Nếu như hôn nhân chứng tỏ một xã hội phát triển, thì ly hôn lại là một tác hại không nhỏ cho xã hội và những đứa trẻ. Mặc dù ý nghĩa của ly hôn nhằm giải thoát cho 2 bên trong quan hệ hôn nhân khi mục đích hôn nhân không đạt được hoặc không thể tiếp tục đạt được. Tuy vậy, chế định ly hôn và ly hôn trong thực tế ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người phụ nữ và sự phát triển toàn diện của trẻ em, những đối tượng được coi là phái yếu của xã hội. Pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, xây dựng chế định ly hôn cũng có những quy định nhằm bảo về tốt hơn quyền lợi của những đối tượng này theo hướng này càng toàn diện và cụ thể hơn.
ẶT VẤN ĐỀ 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
I. Khái quát chung về bảo vệ quyền phụ nữ trong việc giải quyết hậu quả pháp lý khi ly hôn. 1
1. Khái niệm ly hôn: 1
2. Quyền phụ nữ. 1
3. Quyền trẻ em 2
II. Chế định ly hôn với việc bảo vệ bà mẹ. 2
1. Sơ lược về lịch sử chế định bảo vệ quyền phụ nữ khi ly hôn trong luật HN & GD Việt Nam qua các giai đoạn phát triển. 2
2. Bảo vệ quyền phụ nữ trong việc giải quyết hậu quả ly hôn theo Luật HN& GD năm 2000. 2
1.2. Luật HN& GD 2000 về các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền phụ nữ trong việc giải quyết hậu quả của Ly hôn. 3
2.2. Bảo vệ bà mẹ khi giải quyết hậu quả pháp lý khi ly hôn. 3
III. Chế định ly hôn với việc bảo vệ trẻ em 8
KẾT THÚC VẤN ĐỀ 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
15 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3136 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo vệ quyền phụ nữ trong việc giải quyết hậu quả pháp lý khi ly hôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nếu như hôn nhân chứng tỏ một xã hội phát triển, thì ly hôn lại là một tác hại không nhỏ cho xã hội và những đứa trẻ. Mặc dù ý nghĩa của ly hôn nhằm giải thoát cho 2 bên trong quan hệ hôn nhân khi mục đích hôn nhân không đạt được hoặc không thể tiếp tục đạt được. Tuy vậy, chế định ly hôn và ly hôn trong thực tế ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người phụ nữ và sự phát triển toàn diện của trẻ em, những đối tượng được coi là phái yếu của xã hội. Pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, xây dựng chế định ly hôn cũng có những quy định nhằm bảo về tốt hơn quyền lợi của những đối tượng này theo hướng này càng toàn diện và cụ thể hơn.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái quát chung về bảo vệ quyền phụ nữ trong việc giải quyết hậu quả pháp lý khi ly hôn
1. Khái niệm ly hôn
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật do Tòa án quyết định. Việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật do người vợ hoặc người chồng yêu cầu bằng đơn khởi kiện xin ly hôn gửi đến Tòa án. Tòa án sẽ hòa giải đoàn tụ vợ chồng, nếu không thành thì Tòa án sẽ xem xét và quyết định bằng bản án xử cho ly hôn hoặc không cho ly hôn. Nếu xử không cho ly hôn gọi là bác đơn xin ly hôn.
2. Quyền phụ nữ
Ngoài quyền lợi của một công dân, phụ nữ còn có các quyền được quy định rõ trong Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là quyền có địa vị pháp lý bình đẳng với nam giới về mọi mặt, quyền được bảo vệ khỏi mọi hành vi phân biệt đối xử, quyền được bảo vệ tạo điều kiện để có thể thực hiện tốt chức năng làm mẹ, là người lao động (Điều 40, Điều 63 Hiến pháp 1992)
3. Quyền trẻ em
Trẻ em là tất cả những người dưới 16 tuổi theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam. Người chưa thành niên là những người dưới 18 tuổi. Các em có quyền được sống, trưởng thành, phát triển mạnh khoẻ và hạnh phúc, trong tình thương yêu của cha mẹ, gia đình và cộng đồng. (Công ước LHQ về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên).
