Bộ sưu tập dạo phố dành cho nữ thanh niên tuổi từ 22 đến 27 lấy ý tưởng từ nội thất của kiến trúc gothic

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay của cơ chế thị trường, mỗi ngành nghề đều có những khó khăn và thử thách riêng. Và trong ngành thời trang, sự cạnh tranh sẽ càng gay gắt hơn. Quá trình học tập ở trường, em đã được học và thực hành rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Và qua Đồ Án này em có cơ hội tổng hợp các kiến thức mình đã được học, từ đó chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để bước ra môi trường làm việc thực tế.

pdf66 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3143 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bộ sưu tập dạo phố dành cho nữ thanh niên tuổi từ 22 đến 27 lấy ý tưởng từ nội thất của kiến trúc gothic, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HU TE CH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP BỘ SƯU TẬP DẠO PHỐ DÀNH CHO NỮ THANH NIÊN TUỔI TỪ 22 ĐẾN 27 LẤY Ý TƯỞNG TỪ NỘI THẤT CỦA KIẾN TRÚC GOTHIC Ngành: MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: THIẾT KẾ THỜI TRANG Giảng viên hướng dẫn : PHẠM THỊ HỒNG LIÊN Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ THANH DIỆU MSSV: 107302005 Lớp: 07DTT TP. Hồ Chí Minh, 2011 HU TE CH LỜI CẢM ƠN *** Với xu hướng phát triển hiện nay thì mỗi ngành nghề đều có một ưu thế riêng của nó, nhưng chuyên ngành thời trang là khối ngành đang được mọi người chú trọng hiện nay. Và đó cũng là ngành em chọn để phát triển tương lai của mình sau này. Em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM, quý Thầy Cô trong Khoa Mỹ Thuật Công Nghiệp đã tạo điều kiện cho em có môi trường học tập tốt, để hôm nay em thực hiện được Đồ Án Tốt Nghiệp này. Và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô PHẠM THỊ HỒNG LIÊN đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong thời gian thực hiện và hoàn thành Đồ Án Tốt Nghiệp. Tuy nhiên Đồ Án của em không tránh được những thiếu sót, mong quý thầy cô bỏ qua. Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô trong Ban giám hiệu trường Đại Học học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM , quý Thầy Cô trong Khoa Mỹ Thuật Công Nghiệp, và cô PHẠM THỊ HỒNG LIÊN dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn! HU TE CH NỘI DUNG LỜI MỞ ĐẦU Chương 1: NGHIÊN CỨU 1.1 GOTHIC 1.1.1 XÃ HỘI CHÂU ÂU TỪ THẾ KỶ XII ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVI ……………………………………………………………..….7 1.1.2 KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU CỦA PHONG CÁCH GOTHIC …………………………………………………………..……8 1.1.3 ĐIÊU KHẮC VÀ TRANH KÍNH CỦA KIẾN TRÚC GOTHIC ……………………………………………..…..………17 1.2 THỜI TRANG PHONG CÁCH GOTHIC 1.2.1 DỰA VÀO KẾT CẤU KIẾN TRÚC GOTHIC…….….………...23 1.2.2 DỰA VÀO HOA VĂN ĐIÊU KHẮC……………………..…..….26 1.2.3 DỰA VÀO MÀU SẮC CỦA NHÀ THỜ GOTHIC…........….…28 Chương 2: GIẢI PHÁP 2.1 ĐƯỜNG DẪN VỀ PHONG CÁCH – PHOM DÁNG…….......30 2.2 ĐƯỜNG DẪN VỀ XỬ LÝ……………………………..