Bình luận cấu trúc nguồn của liên minh Châu Âu và chứng minh luật liên minh Châu Âu không phải là luật quốc gia cũng không phải là luật quốc tế

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 I. Khái quát cấu trúc nguồn của pháp luật EU 2 1. Định nghĩa luật liên minh châu âu 2 2. Cấu trúc nguồn luật liên minh châu âu 3 II. Bình luận cấu trúc nguồn luật liên minh châu âu 3 1. Một số quan điểm về nguồn luật liên minh châu âu 3 2. Đánh giá về hiệu lực áp dụng nguồn luật liên minh châu âu và mối quan hệ giữa các loại nguồn 4 III. Chứng minh luật liên minh châu âu không phải là luật quốc gia cũng không phải là luật quốc tế 5 1. Luật liên minh châu âu không phải là luật quốc gia 5 2. Luật liên minh châu âu không phải là luật quốc tế 5 KẾT LUẬN 6 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 7

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5647 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luận cấu trúc nguồn của liên minh Châu Âu và chứng minh luật liên minh Châu Âu không phải là luật quốc gia cũng không phải là luật quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 I. Khái quát cấu trúc nguồn của pháp luật EU 2 1. Định nghĩa luật liên minh châu âu 2 2. Cấu trúc nguồn luật liên minh châu âu 3 II. Bình luận cấu trúc nguồn luật liên minh châu âu 3 1. Một số quan điểm về nguồn luật liên minh châu âu 3 2. Đánh giá về hiệu lực áp dụng nguồn luật liên minh châu âu và mối quan hệ giữa các loại nguồn 4 III. Chứng minh luật liên minh châu âu không phải là luật quốc gia cũng không phải là luật quốc tế 5 1. Luật liên minh châu âu không phải là luật quốc gia 5 2. Luật liên minh châu âu không phải là luật quốc tế 5 KẾT LUẬN 6 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 7 LỜI MỞ ĐẦU Liên minh châu Âu được thiết lập với mục đích kết thúc cuộc chiến tranh thường xuyên và đẫm máu giữa các nước láng giềng, mà lên tới đỉnh điểm trong Thế chiến thứ hai. As of 1950, the European Coal and Steel Community begins to unite European countries economically and politically in order to secure lasting peace.Ban đầu, sáu nước: Bỉ, Pháp, Ý, Lucxembourg, Hà lan và Tây Đức đã kí hiệp ước Paris thành lập cộng đồng than thép châu âu ECSC 1951 với mục đích là để liên hợp các nước lại với nhau và hợp tác phát triển về kinh tế. Sau đó, nhiều hiệp ước và hiệp định khác ra đời trở thành nguồn luật của liên minh châu âu. Luật liên minh châu là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do Liên minh châu âu xây dựng và ban hành, có hiệu lực áp dụng thống nhất và trực tiếp đối với các thể nhân, quốc gia thành viên và các cơ quan, thiết chế của liên minh châu âu. Nguồn của luật liên minh châu âu là hình thức biểu hiện các quy phạm pháp luật quốc tế. Nó bao gồm 3 loại sau: Luật gốc (primary law), luật phái sinh (secondary law) và án lệ (case law). Để hiều rõ hơn về cấu trúc nguồn luật liên minh châu âu chúng ta hãy cũng tìm hiều qua bài viết về đề tài “ bình luận cấu trúc nguồn của liên minh châu âu và chứng minh luật liên minh châu âu không phải là luật quốc gia cũng không phải là luật quốc tế”. Bài viết trên em đã thực sự cố gắng nhưng chắc rằng không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy cô và các bạn góp ý cho bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG I. Khái quát cấu trúc nguồn của pháp luật liên minh châu âu: 1. Định nghĩa luật liên minh châu âu: Luật liên minh châu là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do Liên minh châu âu xây dựng và ban hành, có hiệu lực áp dụng thống nhất và trực tiếp đối với các thể nhân, quốc gia thành viên và các cơ quan, thiết chế của liên minh châu âu. 2. Cấu trúc nguồn luật liên minh châu âu : Liên minh châu âu có ba nguồn luật chính: Nguồn luật gốc (sources of primary law), nguồn luật phái sinh (sources of secondary law) và án lệ (case law) Cụ thể là: a. Nguồn luật gốc: Nguồn luật gốc của Liên minh châu âu chính là các Điều ước quốc