II. Chế định ly hôn với việc bảo vệ bà mẹ
1. Sơ lược về lịch sử chế định bảo vệ quyền phụ nữ khi ly hôn trong luật HN & GD Việt Nam qua các giai đoạn phát triển.
Hôn nhân (trong đó có Ly hôn) là một hiện tượng xã hội, mang tính giai cấp sâu sắc. Pháp luật của nhà nước phong kiến, tư sản thường quy định hoặc là cấm vợ chồng ly hôn, hoặc đặt ra các điều kiện hạn chế quyền ly hôn của vợ chồng, hoặc đặt ra các quy định giải quyết ly hôn trên cơ sở lỗi của vợ chồng. Dưới chế độ cũ, quyền yêu cầu ly hôn và những quyền lợi của phụ nữ sau khi ly hôn bị hạn chế bởi mối quan hệ “bất bình đẳng”, duy trì chế độ gia trưởng. Người phụ nữ sau khi ly hôn phải gắng chịu hậu quả vô cùng lớn về nhân thân và tài sản, hầu như những quyền lợi của họ mặc nhiên không được công nhận. Luật HN& GD năm 1959 ra đời, người phụ nữ đã được hưởng các quyền lợi khi ly hôn. Đây là một chính sách của nhà nước ta nhằm bảo vệ quyền phụ nữ khi ly hôn. Theo đó, Luật HN & GD năm 1959 bắt đầu quy định người chồng không được xin ly hôn khi người vợ đang mang thai nhằm bảo vệ quyền phụ nữ. Đến Luật HN& GD năm 1986 và năm 2000 các quy định bảo vệ người phụ nữ khi ly hôn dần được hoàn thiện và ghi nhân trong luật.
2. Bảo vệ quyền phụ nữ trong việc giải quyết hậu quả ly hôn theo Luật HN& GD năm 2000.
1.2. Luật HN& GD 2000 về các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền phụ nữ trong việc giải quyết hậu quả của Ly hôn
Điều 85. Quy định quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu toà án giải quyết ly hôn
2. Trong trường hợpvợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.
Điều92: Quy định về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
Điều95: Quy định nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
Điểu 96 Quy định tài sản trong trường hợp vợ chồng chung sống với gai đình mà ly hôn
Điều 97 Quy định chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn
Điều 98: chia nhà ở thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng,
Điều 99: giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của 1 bên.
Như vậy, Luật HN& GD năm 2000 đã có những quy định đầy đủ về bảo về quyền phụ nữ trong vấn đề tài sản và nhân thân của việc giả quyết hậu quả pháp lý khi ly hôn. Được áp dụng cụ thể trong thực tế, với phương châm phụ nữ luôn được quan tâm đặc biệt.
2.2. Bảo vệ bà mẹ khi giải quyết hậu quả pháp lý khi ly hôn
Xét về mặt xã hội, ly hôn ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích vợ chồng, gia đình và toàn xã hội. Từ góc độ pháp luật, việc tòa án giải quyết cho vợ chồng ly hôn dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định: Chấm dứt quan hệ vợ chồng, đồng thời Tòa án cần phải giải quyết vấn đề chia tài sản giữa vợ chồng, quyết định cấp dưỡng cho người vợ, người chồng gặp khó khăn, túng thiếu sau khi ly hôn và vấn đề con cái.
2.2.1. Hậu quả về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sau khi ly hôn
Theo nguyên tắc chung, khi bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quan hệ vợ chồng được chấm dứt, người vợ, người chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với người khác. Sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn, dù vợ chồng có thỏa thuận hay không thỏa thuận được thì Tòa án cũng sẽ quyết định. Nghĩa là quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng phát sinh từ khi kết hôn gắn bó tương ứng giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân (như nghĩa vụ thương yêu, quý trọng, chăm sóc giúp đỡ nhau tiến bộ, nghĩa vụ chung thủy giữa vợ và chồng; quyền đại diện cho nhau…) sẽ đương nhiên chấm dứt. Một số quyền nhân thân của vợ chồng với tư cách là công dân thì không ảnh hưởng, không thay đổi dù vợ chồng ly hôn (như quyền về họ tên, tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp). Điều 85, Luật HN&GD năm 2000 quy định rõ giữa vợ và chồng có quyền bình đẳng trong việc yêu cầu ly hôn. Ngoài ra, luật cũng quy định trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn nhằm bảo vệ quyền phụ nữ, tạo mọi điều kiện cho người phụ nữ thực hiện thiên chức làm mẹ, đảm bảo tâm lý ổn định khi mang thai và nuôi con nhỏ.