………33 2.3 BẢNG MÀU………………………………………………….…36 2.4 CHẤT LIỆU………………………………………...….……….37 2.5 ACCESSORY – MAKE UP…………………….…........41 Chương 3: PHÁC THẢO …………………………………………………….…43 LỜI KẾT HU TE CH Như chúng ta đã biết, lịch sử thế giới đã trãi qua rất nhiều giai đoạn từ sơ khai đến nay. Mỗi giai đoạn, mỗi thời đại đều mang trong nó những đặc điểm riêng biệt, những dấu ấn làm nên cột móc lịch sử cho nó. Và khi nhắc đến thời trung cổ, hẳn ai cũng sẽ biết đến kiến trúc Gothic. Một kiến trúc đặc sắc thời bấy giờ. Kiến trúc Gothic đã tồn tại qua gần năm thế kỷ. Nó được thể hiện rõ rệt nhất và đẹp nhất trong các nhà thờ lớn, trong các thánh đường và một số các công trình dân dụng. Nhiều mẫu kiến trúc nhà thờ còn lại đến ngày nay mà trong số chúng, ngay những công trình nhỏ nhất cũng mang vẻ đẹp đặc trưng phần vì không có 2 công trình kiến trúc Gothic nào lại giống hệt nhau. Rất nhiều những công trình lớn là những kiệt tác kiến trúc vô giá được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Và với vẻ đẹp lộng lẫy, nội thất kiến trúc Gothic ngập tràn ánh sáng nhờ vào những mảng kính màu trên cửa sổ đã để lại cho em một ấn tượng rất đặc biệt… 5 HU TE CH HU TE CH 1.1.1 XÃ HỘI CHÂU ÂU TỪ THẾ KỶ XII ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVI Đến thế kỷ XII, xã hội phong kiến Tây Âu đã có sức bật lớn cùng với sự phát triển của kinh tế thương phẩm thành thị. Nền kinh tế tự cung tự cấp đã tan rã, những hành hội thủ công nghiệp đã dành được nhiều thắng lợi. Ngôn ngữ các địa phương được hình thành rõ nét và nghệ thuật dân gian phát triển. Với nền kinh tế phát triển lớn mạnh, Thành thị Tây Âu giai đoạn này cũng đã phát triển khá nhanh, và chia làm các loại đô thị như sau: + Loại đô thị thứ nhất: thành phố thương nghiệp và thủ công nghiệp. + Loại đô thị thứ hai: thành phố lãnh địa của chủ phong kiến, được xây dựng đầu tiên nhằm đáp ứng yêu cầu chiến lược, nhằm mục đích bảo vệ. + Loại đô thị thứ ba: thành phố tôn giáo, giai đoạn này quyền lực của giáo hội trở lên rất mạnh mẽ và thịnh vượng, tạo điều kiện cho kiến trúc tôn giáo phát triển mà chủ yếu là kiến trúc nhà thờ, dinh thự. Dân số đô thị giàu có, đời sống nâng cao, nhu cầu thưởng thức cái đẹp và sự thể hiện địa vị của họ cũng vì thế mà trở thành cần thiết hơn. Họ có đủ khả năng để xây dựng những nhà thờ lớn, đầy mẫu mực mà những nhà thờ Roman giờ đã không còn đáp ứng được nữa. Điều này dẫn đến sự ra đời của kiến trúc Gothic, nó đã giải quyết vấn đề còn tồn đọng trong kiến trúc Roman liên quan đến việc chịu lực cho những trần nhà bằng mái vòm, tạo nên những mái vòm với nhịp rộng hơn rất nhiều. Nhìn chung các loại thành phố trên đều có nhà thờ. Nhà thờ Gotic được xây dựng trong thành phố nhằm phô diễn sự bề thế và vẻ kiêu hãnh của nó. Kiến trúc Gotic bao gồm những loại hình chủ yếu sau: - Nhà thờ. - Quảng trường thành phố. - Tòa thị chính. - Các trụ sở hàng hội thủ công nghiệp, thương nghiệp. - Thành quách. - Cung điện, lâu đài và nhà ở. 1.1 GOTHIC 7 HU TE CH 1.1.2 KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU CỦA PHONG CÁCH GOTHIC Kiến trúc Gothic hình thành ở Tây Âu, sau thời kỳ kiến trúc Roman, kéo dài từ giữa thế kỷ XII đến cuối thế kỷ XVI trước hết là Pháp và lan sang các nước châu Âu như Anh, Đức, Italia..... Đặc điểm của kiến trúc Gotic: Ta có thể nhận biết kiến trúc Gotic bằng những đặc điểm chính sau đây. - Thường có chiều cao lớn từ 38-42 mét, riêng tháp lấy ánh sáng cao đến 60m, cửa sổ kính màu ở mặt đứng có thể lớn tới 8-12 mét. - Công trình mở nhiều cửa sổ rộng, bên trong công trình tràn ngập ánh sáng. - Các cửa sổ Hoa Hồng rất lớn và giàu tính trang trí, thường đặt ở đầu hồi cánh Nam và Bắc. - Các tác phẩm điêu khắc kiến trúc cũng như kính màu được sử dụng rộng rãi. - Kiểu mặt bằng cơ bản là kiểu mặt bằng chữ thập Latinh, mặt đứng ở phía Tây có cửa vào được trang trí lộng lẫy nhất; ở phần Hậu cung phía Đông thường có những gian thờ nửa đường tròn. - Cảm giác về chiều cao của nhà thờ Gotic là do chiều cao thật của nó quyết định và một phần nữa là do ảo giác quyết định, ảo giác này là do cột cuốn, gờ sống và vòm trần gây nên. Trong những loại hình kiến trúc phong cách Gothic, tiêu biểu và dễ nhận biết nhất là các công trình nhà thờ. Hệ thống kết cấu của nhà thờ Gotic nhìn chung đều mang đầy đủ những đặc điểm tiêu biểu nổi bật của kiến trúc Gothic. Ngoài ra còn theo một số quy luật như sau: - Mặt đứng phía Tây (mặt chính) của kiến trúc nhà thờ Gotic tuân theo những chế định nhất định, từ dưới lên trên được chia làm ba phần (ba tầng): phần dưới cùng là cửa, thường có ba hốc cửa rất sâu (chiều sâu của hốc có thể chiếm hẳn một bước nhà); - Phần giữa ở chính giữa cửa sổ tròn to bằng kính màu được tô điểm như những bông hoa hồng; phần trên cùng là hành lang và hai tháp chuông. 1.1 GOTHIC 8 HU TE CH - Kết cấu nhà thờ Gotic là một trong những sáng tạo đặc biệt nhất, tạo cho kiến trúc nhà thờ những ưu việt và vẻ đẹp đặc biệt, mà trước đó các hệ thống kết cấu, kể cả những nền kiến trúc phát triển cao như La Mã cổ đại, chưa đạt được. - Vòm mái hình múi có sống trong kiến trúc mái nhà thờ Gotic chia ra làm các loại: - Vòm có sống bốn mũi có hình chiếu mặt bằng hình chữ nhật. - Vòm có sống sáu mũi có hình chiếu hình chữ nhật. - Vòm có nhiều sống và nhiều múi hình sao có mặt chiếu hình chữ nhật (loại vòm mái phức tạp này là sản phẩm của kiến trúc Gotic hậu kỳ). 1.1 GOTHIC 9 HU TE CH Nhà thờ Saint-Denis ở Paris: Được xây dựng từ khoảng năm 1140. công trình Gothic được xây dựng sớm nhất vẫn còn tồn tại đến nay. Sau đêm dài Trung cổ và thời kỳ Roman với những kiến trúc dè dặt, còn trong tình trạng tranh tối tranh sáng, kiến trúc Gotic đã mở đầu một thời đại sôi sục mới, mà tiếng chuông đầu tiên là việc xây dựng nhà thờ Saint Denis ở gần Paris. Sự đổi mới bắt đầu bằng việc xây dựng mặt chính ở phía Tây: thực hiện một tam quan ở phía trước. Tam quan ba cửa ở tầng dưới cùng này tạo thành ba nhịp điệu, do bốn bệ cột cao chịu lực tạo nên, ở phần giữa, bên trên, có một của tròn lớn, tiền thân của loại "cửa sổ hoa hồng" nổi tiếng sau này. Mặt đứng ba nhịp với ba cửa chính trượng trưng cho Tam vị nhất thể, đồng thời cũng tạo nên hình ảnh quyền lực của nhà vua qua dáng vẻ kiểu thành quách của kiến trúc, tạo nên hình mẫu mặt đứng cơ bản cho các nhà thờ Gotic tiếp sau Saint Denis. 