+ Thực hiện lu ân chuyển giáo viên nhằm điều hòa chất lượng giữa các
trường khu vực thu ận lợi với các trường ở khu vực miền núi, hải đảo. Có thể sử
dụng biện pháp trưng dụng giáo viên ở các trường thu ộc th ành phố, th ị xã đi tăng
cường cho các trường thuộc miền núi, h ải đảo và giải quyết công việc hợp lý cho
số giáo viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
+ Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, có kế hoạch tổ chức thi giáo
viên dạy giỏi, phát động phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, thi viết sáng
kiến kinh nghiệm. Thường xuyên tổng kết phong trào thi đua, động viên khen
thưởng ĐNNG kịp thời.
149 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2468 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng anh ở trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y khó khăn cho giáo viên khi sử dụng nhưng cũng tránh để cho mọi người
sử dụng vô trách nhiệm dẫn đến hư hỏng, mất mát.
Ngoài việc trang bị, đầu tư CSVC, nhà quản lý cần phải khuyến khích giáo
viên sưu tầm, tự làm đồ dùng dạy học phục vụ giảng dạy môn tiếng Anh như: tổ
chức thi làm đồ dùng dạy học, thi vẽ tranh ảnh, biểu đồ, bảng câu hỏi ... để tạo
tình huống cho học sinh luyện tập.
- Đầu tư và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động BDGV:
Do đặc thù của môn tiếng Anh, giáo viên cần nhiều giấy rô-ky, bút màu
để vẽ tranh ảnh, bảng câu hỏi; giấy, bút màu cho học sinh luyện tập theo nhóm,
nhà quản lý cần phối kết hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đầu tư
kinh phí cho các trường THPT mua sắm giấy bút, kinh phí phô tô các bảng biểu,
phiếu học tập cho học sinh. Hằng năm đầu tư kinh phí mua bổ sung sách BD,
sách tham khảo cho giáo viên và sửa chữa, thay thế các thiết bị, đồ dùng dạy học
bị hỏng. Đây là việc làm rất cần thiết để công tác BDGV đạt kết quả tốt.
Ngoài việc đầu tư kinh phí để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học,
nhà quản lý cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có chính sách tăng thêm
ngân sách đầu tư cho công tác xây dựng ĐNNG, có chính sách hỗ trợ kinh phí
cho giáo viên tham gia các lớp BD thường xuyên, lớp đào tạo nâng cao, có chính
sách khuyến khích, thu hút nhân tài... Mặt khác, nhà quản lý cần làm tốt công tác
xã hội hóa giáo dục, vận động các cá nhân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
103
đơn vị đóng trên địa bàn xây dựng quỹ hỗ trợ giáo viên khó khăn. Cần phải
xây dựng cơ chế khuyến khích giáo viên đi học như chế độ kinh phí đi học,
tiền mua tài liệu, chế độ thưởng riêng cho những giáo viên có bằng Thạc sĩ trở
lên… Làm tốt công tác tuyên truyền tạo ra môi trường, dư luận tích cực cho
hoạt động BDGV.
3.2.8. Đánh giá kết quả bồi dƣỡng
Song song với việc xây dựng kế hoạch, xác định nội dung BD, đội ngũ
giảng viên, CSVC, nhà quản lý cần tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả BD để
phân loại giáo viên, sắp xếp bố trí lao động hợp lý, tạo điều kiện cho giáo viên
công tác tốt kết hợp với việc tự học, tự BD nâng cao trình độ của từng cá nhân.
Nếu chỉ xây dựng kế hoạch BD, phát động phong trào BD mà không coi trọng
việc đánh giá kết quả BD thì công tác BDGD không đạt được hiệu quả mong
muốn. Sự phấn đấu của mỗi giáo viên trong công tác BD phải được nhà quản lý
đánh giá và đánh giá đúng thì mới có tác dụng thúc đẩy, nâng cao chất lượng
ĐNNG.
+ Đối với các lớp BD tập trung: Sau khi kết thúc lớp BD phải tiến hành
tổng kết lớp học, rút ra bài học về công tác tổ chức; đánh giá về nội dung,
chương trình, thời gian, thời điểm BD phù hợp hay không phù hợp; đánh giá
về hiệu quả giảng dạy của giảng viên; về tinh thần, ý thức tham gia học tập
của học viên. Đối với học viên cần phải có bài kiểm tra lý thuyết và thực hành
để đánh giá kết quả BD. Nội dung bài kiểm tra phải nằm trong chương trình
giáo viên đã được BD, phải có biểu điểm, đảm bảo tính vừa sức với đối tượng
giáo viên, đánh giá khách quan, phản ánh thực chất kết quả BD. Bài kiểm tra
thực hành cần phải có thời gian cho giáo viên chuẩn bị giáo án, đồ dùng, thiết
bị dạy học.
+ Đối với BD theo tổ (nhóm) và tự BD: Xây dựng các chỉ tiêu về thao
giảng, dự giờ (mỗi giáo viên trong một năm học phải dạy thao giảng ít nhất 6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
104
tiết và dự giờ của đồng nghiệp ít nhất 18 tiết). Xây dựng các tiêu chí kiểm tra,
đánh giá giáo viên trong việc sử dụng có hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy
học. Có như vậy, mỗi giáo viên mới có ý thức tự BD phương pháp sử dụng đồ
dùng, thiết bị phục vụ cho việc dạy tiếng Anh.
Nhà quản lý phải xây dựng các tiêu chí về đánh giá kết quả BDGV chi
tiết, cụ thể. Khi xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả BD phải căn cứ vào
điều kiện thực tế của trường và được tập thể giáo viên bàn bạc, thảo luận, nhất
trí thì các tiêu chí đó mới có tính khả thi. Hằng tháng và từng học kỳ tổ
(nhóm) chuyên môn tiến hành dự giờ, đánh giá, xếp loại giờ dạy cho giáo
viên và căn cứ vào các tiêu chí để đánh kết qủa BD của từng giáo viên theo 4
loại: tốt, khá, trung bình và yếu.
Khi đánh giá kết quả BDGV, nhà quản lý cần xem xét các điều kiện
đảm bảo cho công tác BD có đồng bộ và đầy đủ không, đồng thời xem xét
điều kiện thực tế của từng giáo viên về hoàn cảnh, về sức khỏe để việc đánh
giá kết quả BD thực sự là nguồn động viên, là động lực thúc đẩy phong trào
thi đua tự học, tự rèn của tập thể giáo viên.
3.2.9. Sử dụng kết quả đánh giá công tác bồi dƣỡng vào hồ sơ giáo
viên
Nhà quản lý giáo dục cần xây dựng cơ chế chỉ đạo, theo dõi, đánh giá
thi đua, khuyến khích bằng vật chất, tinh thần đối với công tác BD, tự BD
bằng các văn bản chỉ đạo. Kết quả đánh giá BD hằng năm (tốt, khá, trung
bình, yếu) phải được ghi vào hồ sơ công tác của giáo viên ngoài bằng cấp đạt
chuẩn (bằng Đại học), trên chuẩn (Thạc sỹ, Tiến sỹ), giấy chứng nhận giáo
viên dạy giỏi các cấp. Qua kết quả đánh giá BDGV và hồ sơ công tác của giáo
viên, chủ thể quản lý tiến hành lựa chọn, quy hoạch, BD để bổ nhiệm cán bộ
quản lý trường THPT. Trong công tác bố trí cán bộ quản lý trường THPT cần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
105
tính đến kết quả đánh giá công tác BD và lưu ý tới tính vùng miền theo đặc
thù của tỉnh.
