Bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nó nói lên nhưng vấn đề nhức nhối còn tồn tại trong xã hội mà chưa có cách nào giải quyết triệt để. Đảng, Nhà nước ta cần có những những chính sách, để có thể giảm tình trạng bất bình đẳng trong lao động, tạo điều kiện để phụ nữ và nam giới có điều kiện phát triển ngang nhau, tạo công bằng và bình đẳng trong xã hội. Đó cũng chính là mong muốn của mọi thành viên trong xã hội.
20 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 14439 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần 1. Mở đầu. 2
Phần 2. Nội dung. 3
1 .Một số khái niệm. 3
1.1 Giới tính .3
1.2 Giới. 3
1.3 Vai trò giới 3
1.4 Bình đẳng giới. 4
1.5 Bất bình đẳng xã hội. 5
1.6 Một số quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về vấn đề bình đẳng giới trong lao động. 5
2. Thực trạng .7
2.1 Trên Thế giới .7
2.2 Tại Việt Nam 8
3. Nguyên nhân và hậu quả của bất bình đẳng giới trong lao động 12
Phần 3 Kết luận 19
Phần 1. MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và gia đình”. Bình đẳng giới là vấn đề rất quan trọng được cả xã hội quan tâm. Vấn đề giải phóng phụ nữ là vấn đề quan trọng nhất trong các vấn đề đấu tranh của phụ nữ thì vấn đề lao động được coi là nội dung quan trọng nhất, cốt lõi nhất của vấn đề này. Trong lĩnh vực lao động thì vấn đề bất bình đẳng giới ngày càng có ý nghĩa sâu sắc và phức tạp. Nó đặt ra các vấn đề để các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải giải quyết.
Lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của con người . Nghiên cứu bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động là một việc làm cần thiết trong xã hội hiện nay, nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao bình đẳng giới trong lao động và trong xã hội.Với tư cách là một bộ phận của xã hội vấn đề lao động không thể không nói tới vấn đề giới.
Chính vì những lí do cấp thiết trên tôi chọn nghiên cứu vấn đề : “Bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động”.
Phần 2. NỘI DUNG
1. Một số khái niệm
1.1. Giới tính
Giới tính là một thuật ngữ khoa học bắt nguồn từ môn Sinh vật học dùng để chỉ sự khác biệt về sinh học giữa nam và nữ. Đó là sự khác biệt phổ thông và không thể thay đổi được (Mọi người đàn ông đều có đặc điểm chung về giới tính và mọi người phụ nữ đều có đặc điểm chung về giới tính). Con người sinh ra đã có những đặc điểm về giới tính và đặc điểm này tồn tại trong suốt cuộc đời (tính bất biến). Nói một cách chung nhất: Giới tính chính là sự khác biệt sinh học giữa nam và nữ.
1.2.Giới
Giới là quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách thức mối quan hệ đó được xây dựng nên trong xã hội. Giới không ám chỉ khái niệm nam giới hay phụ nữ với tư cách cá nhân mà nói tới mối quan hệ giữa nam giới và phụ nữ( tính tập thể) quan hệ này thay đổi theo thời gian, theo hoàn cảnh kinh tế và xã hội.
1.3 Vai trò giới
Vai trò sản suất: bao gồm các công việc nhằm tạo ra thu nhập để tiêu dùng hoặc trao đổi. Ví dụ công việc đồng áng, làm công nhân, làm thuê, buôn bán…
Vai trò tái sản suất (sinh sản, nuôi dưỡng): Bao gồm trách nhiệm sinh đẻ nuôi con và những công việc nhà cần thiết để duy trì và tái sản xuất sức lao động.
Vai trò cộng đồng: bao gồm các công việc thực hiện ở ngoài cộng đồng, nhằm phục vụ cho cuộc sống chung của mọi người. Ví dụ tham gia hội đồng nhân dân, họp xóm, bầu cử, làm vệ sinh đường làng ngõ xóm…
Vậy vai trò giới là công việc mà phụ nữ và nam giới thực hiện với tư cách là nam hay nữ. Nam và nữ đều tham gia vào thực hiện ba vai trò trên. Tuy nhiên có sự khác biệt:
Tính chất và mức độ tham gia của nam và nữ không như nhau trong mọi công việc. Nếu như phụ nữ hầu hết đều làm công việc sinh đẻ, chăm sóc, nuôi dưỡng, nội trợ, tiếp phẩm…(nhiều người coi đó là thiên chức của phụ nữ) thì nam giới không được trông đợi làm việcđó, họ cho rằng mình chỉ trợ giúp phụ nữ mà thôi.
