Bình luân các quy phạm xung đột ghi nhận trong bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

TPQT là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, thương mai, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự ( quan hệ dân sự theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài. Trong TPQT phương pháp điều chỉnh đặc thù đó là phương pháp xung đột. Các quy phạm xung đột của TPQT được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật của các ngành luật khác nhau. Một trong các văn bản chưa đựng quy phạm TPQT không thể không kể đến đó là BLDS 2005. bạn có thể tìm hiểu rõ các quy phạm này trong bài làm của mình

doc12 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6588 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luân các quy phạm xung đột ghi nhận trong bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I)Lý luận chung 1) Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mang đầy đủ các đặc điểm của quan hệ dân sự nói chung. Quan hệ dân sự ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm quan hệ phát sinh trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Các quan hệ này phát sinh giữa các cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác gọi chung là các chủ thể tư. Việc khẳng định tư pháp quốc tê nghiên cứu các quan hệ pháp luật dân sự cho thấy sự khác biệt rõ nét giữa tư pháp quốc tê và công pháp quốc tế Và để phân biệt khái niệm quan hệ dân sự do luật Ds điều chỉnh và quan hệ dân sự mà TPQT điều chỉnh Điều 758 BLDSVN 2005 đã quy định cụ thể về quan hệ dân sự mà TPQT điều chỉnh. Theo đó, các quan hệ dân sự trong TPQT điều chỉnh luôn có đặc trưng là mang “yếu tố nước ngoài”. Quan hệ có yếu tố nước ngoài tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong ba yếu tố: yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể, yếu tố nước ngoài về mặt khách thể, yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý. Nếu như một quan hệ dân sự tồn tại một trong ba yếu tố này thì quan hệ đó sẽ thuộc diện điều chỉnh của TPQT Yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể: một bên hoặc các bên có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở nước ngoài .Ví dụ: Quan hệ mua gạo giữa công ty ở Nhật và công ty ở Việt Nam. Yếu tố nước ngoài về mặt khách thể: tài sản là đối tượng của quan hệ hiện diện ở nước ngoài. Ví dụ: di sản thừa kế nằm ở nước ngoài. Yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý: sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự đó xảy ra ở nước ngoài .Ví dụ: 2 công dân Việt Nam kết hôn ở Pháp 2) Xung đột pháp luật Đo đặc điểm của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là sự tham gia của hai hay nhiều hệ thống pháp luật. Và mỗi quốc gia trên thế giới có hệ thống pháp luật riêng của mình, điều này là do điều kiện phát triển kinh tế xã hội, từ quan điểm chính trị, phong tục tập quan… Nên pháp luật của các nước không bao giờ hoàn toàn giống nhau,thường có sự khác nhau khi giải quyết những vấn đề cụ thể, vì vậy việc áp dụng các hệ thống pháp luật khác nhau sẽ mang lại hệ quả pháp lý khác nhau. Trong khoa học tư pháp quốc tê, hiện tượng xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Và cần phải lựa chọn quan hệ một trong các hệ thống pháp luật đó để giải quyết các quan hệ pháp luật trên. Nhưng việc lựa chọn luật phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, chứ không thể tùy tiện. Việc lựa chọn luật này sẽ không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của tòa án, cũng không phụ thuộc vào ý muốn của các bên. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới TPQT sẽ có hai phương pháp điều chỉnh đó là: Phương pháp xung đột và phương pháp thực chất. Hai phương pháp này luôn phối hợp và tác động bổ sung cho nhau để giải quyết các quan hệ TPQT. Vấn đề xung đột pháp luật không bao giờ đặt ra trong quan hệ pháp luật hành chính, pháp luật hình sự. Sở dĩ như vậy là vì không chỉ xuất phát từ sự bất bình đằng giữa các chủ thể trong các mối quan hệ mà còn một lý do nữa đó là tính hiệu lực theo lãnh thổ rất nghiêm ngặt của luật hình sự, luật hành chính… không thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài trong các quan hệ trên. 3) Quy phạm xung đột 3.1 Khái niệm Phương pháp xung đột được xem là phương pháp đặc thù của tư pháp quốc tế với việc sử dụng các QPXĐ để giải quyết vấn đề chọn luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài. Do số lượng quy phạm xung đột nhiều và phạm vi điều chỉnh của QPXĐ tương đối rộng( trong hầu hết các lĩnh vực của TPQT) đây là điều mà QPTC không có. QPXĐ là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống thực tế. QPXĐ không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên cũng như hình thức và biện pháp chế tài có thể được áp dụng đối với bên đương sự vi phạm pháp luật. Các quy phạm này chỉ quy định việc chọn pháp luật nước này hay nước khác để điều chỉnh quan hệ có yếu tố nước ngoài. Như vậy, có thể nói QPXĐ luôn mang tính chất “dẫn chiếu”. Khi QPXĐ dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật cụ thể và các quy phạm thực chất trong hệ thống pháp luật đó được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự phát sinh, đó chính là tính chất “song hành” giữa QPXĐ và quy phạm thực chất trong điều chỉnh pháp luật. Cùng với quy phạm thực chất trong hệ thống pháp luật QPXĐ dẫn chiếu tới, rõ ràng QPXĐ đã thể hiện khả năng quy định những quy tắc xử sự cho các bên khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế cụ thể. 3.2 Cơ cấu của QPXĐ Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì quy phạm pháp luật thông thường nói chung được cấu thành bởi các bộ phận là: giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, khác với các quy phạm pháp luật thông thường thì QPXĐ được cấu thành bởi hai bộ phận là phần Phạm vi và phần Hệ thuộc. Hai bộ phận này không thể tách rời trong bất kỳ quy phạm nào: Phạm vi: Quy định QPXĐ này được áp dụng cho loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nào. Hệ thuộc: quy định chỉ ra pháp luật nước nào được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật đã ghi ở phần phạm vi. II) Các quy phạm xung đột ghi nhận trong BLDSVN 2005 Quy phạm xung đột trong lĩnh vực chủ thể Chủ thể là ngượi tạo lập lên quan hệ dân sự, do đó năng lực chủ thể sẽ quyết đinh giá trị pháp lý của quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ TPQT nói riêng. Trong TPQT thì người nước ngoài là một trong những chủ thể cơ bản. Năng lực chủ thể là khả năng mà Nhà nước cho phép cá nhân, tổ chức nào đó tham gia vào quan hệ pháp luật khi đã thỏa mãn những điều kiện nhất định được pháp luật quy định. Năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. 1.1 Năng lực pháp luật Điều 761 BLDS 2005 là khung pháp lý cơ bản về năng lực pháp luật của cá nhân là người nước ngoài. Quy định này khẳng định năng lực pháp luật của cá nhân người nước ngoài sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch, hay nói cách khác là nước mà người đó là công dân. Việc quy định như trên là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với thông lệ của tư pháp quốc tế khi sử dụng một hệ thuộc cơ bản của tư pháp quốc tế là hệ thuộc luật quốc tịch.Quy định như vậy còn cho thấy rõ quan điểm của VN về vấn đề này, đó là tôn trọng pháp luật của nước mà người nước ngoài đã lựa chọn mang quốc tịch. Xuất phát từ nguyên tắc đãi ngộ như công dân, đối với người nước ngoài, pháp luật Việt nam còn quy định “người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”- đây là quy định phù hợp với các quy định quốc tế cũng như các quy đinh của các quốc gia khác. Tuy nhiên không phải bất kỳ lĩnh vực nào, người nước ngoài cũng có đầy đủ quyền và nghĩa vụ dân sự như đối với công dân Việt Nam. Ví dụ: các quyền về chính trị như quyền bầu cử, ứng cử… 1.2 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài Trong việc quy định năng lực hành vi của cá nhân pháp luật VN áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch. Cụ thể tại Điều 762 BLDS 2005 năng lực hành vi của cá nhân là người nước ngoài được xác lập theo pháp luật của nước mà người đó là công dân. Đây là một quy định phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế vì do điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau mà mỗi cá nhân sẽ có những khả năng bằng hành vi của mình xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự khác nhau. Tuy nhiên đối với việc xác định năng lực hành vi của cá nhân là người nước ngoài, pháp luật Việt Nam vẫn ghi nhận trường hợp ngoài lệ không áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch. Cụ thể là trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trên lãnh thổ Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó sẽ được xác định theo pháp luật Việt Nam. Quy định này sẽ là thuận tiện cho các giao dịch dân sự mà người nước ngoài xác lập, thực hiện tại Việt Nam. Nếu trong trường hợp chủ thể trong quan hệ TPQT có hai hay nhiều quốc tịch thì căn cứ áp dụng pháp luật sẽ theo quy định tại khoản 2 điều 760 BLDS 2005 .Người có nhiều quốc tịch thì sẽ áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú trước khi chết; nếu người đó chết tại một quốc gia mà họ không mang quốc tịch thì sẽ áp dụng pháp luật của nước mà họ có quốc tịch và có sự gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân.Điều kiện sống ở nước họ mang quốc tịch và nơi họ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tư duy của họ khi tham gia quan hệ TPQT. Điều này đảm bảo cho chủ thể được đảm bảo quyền và nghĩa vụ. Mặt khác, quy định này còn góp phần dễ dàng lựa chọn pháp luật áp dụng Trên thực tế, việc xác định người không có năng lực hành vi dân sự, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng như việc xác định một người mất tích hoặc đã chết là những việc cần thiết và cũng thường gặp trong quan hệ dân sự nói chung và quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói riêng. Để giải quyết vấn đề này, pháp luật Việt Nam quy định khá chi tiết tại Điều 763, 764 BLDS 2005. Theo đó,pháp luật Việt Nam áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch vì vấn đề này liên quan trực tiếp đến nhân thân của người bị đó. Cần quy định như vậy bởi vì các quyền và nghĩa vụ công dân gắn liền với người bị tuyên bố như trên sẽ do nước nơi ngươi đó có quốc tịch quyết định và ảnh hưởng lớn về sau trong quan hệ của họ tại nước đó. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng đưa ra một quy định khá quan trọng là việc xác định các vấn đề nói trên đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam đảm bảo tính quản lý nhà nước đối với người cư trú trên lãnh thổ của mình. 1.3 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài Bên cạnh cá nhân, pháp nhân nước ngoài cũng là một chủ thể quan trọng trong tư pháp quốc tế. Pháp luật Việt Nam không có quy định về xác định quốc tịch cho pháp nhân mà chỉ quy định việc xác định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài tại điều 765 BLDS 2005 Quy phạm trên quy định rằng khi xem xét vấn đề năng lực pháp luật của pháp nhân nước ngoài phải căn cứ vào pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập. Như vậy, có thể nói BLDS đã gián tiếp thừa nhận nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân tùy thuộc vào nơi thành lập của pháp nhân đó, tức là sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân, không phụ thuộc vào nơi đặt trụ sở chính hay nơi kinh doanh chính của pháp nhân đó. Đây là điều kiện thuận lợi cho các công ty xuyên quốc gia mở rộng thị trường tại Việt Nam. Khi hoạt động với tư cách pháp nhân nước ngoài ở một quốc gia nào đó, ngoài việc tuân theo quy chế nhân thân xác định địa vị pháp lý do pháp luật của nước mà nó mang quốc tịch thì pháp nhân đó còn phải tuân theo pháp luật của nước sở tại. Khoản 2 điều 765 quy định rõ đối với pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân đó được xác định theo pháp luật Việt Nam, cụ thể là quy định của BLDS VN, LTM, LDN… Quy định này của BLDS là hoàn toàn hợp lý, một mặt sẽ tạo điều kiện thuận tiện, dễ dàng cho các pháp nhân nước ngoài trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam; mặt khác nhằm đảm bảo tính hiệu lực về lãnh thổ của pháp luật Việt Nam, đảm bảo được an ninh, trật tự xã hội trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia… Quy