PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ Những cơ sở lý luận và thực tiễn:
Sức khoẻ, trí tuệ là hai thứ quí nhất, là tài sản vô giá của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi quốc gia. Sức khoẻ và trí tuệ có quan hệ hữu cơ với nhau cùng hỗ trợ cho nhau. Có sức khoẻ tốt con người mới đủ minh mẫn, sáng tạo, hưng phấn trong học tập, công tác, có sức khoẻ tốt mới thực hiện được ước mơ, hoài bảo của mình, đem lại hiệu quả cao trong học tập, lao động, phục vụ được nhiều cho nhân dân, tổ quốc.
Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội. Chỉ thị 14/2001/ CT-TTg của thủ tướng Chính Phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Chỉ thị 40-CT/T/W của ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Khẳng định mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho thế hệ trẻ để đáp ứng với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Luật giáo dục cũng khẳng định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẫm mỹ và các kỹ năng khác nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Để thực hiện được mục tiêu đó, yếu tố con người có ý nghĩa quyết định. Làm cán bộ lãnh đạo, quản lý (HT-PHT) một trường học là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng Giáo dục- Đào tạo trước tập thể sư phạm, cấp trên, Đảng và Nhà nước, phụ huynh và dư luận xã hội. Trước yêu cầu và áp lực từ nhiều phía người cán bộ quản lý trường học phải có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.
Nhận thức sâu sắc yếu tố con người là quyết định.Vì vậy trong nhiều năm qua ở cương vị lãnh đạo của trường, chúng tôi rất chú trọng đến mãn Giáo dục Thể chất và xem đó như một hoạt động chuyên môn. Kết quả khích lệ học sinh nhanh nhẹn, hoạt bát hơn trong học tập, năng nổ trong hoạt động xã hội, vui vẻ ham học góp phần đưa chất lượng giáo dục toàn diện năm sau cao hơn năm trước, không khí học tập của học sinh toàn trường thân thiện tích cực. Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo- quản lý công tác Giáo dục Thể chất trong nhà trường” làm nội dung nghiên cứu.
II/ Mục tiêu của việc nghiên cứu:
Nhằm thực hiện tính pháp qui của kế hoạch giáo dục trong trường THCS “Gáo dục Thể chất là một trong những mục tiêu của giáo dục toàn diện”.
Nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn trong quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục Thể chất.
Nắm vững mục tiêu đổi mới chương trình, SGK, theo tinh thần NQ 40/QH 10 của Quốc hội. Chỉ thị số 40/2001/CT/TW của ban bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Thể chế hoá nhiệm vụ của GDTC và hoạt động TDTT trong trường THCS. Củng cố, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ (có thầy giỏi mới có trò giỏi).
Tăng cường hơn nữa tính “phân hoá” trong GDTC phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ cho địa phương, cho đất nước.
Hoàn thành tốt mục tiêu chương trình môn Thể dục trong trường phổ thông là giúp học sinh:
“ – Có sự tăng tiến về sức khoẻ, thể lực”. Đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi, giới tính;
- Có kiến thức kỹ năng cơ bản về TDTT và phương pháp tập luyện, các kỹ năng vận động cần thiết trong đời sống;
- Hình thành thói quen tập luyện TDTT thường xuyên và nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật tinh thần tập thể và các phẩm chất đạo đức, ý chí;
- Biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào hoạt động ở nhà trường và trong đời sống hằng ngày”.
(Trích chương trình GDPT, môn Thể dục NXB Giáo dục, 2006)
Từ cơ sở lý luận trên chúng tôi xây dựng “ Biện pháp chỉ đạo- Quản lý công tác GDTC trường học”. Đây là tầm nhìn chiến lược dài hạn mà lãnh đạo trường THCS Nguyễn Công Trứ đã dày công thực hiện và dự báo trong tương lai về sự phát triển vững mạnh của giáo viên, của học sinh và của nhà trường về bộ môn GDTC.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi chỉ đạo giáo viên bộ môn xây dựng các bài tập kiểm tra, đánh giá, phân loại, phát hiện những học sinh có năng khiếu từng bộ môn Thể thao và đưa vào bồi dưỡng và tuyển chọn học sinh năng khiếu cho trường, xây dựng đội tuyển để tham gia Hội Khoẻ Phù Đổng cấp trên.
Các hoạt động TDTT trong nhà trường, là môi trường thuận lợi giúp các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, tài năng của mình, giúp cho lãnh đạo nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục của ngành, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, phát hiện và đào tạo nhân tài cho địa phương, đất nước.
III/ Đối tượng nghiên cứu:
-Giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục ở các trường THCS trên địa bàn Huyện Thăng Bình (chủ yếu trường THCS Nguyễn Công Trứ, Lê Lợi và Trần Quí Cáp Huyện Thăng Bình).
- Học sinh THCS các khối lớp 6,7,8,9.
- Qua kết quả Hội Khoẻ Phù Đổng cấp trường, Huyện của các trường THCS trên địa bàn Huyện.
19 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6345 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp chỉ đạo - Quản lý công tác giáo dục thể chất trường học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO- QUẢN LÝ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG HỌC
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ Những cơ sở lý luận và thực tiễn:
Sức khoẻ, trí tuệ là hai thứ quí nhất, là tài sản vô giá của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi quốc gia. Sức khoẻ và trí tuệ có quan hệ hữu cơ với nhau cùng hỗ trợ cho nhau. Có sức khoẻ tốt con người mới đủ minh mẫn, sáng tạo, hưng phấn trong học tập, công tác, có sức khoẻ tốt mới thực hiện được ước mơ, hoài bảo của mình, đem lại hiệu quả cao trong học tập, lao động, phục vụ được nhiều cho nhân dân, tổ quốc.
Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội. Chỉ thị 14/2001/ CT-TTg của thủ tướng Chính Phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Chỉ thị 40-CT/T/W của ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Khẳng định mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho thế hệ trẻ để đáp ứng với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Luật giáo dục cũng khẳng định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẫm mỹ và các kỹ năng khác nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Để thực hiện được mục tiêu đó, yếu tố con người có ý nghĩa quyết định. Làm cán bộ lãnh đạo, quản lý (HT-PHT) một trường học là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng Giáo dục- Đào tạo trước tập thể sư phạm, cấp trên, Đảng và Nhà nước, phụ huynh và dư luận xã hội. Trước yêu cầu và áp lực từ nhiều phía người cán bộ quản lý trường học phải có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.
Nhận thức sâu sắc yếu tố con người là quyết định.Vì vậy trong nhiều năm qua ở cương vị lãnh đạo của trường, chúng tôi rất chú trọng đến mãn Giáo dục Thể chất và xem đó như một hoạt động chuyên môn. Kết quả khích lệ học sinh nhanh nhẹn, hoạt bát hơn trong học tập, năng nổ trong hoạt động xã hội, vui vẻ ham học góp phần đưa chất lượng giáo dục toàn diện năm sau cao hơn năm trước, không khí học tập của học sinh toàn trường thân thiện tích cực. Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo- quản lý công tác Giáo dục Thể chất trong nhà trường” làm nội dung nghiên cứu.
II/ Mục tiêu của việc nghiên cứu:
Nhằm thực hiện tính pháp qui của kế hoạch giáo dục trong trường THCS “Gáo dục Thể chất là một trong những mục tiêu của giáo dục toàn diện”.
Nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn trong quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục Thể chất.
Nắm vững mục tiêu đổi mới chương trình, SGK, theo tinh thần NQ 40/QH 10 của Quốc hội. Chỉ thị số 40/2001/CT/TW của ban bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Thể chế hoá nhiệm vụ của GDTC và hoạt động TDTT trong trường THCS. Củng cố, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ (có thầy giỏi mới có trò giỏi).
Tăng cường hơn nữa tính “phân hoá” trong GDTC phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ cho địa phương, cho đất nước.
Hoàn thành tốt mục tiêu chương trình môn Thể dục trong trường phổ thông là giúp học sinh:
“ – Có sự tăng tiến về sức khoẻ, thể lực”. Đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi, giới tính;
- Có kiến thức kỹ năng cơ bản về TDTT và phương pháp tập luyện, các kỹ năng vận động cần thiết trong đời sống;
- Hình thành thói quen tập luyện TDTT thường xuyên và nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật tinh thần tập thể và các phẩm chất đạo đức, ý chí;
- Biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào hoạt động ở nhà trường và trong đời sống hằng ngày”.
(Trích chương trình GDPT, môn Thể dục NXB Giáo dục, 2006)
Từ cơ sở lý luận trên chúng tôi xây dựng “ Biện pháp chỉ đạo- Quản lý công tác GDTC trường học”. Đây là tầm nhìn chiến lược dài hạn mà lãnh đạo trường THCS Nguyễn Công Trứ đã dày công thực hiện và dự báo trong tương lai về sự phát triển vững mạnh của giáo viên, của học sinh và của nhà trường về bộ môn GDTC.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi chỉ đạo giáo viên bộ môn xây dựng các bài tập kiểm tra, đánh giá, phân loại, phát hiện những học sinh có năng khiếu từng bộ môn Thể thao và đưa vào bồi dưỡng và tuyển chọn học sinh năng khiếu cho trường, xây dựng đội tuyển để tham gia Hội Khoẻ Phù Đổng cấp trên.
Các hoạt động TDTT trong nhà trường, là môi trường thuận lợi giúp các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, tài năng của mình, giúp cho lãnh đạo nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục của ngành, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, phát hiện và đào tạo nhân tài cho địa phương, đất nước.
III/ Đối tượng nghiên cứu:
-Giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục ở các trường THCS trên địa bàn Huyện Thăng Bình (chủ yếu trường THCS Nguyễn Công Trứ, Lê Lợi và Trần Quí Cáp Huyện Thăng Bình).
- Học sinh THCS các khối lớp 6,7,8,9.
- Qua kết quả Hội Khoẻ Phù Đổng cấp trường, Huyện của các trường THCS trên địa bàn Huyện.
IV/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác quản lý trường học và giảng dạy, bồi dưỡng học sinh năng khiếu TDTT để dự thi các cấp. Đề tài: “Biện pháp chỉ đạo, quản lý công tác Giáo dục Thể chất ở trườngTHCS” không nêu hết các nguyên tắc và nội dung, phương pháp quản lý chỉ đạo bộ môn Giáo dục Thể chất trường học và chỉ nêu lên một số kinh nghiệm về giải pháp thực hiện mà chúng tôi cho là thành công nhất qua thời gian áp dụng thực tiễn tại trường.
V/ Phương pháp nghiên cứu:
- Qua dự giờ, thăm lớp thanh tra giáo viên để đánh giá về trình độ chuyên chuyên môn, nghiệp vụ, khối lượng, chất lượng, hiệu quả giờ dạy và khả năng phát triển của giáo viên.
- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THCS. Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về cơ thể, tầm vóc và trọng lượng, các cơ xương, hệ thống tim mạch, thần kinh và các tuyến nội tiếp. Hiểu được đặc điểm tâm sinh lý học sinh để thấy được qui luật phát triển theo lứa tuổi những tố chất nhân tố chỉ đạo, những qui luật lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình vận động, tập luyện bộ môn Thể dục Thể thao.
- Qua kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể áp dụng cho học sinh Trung học cơ sở và kết qủa Hội Khoẻ Phù Đổng hằng năm tại trường.
- Khảo sát kiểm tra thành tích các môn Thể dục Thể thao qua phiếu điều tra đầu năm của từng học sinh.
- Qua quan sát sư phạm trong giờ Thể dục chính khoá - hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp và theo dõi thành tích trong quá trình tập luyện.
PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TỔ CHỨC - TRIỂN KHAI - THỰC HIỆN:
I/ Tình hình chung về trường:
Trường THCS Nguyễn Công Trứ - xã Bình Chánh - Huyện Thăng Bình mới được tái lập lại năm học 2003 – 2004. Cách trung tâm huyện 14 km, dân cư thưa thớt, giao thông không thuận lợi, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Trường THCS Nguyễn Công Trứ hiện nay có 12 lớp. Tổng số học sinh: 389 em được chia đều cho bốn khối lớp. Tổng số CBGVCNV là: 30 người – Trong đó hợp đồng 9.
1/ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ, hổ trợ của lãnh đạo, chính quyền địa phương, phòng Giáo dục và Đào tạo Thăng Bình.
- Đội ngũ trẻ, nhiệt tình, có tinh thần đoàn kết thống nhất cao.
- Các bậc phụ huynh quan tâm, đầu tư nhiều cho con em mình về mặt Giáo dục Thể chất.
- Trường có khuôn viên rộng rãi, đầy đủ sân chơi bãi tập phục vụ tốt cho hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, tập luyện Thể dục Thể thao.
2/ Khó khăn:
- Trường mới tái lập do đó điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học Thể dục Thể thao vẫn còn thiếu thốn.
- Địa bàn dân cư không tập trung nên việc đi lại, học tập của hoc sinh còn khó khăn.
- Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng Huyện.
II/ Một số giải pháp chỉ đạo, quản lý để nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục Thể chất:
Một trường mới tái lập, số lớp, số học sinh ít nhất so với các trường THCS trên địa bàn Huyện. Nhưng các cấp Uỷ đảng, chính quyền địa phương, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện, tỉnh Quảng Nam đánh giá rất cao về mặt Giáo dục Thể chất, nhiều năm liền được xếp thứ hạng I, II,III ở Hội Khoẻ Phù Đổng khối THCS cấp Huyện, đạt nhiều huy chương Vàng, Bạc, Đồng ở Hội thi cấp tỉnh. Có được những thành quả như vậy là nhờ sự đoàn kết, thống nhất, toàn tâm, toàn ý của đội ngũ. Là sự tâm huyết, cố gắng lớn từ lãnh đạo đến giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch, quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra giám sát, xử lý công việc trong mọi tình huống.
Qua thực tiễn chúng tôi rút được những kinh nghiệm trong việc quản lý, chỉ đạo bộ môn Thể dục ở cơ sở trường học như sau:
1/ Xây dựng kế hoạch dài hạn để nâng cao chất lượng Giáo duc Thể chất trường học:
- Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động Giáo dục Thể chất – Giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên bộ môn Thể dục Thể thao vững mạnh.
- Xây dựng phong trào học tập, rèn luyện TDTT trong học sinh.
- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương, Hội phụ huynh học sinh cùng chăm lo công tác Giáo dục Thể chất.
- Xây dựng nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động TDTT.
2/ Biện pháp tổ chức thực hiện:
Giáo dục Thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng trong giáo dục toàn diện nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Sức khoẻ và trí tuệ có quan hệ hữu cơ với nhau, có sức khoẻ tốt mới có thể sau này giúp ích được nhiều cho tổ quốc, nhân dân.
Thấy được mục tiêu ý nghĩa và tầm quan trọng của Giáo dục Thể chất, ngay từ đầu năm học 2003 – 2004. Qua khảo sát thực tế và qua kết quả hoạt động TDTT ở một số trường THCS trên địa bàn huyện Thăng Bình, mặc dù một số trường hạng I, II có rất nhiều lớp, nhiều nhiều học sinh, có dồi dào tiềm năng về bộ môn TDTT nhưng về mặt Giáo dục Thể chất chưa đủ mạnh, chưa đạt thứ vị cao ở Hội Khoẻ Phù Đổng cấp huyện,cấp tỉnh. Xuất phát từ tình hình đó lãnh đạo trường THCS Nguyễn Công Trứ đã xây dựng đề án phát triển môn Giáo duc Thể chất để làm đòn bẩy cho các hoạt động khác trong trường học.
a/ Thành lập Ban chỉ đạo:
Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường. Ban chỉ đạo hoạt động Giáo dục Thể chất – Giáo dục NGLL được thành lập gồm CB - GV – CNV nhiệt tình trong công tác, có tinh thần trách nhiệm cao, có hiểu biết nhất định về bộ môn Giáo dục Thể chất - Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp do đích thân đồng chí Phó Hiệu trưởng làm trưởng ban – Phó ban là đồng chí Bí thư chi đoàn, TPT đội, các uỷ viên là các tổ trưởng chuyên môn, chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ và giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục. Được phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đồng chí.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ triển khai và thực hiện các Nghị quyết, Công văn, hướng dẫn của cấp trên, trường về bộ môn GDTT – GDNGLL. Cụ thể hoá chương và hành động phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương trường học, phải chủ động, sáng tạo, linh hoạt và có nhiều hình thức phong phú trong quá trình tổ chức, thực hiện.