Công việc của nam giới thường được xem trọng hơn công việc của phụ nữ.
Cơ hội và điều kiện thăng tiến của nam giới bao giừo cũng tốt hơn phụ nữ.
Vai trò giơí hiện nay không bình đẳng do quá trình dạy và học trong xã hội bất bình đẳng giới mà có, nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hoá, thể chế chính trị. Vai trò giới đã và đang có nhiều thay đổi, nhưng khi thay đổi người ta còn chịu ảnh hưởng của các định kiến giới, điều này lý giải vì sao nhiều người không dám công khai thực hiện thay đổi vai trò giới, mặc dù đây là những việc rất đáng khích lệ.
Bình đẳng giới
Là một cách tiếp cận giải quyết các vấn đề đang đối diện với cả nam và nữ theo cách chia sẻ các lợi ích của phát trẻn một cách bình đẳng, đảm bảo chống lại ghánh nặng thiên lệch của những tác động tiêu cực.
Trong đó nam giới và nữ giới được bình đẳng với nhau về :
-. Các điều kiện để phát triển đầy đủ tiềm năng
- Các cơ hội tham gia đóng góp và hưởng lợi từ những nguồn lực xã hội và quá trình phát triển.
- Quyền tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng.
- Được hưởng thành quả bình đẳng trong một lĩnh vực xã hội.
1.5 Bất bình đẳng xã hội
Là nói tới sự thừa nhận và sự thiết lập các định kiến , các cơ hội và các quyền lợi ngang nhau cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân các nhóm xã hội. Trên lí thuyết , Bất bình đẳng xã hội có nghĩa là không bằng nhau , không ngang bằng nhau về các khía cạnh cơ bản của cuộc sống xã hội giữa các cá nhân các nhóm người. Trên thực tế, khái niệm bất bình đẳng xã hội được dùng chủ yếu để chỉ môí tương quan xã hội nào không ngang bằng nhau đến mức gây tổn hại đến quyền và lợi ích của bên yếu thế.
1.6.. Một số quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về vấn đề bình đẳng giới trong lao động.
Tại Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung:
“Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động.” (điều 55)
“Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt... Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản… Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội; …. ”(điều 63)…
Bộ Luật lao động:
Điều 5: “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phân xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo. Cấm ngược đãi người lao động, cấm cưỡng bức người lao động dưới bất kỳ hình thức nào…”
Điều 13, “ Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội”.
Điều 20: “ Mọi người có quyền tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của mình..”
Chương 10: những quy định riêng đối với lao động nữ
Điều 109: “Nhà nước đảm bảo quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt đối với nam giới, có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên,... Nhà nước có chính sách …nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiêp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình”.
Điều 111 quy định quy: “ người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ trong việc tuyển dụng, nâng bậc lương và trả công lao động”
Về Dạy nghề, có Nghị định 02/2001/NĐ-CP ngày 9/01/2001 quy định : Học viên nữ không phải bồi thường phí dạy nghề khi chấm dứt hợp đồng học nghề trong trường hợp có giấy chứng nhận của y tế cấp huyện trở lên về việc thực hiện hợp đồng học nghề sẽ bị ảnh hưởng xấu tới thai nhi; sau thời gian nghỉ thai sản, nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện, thì được tiếp tục theo học.
Đối với lao động nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi và lao động nam đang phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, có quy định không được xử lý kỷ luật lao động, tại Nghị định 33/2003/NĐ-CP ngày 2/4/2003…
2. Thực trạng vấn đề bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
2.1 Trên thế giới
Theo CEDAW, hiện nay chưa có một nước nào thực hiện tất cả các điều khoản của Công ước một cách hoàn hảo. Bằng chứng phổ biến nhất là ở tất cả các nước dù đang phát triển hay phát triển, phụ nữ phải làm nhiều giờ hơn nam giới. Gánh nặng mà phụ nữ phải chịu trung bình từ các nước đang phát triển là 53% và các nước công nghiệp phát triển là 51%, song chỉ có một nửa tổng số thời gian lao động của nam giới và nữ giới là thuộc về kinh tế . Nửa kia là lao động trong gia đình hoặc các hoạt động cộng đồng mà trong đó hoạt động nội trợ thường phụ nữ phải đảm nhiệm. Theo tính toán của các nước công nghiệp phát triển có khoảng 2/3 lao động phát triển được trả công, còn khoảng 1/3 lao động nam giới không được trả công. Đối với phụ nữ thì ngược lại, 2/3 lao động không được trả công. Trong các nước phát triển hơn 3/4 nam giới là lao động trong thị trường vì thế họ có thu nhập cao và có những đóng góp đáng kể. Trong khi đó phần lớn phụ nữ là lao động không được trả công không được nhìn nhận hoặc được coi là ít giá trị. Hơn nữa, lao động nam giới mang tính hợp tác cao hơn, lao động phụ nữ được coi là độc diễn với những công việc nội trợ hay chăm sóc con cái. Thu nhập của phụ nữ tính theo lương cũng chi đạt được khoảng 3/4 của nam giới.