Đối với người cán bộ quản lý phải quan tâm việc bố trí, sử dụng đội
ngũ giáo viên phù hợp với năng lực của mỗi cá nhân "dùng người như dùng
mộc, không có mảnh gỗ nào thừa, chỉ có người thợ mộc chưa biết dùng mảnh
gỗ đó vào đúng chỗ". Chẳng hạn, những giáo viên giỏi nên có cơ chế bố trí
thời gian hợp lý, giảm bớt công việc hành chính để dành thời gian tổ chức các
chuyên đề BDGV; những giáo viên trẻ có năng lực, nhiệt tình bố trí đi đào tạo
nâng cao để BD thành giáo viên cốt cán kế cận. Những giáo viên giỏi cần có
chính sách ưu đãi đặc biệt, khai thác hợp lý tri thức nghề nghiệp và cân nhắc
khi chuyển sang công việc quản lý.
Ngoài những chính sách trên, nhà quản lý cần xây dựng chế độ và chính
sách thi đua khen thưởng thỏa đáng, kịp thời đối với những giáo viên có thành
tích trong các kỳ BD. Đặc biệt quan tâm động viên, khen thưởng những giáo
viên có thành tích cao trong công tác tự BD và những giáo viên có đề tài tự BD
được hội đồng thẩm định đánh giá tốt. Hằng năm và từng chu kỳ tiến hành sơ
kết, tổng kết công tác BDGV. Căn cứ vào kết quả đánh giá công tác BDGV cả
chu kỳ tiến hành bình xét và đề nghị tặng bằng khen, giấy khen cho các tập thể,
cá nhân có nhiều thành tích trong công tác BDGV.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp quản lý công tác BDGV dạy tiếng Anh ở trường THPT
nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, có tính
thống nhất, đồng bộ, có sự đan xen ảnh hưởng lẫn nhau, không tách dời, là hai
mặt của một vấn đề. Trong đó biện pháp thứ nhất (xác định nhu cầu BD) và
biện pháp thứ hai (lập kế hoạch bồi dưỡng) là cơ sở, là tiền đề để có thể thực
hiện hiệu quả các biện pháp tiếp theo. Biện pháp thứ 3 (nội dung BD) và biện
pháp thứ 4 (hình thức BD) là nội dung quan trọng để nâng cao hiệu quả, chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
106
lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT. Biện pháp thứ 7 (điều
kiện phục vụ công tác BDGV) là điều kiện cần thiết để đảm bảo thành công
kế hoạch BDGV. Nếu chỉ quan tâm các biện pháp 2, 3 (nội dung và hình thức
BD) mà bỏ qua hoặc coi nhẹ các biện pháp khác hoặc ngược lại thì việc quản
lý công tác BDGV dạy tiếng Anh ở trường THPT không đạt được hiệu quả
mong muốn.
Vì vậy, khi thực hiện các biện pháp cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của
địa phương, điều kiện của từng trường, từng trọng điểm, trọng tâm cần thực
hiện và vận dụng có hiệu quả dựa trên nguyên tắc cơ chế sự phối hợp các lực
lượng, huy động các nguồn lực cho công tác BD.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, hợp lý và tính khả thi của các biện
pháp đề xuất
Để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, tác giả
đã thực hiện phỏng vấn, khảo sát bằng các phiếu điều tra 159 người là cán bộ
quản lý một số trường THPT (26 người), cán bộ quản lý sở GD&ĐT (08
người), giáo viên dạy tiếng Anh trường THPT (125 người). Nội dung đi sâu
vào hai vấn đề là tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, kết quả:
* Mức độ cần thiết của công tác BDGV dạy tiếng Anh THPT
- Rất cần thiết: có 60 ý kiến; tỷ lệ: 37,74%
- Cần thiết: có 96 ý kiến; tỷ lệ: 60,38 %
- Có hay không cũng được: có 03 ý kiến; tỷ lệ: 1,88%
* Các mức độ hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Quy ước về mức độ hợp lý, khả thi trong bảng thống kê như sau:
+ Số 1: Chỉ mức độ rất hợp lý, rất khả thi.
+ Số 2: Chỉ mức độ hợp lý, khả thi.
+ Số 3: Chỉ mức độ không hợp lý, không khả thi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
107
Bảng 3.2. Mức độ hợp lý và tính khả thi của các biện pháp.
TT Tên các biện pháp Tính hợp lý
(Ý kiến)
Tính khả thi
(Ý kiến)
1 2 3 1 2 3
1 Xác định nhu cầu bồi dưỡng 91 68 90 69
2 Lập kế hoạch bồi dưỡng 85 74 91 68
3 Xác định nội dung bồi dưỡng 84 75 96 63
4 Xác định hình thức bồi dưỡng 70 89 69 90
5 Phân cấp bồi dưỡng 79 80 73 86
6 Lựa chọn ban tổ chức, chuyên gia, huấn luyện
viên, cộng tác viên
73 86 70 89
7 Xác định điều kiện phục vụ công tác BDGV 71 88 68 91
8 Đánh giá kết quả bồi dưỡng 71 88 69 90
9 Sử dụng kết quả đánh giá công tác bồi dưỡng
vào hồ sơ giáo viên
78 81 76 83
* Ý kiến đề xuất, bổ sung:
- Những biện pháp cần cắt bỏ: Không
- Những biện pháp cần điều chỉnh và nội dung cần điều chỉnh: Sở
GD&ĐT cần lập trang web riêng cho giáo viên dạy tiếng Anh trao đổi, chia sẻ
kinh nghiệm các bài dạy hay và sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp hạng: (02
ý kiến).
- Biện pháp đề nghị bổ sung: Không
Nhận xét kết quả khảo nghiệm
Qua kết quả trên đây, việc khẳng định các biện pháp nêu trên đều cần
thiết, tuy với mức độ khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
108
Về tính khả thi của các biện pháp cũng được 100% ý kiến khẳng định
các biện pháp đã nêu đều khả thi. Việc tập trung nhiều hơn vào biện pháp thứ
ba: nhấn mạnh nội dung BD. Qua khảo nghiệm cũng cho thấy tính hiệu quả
của công tác BDGV dạy tiếng Anh ở trường THPT sẽ nâng cao nếu biết phối
hợp các biện pháp một cách hợp lý, trong từng trường hợp cụ thể và tính đến
đặc thù của các địa phương.
