Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU . 3 PHẦN MỞ ĐẦU 5 1.Lí do chọn đề tài . 5 2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi của đề tài 5 2.1. Mục đích 5 2.2. Nhiệm vụ . 5 2.3. Phạm vi nghiên cứu 6 2.4. Lịch sử nghiên cứu đề tài 6 3. Những quan điểm và phương pháp nghiên cứu . 7 3.1. Những quan điểm 7 3.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ . 7 3.1.2. Quan điểm hệ thống . 7 3.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh 7 3.2. Phương pháp nghiên cứu 7 PHẦN NỘI DUNG 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 8 1.1. Các khái niệm 8 1.1.1. Khí hậu và thời tiết 8 1.1.2. Biến đổi khí hậu . 8 1.1.3. Môi trường . 8 1.1.4. Môi trường nước . 9 1.2. Hiên trạng biến đổi khí hậu . 9 1.2.1. Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất . 9 1.2.2. Sự dâng cao mực nước biển do băng tan . 9 1.2.3. Những biểu hiện khác . 10 1.3. Nguyên nhân biến đổi khí hậu . 10 1.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 11 1.4.1. Tác động lên môi trường 11 1.4.2. Đối với con người 13 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . 15 2.1. Tổng quan về môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh 15 2.1.1. Nước mặt 15 2.1.2. Nước dưới đất 19 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước 20 2.2.1. Tính chất vật lý 20 2.2.2. Tính chất hóa học 20 2.3. Tình hình ô nhiễm môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh . 23 2.3.1. Môi trường nước trên mặt và tình trạng ngập lụt 23 2.3.2. Nguồn nước ngầm . 28 2.4. Các nguyên nhân . 29 2.4.1. Ảnh hưởng từ tự nhiên 29 2.4.2. Hoạt động của con người . 30 2.4.3. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp 31 2.4.4. Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ 31 2.4.5. Các nguyên nhân khác . 32 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 32 3.1. Bảo vệ nguồn nước . 32 3.2. Biện pháp xử lý nước . 35 3.2.1. Đối với nước nhiễm sắt, phèn 35 3.2.2. Xử lý Hydrogen sulfite H2S . 35 3.2.3. Xử lý nước cứng 35 3.2.4. Khử trùng nước sinh hoạt . 36 3.3. Trách nhiệm của nhà nước, chính quyền và nhân dân . 36 3.3.1. Trách nhiệm của nhà nước và chính quyền địa phương 36 3.3.2. Trách nhiệm của người dân . 37 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 LỜI MỞ ĐẦU Thế giới đang bước vào những năm đầu của thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, đồng nghĩa với việc Trái Đất đang chuyển sang thời kỳ gian băng, nhiệt độ Trái Đất nhìn chung tăng làm cho Trái Đất đang nóng dần lên. Đó gọi là sự biến dổi khí hậu có quy mô toàn cầu. Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé nằm ở đông nam của châu Á nên cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu. Với nhịp sống đô thị ngày càng phát triển sôi động, những hoạt động của con người cũng đã phần nào góp phần đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu của Trái Đất và ảnh hưởng không nhỏ đến các tài nguyên và môi trường, trong đó có môi trường nước. „Ô nhiễm môi trường” tự bao giờ đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc đối với con người, song không phải ai trong chúng ta đều nhận thức hết được thực trạng cũng như hậu quả của nó. Sự vận mình của ô nhiễm môi trường diễn ra hết sức phức tạp và ngày càng nguy hiểm đến bất ngờ. Môi trường nước đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Nước là tài nguyên quan trọng không thể thiếu trong đời sống cũng như sự tồn tại của con người và sinh vật. Ảnh hưởng của biến dổi khí hậu toàn cầu và những tác động của con người là nguyên nhân chính làm nguồn tài nguyên nước của chúng ta dần bị thay đổi chất lượng và số lượng nước sạch. 1.370.308.321.200 km3 là tổng lượng nước trên toàn thế giới. Trong đó bao gồm nhiều nguồn nước tồn tại ở nhiều nơi với nhiều thể khác nhau rắn, lỏng và khí. Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị phát triển bậc nhất hiện nay ở nước ta và đang là một trong những thành phố chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu trên thế giới. Với dân số đông đúc, công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ thì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đang trở thành vấn đề cấp bách không chỉ của các Ban, Ngành liên quan mà đó là vấn đề của toàn thành phố - vấn đề nghiêm trọng không của riêng ai. Trước tính nghiêm trọng của vấn đề, trước khi những tác đông đột ngột có thể xảy ra từ ảnh hưởng của biến dổi khí hậu lên tài nguyên thiên nhiên và con người tại thành phố, tôi quyết định chọn đề tài ‘‘Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh” để tìm hiểu nhiều hơn về bản chất của biến đổi khí hậu cũng như ảnh hưởng của nó đến tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là môi trường nước ở nơi mình đang sinh sống và công tác. Tuy nhiên, do hạn chế về những số liệu mới nhất nên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chung về biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng của nó lên các tài nguyên thiên nhiê, đặc biệt là môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh. Vì vậy mà đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nên em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy – GS.TSKH. Lê Huy Bá để bài làm được hoàn chỉnh và ý nghĩa hơn. Xin chân thành cảm ơn.

doc39 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3815 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 PHẦN MỞ ĐẦU 5 1.Lí do chọn đề tài 5 2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi của đề tài 5 2.1. Mục đích 5 2.2. Nhiệm vụ 5 2.3. Phạm vi nghiên cứu 6 2.4. Lịch sử nghiên cứu đề tài 6 3. Những quan điểm và phương pháp nghiên cứu 7 3.1. Những quan điểm 7 3.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ 7 3.1.2. Quan điểm hệ thống 7 3.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh 7 3.2. Phương pháp nghiên cứu 7 PHẦN NỘI DUNG 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 8 1.1. Các khái niệm 8 1.1.1. Khí hậu và thời tiết 8 1.1.2. Biến đổi khí hậu 8 1.1.3. Môi trường 8 1.1.4. Môi trường nước 9 1.2. Hiên trạng biến đổi khí hậu 9 1.2.1. Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất 9 1.2.2. Sự dâng cao mực nước biển do băng tan 9 1.2.3. Những biểu hiện khác 10 1.3. Nguyên nhân biến đổi khí hậu 10 1.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 11 1.4.1. Tác động lên môi trường 11 1.4.2. Đối với con người 13 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 15 2.1. Tổng quan về môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh 15 2.1.1. Nước mặt 15 2.1.2. Nước dưới đất 19 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước 20 2.2.1. Tính chất vật lý 20 2.2.2. Tính chất hóa học 20 2.3. Tình hình ô nhiễm môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh 23 2.3.1. Môi trường nước trên mặt và tình trạng ngập lụt 23 2.3.2. Nguồn nước ngầm 28 2.4. Các nguyên nhân 29 2.4.1. Ảnh hưởng từ tự nhiên 29 2.4.2. Hoạt động của con người 30 2.4.3. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp 31 2.4.4. Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ 31 2.4.5. Các nguyên nhân khác 32 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 32 3.1. Bảo vệ nguồn nước 32 3.2. Biện pháp xử lý nước 35 3.2.1. Đối với nước nhiễm sắt, phèn 35 3.2.2. Xử lý Hydrogen sulfite H2S 35 3.2.3. Xử lý nước cứng 35 3.2.4. Khử trùng nước sinh hoạt 36 3.3. Trách nhiệm của nhà nước, chính quyền và nhân dân 36 3.3.1. Trách nhiệm của nhà nước và chính quyền địa phương 36 3.3.2. Trách nhiệm của người dân 37 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 LỜI MỞ ĐẦU Thế giới đang bước vào những năm đầu của thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, đồng nghĩa với việc Trái Đất đang chuyển sang thời kỳ gian băng, nhiệt độ Trái Đất nhìn chung tăng làm cho Trái Đất đang nóng dần lên. Đó gọi là sự biến dổi khí hậu có quy mô toàn cầu. Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé nằm ở đông nam của châu Á nên cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu. Với nhịp sống đô thị ngày càng phát triển sôi động, những hoạt động của con người cũng đã phần nào góp phần đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu của Trái Đất và ảnh hưởng không nhỏ đến các tài nguyên và môi trường, trong đó có môi trường nước. „Ô nhiễm môi trường” tự bao giờ đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc đối với con người, song không phải ai trong chúng ta đều nhận thức hết được thực trạng cũng như hậu quả của nó. Sự vận mình của ô nhiễm môi trường diễn ra hết sức phức tạp và ngày càng nguy hiểm đến bất ngờ. Môi trường nước đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Nước là tài nguyên quan trọng không thể thiếu trong đời sống cũng như sự tồn tại của con người và sinh vật. Ảnh hưởng của biến dổi khí hậu toàn cầu và những tác động của con người là nguyên nhân chính làm nguồn tài nguyên nước của chúng ta dần bị thay đổi chất lượng và số lượng nước sạch. 1.370.308.321.200 km3 là tổng lượng nước trên toàn thế giới. Trong đó bao gồm nhiều nguồn nước tồn tại ở nhiều nơi với nhiều thể khác nhau rắn, lỏng và khí. Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị phát triển bậc nhất hiện nay ở nước ta và đang là một trong những thành phố chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu trên thế giới. Với dân số đông đúc, công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ thì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đang trở thành vấn đề cấp bách không chỉ của các Ban, Ngành liên quan mà đó là vấn đề của toàn thành phố - vấn đề nghiêm trọng không của riêng ai. Trước tính nghiêm trọng của vấn đề, trước khi những tác đông đột ngột có thể xảy ra từ ảnh hưởng của biến dổi khí hậu lên tài nguyên thiên nhiên và con người tại thành phố, tôi quyết định chọn đề tài ‘‘Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh” để tìm hiểu nhiều hơn về bản chất của biến đổi khí hậu cũng như ảnh hưởng của nó đến tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là môi trường nước ở nơi mình đang sinh sống và công tác. Tuy nhiên, do hạn chế về những số liệu mới nhất nên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chung về biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng của nó lên các tài nguyên thiên nhiê, đặc biệt là môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh. Vì vậy mà đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nên em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy – GS.TSKH. Lê Huy Bá để bài làm được hoàn chỉnh và ý nghĩa hơn. Xin chân thành cảm ơn. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Những năm gần đây, vấn đề môi trường đang diễn ra ngày càng phức tạp và ảnh hưởng mạnh đến tự nhiên và đời sống con người, môi trường trở thành một vấn đề nóng đang được quan tâm trên toàn thế giới. Song hành cùng vấn đề môi trường là biến dổi khí hậu toàn cầu. Sự thay đổi của khí hậu mang tính chất toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn và ngày càng nghiêm trọng đối với tài nguyên thiên nhiên và con người. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất của cả nước cũng đang bị tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu toàn cầu, dẫn đến những hiện tượng thời tiết thất thường liên tục xảy ra. Thiên tai và nhân tai là những thuật ngữ mà con người đang đề cập đến khi các hiện tượng ấy xảy ra. Trong đó, ngập lụt, triều cường, ô nhiễm môi trường... là những hiện tượng phổ biến. Vậy, xuất phát từ tình hình thực tế đó tôi quyết định chọn đề tài “Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh” để tìm hiểu kỹ hơn về những hệ quả của mối quan hệ khí hậu – môi trường và con người. 2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi của đề tài 2.1. Mục đích Chọn đề tài “Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh” mong muốn bản thân sẽ tìm hiểu thêm được nhiều thông tin và kiến thức về biến đổi khí hậu toàn cầu và ảnh hưởng của nó, mà cụ thể nhất là ảnh hưởng đến môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đề tài cũng nhằm tìm hiểu kỹ hơn mối quan hệ giữa khí hậu với môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Sự thay đổi của khí hậu diễn ra như thế nào theo quy luật tự nhiên, và điều đó đã tác động ra sao lên đời sống và sự tồn tại của con người. Đây còn là vấn đề chung của toàn nhân loại nên tìm hiểu đề tài này cũng như giáo dục con người mà trước hết là tự giáo dục bản thân trước những thay đổi lớn của Trái Đất. Từ đó nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng hành tinh chung của con người. 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện nghiên cứu tốt đề tài đã lựa chọn, điều cần thiết là thu thập những tài liệu, thông tin và số liệu liên quan rồi tổng hợp và phân tích vấn đề dựa trên những kiến thức lí luận chung của bộ môn khí hậu và môi trường trong cái nhìn tổng quan nhất. Bên cạnh đó tham khảo những tài liệu, đề tài đã được nghiên cứu về đề tài này hoặc liên quan để có sự đánh giá, nhận xét vấn đề được chính xác hơn. 2.3. Phạm vi đề tài nghiên cứu - Về không gian: Tên đề tài đã cho thấy phạm vi nghiên cứu được phân tích thành hai cấp độ. Cấp độ lớn là nghiên cứu những vấn đề chung về biến dổi khí hậu mang tính chất toàn cầu, phần này được thể hiện thông qua việc lấy ví dụ cụ thể ở một số khu vực trên thế giới. Còn cấp độ vi mô là ảnh hưởng của biến đồi khí hậu toàn cầu đến môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh, phần này được nghiên cứu cụ thể trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. - Về thời gian: Các số liệu và thông tin trong đề tài nghiên cứu chủ yếu được lấy trong những năm từ cuối thế kỷ XX trở lại đây. Nhất là phần cụ thể ở TP Hồ Chí Minh thì chủ yếu sử dụng nhiều số liệu ở các năm gần đây, đôi khi có sử dụng cả những số liệu của năm 2011 để cho thấy tính thời sự và cấp bách của vấn đề. - Về nội dung: Nội dung đề tài nghiên cứu xoay quanh các vấn đề lí luận, hiện trạng, nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu lên tự nhiên và con người. Từ đó tìm hiểu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường nước