Bảo trì và nâng cấp hệ thống PC

Đối với các main đời mới sử dụng Socket 1156 trở lên thì chip đồ họa tích hợp không còn được nằm trên mainboard nữa mà nó đã được tích hợp vào các con chip dòng Core i đời mới. Vì thế ngoài xem xem mainboard có cổng xuất tín hiệu hình ảnh hay không, ta cũng cần chú ý đến dòng chip của ta có nhân đồ họa tích hợp hay không, nếu chip không có nhân đồ họa tích hợp thì dù có cổng xuất tín hiệu trên main ta vẫn không thể sử dụng chúng được.

pdf55 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2750 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bảo trì và nâng cấp hệ thống PC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hớ RAM......................................................................................................................5 Hình 1.8 Cấu trúc bộ nhớ Cache.......................................................................................................6 Hình 1.9 Bộ nhớ ngoài.....................................................................................................................7 Hình 1.10 Thiết bị lưu trữ ngoài .......................................................................................................7 Hình 1.11 Hệ thống vào ra ...............................................................................................................8 Hình 1.12 Thết bị vào dữ liệu...........................................................................................................9 Hình 1.13 Thiết bị ra dữ liệu .......................................................................................................... 10 Hình 1.14 1 Bit tại 1 thời điểm ....................................................................................................... 11 Hình 1.15 Phân loại BUS ................................................................................................................ 12 Hình 1.16 Phần mềm máy tính....................................................................................................... 13 Hình 1.17 Thành phần cơ bản của máy tính .................................................................................... 14 Hình 1.18 Bên trong Case .............................................................................................................. 15 Hình 1.19 Thành phần bên trong Case............................................................................................ 16 Hình 2. 1 Mở nắp thùng máy ......................................................................................................... 19 Hình 2. 2 Tháo ổ cứng ................................................................................................................... 20 Hình 2. 3 Tháo ổ đĩa quang ............................................................................................................ 20 Hình 2. 4 Tháo Mainboard ............................................................................................................. 20 Hình 2. 5 Tháo Card mở rộng ......................................................................................................... 20 Hình 2. 6 Tháo nguồn .................................................................................................................... 21 Hình 2. 7 Tháo card mở rộng ......................................................................................................... 21 Hình 2. 8 Tháo RAM ...................................................................................................................... 22 Hình 2. 9 Tháo quạt làm mát ......................................................................................................... 22 Hình 2. 10 Tháo CHIP .................................................................................................................... 23 Hình 2. 11 Lắp CHIP....................................................................................................................... 24 Hình 2. 12 Làm sạch bề mặt CHIP................................................................................................... 25 Hình 2. 13 Bôi keo tản nhiệt cho CHIP ............................................................................................ 25 Hình 2. 14 Lắp quạt làm mát.......................................................................................................... 26 Hình 2. 15 Gắn dây nguồn cho quạt ............................................................................................... 26 Hình 2. 16 Lắp RAM ...................................................................................................................... 26 Hình 2. 17 Lắp ổ cứng ................................................................................................................... 27 Hình 2. 18 Lắp ổ đĩa quang ............................................................................................................ 27 Hình 2. 19 Lắp bo mạch chủ vào Case............................................................................................. 28 Hình 2. 20 Gắn các con ốc cố định bo mạch chủ với case ................................................................ 29 Hình 2. 21 Gắn dây đèn, nguồn, công tắc ....................................................................................... 29 Hình 2. 22 Lắp card mở rộng.......................................................................................................... 30 Hình 2. 23 Lắp nguồn vào case....................................................................................................... 31 Hình 3. 1 Nâng cấp RAM................................................................................................................ 37 Hình 3. 2 Nâng cấp card đồ họa ..................................................................................................... 39 Hình 3. 3 Nâng cấp Chip ................................................................................................................ 42 Hình 3. 4 Chip AMD....................................................................................................................... 43 Hình 3. 