Biệt thự nước

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, chúng ta ngày càng có nhiều của cải vật chất hơn, tầm hiểu biết của con người đã vượt qua khỏi phạm vi của trái đất, thành tựu của loài người là vô cùng to lớn. Tuy nhiên mặt trái của nó là thiên nhiên ngày càng bị tàn phá một cách nghiêm trọng, và con người ngày đang tàn phá chính môi trường sống của mình, họ quên rằng thiên nhiên là một phần của sự sống trên thế giới này. Nước là khởi nguồn của sự sống, đưa con người trở về với một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên là mong muốn không những của tôi mà còn là mong muốn của rất nhiều người trên thế giới này. Đề tài “Biệt Thự Nước” là một ý tưởng nằm trong khuôn khổ mong ước to lớn đó. 1.2. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI Thực tế đã chứng minh, Trang Trí Nội Thất cũng là một ngành nghệ thuật chuyên biệt, nó có ý nghĩa quan trọng không chỉ là công năng, mà còn là bản chất thẩm mỹ của chúng, tác động vào tư tưởng, tình cảm của con người, thoã mãn nhu cầu cái đẹp của con người. Để đáp ứng những yêu cầu này, các ngành kiến trúc mỹ thuật chuyên sâu vào nghiên cứu thiết kế nhiều kiểu công trình độc đáo và trang trí nội thất thẩm mỹ đa dạng. Song, chúng ta đã biết Trang trí nội thất là một việc không đơn giản, lắm công phu, nó đòi hỏi nhà thiết kế nhiều khía cạnh sâu sắc, phải hiểu biết về tâm lý cũng như trình độ thẩm mỹ cần thiết để phục vụ cho công việc thiết kế của mình. Với sự tìm tòi, sáng tạo, và mới lạ trong phong cách thiết kế, tôi mong muốn sẽ tạo được một cái nhìn mới trong không gian sống. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Hiểu được tầm quan trọng của thiên nhiên,đặc biệt là nước trong không gian nội thất cũng như yếu tố con người trong không gian nội thất ở khía cạnh tâm lý. Có kiến thức tổng quát về các yếu tố tác động đến con người trong không gian nội thất. Tạo lập thói quen tìm hiểu và nghiên cứu về tâm sinh lý của con người trước khi thiết kế không gian nội thất cho con người sử dụng. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Tìm hiểu sơ lược về nước để làm cơ sở cho việc thiết kế không gian nội thất nhà ở biệt thự. Phần ứng dụng nhằm vào đối tượng là một gia đình trẻ cần một không gian rộng rãi để nghỉ ngơi sau những giờ phút làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Công trình biệt thự chỉ chọn 6 không gian để thể hiện đó là phòng khách, phòng ngủ bố mẹ, phòng bếp, phòng ăn, phòng tắm và phòng ngủ trẻ.

doc36 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2968 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biệt thự nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức là ở trạng thái bão hoà hơi nước, bốc hơi không thể tiếp tục diễn ra. Quá trình bốc hơi nước tiêu thụ nhiệt năng từ môi trường, đó là nguyên nhân tại sao nước bốc hơi từ da làm bạn mát. Bốc hơi nước từ các đại dương là cách chính để nước được luân chuyển vào trong khí quyển. Diện tích rất lớn của các đại dương (trên 70% diện tích bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương) cung cấp những cơ hội lớn cho quá trình bốc hơi diễn ra. Trên phạm vi toàn cầu lượng nước bốc hơi cũng bằng với lượng giáng thủy. Mặc dù vậy, tỉ lệ giữa lượng nước bốc hơi và lượng giáng thuỷ biến đổi theo vùng địa lý. Thông thường trên các đại dương lượng bốc hơi nhiều hơn lượng giáng thủy, trong khi đó trên mặt đất, lượng giáng thủy vượt quá lượng bốc hơi. Phần lớn lượng nước bốc hơi từ các đại dương rơi ngay trên đại dương qua quá trình giáng thrủy. Chỉ khoảng 10% của nước bốc hơi từ các đại dương được vận chuyển vào đất liền và rơi xuống thành giáng thuỷ. Khi bốc hơi, một phân tử nước tồn tại trong khí quyển khoảng 10 ngày. 2.1.3.3. Nước khí quyển Mặc dù khí quyển không là kho chứa khổng lồ của nước, nhưng nó là một “siêu xa lộ” để luân chuyển nước khắp toàn cầu. Trong khí quyển luôn luôn có nước: những đám mây là một dạng nhìn thấy được của nước khí quyển, nhưng thậm chí trong không khí trong cũng chứa đựng nước - những phần tử nước này quá nhỏ để có thể nhìn thấy được. Thể tích nước trong khí quyển tại bất kỳ thời điểm nào vào khoảng 12.900 km3. Nếu tất cả lượng nước khí quyển rơi xuống cùng một lúc, nó có thể bao phủ khắp bề mặt trái đất với độ dày 2,5 cm. Sự ngưng tụ hơi nước là quá trình hơi nước trong không khí được chuyển sang thể nước lỏng. Ngưng tụ hơi nước rất quan trọng đối với chu trình tuần hoàn nước bởi vì nó hình thành nên các đám mây. Những đám mây này có thể tạo ra mưa, nó là cách chính để nước quay trở lại trái đất. Ngưng tụ hơi nước là quá trình ngược với bốc hơi nước. Sự ngưng tụ hơi nước cũng là nguyên nhân của hiện tượng sương, hoặc nước trên mắt kính khi ta đi từ một phòng lạnh đi ra ngoài trong một ngày nóng, ẩm ướt, còn trong một ngày lạnh nước có thể nhỏ giọt bên ngoài cốc uống nước hay có nước ở phía bên trong cửa sổ. Sự ngưng tụ nước Thậm chí trên những bầu trời trong xanh không một gợn mây, thì nước vẫn tồn tại dưới hình thức hơi nước và những giọt nước li ti không thể nhìn thấy được. Những phân tử nước kết hợp với những phân tử nhỏ bé của bụi, muối, khói trong khí quyển để hình thành nên các hạt nhân mây (giọt mây nhỏ, đám mây nhỏ), nó gia tăng khối lượng và phát triển thành những đám mây. Khi những giọt nước kết hợp với nhau, gia tăng về kích thước, những đám mây có thể phát triển và mưa có thể xãy ra. Các đám mây hình thành trong khí quyển do không khí chứa hơi nước bốc lên cao và lạnh đi. Phần quan trọng của quá trình này là không khí sát mặt đất ấm lên do bức xạ mặt trời. Nguyên nhân lớp khí quyển phía bên trên mặt đất lạnh đi là do áp lực không khí. Không khí có trọng lượng và tại mực nước biển trọng lượng của một cột không khí nén xuống trên đầu bạn khoảng 32 kg trên mỗi inch vuông, áp lực này, được gọi là khí áp, nó là kết quả của mật độ không khí trong cột không khí phía trên. Càng lên cao càng ít không khí phía bên trên, và vì thế càng ít áp lực. Khí áp thấp hơn và mật độ không khí giảm theo độ cao. Điều này làm cho không khí trở nên lạnh hơn. 2.1.3.5. Giáng thủy Giáng thủy là nước thoát ra khỏi những đám mây dưới các dạng mưa, mưa tuyết, mưa đá, tuyết. Nó là cách chính để nước khí quyển quay trở lại Trái Đất. Phần lớn lượng giáng thuỷ là mưa. Các hạt mưa hình thành như thế nào? Những đám mây trên bầu trời chứa hơi nước và những hạt nhân mây nhỏ, các hạt nhân mây này quá nhỏ để có thể rơi xuống thành mưa, nhưng nó cũng đủ lớn để hình thành nên các đám mây có thể nhìn thấy được. Nước vẫn tiếp tục bốc hơi và ngưng tụ hơi nước trong bầu trời. Nếu nhìn gần một đám mây, ta có thể nhìn thấy những phần đang biến mất (đang bốc hơi) trong khi những phần khác đang phát