Bệnh gạo lợn

I/ Đặc điểm sinh học 1. Hình thái PGS.PTS Phạm Văn Khuê, PGS.PTS Phan Lục, 1996, NXB nông nghiệp. Là ấu trùng cysticercus cellulosae, thường ký sinh ở cơ lưỡi, cơ cổ, cở mông, cơ liên sườn, não, mắt, tim, tổ chức dưới da .Ấu trùng là bọc mầu trắng, đường kính 8- 10mm, có hình hạt gạo bên trong chứa dịch thể trong suốt và một đâuù sán lộn ngược ra phía ngoài. Vỏ ngoài bọc là lớp mô liên kết. Đầu sán trong bọc có cấu tạo như đầu sán trưởng thành. Sán trưởng thành là Taenia solium ký sinh ở ruột non người, dài 2- 7m. Đốt đầu hình cầu, có 4 giác bám, có đỉnh đầu và hai hàng móc đỉnh gồm 22- 32 móc. Đốt cổ ngắn, hẹp. Sán có 700- 1000 đốt. Đốt chưa thành thục, có chiều dài lớn hơn chiều rộng. Đốt già, hình chữ nhật, tử cung phân 7- 12 nhánh. Trứng hình tròn hoặc bầu dục, đường kính 31- 43µm. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó, 2006, phương pháp phòng chống bệnh giun sán ở vật nuôi, Nhà xuất bản lao động Do ấu trùng cysticercus cellulosae ký sinh ở cơ bắp, cơ tim, não của lợn, người gây lên. Sán dây trưởng thành là Taenia sodium ký sinh ở ruột non người. Ngoài lợn còn thấy gạo( ấu trùng) ở người. Lợn là ký chủ trung gian, gạo lợn thường ở co bắp, tim và não. Người vừa là vật chủ trung gian vừa là vật chủ cuối cùng vì ấu trùng ký sinh ở các cơ và não của người. Sán dây trưởng thành taenia sodium dài 2- 7m. Đầu hình khối có 4 giác bám, đỉnh đầu có 22- 32 móc xếp thành 2 hàng. Sán có tới 700- 900 đốt, đốt sán già chứa đầy tử cung, chia thành 7-12 đốt. Ấu sán cysticercus cellulose màu trắng đục bên trong có 1 đầu sán, có 4 giác bám và 2 hàng móc như đầu sán dây trưởng thành. Phạm Sỹ Lăng – Phan Địch Lân, bệnh ký sinh trùng ở gia súc và biện pháp phòng trị, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội – 2001 Teania solium. Sán dài 2 – 8 mét × 7 – 10 mm. Đầu: 0.600 – 1 mm đường kính, giác 0.400 – 0.500 mm. Mõm mang 2 vòng ít nhất 26 – 32 móc, hàng đầu móc dài 0.160 – 0.180 mm, hàng thứ hai móc dài 0.110 – 0.140 mm. Cổ dài và mảnh. Không có túi chứa tinh, cũng không có cơ bóp âm hộ. Túi dương vật dài 0.500 – 0.700 mm, đường kính 0.120 – 0.50 mm. Tử cung có 7 – 10 nhánh ngang chính. Trứng 0.042 mm đường kính. Ký chủ cuối cùng: người. Ký chủ trung gian: lợn, lợn loài, ***, ngườinhiều dã thú và gia súc loài có vú. Đặc điểm sinh học: ấu trùng Cysticercus cellulosae (= C.solius) là một hạt nước hình cầu hay hình bầu dục, trong, dài 6 – 10 mm, rộng 5 – 10 mm, chứa đầy nước. Trên mặt nó có một điểm trắng đục, bằng hạt gạo, dó chính là đầu sán tụt vào. Hạt nước bọc một màng kén do phản ứng các tổ chức của ký chủ. Hạt nước thông thường ở lợn gây bệnh gạo lợn, nhưng cũng có thể thấy ở nhiều loài có vú khác và cả ở người. Hạt nước có thể sống nhiều năm ở ký chủ trung gian, người ăn phải cùng với thịt lợn, thì nó thành sán trưởng thành, phát triển hoàn toàn sau chừng 3 tháng. T.solium, ở đâu cũng có, là một trong hai loài Taenia gây bệnh sán ở người. C.cellulosae gây bệnh gạo lợn. Theo bài giảng Ký sinh trùng thú y Do ấu trùng cysticercus cellulosae Ký sinh ở cơ lưỡi, cơ mông, cơ liên sườn, cơ tim trong não, mắt của lợn và người. Ấu trùng có dạng bọc giống hạt gạo nếp màu trắng , đường kính 8- 10mm, bên ngoài là tổ chức liên kết dày, trong chứa dịch thể trong suốt và một đầu sán lộn ngược.

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5629 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bệnh gạo lợn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH GẠO LỢN I/ Đặc điểm sinh học 1. Hình thái PGS.PTS Phạm Văn Khuê, PGS.PTS Phan Lục, 1996, NXB nông nghiệp. Là ấu trùng cysticercus cellulosae, thường ký sinh ở cơ lưỡi, cơ cổ, cở mông, cơ liên sườn, não, mắt, tim, tổ chức dưới da...Ấu trùng là bọc mầu trắng, đường kính 8- 10mm, có hình hạt gạo bên trong chứa dịch thể trong suốt và một đâuù sán lộn ngược ra phía ngoài. Vỏ ngoài bọc là lớp mô liên kết. Đầu sán trong bọc có cấu tạo như đầu sán trưởng thành. Sán trưởng thành là Taenia solium ký sinh ở ruột non người, dài 2- 7m. Đốt đầu hình cầu, có 4 giác bám, có đỉnh đầu và hai hàng móc đỉnh gồm 22- 32 móc. Đốt cổ ngắn, hẹp. Sán có 700- 1000 đốt. Đốt chưa thành thục, có chiều dài lớn hơn chiều rộng. Đốt già, hình chữ nhật, tử cung phân 7- 12 nhánh. Trứng hình tròn hoặc bầu dục, đường kính 31- 43µm. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó, 2006, phương pháp phòng chống bệnh giun sán ở vật nuôi, Nhà xuất bản lao động Do ấu trùng cysticercus cellulosae ký sinh ở cơ bắp, cơ tim, não của lợn, người gây lên. Sán dây trưởng thành là Taenia sodium ký sinh ở ruột non người. Ngoài lợn còn thấy gạo( ấu trùng) ở người. Lợn là ký chủ trung gian, gạo lợn thường ở co bắp, tim và não. Người vừa là vật chủ trung gian vừa là vật chủ cuối cùng vì ấu trùng ký sinh ở các cơ và não của người. Sán dây trưởng thành taenia sodium dài 2- 7m. Đầu hình khối có 4 giác bám, đỉnh đầu có 22- 32 móc xếp thành 2 hàng. Sán có tới 700- 900 đốt, đốt sán già chứa đầy tử cung, chia thành 7-12 đốt. Ấu sán cysticercus cellulose màu trắng đục bên trong có 1 đầu sán, có 4 giác bám và 2 hàng móc như đầu sán dây trưởng thành. Phạm Sỹ Lăng – Phan Địch Lân, bệnh ký sinh trùng ở gia súc và biện pháp phòng trị, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội – 2001 Teania solium. Sán dài 2 – 8 mét × 7 – 10 mm. Đầu: 0.600 – 1 mm đường kính, giác 0.400 – 0.500 mm. Mõm mang 2 vòng ít nhất 26 – 32 móc, hàng đầu móc dài 0.160 – 0.180 mm, hàng thứ hai móc dài 0.110 – 0.140 mm. Cổ dài và mảnh. Không có túi chứa tinh, cũng không có cơ bóp âm hộ. Túi dương vật dài 0.500 – 0.700 mm, đường kính 0.120 – 0.50 mm. Tử cung có 7 – 10 nhánh ngang chính. Trứng 0.042 mm đường kính. Ký chủ cuối cùng: người. Ký chủ trung gian: lợn, lợn loài, chó, ngườinhiều dã thú và gia súc loài có vú. Đặc điểm sinh học: ấu trùng Cysticercus cellulosae (= C.solius) là một hạt nước hình cầu hay hình bầu dục, trong, dài 6 – 10 mm, rộng 5 – 10 mm, chứa đầy nước. Trên mặt nó có một điểm trắng đục, bằng hạt gạo, dó chính là đầu sán tụt vào. Hạt nước bọc một màng kén do phản ứng các tổ chức của ký chủ. Hạt nước thông thường ở lợn gây bệnh gạo lợn, nhưng cũng