5 Cổng D-Sub ở sau main chứng tỏ main có card đồ họa tích hợp ........................................ 44 Danh mục các từ viết tắt STT Từ viết tắt Giải thích nghĩa 1. Case Vỏ máy tính, thùng máy tính 2. CPU Central Processing Unit - Đơn vị xử lí trung tâm của máy tính 3. RAM Random Acess Memory - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên 4. ROM Read Only Memory - Bộ nhớ chỉ đọc 5. PC Personal Computer – Máy tính cá nhân 1 Chương 1: Tổng quan về máy tính 1.1. Cấu trúc chung của hệ thống máy tính. 1.1.1 Phần cứng. Cấu trúc chung của hệ thống máy tính IBM-PC bao gồm 4 thành phần cơ bản:  Bộ xử lý trung tâm(CPU): Điều khiển các hoạt động của máy, tính và xử lý dữ liệu.  Hệ thống nhớ(Memory System): Lưu trữ chương trình và dữ liệu đang được xử lý.  Hệ thống vào/ra (I/O System): Trao đổi dữ liệu giữa máy tính với bên ngoài. Bao gồm thiết bị vào/ra, mô-đun ghép nối vào/ra.  Liên kết hệ thống (Buses): Kết nối và vận chuyển dữ liệu giữa CPU với bộ nhớ và hệ thống vào ra. Hình 1.1. Cấu trúc chung của hệ thống máy tính 1.1.1.1 Bộ xử lý trung tâm (CPU: Central Processing Unit) Chức năng: - Điều khiển toàn bộ hoạt động của máy tính. 2 - Xử lý dữ liệu (vd:các phép toán số học và logic). Nguyên tắc hoạt động: CPU hoạt động theo chương trình nằm trong bộ nhớ chính. Cấu trúc cơ bản CPU Hình 1.2 Cấu trúc cơ bản của CPU - Chứa các vi mạch điện tử. - Gồm:  Đơn vị điều khiển (CU:Control Unit): Điều khiển hoạt động của máy tính theo chương trình đã định sẵn.  Đơn vị số học và logic (ALU: Arithmetic And Logic Unit): Thực hiện các phép toán số học và logic trên các dữ liệu cụ thể.  Tập thanh ghi (RF: Register File): Lưu trữ các thông tin tạm thời phục vụ cho hoạt động của CPU.  Đơn vị nối ghép BUS (BIU: Bus Interface Unit): Kết nối và trao đổi thông tin giữa Bus bên trong và Bus bên ngoài CPU.  Bộ vi xử lý hoạt động theo xung nhịp(clock) có tần số xác định.  Tốc độ vi xử lý được đánh giá gián tiếp thông qua tần số xung nhịp.  Gọi To : chu kỳ xung nhịp, fo=1/To tần số xung nhịp.  Mỗi thao tác của bộ xử lý cần kTo. To càng nhỏ thì bộ xử lý chạy càng nhanh  Ví dụ: Một máy tính Pentium 4 tốc độ 2GHz Ta có fo=2GHz=2.10 9 Hz T= 1/f=1/2.10 9 = 0.5 . - 2 dòng CPU chính:  Intel: Pentium, Celeron, Xeon, ... 3  AMD: Sempron, Athlon,.. Hình 1.3 Các loại CHIP - Bộ Vi xử lý (Microprocessor)  Là CPU được chế tạo trên một vi mạch.  Có thể gọi CPU là bộ vi xử lý. Tuy nhiên các bộ phận xử lý hiện nay có cấu trúc phức tạp hơn nhiều so với một CPU cơ bản. 1.1.1.2 Hệ thống nhớ máy tính  Chức năng: Lưu trữ chương trình và dữ liệu. Các thao tác cơ bản:  Thao tác đọc dữ liệu (Read)  Thao tác ghi dữ liệu (Write) Các thành phần chính:  Bộ nhớ trong (Internal Memory)  Bộ nhớ ngoài (External Memory) Hình 1.4 Hệ thống nhớ máy tính 4 1.1.1.2.1 Bộ nhớ trong (InternalMemory). Hình 1.5 Bộ nhớ trong Chức năng và đặc điểm:  Chứa thông tin mà CPU có thể trao đổi trực tiếp.  Tốc độ rất nhanh.  Dung lượng không lớn. Các loại bộ nhớ trong.  Bộ nhớ chính (Main memory).  Bộ nhớ Cache (Cache Memory) hay gọi bộ nhớ đệm. a) Bộ nhớ chính (main memory) - Tồn tại trên mọi hệ thống máy tính. - Chứa chương trình là dữ liệu đang được sử dụng bởi CPU. - Bộ nhớ chính được tổ chức thành các ngăn nhớ và được đánh địa chỉ. - Ngăn nhớ thường được tổ chức theo byte. - Nội dung của một ngăn nhớ có thể thay đổi nhưng địa chỉ vật lý của nó đã được đánh giá là không thay đổi. - Gồm ROM và RAM. ROM – Read Only Memory  Vùng bộ nhớ chỉ đọc, thông tin không bị mất đi khi mất nguồi điện.  Tích hợp trên các thiết bị.  Nội dung được cài đặt tại nơi sản xuất thiết bị. 5 Hình 1.6 Bộ nhớ ROM  Chức năng chính: + Chứa các phần mềm thực hiện các công việc của thiết bị(Firmware). + Đôi khi được gọi: ROM BIOS(Basic Input/Output System) RAM – Random Acces Memory. Hình 1.7 Bộ nhớ RAM - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên.  Không phải di chuyển tuần tự.  Được chia thành các ô nhớ có đánh dấu địa chỉ.  Thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. - Lưu trữ các thông tin thay đổi, và các thông tin được sử dụng hiện hành. 6 - Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp. b) Bộ nhớ đệm nhanh (cache memory) - Tốc độ CPU truy nhập dữ liệu từ CACHE nhanh hơn so với RAM. Nhưng dung lượng CACHE lại nhỏ hơn RAM. - Đây là bộ nhớ bán dẫn có tốc độ nhanh và chúng được đặt đệm giữa CPU và bộ nhớ chính nhằm tăng tốc độ truy xuất dữ liệu của CPU tới bộ nhớ chính. - Ngày nay Cache được tích hợp vào trong bộ vi xử lý và nó trong suốt với người sử dụng. - Bộ nhớ Cache thường được chia ra 1 số mức: cache L1,L2, ... - Cache có thể có hoặc không. - Chi tiết cấu trúc bộ nhớ Cache: Hình 1.8 Cấu trúc bộ nhớ Cache 7 1.1.1.2.2 Bộ nhớ ngoài(Externalmemory). Chức năng và đặc điểm:  Lưu trữ tài nguyên phần mềm Máy tính.  Được kết nối với hệ thống như thiết bị vào ra.  Dung lượng rất lớn (vài trăm GB), Tốc độ chậm.  Dữ liệu sau khi tắt máy vẫn còn. Hình 1.9 Bộ nhớ ngoài Các loại bộ nhớ ngoài:  Bộ nhớ từ: Đĩa cứng, đĩa mềm,…  Bộ nhớ quang: CD, VCD, DVD,…  Bộ nhớ bán dẫn: flash Disk, memory Card, pen Disk,… Hình 1.10 Thiết bị lưu trữ ngoài 8 1.1.1.3 Hệ thống vào ra (Input/Output System)  Chức năng: Trao đổi thông tin giữa máy tính với thế giới bên ngoài. Thao tác cơ bản:  Vào dữ liệu (In).  Ra dữ liệu (Out). Các thành phần chính:  Thiết bị ngoại vi (Peripheral Devices).  Các Mô-đun I/O (IO Interface Modules). Cấu trúc vào ra cơ bản Hình 1.11 Hệ thống vào ra 9 1.1.1.3.1 Các thiết bị ngoại vi (Peripherals). - Chức năng: Chuyển đổi dữ liệu giữa bên ngoài và bên trong máy tính và ngược lại. - Các thiết bị ngoại vi cơ bản:  Thiết bị vào: bàn phím, chuột, …  Thiết bị ra: máy in, màn hình,…  Thiết bị nhớ: đĩa từ, quang,….  Thiết bị truyền thông: Modem,… Thiết bị vào dữ liệu – Input Device - Chuyển dữ liệu vào máy tính. - Một số thiết bị: Chuột, bàn phím, bút số, camera, Mic, ... Hình 1.12 Thết bị vào dữ liệu 10 Thiết bị ra dữ liệu – Output Device - Hiển thị dữ liệu từ máy tính cho người dùng. - Ví dụ: Màn hình, máy in, loa,… Hình 1.13 Thiết bị ra dữ liệu 1.1.1.3.2 Module vào ra Chức năng: Nối ghép thiết bị ngoại vi với máy tính.  Mỗi Module có 1 hay nhiều cổng vào ra.  