triển (ngưng tụ). Phần lớn lượng nước được ngưng tụ trong các đám mây không rơi xuống thành giáng thuỷ. Vì để giáng thuỷ xảy ra, trước tiên những giọt nước nhỏ phải được ngưng tụ. Những phân tử nước có thể kết hợp với nhau thành những giọt nước lớn hơn và đủ nặng để rơi thành mưa. Cần tới hàng triệu hạt mây để hình thành chỉ một hạt mưa nhỏ. Lượng giáng thủy phân bố không đều trên thế giới, trong một nước hoặc thậm chí trong một thành phố. Ví dụ, tại Atlanta, Georgia, Mỹ, một trận mưa giông mùa hè có thể sản sinh ra một lớp nước mưa dày 2,5 cm hoặc nhiều hơn trên một con đường, trong khi đó ở một vùng khác cách đó vài km thì vẫn khô ráo. Nhưng, tổng lượng mưa một tháng tại Georgia thường nhiều hơn tổng lượng mưa năm tại Las Vegas, Nevada. Kỷ lục thế giới về lượng mưa năm trung bình thuộc về Đỉnh Waialeale, Hawaii với lượng mưa trung bình là 1.140 cm. Đặc biệt, tại Arica là 1.630 cm trong mười hai tháng (nghĩa là gần 5 cm mỗi ngày). Tương phản với lượng nước mưa dồi dào tại Arica, ở Chile đã từng không có mưa trong 14 năm. 2.1.3.6. Nước băng và tuyết Nước được giử lâu dài trong băng, tuyết, và các sông băng là một thành phần của vòng tuần hoàn nước toàn cầu. Vùng Nam cực chiếm 90% tổng lượng băng của trái đất, các đỉnh núi băng ở Greenland chiếm 10% tổng lượng băng toàn cầu. Băng và sông băng đến và đi Trên phạm vi toàn cầu, khí hậu luôn luôn thay đổi một cách chậm chạp mà con người khó nhận biết. Đã từng có những thời kỳ ấm thuộc kỷ khủng long cách đây 100 triệu năm, và những thời kỳ lạnh, như kỷ băng hà cuối cùng cách đây 20.000 năm. Trong kỷ băng hà cuối cùng này nhiều nơi của bắc bán cầu bị bao phủ trong băng và những dòng sông băng. Gần hết Canada, nhiều vùng phía Bắc Châu Á và Châu Âu, một vài vùng ở nước Mỹ cũng bị những dòng sông băng bao phủ. Bản đồ thế giới trình bày những vùng sông băng tồn tại cách đây 20.000 năm Một vài sự thật về các dòng sông băng và những đỉnh núi băng Băng hà bao phủ 10 - 11% lục địa trái đất Nếu tất cả băng hà tan chảy ngày nay, mực nước biển sẽ tăng lên khoảng 70 m (nguồn: Trung tâm Tư liệu Băng và Tuyết Quốc gia) Trong kỷ băng hà cuối cùng, mực nước biển thấp hơn ngày nay khoảng 122 m, và những dòng sông băng bao phủ gần 1/3 lục địa trái đất. Trong thời kỳ ấm cuối cùng, cách đây 125.000 năm, mực nước biển cao hơn ngày nay khoảng 5,5 m. Khoảng 3 triệu năm trước đây nước biển có thể đã cao đến hơn 50,3 m. 2.1.3.7. Dòng chảy tuyết tan Trên toàn bộ thế giới dòng chảy tuyết là phần chính của sự luân chuyển nước toàn cầu. Trong thời kỳ mùa xuân ở những vùng khí hậu lạnh hơn, nhiều dòng chảy mặt và dòng chảy sông ngòi xuất phát từ tuyết và băng. Bên cạnh việc gây ra lũ lụt, tuyết tan nhanh có thể gây ra sạt lở đất và dòng chảy bùn đá. Để hiểu được dòng tuyết tan ảnh hưởng như thế nào đến dòng chảy sông ngòi có thể dựa vào biểu đồ đường quá trình lưu lượng trung bình ngày trong 4 năm của sông North Fork American tại đập North Fork ở California. Các đỉnh cao trong biểu đồ phần lớn là do dòng tuyết tan. So sánh các giá trị nhận thấy dòng chảy ngày trung bình nhỏ nhất trong tháng 3/2000 là 1.200 feet khối trên giây, trong khi đó lưu lượng trong tháng 8 là 55 - 75 feet khối trên giây. Dòng chảy từ tuyết tan biến đổi theo mùa và theo năm. So sánh các đỉnh lũ giữa trận lũ lớn trong năm 2000 và trận lũ nhỏ hơn nhiều trong năm 2001, giống như có một trận hạn hán lớn ảnh hưởng đến California trong năm 2001. Nhưng sự thiếu hụt nước là do nước được trữ trong băng vào mùa đông ảnh hưởng đến tổng lượng nước các tháng còn lại của năm. Sự thiếu hụt nước cũng ảnh hưởng đến lượng nước trong các hồ tại hạ lưu, và sự thiếu hụt nước ở các hồ lại ảnh hưởng đến lượng nước tưới và nước cấp thành phố. Dòng chảy mặt Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản rằng mưa rơi, chảy tràn trên mặt đất (dòng chảy mặt) và chảy vào sông, sau đó đổ ra các đại dương. Đó là sự đơn giản hoá, bởi vì các sông còn nhận và mất nước do thấm. Tuy nhiên, lượng lớn nước trong sông là do dòng chảy trực tiếp trên mặt đất cung cấp và được định nghĩa là dòng chảy mặt. Thông thường, một phần nước mưa rơi thấm ngay vào đất, nhưng khi đất đạt tới trạng thái bão hoà hay không thấm, thì bắt đầu chảy theo sườn dốc thành dòng chảy. Trong một trận mưa lớn, bạn có thể nhìn thấy các dòng nước nhỏ chảy xuôi sườn dốc. Nước sẽ chảy theo những kênh trên mặt đất trước khi chảy vào trong các sông lớn. Hình vẽ biểu diễn dòng chảy mặt (dòng chảy ra từ con đường) chảy vào một con lạch nhỏ như thế nào. Trong trường hợp này dòng chảy mặt chảy trên những vùng đất trống và lắng đọng bùn cát vào trong sông (không tốt cho chất lượng nước). Dòng chảy mặt chảy vào sông, lại bắt đầu hành trình quay trở về đại dương. Cũng giống như tất cả các thành phần khác trong vòng tuần hoàn nước, quan hệ giữa mưa và dòng chảy cũng biến đổi theo thời gian và không gian. Những trận mưa tương tự nhau xuất hiện trong vùng rừng rậm Amazon và trong vùng sa mạc tây bắc nước Mỹ sẽ sản sinh những dòng chảy mặt khác nhau. Dòng chảy mặt bị chi phối bởi các nhân tố khí tượng địa vật lý và địa hình. Chỉ khoảng 1/3 lượng nước mưa rơi trên bề mặt đất chảy vào sông suối và quay trở lại đại dương. 2/3 còn lại bị bốc thoát hơi hoặc thấm vào nước ngầm. Con người thường sử dụng nước cho các mục đích khác nhau từ dòng chảy nước mặt. 2.1.3.9. Dòng chảy sông ngòi Cục Địa chất Mỹ định nghĩa “dòng chảy” là lượng nước chảy trong sông, suối, hoặc lạch nước. Sông ngòi rất quan trong không chỉ đối với con người mà đối với cuộc sống khắp mọi nơi. Sông ngòi không chỉ là một nơi rộng lớn cho con người và những con vật của họ hoạt động, con người còn sử dụng nước sông cho nhu cầu nước uống và nước tưới, sản xuất ra điện, làm sạch chất thải (xử lý nước thải), giao thông thuỷ, và kiếm thức ăn. Sông ngòi còn là môi trường sống chính cho tất cả các loài động và thực vật nước. Sông ngòi bổ sung cho tầng ngậm nước ngầm dưới mặt đất qua lòng sông, và tất nhiên cả đại dương. Một điều rất quan trọng khi nghiên cứu về sông ngòi là phải xem xét các lưu vực sông. Lưu vực sông là gì? Nếu bạn đang đứng trên mặt đất ngay bây giờ, hãy nhìn xuống. Bạn và tất cả mọi người đang đứng trên một lưu vực sông. Một lưu vực sông là vùng mà tại đó tất cả nước rơi và tiêu thoát chảy theo cùng một dòng. Lưu vực sông có thể chỉ nhỏ bằng một vết chân trên bùn hoặc đủ rộng để bao phủ toàn bộ vùng thoát nước vào trong sông Mississippi ở đó nước chảy vào Vịnh Mexico. Các lưu vực nhỏ hơn được chứa trong những lưu vực lớn hơn. Các lưu vực sông rất quan trọng vì dòng chảy và chất lượng nước của một con sông chịu tác động của nhiều thứ, có ảnh hưởng của con người hay không có ảnh hưởng của con người, xuất