Bình luận về vị trí của luật so sánh ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và ở Việt Nam trong quá khứ và hiện tại

ĐẶT VẤN ĐỀ Luật so sánh ở các nước XHCN trước đây và ở Việt Nam trong quá khứ không giành được vị trí như ở các nước TBCN. Tuy nhiên, ngày nay, ở các nước XHCN nói chung và ở Việt Nam nói riêng luật so sánh đã dần khẳng định được vai trò qua trọng của mình. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Vị trí của luật so sánh ở các nước XHCN trước đây và ở Việt Nam trong quá khứ không được coi trọng bằng luật so sánh ở các nước TBCN.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6937 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luận về vị trí của luật so sánh ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và ở Việt Nam trong quá khứ và hiện tại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Luật so sánh ở các nước XHCN trước đây và ở Việt Nam trong quá khứ không giành được vị trí như ở các nước TBCN. Tuy nhiên, ngày nay, ở các nước XHCN nói chung và ở Việt Nam nói riêng luật so sánh đã dần khẳng định được vai trò qua trọng của mình. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Vị trí của luật so sánh ở các nước XHCN trước đây và ở Việt Nam trong quá khứ không được coi trọng bằng luật so sánh ở các nước TBCN. Luật so sánh ở các nước TBCN được khai thác rất mạnh trên cả hai lĩnh vực so sánh lập pháp và nghiên cứu khoa học pháp lí. Ở các nước TBCN, luật so sánh rất được coi trọng. Trong lĩnh vực so sánh lập pháp: ở châu Âu vào cuối thế kỉ 18, trong công cuộc đại pháp điển hóa, điển hình là bộ luật dân sự Đức năm 1896 được hoàn thành dựa trên kết quả của việc so sánh luật tư của các nước và vùng lãnh thổ như luật Giéc manh, luật Prusia, bộ luật dân sự Pháp, luật của Áo, Thụy Sỹ; Luật về các phương tiện đàm phán của Đức năm 1848 và Bộ luật thương mại chung năm 1861, các nhà luật gia Đức đã so sánh luật của các vuungf khác nhau của Đức cùng với Bộ luật thương mại Pháp, Hà Lan và các nước châu Âu; người Thụy Sỹ soạn thảo và ban hành luật dân sự và bộ luật nghĩa vụ sau khi luật dân sự Pháp, Đức ra đời- được rất nhiều nước nghiên cứu học hỏi. Trong lĩnh vực ngiên cứu khoa học pháp lí, luật so sánh không được khai thác mạnh như ở lĩnh vực lập pháp. Trước đây, nó chỉ được coi là một phương pháp trong lĩnh vực nghiên cứu pháp lí. Chúng ta có thể kể đến một vài các công trình nghiên cứu của các nhà luật gia trong lĩnh vực này như: ở Anh, “Bình luận về pháp luật luật thuộc địa và pháp luật nước ngoài” được xuất bản năm 1938, “Luật thương mại trên thế giới”…, ở Mỹ, “Loạt sách về luật so sánh” xuất bản năm 1937, Đến năm 1916, Viện so sánh đầu tiên đã được thành lập tại Đại học học Munich. Và từ đó trong suốt thế kỉ XX, rất nhiều viện luật so sánh đã được thành lập như: Viện so sánh ở Đại học Lyons của Pháp (1920),Học viện quốc tế về luật so sánh tại La Haye (1924), Viện so sánh luật ở Đại học Paris (1931)… Luật so sánh ở các nước XHCN và ở Việt Nam trước đây chưa được coi trọng. Sở dĩ luật so sánh trong thời gian trước đây ở các nước XHCN chưa được coi trọng là vì pháp luật ở các nước xã hội chủ nghĩa chịu ảnh hưởng chung, khá phổ biến và sâu sắc các quan điểm Mác- LêNin về nhà nước và pháp luật của hệ thống pháp luật Xô Viết. Mà theo như đã biết thì những năm 50 của thế kỉ 20, nước Nga xô viết nằm trong sự bủa vây của thế giới tư bản, sự giao lưu về kinh tế, chính trị bị hạn chế do chính sách cấm vận của thế giới tư bản. Việc so sánh pháp luật để phục vụ cho việc lập pháp cũng được các nước XHCN khai thác nhưng không triệt để, không rộng rãi như ở các nước TBCN. Một số nước như Việt Nam, Trung Quốc… dùng việc nghiên cứu pháp luật của Liên Xô cũ để xây dựng pháp luật nước mình. Chính điều này đã dẫn đến có nhiều sự tương đồng trong hệ thống pháp luật các nước XHCN, khiến cho việc nghiên cứu pháp lí còn mờ nhạt, không gây được sự tò mò trông việc tìm hiểu, là giảm nhiệt huyết của các nhà nghiên cứu. Xét trong quan hệ với các quốc gia TBCN, trong những năm “chiến tranh lạnh” do sự đối đầu và thù địch từ phía các nước tư bản và thế lực phản động quốc tế nên việc giao lưu học hỏi, tiếp cận thông tin, pháp luật TBCN còn hạn chế. Tuy nhiên, ở các nước XHCN Đông Âu trước đây, luật so sánh cũng có những bước phát triển nhất định, mà điển hình là Hungary. Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Hungary, tiến sĩ Gyula Eorsi đã công bố một công trình khoa học rất có giá trị về luật so sánh: Luật dân sự ( luật tư) so sánh (Comparative civil (private) law). Sự phân tích và so sánh pháp luật XHCN và pháp luật TBCN trong công trình này rất có ý nghĩa đối với việc phát triển luật so sánh trên quan điểm và cách tiếp cận Mác- LêNin. 