Bình luận về tiêu chí phân bổ vốn đầu tư bằng ngân sách nhà nước của tỉnh Hậu Giang

Tiểu luận chi ngân sách: Căn cứ vào quyết định số 60/2010/QĐ-TTg – Quyết định ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 ban hành ngày 30/09/2010, có hiệu lực từ ngày 15/11/2010, UBND tỉnh Hậu Giang ban hành quyết định số 70/2011/QĐ-UBND ngày 8 tháng 12 năm 2011- Quyết định ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN giai đoạn 2012-2015. Sau đây, chúng ta sẽ bình luận về tính công bằng, hiệu quả của phần tiêu chí phân bổ NSNN quy định trong quyết định này. 1. Các tiêu chí phân bổ vốn và số điểm của từng tiêu chí 2. Bảng phân bổ vốn đầu tư phát triển cho các địa phương trong tỉnh a. Thu thập số liệu của từng tiêu chí b, Bảng điểm phân bổ vốn 3. Nhận xét:

doc7 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3362 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luận về tiêu chí phân bổ vốn đầu tư bằng ngân sách nhà nước của tỉnh Hậu Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Căn cứ vào quyết định số 60/2010/QĐ-TTg – Quyết định ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 ban hành ngày 30/09/2010, có hiệu lực từ ngày 15/11/2010, UBND tỉnh Hậu Giang ban hành quyết định số 70/2011/QĐ-UBND ngày 8 tháng 12 năm 2011- Quyết định ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN giai đoạn 2012-2015. Sau đây, chúng ta sẽ bình luận về tính công bằng, hiệu quả của phần tiêu chí phân bổ NSNN quy định trong quyết định này. Các tiêu chí phân bổ vốn và số điểm của từng tiêu chí a) Tiêu chí dân số: bao gồm số dân số trung bình và số người dân tộc thiểu số thực hiện năm 2010. Cách tính cụ thể như sau: (1) Điểm của tiêu chí dân số trung bình Số dân trung bình Điểm Đến 100.000 người 10 Trên 100.000, cứ tăng thêm 15.000 người được thêm 1 Dân số trung bình của các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh để tính toán điểm được xác định căn cứ vào số liệu công bố của Cục Thống kê tỉnh năm 2010. (2) Điểm của tiêu chí số người dân tộc thiểu số Số dân Điểm 5.000 người 1,5 Số người dân tộc thiểu số của các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh để tính toán điểm được xác định căn cứ vào số liệu công bố của Ban Dân tộc năm 2010. b) Tiêu chí về trình độ phát triển, bao gồm 3 tiêu chí: tỷ lệ hộ nghèo, thu nội địa (không bao gồm khoản thu sử dụng đất, dầu thô và thu thuế xuất nhập khẩu) và tỷ lệ điều tiết về ngân sách tỉnh, thành phố. (1) Điểm của tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo Điểm 5% hộ nghèo 2 Tỷ lệ hộ nghèo được xác định căn cứ số liệu công bố của Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010 và được UBND tỉnh công bố. (2) Điểm của tiêu chí thu nội địa (không bao gồm các khoản thu sử dụng đất, dầu thô, thu xuất nhập khẩu). Thu nội địa Điểm Dưới 20 tỷ đồng 1 Từ 20 tỷ đồng đến 30 tỷ đồng, cứ 5 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm 1 Từ 30 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, cứ 5 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm 1,2 Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng, cứ 10 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm 1,5 Từ 100 tỷ đồng trở lên, cứ 10 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm 1,8 Số thu nội địa (không bao gồm các khoản thu từ sử dụng đất, thu xuất nhập khẩu) được xác định số điểm căn cứ số thực hiện thu ngân sách Nhà nước năm 2010 (do Sở Tài chính cung cấp) hoặc dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2011 được UBND tỉnh giao; số thu nào lớn hơn sẽ là căn cứ để tính toán điểm. (3) Điểm của tiêu chí tỷ lệ điều tiết về ngân sách tỉnh Tỷ lệ điều tiết về ngân sách tỉnh Điểm Đến 10%, cứ 1% điều tiết về ngân sách tỉnh 3 Trên 10% đến 50%, cứ tăng 1% điều tiết về ngân sách tỉnh được tính thêm 5 Trên 50% đến 60%, cứ tăng 1% điều tiết về ngân sách tỉnh được tính thêm 6 Trên 60%, cứ tăng 1% điều tiết về ngân sách tỉnh được tính thêm 25 Tỷ lệ điều tiết được tính toán điểm căn cứ vào tỷ lệ điều tiết của ngân sách địa phương về ngân sách tỉnh trong thời kỳ ổn định 2007 - 2010. c) Tiêu chí diện tích, bao gồm 2 tiêu chí: diện tích đất tự nhiên và tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên. (1) Diện tích đất tự nhiên Diện tích đất tự nhiên Điểm Dưới 200 km2 6 Từ 200 km2 đến dưới 500 km2, cứ 100 km2 tăng thêm được tính thêm 2 Từ 500 km2 trở lên, cứ 100 km2 tăng thêm được tính thêm 1 Diện tích tự nhiên lấy theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê tính đến 1/1/2010. (2) Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên Điểm Dưới 20% 0 Từ 20% đến dưới 30%, cứ 1% diện tích được tính 0,2 Từ 30% đến 50%, cứ 1% diện tích tăng thêm được tính thêm 0,6 Trên 50%, cứ 1% diện tích tăng thêm được tính thêm 1,2 Diện tích đất trồng lúa để xác định điểm tính căn cứ trên diện tích đất trồng lúa đến ngày 01 tháng 01 năm 2010 lấy theo số liệu công bố của Sở Tài nguyên và Môi trường. d) Tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm số xã, phường, thị trấn. Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã: Đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn Điểm Mỗi xã, phường, thị trấn được tính 1 Số đơn vị hành chính cấp xã tính toán điểm căn cứ vào số liệu công bố của Sở Nội Vụ đến ngày 31 tháng 12 năm 2010. đ) Các tiêu chí bổ sung Địa phương Điểm Thành phố trực thuộc Tỉnh: thành phố Vị Thanh 40 Thị xã: thị xã Ngã Bảy 20 Địa bàn trọng điểm phát triển KCN tỉnh 20 Xã nông thôn mới đến năm 2015 hoàn thành:mỗi 1 xã được 1 Đô thị loại 3 3 Đô thị loại 4 2 Đô thị loại 5 1 Bảng phân bổ vốn đầu tư phát triển cho các địa phương trong tỉnh Thu thập số liệu của từng tiêu chí Địa phương Dân số Trình độ phát triển Diện tích Số đơn vị hành chính cấp xã, phường Tiêu chí bổ sung Số dân Trung bình (người) Số người dân tộc thiểu số (người) Tỉ lệ hộ nghèo (%) Số thu nội địa. (tỷ đồng) Tỉ lệ điều tiết về ns tỉnh. (%) Diện tích đất tự nhiên. (km2) Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa. (%) TP.Vị Thanh 71.580 3.230 10,48 90 22 119 15 9 TP trực thuộc tỉnh TX.Ngã Bảy 58.017 2.795 10,39 60 20 79 12 6 Thị xã H.Châu Thành A 101.211 5.333 19,93 18 10 157 25 10 H.Châu Thành 81.445 11.666 19,14 19 7 135 6 9 H.Phùng Hiệp 190.082 16.000 31,13 13 5 486 42 15 H.Vị Thủy 100.071 5.600 27,16 10 8 230 60 10 H.Long Mĩ 155.028 10.333 24,14 15 6 396 55 15 b, Bảng điểm phân bổ vốn Địa phương Dân số Trình độ phát triển Diện tích Số đvị hành chính cấp xã, phường Tiêu chí bổ sung Tổng điểm Số dân trung bình Người dân tộc thiểu số % hộ nghèo Thu nội địa % điều tiết về NS tỉnh DT đất tự nhiên % đất trồng lúa TP.Vị Thanh 7 0 4 13 90 6 0 9 40 169 TX.Ngã Bảy 5 0 4 9 80 6 0 6 20 130 H.Châu Thành A 10 1 7 1 30 6 1 10 66 H.Châu Thành 8 3 7 1 21 6 0 9 54 H.Phùng Hiệp 16 4 12 1 15 11 9 15 83 H.Vị Thủy 10 2 10 1 24 6 28 10 91 H.Long Mĩ 13 3 9 1 18 9 22 15 90 Nhận xét: Nhìn vào bảng điểm phân bổ vốn cho các huyện (Thành phố,Thị xã) Tỉnh Hậu