Xuất phát từ thực tế và qua khảo nghiệm, một lần nữa việc thực hiện
công tác BDGV dạy tiếng Anh ở trường THPT của tỉnh Quảng Ninh cần tập
trung vào các biện pháp cơ bản ở trên. Từ định hướng chung đến việc thiết kế
xây dựng cơ chế hoạt động có tính đồng bộ bảo đảm cho việc tổ chức tham
gia của xã hội vào giáo dục thế hệ trẻ về mọi mặt, đảm bảo nguyên tắc tập
trung dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nhân dân
làm chủ trong sự nghiệp giáo dục. Những biện pháp này không chỉ có ý nghĩa
cần thiết trong hiện tại mà còn mang tính lâu dài trong công tác quản lý chỉ
đạo ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh cần hướng tới. Nó thực sự cấp thiết, có
khả năng thực hiện trong thực tế và mang tính khả thi để tạo bước chuyển
biến cơ bản về chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT
tỉnh Quảng Ninh. Tất nhiên khi thực hiện còn có nhiều vấn đề phát sinh và
cũng còn có thể có nhiều biện pháp nữa cần phải tiến hành đồng bộ, kịp thời
để đạt được hiệu quả - đặc biệt tính đến sự khác biệt ở mỗi địa phương trên
địa bàn đa dạng của tỉnh. Điều căn bản có ý nghĩa quan trọng để thực hiện có
hiệu quả các biện pháp trên là chỉ khi nào đội ngũ các nhà quản lý làm việc có
kế hoạch năng động và linh hoạt mới tạo được sức mạnh tổng hợp của các lực
lượng xã hội đầu tư và quan tâm đến sự nghiệp giáo dục góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục THPT tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu luận văn rút ra một số kết luận sau đây:
1. Sự chuyển đổi cơ chế đã tác động sâu sắc đến chiều hướng phát triển
giáo dục, trước hết ở quy mô các ngành học, cấp học, đa dạng hóa các loại
hình trường lớp. Xu thế hội nhập quốc tế và phát triển của khoa học công
nghệ thông tin đã đặt ra những yêu cầu đổi mới về nội dung, chương trình,
phương pháp giảng dạy tiếng Anh và vấn đề cốt lõi nhất là đổi mới quản lý
công tác BDGV nói chung và công tác BDGV dạy tiếng Anh ở trường THPT
nói riêng.
2. Thực tiễn dạy học tiếng Anh ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh có
những ưu và nhược điểm sau:
+ Ưu điểm:
Việc dạy và học tiếng Anh ở các trường THPT tỉnh Quảng Ninh được
các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. 100% học sinh các trường THPT
được học ngoại ngữ, trong đó tiếng Anh là chủ yếu. Hầu hết giáo viên đã nhận
thức đúng đắn về mục tiêu của việc dạy học tiếng Anh ở trường THPT, đã đổi
mới phương pháp giảng dạy, cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng
cơ bản về tiếng Anh. Cùng với các môn học khác, môn tiếng Anh góp phần
hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp cho việc thực hiện mục
tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông.
+ Nhược điểm:
Một số giáo viên chưa đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa quan tâm
nhiều đến việc luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, chưa có biện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
110
pháp khai thác nội dung chương trình để phù hợp với đối tượng học sinh từng
vùng miền. Đối với học sinh: một số trường, đặc biệt là vùng sâu vùng xa kết
quả học tập môn tiếng Anh còn hạn chế, các em chưa có khả năng vận dụng kiến
thức đã học trong giao tiếp bằng tiếng Anh, nhất là kỹ năng nghe, nói còn yếu,
3. Thực trạng công tác bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Anh có những ưu
và nhược điểm như sau:
+ Ưu điểm:
Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng công tác BDGV dạy tiếng Anh ở
trường THPT thường xuyên được các cấp quản lý giáo dục quan tâm. Hằng
năm Sở GD&ĐT đã chỉ đạo, tổ chức triển khai tập huấn giáo viên thay sách,
BD thường xuyên theo chu kỳ cho 100% giáo viên các trường THPT, tạo điều
kiện cho giáo viên tham gia bồi dưỡng trên chuẩn. Đa số giáo viên có nhu cầu
cần BD, có ý thức tự học, tự BD, ham học hỏi, tích cực đổi mới phương pháp
để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Qua công tác BD, giáo viên cơ
bản nắm được yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng
dạy.
+ Nhược điểm:
Việc BD cập nhật kiến thức cho đội ngũ giáo viên chất lượng chưa cao,
BD nâng cao năng lực ngôn ngữ cho giáo viên còn hạn chế. Nguyên nhân
chính là nội dung BD chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên, các nguồn
lực cho công tác BDGV còn thiếu.
4. Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Anh
+ Ưu điểm:
Tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng trong quản lý, chỉ đạo hoạt động
BDGV dạy tiếng Anh ở trường THPT với nhiều hình thức khác nhau, từng bước
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên hoàn thành kế
hoạch BD theo chương trình của Bộ GD&ĐT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
111
+ Nhược điểm:
Nhìn chung quản lý công tác BDGV dạy tiếng Anh ở trường THPT tỉnh
Quảng Ninh còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn giáo dục
THPT hiện nay. Còn hạn chế trong công tác lập kế hoạch, trong công tác tổ chức
chỉ đạo và trong việc xây dựng điều kiện cho các hoạt động BDGV. Việc xác
lập cơ chế phối hợp quản lý còn bất cập. Việc xác định nội dung, chương trình,
hình thức BD còn lúng túng. Việc tổ chức, quản lý hoạt động tự BD còn thả
lỏng, tùy thuộc vào ý thức tự giác và nỗ lực của giáo viên.
5. Các biện pháp quản lý BDGV dạy tiếng Anh được đề xuất
Xuất phát từ nhu cầu, mục tiêu giáo dục hiện nay và thực trạng công tác
BDGV dạy tiếng Anh ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đề xuất 9
biện pháp, bao gồm:
+ Xác định nhu cầu bồi dưỡng;
+ Lập kế hoạch bồi dưỡng;
+ Xác định nội dung bồi dưỡng;
+ Xác định hình thức bồi dưỡng;
+ Phân cấp bồi dưỡng;
+ Lựa chọn ban tổ chức, chuyên gia, huấn luyện viên, cộng tác viên;
+ Xác định điều kiện phục vụ công tác BDGV;
+ Đánh giá kết quả bồi dưỡng;
+ Sử dụng kết quả đánh giá công tác bồi dưỡng vào hồ sơ giáo viên.
6. Kết quả khảo nghiệm, trưng cầu ý kiến từ các chuyên gia, cán bộ
quản lý giáo dục và giáo viên dạy tiếng Anh đều cho rằng những biện pháp
mà tác giả đề xuất trong luận văn đều mang tính cấp thiết. 100% ý kiến được
hỏi đều cho rằng các biện pháp đề xuất là hợp lý, cần thiết và có tính khả thi.
7. Việc tiến hành đồng bộ các biện pháp, thực hiện linh hoạt ở các vùng
miền với sự tham gia, ủng hộ của các cấp, các ngành, sự quan tâm của cả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
112
cộng đồng về công tác giáo dục, chắc chắn sự nghiệp giáo dục và đào tạo của
tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục có những bước phát triển mới, đáp ứng yêu cầu
phát triển của tỉnh trên con đường hội nhập và công cuộc công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
KIẾN NGHỊ
1. Với Bộ GD&ĐT
+ Cần thành lập Bộ phận thường trực chỉ đạo việc thực hiện Đề án dạy
và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 trên
phạm vi toàn quốc, chú trọng đối với các tỉnh miền núi, khó khăn.
+ Cần đổi mới nội dung, chương trình phổ thông để phù hợp với mục
tiêu dạy và học tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay.
+ Đổi mới hình thức thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh cao đẳng đại học để
phù hợp với nội dung, chương trình giảng dạy môn tiếng Anh ở trường phổ
thông.
+ Tổ chức biên soạn các tài liệu BDGV, tài liệu tham khảo để cung cấp
đầy đủ, kịp thời cho các địa phương.
+ Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tăng cường đầu tư kinh phí,
cơ sở vật chất và các nguồn lực cho công tác BDGV.
+ Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để hoàn thiện và xây dựng các
văn bản về chế độ lao động, hợp đồng lao động trong các cơ sở ngoài công
lập và có chính sách đồng bộ giữa việc tăng lương với việc tinh giản biên chế
và giải quyết lao động dôi dư trong lĩnh vực giáo dục, chính sách đối với nhà
giáo, cán bộ quản lý trong các trường ngoài công lập.
+ Xây dựng các văn bản về khuyến khích và thu hút nhân tài, chế độ,
chính sách cho giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.
2. Với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
113
+ Xây dựng cơ chế chính sách và điều hành thực hiện chế độ đối với nhà
giáo, xây dựng chính sách hỗ trợ kinh phí cho giáo viên tham gia các lớp BD.
+ Chỉ đạo và thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chính
sách, chế độ khuyến khích công tác BDGV.
+ Có chính sách thu hút giáo viên giỏi, thu hút giáo viên công tác ở các
trường vùng sâu, vùng xa.
3. Với Sở GD&ĐT Quảng Ninh
+ Thực hiện luân chuyển giáo viên nhằm điều hòa chất lượng giữa các
trường khu vực thuận lợi với các trường ở khu vực miền núi, hải đảo. Có thể sử
dụng biện pháp trưng dụng giáo viên ở các trường thuộc thành phố, thị xã đi tăng
cường cho các trường thuộc miền núi, hải đảo và giải quyết công việc hợp lý cho
số giáo viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
+ Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, có kế hoạch tổ chức thi giáo
viên dạy giỏi, phát động phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, thi viết sáng
kiến kinh nghiệm. Thường xuyên tổng kết phong trào thi đua, động viên khen
thưởng ĐNNG kịp thời.
+ Tăng cường tham mưu và đề xuất với UBND tỉnh các biện pháp để
thực hiện công tác BDGV, đặc biệt chú trọng tới những vùng khó khăn,
những nhân tố mới xuất hiện. Chủ động phối hợp với các sở, ban ngành để tạo
được sự đồng thuận, ủng hộ cũng như tháo gỡ kịp thời các vướng mắc khi
thực hiện các chủ trương, biện pháp thực hiện công tác BDGV.
4. Với các trƣờng THPT tỉnh Quảng Ninh
+ Tích cực triển khai các chủ trương và biện pháp khi đã được thông
qua với tinh thần chủ động, xuất phát từ nhu cầu thực tế và năng lực của nhà
trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
114
+ Tăng cường tuyên truyền để tạo được sự ủng hộ, đồng thuận của giáo
viên trong trường và cơ quan, chính quyền địa phương trong quá trình thực
hiện công tác BDGV.
+ Chủ động đề xuất các biện pháp phù hợp với đặc điểm theo đặc thù
của từng đơn vị.
+ Đánh giá xếp loại giáo viên theo từng tháng, học kỳ và cả năm. Công
tác thi đua khen thưởng phải đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác,
động viên phong trào thi đua của cả đơn vị.
5. Với giáo viên dạy tiếng Anh tỉnh Quảng Ninh
+ Tích cực tham gia các khóa BD theo chuyên đề, BD trên chuẩn.
+ Tự giác bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư
phạm bằng mọi hình thức, ở mọi nơi, mọi lúc.
+ Tích cực tham gia thao giảng, dự giờ của đồng nghiệp để chia sẻ, học
hỏi kinh nghiệm.
+ Tích cực tham gia các cuộc hội thảo chuyên môn, câu lạc bộ nói tiếng
Anh, dạ hội tiếng Anh, tham quan học tập...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
115
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o
1. §Æng Quèc B¶o (2000), Qu¶n lý gi¸o dôc - qu¶n lý nhµ trường: Mét sè
hướng tiÕp cËn, Truêng C¸n bé qu¶n lý gi¸o dôc vµ ®µo t¹o, Hµ Néi.
2. §Æng Quèc B¶o - NguyÔn §¾c Hưng (2004) Gi¸o dôc ViÖt Nam -
Hướng tíi tương lai - VÊn ®Ò vµ gi¶i ph¸p, NXB ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ
Néi.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định 07/2007/QĐ-BGDĐT của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông -
cấp trung học phổ thông, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ (2006), Thông tư liên tịch
35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ
Nội vụ về Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục
phổ thông công lập, Hà Nội.
7. ChÝnh phñ (2001), QuyÕt ®Þnh 201/2001/Q§-TTg cña Thñ tướng ChÝnh
phñ vÒ ChiÕn lựơc ph¸t triÓn gi¸o dôc 2001-2010, Hµ Néi.
8. ChÝnh phñ (2001), Chỉ thị 14/2001/CT-TTg cña Thñ tướng ChÝnh phñ
vÒ Đổi mới chương giáo dục phổ thông, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
116
9. ChÝnh phñ (2005), QuyÕt ®Þnh 09/2005/Q§-TTg cña Thñ tướng ChÝnh
phñ vÒ phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục 2005-2010, Hà Nội.
10. ChÝnh phñ (2008), QuyÕt ®Þnh 1400/2008/Q§-TTg cña Thñ tướng
ChÝnh phñ vÒ phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo
dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, Hà Nội
11. Công tác quản lý giáo dục dành cho các hiệu trưởng (2006), NXB Lao
động - Xã hội.
12. NguyÔn H¹nh Dung (1998), Phương ph¸p d¹y tiÕng Anh trong trường
phæ th«ng, NXB Gi¸o dôc, Hµ Néi.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban
chấp hành Trung ương khóa IX, NXB CT quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
khóa IX, NXB CT quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, NXB CT quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban
chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB CT quốc gia, Hà Nội.
17. Phạm Minh Hạc (1981), Phương pháp luận khoa học giáo dục, Viện
Khoa học giáo dục, Hà Nội.
18. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội, NXB KHXH, Hµ Néi.
19. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ
XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
117
21. Đỗ Đình Hoan - Nguyễn Anh Dũng (1998), "Đổi mới phương pháp dạy
học - Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông", Thông tin khoa
học giáo dục.
22. Trần Bá Hoành, (2002), Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ
thông, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.
23. Trần Bá Hoành, (2002), Bồi dưỡng tại chỗ và bồi dưỡng từ xa, Tạp chí
giáo dục, tháng 11.
24. Trần Kiểm (2006), Khoa quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
25. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo
dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
26. Luật Giáo dục (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Phạm Phương Luyện - Hoàng Xuân Hoa (1999), Bồi dưỡng phương
pháp dạy tiếng Anh, NXB Giáo dục, Hà Nội.
28. Đào Ngọc Lộc (Chủ biên) - Nguyễn Hạnh Dung – Vũ Thị Lợi (2008),
Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh, NXB Giáo
dục, Hà Nội
29. Methodology Course (2003), Tài liệu hướng dẫn giảng dạy tiếng Anh của
dự án ELTTP - CFBT, Tài liệu tham khảo về phương pháp giảng dạy.
30. Nguyễn Gia Quý (2000), Lý luận quản lý giáo dục và quản lý nhà
trường, Đại học Huế.
31. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học cơ sở chu kỳ
III (2004- 2007) - môn tiếng Anh.
32. Nguyễn Quốc Trí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về
quản lý, Đại học Quốc gia Hà Nội.
33. Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
34. Phạm Viết Vượng (2008) Giáo dục học. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
118
TIẾNG ANH
35. Adrian Doff, Carolyn Becket (1997), Listening, Cambridge University
Express.
36. Adrian Doff & Christopher Johnes (2000), Language in use,
Cambridge University Express.
37. Doff.A (1989), Teaching English. Cambridge University Press.
38. English now (2003), Issue 7 Nov, 2003 VTTN, British Council in
Hanoi.
39. ELTTP (2003), "English Language Teaching Methodology", MOET of
Vietnam.
40. Nunan D (1999), Second Language teaching and Learning, Boston,
Heinle & Heinle Publishers.
41. Sarah Cunningham and Peter Moor (1992), Everyday Listening and
speaking, Oxford University Express.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
119
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
PHIẾU HỎI Ý KIẾN
(Dành cho giáo viên dạy tiếng Anh ở trƣờng THPT tỉnh Quảng Ninh)
Để thực hiện tốt chủ trương đổi mới việc dạy và học môn tiếng Anh ở
trường phổ thông theo Quyết định số 1400/2008/Q§-TTg cña Thñ tướng
ChÝnh phñ vÒ phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân giai đoạn 2008-2020” và tiếp tục hoàn thiện công tác BD đội ngũ
giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh trong những năm
tới, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình theo các nội dung sau (hãy
đánh dấu X vào ô tương ứng):
1. Xin đồng chí cho biết mức độ cần thiết của công tác BDGV dạy
tiếng Anh ở trường THPT hiện nay là:
Rất cần thiết Cần thiết Có hay không cũng được
2. Xin đồng chí cho biết mức độ quan trọng của các nội dung công tác
BDGV dạy tiếng Anh THPT hiện nay.
a. BD chính trị, nâng cao phẩm chất, đạo đức nhà giáo:
Rất quan trọng Quan trọng Chưa quan trọng
b. BD phương pháp giảng dạy:
Rất quan trọng Quan trọng Chưa quan trọng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
120
c. BD chuyên môn, nâng cao năng lực ngôn ngữ:
Rất quan trọng Quan trọng Chưa quan trọng
d. BD về sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học môn tiếng Anh:
Rất quan trọng Quan trọng Chưa quan trọng
đ. BD về phương pháp kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh:
Rất quan trọng Quan trọng Chưa quan trọng
3. Đồng chí có nhu cầu tiếp tục được bồi dưỡng không?
Rất cần Cần Có hay không cũng được Không cần
4. Đồng chí có nhu cầu bồi dưỡng theo chương trình nào dưới đây?
BD thay sách BD thường xuyên
(cập nhật kiến thức)
BD nâng cao (sau chuẩn)
5. Theo đồng chí, tổ chức bồi dưỡng theo hình thức nào là phù hợp với
mình hiện nay?
Tự BD Vừa BD vừa làm (mỗi
tháng 2-3 ngày)
BD tập trung
trong nước
BD tập trung ở
nước ngoài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
121
Ngoài những nội dung trên, đồng chí có bổ sung hay đề nghị gì thêm về
công tác BDGV dạy tiếng Anh ở trường THPT hiện nay?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Xin đồng chí cho biết một số thông tin về cá nhân:
Đơn vị công tác (trường THPT): ..........................................................
Tuổi: ...................................... Nam/nữ: ...............................................
Đồng chí đã tốt nghiệp đại học tại trường: ..........................................
Hệ đào tạo (chính quy, tại chức ...)? ....................................................
Thâm niên công tác (tính đến năm học 2008-2009): ...........................
Danh hiệu thi đua cao nhất từ năm học 2000-2001 đến nay: ...............
Xin chân thành cảm ơn đồng chí!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
122
Phụ lục 2:
PHIẾU HỎI Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ quản lý ở trƣờng THPT tỉnh Quảng Ninh)
Để thực hiện tốt chủ trương đổi mới việc dạy và học môn tiếng Anh ở
trường phổ thông theo Quyết định số 1400/2008/Q§-TTg cña Thñ tướng
ChÝnh phñ vÒ phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân giai đoạn 2008-2020” và tiếp tục hoàn thiện công tác BD đội ngũ
giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh trong những năm
tới, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình theo các nội dung sau:
1. Xin đồng chí hãy đánh dấu X vào mức độ cần thiết của công tác
BDGV dạy tiếng Anh ở trường THPT hiện nay là:
Rất cần thiết Cần thiết Có hay không cũng được
2. Xin đồng chí đánh dấu X vào mức độ quan trọng của các nội dung
công tác BDGV dạy tiếng Anh THPT hiện nay.
a. BD chính trị, nâng cao phẩm chất, đạo đức nhà giáo:
Rất quan trọng Quan trọng Chưa quan trọng
b. BD phương pháp giảng dạy:
Rất quan trọng Quan trọng Chưa quan trọng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
123
c. BD chuyên môn, nâng cao năng lực ngôn ngữ:
Rất quan trọng Quan trọng Chưa quan trọng
d. BD về sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học môn tiếng Anh:
Rất quan trọng Quan trọng Chưa quan trọng
đ. BD về phương pháp kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh:
Rất quan trọng Quan trọng Chưa quan trọng
3. Theo đồng chí, hiện nay, loại hình BD nào dưới đây được ưu tiên?
Hãy đánh dấu X vào ô lựa chọn.
BD thay sách BD thường xuyên (cập
nhật kiến thức)
BD nâng cao (sau chuẩn)
4. Xin đồng chí đánh dấu X vào mức độ đồng bộ của công tác bồi
dưỡng ĐNNG và việc đổi mới nội dung chương trình:
Đồng bộ Tương đối đồng bộ Chưa đồng bộ
5. Xin đồng chí cho biết chất lượng quản lý hoạt động BDGV dạy tiếng
Anh ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Hãy đánh dấu X vào ô lựa
chọn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
124
Rất tốt Tốt Chưa tốt
6. Theo đồng chí, hiện nay tổ chức BD theo hình thức nào phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh của giáo viên ở đơn vị mình? Hãy đánh dấu X vào ô lựa
chọn.
BD tập trung
theo kế hoạch
của Sở
BD tại chỗ
(trường tự tổ
chức)
BD từ xa Tự BD theo
chương trình quy
định
7. Sự phát huy hiệu quả của công tác BDGV hiện nay trong việc nâng
cao chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở trường đồng chí đạt được ở
mức độ nào? Hãy đánh dấu X vào ô lựa chọn.
Tốt Khá Trung bình Chưa phát huy
8. Trong công tác BDGV dạy tiếng Anh ở trường đồng chí có những
thuận lợi gì?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
9. Trong công tác BDGV dạy tiếng Anh ở trường đồng chí gặp những
khó khăn gì?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
125
Ngoài những nội dung trên, đồng chí có ý kiến gì thêm về tăng cường
quản lý công tác BD nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng
Anh ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh?
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..…
Xin chân thành cảm ơn đồng chí!