tế được xây dựng trên cơ sở những thỏa thuận trực tiếp của các quốc gia thành viên trong khuôn khổ EU. Nguồn luật gốc bao gồm: - Các hiệp ước thành lập cộng đồng EU: Hiệp ước Paris 1951, Hiệp ước Rome 1957,.. - Những hiệp ước sửa đổi hiệp ước thành lập các cộng đồng và EU như Hiệp ước Brussels 1967, Hiệp ước châu âu duy nhất 1986, Hiệp ước, Hiệp ước Amsterdam 1997, …. và các nghị định, tuyên bố kèm theo Hiệp ước thành lập trên. - Hiệp ước gia nhập của các thành viên mới vào các Cộng đồng và EU (5 hiệp ước) b. Nguồn luật phái sinh: Luật phái sinh là những quy định của pháp luật do các thiết chế liên minh ban hành và các thỏa thuận.theo Điều 249 EU treaty, Luật phái sinh được ban hành dưới các hình thức văn bản: Regulation, directive và decision. - Regulation (quy định): là văn bản có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các công dân và quốc gia thành viên của Liên minh châu âu. Tất cả các Regulation đều có hiệu lực áp dụng trực tiếp Hiệu lực áp dụng trực tiếp là điều này có nghĩa là chúng có hiệu lực pháp lý đối với các quốc gia mà không đòi hỏi các quốc gia phải thực hiện chuyển hóa thành nội luật. Ngay khi quy định có hiệu lực thì chúng trở thành một phần trong pháp luật quốc gia thành viên tại các quốc gia thành viên. Regulation là loại văn bản pháp luật chủ yếu được dùng để tổ chức những vấn đề đã được nhất thể hóa ở mức độ cao. - Directive (chỉ thị): Directive là loại văn bản chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với những quốc gia thành viên được chỉ định trong văn bản. Không phải tất cả các chỉ thị đều có hiệu lực áp dụng trực tiếp (đây là ngoại lệ của nguyên tắc “áp dụng trực tiếp”). Chỉ có các chỉ thị thỏa mãn điều kiện “cụ thể”, “rõ ràng” và “ vô điều kiện” mới được áp dụng trực tiếp theo chiều dọc và chỉ trong trường hợp nó không được chuyển hóa hoặc chuyển hóa không chính xác (nếu đã được chuyển hóa chính xác thì áp dụng quy định chuyển hóa - Decision (quyết định): Decision là loại văn bản chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với các cá nhân, thể nhân, quốc gia thành viên được chỉ định trong văn bản. Decision được chỉ định để giải các vấn đề, trường hợp cá biệt liên quan đến quá trình Liên minh châu âu triển khai thực hiện các Hiệp ước, các Regulation và Directive c. Án lệ (case law) Án lệ là các phán quyết của Tòa án công lí châu âu (ECJ) và của Tòa sơ thẩm châu âu (CFJ). Chúng không chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên đương sự mà còn có giá trị bắt buộc đối với các cá nhân, quốc gia thành viên khi ở trong hoàn cảnh tương tự như của án lệ. Chúng được sử dụng trong trường hợp mà nguồn luật gốc và nguồn luật phái sinh không giải quyết được vấn đề đó. II. Bình luận cấu trúc nguồn của liên minh châu âu: 1. Một số quan điểm về nguồn luật liên minh châu âu: Khi nói tới luật liên minh châu âu, hiện nay có nhiều quan điểm về nguồn luật liên minh châu âu. Có có quan điểm cho rằng nguồn luật liên minh châu âu bao gồm: Nguồn luật gốc, nguồn luật phái sinh, và nguồn luật bổ sung Nguyễn Ngọc Quỳnh-Nguồn của pháp luật liên minh châu âu,những vấn đề lí luận và thực tiến, khóa luận tốt nghiệp, 2010. Theo quan điểm này thì những văn bản được liệt kê tại Điều 249 EU Treaty, hay không được nhắc tới trong điều này như: khuyến nghị, ý kiến, nghị quyết, tuyên bố, các đạo luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế Liên minh đều là nguồn phái sinh của liên minh châu âu. Theo quan điểm này, luật phái sinh còn bao gồm: Các thỏa thuận quốc tế được ký kết giữa EU với quốc gia hoặc tổ chức quốc tế khác ngoài EU, các thỏa thuận giữa các quốc gia thành viên, các thỏa thuận giữa các thiết chế của EU. Nguồn luật liên minh châu âu không chỉ bao gồm các án lệ, mà còn bao gồm cả pháp luật quốc tế và các nguyên tắc pháp luật quốc tế. Đây là quan điểm nguồn luật liên minh châu âu theo nghĩa rộng. Quan điểm khác lại cho rằng, nguồn luật của liên minh châu