1.1 GOTHIC 10 HU TE CH Những cây cột chịu lực đã thay thế cho những bức tường chịu lực, nâng cao đến tận chân vòm, những phần tường xây nề biến mất, nhường chỗ cho những bức tranh kính màu minh họa những đề tài lịch sử. Sự ra đời của nhà thờ Saint Denis gắn liền với sự sáng tạo nên hai đặc điểm của nhà thờ Gotic: một hình thức mặt đứng kiểu mới và một nội thất kiến trúc nội thất tràn ngập ánh sáng. Sau nhà thờ Saint Denis, vào cuối thể kỷ XII và suốt thể kỷ XVI, nước Pháp và tây Ây bước sang "thời đại Vàng của các nhà thờ", nhân dân các thành phố rầm rộ đấu tranh để xây dựng nhà thờ Gotic đẹp nhất cho thành phố mình. 1.1 GOTHIC 11 HU TE CH Nhà thờ Notre Dame de Laon: Các tháp có chiều cao khác nhau: thấp nhất là 56m, cao nhất là 75m. Cấu trúc với mái vòm giống nhau tuyệt đối và chuỗi các cửa sổ dọc theo chu vi. Đặc biệt nhà thờ Laon có rất nhiều gian thờ xây bên sườn các cánh bên của sảnh chính và điện thờ. Nguyên nhân là trong thế kỷ XII và đầu thế kỷ XIV, nhiều nhà giàu thường mai táng thân nhân của họ trong nhà thờ. Bên ngoài, nhà thờ Laon, cũng giống như những nhà thờ Gothic, được trang trí đẹp với nhiều tượng và các hình chạm lên đá, cửa sổ hoa hồng ngay trên cửa chính. Xây dựng trong những năm 1155 - 1205, là một trong những nhà thờ thể hiện nguyện vọng làm chủ của tầng lớp thị dân. Giống như tuyệt đại đa số các nhà thờ khác, nhà thờ Laon có hình chữ thập. Cấu trúc của nó gồm một sảnh chính có 11 gian với hai sảnh bên và 14 gian thờ, một cánh lồi có 8 gian cùng với 8 cánh bên, một điện có 10 gian, 8 tháp và 7 cửa chính. 1.1 GOTHIC 12 HU TE CH Nhà thờ Notre Dame de Paris: Công trình đồ sộ này được chia làm 3 phân vị ngang trên mặt đứng. Phân vị ngang thứ nhất có 3 sảnh ra vào, trong đó có một lối vào chính và hai lối vào phụ, các cửa ra vào lùi sau vào bức tường chia thành nhiều lớp vòm cuốn gạch mang phong cách Gotic, phía trên riềm của phân vị thứ nhất có 28 bức tượng người đặt trong các hốc tường. Phân vị thứ hai cũng sử dụng vòm cửa Gotic, phía ngoài có lan can. Phân vị tầng thứ 3 có hệ thống hành lang với 21 cột tròn ở bên ngoài, phía trên các đầu cột là vòm cuốn Gotic. Tầng trên cùng được kết thúc bởi hai cửa vòm cuốn lớn, hẹp và cao tạo cho công trình có ấn tượng mạnh mẽ của hình khối kiến trúc. Nhà thờ Notre Dame de Paris là một nhân chứng hùng hồn của thế hệ các nhà thờ đó, khởi công xây dựng vào năm 1163 - được coi là một chứng tích lịch sử về hình thức kiến trúc Gotic Pháp. 1.1 GOTHIC 13 HU TE CH Nhà thờ được đặt trên hòn đảo La Cite', lối vào chính từ phía Tây, ở phía trước có quảng trường rộng. Mặt bằng nhà thờ rộng 48m, dài 130m, phía đàn thánh có hình bán nguyệt. Sảnh chính (trung sảnh) cao 