có thể thấy ở nhiều loài có vú khác và cả ở người. Hạt nước có thể sống nhiều năm ở ký chủ trung gian, người ăn phải cùng với thịt lợn, thì nó thành sán trưởng thành, phát triển hoàn toàn sau chừng 3 tháng. T.solium, ở đâu cũng có, là một trong hai loài Taenia gây bệnh sán ở người. C.cellulosae gây bệnh gạo lợn. Theo bài giảng Ký sinh trùng thú y Do ấu trùng cysticercus cellulosae Ký sinh ở cơ lưỡi, cơ mông, cơ liên sườn, cơ tim trong não, mắt của lợn và người. Ấu trùng có dạng bọc giống hạt gạo nếp màu trắng , đường kính 8- 10mm, bên ngoài là tổ chức liên kết dày, trong chứa dịch thể trong suốt và một đầu sán lộn ngược. Sán trưởng thành là Taenia solium: Ký sinh ở ruột non người, kích thước lớn 2- 7m, cơ thể chứa 100- 1000 đốt, đầu sán hình tròn, đỉnh đầu nhô lên ở mỏm, trên chứa 22- 32 móc, chứa 4 giác bám hình tròn. Đốt sán già có đặc điểm chiều rộng nhỏ hơn chiều dài, tử cung chứa dầy trứng. Trứng có hình bầu dục, vỏ dày có gờ phóng xạ, bên trong chứa cơ quan hình lê và ấu trùng phôi 6 móc. Theo bài viết vào Thứ 4 Tháng 2 03, 2010 8:46 pm tại website www.cdythue.edu.vn - www.doancdythue.hnsv.com Bệnh ấu trùng sán lợn (Cysticercosis) là do những ấu trùng sán lợn ký sinh ở trong cơ, trong não, trong mắt người gây nên. Sán dây trưởng thành thường dài từ 2 - 4 mét, có khi tới 8 - 10 mét. Nhìn bên ngoài, sán dây có hình thể như một dải băng và có 3 phần: phần đầu là một hình cầu mang những mồm hút và bộ phận bám, phần cổ thường thắt lại và không có đốt, phần thân gồm nhiều đốt và những đốt tùy theo độ trưởng thành có sự phát triển khác nhau. Ấu trùng sán dây lợn: khi phát triển đầy đủ, ấu trùng là một túi giống như một hạt đu đủ mọng nước, chiều dài 15 mm, chiều ngang 7 - 8 mm, hình dạng của ấu trùng có thể thay đổi tùy theo nơi ký sinh. Ở những cơ chắc, ấu trùng có hình kéo dài nhưng ở những bộ phận có tổ chức lỏng lẻo ấu trùng lại có hình cầu. - Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: Đối với trứng sán dây nằm trong đốt sán nên khó bị phá vỡ, chỉ khi nào đốt sán thối rữa mới giải phóng trứng; cũng như trứng giun đũa, trứng sán dây ra môi trường nhiệt độ ánh sáng trên 700C mới có khả năng diệt trứng. Ấu trùng sán dây lợn bị giết chết ở dưới -20C, nhưng ở 00C đến -20C nó sống được gần 2 tháng và nhiệt độ phòng thí nghiệm cũng sống được 26 ngày. Nếu muốn dùng thịt sống thì phải ướp thịt ở -100C trong 4 ngày mới bảo đảm; ấu trùng bị giết chết ở 45-500C để đảm bảo an toàn phải đun sôi trên 1 giờ. Theo Bệnh ấu trùng sán lợn mà dân gian gọi là bệnh lợn gạo do lợn ăn phải trứng sán vào ruột thành ấu trùng, theo hệ bạch mạch hoặc lớp tổ chức đến ký sinh ở cơ vân của lợn. Ấu trùng còn ký sinh ở các cơ quan nội tạng, nhất là ở não, mắt, tủy sống. Người mắc bệnh do ăn phải thịt lợn nhiễm bệnh còn sống như ăn nem, ăn tái, tiết canh... Ấu trùng ở cơ tim gây ảnh hưởng nhịp tim, van tim, suy tim. : Do ấu trùng  C. cellulosae  Dạng hạt gạo  KS ở cơ của lợn ( Người)  Sán trưởng thành : Taenia  solium (Sơ mít)  Ký sinh ở ruột non duy nhất 1 con ở người.    Sán dài 2- 7 mét ,gồm 700 – 1000 đốt    Đỉnh đầu có 22-32 móc ,xếp thành 2 hàng   Lỗ sinh dục thông ra 1 bên và xen kẽ đều nhau 2.Vòng đời PGS.PTS Phạm Văn Khuê, PGS.PTS Phan Lục, 1996, NXB nông nghiệp. Sán trưởng thành có đầu cắm sâu vào niêm mạc ruột non người để ký sinh. Những đốt sán già được thải theo phân ra ngoài trong chứa đầy trứng. Nếu ký chủ trung gian (lợn, lợn rừng, chó, mèo, người) nuốt phải trứng, ở ruột non thai 6 móc (onchosphere) được giải phóng.Sau 24- 72h thai này chui vào mạch máu, ống lâm ba ruột và theo hệ tuần hoàn về các cơ, lúc đầu hình thành bọc nước, sau 60 ngày trong bọc hình thành một đầu sán có đủ móc, giác và bọc này gọi là gạo lợn (cysticercus cellulosae) Gạo này có thể sống nhiều năm ở lợn và người. Số lượng gạo ở lợn có khi tới hàng nghìn, do lợn nuốt phải đốt sán có nhiều trứng. Khi người ăn phải gạo lợn ở trong đường tiêu hoasddaauf sán nhô ra và cắm vào niêm mạc ruột non, tiếp tục phát triển sau 2- 3 tháng hình thành sán trưởng thành. T solium và lại tiếp tục thải đốt già theo phân ra ngoài. Sán T solium có thể tồn tại 25 năm ở người. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó, 2006, phương pháp phòng chống bệnh giun sán ở vật nuôi, Nhà xuất bản lao động Sán trưởng thành ký sinh trong ruột non của người do ăn phải thịt lợn gạo. . Ấu trùng vào ruột non của người, đầu sán cắm vào niêm mạc ruột, các đốt cổ sinh ra các đốt thân. Sau 2- 3 tháng, ấu trùng phát triển thành sán trưởng thành, lại tiếp tục thải đốt chứa đầy trứng theo phân ra ngoài. Khi lợn ăn phải trứng sán, ấu trùng 6 móc vào ruột non, xuyên qua thành ruột theo đường tuần hoàn đến các cơ bắp, tim, não...sau 3- 4 tháng hình thành gạo( Cysticercus cellulosae) Người mắc phải bệnh gạo(ấu trùng sán dây lợn) do ăn phải trứng sán qua đường tiêu hóa, hoặc do tự nhiễm( đốt sán già trong ruột người, do nhu động được di chuyển từ ruột non lên dạ dày, ở đó đốt sán tiêu đi, trứng phát triển thành gạo). Theo bài giảng Ký sinh trùng thú y Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non người, thường xuyên thải đốt ra môi trường, trứng phân tán ở ngoại cảnh được ký chủ trung gian là lợn ăn uống phải trứng, ở ruột non phôi 6 móc được giải phóng sau 24h chui vào mạch máu, ống lâm ba về cơ vân. Sau 60 ngày hình thành gạo, người ăn phải ấu trùng sau 2- 3 tháng ấu trùng phát triển thành dạng trưởng thành ký sinh ở ruột non. Tuổi thọ của sán có thể đạt 25 năm ở người. Nếu người ăn uống phải trứng sán dây thì ấu trùng phát triển thành dạng gạo ở các cơ, dưới da, mắt , não. Hiện tượng tự nhiễm xảy ra ở những người bị nhiễm sán dây trưởng thành. Theo Chu kỳ phát triển Sự nhiễm bệnh do tiêu hóa trứng được đẻ ra trong phân của người nhiễm sán dây. Heo và con người bị nhiễm do ăn phải trứng hoặc các đốt sán (gravid proglottids). Người bị nhiễm hoặc là do ăn các thực phẩm nhiễm phân có chứa trứng sán hoặc là tự nhiễm (autoinfection). Trong các trường hợp sau, người bị nhiễm với con sán dây lợn trưởng thành có thể nhiễm đốt hoặc nhiễm trứng chứa trong phân, hoặc các đốt sán do quá trình nôn nhiễm trở lại. Một khi trứng được nuốt