PHẦN ĐỀ CƯƠNG
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5
2.1. Mục đích nghiên cứu .5
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .5
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu .5
3.2. Khách thể nghiên cứu 6
3.3. Phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 6
4.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng .6
4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính 6
4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu 7
4.4. Phương pháp quan sát .7
PHẦN NỘI DUNG
Chương I. Cơ sở lý luận
1.Cơ sở lý luận .7
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình .7
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình .8
1.3. Quan điểm của Đảng, nhà nước về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình 9
2.Các phương pháp tiếp cận 10
2.1. Lý thuyết cơ cấu chức năng 10
2.2. Lý thuyết giới 11
2.3. Lý thuyết nữ quyền 11
Chương II. Vấn đề bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các gia đình đô thị hiện nay
1. Bình đẳng giới trong hoạt động sản xuất 12
1.1. Bình đẳng giới trong lao động sản xuất và lao động tái sản xuất 12
1.2. Bình đẳng giới trong cách tiếp cận về mặt kinh tế 15
1.3. Bình đẳng giới trong vấn đề tạo quyền sử dụng giữa nam và nữ trong gia đình .18
2. Bình đẳng giới trong hoạt động chăm sóc gia đình và sinh đẻ 21
2.1. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình 21
2.2. Bình đẳng giới trong cách tiếp cận nguồn lực văn hóa, giáo dục 24
2.3. Bình đẳng giới trong cách tiếp cận nguồn lực y tế, sức khỏe 26
3. Bình đẳng giới trong hoạt động cộng đồng 27
Chương III. Nguyên nhân và giải pháp
1. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình 29
2. Giải pháp nhằm xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng giới 30
Chương IV. Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận 30
2. Khuyến nghị .31
33 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6338 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các gia đình đô thị hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình bày trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử: quá trình nhận thức không chỉ dừng lại ở
những nhận thức bên ngoài sự vật hiện tượng mà cần phải nhận thức được bản chất
bên trong hoặc tính quy luật vốn có của nó. Phải xem xét các hiện tượng xã hội
trong mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng khác, nghiên cứu phải được xem
xét trong tính lịch sử cụ thể để thấy được sự biến đổi mối quan hệ giới trong phân
công lao động, tìm ra được bản chất của mối quan hệ giữa nhận thức và hành động
thực tế thông qua phân công lao động.
Vấn đề bình đẳng nam nữ trong các gia đình đã được các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác – Lênin đặc biệt coi trọng. Có thể nói bình đẳng toàn diện nam và
nữ là lý tưởng mà nhân loại đã theo đuổi nhiều thế kỉ. Chủ nghĩa Mác cho rằng để
giải phóng phụ nữ cả trong gia đình và ngoài xã hội phải giải phóng họ khỏi áp bức,
bất công, mọi ràng buộc, bất bình đẳng mà chế độ áp bức bóc lột đã quàng lên cổ
họ, điều đó chỉ có cách mạng vô sản mới làm được.
Theo V.I Lênin thì bình đẳng nam nữ không đồng nghĩa với sự ngang bằng
theo kiểu phụ nữ tham gia lao động sản xuất với năng suất, khối lượng thời gian và
điều kiện lao động như nam giới, bởi “ ngay trong điều kiện hoàn toàn bình đẳng,
thì sự thật phụ nữ vẫn bị trói buộc vì toàn bộ công việc gia đình trút lên vai phụ nữ
”.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình
Hồ Chí Minh đã cụ thể hoá các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
về bình đẳng nam nữ phát triển lên một tầm cao mới. Theo Bác cần phải quan tâm
đến gia đình vì “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội càng tốt thì gia
đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Phụ
nữ là một lực lượng rất lớn của gia đình, nhưng khác với nam giới, họ có những đặc
9điểm sinh lí khác biệt. Bác cho rằng cần phải có sự phân công lao động hợp lí, phải
chú y bảo vệ sức khoẻ cho lao động nữ để chị em phát huy tối đa khả năng của
mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam
rất quan tâm đến bình đẳng giới, Bác đã khẳng định: “Công dân đều bình đẳng
trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội và gia đình”
Nhận rõ vai trò của phụ nữ thế giới nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng,
Người nhận định rằng: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như
già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ".
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Phụ nữ chiếm một nửa nhân loại, nói đến phụ nữ là
nói đến một nửa xã hội, theo Người, “Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội
chưa được giải phóng "; “Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã
hội chỉ một nửa".
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ luôn gắn với sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Vì vậy, trong hội nghị thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam năm 1930, Hồ Chí Minh chỉ rõ nhiệm vụ của cách mạng không chỉ giành
lại độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho nông dân nghèo, các sản nghiệp lớn cho công
nhân, các quyền dân chủ tự do cho nhân dân, mà còn nhằm: "thực hiện nam nữ bình
quyền".
1.3. Quan điểm của Đảng, nhà nước về vấn đề bình đẳng giới trong gia
đình
Vấn đề bình đẳng giới được thể chế hoá trong hầu hết các văn bản pháp luật,
đã tạo cơ sở pháp lý, tạo điều kiện và cơ hội trao quyền bình đẳng cho cả nam và
nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, như: Luật Doanh nghiệp,
Luật Đầu tư, Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật dạy nghề, Luật Giáo
dục , Luật Khoa học và công nghệ, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân
và Gia đình, Luật Chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Cư
10
trú, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Pháp lệnh cán bộ, công chức, … và
nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác như các nghị định, quyết định của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành.
Chính phủ đã có nhiều giải pháp như ban hành các chính sách đặc thù; lồng
ghép vào các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia như: Chiến lược toàn diện
về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS), Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm
nghèo, về việc làm, về bảo hộ lao động, về giáo dục, về dạy nghề, về y tế cộng
đồng; nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội và gia đình đã có những quy định riêng cho phụ nữ, tạo điều kiện đảm
bảo cho việc thực hiện bình đẳng giới một cách thực chất; thành lập Uỷ ban quốc
gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, ban hành Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ
Việt Nam đến năm 2010....
Đặc biệt, ngày 29 tháng 11 năm 2006, Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội
khoá XI thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. Luật Bình
đẳng giới tiếp tục thể chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam
về bình đẳng giới nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nam và nữ; đồng thời
tiếp tục khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong việc cụ thể hoá và thực
hiện các điều ước quốc tế về quyền con người và bình đẳng giới mà Việt Nam là
thành viên.
2. Các phương pháp tiếp cận
2.1. Lý thuyết cơ cấu chức năng
Đề tài sử dụng cách tiếp cận cơ cấu – chức năng trong việc làm rõ vị trí, vai
trò của các thành viên trong gia đình để thấy được mối quan hệ tương tác giữa các
thành tố của cơ cấu đó, đặc biệt là cơ cấu vai trò giới. Thông qua sự tương tác này
chúng ta sẽ đánh giá được việc thực hiện các chức năng của gia đình trong điều
kiện hiện nay.
E. Durkhiem cho rằng thông qua sự tương tác sẽ tạo ra mô hình biến đổi xã
hội, luôn đòi hỏi phải có sự cấu trúc lại mô hình ứng xử. Tuy nhiên sự biến đổi mà
11
ông đề cập đến là trong khuôn khổ của sự ổn định xã hội vì trong tương tác ổn định
mới làm cho phát triển diễn ra một cách đúng đắn. Áp dụng quan điểm của
E.Durkhiem trong phân tích mối quan hệ giới trong đề tài này là hoàn toàn phù hợp
vì thực tế mối quan hệ giới trong các gia đình không phải là sự đảo ngược vai trò
mà là sự điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của mỗi giới vì sự ổn định và phát
triển của gia đình.
2.2. Lý thuyết giới
Lý thuyết giới đòi hỏi phải luôn xem xét các vấn đề của giới này trong mối
tương quan với giới kia, có nghĩa là phải xem xét vị trí vai trò của phụ nữ trong
tương quan với vị trí, vai trò của nam giới, nhưng vai trò này hướng các giới có
những hành vi được xem là phù hợp với những mong đợi của xã hội, đó chính là sự
thể hiện phân công lao động theo giới.
