Biến đổi tập quán mưu sinh và văn hóa đảm bảo đời sống của người Đan lai huyện Con cuông, tỉnh Nghệ an sau tái định cư
Phương pháp luận: Khóa luận vân dụng phương pháp luận của Chủ
nghĩ Mác - Lênin khi nghiên cứu về người Đan Lai.
- Phương pháp điều tra điền dã9
- Phương pháp liên ngành văn hóa học và dân tộc học
- Phương pháp nghiên cứu điểm, lựa chọn một bộ phận dân cư nhất
định, trong phạm vi không gian phù hợp để nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
12 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi tập quán mưu sinh và văn hóa đảm bảo đời sống của người Đan lai huyện Con cuông, tỉnh Nghệ an sau tái định cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TR¦êNG §¹I HäC V¡N HO¸ Hµ NéI
Khoa v¨n hãa häc
--------------------
BIÕN §æI tËp qu¸n m-u sinh vµ v¨n hãa
®¶m b¶o ®êi sèng cña ng-êi ®an lai
HuyÖn con cu«ng, tØnh nghÖ an sau t¸i ®Þnh c-
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bảo Ngân
Người hướng dẫn khoa học: Th.s: Nguyễn Thành Nam
Hµ Néi - 2015
1
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại học văn hóa Hà Nội
với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Thành Nam, cùng với sự
giúp đỡ đóng góp ý kiến nhiệt tình của các thầy cô giáo và bạn bè trong khoa
Văn hóa học đã giúp em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Qua đây em xin
gửi tới thầy cô và các bạn lời cảm ơn chân thành nhất.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ UBND huyện Con Cuông và
đồng bào người Đan Lai tại hai bản Tái định cư Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn
Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã nhiệt tình cung cấp những thông tin, tư
liệu cần thiết cho em nghiên cứu phục vụ đề tài nghiên cứu của mình.
Với thời gian cũng như năng lực của bản thân còn có hạn nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót trong lúc thực hiện đề tài, rất mongnhận được
sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và các bạn đóng để em có thể hoàn
thiện hơn đề tài nghiên cứu khóa luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Bảo Ngân
2
DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
NXB Nhà xuất bản
PTBV Phát triển bền vững
TĐC Tái định cư
TNTT Tài nguyên thiên nhiên
UBND Uỷ ban nhân dân
VQG Vườn quốc gia
3
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT ....................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................. 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VÀ KHÁI QUÁT VỀ
NGƯỜI ĐAN LAI, HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN ........................................................ 10
1.1. Cơ sở lý thuyết về biến đổi văn hóa ................................................... 10
1.1.1. Tập quán mưu sinh.......................................................................... 10
1.1.2. Văn hóa đảm bảo đời sống.............................................................. 10
1.1.3. Biến đổi văn hóa ............................................................................. 10
1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội vùng sinh sống của
tộc người Đan Lai huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An .............................. 12
1.2.1. Điều kiện tự nhiên vùng sinh sống của người Đan Lai huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An ................................................................................ 12
1.2.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ........................................................... 17
1.2.3 .Nguồn gốc lịch sử, tộc danh và số lượng dân cư Người Đan Lai ...... 20
1.2.4. Đặc trưng về văn hóa tộc người ...................................................... 22
Chương 2: NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ TẬP QUÁN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI ĐAN
LAI SAU DỰ ÁN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA NHÀ NƯỚC .............................................................................. 26
2.1. Dự án tái định cư của nhà nước với đồng bào người Đan Lai ...... 26
2.1.1. Mục tiêu của dự án tái định cư ....................................................... 26
2.1.2. Nội dung của dự án ......................................................................... 28