Phối hợp, lồng ghép, đan xen các hoạt động TDTT với hoạt động Đội – GDNGLL một cách thích hợp, khoa học, có tính khả thi cao.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, rút kinh nghiệm, bổ sung những yêu cầu mới trong quá trình chỉ đạo và thực hiện, sơ kết, tổng kết động viên khen thưởng kịp thời.
b/ Xây dựng đội ngũ giáo viên Thể dục Thể thao vững mạnh:
Thuận lợi cơ bản của việc xây dựng đội ngũ giáo viên Thể dục là trường THCS Nguyễn Công Trứ: Có hai giáo viên phụ trách giáo dục bộ môn Thể dục đã có trình độ Đại học, rất nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao, có nhiều hiểu biết trong lĩnh vực TDTT. Đồng chí trưởng ban chỉ đạo có kinh nghiệm nhiều năm phụ trách bộ môn Thể dục Thể thao, có năng lực trong công tác quản lý, chỉ đạo.
- Giáo viên giảng dạy luôn có tinh thần cầu tiến, tự học, tự rèn luyện và luôn được bổ sung, mở rộng kiến thức qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn, dự giờ thăm lớp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Lãnh đạo trường rất quan tâm đến công tác này, thường xuyên dự giờ, thăm lớp, theo dõi, kiểm tra việc bồi dưỡng, huấn luyện các đội tuyển học sinh năng khiếu Thể dục Thể thao giúp cho giáo viên giảng dạy bộ môn này ngày càng hoàn thiện hơn về chuyên môn, nghiệp vụ, giảng dạy.
c/ Xây dựng phong trào rèn luyện, học tập TDTT trong hoc sinh:
Lãnh đạo trường tuyên truyền, giải thích, vận động cho học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của bộ môn Giáo dục Thể chất - Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp. Sức khoẻ của mỗi người không tự nhiên mà có được mà phần lớn do qúa trình rèn luyện, tập luyện. Từ đó, các em luôn có ý thức tự giác học tập, rèn luyện sức khoẻ.
Hằng năm vào đầu năm học Ban chỉ đạo hoạt động Giáo dục Thể chất – Giáo dục ngoài giờ lên lớp chỉ đạo cho giáo viên bộ môn Thể duc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, phụ huynh học sinh, mỗi học sinh phải lập một phiếu điều tra để giáo viên bộ môn nắm được tình hình cơ bản của học sinh từng khối, lớp, toàn trường về tình hình học tập, tình trạng sức khoẻ, năng khiếu, sở thích. Đây là cơ sở, là yêu cầu cần thiết để giáo viên bộ môn nắm được đặc điểm tâm sinh lý, trình độ, khả năng tiến triển của học sinh nhằm mục đích thực hiện tốt được mục tiêu của việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của bộ môn Thể dục là kết hợp hài hoà giữa kiến thức, kỹ năng, sức khoẻ và thể lực.
d/ Phối hợp với các ban ngành địa phương, Hội cha mẹ học sinh cùng chăm lo phong trào Giáo dục Thể chất:
“Đào tạo thế hệ trẻ trở thành người lao động mới phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần…”.“ Vì lợi ích trăm năm trồng người ”. Đào tạo con ngưòi phát triển toàn diện, góp phần phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương, đất nước, góp phần cải tạo giống nòi cho mai sau, vừa là mục tiêu, vừa là sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo của cả cộng đồng xã hội và của mỗi quốc gia.
- Phối hợp các ban ngành địa phương, đoàn thanh niên tổ chức, tuyên truyền vận động xây dựng phong trào tập thể dục buổi sáng thường xuyên.
- Xây dựng các sân chơi, bãi tập ở các thôn, tổ tự quản, tổ chức tập luyện và thi đấu các môn thể thao như : Cầu lông, Bóng đá, Bóng chuyền, Đá cầu….
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh tuyên truyền, vận động để họ hiểu được vị trí, ý nghĩa, tác dụng của TDTT đối với sức khoẻ con người, làm cho mọi người, mọi nhà tự giác tập luyện TDTT để củng cố và tăng cường sức khoẻ.
đ/ Xây dựng các nguồn kinh phí cho hoạt động TDTT:
Kinh phí phục vụ cho hoạt động TDTT hằng năm của nhà trường chiến phần lớn trong tổng số kinh phí mà nhà trường phân rã cho hoạt động chuyên môn, nhưng không đủ để trang trải với mức tối thiểu cho các hoạt động như: Tổ chức thi đấu cho môn TDTT cho các lớp, tổ chức HKPĐ hằng năm, tham gia thi đấu, HKPĐ cấp huyện, tỉnh, bồi dưỡng cho giáo viên huấn luyện cho các đội tuyển thi đấu cho cấp trên, tổ chức thi đấu, giao hữu với các đơn vị bạn, công tác tuyên dương, khen thưởng.