Vai trò giới chính là thể hiện sự phân công lao động theo giới, trong từng
thời gian cụ thể vai trò có sự biến đổi, do phân công lao động theo giới cũng biến
đổi theo.
2.3. Lý thuyết nữ quyền
Lý thuyết nữ quyền cho rằng nam giới và nữ giới trải nghiệm thực tế cuộc
sống và cảm nhận về đời sống gia đình rất khác nhau. Từ quan điểm giới, gia đình
không phải là một đơn vị hài hòa, hợp tác, dựa trên cơ sở lợi ích chung và giúp đỡ
lẫn nhau, gần giống quan điểm tiếp cận xung đột mà đây là nơi diễn ra sự phân
công lao động theo giới, quyền lực và cơ hội tiếp cận nguồn lực không ngang nhau
và luôn bất lợi cho phụ nữ.
Chương II. Bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các
gia đình đô thị hiện nay
1. Bình đẳng giới trong hoạt động sản xuất
1.1. Bình đẳng giới trong lao động sản xuất và lao động tái sản xuất
Bàn về vấn đề bình đẳng theo giới giữa nam và nữ trong gia đình, tác giả
Trần Thị Kim Xuyến với tác phẩm “Gia đình và những vấn đề của gia đình hiện
12
đại”, nhà xuất bản thống kê, 2001 đã cho thấy sự biến đổi xã hội đến vai trò giới
trong gia đình, vai trò nam và nữ trong gia đình. Từ đó cho thấy vai trò sản xuất của
lao động nam nữ, vai trò đóng góp kinh tế, vai trò nam và nữ trong công việc gia
đình, vai trò quyền lực nam và nữ trong gia đình và sự ảnh hưởng của kinh tế thị
trường đến vai trò kép của phụ nữ.
Qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội, thì quan hệ giữa nam và nữ trong cộng
đồng thoạt nhìn cũng theo kiểu truyền thống. Đối với việc phân công lao động và
trách nhiệm trong mối quan hệ vợ chồng, xã hội truyền thống đặt ra nhiều kỳ vọng
đối với những đôi vợ chồng: Phụ nữ thì phải “công, dung, ngôn, hạnh”, “ xuất giá
tòng phu, phu tử tòng tử, phu xướng phụ tùy”, giữ gìn trinh tiết, nam giới thì “ tu
thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, luôn giữ địa vị làm chủ trong gia đình và rất
nhiều các ràng buộc khác trong mối quan hệ với họ hàng, hàng xóm,… Những quy
định của xã hội truyền thống đã mang tính áp đặt đối với gia đình theo tiêu chí xây
dựng gia đình hạnh phúc như người chồng thường lo những việc lớn trong gia đình
như là trụ cột của kinh tế, lo toan chuyện nghề nghiệp kiếm sống, quyết định hôn
nhân cho con cái, mua đất xây dựng nhà cửa. Trong khi đó, phụ nữ thường đảm
nhiệm các công việc nội trợ, sinh con đẻ cái, quán xuyến công việc trong gia đình.
Đây được coi là điều hiển nhiên trong xã hội truyền thống, khi nam giới là tượng
trưng cho sức mạnh, có điều kiện giao tiếp, hiểu biết nhiều và do vậy, đóng góp cho
gia đình nhiều hơn. Tuy nhiên ngày nay, vấn đề bình đẳng giới trong gia đình có
phần nào cởi mở hơn. Người vợ trong gia đình có thể vừa làm nội trợ vừa tham gia
vào lĩnh vực sản xuất vì nhu cầu sản xuất của xã hội, vì sự bình đẳng giữa vợ và
chồng trong việc đóng góp thu nhập vào hộ gia đình, thì trong lĩnh vực nội trợ cũng
cần đến sự chia sẻ của người chồng. Kết quả phân tích cho thấy người vợ vẫn là
người làm chính các công việc nội trợ và làm thêm các công việc lao động sản xuất
khác trong gia đình như: buôn bán, làm công chức…. Đây là một lĩnh vực của đời
sống gia đình thể hiện sự bất bình đẳng giới. Người phụ nữ gắn liền với vai trò
người vợ, người mẹ, người nội trợ trong gia đình và phải chịu gánh nặng kép. Tuy
13
nhiên, việc nắm giữ nhiều vai trò trong công việc gia đình cùng với sự đảm bảo
trách nhiệm theo sự phân công lao động xã hội thì việc nội trợ cũng mang lại nhiều
bất lợi cho người phụ nữ. Đối với những người bị buộc phải làm thêm, ngày làm
việc của họ sẽ bị kéo dài hơn, đồng thời đối với những người có nghề nghiệp
chuyên môn, những trách nhiệm gia đình có thể là sự cản trở đối với tiến bộ nghề
nghiệp. Trong khi đó, người đàn ông lại ít tham gia vào các công việc nội trợ trong
gia đình. Họ chỉ chú tâm vào các việc lớn trong gia đình và các công việc ngoài xã
hội, kiếm được thu nhập mà ít quan tâm đến công việc nội trợ trong gia đình.
Theo kết quả điều tra xã hội học của trung tâm nghiên cứu khoa học về gia
đình và phụ nữ tiến hành năm 2002 thì trong gia đình hiện nay, người vợ là người
làm chính các công việc nhà. Tỷ lệ này đặc biệt cao trong các công việc như: Nấu
ăn: 77.8%; mua thực phẩm: 86.9%; giặt quần áo: 77.6%; chăm sóc con cái: 43.4%.
Người đàn ông có tham gia vào các công việc gia đình nhưng với tỷ lệ rất thấp, chỉ
chiếm dưới 5%. Như vậy, phần lớn công việc gia đình vẫn do người vợ đảm đương.
Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các vùng nông thôn và thành phố. Nếu như những
người vợ ở nông thôn làm việc nhà với tỷ lệ: Nấu ăn: 82.1%; mua thực phẩm:
87.3%; giặt quần áo: 80.8%; chăm sóc con: 52.4% thì những người vợ ở thành phố
làm các công việc trên với tỷ lệ tương ứng là: 76.3% / 84.9% / 55.9% / 30.3%. Kết
quả nghiên cứu trên cho thấy những người vợ nông thôn làm việc nhà với tỷ lệ cao
hơn hẳn so với những người vợ ở thành phố. Nghĩa là sự bất bình đẳng giới trong
công việc gia đình có sự chênh lệch giữa các khu vực…
Các số liệu trên cho thấy, vấn đề bất bình đẳng giới trong sự phân công lao
động trong gia đình giữa nam và nữ, giữa người vợ và người chồng vẫn đang tồn
tại ở các gia đình Việt Nam. Bởi từ trước đến nay, mọi người đều nhìn nhận việc tề
gia nội trợ là công việc gắn liền với người phụ nữ, đó là nghĩa vụ, là trách nhiệm
của người phụ nữ trong gia đình. Chính nhìn nhận này đã làm cho nỗi vất vả của
người phụ nữ tăng lên, trong khi người phụ nữ vẫn phải tham gia công việc ngoài
xã hội như nam giới. Phân tích tình hình giới ở Việt Nam cho thấy tình hình tương
14
tự. Bất luận chủ hộ là nam hay là nữ , phụ nữ đều phải làm việc nội trợ gấp hai lần
nam giới. Phân công lao động nội trợ có lẽ là một trong những lĩnh vự bất bình
đẳng nhất giữa nam và nữ. Vì thế, thậm chí người phụ nữ có nhiều khả năng độc
lập kinh tế và quyền ra quyết định nhiều hơn thì họ vẫn có ít thời gian nghỉ ngơi
hơn bởi những vai trò truyền thống về giới vẫn chưa thay đổi được bao nhiêu.
(J.Desai, 1995).
Tại nơi tôi đang sống, theo tôi nghĩ thì vấn đề bất bình đẳng giới vẫn còn tồn
tại, nhưng không đáng kể. Như gia đình tôi chẳng hạn, cả tôi và chồng tôi cùng đi
làm công chức như nhau, nhưng khi tan sở về thì tôi phải bỏ thời gian để chăm sóc
con cái, và đến công việc nội trợ. Còn chồng tôi, anh ấy cũng công việc như thế
nhưng thời gian bỏ ra trong công việc gia đình thì ít hơn so với tôi.( PVS nữ, 27
tuổi, Q. Ba Đình, Hà Nội ).