Ví dụ: Đầu năm 2002, anh Nguyễn Trung Kiên và chị Bùi Thùy Linh kết hôn. Cuối năm 2002, chị Linh sinh được một cháu trai là Nguyễn Trung Nghĩa. Hai vợ chồng sống hạnh phúc được hơn một năm thì nảy sinh mâu thuẫn do anh Kiên thường xuyên la cà hàng quán, lấy tài sản trong nhà đi đánh bạc. Khi thua bạc, anh Kiên thường đánh vợ con, đã có lần chị Linh phải đi cấp cứu, chính quyền địa phương phải can thiệp. Chị Linh đã nhiều lần nhờ người thân, làng xóm khuyên can nhưng anh Kiên vẫn không từ bỏ được. Không thể tiếp tục duy trì quan hệ vợ chồng, tháng 8/2006, chị Linh làm đơn đề nghị Toà án giải quyết cho ly hôn và xin được nuôi con. Anh Kiên đồng ý ly hôn nhưng không đồng ý để chị Linh nuôi con vì đứa bé mang họ của anh. Chị Linh đã đến gặp cán bộ tư pháp xã nhờ giúp đỡ. Vậy, cán bộ tư pháp xã phải tư vấn cho chị Linh cách bảo vệ quyền nuôi con của mình như thế nào?
Vấn đề pháp lý đặt ra trong tình huống nói trên là nguyện vọng xin được nuôi con của chị Linh sẽ được giải quyết như thế nào khi giải quyết ly hôn. Để giúp chị Linh có được những hiểu biết pháp luật cần thiết, từ đó thực hiện nguyện vọng và bảo vệ quyền được nuôi con của mình, cán bộ tư pháp cần phân tích để chị Thuỳ nắm rõ các vấn đề sau đây:
Quyền bình đẳng của cha mẹ trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chung. Theo nguyên tắc chung về quan hệ giữa vợ và chồng được quy định tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Trên cơ sở quy định này có thể hiểu, người cha và người mẹ bình đẳng với nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái. Do đó, anh Kiên, chồng chị Linh không thể đưa ra lý do là do đứa con mang họ của anh nên anh có quyền nuôi con sau khi ly hôn. Pháp luật không chấp nhận lý do này làm căn cứ để giải quyết yêu cầu được nuôi con khi ly hôn.
Bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn. Khi giải quyết ly hôn, quyền bình đẳng của cha mẹ trong nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng là một căn cứ quan trọng để Toà án có thẩm quyền xem xét, quyết định việc giao con chung cho người vợ hay người chồng nuôi dưỡng. Do đó, theo khoản 2 Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định, vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
Trong trường hợp này, đến thời điểm anh Kiên và chị Linh ly hôn thì cháu Nghĩa, con chung của anh chị đã được 4 tuổi. Do đó, việc quyết định giao cháu cho anh Kiên hay chị Linh nuôi dưỡng sẽ được giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Như vậy, cơ sở để quyết định việc giao cháu Nghĩa cho anh Kiên hay chị Linh là việc đánh giá toàn diện về hoàn cảnh kinh tế, đạo đức, lối sống..., anh Kiên và chị Linh ai sẽ là người có khả năng bảo đảm nuôi dưỡng, chăm sóc cháu Nghĩa tốt hơn để cháu được phát triển toàn diện về thể lực, trí lực, đạo đức, tư cách.
Trong vụ việc này, nguyên nhân dẫn đến ly hôn là do anh Kiên đam mê cờ bạc (tệ nạn xã hội) và có hành vi thường xuyên đánh đập vợ con. Vì vậy có cơ sở để khẳng định rằng, việc giao cháu Nghĩa cho người có tư cách đạo đức, lối sống như anh Kiên nuôi là không bảo đảm cho cháu bé được nuôi dưỡng, phát triển lành mạnh. Tuy nhiên, để Toà án có thể đi đến nhận định như trên, chị Linh cần thu thập các bằng chứng để chứng minh trước Toà án về vấn đề này.
Qua tình huống trên chứng tỏ trong mỗi trường hợp, luật pháp có những quy định linh hoạt trong việc giải quyết ly hôn nhằm bảo vệ quyền phụ nữ.