phạm xung đột về quyền sở hữu tài sản Từ lâu, vấn đề giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực sở hữu đã trở thành một nội dung quan trọng của tư pháp quốc tế.Mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều sự khác biệt, nhưng TPQT của hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất sử dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản để giải quyết xung đột. Luật nơi có tài sản không những quy định nội dung của quyền sở hữu mà còn ấn định cả các điều kiện phát sinh, chấm dứt và dịch chuyển quyền sở hữu. BLDS VN cũng dựa trên nguyên tắc chung phổ biến này để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu và được khái quát tại Điều 766 BLDS 2005 Theo đó, việc xác lập,thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu , nội dung quyền sở hữu và các quyền tài sản sẽ do luật nơi có tài sản điều chỉnh, bất luận đối tượng của quyền sở hữu là động sản hay bất động sản. Tuy nhiên, vẫn tồn tại trường hợp ngoại lệ được quy định tại khoản 2 Điều 766 về quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển và khoản 4 về quyền sở hữu đối với tàu bay dân dụng và tàu biển tại Việt Nam. Cụ thể như sau: Thứ nhất: đối với động sản đang trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, nếu không có thỏa thuận khác. Như vậy, pháp luật Việt Nam áp dụng hệ thuộc luật của nước do các bên thỏa thuận được chuyển đến, quy định còn được gọi là luật của người mua.Như vậy, người mua sẽ giữ thế chủ động hơn trong quan hệ giao dịch. Đây là quy định mà không nhiều quốc gia quy định nhưng nó lại phù hợp với Việt Nam vì Việt Nam là nước nhập siêu nếu quy định lựa chọn luật nước người bản để áp dụng sẽ gây nhiều bất lợi cho cá nhân, cơ quan tổ chức trong nước… Thứ hai: trong việc xác định quyền sở hữu đối với tàu bay dân dụng và tàu biển tại Việt Nam thì nguyên tắc luật nơi có tài sản dường như cũng không được áp dụng mà phải tuân theo pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của CHXHCN Việt Nam. Như vậy, đối với các quan hệ sở hữu và các quan hệ tài sản trong lĩnh vực hàng không dân dụng và hàng hải quốc tế, hệ thuộc luật của nước nơi có tài sản không được áp dụng mà thay vào đó là hệ thuộc Luật quốc kỳ hoặc luật nơi đăng ký *) Vấn đề xung đột về định danh tài sản Các quan niệm về“động sản” và “bất động sản” không được hiểu một cách thống nhất trong pháp luật của các quốc gia hiện nay .Do đó thường phát sinh xung đột về định danh tài sản. Xung đột ở đây là do pháp luật của một nước quy định tài sản này là động sản, cùng tài sản đó nhưng nước khác lại quy định đó là bất động sản. Điều này gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật giải quyết xung đột về sở hữu tài sản .Do đó tiền đề đầu tiên để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài là phải xác đinh áp dụng pháp luật nước nào để định danh tài sản. Pháp luật của đa số các nước trong các đạo luật và các điều ước quốc tế thường ghi nhận là luật nơi có tài sản là hệ thuộc để giải quyết xung đột về định danh tài sản. BLDS Việt Nam cũng quy định “việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản”. Quy phạm xung đột về thừa kế *) Thừa kế theo pháp luật Trong trường hợp người để lại thừa kế không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu thì di sản đó sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật. Tại khoản 1 Điều 767 BLDS 2005, pháp luật Việt Nam lựa chọn hệ thuộc luật quốc tịch của người để lại di sản để giải quyết xung đột về thừa kế theo pháp luật trong TPQT. Trong tài sản về thừa kế, pháp luật Việt Nam cũng chia ra làm 2 loại là động sản và bất động sản. Tương ứng với mỗi loại sẽ có quy định khác nhau. Cụ thể như sau: Đối với động sản: sẽ tuân theo pháp luật luật nước người để lại thừa kế mang quoc tịch truoc khi chet. Trong trường hợp, người để lại di sản không có người thừa kế thì động sản đó thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế mang quốc tịch trước khi chết. Nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng pháp luật của nước người để lại di sản mất vì vấn đề này còn liên quan tới những