Số lượng phụ nữ tham gia lãnh đạo cũng rất thấp so với nam giới. Họ chỉ chiếm khoảng 10% số ghế tại nghị viện và 6% trong chính phủ. Ở các nước đang phát triển, phụ nữ chỉ chiếm dưới 7% trong số các nhà quản lí. Ở các nước khá giàu như Hàn Quốc, Singapore, Hy lạp và rất giàu như Kuwait, phụ nữ chỉ chiếm dưới 5% số ghế trong Nghị viện.
Theo nhận định của LHQ trong thập kỉ Phụ nữ 1975-1985 thì Phụ nữ chiếm hơn 1/2 dân số thế giới; lao động 2/3 thời gian lao động của thế giới; sản xuất hơn 1/2 sản lượng nông nghiệp của thế giới; chiếm 2/3 lực lượng mù chữ của thế giới; làm chủ 1/10 tài sản của thế giới. Lao động hằng năm của Phụ nữ bị bỏ quên không được tính công là 11 tỷ USD.
2.2.Tại Việt Nam
Qua số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, thu nhập giữa lao động nam và nữ chênh lệch rất lớn. Trong tất cả các ngành nghề và lĩnh vực, thu nhập của nữ chỉ bằng 74,5% so với nam. Trong một số ngành cụ thể, như nhóm nghề có chuyên môn kỹ thuật bậc trung, phụ nữ có thu nhập bằng 81,5% so với nam giới có cùng trình độ, hoặc ngay cả một số nghề, tỷ lệ tham gia của lao động nữ đã tăng (như công nghiệp chế biến), nhưng so về thu nhập vẫn ít hơn lao động nam; ở trong các khu vực kinh tế Nhà nước, tư nhân, kinh doanh cá thể, tập thể, vốn đầu tư nước ngoài thì vấn đề này vẫn là tình trạng chung. Nguyên nhân có thể đề cập trước hết là do sự cách biệt về trình độ chuyên môn kỹ thuật, bậc học càng lớn, cách biệt càng cao, dẫn đến tính cạnh tranh của lao động nữ không cao. Xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau nhưng cuối cùng lao động nữ luôn gặp thiệt thòi hơn, họ khó tránh khỏi những rủi ro dễ vấp phải trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi, bất bình đẳng thể hiện qua mức lương thấp hơn, ít nắm giữ các vị trí lãnh đạo hơn so với nam giới. Những kết quả nghiên cứu về vấn đề giới trong quảng cáo việc làm trên báo in do Viện Nghiên cứu kinh tế-xã hội và môi trường (ISEE) tổ chức mới đây đã chỉ ra điều đó.
TS Nguyễn Hữu Minh - Viện trưởng Viện Gia đình và giới - cho biết, sự bất bình đẳng giới về lao động việc làm thể hiện ở một số khía cạnh như phân bổ lao động nữ nhiều hơn ở các ngành nông nghiệp, buôn bán dịch vụ hoặc nhân viên đều là những ngành có thu nhập thấp. Trong khi đó, lao động nam giới tập trung nhiều hơn ở các ngành kỹ thuật, dịch vụ hoặc ở vị trí lãnh đạo.
