Bình luận vai trò của Asean trong việc giả quyết các tranh chấp khu vực

Lời mở đầu: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gọi tắt là Asean được thành lập năm 1967 tại Thái lan. Từ khi thành lập đến nay Asean đã trở thành một tổ chức liên chính phủ, có tư cách pháp nhân và đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế mà việc thành lập và xây dựng cộng đồng Asean đã chứng minh điều này. Tuy nhiên càng bước vào công cuộc hội nhập sâu, rộng thì những tranh chấp giữa các quốc gia trên nhiều lĩnh vực đã và đang diễn ra như không có hồi kết. Vì vậy mà trong những năm qua vấn đề giữ gìn hòa bình, an ninh của mỗi quốc gia và trên toàn khu vực có một vai trò vô cùng to lớn thuộc về tổ chức Asean. Với vai trò là tổ chức kinh tế, chính trị của toàn khu vực, Asean đã xây dựng nên những nguyên tắc chung và cơ chế chung thống nhất cho việc cho việc giải quyết các tranh chấp, bất đồng cũng như các tình thế nguy hiểm của khu vực. Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của Asean trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực mà em đã chọn để tài “ Bình luận vai trò của Asean trong việc giả quyết các tranh chấp khu vực” làm đề tài cho bài tập học kì môn Pháp luật Công pháp quốc tế. Nội dung chính: I. Đánh giá chung về vai trò của Asean trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực. Trải qua hơn 40 năm thành lập và phát triển, Asean đã ngày càng hoàn thiện và vững mạnh hơn, sự hợp tác giữa các quốc gia được đẩy mạnh không ngừng, góp phần nâng cao vị thế của Asean trên trường quốc tế. Với một

doc6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3184 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luận vai trò của Asean trong việc giả quyết các tranh chấp khu vực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gọi tắt là Asean được thành lập năm 1967 tại Thái lan. Từ khi thành lập đến nay Asean đã trở thành một tổ chức liên chính phủ, có tư cách pháp nhân và đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế mà việc thành lập và xây dựng cộng đồng Asean đã chứng minh điều này. Tuy nhiên càng bước vào công cuộc hội nhập sâu, rộng thì những tranh chấp giữa các quốc gia trên nhiều lĩnh vực đã và đang diễn ra như không có hồi kết. Vì vậy mà trong những năm qua vấn đề giữ gìn hòa bình, an ninh của mỗi quốc gia và trên toàn khu vực có một vai trò vô cùng to lớn thuộc về tổ chức Asean. Với vai trò là tổ chức kinh tế, chính trị của toàn khu vực, Asean đã xây dựng nên những nguyên tắc chung và cơ chế chung thống nhất cho việc cho việc giải quyết các tranh chấp, bất đồng cũng như các tình thế nguy hiểm của khu vực. Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của Asean trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực mà em đã chọn để tài “ Bình luận vai trò của Asean trong việc giả quyết các tranh chấp khu vực” làm đề tài cho bài tập học kì môn Pháp luật Công pháp quốc tế. Nội dung chính: Đánh giá chung về vai trò của Asean trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực. Trải qua hơn 40 năm thành lập và phát triển, Asean đã ngày càng hoàn thiện và vững mạnh hơn, sự hợp tác giữa các quốc gia được đẩy mạnh không ngừng, góp phần nâng cao vị thế của Asean trên trường quốc tế. Với một cơ chế giải quyết tranh chấp không ngừng được hoàn thiện đã tạo ra nền tảng quan trọng cho việc hợp tác phát triển kinh tế khu vực và hội nhập kinh tế toàn cầu, cũng nhau đảm bảo hòa bình ổn định Đông Nam Á nói riêng và châu Á- Thái Bình Dương nói chung. Hiến chương Asean đã đưa ra một cơ chế giải quyết tranh chấp khá toàn diện, đảm bảo cho các tranh chấp đã phát sinh đều được xem xét giải quyết. Ngoài việc sử dụng các cơ chế được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý đã có để giải quyết tranh chấp, Asean còn ghi nhận thêm các cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp khác bao gồm cả hình thức trọng tài và dự liệu thêm cả trường hợp nếu tranh chấp không giải quyết được khi đã áp dụng các cơ chế trên, thì Cấp Cao Asean sẽ là cơ quan quyết định cuối cùng trong việc giải quyết tranh