hiện trong những vùng phía trên mặt cắt cửa ra của lưu vực. Dòng chảy sông ngòi luôn luôn biến đổi Dòng chảy sông ngòi luôn thay đổi từng ngày thậm chí từng phút. Tất nhiên, mưa tác động chính tới dòng chảy trên các lưu vực. Mưa rơi làm tăng mực nước sông, và mực nước sông có thể tăng ngay cả khi mưa ở rất xa trên lưu vực sông. Ghi nhớ rằng nước mưa rơi trên lưu vực cuối cùng phải chảy ra ở mặt cắt cuối lưu vực. Độ lớn của sông phụ thuộc vào độ lớn của lưu vực. Sông lớn có lưu vực sông rộng, sông nhỏ có lưu vực sông nhỏ hơn. Tương tự như vậy, sông có kích thước khác nhau tác động khác nhau lượng mưa rơi. Trong các sông lớn mực nước lên xuống chậm hơn các sông nhỏ. Trong lưu vực nhỏ, mực nước sông có thể lên xuống tính theo phút và giờ. Những sông rộng có thể mất vài ngày để biến đổi mực nước lên xuống và thời gian lũ lên có thể kéo dài vài ngày. 2.1.3.10. Lượng trữ nước ngọt Nước ngọt trên mặt đất, một thành phần của chu trình nước, yếu tố cần thiết cho mọi sự sống trên trái đất. Nước mặt bao gồm nước trong các dòng sông, ao, hồ, hồ nhân tạo, và các đầm lầy nước ngọt. Lượng nước trong các sông và hồ luôn luôn thay đổi phụ thuộc vào lưu lượng vào và ra. Dòng chảy vào từ mưa, dòng chảy tràn trên mặt đất, lượng nước ngầm dưới đất, và lượng nước gia nhập từ các sông nhánh. Dòng chảy ra khỏi các hồ và sông bao gồm lượng bốc hơi và dung tích nước bổ sung cho nước ngầm. Con người cũng sử dụng nước mặt cho các nhu cầu thiết yếu của mình. Lượng và vị trí của nước mặt thay đổi theo thời gian và không gian, một cách tự nhiên hay dưới sự tác động của con người. Nước mặt duy trì sự sống Trong vùng châu thổ sông Nile ở Ai Cập, cuộc sống có thể sinh sôi tại những vùng sa mạc nếu được cung cấp đủ lượng nước (mặt hoặc ngầm). Nước trên mặt đất thực sự giúp duy trì cuộc sống. Nước ngầm tồn tại thông qua sự di chuyển của nước mặt vào trong tầng nước ngầm dưới mặt đất. Nước ngọt trên bề mặt trái đất tương đối khan hiếm. Chỉ khoảng 3% của tổng lượng nước trái đất là nước ngọt, các hồ nước ngọt và các đầm (nước) ngọt chiếm 0,29% tổng lượng nước ngọt trên trái đất, hồ BaiKal ở Châu Á chiếm 20% tổng lượng nước ngọt trên trái đất, Hồ Lớn (Huron, MichiGan, và Superior) cũng chiếm 20% tổng lượng nước ngọt trên trái đất. Các sông chỉ chiếm khoảng 0,006% tổng lượng nước ngọt trên trái đất. Ta có thể nhận thấy rằng nước ngọt, yếu tố cần thiết cho sự tồn tại cuộc sống trên trái đất, chỉ chiếm một phần cực nhỏ “một giọt nước trong biển cả mênh mông” của tổng lượng nước trên trái đất. 2.1.3.11. Thấm Bất cứ nơi nào trên thế giới, một phần lượng nước mưa và tuyết đều thấm xuống lớp đất và đá dưới bề mặt. Lượng thấm bao nhiêu phụ thuộc vào một số các nhân tố. Trên đỉnh băng của Greenland lượng nước mưa thấm xuống là rất nhỏ, ngược lại, một dòng sông chảy vào trong hang động ở vùng Georgia, Mỹ, cho thấy sông cũng có thể chảy trực tiếp vào trong nước ngầm. Một phần lượng nước thấm xuống sẽ được giữ lại trong những tầng đất nông, ở đó nó có thể chảy vào sông nhờ thấm qua bờ sông. Một phần nước thấm xuống sâu hơn, bổ sung cho các tầng nước ngầm. Nếu tầng nước ngầm nông hoặc đủ độ rỗng để cho phép nước chảy tự do qua nó, con người có thể khoan các giếng trong tầng nước ngầm này và sử dụng nước cho những mục đích của mình. Nước ngầm có thể di chuyển được những khoảng cách dài hoặc được trữ lại trong tầng nước ngầm trong một thời gian dài trước khi quay trở lại bề mặt hoặc qua thấm vào các thuỷ vực khác, như thấm vào các sông và đại dương. Khi nước mưa thấm vào trong tầng đất sát mặt, nó hình thành vùng không bão hoà và vùng bão hoà. Trong vùng không bão hoà, nước tồn tại trong các lỗ rỗng của lớp đá bên dưới mặt đất, nhưng tầng đất chưa đạt tới trạng thái bão hoà. Phần phía trên của tầng không bão hoà là vùng đất. Vùng đất này có không gian phân bố được tạo ra từ rễ cây trồng, nước mưa có thể thấm vào tầng này. Cây trồng sử dụng nước trong tầng đất này. Bên dưới vùng không bão hoà là vùng bão hoà, ở đây nước chứa đầy trong các khe rỗng giữa các phần tử đất và đá. Có thể khoan giếng trong vùng này và bơm nước lên. 2.1.3.12. Lưu lượng nước ngầm Lượng nước mà ta không thể nhìn thấy được - nước ngầm (nước tồn tại và di chuyển trong lòng đất) - chiếm một lượng rất lớn so với lượng nước ta có thể nhình thấy được. Nước ngầm đóng góp lớn cho dòng chảy sông ngòi của nhiều con sông. Con người đã sử dụng nước ngầm từ hàng ngàn năm nay và vẫn đang tiếp tục sử dụng nó hàng ngày, phần lớn cho nhu cầu nước uống và nước tưới. Cuộc sống trên trái đất phụ thuộc vào nước ngầm cũng giống như là nước bề mặt. Nước ngầm chảy bên dưới mặt đất. Một phần lượng mưa rơi trên mặt đất và thấm vào trong đất trở thành nước ngầm. Phần nước chảy sát mặt sẽ lộ ra rất nhanh khi chảy vào trong lòng sông, nhưng do trọng lực, một phần lượng nước tiếp tục thấm sâu vào trong đất. Trong sơ đồ này, hướng và tốc độ di chuyển nước ngầm được tính thông qua các đặc trưng của tầng nước ngầm và lớp cản nước (ở đây nước khó chảy qua). Sự chuyển động của nước bên dưới mặt đất phụ thuộc vào độ thấm (nước thấm khó khăn hay dễ dàng) và khe rỗng của đá bên dưới mặt đất (số các khe hở trong vật liệu). Nếu các lớp đá cho phép nước chảy qua nó tương đối tự do thì nước ngầm có thể di chuyển được những khoảng cách đáng kể trong thời gian vài ngày. Nhưng nước ngầm cũng có thể thấm sâu hơn vào các tầng nước ngầm sâu ở đó nó sẽ mất hàng ngàn năm để di chuyển trở lại vào môi trường. 2.1.3.13. Suối Một tầng nước ngầm liên tục được bổ sung nước đến khi nước chảy tràn trên mặt đất, kết quả là hình thành các con suối. Các con suối có thể rất nhỏ, chỉ có nước chảy khi có một trận mưa đáng kể, đến các dòng suối lớn chảy với hàng trăm triệu gallon nước mỗi ngày. Các con suối có thể hình thành trong bất kỳ loại đá nào, nhưng phần lớn chúng hình thành trong các loại đá vôi và đolomit, dễ dàng rạn nứt và hoà tan do mưa axit. Khi đá bị phá huỷ và hoà tan, các khoảng trống hình thành cho phép nước chảy qua. Nếu dòng chảy theo phương ngang, nó có thể chảy tới mặt đất, hình thành các con suối. Nước suối không phải bao giờ cũng sạch. Nước từ các suối thường sạch. Tuy nhiên, nước trong một vài con suối có thể có màu trà. Ảnh trên biểu diễn một con suối tự nhiên trong vùng Tây Nam Colorado. Nước suối có màu đỏ của sắt do nước ngầm tiếp xúc với khoáng sản trong lòng đất. Tại bang Florida, Mỹ, nhiều nguồn nước mặt chứa các axit ta-nanh tự nhiên từ các chất hữu cơ ở trong đất đá làm cho nước suối có mầu. Lưu lượng của nước màu trong các suối chỉ ra rằng nước đang chảy nhanh trong các kênh dẫn rộng trong tầng nước ngầm mà không được lọc qua các vùng đá vôi. Các suối nước nóng vẫn chỉ là suối thông thường