2. Vị trí Luật so sánh ở Việt Nam ngày nay có sự thay đổi tích cực       Cũng như các nước  khác trên thế giới, vị trí của Luật so sánh ngày càng được nâng cao ở Việt Nam. Điều này thể hiện qua việc Luật so sánh được khai thác một cách mạnh mẽ ở Việt Nam trong các hoạt động lập pháp, và trong hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý.     2.1. Hoạt động lập pháp        Trong bối cảnh xã hội đất nước ta đang đi lên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI, năm 1986, nước ta thực hiện chính sách mở cửa, bắt tay với các nước. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để có thể chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu, chúng ta không có kinh nghiệm, chúng ta phải học hỏi. Vì vậy có thể xây dựng pháp luật đồng bộ điều chỉnh các quan hệ trong nền kinh tế mở cửa đó, pháp luật nước ta đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ pháp luật các nước tư bản chủ nghĩa.      Ban dự thảo Bộ luật Dân sự Việt nam 1995 ngay từ đầu đã có trong tay Bộ luật Dân sự Liên bang Nga được ban hành năm 1964 là Bộ luật được pháp điển hoá với nhiều sự kế thừa, tiếp thu các chế định pháp luật dân sự của thời Nga hoàng vốn theo mô hình pháp luật dân sự của Bộ luật Dân sự Đức và cả nhiều chế định pháp luật dân sự La Mã cổ đại. Do các điều kiện thực tế, Việt Nam hướng tới mô hình Tây Âu và Nhật Bản – nơi có hệ thống pháp luật có chất lượng và có kinh nghiệm về nền kinh tế thị trường cao. Hệ thống pháp luật Pháp được sử dụng như nguồn chính để đối chiếu, so sánh. Bộ Luật Dân sự năm 2005 được xây dựng trên cơ sở kế thừa của Bộ Luật Dân sự năm 1995 và sự vận dụng một cách triệt để Luật so sánh…        Ngoài ra, các bộ luật khác của Việt Nam xây dựng trên cơ sở tìm hiểu, tham khảo pháp luật ở nhiều nước khác nhau, như Luật thuế Việt Nam…..     2.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý        Trên phương diện luật so sánh học thuật, các nhà luật học Việt Nam trong giai đoạn này đã bắt đầu quan tâm đến các nghiên cứu so sánh học thuật thể hiện ở sự ra đời hàng loạt các tổ chức nghiên cứu, và các công trình nghiên cứu khoa học được công bố. Các Viện nghiên cứu ở Viêt Nam như Trung tâm Luật so sánh và Luật Quốc tế của Viện khoa học pháp lý thuộc Bộ tư pháp, Trung tâm Luật so sánh thuộc trường đại học Luật Hà Nội, Trung tâm Luật so sánh thuộc trường Đại học Cần Thơ, Trung tâm Luật so sánh của khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội…Một số đề tài có ý nghĩa cơ bản đã được triển khai nghiên cứu và công bố như: Các hệ thống pháp luật trên thế giới và vai trò của Luật so sánh (TS. Đào Trí Úc); Khái niệm, đối tượng và phương pháp luận nghiên cứu Luật so sánh (PTS. Nguyễn Như Phát); Các mục tiêu và kỹ thuật của Luật so sánh (PTS. Phạm Hữu Nghị); Luật so sánh và xã hội học pháp luật (PTS. Võ Khánh Vinh)…Tháng 06 năm 1993, Viện Nhà nước và pháp luật đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách đầu tiên: “Tìm hiểu Luật so sánh” do PTS. Nguyễn Như Phát làm chủ biên (Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993). Tiếp theo đó, PGS. TS. Võ Khánh Vinh – đã cho ra mắt bạn đọc cuốn giáo trình “Luật học so sánh”, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2002…        Cùng đó việc mở rộng phạm vi nghiên cứu sang cả lĩnh vực pháp luật công và đã có nhiều công trình nghiên cứu so sánh vĩ mô giữa pháp luật của Việt Nam với pháp luật của Liên minh Châu Âu, với pháp luật của Hoa Kỳ và một số nghiên cứu so sánh vi mô về các chế định cụ thể về Hiến pháp, về tài phán hiến pháp, về pháp luật hành chính, dịch vụ hành chính công… KẾT THÚC VẤN ĐỀ Qua nội dung bài tập này, ta đã hiểu rõ hơn về vị trí của luật so sánh ở các nước XHCN trước đây và ở Việt Nam trong quá khứ và hiện tại để từ đó có cái nhìn đúng đắn về môn khoa học pháp lí này. Tuy nhiên, do sự hiểu biết của chúng em còn nhiều hạn chế, nên trong bài không thể tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô thông cảm, đóng góp ý kiến để bài tập và kiến thức của chúng em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình luật so sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008. Luật so sánh, Michael Bogdan (bản tiếng Việt), NXB. Kluwer, Norstedts Juridik, Tano, 2002. Tập bài giảng luật so sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003. Nguồn từ các trang web.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBình luận về vị trí của Luật so sánh ở các nước XHCN trước đây và ở Việt Nam trong quá khứ và hiện tại.doc
Luận văn liên quan