Bảo trì hệ thống máy tính

Trong một thời gian dài học tập tại trường và sau quá trình được nhà trường giới thiệu vào thực tập tại Công ty Máy Tính Mạnh Đình, cho tới nay với em đã học hỏi được nhiều kinh nhiệm cho bản thân về công việc của chính bản thân mình. Để cài đặt, sửa chữa máy tính, máy in và đưa các thiết bị vào hoạt động được tốt nhất thì một nhân viên kĩ thuật sửa chữa máy tính phải có tay nghề tốt, cẩn thận trong công việc, tỉ mỉ tìm tòi, chuẩn đoán bệnh chính xác, và đưa ra cách giải quyết hợp lý và nhanh nhất. Đối với một máy PC để có thể hoạt động tốt thì việc chọn cấu hình cho máy là rất quan trọng, các thông số của các thiết bị không tương thích với nhau sẽ gây xung đột và làm mất an toàn cho thiết bị và có thể ảnh hưởng đến tính mạng nữa.

docx39 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5046 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bảo trì hệ thống máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ - CS.THANH HÓA ------&------ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGIỆP Địa điểm thực tập: CTY Máy Tính Mạnh Đình Lô 13 - Phường Phú Sơn - TP Thanh Hóa Địa chỉ: Lô 13 - Phường Phú Sơn - TP Thanh Hóa Giáo viên hướng dẫn : LÊ THỊ ÁNH TUYẾT Sinh viên thực hiện : LÊ VĂN TÙNG MSSV : 09016263 Lớp : CDTH11TH THANH HÓA, THÁNG 2 NĂM 2012 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay Công Nghệ Thông Tin đang dần trở nên phổ cập rộng rãi và ngày càng phát triển trong tất cả các ngành nghề và cả trong môi trường đào tạo. Nhung để máy tính hoặt động tốt thì không phải là một chuyện dễ dàng. Cho nên em đã chọn cho mình đề tài là “Bảo trì hệ thống máy tính” làm đề tài thực tập cho mình. Trong quá trình tìm hiểu nơi thực tập,em nhận thấy CTY Máy Tính Mạnh Đình là một công ty chuyên kinh doanh sửa chữa,bảo trì máy tính có kinh nghiệm nên em đã lựa chọn công ty là nơi thực tập cho mình. Để tăng thêm sự hiểu biết cũng như mong muốn học hỏi kinh nghiệm, được sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty cũng như được sự cho phép của khoa CNTT ,trường đại học công nghiệpTP.HCM cơ sở Thanh Hóa,em bắt tay vào nghiên cứu đề tài:“Bảo trì hệ thống máy tính”.Dưới sự dẫn dắt của giảng viên :Lê Thị Ánh Tuyết, cùng sự chỉ bảo tận tình và tâm huyết của các thành viên trong công ty em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế .Dưới đây là một số những kinh nghiệm nho nhỏ của em trong suốt quá trình thực tập ở công ty mà em học hỏi được.Vì thời gian thực tập ngắn , kinh nghiệm và kiến thức cò nhạn hẹp rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để bài viết đượ choàn chỉnh hơn. Bài viết phần nào giúp các bạn có thể giải quyết được một số lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng máy tính.Các bạn cũng có thể sửa chữa được một số lỗi cơ bản và cài đặt, sửa chữa máy tính cá nhân. Với mục đích bổ sung kiến thức và kĩ năng nghề nghịệp làm tiền đề cho quá trình công tác sau này . Tuy nhiên đề tài này vẫn còn nhiều thiếu sót mong các thầy, cô thông cảm và góp ý kiến cho chúng em. Chương I: Giới thiệu về công ty thực tập • Tên công ty: CTY Máy Tính Mạnh Đình • Địa chỉ: Lô 13 - Phường Phú Sơn - TP Thanh Hóa • Loại hình hoạt động: Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa, bảo trì các thiết bị văn phòng.... • Giám đốc: Nguyễn Đình Mạnh • Trưởng phòng kỹ thuật: Hoàng Thắng • Bộ phận và công việc được phân công bảo trì hệ thống máy tính Họ tên, điện thoại liên lạc của người hướng dẫn thực tập tại công ty Anh Hoàng Thắng(trưởng phòng kỹ thuật) Được phân công thực tập vao các ngày thứ 3,thứ 5, thứ 7 trong tuần Chương II.Mô tả hệ thống máy tính CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA MÁY TÍNH I.Phần cứng 1. VỎ MÁY (CASE): Là giá đỡ để gắn các bộ phận khác của máy và bảo vệ các thiết bị khỏi bị tác động bởi môi trường. 2. NGUỒN (POWER): Là thiết bị chuyển dòng điện xoay chiều thành dòng điện 1 chiều để cung cấp cho các bộ phận phần cứng với nhiều hiệu điện thế khác nhau. 3. BẢNG MẠCH CHỦ (MAINBOARD): Là thiết bị trung gian để gắn kết tất cả các thiết bị phần cứng khác của máy tính. 3.1. Các bộ phận trên mainboard: 3.1.1.Chipset Là thiết bị điều hành mọi hoạt động của mainboard. 3.1.2.Khe cắm CPU Giúp bộ vi xử lý gắn kết với mainboard. Gồm có 2 dạng: Khe cắm(slot). Dùng cho Pentium II, Pentium III đời cũ. Chân cắm(socket): 370, 478, 775 tương ứng với số chân của CPU. 3.1.3.AGP slot(array graphic adapter) Khe cắm card màn hình. Là khe cắm màu nâu hoặc đen trên mainboard. 3.1.4.RAM slot: Dùng để cắm RAM vào main. Tùy vào loại RAM mà giao diện khe cắm khác nhau. 3.1.5.PCI slot(peripheral component interconnect): Dùng để cắm card âm thanh, card mạng,… Là khe màu trắng trên mainboard. 