âu bao gồm: nguồn luật gốc, nguồn luật phái sinh và án lệ. Theo quan điểm này, chỉ có: quy định, chỉ thị va quyết định mới được coi là nguồn luật phái sinh. Còn những văn bản khác như: khuyến nghị, ý kiến (được đề cập ở Điều 249 EU treaty) và những văn bản khác như: Nghị quyết, sách trắng, sách xanh,… không được thừa nhận là nguồn luật liên minh châu âu. Bởi lẽ rằng, chúng không có giá trị hiệu lực bắt buộc nên không được coi là luật. Quan điểm này nhận định án lệ được xem là luật liên minh châu âu còn nguyên tắc pháp luật quốc tế hay pháp luật quốc tế không được coi là luật liên minh châu âu, cũng như những thỏa thuận giữa các quốc gia thành viên,…cũng không được xem là luật liên minh châu âu. Theo em, quan điểm thứ hai là hợp lí hơn. Bởi chúng ta thấy rằng những khuyến nghị hay ý kiến, chương trình, nghị quyết, kết luận, sách xanh, sách trắng,…không thể được coi là luật được, chúng không có giá trị hiệu lực bắt buộc. Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế theo em là nguồn của luật quốc tế ( nguồn bổ trợ) chứ không thể được coi là nguồn luật liên minh châu âu. 2. Đánh giá hiệu lực áp dụng của nguồn luật liên minh châu âu và mối quan hệ giữa các nguồn luật Luật gốc là nguồn luật cơ bản, có hiệu lực tối cao trong hệ thống cấu trúc các nguồn của pháp luật EU. Nguồn luật gốc có hiệu lực theo không gian và theo thời gian: thể hiện nguồn luật gốc được áp dụng trên toàn lãnh thổ quốc gia thành viên, bao gồm một số đảo và vùng lãnh thổ hải ngoại nhất định Nó cũng được áp dụng đối với những vùng lãnh thổ mà quốc gia thành viên có trách nhiệm trong quan hệ đối ngoại (theo Hiệp ước Masstricht). Nguồn luật gốc thường là các Điều ước quốc tế không có thời hạn tuy nhiên Hiệp ước Paris là ngoại lệ, hiệp ước chỉ có hiệu lực trong vòng 50 năm. Nguồn luật phái sinh hay án lệ, về nguyên tắc, không được trái với những quy định của nguồn luật gốc. Nguồn luật gốc của EU giống như một bản hiến pháp có hiệu lực tối cao trong hệ thống pháp luật của một quốc gia. Chính vì vậy, mọi quy định của nguồn luật phái sinh và án lệ đều không được trái với các quy định cũng như tinh thần của nguồn luật gốc Trong luật phái sinh, các quy định, chỉ thị, quyết định có hiệu lực áp dụng khác nhau. Chỉ thị không được áp dụng trực tiếp. thông thường chỉ thị quy định một khoảng thời gian nhất định để quốc gia thành viên chuyển hóa thành nội luật.. Điều này khác với quy định có giá trị bắt buộc đối với tất cả quốc gia thành viên và áp dụng trực tiếp. Bởi vì, chỉ thị chỉ bắt buộc về mặt kết quả còn về phương thức thực hiện để đạt kết quả đó do quốc gia thành viên tự lựa chọn. Các quốc gia thành viên còn phải tuân theo chỉ thị bằng cách thay đổi nội luật phù hợp với Chị thị của EU Về nguyên tắc chỉ thị không được áp dụng một cách trực tiếp. Tuy nhiên tòa án EU đã từng đưa ra phán quyết rằng các quy định đối với cá nhân của chỉ thị có thể, trong trường hợp ngoại lệ có hiệu lực trực tiếp trong một quốc gia thành viên ma không cần có sự chuyển hóa thành nội luật khi thỏa mãn những điều kiện nhất định. Khác với chỉ thị, Decision có hiệu lực trực tiếp đối với tất cả các đối tượng được chỉ định trong văn bản. Thời điểm có hiệu lực của Decision được xác địnhg giống như thời điểm có hiệu lực của chỉ thị. Trong hệ thống cấu trúc nguồn của pháp luật EU, trật tự hiệu lực pháp lý của các văn bản được ban hành bởi các thiết chế của EU với tư cách là nguồn của luật phái sinh (quy định, chỉ thị, quyết định) là một vấn đề nan giải và chưa có sự phận định rõ ràng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi sự phân định thứ bậc các nguồn luật phái sinh có liên quan chặt chẽ tới việc phân quyền lập pháp giữa các thiết chế ban hành ra các văn bản đó. Vấn đề này đã được đưa ra đàm phán rất nhiều lần trong các hội nghị liên chính phủ. Bên cạnh đó, Án lệ có hiệu lực áp dụng thấp nhất, tuy nhiên nó góp phần điều chỉnh toàn diện hơn các vấn đề trong mỗi lĩnh