hiện nay ở TP Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế các ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu toàn cầu cho môi trường nước ở khu vực TP Hồ Chí Minh. 2.4. Lịch sử nghiên cứu đề tài Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề mới hoàn toàn, chỉ có điều ngày nay vấn đề này đang xảy ra đến mức nghiêm trọng nên không thể không thu hút sự chú ý của con người. Bàn về biến đổi khí hậu toàn cầu đã được nghiên cứu từ cuối thế kỷ XX đến nay. Gần đây thời sự và báo chí liên tực đưa tin về những thảm họa thiên nhiên, trong đó có một phần là các nhân tai... Đó là những hệ quả của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Hay một số kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam, đến tài nguyên thiên nhiên, đến môi trường sinh thái, đến thành phần loài sinh vật... Cụ thể hơn là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên TP Hồ Chí Minh, hay có đề tài nghiên cứu và đưa ra kịch bản biến đổi khí hậu và đói nghèo ở Việt Nam... Tuy nhiên, xét ở một góc độ nào đó, biến đổi khí hậu là một đề tài lớn có thể khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau để tìm hiểu nhiều hơn về bản chất biến đổi khí hậu. Hi vọng đề tài tiếp theo “Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh” sẽ cung cấp them một khía cạnh nữa trong nghiên cứu biến đổi khí hậu toàn cầu. 3. Những quan điểm và phương pháp nghiên cứu 3.1. Những quan điểm 3.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Nghiên cứu đề tài được dựa trên quan điểm tổng hợp lãnh thổ. Đề tài phân tích dựa trên lãnh thổ cụ thể là TP Hồ Chí Minh trong thể tổng hợp lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ - vùng lãnh thổ thuộc hệ thồng sông Sài Gòn – Đồng Nai và vùng bán bình nguyên thấp dần từ tây sang đông là vùng ven biển. Đề tài đề cập đến môi trường nước nhưng cũng được phân tích trên sự phân tích tổng hợp các điều kiện tự nhiên và môi trường tự nhiên khác trong khu vực. 3.1.2. Quan điểm hệ thống Các nội dung được nghiên cứu là quá trình hệ thống các vấn đề liên quan không chỉ Riêng môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh. Và biến đổi khí hậu cũng được nghiên cứu trên cơ sở một hệ thống lôgic các khoa học liên quan như các quy luật trong tự nhiên, các tài nguyên thiên nhiên, các tác động từ phía con người... Tất cả theo một trình độ từ chung đến riêng, từ chung đến cụ thể, từ lớn đến nhỏ, từ vĩ mô đến vi mô. 3.1.3. Quan điển lịch sử - viễn cảnh Đây là vấn đề vừa mang tính quy luật của tự nhiên vừa mang tình xã hội do có sự tác động của con người nên vấn đề được nghiên cứu dựa trên những hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại đến việc mô phỏng và xây dựng kịch bản có thể xảy ra trong tương lai. Đề tài được nghiên cứu trên quan điểm thống nhất giữa lịch sử và viễn cảnh tương lai – những khả năng có thể xảy ra. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, tư liệu và thông tin liên quan rồi tổng hợp lại, sau đó phân tích và đánh giá vấn đề. Bên cạnh đó có tham khảo một số đề tài có liên quan để bổ sung thông tin cho đề tài được hoàn chỉnh hơn. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CÁC CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khí hậu và thời tiết Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một điểm nhất định được xác định các tổ hợp các yếu tố nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa... Thời tiết thay đổi trong thời gian ngắn, thay đổi hằng ngày. Thời tiết là biểu hiện của khí hậu. Khí hậu có tính chất ổn định trong thời gian dài mới thay đổi và đó là sự thay đổi lớn, toàn diện và có quy mô lớn. Khi khí hậu thay đổi gọi là sự dao động khí hậu. Dao động khí hậu là sự dao động xung quanh giá trị trung bình của khí hậu trên quy mô thời gian, không gian đủ dài so với hiện tượng thời tiết riêng lẻ. 1.1.2. Biến đổi khí hậu Chúng ta đã biết, khí hậu Trái Đất không bao giờ hoàn toàn ổn định và không thay đổi. Chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn, biến đổi khí hậu là một trong những biến đổi lớn ấy. Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và (hoặc) dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài , thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Đó là những thay đổi theo thời gian của các hình thái thời tiết trên toàn thế giới, nhiệt độ trung bình tăng hay còn gọi là sự nóng dần lên của Trái Đất, tăng nống độ khí nhà kính hoặc khí cacbon thải ra từ các hoạt động của con người và đọng lại trong khí quyển. Theo Công ước chung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu: “Biến đổi khí hậu là những ành hưởng có hại của biến đổi khí hậu, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” 1.1.3. Môi trường Theo Ngân hàng Thế giới (WB, 1980), môi trường “là tổng hợp những nhân tố vật lý, hóa học, kinh tế - xã hội có tác động tới một cá thể, một quần thể hoặc một cộng đồng” Môi trường cũng được hiểu là “bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội, kinh tế tác động đến con người. Con người là trung tâm của môi trường, không có con người không có môi trường” (Chương trình Môi trường Thế giới, UNEP) Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 1994 thì “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mất thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên” 1.1.4. Môi trường nước Nước là một thành phần môi sinh rất quan trọng và không thể thiếu được trong sinh thái môi trường để duy trì sự sống, sự trao đổi chất, cân bằng sinh thái trên toàn cầu. 1.2. Hiện trạng biến đổi khí hậu 1.2.1. Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất Nhiệt độ mặt đất trong thế kỷ XX đã tăng lên trung bình 0,6oC làm cho nhiều vùng băng hà, diện tích phủ tuyết, nhiều vùng băng vĩnh cửu đã bị nóng chảy làm mực nước biển dâng lên. Từ năm 1800, nhiệt độ đã tăng chầm chậm. Thế kỷ XX đã trở thành thế kỷ nóng nhất trong 600 năm qua, và từ những năm 1860 đã có 14 năm nóng nhất trong thập niên 1980 và thập niên 1990. Nhiệt độ ghi được trong năm 1998 cao hơn nhiệt độ trung bình của 118 năm đã ghi, kể cả sau khi đã lọc ra “những hiệu ứng của Elnino”. Những kết quả theo dõi của vệ tinh hiện nay xác nhận mức tăng nhiệt độ tương ứng trên thượng tầng không khí. Hơn nữa, nhiệt độ mùa đông của nước biển phía bắc vĩ tuyến 45o đã tăng 0,5oC từ những năm 1980.. Nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã tăng từ 280ppm năm 1760 lên 360ppm năm 1990, ước tính sẽ tăng 600ppm vào năm 2100. Khi đó nhiệt độ trung bình có thể tăng thêm khoảng 2oC. 1.2.2. Sự dâng cao mực nước biển do băng tan Theo quan sát của các nhà khoa học, những năm qua băng tan nhanh ở hai cực và các đỉnh núi. Ở Nam Cực, vào thánh 3 năm 2002 đã có 500 tỷ tấn băng tan rã thành hàng nghìn mảnh nhỏ. Ở Bắc Cực, mùa hè năm 2002 tổng diện tích băng bị tan là 655.000m2. Trên dãy Anpơ, dự kiến các sông băng sẽ biến mất vào năm 2050. Trong 50 – 100 năm qua, mực nước biển đã tăng lên 1,8mm/năm, 12 năm qua tăng 3mm/năm gây tình trạng ngập úng cho các vùng đất thấp và các đảo nhỏ trên biển. 1.2.3. Những biểu hiện khác Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật sống trên Trái Đất. Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm. Trên các vùng khác nhau của Trái Đất dẫn đến nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác. Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển và các địa quyển. 1.3. Nguyên nhân biến đổi khí hậu Theo nhận định của TS. Crutzen, thực ra biến đổi khí hậu toàn cầu đã bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII, sự nhiễu loạn của các hệ tự nhiên của Trái Đất, được khẳng định phần lớn là do hoạt động của con người, đã tạo nên kỷ nguyên mới “kỷ nguyên con người”. “Sự tăng nhiệt độ Trái Đất quan sát được trong 50 năm qua là một bằng chứng mới lạ, được khẳng định là do ảnh hưởng của các hoạt động của con người” (Hội thảo quốc tế GEA 05, 2005, Nhật Bản). Xét đến sự vận động tự nhiên của Trái Đất. Trên lớp vỏ cảnh quan LLE, các quá trình tự nhiên xảy ra do tương tác và vận động lẫn nhau. Đó là tính chu kỳ nóng lên và lạnh đi của Trái Đất, mỗi chu kỳ kéo dài hàng vạn, hàng chục vạn năm. Vào thời kỳ Đệ tứ, là thời kỳ lạnh đi của Trái Đất nên được gọi là “thời kỳ băng hà Đệ tứ”. Đến bây giờ, khí hậu Trái Đất đang chuyển sang giai đoạn hậu Đệ tứ, tức là Trái Đất đã đi qua thời kỳ đóng băng và chuyển sang giai đoạn gian băng, thời kỳ nóng lên của bề mặt đất. Một số yếu tố khác không phải là khí hậu nhưng có tác động khách quan đến khí hậu là những tác động của hàm lượng khí CO2 được thải ra từ trong tự nhiên, hay lượng bức xạ mặt trời, hoạt động động đất và núi lửa cũng làm tăng thêm lượng CO2 và như thế góp phần làm tăng thêm nhiệt độ trên bề mặt đất. Bên cạnh đó là hàng loạt các yếu tố khác mang tính chất kinh tế, xã hội và chính trị cũng có thể làm tăng nhiệt độ của Trái Đất. Tác động của con người là yếu tố chủ quan đóng vai trò quan trọng trong biến đổi khí hậu toàn cầu. Từ lâu con người đã tiến hành sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Quá trình đốt quá nhiều nguyên liệu hóa thạch và phá rừng, con người đã chuyển một lượng lớn cacbon đã được tích lũy hàng triệu năm trong thạch quyển vào khí quyển. Nguồn nhiên liệu hóa thạch đó được hình thành từ các chất hữu cơ (chủ yếu là các loài dương xỉ) rất phát triển tại các vùng đầm lầy và vùng biển vào thế kỷ Cacbon để tạo thành than đá, dầu và khí thiên nhiên. Dòng cacbon từ kho tích lũy thạch quyển chuyển vào khí quyển bằng lượng khí CO2 rất lớn là nguyên nhân chính (thành phần chính tạo nên hiệu ứng nhà kính) làm cho khí hậu toàn cầu ấm lên một cách nhanh chóng. Các hoạt động của con người đã thải ra các khí thải CO2, CH4, NO2, HFCs, SF6, Trong đó, CO2 được sinh ra do đốt chấy nhiên liệu và hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép, CH4 sinh ra từ bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than, NO2 thải ra từ phân bón và các hoạt động công nghiệp... Quá trình sử dụng phân bón, các loại hóa chất phục vụ cho trồng trọt và cinh hoạt, thuốc trừ sâu... Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến là do khai thác, sử dụng đất, rừng và chân nuôi gia súc; quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên nước; chiến tranh; sự phát triển kinh tế quá nóng và sự tăng dân số quá nhanh... 1.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu 1.4.1. Tác động lên môi trường 1.4.1.1. Tài nguyên đất Đất vốn đã bị thoái hoá do quá lạm dụng phân vô cơ, hiện tượng khô hạn, rửa trôi do mưa tăng sẽ dẫn tới tình trạng thoái hoá đất trầm trọng hơn. Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học. Nhiệt độ nóng lên làm quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, đất bị mất nước trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hoá trong đất khó xảy ra. Mưa axit rửa trôi hoàn toàn chất dinh dưỡng và vi sinh vật tồn tại trong đất. Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây. Tại một số nơi băng tan lại khiến đất trồi lên do mặt đất thoát khỏi sức nặng của hàng tỷ tấn băng đè lên. Mặt đất nâng lên nhanh đến nỗi nó không được bù kịp bằng mực nước biển tăng do Trái đất nóng lên. Nước biển rút xa làm tụt giảm mạch nước ngầm, làm khô các dòng chảy và vùng đầm lầy: đất trồi lên từ nước và chiếm chỗ những vùng ẩm ướt. Các hiện tượng cực đoan có xu hướng xảy ra nhiều và mạnh hơn như: ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, giông lốc sẽ nhiều hơn. Đặc biệt, xâm nhập mặn và hạn hán là vấn đề thời sự. 1.4.1.2. Tài nguyên nước Do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu nên các lớp băng tuyết sẽ bị tan nhanh trong những thập niên tới. Trong thế kỷ XX, mực nước biển tại châu á dâng lên trung bình 2,4 mm/năm, riêng thập niên vừa qua là 3,1 mm/năm, dự báo sẽ tiếp tục dâng cao hơn trong thế kỷ XXI khoảng 2,8mm - 4,3 mm/năm. Mực nước biển dâng lên có thể nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn, nơi ở của hàng triệu người sống ở các khu vực thấp ở Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc,… làm khan hiếm nguồn nước ngọt ở một số nước châu Á do biến đổi khí hậu đã làm thu hẹp các dòng sông băng ở dãy Hymalayas. Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu biến đối khí hậu, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30C và mực nước biển có thể dâng 1m. Theo đó, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là những vùng trũng nên bị ảnh hưởng nhiều nhất khi xảy ra ngập lụt, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết xấu. Trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh ĐBSCL bị ngập hầu như toàn bộ, và có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng như đợt xâm nhập mặn vào năm 2005. 1.4.1.3. Tài nguyên khí Môi trường không khí được xem là môi trường trung gian tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các môi trường khác. Nó là nơi chứa các chất độc hại gây nên biến đổi khí hậu, và chính biến đổi khí hậu sẽ tác động ngược lại môi trường không khí, làm cho chất lượng không khí ngày càng xấu hơn Nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 4oC, đến năm 2050 nếu phát thải khí nhà kính vẫn có xu hướng tiếp tục tăng như hiện nay. Bên cạnh đó, núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói, khí CO2, CO, bụi giàu sulphua, ngoài ra còn metan và một số khí khác. Bụi được phun cao và lan tỏa rất xa. Bão bụi cuốn vào không khí các chất độc hại như NH3, H2S, CH4… Cháy rừng sinh ra nhiều tro và bụi, CO2, CO,… 1.4.1.4. Sinh quyển Mất đa dạng sinh học ngày nay đang diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có, kể từ thời kỳ các loài khủng long bị tiêu diệt cách đây khoảng 65 triệu năm và tốc độ biến mất của các loài hiện nay ước tính gấp khoảng 100 lần so với tốc độ mất các loài trong lịch sử Trái đất, và trong những thập kỷ sắp tới mức độ biến mất của các loài sẽ gấp 1.000 -10.000 lần (MA 2005) . Có khoảng 10% các loài đã biết được trên thế giới đang cần phải có những biện pháp bảo vệ, trong đó có khoảng 16.000 loài được xem là đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Trong số các loài thuộc các nhóm động vật có xương sống chính đã được nghiên cứu khá kỹ, có hơn 30% các loài ếch nhái, 23% các loài thú và 12% các loài chim (IUCN 2005), nhưng thực tế số loài đang nguy cấp lớn hơn rất nhiều. 