Mỗi cổng được đánh địa chỉ xác định. Các thiết bị ngoại vi được kết nối với máy tính thông qua cổng vào ra. (Ví dụ: COM, LPT, USB, VGA,…) 11 1.1.1.4 Liên kết hệ thống (Buses). Chức năng: - Liên kết các thành phần khác nhau trong hệ thống, do vậy còn gọi là Bus liên kết hệ thống. Định nghĩa Bus: - Là tập hợp các đường dây dẫn điện để vận chuyển thông tin – tín hiệu điện (các Bit) từ phần mạch này đến các phần mạch khác trong phạm vi máy tính. - Bit là từ viết tắt của ‘Binary digiT’. Hình 1.14 1 Bit tại 1 thời điểm Bản chất vật lý: Không có điện áp => truyền = 0 Có điện áp => truyền = 1 - Tập các đường dây vận chuyển thông tin đồng thời tại một thời điểm được gọi là độ rộng của Bus Ví dụ: 8 đường dây vận chuyển thông tin đồng thời thì độ rộng là 8 Bit). Phân loại Bus:  Bus địa chỉ: - CPU muốn trao đổi dữ liệu với ngăn nhớ nào, với cổng vào/ra nào thì cần phải có Bus địa chỉ. - Bus địa chỉ vận chuyển tín hiệu địa chỉ từ CPU đến bộ nhớ hay cổng vào/ra để xác định ngăn nhớ nòa hay cổng vào/ra nào cần trao đổi thông tin. - Bus địa chỉ nói tổng quát có n đường dây A0 ÷ An-1 thì gọi độ rộng bus là n Bit và n Bit này được dùng để đánh địa chỉ, do đó có khả năng quản lý tối đa 2 n giá trị địa chỉ ngăn nhớ hay 2n Byte nhớ (vì bộ nhớ chính quản lý theo Byte). 12 - Tóm lại: Bus địa chỉ có độ rộng và chỉ vận chuyển tín hiệu điện theo một chiều đó là từ CPU ra ngoài.  Bus dữ liệu: - Vận chuyển lệnh từ bộ nhớ đến CPU. - Vận chuyển dữ liệu giữa các thành phần khác nhau trong phạm vi máy tính như CPU, bộ nhớ, hệ thống vào/ra. - Bus dữ liệu D0 ÷ Dm-1 thì độ rộng Bus là m Bit. - M thường là các giá trị: 8, 16, 32, 64. - Tóm lại: Bus dữ liệu có độ rộng và vận chuyển tín hiệu điện theo cả hai chiều.  Bus điều khiển: - Là tập hợp các tín hiệu điều khiển riêng lẻ, hoặc là phát ra từ CPU để điều khiển đọc/ghi bộ nhớ hay hệ thống vào/ra, hoặc là phát ra từ bộ nhớ hay hệ thống vào/ra đến yêu cầu CPU. Thực tế bus trong máy tính khá phức tạp, nó được thể hiện bằng các đường dẫn trên các bản mạch, các khe cắm trên bản mạch chính, các cáp nối, ... Hình 1.15 Phân loại BUS 13 Phần mềm + Là chương trình chạy trên máy tính làm cho phần cứng có thể hoạt động được. + Thực hiện một công việc cụ thể. Hình 1.16 Phần mềm máy tính - Phân loại theo phương thức hoạt động: + Phần mềm hệ thống: Dùng để vận hành máy tính và các phần cứng máy tính. Ví dụ: Các hệ điều hành máy tính Window XP. + Phần mềm ứng dụng: Phần mềm dùng để giải quyết các vấn đề phục vụ cho các hoạt động khác nhau của con người như quản lý, kế toán, soạn thảo văn bản, trò chơi,… Nhu cầu về phần mềm ứng dụng ngày càng tăng và đa dạng. 14 1.2. Các thành phần cơ bản của máy tính Là toàn bộ máy móc, thiết bị vật lý cấu tạo nên máy tính. Hình 1.17 Thành phần cơ bản của máy tính - CPU: Bộ xử lý của máy tính cá nhân. - Bo mạch chủ: Bo mạch chính kết nối các thiết bị với nhau trong máy tính cá nhân. Một cách hiểu khác: có thể so sánh bo mạch chủ trong phần cứng giống như vai trò của hệ điều hành trong phần mềm. - RAM: Bộ nhớ tạm của máy tính dùng cho ghi lại các dữ liệu tạm thời trong một phiên làm việc của máy tính. - Ổ đĩa cứng: Bộ nhớ dữ liệu chính của máy tính cá nhân, các thành quả của một quá trình làm việc có thể được lưu trữ trên ổ đĩa cứng trước khi có các hành động sao lưu dự phòng trên các dạng bộ nhớ khác. - Ổ đĩa quang (CD, DVD): Bộ nhớ dùng cho xuất, nhập dữ liệu với dung lượng lớn hoặc trao đổi dữ liệu, phần mềm với những máy tính khác. Sử dụng sao lưu dữ liệu và các mục đích khác. - Ổ đĩa mềm: Bộ nhớ dùng cho xuất nhập dữ liệu với dung lượng thấp (phụ thuộc từng loại đĩa mềm). 15 - Bo mạch đồ hoạ: Thiết bị có chức năng xuất hình ảnh ra màn hình máy tính. Giúp người sử dụng giao tiếp với máy tính. - Bo mạch âm thanh: Thiết bị có chức năng xuất tín hiệu âm thanh ra các thiết bị phát âm thanh (loa). - Bo mạch mạng: Thiết bị có chức năng kết nối các máy tính với nhau thành một mạng máy tính, giúp máy tính có thể trao đổi thông tin với các máy tính khác trên phạm vi rộng (có thể đến toàn thế giới). - Vỏ máy tính: Thiết bị định vị và bảo vệ các thiết bị khác. - Nguồn máy tính: Thiết bị cung cấp năng lượng cho các thiết bị khác hoạt động. - Màn hình máy tính: Thiết bị trợ giúp giao tiếp giữa con người và máy tính. - Bàn phím máy tính: Thiết bị nhập dữ liệu, giao tiếp con người với máy tính - Chuột: Thiết bị nhập dữ liệu, giao tiếp con người với máy tính. Hình 1.18 Bên trong Case 16 Hình 1.19 Thành phần bên trong Case - Màn hình - Loa - Bàn phím - Chuột - CPU - Máy in - Ổ đĩa … 17 Chương 2 : Bảo trì máy tính 2.1. Tổng quan Tại sao phải bảo trì máy tính, Vệ sinh máy tính định kỳ? đây là câu hỏi mà nhiều người sử dụng máy tính đang băn khoăn, Vậy vì sao lại phải bảo trì máy tính và vệ sinh máy tính thường xuyên? Sau một thời gian sử dụng chúng ta cẩn phải bảo trì và nâng cấp máy tính để khắc phục một số vấn đề sau :  Hệ thống quạt kêu to, phát ra tiếng ồn khi máy tính khởi động và trong quá trình hoạt động  Hệ thống quạt thậm chí không thể quay được.  Nhiệt độ thùng máy nóng bất thường, máy tính thường xuyên bị tắt ngang mà không rõ lý do.  Chuột máy tính ( loại con lăn ) hoạt động không chính xác, cảm giác hay bị kẹt.  Các nút trên bàn phím mất độ đàn hồi, hay bị kẹt.  Máy tính khó khởi động, khởi động lâu, hoặc không thể khởi động được.  