Rất khó nhìn nhận vấn đề bất bình đẳng trong các gia đình tại địa phương
tôi, bởi mỗi nhà mỗi cảnh. Như gia đình tôi, công việc nội trợ chủ yếu là do vợ tôi
làm. Còn tôi chỉ phụ giúp được phần nào hay phần đấy thôi, thỉnh thoảng tôi trông
con bởi tôi rất bận với công việc ở cơ quan, còn công việc của tôi trong gia đình là
sửa chữa các thiết bị bị hỏng hóc như sửa điện, xây lại mái tôn bị hỏng,…( PVS
nam, 30 tuổi, Q. Cầu Giấy, Hà Nội ).
Ở Việt Nam đã có những cố gắng suốt gần năm thập kỷ nhằm xây dựng “
Gia đình xã hội chủ nghĩa, vợ chồng bình đằng”. Ông Vũ Mạnh Lợi nhận xét rằng
trong hàng triệu gia đình, cuộc sống vẫn trôi đi theo những nguyên tắc không thành
văn được mọi người ngầm chấp nhận. Ở Việt Nam cũng như ở các nơi khác, nhiều
người tin rằng địa vị thứ yếu của người phụ nữ trong gia đình chủ yếu bắt nguồn từ
vao trò kinh tế phụ thuộc của họ. Song, ông Lợi kết luận “ nhiều thế hệ phụ nữ kế
tiếp nhau trong hàng chục năm ròng đã từng có những đóng góp quan trọng và
phần nhiều vào đời sống gia đình, nhưng địa vị của họ trong gia đình không được
cải thiện so với nam giới tương ứng với những đóng góp đó. Sự giải phóng phụ nữ
15
dường như chỉ dừng lại ở những cái mà cơ chế xã hội mới đem lại ( như trong lĩnh
vực y tế, giáo dục, các quyền luật định khác )”.
Nhưng trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay thì sự phân
công lao động đã có sự thay đổi. Nếu như trước đây, người chồng giữ vai trò trụ cột
về kinh tế, còn người vợ làm nội trợ thì ngày nay, người phụ nữ Việt Nam vừa làm
công việc nội trợ gia đình vừa kiêm luôn vai trò nắm giữ kinh tế của gia đình. Vì
vậy sự phân công lao động theo giới đưa tới việc nam giới là nguồn lao động chính
và nữ giới là người quản lý và thực hiện công việc gia đình. Tuy nhiên, khi được
hỏi về quan niệm về sự phân công lao động trong gia đình của những người chủ hộ
thì chính người phụ nữ lại luôn nhận phần trách nhiệm cao hơn về mình.
Trong gia đình tôi, vợ tôi làm công việc nội trợ chính. Đó là chăm sóc con
cái, làm bếp và dọn dẹp nhà cửa. Còn tôi thì chỉ phụ giúp vợ tôi thôi. Thỉnh thoảng
2 vợ chồng tôi cùng dọn dẹp nhà cửa, cùng chăm con và tôi thì sửa chữa máy móc
và công việc ngoài xã hội chiếm của tôi cũng khá nhiều thời gian. Rất may, vợ tôi
có thể hiểu và thông cảm được cho tôi. ( PVS nam, 37 tuổi, Q. Đống Đa, Hà Nội ).
Điều này cho thấy cả nam và nữ đều đồng ý công việc gia đình của người vợ
đều cần có sự chia sẻ của người chồng. Vì ngày nay người phụ nữ ngoài việc nội
trợ, chăm sóc gia đình, họ còn trực tiếp tham gia sản xuất nên họ không thể làm tốt
cùng một lúc cả công việc gia đình và công việc ngoài xã hội nếu không có sự chia
sẽ, giúp đỡ của người chồng.
1.2. Bình đẳng giới trong cách tiếp cận nguồn lực về mặt kinh tế
Nói đến hoạt động sản xuất, chúng ta không thể không nói đến cách tiếp cận
các nguồn lực trong gia đình. Trước hết phải kể đến cách tiếp cận nguồn lực về mặt
kinh tế. Như chúng ta đều biết, khi con người có vị trí bình đẳng thì con người mới
phát huy được hết những tiềm năng ẩn kín để cống hiến cho sự phát triển xã hội, và
cho sự giàu mạnh cũng như hạnh phúc của gia đình. Nói đến bình đẳng không thể
không nói đến người phụ nữ. Thật vậy, người phụ nữ trong nửa thế kỷ qua đã xả
thân vì nước, vì gia đình thì cũng chính là họ xả thân để vươn tới vị trí bình đẳng
16
của giới họ trong gia đình và xã hội. Phụ nữ cũng có thể làm được các công việc
lớn kiếm được thu nhập cao, đảm bảo cho kinh tế gia đình trong cả hai lĩnh vực sản
xuất và lao động gia đình. Vậy mà khi tìm hiểu ai là người có mức thu nhập cao
nhất trong gia đình thì khoảng 50% gia đình đánh giá hai người ngang nhau, chỉ có
15% đánh giá rằng người vợ có thu nhập cao hơn người chồng. Sự đánh giá kể trên
đã thể hiện một cách nhìn nhận thiếu công bằng trong sự định giá lao động và khả
năng kinh tế của người phụ nữ. Mặc dù thế, nhưng phần lớn các hộ gia đình vẫn
cho rằng nam giới kiếm thu nhập cao hơn và đảm bảo kinh tế cho gia đình hơn so
với phụ nữ bởi nam giới tham gia vào các tổ chức xã hội và hoạt động cộng đồng
như tập đoàn, đội sản xuất, là người tiếp cận các nguồn lực kinh tế để tiếp thu, học
hỏi và phát triển kinh tế cho gia đình mình vì nam giới đóng vai trò trụ cột trong
gia đình.
Gia đình tôi thì kinh tế chủ yếu là do chồng tôi làm, kinh tế của tôi chỉ phụ
thuộc vào mặt hàng bán rong thôi, nên cũng chẳng kiếm được là mấy. Lương của
chồng tôi cũng chỉ hơn 2 triệu 1 tháng thôi, cũng không đủ cho sinh hoạt hàng
tháng nhưng may mà có thu nhập đó của chồng tôi, nếu không thì gia đình tôi thiếu
thốn nhiều lắm. (PVS nữ, 34 tuổi, Q. Ba Đình, Hà Nội )
Lương của vợ tôi cao hơn tôi, nên có thể nói là chủ chốt kinh tế trong gia
đình tôi là vợ tôi. Nhưng không vì thế mà vợ tôi có thể thích làm gì thì làm được,
muốn làm cái gì cũng phải thông qua tôi, tôi thấy hợp lý, đồng ý thì mới được làm.
Lương cao hay thấp là do từng ngành nghề chứ không phải tôi kém cỏi hơn vợ tôi
mà thu nhập của tôi thấp hơn đâu. (PVS nam, 46 tuổi, Q. Đống Đa, Hà Nội ).
Bàn về vấn đề này, Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt, nghiên cứu viên Tạp chí
Quản lý Kinh tế. Với đề tài “Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở
Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách” đã tập trung nghiên cứu các vấn đề
về xu hướng của bất bình đẳng trong thu nhập hiện nay, các yếu tố ảnh hưởng đến
mức độ bất bình đẳng trong thu nhập, và đồng thời phân tách các chỉ tiêu theo trình
độ văn hóa, trình độ chuyên môn, vùng, ngành kinh tế để đưa ra được gợi ý giải
17
pháp phù hợp. Hay như báo cáo “Khác biệt giới trong sự chuyển đổi kinh tế ở Việt
Nam” đã có những bước phát hiện rất quan trọng về giới : điều tra mức sống ở Việt
nam lần 2, 1997 – 1998. Báo cáo do tổ chức nông nghiệp – lương thực và chương
trình phát triển liên hiệp quốc tại Hà Nội – Việt Nam xuất bản. Báo cáo này cho
thấy sự khác biệt về giới khá rõ nét trong cách thức tạo thu nhập và phân bổ thời
gian làm việc, trong các khu vực xã hội như giáo dục, dinh dưỡng, sức khỏe và sử
dụng các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe. Khảo sát mối quan hệ tương tác giữa lĩnh
vực kinh tế và xã hội khi xác định tình trạng bất bình đẳng về mức sống.