vào, phần oncospheres bám dính vào thành ruột, xâm nhập vào thành ruột và di chuyển đến cơ vân cũng như một số cơ quan, phủ tạng khác như não, gan, mô khác_ tại đó chúng có thể phát triển thành sán trưởng thành. Trên người, các nang sán có thể gây ra các di chứng nghiêm trọng nếu chúng định vị trong não, dẫn đến bệnh ấu trùng sán dây lợn tại não (neurocysticercosis). Chu kỳ phát triển hoàn thành, hậu quả là người nhiễm sán dây. Khi con người tiêu hóa các thịt heo nấu chưa chín có chứa cysticerci, các nang sán xâm nhập và rồi dính vào ruột non nhờ bộ phận đầu scolex của chúng. Sán dây trưởng thành phát triển (dài từ 2-7m và sinh ra trung bình khoảng 1000 đốt, mỗi đốt có xấp xỉ 50,000 trứng) và ký sinh trong ruột non trong nhiều năm. Nhìn chung, có thể tóm lược sự phát sinh và phát triển của sán dây như sau: Sán dây trưởng thành sống ký sinh trong ruột người, có chiều dài từ 4-12m, gồm từ 1.200-2.000 đốt (sán dây bò) hoặc chiều dài từ 2-4m và từ 700-1.000 đốt (sán dây lợn). Điểm đặc biệt là sán lưỡng tính và sinh sản bằng cách rụng đốt; trâu bò, lợn ăn phải trứng và đốt sán phát tán trong môi trường hoặc ăn phân người có sán; trứng vào dạ dạy và ruột của trâu, bò, lợn rồi nở ra thành ấu trùng chui qua thành ống tiêu hóa vào máu và tới các cơ vân tạo kén ở đó (nhân dân hay gọi là bò gạo hoặc lợn gạo); Người ăn phải thịt của bò gạo hoặc lợn gạo chưa nấu chín, ấu trùng sán vào ruột sẽ nở ra con sán trưởng thành; lúc mới nở sán dây chỉ có đầu và một đoạn cổ nhỏ (kích thước # đầu đinh ghim). Nếu sán dây bò: đầu có 4 giác bám, không có vòng móc; nếu là sán dây lợn: đầu có 4 giác bám, có 2 vòng móc Sán phát triển lên bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, sán dài dần dần ra từ đầu ruột non đến cuối ruột già; Người ăn phải trứng sán dây lợn sẽ bị bệnh người gạo, còn gọi là bệnh ấu trùng sán dây lợn (ATSL), có địa phương người dân gọi là sán cơ hoặc sán não; sau khi ăn phải trứng sán dây lợn, trứng vào dạ dày và ruột rồi nở ra ấu trùng, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt,…Những người bị bệnh do ăn phải trứng sán dây lợn từ môi trường ngoài thường có ít nang (ngoại trừ trường hợp ăn phải cả đốt sán); những người có con sán dây lợn trong ruột, khi đốt già rụng, theo phản ứng nhu động ruột mà đốt sán có thể trào ngược lên dạ dày và lúc này như là ăn phải trứng sán dây lợn với số lượng rất lớn nên số nang ở người cũng rất nhiều, có người đếm không thể (trường hợp như thế gọi là tự nhiễm II/ Dịch tễ Theo bài giảng Ký sinh trùng Thú y Ở Miền Bắc đã phát hiện bệnh gạo lợn ở tỉnh miền núi, Trung du: Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Thái Nguyên, Hòa Bình, Hà Nội. Tỷ lệ nhiễm dao động 0,524- 3,98 %. Bệnh gây tác hại cho cả người và lợn: + Người nhiễm sán trưởng thành, gạo rất nguy hiểm như gạo ký sinh ở mắt, não. + Lợn nhiễm gạo chậm lớn, chậm xuất chuồng chỉ đạt 25- 30kg. Khi mổ thịt phải hủy gây tổn thất về kinh tế. Đường truyền bệnh thông qua thức ăn, nước uống Phân bố chủ yếu ở vùng núi, trung du nơi có tập quán sin h hoạt: ăn tái, ăn thịt hun khói Phạm Sỹ Lăng – Phan Địch Lân, bệnh ký sinh trùng ở gia súc và biện pháp phòng trị, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội – 2001. Theo Trịnh Văn Thịnh, ssans Taenia solium (sán móc, sán lợn khá phổ biến ở ruột non người. Mathis và Leger (1911) cho là T.solium ít phổ biến hơn T.saginatus. Thể ấu trùng thường gặp ở nước ta, đã thấy ở người (Motais và Borel, 1927), chó và chủ yếu là lợn. Theo kinh nghiệm khám thịt, bệnh gạo lợn khá phổ biến, nhất là ở lợn vùng núi và trung du thường thả rông và ăn phân người. PGS.PTS Phạm Văn Khuê, PGS.PTS Phan Lục, 1996, NXB nông nghiệp. Bệnh gao lợn xuất hiện ở nhiều tỉnh. Theo Phan Trinh Chức( 1970) tỷ lệ lợn nhiễm C.cellulosae ở lò mổ các tỉnh như sau: Tỉnh Lạng Sơn Vĩnh Phú Thái Nguyên Hòa Bình Hà Nội Nam Hà Hải Hưng Số lợn kiểm tra 1445 3067 3051 2237 73753 7858 119 % nhiểm gạo 3,98 1,49 0,524 0,178 0,187 - - Như vậy ở các địa điểm miền núi và trung du thường có tập quán nuôi lợn thả dông, ăn thịt chưa nấu chín.....là nguyên nhân để lợn nhiễm gạo. Tác hại của bệnh: Bệnh gây hại chung cho người và lợn. + Tác hại sức khoẻ người: Người có thể nhiễm sán trưởng thành và cả ấu trùng, rất nguy hiểm khi ấu trùng vào não, mắt làm người bị mù hoặc chết. Theo Đỗ Dương Thái (1974), người miền núi nhiễm sán dây lợn khoảng 6%. Theo thống kê toàn thế giới, người nhiếm sán trưởng thành và ấu trùng khoảng 2000000- 3000000 người (Trần Tâm Đào1965). + Tổn thất trong ngành chăn nuôi Khi lợn bị gạo ảnh hưởng đến sức khỏe, con vật chậm lớn, gày còm, trọng lượng xuất chuồng khoảng 25- 35kg. Khi mổ thịt có gạo phải hủy bỏ hoặc luộc. Ở lò mổ Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 1970, qua khám nghieemj73753 lợn, có 138 con bị gạo trong đó có 116 con phải hủy bỏ, 2905 kg lợn thịt, 22 con luộc trọng lượng 460kg, lỗ khoảng 736500đ chiếm tỷ lệ 0,136% tổng số thu nhập của lò mổ. Lò mổ Thái Nguyên cũng phải chôn và luộc 667kg thịt, lỗ 1173đ (Phan Trinh Chúc 1970 . Theo bài viết vào Thứ 4 Tháng 2 03, 2010 8:46 pm tại website www.cdythue.edu.vn - www.doancdythue.hnsv.com - Bệnh sán dây trưởng thành: phân bố rải rác nhiều nơi trên toàn quốc, tỷ lệ nhiễm dao động từ 0,5-12%; trong đó, sán dây lợn chiếm tỷ lệ thấp 10-20%. - Bệnh ấu trùng sán lợn: phân bố rải rác ở ít nhất 49 tỉnh/thành trong cả nước, tỷ lệ nhiễm khoảng 5-7%. Nguồn truyền nhiễm: - Ổ chứa: sán dây trưởng thành sống ở ruột non của người; ấu trùng sán dây lợn sống ký sinh ở trong tổ chức của một số động vật có vú như người, lợn, lợn rừng, trâu, bò, lạc đà, cừu, dê, ngựa, thỏ, chó, mèo. - Thời gian ủ bệnh: sán dây trưởng thành khoảng 8-10 tuần, ấu trùng sán dây lợn khoảng 9-10 tuần. - Thời kỳ lây truyền: sau khoảng 10 tuần, sán trưởng thành sống trong ruột non của người, những đốt sán già tự rụng theo phân bài tiết ra ngoài. Trong đốt sán có trứng sán, khi đốt rữa ra trứng sẽ giải phóng và nếu người ăn phải trứng sán dây lợn sẽ gây bệnh ấu trùng sán dây lợn. Phương thức lây truyền: - Người ăn phải thịt lợn, thịt bò có ấu trùng sán (nang sán) chưa được nấu chín sẽ phát triển thành sán dây lợn/bò trưởng thành ký sinh ở ruột non của người. - Người ăn phải trứng sán dây lợn, trứng sẽ phát triển thành nang trùng sán trong cơ thể (người gạo); rất hiếm gặp bệnh ấu trùng sán dây bò. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: - Bệnh sán dây trưởng thành: thường liên quan đến tập quán ăn thịt lợn/bò tái hoặc chưa nấu chín. Tuy nhiên, bệnh sán dây bò thường chiếm tỷ lệ cao hơn vì người dân thường ăn thịt bò tái hoặc chưa nấu chín hơn thịt lợn. - Bệnh ấu trùng sán dây lợn: thường gặp ở những vùng có sử dụng phân tươi đểbón cây trồng. - Người rất ít có miễn dịch với bệnh sán dây trưởng thành và ấu trùng. Theo Dịch tễ học bệnh sán dây bò/ sán dây lợn và ấu trùng sán lợn trên thế giới và Việt Nam Trên thế giới: Bệnh sán dây / ấu trùng sán lợn phân bố rải rác nhiều nước trên thế giới với khoảng 100 triệu người nhiễm bệnh. Riêng bệnh ấu trùng sán dây lợn và tổn thương neurocysticercosis lưu hành tại châu Mỹ La Tinh, châu Á, châu Phi và đặc biệt ở Mỹ thì bệnh bắt đầu tăng mạnh vào những năm 1980. Một số quốc gia ở châu Âu có số ca mắc cao là Tây Ban Nha, Mexico. Trong đó, Mexico tỷ lệ dương tính trên xét nghiệm huyết thanh học là 3.6% (người trưởng thành) và qua giải phẩu tử thi có tỷ lệ nhiễm là 1.9%. Bệnh ấu trùng sán lợn ký sinh ở hệ thần kinh trung ương (neurocysticercosis) lại khá thường gặp ở Mỹ hơn trong thời gian qua, nhất là trên những đối tượng dân di cư từ những vùng bệnh lưu hành, nhất là từ Mexico sang và vùng lưu hành bệnh khác, theo số liệu báo cáo thời điểm đó, khoảng 1.000 ca hàng năm (trên cả trẻ em và người lớn). Sau đó, nhờ chương trình phòng chống bệnh tật cũng như kinh nghiệm về bệnh này tốt hơn, nên số ca có giảm đi đôi ít và một nghiên cứu tổng hợp trong thời gian từ 1980-2004 cho biết ở Mỹ có 1.494 ca. Tại Việt Nam: Bệnh sán dây / ấu trùng sán dây lợn phân bố ở nhiều nơi liên quan đến tập quán ăn uống thịt lợn hoặc thịt trâu bò chưa nấu chín. Trên vùng đồng bằng, tỷ lệ nhiễm sán dây từ 0.5-2%; trong khi đó, ở trung du và miền núi thì tỷ lệ nhiễm sán dây 2-6%. Hiện nay, Theo báo cáo từ các nhà khoa học đã phát hiện có ít nhất 51 tỉnh, thành có ca bệnh sán dây / ấu trùng sán lợn, tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Bắc Cạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang. 4. Dịch tễ học Khu vực này hầu hết bị ảnh hưởng bởi taeniasis Hiện tại là Irian Jaya, Indonesia, nửa phía tây của đảo New Guinea. Trong các cuộc điều tra tiến hành trong lĩnh vực Năm 2000 và 2001, các nhà nghiên cứu thấy rằng 5 (8,6%) của 58 người dân địa phương và 7 (11%) của 64 địa phương chó sống khoảng 1 km từ thành phố vốn địa phương, Wamena, trong Jayawijaya Quận, tapeworms nuôi dưỡng dành cho người lớn và cysticerci của T. solium. Do sự phổ biến của sán dây này trên toàn thế giới và nhập cư ngày càng tăng và đi du lịch nước ngoài, T. solium có khả năng sẽ tiếp tục nổi lên như là một quan trọng mầm bệnh tại Hoa Kỳ. T. solium hơn phổ biến trong các cộng đồng nghèo hơn, nơi con người sống gần gũi với lợn và ăn thịt heo nấu chưa chín, và rất hiếm ở các nước Hồi giáo. Nhiễm T. solium hiếm khi gặp ở Hoa Kỳ, ngoại trừ vùng cao nhập cư từ Mexico, Mỹ Latinh, bán đảo Iberia, các Slav quốc gia, châu Phi, Ấn Độ, Đông Nam Á, và Trung Quốc. - Sán trưởng thành ở người có tỷ lệ thấp  Do Hạt gạo màu trắng đục nên dễ nhận biết        Người ít ăn thịt lợn tái    Gặp nhiều ở các cụ cao tuổi; nam 70 %    Gặp nhiều ở vùng nông thôn, vùng sâu, xa   Đồng bằng: 0,5 -12 %    Trung du và miền núi :2-9 %     Tại Bắc Ninh :12 % -ÂT (Gạo ) màu trắng đuc, hình hạt gạo ,chứa   95,5 % nước, 2,5 % Albumin,0,6 % muối   Kí sinh ở các cơ vận động của lợn   Trước kia lợn nhiễm 2-2,5 %, nay  0,9 – 1,3%   Chủ yếu ở nơi chăn nuôi thả rông(T. Nguyên) Người có thể nhiễm ÂT ( Gạo) do   + Ăn phải trứng sán dây qua thức ăn,nước   + Qua tự nhiễm ( 60 -70 %) Gạo ở người gặp ở:   Võng mạc, màng tiếp hợp, thuỷ dịch 46%   Não và tuỷ sống   40,9 %   Tổ chức dưới da 6,32 %   Tổ chức cơ bắp  3,2 %  Từ năm 2002-2004 riêng viện SR-KST TW   đã điều trị cho  700 bệnh nhân ( 84 % ở thể thần kinh)   Tại Bắc Ninh : 5,7 % mắc ÂT III.BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH GẠO LỢN, GẠO BÒ Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó, 2006, phương pháp phòng chống bệnh giun sán ở vật nuôi, Nhà xuất bản lao động Vì chưa có thuốc điều trị gạo lợn có hiệu quả nên phòng bệnh là chính. Kiểm tra thịt lợn gạo ở các lò mổ Xử lý thịt nhiễm gạo( tiêu hủy, luộc chín) Điều trị triệt để người nhiễm sán, quản lý phân và ủ phân người để diệt trứng sán. Phạm Sỹ Lăng – Phan Địch Lân, bệnh ký sinh trùng ở gia súc và biện pháp phòng trị, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội – 2001. Phòng bệnh Yêu cầu là một mặt không cho lợn nhiễm trùng, mặt hác bảo vệ người chống lây sán. Đối với lợn, không nên nuôi thả rông. Người không nên ỉa đồng, cần có hố xí. Người có sán phải chữa ngay, sán bị tống ra ngoài phải đốt ngay. Không cho người ăn thịt lợn sống hay chưa chín kỹ. C.cellulosae có thể sống hơn 70 ngày trong thịt ở nhiệtđộ từ 1 đến 40C. Nhưng ướp lạnh ở -50 ở -80C trong 5 ngày, thì nó chết và không có hại nữa; đó là cách khử trùng tốt nhất. Ở nhiều nước luật lệ cho phép trả lại ợn gạo cho người nua nếu mua trong thời hạn 9 ngày. PGS.PTS Phạm Văn Khuê, PGS.PTS Phan Lục, 1996, NXB nông nghiệp. Phòng trù tổng hợp: Xây dựng củng cố và thực hiện nghiêm túc quy định kiểm nghiệm thịt. Để bảo vệ sức khỏe cho người, phòng cho người không nhiễm sán bò và sán lợn, cần kiểm nghiệm thịt nghiêm túc lúc tronng nhà máy chế biến thịt, lò mổ tỉnh, huyện. Nếu thấy gạo thì tùy mức độ mà xử lý: Trên 40cm2 thịt có trên 3 hạt gạo (ấu sán) thì thịt phải hủy ngay, chế biến làm thức ăn cho gia cầm, hoặc đem chôn. Nếu 40cm2 chỉ có 3 hạt gạo thì xử lý theo một trong 3 biện pháp sau: + Luộc chín ở nhiệt độ 60- 70οC, toàn bộ ấu trùng sẽ chết, cần chú ý nếu thịt cắt quá to thì toàn bộ nhiệt bên trong không đủ để diệt ấu trùng. Thịt phải cắt thành miếng 2kg, dày 6cm đun sôi 2h. + Ướp muối: Cho thịt vào nước mối đặc ướp 3 tuần thì gạo sẽ chết. + Ướp lạnh từ 10oC đến 15oC. Đối với gạo bò ướp khoảng 10 