ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là nhu cầu khách quan của toàn xã hội trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở việc kế thừa và phát triển hệ thống pháp luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có những điểm tiến bộ, khắc phục những hạn chế của những bộ Luật Hôn nhân và gia đình trước đó. Quá trình thực hiện và áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về chế dộ tài sản của vợ chồng những năm qua ở nước ta đã thu được nhiều kết quả to lớn. Luật đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân. Và chế độ tài sản của vợ chồng luôn được các nhà làm luật quan tâm xây dựng như là một trong các chế định cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật về Hôn nhân và gia đình.Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà những quy định của Luật về chế độ tài sản của vợ chồng vẫn mang tính định khung, chưa cụ thể; thiếu các văn bản hướng dẫn áp dụng về chế độ tài sản của vợ chồng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; vì vậy mà các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình vẫn còn tồn tại những vướng mắc, bất cập về chế độ tài sản của vợ chồng.Nhận thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề này, em làm bài tập 4 là :“ Tìm hiểu những vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện quy định của Luật HN & GĐ về chế độ tài sản của vợ chồng”.
Sau đây là phần phân tích để có được cái nhìn rõ nét và sâu sắc hơn về vấn đề này.
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG:
II.NH ỮNG VƯỚNG MẮC VÀ BẤT CẬP TRONG QUI ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG:
1.Căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng:
2.Chia tài sản chung c ủa vợ chồng :
3. Nghĩa vụ của vợ chồng với tài sản chung, tài sản riêng:
4. Mức độ đóng góp của mỗi bên vợ, chồng.
5. Vợ hoặc chồng đại diện cho nhau trong các giao dịch quan trọng.
III.MỘT SỐ HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUI ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG:
KẾT BÀI
15 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3345 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu BT Lớn Học kì Luật Hôn nhân và Gia đình: Tìm hiểu những vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện quy định của Luật HN & GĐ về chế độ tài sản của vợ chồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là nhu cầu khách quan của toàn xã hội trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở việc kế thừa và phát triển hệ thống pháp luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có những điểm tiến bộ, khắc phục những hạn chế của những bộ Luật Hôn nhân và gia đình trước đó. Quá trình thực hiện và áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về chế dộ tài sản của vợ chồng những năm qua ở nước ta đã thu được nhiều kết quả to lớn. Luật đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân. Và chế độ tài sản của vợ chồng luôn được các nhà làm luật quan tâm xây dựng như là một trong các chế định cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật về Hôn nhân và gia đình.Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà những quy định của Luật về chế độ tài sản của vợ chồng vẫn mang tính định khung, chưa cụ thể; thiếu các văn bản hướng dẫn áp dụng về chế độ tài sản của vợ chồng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; vì vậy mà các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình vẫn còn tồn tại những vướng mắc, bất cập về chế độ tài sản của vợ chồng.Nhận thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề này, em làm bài tập 4 là :“ Tìm hiểu những vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện quy định của Luật HN & GĐ về chế độ tài sản của vợ chồng”.
Sau đây là phần phân tích để có được cái nhìn rõ nét và sâu sắc hơn về vấn đề này.
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG:
Theo TS. Nguyễn Văn Cừ trong cuốn Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia định Việt Nam thì :
“Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về sở hữu tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng.”
Sở dĩ các nhà lập pháp phải dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng là bởi :
Thứ nhất, do tính chất, mục đích của quan hệ hôn nhân được xác lập – tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân. Kể từ khi nam, nữ kết hôn trở thành vợ chồng , họ cùng chung sống, gánh vác chung công viẹc gia đình, cùng nhau tạo dựng tài sản chung…Do đó muốn bảo đảm những nhu cầu thiết yếu của gia đình thì cần phải có tài sản, tiền bạc, sản nghiệp của vợ chồng. Nếu nhà làm luật không dự liệu “cách xử sự” theo quy định chung thì khó lòng kiểm soát, định hướng trong việc điều chỉnh các quan hệ tài sản của vợ chồng trong các giao dịch dân sự. Thứ hai, việc dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng là cơ sở đề vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản của mình liên quan đến tài sản của vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân; như việc luật quy định các căn cứ, nguồn gốc, phạm vi các loại tài sản thuộc sơ hữu chung của vợ chồng hoạc tài sản riêng của vợ chồng.Theo đó, vợ, chồng xác định rõ được các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến tài sản của mình. Thứ ba, việc quy định chế đọ tài sản của vợ chồng trong pháp luật là cơ sở pháp lí để các cơ quan nhà nước co thẩm quyền giả quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và giữa vợ chồng với những người khác.