quan hệ còn lại của họ với nước họ mang quốc tịch và nếu không có người thừa kế thìquốc gia có quyền nhận sự di sản đó như một phần đóng góp cho quốc gia. Đối với bất động sản: xuất phát từ bản chất tài sản của quan hệ thừa kế cũng như từ tính chất đặc biệt của loại tài sản này nên BLDS đã quy định “quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản”. Đối với các loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có liên quan đến bất động sản thì hầu hết áp dụng hệ thuộc Luật nơi có bất động sản, quan điểm này được thể hiện trong nhiều quy phạm pháp luật khác. Nếu di sản không có người thừa kế là bất động sản thì di sản nay sẽ thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó. *)Về thừa kế theo di chúc Đối với trường hợp người để lại thừa kế có để lại di chúc phân chia tài sản thừa kế, vấn đề trọng tâm chính là hiệu lực của di chúc. Để đảm bảo cho di chúc phân chia di sản có hiệu lực, có hai vấn đề cần quan tâm chính là vấn đề người lập di chúc có đầy đủ năng lực lập di chúc hay không và hình thức của di chúc có hợp pháp hay không. Về xác định năng lực lập di chúc của người lập di chúc: Khoản 1 Điều 768 có quy định phải tuân theo pháp luật nước người lập di chúc là công dân. Như vậy hệ thuộc được pháp luật Việt Nam lựa chọn áp dụng là Luật quốc tịch để giải quyết xung đột. Việc lập di chúc là quyền của mọi cá nhân để được định đoạt tài sản của mình và việc lập di chúc là việc cá nhân bằng chính hành vi của mình xác lập và thực hiện quyền đó. Nói cách khác đây chính là năng lực chủ thể của một cá nhân (bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi) .Quy định này chưa hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 762 BLDS VN bởi vì theo Điều 762 những di chúc được lập tại Việt Nam thì năng lực pháp luật của họ sẽ phải tuân theo pháp luật Việt Nam chứ không phải theo nước họ mang quốc tịch.Quy định tại khoản 2 Điều 762 BLDS là hợp lý để nhà nước việt nam đảm bảo quản lý nhà nước đối với di chúc được lập tại nước mình. Do đó, theo em nhà làm luật cần bổ sung thêm trường hợp này vào Điều 768 để đảm bảo thống nhất trong hệ thống pl Việt Nam. Về hình thức của di chúc: pháp luật quy định hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc. Tức là một người lập di chúc phân chia di sản ở bất kỳ đâu thì hình thức của di chúc đó phải tuân theo pháp luật của nơi họ lập di chúc, bất kể họ mang quốc tịch của quốc gia nào. Quy định còn mang tính cứng nhắc bởi vì đôi khi người lập di chúc không hiểu biết gì về pháp luật của nước họ lập di chúc nhưng vì lý do gì đó họ chưa thể về nước mình mang quốc tịch để lập di chúc. Lúc này, có thể di chúc của họ bị vô hiệu do vi phạm về hình thức, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền để lại di sản của họ. Có lẽ sẽ là hợp lý hơn khi quy định cho phép người lập di chúc được quyền lựa chọn hình thức di chúc theo pháp luật của nước nơi lập di chúc hoặc của nuwóc mà người đó là công dân. Ví dụ như đối với di chúc của công dân Việt Nam thì được lập ở Pháp mà hình thức của nó tuân theo pháp luật Việt Nam thì vẫn được thừa nhận. Quy phạm xung đột về hợp đồng và giao dịch dân sự *)Giải quyết xung đột về hình thức của hợp đồng Trong thực tiễn tư pháp quốc tế, đa phần các nước Bắc Âu, Tây Âu và Châu Mỹ khi giải quyết XĐPL về hình thức của hợp đồng thì luật nơi ký kết trường được ưu tiên áp dụng.Lựa chọn luật nơi ký kết hợp đồng là nhằm giúp cơ quan nhà nước nơi ký kết dễ dàng quản lý những hợp đồng đượ ký kết tại nước của họ. Nhưng trong trường hợp nếu hợp đồng bị coi là bất hợp pháp về mặt hình thức theo luật nơi ký kết nhưng theo luật nhân thân của các bên chủ thể thoặc theo luật tòa án nơi xét xử tranh chấp coi hợp đồng là hợp pháp về mặt hình thức thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý. Tiếp thu những quy định phù hợp của pháp luật các nước về hình thức của hợp đồng, Điều 769 BLDS Việt Nam 2005 quy định “hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kêt hợp đồng”. Bên cạnh đó, pháp luật Việt nam còn quy định “trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật CHXH CN Việt Nam