ngày, gạo lơn ướp khoảng 15 ngày. Ướp lạnh là một biện pháp tốt vì giữ nguyên phảm chất thịt nhưng phải có nhà máy ướp lạnh, mặt khác có thể gạo chưa chết hoàn toàn, vì vậy phải thử lại sức sống của gọa trước khi dùng làm thực phẩm. Bóc một số gạo ở thịt ướp lạnh cho vào đĩa lồng chưa 80% dịch mật bò pha với nước sinh lý, để tủ ấm 39- 40oC khoảng 15 phút, nếu ấu trùng không chuyển động thì gạo đã chết. Ngoài biện pháp kiểm tra thịt ở lò mổ cán bộ thú y cần kiểm tra thịt bán tự do ở chọ hoặc các gia đình tự mổ lợn, mổ bò. Đảy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh cho người và gia súc gồm: + Xây dựng tốt hố xí hai ngăn, ngăn ngừa lợ, bò ăn phân người + Phải có chuồng nuôi lợn, bò không thả rông. + Nâng cao ý thúc vệ sinh của nhân dân làm cho mọi ngườu hiểu những kiến thức cơ bản và tác hại của bệnh, qua đó tự giác không ăn thịt sống, thịt tái. Sau khi đại tiện rưa tay sạch sẽ. Chẩn đoán và điều tra bệnh sán dây bò và lợn cho người. Phải chẩn đoán cho nhân dân ở vùng có dịch bằng cách hổi bệnh nhân dân và kết hợp kiểm tra phân tìm đốt sán. Sau khi chẩn đoán chính xác, phải tẩy sán. Có nhiều loại thuốc nhưng hiện nay thường dùng bài thuốc nam sau: Hạt bí ngô (bỏ vỏ) : 50g Hạt cau: 70- 100g MgSO4: 20- 30g Sáng sớm còn đói cho ăn hạt bí, sau 1- 2h cho uống nước sắc hạt cau ( hạt cau nghiền thành bột cho uống thêm 500ml nước, đun sôi 1h, nước cạn còn đọ 100ml gan qua vải màn lại sắc lại 2 lần nữa, cuối cùng lấy lại 300ml nước sác đun lại, còn 100ml lọc và uống) sau nử giờ thì uống thuốc tẩy MgSO4. Sau khi uống thuốc 40 phút đến 4h, đầu sán và các đốt thân sẽ ra. Theo bài giảng Ký sinh trùng Thú y Đây là bệnh chung giữa ngươi và lợn nên thực hiệ biện pháp phòng trừ tổng hợp. Thú y: Phải thực hiện nghiêm túc quyết định kiểm nghiệm thịt lợn trước khi đưa ra thị trường, phát hiện lợn nhiễm gạo phải xử lý ngay, tiêu hủy hoặc chế biến làm thức ăn cho súc vật khác. + Đối với lợn: Không được nuôi lợn that dông + Thức ăn nước uống cho lợn phải đảm bảo sạch + Không làm nhà vệ sinh trên sàn lợn Với người: + Đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, xây dựng hố xí hai ngăn, bỏ tập quán ăn thịt sống, tái , hun khói. Điều trị Nếu phát hiện sớm dùng: Praziquante lợn 50- 100mg/ kgTT 3. Theo bài viết vào Thứ 4, Tháng 2, 03, 2010 8:46 pm tại website www.cdythue.edu.vn - www.doancdythue.hnsv.com *Các biện pháp phòng chống dịch: Biện pháp dự phòng: - Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: tuyên truyền cho người dân về tác hại và đường lây truyền của bệnh sán dây và bệnh ấu trùng sán lợn để chủ động phòng chống bệnh. - Vệ sinh phòng bệnh: vệ sinh cá nhân, không ăn thịt bò/lợn tái hoặc chưa nấu chín; thực hiện ăn chín, uống chín, ăn rau sống phải rửa sạch dưới vòi nước. Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh reo rắc mầm bệnh ra môi trường. Phát hiện và tẩy sán trưởng thành sớm nếu bị nhiễm bệnh. Biện pháp phòng chống dịch: - Tổ chức: nếu có dịch xảy ra phải thành lập ngay Ban chỉ đạo các cấp khoanh vùng dập dịch. - Chuyên môn: thu dung bệnh nhân tới cơ sở y tế để điều trị diệt mầm bệnh; kiểm soát trâu, bò vùng có dịch; tuyên truyền người dân không ăn thịt lợn/bò chưa được nấu chín dưới bất kỳ hình thức nào. *Điều trị: - Nguyên tắc : Điều trị sớm, đủ liều và dùng thuốc đặc hiệu ; điều trị hỗ trợ khi cần thiết để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân. Lưu ý những trường hợp chống chỉ định điều trị cho phụ nữ có thai, những người đang bị bệnh cấp tính hoặc suy tim, suy gan, suy thận, bệnh tâm thần..., cơ địa dị ứng với thuốc cần dùng. - Thuốc điều trị: + Điều trị sán dây trưởng thành: có thể dùng một trong hai loại thuốc Praziquantel viên nén 600 mg liều 15-20 mg/kg, liều duy nhất uống sau khi ăn 1 giờ hoặc Niclosamide viên nén 500 mg liều 5-6 mg/kg, liều duy nhất uống lúc đói, sau 2 giờ tẩy Magie sulphat 30 mg kèm theo uống nhiều nước (1,5-2 lít). + Điều trị nang sán: áp dụng tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên: Praziquantel viên nén 600 mg liều 15 mg/kg/lần ´ 2 lần/ngày ´ 10 ngày ´ 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày hoặc Albendazole 7,5 mg/kg/lần ´ 2 lần/ngày ´ 30 ngày ´ 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày. Trước khi dùng phác đồ này, cần tẩy sán trưởng thành bằng Praziquantel liều duy nhất từ 15-20 mg/kg. Kiểm dịch y tế biên giới: Không nhập hoặc xuất thịt lợn/bò có ấu trùng (lợn gạo/bò gạo) qua biên giới. 4. Theo Để điều trị bệnh cần phải diệt sán lợn trưởng thành ở ruột trước khi điều trị diệt ấu trùng. Thường dùng một trong các thuốc sau: praziquantel 10-15mg/kg cân nặng/ngày, liên tục trong 7 ngày; albendazol 15mg/kg/ngày, liên tục trong 28 ngày có kết quả tốt. 5. Theo Điều trị bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn: Nguyên tắc điều trị: -Điều trị sớm: cần thiết chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt sán ra theo phân hoặc đốt sán ra quần lót / quần đùiđể tránh những biến chứng do sán dây lợn (bệnh ấu trùng sán lợn); -Không nên điều trị bằng thuốc đông y, thuốc nam hoặc các thuốc cổ điển đối với bệnh sán dây lợn vì dể xảy ra biến chứng nguy hiểm; -Điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn nên thực hiện ở cơ sở y tế trang bị phương tiện cấp cứu tốt, có bác sĩ chuyên khoa theo dõi. Thuốc điều trị: Một số thuốc đặc hiệu cho bệnh sán dây và ATSL như praziquantel, niclosamide và albendazole. Phác đồ điều trị: -Điều trị bệnh sán dây trưởng thành: praziquantel 15-20mg/kg cân nặng liều duy nhất hoặc niclosamideliều 2 gam cho người lớn liều duy nhất hoặc có thể lặp lại liều trong vòng 7 ngày nếu cần thiết ( 2007); -Điều trị bệnh ấu trùng sán lợn, chúng ta có thể dùng 1 trong 2 phác đồ sau đây: +Praziquantel 30mg/kg/ngày x 15 ngày x 2-3 đợt (mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày); +Hoặc Praziquantel 15-20mg/kg, liều duy nhất ngày đầu. Những ngày sau dùng albendazole 15mg/kg/ngày x 30 ngày x 2-3 đợt (đợt cách đợt 20 ngày). -Với trẻ em, khi điều trị bằng thuốc niclosamide, cần cho liều theo cân nặng cơ thể và đượcchỉ định bởi bác sĩ (theo 2007) +Với những trẻ từ 11-34 kg: liều cho 1 g, liều duy