Bảo lưu trật tự công cộng và hậu quả pháp lí của nó trong tư pháp quốc tế? Hãy nêu ra cách khắc phục hậu quả này

Cách khắc phục hậu quả: “Trật tự công” trước hết là một phạm trù mang màu sắc quốc gia, điều đó có nghĩa mỗi nước có những khác biệt về giá trị đạo đức, xã hội, đường lối hoặc các lợi ích căn bản, do xuất phát từ trình độ phát triển, văn hoá chính trị khác nhau. Những giá trị này luôn được nhà nước bảo vệ nhằm duy trì sự ổn định xã hội, đạo đức và thuần phong mỹ tục. Mỗi quốc gia theo đuổi những mục tiêu, lợi ích khác nhau nên việc bảo vệ trật tự công ở quốc gia cũng có những cấp độ, sắc thái khác nhau. Vì thế áp dụng BLTTCC là sự thể hiện ý chí của quốc gia, nó cho phép quốc gia bảo vệ được chủ quyền cũng như lợi ích của mình trong các quan hệ dân sự quốc tế

docx6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo lưu trật tự công cộng và hậu quả pháp lí của nó trong tư pháp quốc tế? Hãy nêu ra cách khắc phục hậu quả này, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cá nhân tuần 1 Đề bài: Bảo lưu trật tự công cộng và hậu quả pháp lí của nó trong tư pháp quốc tế? Hãy nêu ra cách khắc phục hậu quả này. BÀI LÀM Nam công dân I rắc 35 tuổi muốn kết hôn với nữ công dân Việt Nam 20 tuổi tại Việt Nam. trong khi đó nam công dân I rắc đã có hai vợ.Đây là trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài. Do đó quy phạm xung đột (QPXĐ) sẽ được viện dẫn để giải quyết, cụ thể Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình có ghi: “ trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn”. Như vậy, nữ công dân Việt Nam phải tuân theo các điều kiện kết hôn quy định trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam và trong ví dụ này nữ công dân đó dủ điều kiện kết hôn. Tương tự, công dân nam của I rắc phải tuân thủ luật của I rắc mà theo pháp luật I rắc một người đàn ông được lấy tối đa là bốn vợ. Trong ví dụ này nam công dân I rắc cũng đủ điều kiện kết hôn. Nhưng khi họ xin đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị từ chối. Tại sao vậy? Tìm hiểu nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng (BLTTCC) sẽ giúp chúng ta giải đáp thắc mắc trên. Khi vận dụng và thực hiện các quy phạm xung đột, đôi khi trong thực tế xuất hiện hiện tượng các cơ quan tư pháp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền không áp dụng luật nước ngoài, nếu việc áp dụng đó chống lại trật tự công cộng của nước mình. Tình huống trên trong lí luận tư pháp quốc tế gọi là bảo lưu trật tự công cộng. Theo quy tắc bảo lưu trật tự công cộng trong pháp luật của các nước trên thế giới thì luật nước ngoài sẽ bị gạt bỏ không được áp dụng, nếu việc áp dụng đó dẫn đến hậu quả xấu, tai hại hoặc mâu thuẫn với những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội cũng như pháp luật của nhà nước mình. Các toà án ở các nước phương Tây thường sử dụng “ bảo lưu trật tự công cộng” như là một công cụ sắc bén để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị với mục đích hạn chế, thậm chí đôi khi là gạt bỏ, là phủ nhận việc cần thiết phải áp dụng pháp luật nước ngoài, trước hết là luật pháp của các nước khác nhau về chế độ kinh tế - xã hội. Một giới hạn cho một nội hàm “trật tự công cộng” hoàn toàn do mỗi toà án có thẩm quyền quyết định. Điều này cho thấy ở các nước này khái niệm “trật tự công cộng” được sử dụng khá tuỳ tiện. Ở Việt Nam, quy định về “ Bảo lưu trật tự công cộng” được ghi nhận rất rõ rang và cụ thể ở Điều 759 Bộ luật dân sự năm 2005 khoản 4 “…,nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ở đây, rõ rang “trật tự công cộng” phải hiểu là hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nan