chấp. Hiện nay, để đưa Hiến chương đi vào cuộc sống, các điều khoản của Hiến chương cũng được cụ thể hóa để hoàn thiện. Nghị định thư về Cơ chế giải quyết tranh chấp được ký thông qua ngày 8/4/2010 ( sẽ có hiệu lực sau khi các quốc gia thành viên phê chuẩn ) tại phiên họp thứ 6 của Hội đồng điều phối Asean (ACC) chính là một bước hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN theo điều 25 của Hiến chương. Theo đó để giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiến chương hoặc các hiện định khác của Asean, có bốn biện pháp giải quyết tranh chấp được sử dụng là trọng tài, trung gian, môi giới và hòa giải. Đây được coi là một văn kiện pháp lý quan trọng góp phần hoàn thiện khung pháp lý theo quy định của Hiến chương Asean để giải quyết các tranh chấp một cách công bằng và hợp lí. Bên cạnh những mặt đã làm được thì Asean cũng còn rất nhiều hạn chế trong việc hỉa quyết các tranh chấp khu vực, bởi các lý do khách quan và chủ quan khác nhau, nhưng ASEAN là sự liên kết giữa các chính thể đa dạng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Vì thế các nguyên tắc như không can thiệp vào công việc nội bộ, các quyết định đều phải được thông qua trên cơ sở đồng thuận là một điều dường như mang tính “cố hữu”, khó có thể thay đổi mà chỉ có thể được áp dụng linh hoạt. Điều này cho thấy, việc đưa ra một bản Hiến chương với những quy định mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực là rất không hiện thực trong thời điểm hiện nay. Vai trò của Asean trong giải quyết các tranh chấp an ninh – chính trị a. Những thành tựu đã đạt được Từ năm 1996, ASEAN đã bắt đầu soạn thảo Nghị định thư về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp, và Nghị định thư này đã được các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN ký ngày 20/11/1996 tại Manila (Philippines). Việc tạo ra một cơ chế giải quyết các tranh chấp là hết sức quan trọng, nó không chỉ khôi phục lại quyền và lợi ích của các bên tranh chấp đã xâm phạm mà còn tăng cường hiểu biết lẫn nhau, mối quan hệ láng giềng tốt và tình hữu nghị hợp tác có ý nghĩa chiến lược giữa các nước. Việc giải quyết các tranh chấp của Asean trong thời gian qua còn góp phần giữ gìn hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa như hiện nay. Asean đã tạo ra được một cơ chế giải quyết tranh chấp, trong đó có nhiều sự lựa chọn cho các bên như: thương lượng trực tiếp, các biện pháp được nêu trong điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc, hoặc là thông qua Hội đồng cấp cao hoặc lựa chọn các biện pháp hòa bình khác. Thực tế cho thấy bằng những nỗ lực của mình, đã có những tranh chấp được Asean giải quyết hiệu quả bằng các biên pháp trung gian hòa giải và thông qua con đường ngoại giao ví dụ như tranh chấo giữa Malaysia và Philippines về vấn đề Xaba. b. Những mặt hạn chế: Một hạn chế trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế của Asean là hạn chế của Hội đồng cấp cao, Hội đòng này không phải là cơ quan thường trực của Asean để giải quyết các tranh chấp mà chỉ được thành lập và hoạt động khi tranh chấp xảy ra và các bên có sự lựa chọn, nó cũng chấm dứt hoạt động khi các bên sử dụng một biện pháp hòa bình khác để giải quyết các tranh chấp hoặc khi Hội đồng cấp cao đưa ra khuyến nghị và kết luận giải quyết tranh chấp đối với các bên. Điều này phản ánh tính thiếu hiệu quả trong cơ chế giải quyết tranh chấp vì trên thực tế có thể có các tranh chấp không được giải quyết một cách kịp thời và có những tình hình vó khả năng gây nguy hiểm tới hòa bình và ổn định khu vực sẽ không được xem xét và xử lí dẫn tới nguy cơ trở nên tranh chấp, xung đột thực sự. Vai trò của Asean trong việc giải quyết các tranh chấp lĩnh vực kinh tế - thương mại a. Những thành tựu đã đạt được Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại được hoàn thiện dần từ Nghị định thư năm 1996 đến Nghị định thư năm 2004 đến Hiến chương Asean. Có thể nói dù là cơ chế nào thì mục đích của nó đều là hòa bình giải quyết các tranh chấp phát sinh và ngăn ngừa những tình thế có thể đe dọa tới hòa bình và an ninh khu