai sản nhằm trợ giúp, bổ sung thăng bằng và bảo đảm sức khỏe cho người lao động nữ khi thực hiện chức năng làm mẹ. 1/ Đối tượng áp dụng chế độ thai sản Theo điều 27 Luật BHXH, điều 13 Nghị định 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ta có những đối tượng được liệt kê sau đây là đối tượng áp dụng chế độ thai sản: Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang. Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc loại hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài. 2/ Điều kiện hưởng chế độ thai sản Điều 28 luật BHXH và điều 14 NĐ 152/2006/NĐ-CP quy định: Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con; c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi; d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Ngoài ra thông tư số 03/ 2007/ TT-BTBLĐXH còn quy định: 1/ Trường hợp sinh con hay nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi trước ngày 15 của tháng thì tháng đó không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi. 2/ Trường hợp sinh con hay nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi sau ngày 15 của tháng thì tháng đó được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi 3/ Thời gian hưởng chế độ thai sản 3.1/ Thời gian hưởng chế độ khi khám thai. Điều 29 Luật BHXH Được nghỉ việc 5 lần để đi khám thai, mỗi lần một ngày. Trường hợp đặc biệt : cơ sở y tế ở xa, người mang thai có bệnh lý, thai không bình thường : mỗi lần được nghỉ việc 2 ngày. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. 3.2/ Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu Điều 30 Luật BHXH quy định: Thai dưới 1 tháng: Nghỉ việc hưởng chế độ 10 ngày Thai từ 1 đến dưới 3 tháng: Nghỉ việc hưởng chế độ 20 ngày Thai từ 3 đến dưới 6 tháng: Nghỉ việc hưởng chế độ 40 ngày Thai trên 6 tháng : Nghỉ việc hưởng chế độ 50 ngày Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. 3.3/ Thời gian hưởng chế độ khi sinh con Căn cứ theo khoản1 điều 31 Luật BHXH, khoản 1 Điều 15 NĐ 152/2006/NĐ-CP, người lao động sau khi sinh con sẽ được nghỉ từ 4 đến 6 tháng, cụ thể như sau : 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường; 5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên; 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên. Trường hợp sinh một lần từ 2 con trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại điểm a, b, c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con lao động nữ được nghỉ thêm 30 ngày. Thời gian hưởng chế độ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. 3.4/ Thời gian hưởng chế độ khi sinh con trong trường hợp con sinh ra bị chết Căn cứ theo khoản 2 điều 31 Luật BHXH, khoản 2 Điều 15 NĐ 152/2006/NĐ-CP, người lao động sau khi sinh con sẽ được nghỉ từ 4 đến 6 tháng, cụ thể như sau: Con dưới 60 ngày tuổi chết: được nghỉ việc 90 ngày kể từ ngày sinh con. Con trên 60 ngày tuổi chết: được nghỉ việc 30 ngày kể từ ngày sinh con. Thời gian nghỉ việc quy định tại khoản này không vượt quá thời gian nghỉ sinh con và không tính vào thời gian nghỉ việc riêng hàng năm theo quy định của pháp luật về lao động. Thời gian hưởng chế độ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. 3.5/ Thời gian hưởng chế độ trong trường hợp mẹ chết sau khi sinh con mà cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ tham gia BHXH Căn cứ theo khoản 3 điều 31 Luật BHXH, khoản 3 điều 15 NĐ 152/2006/NĐ-CP , thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH : Cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Thời gian hưởng chế độ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. 3.6/ Thời gian hưởng chế độ khi nhận con nuôi Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi. (điều 32 Luật BHXH) 3.7/ Thời gian gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai: Căn cứ theo điều 33 Luật BHXH thì : Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc bảy ngày. Khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc mười lăm ngày. 4/ Mức hưởng chế độ thai sản Căn cứ pháp lý: điều 35 Luật BHXH, điều 16 NĐ 152/2006/NĐ-CP, và thông tư số 03/2007: Người lao động hưởng chế độ thai sản theo các loại thời gian hưởng chế độ thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Mức hưởng khi nghỉ việc sinh con hoặc nuôi con nuôi. Mức bình quân, tiền công 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc Số tháng nghỉ sinh con hoặc nuôi con nuôi theo chế độ X = Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai theo quy định là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội, thì lấy mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó để làm cơ sở tính hưởng chế độ. Mức hưởng khi nghỉ việc đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc Số ngày nghỉ việc theo chế độ thai sản X 100% X = 26 ngày Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. 5/ Trợ cấp thai sản Theo điều 34 Luật BHXH Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. 6/ Các chế độ sau thai sản 6.1/ Đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Sau khi sinh con từ đủ sáu mươi ngày trở lên; b) Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ của người lao động; c) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý. Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật Lao Động. 6.2/ Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản Căn cứ theo điều 37 Luật BHXH và NĐ 152/2006/NĐ-CP: Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu hoặc sau thời gian mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau: a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên; b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật; c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày: a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở. 7/ Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động đối với chế độ ốm đau và thai sản. Căn cứ theo điều 92 Luật BHXH và điều 43 NĐ 152/2006/NĐ-CP, ta có: Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của những người lao động là đối tượng áp dụng chế độ thai sản như sau: Mức đóng vào thai sản bằng 3%; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ. Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm quyết toán với tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định, cụ thể như sau: Trường hợp số tiền được quyết toán nhỏ hơn số tiền đã được giữ lại, thì số chênh lệch dư phải trả lại quỹ bảo hiểm xã hội vào tháng đầu quý sau. Trường hợp số tiền được quyết toán lớn hơn số tiền đã được giữ lại, thì tổ chức bảo hiểm xã hội cấp bù số chênh lệch thiếu vào tháng đầu quý sau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBảo hiểm xã hội bắt buộc và chế độ ốm đau thai sản.doc
Luận văn liên quan