Các cổng tiếp xúc ( USB,PS2,Paralell,VGA...) hoạt động chập chờn. Đa phần các sự cố trên đa phần là do không vệ sinh máy tính định kỳ, hoặc vệ sinh nhưng không đúng cách. Bụi bẩn bám vào hệ thống cánh quạt trên CPU, thùng máy làm cho hệ thống tản nhiệt bị kẹt, không hoạt động. Máy quá nóng nên sẽ tự khởi động lại hoặc tắt ngang. Ngoài ra bụi bẩn, các loại rác văn phòng như mảnh giấy, ghim,... kẹt vào các khe trên bàn phím. Làm cho bàn phím không đàn hồi, bị kẹt, Bụi bẩn còn bám vào con lăn chuột, hoặc các cổng tiếp xúc thiết bị khác, làm cho thiết bị đó chập chờn lúc nhận lúc không Lớp keo tản nhiệt trên Chip CPU không được thay mới làm cho "bộ não" của máy tính bị nóng, sẽ tự động quá tải ( overload ) và tắt ngang. Bụi bẩn bám đầy trên các linh kiện là môi trường tốt dẫn cho hơi nước và các dung dịch ẩm bám vào, mà độ ẩm là kẻ thù của tất cả các linh kiện điện tử, nhẹ thì gây hư 18 hỏng thiết bị đó, nặng hơn có thể là nguyên nhân gây ra chập điện, cháy nổ cực kỳ nguy hiểm. Hư hỏng linh kiện dẫn đến thiệt hại về kinh tế, trước mắt là sẽ phải thay thế linh kiện, chưa kể đến nếu đó là ổ cứng sẽ bị mất toàn bộ dữ liệu, thiệt hại kinh tế lúc này sẽ lơn hơn rất nhiều. Việc bảo dưỡng bảo trì máy tính thường xuyên sẽ giúp máy tính hoạt động ổn định và giúp kéo dài tuổi thọ, máy tính được bảo trì thường xuyên sẽ giúp ta phát hiện được sớm các nguy cơ hư hỏng có thể xảy ra, tiết kiệm chi phí và phòng tránh những sự cố lớn gây tổn hại tiền bạc và thời gian. 2.2. Tháo máy tính 2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ Để tháo lắp máy tính một cách dễ dàng ta cần phải chuẩn bị các dụng cụ cơ bản như sau :  Tuốc nơ vít 4 cạnh và 2 cạnh  Một vài con ốc vít  Lọ keo tản nhiệt  Chổi cọ quét sơn – bàn chải đánh răng  1 cuộn băng keo giấy và 1 cây bút lông 2.2.2. Những lưu ý khi tháo máy tính Cũng như tất cả các thiết bị điện khác, trước khi tháo phải rút tất cả các phích cắm điện ra khỏi máy tính và các thiết bị ngoại vi nối với máy tính, đồng thời rút các dây tín hiệu ở mặt sau thùng máy, nếu sợ nhầm lẫn mỗi khi rút dây nào ta dùng bút lông và băng keo đánh dấu các ký hiệu lên cả thùng máy và dây thành từng cặp để dễ dàng lắp lại. Trong khi tháo lắp, không được chạm tay vào các linh kiện điện tử và các mối hàn trên bề mặt của Mainboard vì sẽ làm hở mối hàn và mồ hôi tay có muối sẽ tác động xấu đến linh kiện. 2.2.3. Thực hành 2.2.3.1. Các bước thực hiện : Thực hiện theo nguyên tắc phần nào gây vướng nhất thì tháo trước phần nào ít gây vướng thì tháo sau. - Nhấn nút Power vài lần cho tụ điện của nguồn xả hết điện tích 19 - Tháo 2 nắp của thùng máy - Rút hết các dây cáp bên trong máy - Tháo ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, ổ đĩa quang (CD/DVD). - Tháo Mainboard ra khỏi thùng Cuối cùng tháo bộ nguồn ra khỏi thùng máy. Phần Mainboard ta sẽ tháo theo trình tự sau - Tháo các card mở rộng PCI (card mạng, card âm thanh, card modem dial-up, card wireless…), và card màn hình AGP hoặc PCI Express 16X… - Tháo RAM - Tháo quạt làm mát 2.2.3.2. Ví dụ tháo bộ máy tính - Tháo các ốc vít giữ nắp 2 bên thùng máy đẩy về phía sau hoặc lên trên và nhấc ra ngoài. Sau đó rút hết các dây cáp cấp nguồn từ bộ nguồn đến các thiết bị bên trong, và các dây tín hiệu trong thùng máy, phải thật cẩn thận và đánh dấu để tránh nhầm lẫn. Hình 2. 1 Mở nắp thùng máy - Dùng Tuốc-nơ-vít tháo ốc bắt ở bên cạnh của ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, ổ đĩa quang (CD/DVD). 20 Hình 2. 2 Tháo ổ cứng Hình 2. 3 Tháo ổ đĩa quang - Tháo cả bộ Mainboard ra khỏi thùng máy bằng Tuốc-nơ-vít nếu bắt bằng ốc hoặc dùng tay bóp các đầu nhựa của chốt nhựa rồi tỳ 2 tay vào cạnh để nhấc ra ngoài. Hình 2. 4 Tháo Mainboard Hình 2. 5 Tháo Card mở rộng Lưu ý phần card mở rộng. trước khi tháo mainboard ra khỏi thùng máy thì ta phải tháo ốc cố định card mở rộng với thùng máy. - Sau khi đã tháo được Mainboard ra khỏi thùng máy rồi ta tháo tiếp bộ nguồn ra khỏi thùng máy. 21 Hình 2. 6 Tháo nguồn - Do bộ CPU này không có card màn hình mà chỉ có card kết nối mạng nên ta tháo card kết nối mạng ra. Riêng với card màn hình cần chú ý đến móc khóa ở cuối khe cắm, có thể phải ấn móc khóa để rút card ra Hình 2. 7 Tháo card mở rộng - Ấn hai mấu nhựa ở đầu thanh Ram để rút ra 22 Hình 2. 8 Tháo RAM - Tháo quạt làm mát ở phía trên ra, tùy thuộc vào loại và đời CPU mà tản nhiệt của nó liên kết với Mainboard theo cách khác nhau, hoặc dùng thanh sắt chắn ngang, hoặc dùng 4 vít nhựa có đầu bung bám vào 4 lỗ tương ứng trên Mainboard. Hình 2. 9 Tháo quạt làm mát 23 - Tháo chíp. Bên cạnh con chip có 1 thanh thép nhỏ được dùng để khóa chặn chip. Nhẹ nhàng kéo đầu thanh thép này sang ngang để nó vượt ra khỏi lẫy khóa rồi kéo nó lên trên. Hình 2. 10 Tháo CHIP 2.3. Lắp máy tính 2.3.1. Các nội dung cần chuẩn bị - Một số bước cần chuẩn bị để lắp ráp một máy tính o Xác định được công việc cần sử dụng máy tính o Chọn cấu hình o Khảo sát giá o Chuẩn bị thiết bị - dụng cụ tháo lắp Một số chú ý khi lắp ráp máy tính : Khi chọn cấu hình và thiết bị máy tính cần chú ý đến tính tương thích giữa các thiết bị. Trong máy tính có 3 thiết bị có tính tương thích, nên cọn đồng bộ nếu không có thể cúng sẽ không hỏa động hoặc không phát huy được hết tác dụng, 3 thiết bị đó là : MAINBOARD, RAM, CPU. Ba thiết bị này ràng buộc với nhau ở tốc độ BUS – nên ta chọn theo nguyên tắc sau : Chọn MAINBOARD trước, MAINBOARD phải đáp ứng được những yêu cầu của việc sử dụng, chọn CPU có tốc độ BUS (FSB) nằm trong phạm vi MAINBORD hỗ trợ, chọn RAM có tốc độ BUS lớn hơn hoặc bằng 50% tốc độ BUS của CPU 24 Việc thay thế CPU khó khăn nhất là bước tháp chip cũ bởi giữa chip và quạt tản nhiệt thường được bôi một lớp keo tản nhiệt, qua thời gian dài và điều kiện làm việc trong nhiệt độ cao nên lớp keo này dần khô đi trở thành một lớp keo cứng dính chặt chip và đế của tản nhiệt, nên khi tháo những bộ máy tính có thời gian hoạt động lâu và không thường xuyên vệ sinh máy thì rủi ro gây hỏng hóc ở bước này là khá cao (do ta phải dùng sức để kéo rời quạt và chip ra nên đôi khi cả quạt và chip bung ra nhưng vẫn không tách rời nhau). Đối với những mainboard sử dụng chip Intel từ Socket775 trở lên thì chiếc quạt tản nhiệt đã có dạng tròn, dạng này được coi là khó tháo lắp hơn những dạng tản nhiệt trước đó rất nhiều, nhưng vì hiệu quả tản nhiệt của nó nên nó vẫn được sử dụng cho tới ngày nay. 2.3.2. Thực hành Các bước tiến hành lắp một máy tính mới:  Lắp bo mạch chủ Đặt bo mạch chủ lên 1 bề mặt bằng phẳng và tháo lớp vỏ nhựa bọc chốt khe cắm LGA775. Sau khi đã gỡ lớp vỏ nhựa, tháo tiếp nắp giữ khe cắm. Đẩy nắp về phía sau để tiếp cận hoàn toàn với khe cắm. Hình 2. 11 Lắp CHIP Sau khi bộ xử lý đã được lắp vào trong khe cắm, đóng nắp bảo vệ bo mạch chủ lại và dùng khung để giữ nó vào đúng vị trí. 25 Làm sạch bề mặt bộ vi xử lý bằng tăm bông nhúng cồn để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó bôi keo tản nhiệt lên bề mặt bộ vi xử lý Hình 2. 12 Làm sạch bề mặt CHIP Hình 2. 