Trước yêu cầu về kinh phí phục vụ cho hoạt động GDTC, vào đầu năm học lãnh đạo trường tổ chức Hội nghị: Ban chỉ đạo hoạt động Giáo dục Thể chất – Giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua đề án tổ chức các hoạt động GDTC trong năm học, tổng kinh phí cho các hoat động. Hội nghị bàn bạc đi đến thống nhất: kinh phí nhà trường phân rã cho hoạt động này, còn lại kêu gọi sự hổ trợ của các cơ quan, đoàn thể, các mạnh thường quân, hội cha mẹ học sinh.
Ngoài kinh phí nhà trường cung cấp cho hoạt động GDTC trong từng năm học, Ban chỉ đạo hoạt động Giáo dục Thể chất – Giáo dục ngoài giờ lên lớp còn nhận được sự ủng hộ:
Uỷ ban nhân dân xã: 1.000.000đ
Hội cha mẹ học sinh: 1.000.000đ
Các mạnh thường quân: 1.500.000đ
Giáo viên và học sinh đóng góp: 1.000.000đ
Tổng kinh phí được ủng hộ trong năm là: 4.500.000đ.
Với nguồn kinh phí có được này, bài toán về kinh phí cho hoạt động Giáo dục Thể chất trong từng năm học của nhà trường đã được giải mã.
Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo GDTC – GDNGLL là phải vận dụng nguồn kinh phí này một cách hợp lý, khoa học, có tác dụng tốt, đáp ứng với sự mong đợi của lãnh đạo địa phương, nhà trường, của quí bậc phụ huynh học sinh.
3/ Công tác giảng dạy - Tuyển chọn học sinh năng khiếu TDTT:
a/Giảng dạy bộ môn Thể dục chính khoá:
Mục tiêu cơ bản của bộ môn Thể dục ở trường phổ thông:
- Truyền thụ kiến thức, kỷ năng cơ bản của bộ môn.
- Rèn luyện thể lực, góp phần củng cố và nâng cao sức khoẻ cho học sinh.
Hiện nay, hai mục tiêu này phải được coi trọng như nhau. Hai mục tiêu này có quan hệ chặt chẽ với nhau như hình với bóng. Học đi đôi với hành, đặc trưng cơ bản của môn Thể dục là tập luyện và thực hành. Con đường duy nhất hình thành kỹ thuật và rèn luyện kỹ năng là tập luyện, thông qua tập luyện để hình thành, củng cố kỹ năng, kỹ xảo, phát triển thể lực.
Như chúng ta đã biết, phân phối chương trình giảng dạy bôn môn Thể dục ở trường THCS hiện nay mỗi tuần 2 tiết, mỗi tiết 45 phút, mỗi tiết phải truyền thụ cho học sinh từ 2- 3 nội dung khác nhau. Giảng dạy ngoài trời một không gian bao la, thầy cô giáo bộ môn phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ để đi đúng tiến trình của tiết thực hành Thể dục, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong giờ học. Chính vì lẻ đó, để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Thể dục theo việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đòi hỏi mỗi thầy cô giáo bộ môn phải có biện pháp tổ chức, quản lý nề nếp học sinh thất tốt, đảm bảo tính khoa học, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ bộ môn theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học( dạy và học tích cực ).
* Những quy định chung:
- Đối với giáo viên:
Lập sổ theo dõi: Sổ này ghi nhật ký tiết dạy của từng lớp như:
. Số học sinh từng lớp, nam, nữ, học sinh cá biệt...
. Chuyên cần : Từng tiết học ghi lại số học sinh vắng, trể, kiến tập, tinh thần thái độ học tập, trang phục...
. Công tác trực nhật của lớp: Sân bãi, vệ sinh, dụng cụ học tập, dụng cụ thực hành từng học sinh ( phần này được giáo viên phân công, giao nhiệm vụ ở tiết học trước ).
. Rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy: Về ưu điểm, nhược điểm và phát hiện những học sinh có năng khiếu sở trường từng môn học để bồi dưỡng, dự nguồn cho đội tuyển học sinh giỏi năng khiếu cho trường.
Qua sổ theo dõi giúp cho giáo viên bộ môn nắm chắc hơn về tình hình học tập của từng lớp, có cơ sở để đánh giá học sinh chính xác hơn, giúp giáo viên khắc phục được những điểm yếu trong từng tiết dạy, môn học mà điều
chỉnh, xây dựng phương pháp dạy học tốt hơn, phát hiện học sinh có năng khiếu chọn lựa và bồi dưỡng nhân tài.
* Đối với học sinh:
+ Qui định chính thức giờ vào lớp.
+ Qui định nơi để xe và các dụng cụ cá nhân của học sinh.
+ Dụng cụ sân bãi, vệ sinh cá nhân, trang phục tập luyện.
+ Vị trí đội hình tập họp ban đầu và kết thúc tiết học.
+ Nội qui, tinh thần thái độ học tập.
Quản lý, xây dựng nề nếp học tập ban đầu cho giáo viên và học sinh trong giảng dạy, tập luyện TDTT là yếu tố quan trọng quyết định về chất lượng bộ môn GDTC nhà trường học.
* Đổi mới phương pháp dạy học ( dạy học tích cực ) :
Ai cũng nhận thức được rằng đội ngủ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng cốt cán biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực, là nhân tố quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục.Đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên cần phải nổ lực đổi mới công tác quản lý, phương pháp dạy học, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng.
