MỞ BÀI :
Liên hợp quốc được thành lập trên cơ sở của Hiến chương Liên hợp quốc ngày 24/10/1945. Liên hợp quốc (LHQ) trở thành một tổ chức trung tâm trong các hoạt động hợp tác của các quốc gia trên toàn thế giới. Và với mục đích chính là duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, Hội đồng bảo an (HĐBA), một trong những cơ quan chính và cũng quan trọng nhất của LHQ, sau hơn 60 năm hoạt động, mặc dù có nhiều bước thăng trầm nhưng cũng đã nhiều nỗ lực, đóng góp không nhỏ vào việc giữ gìn nền hoà bình, an ninh quốc tế.
Với lý do đó, em chọn đề tài bài tập lớn học kì là : “Bình luận vai trò của Hội đồng bảo an theo quy định của Hiến chương và thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
I. Khái niệm Hội đồng bảo an :
II. Bình luận vai trò của Hội đồng bảo an:
1. Theo qui định của Hiến chương Liên hợp quốc :
2. Trong thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc :
2.1.Những thành tựu mà Hội đồng bảo an đã đạt được trong quá trình hoạt động:
2.2.Những hạn chế trong hoạt động của Hội đồng bảo an:
2.3.Một số kiến nghị cải tổ Hội dồng bảo an:
KẾT BÀI
7 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4293 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luận vai trò của Hội đồng bảo an theo quy định của Hiến chương và thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ BÀI :
Liên hợp quốc được thành lập trên cơ sở của Hiến chương Liên hợp quốc ngày 24/10/1945. Liên hợp quốc (LHQ) trở thành một tổ chức trung tâm trong các hoạt động hợp tác của các quốc gia trên toàn thế giới. Và với mục đích chính là duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, Hội đồng bảo an (HĐBA), một trong những cơ quan chính và cũng quan trọng nhất của LHQ, sau hơn 60 năm hoạt động, mặc dù có nhiều bước thăng trầm nhưng cũng đã nhiều nỗ lực, đóng góp không nhỏ vào việc giữ gìn nền hoà bình, an ninh quốc tế.
Với lý do đó, em chọn đề tài bài tập lớn học kì là : “Bình luận vai trò của Hội đồng bảo an theo quy định của Hiến chương và thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Khái niệm Hội đồng bảo an :
Là một trong sáu cơ quan chính của LHQ, Hội đồng Bảo an được thành lập nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Trong khi thực thi chức năng này, HĐBA được coi là hành động với tư cách thay mặt cho tất cả các thành viên LHQ. Trên thực tế, những chức năng mà HĐBA được trao có thể được coi là để nhằm 3 mục tiêu: gìn giữ hoà bình, vãn hồi hoà bình và kiến tạo hoà bình.
Bình luận vai trò của Hội đồng bảo an:
Theo qui định của Hiến chương Liên hợp quốc :
Trên cơ sở của Điều 24 Hiến chương LHQ, Hội đồng bảo an là cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế(HB và ANQT). Theo đó, HĐBA có thể áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp, xung đột và khi cần thiết, có thể sử dụng các biện pháp, kể cả cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe doạ, phá hoại hoà bình, hoặc các hành động xâm lược. Theo Điều 25, các Nghị quyết của HĐBA là bắt buộc các quốc gia thành viên và phải được các quốc gia thành viên thi hành.