2.2.1. Chia tài sản vợ chồng sau khi ly hôn
Việc chia tài sản vợ chồng sau khi ly hôn là vấn đề phức tạp, có nhiều tranh chấp giữa vợ và chồng khi ly hôn và gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn xét xử nhiều năm qua ở nước ta. Khi ly hôn vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản, nếu vợ chồng không tự thỏa thuận với nhau thì yêu cầu tòa án giải quyết. Tòa án sẽ quyết định chia tào sản giữa vợ và chồng dựa trên Điều 95 đến Điều 99 luật HN&GD năm 2000.
- Tài sản riêng bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu bên ấy. Sau khi ly hôn,
vợ chồng có tài sản riêng thì có quyền lấy về. Nếu có tranh chấp thì người có tài sản riêng phải chứng minh được tài sản của mình. Như vây, quy định này nhằm đảm bảo tài sản riêng của người phụ nữ có được trước khi kết hôn vẫn được đảm bảo. Sau khi ly hôn người phụ nữ vẫn có tài sản để nuôi bản thân mình.
- Việc chia tài sản chung của vợ chồng được quy định tại khoản 2, Đ95. Phần của vợ chồng trong khối tài sản chung của vợ chồng là bằng nhau. Tuy vậy, trong mỗi trường hợp cụ thể, để đảm bảo quyền lợi ích chính đáng của mỗi bên. Tòa án có thể quyết định với nguyên tắc chung đó, chia theo công sức đóng góp, hoàn cảnh của mỗi bên cho công bằng và hợp lý.
Ví dụ: Tài sản, quyền lợi sau khi ly hôn của người phụ nữ
Chúng tôi lấy nhau từ năm 2005, đến nay đã được 3 năm và đã có 1 cháu 2 tuổi. Chúng tôi sống không hạnh phúc và đang làm thủ tục ly hôn. Khi cưới nhau, chồng tôi có vay nợ để mua một mảnh đất và xây nhà để chúng tôi ra ở riêng, đến nay vẫn chưa trả hết nợ. Vậy xin hỏi khi ly hôn tôi có được chia tài sản không? Tôi là người nhận nuôi con, vậy mẹ con tôi có quyền lợi gì sau khi ly hôn không?
Căn cứ vào điều 27, 50, 53 và điều 95 luật Hôn nhân và Gia đình, khi vợ chồng chung sống với nhau không đạt được mục đích của cuộc sống hôn nhân thì một trong hai bên được quyền khởi kiện ly hôn hoặc thỏa thuận ly hôn.
Tài sản được tạo lập ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, do vậy khi bạn ly hôn, phần tài sản chung được chia đôi, bạn là người nuôi con nên cha của đứa bé phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi cháu cho đến khi cháu được 18 tuổi. Mức cấp dưỡng có thể do hai bên tự thỏa thuận với nhau, trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì Toà án sẽ quyết định mức cấp dưỡng nuôi con.
Như vậy, mảnh đất và căn nhà của vợ chồng bạn được tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân, nên khi ly hôn bạn được chia đôi khối tài sản chung (phần chưa trả nợ hết, bạn cũng vẫn phải trả nợ một nửa).
- Trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình mà bên nhà chồng (hoặc bên nhà vợ) mà ly hôn. Đ96 quy định, đây là căn cứ giải quyết chia tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn.
- Trong trường hợp nhà thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì ly hôn được quy định chia theo Đ95 Luât HN&GD năm 2000 nếu không thể chia được thì bên tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị họ được hưởng ( Đ98).
- Trong trường hợp nhà ở thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên đã được đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà,nhưng phải thanh toán cho bên kia 1 phần giá trị nhà, căn cứ vào công bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sữa chữa nhà (Đ99).
- Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng thì căn cứ vào Đ97, Tòa án giải quyết chia đất cho mỗi bên.
Việc phân ra các trường hợp để chia tài sản trong Luật HN& GD năm 2000, thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước ta, về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và chồng. Ngoài ra, Luật cũng có những quy định nhằm đảm bảo quyền phụ nữ khi ly hôn. Bởi xét về mặt vật chất, cũng như tinh thần, người phụ nữ luôn bị thiệt thời hơn người đàn ông. Do vậy, họ cần được Nhà nước bảo vệ thông qua các quy định vợ chồng bình đẳng, trong mỗi trường hợp, tùy vào hoàn cảnh kinh tế của mỗi bên người chồng hoặc vợ phải trở cấp cho nhau, và quan tâm hơn đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
III. Chế định ly hôn với việc bảo vệ trẻ em
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. Đề cao vai trò gia đình trong đời sống xã hội Nhà nước đã ban hành Luật hôn nhân và gia đình. Qua nhiều thời kỳ khác nhau Luật Hôn nhân và Gia đình được bổ sung, thay đổi cho phù hợp. Nếu như kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng.
