Bình luận vai trò và triển vọng của hợp tác ASEAN+3 đối với sự phát triển của Cộng đồng ASEAN và đối với các nước thành viên ASEAN+3

Trong vài năm gần đây, một xu hướng mới đã được hình thành ở Đông Á – xu hướng tăng cường hợp tác đa phương khu vực. Là một trong những thay đổi lớn nhất ở Đông Á sau Chiến tranh lạnh, xu hướng này đang làm thay đổi bản đồ địa chính trị, địa kinh tế cả trong khu vực và trên thế giới Trong nội dung bài viết này sẽ đề cập về Bình luận vai trò và triển vọng của hợp tác ASEAN+3 đối với sự phát triển của Cộng đồng ASEAN và đối với các nước thành viên ASEAN+3.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4182 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luận vai trò và triển vọng của hợp tác ASEAN+3 đối với sự phát triển của Cộng đồng ASEAN và đối với các nước thành viên ASEAN+3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong vài năm gần đây, một xu hướng mới đã được hình thành ở Đông Á – xu hướng tăng cường hợp tác đa phương khu vực. Là một trong những thay đổi lớn nhất ở Đông Á sau Chiến tranh lạnh, xu hướng này đang làm thay đổi bản đồ địa chính trị, địa kinh tế cả trong khu vực và trên thế giới… Trong nội dung bài viết này sẽ đề cập về Bình luận vai trò và triển vọng của hợp tác ASEAN+3 đối với sự phát triển của Cộng đồng ASEAN và đối với các nước thành viên ASEAN+3. 1. Vai trò của hợp tác ASEAN+3 đối với sự phát triển của Cộng đồng ASEAN và đối với các nước thành viên ASEAN+3 Với sự ra đời và quá trình hoạt động, Hợp tác ASEAN+3 (ASEAN + Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) đã tạo xung lực cho sự phát triển hợp tác giữa các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á cả trên bình diện đa phương lẫn song phương. Sự ra đời của Hợp tác ASEAN+3 là tiền đề tạo lập sự cân bằng giữa khu vực Đông Á với Bắc Mỹ và Liên minh châu Âu, qua đó làm cân bằng diện mạo kinh tế toàn cầu, thúc đẩy sự ổn định và phát triển Đông Á cũng như trên thế giới. Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, xu hướng khu vực hóa có những bước phát triển mạnh mẽ. Biểu hiện của xu hướng này là sự ra đời và tồn tại của Liên minh châu Âu, hình thành các khu vực mậu dịch tự do như AFTA, NAFTA, CA-FTA và ký kết các thỏa thuận mậu dịch khu vực như APEC. Vì vậy tăng cường hợp tác Đông Á là yêu cầu nội tại của sự phục hồi và phát triển kinh tế của Đông Á nói chung và của Đông Nam Á nói riêng trong mối quan hệ với các khu vực kinh tế khác trên thế giới. Ngoài việc tham gia Hợp tác ASEAN+3, ASEAN còn tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), hợp tác với Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Australia và New Zealand. Do vậy, Hợp tác ASEAN+3 tạo lợi thế nhất định cho ASEAN khi tham gia quan hệ quốc tế với các cường quốc ngoài châu lục. Cụ thể, với sự nổi lên của nền kinh tế Trung Quốc đảo lộn thế quân bình truyền thống cán cân mậu dịch của khu vực; ảnh hưởng chi phối của nước Nhật đang bị xói mòn, dẫn đến sự cạnh tranh quyền lực kinh tế và chính trị tại khu vực ASEAN và Châu Á giữa hai đại cường này. Sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Quốc và sự gia tăng mối quan hệ kinh tế giữa nước này với ASEAN có thể giúp các quốc gia ASEAN cân đối cán cân ngoại thương và đầu tư đang bị giảm dần từ các các đối tác truyền thống Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU. Hợp tác ASEAN+3 được thực hiện trên 22 lĩnh vực chủ yếu là hợp tác về