Mức lương của phụ nữ chỉ bằng 85% so với nam giới, đặc biệt trong các ngành như nông- lâm- ngư nghiệp thì mức lương của phụ nữ chỉ bằng 67% của nam giới. Theo TS Minh, nguyên nhân căn bản là nền tảng giáo dục của phụ nữ nói chung thấp hơn nam giới, khiến khả năng cạnh tranh của phụ nữ trên thị trường lao động thấp hơn. Thạc sĩ Phạm Hương Trà - giảng viên khoa Xã hội học (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) - đã đi tìm sự bất bình đẳng giới trong các quảng cáo tuyển dụng hiện nay. Kết quả nghiên cứu trên 5 tờ báo in (Thanh Niên, Lao Động, Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Vietnam News) cho thấy, phần lớn các quảng cáo tuyển dụng không phân biệt đối xử một cách trực tiếp dựa trên yêu cầu về giới tính, với chỉ khoảng 20,6% số quảng cáo nêu cụ thể công việc đòi hỏi ứng viên nam (12,4%) hoặc nữ (8,2%).
Kết quả thứ hai là vẫn còn định kiến trong thông báo tuyển dụng của các doanh nghiệp đem lại lợi thế cho nam giới. Ví dụ các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao thì có đến 50% số quảng cáo yêu cầu ứng viên phải là nam giới, chỉ có 17% yêu cầu ứng viên là nữ. Một phát hiện nữa là sự phân biệt đối xử giới trực tiếp lại không nhiều, nhưng sự bất bình đẳng giới lại được ẩn đi, thông qua các yêu cầu về đào tạo, trình độ học vấn, lứa tuổi hoặc hình thức.
Những yêu cầu này nhiều khi không thực sự cần thiết cho công việc. Theo bà Jonna Naumanen - Tổ chức lao động quốc tế tại Hà Nội ILO - thách thức lớn nhất đối với phụ nữ là các công việc mà họ làm thường không được đánh giá hoặc đánh giá thấp.
Thu nhập của lao động nữ bằng 87% so với nam giới. Hơn 50% phụ nữ Việt Nam hiện đang làm công việc nội trợ nên không có thu nhập trực tiếp - thông tin trên được công bố trong Báo cáo phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP). Cụ thể, ở tất cả các nước trong khu vực, mức lương của phụ nữ thấp hơn nam giới rất nhiều và mức chênh lệch thu nhập giữa nam-nữ từ 54%-90%. Tại Việt Nam, phụ nữ chiếm 46,6% lực lượng lao động, nhưng chủ yếu làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân, nên không được hưởng chế độ an sinh xã hội. Những người làm việc được hưởng thu nhập chỉ bằng khoảng 87% mức thu nhập bình quân của nam giới.
(Theo nguồn News.socbay.com ).
Bà Trịnh Thu Nga (Viện Khoa học Lao động và Xã hội) cho biết, qua các cuộc điều tra về lao động – việc làm hiện nay, tỷ lệ và số lượng tham gia lực lượng lao động của phụ nữ thấp hơn so với nam giới. Điều đáng nói là khoảng cách này có xu hướng ngày càng tăng; chất lượng của lực lượng lao động nữ dù được cải thiện song vẫn còn thấp hơn so với chất lượng của lực lượng lao động nam giới. Phần lớn lao động nữ ít được tiếp cận với việc làm an toàn và bảo trợ xã hội; tiền lương và thu nhập bình quân của một lao động nữ luôn thấp hơn so với lao động nam.
Dưới đây là mô hình phân công lao động theo giới. Qua đó ta có thể thấy được công việc của phụ nữ và nam giới trong một số lĩnh vực và thấy được sự phân bố lao động như thế nào?
MÔ HÌNH PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI
(Dựa vào mô hình 24 giờ trong ngày)
Hoạt động
Phụ nữ
Nam giới
Công việc sản xuất
- Hoạt động 1
- Hoạt động 2
- Hoạt động 3
8 tiếng
- Gieo hạt, chăn nuôi.
- Chăm sóc cây lúa: làm cỏ, phát bờ ruộng, phun thuốc trừ sâu, bón phân…
- Nghề phụ: Đan lát đồ thủ công tại nhà, đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập…
8 tiếng
- Cày bừa.
- Trồng cây, làm vườn.
- Nghề phụ: Đi làm thuê: Đi xây, cày bừa thuê….
Công việc gia đình
- Hoạt động 1
- Hoạt động 2
- Hoạt động 3
- Hoạt động 4
Công việc cộng đồng
6 tiếng
- Đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.
- Chăm sóc, dạy con
- Chăm sóc các thành viên trong gia đình.
- Nội trợ, giặt giũ.
Có thể đến 15 phút
Có thể 2 tiếng
- Sửa chữa đồ đạc.
- Dạy con học.