nhưng nước tại đó ấm, một vài chỗ còn nóng như các con suối bùn đang sôi sùng sục ở Công Viên Quốc Gia Yellowstone, Wyoming, Mỹ. Nhiều suối nước nóng xuất hiện ở những vùng gần núi lửa hoạt động, được bổ sung nước nóng do tiếp xúc với đá nóng sâu dưới bề mặt đất. Càng dưới sâu các tảng đá càng nóng hơn, và nếu nước dưới sâu bề mặt đất chảy tới một khe nứt rộng nó có thể tạo ra một dòng chảy lên lớp đất trên mặt, và tạo ra một suối nước nóng. Các suối nước ấm nổi tiếng vùng Georgia và suối nước nóng vùng Arkansas của Hoa Kỳ là các loại điển hình. Sự thoát hơi Thoát hơi là quá trình nước được vận chuyển từ các rễ cây đến các lỗ nhỏ bên dưới bề mặt lá, ở đây nước chuyển sang trạng thái hơi và thoát vào khí quyển. Do đó, thoát hơi thực chất là bốc hơi của nước từ lá cây. Lượng nước bốc thoát hơi từ cây trồng ước tính chiếm khoảng 10% của hàm lượng nước trong khí quyển. Thoát hơi thực vật là một quá trình không nhìn thấy được, khi nước đang bốc hơi trên bề mặt các lá cây, bạn không thể đi ra ngoài và nhìn thấy các lá cây đang bốc thoát hơi. Trong mùa phát triển của cây trồng, một lá cây sẽ bốc thoát hơi nước nhiều lần hơn trọng lượng của chính nó. Một mẫu Anh trồng ngô có thể bốc thoát hơi được khoảng 11.400 - 15.100 lít nước/ngày, và một cây sồi lớn có thể bốc hơi được 151.000 lít nước/năm. Lượng nước bốc thoát hơi từ cây cối biến đổi lớn theo thời gian và không gian. Một số nhân tố tác động đến tốc độ bốc thoát hơi nước: Nhiệt độ:Tốc độ bốc thoát hơi tăng lên khi nhiệt độ tăng, đặc biệt trong mùa phát triển của cây trồng khi nhiệt độ không khí ấm hơn. Độ ẩm tương đối: Khi độ ẩm tương đối của không khí xung quanh cây trồng tăng thì tốc độ bốc thoát hơi giảm. Nghĩa là nước bốc hơi khi không khí khô dễ dàng hơn là trong không khí bão hoà ẩm. Gió và sự di chuyển của không khí: Sự di chuyển của các lớp không khí xung quanh một cây tăng lên làm cho bốc thoát hơi cũng tăng cao. Loại cây: Loại cây khác nhau sẽ thoát hơi nước với tốc độ khác nhau. Các loại cây sống trong vùng khô cằn thì thoát hơi ít hơn các loại cây khác. Ví dụ cây xương rồng để giữ lại lượng nước quý báu bằng cách giảm bớt sự thoát hơi hơn các cây trông khác. 2.1.3.15. Lượng trữ nước ngầm Một lượng lớn nước được trữ trong đất. Nước này vẫn tiếp tục chuyển động, có thể rất chậm, và nó vẫn là một phần của vòng tuần hoàn nước. Phần lớn nước ngầm là do mưa và lượng nước thấm từ lớp đất mặt. Tầng đất phía trên là vùng không bão hoà, trong tầng này lượng nước thay đổi theo thời gian, mà không làm bão hoà tầng đất. Bên dưới lớp đất này là vùng bão hoà, tất cả các khe nứt, các ống mao dẫn, và các khoảng trống giữa các phân tử đá được lấp đầy nước. Thuật ngữ “nước ngầm” được dùng để mô tả cho khu vực này. Một thuật ngữ khác của nước ngầm là “bể nước ngầm”. Bể nước ngầm là kho chứa nước ngầm khổng lồ và con người khắp nơi trên thế giới phụ thuộc vào nước ngầm trong cuộc sống hàng ngày. Cách hay nhất để hiểu được khái niệm đất bão hoà nước tại một độ sâu nhất định nào đó là đào một cái hố tại một bãi biển, nếu sự thấm diễn ra vừa đủ để còn giữ lại nước. Mực nước trong hố là mực nước ngầm. Biển ở phía phải của hố, mực nước trong hố bằng với mực nước biển. Tất nhiên, mực nước trong hố đào cũng lên xuống từng phút theo sự lên xuống của thuỷ triều. 2.2. VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ SỐNG VÀ MÔI TRƯỜNG Vai trò của nước đối với sự sống Nöôùc laø taøi nguyeân toái caàn thieát cho söï soáng. Nöôùc laø moät nguoàn lôïi thieân nhieân quan troïng, gaén lieàn vôùi söï phaùt sinh vaø phaùt trieån cuûa sinh vaät vaø ñaëc bieät laø xaõ hoäi loaøi ngöôøi.Trieát hoïc coå ñaïi ñaõ cho raèng 4 yeáu toá khôûi nguyeân caáu taïo neân moïi vaät laø khí trôøi, nöôùc, löûa va øñaát (Emerpedocles – 490-430 tröôùc coâng nguyeân). Lòch söû cuûa neàn vaên minh nhaân loaïi chöùng minh ñieàu ñoù vôùi caùc neàn vaên minh lôùn ñaõ hình thaønh raát sôùm treân löu löïc caùc con soâng lôùn. Ñoù laø vaên minh Löôõng Haø ôû Taây AÙ, neàn vaên minh Ai caäp ôû haï löu soâng Nil, vaên minh soâng Haèng ôû AÁn Ñoä, vaên minh Hoaøng Haø ôû Trung Quoác, vaên minh soâng Hoàng ôû Vieät Nam… Moät soá thaønh phoá vaø neàn vaên minh ñaõ töøng bieán maát trong quaù khöù chæ vì naïn thieáu nöôùc do nhöõng söï bieán ñoåi khí haäu gaây neân. Nöôùc coøn ñöôïc khaùm phaù thaáy coù raát nhieàu tieám naêng to lôùn ñaûm baûo cho söï phaùt trieån cuûa neàn vaên minh nhaân loaïi hieän taïi vaø töông lai. Nöôùc laø nguoàn vaät chaát cung caáp thöïc phaåm, laø nguyeân lieäu cho saûn xuaát noâng nghieäp vaø coâng nghieäp. Nöôùc laø coøn coù tieàm naêng veà naêng löôïc raát lôùn, phuïc vuï cho nhu caàu cuûa con ngöôøi. Nöôùc ñoùng vai troø quan troïng trong nhieàu quaù trình dieãn ra trong töï nhieân vaø trong cuoäc soáng cuûa con ngöôøi. Nước mặt duy trì sự sống. Cuộc sống có thể sinh sôi tại những vùng sa mạc nếu được cung cấp đủ lượng nước (mặt hoặc ngầm). Nước trên mặt đất thực sự giúp duy trì cuộc sống. Nước ngầm tồn tại thông qua sự di chuyển của nước mặt vào trong tầng nước ngầm dưới mặt đất. Nước ngọt trên bề mặt trái đất tương đối khan hiếm. Chỉ khoảng 3% của tổng lượng nước trái đất là nước ngọt, các hồ nước ngọt và các đầm (nước) ngọt chiếm 0,29% tổng lượng nước ngọt trên trái đất, hồ BaiKal ở Châu Á chiếm 20% tổng lượng nước ngọt trên trái đất, Hồ Lớn (Huron, MichiGan, và Superior) cũng chiếm 20% tổng lượng nước ngọt trên trái đất. Các sông chỉ chiếm khoảng 0,006% tổng lượng nước ngọt trên trái đất. Ta có thể nhận thấy rằng nước ngọt, yếu tố cần thiết cho sự tồn tại cuộc sống trên trái đất, chỉ chiếm một phần cực nhỏ “một giọt nước trong biển cả mênh mông” của tổng lượng nước trên trái đất. Sông ngòi rất quan trong không chỉ đối với con người mà đối với cuộc sống khắp mọi nơi. Sông ngòi không chỉ là một nơi rộng lớn cho con người và những con vật của họ hoạt động, con người còn sử dụng nước sông cho nhu cầu nước uống và nước tưới, sản xuất ra điện, làm sạch chất thải (xử lý nước thải), giao thông thuỷ, và kiếm thức ăn. Sông ngòi còn là môi trường sống chính cho tất cả các loài động và thực vật nước. Sông ngòi bổ sung cho tầng ngậm nước ngầm dưới mặt đất qua lòng sông, và tất nhiên cả đại dương. Nöôùc möa thöôøng ñöôïc söû duïng ôû nhöõng nôi coù nguoàn nöôùc haïn cheá, thieáu nöôùc nhö haûi ñaûo xa xoâi, mieàn nuùi. Ngöôøi ta phaûi söû duïng beå chöùa ñeå döï tröõ nöôùc möa söû duïng trong naêm. Theå tích beå chöùa phuï thuoäc vaøo löôïng möa, thoâng thöôøng laáy baèng 1/3 ñeán ½ nhu caàu duøng nöôùc trong naêm. 2.2.2. Nước và môi trường Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước. Theo đánh giá bước đầu, vào khoảng năm 2070, với kịch bản nhiệt