3.1.6. ISA slot(industry standard architecture): Chỉ có trong mainboard đời cũ. Dùng để cắm card âm thanh, card mạng. Tốc độ truyền dữ liệu chậm. 3.1.7.IDE header(intergreated drive electronic): Là đầu cắm có 40 chân. Dùng để cắm ổ cứng ATA và ổ CD, DVD. Trên mainboard thường có 2 chân cắm IDE. 3.1.8.FDD header: Là đầu cắm có 34 chân. Dùng để cắm ổ mềm. 3.1.9.ROM BIOS: Là bộ nhớ sơ cấp của máy tính. ROM chứa hệ thống nhập xuất cơ bản (BIOS – basic input output system) để kiểm tra phần cứng, nạp hệ điều hành nên còn gọi là ROM BIOS. 3.1.10.Pin CMOS: Là viên pin 3v nuôi những thiết lập riêng của người dùng như ngày giờ hệ thống, mật khẩu bảo vệ,… 3.1.11.Jumper: Jumper là 1 miếng plastic nhỏ trong có chất dẫn điện dùng để cắm vào những mạch hở tạo thành mạch kín trên mainboard để thực hiện một nhiệm vụ nào đó như lưu mật khẩu CMOS, phân ổ chính - ổ phụ. 3.1.12.Power connector: Đầu lớn nhất dùng để cắm dây cáp nguồn lớn nhất từ bộ nguồn, gồm có 2 loại: 20 chân và 24 chân. Đối với mainboad dành cho Pentium IV trở lên có thêm 1 nguồn phụ 4 chân. 3.1.13.FAN connector: Là chân cắm 3 hoặc 4 chân dùng để cấp nguồn cho quạt tản nhiệt của CPU. 3.1.14.Chân cắm tín hiệu: - Power sw: dùng để khởi động máy tính. - Reset sw: dùng để khởi động lại máy tính trong trường hợp cần thiết - Power led: màu xanh, báo máy đang hoạt động. - HDD led: màu đỏ, báo ổ cứng đang truy xuất dữ liệu. 3.2. Các cổng kết nối thiết bị ngoại vi tích hợp trên mainboard: 3.2.1.PS/2 port: Gồm có 2 cổng để gắn chuột và bàn phím. Màu xanh lá: gắn chuột. Màu tím: gắn bàn phím. 3.2.2. USB port(universal serial bus): Cổng vạn năng. Có thể cắm được các thiết bị như USB, chuột, bàn phím, máy in. máy scan, webcam,… 3.2.3.COM port(communication): Cổng tuần tự. Dùng để cắm máy in, máy scan,… Hiện nay có rất ít thiết bị dùng cổng COM. Trên mainboard thường có 2 cổng COM: COM1, COM2. 3.2.4.LPT port(line printer terminal): Cổng song song. Dùng để cắm máy in. Là cổng dài nhất trên mainboard. 4. Ổ CỨNG (HDD – HARD DISK DRIVE): -Có cấu tạo gồm nhiều đĩa tròn xếp chồng lên nhau với 1 môtơ quay ở giữa và 1 đầi đọc ghi quay quanh các lá đĩa. -Ổ cứng là bộ nhớ ngoài quan trọng nhất của máy tính. Nó có nhiệm vụ lưu trữ hệ điều -hành, các phần mềm ứng dụng, các dữ liệu của người sử dụng. -Dung lượng tính bằng GB(10GB, 20GB, 40GB, 80GB, 160GB,…). -Tốc độ quay tính bằng số vòng trên phút – round per minute(5400rpm, 7200rpm). Phân loại: - ATA/PATA. - SATA. 5.RAM(RANDOM ACCESS MEMORY): Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Dùng để lưu trữ những chỉ lệnh của CPU, những ứng dụng đang hoạt động, những dữ liệu mà CPU cần,… Khi tắt máy thì mọi dữ liệu trong RAM sẽ bị xóa. - Dung lượng được tính bằng MB(16MB, 32MB, 64MB, 128MB, 256MB, 512MB,…). - Tốc độ truyền dữ liệu(bus) tính bằng Mhz(100Mhz, 133Mhz, 266Mhz, 333Mhz,400Mhz). + Phân loại: 5.1. SIMM(single inline memory module): Là loại RAM dùng cho mainboard đời cũ. Hiện nay giao diện này đã không còn sử dụng. 5.2. DIMM(double inline memory module): Là loại RAM hiện nay đang sử dụng với các loại RAM sau: - SDRAM: có 168 chân và 2 khe khuyết. Tương thích với các loại mainboard socket 370. + Dung lượng: 32MB, 64MB, 128MB. + Bus: 100Mhz, 133Mhz. - DDRAM 1: có 184 chân và 1 khe khuyết. Tương thích với các loại mainboard socket 478, 775. + Dung lượng: 128MB, 256MB, 512MB. + Bus: 266Mhz, 333Mhz, 400Mhz. - DDRAM 2: là thế hệ tiếp theo của DDRAM 1. Tốc độ gấp đôi DDRAM 1, cũng có 1 khe khuyết nhưng khuyết ở vị trí khác DDRAM 1. + Dung lượng: 512MB, 1GB, 2GB. + Bus: 400Mhz. 6. CPU (CENTER PROCESSER UNIT): Bộ vi xử lý trung tâm. Tốc độ xử lý tính theo Ghz(1.8Ghz, 2.4Ghz,…). Tốc độ bus tính theo Mhz. Bộ đệm – L2 cache. Nhà sản xuất: Intel, AMD. CPU gồm có 32 loại: Dạng khe cắm slot: + Slot 1: dùng cho CPU pentium II, pentium III có 242 chân dạng khe cắm của Intel. + Slot A athlon: dùng cho CPU 242 chân dạng khe cắm của AMD. - Dạng chân cắm socket: + Socket 370: pentium II, pentium III, celeron. + Socket 478: pentium IV, celeron. + Socket 775: pentium D, pentium E. 7. MÀN HÌNH (MONITOR): Là thiết bị hiển thị thông tin của máy tính giúp người sử dụng giao tiếp với máy tính. Độ rộng của màn hình được tính bằng inch. Phân loại: - Màn hình ống tia âm cực CRT. - Màn hình tinh thể lỏng LCD. - Màn hình Plasma. 8. BÀN PHÍM (KEYBOARD): Là thiết bị nhập dữ liệu vào máy tính. Phân loại: - Bàn phím cắm cổng PS/2. - Bàn phím cắm cổng USB. - Bàn phím không dây. 9. CHUỘT (MOUSE): Chuột là một thiết bị nhập, đặc biệt hữu ích cho các ứng dụng đồ họa. Phân loại: - Chuột cơ: dùng bi lăn để xác định vị trí. - Chuột quang: dùng phản ứng ánh sáng. Tùy theo loại chuột mà có thể cắm cổng PS/2, USB hoặc không dây. 10. Ổ MỀM (FDD - FLOPPY DISK DRIVE): Là thiết bị dùng để đọc ghi dữ liệu từ đĩa mềm. Được nối với mainboard thông qua 1 cáp 34 chân. 11. Ổ QUANG: Là thiết bị đọc ghi dữ liệu từ đĩa CD, DVD, VCD. Vì dùng tia laser để đọc ghi dữ liệu nên được gọi là ổ quang. Tốc đọ đọc ghi dữ liệu: 24X, 32X, 48X, 52X. Phân loại: CD-ROM: dùng để đọc đĩa CD, VCD. CD-RW: dùng để đọc và ghi đĩa CD, VCD. DVD-ROM: dùng để đọc tất cả các loại đĩa CD, VCD, DVD. DVD combo: dùng để đọc tất cả các loại đĩa CD, VCD, DVD và ghi đĩa CD, VCD. - DVD-RW: đùng để đọc và ghi tất cả các loại đĩa CD, VCD, DVD. 12. NIC CARD (NETWORD INTERFACE CARD): Card mạng dùng để kết nối máy tính thành mang nội bộ, có khả năng kết nối internet. Tốc độ kết nối: 100Mbps, 400Mbps. Phân loại: - Card tích hợp trên mainboard(onboard). - Card rời cắm trên khe PCI. 13. VGA CARD (VIDEO GRAPHIC ADAPTER): Card màn hình. Là thiết bị giao tiếp giữa màn hình và mainboard. Gồm 2 loại: Dạng tích hợp trên mainboard (onboard). Dạng rời: cắm trên khe PCI, AGP, PCI express. Dung lượng được tính theo MB(4MB, 8MB, 16MB, 32MB, 64MB, 128MB, 256MB, 512MB) 14. SOUND CARD: Là thiết bị dùng để xuất và nhập dữ liệu audio cho máy tính. Trên sound card có các cổng sau: Line out(xanh lá): dùng để cắm dây audio xuất dữ liệu như của loa hoặc tai nghe. Line in(xanh dương): dùng để cắm dây audio nhập dữ liệu như của đàn điện tử,… Mic(đỏ): dùng để cắm dây micro. 