- Giao tiếp.
Có thể đến 15 phút
- Hoạt động 1
- Hoạt động 2
- Tham dự cuộc họp trong làng (nhưng rất ít).
- Dọn vệ sinh làng xóm.
- Tham dự cuộc họp trong làng
Nguồn: phân tích giới và lập kế hoạch dưới góc độ giới, Tài liệu tập huấn của UBQG vì sự tiến bộ phụ nữ và UNDP, 1998.
Công cụ này xác định theo 3 vai trò: Sản xuất – tái sản xuất – quản lý cộng đồng của phụ nữ và nam giới là khác nhau. Công cụ này dùng để đo thời gian, hình thức và cường độ lao động của nam và nữ, tác động của nó đối với đời sống của nam và nữ và gia đình họ.
Như vậy qua bảng mô hình phân công lao động theo giới trên ta có thể thấy phụ nữ phải làm nhiều loại hình công việc hơn nam giới. Thời gian lao động nhiều và kéo dài khiến phụ nữ bị hạn chế, thậm chí không có thời gian nghỉ ngơi vào ban ngày, không có thời gian thư giãn, giải trí. Còn ngược lại, sau khi sản xuất về nam giới thường được nghỉ ngơi,được giải trí, có thể là xem tivi, đọc báo, sang nhà hàng xóm chơi, đi uống bia, rượu….còn phụ nữ lúc này lại tập trung vào làm việc nhà. Điều này có nghĩa là phụ nữ chỉ thay đổi hình thức lao động mà không phải là hình thức giải trí để tái sản xuất sức lao động.
3. Một số nguyên nhân và hậu quả của bất bình đẳng giới trong lao động.
- Do các chính sách phát triển về giới vẫn có thể tạo ra những kết cục phân biệt về giới, các chính sách cùng với các chuẩn mực xã hội có thể dấn tới sự phân công không đồng đều dẫn tới việc tiếp cận các nguồn lực không đồng đều giữa nam và nữ.
- Việc không nhận thức được hoặc bỏ qua sự khác biệt về giới khi thiết kế các chính sách có thể có hại cho hiệu lực của các chính sách đó xét cả trên khía cạnh công bằng lẫn hiệu quả.
- Do đặc điểm giới tính, có những lĩnh vực số lượng lao động nữ thấp hơn nam giới như công nghiệp nặng, khai thác khoáng sản, xây dựng, ngược lại có những lĩnh vực lao động nữ cao hơn nam giới: hơn 60% lao động nông nghiệp, 70% trong ngành dệt may, 60% trong chế biến lương thực, thực phẩm. Trong lĩnh vực y tế, phụ nữ chiếm tới 60% và 70% trong giáo dục phổ thông. Điều này có nghĩa là trong lĩnh vực lao động được trả công, phụ nữ tham gia và đóng góp không quá chênh lệch so với nam giới. Điều này đáng chú ý là phụ nữ vẫn phải làm các công việc nặng nhọc mà trước đây chỉ hầu như dành cho nam giới như cày, bừa, khuân vác, kéo xe, phụ hồ, làm đường… Các công việc của phụ nữ được trả công thấp hơn so với các công việc trí tuệ của nam giới ( Theo điều tra lao động và liệc làm của Bộ lao động, thương binh và xã hội năm 2000 – 2003).
- Trong công việc, phụ nữ khó cạnh tranh so với nam giới là những người có sức khoẻ, trình độ cao hơn, lại rảnh rang hơn so với các chức năng tái sinh sản: tái sinh sản sinh học và tái sinh sản sức lao động. Nhiều nhà tuyển dụng không muốn tuyển dụng phụ nữ vì ngại thực hiện chính sách xã hội và năng suất bị giảm sút. Tình trạng thất nghiệp của phụ nữ đã khiến họ phải chấp nhận các công việc nặng nhọc, lương thấp và chế độ làm việc không đảm bảo.
- Sự bất bình đẳng giới trong lao động còn thể hiện trong phong tục, tập quán , lối sống của người dân và những định kiến mà từ ngàn năm. Phụ nữ bị coi là những người có số xấu, đen, đem lại không may mắn cho người khác như “ra ngõ gặp gái”. Họ bị coi là ngu dốt, thiếu kiến thức, suy nghĩ nông cạn: ‘gái goá lo việc triều đình”, “gà mái gáy thay gà trống”, “Đàn ông nông cạn giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”. Họ còn bị coi là những người có giá trị thấp “Một trăm con gái không bằng một cái… con trai”, “đàn ông rộng miệng thì sang, đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà”….Trong những hoàn cảnh như vậy, người phụ nữ sẽ không có đủ tự tin và điều kiện để vươn lên như nam giới và sự cam chịu của phụ nữ cũng là điều dễ hiểu. Chính những định kiến đó cũng làm cho những nhà tuyển dụng lao động cũng có nhiều khó khăn hơn đối với phụ nữ.