Theo kết quả nghiên cứu, ta thấy, đa số nam giới là người nắm giữ vai trò về
mặt kinh tế trong gia đình. Và nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là tình trạng thiếu
việc làm cho nữ giới và nữ giới không có cơ hội để phát huy khả năng ngay trong
chính công việc của mình. Phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi, bất bình đẳng thể hiện
qua mức lương thấp hơn, ít nắm giữ các vị trí lãnh đạo hơn so với nam giới. Tiến sỹ
Nguyễn Hữu Minh - Viện trưởng Viện Gia đình và giới - cho biết: Mức lương của
phụ nữ chỉ bằng 85% so với nam giới, đặc biệt trong các ngành như nông- lâm-ngư
nghiệp thì mức lương của phụ nữ chỉ bằng 67% của nam giới. Theo Tiến sỹ,
nguyên nhân căn bản là nền tảng giáo dục của phụ nữ nói chung thấp hơn nam giới,
khiến khả năng cạnh tranh của phụ nữ trên thị trường lao động thấp hơn.
Hơn nữa, trong xã hội có rất nhiều ngành chỉ tuyển dụng lao động nam, mà ít
chú trọng đến lao động nữ. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nam
giới kiếm thu nhập cao hơn so với nữ giới, và nam giới là người nắm giữ kinh tế
chủ chốt của gia đình. Nói đến vấn đề này, Thạc sĩ Phạm Hương Trà - giảng viên
khoa Xã hội học (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã đi tìm hiểu sự bất bình
đẳng giới trong các quảng cáo tuyển dụng hiện nay. Kết quả nghiên cứu trên 5 tờ
báo in (Thanh Niên, Lao Động, Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Vietnam News) cho thấy,
phần lớn các quảng cáo tuyển dụng không phân biệt đối xử một cách trực tiếp dựa
trên yêu cầu về giới tính, với chỉ khoảng 20,6% số quảng cáo nêu cụ thể công việc
đòi hỏi ứng viên nam (12,4%) hoặc nữ (8,2%). Và kết quả thứ hai là vẫn còn định
18
kiến trong thông báo tuyển dụng của các doanh nghiệp đem lại lợi thế cho nam
giới. Ví dụ các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao thì có đến 50% số quảng cáo yêu cầu
ứng viên phải là nam giới, chỉ có 17% yêu cầu ứng viên là nữ. Một phát hiện nữa là
sự phân biệt đối xử giới trực tiếp lại không nhiều, nhưng sự bất bình đẳng giới lại
được ẩn đi, thông qua các yêu cầu về đào tạo, trình độ học vấn, lứa tuổi hoặc hình
thức. Những yêu cầu này nhiều khi không thực sự cần thiết cho công việc. Theo bà
Jonna Naumanen - Tổ chức lao động quốc tế tại Hà Nội ILO - thách thức lớn nhất
đối với phụ nữ là các công việc mà họ làm thường không được đánh giá hoặc đánh
giá thấp. Và thu nhập của lao động nữ chỉ bằng 87% so với nam giới. Hơn 50% phụ
nữ Việt Nam hiện đang làm công việc nội trợ nên không có thu nhập trực tiếp -
thông tin trên được công bố ngày 9.3 trong Báo cáo phát triển con người khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
Cụ thể, ở tất cả các nước trong khu vực, mức lương của phụ nữ thấp hơn nam giới
rất nhiều và mức chênh lệch thu nhập giữa nam-nữ từ 54%-90%. Tại Việt Nam,
phụ nữ chiếm 46,6% lực lượng lao động, nhưng chủ yếu làm việc trong khu vực
kinh tế tư nhân, nên không được hưởng chế độ an sinh xã hội. Những người làm
việc được hưởng thu nhập chỉ bằng khoảng 87% mức thu nhập bình quân của nam
giới.
Nhà tôi thì chồng tôi, anh ấy làm cho công ty nước ngoài nên thu nhập của
anh ấy cao hơn tôi rất nhiều. Mức lương của tôi không đủ cho chi tiêu sinh hoạt
gia đình. (PVS nữ, 39 tuổi, Q. Ba Đình, Hà Nội )
Gia đình tôi thì mức lương của vợ chồng tôi là ngang nhau, chúng tôi đều là
viên chức nhà nước, nhưng lương của tôi lại dùng cho chi tiêu sinh hoạt hàng
ngày, còn lương của chồng tôi thì tiết kiệm để phòng khi có việc. Nói chung, cuộc
sống của gia đình tôi là ổn định (PVS nữ, 45 tuổi, Q. Cầu Giấy, Hà Nội ).
1.3. Bình đẳng giới trong vấn đề tạo quyền sử dụng giữa nam và nữ trong
gia đình.
19
Tác giả Phạm Thị Huệ - viện gia đình và giới với bài “Quyền lực của vợ
chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam”. Tác giả đã cho thấy kết quả nghiên cứu
về quyền lực của vợ chồng trong gia đình Việt Nam, tác giả nghiên cứu các quyền
như: Quyền quyết định của vợ chồng trong sản xuất; Quyền quyết định của vợ
chồng trong mua sắm đồ đạc đắt tiền; quyền quyết định của vợ chồng trong quan hệ
gia đình và họ hàng; quyền quyết định của vợ chồng trong hoạt động xã hội chung.
Qua phân tích chúng ta thấy được yếu tố kinh tế, tuổi tác, trình độ học vấn, tộc
người đã ảnh hưởng đến quyền quyết định trong gia đình.
Tuy nhiên từ trước tới nay, mọi công việc lớn trong gia đình đều là do người
đàn ông đảm nhận, người phụ nữ ít có tiếng nói hơn trong việc quyết định những
công việc lớn. Trong phần lớn các gia đình Việt Nam hiện nay người đàn ông vẫn
có "uy quyền" hơn người phụ nữ, họ thường là người quyết định nhiều việc liên
quan đến cuộc sống gia đình, đặc biệt là những công việc được cho là “quan trọng”,
“những việc lớn”. Người đàn ông cũng thường có sức khoẻ hơn và được cho là có
vai trò “nhà ngoại giao" của gia đình trong quan hệ với xã hội nên họ cũng thường
là người thực hiện. Tuy nhiên cũng có những gia đình trong đó người phụ nữ là
người có tiếng nói quyết định cao nhất (đó thường là những gia đình mà hoạt động
kinh tế do người phụ nữ đảm nhận và thu nhập chủ yếu của gia đình do họ cung
cấp). Song vì trong xã hội vẫn tồn tại định kiến giới nên trong thực tiễn cuộc sống
có rất nhiều công việc khi thực hiện đòi hỏi phải có những giao tiếp xã hội như
buôn bán, ký kết giao dịch... thì dù đàn ông có thể không phải là người quyết định
hay người xây dựng kế hoạch kinh doanh, nhưng họ vấn được người phụ nữ cử đi
đại diện để tạo ra "cái thế, cái oai" với đối tác, vì như thế công việc dễ đạt hiệu quả
hơn.
Rõ ràng, chi tiêu thường xuyên cho sinh hoạt gia đình phụ nữ nắm quyền
quyết định cao hơn. Những chi tiêu lớn hay những quyết định có liên quan đến sản
xuất kinh doanh hay nguồn lực gia đình thì đều có sự bàn bạc. Và nhiều khi, tiếng
20
nói của phụ nữ mang tính quyết định, nhất là khi gặp vấn đề có liên quan đến ngân
sách gia đình.