Theo chương Sáu của Hiến chương, "Giải quyết các tranh chấp vì mục đích hoà bình", HĐBA "có thể điều tra bất cứ vụ tranh chấp nào, hoặc bất cứ tình huống nào có thể dẫn đến sự xung đột quốc tế hoặc khơi mào một cuộc tranh chấp". Hội đồng có thể "đề xuất những thủ tục hoặc phương pháp điều chỉnh" (được qui định cụ thể tại Điều 33 của Hiến chương) nếu Hội đồng xét thấy tình huống có thể gây nguy hại cho hoà bình và an ninh quốc tế. Những đề xuất này có tính ràng buộc đối với các thành viên LHQ. Đây cũng là một trong những biện pháp có tính mềm dẻo của HĐBA trong hoạt động giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế, tuân thủ đúng theo nguyên tắc : “ hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế” - một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
Chương Bảy dành cho HĐBA quyền hạn lớn hơn để chọn lựa biện pháp cần thiết trong những tình huống "đe dọa hoà bình, xâm phạm hoà bình hoặc tiến hành xâm lấn".Trong khi các cơ quan khác của LHQ chỉ có thể đưa ra các quyết định mang tính khuyến nghị đối với các chính phủ của các quốc gia thành viên LHQ, các quyết định và nghị quyết của HĐBA, theo chương VII Hiến chương, khi đã được thông qua đều mang tính chất ràng buộc và tất cả các thành viên của LHQ đều có trách nhiệm phải tôn trọng và thi hành. Theo Điều 39 của Hiến chương LHQ, HĐBA là cơ quan duy nhất của LHQ có quyền quyết định đánh giá thực tại của các mối đe doạ đối với hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc hành động xâm lược, và sẽ khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành phù hợp với các Điều 41 và 42, để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. Điều này là nền tảng cho hoạt động quân sự của LHQ tại bán đảo Triều Tiên năm 1950 trong Chiến tranh Triều Tiên và việc sử dụng quân lực liên minh tại Iraq và Kuwait năm 1991. Chiếu theo Chương Bảy, các quyết định như cấm vận kinh tế, có giá trị ràng buộc trên các thành viên Liên Hiệp Quốc. Việc xác định tình hình của HĐBA là cơ sở pháp lý cho các hoạt động tiếp theo về gìn giữ hoà bình. Hiến chương Liên hợp quốc cho phép HĐBA áp dụng các biện pháp tạm thời ,theo Điều 40 của Hiến chương, HĐBA có quyền yêu cầu các bên đương sự thi hành các biện phạm tạm thời (ngừng bắn, rút quân,thiết lập giới tuyến tạm thời, thiết lập khu vực phi quân sự… ). Những biện pháp tạm thời của HĐBA không những không làm phương hại đến các quyền, lợi ích hoặc tình trạng của các bên hữu quan mà còn hướng tới việc ngăn chặn sự phát triển xấu của tình hình. Tuy nhiên, nếu tình hình tiếp tục phát triển xấu đi, HĐBA có quyền quyết định những biện pháp trừng phạt cần được áp dụng mà không liên quan tới việc sử dụng vũ lực để thực hiện các nghị quyết của HĐBA theo như Điều 41 Hiến chương LHQ. Ngoài ra, để xử lý quốc gia thực hiện những hành vi đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế, HĐBA có thẩm quyền đưa ra các nghị quyết để áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia vi phạm: trừng phạt về kinh tế, thương mại toàn diện, hạn chế ngoại giao tài chính…Các lệnh trừng phạt của HĐBA là một trong những yếu tố quan trọng khiến cho các quốc gia vi phạm không có điều kiện để tiếp tục hành vi vi phạm. Theo Điều 42, trong những tình huống như thế, HĐBA không bị giới hạn trong việc đưa ra những đề xuất; có quyền hành động, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang "để duy trì hoặc phục hồi hoà bình và an ninh quốc tế". Việc trừng phạt bằng cách sử dụng vũ lực là một trong những chế tài cao nhất mà HĐBA có quyền áp dụng đối với các quốc gia có hành vi vi phạm. Điều 42 qui định HĐBA có thể sử dụng các biện pháp quân sự để giải quyết các tranh chấp quốc tế, tuy nhiên, có thể khẳng định điều này không hề trái với nguyên tắc Cấm đe doạ dùng vũ lực hay dùng vũ lực – nguyên tắc cơ bản của luật Quốc tế, bởi lẽ Điều 42 của Hiến chương là một trong 3 trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc này. Khi các biện pháp khác là không thích hợp hoặc đã mất hiệu lực, HĐBA có quyền sử dụng lực lượng vũ trang để thực hiện các quyết định của mình về loại trừ mọi sự đe doạ hoặc phá hoại hoà bình, điều đó có nghĩa là HĐBA có vai trò can thiệp, áp dụng biện pháp cưỡng chế quân sự nhằm đem lại hoà bình.