13 Bôi keo tản nhiệt cho CHIP Trước khi gắn hệ thống quạt vào vị trí, ta cần kiểm tra xem cả 4 trụ bằng nhựa của bộ làm mát đã được xoay theo chiều kim đồng hồ vào vị trí cài đặt của chúng. Tiếp đó, đặt hệ thống quạt lên trên CPU sao cho 4 trụ trên đặt thẳng với các lỗ tương ứng trên bo mạch chủ. Sau khi các trụ đã được đặt thẳng hàng, lần lượt ấn 4 chiếc nắp nhựa màu đen để khoá hệ thống quạt vào vị trí. Mỗi khi một trụ được khoá, sẽ nghe thấy tiếng click. Sau khi đã lắp quạt làm mát vào bo mạch chủ ta nối dây của quạt làm mát vào bo mạch chủ để quạt có thể chạy được. 26 Hình 2. 14 Lắp quạt làm mát Hình 2. 15 Gắn dây nguồn cho quạt Sau khi đã xong phần làm mát cho bộ vi xử lý ta tiếp tục lắp bộ nhớ RAM vào bo mạch chủ. Hình 2. 16 Lắp RAM  Lắp ổ cứng và ổ đĩa quang 27 Hình 2. 17 Lắp ổ cứng Tuỳ vào loại case, có thể cần bắt vít cả bên trong lẫn bên ngoài Còn nếu chạy một hệ thống có nhiều ổ cứng, thì không nên để chúng ở các ngăn kế tiếp nhau. Nên để một ngăn trống giữa các ổ đĩa để cho phép không khí luân chuyển tự do giữa các tầng. Hình 2. 18 Lắp ổ đĩa quang  Lắp bo mạch chủ vào case Các case tiêu chuẩn đều có kích thước nhỏ, vì thế sẽ dễ dàng lắp khi ta nghiêng bo mạch đi một chút, với mặt có cổng hướng ra ngoài. Sau đó đặt cổng thẳng hàng với các lỗ tương ứng trên tấm chắn I/O và nhẹ nhàng đặt bo mạch lên các trụ ta đã gắn vào 28 case trước đó. Nếu bo mạch chủ được đặt đúng hướng, các lỗ sẽ thẳng hàng với trụ bên dưới. Hình 2. 19 Lắp bo mạch chủ vào Case 29 Hình 2. 20 Gắn các con ốc cố định bo mạch chủ với case Tiếp đến, ta nối các dây dẫn ở mặt trước cho công tắc nguồn và công tắc khởi động lại, đèn nguồn và đèn báo hiệu hoạt động ổ cứng, cùng với loa PC. Đối với đèn LED nguồn và ổ cứng, các sợi dây nhiều màu sẽ được nối vào cọc dương trên bo mạch chủ. Hình 2. 21 Gắn dây đèn, nguồn, công tắc 30  Gắn card mở rộng Phần lớn các hệ thống hiện tại đều yêu cầu ít nhất một card mở rộng -- đồ hoạ, tất nhiên – nhưng nhiều người dùng không thể sống thiếu card audio, tuner TV, hoặc một thiết bị hỗ trợ nào đó để bổ sung cho phần thiết bị ngoại vi tích hợp của bo mạch chủ. Hình 2. 22 Lắp card mở rộng Để đưa card vào, hãy đặt nó vào một khe cắm mở rộng thích hợp và nhấn đều xung quanh cho đến khi tấm card trượt hẳn vào vị trí. Sau khi đã được cài đặt đúng cách, lớp vỏ đằng sau của card sẽ song song với vỏ case. Dùng những con ốc để gắn card vào vị trí. Quá trình cài card mở rộng cũng giống với card đồ hoạ, card audio, và tất cả các thiết bị ngoại vi khác. Chỉ cần chắc chắn rằng ta đang sử dụng đúng loại khe cắm, PCI, PCI Express, hoặc với các hệ thống đời cũ là AGP. Cũng như phần lớn các thiết bị máy tính, card đều được khoá để chỉ gắn vừa vào khe cắm theo một hướng. - Lắp nguồn máy tính Tuỳ vào loại case của ta mà bộ cung cấp điện (PSU) có thể được đưa vào từ phía sau hoặc từ hai bên. Các PSU thường có ren xoáy không đối xứng ở phía sau để đảm bảo rằng chúng sẽ được đặt theo đúng hướng. Chú ý sắp xếp các lỗ bắt vít trên hệ thống điện thẳng hàng với các lỗ trên nắp sau của case trước khi đưa PSU vào vị trí. 31 Hình 2. 23 Lắp nguồn vào case 2.4. Nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi xảy ra khi tháo lắp máy tính Trong quá trình tháo lắp máy tính, có thể sẽ xảy ra một số lỗi khiến cho máy tính không thể hoạt động được hay hoạt động nhưng không trơ tru, vậy sẽ phải giải quyết ra sao? Sau đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi xảy ra trong quá trình lắp đặt máy tính mới, cũ. Sự cố Nguyên nhân  Máy hay tự động Reset Lỗi Ram hoặc lỗi phần mềm  Máy hay treo, tự động tắt nguồn CPU quá nóng, Nguồn lỗi, Main bị phình tụ, Ram  Không vào Win được Ram, Phần mềm, Lỗi HDD  Khó khởi động, phải bấm nhiều lần hoặc rút dây điện rồi mới khởi động được Nguồn lỗi, Main bị phình tụ 32  Máy cực chậm Ngoài lỗi phổ thông do virut, USB , Lỗi HDD báo hiệu sắp hỏng nếu HDD có tiếng kêu  Vô nguồn nhưng không động tỉnh gì hết có âm thanh phát ra Ram , Card màn hình  Không nhận HDD Lỗi HDD, Nguồn lỗi  Không khởi động được Ngoài Ram, Card màn hình, nguồn, Main Cách khắc phục Trong quá trình tháo lắp và sử dụng máy tính nếu gặp một hoặc nhiều lỗi trên, thì ta thực hiện kiểm tra và chuẩn đoán sau đó so sánh sự cố và nguyên nhân để đưa ra cách khắc phục tối ưu nhất.  Ram: Ram gây ra rất nhiều lỗi như khởi động lại, treo máy, trương trình chạy lỗi, không khởi động hay vào Win được. Tháo ram ra chùi sạch và cắm lại thật chặt. Nếu có 2RAM thì có thể tháo ra chạy thử 1 cây. Nếu vẫn treo đổi cây kia. Có thể một trong 2 cây bị lỗi thay thử RAM khác xem có chạy bình thường hay không. Nếu vẫn bị vấn đề cũ thì có nghĩa là không phải do RAM.  Lỗi phần mềm: Lỗi này thường do xung đột phần mềm. Thường là những phầm mềm diệt virus vấn đề này ta vào safe mode rồi gỡ bớt 1 phần mềm diệt virut ra rồi khởi động lại máy.  CPU quá nóng sẽ dẫn đến treo máy, hay tắt nguồn: Quạt CPU chạy không tốt hay bộ tản nhiệt tiếp xúc kô tốt với CPU. Trước tiên ta vào CMOS để kiểm tra nhiệt độ CPU, Main thế nào. Nếu nhiệt độ dưới 50 là đang tốt. 50-60 bi`nh thường. 60-65 hoi nóng và thông thường nếu vô Win có thể lển tới 75-90C là máy tự động tắt đột ngột tùy cấu hình của máy... Nếu trên 65C thi` máy thường xuyên treo ta nên tháo CPU ra kiểm tra hoạt động và làm sạch bụi và bôi keo tản nhiệt rồi gắn chặt lại.  Nguồn lỗi: Nguồn đôi khi khiến máy không khởi động được, không nhận CD hay HDD (Nhiều người vội đỗ lỗi cho HDD khi thấy không nhận mà quên mất 30-40% là lỗi do nguồn. Nếu lỗi gây nên tình trạng không nhận HDD hay CDROM thì ta thử đôi dây cắm nguồn khác còn dư hay bỏ các dây cắm không cần thiết như CDROM thử vấn đề có giải quyết không. Trong trường hợp kết luận do nguồn thì nên đi thay cái mới chứ dừng tiết kiệm di sửa. 33  Main bị phình tụ: Tháo vỏ bên trái thùng máy, kiểm tra xem có cái tụ nào trong Main bị phình hay không? Tụ bị phình hay làm khó khởi động hay bị tắt đột ngột. Đôi khi tụ phình một chút vẫn chạy tốt nhưng tới bước này rồi mà thấy tụ bị phình thì ta nên thay tụ mới  Lỗi HDD: Không nhận, lỗi WIN hay tự khởi động. Máy đọc quá chậm: Ta nên thử giải quyết các vấn đề về virut như GHOST, cài lại win. Nếu HDD có phát ra tiếng kêu thì có thể ổ cứng sắp hỏng.  