vực. Từ những quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại của Asean, có thể thấy bên cạnh một vài nét khác biệt được thay đổi phù hợp với Asean như không thành lập một cơ quan giải quyết tranh chấp riêng trực thuộc Asean mà vẫn sử dụng hai thiết chế SEOM và AEM tham giâ vào hoạt động này; thành lập một cơ quan phúc thẩm thường trực để xem xét giải quyết kháng cáo, thì Nghị định thư năm 2004 rất giống với cơ chế giải quyết tranh chấp theo bản thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO. Có thể nói rằng, Asean có xu hướng để tạo thành một mô hình cơ chế giải quyết tranh chấp thu nhỏ của WTO trong khu vực Asean về lĩnh vực thương mại. Khi chuyển dần từ hợp tác vào hội nhập kinh tế sâu và rộng, nhiều hiệp định thương mại ràng buộc về mặt pháp lí sẽ được thực hiện và điều này sẽ kéo theo sự gia tăng tranh chấp phát sinh của các nước đối với việc áp dụng các hiệp định đó. Trong khi ấy, Asean với cơ chế giải quyết tranh chấp chính thức theo cách riêng của Asean và cơ chế giải quyết tranh chấp theo Nghị định thư 2004 sẽ bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong việc giải quyết tranh chấp một cách kịp thời và linh hoạt. Đây cũng là một cơ chế hiệu quả, khắc phục được những rủi ro liên quan đến giải quyết tranh chấp bằng phương pháp ngoại giao như: sự độc lập trong việc chấp thuận và tuân thủ của bị đơn dẫn đến sự không tuân thủ nghiêm túc phán quyết hoặc thỏa thuận chung của các bên; những giải pháp của Tòa trọng tài vụ việc có thể phản ánh sức mạng tương đối của các bên hơn là xem xét bản chất của vụ việc. b. Những mặt hạn chế Là mô hình được mô phỏng gần như hoàn toàn mà chỉ có sự thay đổi chứ không mang tính sáng tạo cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO nên vai trò giải quyết các tranh chấp kinh tế thương mại của Asean cũng mang những hạn chế mà DSB của WTO cũng mắc phải. Cụ thể như sau: Quy định về thời gian giải quyết tranh chấp quá dài, tổng thời gian giải quyết tranh chấp là gần 15 tháng. Như vậy sẽ khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật theo các hiệp định được kí kết trong khuôn khổ Asean sẽ bị duy trì, điều này có thể gây ra thiệt hại cho nước thành viên là bên bị vi phạm, cũng khiến cho các bên tốn kém về tài chính trong các vụ việc giải quyết tranh chấp Một hạn chế nữa trong vai trò của Asean trong lĩnh vực kinh tế thương mại là việc giải quyết các tranh chấp chưa đảm bảo được tính minh bạch, công khai trong quá trình giải quyết tranh chấp. Điều này sẽ dẫn đến việc giảm lòng tin của các nước thành viên vào cơ chế giải quyết tranh chấp hiện có, vì nghi ngờ sự vô tư, khách quan và công bằng của các cơ quan giải quyết tranh chấp, phạm vi hoạt động của các cơ quan phúc thẩm còn hẹp và chưa rõ ràng, cơ quan phúc thẩm chỉ xem xét việc áp dụng và giải thích pháp luật của ban hội thẩm chứ không xem xét toàn bộ vấn đề liên quan đến vụ việc tranh chấp. Thêm vào đó, các biện pháp đền bù và tạm ngừng ưu đãi hay thực hiện nghĩa vụ để đảm bảo các bên tranh chấp thi hành phán quyết không đạt được hiệu quả. Kết luận: Giải quyết các tranh chấp trong Luật quốc tế là hình thức giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Đây cũng chính là nguyên tắc chung, cơ bản của việc giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng hay các tình thế nguy hiểm của mỗi quốc gia, khu vực và toàn thế giới. Đối với Asean, một tổ chức quốc tế khu vực thì đây không phải là ngoại lệ. Asean đã tự xây dựng cho mình một cơ chế giải quyết tranh chấp riêng, phù hợp với mục đích thành lập, nguyên tắc của nó cũng như tình hình phát triển của các nước trong khu vực. Từ những hạn chế đang tồn tại, tìm về căn nguyên của mọi vấn đề, chúng ta thấy rằng Asean hiện nay cần phải tập trung hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp hiện cớ trên hai vấn đề chính: thứ nhất là cần phải hoàn thiện về mặt pháp lý của các văn kiện điều chỉnh về việc giải quyết tranh chấp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBình luận vai trò của Asean trong việc giả quyết các tranh chấp khu vực.doc
Luận văn liên quan