Biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận

Chương 1: Tổng quan về biến đổi khí hậu 2 1.1.Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và những tác hại 2 1.2 Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam 4 1.3. Nguyên nhân biến đổi khí hậu 4 1.4. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu: 5 Chương 2: Biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận 8 2.2 Đặc điểm khí hậu tỉnh Bình Thuận 9 2.3 Biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận 9 2.4 Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến tỉnh Bình Thuận 11 Chương 3: Những đề xuất giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Bình Thuận 15 3.1 Đối với nông nghiệp 15 3.2 Đối với du lịch 15 3.3 Đối với năng lượng 16 3.4 Trong công tác tuyên truyền 18 3.5 Đối với chính sách 18 Kết luận và kiến nghị 20 Tài liệu tham khảo 22

doc23 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10031 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1.Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và những tác hại Định nghĩa: “Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”. (Theo công ước chung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu). Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu gây ra những tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu như: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như: -Có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. - Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa. Các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa bởi những trận lũ lụt lớn có thể xảy ra do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. - Những trận bão lớn vừa diễn ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... nguyên nhân là do hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. - Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng bão, lốc với cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Số lượng các trận bão lớn, lốc xoáy cường độ mạnh tăng gấp đôi, trùng hợp với nhiệt độ bề mặt đại dương tăng lên. Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương (2004) cướp đi sinh mạng 225.000 người thuộc 11 quốc gia; hay cơn bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ (2005) gây thương vong lên đến hàng ngàn người và thiệt hại kinh tế ước tính 25 tỷ USD; và gần đây nhất siêu bão Nargis đánh vào Myanmar (2008) là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất năm qua tính theo số lượng người thiệt mạng. Trận bão này giết chết hơn 135.000 người và đẩy hơn một triệu người vào cảnh không nhà cửa. Tính ra, thiên tai đã cướp đi mạng sống của hơn 220.000 người trong năm 2008 và gây thiệt hại khoảng 200 tỷ USD, biến nó thành một trong những năm đáng sợ nhất trong lịch sử loài người tính theo tổn thất thiên tai về người và của. - Diễn biến mới nhất của thiên tai là trận cháy rừng khủng khiếp do thời tiết quá khô hạn vừa xảy ra ở nước Úc (2/2009) đã giết chết ít nhất 210 người và làm bị thương hơn 500 người cùng những thiệt hại nặng nề về vật chất. Môi trường trước đây Môi trường hiện tại 1.2 Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm (IPCC,2007 ). Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, và gần đây có thêm hoạt động của con người. Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phát xả khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và Metan CH4) là nguyên nhân hàng đầu của biến đổi khí hậu, đặc biệt kể từ 1950 khi thế giới đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và tiêu dùng, liên quan với điều đó là sự tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, sản xuất xi măng, phá rừng và gia tăng chăn nuôi đại gia súc (phát xả nhiều phân gia súc tạo ra nguồn tăng Metan), khai hoang các vùng đất ngập nước chứa than bùn.. 1.3. Nguyên nhân biến đổi khí hậu Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6. -  CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép. -  CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than. -  N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. -  HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22. -  PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm. - SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê. Khí thải từ hoạt đông công nghiệp 1.4. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu: - Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung. - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất. - Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. Các hiện tượng của biến đổi khí hậu      Hiệu ứng nhà kính    Mưa axit Thủng tầng ozon Cháy rừng Lũ lụt Hạn hán Sa mạc hoá Hiện tượng sương khói Chương 2: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH BÌNH THUẬN Trong những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu diễn biến hết sức phức tạp và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây ra nhiều thiệt hại đáng kể về tính mạng và tài sản của người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bình Thuận là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những tác động bất lợi của biến biến đổi khí hậu như lũ lụt và hạn hán, mực nước biển dâng và xâm nhập mặn, cũng như gia tăng các rủi ro về sức khỏe do các đợt nắng nóng gay gắt, sốt xuất huyết và sốt rét. 2.1 .Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Bình Thuận là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ, có vị trí là cửa ngõ giao lưu về kinh tế - văn hoá - xã hội giữa các khu vực Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Đồng thời với hệ thống các quốc lộ 1A, quốc lộ 28 và quốc lộ 55, Bình Thuận đã trở thành giao điểm nối liền với các trung tâm du lịch lớn của khu vực và với cả nước như: Nha Trang - Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng phụ cận. Đây là khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi nối liền với nhau, đồng thời là khu vực có GDP bình quân đầu người khá cao, nhu cầu du lịch rất lớn với nhiều loại hình khá đa dạng.    Ngoài vị trí địa lý thuận lợi; Bình Thuận với diện tích tự nhiên 7.849 km2, dân số trên một triệu người gồm nhiều dân tộc khác nhau, còn được biết đến là tỉnh giàu tài nguyên về biển, rừng, khoáng sản; trong đó đặc biệt là các tiềm năng phát triển du lịch. Địa hình Ðại bộ phận là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Ðịa hình hẹp về chiều ngang, kéo dài theo hướng Ðông Bắc - Tây Nam, phân hoá thành :       - Ðồi cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích tự nhiên, phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân.       - Ðồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích tự nhiên gồm: Ðồng bằng phù sa ven biển, ở các lưu vực sông Lòng Sông đến sông Dinh độ cao không quá 12 m đồng bằng thung lũng sông La Ngà, độ cao từ 90-120 m.       - Vùng đồi gò chiếm 31,66% diện tích, độ cao từ 30 - 50m kéo dài theo hướng Ðông Bắc - Tây Nam từ phía Bắc huyện Bắc Bình đến Ðông Bắc huyện Ðức Linh. - Ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo của huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trên địa bàn tỉnh có một số núi cao như: Đa Mi (1.642 m), Dang Sruin (1.302 m), Ông Trao (1.222 m), Gia Bang (1.136 m), núi Ông (1.024 m) và Chi Két (1.017 m). Một số nhánh mũi chạy ra sát biển tạo nên các mũi La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Hòn Rơm và Mũi Nhỏ. 2.2 Đặc điểm khí hậu tỉnh Bình Thuận Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10 Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình: 27 °C Lượng mưa trung bình: 1.024 mm Độ ẩm tương đối: 79% Tổng số giờ nắng: 2.459 2.3 Biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận   Trong 50 năm qua nhiệt độ ở nước ta đã tăng lên 0,50C làm mực nước biển dâng trung bình 3,2mm/năm, gây ra những hiện tượng như biển xâm thực, nhiễm mặn ở các địa phương ven biển