II.NH ỮNG VƯỚNG MẮC VÀ BẤT CẬP TRONG QUI ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG:
Qua nghiên cứu nội dung của chế độ tài sản giữa vợ chồng, một số bất cập, vướng mắc của những quy định trong luật về vấn đề này cũng dã bộc lộ, do luật dự liệu chưa đầy đủ và cụ thể : quyền liên quan đến tài sản của vợ chồng vẫn còn rất “ ít ỏi”; mới chỉ có Nghị định số 70/2001/NĐ – CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia định ( Chương II, các điều từ 4 đến điều 13; Chương V, từ điều 23 đến điều 30) và Nghị quyết số 02/2000/NQ – HĐTP tối cao về việc hướng dẫn ấp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) năm 2000 (mục , 4, 12). Bên cạnh đó, nền kinh tế phát triển nhanh chóng, cùng với những quy định của hệ thống pháp luật được Nhà nước ta ban hành ( bộ luật Dân sự, Luật đất đai, Luật Doanh nghiệp…) có liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng đã là điều kiện khách quan đòi hỏi phải có các quy định cụ thể hơn về chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật.
1.Căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng:
* Vấn đề tài sản chung của vợ chồng:
- Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại trước pháp luật, tính từ khi kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt trước pháp luật . Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình, trong một số trường hợp cụ thể, việc xác định “thời kỳ hôn nhân” chưa được luật dự liệu; các văn bản hướng dẫn áp dụng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng chưa đề cập tới các vấn đề liên quan đến nguyên tắc xác lập tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đối với trường hợp này.
- Luật HN&GĐ năm 2000 đã khắc phục được phần nào những vướng mắc, phức tạp trong vấn đề xác định, phân chia tài sản của vợ chồng. Khoản 2 Điều 27 quy định : “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của vợ chồng”. Đây là quy định mới khẳng định sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ quyền sở hữu của cả hai bên vợ, chồng. Qua đó có thể tránh được những tranh chấp phát sinh từ quyền tài sản vợ chồng, đồng thời tạo cơ sở để Toà án giải quyết một cách đúng đắn việc phân chia tài sản, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của phụ nữ. Tuy nhiên, việc áp dụng trên thực tiễn các quy định của pháp luật về chứng minh nguồn gốc của tài sản là tài sản chung hay là tài sản riêng cũng hết sức khó khăn, phức tạp.
Thứ nhất, theo Nghị quyết số 02/2000, “trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kì hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh dựoc tài san này do dược thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tài khoản 1, điều 32 (điểm 3.b). Điều này nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bên trong quan hệ hôn nhân vì “thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đói vớiđời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của vợ chồng”. Đến Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 quy định : không buộc vợ chồng phải đăng kí lại những tài sản chung đã đứng tên một người trước đó ( trước ngày Nghị định có hiệu lực); nếu có tranh chấp, bên nào cho đó là tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, thì có nghĩa vụ chứng minh (khoản 3, điều 5). Như vậy, các quy định hiện nay thể hiện giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản , giấy đăng kí tài sản hay giấy chựng nhận quyền sử dụng đất là bằng chứng có giá trí pháp lý cao trong việc chứng minh tài sản của vợ chồng là tài sản chung hay tài sản riêng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, các quy định của Nghị định số 70/2001 vẫn chưa được áp dụng một cách dồng bộ và hiệu quả trong việc ghi tên chung cho các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản chung, việc đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sự dụng tài sản chung. Điều này cho thấy, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản chưa được xem là loại bằng chứng có giá trị phát lí cao nhất để chứng minh việc tài sản tranh chấp là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng.