Các định kiến giới là một tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho nam giới hay phụ nữ. Ví dụ, người ta hay cho rằng: Phụ nữ không đủ mạnh để làm lãnh đạo, hay nam giới không có khả năng chăm sóc con cái… Các quan niệm này thường sai lệch, trong thực tế, những đặc điểm tính cách trên không chỉ của riêng nam giới hay phụ nữ, mà cả nam giới và phụ nữ đều có thể có. Tuy nhiên, những đặc tính đó lại thường bị gán cho nam hay nữ dưới góc độ phê phán và làm cho họ bị thiệt thòi xét theo một khía cạnh nào đó. Chính định kiến đó đã hạn chế phụ nữ hoặc nam giới tham gia vào những công việc mà họ có khả năng hoàn thành một cách dễ dàng. Định kiến giới gây bất lợi cho cả nam và nữ, nhưng phụ nữ ở vị thế bất lợi nhiều hơn, thể hiện trên nhiều khía cạnh. Một trong những định kiến giới biểu hiện khá rõ là gắn phụ nữ với vai trò gia đình, coi việc nội trợ, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái là của phụ nữ. Đáng chú ý là, hiện nay nhiều người đang cổ súy cho tư tưởng đưa phụ nữ quay trở về với gia đình. Từ suy nghĩ đó nhiều phụ nữ đã bị hạn chế trên con đường học tập, lao động, phấn đấu và vươn lên trong sự nghiệp, giảm khả năng đóng góp nhiều hơn về sức lực và trí tuệ cho xã hội.
Trong tình hình hiện nay, do yêu cầu công việc, nhiều phụ nữ phải đầu tư nhiều thời gian mới nâng cao được chuyên môn, nghiệp vụ. Nếu chỉ cần có thêm một ít thời gian trong ngày, công việc của họ sẽ tốt hơn, đem lại lợi ích cho nhiều người. Nếu vừa làm tốt bổn phận trong gia đình, vừa làm tốt công việc xã hội thì như vậy, nhiều phụ nữ phải gánh vác gấp đôi trách nhiệm, bởi họ không những làm việc để kiếm thu nhập, mà còn là người chủ yếu đảm đương các vai trò làm mẹ, làm vợ trong gia đình. Nếu xét tương quan thời gian lao động trong một ngày giữa phụ nữ và nam giới cho thấy, thời gian lao động của phụ nữ nhiều hơn, bởi họ phải làm các công việc gia đình nhiều hơn (thời gian làm việc trung bình của phụ nữ là 13 giờ/ngày trong khi của nam giới chỉ khoảng 9 giờ). Do vậy, phụ nữ ít có thời gian để học tập, nghỉ ngơi, giải trí và tham gia hoạt động xã hội so với nam giới.
Gánh nặng công việc gia đình đã làm cho nhiều phụ nữ không thể vươn xa trong sự nghiệp. Chúng ta đều biết ở thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như nam giới, phụ nữ cần phải có kiến thức chiều sâu, trình độ ngoại ngữ, tin học, sự nhạy bén và lăn lộn thực tế cuộc sống… Trong khi đó, công việc gia đình vẫn là trách nhiệm nặng nề của người phụ nữ. Chính vì vậy, nhiều người phụ nữ giỏi giang, được học hành tử tế đã phải nhường bước cho chồng và lui về chăm sóc gia đình, chỉ cốt để giữ tròn hạnh phúc.
Vì những lý do gia đình mà nhiều phụ nữ chấp nhận tụt hậu, hoặc phấn đấu có chừng mực, chỉ ở mức độ hoàn thành công việc. Đó cũng là lý do cùng được đào tạo như nhau mà nam giới phát triển tốt hơn, có vị trí cao hơn, được học hành đào tạo chuyên môn cao hơn. Đó cũng là nguyên nhân tụt hậu của giới nữ trong giáo dục, đào tạo, trong khoa học, công nghệ và cả trong lãnh đạo và quản lý.