15.MODEM: Modem ngoài Modem trong Dùng để chuyển đổi qua lại giữa tín hiệu điện thoại và tín hiệu máy tính giúp máy tính kết nối với mạng internet thông qua dây điện thoại. Phân loại: Onboard: có trên máy tính xách tay. External: gắn ngoài. Internal: gắn trong, cắm vào khe PCI. 16. USB HARD DISK: Là thiết bị lưu trữ dữ liệu di động, được cắm vào cổng USB trên mainboard. Dung lượng: 512MB, 1GB, 2GB, 4GB, 8GB,… 17. MÁY IN (PRINTER): Dùng để in ấn tài liệu từ máy tính. Độ phân giải tính bằng dpi(*), tốc độ in tính bằng (số trang/phút), bộ nhớ tính bằng MB. Phân loại: - Máy in kim. - Máy in phun. - Máy in laser. 18. MÁY QUÉT (SCANNER): Máy quét dùng để nhập dữ liệu hình ảnh, chữ viết, mã vạch, mã từ vào máy tính. Độ phân giải tính bằng dpi(*). Phân loại: Máy quét ảnh: dùng để quét hình ảnh, film của ảnh chụp, chữ viết,… Máy quét mã vạch: dùng quét mã vạch dùng trong siêu thị để đọc giá tiền của hàng hóa, trong thư viện để đọc mã số sinh viên,… Máy quét từ: đọc thẻ từ, ứng dụng trong hệ thống cửa thông minh, hệ thống chấm công nhân viên,… 19. MÁY CHIẾU (PROJECTOR) Là thiết bị dùng để hiển thị hình ảnh với màn hình rộng thay cho màn hình để phục vụ học tập, hội thảo,… 20. LOA (SPEAKER): Dùng để phát âm thanh cho máy tính. Được nối với máy tính thông qua 1 dây được cắm vào card sound. 21. WEBCAM: Là thiết bị thu hình vào máy tính. Webcam được dùng trong việc giải trí, bảo vệ an ninh, chữa bệnh,… Webcam nối với máy tính thông qua cổng USB. II.Phần Mềm 1.Phần mềm hệ thống Phần mềm hệ thống:Phần mềm hệ thống( System software): Phần mềm hệ thống là phần mềm giúp đỡ hệ thống máy tính hoạt động. Nhiệm vụ chính của phần mềm hệ thống là tích hợp, điều khiển và quản lý các phần cứng riêng biệt của hệ thống máy tính. Phần mềm hệ thống khác với phần mềm ứng dụng là nó không trực tiếp giúp đỡ người dùng, Phần mềm hệ thống thực hiện các chức năng như chuyển dữ liệu từ bộ nhớ vào đĩa, xuất văn bản ra màn hình Một số hệ điều hànhthông dụng Windown XP: Windows XP được Microsoft ra mắt vào ngày 25 tháng 10 năm 2001 Windown 7: được Microsoft phát hành trên toàn thế giới vào ngày 22/10/2009 2.Phần mềm ứng dụng: Phần mềm ứng dụng để người sử dụng có thể hoàn thành một hay nhiều công việc nào đó, ví dụ như các phần mềm văn phòng (Microsoft Offices, Lotus 1-2-3, FoxPro), phần mềm doanh nghiệp, phần mềm giáo dục, cơ sở dữ liệu, phần mềm trò chơi, chương trình tiện ích, hay các loại phần mềm ác tính. Một số phần mềm thông dụng Microsoft Offices 2010 Trình duyệt WEB: Unikey Yahoo Phần mềm diệt virus Ngoài ra còn rất nhiều các phần mềm ứng dụng khac tùy vào mục đích sử dụng mà chúng ta dùng những phần mềm khac nhau Chương III. Bảo trì phần cứng và phần mềm Bảo trì phần cứng 1.1.1Điều kiện an toàn trong bảo trì máy tính 1.1.1.1Yêu cầu về môi trường - Độ ẩm < 80% - Nhiệt độ : 18 ¸ 220C - Các hệ thống tính toán phải được tránh bụi, thoáng, toả nhiệt nhanh. - Tránh độ rung. - Đảm bảo Oxi cần thiết cho người sử dụng máy. - Không có các thiết bị nhiễm từ trong phòng máy. 1.1.1.2Yêu cầu về nguồn điện. - Điện áp ổn định (phải có cầu dao, ổn áp,...) - Tuân thủ các quy định vận hành điện. - Hệ thống tiếp đất và chống sét: do một số thiết bị có công suất lớn điện áp bị rò rỉ tới 20V nên có thể gây giật vì thế phải có hệ thống tiếp đất. 1.1.1.3Trang thiết bị bảo trì. - Các trang thiết bị đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật bao gồm một số dụng cụ sau: + Dụng cụ tháo lắp: Tuốc lơ vít các cạnh, các kích cỡ, có nam châm; kìm gắp dẹt; hệ thống kìm bấm đầu, cáp mạng... + Dụng cụ lưu trữ dữ liệu tạm thời: Ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD-ROM, ổ đĩa di động, đĩa CD trắng... + Cài đặt: Các đĩa cứu hộ, phục hồi hệ thống; đĩa lưu trữ các trình điều khiển; đĩa cài đặt hệ điều hành và phần mềm tương ứng; đĩa khử virus; đĩa bảo vệ hệ thống... - Đối với đặc thù từng phòng máy, phải lập lịch về bảo trì máy. 1.1.2Bảo dưỡng phần cứng 1.1.2.1Sơ đồ Tiếp nhận máy Lập hồ sơ bảo dưỡng Tiến hành bảo dưỡng Vệ Sinh khối nguồn Vệ sinh card màn hình Vệ sinh cácổđĩa Vệ sinh bo mạch chủ Trả máy Vệ sinh quạt bộ vi xử lý Vệ sinh chuột, bàn phím Lắp ráp, kiểm tra toàn máy Vệ sinh vỏ máy Chạy tiện ích sửa lỗi hệ thống Chạy tiện ích Defragmenter Sao lưu dữ liệu Diệt Virus Vệ sinh vỏ màn hình 1.1.3 Nội dung công việc: 1.1.3.1  Đối với máy tính : -    Kiểm tra tình trạng hoạt động và vệ sinh toàn bộ thiết bị phần cứng, kiểm tra nhiệt độ, tản nhiệt, quét bụi, tra dầu vào quạt tản nhiêt. -    Kiểm tra bề mặt ổ cứng,quét dọn ổ đĩa, báo với khách tình trạng thiết bị. -    Dự báo các sự cố có thể xẩy ra (nếu có). -    Tiến hành backup dữ liệu. + Backup tòan bộ Dữ liệu, mail, address books. + Nếu máy có cài phần mền bản quyền tiến hành backup toàn bộ về dữ liệu và bản quyền của khách hàng. -    Dọn xoá các file rác trên hệ điều hành. Và trình duyệt web. -    Tối ưu hoá quá trình khởi động. -     Quét virus, cập nhật phiên bản diệt virus mới nhất. Không để chương trình virus chạy gây chậm máy. -    Sửa lỗi chương trình phần mềm gây ra bởi hệ điều hành. - Chống phân mãnh ổ đĩa -   Trong trường hợp phải cài lại hệ điều hành và các phần mềm, phải cài lại từ đầu, không sử dụng các chương trình backup hàng loạt gây mất ổn định cho hệ thống. 