tài chính - tiền tệ, hợp tác kinh tế - thương mại, hợp tác an ninh - chính trị tiễn tới xây dựng một khu vực thương mại tự do Đông Á, tạo một môi trường ổn định tăng khả năng ứng phó với nguy cơ khủng hoảng tài chính của khu vực Đông Á, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc các nước thành viên của ASEAN. Thông qua Quan hệ ASEAN+3, Nhật Bản, Trung Quốc muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của họ đối với các nước trong khu vực Đông Á. Trong khi đó, các nước ASEAN muốn thông qua Hợp tác ASEAN+3 để thu hút nguồn lực từ Đông Bắc Á để phục hồi và phát triển kinh tế cũng như duy trì môi trường hòa bình và an ninh khu vực. Không những thế, khi tham gia hợp tác ASEAN+3, mỗi thành viên của ASEAN lại theo đuổi và đạt được những mục tiêu khác nhau. Trong khi Singapo hy vọng Hợp tác ASEAN + 3 có thể cung cấp cho họ một công cụ nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, thúc đẩy liên kết kinh tế với những quốc gia phát triển hơn, thì Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Thái Lan xem tiến trình này như một sợi dây bảo hiểm trong quan hệ với Trung Quốc, đồng thời khai thác các cơ hội từ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của quốc gia này. Về phần mình, các nước ASEAN 4 (Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam) lại nhìn thấy ở Hợp tác ASEAN+3 một sự bảo đảm để tồn tại hòa bình với Trung Quốc và những nguồn lực to lớn có thể khai thác nhằm sớm thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước ASEAN 6. 2. Triển vọng của hợp tác ASEAN+3 Trong các lĩnh vực hợp tác thì hợp tác tài chính, kinh tế, thương mại và hợp tác phát triển nổi trội hơn. Hợp tác chính trị - an ninh đã được triển khai nhưng cho tới nay, các kết quả đạt được mới chỉ dừng lại ở các cuộc trao đổi quan điểm, các cuộc hội thảo… ở kênh 2 các hoạt động hợp tác thực chất còn thiếu vắng. Thực tế này đã và đang hạn chế kết quả của Hợp tác ASEAN 3 nói chung, hợp tác chính trị - an ninh nói riêng. Mặc dù thành tựu trong khuôn khổ ASEAN+3 to lớn nhưng những thành tựu đó chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của các nước thành viên. Hợp tác đa phương ASEAN+3 rất khiêm tốn, mới chỉ dừng lại ở việc hoạch định các chủ trương, các nguyên tắc, các biện pháp hợp tác trong các hội nghị thượng đỉnh, các hội nghị cấp bộ trưởng và các quan chức cấp cao. Đây chính là một trong những nguyên nhân hạn chế kết quả của Hợp tác ASEAN + 3. Trong Hợp tác ASEAN+3, ASEAN là một đối tác khiêm tốn so với Trung Quốc và Nhật Bản nếu xét về cường lực tổng thể. Trong bối cảnh như vậy, ASEAN chưa thể hiện diện ở Đông Á như một tổng thể duy nhất mà chỉ là một hiệp hội của các quốc gia Đông Nam Á với những khác biệt về chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế. Hợp tác ASEAN+3 trên con đường phát triển của mình đang đối diện với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức lớn. Hợp tác ASEAN + 3 mang tính lợi ích thiết thực cho cả khu vực cũng như từng nước thành viên tham gia. Thông qua Hợp tác ASEAN + 3, các nước thành viên sẽ tìm thấy sự bảo đảm về sự phát triển kinh tế ổn định trong khu vực có diện tích, dân số rộng lớn…Hơn nữa, nhu cầu hợp tác ở khu vực Đông Á đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết nhằm đối phó với các vấn đề chung của khu vực như vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, tranh chấp chủ quyền biển Đông, các thách thức an ninh phi