Ngoài ra, chỉ có trên cơ sở đề nghị của HĐBA, Đại hội đồng LHQ mới có thể quyết định kết nạp thành viên mới hoặc khai trừ, đình chỉ các quyền và quyền lợi của các thành viên LHQ, và bổ nhiệm Tổng Thư ký Liên hợp quốc.
Trong thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc :
2.1.Những thành tựu mà Hội đồng bảo an đã đạt được trong quá trình hoạt động:
- Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, HĐBA đã giải quyết cuộc xung đột ở Namibia, Ăngôla theo cách thức cả Nam Phi và Cuba cùng rút quân, mà thực ra là cà Liên Xô và Mỹ cùng rút quân.
Năm 1969, HĐBA thông qua nghị quyết coi Nam Phi có mặt ở Namibia là bất hợp pháp. Năm 1978, HĐBA yêu cầu chấm dứt sự thống trị của Nam phi, tổ chức phổ thông đầu phiéu, trao trả độc lập cho Namibia.Ngoài ra, HĐBA còn giải quyết cơ bản cuộc chiến tranh Iran – I rắc.
- Sau chiến tranh lạnh, với hoạt động gìn giữ hoà bình truyền thống,cộng đồng quốc tế, đặc biệt là HĐBA đã hậu thuẫn các hoạt động gìn giữ hoà bình. HĐBA liên tục gia hạn cho một số chiến dịch giữ gìn hoà bình, nhất là những chiến dịch bắt đầu từ thời kỳ chiến tranh lạnh, bổ sung lực lượng nhân viên giữ gìn hoà bình cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
HĐBA tham gia hoạt động giữ gìn hoà bình mở rộng, góp phần kết thúc được một số cuộc xung đột dai dẳng, giải giáp các nhóm vũ trang chống đối, khôi phục pháp luật.. ở Crôatia, Goatêmala, Ănggôla, Tây Xahara, Môdămbích, giải quyết mặt nội bộ vấn đề Campuchia.
HĐBA còn tham gia hoạt động giữ gìn hoà bình xen lẵn cưỡng chế góp phần ngăn chặn hạn chế hậu quả cuộc nội chiến giữa các cộng đồng tôn giáo, sắc tộc ở Xômali, Ruanđa, Haiiti, Cônggô, Baranddi, Nam Tư.
- Trong nhiều năm gần đây, nhất là sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, HĐBA LHQ đã có những đóng góp nhất định vào quá trình duy trì và gìn giữ hoà bình, nhất là trong hoạt động chống khủng bố quốc tế. HĐBA đã ra Nghị quyết (NQ) số 1267(1999) về thành lập Uỷ ban chống khủng bố trực thuộc HĐBA. Ngoài ra, để chống lại những nguy cơ đe doạ hoà bình thế giới do các hoạt động khủng bố quốc tế gây ra, HĐBA còn ra NQ số 1373(2001), NQ số 1390 (2002), NQ số 1455 (2003).
Vai trò giữ gìn hoà bình của HĐBA còn thể hiện ở việc thành lập và hoạt động của các toà án xét xử tội phạm chiến tranh. HĐBA đã lập ra hai toà án Adhoc tại Nam Tư cũ (1993) và Ruanđa (1994) để xét xử những tội phạm chiến tranh gây ra hai cuộc chiến đẫm máu tại hai quốc gia này. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại của Liên hợp quốc, hội đồng bảo an viện dẫn Chương bảy của Hiến chương để thành lập các toà án hình sự xét xử các cá nhân.
2.2.Những hạn chế trong hoạt động của Hội đồng bảo an:
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình hoạt động, HĐBA ngày càng không thể đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của thế giới. HĐBA không có quyền hạn và khả năng ngăn cản hay trừng phạt các nước uỷ viên thường trực vi phạm luật pháp quốc tế giống như hành động với các nước khác. Chẳng hạn, việc Mỹ, Anh tấn công Iraq, NATO tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại Nam Tư mà không có sự đồng ý của Hội đồng Bảo an.