USB: Một số thiết bị gắn vào qua USB có thê không tương thích có thể gây tình trạng khởi động rất chậm hoặc không vào WIN được. Cách đơn giản là rút nó ra khởi động xong cắm vào nếu muốn dùng.  Card màn hình: Nó có thể làm máy không khởi động được , màn hình bị nhiễu, hay lỗi khi chạy phần mềm nào đó hay chơi games. Tháo ra kiểm tra bụi bẩn, nếu có vết bẩn lau sạch rồi gắn chặt lại. 2.5. Bảo trì phần cứng Sau một thời gian sử dụng bụi bẩn sẽ bám vào các thành phần bên trong máy tính. Để tăng hiệu suất làm việc cũng như tuổi thọ của các thành phần bên trong máy tính thì ta cần phải làm sạch chúng định kì để bảo đảm máy tính hoạt động ổn định và hiệu quả. 2.5.1. Các bước thực hiện - Tắt máy. Tắt nguồn hệ thống - Vệ sinh bàn phím, chuột, màn hình - Vệ sinh RAM, Card mở rộng. - Vệ sinh bo mạch chủ và khe cắm mở rộng - Vệ sinh ổ đĩa quang - Vệ sinh bộ nguồn và thùng máy. - Lắp ráp trở lại, kiểm tra, khởi động và hoàn tất công tác bảo trì 2.5.2. Cách thực hiện  Bàn phím – Keyboard Vệ sinh bằng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng, dùng cọ và vải sạch để vệ sinh  Chuột – Mouse 34 o Chuột bi: Tháo vòng bi dưới nắp chuột, tháo bi và làm sạch bi Dùng tăm bông hoặc que nhựa để làm sạch trục quay vì bụi thường bám vào trục quay khiến sự hoạt động của chuột không được ổn định o Chuột quang Đối với chuột quang thì ta chỉ cần lau sạch bên ngoài, không nên tháo ra.  Màn hình – Monitor Vệ sinh mặt kính của màn hình theo chiều từ trên xuống bằng vải mềm với hóa chất chuyên dụng. Dùng cọ và vải mềm lau phần vỏ của màn hình  Bộ nhớ RAM Sau khi gỡ RAM ra khỏi bo mạch chủ, vệ sinh chân tiếp xúc bằng cọ mềm. Không dùng vật cứng cào lên chân tiếp xúc, dễ gây mòn dẫn đến hỏng hóc Ram Lưu ý Tem bảo hành trên RAM  Card mở rộng Vệ sinh khe cắm giống như RAM Bộ phận tản nhiệt của card, ta dùng cọ hay bình xịt để vệ sinh  Bo mạch chủ - Mainboard Vệ sinh bo mạch chủ bằng cọ hay bình xịt khí, đối với các khe cắm ta dùng bàn chải mềm hoặc hóa chất chống oxy hóa để vệ sinh (Không dùng vải ướt để lau, tránh tiếp xúc trực tiếp đến chip và các mối hàn trên bo mạch chủ )  Quạt làm mát Vệ sinh cánh quạt bằng cọ và vải mềm. Sau đó tra dầu bôi trơn vào trục moto của quạt.  Bộ vi xử lí – CPU Làm sạch bề mặt CPU bằng vải mềm sau đó tra keo tản nhiệt mới vào  Ổ đĩa quang Sử dụng đĩa làm sạch đĩa quang chuyên dụng Đối với thiết bị bên trong ổ đĩa cần phải cẩn thận trong thao tác xử lý 35  Bộ nguồn Dùng cọ vệ sinh cánh quạt và tra dầu vào trục moto của quạt Có thể tháo bộ nguồn ra để vệ sinh, tuy nhiên phải cẩn thận về vấn đề điện áp và bảo hành của thiết bị  Thùng máy – Case Dùng bình xịt vệ sinh bụi bên trong thùng máy, sau đó dùng cọ quét sạch bụi bẩn còn lại trong các góc cạnh của thùng Có thể dùng hóa chất để vệ sinh bên ngoài thùng máy  Lắp ráp và hoàn tất Sau khi vệ sinh xong và đảm bảo các thiết bị đều khô ráo, ta lắp ráp từng bộ phận vào thùng máy theo đúng trình tự, kiểm tra lại máy và hoàn tất quá trình vệ sinh máy Lưu ý không cấp nguồn cho ổ cứng khi chưa kiểm tra kỹ các bộ phận khác 2.6. Bảo trì phần mềm Trong quá trình sử dụng máy tính sẽ có các sự cố liên quan đến phần mềm khiến cho máy tính không thể hoạt động bình thường được. Bảo trì phần mềm bao gồm điều chỉnh các lỗi mà chưa được phát hiện trong các giai đoạn trước của chu kỳ sống của một phần mềm, nâng cấp tính năng sử dụng và an toàn vận hành của phần mềm. Bảo trì phần mềm có thể chiếm đến 65%-75% công sức trong chu kỳ sống của một phần mềm. Các công việc để bảo trì máy tính là: - Quét malware: Chương trình antivirus thời gian thực cũng chưa thể được gọi là oàn hảo; đôi khi chúng vẫn có kẽ hở để các phần mềm độc hại có thể vượt qua và xâm nhập vào máy. Để được an toàn, hãy thực hiện quét phần mềm độc hại bằng một chương trình bảo mật khác. - Dồn ổ cứng: Qua thời gian, các file của bạn sẽ chất đống và bị phân mảnh – tạo ra nhiều mẩu dữ liệu nằm dải rác đâu đó trong phần vật lý của ổ đĩa cứng. Ảnh hưởng của vấn đề này có thể dẫn đến làm chậm máy tính và khó khăn trong việc render. - Kiểm tra hoạt động của các phần mềm: nếu chạy không ổn định thì hãy cập nhật phiên bản mới hoặc gỡ ra rồi cài lại phần mềm đó. 36 - Thường xuyên cập nhật các bản vá của hệ điều hành hay các phần mềm: như vậy sẽ giúp máy tính luôn được sử dụng phần mềm với phiên bản mới nhất, hoạt động tốt nhất. Chương 3 : Nâng cấp hệ thống máy tính Nâng cấp máy tính là quá trình thay thế hoặc tinh chỉnh ở mức can thiệp vào hệ thống máy tính về cả phần cứng lẫn phần mềm với mục đích tăng tốc độ hoạt động, hiệu năng của máy tính, thêm các tính năng mới để phục vụ tốt hơn cho quá trình vận hành, sử dụng dựa trên cấu hình hệ thống máy tính đã có. Việc nâng cấp máy tính không chỉ là cải thiện về phần cứng mà còn bao gồm việc nâng cấp về phần mềm nhằm nâng cao tính bảo mật, cung cấp cho người sử dụng môi trường làm việc tốt hơn. 3.1. Nâng cấp phần cứng Sau một thời gian sử dụng, công nghệ sẽ dần lạc hậu mà các chương trình và ứng dụng lại ngày một nặng thêm, liên tục yêu cầu phần cứng cao hơn. Dàn máy tính khá mạnh vào mấy năm trước bỗng trở nên ì ạch và quá trung bình. Bởi vậy, việc thay toàn bộ máy tính hoặc nâng cấp từng linh kiện đơn lẻ là một nhu cầu không thể thiếu. 3.1.1. Nhận diện thiết bị nâng cấp Khi máy tính hoạt động châm hoặc không thể cài đặt và sử dụng được 1 số chương trình. Khi dung lượng và công suất hoạt động của một số thiết bị luôn bị quá tải thì ta có thể bổ sung hoặc thay thế 1 số thiết bị sau đây: o Bộ nhớ trong RAM o Ổ cứng HDD o Card mở rộng (VGA card – Sound card) o Bộ nguồn o Bộ vi xử lý CPU o Bo mạch chủ Mainboard 3.1.2. Nâng cấp bộ nhớ RAM Một trong số các nguyên nhân chủ yếu góp phần làm máy tính của ta trở nên ì ạch chính là thiếu hụt bộ nhớ tạm thời (RAM). Vì thế, để khắc phục được phần nào tình 37 trạng bất ổn của máy, cách đơn giản nhất là nâng cấp chúng hơn là bỏ tiền ra để thay một chiếc máy mới. Việc đầu tiên khi nâng cấp RAM cho hệ thống máy tính thì cần phải xác định được dung lượng thanh RAM cũng như loại RAM của hệ thống máy tính đang sử dụng. Bước tiếp theo là xác định có bao nhiêu khe cắm RAM còn trống trong máy. Điều đó sẽ giúp ta biết chỉ cần thêm một thanh bộ nhớ hoặc là hai, hay là mua mới toàn bộ vì không còn khe cắm. Nếu bo mạch chủ hỗ trợ chế độ kênh đôi, ta nên mua một thanh RAM "giống hệt" thanh RAM mà máy tính đang sử dụng. Giống hệt ở đây có nghĩa là thanh RAM đó sẽ tương tự về dung lượng nhớ, bus, loại RAM. Việc chọn lựa RAM như vậy sẽ tránh được tình trạng thắt cổ chai dẫn đến hiệu năng không đạt được mức tối đa. Hình 3. 