Bài toán để nâng cao chất lượng đại trà, mũi nhọn bộ môn giáo dục thể chất mà trường THCS Nguyễn Công Trứ đã thành công trong những năm qua là nhờ cán bộ quản lý, giáo viên mạnh dạn áp dụng phương pháp 3 phương pháp dạy học mới ( dạy và học tích cực):
- Học theo hợp đồng
- Học theo góc.
- Học theo dự án
+ Học hợp đồng:
Phương pháp này cho phép phân hoá trình độ học sinh trong giảng dạy TDTT. Trong giảng dạy TDTT sau khi thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu chung, giáo viên có thể phân nhóm học sinh theo trình độ khả năng, thể lực để thực hiện các nhiệm vụ giáo viên giao: gồm các nội dung bắt buộc có nội dung theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và nhiệm vụ tự chọn: là nhiệm vụ mở rộng và nâng cao nhằm phát huy tính sáng tạo, khả năng tự học của học sinh, những nội dung có độ khó và phức tạp hơn. Phương pháp này giúp học sinh nắm vững kỹ thuật động tác, tăng cường thời lượng vận động trong tiết học, hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động. Nâng cao chất lượng đại trà, phát triển sở trường năng khiếu TDTT, phát triển mũi nhọn của học sinh trong bộ môn.
+ Học theo góc:
Là loại hình tổ chức hoạt đọng học tập học sinh thực hiện các nội dung. nhiệm vụ khác nhau theo phương pháp phân nhóm quay vòng, ở những vị trí
khác nhau trong giờ học thực hành Thể dục. Đáp ứng với phong cách học, tạo hứng thú trong học tập, đảm bảo cho học sinh tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiển sâu sắc hơn.
+ Học theo dự án:
Sau khi kết thúc giờ học giáo viên dành thời gian hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà cho từng học sinh để các em chủ động tập luyện, thực hành ở nhà để hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động. Phương pháp này giúp sinh củng cố, hình thành và phát triển thể lực.
Trong giảng dạy bộ môn thể dục ở trường phổ thông ba phương pháp này mang tính đặc trưng cơ bản nhất, được áp dụng phổ biến nhất, là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng bộ môn GDTC. Các phương pháp này hoàn toàn phù hợp với thực tế, với mục tiêu đổi mới giáo dục , có tác dụng gắn lý thuyết với thực hành, hình thành cho học sinh ý thức tự học, tự rèn, phân hoá được trình độ học sinh.
b/ Tuyển chọn học sinh năng khiếu TDTT:
Các nhà tâm lý học nói rằng “ Trong mỗi đứa trẻ đều ẩn dấu một nhân tài” tức là hầu như đứa trẻ nào, học sinh nào cũng có một năng khiếu nào đó nếu các bậc cha mẹ, thầy cô giáo biết cách phát hiện, khai thác và kích thích để trẻ phát triển thì trẻ dễ dàng thành công.
Từ kết quả theo dõi, phát hiện tài năng trong từng giờ dạy, từng khối, từng lớp và qua kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể áp dụng cho lứa tuổi học sinh THCS. Qua quan sát sư phạm và tâm lý sư phạm nắm dược tâm lý lứa tuổi và đặc điểm các chức năng vận động mềm dẽo, sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng mềm dẽo và khéo léo. Từ những nền tảng, cơ sở khoa học này giúp chúng ta dễ dàng tổ chức kiểm tra tuyển chọn học sinh năng khiếu các môn TDTT cho từng khối, lớp. Nhiệm vụ cuối cùng của Lãnh đạo trường là tìm giáo viên nhiệt tình, năng lực chuyên môn vững vàng,có hiểu biết nhất định về phương pháp huấn luyện, lên kế hoạch tập luyện, bồi dưỡng thường xuyên sẽ có các đội tuyển, các đội kế thừa đủ mạnh, vững chắc, sẵn sàng tham gia các giải TDTT, Hội khoẻ Phù đổnvee các cấp
“ Thiên tài là 1% trí thông minh cộng với 99% sự cần cù: Mỗi chúng ta những nhà giáo có tâm huyết với nghề biết “ đánh thức” tài năng tiềm ẩn trong mỗi học sinh yêu quí của mình là khơi nguồn, tạo điều kiện cho các em phát triển sau này.
PHẦN III
KẾT QUẢ
Áp dụng một số kinh nghiệm này trường THCS Nguyễn Công Trứ đã thu nhặt được nhiều kết quả đáng khích lệ, qua 5 năm học kết quả đạt được tăng dần theo thời gian vận dụng. Những con số dưới đây là hệ qủa tất yếu
của quá trình đẩy mạnh công tác lãnh đạo, quản lý công tác GDTC trường học.
1/ Năm học 2003 – 2004:
Trường mới tái lập lại: Có 7 lớp ( 3 lớp 6; 2 lớp 7; 2 lớp 8).Tổng số học sinh 265 em.
* Kết quả đạt được: (theo kết quả Hội Khỏe Phù Đổng khối THCS toàn Huyện)
- Toàn đoàn: Đứng vị thứ 12/21 trường
Có 1 em đạt giải 7 toàn năng.
2/ Năm học 2004 – 2005:
Số lớp có tăng: Có 10 lớp (3 lớp 6 ; 3 lớp 7 ; 2 lớp 8 ; 2 lớp 9).
Tổng số học sinh: 379 em.
* Kết quả đạt được:
Tập thể: Xếp vị thứ 6 toàn đoàn
Cá nhân: Giải cấp Huyện đạt:
4 giải nhất (chạy 2000m; 1500m; nhảy xa; ném bóng)
2 giải nhì (chạy 1500m nữ; 200m nam)
2 giải ba { Nhảy cao(nam); ném bóng(nữ)}
2 giải tư: 1500m(nam, nữ)
1 em đạt giải 3 tài năng.
