Biên giới mềm - Luật quốc tế

Lời mở đầu Nhắc đến khái niệm “biên giới quốc gia”, người ta nghĩ ngay tới một ranh giới xác định, giới hạn vùng lãnh thổ của một quốc gia,và giới hạn phạm vi quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.Biên giới quốc gia được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp nhau,thể hiện bằng các điều ước hoạch định biên giới giữa các quốc gia liên quan.Trong những thập niên gần đây,xuất hiện một khái niệm mới làm thay đổi cách nhìn về biên giới,về sự tự chủ quốc gia:khái niệm “Biên giới mềm”.Biên giới mềm là một khái niệm dùng để thể hiện rằng các quốc gia trong các thời đại khác nhau có thể phát triển tầm ảnh hưởng của mình tới các quốc gia khác thông qua việc phát triển các lĩnh vực khác nhau của đời sống và đưa chúng ra phổ biến với thế giới. Nếu như khái niệm biên giới hành chính ( biên giới cứng) cho thấy chủ quyền của một quốc gia đối với vùng lãnh thổ của mình thì khái niệm biên giới mềm còn cho ta thấy chủ quyền quốc gia giờ đây không chỉ như thế mà còn được mở rộng tới tận những nơi mà ở nơi đó con người đón nhận và vận dụng những thành tựu của nhân loại.Bởi vì ở những nơi đó con người ít nhiều chịu sự tác động, chi phối bởi tư tưởng của quốc gia mà họ đang tiếp cận. Khi chúng trở thành thế mạnh của quốc gia, thì không những chúng mang lại lợi ích cho quốc gia đó, mà theo xu hướng hội nhập, bản thân các quốc gia khác cũng cần phải đón nhận, tiếp thu.Nhưng liệu sự đón nhận và tiếp thu ấy sẽ mang đến những thuận lợi và bất lợi gì trong việc bảo vệ chủ quyền của nhiều quốc gia trên thế giới;hay nói cách khác “biên giới mềm” sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những đối tượng chịu sự tác động của nó trên mọi lĩnh vực – từ kinh tế,chính trị,văn hoá thông tin đến cả an ninh quốc phòng ? Việt Nam chúng ta cũng không phải là một ngoại lệ.Sau một thời gian nghiên cứu,nhóm chúng em đi sâu vào tìm hiểu tầm quan trọng của biên giới mềm trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay và những tác động của nó đến mọi lĩnh vực của Việt Nam.

doc38 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 16176 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biên giới mềm - Luật quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng quốc tế. - Tỷ trọng xuất khẩu thuộc dạng cao tuy nhiên đây vẫn chưa là một bước tiến vững chắc. Điển hình là những năm gần đây, Việt Nam đang liên tục nhập siêu, nên khi thế giới có biến động mạnh, thị trường xuất khẩu giảm mạnh làm cho nhập siêu tăng lên một cách tương đối, chưa nói càng cố gắng đẩy mạnh sản xuất bao nhiêu thì nhu cầu nhập nguyên liệu, thiết bị lại tăng lên bấy nhiêu, nhất là trong giai đoạn đất nước đang cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là chưa nói đến những tác động dây chuyền như, nếu Mỹ bị suy thoái kinh tế, thì Trung Quốc bị tác động mạnh, mà đây lại là thị trường xuất khẩu mạnh sang Việt Nam những năm gần đây, nên nó có thể làm cho đồng nhân dân tệ biến động bất lợi cho kinh tế Việt Nam... - Với dân số động đứng thứ 13 thế giới, Việt Nam là một thị trường tiêu dùng béo bở, tuy nhiên nền sản xuất trong nước vẫn chưa thực sự đủ lực để đáp ứng hết nhu cầu của lực lượng tiêu dùng này. Chính vì vậy, chúng ta đối mặt với sự đe dọa tiếp theo là là làn sóng hàng ngoại ồ ạt tiến vào Việt Nam khiến các doanh nghiệp và các mặt hàng trong nước nhất thời vẫn chưa có đủ khả năng đánh bại. Có thể thấy một thực tiễn là hiện nay hàng Trung Quốc đang tràn ngập tại thị trường Việt Nam, được ưa dung vì sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã cũng như tính năng được xem là vượt trội, và quan trọng hơn hết là giá thành rất cạnh tranh đánh vào các đối tượng thu nhập trung bình và thấp. Còn đối với đối tượng thu nhập cao, hàng hóa Việt Nam đang dần không đáp ứng được nhu cầu của họ, và tất yếu các mặt hàng chất lượng cao đến từ Mỹ, châu Âu là sự lựa chọn của họ. Như vậy, cả hai thị trường cơ bản chúng ta vẫn chưa thể đáp ứng được, nếu không có giải pháp thì chỗ đứng của hàng Việt Nam thực sự đang bị đe dọa. - Bên cạnh nguy cơ mất vị thế về hàng hóa, chúng ta còn đang đứng trước sự chiếm lĩnh của các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam. Rồi đây chúng ta sẽ chào đón nhiều doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu thế giới như Wal- mart sẽ đến Viêt Nam theo lộ trình cam kết WTO với những dịch vụ cung ứng hàng hóa sỉ và lẻ với chất lượng cao theo mô hình hiện đại, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải hoàn thiện mình và tạo nên phong cách kinh doanh đặc trưng của Việt Nam. Tóm lại, xem xét “Biên giới mềm” theo khía cạnh tác động từ nền kinh tế tiên tiến đối với nền kinh tế Viêt Nam, hiện tượng này mang đến cho chúng ta những cơ hội phát triển quý giá đồng thời đặt chúng vào nhiệm vụ khó khăn trong việc bảo vệ sự tự chủ trong nền kinh tế, cần luôn phải cẩn trọng trong mọi động thái kinh tế của mình. Lĩnh vực chính trị: Việt Nam chúng ta hiện nay cũng thấu suốt những mặt lợi ích cũng như bất lợi về “biên giới mềm” và “quyền lực mềm”,từ đó đã và đang hoạch định và hoàn thiện các chính sách về chính trị,an ninh quốc phòng,kinh tế,xã hội,văn hoá… để từng bước hoà nhập với cộng đồng quốc tế,nâng cao tầm ảnh hưởng của mình về mọi lĩnh vực nói chung đối với các quốc gia khác, gần nhất là các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là trong vấn đề chính trị. Vậy với những chính sách đã vạch định ra thì liệu biên giới mềm về chính trị có tác động đến Việt Nam hay không? Và câu trả lời là có, trong đó có cả những mặt tích cực và những mặt tiêu cực. 2.1 Mặt tích cực: - Trong hai mươi năm đổi mới vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhân dân ta, đồng bào đã đạt được những thành tựu to lớn, đưa đất nước vuợt qua tình trạng trì trệ kém phát triển trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh và liên tục, an ninh chính trị ổn định trong nhiều năm qua. Đó chính là nền tảng kinh tế - chính trị - xã hội để Việt Nam vươn mình trở thành một nước công nghiệp phát triển hùng mạnh, thật sự "sánh vai với các cường quốc năm châu" như lời tiên tri của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Sau chặng đường đổi mới đó, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng về chính trị. Từ chỗ bị bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị, đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 179 nước, quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư với 224 quốc gia và vùng lãnh thổ. Quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, các nước lớn và các trung tâm kinh tế - chính trị hàng đầu, các nước bạn bè truyền thống và đối tác tiềm năng ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững hơn. Những đường lối chính sách này cũng góp