35m, sảnh bên cao 9m, cửa kính mở rộng khiến ánh sáng tràn ngập, mái vòm phần sảnh chính hình sáu múi có sống, ở giữa có khóa tròn, cuốn bay vượt một khoảng không 15m nên tạo một ấn tượng hết sức bay bổng cho kiến trúc mặt Nam và mặt Bắc. Ở mặt chính phía Tây, có hai tòa tháp cao tới 60m, phân vị đứng có bốn bệ cột cao đồ sộ chia mặt chính ra làm ba phần, hai băng đều khắc trang trí hình băng ngang liên kết chúng lại theo chiều ngang. Tầng một là ba cửa vào chính có chiều sâu lớn, tầng hai ở giữa có cửa sổ hoa hồng đường kính lớn 113m, hai bên có cửa sổ hình cuốn nhọn. Đặc biệt, ngọn tháp đèn phía sau cao 90m cùng hai ngọn tháp phía trước trở thành đặc điểm nổi bật của nhà thờ, ở những nơi rất xa trong thành phố cũng đều thấy rõ ràng các thành phần kiến trúc này. Nhà thờ còn có một thành phần kiến trúc đặc sắc khác nữa là chiếc cửa sổ hoa hồng ở phía Nam, có đường kính 18m, trên vẽ chủ đề chúa Jesus đang ban phước lành cho các thánh đồ, cho những người con gái đồng trinh ngoan và không ngoan. Chiếc cửa sổ hoa hồng này được hoàn thành vào năm 1260, do kiến trúc sư lớn nhất nước Pháp thế kỷ XIII và Pierre Mountreuil thiết kế. 1.1 GOTHIC 14 HU TE CH Nhà thờ Reims: Là nhà thờ chính của Giáo khu, hình dáng cân đối, trang trí tinh tế, vòm mái bốn múi đạt đến độ cao 38m, phân vị đứng chắc chắn ở phần cột và thanh thoát ở phần vòm, mặt đứng có diện mạo hoành tráng ở phần cửa vào và mảnh mai, hoa lệ ở những phần trên. Công trình đồ sộ mà vẫn như đang phấp phới bay lên. Mặt bằng nhà thờ có cấu trúc hình chữ thập rõ nét để đáp ứng các nhu cầu nghi lễ. Tuy thời gian xây dựng dài nhưng phong cách kiến trúc tổng thể rất hài hòa và thống nhất. Những cửa sổ kính tọa lạc phía trên cửa đi ở mặt đứng phía Tây nhà thờ Reims đã thay thế cho hốc cửa hình tam giác truyền thống. Hệ thống cuốn bay và cột của nó được thiết kế mảnh mai và thanh lịch. Vẻ của nhà thờ gắn liền với tài nghệ bậc thầy của những người xây dựng. 1.1 GOTHIC 15 HU TE CH Nhà thờ Salisbury: Hiện là một trong những công trình kiến trúc lâu đời nhất ở châu Âu. Một phần của nhà thờ là một thư viện khoa học có chứa gốc văn bản gốc Magna Carta hiếm (là một trong những tài liệu nổi tiếng nhất trong lịch sử Anh. Vào thời điểm đó là giải pháp cho một cuộc khủng hoảng chính trị ở Anh thời Trung Cổ). Những dãy cột của nhà thờ Salisbury tạo thành các gian nhà bát giác, các bức tường miêu tả cảnh trong Kinh Cựu Ước. Salisbury - Nhà thờ chính là một tòa nhà quan trọng. Nằm tại thành phố Salisbury ở Wiltshire, Anh. Nhà thờ được bắt đầu xây dựng từ năm 1220 và đã được hoàn thành sau 40 năm, đại diện cho một phong cách riêng thống nhất và là nhà thờ lớn nhất ở Anh. 1.1 GOTHIC 16 HU TE CH Điêu Khắc Điêu khắc Gothic được hắn bó chặt chẽ với kiến trúc Gothic, vì nó được sử dụng chủ yếu để trang trí ngoại thất của nhà thờ và các tòa nhà tôn giáo khác. Những tác phẩm điêu khắc Gothic đầu tiên là tượng các vị thánh và gia đình Thánh được khắc trang trí trên các ô cửa và cổng chính các