nhất, điều trị có thể lặp lại trong vòng 7 ngày nếu cần thiết; +Với trẻ > 34 kg: liều cho 1.5 g, liều duy nhất, điều trị có thể lặp lại trong vòng 7 ngàynếu cần thiết. Các biện pháp phòng chống bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn Đối với bệnh do sán dây trưởng thành: Không ăn thịt lợn, gan lợn hoặc thịt trâu bò chưa nấu chín như nem, thính, nem chua, tré, thịt lợn tái, gan tái, thịt trâu, bò tái; kết hợp với các ngành chức năng kiểm tra chặt chẽ các lò mổ lợn, trâu bò và loại bỏ các con vật mang ấu trùng sán; quản lý phân tốt: luôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không để lợn thả rông ăn phân người; tốt nhất không nuôi lợn thả rông. Đối với bệnh ấu trùng sán lợn (Cysticercus cellulosae) Không ăn rau sống, không uống nước lã; quản lý phân tốt, nhất là phân của những người nhiễm ấu trùng sán dây lợn T.solium; phát hiện và điều trị sớm những người mắc bệnh sán dây và xử lý những con sán được tẩy ra, đặc biệt sán dây lợn để ngăn ngừa mắc bệnh ấu trùng sán lợn theo cơ chế tự nhiễm (Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang) - Thực hiện tốt chế độ kiểm soát sát sinh   nếu thấy gạo:     Huỷ bỏ         Luộc chín,   Ướp muối   ,    Ướp lạnh  - Đẩy mạnh phong trào vệ sinh cho người và  gia súc:    + Lợn phải có chuồng, không thả rông    + Người phải có hố xí hợp vệ sinh    + Cần ăn thịt lợn đã qua kiểm soát sát sinh, không ăn thịt tái hoặc chưa chín Phòng - Tẩy sán dây trường thành cho người      Praziquanten :10 mg/P (viên 600 mg)    Niclosamid : uống 2 viên (500 mg)  x 2 lần   Acrikin : 1,0-1,2 g - cứ 5 phút uống 0,2 g    Diclophen :5 g(10 viên)  x 3 ngày  Hạt bí ngô + hạt cau + MgSO 4    Điều trị gạo : Albendazol  15 mg/P x 3 lần   Praziquanten :10-15 mg/P uống 7 ngày- nghỉ 3 ngày  x 3 lần  = 1 tháng BỆNH GẠO BÒ I/ Đặc điểm sinh học PGS.PTS Phạm Văn Khuê, PGS.PTS Phan Lục, 1996, NXB nông nghiệp Là ấu trùng Cysticercus bovis ký sinh ở co tim cơ lưỡi, cơ đùi...có hình bọc nhỏ, hơi tròn, màu trắng trong, dài 5- 9mm, rộng 3- 6mm, trong bọc chứa dịch thể trong suốt vf một đầu sán lộn ngược ra ngoài. Đầu sán này có 4 giác bám. Không có đỉnh và móc đỉnh. Sán trưởng thành là Taeniarhynehus saginatus ký sinh ở ruột non người, dài 4- 12m gồm 1000- 2000 đốt sán. Đầu sán tròn có 4 giác bám to, không có đỉnh và không có móc đỉnh Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó, 2006, phương pháp phòng chống bệnh giun sán ở vật nuôi, Nhà xuất bản lao động Do ấu trùng sán dây cysticecus bovis là ấu sán của sán dây Taeniarhynchus sa ginatus ký sinh ở ruột người (sán bò) gây nên. Ấu trùng này ký sinh ở ký chủ trung gian là bò, làm thành gạo bò, thường lấy gạo này ký sinh ở các mô cơ, cơ lưỡi, cơ nhai và cơ tim. Sán trưởng thành có đốt đầu, đốt cổ và hàng ngàn đốt. Đốt đầu hình khối, có 4 giác bám. Sán dài từ 4- 12mm, gồm 1000- 2000 đốt sán, nhưng không có móc đỉnh như sán lợn. Cơ quan sinh dục hình thành từ đố 200 trở đi, lỗ sinh dục đổ sang một bên của đố sán. Đốt già chứa đầy tử cung, có phân thành 15- 35 nhánh ở trong mỗi đốt. Trong tử cung của mỗi đố chứa tới 100000- 150000 trứng. Gạo bò hình bọc, có màu trắng, dài từ 5-9mm, rộng từ 3- 6mm, bên trong chứa dịch thể trong suốt và một đầu sán lộn ngược ra phia ngoài. Đâù sán này hoàn toàn giống như đầu sán dây trưởng thành ký sinh trong ruột người. Phạm Sỹ Lăng – Phan Địch Lân, bệnh ký sinh trùng ở gia súc và biện pháp phòng trị, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội – 2001. Ấu trùng C.bovis, giống C.cellulosae, nhưng bé hơn, chỉ dài 4 – 9 mm và rộng 3 – 5.5 mm, trên mặt hạt nước có một vệt trắng đục là đầu sán tụt vào; đầu sán cũng không có móc như sán trưởng thành, có 4 giác. Hạt nước vào ống tiêu hóa của người cùng với thịt bò, cho một sán trưởng thành đã cấu tạo hoàn toàn sau thuộc chừng 3 tháng. T.solium ở đâu cũng có, là loài sán thứ hai giống Tania gây bệnh sán ở người. Ấu trùng gây bệnh gạo bò rất phổ biến trên khắp thế giới. Theo bài giảng Ký sinh trùng thú y Do ấu trùng Cysticercus bovis Nơi ký sinh: cơ đuôi, móng, cơ đùi, tim của bò Ấu trùng có dạng bọc như hạt gạo nếp, có màu trắng, đường kính 3- 6mm, Bên ngoài là tổ chức liên kết dày, trong chứa dịch thể trong suốt và một đầu sán lộn ngược. Sán trưởng thành là Teania saginata, ký sinh ở ruột non người, kích thước lớn 4- 12m, đầu không có mõm, có 4 giác bám hình tròn, đốt già rụng ra khỏi cơ thể ra môi trường bên ngoài. Trứng có hình bầu dục, vỏ dày, có gờ phóng xạ, bên trong chứa cơ quan hình lê và ấu trùng phôi 6 móc. . Theo bài viết Ngày 03/03/2009 của TS. Triệu Nguyên Trung và TS. Nguyễn Văn Chương tại website www.cdythue.edu.vn - www.doancdythue.hnsv.com Sán dây bò (Taenia saginata) là bệnh phổ biến hơn sán dây lợn, ước tính trên thế giới có khoảng hơn 40 triệu người bị nhiễm bệnh và bệnh được phát hiện ở hơn 50 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Sán trưởng thành dài từ 4 đến 12 m hoặc có thể dài hơn, thân có khoảng 1.200 đến 2.000 đốt; đầu sán hơi dẹt, cổ dài và hẹp, các đốt sán gần đầu có chiều ngang lớn hơn chiều dọc, càng xa đầu thì chiều dài càng lớn hơn chiều ngang. Các đốt sán gần cổ chưa có cấu tạo gì bên trong rõ rệt, chỉ chứa mầm phôi thai của cơ quan sinh dục. Các đốt càng xa cổ càng già với bộ phận sinh dục cái xuất hiện, toàn bộ đốt sán là tử cung phân nhánh chứa đầy trứng, số lượng trứng có thể đến 100.000 cái. Trứng màu nâu sẩm và rất giống trứng của sán dây lợn nên khó phân biệt. Sán dây bò cũng có nang ấu trùng như ấu trùng sán dây lợn, nó là một bọc chứa đầy chất lỏng trong đầu ấu trùng, không có móc, có bốn giác gọi là “gạo bò” nằm ký sinh ở thịt bò cũng như “lợn gạo” nằm ký sinh ở thịt lợn. Sán dây bò thường ký sinh ở ruột non của người. Những đốt sán già tự động đứt ra khỏi thân sán, chủ động bò ra ngoài hậu môn, rồi bò ra quần áo, giường chiếu. Bệnh nhân thường dễ biết mình bị mắc bệnh vì nhìn thấy, phát hiện các đốt sán ở quần áo, giường chiếu. Các đốt sán rụng ra thành những đốt riêng biệt, chuyển động nhờ những cơ rất khỏe nên nó có thể bò lên bụng, lên nách bệnh nhân hoặc bò khắp giường chiếu. Mỗi ngày thân sán có thể mọc dài ra từ 3 đến 28 đốt. Các đốt