phần tích cực quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để kiều bào ta ngày càng hướng về Tổ quốc, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Công tác biên giới lãnh thổ đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là việc lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ Việt Nam và Trung Quốc, hai bên đã hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền và ký các văn bản pháp lý liên quan. - Ngày nay, thế giới biết đến Việt Nam không chỉ là dân tộc yêu chuộng hòa bình, quật cường, anh dũng trong chiến tranh, mà còn là đất nước đổi mới thành công, thân thiện, có nhiều tiềm năng, kinh tế phát triển năng động, tích cực tham gia vào các công việc quốc tế vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Hiện nay Việt Nam mở rộng biện giới thông qua lĩnh vực chính trị và nâng cao tầm ảnh hưởng “biên giới mềm” bằng cách không ngừng phát triển các mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước láng giềng, các khu vực, coi trọng quan hệ với các nước lớn; chủ động đưa quan hệ với tất cả các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững, tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin trong quan hệ đối ngoại; mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền; kiên định mục tiêu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia; tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm vào các tổ chức và diễn đàn quốc tế. Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế và khu vực. Chúng ta đã là thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF),... Ở cấp liên khu vực, chúng ta là thành viên tích cực của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ( APEC ), Diễn đàn hợp tác Á - Âu ( ASEM ), của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)...; đảm đương tốt cương vị Ủy viên không thường trực HĐBA/LHQ nhiệm kỳ 2008-2009 và đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010.Và sự kiện vô cùng quan trọng là chúng ta đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Cụ thể,Việt Nam đã triển khai chính sách rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, hỗ trợ cho quan hệ song phương, đẩy mạnh ngoại giao đa phương; tranh thủ khả năng hợp tác thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, trao đổi văn hóa đào tạo, giáo dục phục vụ các yêu cầu phát triển đất nước. Tích cực và chủ động hội nhập quốc tế và khu vực, Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập ASEM, luôn phát huy vai trò chủ động tham gia hợp tác Á-Âu trên cả 3 lĩnh vực, đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác khác. Đồng thời, tham gia với tư cách một thành viên bình đẳng, Việt Nam có cơ hội cùng xây dựng luật chơi chung của cả Á-Âu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới; từ đó góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam. Trong lĩnh vực chính trị, thành tựu lớn nhất của Việt Nam phải kể đến là những nỗ lực chuẩn bị và tổ chức thành công Cấp cao ASEM 5, đưa ra những quyết định mở ra hướng mới cho hợp tác ASEM, đẩy mạnh hợp tác về kinh tế và văn hoá, Việt Nam đã thể hiện tốt vai trò tích cực của nước chủ nhà, chủ động dàn xếp điều hòa lợi ích giữa các thành viên ASEM, giải quyết tốt vấn đề mở rộng thành viên của Myanma, góp phần quan trọng duy trì sự phát triển của tiến trình, đoàn kết trong khối các nước ASEAN. Đóng vai chủ tịch Asean năm 2010 VN trở thành đối tác quan trọng của công đồng quốc tế. Asean đang ở trong một cung đường quan trọng. Việt Nam thể hiện vị thế chủ tịch Asean một cách năng động, trước các vấn đề mỗi nước Asean đang đối diện. Đồng thời thực hiện vai trò lãnh đạo trong việc thúc đẩy hợp tác với Liên hiệp Âu châu, cũng như một số nước có tầm quan trọng trong khu vực và trên thế giới. 2.2 Mặt tiêu cực: Hiên nay, thế giới tiếp tục chứng kiến nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, với những cơ hội lớn xen lẫn thách thức.Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ lớn để phát triển, đó là tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định, thế và lực của đất nước ngày càng được nâng cao; hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển tiếp tục .Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức rất lớn trong đó có nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố... nhưng quan trọng nhất vẫn là nguy cơ bị các cường quốc sử dụng “quyền lực mềm” để chi phối Đảng và nhà nước ta đối với những vấn đề chính trị cũng như an ninh quốc phòng như không ngừng lấn chiếm ranh giới lãnh thổ của Việt Nam ta, tích cực lôi kéo, dụ dỗ kích động đồng bào ta tuyên truyền chống phá nhà nước,gây rối làm mất trật tự an ninh quốc phòng… thậm chí đi đến việc âm mưu đồng hoá người dân ta: - Việt Nam bước vào thế kỉ 21 đúng vào lúc kinh tế thế giới – trước hết là những nền kinh tế lớn mà đầu tàu là kinh tế Mỹ - đang tìm cách ra khỏi cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống hiện tại để tìm đường chuyển sang một thời kỳ phát triển mới. Trong khi đó Trung Quốc đang dấn bước với mọi nỗ lực quyết liệt nhất để đi nhanh hơn nữa trên con đường trở thành siêu cường vào giữa thế kỷ này. Thế giới, nhất là các nước láng giềng của Trung Quốc, ngày càng lo ngại trước hiện tượng Trung Quốc cũng đang trên đường trở thành siêu cường,chi phối chính trị,đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương,trong đó có Việt Nam. Trước đây, chủ nghĩa thực dân cũ chủ yếu đã dùng bạo lực để chiếm đất, nô dịch con người và vơ vét tài nguyên; chủ nghĩa thực dân mới chủ yếu dùng sức mạnh kinh tế kết hợp với bạo lực để chiếm lĩnh thị trường và nô dịch chính trị; chủ nghĩa bá quyền hiện đại của TQ sẽ chủ yếu thông qua cái gọi là “sức mạnh mềm” và “biên giới mềm” để thực hiện chủ nghĩa thực dân cũ lẫn thực dân mới bằng cách dùng sức mạnh chính trị và kinh tế để chiếm lĩnh thị trường, dùng sự đồng hóa chủng tộc (Hán hóa) lâu dài trên toàn lãnh thổ thay cho các lò thiêu người tức thì và hàng loạt thời Hitler, nhưng khi cần thiết sẽ dùng vũ lực để chiếm cả đất đai và đàn áp con người như đã từng xảy ra ở Tân cương và Tây tạng hiện nay. Nói tóm lại, chủ nghĩa thực dân kiểu cũ đã được chủ nghĩa thực dân kiểu mới thay thế, nay đến lượt chủ nghiã thực dân kiểu mới sẽ được chủ nghĩa phát xít kiểu mới, hay chủ nghĩa bá quyền hiện đại của TQ thay thế bằng cả sức mạnh kinh tế, văn hóa, xã hôi và chính trị và an ninh quốc phòng là chủ yếu, nhưng khi cần thiết thì sẽ dùng cả sức mạnh bạo lực tàn nhẫn nhất. Và Việt Nam cũng chính là một nạn nhân và là một đối tượng, một miếng mồi béo bở TQ lúc nào cũng dòm ngó và muốn chính phục cho bằng được. Mà con đường TQ chọn là chi phối, bao vây chúng ta trên nhiều mặt mà ở mức độ cao nhất là về chính trị. Thực tiễn đã cho thấy, không ít thì nhiều, Việt Nam cũng chịu