nhà thờ ở Pháp và những nơi khác. Các tác phẩm điêu khắc trên Cổng chính của điện Hoàng gia Chartres Cathedral (c. 1145-1155) đã có một số thay đổi nhỏ từ những gì điêu khắc Roman để lại như cứng, thẳng, đơn giản, thon dài, và những hình thức tu sĩ. 1.1.3 ĐIÊU KHẮC VÀ TRANH KÍNH CỦA KIẾN TRÚC GOTHIC 1.1 GOTHIC HU TE CH Nhưng trong suốt thế kỷ XII và thế kỷ XIII tiếp sau đó, điêu khắc Gothic trở nên thoải mái và tự nhiên hơn trong cách thức xử lý, xu hướng đã lên đến đỉnh điểm trong nghệ thuật trang trí điêu khắc của nhà thờ Reims (khoảng 1240). Những mẫu trang trí này, trong khi vừa giữ lại những đặc điểm đồ sộ, nguy nga và lộng lẫy của thời kỳ trước, vừa có khuôn mặt cá nhân, đặc trưng về những mẫu trang trí. Những người thợ Gothic cũng bắt đầu quan sát hình thức tự nhiên và đưa chúng vào lá tô điểm những cột chính. 1.1 GOTHIC 18 HU TE CH Tranh Kính Những tác phẩm mô tả bằng kính màu lấy cảm hứng từ phong cách điêu khắc thời kỳ này, dựa trên cơ sở là các đường khúc khuỷu và các chân dung bị kéo dài. Những bức tranh kính màu tiêu biểu của Pháp cho phong cách Gothic nằm ở nhà thờ Chartres và Sainte-Chapelle (Paris). Nghệ thuật tranh kính chỉ thực sự phát triển vào thế kỷ thứ XII với sự ra đời một trường phái kiến trúc mới. Suger, vị linh mục cai quản nhà thờ Saint Denis ở Paris (1122 – 1151) là người có công khởi xướng nền nghệ thuật tranh kính. Sự thay đổi này đã mở ra một dòng kiến trúc lẫy lừng, trường phái Gothic, kéo theo đó là nghệ thuật tranh kính, một bộ phận gắn bó hữu cơ với kiến trúc Gothic. Chỉ không đầy một thế kỷ sau hàng trăm công trình Gothic đã nối tiếp mọc lên khắp châu Âu, mà linh hồn và điểm nhấn quan trọng nhất lại chính là các công trình bằng kính – những chiếc cửa sổ lộng lẫy, có những bức có độ cao trên hai mươi mét, làm choáng ngợp con người Nhà thờ Saint Denis đã thực hiện được sứ mệnh quan trọng là mở ra một kỷ nguyên kiến trúc mới huy hoàng và kéo theo đó là sự phát triển rực rỡ của dòng nghệ thuật tranh kính và kỹ nghệ sản xuất kính màu. 1.1 GOTHIC 19 HU TE CH Cũng theo một quy luật phát triển như điêu khắc Gothic, nghệ thuật tranh kính đầu tiên cũng thô cứng, đơn giản với nội dung ban đầu được kể trong đó chỉ hạn chế ở Chúa Giesu và những tu sĩ . Sau này vào thời kỳ nước Anh bị người Normandy chiếm đóng nghệ thuật tranh kính cũng đã được truyền bá sang Anh. Những tác phẩm tranh kính nổi tiếng mà ngày nay chúng ta còn thấy được ở Toà giáo hội Trưởng lão ở xứ York có niên đại năm 1150 là do chính các nghệ nhân của Pháp làm ra. Chẳng bao lâu sau các công trình kiến trúc Gothic và tranh kính màu đã xuất hiện ở và phát triển huy hoàng ở Đức và xứ Fleming. Các kỹ thuật mới trong kiến trúc đặc biệt là việc sử dụng các kỹ thuật giàn chống trong kết cấu mái vòm của Gothic làm giảm đi tải trọng của các bức tường bên ngoài mà nhờ đó có thể mở rộng tối đa các khoảng rỗng để đón nhận ánh sáng tự nhiên và có thể thay thế gạch bằng những mảng tường bằng kính màu cũng là cơ hội để tranh kính phát huy hết cỡ công năng của mình. Bức tranh kính màu lớn nhất của thế kỷ XII là những tấm kính vẽ màu được gắn bằng những thanh sắt thẳng. 