thì hợp đồng giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam”. Đây là một hướng giải quyết hợp lý, giúp hợp đồng không bị vô hiệu, nó mở ra một hướng giải quyết thuận lợi và dễ dàng cho tranh chấp của các bên khi họ chưa có những hiểu biết nhất định về pháp luật nước nơi họ giao kết hợp đồng. Quy định như vậy của pháp luật Việt cũng thể hiện sự tôn trọng việc thỏa thuận và quyền tự do định đoạt của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng. *) Giải quyết xung đột về nội dung của hợp đồng Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài mang đầy đủ các đặc điểm chung của hợp đồng dân sự đó là sự thỏa thuận. Do đó hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài cũng là sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Các bên trong hợp đồng có thể lựa chọ luật vào bất kỳ giai đoạn nào của hợp đồng, có thể lựa chọn luật từ khi giao kết cũng có thể lựa chọn luật khi có tranh chấp hoặc trong quá trình tranh tụng tại tòa.Thông thường các bên sẽ thỏa thuận áp dụng các hệ thống pháp luật có liên quan đến hợp đồng (pháp luật của nước mà một trong các bên chủ thể mang quốc tịch; pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng…). Nhưng có nhiều trường hợp các bên chủ thể lựa chọn luật áp dụng của nước không có mối liên hệ gì với hợp đồng một cách cố tình hay vô tình.Thậm chí là có thể áp dụng hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh một hợp đồng. Pháp luật Việt Nam không hề có bất kỳ một hạn chế nào về hệ thống pháp luật được lựa chọn, do đó có thể hiểu rằng các bên chủ thể có quyền thỏa thuận về bất kỳ hệ thống pháp luật nào. Pháp luật Việt Nam quy định nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về nội dung của hợp đồng tại khoản 1 điều 769: “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng được xác định theo pháp luật nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác” Như vậy, bên cạnh pháp luật mà các bên thỏa thuận pháp luật Việt Nam còn quy định áp dụng luật của nước nơi thực hiện hợp đồng để điều chỉnh nội dung của hợp đồng chứ không phải là luật pháp của nơi ký kết hợp đồng. Nhưng với sự phát triển của toàn cầu hóa như hiện nay thì quy định này có lẽ chưa đủ chặt chẽ, gây ra những khó khăn khi áp dụng pháp luật khi hợp đồng được thực hiện tại nhiều quốc gia. Vậy pháp luật nước nào sẽ được áp dụng trong trường hợp này? Cần có các quy định chi tiết hơn điều chỉnh vấn đề này. Theo em, về vấn đề này chúng ta nên quy định luật áp dụng cho hợp đồng trong trường hợp này sẽ là luật nơi diễn ra những hoạt động cơ bản nhất của hợp đồng. Ngoài ra pháp luật Việt Nam còn quy định một số trường hợp đặc biệt các bên chủ thể không có quyền lựa chọn luật áp dụng. Đó là các trường hợp sau: Thứ nhất: Việc xác định nơi thực hiện hợp đồng trong trường hợp hợp đồng không ghi rõ nơi thực hiện sẽ phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Theo khoản 1 của điều 769 thì chỉ trong trường hợp “hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam” thì hệ thuộc Luật nơi ký kết hợp đồng mới được áp dụng mà cụ thể ở đây là luật Việt Nam sẽ được áp dụng. Thứ hai: hợp đồng liên quan đến tài sản là bất động sản. Bất động sản là một loại tài sản đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt đối với quốc gia, vì thế khi điều chỉnh những loại quan hệ dân sự có liên quan đến loại tài sản này cần phải có sự cân nhắc. Tương tự như trong các quan hệ về thừa kế, quan hệ sở hữu. nếu như có liên quan đến bất động sản ở Việt Nam, nhà nước ta đều quán triệt một quan điểm duy nhất là quan hệ đó phải tuân theo pháp luật của Việt Nam. *)Giao kết hợp đồng dân sự vắng mặt Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay việc giao kết hợp đồng mà các bên vắng mặt đã trở lên tương đối phổ biến.Các bên trong hợp đồng không phải mất nhiều thời gian để gặp nhau mà vẫn có thể giao kết hợp đồng một cách dễ dàng và thuận lợi. Nhưng giao kết hợp đồng vắng mặt cũng tiềm ấn không ít rủi ro nếu không có các quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách cụ thể. Do đó pháp luật thế giới nói chung và pháp luật Việt