Qua khảo sát cho thấy có 357 hộ chiếm 62.3% trả lời là cả hai vợ chồng cùng
bàn bạc và đồng thuận khi quyết định việc lớn trong nhà. Chỉ có 6 hộ trả lời là
chồng hoàn toàn quyết định mà không bàn bạc với vợ. Điều này cho thấy vai trò và
vị thế của người vợ ngày càng được nâng lên, có lẽ do phụ nữ là người cầm “tay
hòm chìa khóa” nên tiếng nói của người phụ nữ có giá trị hơn. Và theo kết quả
khảo sát, ta thấy ở những gia đình đứng tuổi, tức là người phụ nữ đã trải nghiệm
trong lao động sản xuất, trong quản lý kinh tế thì tỷ lệ hai vợ chồng cùng bàn bạc,
cùng quyết định các việc trong gia đình cao hơn hẳn so với những gia đình dưới
tuổi 30.
Gia đình tôi, vợ chồng tôi thường hay bàn bạc với nhau những việc lớn
nhưng chồng tôi thường là người đứng tên làm những việc lớn trong gia đình.
Chẳng hạn như ký tên mua nhà, mua ô tô, hay như chồng tôi là người chủ hộ của
gia đình được nắm giữ sổ đỏ. Còn tôi thì tôi ít tham gia vào các công việc đó, công
việc chủ yếu của tôi là nội trợ, chăm sóc con cái, …( PVS nữ, 46 tuổi, Q. Ba Đình,
Hà Nội )
Những việc lớn trong gia đình tôi thường là tôi làm hết, đàn bà con gái là
chỉ nội trợ và chăm sóc con cái thôi ( cười ) (PVS nam, 28 tuổi, Q. Đống Đa, Hà
Nội
Rõ ràng, phụ nữ Việt Nam có quyền sở hữu, quyền kiểm soát tài sản ở các
cấp độ thấp hơn so với nam giới. Phụ nữ có tên trong giấy chứng nhận Quyền sử
dụng đất, tự do hơn trong việc sử dụng các khoản vay trong khi những người phụ
nữ không có tên trong giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất sẽ gặp nhiều khó khăn
hơn trong tiếp cận với tín dụng. Có tên trong Quyền sở hữu đem đến cho người phụ
nữ sự đảm bảo hơn trong trường hợp li dị, bảo vệ quyền của phụ nữ trong việc thừa
kế và lúc tuổi già và thúc đẩy hơn nữa sự công bằng trong việc ra quyết định trong
gia đình, nhưng vấn đề bất bình đẳng vẫn tồn tại bởi từ trước tới nay, quan niệm
21
người phụ nữ làm nội trợ, chăm sóc gia đình con cái và người đàn ông vẫn là trụ
cột và làm những việc lớn trong gia đình và ngoài xã hội vẫn không mất đi. Khác
với trước đây, người phụ nữ không được tham gia vào chuyện lớn trong gia đình thì
ngày nay, người phụ nữ có tiếng nói hơn nhưng quan trọng quan niệm về bình đẳng
giới vẫn chưa thực sự được thực hiện một cách công bằng, bởi quan niệm vẫn là
quan niệm, không dễ dàng mất đi được.
2. Bình đẳng giới trong hoạt động chăm sóc gia đình và sinh đẻ.
2.1.Vai trò của người phụ nữ trong gia đình
Từ bao đời nay, trong gia đình, người phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng
và không thể thiếu được. Ảnh hưởng của người phụ nữ đã tác động đến hầu hết các
lĩnh vực trong cuộc sống gia đình và ngày càng trở nên quyết định hơn. Vai trò
người vợ - người nội trợ thể hiện phụ nữ vẫn là người quyết định chủ yếu chi tiêu
ăn uống hàng ngày – trong việc chi tiêu chữa bệnh, chăm sóc con cái và học hành
cho con, mặc dù người chồng có sự chia sẻ chịu trách nhiệm, phụ nữ vẫn quyết
định chính. Theo quan niệm truyền thống, phụ nữ gắn liền với vai trò sinh đẻ, nuôi
con và chăm sóc gia đình, còn nam giới đảm nhận những việc lớn. Quan niệm này
được thể hiện thông qua câu ngạn ngữ “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Bao
lâu còn tình người thì lòng mẹ vẫn trải dài theo bầu trời ở đó. Dù đời sống có phát
triển theo từng thời kỳ văn hóa nông nghiệp, văn hóa kỹ nghệ, văn hóa tin học…,
con người chỉ tìm cách sống thích nghi theo tiến hóa của xã hội, chứ con người
không thể thay thế được thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Người phụ nữ được
thiên nhiên ban phát cho thiên chức tự nhiên trong mỗi con người là chuyển dịch
suối nguồn tình thương vô tận của thiên nhiên vào dòng sống, là chuyển dịch thiên
thư vô ngôn của trời đất, tức là cấy trồng hạt giống tình thương uyên nguyên vào
cõi lòng con người. Thượng đế đã thiết kế ra con người và muôn loài, phụ nữ được
giao thiên chức là sinh con, nuôi con giống như thiên chức của hoa hồng là nở
những bông hoa,…Đây là những chức năng thiên bẩm của tạo hóa vượt trên mọi
thứ như thời gian, quan niệm, địa lý, hoàn cảnh sống,…Hoạt động chăm sóc gia
22
đình và sinh đẻ còn được gọi là sinh sản và nuôi dưỡng. Phụ nữ là người mang thai,
sinh con, và họ làm hầu hết các công việc chăm sóc gia đình. Do đó, họ bị coi là
người thực hiện vai trò sinh sản và nuôi dưỡng. Còn về phía những người đàn ông
trong gia đình, họ có thiên chức gì? Trong tâm thức của chúng ta, người đàn ông
thực sự là biểu tượng trong mỗi gia đình. Để giữ ưu thế trong tương quan gia đình,
họ sẽ không “cố đấm ăn xôi” mà phát huy sức mạnh tiềm tàng của mình. Người
đàn ông có khuynh hướng hướng ngoại và ham muốn được là “người của mọi
người” nên sẽ đảm nhận nhiều vai trò đa dạng một cách tự nhiên. Điều quan trọng
trước tiên là tìm cách giữ được cân bằng giữa các vai trò trong gia đình và ngoài xã
hội, tìm ra không gian riêng để tìm ra các “sứ mệnh” hay là thiên chức của mình.
Trong gia đình, người đàn ông vừa là một người chồng, vừa là một người cha. Cả
hai vai trò này, người đàn ông đè phải hết sức thực hiện thì mới đáp ứng được kỳ
vọng của người vợ và các con. Chính vì thế, khi được hỏi về quan niệm về sự phân
công lao động, về sự chia sẻ của các ông chồng trong công việc gia đình thì có
75.8% nam giới rất đồng ý với việc người chồng chia sẻ công việc gia đình với
người vợ, và có 83.6% nữ giới đồng ý người chồng chia sẻ công việc với mình
trong công việc gia đình. Tuy nhiên có 0.4% số nam giới không đồng ý với vấn đề
này, trong khi đó không có nữ giới nào không đồng ý với vấn đề này. Tất cả mọi
phụ nữ đều cho rằng người chồng cần phải chia sẻ công việc gia đình với họ, để từ
đó tìm được tiếng nói chung.
Qua cuộc khảo sát điều tra tại Hà Nội cho thấy nam giới được coi là trụ cột,
chịu trách nhiệm về kinh tế gia đình. Còn phụ nữ có trách nhiệm trước hết với công
việc gia đình, chăm sóc con cái, và được trông đợi là người duy trì sự hòa hợp và
hạnh phúc gia đình. Với nhận định “Phụ nữ là người quyết định giữ không khí hòa
thuận trong nhà” thì đa số nam giới và nữ giới đều đồng ý với nhận định này. Nam
giới sau một ngày công tác bận rộn, mệt nhọc có lúc vui nhưng cũng có những lúc
thật sự căng thẳng. Khi về nhà, họ cần được nghỉ ngơi, cần được hưởng không khí
ấm cúng của gia đình, cần nhìn thấy những đứa con sạch sẽ, ngoan ngoãn, họ cũng
23
cần có những bữa cơm ngon, cần thấy nhà cửa ngăn nắp, gọn sạch và nhất là người
vợ dịu dàng, ân cần chăm sóc cho cha mẹ chồng cũng như xử sự tế nhị với gia đình
bên chồng sẽ làm cho tan biến đi những lo toan, vất vả. Rõ ràng, tất cả những công
việc trên phụ thuộc vào tính cách của người phụ nữ. Để điều hòa được các mối
quan hệ gia đình, nó đòi hỏi những đức tính đảm đang, dịu dàng, biết thông cảm,
chịu khó và sự tinh tế ở người phụ nữ.