Tại không ít tổ chức, cơ quan, một số phụ nữ không được đề bạt làm lãnh đạo (ngay cả khi người phụ nữ này có trình độ và kinh nghiệm phù hợp), bởi mọi người vẫn cho rằng, chỉ có nam giới mới nên làm việc "đại sự", phụ nữ thì chỉ nên làm công việc nhẹ nhàng để có thời gian dành cho gia đình. Tư tưởng này không chỉ ở người dân, mà cả trong lãnh đạo, đặc biệt ngay cả trong một bộ phận phụ nữ cũng có định kiến với chính giới mình. Ngoài hiện tượng "níu kéo áo nhau" thấy ở một số phụ nữ, thì vấn đề ở đây vẫn là do định kiến giới, coi nam giới ở vị trí lãnh đạo tốt hơn là phụ nữ. Vì vậy, trong các kỳ bầu cử, những người gạt phụ nữ khỏi danh sách bầu cử có khi không phải là nam, mà lại là nữ. Không ủng hộ phụ nữ làm công tác xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý còn thấp, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ. Phụ nữ chiếm tỷ lệ không thua kém trong nhiều ngành nghề và học tập trong các trường, lớp đào tạo (đại học: 36,24%; cao đẳng: 50,01%), nhưng số nữ tham gia lãnh đạo, quản lý đạt tỷ lệ thấp. Nữ lãnh đạo, quản lý ở cấp Trung ương, cấp vụ trở lên và cán bộ nữ chủ chốt cấp tỉnh hiện nay hầu hết ở độ tuổi trên 50; tỷ lệ cán bộ nữ cấp phòng ở huyện, quận giảm; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XII thấp hơn tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XI (khóa XI là 27,31%, khóa XII là 25,76%).
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giữa phụ nữ và nam giới không có sự khác biệt về mặt xã hội, mà chỉ có sự khác biệt về mặt sinh học. Tuy nhiên, trong thực tế, các định kiến giới vẫn còn tồn tại và có thể gặp ở nhiều nhóm xã hội: cả phụ nữ và nam giới, cả trong cán bộ lãnh đạo – những người có vai trò quyết định đối với việc hoạch định và thực hiện chính sách đối với phụ nữ – và người dân.
Công việc gia đình và thiên chức làm mẹ cũng gây bất lợi cho phụ nữ trong tuyển dụng lao động. Theo Sở Lao động – Thương và Xã hội Thành phố Hà Nội, cho biết, từ đầu năm đến nay, chỉ có 4 trong số hàng trăm doanh nghiệp ở địa bàn đăng ký sử dụng nhiều lao động nữ. Đó mới chỉ là đăng ký. Vì nhận một phụ nữ vào làm, sự đóng góp của phụ nữ cho lợi nhuận của doanh nghiệp chưa thấy đâu đã thấy phải chi rất nhiều khoản như: chế độ thai sản, giờ cho con bú, xây nhà vệ sinh kinh nguyệt… Vì điều này mà ngay cả chủ doanh nghiệp là nữ cũng rất ngại khi nhận lao động nữ. Mặc dù ở những xí nghiệp đông lao động nữ, doanh nghiệp đó được miễn giảm thuế thu nhập và được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. Nhưng vấn đề miễn, giảm thuế và tiếp cận vốn ưu đãi không phải doanh nghiệp nào cũng biết được thủ tục để tiếp cận. Trong mục tuyển dụng lao động đăng trên các báo cho thấy, nhiều công ty chỉ tuyển lao động nam mặc dù công việc đó cũng phù hợp với phụ nữ, hoặc có những thông báo tuyển dụng cùng một công việc như nhau, ngành học như nhau, nhưng yêu cầu đối với nữ phải có bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi, còn nam chỉ cần tốt nghiệp loại trung bình.