ngày một nghiêm trọng. Đồng thời các hiện tượng lũ lụt do mưa bão thất thường, hay hạn hán do nắng nóng kéo dài không còn là hiếm. Là một tỉnh duyên hải Nam trung bộ, với bờ biển dài 192km, diện tích lãnh hải rộng  52.000km2. Nhờ đó Bình Thuận là một trong những ngư trường lớn của cả nước, trữ lượng hải sản  từ  220 đến 240 ngàn tấn với nhiều chủng loại phong phú và quý hiếm. Diện tích ven sông, biển giúp ngành nuôi trồng thủy hải sản ở tỉnh ta phát triển nhanh. Bên cạnh đó, nhờ có bãi biển dài và đẹp, Bình Thuận còn được mệnh danh là: thủ đô resort của cả nước. Ngành du lịch biển cũng đang là một hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tất cả đã và đang giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương, đóng góp nhiều tỷ đồng vào ngân sách. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hiện tượng biến đổi khí hậu mà nguyên nhân chủ yếu do sự tác động xấu của con người đến môi trường, đặc biệt là do sự phát thải khí nhà kính và nạn chặt phá rừng bừa bãi, đã gây những thiệt hại không nhỏ cho người dân sinh sống ven biển hay làm nghề biển. Hiện tượng biển xâm thực đã đến mức báo động, làm xói lở mạnh bờ biển ở nhiều nơi, tàn phá nhà cửa và đe dọa tính mạng của nhiều hộ dân ven biển, điển hình như ở La Gi, Tuy Phong và Phan Thiết. Sạt lở bờ biển Hàm Tiến.    Tình trạng xâm nhập mặn cũng đang diễn biến hết sức phức tạp ở một số địa phương. Sông Lòng Sông ở Tuy Phong theo tính toán có những lúc nước mặn đã xâm nhập về phía thượng lưu đến hơn  2km, độ khoáng hóa của nước đạt tới  10-19g/l. Hay tình trạng tương tự xảy ra đối với sông Lũy (Bắc Bình), sông Phan (Hàm Tân - Hàm Thuận Nam). Đồng thời, các cơn bão, áp thấp nhiệt đới mạnh đã tác động đến tỉnh nhiều hơn, gây ra nhiều vụ chìm tàu và ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác thủy sản của ngư dân. Không chỉ ảnh hưởng đến biển, hàng năm tình trạng lũ lụt, hạn hán cũng gây ra những hậu quả nặng nề ở tỉnh. Vào mùa mưa, lũ lụt xuất hiện thường xuyên với cường độ lớn gây lũ quét cục bộ làm chết nhiều người, cuốn trôi và làm sập đổ nhiều nhà cửa, gây thiệt hại lớn trong sản xuất nông nghiệp và các công trình giao thông, đặc biệt là ở các địa phương: Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, Tuy Phong. Còn vào mùa khô, ngày càng xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài liên tục diễn ra. Năm 2009, nắng nóng sớm dị thường đã xuất hiện ở La Gi (10 năm trở lại đây mới xảy ra trường hợp này) và ở Phan Thiết (19 năm mới xảy ra). Hay mùa khô năm nay, nắng nóng kéo dài với cường độ cao làm một số hồ chứa nước cạn trơ đáy nhất là ở một số huyện phía nam, gây khủng hoảng thiếu nước trầm trọng cho sản xuất và sinh hoạt trong nhân dân. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ sa mạc hóa ở một số vùng như Bắc Bình, Tuy Phong… 2.4 Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến tỉnh Bình Thuận 2.4.1 Đối với nông nghiệp   Trong 5 năm gần đây, sản xuất nông nghiệp liên tục phải đối phó với tình trạng hạn hán gay gắt trong vụ đông xuân, nhất là từ đầu năm một số địa phương trong tỉnh đang đối mặt với nguy cơ hạn hán (không có nước sản xuất, thiếu nước sạch trong sinh hoạt kéo dài) như Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân; dịch bệnh trên cây trồng xuất hiện nhiều nơi nhất là cây lúa (Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc…).    Riêng cây thanh long, với diện tích hơn 12.000ha tổng sản lượng bình quân hơn 250.000 tấn/năm, tỉnh Bình Thuận được đánh giá là “thủ phủ” thanh long của cả nước; nhưng thời điểm từ tháng 4 – 5 năm nay, tỉnh đã phải đối mặt với tình trạng thiếu nước tưới trầm trọng, nước ở các hồ chứa nước trong vùng như Tân Lập, Ba Bàu… đang dần cạn kiệt. Thời gian gần đây, dù một số cơn mưa đầu mùa đã xuất hiện, phần nào làm dịu đi cái nóng “cháy da”, nhưng nông dân huyện Hàm Thuận Nam - địa phương có diện tích thanh long lớn nhất Bình Thuận đang rất lo ngại cho những vườn thanh long đã và đang bị khô cháy. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hàm Thuận Nam, đến nay, đã có hơn 3.000ha thanh long trong vùng bị thiếu nước tưới dài ngày, ảnh hưởng nặng nề đến năng suất, chất lượng mà tình trạng phổ biến là bị héo cành. Mặc dù đã có mưa xuống, nhưng theo các chuyên gia nông nghiệp, thanh long là loài cây phục hồi chậm, và nếu có phục hồi thì hoa và trái thanh long thường sẽ bị teo, nhỏ hơn bình thường. 2.4.2 Đối với du lịch Du lịch biển đảo trong những năm qua đã đem lại các nguồn thu ngoại tệ không nhỏ đối với thu nhập quốc gia, góp phần vào việc phát triển toàn diện về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và quảng bá hình ảnh đất nước, hình ảnh con người Việt Nam trên thế giới. Tuy nhiên, du lịch biển đảo đòi hỏi phải có khí hậu ôn hòa, số ngày mưa ít, không quá nắng, gió thổi không mạnh, không quá ẩm và nhiệt độ trung bình ban ngày và ban đêm chênh lệch tương đối ít; hay nói cách khác, du lịch biển đảo phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nếu thời tiết xấu, xác suất tổ chức thành công các chương trình du lịch với các hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí, thưởng lãm ngoài trời sẽ thấp; thậm chí, trong nhiều trường hợp các tour du lịch còn bị hủy bỏ. 2.4.3 Tác động của biến đổi khí hậu lên đa dạng sinh học Đa dạng sinh học là cơ sở quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các quốc gia. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, đa dạng sinh học đã và đang bị ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng.Nhiệt độ tăng cao sẽ ảnh hưởng đến đặc điểm sinh học của chúng như: sinh trưởng, sinh sản, tăng sự phú dưỡng của nước biển, dễ xuất hiện thủy triều đỏ, gây ô nhiễm môi trường vùng nước ven bờ làm cho các đối tượng nuôi dễ bị nhiễm bệnh và dễ xuất hiện các loại bệnh mới. Trong thiên nhiên, đa dạng sinh học nhất là các hệ sinh thái rừng nhiệt đới là nơi chủ yếu tích luỹ trở lại nguồn khí CO2 phát thải ra, để tạo thành chất hữu cơ. Trong khi đó, chúng ta lại đã và đang chặt phá rừng để phát triển nông nghiệp, mở rộng chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, đô thị. Sự tàn phá rừng, không những gây mất cân bằng sinh thái mà còn làm giảm khả năng hấp thụ CO2 và gián tiếp làm tăng thêm lượng khí CO2 phát thải vào khí quyển, góp phần làm cho biến đổi khí hậu toàn cầu tăng nhanh. Các loài sinh vật muốn phát triển một cách bình thường cần phải có một môi trường sống phù hợp, tương đối ổn định về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất đai, thức ăn, nguồn nước... và cộng đồng các loài sinh vật trong nơi sống đó. Chỉ một trong những nhân tố của môi trường sống bị biến đổi sự phát triển của một loài sinh vật nào đó sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có thể bị diệt vong, tùy thuộc vào mức độ biến đổi nhiều hay ít. Nước biển dâng sẽ gây nên xói mòn bờ biển, ngập lụt vùng ven bờ, làm suy thoái đất ngập nước, nước mặn xâm nhập, giết chết các loài thực vật, động vật nước ngọt. Tại những vùng mà biến đổi khí hậu làm tăng cường độ mưa, thì nước mưa sẽ làm tăng xói mòn đất, lũ lụt, sụt lở đất đá và có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các thuỷ vực, làm ô nhiễm nguồn nước. Tất cả những hiện tượng đó đều ảnh hưởng đến các loài sinh vật và tài nguyên sinh vật, làm cho nhiều hệ sinh thái bị suy thoái. Nhiều dấu hiệu đã cho thấy tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng ngày một sâu, rộng đến các hệ sinh thái. Vùng phân bố của các loài đó thay đổi: nhiều loài cây, côn trùng, chim và cá đã di chuyển di nơi khác, nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn, nhiều loài chim đã bắt đầu mùa di cư sớm hơn, nhiều loài động vật đã vào mùa sinh sản sớm hơn, nhiều loài côn trùng đã xuất hiện sớm hơn. Như vậy, sự giảm sút đa dạng sinh học, nhất là giảm sút diện tích rừng đã thúc đẩy sự gia tăng biến