* Cá nhân giải cấp Tỉnh:
Trong 5 em được Phòng Giáo dục cử đi dự thi Tỉnh:
- Đạt 2 huy chương Vàng.
- Đạt 1 huy chương bạc.
- Đạt 2 giải 6.
3/ Năm học 2005 – 2006:
Trường THCS Nguyễn Công Trứ có: 11 lớp (3 lớp 6; 3 lớp 7; 3 lớp 8 và 2 lớp 9). Tổng số học sinh: 411 em.
* Kết quả đạt được:
- Tập thể:
+ Nhất toàn đoàn chạy Việt dã cấp Huyện.
+ Xếp vị thứ 4: Hội Khoẻ Phù Đổng khối THCS trong toàn Huyện.
- Cá nhân: Đạt 2 giải nhất { Chạy 200m; 1500m (nam,nữ)}
3 giải nhì { Chạy 200m; 100m; 200m (nam, nữ)}
4 giải ba ( Nhảy cao; nhảy xa; ném bóng; chạy 800m)
Toàn huyện chọn 8 em dự thi chạy Việt dã Tỉnh: Trường THCS Nguyễn Công Trứ chiếm 5 em, trong 5 em thi Tỉnh đạt 4 huy chương: 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 2 huy chương Đồng.
4/ Năm học 2006 – 2007:
Trường THCS Nguyễn Công Trứ: Có 12 lớp (3 lớp 6; 3 lớp 7; 3 lớp 8; 3 lớp 9). Tổng số học sinh: 433 em.
* Kết quả đạt được:
- Tập thể:
+ Đứng nhì giải Việt dã toàn Huyện.
+ Đứng vị thứ 2 toàn đoàn Hội Khoẻ Phù Đổng Năm học 2006 – 2007 khối THCS trong Huyện.
- Cá nhân:
Đạt: 2 em đạt giải nhất cấp Huyện ( chạy 200m và 1500m nam)
2 giải nhì (chạy 100m; 200m)
3 giải ba (nhảy cao; nhảy xa; ném bóng)
5/ Năm học 2007 – 2008:
Trường THCS Nguyễn Công Trứ: Có 12 lớp (3 lớp 6; 3 lớp 7; 3 lớp 8; 3 lớp 9). Tổng số học sinh: 422 em.
* Kết quả đạt được:
- Tập thể:
+ Đứng tư giải Việt dã toàn Huyện.
+ Đứng vị thứ 5 toàn đoàn Hội Khoẻ Phù Đổng Năm học 2007 – 2008 khối THCS trong Huyện.
- Cá nhân:
+ Giải cấp Huyện:
Đạt: 3 em đạt giải nhất cấp Huyện ( chạy 200m và 1500m nam, ném bóng nam)
2 giải nhì (chạy 100m; 200m)
3 giải ba (nhảy cao; nhảy xa; ném bóng)
+ Giải cấp Tỉnh:
Đạt 1 huy chương Vàng ( môn Ném bóng )
Đạt 2 huy chương Đồng ( môn Chạy bền và Bóng đá mi ni)
5/ Năm học 2008 – 2009:
Trường THCS Nguyễn Công Trứ: Có 12 lớp (3 lớp 6; 3 lớp 7; 3 lớp 8; 3 lớp 9). Tổng số học sinh: 390 em.
* Kết quả đạt được: Chỉ tổng kết giải chạy Việt dã cấp Huyện, Tỉnh, các giải ở các môn khác chưa có kết quả.
- Tập thể:
+ Đứng vị thứ năm giải Việt dã toàn Huyện.
- Cá nhân:
+ Đạt 01 giải nhì giải chạy Việt dã cấp huyện.
+ Đạt 1 huy chương Bạc cấp Tỉnh môn chạy Việt dã.
Qua gần 5 năm áp dụng đề tài “ Biện pháp chỉ đạo - Quản lý công tác Giáo dục Thể chất”. Kết quả bộ môn Giáo dục Thể chất của trường THCS Nguyễn Công Trứ có nhiều tiến triển rõ rệt, thành tích đạt được ở Hội Khoẻ
Phù Đổng cấp Huyện, Tỉnh năm học sau cao hơn năm học trước. Có thể khẳng định được rằng trong bảng Vàng thành tích và bộ sưu tập Huy chương bộ môn Giáo dục Thể chất học sinh khối THCS của ngành Giáo dục và đào tạo huyện Thăng Bình, có sự đóng góp tích cực của thầy trò trường THCS Nguyễn Công Trứ.
PHẦN IV
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Biện pháp chỉ đạo - Quản lý công tác Giáo dục Thể chất đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục Thể chất ở trường THCS, vừa rèn luyện thể lực, tăng cường sức khoẻ và trau dồi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho học sinh, nhằm tạo ra những lớp người mới phù hợp với sự phát triển mới của xã hội.
Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác chỉ đạo, quản lý truờng học nói chung, chỉ đạo quản lý bộ môn Giáo dục Thể chất – Giáo dục NGLL nói riêng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Người lãnh đạo, quản lý trường học phải có nhiệt huyết, năng động, sáng tạo. Có “Tầm nhìn” chiến lược dài hạn cụ thể hoá thành qui hoạch phát triển, đề án phát triển phù hợp với tình hình của địa phương, nhà trường, phù hợp với sự phát triển của đất nước.