1.1 GOTHIC 20 HU TE CH Sang thế kỷ XIII các thợ rèn bắt đầu tạo được những khung đỡ hình tròn và hình chữ nhật khổ lớn. Những chiếc cửa sổ hình tròn đặc trưng được bố trí xen kẽ các khối đá hộc đã góp phần làm cho các khối đá trở nên nhẹ nhàng, tao nhã. Loại cửa này được phổ biến rất nhanh và sau này được gọi là những chiếc cửa sổ “hoa hồng”, vì chúng có dáng dấp như những bông hoa khổng lồ đang nở. 1.1 GOTHIC 21 HU TE CH Bằng một cách đặc biệt, các nghệ nhân làm kính đã chế tạo ra được những tấm kính với chất liệu hoàn toàn mới, có khả năng thẩm thấu toàn bộ ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài, và nhờ sự khúc xạ đặc biệt mà các bức tranh kính khổng lồ này có được hiệu ứng quang học hoàn toàn khác thường, huyền ảo và hài hoà đến mức mà trước đó người ta chỉ dám ước mơ. Rất nhiều tác phẩm bất hủ đã được sáng tạo trong giai đoạn này, nhưng do chiến tranh, nạn đói kém và dịch bệnh triền miên nên đến nay chỉ còn lưu lại được một số ít. 22 HU TE CH 1.2.1 DỰA VÀO KẾT CẤU KIẾN TRÚC GOTHIC Bộ sưu tập Bruno Pieter - mùa thu 2009/2010 Những đường cắt chuẩn xác của Bruno Pieter tạo nét tinh tế cho bộ sưu tập với bảng màu đơn giản chỉ với 3 màu đen – nâu - xám, nhưng bộ sưu tập rất giàu tính tổng thể. Những cảm hứng Gothic đã được thể hiện rõ ràng trong bộ sưu tập này, với những chi tiết như mũ trùm và áo choàng không tay. Chất liệu được ông sử dụng ở đây như nỉ, kaki phi, lông thú, … 1.2. THỜI TRANG PHONG CÁCH GOTHIC HU TE CH Bộ sưu tập của thương hiệu thời trang do Givenchy nhà thiết kế Riccardo Tisci thực hiện, dựa theo xu hướng gothic cổ xưa với tông đen và đỏ làm màu chủ đạo, cộng với kiểu trang điểm môi đỏ mọng ấn tượng. Điểm nhấn của bộ sưu tập nằm ở các mảng lông thú trang trí hay những họa tiết độc đáo bằng len và đăng ten quyến rũ. Mặt khác nhà thiết kế Givenchy còn sử dụng da làm các sợi ren và lông làm trang phục càng nổi bật. 1.2. THỜI TRANG PHONG CÁCH GOTHIC 24 HU TE CH Hairder Ackermann đã góp sự sáng tạo của mình vào việc phổ biến xu hướng thời trang có tính ứng dụng cao với những đường cắt cúp quyệt vời, kĩ thuật may điêu luyện, những thiết kế của họ đã mang đến sự quý phái, sang trọng và bặt thiệp cho người sử dụng. 1.2. THỜI TRANG PHONG CÁCH GOTHIC 25 HU TE CH 1.2.2 1DỰA VÀO HOA VĂN ĐIÊU KHẮC Bộ sƣu tập thu đông 2010 Những trang phục được thiết kế bằng chất liệu vải mỏng được trình diễn trong suốt show trình diễn Missoni khiến người dùng không khỏi ngỡ ngàng bởi sức quyến rũ của thiết kế mang phong cách Gothic cũng như những đường thêu độc đáo trên trang phục. Bên cạnh những thiết kề nhiều màu sắc, bộ sưu tập lần này còn tạo nên sự bất ngờ và khâm phục cho giới thời trang về sự sáng tạo trong việc thiết kế sử dụng chất liệu ren và tông màu đen. 1.2. THỜI TRANG PHONG CÁCH GOTHIC HU TE CH Alexander Wang đã sử dụng một cách sáng tạo phong cách hậu