độ không khí tăng thêm 2,5 - 4,50C, lượng dòng chảy sông ngòi cũng sẽ biến đổi tuỳ theo mức độ biến đổi của lượng mưa, nếu lượng mưa giảm 10% thì dòng chảy năm có thể giảm 17 - 53% đối với kịch bản nhiệt độ không khí tăng 2,50C và giảm 26 - 90% với kịch bản nhiệt độ không khí tăng 4,50C. Mức độ biến đổi mạnh nhất xẩy ra ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Ngoài ra, trái đất nóng lên sẽ làm cho nước biển có thể dâng cao thêm 0,3 - 1,0 m và do đó nhiều vùng thấp ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và ven biển Trung Bộ sẽ bị ngập chìm trong nước biển. Nếu nước biển dâng 1 m, diện tích ngập lụt là 40.000 km2, chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, 1700 km2 vùng đất ngập nước cũng bị đe doạ và 17 triệu người sẽ chịu hậu quả của lũ lụt. Cuối cùng, sự cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm nguồn nước sẽ càng trầm trọng nếu không có các biện pháp quản lý tốt tài nguyên nước. Cũng vì lẽ đó mà người ta cho rằng, khủng hoảng nước hiện nay không chỉ do nước quá ít không đủ để thoả mãn nhu cầu của con người mà còn do sự quản lý nguồn nước quá kém gây nên hàng tỷ người và môi trường gánh chịu hậu quả. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 5/3/2003 được thảo luận tại diễn đàn thế giới lần thứ 3 về nước, tổ chức tại Kyoto (Nhật Bản) từ ngày 16-23/3/2003 cho thấy, nguồn nước sạch toàn cầu đang cạn kiệt một cách đáng lo ngại do sự bùng nổ dân số, tình trạng ô nhiễm môi trường cùng với nhiệt độ trái đất nóng lên sẽ làm mất đi khoảng 1/3 nguồn nước sử dụng trong 20 năm tới. Hiện nay đã có khoảng 12.000 km3 nước sạch trên thế giới bị ô nhiễm, hàng năm có hơn 2,2 triệu người chết do các căn bệnh có liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm và điều kiện vệ sinh nghèo nàn. Tóm lại, khan hiếm và thiếu nước là mối đe doạ rất nghiêm trọng đối với sự tồn tại của con người trong tương lai. Vì lẽ đó, cần có các giải pháp quản lý, khai thác và bảo vệ tốt tài nguyên nước. Trước hết, cần phải củng cố, bổ sung mạng lưới điều tra quan trắc tài nguyên nước, bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất, cả lượng và chất, hình thành mạng lưới quan trắc điều tra tài nguyên nước thống nhất trong phạm vi cả nước, tiến hành kiểm kê đánh giá tài nguyên nước trong các lưu vực sông, các vùng và toàn lãnh thổ. Trên cơ sở kiểm kê đánh giá tài nguyên nước và cân bằng kinh tế nước mà xây dựng chiến lược, chính sách phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia nói chung và cho các lưu vực nói riêng. Cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật Tài nguyên Nước và đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng Tài nguyên Nước Quốc gia và Ban quản lý lưu vực các sông. 2.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI CON NGƯỜI Tác dụng của nước đối với mọi người Hàng ngày, qua quá trình lao động, mồ hôi ra nhiều, cơ thể chúng ta mất nhiều nước, kèm theo một số muối cần thiết như: natri, kali. Mồ hôi ra nhiều khiến chúng ta khát nước và phải uống nhiều nước. Vì thế, việc cung cấp đầy đủ nước uống hợp vệ sinh cho con người là rất cần thiết. Điều cần chú ý là chúng ta nên uống nước gì, uống bao nhiêu và uống như thế nào để bảo vệ sức khỏe, bảo đảm năng suất lao động? Khi khát, nhiều người gặp nước gì cũng uống cốt để dã khát. Có người chạy ra máy nước hoặc bể nước mưa uống một lúc cả gáo nước vẫn thấy khát. Trong lúc đó, nước lã, dù là nước máy, nước giếng khơi, nước mưa múc trong bể, tuy chúng ta thấy nước trong nhưng mất vệ sinh, có nguy cơ gây các bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa, chúng ta không nên uống. Nước đun sôi để nguội, nước lọc tiệt khuẩn, tuy sạch nhưng là nước trắng “suông” cũng vì khát mà uống chứ không được ưa thích. Hơn nữa, uống các loại nước trắng “suông” này vào chỉ sau 30-40 phút cơ thể sẽ bài xuất ra hết nên rất mau khát. Trong các loại nước giải khát nói trên, nước chè tươi vẫn là nước giải khát tốt nhất, hợp với tập quán và kinh tế của mọi người. Đây là loại nước giải khát lâu đời nhất, phổ biến nhất của bà con lao động và cũng là một thứ nước uống rất tốt được khoa học xác nhận từ lâu. Theo các nhà y học phân tích nhiều mẫu chè cho biết, thành phần hóa học trung bình của lá chè tươi gồm có 8,5-10,7% nước, 23,25-27,4% N, 0,28-0,58% lipid, 5,15-15,65% tanin, 1,1-3,6% cafein, 0,68% tinh dầu, các muối vô cơ như: photphat, oxalat kali, canxi, magie, mangan… Ngoài ra, còn có một số chất khác như nhựa, gôm, pectin, xenluloza, dextrin, các chất purin, các vitamin, nhất là vitamin C. Đặc biệt, tỷ lệ tanin và cafein trong lá chè rất cao, do đó, ngoài tác dụng giải khát, nước chè còn có tác dụng kích thích trung ương thần kinh, kích thích vỏ đại não, làm tinh thần sảng khoái, nâng cao năng suất và giảm mệt nhọc sau lao động. Vì thế, sau những giờ lao động mệt mỏi trong môi trường nắng, nóng, được ngồi nghỉ chỗ mát, uống bát nước chè xanh thơm ngon, chúng ta thấy tỉnh táo, tinh thần sảng khoái, hết mệt mỏi. Nếu có điều kiện, chúng ta cho thêm vài thìa đường kính vào bát nước chè càng tốt vì cung cấp thêm cho cơ thể chất đường cần thiết cho con người trong lúc này. Như vậy, điều quan trọng là chúng ta phải uống đủ nước, uống đúng phương pháp, hợp lý, khoa học sẽ giúp cơ thể bù được lượng nước mất đi theo mồ hôi, làm mát cơ thể, đồng thời làm ổn định các chức năng sinh lý của cơ thể đảm bảo khả năng hoạt động của con người. 2.3.2. Nước cho người cao tuổi Một trong 10 lời khuyên nhằm bảo vệ sức khỏe người cao tuổi là biết sử dụng nước. Như chúng ta biết, không có nước, không có sự sống. Trong công cuộc bảo vệ và nâng cao sức khỏe người cao tuổi, cần tận dụng nước. Nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể và nước là thành phần cơ bản của máu (chiếm 35% trọng lượng huyết tương). Nước có mặt ở mọi tổ chức của cơ thể. Sự chuyển động của nước trong cơ thể mang đến các tế bào oxy và những chất dinh dưỡng cấn thiết, đồng thời thải loại ra những chất có hại cho cơ thể. Ở nhiều người cao tuổi, do thời gian hoặc do quan niệm sai lầm đã uống quá ít nước trong ngày. Vì vậy có hiện tượng cơ thể tự đầu độc do táo bón, do đi tiểu ít, do mồ hôi ra ít, do lượng máu lưu thông kém. Cho nên có nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và gây ra da dẻ kém tươi tắn, nếp nhăn càng nhiều, cơ thể có cảm giác khô héo. Nhu cầu nước tối thiểu để cân bằng dịch trong cơ thể xác định bằng tổng số nước tiểu cần thải ra hằng ngày (500 ml/ngày) và số nước mất không cảm thấy được qua da và đường hô hấp (500 ml - 1.000 ml) trừ đi số nước được sản sinh ra từ chuyển hóa nội sinh (300 ml/ngày). Thông thường nước được đưa vào hằng ngày là 2.000 -3.000 ml và lượng