1.1.3.2 Đối với modem và mạng : - Tối ưu hóa, kiểm tra ổn định hệ thống mạng. Khắc phục sự cố nếu xảy ra trục trặc. - Kiểm tra, vệ sinh, diệt virus, khắc phục khi có sự cố, cấu hình khi có thành viên kết nối mạng, gắn quyền cho người dùng, bảo dưỡng đường dây đảm bảo cho mạng hoạt động thông suốt. 1.1.3.3 Đối với máy in: -          Vệ Sinh, bảo dưỡng hộp quang. -          Vệ sinh hộp mực -          Vệ sinh trống, gạt -          Đổ bỏ mực thải -          Kiểm tra bôi trơn các bánh răng truyền động. -          Vệ sinh các tiếp xúc điện . -          Kiểm tra trình cài đặt driver Bảo trì và cài đặt phần mềm 1.2.1. chạy công cụ Defrag và Disk Cleanup Disk Fragmentation, đặc biệt trên những hệ thống thường được sử dụng, sẽ làm giảm khả năng thực thi của hệ thống. Chúng ta cần chú ý khi chạy tiện ích Disk Defragmentation khi đang mở các file lớn. Ví dụ, nếu một cơ sở dữ liệu giao tác (SQL hay MSDE) đang vận hành, các công cụ Defragmentation sẽ không thể truy cập vào mọi hay nhiều phần của những kiểu file này để dồn ổ đĩa. Nếu có một dịch vụ mà có thể chặn phầnn ày của hệ thống sang trạng thái không giao tác thì chúng ta có thể dồn ổ đĩa này hiệu quả hơn. Tác vụ này có thể tự động bởi các công cụ nhóm ba như DisKeeper. Khi sử dụng tiện ích Disk Cleanup chúng ta có thể tối ưu hóa các máy trạm bằng cách làm trống Recycle Bin (thùng rác), Temporary Setup Files (file cài đặt tạm thời), Downloaded Program Files (file chương trình đã tải), Temporary Internet Files (file Internet tạm thời), Old Chkdsk Files (file Chkdsk cũ), Temporary Files (các file tạm thời), Temporary Offline Files (file ngoại tuyến tạm thời), Offline Files (file ngoại tuyến), … Để đảm bảo công cụ này được chạy thường xuyên chúng ta có thể vận hành nó như một Scheduled Task (tác vụ được lên lịch). 1.2.2.Cập nhật firmware và driver Các bản cập nhật firmware có thể giúp cho hệ thống chính và các hệ thống phụ hiện thời có khả năng làm việc tốt nhất. Tuy nhiên trước khi triển khai các bản cập nhật firmware chúng ta cần phải kiểm thử chức năng của nó, và lưu trữ các bản phân phối firmware đang sử dụng hay đã sử dụng trước đó để sử dụng khi cần thiết. Các bản cập nhật driver cũng có thể tối ưu hóa khả năng thực thi của máy tính. Chúng ta cũng cần lưu lại các phiên bản driver đã và đang sử dụng. Cũng như firmware có thể chúng ta sẽ cần đến một phiên bản lưu trữ trong những trường hợp cần thiết. 1.2.3.Cập nhật Windows và các ứng dụng cần thiết Sử dụng dịch vụ Windows Update để tải các bản cập nhật hay sử dụng Windows Server Update Services để truy lục danh sách đã được chấp thuận. Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý khả năng xung đột giữa các bản Service Pack và các bản cập nhật. Nếu PC đang sử dụng các ứng dụng quan trong (như IIS, SQL, MSDE, …) hãy cài đặt các bản Service Pack phù hợp khi chúng được phát hành. Với các ứng dụng của Microsoft, hãy kiểm tra Baseline Security Analyzer để xác định cấp độ của các bản Service Pack. 1.2.4.Cập nhật phần mềm antivirus và anti-spyware Cần cân nhắc sử dụng tính năng Automatic Updates để tải các bản cập nhật mới nhất cho phần mềm này. Sử dụng những công cụ như Kaspersky Internet Security để tìm và diệt các lịa Virus, Trojan... tấn công chiếm quyền điều khiển qua ứng dụng trình duyệt, và nhiều hành vi khác. 1.2.5.Kiểm tra cấu hình dịch vụ và Device Manager Tùy thuộc vào cấu hình hệ thống được thiết lập, bạn hãy mở bảng Services trong Control Panel để cài đặt cho các dịch vụ nền tảng Windows đang sử dụng sang chế độ khởi động tự động. Mở Windows Device Manager để tìm những thiết bị không hoạt động ổn định hay đã bị gỡ bỏ. Các thành phần của hệ thống phụ có thể thông báo lỗi nếu chúng không hoạt động ổn định hay đã bị cấu hình không chính xác. 2. CÁC HỎNG HÓC CƠ BẢN VÀ CÁCH SỬA CHỮA: A . Khắc phục và sử lý các lỗi do phần mềm: *. Cách xử lý khi máy bị nhiễm virus: Khi máy bị nhiễm VIRUS chúng ta tiến hành các bước sau: 1. Tắt hoàn toàn máy tính để loại virus ra khỏi bộ nhớ trong. Khởi động lại máy từ ổ CD. 2. Sử dụng đĩa HIRREN BOOT 9.7 trở lên, cũng có thể sử dụng các đĩa boot khác như 9.5, 9.1…nhưng tốt nhất vẫn là 9.7, 9.8 hoặc 9.9. 