Giới tính Nam Nữ
Phụ nữ là người
quyết định giữ hòa khí
trong nhà
56.1%
68.2
%
Nam giới là người
quyết định giữ hòa khí
trong nhà
17.2% 8.5%
Kết quả điều tra cho thấy, khi hỏi về vấn đề ai là người quyết định giữ hòa
khí trong gia đình, thì có 56.1% nam giới cho rằng phụ nữ là người quyết định giữ
hòa khí trong nhà, và chỉ có 17.2% cho rằng nam giới là người quyết định. Còn về
phía những người phụ nữ, họ cho rằng người quyết định chủ yếu hòa khí trong nhà
là chính họ-những người phụ nữ (68.2%), và chỉ có 8.5% số phụ nữ cho rằng người
quyết định giữ hòa khí trong nhà là những người đàn ông.
Còn về năng lực chăm sóc gia đình, hầu như cả hai giới đều cho rằng phụ nữ
biết cách chăm sóc gia đình hơn nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ đồng ý với nhận
định này cao hơn nam giới, cụ thể là 86.5% đồng ý phụ nữ biết cách chăm sóc gia
đình hơn nam giới so với 73.3%.ngược lại nhận định “Nam giới biết cách chăm sóc
gia đình hơn nữ giới” thì tỷ lệ nam giới đồng ý với nhận định này nhiều hơn nữ
giới. Tỷ lệ đồng ý cao này cho thấy sự tin tưởng khá chắc chắn của người trả lời,
cũng như tin vào năng lực của phụ nữ về việc liên quan đến gia đình và ít tin tưởng
hơn ở nam giới khi bàn đến việc chăm sóc và lo toan gia đình.
24
Giới tính Nam Nữ
Nữ giới biết cách lo
toan công việc gia đình hơn
nam giới.
73.3% 86.5%
Nam giới biết cách
lo toan công việc gia đình
hơn nữ giới.
12.4% 11.6%
Trong gia đình tôi, thì tôi là người luôn luôn lo toan cho gia đình. Chồng tôi
thì đi làm suốt, thỉnh thoảng còn đi công tác xa nhà nên cũng không có thời gian ở
nhà. Tôi vừa đi làm vừa chăm lo cho gia đình, nhiều khi không có cả thời gian để
làm những việc khác. (PVS nữ, 42 tuổi, Q. Đống Đa, Hà Nội).
Như vậy, nhìn chung không có sự khác biệt trong quan niệm hiện nay của
hầu hết phụ nữ và nam giới với cách hiểu mang tính truyền thống về năng lực thực
hiện vai trò giới trong gia đình. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không có sự
khác biệt về tuổi, trình độ học vấn, tôn giáo trong những nhận định về nam giới và
phụ nữ. Đặc biệt là cả hai giới đều có xu hướng đánh giá giới mình có khả năng
nhiều hơn trong ông việc gia đình, đó là yếu tố tâm lý muốn khẳng định bản thân
mình hơn.nhìn chung, theo quan niệm truyền thống, nam giới vẫn thường được coi
là trụ cột gia đình về kinh tế, còn phụ nữ là người quán xuyến công việc trong gia
đình và chăm sóc con cái. Ngày nay, với những thay đổi của xã hội trong quá trình
phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế, quan niệm về trách nhiệm của phụ
nữ và nam giới trong gia đình dần có sự chuyển biến.
2.2. Bình đẳng giới trong cách tiếp cận về mặt văn hóa, giáo dục
Từ ngày xưa ông cha ta đã có câu“ Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”,
người đàn ông thì ra ngoài làm, đảm nhận việc kiếm tiền nuôi gia đình, còn người
phụ nữ thì ở nhà chăm sóc, dạy bảo con cái, lo toan công việc nhà. Chính vì thế mà
người vợ, người mẹ luôn gần gũi, thường xuyên tiếp xúc với con cái, dạy bảo
25
chúng học hành, chăm lo cho chúng. Người chồng ít quan tâm đến vấn đề học hành
của con cái hơn là người vợ. Theo kết quả khảo sát cho thấy người vợ thường đi
họp phụ huynh học sinh nhiều hơn là người chồng, cụ thể là 51.6% so với 24.6%,
chỉ có 14.6% là do cả hai vợ chồng đi họp mà thôi.
Khi tìm hiểu mong muốn người cha hay người mẹ là người chịu trách nhiệm
dạy bảo nề nếp, đưa con vào kỷ luật thì cả hai cùng dạy dỗ con cái chiếm tỷ lệ
nhiều nhất 45.9%, vì điều này không nhất thiết quy trách nhiệm cho một người cụ
thể.
Trong khi đó chỉ có 28.9% trả lời là người vợ làm việc dạy bảo nề nếp, đưa
con vào kỷ luật, có 21.5% trả lời là người chồng là người chính trong việc dạy bảo
nề nếp, đưa con vào kỷ luật. Điều này cho thấy, quan niệm truyền thống dần có sự
thay đổi dạy bảo con cái là chỉ do người phụ nữ - người vợ đảm nhiệm việc dạy bảo
nề nếp, đưa con vào kỉ luật, điều này được thể hiện qua câu “con hư tai mẹ, cháu hư
tại bà”. Khi con cái hư hỏng, mắc sai lầm thì trách nhiệm đều quy cho người phụ
nữ vì người mẹ là người làm công việc nhà, tiếp xúc với con cái nhiều hơn và là
người có nghĩa vụ dạy bảo con cái, người chồng chỉ lo việc tạo ra thu nhập nuôi
sống gia đình và đối ngoại mà thôi.
Nhà tôi thì tôi thường là người dạy các cháu học, bởi chồng tôi hay đi công
tác xa nhà. Nhưng khi về, anh chỉ hỏi han qua loa tình hình học tập của các cháu
mà thôi, chứ không xem bài vở của các cháu như thế nào. Còn đi họp phụ huynh
cho các cháu thì từ trước tới nay đều là tôi đi, nhiều hôm trùng với công việc bận ở
cơ quan nhưng chẳng biết nhờ ai nên tôi đành nghỉ ở cơ quan để đi họp phụ huynh
cho các cháu. (PVS nữ, 38 tuổi, Q. Đống Đa, Hà Nội ).
Tuy nhiên cũng có nhiều hộ gia đình mà người vợ lại bận trăm công nghìn
việc, không có thời gian chăm sóc cho con cái đủ đầy, thế nên người đàn ông lại là
người trực tiếp quản lý con cái trong vấn đề giáo dục. Đề cập đến vấn đề này, tác
giả Vũ Tuấn Huy với bài “ Vai trò người cha trong gia đình”. Xã hội học số
4(80),2002 đã đề cập đến vai trò của người cha trong gia đình như là người cung
26
cấp nguồn sống. Vai trò người cha trong gia đình trong việc nuôi dưỡng con cái và
tác động của vai trò người cha đối với con cái trong gia đình. Vẫn còn tồn tại những
trường hợp như thế, tuy nhiên đó chỉ là số ít trong xã hội bởi từ trước đến nay,
người ta quan niệm rằng người đàn ông thường lo làm ăn kinh tế bên ngoài, ít có
thời gian đi họp phụ huynh cho con cũng như nhắc nhở con học thêm ở nhà. Nhưng
ngày nay, trên hết vẫn nhận thấy trách nhiệm dạy bảo con cái đi vào nề nếp, kỷ luật
là trách nhiệm của cả hai vợ chồng, chứ không của riêng ai.
Nhà tôi thì vợ tôi làm giáo viên nên việc giáo dục con cái học tập và chăm
sóc con cái là vợ tôi chu đáo làm hết. Còn tôi thì thi thoảng dạy cho con hướng làm
những bài khó khi vợ tôi vắng nhà. (PVS nam, 45 tuổi, Q. Ba Đình, Hà Nội ).