2.2. Tập quán mưu sinh và đời sống vật chất của người Đan Lai trước
khi có dự án tái định cư ............................................................................. 29
2.2.1. Tập quán mưu sinh.......................................................................... 29
2.2.2. Văn hóa đảm bảo đời sống ............................................................ 32
2.3. Những biến đổi về tập quán truyền thống của người Đan Lai ....... 36
2.3.1. Biến đổi về tập quán mưu sinh ....................................................... 37
2.3.2. Biến đổi về văn hóa đảm bảo đời sống ........................................... 44
4
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA ĐỒNG
BÀO ĐAN LAI, HUYỆN CON CUÔNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ..................................... 49
3.1. Những vấn đề đặt ra trong dự án tái định cư .................................. 49
3.1.1. Những bất cập trong chính sách đền bù .......................................... 50
3.1.2. Những bất cập trong phương án tái định cư ................................... 53
3.2. Một số kiến nghị và giải pháp xây dựng và phát triển đời sống vật
chất cho người Đan Lai ............................................................................. 56
3.2.1. Kiến nghị ......................................................................................... 56
3.2.2. Giải pháp ......................................................................................... 57
3.3. Phát triển đời sống cho người Đan Lai, huyện Con Cuông, tỉnh
Nghệ An theo hướng phát triển bền vững ............................................... 61
KẾT LUẬN ......................................................................................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................................................... 68
PHỤ LỤC .................................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
5
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vườn quốc gia Pù Mát là khu rừng đặc dụng phía Tây Nghệ An có vai
trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường ở
Bắc Trung Bộ Việt Nam. Tuy nhiên cũng như hàng loạt các khu bảo tồn khác
ở Việt Nam, VQG Pù Mát đang gặp phải những vấn đề nan giải đe doạ đến sự
tồn tại của nó. Khu vực vùng đệm của vườn có một số lượng lớn dân cư sinh
sống chủ yếu là các dân tộc Kinh, Thái, H’mông. Đặc biệt, vùng lõi có 169 hộ
với 956 người Đan Lai đang sinh sống và phụ thuộc vào việc khai thác kinh tế
rừng. Chính vì vậy UBND huyện Con Cuông đã đưa ra dự án di dân tái định
cư đưa người Đan Lai ở vùng lõi VQG ra khu tái định cư mới nhằm mục đích
nâng cao đời sống kinh tế, tạo điều kiện để đồng bào hòa nhập với cộng đồng
và hưởng thụ những thành quả của sự phát triển kinh tế đất nước, mặt khác
cũng để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của vườn quốc gia Pù Mát.
Cộng đồng người Đan Lai thượng nguồn khe Khặng (vùng lõi vườn
quốc gia Pù Mát) là tộc người có nhiều phong tục tập quán kỳ lạ như: đẻ ngồi,
người chết không được đi an táng, em bé vừa sinh ra phải nhúng xuống dòng
suối ba lần Đặc biệt, do sinh sống biệt lập trong rừng nên xảy ra tình trạng
hôn nhân cận huyết dẫn đến tình trạng suy thoái về giống nòi. Người Đan Lai
có mặt bằng dân trí thấp, đời sống kinh tế vô cùng khó khăn, các hoạt động
kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác các nguồn lợi của rừng. Chính điều đó đã
đặt ra những thách thức thực sự trong việc tiến hành tái định cư và đảm bảo
đời sống cho đồng bào sau khi định cư tại địa bàn mới. Trong thời gian thực
hiện dự án tái định cư của nhà nước, trên địa bàn hai bản Tân Sơn và Cửa Rào
đã có những biến đổi rõ nét về tập quán mưu sinh và văn hóa đảm bảo đời
6
sống của người Đan Lai, bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều vấn đề bất cập trong
việc quy hoạch dự án, cũng như đời sống sinh hoạt của đồng bào ở khu TĐC
còn gặp nhiều khó khăn như: thiếu nguồn nước cho sinh hoạt sản xuất, đất sản
xuất vừa thiếu vừa cằn cỗi, kinh tế lệ thuộc nhiều vào ngân sách nhà nước,
những thay đổi trong quan hệ cộng đồng, quan hệ dòng họ, phong tục, nếp
sống... Các cấp chính quyền cần đưa ra những kiến nghị, giải pháp để quan
tâm giúp đỡ đồng bào người Đan Lai giúp họ có đời sống vật chất tốt hơn và
có một cuộc sống ổn định trên quê hương mới của mình.
Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Biến đổi tập quán mưu sinh và văn
hóa đảm bảo đời sống của người Đan Lai, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ
An sau tái định cư” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu về người Đan Lai:
Trong khuôn khổ dự án: “Giám sát xu hướng phát triển miền núi phía
Bắc Việt Nam” do Trung tâm Tài nguyên và Môi trường (CRES), Đại học
Quốc gia Hà Nội thực hiện đã tiến hành nghiên cứu “Hiện trạng kinh tế - xã
hội và môi trường bản khe Nóng thuộc VQG Pù mát, huyện Con Cuông, tỉnh
Nghệ An” (2000). Đây là địa bàn sinh sống của người Đan Lai trên địa bàn xã
Môn Sơn. Qua nghiên cứu cho thấy những nét cơ bản về quá trình hình thành
và phát triển của người Đan Lai, ngoài ra còn đề cập đến nhiều vấn đề liên
quan đến đời sống như hệ sinh thái nông nghiệp, kinh tế hộ gia đình, quy trình
sử dụng đất từ đó có những kết luận và đưa ra các khuyến nghị nhằm góp
phần cải thiện và nâng cao đời sống cho đồng bào Đan Lai.
Bài viết “Tái định cư và sự thay đổi phương thức mưu sinh của người
Đan Lai ở Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ
An” của tác giả Bùi Minh Thuận trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Nghệ
7
An, số 8/2013. Bài viết đã chỉ ra những thay đổi về phương thức sản xuất
canh tác nương rẫy của người Đan Lai sau khi đến sinh sống tại khu tái định
cư. Và những vấn đề còn tồn tại sau khi thực hiện dự án ảnh hưởng đến đời
sống của đồng bào Đan Lai.
Các bài viết và chuyên khảo thì báo chí là một nguồn tư liệu phong
phú, đa dạng và có tính cập nhật cao, đã đề cập đến nhiều khía cạnh của quá
trình di dân TĐC ở VQG Pù mát nói riêng và Việt Nam hiện nay. Có một số
bài viết như: Cuộc sống mới của đồng bào Đan Lai (Nguyễn Minh, báo Tiền
phong online, 9/2009), Sắc mới Đan Lai (Minh Hạnh, Nghệ An Television,
8/2010), Người Đan Lai ở rừng Pù Mát (Lê Anh Tuấn, báo Nông thôn ngày
nay,8/2010).. Nguồn tư liệu báo chí cung cấp những thông tin mang tính
thời sự, chân thực nhất về những vấn đề quan trọng xung quanh công tác
TĐC, bảo tồn TNTT và đời sống văn hóa của cộng đồng người Đan Lai.
Đây là những tư liệu có giá trị để tác giả tham khảo trong nghiên cứu
về người Đan Lai. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu
nào đề cập một cách trọn vẹn và toàn diện đến tập quán mưu sinh và văn hóa
đảm bảo đời sống của người Đan Lai, đặc biệt là sau dự án tái định cư.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu tập trung vào ba mục tiêu cơ bản sau đây:
Thứ nhất là tìm hiểu những tập tục, những nét cơ bản trong đời sống
kinh tế, văn hóa và xã hội trước và sau khi thực hiện quá trình di dân TĐC
của người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào.
Thứ hai là làm rõ sự biến đổi về tập quán của đồng bào sau TĐC.
8
Thứ ba là chỉ ra những bất cập cần khắc phục và đề xuất một số giải
pháp giúp cho đời sống người Đan Lai ngày càng được ổn định và cải thiện
hơn.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào xã Môn Sơn, huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu các tập quán sản xuất, cư trú,
ăn uống, tiêu dùng của người Đan Lai ở 2 bản Tân Sơn và Cửa Rào xã Môn
Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
- Phạm vi thời gian: Từ khi thực hiên dự án di dân TĐC (năm 2002)
cho đến thời điểm hiện nay (tháng 3/2015).
5. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN
- Cung cấp những tư liệu về tập quán mưu sinh truyền thống và văn hóa
đảm bảo đời sống của người Đan Lai, ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
- Nghiên cứu về sự biến đổi những tập quán của người dân sau khi di
dân TĐC.
- Đưa ra các giải pháp góp phần cải thiện đời sống cho đồng bào nơi đây.
- Góp phần bổ sung tài liệu cho các nghiên cứu về di dân TĐC trong
các dự án tái định cư sau này.
6. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp luận: Khóa luận vân dụng phương pháp luận của Chủ
nghĩ Mác - Lênin khi nghiên cứu về người Đan Lai.
- Phương pháp điều tra điền dã
9
- Phương pháp liên ngành văn hóa học và dân tộc học
- Phương pháp nghiên cứu điểm, lựa chọn một bộ phận dân cư nhất
định, trong phạm vi không gian phù hợp để nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
7. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
chính của Luận văn được chia làm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về biến đổi văn hóa và khái quát về người
Đan Lai huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
Chương 2: Những biểu hiện biến đổi về tập quán mưu sinh và văn hóa
đảm bảo đời sống của người Đan Lai, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An sau
tái định cư
Chương 3: Một số giải pháp xây dựng và phát triển đời sống vật chất
cho người Đan Lai huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Minh Thuận, Tái định cư và sự thay đổi phương thức mưu sinh của
người Đan Lai ở Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An, tạp chí Khoa học và Công nghệ Nghệ An, số
8/2013, tr. 28 – 32.
2. Đặng Nghiêm Vạn, Bước đầu tìm hiểu về lịch sử phân bố dân cư miền núi
Nghệ An, tạp chí dân tộc học Việt Nam số 2/1974.
3. Hoàng Tùng, Phóng sự - tư liệu “Xóa bỏ hủ tục để xây dựng cuộc sống mới
cho người Đan Lai”, 22/02/2012.
4. Lê Anh Tuấn, Người Đan Lai ở rừng Pù Mát, báo Nông thôn ngày
nay,8/2010.
5. Nguyễn Đình Lộc (1993), Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An, NXB Nghệ An.
6. Nguyễn Minh, Cuộc sống mới của đồng bào Đan Lai, báo Tiền phong
online, 9/2009.
7. Nguyễn Văn Chính, Di dân nội địa ở Việt Nam: Các chiến lược sinh tồn và
những mâu thuẫn đang thay đổi, bài viết trong công trình nghiên
cứu Dân số và dân số học tộc người ở Việt Nam (1995).
8. Phạm Thanh Khương, Phóng sự “Hồi sinh tộc người Đan Lai”, 4/3/2011.
9. Tạp chí lý luận của ủy ban dân tộc, người Đan Lai ở Thạch Sơn, 19/6/2009.
10. Trần Bình, Văn hóa mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc
Việt Nam, NXB Thời Đại.
11. Trung tâm Tài nguyên và Môi trường (CRES), Đại học Quốc gia Hà Nội,
đã tiến hành nghiên cứu “Hiện trạng kinh tế - xã hội và môi trường
bản khe Nóng thuộc VQG Pù mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ
An” (2000).
69
12. UBND huyện Con Cuông, Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch mục tiêu
kinh tế - văn hóa xã hội – quốc phòng – an ninh năm 2011 và
phương hướng, nhiệm vụ năm 2012.
13. UBND Xã Môn Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch mục tiêu kinh
tế - văn hóa xã hội – quốc phòng – an ninh năm 2011 và phương
hướng, nhiệm vụ năm 2012.
14. UBND xã Môn Sơn (2010) , Báo cáo tình hình cơ bản xã Môn Sơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_bao_ngan_tom_tat_0556_2066026.pdf