3. Vào window xp mini (window 98 mini), copy, sao lưu toàn bộ dữ liệu có trong ổ C vào các ổ khác. 4. Tìm kiếm và diệt bằng tay những con virut hay gặp, như AUTORUN.INF, tên thư mục.EXE,… 5. Format ổ C (không nên format nhanh), cài hoặc GHOST lại cho ổ C. 6. Lúc này ta chưa vội vào mở các ổ đĩa. Cho chạy các chương trình diệt virut có bản quyền hoặc miễn phí, để quét sạch virut các ổ rồi sử dụng bình thường. Nếu trong trường hợp máy không có dữ liệu quan trọng thì ta có thể chia lại ổ và format các ổ cho sạch virut rồi cài lại và sử dụng bình thường. *. Hoặc cũng có thể áp dụng theo cách sau: 1. Tắt hoàn toàn máy tính để loại virus ra khỏi bộ nhớ trong. Khởi động lại máy bằng đĩa mềm hệ thống từ ổ A. 2. Chạy các chương trình kiểm tra và diệt virus. Sau khi kết thúc quá trình trên thì khởi động lại máy từ ổ cứng và làm việc bình thường. *. bios: BIOS (Basic Input/Output System - hệ thống nhập/xuất cơ bản) thường được tích hợp trên mainboard dưới dạng bộ nhớ chỉ đọc nên còn được gọi là ROM BIOS. Ngày nay, các BIOS được thiết kế dưới dạng Flash ROM, nghĩa là có thể thay đổi nội dung một cách linh hoạt bằng chính các chương trình do các nhà sản xuất viết ra. +.Vai trò của BIOS BIOS thực ra là một tập hợp các chương trình nhỏ được tự động nạp và giữ quyền điều khiển khi máy tính mới bật lên, BIOS có vai trò như sau: - Kiểm tra các thành phần của máy tính khi mới khởi động. - Chuyển giao quyền điều khiển cho hệ điều hành. + tinh chỉnh BIOS CMOS tùy theo dòng máy chúng ta có các cách sau: - Đối với các mainboard thông thường hiện nay dùng phím DELETE. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn Press DEL to enter Setup. - Đối với dòng máy Compaq, HP dùng phím F10. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn F10 = Setup. - Đối với dòng máy DEL dùng phím F2. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn F2: Setup. -Tùy từng loại mainboard cách bố trí màn hình thiết lập CMOS khác nhau, các chức năng với tên gọi cũng khác nhau. +.CMOS của mainboard thông dụng: Đối với các mainboard thông dụng hiện nay, khi khởi động máy ta sẽ thấy màn hình như bên dưới. Nhấn phím Delete để vào thiết lập CMOS. Khi đó màn hình CMOS có hình giống hình bên dưới (có thể khác một vài chức năng đối với  các nhà sản xuất khác nhau). => 1.1 STANDARD CMOS SETUP Date: ngày hệ thống, Time: giờ của đồng hồ hệ thống Primary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE1. Primary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE1. Secondary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE2. Secondary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE2. Drive A: thông tin về ổ mềm, nếu có sẽ hiển thị loại ổ mềm hiện đang dùng 1.44M 3.5 Inch. Drive B: không còn sử dụng nên sẽ hiển thị dòng None, hoặc Not Installed Lưu ý!: Nếu thông tin về các ổ gắn trên IDE không có chứng tỏ các ổ này chưa hoạt động được, ta phải kiểm tra lại ổ đĩa gắn đủ 2 dây dữ liệu và nguồn chưa, có thiết lập ổ chính, ổ phụ bằng jump trong trường hợp gắn 2 ổ trên 1 dây chưa. 1.2 BIOS FEATURES SETUP (ADVANCED CMOS SETUP *. Trong mục này lưu ý các mục sau: - First Boot Device: chọn ổ đĩa để tìm HĐH đầu tiên khởi động máy. - Second Boot Device: ổ thứ 2 nếu không tìm thấy HĐH trên ổ thứ nhất. - Third Boot Device: ổ thứ 3 nếu không tìm thấy HĐH trên 2 ổ kia. 1.3 INTEGRATED PERIPHERALS Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi, mục này cho phép ta cho sử dụng hay vô hiệu hóa các thiết bị trên mainboard như IDE, khe PCI, cổng COM, cổng LPT, cổng USB. Chọn Auto: tự động, Enanled: cho phép, Disable: vô hiệu hóa. 1.4 Một số chức năng khác: Supervisor Password: thiết lập mật khẩu bảo vệ CMOS. User Password: thiết lập mật khẩu  đăng nhập vào máy. IDE HDD Auto Detection: kiểm tra thông tin về các ổ cứng gắn trên IDE. Save & Exit Setup: Lưu các thiết lập và thoát khỏi màn hình CMOS. Exit Without Saving: Thoát nhưng không lưu các thiết lập. B. Các hỏng hóc liên quan đến phần cứng: Đây là các lỗi mà em đã gặp trong quá trình thực tập. Trong bài viết dưới đây em có sử dụng các dụng cụ đo và kiểm tra sửa chữa cơ bản như cạc test Main, đồng hồ đo, …và ở đó em cũng xin nói qua về cách sử dụng các thiết bị đó. 1 . Các lỗi liên quan đến CPU: * Windows chỉ chạy được khoảng 5 phút thì xuất hiện màn hình xanh thông báo lỗi (thường gọi là “dumping blue screen”), sau đó máy có thể bị treo bất cứ lúc nào khi khởi động lại. CPU bị xác lập cho chạy quá tốc độ quy định. Cần kiểm tra xác lập lại tốc độ cho CPU, nếu vẫn còn lỗi là do CPU bị hư hỏng. * Máy treo sao khi chạy một thời gian nhất định (thí dụ 15, 20 phút) Hệ thống giải nhiệt không hoạt động hoặc hoạt động không tốt. Cần làm vệ sinh quạt giải nhiệt trên CPU, các quạt giải nhiệt khác trên bo mạch chủ và quạt giải nhiệt của bộ nguồn. Ta cần chú ý làm sạch bụi cho các tấm nhôm giải nhiệt vì nếu quạt chạy tốt mà các tấm nhôm này bị bám bụi dầy thì CPU hay các chíp vi xử lý khác cũng không thoát nhiệt được). * Máy thỉnh thoảng phát ra âm thanh như còi xe cấp cứu, kéo dài khoảng 20 đến 30s Nhiệt độ của CPU tăng quá mức quy định nên bộ phận quản lý nhiệt độ trên bo mạch chủ phát báo động. Kiểm tra lại hệ thống giải nhiệt cho CPU, Ta cũng nên vào BIOS kiểm tra xem mức nhiệt độ xác lập ngưỡng báo động có thấp quá không. 