1.4.2. Đối với con người 1.4.2.1. Sức khỏe Kết quả nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đối với con người do Tổ chức Global Humanitarian Forum của cựu tổng Thư ký LHQ Kofi Annanvừa công bố cho biết, hiện nay, biến đổi khí hậu đã cướp đi mạng sống của 300.000 người mỗi năm và ảnh hưởng đến cuộc sống của 300 triệu người trên trái đất do tác động từ những đợt năng nóng, lũ lụt và cháy rừng gây ra. Các nhà khoa học ước tính rằng sự tăng nhiệt độ lên 1 độ C sẽ khiến cho năng lực sản xuất lương thực giảm tới 17%. Do vậy, giá lương thực sẽ tăng cao và nạn đói sẽ gia tăng ở các quốc gia hiện đang phải đối mặt với những vấn đề này. “Ngày nay có một tỷ người đang thiếu dinh dưỡng. Nếu như xuất hiện bùng nổ dân số ở Trung Quốc hay Ấn Độ vào cuối thế kỷ này thì một nửa dân số thế giới có thể lâm vào tình trạng thiếu ăn”. Những căn bệnh hiện nay đang hoành hành chủ yếu tại các khuvực nhiệt đới và cận nhiệt đới như sốt rét, viêm màng não, sốt xuất huyết.. sẽ lan rộng ra trên phạm vi toàn cầu. Đến năm 2080 số người mắc bệnh sốt rét sẽ tăng thêm 260 - 320 triệu người. Sẽ có 6 triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết ( hiện tại con số này là 3,5 triệu người). Điều này đòi hỏi phải có sự tổ chức lại hệ thống chăm sóc sức khỏe, trong đó có huấn luyện nhân viên y tế để họ có thể đối phó với những căn bệnh nguy hiểm nói trên. 1.4.2.2. Kinh tế Tất cả các nước đều bị tác động của BĐKH, nhưng những nước bị tác động đầu tiên và nhiều nhất lại là những nước và cộng đồng dân cư nghèo nhất, mặc dù họ đóng góp ít nhất vào nguyên nhân BĐKH. Tuy nhiên, hiện tượng thời tiết bất thường, bao gồm lũ lụt, hạn hán, bão tố... cũng đang gia tăng ngay cả ở các nước giàu. Nếu không thay đổi tư duy về đầu tư hiện nay và trong những thập niên tới, thì chúng ta có thể gây ra những nguy cơ đổ vỡ lớn về kinh tế và xã hội ở một quy mô tương tự những đổ vỡ liên quan tới cuộc đại chiến thế giới và suy thoái kinh tế trong nửa đầu thế kỷ XX. Khi đó sẽ rất khó khăn để đảo ngược được những gì có thể xảy ra. Chi phí thực hiện hành động ứng phó và thích ứng với BĐKH giữa các lĩnhvực, các ngành trong một quốc gia hoặc giữa các nước trên thế giới không giống nhau. Các nước phát triển phải chịu trách nhiệm cắt giảm khí thải ở mức 60% - 80% vào năm 2050, các nước đang phát triển cũng phải có những hành động thiết thực và đáng kể đóng góp vào việc hạn chế thải khí gây hiệu ứng nhà kính phù hợp với điều kiện mỗi nước. Tuy nhiên, các nước đang phát triển không thể tự mình phải gánh chịu những khoản chi phí để thực hiện những hành động này. Do "thị trường các-bon" đã hình thành, nên các nước phát triển sẵn sàng bơm những dòng tiền đầu tư để hỗ trợ phát triển kỹ thuật, công nghệ sử dụng ít năng lượng hóa thạch, kể cả thông qua cơ chế phát triển sạch. Sự chuyển đổi hình thức đầu tư của những dòng tiền này là rất thiết thực nhằm hỗ trợ cho những hành động ứng phó với BĐKH ở quy mô toàn cầu. CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tổng quan về môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh 2.1.1. Nước mặt Là nguồn nước từ các Sông lớn như Sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông với hệ thống kênh rạch dài khoảng 7.880km, tổng diện tích mặt nước 35.500 ha. Nước nhạt được khai thác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất. TP Hồ Chi Minh nằm ở hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai - Sai Gòn có mạng lưới sông rạch với mật độ cao. Các sông chính là Đồng Nai, Sai Gòn, Nhà Bè, Long Tàu, Đồng Tranh, Dừa, Nga Bảy, Vàm Sát, Soài Rạp, Chợ Đệm, Cần Giuộc, Bến Lức… và hàng trăm kênh rạch. Sông, kênh, hồ đầm ở TP đang thực hiện 6 chức năng (một số sông rạch có 1, 2 chức năng, một số kênh rạch đồng thời có cả 6 chức năng này): - Cấp nước cho sinh hoạt (thí dụ sông Đồng Nai từ cầu Đồng Nai về thượng lưu; sông Sài Gòn ở Củ Chi) - Nuôi trồng thuỷ sản (sông Sài Gòn, Đồng Nai, các sông kenh rạch ở huyện Nhà Bè, Cần Giờ) - Cấp nước thuỷ lợi (các sông Sài Gòn vùng không nhiễm mặn, sông Đồng Nai, Bến Lức...) - Giải tri, thể thao dưới nước (các sông Sài Gòn, Đồng Nai, các sông ở Cần Giờ) - Giao thông thuỷ (các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Long Tàu, Nga Bảy, Đồng Tranh, Nhà Bè, Cần Giuộc, Soài Rạp va các kênh rạch lớn) - Tiếp nhận và thoát nước thải (toàn bộ các sông kênh, rạch) Đặc điểm chất lượng nước (CLN) đoạn sông, kênh rạch ở TP Hồ Chí Minh Sông/kênh  Đoạn  Phân loại CLN theo WQI  Đặc điểm CLN  Khả năng sử dụng   Đồng Nai  Ngã 3 Đèn Đỏ đến P. Long Trường Q.9  III  Nhiễm mặn nhẹ vào mùa khô; ô nhiễm do hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, vi sinh, độ đục, chất rắn lơ lửng (SS): trung bình  Thủy lợi (vào mùa mưa); Nuôi thủy sản nước ngọt; Du lịch, thể thao dưới nước.    P. Long Trường Q.9 – Cầu Đồng Nai  II  Nhiễm mặn nhẹ vào mùa khô, ô nhiễm do hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh, dầu mỡ, độ đục, SS: nhẹ  Như trên    Cầu Đồng Nai – Cầu Hóa An  II  Không nhiễm mặn. Ô nhiễm do hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS: nhẹ  Cấp nước thủy lợi, thủy sản (nước ngọt). Cấp nước sinh hoạt (cần xử lý ô nhiễm do dầu mỡ, hóa chất độc hại)   Sài Gòn  Từ ranh giới giáp Tây Ninh – Bến Đình (Củ Chi)  II  Không nhiễm mặn. Ô nhiễm nhẹ do hữu cơ, dinh dưỡng, chua phèn và vi sinh: trung bình; SS, độ đục: nhẹ.  Cấp nước sinh hoạt, thủy sản nước ngọt, du lịch, thể thao dưới nước.    Bến Đình – X. Nhị Bình (Củ Chi)  III  Không nhiễm mặn. Ô nhiễm do chua phèn (axit hóa) trung bình đến nặng. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, SS, độ đục, vi sinh: trung bình  Cấp nước cho thủy sản nước ngọt (không an toàn vì chua phèn) cấp nước cho nhà máy nước (cần xử lý pH), du lịch, thể thao dưới nước.    Nhị Bình – Cầu Bình Phước (Quận 12)  III  Nhiễm mặn thời gian ngắn vào mùa khô, ô nhiễm do axit hóa nhẹ. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: trung bình.  Nuôi cá nước ngọt (không an toàn do thay đổi về độ mặn, pH và ô nhiễm hữu cơ). Không phù hợp CLN cho các nhà máy nước Thể thao dưới nước, du lịch:hạn chế    Cầu Bình Phước – Cầu Sài Gòn  III  Nhiễm mặn thời gian ngắn vào mùa khô. Không nhiễm phèn. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: trung bình đến nặng  Nuôi cá nước ngọt (kém an toàn) – Không sử dụng cấp nước sinh hoạt. Thể thao dưới nước, du lịch: rất hạn chế    Cầu Sài Gòn – Cảng Tân Thuận  III - IV  Nhiễm mặn vào mùa khô. Không nhiễm phèn. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: nặng  Không sử dụng cho thủy sản, thủy lợi, sinh hoạt, thể thao dưới nước, du lịch.    Cảng Tân Thuận – Ngã 3 Đèn Đỏ  III  Nhiễm mặn quanh năm. Không nhiễm phèn. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: trung bình đến nặng.  