Bình đẳng giới trong giáo dục làm tăng chất lượng nguồn nhân lực trung
bình của xã hội. Bình đẳng giới trong giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến chất
lượng nguồn nhân lực của tương lai. Khi mức độ bất bình đẳng giới trong giáo dục
giảm đi, tức là ở mỗi cấp đào tạo, tỷ lệ nữ so với nam tăng lên và khi trình độ và
nhận thức của phụ nữ trong gia đình được cải thiện, số lượng và chất lượng đầu tư
cho giáo dục đối với con cái sẽ được cải thiện trực tiếp thông qua sự dạy dỗ của
người mẹ cũng như khả năng thuyết phục hoặc quyền của người mẹ trong việc đầu
tư nhiều hơn cho giáo dục đối với con cái. Bàn về vấn đề này, bà Tôn Nữ Thị Ninh
cho rằng: “ Sau thời kì Đổi mới, trình độ học vấn của phụ nữ Việt Nam đã được
nâng lên đáng kể. Điều đó được thể hiện ở số lượng nữ sinh viên đại học tương
đương, thậm chí có chỗ còn cao hơn cả nam. Bên cạnh đó, trong các doanh nghiệp
vừa và nhỏ thì có rất nhiều nữ giám đốc, chủ tịch hoặc chủ doanh nghiệp. Kể cả
những công ty lớn như Vinamilk cũng có nữ tổng giám đốc. Rõ ràng trong 15 - 20
năm vừa qua, cùng với trình độ học vấn, đời sống kinh tế của phụ nữ rõ ràng có
nhiều cải thiện”. Theo số liệu năm 2006 trong cuộc Khảo sát mức sống hộ gia đình
Việt Nam (VHLSS) thì phụ nữ làm chủ hoặc quản lý 22% các doanh nghiệp và họ
thường có vai trò lãnh đạo trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên,
phụ nữ điều hành các doanh nghiệp phi nông nghiệp với quy mô nhỏ hơn so với các
27
doanh nghiệp của nam giới và thường kinh doanh tại gia đình, trong khi đó nam
giới kinh doanh có mức thu nhập cao hơn trong cùng lĩnh vực. Rõ ràng, nam giới
không trực tiếp sinh đẻ, nhưng họ có thể tham gia vào các công việc chăm sóc con
cái, và làm những công việc ngoài xã hội.
2.3. Bình đẳng giới trong cách tiếp cận về mặt y tế, sức khỏe.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế thể hiện trong việc nâng cao vai trò của phụ
nữ trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến sức khoẻ của chính họ và trách
nhiệm của nam giới trong việc chia sẻ thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ, kế
hoạch hoá gia đình. Trong vấn đề y tế khi được hỏi người thường đưa người bệnh đi
khám, phần lớn là người chồng 33.8%, người vợ là 31.0%, cả vợ và chồng là
20.6%. Người chồng là trụ cột gia đình, có sức khỏe và tham gia các hoạt động bên
ngoài nhiều hơn nữ giới nên việc đưa người bệnh đi khám do người chồng đảm
nhận nhiều hơn có thể lý giải được, còn người vợ ở nhà chăm sóc gia đình, lo toan
công việc nhà, chăm sóc con cái. Đưa người bệnh đi khám thường là người chồng
nhưng chăm sóc người bệnh thì người vợ lại là người chăm sóc nhiều nhất. Do đó,
trong vấn đề này, người chồng trong gia đình có san sẻ với người vợ của họ. Bởi
trình độ học vấn và sự hiểu biết về vấn đề y tế sức khỏe có vai trò rất quan trọng
trong việc chăm sóc con cái. Trong vấn đề này thì người đàn ông có vẻ “nhanh
nhạy” hơn những người phụ nữ.
Nhà tôi thì tôi thường là người đưa con đi khám bệnh ở bệnh viện. Vợ tôi
làm công việc buôn bán nên cũng không có thời gian nghỉ để đưa các con đi. Công
việc của tôi thì thoải mái hơn nên tôi có thể đưa các con đi khám được.(PVS nam,
45 tuổi, Q. Cầu Giấy, Hà Nội)
Sự phát triển bền vững của một dân tộc, quốc gia và của cả loài người là
nhằm đáp ứng lợi ích của cả hai giới nam và nữ. Hai giới rõ ràng có những mục
tiêu chung, lợi ích chung trong sự phát triển của đất nước như tăng thu nhập, nâng
cao chất lượng sống. Đồng thời họ lại có những nhu cầu khác hoặc có tính cấp bách
khác nhau do họ phải đảm nhiệm những chức năng xã hội khác nhau. Phụ nữ phải
28
gánh vác việc sinh đẻ, nuôi con nhỏ, nên các nhu cầu của họ thường gắn với đời
sống gia đình (điều kiện ăn ở, nguồn nước sạch, phúc lợi y tế, giáo dục,…). Nam và
nữ lại đứng ở những điểm xuất phát không giống nhau để tiếp cận với cái mới
(trình độ hiểu biết, điều kiện đi lại, tiếp xúc xã hội, nắm bắt các thông tin,…). Do
đó, những thuận lợi và khó khăn của họ để tham gia vào các chương trình phát triển
lại khác nhau về tính chất và mức độ. Theo đó, việc hưởng thụ những thành quả
cũng như việc gánh chịu những hậu quả tiêu cực của các dự án phát triển cũng có
mức độ khác nhau ở giới nam và giới nữ. Nam giới thường có khả năng làm việc xa
gia đình, có điều kiện thuận lợi đẻ học tập, đổi nghề, đi vào công nghệ mới. Phụ nữ
bị hạn chế về trình độ, về điều kiện học tập, bận bịu về con cái nên thường phải tiếp
tục nhận những công việc lao động giản đơn, nặng nhọc, thu nhập thấp. Họ thường
phải gánh chịu những hậu quả tiêu cực của các dự án phát triển nhiều hơn nam giới.
3. Bình đẳng giới trong hoạt động cộng đồng
Người phụ nữ ngày càng tham gia vào nhiều vào lao động sản xuất, làm cho
ứng xử độc lập về kinh tế, giao tiếp xã hội rộng rãi hơn, tăng cường khả năng dự
đoán rủi ro hơn. Trước đây thường thì nam giới thường tham gia vào các công việc
cộng đồng như : họp xóm, tổ dân phố, đi dự đám hiếu, hỉ, tổ chức các lễ hội. Còn
phụ nữ thì tham gia các công việc như dọn dẹp vệ sinh ngõ xóm, đường phố… Và
càng ngày người phụ nữ cũng tham gia vào các hoạt động cộng đồng nhiều hơn tuy
nhiên tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại và phụ nữ cũng có ít thời gian
hơn nam giới để tham gia các hoạt động cộng đồng.
Kết quả điều tra cho thấy đa số nam giới tham gia vào các hoạt động xã hội
tích cực hơn so với nữ giới ( hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, …). Vì lo cho
công việc gia đình nên người phụ nữ ít có thời gian để tham gia vào các hoạt động
cộng đồng, trong khi có tới 72.4% đàn ông tham gia họp tổ dân phố thì chỉ có
41.2% nữ giới tham gia vào việc này.
Điều này cho thấy nam giới thường tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn
nữ giới vì nữ giới ngoài công việc lao động sản xuất, xã hội còn phải chăm sóc gia
29
đình, con cái, họ ít có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động bên ngoài xã hội
khác như họp dân phố, hội nông dân…
Trong gia đình tôi, chồng tôi là người hay tham gia các hoạt động của tổ
dân phố hơn tôi. Thực sự là tôi chẳng còn thời gian để mà tham gia nữa. Nhiều khi
cũng muốn tham gia cho biết nhưng đi làm về, ăn cơm tắm rửa, dọn dẹp rồi dạy
con học cũng ngốn của tôi khá nhiều thời gian. (PVS nữ, 35 tuổi, Q. Đống Đa, Hà
Nội ).