2 . Các lỗi liên quan đến MAINBOARD: Lỗi 1: Không nhận Card mở rộng, AGP, Sound…, không nhận RAM… Lỗi dạng này đa số là do các mối tiếp xúc giữa main với các Card mở rộng, RAM bị hoen, rỉ … dẫn đến không tiếp xúc tốt. Xử lý: Vệ sinh sạch thử lại hoặc chuyển sang khe cắm khác, thử lại. Lỗi 2: Chết BIOS lỗi đa số là do người sử dụng muốn thử chức năng “nâng cấp BIOS” mà ra. Lỗi này nếu do quá trình “nâng cấp BIOS” không thành công thì dễ xác định. Còn lại, phải dùng card test main thì mới biết được. Ở đây chỉ đề cập tới trường hợp main ta bị chết do “nâng cấp BIOS” không thành công. Xử lý: Ghi nhận lại hãng sản xuất Mainboard, model…càng nhiều chi tiết càng tốt. Lên Internet Search tìm file BIN của BIOS Download về mang đến những nơi có chép ROM nhờ họ copy vào. Loại máy copy ROM này chỉ có những nơi bảo hành Main lớn mới có. Lỗi 3: Phù tụ. (Rất thường xảy ra - do nguồn không ổn định) Hiện tượng máy hay treo giữa chừng (màn hình đứng cứng không làm gì được, thậm chí nút RESET cũng không tác dụng, chỉ có rút điện nguồn mới OK) đa phần các lỗi không ổn định, chập chờn. Lỗi 4 : Một trong các cổng chuột, bàn phím hoặc cổng USB bị mất tác dụng. Nguyên nhân: Hỏng IC giao tiếp chuột, bàn phím . Để nhận biết IC giao tiếp ta có thể dò ngược từ các cổng chuột bàn phím về ( sử dụng thang x1 đo thông mạch ) Nguyên nhân mất tác dụng cổng USB Với cổng USB không hoạt động ta cần hàn lại Chipset nam ( dùng máy hàn khò lại)  vì tín hiệu đưa ra cổng này được lấy từ Chipset nam . Cổng USB lấy tín hiệu từ Chipset nam và ra nguồn 5V  lấy từ nguồn 5V chính của Mainboard. 3 . Các lỗi liên quan đến RAM a. Biểu hiện khi hỏng RAM Khi RAM hỏng thường có biểu hiện là : Bật máy tính có 3 tiếng bít dài, không lên màn hình Lưu ý : Lỗi Card Video cũng có các tiếng bíp nhưng thông thường là một tiếng bíp dài ba tiếng bíp ngắn . Nguyên nhân : - RAM bị hỏng - RAM cắm vào Mainboard tiếp xúc không tốt - RAM không được Mainboard hỗ trợ về tốc độ Bus Kiểm tra RAM - Tháo RAM ra ngoài , vệ sinh chân sạch sẽ bằng xăng sau đó lắp lại - Thay thử một thanh RAM mới ( lưu ý phải thay RAM có Bus được Mainboard hỗ trợ ) - Trường hợp sau khi thay RAM mà vẫn còn tiếng kêu nhưng tiếng kêu khác đi thì ta cần kiểm tra Card Video hoặc thay thử Card Video khác . Lưu ý : Trong tất cả các trường hợp máy lên được phiên bản BIOS trên màn hình là RAM và Card Video đã hoạt động. 4 . Các lỗi cơ bản khác - Nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa a, :  Máy không vào điện, không có đèn báo nguồn, quạt nguồn không quay. Nguyên nhân : ( do một trong các nguyên nhân sau ) - Hỏng bộ nguồn ATX - Hỏng mạch điều khiển nguồn trên Mainboard - Hỏng công tắc tắt mở Power On Kiểm tra : - Sử dụng một bộ nguồn tốt để thử, nếu máy hoạt động được  thì do hỏng bộ nguồn trên máy  => Phương pháp sửa nguồn được đề cập ở chương CASE và NGUỒN . - Kiểm tra công tắc tắt mở hoặc dùng Tơ vít đấu chập trực tiếp hai chân P.ON trên Mainboard  => Nếu máy hoạt động là do công tắc không tiếp xúc . b, :  Máy có đèn báo nguồn, quạt nguồn quay  khi bật công tắc nhưng không  lên màn hình, không có tiếng kêu lỗi Ram hay lỗi Card Video . Nguyên nhân : Nguồn mất điện áp P.G Hỏng CPU Hỏng Mainboard Lỗi phần mềm trên ROM BIOS Hỏng loa bên trong máy và Ram hoặc Card video đồng thời => Nếu các thiết bị trên tốt mà lỗi Ram hay Card Video thì có tiếng kêu khi khởi động . => Nếu hỏng các ổ đĩa thì vẫn lên màn hình, vẫn báo phiên bản Bios Kiểm tra : Bạn cần kiểm tra để kết luận xem có phải do Mainboard hoặc CPU hay không ? Trước tiên hãy thay một bộ nguồn ATX tốt để loại trừ , nếu thay nguồn khác mà máy chạy được thì do hỏng nguồn trên máy => ta sửa bộ nguồn trên máy => lưu ý chân PG ( mầu xám ) khi quạt nguồn quay chân này phải có điện áp khoảng 3V đến 4V, nếu chân này không có điện thì máy không khởi động được. PG ( Power Good = Nguồn tốt ) Kiểm tra loa bên trong máy và chắc chắn rằng loa bên trong máy vẫn  tốt. Tháo RAM, Card Video và các ổ đĩa  ra khỏi máy chỉ để lại CPU gắn trên Mainboard rồi bật công tắc nguồn để kiểm tra . => Nếu không có tiếng kêu ở loa thì => Mainboard hoặc CPU chưa hoạt động=> Thiết lập lại Jumper cho đúng tốc độ BUS của CPU ( với Mainboard Pentium 3 và Pentium 4 ) => Nếu đã thao tác như trên nhưng máy vẫn không có các tiếng bíp dài ở loa là hỏng Mainboard hoặc hỏng CPU c, :  Bật nguồn máy tính thấy có những tiếng Bíp dài ở trong máy phát ra, không có gì trên màn hình . Nguyên nhân : Máy bị lỗi RAM => Lỗi RAM thường phát ra những tiếng Bíp....... dài liên tục . Máy bị hỏng Card Video => Hỏng Card Video thường phát ra một tiếng Bíp.......dài và ba tiếng Bip Bip Bip ngắn . Kiểm tra & Sửa chữa : Nếu máy có những tiếng Bíp........Bíp.......Bíp....... dài liên tục thì thông thường do lỗi RAM, ta hãy tháo RAM ra khỏi Mainboard , dùng dầu RP7 làm vệ sinh sạch sẽ chân tiếp xúc trên RAM và khe cắm sau đó gắn vào và thử lại .     Vệ sinh sạch khe cắm RAM bằng dầu RP7 hoặc bằng xăng      Vệ sinh sạch chân RAM cho khả năng tiếp xúc tốt nhất Nếu máy có một tiếng Bíp dài và nhiều tiếng bíp ngắn thì thông thường là do lỗi Card Video . => ta hãy vệ sinh chân Card Video và khe cắm Card Video tương tự chân RAM          Vệ sinh khe, chân cắm AGP d,: Máy khởi động vào đến Win XP thì Reset lại, cài lại hệ điều hành Win XP thì thông báo lỗi và không thể cài đặt . Nguyên nhân : Máy bị lỗi RAM ( ở dạng nhẹ ) Máy gắn 2 thanh RAM khác chủng loại hoặc khác tốc độ Bus Trên Mainboard bị khô hoặc bị phồng lưng các tụ hoá lọc nguồn . Máy bị xung đột thiết bị, gắn nhiều Card lên khe PCI Kiểm tra & Sửa chữa : Kiểm tra RAM, nếu trên máy gắn 2 thanh thì hãy tháo thử một thanh ra ngoài rồi thử lại, khi gắn 2 thanh vào máy thì phải cùng Bus, cùng chủng loại và nên có dung lượng bằng nhau . Thay thử thanh RAM khác rồi thử lại . Tháo hết các