sử ảnh hưởng, chi phối của Trung Quốc trong tình hình chính trị, trong một số đường lối chính sách, cũng như hành lang pháp lý. Hơn hết, chúng còn kích động nhằm chia rẽ đồng bào ta, tạo nên sự bất đồng dân tộc, bất đồng nội bộ và tạo thời cơ cho việc thôn tính Việt Nam. - Không chỉ bị ảnh hưởng từ người hàng xóm Trung Quốc, nền chính trị của Việt Nam ta hiện nay đã, đang và sẽ tiếp tục bị chi phối đáng kể từ những “anh lớn” như Hoa kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Điển hình Hoa Kỳ là một cường quốc từ bao năm nay với sức mạnh của nền kinh tế lớn nhất thế giới, và hiển nhiên, có sức mạnh kinh tế thì sẽ chi phối được cả chính trị và rất nhiều lĩnh vực khác. Tiếng nói của Mỹ có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đường lối chính sách kinh tế,chính trị của đa số quốc gia và các tổ chức quốc tế trên thế giới. Do đó một sự thật không thể tránh khỏi là Hoa kỳ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế,đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ta; và đồng thời cũng ảnh hưởng gián tiếp khi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế hay hợp tác liên kết làm ăn với các nước khác. Sau đây là các dẫn chứng để làm sáng tỏ nhận định trên: + Trong giai đoạn chuẩn bị gia nhập tổ chức quốc tế WTO, Hoa Kỳ đã đưa ra rất nhiều ý kiến và tiêu chuẩn về hành lang pháp lý của Việt Nam khi gia nhập như: Phòng Thương mại Mỹ đã gửi ý kiến đóng góp về dự thảo luật đầu tư mới của VN hoặc vấn đề gia hạn hiệp định dệt may năm 2006 cho Việt Nam, để VN gia nhập WTO, trước hết, quốc hội Hoa Kỳ cần phải thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho VN… Hoa Kỳ đòi hỏi Việt Nam ở giai đoạn này gồm có cải tổ luật pháp, đường lối chính sách cho phù hợp với tiêu chuẩn WTO, mà cụ thể là: tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hạn chế can thiệp của nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế, bỏ bớt trợ cấp công nghiệp, giảm thuế nhập cảng đánh vào nông phẩm, mở cửa thị trường rộng hơn cho các hàng hoá của Hoa Kỳ và kỹ nghệ dịch vụ gồm các quyền thương mại kể cả quyền phân phối trực tiếp, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, và chuyên chở. Những đòi hỏi của Hoa Kỳ không phải chỉ đặc biệt đối với Việt Nam mà đã áp dụng cho các nước khác như Armenia, algeria, v.v. Riêng về vấn đề viễn thông và ngân hàng, Hoa Kỳ cũng đã có những đòi hỏi tương tự đối với Trung Quốc và Campuchia. à điều này cho thấy, Hoa Kỳ đã có sự ảnh hưởng và chi phối nhất định đến việc cải tổ pháp luật và ban hành các chủ trương chính sách của nhà nước ta một cách gián tiếp + Một ví dụ điển hình nữa: Người ta thường nói “dân có giàu thì nước mới mạnh” mà đã thiếu sự ủng hộ của dân thì nước cũng khó mà duy trì được an ninh quốc phòng,ổn định chính trị. Hiểu rõ quy luật đó,các cường quốc với mưu đồ mở rộng “biên giới mềm” đã dung túng,hậu thuẫn và kích động cho một số tầng lớp người dân Việt Nam và một số đồng bào người Việt sinh sống ở nước ngoài tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam,từ những người trí thức cho đến những đồng bào miền núi xa xôi. Được sự hậu thuẫn của chính giới một số nước và tổ chức quốc tế thiếu thiện chí với Việt Nam, thời gian qua, các tổ chức phản động lưu vong (PĐLV) người Việt và các thế lực thù địch triệt để lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền gia tăng hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam, nhằm thực hiện mưu đồ tác động, chuyển hóa, đa nguyên, đa đảng, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ XHCN ở nước ta.Thực hiện mục tiêu “khuấy động” bầu không khí chống Nhà nước Việt Nam ở trong và ngoài nước, các đối tượng PĐLV câu kết với một số phần tử chống đối chính trị trong nước, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc sự thật, vu cáo Việt Nam “vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tự do tôn giáo”. Số đối tượng cầm đầu các tổ chức PĐLV như “Việt Tân”, “Ủy ban bảo vệ nhà báo”, “Phóng viên không biên giới”… phát động chiến dịch phổ biến chương trình có tên “Những kẻ thù của internet” nhân ngày “Thế giới chống kiểm duyệt không gian ảo”, nhằm thu hút sự chú ý của công luận bằng những luận điệu xuyên tạc, rằng chính quyền Việt Nam liên tục theo dõi, đàn áp trên không gian ảo, không cho những người “bất đồng chính kiến” viết nhật kí trên mạng internet; kêu gọi 3 tập đoàn cung ứng dịch vụ internet lớn nhất thế giới là Google, Yahoo và Microsoft “không tiếp tay giúp Chính phủ Việt Nam kiểm soát internet”. Các đối tượng còn vận động chính giới các nước, một số tổ chức quốc tế tăng cường can thiệp, gây sức ép với Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào lộ trình cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế, từ đó từng bước chuyển hướng thể chế chính trị của Việt Nam vận hành theo hướng có lợi cho chúng. Với chiêu bài quen thuộc: Cáo buộc chính quyền Việt Nam “vi phạm dân chủ, nhân quyền”, họ kêu gọi chính giới Mỹ xem xét đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo; đề nghị sớm thông qua “Dự luật nhân quyền Việt Nam 2009-S1159”. Một số đối tượng và tổ chức phản động còn lớn tiếng đề nghị tăng cường gây sức ép, ra các “đạo luật”, “dự luật”, “nghị quyết”… buộc chính quyền Việt Nam “thực thi quyền tự do ngôn luận, nới lỏng kiểm soát internet, đối xử công bằng với người dân tộc thiểu số, công nhận và bảo trợ an toàn cho một số tổ chức phản động, đối tượng chống đối trong nước. Từ đó,rất nhiều thanh niên, tri thức, luật sư,.. đã tuyên truyền như Luật sư Lê Công Định, Luật sư Trần Đình Triển, Cù Huy Hà Vũ,Trần Huỳnh Duy Thức…. Nhiều vấn đề đã được đưa lên như yêu cầu "dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo", chỉ trích những sơ hở, yếu kém của một bộ phận tổ chức, cán bộ, đảng viên, ý kiến về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.thể hiện quan điểm ủng hộ tư tưởng dân chủ đại nghị, đa đảng, đa nguyên, canh tân hệ thống luật pháp, chính trị của Việt Nam nhằm gây chia rẽ trong nội bộ tối cao của Đảng Cộng sản Việt Nam; xuyên tạc các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước.Những quan điểm này được chính phủ Việt Nam đánh giá là đi ngược lại với quan điểm chính thống của Nhà nước Việt Nam hiện nay và là những hành động chống phá, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Đối tượng mà chúng hướng đến là những người nghèo, những người kém hiểu biết, những bà con dân tộc thiểu số, và đặc biệt là dân cư địa bàn Tây Nguyên – nơi có rất đông dân tộc ít người sinh sống. Bởi Tây Nguyên là nơi có vị trí chiến lược rất quan trọng của nước ta và cả khu vực Đông Dương, vì vậy kẻ thù luôn tìm mọi cách chiếm đoạt, phá hoại sự nghiệp xây dựng và phát triển, chúng ra sức tuyên truyền xuyên tạc đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta hòng chia rẽ đoàn kết Kinh - Thượng, đồng hoá người dân ta, chống phá chính quyền ta. Cụ thể,chúng xuyên tạc kích động các sắc tộc bản xứ tiến hành các cuộc bạo động với quy mô lớn tại Tây Nguyên để đòi những quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, đòi sự bình đẳng giữa người Kinh và những sắc tộc khác, đòi lấy lại những mảnh đất phì nhiêu, những cánh rừng bạt ngàn mà người Kinh đứng sau đó là chính quyền Việt Nam trong một thời kỳ đã lấy đi của họ bằng vũ lực, bằng đồng tiền và bằng sự mưu mẹo đã đẩy những người dân Tây Nguyên vào cảnh khốn cùng, dồn họ vào những hóc núi cách trở với đường cái chính, đất đai bạc màu, khó khăn trong trao đổi hàng hóa do đi lại khó khăn, thiếu thốn về phương tiện và làm cho họ mất đi những truyền thống văn hóa từ lâu đời. Dọc đường đi và tại điểm đến của những cuộc bạo động, những phần tử quá khích trong những người đi gây rối đã vào các chợ, trường học và nhà dân đập phá và cướp bóc lương thực thực phẩm, xô xát với dân chúng trong vùng và tấn công người thi hành công vụ.Những người gây rối đã tạo ra tình hình hết sức căng thẳng, đe dọa cuộc sống bình yên và gây ảnh hưởng xấu đến công cuộc làm ăn của dân lành. Có thể khẳng định rằng, ngoài một số phần tử quá khích nhận tiền từ bên ngoài, hầu hết những đồng bào dân tộc tham gia đều bị dụ dỗ, lôi kéo,thậm chí bị lừa phỉnh "Họ bảo chúng tôi đi, ra đó sẽ được cấp nhà ở, ai đi sớm sẽ được cấp nhà to ở mặt tiền, ai muốn đi Mỹ thì sẽ có máy bay đưa đi", nhiều người đã nói lý do mà họ tham gia vụ gây rối chỉ đơn giản như vậy. Họ còn được hứa hẹn rằng, ai đi biểu tình sẽ được cấp tiền, người lớn được cấp 20 ngàn đồng, trẻ em được 10 ngàn. Nhưng số tiền đó cũng đã bị những người xách động "quỵt" luôn. à Những minh chứng cụ thể nêu trên cũng chỉ là một phần nào đó ,tuy không rõ ràng nhưng chúng đã ngầm chứng minh sự ảnh hưởng,chi phối về lĩnh vực chính trị và an ninh quốc phòng sâu sắc của “biên giới mềm”,”quyền lực mềm” đối với Việt Nam. Lĩnh vực Văn hóa: “ Biên giới mềm” không còn là một thuật ngữ quá xa lạ. Nó không chỉ dừng lại là vấn đề của các nhà ngoại giao mà đã được nhắc đến, được bàn luận và tốn nhiều giấy mực của giới báo chí, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Bằng “Biên giới mềm”, các quốc gia không chỉ gây ảnh hưởng đến một quốc gia khác trong lĩnh vực chính trị, thương mại…mà còn bành trướng trong lĩnh vực văn hóa. Có thể nói văn hóa là cội nguồn, là tinh hoa của một dân tộc, một quốc gia. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ! Nền văn hóa Việt Nam đã có truyền thống từ ngàn đời nay và được cả thế giới công nhận. Nền văn hóa Việt Nam đã tự khẳng định mình khi được UNESCO công nhận các di sản văn hóa thế giới như phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, và mới đây nhất là Hoàng thành Thăng Long được công nhận ngay trong dịp Đại lễ 1000 năm. Bên cạnh đó phải kể đến các di sản văn hóa phi vật thể như Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù và quan họ Bắc Ninh. Với nền văn hóa lâu đời ấy, con người Việt Nam không ai là không lấy làm tự hào. Nói như vậy không phải văn hóa Việt là một cái gì đó quá xa rời, nó rất đơn giản và gần gũi với mỗi người Việt Nam. Văn hóa Việt là hào hùng trong những trang vàng lịch sử với truyền thống yêu nước hào hùng; văn hóa Việt cũng bình dị qua những bữa cơm đạm bạc với những món ăn Bắc, Trung, Nam; văn hóa Việt là chiếc áo bà ba, là tà áo dài đằm thắm; nó cũng nằm trong chính mỗi con người Việt Nam. "Nụ cười Việt Nam", đó là hình ảnh được những người nước ngoài từng tới Việt Nam, tiếp xúc với người Việt, trong và ngoài nước, lưu giữ lại trong ký ức khi nhắc về ấn tượng mang tên Việt Nam. "Nụ cười Việt Nam" nồng hậu và những cái vẫy tay thân thiện cũng là "món quà bất ngờ" dành cho Tổng thống G.W.Bush khi ông này tới Việt Nam, để rồi, mãi một năm sau khi đón chào các lãnh đạo Việt Nam tới thăm, ông vẫn còn nhắc lại như một kỷ niệm đẹp về Việt Nam. Chỉ những chi tiết nhỏ ấy nhưng lại mang ý nghĩa biểu trưng lớn cho văn hóa người Việt, thân thiện và hòa hiếu, trong mắt bạn bè quốc tế. Như vậy, về mặt tích cực, “Biên giới mền” đã góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, tạo cầu nối với các dân tộc khác. Ngoài ra, nó còn làm phong phú thêm đời sống tinh thần người Việt Nam. Thế nhưng vẫn tồn tại một thực tế là nền văn hóa của Việt Nam đang bị tác động và biến dạng bởi nền văn hóa của các nước khác trên thế giới. Những năm vừa qua, trào lưu “Hàn Quốc” đã dấy lên một hiện tượng trong giới trẻ Việt Nam, từ việc nhuộm tóc cho đến cách ăn mặc thời trang. Nó cũng thể hiện rõ trong thị hiếu âm nhạc hiện đại, nổi lên là các ca sĩ trẻ theo phong cách Á, Âu, nhạc đa phong cách, nhiều thể loại nhưng nhìn chung đa phần là được đạo từ nhạc Hàn, nhạc Trung…Những ảnh hưởng tiêu cực này có lẽ phải kể đến tác động của “Biên giới mền”! Sự giao lưu, thông thương và hội nhập đã giới thiệu văn hóa Việt với thế giới, nhưng nó cũng du nhập các nền văn hóa khác “độc đáo”, “mới lạ” và “thu hút” vào Việt Nam dễ dàng. Một số điểm tiêu cực mà “Biên giới mền” dễ dàng nhận thấy như: Sự du nhập của phim ảnh, ca nhạc, lối sống hiện đại đã chi phối nhiều đến mặt văn hóa tinh thần của nước ta, nhất là lớp trẻ, họ bị ảnh hưởng nhiều về lối sống của nước ngoài như: thời trang Hàn Quốc, lối sống Phương Tây…và giá trị văn hóa dân tộc không còn được lớp trẻ quan tâm nhiều; Sự ảnh hưởng văn hóa của một bộ phận người dân mang lối sống và tư tưởng hướng ngoại như: thích dùng hàng ngoại, thích phong cách sống Tây, Hàn…, thích thời trang ngoại và kể cả thích lấy chồng ngoại; Văn hóa công ty, văn hóa làm việc, văn hóa đối xử, văn hóa giao tiếp bị ảnh hưởng nặng của nước ngoài nhất phương Tây; nước ta cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mục đích, hướng văn hóa của những nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc…Không chỉ dừng ở đó, việc các nước quảng bá văn hóa quốc gia thông qua hàng hóa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của chúng ta. Hệ quả của nó còn dẫn đến lối sống thực dụng cao, gia tăng khoảng cách giữa các thế hê, và làm phai mờ đạo đức truyền thống của dân tộc. Từ những tồn tại này, đôi khi chúng ta cũng lấy làm e ngại, sợ rằng đến một lúc nào đó, người Việt Nam sẽ quên mất văn hóa Việt, truyền thống của người Việt Nam sẽ mai một cùng với sự phát triển hội nhập của đất nước. Các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đã tận dụng rất tốt khái niệm “Biên giới mền”, nó đã và đang ăn mòn văn hóa Việt Nam! Phải chăng chúng ta chưa có sự quan tâm đúng mức về việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hiện đại hóa? Ngày nay, trong quá trình mở cửa nhìn ra thế giới, Việt Nam còn chịu tác động mạnh mẽ của văn hóa đến từ các nước thông qua sự gia tăng của buôn bán và du lịch quốc tế. Đặc biệt là văn hóa công nghiệp du nhập từ bên ngoài vào thông qua vệ tinh viễn thông tác động thẳng, trực tiếp đến từng cá nhân. Lối sống tiêu dùng, lối sống quốc tế cũng len lỏi hình thành và tác động đến hành vi của không ít người. Có thể thấy biểu hiện của lối sống quốc tế ở việc tiếng Anh đang trở thành ngôn ngũ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ (Một số ít dân tộc đã không dùng tiếng mẹ đẻ); cách ăn nhanh công nghiệp đang xâm nhập thay thế một phần cách ăn mang đặc tính dân tộc; một số trung tâm mẫu mốt qua vệ tinh viễn thông đang ảnh hưởng đến cách mặc của nhiều dân tộc, nhất là trong giới trẻ. Trên các sân bay, các đường phố lớn của các nước có cách mặc khá giống nhau của thế hệ trẻ với quần bò, áo phông, giầy thể thao và ba lô sau lưng. Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thường lưu giữ trong ngôn ngữ, cách ăn, cách mặc.. nay cũng đang đứng trước nguy cơ bị bào mòn trong xu hướng quốc tế hóa. Nhiều năm trước các quốc gia muốn thể hiện sức mạnh của mình phải gắn với biên giới địa lý, với chiến tranh quân sự. Ngày nay, xu hướng thế giới lại thiên về “biên giới mềm”.. Người ta dùng “chiến tranh kinh tế” để dành giật “biên giới mềm”. Có câu: ở đâu người ta tiêu dùng hàng của Nhật, ở đó là biên giới của Nhật. Trong bối cảnh đó, người Việt Nam sau một thời gian dài dùng tivi, tủ lạnh, máy giặt, điện thoại cầm tay rồi phim ảnh, son phấn, trang phục, nhà hàng ăn... của Nhật Bản, Hàn Quốc chưa kể tác động của làn sóng các cô gái Việt lấy chồng Hàn, hàng ngàn người lao động trong các công ty, nhà máy của Hàn quốc.. Những tác động này nếu diễn ra trong một thời gian dài không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của văn hóa Hàn, Nhật. Đó là cách thức “xâm lăng về văn hóa” ngọt ngào khiến người dân nước sở tại khó nhận ra được. Giải pháp gì cho Việt Nam trước sự tác động mạnh mã của Biên giới mềm: Trong lĩnh vực kinh tế: Như đã phần tích ở trên, biên giới mềm không những mang đến cho nền kinh tế nước ta những thuận lợi nhất định như thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ, tiếp thu được các công nghệ hiện đại của các nước tiên tiến, biên giới mềm còn mang lại những mặt tiêu cực trong nền kinh tế mà nếu chúng ta không có những biện pháp nhằm khắc phục những tiêu cực đó, nền kinh tế của ta sẽ dần mất đi tính độc lập, tự chủ, mà một khi có một nền kinh tế phụ thuộc thì tất yếu những lĩnh vực khác như chính trị, văn hóa cũng sẽ bị phụ thuộc. Để hạn chế một cách tốt nhất những tiêu cực này đòi hỏi Việt Nam phải có những biện pháp, những chính sách hợp lý, hợp với thông lệ quốc tế. Chẳng hạn như sau : Thứ nhất, yếu tố căn bản nhất là Việt Nam phải xây dựng được một nền kinh tế độc lập tự chủ. Chúng ta đang tham gia thị trường toàn cầu mà ở đó, nguồn lực của các quốc gia đang được phân chia lại theo những nguyên tắc mới của phân công lao động quốc tế. Trong quá trình đó, tính chất độc lập, tự chủ thể hiện ở việc xác định đúng những giá trị mình có hoặc những khả năng có thể biến thành hiện thực trong chuỗi giá trị toàn cầu. Việc thực thi quyền độc lập, tự chủ còn có ý nghĩa rất quan trọng để bảo vệ lợi ích quốc gia khi đưa ra những quyết sách đúng. Việt Nam phải dự báo chính xác được những ngành nào có thể cạnh tranh và tồn tại; những ngành nào cần tập trung phát triển để phát huy lợi thế so sánh; và từ đó xác định những ưu tiên và có sự đối sánh cần thiết. Tuy nhiên, cần phải loại bỏ tư duy “ độc lập tự chủ” có nghĩa là “ tư cung tự cấp” , tính độc lập không thể hiện ở việc tự túc đầy đủ các ngành, lĩnh vực, từ công nghiệp nặng đến công nghiệp nhẹ, từ nông nghiệp đến dịch vụ; từ khâu đầu đến khâu cuối trong sản xuất một sản phẩm nào đó. Bởi vậy, phải xác định lợi thế mình có, khai mạnh những lợi thế về sự khác biệt. Như vậy, phải chăng cái gì Việt Nam đang sản xuất đắt hơn thế giới, thì phương án tối ưu nhất là nhập khẩu, rồi dành những nguồn lực để sản xuất ra mặt hàng quá đắt đó cho việc sản xuất những mặt hàng mà Việt Nam có thể làm tốt hơn thế giới, đồng thời thế giới cũng đang cần đến những mặt hàng đó. Hay phải kết hợp hài hòa giữa hai cách thức tiếp cận thị trường: Đưa ra thị trường những cái thị trường cần chứ không phải những cái mình có; Tìm thị trường cần những cái mình có chứ không chạy theo, làm theo cái thiên hạ làm. Thế giới sản xuất được máy bay, nếu chúng ta cũng tìm cách sản xuất máy bay, thì chỉ lãng phí các nguồn lực và chắc chắn sẽ không bao giờ thành công. Ngay như chính hãng sản xuất máy bay lớn của Mỹ là Boing cũng phải nhập linh kiện và thiết bị từ hơn 70 đầu mối của gần 70 quốc gia khác, bởi làm như vậy, tuy có lệ thuộc, nhưng vẫn kinh tế và hiệu quả hơn so với tự làm lấy tất cả các linh kiện. Tương tự như vậy, những sản phẩm nổi tiếng của Intel, Samsung, Mercedes... đâu còn được sản xuất chỉ tại chính quê hương của chúng. Nhiều mặt hàng nổi tiếng mang thương hiệu Nhật Bản, nhưng đã hằng chục năm nay, được sản xuất tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc... Vậy nên, chính sức mạnh của các thương hiệu là động lực để xâu chuỗi các giá trị toàn cầu, bởi vậy, phải “ biết mình biết ta” là một nhân tố rất quan trọng. Thứ hai, Việt Nam ta có một ưu thế rất lớn có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự phát triển kinh tế, đó chính là Việt Nam có vị trí địa lý được xem là địa kinh tế, địa chính trị. Nằm ở trung tâm một khu vực kinh tế đang phát triển rất năng động, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam đang đứng trước một cơ may hiếm có và một vận hội lịch sử lớn lao. Ngoài ra, Việt Nam là nước đông dân số (đứng thứ 13 trên thế giới), là một thị trường hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề đặt ra là, phải làm gì và làm như thế nào để biến những vị thế - lợi thế tự nhiên đó thành lợi thế phát triển hiện thực, đưa đất nước từ xuất phát điểm thấp- đi sau, nhanh chóng khẳng định vị trí xứng đáng của mình trong cuộc đua tranh phát triển toàn cầu. Trong đó việc xác định vị trí chiến lược trong chuỗi giá trị toàn cầu với các bước đi cụ thể và hợp lý có ý nghĩa quyết định sự thành công. Thứ ba, đối với các doanh nghiệp, Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận những nguồn lực cần thiết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và xác định được vị trí trong chuỗi giá trị chung toàn cầu đối với sản phẩm của mình. Chính phủ cần có những chính sách ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư trong nước, khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư và các ngành nghề lĩnh vực có môi trường cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh việc này, Chính phủ cần có những gói kích cầu, phát động những phong trào nhằm khuyến khích việc tiêu thụ hàng trong nước, như