Họ và tên người góp ý
(Phần này có thể ghi hoặc không ghi cũng được)
Phụ lục 3:
PHIẾU HỎI Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ quản lý Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh)
Để thực hiện tốt chủ trương đổi mới việc dạy và học môn tiếng Anh ở
trường phổ thông theo Quyết định số 1400/2008/Q§-TTg cña Thñ tướng
ChÝnh phñ vÒ phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân giai đoạn 2008-2020” và tiếp tục hoàn thiện công tác BD đội ngũ
giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh trong những năm
tới, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình theo các nội dung sau:
1. Xin đồng chí hãy đánh dấu X vào mức độ cần thiết của công tác
BDGV dạy tiếng Anh ở trường THPT hiện nay là:
Rất cần thiết Cần thiết Có hay không cũng được
2. Xin đồng chí đánh dấu X vào mức độ quan trọng của các nội dung
công tác BDGV dạy tiếng Anh THPT hiện nay.
a. BD chính trị, nâng cao phẩm chất, đạo đức nhà giáo:
Rất quan trọng Quan trọng Chưa quan trọng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
126
b. BD phương pháp giảng dạy:
Rất quan trọng Quan trọng Chưa quan trọng
c. BD chuyên môn, nâng cao năng lực ngôn ngữ:
Rất quan trọng Quan trọng Chưa quan trọng
d. BD về sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học môn tiếng Anh:
Rất quan trọng Quan trọng Chưa quan trọng
đ. BD về phương pháp kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh:
Rất quan trọng Quan trọng Chưa quan trọng
3. Theo đồng chí, hiện nay, loại hình BD nào dưới đây được ưu tiên?
Hãy đánh dấu X vào ô lựa chọn.
BD thay sách BD thường xuyên
(cập nhật kiến thức)
BD nâng cao
(sau chuẩn hóa)
4. Xin đồng chí đánh dấu X vào mức độ đồng bộ của công tác bồi
dưỡng ĐNNG và việc đổi mới nội dung chương trình:
Đồng bộ Tương đối đồng bộ Chưa đồng bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
127
5. Xin đồng chí cho biết chất lượng quản lý hoạt động BDGV dạy tiếng
Anh ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Hãy đánh dấu X vào ô lựa
chọn.
Rất tốt Tốt Chưa tốt
6. Theo đồng chí, hiện nay tổ chức BD theo hình thức nào thì phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh của giáo viên ở tỉnh Quảng Ninh? Hãy đánh dấu X
vào ô lựa chọn.
BD tập trung
theo kế hoạch
của Sở
BD tại chỗ
(trường tự tổ
chức)
BD từ xa Tự BD
7. Ngành GD&ĐT Quảng Ninh đã có chủ trương gì để khuyến khích
công tác tự BD của giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
8. Những thuận lợi của ngành GD&ĐT Quảng Ninh trong công tác
BDGV dạy tiếng Anh ở trường THPT hiện nay là gì?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
9. Trong việc quản lý công tác BDGV dạy tiếng Anh ở trường THPT,
ngành GD&ĐT Quảng Ninh đang gặp những khó khăn gì? Hãy đánh dấu X
vào ô lựa chọn.
3.1. Xây dựng quy hoạch công tác BDGV:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
128
3.2. Xây dựng các chế định cho công tác BDGV:
3.3. Xây dựng bộ máy tổ chức và nhân lực quản lý giáo dục ở các cấp:
3.4. Huy động nguồn lực cung ứng cho công tác BDGV
3.5. Xây dựng cơ chế phối hợp trong quản lý giáo dục về lĩnh vực này
10. Những bất cập hiện nay trong quản lý công tác BDGV là gì?
(Đề nghị đồng chí xếp mức độ theo thứ tự)
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………Ng
oài ngững nội dung trên, đồng chí có ý kiến gì thêm?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Họ và tên người góp ý
(Phần này có thể ghi hoặc không ghi cũng được)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
129
Phụ lục 4:
PHIẾU HỎI Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ quản lý các trƣờng THPT tỉnh Quảng Ninh)
Để tăng cường quản lý hoạt động dạy học của các nhà trường, xin đồng
chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về mức độ cần thiết của các nội dung
quản lý hoạt động dạy học và các biện pháp quản lý công tác BDGV dạy tiếng
Anh ở trường THPT hiện nay.
Đồng chí hãy đánh dấu X vào ô lựa chọn.
1. Những nội dung quản lý:
TT
Nội dung
Mức độ nhận thức
Rất cần
thiết
Cần
thiết
Bình
thường
Không
cần
1 Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy
2 Quản lý việc lập kế hoạch công tác của giáo
viên
3 Quản lý nhiệm vụ soạn bài
4 Quản lý nề nếp lớp học của giáo viên
5 Quản lý nghiệp vụ vận dụng và cải tiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
130
phương pháp giảng dạy
6 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh
7 Quản lý việc thực hiện hồ sơ chuyên môn
8 Quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ
2. Các biện pháp quản lý công tác BDGV dạy tiếng Anh ở trường
THPT đã và sẽ mang lại hiệu quả
TT Biện pháp Rất
tốt
Tốt Khá Trung
bình
Yếu
I Biện pháp quản lý công tác BD đội ngũ giáo viên
1 Xác định nhu cầu bồi dưỡng
2 Lập kế hoạch bồi dưỡng
3 Xác định nội dung bồi dưỡng
4 Xác định hình thức bồi dưỡng
5 Phân cấp bồi dưỡng
6 Lựa chọn ban tổ chức, chuyên gia, huấn
luyện viên, cộng tác viên
7 Xác định điều kiện phục vụ công tác
BDGV
8 Đánh giá kết quả bồi dưỡng
9 Sử dụng kết quả đánh giá công tác bồi
dưỡng vào hồ sơ giáo viên
II. Biện pháp quản lý nhiệm vụ tự học, tự BD
1 Chỉ đạo các tổ bộ môn định hướng nội
dung tự BD
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
131
2 Tổ chức đăng ký nội dung, kế hoạch tự
đánh giá
3 Chỉ đạo tổ bộ môn kiểm tra, giám sát
việc thực hiện nhiệm vụ tự BD
4 Thanh tra đột xuất hồ sơ tự BD
5 Tổ chức giáo viên báo cáo kết quả tự
BD
III Biện pháp quản lý việc sử dụng đội ngũ giáo viên
1 Sử dụng theo năng lực của giáo viên
2 Sử dụng theo nguyện vọng của giáo
viên
3 Sử dụng theo đề nghị của tổ bộ môn
4 Sử dụng theo điều kiện của trường
5 Kết hợp các ý kiến trên
Xin đồng chí góp ý thêm các biện pháp quản lý công tác BD, đào tạo
nâng cao trình độ giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT ngoài các biện
pháp đã nêu trên.
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Xin cảm ơn đồng chí!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
132
Phụ lục 5:
PHIẾU HỎI Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ quản lý các cấp, giáo viên dạy tiếng Anh ở trƣờng
THPT tỉnh Quảng Ninh)
Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về tính hợp lý và tính khả thi của
các biện pháp tăng cường quản lý công tác BDGV dạy tiếng Anh ở trường
THPT nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh THPT ở
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn hiện nay.
1. Đồng chí nhất trí với mức độ nào, hãy đánh dấu X vào ô tương ứng
của các biện pháp được trình bày dưới đây:
* Quy ước: Các chữ số ghi ở các cột tương ứng với các mức độ theo
thứ tự:
+ Số 1: Chỉ mức độ rất hợp lý, rất khả thi.
+ Số 2: Chỉ mức độ hợp lý, khả thi.
+ Số 3: Chỉ mức độ không hợp lý, không khả thi.