đổi khí hậu toàn cầu. 2.4.4 Đối với đời sống con người Năm 2009, tình hình thiệt hại do bão lũ gây ra trên địa bàn La Gi tuy không ác liệt và không bị ảnh hưởng trực tiếp từ các cơn bão, áp thấp nhiệt đới, nhưng thiệt hại tương đối lớn so với những năm trước. Cụ thể, lốc xoáy, sét đánh thường xuyên xảy ra trên địa bàn phường Tân An làm tốc mái nhiều căn nhà của người dân. Bên cạnh đó, tình trạng biển bị xâm thực do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão, gió màu đông bắc khiến triều cường dâng cao và sóng lớn ven bờ làm thiệt hại lớn về nhà ở của gần 100 hộ dân/463 khẩu ở các khu phố 4, 6, 7 thuộc địa phận phường Phước Lộc với tổng giá trị hơn 2 tỷ đồng. Sự thay đổi khí hậu còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc nhiều vào khí hậu tại chỗ, đặc biệt là sự nóng lên của trái đất. Nhiệt độ nóng lên của trái đất làm tăng số lượng người chết do bệnh tim, huyết áp cao, số bệnh hô hấp tăng. Nhiệt độ cao cũng sẽ làm cho nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí đa dạng, phức tạp như amin, nitrrozo, ozon ở gần mặt đất, phấn hoa, các bào tử nấm… các loại hợp chất này gây ra các bệnh như dị ứng, hen, tổn thương các mô phổi…Nhiều bệnh nặng, dịch bệnh xuất hiện khi nắng nóng và nhiệt độ môi trường nóng lên bất thường. Chẳng hạn, nhiệt độ tăng cao, thời tiết nóng hơn bình thường sẽ làm cho côn trùng, muỗi phát triển mạnh, làm lây lan các bệnh do muỗi và côn trùng đốt, tiếp xúc như: viêm da tiếp xúc, sốt rét, sốt vàng da, sốt xuất huyết, viêm não, SARS...Các loại bệnh này thường tấn công vào người già và trẻ em vì hệ miễn dịch của đối tượng này kém. Thực tế cũng đã cho thấy, dịch bệnh liên tục xuất hiện từ 2003 đến nay như SARS, cúm gia cầm, tiêu chảy…đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động du lịch tại Bình Thuận. Ngập lụt ảnh hưởng đến đời sống người dân tỉnh Bình Thụân Chương 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT GIẢM NHẸ VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH BÌNH THUẬN 3.1 Đối với nông nghiệp - Tổ chức tuyên truyền, giáo dục vận động trong cán bộ, hội viên, nông dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, đất, nước và môi trường.   - Vận động hội viên, nông dân thực hiện sản xuất phải an toàn cho con người và cho môi trường; khi sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cũng như giảm thiểu thấp nhất tác hại đối với con người và môi trường chung quanh.   - Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể các cấp tích cực hưởng ứng chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn”, xem đây là một trong những tiêu chí quan trọng nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới theo Nghị Quyết “Tam nông” của Đảng, Nhà nước, từng bước xây dựng con người văn minh, hiện đại; đồng thời với việc góp phần nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.   -Tiếp tục đẩy mạnh phòng trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng, phong trào Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, phong trào Nông dân bảo đảm quốc phòng an ninh. 3.2 Đối với du lịch - Cần xây dựng hành lang pháp lý, chiến lược du lịch ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung, biển đảo nói riêng. Chiến lược này phải là bộ phận của chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu quốc gia năm 2010 và các năm tiếp theo, đồng thời phải thiết lập cơ chế phối kết hợp, chủ động hợp tác với các bộ, ngành liên quan, các tổ chức, các nước trong khu vực và trên thế giới về ứng phó với biến đổi khí hậu. - Quyết tâm chính trị vững vàng song song với việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, mô hình thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu: + Đối với chương trình, kế hoạch dài hạn tỉnh cần nhanh chóng thay đổi các cơ sở vật chất thân thiện với môi trường, sử dụng các dạng năng lượng xanh tiết kiệm nhiên liệu (như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, đèn