trong thời gian gần đây Chính phủ có tuyên truyền “ người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Đây là một yếu tố quyết định trong việc hạn chế “ biên giới hàng hóa” của các nước xân nhập quá sâu vào thị trường Việt Nam. Nhưng để “ người Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam” thì các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng của mặt hàng sản xuất của mình, tạo sự tin tưởng cho khách hàng,đồng thời tận dụng lợi thế nguyên liệu rẻ, nhân công rẻ mà sản xuất ra những sản phẩm có giá hợp lý,như vậy mới có thể cạnh tranh được với hàng hóa các nước như Mỹ , châu âu. Thứ tư, nước ta mới chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường chưa được bao lâu với những bước đi còn chập chững, chính vì vậy khi gia nhập vào WTO với chủ trương tự do thương mại, ta cần thực hiện các chủ trương đó có lộ trình để nền kinh tế ta có thời gian chuẩn bị cũng như có những biến chuyển bền vững phù hợp với điều kiện mới. Trong lĩnh vực chính trị: Trong những năm vừa qua, với xu thế toàn cầu hóa, biên giới mềm chính trị cũng có những ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu đáng kể như là thành viên tích cực của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ( APEC ), Diễn đàn hợp tác Á - Âu ( ASEM ), của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)...; đảm đương tốt cương vị Ủy viên không thường trực HĐBA/LHQ nhiệm kỳ 2008-2009 và đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010…., thì ta cũng bị ảnh hưởng tiêu cực từ hiện tượng này. Nói cách khác, biên giới mềm về chính trị đã và đang lợi dụng nhằm chi phối nền chính trị của ta, lôi kéo một số phần tử phản động chống phá nhà nước ta. Đây là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, và nếu bị ảnh hưởng quá nhiều thì rất nguy hiểm cho sự tồn tại của một quốc gia, sự ổn định của xã hội. Chính vì vậy, việc tìm ra giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này là một vấn đề vô cùng cần thiết hiện nay. Việt Nam là một nước có vị trí địa lý vô cùng chiến lược, là thị trường béo bở, chính vì vậy, các quốc gia lớn luôn muốn tìm cách khiến cho Việt Nam phụ thuộc vào nó nhằm có những lợi ích nhất định. Đặc biệt là phụ thuộc về mặt chính trị. Như đã nói ở trên, ai chi phối về mặt kinh tế thì sẽ là người chi phối tất cả các lĩnh vực khác. Vì vậy, chúng không ngừng làm mọi biện pháp nhằm khiến Việt Nam phải phụ thuộc chúng về mặt kinh tế là trước tiên. Vậy, để không bị phụ thuộc về chính trị, ta cần xây dựng một nần kinh tế độc lập tự chủ, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư mà các nước cho chúng ta vay. Bên cạnh việc phát triển mạnh về kinh tế , ta cần chăm lo cho kiến trúc thượng tầng - đó chính là hệ thống pháp luật của nước ta. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết định kiến trúc thượng tầng, và kiến trúc thượng tầng có tác động lại cơ sở hạ tầng. Như vậy, xây dựng hệ thống pháp luật cũng chính là chúng ta đang hoàn thiện nền kinh tế. Nước ta là một nước đang phát triển, chỉ mới thoát khỏi chiến tranh vài chục năm. Vì vậy có thể nói trình độ lập pháp chưa thật sự hoàn chỉnh. Những bất cập, khe hở trong luật pháp khiến không ít những nhà đầu tư, doanh nghiệp khó khăn trong việc lựa chọn hình thức, biện pháp kinh doanh, và cũng rất khó khăn trong việc nhà nước ta áp dụng pháp luật. Hơn nữa, trong hiện trạng toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam tham gia nhiều tổ chức quốc tế, tạo quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới. Điều này dẫn đến sự tồn tại của những điều ước quốc tế song phương, đa phương. Vì thế, ta cần điều chỉnh hệ thống pháp luật quốc gia ngày càng tiệm cận với điều ước quốc tế, đồng thời đi kịp với xu hướng hài hòa hóa và nhất điển hóa pháp luật trong thời đại hiện nay. Một thực tế cho thấy gần đây ngày càng nhiều những tổ chức phản động, một bộ phận người dân bị lôi kéo dụ dỗ nhằm chống phá nhà nước Việt Nam. Với cái vỏ bọc nhân quyền, dân quyền, chúng đã thành lập các tổ chức, các trang web, lôi kéo những người dân ít hiểu biết, thiếu thốn về vật chất để kích động họ phản động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Trước hết là do sự hiểu biết của một bộ phận người dân Việt Nam còn quá kém; bên cạnh đó cũng phải nói đến trách nhiệm của nhà nước Việt Nam. Sự kém hiểu biết của người dân bắt nguồn từ việc nhà nước ta đã quá bưng bít thông tin dẫn đến việc thông tin một chiều, ai nói xấu gì nhà nước ta họ đều cho là phải. Vì vậy, thứ nhất là nhà nước Việt Nam cần tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, làm cho họ hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của họ trong xã hội. Bên cạnh đó cần thoáng hơn trong việc công bố các thông tin, đừng để bọn phản động có cơ hội xuyên tạc, nói xấu nhằm kích động người dân. Cần có những biện pháp mạnh nhằm trừng trị các phần tử chống phá nhà nước, nêu gương cho toàn xã hội. Ngoài ra, ta cũng cần xây dựng những văn bản pháp luật để đưa một số quyền của người dân quy định trong Hiến pháp vào thực tiễn như quyền được biểu tình, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí….. Chú trọng xây dựng , hỗ trợ những vùng còn nghèo khó. Trong lĩnh vực văn hóa: Văn hóa khắc họa bản sắc và phương thức tồn tại của một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có một đặc thù riêng. Nó là cái "hồn", là sức sống nội sinh, là cái thẻ căn cước của mỗi dân tộc, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, từ đó nó có thể biểu lộ một cách trọn vẹn nhất sự hiện diện của mình trong quá trình giao lưu và hội nhập. Như các lĩnh vực khác, văn hóa là một đối tượng tác động của biên giới mềm. Với tầm quan trọng của văn hóa trong sinh tồn của dân tộc và sự tác động mạnh mẽ của hiện tượng toàn cầu hóa, của biên giới mềm thì việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại với phương châm “hòa nhập nhưng không hòa tàn” là 2 yếu tố để đảm bảo cho sự trường tồn của nền văn hóa dân tộc nói riêng và của cả một dân tộc nói chung. Vậy thì Việt Nam phải có những động thái gì để bảo vệ và phát huy tốt nền văn hóa của mình trước sự tác động mạnh mẽ của biên giới mềm. Đó là câu hỏi cấp thiết nhất hiện nay cần phải trả lời và nhanh chóng hành động hóa câu trả lời đó. Như đã trình bày ở trên, nhóm chúng tôi đã nêu ra hai yếu tố mang tính chất tất yếu cho sự phát triển bền vững của nền văn hóa Việt Nam trước sự tác động của biên giới mềm. Và chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp trên nền tảng của 2 yếu tố này: ** Thứ nhất, vấn đề bảo tồn bản sắc dân tộc: - Có thể nói, Việt Nam là một trong những nước có bề dày truyền thống văn hóa trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Lịch sử ghi nhận được sự quật cường và tự tôn dân tộc của Việt nam, điều đó được chứng minh