Liên Hợp Quốc, nhất là HĐBA, đang bị Mỹ cùng các nước phương tây lợi dụng để kiểm soát thế giới với các chiêu bài "can thiệp nhân đạo" kiểu như Kosovo, Đông Timor. Họ "can thiệp nhân đạo" mà thực chất là tấn công xâm lược vào các lãnh thổ có ý nghĩa chiến lược hoặc vì quyền lợi của họ. Họ thông qua HĐBA, thậm chí còn vượt mặt HĐBA để xâm phạm chủ quyền quốc gia của các dân tộc.
HĐBA đã bị chỉ trích vì không thể hoạt động một cách rõ ràng và kiên quyết khi đối đầu trước một vụ khủng hoảng. Những ví dụ gần đây gồm chương trình hạt nhân của Iran và sự diệt chủng trong cuộc xung đột Darfur, Sudan.
Quyền phủ quyết được coi là công cụ quan trọng của 5 nước uỷ viên thường trực trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.Tuy nhiên, việc sử dụng quyền phủ quyết không thật sự đáp ứng đựoc những mong muốn của LHQ mà có phần bị lạm dụng và tỏ ra không phù hợp với nguyên tắc công bằng. Vì mỗi nước trong số năm thành viên thường trực của Hội đồng bảo an đều có quyền phủ quyết, và bởi vì họ thường bất đồng với nhau, đã rất nhiều lần không có bất kỳ một hành động nào được thông qua. Thông thường, nhưng không phải là luôn luôn, sự chia rẽ này xuất hiện giữa Hoa Kỳ ở một phía và Trung Quốc, Nga hay cả hai ở phía kia. Một số lần HĐBA đồng thuận với nhau nhưng lại thiếu sự quyết tâm hay phương tiện để thực thi các nghị quyết của họ. Một ví dụ gần đây là Cuộc khủng hoảng Israel-Liban 2006, không hành đông nào được thực hiện theo Nghị quyết 1559 và Nghị quyết 1701 để giải giáp các lực lượng du kích phi chính phủ như Hezbollah. Những lời chỉ trích đặt nghi vấn về hiệu năng và sự thích hợp của HĐBA bởi vì khi vi phạm vào một nghị quyết do Hội đồng này đưa ra, thường cũng không xảy ra hậu quả nào cả.
Trong bản báo cáo tổng kết về công việc của tổ chức LHQ, cựu Tổng thư ký Kofi Annan nhấn mạnh rằng nhiệm vụ cao cả nhất của ông hiện nay là khôi phục vai trò của LHQ trong việc bảo đảm hòa bình, an ninh và đoàn kết của các dân tộc trên thế giới. Các bài phát biểu của nhiều đại diện các nước đều đề cập đến vai trò của LHQ, trong đó có yêu cầu phải cải cách HĐBA.
Do đó, HĐBA cần phải thay đổi cho phù hợp với những thay đổi của thế giới. Thế giới vẫn tiếp tục biến đổi mạnh mẽ, có thể nhận thấy dễ dàng vai trò của HĐBA ngày càng tăng, qua những hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc trong thời gian gần đây.