Gothic để tạo nên sự tinh tế và lịch sự của những trang phục màu đen. Để tăng thêm phần độc đáo cho trang phục, nhà thiết kế đã kết hợp với những rải dây buộc hoặc sợi ren cùng với những đường cắt cúp gợi cảm đã tạo nên sự nóng bỏng cho trang phục. Bộ sưu tập Haute contoure mùa thu – đông 2008/2009 Christianlacroix 1.2. THỜI TRANG PHONG CÁCH GOTHIC 27 HU TE CH 1.2.3 DỰA VÀO MÀU SẮC CỦA NHÀ THỜ GOTHIC 1.2. THỜI TRANG PHONG CÁCH GOTHIC 28 Bộ sưu tập mùa thu 2010 của JEREMY - SCOTT Lấy cảm hứng từ tranh kính của nhà thờ Gothic, nhà thiết kế sử dụng tông màu nền là màu đen với những điểm nhấn là những mảng màu sắc tranh kính được in – thêu. HU TE CH HU TE CH PHONG CÁCH ART-DECOR Art Deco là một phong cách thiết kế có nguồn gốc ở Paris trong thập kỷ đầu của thế kỷ 20. Art Deco thoát khỏi nền tảng cơ bản và chịu ảnh hưởng từ nhiều phong cách khác nhau từ đầu thế kỷ 20, trong đó có tân cổ điển, tạo dựng, lập thể, hiện đại. 2.1 ĐƢỜNG DẪN VỀ PHONG CÁCH – PHOM DÁNG 30 HU TE CH 2.1 ĐƢỜNG DẪN VỀ PHONG CÁCH – PHOM DÁNG Cấu trúc của Art Deco được dựa trên toán học và hình học, hình dạng. Các yếu tố trang trí được sử dụng theo hình zigzags, vòng tròn, tam giác, mặt trời. Và thông thường, được sử dụng bởi hơn 3 màu. 31 HU TE CH 2.1 ĐƢỜNG DẪN VỀ PHONG CÁCH – PHOM DÁNG 32 HU TE CH Phƣơng pháp ghép vải 2.2 ĐƢỜNG DẪN VỀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ 33 HU TE CH Các kỹ thuật thêu Đính - kết cƣờm, dây trang trí 2.2 ĐƢỜNG DẪN VỀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ 34 HU TE CH Các kỹ thuật in trên vải: in thủ công – in kỹ thuật số 2.2 ĐƢỜNG DẪN VỀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ 35 HU TE CH 2.3 BẢNG MÀU 36 HU TE CH 2.4 BẢNG CHẤT LIỆU HU TE CH 2.5 ACCESSORY – MAKE UP Phụ kiện Giày 41 HU TE CH Phụ kiện: Hoa tai, vòng tay, túi xách 2.5 ACCESSORY – MAKE UP 42 HU TE CH 2.5 ACCESSORY – MAKE UP 43 Lấy điểm nhấn là đôi mắt, màu mắt được sử dụng với tông màu đen – xám – nâu. Kết hợp với màu môi đỏ, cam… Xu hƣớng trang điểm HU TE CH HU TE CH vvvzd HU TE CH Mẫu phẳng Mặt trước Mặt sau HU TE CH HU TE CH Mẫu phẳng Mặt trước Mặt sau HU TE CH HU TE CH Mẫu phẳng Mặt sau HU TE CH HU TE CH HU TE CH HU TE CH HU TE CH HU TE CH HU TE CH HU TE CH HU TE CH HU TE CH HU TE CH HU TE CH HU TE CH HU TE CH HU TE CH HU TE CH HU TE CH HU TE CH HU TE CH Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay của cơ chế thị trường, mỗi ngành nghề đều có những khó khăn và thử thách riêng. Và trong ngành thời trang, sự cạnh tranh sẽ càng gay gắt hơn. Quá trình học tập ở trường, em đã được học và thực hành rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Và qua Đồ Án này em có cơ hội tổng hợp các kiến thức mình đã được học, từ đó chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để bước ra môi trường làm việc thực tế. Em xin chân thành cảm ơn Cô PHẠM THỊ HỒNG LIÊN đã hỗ trợ em hoàn thành đề tài này. 71 HU TE CH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-69232_2823.pdf
Luận văn liên quan