nước tiểu sẽ là 1.000 ml/ngày, và nên nhớ rằng, việc giảm lượng nước tiểu tối đa (500 ml/ngày) không có lợi cho sức khỏe. Vì vậy người cao tuổi cần phải tăng cường uống nước cho đủ mỗi ngày, ít nhất 2 lít nước và tùy theo mùa, tùy theo hoạt động cơ thể mà tăng giảm lượng nước uống trong ngày. Nước uống chỉ cần là nước đun sôi để nguội, các dạng nước khác nhau cung cấp hằng ngày cho cơ thể: như nước trà, nước hoa quả (ngoài nước còn cung cấp vitamin, khoáng chất), nước canh (trong bữa ăn), sữa (ngoài nước còn cung cấp chất đạm, chất béo, đường, còn có cả can-xi phòng chống loãng xương ở người già)... Tốt hơn hết ở trong nhà có những người cao tuổi, cần có sẵn vài chai nước đun sôi để nguội, một vài lít sữa tươi, hoặc vài hộp sữa bổ trợ sức khỏe người cao tuổi, để tạo thói quen uống nước thường xuyên, góp phần nâng cao sức khỏe người già, là những người dễ nảy sinh ra nhiều bệnh qua lũy tích nhiều yếu tố nguy cơ trong cuộc sống. Mỗi sáng sớm nên bắt đầu bằng một ly nước (200 ml) và thói quen uống nước, nước trái cây, uống nước canh, uống sữa thường xuyên trong ngày... sẽ giúp ngăn ngừa rất nhiều bệnh mà người cao tuổi thường hay mắc phải. NƯỚC TRONG Y HỌC Thủy liệu pháp Thủy liệu pháp đã từ lâu được coi là một môn nghệ thuật chữa trị bệnh truyền thống cho con người. Nước được dùng để tăng cường hệ tuần hoàn máu trong cơ thể con người, đồng thời giảm được các chứng như đau đầu...và phục hồi các chức năng làm việc hiệu quả cho các cơ quan phủ tạng như thận, lá lách, phổi, gan...Chúng ta có thể hoàn toàn tận dụng được hiệu quả của nước nếu như chúng ta đều biết rằng cơ thể con người luôn muốn duy trì một nhiệt lượng tương đối ổn định. Nếu như chúng ta xoa nước nóng lên bề mặt cơ thể và bề mặt cơ thể sẽ nóng lên. Lúc này máu từ các cơ quan nội tạng sẽ tuần hoàn nhanh lên bề mặt cơ thể để làm mát. Tốc độ tuần hoàn máu sẽ tăng cao cho đến khi máu trong cơ thể đã đạt được đến độ mát cần thiết và quá trình tuần hoàn máu bắt đầu chậm lại. Và bây giờ nếu bắt đầu xoa nước lạnh thì cơ thể bắt đầu ấm lại cơ thể. Trên thực tế có nhiều cách áp dụng thuỷ liệu pháp để đạt được cùng một hiệu quả như vậy. Chúng ta có thể làm hẹp mạch máu nếu chúng ta đặt một túi chườm có chứa nước lạnh lên bề mặt cơ thể. Điều này sẽ làm hẹp mạch máu và làm giảm đi lượng cung cấp máu thông qua các mạch máu. Và tác dụng ngược lại nếu chúng ta chườm nước nóng. Trên thực tế mỗi phần nhỏ trên cơ thể đều tương ứng với mỗi cơ quan nội tạng và mỗi mạch máu của cơ thể. Mỗi vị trí cụ thể trên bề mặt da đều chịu tác động khi chúng ta chườm nước nóng hay nước lạnh có tác dụng làm nở ra hoặc co lại các cơ quan nội tạng hoặc các mạch máu tương ứng. Da trên cơ thể con người được ví như quả tim thứ hai. Việc áp dụng chườm nước nóng hoặc nước lạnh đều có tác dụng với cơ thể. Quá trình này cải thiện được nguồn dinh dưỡng và tăng cường quá trình giải độc của da và đây là cách tự nhiên tốt nhất để xoá đi các vết nám hay tàn nhang trên bề mặt da. Thuỷ liệu pháp không gây tác dụng phụ có hại. Lợi thế của thuỷ liệu pháp là có thể điều chỉnh và chữa trị các hệ thống trong cơ thể một cách đồng thời. Điều này cực kì quan trọng bởi vì mỗi bệnh tật đều phát triển qua nhiều giai đoạn như ủ bệnh, phát triển, cấp tính...Tại mỗi giai đoạn này thì tất cả các cơ quan đều phải chịu ảnh hưởng theo các cấp độ khác nhau và thuỷ liệu pháp sẽ giúp con người phòng chống và chữa trị một cách nhanh và đồng bộ nhất. Thuỷ liệu pháp là liệu pháp chính hỗ trợ và tăng cường quá trình phục hồi sức khoẻ, trị bệnh theo cách tự nhiên. Liệu pháp này cũng có thể áp dụng với trẻ em một cách rất hiệu quả. Nước ozon tiêu diệt virut H5N1 Virus H5N1 bị tiêu diệt chỉ trong vòng 5-10 phút sau khi tiếp xúc với nước ozone (dung dịch hoạt hóa điện hóa chế tạo từ nước muối loãng). Đây là kết quả thử nghiệm của các nhà khoa học ở Viện Khoa học - Công nghệ và Cục Thú y, vừa được công bố. “Virus H5N1 không chịu nổi sự tấn công của dung dịch”, Tiến sĩ Nguyễn Hoài Châu, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nói tại hội thảo mang tên “Dung dịch hoạt hóa điện hóa - Vũ khí lợi hại phòng chống dịch cúm gia cầm” tổ chức ở Hà Nội ngày 24/12. Theo TS Phương Song Liên, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, các thử nghiệm tiến hành tại Trung tâm đúng là đem lại tín hiệu đáng mừng trên. “Từ khi dịch cúm gia cầm xảy ra lần đầu ở Việt Nam, tháng 12/2003, đến nay, hàng triệu tấn chất sát trùng các loại được sử dụng cho công tác tiêu độc khử trùng virus cúm trong môi trường, do đó việc tìm kiếm một chất khử trùng có hiệu quả cao lại không gây độc cho môi trường được rất nhiều người quan tâm”, TS Liên nói. Các kỹ thuật viên ở Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương thấy virus H5N1 bị tiêu diệt chỉ trong vòng 5-10 phút sau khi tiếp xúc với dung dịch điện hóa chế tạo từ nước muối loãng mà nhiều người từng biết đến với tên “nước ozone”. Thử nghiệm thành công mỹ mãn Từ dung dịch gốc chứa virus có hiệu giá ngưng kết hồng cầu (HA) bằng 9log2, các nhà khoa học pha loãng (bằng nước đặc dụng chứ không phải nước lã) thành các nhóm dung dịch có HA đạt 7log2, 3log2, và 0log2. Để loại trừ rủi ro dù nhỏ nhất, họ dùng que thử nhanh của Hàn Quốc kiểm tra thì thấy tất cả đều dương tính, đám virus H5N1 vẫn sống. Đổ nước ozone vào nước chứa virus được pha loãng ở các mức khác nhau như trên. Một phút sau, kiểm tra định tính bằng que thử nhanh của Hàn Quốc. Thật bất ngờ, âm tính. Sau 5 phút, rồi 10 phút, cho kiểm tra lại, tất thảy đều âm tính. Kiểm tra kỹ hơn bằng phản ứng HA, kết quả không khác gì, virus H5N1 trong tất cả các hỗn dịch bị tiêu diệt hoàn toàn ở nhiệt độ bình thường và áp suất bình thường. Chưa hài lòng, các nhà khoa học cho virus H5N1 vào trứng gà có phôi để thử thách tiếp nước ozone. Thông thường, trứng gà có phôi sẽ chết trong vòng 72 giờ nếu bị virus H5N1 tấn công. Theo TS Liên, virus H5N1 tại Việt Nam có độc lực cao nhất, lập kỷ lục tiêu diệt phôi trứng gà chỉ sau 18 giờ kể từ khi nó xâm nhập. Nhóm trứng thứ nhất cho tiêm “độc dược” virus H5N1 với các nồng độ pha loãng như thí nghiệm trên. Nhóm trứng thứ hai thêm nước ozone với liều tiêm chỉ 0,2ml/quả. Sau cùng một thời gian, hai nhóm trứng trên bảo quản và theo dõi trong điều kiện như nhau được đem mổ để xem bệnh tích và kiểm tra HA. Không nằm ngoài dự đoán: Nhóm trứng thứ nhất, các dung dịch với các nồng độ virus khác nhau đều giết chết phôi trứng. Các bệnh tích đều thấy xuất huyết, dấu hiệu thực thể cho thấy phôi bị virus H5N1 tấn công. Đem nước trứng lấy từ các quả trứng ấy xét nghiệm, đều thấy dương tính, virus H5N1 vẫn sống. Nhóm trứng thứ hai hoàn toàn ngược lại. Phôi không những không chết mà cũng