1 Nâng cấp RAM Có nhiều loại như: DDR, DDR2, hoặc bộ nhớ DDR3. Vì các DIMM được thiết kế riêng cho từng loại RAM nên ta sẽ không thể bỏ các loại RAM khác nhau vào trong một khe. Một yếu tố khác không kém quan trọng là BUS của RAM. BUS phải phù hợp với main, hiện nay, các loại RAM có BUS thông dụng gồm: 800,1066,1333,1600. Tất cả Win 32bit (x86) chỉ nhận khoảng 3,2GB RAM. Do đó, nếu ta có gắn 12GB RAM thì nó cũng chỉ nhận 3,2GB. Còn win 64bit(x64) thì nhận RAM từ 4GB trở lên( tức là ta gắn bao nhiêu cũng nhận). 3.1.3. Nâng cấp HDD Theo thời gian và công việc, dữ liệu chứa trong máy tính sẽ tăng lên một cách đáng kể, và một lúc nào đó cả ổ cứng trong máy tính sẽ hết sạch chỗ chứa. Đó là lúc ta cần thay 38 một ổ cứng mới có dung lượng lớn hơn hoặc chạy nhanh hơn nhờ công nghệ ổ cứng mới. Trước tiên ta phải kiểm tra xem mainboard hỗ trợ chuẩn kết nối nào và dung lượng tối đa của ổ cứng là bao nhiêu. Máy tính ngày nay thường chỉ có các cổng kết nối chuẩn SATA và hiếm khi có hỗ trợ cổng kết nối chuẩn IDE. Các máy tính đời cũ hơn thì có thể vẫn còn cổng kết nối chuẩn IDE và sẽ ít hoặc không có chuẩn SATA. Về tốc độ quay, hiện nay đa số có tốc độ 5400 vòng/phút và 7200 vòng/phút. Tốc độ càng cao thì ổ cứng sẽ làm việc nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc hao điện, giảm thời lượng dùng pin. Dung lượng cache: ổ đĩa cứng trên thì trường hiện nay có dung lượng cache thông dụng là 2Mb, 8Mb, 16Mb, 32Mb và 64Mb. hiện nay trên thị trường có rất nhiều dung lượng, phổ biến từ 160GB đến 500GB, thậm chí lên đến 1TB và 1,5TB 3.1.4. Nâng cấp VGA card Card đồ hoạ (graphics card) là thiết bị chịu trách nhiệm xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính. Card đồ họa rất cần thiết cho những người sử dụng máy tính vào các công việc chuyên xử lý các hình ảnh phức tạp như các thiết kế, chơi game... Khi nâng cấp card đồ họa ta cần quan tâm tới tốc độ của các thành phần khác của máy tính như CPU và RAM. Nếu chọn một card đồ họa quá mạnh thì thời gian hoàn thành các công việc của GPU sẽ diễn ra rất nhanh, nhưng do CPU vẫn chưa được nâng cấp nên sẽ không theo kịp tốc độ xử lý của GPU khiến cho GPU phải dừng lại để đợi CPU hoàn thành phần việc của nó. Ngược lại, nếu chọn 1 chiếc card quá yếu thì GPU sẽ không theo kịp tốc độ của CPU và CPU lại phải chờ. Trên card đồ họa có 2 thành phần quan trọng nhất là nhân xử lý đồ họa (core) và thành phần thứ 2 là RAM dùng cho card đồ họa. 39 Hình 3. 2 Nâng cấp card đồ họa Tốc độ xử lý của một chiếc card đồ họa phụ thuộc vào khả năng xử lý của core và khả năng truyền dữ liệu của RAM. Nếu chỉ chú ý đến việc lựa chọn loại chíp đồ họa nào có khả năng xử lý cực tốt, nhưng khả năng truyền dữ liệu qua lại giữa RAM của card đồ họa tới chip xử lý lại không đáp ứng kịp lượng dữ liệu mà chip xử lý được thì hiện tượng nghẽn cổ chai có thể xảy ra ngay chính trên chiếc card đồ họa chứ không cần so sánh với những phần cứng khác. Tốc độ truyền tải của RAM trên card đồ họa (hay VRAM) phụ thuộc vào loại RAM và băng thông của RAM. Hiện nay trên thị trường card đồ họa có khá nhiều loại RAM nhưng chủ yếu vẫn là 3 loại GDDR2, GDDR3 và GDDR5. Các loại card trung cấp thường sử dụng 2 loại 2 và 3, còn loại 5 thì thường được dùng cho các loại card cao cấp. Do tốc độ truyền tải không chỉ phụ thuộc vào loại RAM nên không phải cứ chiếc card nào sử dụng GDDR5 là sẽ cho tốc độ tốt hơn GDDR3. Bởi nếu loại RAM tốt cho tốc độ xử lý cao nhưng băng thông dành cho card đồ họa lại thấp thì lượng dữ liệu truyền tải cũng không cao (băng thông ở đây chính là các chỉ số 64-bit, 128-bit hay 256-bit trên card đồ họa). Vấn đề tốc tối ưu của card đồ họa vẫn còn liên quan đến 1 thiết bị nữa đó là Mainboard. Nếu cổng PCI-express trên main có tốc độ không đủ đáp ứng tốc độ xử lý của card đồ họa thì card đó có tốc độ cao tới đâu cũng vẫn không thể vượt qua giới hạn về tốc độ của khe cắm PCI-express. Nhưng hiện nay hầu hết các mainboard đời 40 mới đều đã sử dụng chuẩn PCI-express 2.0 cho tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 5Gb/s, đồng thời các khe cắm này vẫn sử dụng chung 1 loại cổng vật lý với khe PCI-express 1.1 cũ nên các loại card hỗ trợ PCI-express đời cũ vẫn có thể sử dụng trên các mainboard mới bình thường. Khi nâng cấp card đồ họa lên dòng cao cấp hơn cũng sẽ dẫn đến việc lượng điện tiêu thụ của máy tăng lên đặc biệt là khi ta nâng từ card đồ họa tích hợp lên card đồ họa rời. Lượng điện tiêu thụ trên các card đồ họa rời thường rất cao so với các thiết bị khác trên máy tính và thậm chí có 1 số dòng card tầm trung tiêu thụ điện bằng gần như tất cả các thiết bị còn lại trên máy tính cộng lại. 3.1.5. Nâng cấp bộ nguồn Nâng cấp máy tính cũng đồng nghĩa với việc thay thế những linh kiện cũ bằng những thành phần mới mạnh hơn và có khả năng... tốn nhiều điện hơn. Do đó, nhiều khả năng tổng điện năng tiêu thụ của toàn bộ các bộ phận như CPU, VGA, ổ cứng... sẽ vượt quá khả năng cung cấp của PSU (Power Supply Unit – bộ nguồn của máy tính). Trường hợp này hầu như xảy ra khi người dùng thay card đồ họa cũ bằng card đồ họa mới. Bởi vậy khi nâng cấp máy tính, phải xem lại tổng điện năng tiêu thụ của các loại linh kiện so với bộ nguồn cũ. Và nếu bộ nguồn cũ không đủ khả năng cung cấp cho hệ thống mới, ta phải thay thế ngay lập tức để tránh việc quá tải hoặc các linh kiện hoạt động không đủ điện năng, giảm tuổi thọ và hư hỏng không cần thiết. Khi thay thế bộ nguồn mới phải đảm bảo đủ điện áp và công suất cho toàn bộ hệ thống máy tính 41 3.1.6. Nâng cấp bộ vi xử lí CPU Hệ thống máy tính hoạt động chậm, Bộ xử lí thường hoạt động ở mức tải cao, đã đến lúc ta cần nâng cấp Bộ xử lí máy tính. Khi nâng cấp hoặc thay mới CPU cần phải chú ý đến thông số cho phép của Mainboard như loại CPU, tốc độ hỗ trợ, chuẩn chân cắm,... các CPU đời mới sẽ không tương thích với các Mainboard đời cũ và ngược lại. Trong một số trường hợp nếu không tìm được CPU