truyền thống… mà bản thân từng đối tác thành viên cần tới sự hợp tác đó. Đối với định hướng tương lai của tiến trình Hợp tác ASEAN+3, các nước thành viên đã thống nhất tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện hiệ quả các thỏa thuận nhất là Kế hoạch công tác hợp tác ASEAN+3; tăng cường hợp tác sâu rộng hơn về các vấn đề tài chính - tiền tệ đẩy mạnh hơn nữa các hợp tác về thương mại, đầu tư, du lịch, giao thông vận tải và phát triển cơ sở hạ tầng để tạo dựng sự liên kết kinh tế hơn ở khu vực. Tăng cường hợp tác để thiết thực đối phó với những thách thức toàn cầu như an ninh lương thực và năng lượng, biến đổi khí hậu, sự suy thoái vê môi trường, thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh truyền nhiễm…, đồng thời đẩy mạnh trao đổi văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân nhằm củng cố và thúc đẩy sự tin cậy, hiểu biết và gắn bó giữa những người dân trong khu vực và tạo nên một bản sắc và ý thức khu vực. Trong tương lai, Hợp tác ASEAN+3 sẽ được bảo đảm vì những nỗ lực của ASEAN nhằm duy trì vai trò cầm lái trong Hợp tác ASEAN+3. Với sáng kiến thành lập Hợp tác ASEAN+3, ASEAN được các bên đối tác thừa nhận là lực lượng chủ đạo trong tiến trình Hợp tác này. Trong Hợp tác ASEAN+3, ASEAN đang nỗ lực đẩy nhanh và mạnh hơn tiến trình hội nhập khu vực nhằm thúc đẩy Hợp tác Đông Á. Để duy trì được vai trò cầm lái trong Hợp tác ASEAN+3, ASEAN này còn quyết định thể chế hóa hơn nữa bằng việc soạn thảo Hiến chương ASEAN. Hiến chương này sẽ đảm bảo cho tiến trình hội nhập khu vực của ASEAN nói chung và vai trò của Hiệp hội này trong ASEAN+3 nói riêng. Trong quá trình triển khai Hợp tác ASEAN+3, một trong những trở ngại lớn nhất là khoảng cách phát triển giữa các nước, đặc biệt là sự chênh lệch về trình độ phát triển bên trong ASEAN hiện nay cũng là một cản trở lớn đối với tiến trình tự do hóa mậu dịch trong khuôn khổ ASEAN+3. Để sớm thu hẹp khoảng cách giữa các nước thành viên, ASEAN và các bên đối thoại đang tích cực giúp các nước thành viên mới thông qua các chương trình phát triển tiểu khu vực, đặc biệt là khu vực Mê Công. Về phần mình, các nước ASEAN cũng đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế của ASEAN với tư cách là một tổng thể. Hơn nữa, thể chế chính trị khác biệt sâu sắc giữa các quốc gia, cùng với sự mâu thuẫn và tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc là những chướng ngại quan trọng khác. Trong những năm sắp tới, Hợp tác ASEAN+3 vẫn tiếp tục phát triển, ASEAN vẫn giữ vai trò cầm lái nhưng sẽ khó tạo ra đột phá, nếu ASEAN+3 không thể khắc phục được các vấn đề đang tồn tại trong chính tiến trình này. ASEAN + 3 cần xác định mục tiêu lâu dài có tính hấp dẫn và khả thi cho Hợp tác Đông Á, đẩy mạnh thiết lập cơ chế điều tiết cho Hợp tác ASEAN+3, xử lý hài hòa mối quan hệ bên trong và bên ngoài khu vực theo nguyên tắc khu vực mở. Tài liệu tham khảo 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng Pháp luật Cộng đồng ASEAN, Hà Nội, 2009; 2. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Tiến sĩ Hoàng Khắc Nam, Hợp tác đa phương ASEAN + 3 - Vấn đề và triển vọng, Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2008; 3. Bài viết “ASEAN+3”, Trần Bình,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBình luận vai trò và triển vọng của hợp tác ASEAN+3 đối với sự phát triển của Cộng đồng ASEAN và đối với các nước thành viên ASEAN+3.doc
Luận văn liên quan