không tìm thấy bệnh tích nào. Đem dịch trứng phân tích bằng phản ứng HA cũng như que thử nhanh, tất cả đều cho kết quả âm tính, H5N1 bị tiêu diệt hoàn toàn. Thứ vũ khí rẻ tiền mà hiệu quả Nước ozone là thứ dung dịch giá thành cao nhất cũng chỉ 200 đồng/lít, rẻ hơn rất nhiều so với các dung dịch khử trùng hiện hành như Clormin B, Formalin, hay Surfanios vốn từ 6.000 đồng/lít trở lên. Thú vị nhất là nó hầu như không độc hại với môi trường do được chế tạo từ nước muối loãng và sản xuất vô cùng nhanh ở bất cứ vùng sâu vùng xa nào nếu được trang bị máy với giá thành hoàn toàn chấp nhận được. Nhóm nghiên cứu nhắc đi nhắc lại đây mới là thử nghiệm bước đầu và cần nhiều thử nghiệm khác quy mô lớn hơn với mức độ phức tạp hơn. Nhưng điều đáng nói nhất chính là, lần đầu tiên ở Việt Nam và cũng là lần đầu tiên trên thế giới, nước muối loãng hoạt hóa được chứng minh bước đầu có khả năng tiêu diệt virus H5N1 một cách an toàn, rẻ tiền và không làm ô nhiễm môi trường. Các thử nghiệm trên nếu được khẳng định là đúng sẽ mở ra giai đoạn mới cho việc dùng đại trà nước ozone để làm sạch môi trường các vùng dịch. Bước tiếp theo, cần nghiên cứu xem tác dụng của nước ozone đối với virus tồn tại trong tế bào cơ thể vật hoặc người mang bệnh. Những việc này cần có sự vào cuộc, tập trung sức lực của các bộ ngành liên quan, khẩn trương xem xét và hỗ trợ nhóm nghiên cứu để, nếu thấy đúng, lập hẳn đề tài cấp nhà nước nhằm sớm đi đến kết luận. 2.4.3. Chữa bệnh với nước đá Theo các chuyên gia y tế, nước đá có thể giúp chữa bệnh rất hiệu quả. Ảnh: sưu tầm Hình 2-6 Giảm đau Nước đá có thể giúp giảm đau tại vùng bị thương. Chẳng hạn, khi bị gai đâm vào ngón tay, dùng nước đá chườm ngoài để làm tê lạnh chỗ bị thương, sau đó khều gai ra, bạn sẽ không hề bị đau. Cầm máu Trường hợp vết thương không lớn, có thể dùng nước đá xoa lên bề mặt, thành mạch máu tại vùng da bị thương sẽ co lại, giúp cầm máu. Khi bị chảy máu dưới da cũng có thể dùng nước đá chườm bên ngoài giúp cầm máu. Chữa bỏng Khi bị bỏng ở phạm vi nhỏ, hãy lập tức dùng nước đá làm lạnh vùng bị bỏng. Việc này giúp ngăn ngừa tấy đỏ, mọng nước. Giảm ngứa ngáy Khi bị côn trùng cắn hoặc bị nấm chân tay... sẽ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nếu dùng móng tay gãi sẽ rất dễ gây nhiễm trùng và tăng cảm giác ngứa. Lấy nước đá chườm ngoài da, cơn ngứa sẽ giảm nhanh. Chống nhiễm khuẩn Miêng các vết thương ngoài da rất dễ bị nhiễm trùng. Bạn có thể dúng nước đá làm lạnh phía ngoài da hoặc vùng xung quanh vết thương. Nhiệt độ thấp sẽ khống chế sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, chống nhiễm trùng vết thương. Giảm sốt Trước khi đưa bệnh nhân sốt cao tới bệnh viện có thể cho nước đá vào túi chườm và gối dưới đầu bệnh nhân để giảm sốt và tránh tổn thương não. Tuy nhiên, khi sử dụng nước đá để chườm cần lưu ý rằng, thời gian mỗi lần đặt nước đá trực tiếp trên da không được quá 15 phút để tránh cho da không bị tổn thương. 2.4.4. Nước biển đối với bệnh tật Tại vùng biển, ngoài tác dụng của nước biển, chúng ta còn được hưởng ân huệ của một bầu khí quyển trong lành. Không khí tràn đầy ôxy, ozone. Lượng khí ozone ở ven biển cao gấp 3 lần trong đất liền, mà ozone chính là tấm bằng chứng nhận tình trạng thuần khiết của không khí. Không khí miền duyên hải có hàm lượng iốt cao gấp 12 lần không khí thành phố. Iốt là thành phần chủ yếu của tuyến tố giáp trạng, kích thích sự phát dục của cơ thể. Khí hậu vùng biển có ảnh hưởng tốt trong việc điều dưỡng trẻ em gầy còm, các bệnh nhân đang dưỡng sức hoặc mắc các thể bệnh lao ngoài phổi, những người già, người có tạng dị ứng… Không khí và nước biển làm tăng quá trình chuyển hóa cơ bản lên hơn 15%. Sự trao đổi chất và đốt cháy trong cơ thể mạnh lên nên việc điều trị chứng phì nộn rất hiệu quả. Axit uric ứ đọng ở đầu xương cũng được thải trừ nhiều với nước tiểu, nên khí hậu biển cũng là một liều thuốc phụ chữa bệnh thống phong (gút). Tuy nhiên, những bệnh nhân tiểu đường không nên ra biển vì khí hậu ở đây sẽ làm đường trong máu tăng thêm. Khi tắm biển, da ta là nơi trao đổi các chất muối natri clorua, brôm, iốt… Những chất này giúp da hoạt động bình thường, bớt xù xì, khô cứng, dày cộm. Niêm mạc nhạy cảm hơn sẽ là tạo điều kiện để các nguyên tố vi lượng trong nước biển thâm nhập cơ thể. Nước biển rất vệ sinh vì nó sát trùng. Giáo sư Jo Ben tính rằng vi trùng trong các cống rãnh bẩn tuôn ra biển sẽ bị tiêu diệt tới 99% sau 2 giờ. Có những vi sinh vật thường trú trong nước mặn, chống lại kịch liệt với vi trùng từ các sông ngòi, mạch đất đổ ra biển khơi. Những cư dân mới này không thích nghi nổi với nước mặn chát, bị các vi sinh vật của biển cả ăn đi, lại còn bị các chất kháng sinh của biển giết sạch. Bác sĩ Obe khi đếm trực khuẩn coli ở cống thông ra biển đã nhận thấy mỗi lít nước có 800.000 vi trùng. Nhưng nước biển cách đó độ 50 m chỉ còn 100-200 vi trùng trong một lít mà thôi. Nếu múc nước ở lỗ cống bẩn đổ vào biển thì chỉ cần 30 phút là đủ cho nước biển thủ tiêu hết mọi mầm mống gây bệnh. Không phải là vi trùng bị hòa loãng trong khối nước bao la mà chính biển cả có những chất kháng sinh khá mạnh. Khả năng kháng sinh của nước biển được giữ nguyên trong lòng biển. Nếu đem nước đó về phòng thí nghiệm thì tính chất chống vi trùng sẽ giảm hẳn sau 3 giờ và mất hết sau 8-10 giờ. Nước biển hâm lên ở 70 độ C, cho vào nồi hấp hoặc nước biển tổng hợp nhân tạo không có khả năng kháng sinh. Khả năng này, trái lại, được bảo tồn lâu hơn, nếu nước biển được để vào chỗ tối, ngay cả sau khi được lọc qua bình lọc. Nó thanh trùng tốt các vi trùng đường ruột của người và gia súc, trị được cả virus. Vậy yếu tố nào trong nước biển có được cái “đức tính” diệt trùng linh nghiệm đó? Qua nhiều nghiên cứu, y học kết luận rằng tác dụng kháng sinh của nước biển chủ yếu do các men và chất nội tiết do sinh vật phù du sống ở đấy tiết ra. Nước biển dùng để chữa bệnh phải múc ở chỗ sạch, không có vết tích chất hydro cacbua và không để quá 24 giờ. Các thầy thuốc lâm sàng đã xác định hiệu quả điều trị của nước biển đối với nhiều bệnh nhiễm trùng như thấp khớp, viêm da mãn tính, nhiễm trùng kinh niên đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục… Nước biển tập trung nhiều sinh vật phù du hay tinh chất của các sinh vật ấy cũng chữa được các bệnh viêm họng, thối tai. Việc dùng nước này phun hay rửa hốc mũi, xoang mũi giúp chữa khỏi nhiều ca viêm xoang, mũi. Một nhận xét lý thú là huyết tương của máu ta có cùng một thứ muối mà thành phần, tỷ lệ tương đương với nước biển. Đặc tính này phản ánh nguồn gốc từ đại dương của sự sống nguyên thủy. Các tế bào của ta đã phát triển ở môi trường nước, trong những điều kiện giống như điều kiện