2.3.Một số kiến nghị cải tổ Hội dồng bảo an:
Để tăng cường vai trò của HĐBA trong hoạt động thực tiễn của LHQ em xin đưa ra một sốt kiến nghị sau:
- Để thực hiện tốt hơn trọng trách duy trì HB và ANQT, ngoài việc đổi mới về cơ cấu thành viên và sử dụng quyền phủ quyết, HĐBA cần phải có những thay đổi trong cách điều hành, can thiệp xung đột và hợp tác với các cường quốc khác. HĐBA cần phải được khắc phục tình trạng bị động trước những nguy cơ đe doạ HB và ANQT. Để có thể xác định và ngăn chặn những xung đột trên ngay từ khi chúng chưa trở nên phức tạp hơn, HĐBA không chỉ có quyền kiến nghị các biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp mà cần có những đề xuất chính thức và cụ thể đối với các bên tranh chấp. HĐBA cần thành lập những tiểu ban lâm thời; giám sát hành động của các bên, các động thái, thiện chí trong quá trình giải quyết xung đột, baocso lện HĐBA. Cơ quan này cũng cần tăng cường quan hệ mật thiết với các tổ chức quốc tế khu vực, liên khu vực cũng như với các cơ quan chuyên môn, cơ quan bổ trợ của LHQ về vấn đề HB và ANQT. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành những hoạt động ngăn chặn thuộc phạm vi thẩm quyền của mình, HĐBA cần thận trọng, không để xảy ra tình trạng lạm quyền cũng như không can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của các quốc gia, vi phạm vào các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế.
- Các nghị quyết của HĐBA cần có những quy định về thời gian cụ thể. Sau thời hạn này, nếu các bên không tuân thủ thì HĐBA cần cứng rắn trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt thích đáng.
- Hiến chương cho phép LHQ có một lực lượng quân đội riêng, tuy nhiên các qui định của hiến chương còn khá lỏng lẻo, chưa đủ tính ràng buộc đối với
các thành viên LHQ nhằm cung cấp lực lượng quân đội được trang bị hiện đại, sẵn sàng hành động theo nghị quyết của HĐBA. Việc thiếu một lực lượng riêng sẵn sàng hoạt động thường khiến HĐBA làm việc thiếu hiệu quả và nhanh chóng.
- Cần thiết có một đạo luật về Quyền phủ quyết veto, qui định cụ thể trong những trường hợp nào được dùng quyền phủ quyết, trường hợp nào không sử dụng quyền phủ quyết để hành động. Đồng thời đạo luật này nên xác định trách nhiệm pháp lí đối với các thành viên thường trực HĐBA khi không thực hiện quyền, sửa hay lạm dụng quyền phủ quyết vì lợi ích riêng của mình.
- LHQ cần sớm xây dựng một nghị quyết qui định cụ thể các nghĩa vụ của HĐBA trong việc sử dụng vũ lực, tránh việc thực hiện chỉ dựa trên ý chí chủ quan của các uỷ viên thường trực. Năm 2005, tổng Thư kí LHQ Kophi Annan đề xuất : “ HĐBA cần thông qua mọt nghị quyết xây dựng và thiết lập ác nguyên tắc những mục đích rõ ràng về vấn đề khi nào sviệc sử dụng vũ lực của HĐBA sẽ được thực hiện hay uỷ thác thực hiện”.
Cần xem xét khả năng bổ sung qui định pháp lí cho phép đại hội động LHQ được quyền quyết định sử dụng vũ lực để duy trì HB và ANQT trong trường hợp HĐBA bị tê liệt vì quyền phủ quyết. Đây là quy tăc mang tính tập quán từ thực tiễn hoạt động của LHQ trong chiến tranh Triều Tiên năm 1950, Hy Lạp năm 1956…
KẾT BÀI
Trong một thời gian tương đối lâu dài, việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế vẫn là một vấn đề trọng yếu và là một nhiệm vụ nặng nề, khó khăn đặt ra cho LHQ. Điều đó có nghĩa là HĐBA và vai trò đặc biệt của mình cần có sự thay đổi cần thiết để bảo đảm thực hiện sứ mệnh mà lịch sử đã giao phó. Một HĐBA thực sự mạnh, có hiệu lực là khi tiếng nói của tất cả các quốc gia trên thế giới được tôn trọng và được thể hiện qua những nghị quyết của nó về hoà bình, an ninh quốc tế.
Vì thời gian eo hẹp và trong quá trình tìm hiểu không tránh khỏi những sai sót nhất định, mong thầy cô góp ý để bài làm của em có thể hoàn thiện hơn, em xin chân thành cảm ơn !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BT lớn Công pháp Quốc tế - Bình luận vai trò của Hội đồng bảo an theo quy định của Hiến chương và thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc.doc