TT Tên các biện pháp Tính hợp lý Tính khả thi
1 2 3 1 2 3
1 Xác định nhu cầu bồi dưỡng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
133
2 Lập kế hoạch bồi dưỡng
3 Xác định nội dung bồi dưỡng
4 Xác định hình thức bồi dưỡng
5 Phân cấp bồi dưỡng
6
Lựa chọn ban tổ chức, chuyên gia, huấn luyện
viên, cộng tác viên
7 Xác định điều kiện phục vụ công tác BDGV
8 Đánh giá kết quả bồi dưỡng
9 Sử dụng kết quả đánh giá công tác bồi dưỡng
vào hồ sơ giáo viên
2. Ngoài những biện pháp đã được đưa ra trên đây, đồng chí có đề xuất,
bổ sung, điều chỉnh hoặc cắt bỏ biện pháp nào, xin đồng chí ghi tên biện pháp
đó theo số thứ tự đã được ghi trong bảng ở mục 1 theo hướng dẫn dưới đây:
2.1. Những biện pháp cần cắt bỏ:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
2.2. Những biện pháp cần điều chỉnh và nội dung điều chỉnh:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
2.3. Biện pháp đề nghị bổ sung:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
3. Nếu được, mong đồng chí vui lòng cho biết vài nét về bản thân:
3.1. Họ và tên: ………………………. Tuổi: ……. Nam/nữ: ……….
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
134
3.2. Đơn vị công tác (trường nào): ………………………………….
Phòng ban nào: ……………………………………………………...
3.3. Đồng chí đã tốt nghiệp đại học năm nào? …...…………………
3.4. Thâm niên công tác (tính đến năm 2009): ……………………..
3.5. Danh hiệu thi đua cao nhất từ năm học 2000-2001 đến nay: ……
Xin chân thành cảm ơn!
Phụ lục 6:
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG THPT QUẢNG NINH
(Tổng số phiếu hỏi: 125 phiếu)
1. Trình độ chuyên môn được đào tạo:
- Thạc sỹ: 02 - Đại học chính quy: 34
- Đại học tại chức: 89
2. Thâm niên công tác:
- Dưới 6 năm: 19 - Từ 6 năm đến 10 năm: 42
- Từ 11 năm đến 20 năm: 37 - Từ 21 năm đến 30 năm: 21
- Từ 31 năm trở lên: 6
3. Mức độ cần thiết của công tác BDGV dạy tiếng Anh hiện nay:
- Rất cấp thiết: có 46 ý kiến; tỷ lệ: 36,8%
- Cấp thiết: có 77 ý kiến; tỷ lệ: 61,6%
- Có hay không cũng được: có 02 ý kiến; tỷ lệ: 1,6%
4. Mức độ quan trọng của công tác BDGV dạy tiếng Anh hiện nay:
Mức độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
135
TT Nội dung BD Rất quan trọng Quan trọng Chưa quan trọng
YK % YK % YK %
1 BD phẩm chất nhà giáo 68 54,4 57 45,6
2 BD phương pháp giảng dạy 82 65,6 43 34,4
3 BD năng lực ngôn ngữ 98 78,4 27 21,6
4 BD sử dụng đồ dùng, thiết bị, ứng
dụng công nghệ thông tin
44 35,2 79 63,2 2 1,6
5 BD phương pháp kiểm tra, đánh giá 78 62,4 47 37,6
5. Nhu cầu BD:
- Rất cần thiết: có 56 ý kiến, tỷ lệ: 44,8%
- Cần: có 61 ý kiến; tỷ lệ: 48,8%
- Có hay không cũng được: có 06 ý kiến, tỷ lệ: 4,8%
- Không cần: không có ý kiến nào
6. Nhu cầu bồi dưỡng theo chương trình:
- BD thay sách: có 47 ý kiến; tỷ lệ: 37,6%
- BD cập nhật kiến thức: có 54 ý kiến; tỷ lệ: 43,2%
- BD nâng cao: có 22 ý kiến, tỷ lệ: 17,6%
7. Hình thức BD:
- Tự BD: có 5 ý kiến; tỷ lệ: 4,0%
- Vừa BD vừa làm: có 19 ý kiến; tỷ lệ:15,2%
- BD tập trung trong nước: có 29 ý kiến; tỷ lệ: 23,2%
- BD tập trung ở nước ngoài: có 71 ý kiến; tỷ lệ: 56,8%
8. Nội dung bổ sung ngoài công tác BDGV dạy tiếng Anh hiện nay:
- Cần cung cấp đủ đĩa CD ghi chương trình tiếng Anh chuẩn THPT.
- Cần có tài liệu tham khảo.
- Tổ chức hình thức tham quan học tập liên kết với nước ngoài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
136
Phụ lục 7:
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LÝ
SỞ GD&ĐT VÀ CÁC TRƢỜNG THPT TỈNH QUẢNG NINH
(Tổng số phiếu hỏi: 34 phiếu)
1. Mức độ cấp thiết của công tác BDGV dạy tiếng Anh ở trường THPT hiện
nay:
- Rất cấp thiết: có 14 ý kiến, tỷ lệ: 41,18%
- Cấp thiết: có 19 ý kiến, tỷ lệ: 55,88%
- Có hay không cũng được: có 01 ý kiến, tỷ lệ: 2,94%
2. Mức độ quan trọng của các nội dung công tác BDGV dạy tiếng Anh ở
trường THPT trong giai đoạn hiện nay:
TT
Nội dung BD
Mức độ
Rất quan trọng Quan trọng Chưa quan trọng
YK % YK % YK %
1 BD phẩm chất nhà giáo 19 55,9 15 44,1
2 BD phương pháp giảng dạy 21 61,8 13 38,2
3 BD năng lực ngôn ngữ 22 64,7 12 35,3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
137
4 BD sử dụng đồ dùng, thiết bị, ứng
dụng công nghệ thông tin
16 47,1 18 52,9
5 BD phương pháp kiểm tra, đánh giá 18 52,9 16 47,1
3. Loại hình BD ưu tiên hiện nay:
- BD thay sách: có 5 ý kiến, tỷ lệ: 14,71
- BD cập nhật kiến thức thường xuyên: có 20 ý kiến, tỷ lệ: 58,82
- BD nâng cao: có 9 ý kiến, tỷ lệ: 26,47
4. Mức độ đồng bộ của công tác bồi dưỡng ĐNNG và việc đổi mới nội dung
chương trình:
- Đồng bộ: có 03 ý kiến; tỷ lệ: 8,82%
- Tương đối đồng bộ: có 24 ý kiến; tỷ lệ: 70,59%
- Chưa đồng bộ: có 07 ý kiến; tỷ lệ: 20,59%
5. Chất lượng quản lý hoạt động BDGV dạy tiếng Anh ở trường THPT tỉnh
Quảng Ninh hiện nay:
- Rất tốt: có 04 ý kiến; tỷ lệ: 11,76%
- Tốt: có 24 ý kiến; tỷ lệ: 70,59%
- Chưa tốt: có 06 ý kiến; tỷ lệ: 17,65%
6. Ý kiến về hình thức BD cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của giáo viên
ở đơn vị:
- BD tập trung theo kế hoạch của Sở: có 18 ý kiến; tỷ lệ: 52,94%
- BD tại chỗ (trường tự tổ chức): có 01 ý kiến; tỷ lệ: 2,94%
- BD từ xa: có 3 ý kiến; tỷ lệ: 8,82%
- Tự BD theo chương trình quy định: có 12 ý kiến; tỷ lệ: 35,29%
7. Mức độ phát huy hiệu quả của công tác BDGV hiện nay trong việc nâng