Card mở rộng ra, chỉ để lại Card Video trên máy rồi thử lại => nếu máy chạy được là do lỗi Card hoặc máy xung đột thiết bị . Quan sát các tụ hoá lọc nguồn trên Mainboard nếu thấy có hiện tượng phồng lưng thì ta cần thay thế tụ mới  Cả dãy tụ bên trên bị phồng lưng => cần thay mới Chú ý : -  Khi thay tụ hoá trên Mainboard ta phải cho thật nhiều nhựa thông sao cho khi tháo tụ ra thì mũi mỏ hàn phải chìm bên trong nhựa thông, nếu ta tháo khan có thể sẽ làm hỏng mạch in của Mainboard. -  ta có thể thay tụ mới có điện áp bằng hoặc cao hơn tụ hỏng và điện dung có thể thay sai số đến 20% . e, : Máy chạy thường xuyên bị treo hoặc chạy chậm so với tốc độ thực. Nguyên nhân : Hỏng quạt CPU Cáp tín hiệu và cáp nguồn của ổ cứng tiếp xúc chập chờn Máy bị nhiễm Virus Lỗi hệ điều hành Ổ cứng bị Bad ở phân vùng chứa hệ điều hành. Kiểm tra & Sửa chữa Kiểm tra xem quạt CPU có quay bình thường không ? Nếu quạt CPU không quay thì máy sẽ bị treo, sau khi chạy được vài phút Thay thử cáp tín hiệu của ổ cứng và làm vệ sinh chân cắm dây nguồn lên ổ cứng rồi thử lại . Nếu cáp tín hiệu của ổ cứng tiếp xúc chập chờn sẽ làm cho máy bị treo Sử dụng các phần mềm mới nhất để quét Virus cho máy, phần mềm quét Virus cần phải cập nhật mới thường xuyên thì quét mới có hiệu quả . Cài lại hệ điều hành cho máy ( xem lại phần cài đặt ) . Sau khi đã làm các biện pháp trên vẫn không được thì có thể ổ cứng bị Bad, nếu ổ cứng Bad nặng thì khi cài hệ điều hành sẽ bị lỗi, nếu Bad nhẹ thì ta vẫn cài đặt bình thường nhưng khi sử dụng máy hay bị treo . => Kiểm tra ổ đĩa có Bad không ta làm như sau : - Vào màn hình CMOS thiết lập cho ổ CD ROM khởi động trước. Cho đĩa Boot CD vào, chạy trên nền DOS, ta gõ   SCANDISK C :   => Đợi cho máy tự quét kiểm tra , ta bấm Enter khi máy dừng lại sau đó sẽ xuất hiện màn hình SCANDISK như sau : Màn hình trên cho thấy trên ổ C có một số điểm bị Bad  ( các vị trí có chữ B mầu đỏ là bị Bad " Đĩa hỏng " ). Với những trường hợp ổ đia thuộc phân vùng hệ điều hành bị BAD (hỏng )thì ta có thể chia lại ổ, để ổ C tránh phần BAD ra. Nếu phần BAD ít thì ta có thể cắt phần BAD đi rồi chia ổ cài lại như thường.Còn nếu trường hợp ổ BAD quá nhiều thì ta cần phải thay ổ cứng mới. B. MÁY IN VÀ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP, CÁCH SỬA CHŨA. I. CÁCH CÀI ĐẶT DRIVER CHO MÁY IN 1. Chuẩn bị: - Cho đĩa máy in vào ổ đĩa CD - Bật nguồn điện máy in - Kiểm tra dây đã nối với máy tính chưa 2. Tiến hành cài đặt - Kích chuột vào Star->Settings->Printers and Faxes - Xuất hiện hộp thoại Printers and Faxes Chọn “Add a Printer”. Xuất hiện hộp thoại Nhấn Next để tiếp tục Chọn Next để cài trực tiếp trên máy vi tính, Chọn A network printer...... Next để cài máy in qua mạng LAN hoặc Internet Chọn cổng kết nối máy in trong mục Use the following port: Là USB nếu máy in của bạn được kết nối với máy tính qua cổng cắm USB còn khác thì là chọn LPT Sau đó đặt tên máy in Do you want to printer a test page ? bạn có muốn in thử hay không ? Yes: Đồng ý để in thử, No: Không in thử. Chọn Next Chọn Finish để hoàn thành việc cài đặt. II. một số lỗi thường gặp lỗi 1 : Không nạp giấy hoàn toàn. Khi ra lệnh in, toàn bộ hệ thống cơ quay, 1 chút sau bạn sẽ tiếng “cách” đó chính là khi rơ le hoạt động, đầu khay giấy di chuyển, bánh ép nạp giấy quay. Bạn hãy chú ý nghe tiếng kêu đó. - Do đặt giấy vào không hết đầu khay, như vậy đầu giấy không vào được khe giữa đầu khay và bánh ép nạp giấy (xảy ra với khay nằm)Khắc phục: Đẩy giấy vào hết tầm của khay. Lỗi 2: Nạp giấy vào được chừng 5-10mm thì giấy không vào nữa, hệ cơ chạy thêm tí chút thì dừng, đèn báo lỗi. Bệnh này là do giảm ma sat giữa bánh ép nạp giấy và tờ giấy. Nguyên nhân là do bánh ép có vỏ cao su nhám sau một thời gian hoạt động sẽ “bị lì mặt nhám”, bạn có thể mở cửa trước (có thể tháo cả hộp mực) mà nhìn, bề mặt của bánh ép rất bóng. Bệnh này cũng thường gặp khi bánh ép “hơi lì mặt” và sử dụng giấy quá mỏng. Khắc phục : Dùng giẻ sạch (kiểu sợi bông như khăn mặt) luồn vào mặt tròn của bánh ép, chà đi chà lại cho tới khi thấy hết bóng là được. Lưu ý : Bánh ép nạp giấy “bị lì mặt” còn gây ra hiện tượng kéo 2, 3 .. vào 1 lúc dẫn đến “dắt giấy” trong đường tải, lô sấy. Lỗi 3 : Nạp giấy, giấy vào nhưng và máy dừng, báo lỗi. Mở cửa trước, rút hộp mực, rất có thể sẽ nhìn thấy giấy bị dồn chặt ở ngay đằng sau của bánh ép nạp giấy (kiểu như gấp giấy xếp nếp). Nguyên nhân của bệnh này là do bánh ép tải giấy có thể bị kẹt (tháo máy ra thường có 2 bánh ép tải giấy, có lò xo đẩy để tỳ sát mặt tròn của bánh ép nạp giấy). Khắc phục : Kéo tờ giấy bị xếp nếp ra khỏi máy (chú ý nhẹ nhàng, vừa kéo vừa quan sát xem có bị vướng, bị móc vào các mấu, gờ trong đường tải không, có thể sẽ làm rách và để lại những ẩu giấy trong đó) Cố gắng luồn được ngón tay vào ấn/nhả 2 bánh ép tải giấy vài lần, phải cảm nhận thấy lực đẩy của 2 bánh là bằng nhau) Nếu xử lý như trên mà không được, buộc phải tháo máy và vệ sinh hốc lò xo đẩy bánh ép tải giấy. Lỗi 4: Ra lệnh in, máy tiếp nhận dữ liệu (đèn data nháy), khối cơ hoạt động (nghe thấy tiếng ồn do các bánh xe quay) khoảng một vài giây, cơ dừng_không nạp giấy và báo lỗi. Lỗi này do tín hiệu phản hồi từ IC MDA trong khối quang gây ra. Bình thường, khi