5. Một số giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
Một là, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho người dân, cộng đồng và xã hội thông qua công tác tuyên truyền về giới góp phần thay đổi nhận thức về giới. Những hình ảnh phụ nữ gắn với vai trò xã hội, nam giới làm công việc gia đình đang dần làm thay đổi nhận thức trong công chúng rằng, nam hoặc nữ đều có thể làm bất cứ công việc gì phù hợp với khả năng của họ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội mà không có sự phân định rõ ràng cho một giới nào khác. Từ nhận thức giới được thay đổi thông qua hình tượng giới, hành vi giới sẽ thay đổi dần theo hướng tiến bộ bình đẳng nam nữ. Một mặt chúng ta khẳng định khả năng trí tuệ của hai giới như nhau nhưng mặt khác chúng ta cũng thừa nhận sự khác biệt về giới tính để đưa phụ nữ vào đúng vị trí, làm tốt chức năng của mình. Phụ nữ ngày nay trong xu thế phát triển sẽ ngày càng bộc lộ những phẩm chất mới. Tất cả những phẩm chất ấy cần được phát huy, nếu không bị định kiến trói buộc thì sẽ trở thành sự tiến bộ, phát triển và họ sẽ đóng góp được rất nhiều cho sự phát triển của đất nước.
Hai là, để có thể phát huy được vai trò và khả năng của phụ nữ, các dịch vụ xã hội dành cho gia đình cần được phát triển một cách rộng rãi và phù hợp với thu nhập để phụ nữ dễ dàng được tiếp cận. Tạo điều kiện cho phụ nữ đầu tư sản xuất, kinh doanh, cải thiện thu nhập, có tiếng nói trong gia đình và từ đó ít lệ thuộc hơn vào người chồng. Khắc phục về cơ bản tình trạng bất bình đẳng trong một số lĩnh vực như: quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, các phúc lợi xã hội, chế độ bảo hiểm …
Ba là, phụ nữ cần được giảm bớt gánh nặng gia đình. Muốn vậy, không chỉ chia sẻ, nam giới cần phải tham gia vào công việc gia đình cùng với phụ nữ. Tuy nhiên, trong khi bình đẳng giới đang là một quá trình thì việc nam giới chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ cũng có một ý nghĩa to lớn. Chính sự chia sẻ và cảm thông của người chồng đã làm cho nhiều người phụ nữ đạt được thành công trong sự nghiệp.
Bốn là, lãnh đạo ở những cơ quan, đơn vị có nhiều phụ nữ cần được nâng cao nhận thức giới để từ đó có được công bằng giới trong tuyển dụng, đào tạo, đề bạt. Đặc biệt, trên phạm vi toàn xã hội, cần tạo điều kiện để người phụ nữ có thời gian làm công việc gia đình, không nên coi phụ nữ cũng như nam giới trong việc phân công, đòi hỏi, yêu cầu mà không tính đến việc người phụ nữ phải thực hiện thiên chức làm mẹ.
Năm là, đối với bản thân phụ nữ, cũng cần có sự kết hợp hài hòa chức năng xã hội và gia đình. Bởi đây là nét đặc trưng của phụ nữ nước ta. Là phụ nữ thường phải có gia đình, phải sinh con và nuôi dạy con. Đối với phụ nữ, dung hòa giữa gia đình và công việc xã hội là điều không mấy dễ dàng. Tuy nhiên đã có nhiều phụ nữ biết cách giải quyết tốt hai chức năng này và đã trở thành người mẹ hiền, vợ đảm, lại là nhà quản lý giỏi, nhà khoa học thành đạt. Kinh nghiệm của họ mà nhiều phụ nữ cần học tập là, cố gắng thu xếp một cách khoa học để vừa có thời gian cho gia đình, vừa hoàn thành tốt công việc xã hội.
Cuối cùng đó là cần thực hiện lồng ghép giới trong lao động việc làm để tạo ra sự bình đẳng giới ở trong đó. Đó là mục tiêu mà nước ta cần hướng tới và phát triển mục tiêu này hơn nữa.
Phần 3. KẾT LUẬN
Bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nó nói lên nhưng vấn đề nhức nhối còn tồn tại trong xã hội mà chưa có cách nào giải quyết triệt để. Đảng, Nhà nước ta cần có những những chính sách, để có thể giảm tình trạng bất bình đẳng trong lao động, tạo điều kiện để phụ nữ và nam giới có điều kiện phát triển ngang nhau, tạo công bằng và bình đẳng trong xã hội. Đó cũng chính là mong muốn của mọi thành viên trong xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giới và các vấn đề đô thị - TS. Trần Thị Kim Xuyến
Xã Hội học giới và phát triển – Lê Ngọc Hùng - NXB. ĐHQGHN
Tài liệu “Đưa giới vào phát triển”.
Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000, tấn công đói nghèo, Hà Nội. 1999.
Xã hội học giới - PGS.TS. Lê Thị Quý – NXB. ĐHQGHN
Một số tài liệu được tìm từ trang web google.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.DOC