cao chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở trường THPT:
- Tốt: có 9 ý kiến; tỷ lệ: 26,47%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
138
- Khá: có 20 ý kiến; tỷ lệ: 58,82%
- Trung bình: có 5 ý kiến; tỷ lệ: 14,71%
- Chưa phát huy: Số ý kiến: không
8. Những thuận lợi trong công tác BDGV dạy tiếng Anh hiện nay:
- Trình độ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn: 4 ý kiến
- Giáo viên có ý thức, mong muốn tham gia BD: 14 ý kiến
- CSVC đầy đủ: 5 ý kiến
- Nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục rất quan tâm: 11 ý kiến
9. Những khó khăn trong công tác BDGV dạy tiếng Anh hiện nay:
- Khó bố trí thời gian cho giáo viên tham gia: 9 ý kiến
- CSVC chưa đầy đủ: 5 ý kiến
- Chế độ cho giáo viên đi học chưa tốt: 10 ý kiến
- Thiếu tài liệu: 6 ý kiến
- Thiếu kinh phí: 4 ý kiến
10. Những ý kiến khác để tăng cường quản lý công tác BD nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT
- Tăng cường tài liệu cho giáo viên tự bồi dưỡng: 3 ý kiến
- Cần kiểm tra, đánh giá công tác BD cụ thể, khoa học hơn: 8 ý kiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
139
Phụ lục 8:
MỨC ĐỘ CẦN THIẾT CỦA NỘI DUNG QUẢN LÝ
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC
BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH HIỆN NAY
(Tổng số phiếu hỏi: 34 phiếu)
1. Những nội dung quản lý:
TT
Nội dung
Mức độ nhận thức
Rất cần
thiết
Cần thiết Bình
thường
Không
cần
YK % YK % YK % YK %
1 Quản lý việc thực hiện chương trình
giảng dạy
18 53,0 15 44,1 1 2,9
2 Quản lý việc lập kế hoạch công tác
của giáo viên
8 23,5 25 73,6 1 2,9
3 Quản lý nhiệm vụ soạn bài 12 35,3 22 64,7
4 Quản lý nề nếp lớp học của giáo viên 10 29,4 24 70,6
5 Quản lý nghiệp vụ vận dụng và cải 14 41,2 20 58,8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
140
tiến phương pháp giảng dạy
6 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh
13 38,2 21 61,8
7 Quản lý việc thực hiện hồ sơ chuyên
môn
9 26,5 23 67,6 2 5,9
8 Quản lý hoạt động tự học, tự bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
11 32,4 22 64,7 1 2,9
2. Các biện pháp quản lý công tác BDGV dạy tiếng Anh ở trường
THPT đã và sẽ mang lại hiệu quả
TT
Biện pháp quản lý
Mức độ
Rất tốt Tốt Khá Trung
bình
Yếu
Y
K
% Y
K
% Y
K
% Y
K
% Y
K
%
I Biện pháp quản lý công tác BD đội ngũ giáo viên
1 Xác định nhu cầu bồi dưỡng 10 29,4 17 50,0 7 20,6
2 Lập kế hoạch bồi dưỡng 5 14,7 15 44,1 14 41,2
3 Xác định nội dung bồi dưỡng 8 23,5 16 47,1 10 29,4
4 Xác định hình thức bồi dưỡng 6 17,6 11 32,4 15 44,1 2 5,9
5 Phân cấp bồi dưỡng 9 26,5 12 35,3 12 35,3 1 2,9
6 Lựa chọn ban tổ chức, chuyên gia,
huấn luyện viên, cộng tác viên
9 26,5 15 44,1 10 29,4
7 Xác định điều kiện phục vụ công tác
BDGV
6 17,6 18 53,0 10 29,4
8 Đánh giá kết quả bồi dưỡng 5 14,7 15 44,1 14 41,2
9 Sử dụng kết quả đánh giá công tác
bồi dưỡng vào hồ sơ giáo viên
4 11,8 17 50,0 13 38,2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
141
II Biện pháp quản lý nhiệm vụ tự học, tự BD
1 Chỉ đạo các tổ bộ môn định hướng
nội dung tự BD
4 11,8 12 35,3 16 47,0 2 5,9
2 Tổ chức đăng ký nội dung, kế hoạch
tự đánh giá
5 14,7 14 41,2 14 41,2 1 2,9
3 Chỉ đạo tổ bộ môn kiểm tra, giám sát
việc thực hiện nhiệm vụ tự BD
16 47,1 13 38,2 5 14,7
4 Thanh tra đột xuất hồ sơ tự BD 14 41,2 16 47,1 4 11,7
5 Tổ chức giáo viên báo cáo kết quả tự
BD
12 35,3 21 61,8 1 2,9
III Biện pháp quản lý việc sử dụng đội ngũ giáo viên
1 Sử dụng theo năng lực của giáo viên 10 29,4 14 41,2 10 294
2 Sử dụng theo nguyện vọng của giáo
viên
2 5,9 16 47,1 15 44,1 1 2,9
3 Sử dụng theo đề nghị của tổ bộ môn 3 8,8 13 38,3 17 50,0 2 5,9
4 Sử dụng theo điều kiện của trường 4 11,8 15 44,1 14 41,2 1 2,9
5 Kết hợp các ý kiến trên 8 23,5 16 47,1 10 29,4
IV Ý kiến khác: Không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
142
Phụ lục 9:
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC CẤP,
GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG THPT TỈNH QUẢNG NINH
(Tổng số phiếu hỏi: 159 phiếu)
* Quy ước: Các chữ số ghi ở các cột tương ứng với các mức độ theo
thứ tự:
+ Số 1: Chỉ mức độ rất hợp lý, rất khả thi.
+ Số 2: Chỉ mức độ hợp lý, khả thi.
+ Số 3: Chỉ mức độ không hợp lý, không khả thi.
TT Tên các biện pháp Tính hợp lý
(Ý kiến)
Tính khả thi
(Ý kiến)
1 2 3 1 2 3
1 Xác định nhu cầu bồi dưỡng 91 68 90 69
2 Lập kế hoạch bồi dưỡng 85 74 91 68
3 Xác định nội dung bồi dưỡng 84 75 96 63
4 Xác định hình thức bồi dưỡng 70 89 69 90
5 Phân cấp bồi dưỡng 79 80 73 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
143
6 Lựa chọn ban tổ chức, chuyên gia, huấn luyện
viên, cộng tác viên
73 86 70 89
7 Xác định điều kiện phục vụ công tác BDGV 71 88 68 91
8 Đánh giá kết quả bồi dưỡng 71 88 69 90
9 Sử dụng kết quả đánh giá công tác bồi dưỡng
vào hồ sơ giáo viên
78 81 76 83
* Ý kiến đề xuất, bổ sung:
- Những biện pháp cần cắt bỏ: Không
- Những biện pháp cần điều chỉnh và nội dung cần điều chỉnh: Sở
GD&ĐT cần lập trang web riêng cho giáo viên dạy tiếng Anh trao đổi, chia sẻ
kinh nghiệm các bài dạy hay và sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp hạng: (02
ý kiến)
- Biện pháp đề nghị bổ sung: Không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc_221_0955.pdf