và chúng được quy định trong Hiến pháp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 và các văn bản pháp luật khác. Ngoài ra, vấn đề “Bảo lưu trật tự công cộng” còn được ghi nhận ở một số văn bản pháp luật khác của Việt Nam. Ví dụ , Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định: “Trong trường hợp luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có quy định hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia viện dẫn thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với nguyên tắc quy định trong Luật này”. Ngoài ra, vấn đề “ Bảo lưu trật tự công cộng” còn được ghi nhận trong một số điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc kí kết. Ví dụ: Điều 5 Công ước New York 1958 về công nhận và thực hiện các quyết định của trọng tài nước ngoài; Điều 7 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên bang Nga năm 1998; Điều 12 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Ba Lan năm 1993… Theo pháp luật Việt Nam được ghi nhận trong các văn bản trên thì “trật tự công cộng” được hiểu là các nguyên tắc cơ bản tạo ra một trật tự pháp lý trong chế độ của chúng ta. Việc thực hiện nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng để loại bỏ một số quy định của luật nước ngoài không thể áp dụng không có nghĩa là luật nước ngoài đối kháng, mâu thuẫn với thể chế chính trị - pháp luật của nhà nước mình mà chỉ là nếu áp dụng thì gây ra các hậu quả xấu, không lành mạnh có tác động tiêu cực đối với các nguyên tắc các nền tảng cơ bản, đạo đức, truyền thống và lối sống ở nước mình. Trở lại ví dụ ban đầu, ta thấy nếu áp dụng Điều 103 Luật hôn nhân gia đình Việt Nam để giải quyết việc đăng kí kết hôn giữa hai công dân nói trên thì sẽ dẫn đến hậu quả là cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng hệ thống pháp luật nước ngoài có nội dung vi phạm “trật tự công của Việt Nam” (các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam) vì pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam chỉ công nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng tại Điều 9 của luật hôn nhân gia đình năm 2000. Do vậy, trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền có quyền từ chối không áp dụng pháp luật nước ngoài để bảo vệ trật tự công của Việt Nam. Đây chính là trường hợp áp dụng BLTTCC. Trong trường hợp này sẽ trực tiếp áp dụng pháp luật quốc gia để giải quyết, cụ thể sẽ áp dụng Điều 9, 10 luật hôn nhân gia đình Việt Nam quy định về điều kiện kết hôn, theo đó nam công dân Irắc không đủ điều kiện kết hôn vì không phải là người độc thân. Hậu quả của bảo lưu trật tự công cộng. Ø Hiệu lực của các quy phạm xung đột bị triệt tiêu (mất hiệu lực) Bởi vì khi áp dụng các quy phạm xung đột trong một tình huống cụ thể nếu quy phạm xung đột dẫn chiếu chọn áp dụng pháp luật nu?c ngoài và pháp luật nước ngoài có nội dung trái trật tự công hay các nguyên tắc nền tảng cơ bản của pháp luật của tòa án đang giải quyết vụ việc thì pháp luật nước ngoài sẽ không được áp dụng (bị gạt bỏ). Và như vậy quy phạm xung đột dẫn chiếu đến hệ thông pháp luật trong trường hợp này sẽ không có hiệu lực vì đã lựa chọn một hệ thống pháp luật không được áp dụng trên thực tế. Ø Hệ quả tích cực của bảo luu trật tự công Hệ quả tích cực của bảo lưu trật tự công là cơ quan tài phán sẽ không áp dụng pháp luật nước ngoài lẽ ra phải được áp dụng theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột mà áp dụng nội luật của mình trong tình huống pháp lý cụ thể. Nói cách khác là trong trường hợ p xét thấy cần bảo vệ trật tự công quốc gia thì sẽ áp dụng ngay pháp luật của quốc gia (áp dụng pháp luật Việt Nam) để giải quyết mà không cần thông qua quy phạm xung đột.