vực hợp tác của các quốc gia thành viên EU bởi nguồn luật gốc của EU chỉ mang tính chất định khung và nguồn luật phái sinh thì chưa thể điều chỉnh được toàn bộ. III. Chứng minh luật liên minh châu âu không phải là luật quốc gia cũng không phải là luật quốc tế. 1. Luật liên minh châu âu không phải là luật quốc gia Như chúng ta đã phân tích, làm rõ ở phần trên, luật liên minh châu âu bao gồm: luật gốc (các điều ước quốc tế được xây dựng trên cơ sở sự thỏa thuận của các quốc gia thành viên), luật phái sinh và án lệ. Theo đó, luật liên minh châu âu bao gồm cả Điều ước quốc tế và luật phái sinh. Còn nguồn của luật quốc gia không có luật phái sinh và Điều ước quốc tế, chỉ có một số nước theo Common law thì án lệ được coi là nguồn của pháp luật quốc gia. Nếu luật liên minh châu âu là luật quốc gia thì các vấn đề nảy sinh trong liên minh không thể giải quyết được. Liên minh châu âu là tổ chức quốc tế với 27 thành viên, do vậy, Luật quốc gia với phạm vi tác động mang tính chất lãnh thổ, nó không thể áp đặt quy định của quốc gia mình cho quốc gia khác và vấn đề đó khó có thể giải quyết. Do vậy, luật áp dụng cho liên minh châu âu phải là một luật riêng, có hiệu lực áp dụng trên toàn bộ các nước thành viên của liên minh để các vấn đề phát sinh giữa các quốc gia liên minh có khả năng được giải quyết. 2. Luật liên minh châu âu không phải là luật quốc tế. - Theo Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án công lý quốc tế thì nguồn của Luật quốc tế bao gồm: Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung, phán quyết của Tòa án công lí quốc tế, học thuyết của các luật gia danh tiếng về luật quốc tế. Ngoài ra, còn có các nghị quyết của tổ chức quốc tế, hành vi pháp lí đơn phương của các quốc gia. Trong nguồn của luật quốc tế không có luật phái sinh và án lệ. Đây là nguồn luật quan trọng và nhiều về số lượng trong luật liên minh châu âu. Án lệ là nguồn luật có vị trí quan trọng trong thực tiễn hoạt động tư pháp của EU cũng như sự phát triển của pháp luật EU. Vì nguồn luật gốc của EU chỉ mang tính chất định khung, trong khi nguồn luật phái sinh của liên minh cũng không thể giải quyết được tất cả. Nếu luật liên minh châu âu là luật quốc tế thì nó có giải quyết được các vấn đề này sinh trên liên minh châu âu không. Luật quốc tế không có luật phái sinh và án lệ. Trong khi đó, để giải quyết các vấn đề nảy sinh trên Liên minh thì hai loại nguồn này là hai loại nguồn vô cùng quan trọng, là nguồn chính để giải quyết các vấn đề phát sinh trên liên minh. KẾT LUẬN Tóm lại, qua bài luận ngắn trên chúng ta nắm được hai vấn đề. Thứ nhất, nắm được sơ bộ cấu trúc nguồn luật liên minh châu âu được xác định gồm nguồn chính: nguồn luật gốc, nguồn luật phái sinh và án lệ. Luật gốc chính là các điều ước quốc tế được thỏa thuận trực tiếp của các quốc gia là thành viên công ước. Đó là các hiệp ước thành lập, hay hiệp ước sửa đổi, bổ sung các Hiệp ước đó, hay những hiệp ước gia nhập liên minh châu âu. Luật phái sinh theo Điều 249 EU treaty thì gồm loại: regulation (quy định), directive (chỉ thị) hay decision (quyết định). Còn án lệ đó là các phán quyết của Tòa án công lí châu âu và Tòa sơ thẩm châu âu. Đồng thời, qua việc bình luận cấu trúc nguồn luật liên minh châu âu, chúng ta làm rõ được, chứng minh được rằng luật liên minh châu âu không phải là luật quốc gia cũng không phải là luật quốc tế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007 2. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 1997 3. Tập bài giảng- Lê Minh Tiến, Phạm Hồng Hạnh, Pháp luật Liên minh châu âu, 2011. 4. Nguyễn Ngọc Quỳnh-Nguồn của pháp luật liên minh châu âu,những vấn đề lí luận và thực tiến, khóa luận tốt nghiệp, 2010. 5. Website:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBình luận cấu trúc nguồn của liên minh châu âu và chứng minh luật liên minh châu âu không phải là luật quốc gia cũng không phải là luật quốc tế.doc
Luận văn liên quan