hùng hồn trong lịch sử: Có một dân tộc nhỏ bé những đã bảo vệ được nền văn hóa dân tộc mình trước chính sách đồng hóa mạnh mẽ của một siêu cường thế giới lúc bấy giờ trong suốt gần một ngàn năm Bắc thuộc, mà chưa kể đến những giai đoạn đô hộ suốt vài thập kỷ mang tính gian đoạn của mưu đồ bành trướng Trung Quốc…Chỉ một dẫn chứng lịch sử thế thôi, cũng đã chứng minh được tinh thần quật cường dân tộc và sự bền bỉ của nền văn hóa Việt Nam là đến mức nào. Đó là đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Và đó cũng là yếu tố chúng ta cần phát huy trong thời đại ngày nay, thời đại của toàn cầu hóa, thời đại biên giới mềm. Chính vì thế cần xây dựng và củng cố tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức bảo vệ truyền thống dân tộc mình trong mỗi người dân, đặc biệt là giới trẻ - một thế hệ được sinh ra trong sự giao lưu mạnh mẽ về mặt văn hóa. Làm được điều đó đòi hỏi việc giáo dục ý thức dân tộc, bảo vệ văn hóa nước nhà phải được thực hiện mọi lúc mọi nơi với nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Trước mắt là thông qua sự giáo dục của gia đình, nhà trường, các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện truyền thông hiện đại như phim ảnh, các phương tiện giải trí…. Việc giáo dục sẽ trở nên hiệu quả với sự tác động dần trong ý thức mỗi người, tác động thông qua những gì gần gũi nhất. Tiếp theo là việc giữ gìn những giá trị truyền thống. Như chúng ta đã biết, nền văn hóa Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng mà mang đậm dấu ấn Việt. Và trong nền văn hóa ấy có vô vàn những giá trị quý báu từ nhân cách con người Việt, cách ăn mặc, sinh hoạt hàng ngày, các loại hình nghệ thuật đặc sắc, các công trình kiến trúc, yếu tố tâm linh, và rất rất nhiều những giá trị khác. Việc bảo tồn và cách tân những giá trị này là việc thật sự cần thiết phải thực hiện. Mà cụ thể là: + Đối với nhân cách con người Việt: Trải hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã rèn đúc, tôi luyện cho mình nhiều phẩm chất tốt đẹp. Đó là năng lực chế ngự thiên nhiên, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo trong chống giặc ngoại xâm; sự hình thành một hệ giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc với tinh thần yêu nước, ý chí độc lập tự cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, sự khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, lấy nhân nghĩa làm gốc; trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng nhà – làng – nước; trọng dân, đề cao dân, lấy dân làm gốc; hòa hợp đề hòa đồng, cần cù, khiêm tốn, giản dị trong lối sống,… Tất cả tạo thành nhân cách của con người và được nhân dân làm thành nhân cách, cốt cách của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam là như thế đó, nhân cách đó đã hình thành trong quá trình lâu dài của lịch sử, nó khó có thể mất đi nhưng cũng không thể trường tồn nếu chúng ta không bảo vệ. Trước lối sống tiêu dùng, thực dụng làm thái hóa đi nhân cách của một bộ phận không nhỏ trong xã hội. Việc nhìn nhận đánh giá lại là điều cần thiết. Việt Nam phải tiến hành cuộc vận động xã hội để đánh giá lại văn hóa, con người của mình. Sự đánh giá này cần rộng đường cho một tư duy phê phán và cũng không một cá nhân, một nhóm người hoặc một tổ chức nào làm được mà nó phải là một phong trào với các diễn đàn thu hút sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp xã hội trong đó có vai trò của trí thức. Sự chà sát này là đau đớn nhưng sau một thời gian sẽ giúp mọi người nhận thức rõ hơn: phải tinh tuyển, cải biến cái mới từ văn hóa bên ngoài như thế nào và bảo vệ, phát triển cái gì là giá trị đích thực của truyền thống ra sao. Trung quốc những năm 90 tiếp liền sau cải cách kinh tế và cải cách hành chính đã thấy ra vai trò động lực và mục tiêu của văn hóa trong phát triển kinh tế, đã sớm tiến hành cuộc đánh giá mang tính xã hội này đối với văn hóa để phát triển văn hóa phù hợp với thời đại. Thời điểm đó, ở Việt Nam cũng đã dịch và xuất bản một cuốn sách nghiên cứu có tên gọi là ”Người Trung quốc xấu xí” mà ai đọc vào cũng chỉ thấy toàn những thói xấu, chỉ muốn thay đổi. Trung quốc cũng đưa ra tuyên bố rõ ràng là: Trung quốc phải chuyển từ “văn hóa duy tình” sang “văn hóa khế ước”- văn hóa dựa trên sự cam kết về quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan. Bao giờ Việt Nam đánh giá lại văn hóa của mình trước yêu cầu phát triển? Thói quen: tốt đẹp phơi ra, xấu xa đậy lại; xấu đều còn hơn tốt lỏi, trọng lời nói hơn việc làm ..đang là rào cản trong việc tiếp nhận kiến thức và kỹ năng quản lý mới vốn đòi hỏi phải làm tốt khâu giám sát, khâu đánh giá với tư duy phê phán để điều chỉnh, để sửa đổi. Làm được điều này thì nhân cách con người Việt mới có thể bảo tồn trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ trong thời đại hiện nay. + Bảo vệ các giá trị truyền thống khác: Về cách ăn mặc: Nên bảo vệ và tôn vinh giá trị của những chiếc áo dài truyền thống dịu dàng, tinh khiết; những chiếc áo tứ thân cùng chiếc nón quai thao mang đậm chất của người con gái Bắc; chiếc áo bà ba thướt tha cùng chiếc nón lá đơn sơ nhưng thật thiết tha trên sông nước miền nam…. Nhiều và rất nhiều những giá trị cao quý biểu hiện qua những trang phục truyền thống đó. Việc bảo tồn và cách tân nó là điều thật cần thiết. Chúng ta nên cần có những chính sách rõ ràng để bảo vệ giá trị này bằng những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động người dân mặc những trang phục truyền thống này vào những ngày lễ hội, khi làm việc tại công sở, và đặc biệt là đối với những lĩnh vực như ngoại giao, du lịch và những hoạt động giao lưu quốc tế thì trang phục truyền thống cần phải được hiện diện trước mắt bạn bè quốc tế để quảng bá hình ảnh của dân tộc mình. Không những thế, việc bảo vệ những giá trị của gia đình Việt cũng là điều rất cần thiết. Có thể nói, bữa cơm gia đình là nét đặc sắc của gia đình Việt. Trước lối sống hội nhập, xô bồ một bộ phận giới trẻ đã làm quen với lối sống công nghiệp mà quên mất giá trị của những bữa cơm gia đình – nơi đông đầy tình cảm, nơi ý nghĩa để tình cảm gia đình thêm thắt chặt. Vì vậy, việc giáo dục cho giới trẻ biết tầm quan trọng của gia đình là như thế nào và trong đó có ý nghĩa của những bữa cơm gia đình. Về các công trình kiến trúc lịch sử: Cần bảo vệ trùng tu và phát triển nó thành những điểm tham quan của các du khách để ngày càng nhiều người biết đến nó. Điều này rất tích cực cho việc giáo dục lịch sử truyền thống. Cần có những chính sách hợp lý để quản lý những khu di tích, các công trình kiến trúc cổ, tránh để cho chúng bị xuống cấp hay bị lợi dụng vào những mục đích khác, tuyệt đối không để mất những giá trị được gọi là truyền thống của từng công trình. Và cũng cần đánh giá lại giá trị của từng công trình để có những sự công nhận