xuất hiện một cơ thể đơn bào. Người ta đã thử thay dần tất cả lượng máu của chó bằng nước biển, kết quả là con vật vẫn sống như thường. Nước biển vô trùng từ lâu đã được dùng nhiều trong y học để thay thế máu khi chảy máu, mất máu, sốt, trụy tim mạch… CHƯƠNG 3: NƯỚC TRONG KIẾN TRÚC VÀ PHONG THỦY 3.1. NƯỚC TRONG KIẾN TRÚC 3.2. NƯỚC TRONG PHONG THỦY Theo mô hình không gian Ngũ hành, hành Thủy được quy định về phương Bắc, màu chủ đạo là đen và xanh dương, thời tiết thuộc về mùa đông. Hình dáng đặc trưng hành Thủy là những đường uốn khúc, lượn sóng và đa diện cong. Hành Thủy phát huy khá hiệu quả trong các công trình du lịch - nghỉ ngơi - giải trí. Ngôi nhà ở mà thiếu hành Thủy thì xem như khiếm khuyết yếu tố nuôi dưỡng cho hành Mộc và hạn chế tính Hỏa vượng. Hành Thủy được hành Kim sinh ra, gặp hành Thổ thì bị khắc chế bớt. Tuy nhiên người xưa cũng nói "nhất Thủy nhì Hỏa" - hành Thủy luôn đóng vai trò kích hoạt nguồn khí trong môi trường sống nhưng cũng đứng đầu trong các hiểm họa thiên nhiên mà con người luôn phải biết chung sống một cách cẩn trọng. Hành Thủy trong chọn lựa nơi cư trú và tổ chức cảnh quan Trong tự nhiên vốn ít có đường thẳng tắp hay bàn cờ như kiểu nhân tạo. Ở Hà Nội, ông cha ta khi xây đền Ngọc Sơn giữa hồ Gươm, hoặc chùa Một Cột với tượng hình tiêu biểu cho bông sen nở trên mặt nước cũng chính là tạo thế Thủy Bao, đều là những ví dụ sống động về sử dụng Thủy khí trong kiến trúc truyền thống. Nét uốn lượn của hành Thủy gắn liền với dòng chảy sông suối cũng chính là nguồn nước - trục giao thông - trục cảnh quan nên thực tế các điểm dân cư luôn gắn với một dòng nước. Khí của cuộc đất về cơ bản chính là do Thủy khí tạo nên. Thủy thế có uốn lượn nhu hòa thì mới gia tăng lợi ích cho cư dân. Ngược lại, nhà xây sát bên những con sông lớn mà nước chảy xiết, thẳng tuột hoặc có những khúc cua quẹo gấp thì lại bất lợi vì không phù hợp với nhịp sinh học của con người và sinh vật trong vùng. Tính chất "bên lở bên bồi" cũng khiến cho tuy chung một dòng nhưng hai bên bờ sông sẽ có tính chất thổ nhưỡng và trường khí khác nhau, cần tìm hiểu kỹ khi lựa chọn thổ trạch. Nếu biết khai thác Thủy khí đúng mức trong quy hoạch tổng thể, kết hợp giữa đường cong và đường thẳng thì sẽ vừa tránh được Trực Xung thẳng hàng vừa tạo tuyến giao thông - cảnh quan hài hòa tốt với môi trường thiên nhiên hơn, nhất là đối với những đô thị có đặc trưng cảnh quan sông nuớc như Sài Gòn - TP HCM. Do châu Á, phương Đông vốn thuộc Mộc, kiến trúc luôn nương nhờ thiên nhiên nên hành Thủy (sinh Mộc) được ưa chuộng khi bố cục cảnh quan, từ lối đi quanh co đến bờ ao giếng nước, từ non bộ hồ cảnh đến tranh sơn thủy nội gia, làm nên đặc trưng văn hóa cư trú của dân vùng nông nghiệp lúa nước. Thời hiện đại, trong nhà ở và công trình phục vụ du lịch (nghỉ ngơi, giải trí…), Thủy khí được phát huy như một yếu tố làm dịu đi các góc cạnh, tăng tính Mộc (che chở nuôi dưỡng, Thủy sinh Mộc) như các khu resort rất chuộng cách bố trí xoay quanh hồ bơi trung tâm. Ở phương Tây, sân vận động Allianz Arena tại Munich (Đức) cho kỳ World Cup vừa qua là một tổ hợp hình khối dạng Kim - Thủy khá giản đơn mà lại độc đáo. Nhà hát Opera ở Sydney (Úc) cũng là một ví dụ về công trình đặc trưng hành Thủy với những mái cong gợn sóng tương thích với thể loại công trình biểu diễn và rất hài hòa với cảnh quan biển trời xung quanh. Thủy khí - bao nhiêu cho vừa? Có quan niệm cho rằng hễ nhà ở càng nhiều gió và nước thì càng tốt về Phong Thủy - phong là gió, thủy là nước mà (?!). Cách lý giải này khiến nhiều người khi chọn đất xây cất thường hay thích gần vùng sông nước, hoặc cố gắng đưa nước vào nhà mà quên rằng nước cũng có nhiều dạng, cần phải khéo chọn lọc khu vực và kỹ thuật xây dựng phù hợp, nhất là trong điều kiện khí hậu nước ta vốn là nóng ẩm, lại thường xuyên có mùa mưa và nhiều vùng lũ lụt, độ ẩm cao dễ gây hư hại công trình và ảnh hưởng đến sức khoẻ người cư ngụ. Những khu vực có bố trí mặt nước mà để tù đọng chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm, bất lợi cho môi trường sống. Thủy khí chỉ tốt khi dòng nước được luân chuyển và trong lành, sinh vật, hoa lá tươi tốt chung quanh. Đối với nhà nhìn ra mặt trước có sông - hồ - ao tức là đã được một Thủy Minh Đường tốt (khoảng rộng thoáng đãng đón nhận ánh sáng và sinh khí). Nhưng vì dòng nước luôn chuyển động nên cần có một Thổ Minh Đường để đảm bảo khoảng cách nhất định (Giới Thủy - căn cứ theo dòng chảy mạnh hay nhẹ, sông rộng hay hẹp). Trên khoảng Thổ Minh Đường này cần trồng thêm cây xanh vừa có tác dụng bám rễ giữ đất vừa tạo cảnh quan. Gió và Nước là hai yếu tố quan trọng và cần điều tiết vừa phải, chọn lọc lấy phần trong lành nhất để hữu dụng bền lâu. Vận dụng Thủy khí trong bài trí nhà ở Để tạo Thủy khí tốt, nhà ở thường sử dụng các dạng vật chất cụ thể hoặc ẩn dụ đặc trưng của hành Thủy. Ví dụ cuộc đất xây dựng thường hay có hình vuông hoặc hình ống, khi tạo lối đi từ ngoài vào nhà nên tuân theo quy luật Thủy Đáo Cục - thế nước chảy đến uốn khúc mềm mại - tức là cách tiếp cận không trực tiếp mà thông qua đường uốn lượn. Tại điểm nút giao thông như sân, tiền sảnh và cửa chính, có thể bố trí các tiểu đảo trồng cây, non bộ hoặc hồ bán nguyệt (dạng Kim Thủy liên hoàn) để vừa giảm Trực Xung Đối Môn, vừa tạo một khoảng đệm cần thiết trước khi khách bước chân vào nhà. Đối với nội thất, Thủy khí biểu hiện qua cách dùng vật liệu thủy tinh (gương, kính) nhằm giúp ngăn cách, tạo sự kết nối không gian các phòng. Có thể sử dụng vách ngăn bẳng kính trong hoặc mờ, kính kết hợp thác nước nhân tạo, hoặc dùng gương phản chiếu để nới rộng không gian và tăng tầm quan sát tại các vị trí khuất như đầu cầu thang, cuối hành lang hoặc góc phòng. Thủy khí còn khá phù hợp khi đưa vào không gian phòng ngủ, phòng trẻ em hoặc nơi thư giãn (những không gian tĩnh, thuộc Mộc) để Thủy dưỡng Mộc, bằng cách tạo các vật dụng dạng uốn lượn mềm mại như bàn ghế dạng Thủy trang trí hoa văn trên tường, đóng trần uốn khúc, lát gạch họa tiết mềm mại hoặc bông sắt dạng gợn sóng. Đôi khi trong một không gian sinh hoạt chung chỉ cần một chậu thủy tinh nhỏ đổ nước thả hoa tươi cũng đủ để tăng thêm sự mềm mại và tính thiên nhiên vào nội thất, bổ sung Thủy khí hữu hiệu. Tất nhiên xét về Ngũ hành, khoa học Phong Thủy luôn đòi hỏi sự hài hòa và bổ sung lẫn nhau, không quá thiên về một hành nào để trường khí nơi cư ngụ được cân bằng và phát triển bền vững. CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG CỦA NƯỚC TRONG KHÔNG GIAN SỐNG ĐIỂN HÌNH – BIỆT THỰ NƯỚC TỔNG QUÁT PHÒNG KHÁCH PHÒNG NGỦ CHÍNH PHÒNG BẾP PHÒNG ĂN PHÒNG TẮM PHÒNG NGỦ TRẺ CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBiệt Thự Nước.doc