Giang ta nhận xét về tính công bằng, hiệu quả của việc phân bổ vốn như sau: - Tính công bằng: + Thu nội địa: số thu nội địa phản ánh sức lao động, năng lực của từng địa phương. Vì vậy tính công bằng đạt được khi những địa phương nào thu được nhiều thì được chi nhiều. Nhìn vào bảng trên ta thấy Thành phố Vị Thanh và Thị xã Ngã Bảy là hai địa phương có số thu nội địa cao nhất tỉnh và có số điểm được cộng cũng cao nhất tương ứng là 13 điểm và 9 điểm. Vì đây là hai đơn vị có trình độ kinh tế phát triển và sức sản xuất rất cao, nguồn thu về lớn nên phải được chi cao để khuyến khích các địa phương tăng thu, tận dụng triệt để nguồn thu tại địa bàn; đồng thời đảm bảo vốn cho đầu tư phát triển đối với những vùng có tiềm năng. + Tỷ lệ điều tiết về ngân sách tỉnh: tiêu chí này phản ánh sự đóng góp của từng địa phương vào ngân sách tỉnh. Vậy nên địa phương nào có tỷ lệ điều tiết cao thì phải đươc chi nhiều hơn cho địa phương đó. Thành phố Vị Thanh và Thị Xã Ngã Bảy là hai địa phương có tỷ lệ điều tiết về ngân sách tỉnh cao nhất, tương ứng là 22% và 20% nên số điểm cộng cho hai đơn vị này cũng cao hơn các đơn vị khác, tương ứng là 90 điểm và 80 điểm. Như vậy đã đảm bảo sự công bằng cho các địa phương trong tiêu chí này. + Tỷ lệ hộ nghèo: những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao thì phần lớn cơ sở hạ tầng rất yếu kém, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, chất lượng cuộc sống người dân không đảm bảo, thiếu trầm trọng vốn cho đầu tư phát triển. Vì vậy cộng điểm nhiều hơn cho những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhằm khắc phục một phần khó khăn về vốn đầu tư và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Với mức quy định 2 điểm cho 5% hộ nghèo là hợp lý để tránh tình trạng các địa phương “phấn đấu” đạt huyện nghèo, xã nghèo. Ba huyện nghèo nhất tỉnh Hậu Giang là huyện Phùng Hiệp, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ với tỷ lệ hộ nghèo lần lượt là 31,13%; 27,16%; 24,14% (2009) tương ứng với số điểm được cộng là 12 điểm; 10 điểm; 9 điểm. Như vậy, ta thấy ở đây đã có sự công bằng trong tiêu chí này. - Tính hiệu quả Tính hiệu quả thể hiện ở một số vốn chi ra sẽ tương ứng với số thu về là bao nhiêu? Và số vốn có đủ cho đầu tư phát triển hay không? Thành phố Vị Thanh và Thị xã Ngã Bảy là hai đơn vị có số chi lớn nhất,theo bảng trên là 169 điểm và 130 điểm và điểm cộng cho số thu nội địa của hai địa phương này cũng rất lớn tương ứng là 13 điểm và 9 điểm. Khác so với các huyện nghèo có số chi khá lớn nhưng số thu nội địa lại rất thấp – chỉ đạt 1 điểm. Có sự khác nhau này là do ở các thành phố và thị xã vốn chi ra được sử dụng vào mục đích đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tăng nguồn thu, trong khi ở các huyện nghèo vốn chi ra chủ yếu được sử dụng vào mục đích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hay hộ trợ các hộ nghèo nên ít đem lại nguồn thu. Những địa phương có thế mạnh và có nhu cầu về vốn lớn nên được phân bổ vốn nhiều hơn để phát huy những thế mạnh của mình như thành phố Vị Thanh và thị xã Ngã Bảy. Đồng thời các địa phương khác cũng cần được phân bổ một nguồn vốn tương đối để đảm bảo sự phát triển đồng đều trong toàn tỉnh. Bình luận về tiêu chí phân bổ vốn đầu tư bằng ngân sách nhà nước của tỉnh Hậu Giang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBình luận về tiêu chí phân bổ vốn đầu tư bằng ngân sách nhà nước của tỉnh Hậu Giang.doc
Luận văn liên quan