tương thích với Mainboard cũ thì phải chấp nhận thay mới cả Mainboard và CPU. Bộ xử lí Intel hiện đang có mặt trên thị trường sử dụng đến 4 socket khác nhau. Trong đó cũ nhất là socket 775LGA của Bộ xử lí kiến trúc Core (Pentium Dual Core, Core 2 Duo/Quad). Socket 1156LGA của Bộ xử lí Core i (Core i3/5/7) và socket 1366LGA dành cho các Bộ xử lí cao cấp Core i Extreme Edition. Với Bộ xử lí mới nhất Sandy Bridge (hay Core i thế hệ 2) thì Intel đã có sự thay đổi về socket, cụ thể là sử dụng socket 1155LGA thay cho socket 1156LGA cũ. Điểm quan trọng cần lưu ý với Bộ xử lí Intel là tùy thuộc vào bo mạch chủ (BMC) đang sử dụng hỗ trợ socket nào thì phải chọn đúng Bộ xử lí socket tương ứng khi nâng cấp. Trường hợp muốn sử dụng Bộ xử lí Sandy Bridge mới trên những Bo mạch chủ cũ socket 1156LGA hoặc 775LGA, ta phải thay cả Bo mạch chủ. Về phía AMD, người dùng có nhiều tùy chọn linh hoạt hơn khi nâng cấp Bộ xử lí. Phổ biến hiện nay là socket AM3 của Athlon II, Phenom II và Sempron. Ngoài khả năng tương thích hoàn toàn với Bo mạch chủ socket AM3 (chipset AMD 8xx) thì những Bộ xử lí trên vẫn có thể hoạt động tốt trên Bo mạch chủ cũ socket AM2/AM2+ (chipset AMD 7xx). Điểm cần lưu ý với Bo mạch chủ cũ socket AM2/AM2+ là khả năng hỗ trợ của chipset 7xx hạn chế hơn so với 8xx. Do đó, những Bộ xử lí socket AM3 mới không thể phát huy tối đa sức mạnh cũng như 1 số công nghệ hỗ trợ cũng không thể kích hoạt, chẳng hạn công nghệ quản lý điện năng mở rộng. Một lựa chọn hấp dẫn khác là Zambezi, Bộ xử lí kiến trúc Bulldozer 8 nhân đầu tiên của AMD dự kiến được giới thiệu vào cuối quý III năm nay. Đáng tiếc là Bộ xử lí này sử dụng socket AM3+ và tương tự như Sandy Bridge, nó cũng không tương thích với những Bo mạch chủ socket cũ hơn. Tương tự card đồ họa, ta cũng nên cân nhắc để chọn Bộ xử lí phù hợp với cấu hình hiện tại, không quá mạnh hoặc quá yếu để tránh lãng phí. Có nhiều chi tiết cần quan tâm khi lựa chọn Bộ xử lí như công nghệ chế tạo, tốc độ (xung nhịp), số nhân, bộ nhớ 42 đệm thứ cấp (cache L2, L3) và cả tỷ lệ p/p (chi phí/hiệu năng). Tuy nhiên do giới hạn của việc nâng cấp tùy thuộc vào khả năng hỗ trợ của Bo mạch chủ, 3.1.7. Nâng cấp bo mạch chủ MAINBOARD Khi nâng cấp hoặc thay mới Mainboard cần phải chú ý đến thông số của các linh kiện cũ có sẵn như CPU, RAM, VGA Card,... để chọn Mainboard tương thích với chúng. Mainboard đời cũ sẽ không tương thích với các thiết bị đời mới và các thiết bị đời cũ không phải lúc nào cũng tương thích được với các Mainboard đời mới. Trong một số trường hợp nếu không tìm được Mainboard tương thích với các thiết bị cũ thì buộc phải thay Mainboard mới và bỏ các thiết bị cũ không tương thích. Với dàn máy đang sử dụng chip Intel Mainboard dành cho chip Intel hiện tại đang có 4 loại Socket phổ biến nhất là LGA 775, LGA 1366, LGA 1156 và LGA 1155. Trong đó LGA 775 là Socket dành cho các dòng chip các đời Core 2 Duo, Dual Core, Pentium D và 1 số chip Celeron 2 nhân đời mới của Intel. LGA 1366 dành cho các chip Core i7 cao cấp đời đầu, LGA 1156 dùng cho các dòng chip Core i5, Core i3 đời đầu và 1 số chip Core i7 dòng trung cấp tuy nhiên hiện nay main sử dụng Socket 1156 không còn được sử dụng cho các mẫu chip đời mới của Intel. Hình 3. 3 Nâng cấp Chip Ngoài chú ý đến Socket cho chip cũ thì ta cũng cần chú ý đến chuẩn RAM cũ của mình. Hầu hết các main sử dụng Socket 1366, 1156 và 1155 đều sử dụng RAM DDR3 thậm chí 1 số loại main đời mới sử dụng LGA 775 cũng đã chuyển sang sử dụng RAM DDR3. Do đó, nên nếu thanh RAM cũ của ta đang dùng là chuẩn DDR2 cũ thì ta có thể tính đến việc mua đôi RAM mới hơn được rồi. 43 Với những dàn máy sử dụng chip của AMD Việc chọn mainboard phù hợp với chip AMD cũ có vẻ như đơn giản hơn của Intel rất nhiều, bởi hầu hết các main đời mới sử dụng Socket AM3 đều có thể cắm được các chip sử dụng Socket đời cũ hơn vì thế ta không cần quá lo lắng về chip mà chỉ cần tập trung vào RAM giống như trên. Hình 3. 4 Chip AMD Nếu máy cũ của ta đang sử dụng card đồ họa rời và cũng không phải loại cũ lắm thì ta có thể yên tâm vì hầu như tất cả các mainboad ngày nay đều có hỗ trợ 1 cổng PCI express nên ta có thể cắm card đồ họa cũ lên mainboad mới mà không có gì phải lưu ý. Nhưng nếu trước đây ta đang sử dụng card đồ họa tích hợp trên mainboard cũ thì ta cần lưu ý hơn đến mainboard mới. Các main đời cũ thì thường được chia theo tên gọi của chúng, các dòng bắt đầu bằng chữ P thì sẽ không có card đồ họa tích hợp (P31, P41, P43 v.v...) còn các dòng bắt đầu bằng chữ G thì sẽ có hỗ trợ (G31, G41, G43 v.v...) và 1 đặc điểm khác để nhận biết mainboard có card onboard hay không đó là nhìn vào phần chân cắm của các mainboard. Nếu ta thấy có các cổng xuất tín hiệu hình ảnh như D-Sub, DVI hay HDMI thì main đó sẽ có card đồ họa tích hợp 44 Hình 3. 5 Cổng D-Sub ở sau main chứng tỏ main có card đồ họa tích hợp Đối với các main đời mới sử dụng Socket 1156 trở lên thì chip đồ họa tích hợp không còn được nằm trên mainboard nữa mà nó đã được tích hợp vào các con chip dòng Core i đời mới. Vì thế ngoài xem xem mainboard có cổng xuất tín hiệu hình ảnh hay không, ta cũng cần chú ý đến dòng chip của ta có nhân đồ họa tích hợp hay không, nếu chip không có nhân đồ họa tích hợp thì dù có cổng xuất tín hiệu trên main ta vẫn không thể sử dụng chúng được. 45 Kết luận Qua quá trình thực hiện đề tài: “Nâng cấp và bảo trì hệ thống máy tính” chúng em đã có được các kiến thức về phần cứng máy tính, cách tháp lắp, bảo trì, nâng cấp máy tính… Chúng em đã học hỏi được các kĩ năng tháo lắp máy tính, thiết lập một hệ thống máy tính hoạt động, và cách nâng cấp một hệ thống máy tính… Hướng phát triển của đề tài: • Bảo trì và nâng cấp máy tính xách tay • Sửa chữa các thiết bị phần cứng 46 Tài liệu tham khảo - Website: 1. 2. 3. cho-may-tinh.aspx 4. may-tinh-1528924.html 5. lap-va-nang-cap-cpu-may-tinh- 2011071203321167.chn 6. 7. 20111009033435526.chn - Sách - Giáo trình Kiến trúc máy tính – Th.s Vương Quốc Dũng - Hướng dẫn kỹ thuật: lắp ráp – cài đặt nâng cấp & bảo trì máy tính đời mới. Tác giả: Nguyễn Thu Thiên. NXB: Thống kê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquang_tung_cdtin2_k12_baotripc_l3_414(1).pdf
Luận văn liên quan