hợp lý những giá trị của từng công trình như công nhận là di tích quốc gia, di sản thế giới như chúng ta đã và đang làm… Về các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống: Trước sự du nhập mạnh mẽ của vô số các giá trị văn hóa hiện đại, một bộ phận lớn giới trẻ Việt Nam đã quên mất đi những tinh hoa văn hóa trong các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình. Còn được bao nhiêu thanh niên nhớ đến cải lương, chèo tuồng, quan họ, hát sẩm, những câu hò và điệu lý… ? Đây là những câu hỏi mà khi trả lời xem ra làm cho chúng ta phải trăn trở. Để giải quyết được vấn đề này không phải là việc đơn giản và một sớm một chiều. Vì vậy, việc đầu tiên là nhà nước cần bảo tồn những loại hình nghệ thuật của từng vùng miền bằng những chính sách ưu đãi, đầu tư thích đáng để những nghệ nhân có điều kiện tiếp tục hoạt động với nghề, để những loại hình này có được đất diễn. Phải quy định thời lượng thích hợp của sự xuất hiện thường xuyên đều đặn của các loại hình nghệ thuật này trên các phương tiện thông tin đại chúng và các dịch vụ công cộng. Đồng thời, cần nhân rộng chính sách giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, tuyên truyền những giá trị đích thực của nó để từ đó từng người dân Việt Nam nhận thấy lại được những giá trị nghệ thuật ẩn đằng sau những loại hình nghệ thuật truyền thống này. à Việc bảo tồn những giá trị truyền thống, bổ khuyết những thiếu hụt trong hệ giá trị văn hóa của mình là việc tất yếu phải làm để có thể vững vàng trong quá trình hội nhập và chống lại sự xâm lăng của biên giới mềm. *** Tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa mới lạ của thế giới: Trước hết, phải nhận thức văn hóa là đối thoại, là sự xâm nhập, đan xen, trao đổi, tác động qua lại và có chút pha trộn giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Bản thân khái niệm văn hóa dù theo nghĩa này hay nghĩa khác, cũng đều thể hiện quan hệ với mình, với người, với sự việc, giữa dân tộc và nhân loại. Văn hóa là biết cách xử sự, xử thế. Các nền văn hóa luôn tiếp nhận lấy nhau, vay mượn của nhau. Mọi nền văn hóa đều thuộc về di sản chung của nhân loại. Văn hóa của giai đoạn sau thường là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người đã tích lũy ở các giai đoạn trước. Không có nền văn hóa nào trên thế giới lại tuyệt đối đơn lẻ, thuần khiết và không bị ảnh hưởng bởi bất cứ nền văn hóa nào khác. Điều này đúng với mọi thời đại. Đời sống của một con người, một cộng đồng, một dân tộc hay xã hội, tự bản thân nó là không ngừng phát triển, tự tái tạo và biến đổi không ngừng trong tiến hóa của lịch sử. Sự trao đổi và phát triển đó bị ngưng trệ – dù vô thức hay hữu thức – đều làm tổn thương và xói mòn các giá trị của đời sống, là điều tồi tệ nhất. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải làm như thế nào để những giá trị dân tộc không bị xói mòn mà còn bồi đắp phong phú thêm giá trị cho đời sống văn hóa Việt. Điều này đòi hỏi việc hội nhập phải luôn tuân theo nguyên tắc: “hòa nhập nhưng không hòa tan”. Hòa nhập là để nhân lên sức mạnh của bản thân dân tộc dựa vào sức mạnh chung của cộng đồng quốc tế; “không hòa tan” là đảm bảo không mất đi bản sắc riêng, làm đa dạng phong phú thêm những giá trị văn hóa nhân loại bằng chính văn hóa của dân tộc mình. Việt Nam đang đối mặt với một cuộc chiến tranh vô hình: đấu tranh để khẳng định cái riêng của mình để xây dựng cái chung của nhân loại. Và để chiến thắng trong cuộc chiến tranh đó, Việt Nam cần có những hành động: - Không e ngại sự áp đảo của toàn cầu hóa, không "dị ứng" với mọi biểu hiện của văn hóa nhân loại. Thâm nhập vào thế giới một cách chủ động, tự tin, tự nhiên, sẵn sàng đối thoại với các nền văn hóa với tư duy đa dạng văn hóa là một tất yếu của giao lưu, hợp tác. Muốn vậy phải trên cơ sở lấy văn hóa dân tộc làm gốc. Chỉ trên cơ sở nhận thức đúng đắn, đầy đủ việc giữ gìn, phát huy cốt cách văn hóa dân tộc mới đi tới được văn hóa nhân loại. - Kinh tế và có kiến thiết kinh tế rồi thì văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được. Ngược lại, văn hóa phải đứng trong kinh tế và chính trị, thúc đẩy kinh tế và chính trị phát triển. Như vậy, trong khi đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với phát triển kinh tế vẫn phải có niềm tin và biện pháp tích cực để phát triển văn hóa tinh thần, không theo kiểu dàn hàng ngang để tiến, mà bằng tư duy "lấy tinh thần chiến thắng vật chất", "đem văn minh (đồng nghĩa với văn hóa) thắng bạo tàn". - Cần chuẩn bị cho mọi người Việt Nam tư thế sẳn sàng hội nhập: tức mỗi người dân phải hình thành ý thức tự trang bị cho mình kiến thức, trình độ để đủ bản lĩnh đối diện với những trào lưu văn hóa đang du nhập, tràn sang biên giới văn hóa của Việt Nam. Trên cở sở hiểu rõ về phạm vi biên giới văn hóa của đất nước, thấm nhuần những giá trị văn hóa trong nó, để từ đó lấy văn hóa nước mình làm gỗ, lấy tiêu chí sự phù hợp với dân tộc làm bộ lọc, tiếp thu những giá trị văn hóa trên toàn nhân loại, lấy những cái tiên tiến của người mà phù hợp dân tộc mình để bổ sung những thiếu hụt, khiếm khuyết của dân tộc chúng ta nhằm từng bước đưa văn hóa Việt Nam tiến lên một tầm cao mới, phong phú hơn, đa dạng hơn và tất nhiên là phải tiên tiến hơn. - Tiếp thu nhưng có chọn lọc và đào thải. Trong thời đại thế giới phẳng, toàn cầu hóa thì biên giới văn hóa của các nước không ngừng mở rộng, vươn xa nên chúng ta cần tận dụng điều đó một cách hợp lý. Khi tiếp thu một giá trị văn hóa mới cần tiến hành soi chiếu vào trong đặc điểm của xã hội, con người Việt Nam để tạo nên một tiêu chí thống nhất mà làm một bộ lọc hợp lý. Tuyệt đối không để những yếu tố không phù hợp, trái hoặc có nguy cơ làm xói mòn văn hóa dân tộc tồn tại trong văn hóa Việt. Đặc biệt đó là lối sống thực dụng của xã hội coi đồng tiền là thượng tôn đang dần hình thành. - Khi tiếp thu các giá trị văn hóa không được gập khuôn, bắt chước và sao chụp một cách xơ cứng mà thay vào đó là sự cải biên, sáng tạo để Việt hóa những giá trị đó thành những yếu tố thật sự phù hợp với chính dân tộc mình góp phần bù đắp nên sự đa dạng phong phú của dân tộc. NGUỒN THAM KHẢO Sách tham khảo: Chiếc lexus và cây Ôliu, Thomas Friedman 2. Đô la hay lá nho – lột trần cô nàng kinh tế học, Charles Wheelan Các bài viết tham khảo: 1. Độc lập tự chủ về kinh tế với một thế giới tùy thuộc nhau trong chuỗi giá trị toàn cầu 2. Chiếm lĩnh thị trường nội địa: Từ “biên giới mềm” đến “thưởng thức cuộc sống” 3. Kinh doanh trong “Thế giới phẳng, biên giới mềm” 4. Trực tuyến với cha đẻ thuyết "sức mạnh mềm" Joseph Nye 5. Cuộc đấu tranh chiến lược giữa " Sức mạnh mềm " và "Quyền lực thông minh" 6. Việt Nam cần một chiến lược kinh tế mềm dẻo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBiên giới mềm-luật quốc tế.doc
Luận văn liên quan