sán già rơi vào ngoại cảnh và vỡ ra, giải phóng hàng trăm ngàn trứng. Nếu trâu, bò ăn phải đốt sán vào ruột thì trứng sán nở ra ấu trùng và xâm nhập vào hệ tuần hoàn để về tim, sau đó theo máu đi đến các cơ vân để hình thành nang ấu trùng ở bắp cơ của trâu, bò và thường được gọi là “gạo bò” (cysticercus bovis). Nang ấu trùng sán bò thấy nhiều ở cơ lưỡi, cơ hoành, cơ tim, cơ mông ... của trâu, bò. Khi người ăn thịt trâu, bò có nang ấu trùng sán dây bò chưa được nấu chín, còn ở trong trạng thái tái hoặc sống thì nang ấu trùng vào ruột người, ấu trùng sẽ thoát ra khỏi nang, đầu lộn ra ngoài bám vào thành ruột và phát triển thành sán trưởng thành trong khoảng từ 8 đến 10 tuần. Người là vật chủ chính và trâu, bò là vật chủ phụ. Sán dây bò có thể sống trong cơ thể người từ 20 đến 30 năm. Con người thường bị mắc bệnh sán dây bò trưởng thành, còn bệnh ấu trùng sán bò hiếm gặp. 3. Theo bài viết của PGS.TS.LÊ VĂN THỌ tại Nếu thịt bò bị nhiễm gạo, từ khoa học gọi là cysticercus bovis.Sở dĩ gọi là gạo bò vì trong mô cơ của bò có những nang hình giống hạt gạo, màu trắng hoặc màu vàng nhạt, bên trong có chứa đầu sán. Đó là ấu trùng của sán dây Taenia saginata ký sinh trong ruột non của người. Bò là ký chủ trung gian, người là vật chủ cuối cùng. 4.Theo Hình thái học T. saginata Ấu trùng - Cysticerci là khoảng 7,5 - 10mm , rộng 4-6 mm chiều dài và được tìm thấy ở bò sau khi uống của trứng giun. Người lớn - Các tapeworms dành cho người lớn có chiều dài trung bình của ~ 5 mét, bao gồm khoảng 1.000 proglottids, nhưng có thể phát triển lên đến 25 mét chiều dài. Vì vậy hình thức của người lớn T. saginata có thể lớn hơn so với T. solium.   scolex có bốn suckers nhưng không có móc, mà là hàng ngày Taenia solium. Các scolex trong sán dây này là hơi lớn hơn của T. solium, Vào khoảng 2mm đường kính. Gravid proglottids là nhà kho hoặc trong các phân hoặc để lại hậu môn của chính mình. Khi proglottids đạt khô môi trường bên ngoài xảy ra và những quả trứng được phát hành khi proglottid vỡ. Trứng - tương tự như trứng T. solium. (Hình ảnh trên phải) T. saginata Definitive host (tình dục sinh sản): con người. Trung cấp host: gia súc Phân của con người. Chứa trứng của sán dây này. Egg là do ăn phải gia súc. Trứng nở để phát hành hexacynth (sáu-hooked) ấu trùng trong ruột non. Ấu trùng di chuyển qua đường ruột và đi vào máu, hệ thống bạch huyết. Ấu trùng được mang đến mô như tim và cơ bắp khác để phát triển cysticercus. Man là nhiễm ingesting thịt chưa nấu chín có chứa cysticercus. Sau khi ăn phải, các scolex của ký sinh trùng gắn vào thành ruột và phát triển thành một sán dây trưởng thành mà nhà kho trứng trong phân của người nhiễm bệnh. Do ấu trùng  C. bovis  Dạng hạt gạo  KS ở cơ của bò ( Trâu)  Sán trưởng thành : Taeniarhynchus saginatus  Ký sinh ở ruột non duy nhất 1 con ở người.    Sán dài 7-12 mét ,gồm 1000 – 2000 đốt    Đỉnh đầu không có móc   Lỗ sinh dục thông ra 1 bên và xen kẽ không đều nhau 2. Vòng đời PGS.PTS Phạm Văn Khuê, PGS.PTS Phan Lục, 1996, NXB nông nghiệp Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non người, đốt gì thường rụng một hoặc nhiều đốt (27 đốt) và theo phân ra ngoài. Khi đốt sán phân hủy, trứng sán khuếch tán ra môi trường bên ngoài. Nếu bò ăn phải, trứng sán vào đường tiêu hóa, đến ruột, thai 6 móc được nở ra và xuyên qua thành ruột theo hệ tuần hoàn về tim và đến các cơ lưỡi, đùi....Ở đó hình thành ấu trùng Cysticercus bovis sau 3- 6 tháng (thành gạo bò). Khi người ăn phải gạo bò, ấu trùng vào đến ruột, đầu nhô ra bám vào niêm mạc ruột. Sau khoảng 3 tháng thành sán trưởng thành, mỗi ngày sán có thể dài thêm 8- 9 đốt. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó, 2006, phương pháp phòng chống bệnh giun sán ở vật nuôi, Nhà xuất bản lao động Sán trưởng thành ký sinh trong rượt non của người, dùng 4 giác bám chặt vào niêm mạc ruột. Những đốt sán già ở cuối thân sán tách ra và theo phân ra ngoài, trong những đốt này chứa đầy trứng nằm trong tử cung. Trong trứng chứa ấu trùng 6 móc. Khi bò nuốt phải trứng sán, ấu trùng 6 móc vào ruột non của bò, xuyên qua thành ruột theo hệ tuần hoàn đến các mô cơ và thích hợp ở chỗ nào có nhiều máu, qua 6 tháng thành gạo bò; ngoài ra còn thấy gạo bò ở não, gan và các mô mỡ của bò II. Dịch tễ PGS.PTS Phạm Văn Khuê, PGS.PTS Phan Lục, 1996, NXB nông nghiệp Tình hình phân bố: Có nhiều ở Châu Á và Châu Phi. Ở Việt Nam tình hình nhiễm tùy theo khu vực, nơi nuôi nhiều bò hay ăn thịt bò tái tỷ lệ mác cao. Một số vùng núi ít nuôi bò thì ít mắc bệnh. Ở lò mổ Hà Nội, đã mổ khám 910 bò có 7 con mắc bệnh, tỷ lệ nhiễm 0,76%, và 836 con trâu có 2 con mắc tỷ lệ nhiễm 0.23%. Đã kiểm tra 162 bò, 385 trâu ở lò mổ Lạng Sơn, Hòa Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phú chưa tìm thấy gạo (Phan Trịnh Chức 1970) Vật ký chủ trung gian nhiễm gạo không những ở bò mà còn ở trâu, dê, cừu, hươu. Trước đây cho rằng người không bị gạo bò, nhưng Faust (1957) cho biết có trường hợp người bọ gạo bò. De rivar (1937) khi mổ tử thi đã thấy có gạo bò. Qua thống kê 25 bò có gạo, thấy sự phân bố của ấu trùng trong cơ thịt bò không đồng đều: cơ hàm 52%, cơ lưỡi 36%, cơ tim 52%, cơ cổ 16%, cơ liên sườn 16%. Hình thức nhiễm bệnh Người mắc sán dây bò do ăn thịt chưa chín, bò mắc gạo do ăn phải đốt sán ở người thải ra. Sức miễn dịch: Thời gian ấu trùng sống trong thịt bò, theo Dewhirst (1961) gạo bò sống được 369 ngày, theo Écsop thì 7- 9 tháng. Bò bị gạo không tái nhiễm nữa, sức miễn dịch này duy trì được 2 năm, nhưng gannf đây đã thấy bê sau đẻ được vài tuần bị nhiễm sán thì có sức miễn dich suốt đời. Phạm Sỹ Lăng – Phan Địch Lân, bệnh ký sinh trùng ở gia súc và biện pháp phòng trị, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội – 2001 Ở Đông Dương, sán Taniarhynchus saginatus khá phổ biến ở người. Ấu trùng đã gặp ở người (trong tổ chức liên kết dưới da) ở một người ở Hà Nội (Bergeon, Joyeux, Gaulène, 1928), ở bò và ít hơn ở trâu. Cysticercus bovis thường ở lưỡi và ở tim. Theo bài giảng KST thú y: - Sán trưởng thành ở người có tỷ lệ rất cao Do Hạt gạo màu trắng trong khó nhận biết Người thích ăn thịt bò tái Gặp nhiều ở các cụ cao tuổi; nam 