nam nói riêng đã xây dựng khung pháp lý cơ bản về tình huôngs giao kết hợp đồng dân sự vắng mặt. pháp luật Việt Nam quy định tại điều 771 BLDS 2005 Đối với giao kết hợp đồng và nơi giao kết hợp đồng trong trường hợp hợp đồng được giao kết vắng mặt, Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật được áp dụng để xác định nơi giao kết hợp đồng dân sự vắng mặt là pháp luật của nước bên đề nghị giao kết hợp đồng (nơi cư trú đối với cá nhân và nơi có trụ sở chính đối với pháp nhân). Để xác định thời điểm giao kết hợp đồng, pháp luật được áp dụng là pháp luật của nước bên đề nghị giao kết hợp đồng nêu bên này nhận được trả lời chấp nhận của bên được đề nghị giao kết hợp đồng. Quy định này của Việt Nam dựa trên cơ sở “thuyết tiếp thu” theo hệ thống pháp luật của các nước châu âu như Đức, Pháp... Quy định này đã góp phần giải quyết những tranh chấp đã và đang tồn tại ở Việt Nam khi các bên giao kết hợp đồng thông qua thư điện tử giữa pháp nhân Việt Nam và pháp nhân nước ngoài mà không xác định được thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng. *)Giao dịch dân sự đơn phương Hiện nay, các giao dịch đơn phương chiếm số lượng không nhiều, nhưng do đặc thù của mình đối tượng của các giao dịch này phần lớn là tài sản có giá trị lớn. Do đó các nhà lập pháp đã có những dự liệu mang tính “đón đầu” nhằm giải quyết các mâu thuẫn có thể xáy ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thế. Pháp luật Việt Nam quy định vấn đề này tại Điều 772 BLDS 2005. Theo đó, việc xác định quyền và nghĩa vụ của bên tự nguyện thực hiện quan hệ giao dịch dân sự đơn phương dưa trên pháp luật của nước nơi cư trú hoặc nơi có hoạt động của bên đó là hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc chungvề giải quyết xung đột và được ghi nhận trong pháp luật của nhiều quốc gia. *) Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được giải quyết không trên cơ sở của hợp đồng dân sự (vì không có hợp đồng) mà chỉ gỉai quyết trên cơ sở của pháp luật quy định và thiệt hại thực tế đã xảy ra. Nội dung cơ bản về giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ bồi thường thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài của pháp luật Việt Nam được quy định tại khoản 1 điều 773 BLDS 2005. Theo đó, khi xảy ra quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì có thể có hai hệ thống pháp luật được áp dụng là pháp luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại và pháp luật nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại. Việc xác định luạt nơi xảy ra thiệt hại là thuận lợi dễ dàng, tạo điều kiện cho việc tòa án có thể dễ dàng trong việc điều tra, thu thập chưng cứ, xác minh về thiệt hại… đồng thời đảm bảo được lợi ích của bên bị thiệt hại. Và việc xác đinh luật nơi hành vi gây thiệt hại xảy ra cũng có ưu điểm là xác định điều kiện, môi trường diễn ra hành vi. Trên thực tế, có không ít trường hợp hành vi gây thiệt hại diễn ra ở một nơi,, nhưng hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại đó chưa phát sinh ngay mà lại phát sinh ở một nơi khác . Cụ thể như sau hành vi gây thiệt hại xảy ra ở nước ngài vì thế pháp luật của nước đó có thể được áp dụng để giải quyết quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh; Việt nam là nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi kể trên và theo quy định của Điều 773 thì pháp luật Việt Nam cũng có thể được áp dụng để giải quyết quan hệ này. Vậy pháp luật nào sẽ được áp dụng để giải quyết quan hệ bồi thường thiệt hại phát sinh? Ai là người có quyền đưa ra lựa chọn luật? Để giải quyết vấn đề này theo em nên quy định rõ trường hợp nào áp dụng luật nơi diễn ra hành vi gây thiệt hai và trường hợp nào áp dụng luật nơi phát sinh hậu quả thực tế. Theo quy định của pháp luật VN thì hệ thuộc được áp dụng giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là hệ thuộc luật nơi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật cũng đưa ra một số trường hợp ngoại lệ: trường hợp do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả sẽ áp dụng pháp luật mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp có quy định khác; và trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ CNXHCN VN thì áp dụng pháp luật của VN. Quy phạm xung đột trong SHTT * quyền tác giả có yếu tố nước ngoài Khác với quyền dân sự khác, quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học đều mang tính chất lãnh thổ.Do đó, quyền tác giả trong tư pháp quốc tế không nghiên cứu về việc lựa chọn luật quốc tịch hay luật nơi cư trú mà chủ yếu đề cấp đến những biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của tác giả ở nước ngoài và nước sở tại. Theo quy định tại Điều 774 BLDS 2005, tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại VN hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại VN đều được nhà nước ta bảo hộ quyền tác giả trừ TH tác phẩm ko được nhà nước bảo hộ. Tức là tác giả người nước ngoài sẽ được hưởng các quyền tài sản và nhân than trong lĩnh vực đó như công dân Việt Nam. Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc đối xử như công dân của chủ thể được pháp luật Việt Nam công nhận. Các tác phẩm công trình của người nước ngoài được công bô, sử dụng ở Việt Nam dựa trên cơ sở ĐƯQT về quyền tác giả mà VN ký kết hoặc tham gia thì chế độ bảo hộ quyền tác giả được xác định theo ĐƯQT và pháp luật VN. *)Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng có yếu tố nước ngoài Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng cũng là một quyền trong SHTT. Việc bảo hộ này không chỉ nhằm tạo ra hình thức pháp lý đảm bảo các quyền nhân thân và quyền tài sản của các nhà sáng tạo đối với các kết quả của sự sáng tạo đó, khích lệ thương mại trung thực từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. Ở Việt Nam, các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với cây trồng cho các cá nhân và pháp nhân nước ngoài được quy định chung tại BLDS và quy định cụ thể tại Luật SHTT. Điều 775 BLDS quy định: Nhà nước Việt Nam sẽ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và giống cây cho cá nhân, pháp nhân nước ngoài trong các trường hợp: Đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp văn bằng bảo hộ hoặc được công nhận bảo hộ. Hai trường hợp này sẽ được bảo hộ trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các ĐƯQT, trong TH ĐƯQT quy định khác thì áp dụng ĐƯQT. *)Chuyển giao CN có yếu tố nước ngoài Việt Nam đã ghi nhận khung pháp lý cơ bản để cá nhân, pháp nhân có thể chuyển giao công nghệ một cách thuận tiện và dễ dáng nhất tại Điều 776 BLDS 2005. Pháp luật VN quy định tương đối “thoáng” trong việc cho phép lựa chọn áp dụng pháp luật VN hay nước ngoài để điều chỉnh việc chuyển giao công nghệ có yếu tố nước ngoài. Việc chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, pháp nhân VN với người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài phải tuân thủ theo: Các quy định từ điều 754 đến 757 BLDS và các văn bản khác; quy định của các ĐƯQT về chuyển giao công nghệ mà Việt Nam là thành viên và pháp luật nước ngoài nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó ko trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN. Nhưng quy định áp dụng pháp luật nước ngoài còn chưa cụ thể, khó áp dụng. Theo em, có thể quy định pháp luật nước ngoài được áp dụng trong trường hợp này là pháp luật nước mà các bên thỏa thuận. 7) Xác định thời hiệu khởi kiện Quy định về thời hiệu khởi kiện trong pháp luật của các quốc gia không giống nhau, sẽ làm phát sinh XĐPL về thời hiệu khởi kiện. Để tạo điều kiện cho các bên thuận lợi cho việc tìm hiểu về thời hiệu khởi kiện, đảm bảo quyền yêu cầu nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, pháp luật Việt Nam đã quy định “Thời hiệu khởi kiện đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà pháp luật nước đó được áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tương ứng.”( Điều 777 BLDS 2005). Đây là một quy định hết sức khoa học và hợp lý, phù hợp với thông lệ TQT.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBình luân các quy phạm xung đột ghi nhận trong BLDS Việt Nam năm 2005 giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.doc
Luận văn liên quan