compac, đèn quang năng, sử dụng ánh sáng tự nhiên trong kiến trúc…), trồng cây gây rừng để hấp thụ các khí CO2, NxOy gây hiệu ứng nhà kính, trồng cây hạn chế xâm nhập mặn, củng cố hệ thống đê điều hạn chế và tiến tới cấm các tổ chức, cá nhân phát thải ra các khí CFC (điclođiflo metan), tuyên truyền vận động nhân dân tự giác, chủ động và có kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu. +Đối với các chương trình, kế hoạch ngắn hạn cần vận động người dân tự giác giảm thiểu chất thải, tái sử dụng, tái chế chất thải , không xả thác bừa bãi, không phá rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn. 3.3 Đối với năng lượng 3.3.1 Tiết kiệm điện Một trong những giải pháp kinh tế khả thi nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường là tiết kiệm điện, đặc biệt là sử dụng các thiết bị dân dụng tiết kiệm điện như bóng đèn compact, các loại pin nạp. 3.3.2 Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch và khai phá những nguồn năng lượng mới Một trong những giải pháp khả thi nhất là hạn chế đốt than, dầu và khí thiên nhiên. Hiện nay, dầu là nhiên liệu phổ biến và cũng từ dầu người ta sản xuất ra nhiều sản phẩm khác, còn than lại được sử dụng rất phổ biến ở hầu hết các quốc gia, chủ yếu là để sản xuất điện. Theo các chuyên gia Năng lượng Mỹ, cho tới thời điểm hiện nay chưa có một giải pháp hoàn hảo nào để thay thế nhiên liệu hóa thạch mặc dù đây là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn. Bởi vậy, sớm hay muộn con người cũng sẽ phải tìm ra nguồn nhiên liệu khác thay thế như nhiên liệu sinh học, điện nguyên tử hay các nguồn năng lượng khác. Việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới để thay thế nhiên liệu hóa thạch là thách thức lớn nhất của con người trong thế kỷ 21. Một số nguồn năng lượng ứng viên sáng giá là ethanol từ cây trồng, hydro từ quá trình thủy phân nước, năng lượng nhiệt, năng lượng sóng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và nhiên liệu sinh học. Năng lượng mặt trời Năng lượng gió Năng lượng sóng 3.4 Đối với ý thức người dân 3.4.1 Giảm tiêu thụ Một trong những phương án kinh tế nhất là tiết kiệm giảm chi tiêu, điều này không chỉ đúng trong cuộc sống hàng ngày mà nó còn có tác dụng làm giảm các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ví dụ như giảm dùng các loại bao gói sẽ giảm được đáng kể chi phí sản xuất lẫn phí tái chế. Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là sử dụng quá nhiều các loại bao gói có nguồn gốc từ nhựa plastic đã gây nên hiệu ứng "ô nhiễm trắng". 3.4.2 Chặn đứng nạn phá rừng Rừng hấp thụ một lượng lớn khí nhà kính, mất rừng cũng có nghĩa là sẽ khí nhà kính sẽ gia tăng trong bầu khí quyển vì không được hấp thụ. Theo số liệu thống kê của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá, riêng nạn khai thác gỗ đã tạo ra trên 1,5 tỷ tấn CO2 thải vào môi trường, chiếm 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính. Vì vậy, chặn đứng nạn phá rừng sẽ có tác dụng lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu 3.4.3 Ăn uống thông minh, tăng cường rau, hoa quả Đây là phương án được giới y học khuyến cáo rất nhiều, nhưng đứng về mặt môi trường lại có ý nghĩa khác. Theo đó, người ta đã khuyến khích việc canh tác hữu cơ, gieo trồng các loại rau, hoa quả không dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu. Việc lựa chọn thực phẩm để cân bằng dưỡng chất, ngon miệng lại mang tính môi trường quả là không đơn giản, trong khi đó các hãng sản xuất lại thi nhau quảng cáo nên đã làm cho người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn. Ngoài ra việc ăn quá nhiều thịt cũng không tốt cho cơ thể, trong khi đó riêng ngành chăn nuôi cũng là nơi sản xuất ra các loại gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất. 3.4.4 Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh 1 con Hiện nay trên thế giới đã có trên 6 tỷ người và theo dự báo