Điều này đã được quy định trong một số văn bản và theo Đ 5, K 2, NĐ số 60/ CP ngày 06 tháng 6 năm 1997 nêu trên, “trong trường hợp việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các quy định tại các điều từ Đ 2 đến Đ 11 của BLDS Việt Nam và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam”. Theo Đ 5, Pháp lệnh ngày 15 tháng 12 năm 1993 về hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, “ nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hoặc gây phương hại đến chủ quyền, an ninh của Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Việt Nam”. Ví dụ, cơ quan có thẩm quyền sẽ không áp dụng pháp luật nước ngoài quy định công nhận hôn nhân đa thê. Ø Hệ quả tiêu cực của bảo lưu trật tự công Đây là trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài, pháp luật nước ngoài có thể được áp dụng nhưng hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài đó ảnh hưởng đến trật tự công quốc gia.Cụ thể là trong trường hợp tòa án phải công nhận hiệu lực của một bản án hay quyết định do tòa án hoặc trọng tài nước ngoài giải quyết hoàn toàn theo pháp luật nước ngoài. Cách khắc phục hậu quả: “Trật tự công” trước hết là một phạm trù mang màu sắc quốc gia, điều đó có nghĩa mỗi nước có những khác biệt về giá trị đạo đức, xã hội, đường lối hoặc các lợi ích căn bản, do xuất phát từ trình độ phát triển, văn hoá chính trị khác nhau. Những giá trị này luôn được nhà nước bảo vệ nhằm duy trì sự ổn định xã hội, đạo đức và thuần phong mỹ tục. Mỗi quốc gia theo đuổi những mục tiêu, lợi ích khác nhau nên việc bảo vệ trật tự công ở quốc gia cũng có những cấp độ, sắc thái khác nhau. Vì thế áp dụng BLTTCC là sự thể hiện ý chí của quốc gia, nó cho phép quốc gia bảo vệ được chủ quyền cũng như lợi ích của mình trong các quan hệ dân sự quốc tế. Do đó đối với quốc gia áp dụng bảo lưu trật tự mang một ý nghĩa tích cực. Chính vì BLTTCC mang một ý nghĩa tích cực đối với quốc gia nên các quốc gia sử dụng BLTTCC như một công cụ nhằm hạn chế áp dụng pháp luật nước ngoài. Song, việc áp dụng BLTTCC không thể hiểu đó là việc phủ nhận các hệ thống pháp luật nước ngoài mà nó chỉ là không áp dụng một số quy định liên quan không phù hợp mà thôi. Trước khi áp dụng bảo lưu trật tự công cộng các cơ quant ư pháp và toà án có trách nhiệm tìm hiểu nội dung đích thực của pháp luật nước ngoài xem nó có phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình hay không. Mặt khác, các quốc gia nên kí kết ĐƯQT với nhau trong đó cần xây dựng các quy định mang tính nguyên tắc cũng như có hướng dẫn cụ thể trong việc áp dụng bảo lưu trật tự công cộng, đồng thời cũng cần tìm hiểu pháp luật của nhau để có những quy định phù hợp hơn cho pháp luật nước mình. Trong hoàn cảnh pháp luật chưa quy định (hoặc có nhưng chưa đầy đủ) cần phải có các giải thích về “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” hoặc các quy định về khái niệm “ trật tự công” một cách thống nhất. Thông qua thực tiễn xét xử, ngành tòa án nên tổng kết những vướng mắc khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật nước ngoài. Qua đó tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, kể cả tham khảo thực tiễn xét xử của tòa án các nước để có giải pháp đúng đắn phù hợp. Thực tiễn tư pháp cho thấy là rất hiếm các trường hợp phải vận dụng và trong trường hợp bắt buộc phải vận dụng bao giờ cũng dựa trên những cơ sở pháp lí đúng đắn và khách quan, bảo đảm thực hiện nghiêm túc nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBảo lưu trật tự công cộng và hậu quả pháp lí của nó trong tư pháp quốc tế Hãy nêu ra cách khắc phục hậu quả này.docx
Luận văn liên quan