Khi giải quyết cho ly hôn tòa án phải giải quyết các vấn đề về tình cảm, tài sản và con cái theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành. Trong phạm vi bài viết này em muốn đề cập đến vấn đề cấp dưỡng sau khi ly hôn, những quy định nhằm bảo vệ quyền trẻ em. Việc yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn trên thực tế đang còn nhiều khó khăn, bất cập. Thực tế khoản tiền cấp dưỡng sau khi ly hôn là "nợ khó đòi" đối với cả cơ quan thi hành án và phía bên kia. Để đảm bảo quyền lợi cho người con chưa thành niên sau khi cha, mẹ ly hôn, Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về: Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn:" Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết".
Trong thực tiễn khi giải quyết các vụ ly hôn nếu các bên không thỏa thuận được thì Tòa án căn cứ vào những quy định hiện hành và điều kiện khả năng thực tế của mỗi bên để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng. Bên không trực tiếp nuôi dưỡng thì áp dụng hướng dẫn quy định tại Nghị quyết số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo đó khi áp dụng Điều 92 thì: "người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con...
"Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.
Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng". Tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2001 Quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định rõ chế định cấp dưỡng tại Chương III trong các trường hợp cụ thể. Khoản 2 Điều 16 của Nghị định:"Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng"...Có thể nói việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn là trách nhiệm và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con mình. Điều này cũng được ghi nhận tại Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về nghĩa vụ và quyền cha mẹ đối với con.
Trong thực tiễn, hầu hết các trường hợp sau khi ly hôn vấn đề cấp dưỡng chưa bảo đảm quyền lợi của đứa con sau khi ly hôn. Chưa nói đến trường hợp khoản tiền cấp dưỡng sau khi ly hôn là "nợ khó đòi" đối với một số trường hợp; cả trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện việc cấp dưỡng theo đúng quy định của bản án mà tòa án đã tuyên thì cũng chưa đáp ứng được "nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng". Xin được viện dẫn một vài trường hợp cụ thể:
Trường hợp thứ nhất: Anh M và chị K được tòa xử cho ly hôn, bản án tòa tuyên chị K được nuôi con; cháu H lúc đó 4 tuổi và buộc anh M cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 8 kg gạo tương đương với 30.000 đồng từ tháng 4/1993 đến khi cháu H tròn 18 tuổi;
Trường hợp thứ hai: Anh T và chị M được tòa xử cho ly hôn, bản án tòa tuyên chị M được nuôi con; cháu N lúc đó 12 tuổi và buộc anh T cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 150.000 đồng từ tháng 6/2002 đến khi cháu N tròn 18 tuổi;
Quy định của tòa án về mức cấp dưỡng là căn cứ vào mức thu nhập, giá cả thị trường tại thời điểm xét xử vụ án; Khi ly hôn hầu hết con còn ở tuổi rất nhỏ có trường hợp 14; 15 năm sau mới đủ 18 tuổi. Mức cấp dưỡng lại "bất di bất dịch" trong khi thị trường đầy biến động, giá cả leo thang đến chóng mặt. Mức cấp dưỡng đã và đang trở thành gánh nặng cho những người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn và chính đứa con;
Đấy là chưa kể những trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Cơ quan thi hành án và cơ quan tổ chức trả tiền lương, tiền công lao động cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng để chuyển trả cho người được cấp dưỡng theo như quy định của khoản 2 -3 Điều 20 Nghị định 70/2001/NĐ-CP nêu trên thì gánh nặng lại chồng lên vai người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn; có trường hợp chị L khi ly hôn toàn án giao con nhỏ cho chị trực tiếp nuôi dưỡng, con lớn ở với bố, khi người bố kết hôn đứa con lớn của chị "chạy luôn về ở với mẹ''... Chẳng có người mẹ nào từ chối con mình trong trường hợp đó. Sáu năm sau khi ly hôn chị không nhận được một đồng cấp dưỡng nào của chồng, chị làm đơn đến cơ quan thi hành án vẫn chưa được giải quyết, chị đến Ban chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố nhờ can thiệp. Qua lời trình bày của chị: Từ khi ly hôn chị không nhận được khoản tiền cấp dưỡng nuôi con theo như bản án mà tòa án đã tuyên, đợt này chị phải cầu cứu vì sau khi bị mổ ruột thừa sức khỏe chị giảm sút, kinh tế kiệt quệ không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày...điều đáng nói là chồng chị lại là người đang làm việc tại cơ quan bảo vệ pháp luật của thành phố. Cũng phải đến "năm lần bảy lượt" gặp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thuyết phục vận động, nhờ thủ trưởng cơ quan can thiệp theo như Điều 20 Nghị định 70/2001/NĐ-CP thì mới "đòi" được tiền cấp dưỡng. Đấy là nghĩa vụ nuôi con mà còn trốn tránh lấy đâu ra việc cấp dưỡng bổ sung khi "người được cấp dưỡng một lần lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế để cấp dưỡng ở mức cao hơn, thì phải cấp dưỡng bổ sung theo yêu cầu của người được cấp dưỡng". Hầu như rất ít các cơ quan, tổ chức thực hiện khoản 3 Điều 20 Nghị định 70/2001/NĐ-CP. Họ từ chối phối hợp với cơ quan tư pháp và né tránh việc khấu trừ lương theo như quy định vì ngại va chạm, cho rằng đó không phải là nghĩa vụ của họ. Nên việc thực thi các quy định về cấp dưỡng còn khó khăn.