nhận lệnh hoạt động từ mạch điều khiển thì IC MDA sẽ thực hiện 3 động tác : • Gửi tín hiệu phản hồi về cho mạch điều khiển, báo cáo tình trạng tốt • Cấp điện cho motor lệch tia quay (bạn sẽ nghe thấy tiếng rít nhẹ, mảnh) • Cấp điện cho laser diode và vòng hội tụ. Trường hợp này đến 99% là do IC MDA chết, mạch ngoài của IC này cực kỳ đơn giản, ít linh kiện và hầu như không hư hỏng. Khắc phục : Thay IC MDA (là loại dán) đúng tên. Bệnh 5: Bản in mờ (với điều kiện mực tốt, trống tốt, cao áp tốt) Hiện tượng này do mạch MD (monitor diode) làm nhiệm vụ kiểm soát cường độ phát xạ của laser diode hoạt động kém dẫn đến cường độ laser quá mạnh làm phân hủy tĩnh điện trên trống quá nhiều, gây ra mờ bản in. Khắc phục : Mở nắp hộp quang. Chỉnh biến trở MD (nằm sát laser diode) khoảng 1/8 cung tròn về bên trái và in thử. Nếu chưa đạt thì chỉnh tiếp. *Lưu ý : Trước khi chỉnh, cần chấm vào mặt biến trở 1 tí (đầu tăm) dầu (máy khâu) để boi trơn, tránh cho mặt than của biến trở bị rạn, vỡ. Bệnh 6: Bản in lốm đốm (với điều kiện mực tốt, trống tốt, cao áp tốt) Lỗi này do hệ thống lệch tia và dẫn quang gây ra. Bạn hãy vệ sinh hệ thống dẫn quang : • Miếng kim loại trắng bóng (10mmx10mmx1mm) gắn trên trục của motor lệch tia. • Kính khúc xạ. • Gương phản xạ Những đối tượng này nếu bị mốc, bẩn thì rửa bằng “nước rửa bát” và chổi mềm. Sau đó lau khô bằng giẻ mềm. Tuyệt đối không sấy, không rửa bằng hóa chất (như cồn, axeton …) Bệnh 7: Bản in đen sì Lỗi này do mất tia laser hoặc cường độ phát xạ quá yếu. Máy in laser lại sử dụng laser trắng (khác với ổ CD/DVD sử dụng laser đỏ hoặc xanh) nên không thể kiểm ra bằng mắt thường. Khắc phục : • Chỉnh thử biến trở MD (về bên phải), mỗi lần chỉnh 1/8 cung tròn. • Kiểm tra điện áp 5V(+), đây là thiên áp tĩnh cho laser diode. Nếu mất hãy dò ngược từ chân laser diode về đầu cáp hộp quang. Đường nguồn này thường có 1 điện trở cầu chì (0,47Ω) và 1 tụ lọc (vài chục nF, tùy máy) đằng sau điện trở. Điện trở có thể đứt, tụ lọc có thể chập, hãy thay thế (đúng giá trị). • Nếu điện áp 5V có, chỉnh thử biến trở MD không được, hãy thay laser diode (nguyên nhân này có sác xuất rất thấp, khoảng vài%). Chương IV: Kết Luận Trong một thời gian dài học tập tại trường và sau quá trình được nhà trường giới thiệu vào thực tập tại Công ty Máy Tính Mạnh Đình, cho tới nay với em đã học hỏi được nhiều kinh nhiệm cho bản thân về công việc của chính bản thân mình. Để cài đặt, sửa chữa máy tính, máy in và đưa các thiết bị vào hoạt động được tốt nhất thì một nhân viên kĩ thuật sửa chữa máy tính phải có tay nghề tốt, cẩn thận trong công việc, tỉ mỉ tìm tòi, chuẩn đoán bệnh chính xác, và đưa ra cách giải quyết hợp lý và nhanh nhất. Đối với một máy PC để có thể hoạt động tốt thì việc chọn cấu hình cho máy là rất quan trọng, các thông số của các thiết bị không tương thích với nhau sẽ gây xung đột và làm mất an toàn cho thiết bị và có thể ảnh hưởng đến tính mạng nữa. Ngoài ra những quy tắc an toàn khi sửa chữa đối với một thợ sửa chữa cũng rất cần thiết, trong khi sửa máy có thể làm mất dữ liệu, nhưng sơ suất có thể làm cháy nổ hoặc làm hỏng linh kiện trong máy. Nói chung để có thể làm một nhân viên kĩ thuật giỏi thì đòi hỏi ở mỗi học viên phải có tính kiên trì nhất định, tỉ mỉ với từng công việc nhỏ nhất. và với bản thân em xin hứa với thầy, cô giáo sẽ luôn luôn chăm chỉ học tập và rèn luyện để không phụ lòng sự quan tâm, dậy bảo và hướng dẫn chúng em trong suất thời gian qua. Đối với những nội dung về cơ sở thực tập mà nhà trường đã đưa ra em thấy nó là nhưng điều rất bổ ích, nó như một chỗ dựa, một hướng đi để chúng em được học tập thêm, bổ xung kiến thức, kinh nghiệm sau khi ra trường và đi làm. Em mong rằng vào những khóa học sắp tới mỗi học sinh của trường sẽ được quan tâm và giúp đỡ hơn nữa để có thể đạt được những thành tựu hơn nữa. Cuối cùng em xin được chân thành gửi tới thầy, cô giáo những lời chúc tốt đẹp nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện LÊ VĂN TÙNG LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Bá Ánh - Trưởng khoa CNTT , đồng cảm ơn thầy giáo LÊ THỊ ÁNH TUYẾT. Cùng các thầy giáo, cô giáo trường Đại học công nghiệp TP Hồ Chí Minh, đã tận tâm và nhiệt tình dậy bảo, hướng dẫn và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình được học tại trường. Em cũng xin được trân trọng cảm ơn chú Nguyễn Đình Mạnh giám đốc công ty Công ty Máy Tính Mạnh Đình, cùng các anh, các chị đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình được thực tập tại công ty, giúp em học hỏi những kinh nghiệm quý báu và đã đạt được những thành quả rất lớn. Cảm ơn các bạn trong lớp Cao đẳng Tin Học 11 Thanh Hóa đã cùng giúp đỡ em trong quá trình học tập và trong đời sống hàng ngày. Qua thời gian thực tập chưa nhiều, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô. Cuối cùng em xin được gửi tới các thầy, các cô, các anh, các chị cùng toàn thể các bạn một lời chúc tốt đẹp nhất, sức khỏe, thịnh vượng và phát triển. Chúc các thầy cô đạt được nhiều thành công hơn nữa trong công cuộc trồng người. Em xin chân thành cảm ơn.! Sinh viên thực hiện LÊ VĂN TÙNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbao_cao_thuc_tap_bao_tri_he_thong_may_tinh_lvt_5453.docx