Như trên   Sông Chợ Đệm  Cầu Bình Điền – Giáp huyện Bến Lức (Long An)  III  Nhiễm phèn: trung bình, nhiễm mặn nhẹ vào mùa khô. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: trung bình đến nặng.  Không sử dụng cho thủy lợi, thủy sản, cấp nước sinh hoạt   Sông Cần Giuộc – Các sông rạch ở Nam Bình Chánh – Nhà Bè  Toàn bộ các sông, rạch  III  Nhiễm phèn: nhẹ; Nhiễm mặn vào mùa khô. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, độ đục, SS, vi sinh: nhẹ đến trung bình.  Cấp nước cho thủy sản (an toàn không cao do CLN thường thay đổi). Không cấp nước cho thủy lợi (vào mùa khô) không cấp nước sinh hoạt.   Sông Nhà Bè  Từ hợp lưu với sông Sài Gòn đến phà Bình Khánh  III  Không nhiễm phèn. Nhiễm mặn quanh năm. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: nhẹ đến trung bình  Có thể cấp nước cho thủy sản nước lợ, không cấp nước cho thủy lợi, sinh hoạt   Sông Soài Rạp  Từ phà Bình Khánh đến cửa Soài Rạp  II  Không nhiễm phèn. Nhiễm mặn quanh năm. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: nhẹ  Cấp nước cho thủy sản (lợ, mặn), du lịch, thể thao dưới nước. Không sử dụng cho thủy lợi, cấp nước sinh hoạt.   Lòng Tàu – Ngã Bảy, Vàm Sát  Toàn tuyến  II  Nhiễm mặn quanh năm. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: nhẹ  Cấp nước cho thủy sản (lợ - mặn), du lịch, thể thao dưới nước.   Đồng Tranh – Gò Da  Toàn tuyến  II - III  Nhiễm mặn quanh năm. Ô nhiễm do hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh: nhẹ đến trung bình (sông Gò Da: ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng: trung bình).  Cấp nước cho thủy sản (lợ, mặn): không an toàn vì ảnh hưởng nước thải từ sông Thị Vải. Không sử dụng cho thủy lợi, cấp nước sinh hoạt. Có thể phục vụ du lịch, thể thao dưới nước.   Thị Vải  Khu vực xã Thạnh An (huyện Cần Giờ)  III  Nhiễm mặn quanh năm. Ô nhiễm do hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh: trung bình đến nặng.  Cấp nước cho thủy sản: không an toàn vì nguồn thải từ thượng lưu Thị Vải. Không sử dụng cho thủy lợi, cấp nước sinh hoạt. Có thể phục vụ du lịch, thể thao dưới nước.   Các kênh rạch nội thành  Các lưu vực Đôi – Tẻ, Tân Hóa – Lò Gốm, NL – TN, Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên  IV-V  Hầu như không nhiễm mặn. Nhiễm phèn nhẹ. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: nghiêm trọng.  Không sử dụng được cho thủy lợi, thủy sản, cấp nước sinh hoạt, thể thao dưới nước, du lịch.   * Nguồn: Tổng hợp của Lê Trình -  Đề tài “Nghiên cứu phân vùng CLN TP Hồ Chí Minh” 2.1.2. Nước dưới đất Riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trữ lượng tiềm năng nước dưới đất tại các tầng chứa nước là: 2.501.059 m3/ngày. Phân bổ như sau: Trữ lượng nước dưới đất trong các tầng chứa nước (Đơn vị tính:1000m3/ngày)  Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên 100.000 giếng khai thác nước ngầm, đa số khai thác tập trung ở tầng chứa nước Pleistocen và Pliocen. 56,61% tổng lượng nước khai thác dùng cho mục đích sản xuất, còn lại dùng trong sinh hoạt. 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước 2.2.1. Tính chất vật lý 1. Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước ổn định và phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Nhiệt độ của nước ảnh hưởng đến quá trình xử lý và các nhu cầu tiêu thụ. 2. Độ màu: Màu của nước do các chất lơ lửng trong nước tạo nên, các chất lơ lửng này có thể là thực vật hoặc các chất hữu cơ dưới dạng keo. Độ màu không gây độc hại đến sức khỏe. 3. Độ đục: Độ đục để đánh giá sự có mặt của các chất lơ lửng trong nước ảnh hưởng đến độ truyền ánh sáng. Độ đục không gây độc hại đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến quá trình lọc và khử trùng nước. 4. Mùi vị: Các chất khí, khoáng và một số hóa chất hòa tan trong nước làm cho nước có mùi. Các mùi vị thường gặp: mùi đất, mùi tanh, mùi thúi, mùi hóa học đặc trưng như Clo, amoniac, vị chát, mặn, chua… 5. Cặn: Gồm có cặn lơ lửng và cặn hòa tan (vô cơ và hữu cơ), cặn không gây độc hại đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước. 6. Tính phóng xạ: Nước ngầm thường nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên, thường nước này vô hại đôi khi có thể dùng để chữa bệnh. Nhưng nếu chỉ tiêu này bị nhiễm bởi các chất phóng xạ từ nước thải, không khí, từ các chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép thì rất nguy hiểm. 2.2.2. Tính chất hóa học 1. Độ pH: Phản ánh tính axit hay tính kiềm của nước. pH ảnh hưởng đến các hoạt động sinh học trong nước, tính ăn mòn, tính hòa tan. 2. Độ axít: Trong nước thiên nhiên độ axít là do sự có mặt của CO2, CO2 này hấp thụ từ khí quyển hoặc từ quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải công nghiệp (chiếm đa số) và nước phèn. Độ axít không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước cấp và nước thải. 3. Độ kiềm: do 3 ion chính HCO3-, OH-, CO32- làm cho nước có độ kiềm. Nước có độ kiềm cao làm cho người sử dụng nước cảm thấy khó chịu trong người. Độ kiềm ảnh hưởng đến quá trình keo tụ, khử sắt, làm mềm nước, kiểm tra độ ăn mòn, khả năng đệm của nước thải, của bùn. 4. Độ cứng: Độ cứng của nước biểu thị hàm lượng các ion Ca2+ và Mg2+. Độ cứng không gây độc hại đến sức khỏe con người, nhưng dùng nước có độ cứng cao sẽ tiêu hao nhiều xà bông khi giặt đồ, tăng độ ăn mòn đối với các thiết bị trao đổi nhiệt, nồi hơi tạo nên cặn bám, khe nứt gây nổ nồi hơi. 5. Clorua (Cl-): Clorua trong nước biểu thị độ mặn. Clorua không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng dùng lâu sẽ gây nên bệnh thận. 6. Sunfat (SO42-): Sunfat tiêu biểu cho nguồn nước bị nhiễm phèn hoặc nước có nguồn gốc khoáng chất hoặc hữu cơ. Sunfat gây độc hại đến sức khỏe con người vì sunfat có tính nhuận tràng. Nước có Sunfat cao sẽ có vị chát, uống vào sẽ gây bệnh tiêu chảy. 7. Sắt (Fe2+, Fe3+): Sắt tồn tại trong nước dạng sắt 3 (dạng keo hữu cơ, huyền phù), dạng sắt 2 (hòa tan). Sắt cao tuy không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng nước sẽ có mùi tanh khó chịu và nổi váng bề mặt, làm vàng quần áo khi giặt, hư hỏng các sản phẩm ngành dệt, giấy, phim ảnh, đồ hộp, đóng cặn trong đường ống và các thiết bị khác làm tắc nghẽn các ống dẫn nước. 8. Mangan (Mg2+): Mangan có trong nước với hàm lượng thấp hơn sắt nhưng cũng gây nhiều trở ngại giống như sắt. 9. Ôxy hòa tan (DO): Ôxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào các yếu tố: nhiệt độ, áp suất và đặc tính của nguồn nước (thành phần hóa học, vi sinh, thủy sinh). Xác định lượng ôxy hòa tan là phương tiện để kiểm soát ô nhiễm và kiểm tra hiệu quả xử lý. 10. Nhu cầu ôxy hóa học (COD): Là lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa hết các hợp chất hữu cơ có trong nước. Nước nhiễm bẩn sẽ có độ ôxy hóa cao phải tốn nhiều hóa chất cho công tác khử trùng. 