Do các quy định về cấp dưỡng còn chung chung, chưa có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn,tòa án căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp ly hôn mà phán quyết mức cấp dưỡng. Tuy nhiên, chính vì chữ tùy vào "khả năng thực tế " của người được cấp dưỡng mà mức cấp dưỡng mỗi trường hợp ly hôn mỗi nơi một kiểu.
Đằng sau bản án ly hôn là số phận của mỗi con người. Mặc dù trên thực tế mỗi trường hợp ly hôn mức thu nhập, điều kiện cụ thể và hoàn cảnh sống của mỗi người khác nhau; nhưng để đảm bảo các "nhu cầu thiết yếu" trong cuộc sống để những đứa trẻ sau khi ly hôn "phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần" thì Nhà nước cần quy định cụ thể về mức cấp dưỡng. Theo quan điểm của em thì nên quy định mức cấp dưỡng tính trên phần trăm thu nhập của người phải cấp dưỡng hoặc lấy mức tiền lương tối thiểu vào từng thời điểm làm định khung để quy định mức cấp dưỡng. Dù người phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không phải là người làm công ăn lương đi chăng nữa thì con cái họ cũng cần phải được đảm bảo mức sống tối thiểu. Khi có sự thay đổi về mức lương thì căn cứ vào đó cơ quan thi hành án áp dụng vào từng thời điểm thi hành án thì mới có thể bảo đảm quyền lợi cho người được cấp dưỡng và tránh thiệt thòi cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Để đảm bảo quyền lợi cho trẻ em, nhất là những đứa trẻ đang phải chịu nhiều thiệt thòi vì không được hưởng sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, trong thực thi pháp luật cần có sự điều chỉnh để khắc phục những bất cập nói trên.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Như vậy, qua tìm hiểu những quy định của pháp luật HN&GĐ về chế định ly hôn, có thể thấy những nhà làm luật đã lồng ghép tư tưởng bảo vệ bà mẹ và trẻ em vào những quy định cụ thể. Điều đó thể hiện sự công bằng, bình đẳng và văn minh của chế độ xã hội chủ nghĩa trước ngưỡng cửa hội nhập. Việc cần làm ở đây là tiếp tục hoàn thiện những quy định về bảo vệ bà mẹ, trẻ em khi ly hôn và thực hiện có hiệu quả trên thực tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự, Nxb. Tư pháp, Hà Nội – 2009.
2. Luật sư, ThS. Nguyễn Văn Cừ, ThS. Ngô Thị Hường, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hôn nhân gia đình năm 2000, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2002.
3. ThS. Võ Trí Hảo, Chỉ dẫn áp dụng Luật hôn nhân gia đình, Nxb. Tư pháp, Hà Nội – 2006.
4. Bùi Thị Thanh Hằng, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội – 2002.
5. Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009
6. Bùi Thị Mừng, Bảo vệ quyền phụ nữ trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, 2003
7. Các websilte:
MỤC LỤC
Tiêu đề Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập học kỳ luật HN& GĐ - bảo vệ quyền phụ nữ trong việc giải quyết hậu quả pháp lý khi ly hôn.doc