của Liên Hiệp Quốc thì đến giữa thế kỷ 21 sẽ tăng lên 9 tỷ và như vậy nhu cầu về thực phẩm, quần áo, các nhu yếu phẩm khác sẽ tăng lên gấp rưỡi so với hiện nay. Với mức tiêu thụ lớn như vậy sẽ tạo ra nguồn phát tán khí thải gây hiệu ứng nhà kính rất lớn, nhất là ở các nước đang phát triển. Áp dụng phương án mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 con sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực, được coi là phương án phát triển bền vững và khả thi nhất trong tương lai. 3.4.5 Làm việc gần nhà Theo các nhà khoa học, cứ khoảng 1 galon nhiên liệu (tương đương 4,5lít) cho xe chạy sẽ tạo ra khoảng 9 kg CO2 phát tán, vì vậy phương án làm việc gần nhà không dùng xe mà đi bộ hay đi xe đạp vừa có lợi cho sức khỏe lại có lợi về mặt kinh tế môi trường 3.5Trong công tác tuyên truyền Bình Thuận là một trong những tỉnh phát triển mạnh về du lịch biển nên công tác tuyên truyền, giáo dục, cảnh báo, phát tờ rơi cho khách du lịch, người dân biết các khu vực, địa điểm, thời gian, chu kỳ của các sinh vật lạ nguy hiểm xuất hiện tại các bãi biển là rất quan trọng. Bên cạnh đó, các ngành, các cấp phải nhanh chóng cắm các cột mốc cảnh báo vị trí nguy hiểm, các nơi cá lạ nguy hiểm, các loại tảo biển và sinh vật phù du hay xuất hiện. Mục đích của giải pháp này là thông tin, khuyến cáo cho khách du lịch biết đầy đủ các hiểm họa, nguy cơ từ du dịch biển để ngăn ngừa các hiểm họa và tự bảo vệ mình trong tour du lịch; mặt khác nếu sự cố xảy ra, du khách nhanh chóng được bảo vệ an toàn nhờ các đội cứu hộ biển và đội phản ứng nhanh. Giải pháp này rất quan trọng vì du khách cảm thấy được đảm bảo an toàn chủ quan, khách quan và được quan tâm đầy đủ, thích đáng về vật chất và tinh thần. Đây chính là điều kiện tiền đề để du khách lựa chọn tour du lịch cho kỳ nghỉ của mình. 3.5 Đối với chính sách Đề xuất các giải pháp, kiến nghị về việc lồng ghép vấn đề biến đội khí hậu vào các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu; củng cố và tăng cường được năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu; nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đồng và phát triển nguồn lực; xây dựng kế hoạch hành động của Bình Thuận ứng phó với biến đổi khí hậu cho các lĩnh vực dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu; xây dựng danh mục các dự án, chương trình ưu tiên thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu: Không phát triển đô thị ở bờ biển, bờ sông - nơi có hiện tượng xói lở lớn, hoặc thường xuyên ngập lụt cũng là một giải pháp được nhắc tới. Cần phát triển rừng ngập mặn để cản sóng và giảm xói lở, ổn định bờ biển. Phát triển các dải cây xanh dọc theo bờ biển để cản gió bão và ổn định bờ biển. Đối với các đô thị ven biển dễ bị ngập lụt cần dành dải đất dự trữ để đắp đê và để xây dựng các đường ống thoát nước cũng như trạm bơm chống úng ngập, khi cần thiết. Bên cạnh đó, hạn chế phát triển đô thị ở vùng ven biển thấp có rừng ngập mặn, nếu có thì phải trồng đền bù rừng ngập mặn, tôn nền cao hơn hiện nay, hệ thống thoát nước phải ở độ cao thoát nước được khi mực nước biển dâng lên, móng công trình phải cắm sâu xuống tầng đất thiên nhiên vững chắc ở ven biển. Ở các vùng trung du, miền núi thì không phát triển đô thị ở những nơi có khả năng xảy ra trượt, sụt lở đất lớn, lũ ống, lũ quét. Ở vùng đồng bằng trũng có nguy cơ lũ lụt nặng thường xuyên nhất là khi mực nước biển dâng cao hơn, cũng không nên phát triển đô thị. Tạo vành đai xanh phòng hộ ven biển từ dự án rừng ngập mặn 3.6 Cố thủ và thích nghi với biến đổi khí hậu Nước biển dâng, mực nước ở các cửa sông và các dòng sông ở vùng đồng bằng cũng tăng lên, kết hợp với triều cường, sóng biển cao hơn, bão lụt mạnh hơn, cho nên cần phải củng cố và phát triển hệ thống đê điều để thích ứng với biến đổi khí hậu. Ở nước ta đã tồn tại hệ thống đê sông, đê biển lâu đời trên nhiều vùng cần có phương án nâng cao đê và củng cố đê để ứng phó với lũ lụt lớn hơn, mực nước biển dâng cao hơn, xói lở đất mạnh hơn. Đối với nơi chưa có đê trong tương lai, cần dành đất ở ven sông, ven biển để đắp đê khi cần thiết. Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chóng lụt bão đến từng ban, ngành, địa phương trong tỉnh mà thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão. Địa bàn trên cần hoàn thành xong việc tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai. Trên cơ sở đó các địa phương phát huy những mặt làm tốt, cũng như làm rõ những mặt hạn chế, yếu kém để có hướng chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. Triển khai thêm nhiều tình huống, phương án phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn rất cụ thể. Đồng thời xây dựng bản phân công kế hoạch khá chi tiết, rõ ràng về nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và các phương tiện sẵn sàng ứng cứu  khi có thiên tai xảy ra. Kè bảo vệ sông KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN Tác động của biến đổi khí hậu trong những năm qua không loại trừ quốc gia nào, dù cho nước đó không góp nhiều vào nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu. Riêng ở nước ta, trong những năm gần đây hạn hán, mưa lũ, sụt lở đất, lũ quét xảy ra dồn dập, nhất là năm 2007, đã gây thiệt hại rất nặng nề về người và của cải. Hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ còn lớn hơn, nặng nề hơn mà chúng ta khó có thể lường trước được. Nhưng điều có thể dự báo trước đối với nước ta là mưa sẽ nhiều hơn, lũ lụt, xói mòn, sụt lở đất, lũ quét, cháy rừng, hạn hán sẽ xảy ra thường xuyên hơn, bão cũng sẽ mạnh hơn. Chúng ta đã và đang cố gắng để thực hiện những biện pháp làm giảm nhẹ ảnh hưởng của các loại thiên tai, cả bằng khoa học kỹ thuật và các biện pháp xã hội. Thách thức lớn nhất của chúng ta hiện nay là chưa có chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển phù hợp với sự biến đổi hết sức nhanh chóng của khí hậu toàn cầu. Ðể phát triển bền vững, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài của đất nước và từng vùng, cần phải sớm đặt vấn đề về biến đổi khí hậu toàn cầu một cách nghiêm túc. Trong xây dựng quy hoạch phát triển, chúng ta cần chú ý việc làm giảm nhẹ và phòng chống vấn đề thích nghi với biến đổi khí hậu. Nhà nước cần sớm tổ chức một cơ quan chuyên trách có đủ năng lực để nghiên cứu về biến đổi khí hậu toàn cầu và phát triển bền vững, sớm đề xuất những ý kiến xác đáng, khả thi về phát triển kinh tế và xã hội nước ta một cách lâu dài trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu mới. Trong đó cần lưu ý đúng mức đến vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, vốn tài nguyên quý giá của đất nước, cơ sở của sự phát triển bền vững. Cần rà soát lại những công trình phát triển liên quan đến diện tích rừng hiện có; thúc đẩy mạnh hơn việc bảo vệ rừng và trồng rừng, vì các loài sinh vật chỉ có thể chống đỡ được với những sự biến đổi về môi trường khi sinh sống trong một hệ sinh thái ổn định; sử dụng hợp lý đất đai, củng cố và quản lý tốt các khu bảo tồn thiên nhiên, những vấn đề các cấp quản lý chưa quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng của nó trong phát triển bền vững, mà còn thiên quá nhiều vào phát triển kinh tế; cũng cần tăng cường tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm và xoá đói giảm nghèo. Ðể mọi việc được thuận lợi, cần sớm làm tốt công tác truyền thông, nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về thảm họa của biến đổi khí hậu toàn cầu dựa trên cơ sở cộng đồng, vì công việc chỉ thành công khi được đa số nhân dân thực hiện một cách tự giác, có hiểu biết và có trách nhiệm. Tài liệu tham khảo www.hoinongdan.binhthuan.gov.vn www.conganbinhthuan.gov.com.vn www.monre.gov.com www.google.com.vn Bài giảng biến đổi khí hậu Biên soạn TS.Tôn Thất Lãng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBien doi khi hau tinh binh thuan.doc
Luận văn liên quan