- Người lãnh đạo phải xây dựng tập thể của đơn vị thành một mái ấm, một khối đoàn kết thống nhất về ý chí và hành động, thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở, thuyết phục động viên mọi người cùng mình hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ của đơn vị.
- Đội ngũ CBGVCNV phải thường xuyên tự học, tự rèn để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực, sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, thực sự yêu nghề, mến trẻ.
- Được sự đông thuận của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, Hội cha mẹ học sinh trong cuộc vận động xã hội hoá giáo dục trong công tác Giáo dục Thể chất trường học. “Quan trọng nhất của người cán bộ quản lý giáo dục là phải tạo được sự đồng thuận sâu rộng. Nhiều bài học QLGD đã được rút ra cho thấy, sự đồng thuận là một yếu tố quan trọng làm nên thành công của người chỉ đạo, QLGD….” (Trích lời phỏng vấn: Thứ
trưởng Bộ GD – ĐT Nguyễn Vinh Hiển – Đăng trên báo Giáo dục thời đại - Số đặc biệt tháng 2/2008).
- Phải thường xuyên theo dõi, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý, chỉ đạo, thực hiện kế hoạch và động viên khen thưởng kịp
thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động Giáo duc Thể chất.
Trên đây là một chút kinh nghiệm chúng tôi đúc kết được trong quá trình chỉ đạo, quản lý công tác Giáo dục Thể chất tại trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Thăng Bình mà chúng tôi cho là thành công nhất. Chắc chắn bài viết còn nhiều thiếu sót nhất định, rất mong sự góp ý chân thành của quí thầy cô, đồng nghiệp, Hội đồng xét duyệt SKKN các cấp.
Xin chân thành cảm ơn.
Bình Chánh, ngày 15 tháng 02 năm 2009
Người viết
Trần Viết Nhẫn
Hồ Văn Hùng
PHÒNG GD-ĐT THĂNG BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ Độc lập-Tự do- Hạnh phúc
* * * * * * * * * * * * * *
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA
* * * * * * * * * * * * * *
1. Họ và tên học sinh: Lớp: Năm sinh:
2. Họ và tên cha: : Nghề nghiệp:
3. Họ và tên mẹ: Nghề nghiệp:
4. Địa chỉ liên hệ: Điện thoại:
5. Tình hình học tập:
- Xếp loại hạnh kiểm cuối năm:
- Xếp loại học lực cuối năm :
6. Tình hình sức khoẻ:
Thời gian
Chiều cao
Cân nặng
Nhịp đập của tim / phút
Chữ ký GV bộ môn
Đầu năm học
Giữa năm học
Cuối năm học
- Bệnh tật bẩm sinh:
- Bệnh lý do Bác Sĩ chuẩn đoán:
- Những triệu chứng và bệnh lý thường gặp:
7. Năng khiếu và sở thích:
- Đã tham gia thi đấu TDTT môn: Lớp:
- Thành tích đạt được:
- Sở thích hiện nay:
- Phân nhóm:
- Thể lực: Thể hình:
XÁC NHẬN CỦA PHỤ HUYNH XÁC NHẬN CỦA GVCN
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* * * * * * * * * * * * * * *
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS, bộ môn Thể dục – NXBGD 2007 Nguyễn Hải Châu.
Lý luận và phương pháp giảng dạy Thể dục Thể thao – NXBGD – 1998- (Nguyễn Mậu Loan).
Đổi mới PPDH ở trường THCS - Viện KHGD – 1999 - Trần Kiều.
Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT trong nhà trường – NXB TDTT – 2001 - Trịnh Trung Hiếu.
Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THCS môn Thể dục (Lưu hành nội bộ) 2002.
Sách giáo viên Thể dục 6 – NXBGD, 2002
Sách giáo viên Thể dục 7 – NXBGD, 2003
Sách giáo viên Thể dục 8 – NXBGD, 2004
Sách giáo viên Thể dục 9 – NXBGD, 2005
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
* * * * * * * * * * * * *
1/ Trần Viết Nhẫn:
Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu
Viết phần I: Mục 1, 2, 3
Viết phần II: Mục 1
Viết phần III.
2/ Hồ Văn Hùng:
Viết phần I: Mục 4, 5
Viết phần II: Mục 2 (kết hợp với Y tế xã)
Viết phần IV
Thiết lập mẩu phụ lục – Trình bày nội dung.
PHỤ LỤC
* * * * * * ** *
* PHẦN THỨ I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Những cơ sở lý luận và thực tiễn Trang 1
2. Mục tiêu nghiên cứu Trang 2
3. Đối tượng nghiên cứu Trang 3
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu Trang 4
5. Phương pháp nghiên cứu Trang 5
* PHẦN THỨ II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TỔ CHỨC - TRIỂN KHAI - THỰC HIỆN
1. Tình hình chung Trang 5
2. Một số giải pháp chỉ đạo, quản lý để nâng cao chất lượng bộ môn GDTC
Trang 6
PHẦN THỨ III: KẾT QUẢ
1. Năm học 2003 – 2004 Trang 11
2. Năm học 2004 – 2005 Trang 11
3. Năm học 2005 – 2006 Trang 11
4 Năm học 2006 – 2007 Trang 11
5. Năm học 2007 – 2008 Trang 12
6. Năm học 2008 – 2009 Trang 12
* PHẦN THỨ IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trang 13
* MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA Trang 15
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Biện pháp chỉ đạo- quản lý công tác giáo dục thể chất trường học.doc