Tôi hay tham gia hội cựu chiến binh hơn nhà tôi, bà ấy bảo là chẳng thích,
với lại tối lại mệt nên chỉ muốn đi nghỉ ngơi thôi, chẳng muốn làm gì cả. ( PVS
nam, 62 tuổi, Q. Cầu Giấy, Hà Nội )
Rõ ràng, nữ giới ít có thời gian tham gia vào các hoạt động cộng đồng hơn so
với nam giới, bởi họ luôn dành toàn bộ thời gian rảnh của mình cho công việc nhà,
việc chăm sóc gia đình nhỏ của mình nên không còn nhiều thời gian tham gia các
hoạt động xã hội nữa. Còn một nguyên nhân khác nữa đó chính sở thích của họ,
nhiều người thích tham gia các hoạt động của xã hội nhưng nhiều người lại không
thích tham gia bởi họ cho rằng mất thời gian của họ.
Cả ngày tôi đi làm vất vả, đi làm chỉ mong sao nhanh tối để được về với gia
đình và chăm con. Còn cuối tuần, tôi chỉ muốn được ở nhà dọn dẹp, nấu nướng,
chăm sóc con và dạy con học hành. Tôi không thích tham gia vào các hoạt động
của phường xã chút nào, trừ khi bị bắt buộc phải đi thì tôi mới đi thôi. (PVS nữ, 42
tuổi, Q. Cầu Giấy, Hà Nội )
Tôi là tổ trưởng tổ dân phố, nên tôi thường hay phải đến từng nhà để huy
động bà con tham gia vào các cuộc họp của tổ dân phố. Huy động thế mà có mấy
gia đình tham gia đâu.Cùng lắm là có các bác lớn tuổi hay tham gia thôi, chứ
những gia đình trẻ thì họ ít tham gia lắm (PVS nam, 52 tuổi, Q. Đống Đa, Hà Nội )
Chương III. Nguyên nhân và giải pháp
1. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình.
30
Do các quan niệm xã hội, các tập quán, hủ tục lạc hậu, rồi chế độ phụ quyền
tồn tại từ rất lâu. Quan niệm này đã đè nặng lên cả nam và nữ cho nên người phụ
nữ cũng sống theo kiểu phục tùng.
Về phía nam giới, vì rõ rằng nam giới vẫn cứ xem phụ nữ là sở hữu của họ,
phải phục tùng họ. Cùng với thói quen nữ giới là chỉ chuyên làm nội trợ, còn nam
giới thì phải gánh vác những việc lớn trong gia đình, nên nhiều khi nam giới luôn
áp đặt nữ giới theo truyền thống đó mà không để cho nữ giới quyết định.
Về phía phụ nữ, đa phần họ vẫn công nhận cái quyền của nam giới trong xã
hội. Họ sẵn sàng đảm nhận những công việc được coi là nhỏ, bình thường, là việc
vặt trong gia đình như lao động sản xuất, chăm sóc con cái mà không một lời than
thở hay đòi hỏi trong khi những bận rộn, lo toan đó có thể xâm chiếm và lấy đi của
họ hầu hết thời gian và sức lực.
Do trình độ học vấn thấp người phụ nữ vẫn chưa ý thức được quyền của
mình, chưa nắm bắt, hiểu về luật bình đẳng giới.
Nguyên nhân khác là tình trạng bất bình đẳng giới vẫn chưa được giải quyết
tốt và người phụ nữ vẫn bị thiếu thông tin và các dịch vụ xã hội nói chung. Đồng
thời cũng không đủ cơ sở dữ liệu theo độ tuổi, giới tính và những nghiên cứu có cơ
sở về các vấn đề giới.
Muốn đạt được sự bình đẳng giới thì cần phải khắc phục, xóa bỏ những
nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng giới, đề ra những giải pháp nhằm đạt được sự
bình đẳng giới.
2. Giải pháp nhằm xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng giới
Để hạn chế, khắc phục sự bất bình đẳng giới, đảng, nhà nước đã đề ra một số
biện pháp nhằm đem lại sự bình đẳng giới cho người phụ nữ:
Nâng cao trình độ cho người phụ nữ, như vậy sẽ được nâng cao trình độ hiểu
biết, có như vậy thì cơ hội tìm kiếm việc làm của mình mới có cơ hội tốt, tìm việc
làm tốt thì mới ổn định cuộc sống. Từ đó mới tạo được hạnh phúc cũng như kinh tế
gia đình bền vững, góp phần xây dựng xã hội.
31
Tăng thu nhập cho phụ nữ, đồng thời tạo việc làm cho họ để họ có thể kiếm
thêm thu nhập.
Muốn tự giải phóng mình trước hết người phụ nữ phải là người hiểu biết về
giới, phải tự vươn lên bằng học vấn cá nhân, chứ không thể hòa tan trong gia đình.
Chương IV. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Qua cuộc khảo sát ở Hà Nội cho thấy trong quá trình công nghiệp hóa hiện
đại hóa thì bình đẳng giới đã có sự biến đổi ở các gia đình thông qua sự phân công
lao động theo giới, cách tiếp cận các nguồn lực giữa nam và nữ. Ngày nay vai trò,
vị thế của người phụ nữ ngày càng được nâng lên và đánh giá cao hơn trong gia
đình cũng như ngoài xã hội. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại khá nhiều sự bất bình đẳng,
điều đó gây ra sự thiếu công bằng cho người phụ nữ.
Bất bình đẳng giới vẫn chưa có hồi kết, nói đến đấu tranh cho bình đẳng giới
cũng không phải có ý hạ thấp các giá trị truyền thống mà tạo hóa đã ban cho người
phụ nữ. Phụ nữ vẫn là phụ nữ, vẫn đóng vai trò then chốt trong việc “xây tổ ấm”
trong gia đình. Và vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ chúng ta vẫn là sự mềm dẻo, linh
động và dịu dàng. Hãy dùng vũ khí này mà đấu tranh cho nữ quyền cho chính bản
thân chúng ta.
Về phần nam giới thì chứng tỏ cho thế giới biết rằng Á Châu không phải là
một xứ sở lạc hậu; không phải là nơi mà đàn ông vẫn còn suy nghĩ theo theo sự lỗi
thời và cổ hủ; không phải là nơi mà đàn ông không biết cách cư xử lịch thiệp với
phụ nữ và người già - người được sinh ra có ít cơ bắp hơn và yếu ớt hơn mình.
Một người đàn ông nhân hậu, biết yêu thương và biết cách cư xử thì sẽ tự
khắc biết giúp vợ làm việc nhà, chăm con, chăm sóc vợ. Đây mới là người đàn ông
đích thực. Bình đẳng giới là sự bình đẳng về luật pháp, về cơ hội bao gồm sự bình
đẳng trong thù lao cho công việc và tiếp cận đến nguồn vốn con người và các
nguồn lực sản xuất khác cho phép mở ra cơ hội này, và bình đẳng về “tiếng nói” là
khả năng tác động và đóp góp cho quá trình phát triển.
32
2. Khuyến nghị
Để đạt được sự bình đẳng giới thì trước hết người phụ nữ phải xác định
mình phải có không gian tự do sáng tạo của mình. Và hiểu chỉ khi mình phát triển
về mặt trình độ ngang bằng với chồng thì mình mới hy vọng có bình đẳng thực sự.
Và mình cũng phải làm thế nào thuyết phục được người thân của mình chia sẻ các
công việc, hỗ trợ mình trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ khi đó người phụ nữ mới có
bình đẳng thực sự.
Trong các chính sách, chương trình dự án về bình đẳng giới phải xác định
được sức khỏe và hoạt động của phụ nữ kể cả đối với công ăn việc làm và thu nhập
của họ, phải loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực phát sinh trong việc thực hiện các
chương trình dự án đó.
Phụ nữ phải được coi là nguồn phát triển, vì vậy phải có những chính sách
nhằm tăng cường và bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Ngoài chương trình hành động hiện
nay, cần tăng cường đào tạo cho người dân, trong đó có phụ nữ những kiến thức,
hiểu biết về vấn đề bình đẳng giới trong xã hội hiện nay.
Đẩy mạnh việc giáo dục bình đẳng giới trong nhân dân. Đưa các kiến thức về
bình đẳng giới vào các chương trình tuyên truyền cho người dân. Mở rộng việc
tuyên truyền giáo dục về vấn đề bình đẳng giới thông qua các kênh truyền thanh,
truyền hình, báo chí,…làm cho con người biết thay đổi thái độ, hành vi,…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các gia đình đô thị hiện nay.pdf