11. Nhu cầu Ôxy sinh hóa (BOD): Là lượng ôxy cần thiết để vi khuẩn sử dụng phân hủy chất hữu cơ dưới điều kiện hiếu khí. Chỉ tiêu này để đánh giá khả năng tự làm sạch của nguồn nước. BOD càng cao chứng tỏ mức độ ô nhiễm càng nặng. 12. Florua (F-): Trong thiên nhiên, các hợp chất của florua khá bền vững, ít bị phân hủy bởi quá trình làm sạch. Nếu thường xuyên dùng nước có florua lớn hơn 1,3mg/l hoặc nhỏ hơn 0,7mg/l đều dễ mắc bệnh hư hại men răng. 13. Dihydro sunfua (H2S): Khí này là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ, rác thải. Khí này làm nước có mùi trứng thối khó chịu, với nồng độ cao, nó có tính ăn mòn vật liệu. 14. Các hợp chất của axít Silicic (Si): trong nước nếu có các hợp chất axit silicic sẽ rất nguy hiểm do cặn silicát lắng động trên thành nồi, thành ống làm giảm khả năng truyền nhiệt và gây tắc ống. 15. Phốt phát (PO42-) : Có phốt phát vô cơ và phốt phát hũu cơ. Trong môi trường tự nhiên, phốt phát hữu cơ hầu hết là những chất mang độc tính mạnh dưới dạng thuốc diệt côn trùng, các vũ khí hóa học. Phốt phát làm hóa chất bón cây, chất kích thích tăng trưởng, chất tạo bọt trong bột giặt, chất làm mềm nước, kích thích tăng trưởng nhiều loại vi sinh vật, phiêu sinh vật, tảo… phốt phát gây nhiều tác động trong việc bảo vệ môi trừơng. 16. Nitơ (N) và các hợp chất chứa Nitơ (NH4+, NO2-, NO3-): Sự phân hủy của rác thải, các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp tạo thành các sản phẩm amoniac, nitrít, nitrát. Sự hiện diện của các hợp chất này là chất chỉ thị để nhận biết trạng thái nhiễm bẩn của nguồn nước. 17. Kim loại nặng: có mặt lợi và mặt hại: - Mặt lợi: với hàm lượng hữu ích, giúp duy trì và điều hòa những hoạt động của cơ thể. - Mặt hại: với hàm lượng cao gây khó chịu hoặc dẫn đến ngộ độc. 18. Các thành phần độc hại khác: Là thành phần các chất mà chỉ tồn tại trong nước với một hàm lượng rất nhỏ cũng đủ gây độc hại đến tính mạng con người, thậm chí gây tử vong, đó là các chất: Asen (As), Berili (Be), Cadimi (Cd), Xyanua (CN), Crôm (Cr), Thủy ngân (Hg), Niken (Ni), Chì (Pb), Antimoan (Sb), Selen (Se), Vanadi (V). Một vài gam thủy ngân hoặc Cadimi có thể gây chết người, với hàm lượng nhỏ hơn chúng tích lũy trong các bộ phận của cơ thể cho tới lúc đủ hàm lượng gây ngộ độc. Chì tích lũy trong xương, Cadimi tích lũy trong thận và gan, thủy ngân tích lũy trong các tế bào não. 19. Chất béo và dầu mỡ: Chất béo và dầu mỡ dễ phân tán và khuyết tán rộng. Chất béo đưa vào nguồn nước từ các nguồn nước thải, các lò sát sinh, công nghiệp sản xuất dầu ăn, lọc dầu, chế biến thực phẩm… Chất béo ngăn sự hòa tan ôxy vào nước, giết các vi sinh vật cần thiết cho việc tự làm sạch nguồn nước. 20. Thuốc diệt cỏ và trừ sâu: Thuốc diệt cỏ và trừ sâu ngoài việc gây ô nhiễm vùng canh tác còn có khả năng lan rộng theo dòng chảy, gây ra các tổn thương trên hệ thần kinh nếu tiếp xúc lâu ngày, chúng cũng có thể tích tụ trong cơ thể gây ra những biến đổi gen hoặc các bệnh nguy hiểm. 21. Tổng số vi trùng: Chỉ tiêu này để đánh giá mật độ vi trùng trong nước, các vi khuẩn này hoặc sống trong nước, hoặc từ đất rửa trôi vào nước hoặc từ các chất bài tiết. Chỉ tiêu này không đánh giá về mặt độc hại đối với sức khỏe mà chỉ đánh giá chất lượng nguồn nước. 22. Coliform: Coliform sống ký sinh trong đường tiêu hóa của người và động vật, chỉ tiêu này dùng để xem xét sự nhiễm bẩn của nước bởi các chất thải. 23. E. Coli: Chỉ tiêu này đánh giá sự nhiễm phân của nguồn nước nhiều hay ít (nhiễm phân người hoặc động vật), gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đôi khi thành dịch bệnh lan truyền. 2.3. Tình hình ô nhiễm nước ở TP Hồ Chí Minh 2.3.1. Môi trường nước trên mặt và tình trạng ngập lụt Nuồn nước tại các sông, kênh và rạch nhìn chung bị ô nhiễm nghiêm trọng. Số liệu quan trắc chất lượng nước TPHCM của Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở TN - MT TPHCM trong 6 tháng đầu năm 2010 đã chứng minh điều này. Tại hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, chảy qua địa bàn các quận Phú Nhuận, 1, 3…, dù đã và đang được nạo vét nhưng vào thời điểm nước ròng, 100% chỉ số BOD, COD (ô nhiễm chất hữu cơ) vẫn vượt quy chuẩn Việt Nam tới hơn 2 lần. Hàm lượng vi sinh có xu hướng giảm so với cùng kỳ 2009 nhưng tại một số vị trí như ở khu vực đường Lê Văn Sỹ vẫn vượt quy chuẩn 1,1 lần khi nước lớn và vượt 30 lần khi nước ròng. Giá trị pH vào khoảng 6,7 - 7, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2009. Tại hệ thống kênh Tham Lương - Vàm Thuật, nồng độ BOD dao động trong khoảng 4,1 - 69,3mg/l, COD dao động trong khoảng 36,4 - 150mg/l. Lúc nước lớn, khoảng 50% mẫu quan trắc có chỉ tiêu BOD và COD vượt quy chuẩn Việt Nam. Lúc nước ròng, 100% mẫu quan trắc vượt quy chuẩn. Trong đó trạm ở khu vực Tham Lương có mức độ ô nhiễm hữu cơ cao hơn trạm An Lộc. So với cùng kỳ năm 2009, mức độ ô nhiễm chất hữu cơ có giảm nhưng vẫn đứng ở mức ô nhiễm cao và rất đáng lo ngại đến sức khỏe người dân quanh vùng. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm vi sinh trên hệ thống kênh Tham Lương - Vàm Thuật mới thực sự đáng sợ. Lúc nước lớn, 100% mẫu quan trắc có hàm lượng vi sinh vượt quy chuẩn tới 137 lần và lúc nước ròng, 100% mẫu quan trắc vượt quy chuẩn tới… 10.859 lần. Ở hệ thống kênh Tân Hóa - Lò Gốm, nhìn chung tình trạng ô nhiễm chất hữu đều ở mức cao. 100% mẫu quan trắc vượt quy chuẩn Việt Nam, trong đó giá trị BOD trung bình vượt quy chuẩn 5,3 lần lúc nước lớn và vượt 5,4 lần vào lúc nước ròng, giá trị COD trung bình vượt quy chuẩn 4,2 lần lúc nước lớn và vượt 5,7 lần lúc nước ròng. Khác với 3 hệ thống kênh trên, hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé đã có những dấu hiệu tốt về chất lượng nước như mức ô nhiễm chất hữu cơ có xu hướng giảm, mức ô nhiễm vi sinh chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên, vào lúc nước ròng, chỉ số BOD trung bình vẫn vượt quy chuẩn Việt Nam 1,5 lần. Hàm lượng vi sinh trung bình vượt quy chuẩn tới 118 lần vào lúc nước lớn và vượt 273 lần vào lúc nước ròng. Mức độ ô nhiễm chất hữu cơ ở hệ thống kênh Đôi - Tẻ không cao như các hệ thống kênh khác nhưng hàm lượng vi sinh lại đang có xu hướng tăng 2 - 10 lần so với cùng kỳ năm 2009. Tất cả hệ thống kênh của TPHCM đều “đổ nước” ra các sông Sài Gòn, Đồng Nai… Điều này có nghĩa: sông cũng bị ô nhiễm. Nói chung toàn bộ hệ thống sông, kênh, rạch của TPHCM bị ô nhiễm. Hiện tại có 154 trên tổng số 322 xã phường của TP.HCM đã thường xuyên ngập úng. Hiện tại có 154 trên tổng số 322 xã phường của TP.HCM đã thường xuyên ngập úng. Đến năm 2050, dự báo con số này sẽ lên đến 177, chiếm 61% diện tích thành phố. Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng của nước ta do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, nếu mực nước biển dâng thêm 75cm thì khu vực TP.HCM có khoảng 204 km2 diện tích đất bị ngập chiếm 10% tổng diện tích và khi mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 472 km2 bị ngập. Theo sở Tài nguyên và Môi trường thành phố trong giai đoạn 2011 - 2015, các khu dân cư nằm trong các quận huyện có cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh và thu nhập thấp gồm Cần Giờ, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 12…là một trong những khu vực nhạy cảm nhất, chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Chính gì thế, chúng ta cần phải chủ động ứng phó với sự tác động của biến đổi khí hậu, huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, góp phần quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của thành phố. Nguồn nước tại TP.HCM tuy dồi dào nhưng cần phải có sự điều tiết hợp lý từ thượng nguồn. Hệ thống kênh rạch thuận lợi cho giao thông đường thủy nhưng cũng tạo nên chế độ thủy văn - thủy lực phức tạp khi bị tác động từ nhiều nguồn. Thủy triều biên độ cao tuy lợi cho tiêu thoát nhưng do chế độ bán nhật triều với phần lớn thời gian xuất hiện một chân triều cao nên khả năng tiêu thoát kém, mặt đất tự nhiên nhiều nơi chỉ ở cao trình dưới 1,5 m nên thường xuyên bị ảnh hưởng của triều cường. Những năm lũ lớn, dòng lũ từ ĐBSCL cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phần Tây Nam thành phố. Theo kịch bản biến đổi khí hậu về nước biển dâng đã được công bố do Bộ TN&MT (20-8-2009), nếu mực nước biển dâng cao khoảng 75 cm, TP.HCM có khoảng 204 km2 bị ngập (chiếm 10% tổng diện tích) và khi nước biển dâng khoảng 100 cm thì có khoảng 472 km2 diện tích đất bị ngập. Với kịch bản này, mực nước biển tăng cao sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề kinh tế và xã hội, xói lở bờ biển, ảnh hưởng hệ thống cảng biển, gây hư hại các công trình xây dựng, mất dần diện tích canh tác, đất ở; ngập lụt, thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn nước mặt và nước dưới đất, ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, hoạt động công nghiệp và sinh hoạt, làm mất sự cân bằng giữa khai thác và tái tạo của nguồn nước dưới đất…  Hiện tượng biến đổi khí hậu kéo theo triều cường gây ngập úng nghiêm trọng tại TP.HCM. Theo Tài liệu báo cáo đánh giá mực nước biển, nước sông TP.HCM và vùng phụ cận thời đoạn 2005-2009, hiện nay mức độ ngập của TP.HCM xảy ra với tần suất ngày càng tăng và mức độ ngập lụt ngày một cao. Thiệt hại do ngập gây ra ngày càng nhiều, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường và ách tắc giao thông. Trong khi đó, các nghiên cứu về ngập lụt ở TP.HCM vẫn còn một số yếu điểm như: xét đến tính tổng thể trong lưu vực còn ít, chưa thấy hết nguyên nhân tiềm ẩn gây ngập; chưa xem xét đầy đủ tốc độ đô thị hóa và hệ quả của nó là nhanh chóng làm giảm vùng chứa nước, giảm khả năng tiêu thoát của hệ thống kênh rạch hiện hữu; giải pháp công trình và phi công trình chưa gắn kết với nhau. Trong đó, việc phân vùng tiêu thoát nước của các nghiên cứu còn có nhiều điểm chưa thống nhất. Thực tế cho thấy các giải pháp chống ngập cho TP.HCM phụ thuộc rất nhiều vào việc phân vùng tiêu thoát nước và tính toán hệ số tiêu nước cho các vùng. Do vậy, cần thiết phải có nghiên cứu sâu hơn về nội dung này làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu về giải pháp phòng chống ngập đối với từng khu vực cụ thể. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng tình hình ngập ở TP.HCM hiện nay đang gia tăng nhanh chóng do các nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Trong đó, khả năng thoát nước yếu kém của hệ thống tiêu thoát hiện hữu, tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh, công tác quy hoạch và kiểm tra sau quy hoạch các dự án phát triển đô thị, san lấp mặt bằng, mở đường giao thông chậm không theo kịp yêu cầu phát triển. Tình trạng các dự án khu dân cư, khu công nghiệp và dự án giao thông có hành vi san lấp, lấn chiếm kênh rạch, thu hẹp dòng chảy đang là những nội dung quan trọng nhất cần được xem xét giải quyết sớm. Dự tính đến năm 2050, hầu hết các quận huyện, phường xã của TP sẽ chịu nguy cơ ngập lụt, kể cả những nơi trước đó chưa bao giờ bị ngập. Cụ thể, có đến 177/322 phường xã với 123.152ha (chiếm 61% diện tích của TP) sẽ chịu ngập lụt thường xuyên. Con số này có thể lên đến 265 phường xã và 141.885ha (71% diện tích TP) nếu xảy ra bão. Đáng kể hơn là độ sâu ngập sẽ tăng từ 21-40% và thời gian ngập kéo dài thêm 12-22% so với hiện nay. Và theo dự báo của nhóm nghiên cứu, nạn xâm nhập mặn dự báo sẽ lan sâu hơn, trầm trọng hơn vào năm 2050 kể cả trong mùa ngập lụt cũng như mùa khô hạn. Hậu quả là khả năng sử dụng nước sông, kênh rạch và nước ngầm ở phía nam TP phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu cho nông nghiệp sẽ bị hạn chế. Chưa kể, khi đó nhiệt độ mặt biển ở biển Đông ấm hơn sẽ làm những cơn bão nhiệt đới đổ bộ vào các tỉnh phía Nam thường xuyên hơn, cường độ mạnh hơn và khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến TP.HCM nhiều hơn. Không dừng lại đó, nếu mực nước biển dâng khoảng 1m thì TPHCM sẽ có thêm 23% diện tích đất bị ngập. Việc ngập lụt gia tăng sẽ gây tác hại rất lớn đến tất cả lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố. Cụ thể đối với ngành nông nghiệp sẽ có 53% diện tích đất canh tác nông nghiệp bị ngập, gây thiệt hại về năng suất cây trồng; giao thông có hơn 1/2 nút giao thông hiện tại và khoảng 80% nút giao thông đang trong kế hoạch xây dựng bị ngập lụt, gây tê liệt và phá hủy đáng kể hoạt động kinh tế của thành phố; cấp nước và vệ sinh mạng lưới cấp nước lộ thiên và sâu 1,5m bị tác động nghiêm trọng, khó khăn trong việc quản lý và điều phối cấp nước sinh hoạt cho người dân; năng lượng bị phá hoại các trạm, hệ thống truyền tải năng lượng, hạ tầng điện, dầu và khí ven biển và ngoài khơi cũng có nguy cơ bị phá hủy nghiêm trọng do sự gia tăng bão, triều cường, ngập lụt và sóng lớn; y tế sẽ khó khăn vì sự bùng phát một số bệnh đường ruột, tả, lỵ… do ô nhiễm nước lụt khi nước thải chảy tràn ra từ nhà vệ sinh và bể phốt vốn rất phổ biến tại thành phố… Lượng mưa ở TPHCM ngày càng gia tăng, nhiều nhà khoa học đã nhận định, các cơn bão lớn có xu hướng gia tăng ảnh hưởng đến khu vực Nam bộ. TPHCM sẽ phải đối diện với những chuỗi mưa lớn ngày càng tăng lên. Mức độ tăng của lượng mưa và của nước sông gia tăng nhanh hơn cả sự gia tăng của mực nước biển. Nguyên nhân là sự thay đổi khí hậu và sự đô thị hóa của TPHCM. Theo phân viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường cho biết lượng mưa ở các tỉnh phía bắc từ 40 năm nay có xu hướng giảm nhưng lượng mưa ở phía Nam tăng đáng kể. So với các tỉnh khác, TPHCM có sự gia tăng cường độ mưa cao hơn. Lượng mưa ở trung tâm TPHCM cao hơn khu vực xung quanh khoảng 200mm. Nếu trước đây cứ 5 năm mới có những cơn mưa có vũ lượng trên 100mm, thì nay không cần đến 3 năm đã thấy xuất hiện. Những cơn mưa có vũ lượng khoảng 100mm thì năm nào cũng xuất hiện gây khả năng ngập úng cao, khi lượng mưa gia tăng sẽ làm cho lượng nước đầu nguồn tăng, khả năng gây ngập sẽ cao hơn. Thêm vào đó, TPHCM phải đối mặt với sự gia tăng của thủy triều do sự thay đổi lưu vực sông. Từ trước những năm 90, mực nước sông Sài Gòn đo ở trạm Phú An không tăng mấy nhưng từ sau 90 tăng rất nhanh, nó khác với sự thay đổi mực nước biển ở Vũng Tàu tăng chậm hơn. Mức độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBiến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh.doc
Luận văn liên quan