78 % Gặp nhiều ở vùng nông thôn, vùng sâu, xa Tỉ lệ ấu trùng ở bò thấp ( 0,3 – 0,5 %) Gạo ở cơ hàm(52 %),cơ tim (52%) lưỡi(36 %) ÂT không bao giờ gặp ở người Bò mắc gạo àmiễn dịch 2 năm; bê mắc gạo sẽ miễn dịch suốt đời - Sán trưởng thành ở người có tỷ lệ rất cao  Do Hạt gạo màu trắng trong khó nhận biết        Người thích ăn thịt bò tái    Gặp nhiều ở các cụ cao tuổi; nam 78 %    Gặp nhiều ở vùng nông thôn, vùng sâu, xa   Tỉ lệ ấu trùng ở bò thấp ( 0,3 – 0,5 %)  Gạo ở cơ hàm(52 %),cơ tim (52%) lưỡi(36 %)  ÂT không bao giờ gặp ở người    Bò mắc gạo àmiễn dịch 2 năm; bê mắc gạo sẽ miễn dịch suốt đời 2.Theo T. saginata nhiễm trùng thường gặp ở các khu vực của thế giới nơi mà thịt bò thường được ăn và con người vệ sinh là người nghèo. Nó thường được tìm thấy trên khắp Nam Mỹ và ở Châu Phi nhưng được tìm thấy ở Bắc Mỹ như là tốt. T. saginata có trên toàn thế giới phân phối, nhưng không giống như T. solium nhiễm T. saginata là thường xuyên gặp phải ở Hoa Kỳ. II.BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH GẠO LỢN, GẠO BÒ PGS.PTS Phạm Văn Khuê, PGS.PTS Phan Lục, 1996, NXB nông nghiệp Điều trị: Chưa có thuốc Phòng trừ Phòng trù tổng hợp: Xây dựng củng cố và thực hiện nghiêm túc quy định kiểm nghiệm thịt. Để bảo vệ sức khỏe cho người, phòng cho người không nhiễm sán bò và sán lợn, cần kiểm nghiệm thịt nghiêm túc lúc tronng nhà máy chế biến thịt, lò mổ tỉnh, huyện. Nếu thấy gạo thì tùy mức độ mà xử lý: Trên 40cm2 thịt có trên 3 hạt gạo (ấu sán) thì thịt phải hủy ngay, chế biến làm thức ăn cho gia cầm, hoặc đem chôn. Nếu 40cm2 chỉ có 3 hạt gạo thì xử lý theo một trong 3 biện pháp sau: + Luộc chín ở nhiệt độ 60- 70οC, toàn bộ ấu trùng sẽ chết, cần chú ý nếu thịt cắt quá to thì toàn bộ nhiệt bên trong không đủ để diệt ấu trùng. Thịt phải cắt thành miếng 2kg, dày 6cm đun sôi 2h. + Ướp muối: Cho thịt vào nước mối đặc ướp 3 tuần thì gạo sẽ chết. + Ướp lạnh từ 10oC đến 15oC. Đối với gạo bò ướp khoảng 10 ngày, gạo lơn ướp khoảng 15 ngày. Ướp lạnh là một biện pháp tốt vì giữ nguyên phảm chất thịt nhưng phải có nhà máy ướp lạnh, mặt khác có thể gạo chưa chết hoàn toàn, vì vậy phải thử lại sức sống của gọa trước khi dùng làm thực phẩm. Bóc một số gạo ở thịt ướp lạnh cho vào đĩa lồng chưa 80% dịch mật bò pha với nước sinh lý, để tủ ấm 39- 40oC khoảng 15 phút, nếu ấu trùng không chuyển động thì gạo đã chết. Ngoài biện pháp kiểm tra thịt ở lò mổ cán bộ thú y cần kiểm tra thịt bán tự do ở chọ hoặc các gia đình tự mổ lợn, mổ bò. Đảy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh cho người và gia súc gồm: + Xây dựng tốt hố xí hai ngăn, ngăn ngừa lợ, bò ăn phân người + Phải có chuồng nuôi lợn, bò không thả rông. + Nâng cao ý thúc vệ sinh của nhân dân làm cho mọi ngườu hiểu những kiến thức cơ bản và tác hại của bệnh, qua đó tự giác không ăn thịt sống, thịt tái. Sau khi đại tiện rưa tay sạch sẽ. Chẩn đoán và điều tra bệnh sán dây bò và lợn cho người. Phải chẩn đoán cho nhân dân ở vùng có dịch bằng cách hổi bệnh nhân dân và kết hợp kiểm tra phân tìm đốt sán. Sau khi chẩn đoán chính xác, phải tẩy sán. Có nhiều loại thuốc nhưng hiện nay thường dùng bài thuốc nam sau: Hạt bí ngô (bỏ vỏ) : 50g Hạt cau: 70- 100g MgSO4: 20- 30g Sáng sớm còn đói cho ăn hạt bí, sau 1- 2h cho uống nước sắc hạt cau ( hạt cau nghiền thành bột cho uống thêm 500ml nước, đun sôi 1h, nước cạn còn đọ 100ml gan qua vải màn lại sắc lại 2 lần nữa, cuối cùng lấy lại 300ml nước sác đun lại, còn 100ml lọc và uống) sau nử giờ thì uống thuốc tẩy MgSO4. Sau khi uống thuốc 40 phút đến 4h, đầu sán và các đốt thân sẽ ra. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó, 2006, phương pháp phòng chống bệnh giun sán ở vật nuôi, Nhà xuất bản lao động Hiện nay chưa có thuốc điều trị tốt. Phòng bệnh: kết hợp thú y với y tế để phòng bệnh: Phải kiểm tra nghiêm ngặt thịt trâu, bò nhiễm gạo ở các lò mổ và xử lý đúng quy cách: hủy bỏ khi thịt có trên 3 ấu trùng/40cm2; thái nhỏ, luộc chín thịt nhiễm ấu trùng để diệt chúng. Không ăn thịt nhiễm gạo. Phải chuẩn đoán phát hiện người nhiễm sán và tẩy sạch sán, tiêu hủy mầm bệnh. Quản lý phân, ủ phân để diệt trứng sán. Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân để phòng bệnh tốt. Phạm Sỹ Lăng – Phan Địch Lân, bệnh ký sinh trùng ở gia súc và biện pháp phòng trị, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội – 2001 Chữa bệnh Không chữa được Phòng bệnh Giống bệnh gạo lợn Theo bài giảng Ký sinh trùng thú y Phòng trừ Đây là bệnh chung giữa ngươi và lợn nên thực hiệ biện pháp phòng trừ tổng hợp. Thú y: Phải thực hiện nghiêm túc quyết định kiểm nghiệm thịt lợn trước khi đưa ra thị trường, phát hiện lợn nhiễm gạo phải xử lý ngay, tiêu hủy hoặc chế biến làm thức ăn cho súc vật khác. + Đối với lợn: Không được nuôi lợn that dông + Thức ăn nước uống cho lợn phải đảm bảo sạch + Không làm nhà vệ sinh trên sàn lợn Với người: + Đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, xây dựng hố xí hai ngăn, bỏ tập quán ăn thịt sống, tái , hun khói. Điều trị Nếu phát hiện sớm dùng: Praziquante lợn 50- 100mg/ kgTT Theo bài viết Ngày 03/03/2009 của TS. Triệu Nguyên Trung và TS. Nguyễn Văn Chương tại website www.cdythue.edu.vn - www.doancdythue.hnsv.com Điều trị bệnh sán dây bò cũng như sán dây lợn bằng cách sử dụng thuốc Niclosamide (Yomesan, Trédemine) viên 500mg hoặc Praziquantel (Biltricid, Distocid) viên 600mg. Việc điều trị phải có sự chỉ định cụ thể và theo dõi của thầy thuốc để tránh những hiệu ứng phụ của thuốc gây ra. Các đốt sán rụng ra phải thu gom xử lý và đi đại tiện phải sử dụng hố xí hợp vệ sinh để quản lý nguồn phân thải mang mầm bệnh ký sinh trùng, tránh làm vương vãi trứng giun ra làm ô nhiễm môi trường. Trâu, bò bị mắc bệnh do ăn cỏ có trứng sán, những cánh đồng cỏ ở hai bên bờ sông bị ngập nước thì trứng sán dây bò có thể sống lâu hơn 8 tuần lễ. Bò con dưới 1 tuổi dễ bị nhiễm bệnh sán hơn bò lớn vì bò lớn đã có miễn dịch đối với bệnh một phần. Hiện nay ngành thú y đang có xu hướng phòng bệnh sán dây cho trâu, bò bằng cách tiêm vaccin tạo cho trâu, bò không bị nhiễm sán.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBệnh gạo lợn.doc
Luận văn liên quan