Trong trường hợp có tranh chấp giữa vợ chồng về tài sản chung hay riêng tồn tại trong thời kì hôn nhân của họ thì cần phải đưa ra những loại bằng chứng nào để chứng minh? Pháp luật HN&GĐ lại không quy định rõ. Vì vậy, trong thực tiễn, có nhiều loại bằng chứng đều có thể được chấp nhận, cả bằng chứng viết (các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu riêng của vợ hoặc chồng với tài sản đang tranh chấp), lời khai của nhân chứng, hoá đơn, chứng từ,…thậm chí là cả sự thừa nhận của bên còn lại.
Thứ hai, theo khoản 1 điều 5 Nghị định số 70/2001 thì tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng kí phải ghi tên cả vợ và chồng, bao gồm “nhà ở, quyền sử dụng đất và những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu: hiện nay, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện quy định này đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy đăng kí ô tô, xe máy ghi tên vợ và chồng, những người đã được cấp giấy chứng nhận có thể yêu cầu cấp lại giấy tờ ghi tên cả vợ cả chồng. Tuy nhiên, ngoài những tài sản nói trên thì “những tài sản khác” là tài sản gì thì vẫn chưa được qui định rõ.
Thứ ba, đối với trường hợp vợ, chồng bị Toà án tuyên bố là đã chết, mà sau này vì lý do nào đó lại trở về ( chưa chết), thì việc xác định tài sản chung của vợ chồng rất phức tạp vì pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình của Nhà nước ta vẫn chưa có dự liệu về vấn đề này.
Điều 83 Bộ luật Dân sự năm 2005 mới chỉ qui định một số hậu quả pháp lí khi Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết, đó là:
1. Khi mét ngêi bÞ tuyªn bè lµ ®· chÕt trë vÒ hoÆc cã tin tøc x¸c thùc lµ ngêi ®ã cßn sèng th× theo yªu cÇu cña ngêi ®ã hoÆc cña ngêi cã quyÒn, lîi Ých liªn quan, Toµ ¸n ra quyÕt ®Þnh huû bá quyÕt ®Þnh tuyªn bè ngêi ®ã lµ ®· chÕt.
2. Quan hÖ nh©n th©n cña ngêi bÞ tuyªn bè lµ ®· chÕt ®îc kh«i phôc khi Toµ ¸n ra quyÕt ®Þnh huû bá quyÕt ®Þnh tuyªn bè ngêi ®ã lµ ®· chÕt, trõ c¸c trêng hîp sau ®©y:
a) Vî hoÆc chång cña ngêi bÞ tuyªn bè lµ ®· chÕt ®· ®îc Toµ ¸n cho ly h«n theo quy ®Þnh t¹i kho¶n 2 §iÒu 78 cña Bé luËt nµy th× quyÕt ®Þnh cho ly h«n vÉn cã hiÖu lùc ph¸p luËt;
b) Vî hoÆc chång cña ngêi bÞ tuyªn bè lµ ®· chÕt ®· kÕt h«n víi ngêi kh¸c th× viÖc kÕt h«n ®ã vÉn cã hiÖu lùc ph¸p luËt.
3. Ngêi bÞ tuyªn bè lµ ®· chÕt mµ cßn sèng cã quyÒn yªu cÇu nh÷ng ngêi ®· nhËn tµi s¶n thõa kÕ tr¶ l¹i tµi s¶n, gi¸ trÞ tµi s¶n hiÖn cßn.
Trong trêng hîp ngêi thõa kÕ cña ngêi bÞ tuyªn bè lµ ®· chÕt biÕt ngêi nµy cßn sèng mµ cè t×nh giÊu giÕm nh»m hëng thõa kÕ th× ngêi ®ã ph¶i hoµn tr¶ toµn bé tµi s¶n ®· nhËn, kÓ c¶ hoa lîi, lîi tøc; nÕu g©y thiÖt h¹i th× ph¶i båi thêng.
Điều 26 Luật HN&GĐ năm 2000 dã quy định về quan hệ hôn nhân khi mọt bên vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về như sau :
Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật dân sự mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục; trong trường hợp vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên các qui định này mới chỉ đề cập về quan hệ nhân thân giữa vợ chồng, khi một bên vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà lại trở về, còn quan hệ tài sản giữa vợ chồng ( nhất là hậu quả pháp lý đối với khối tài sản chung của vợ chồng) thì chưa được pháp luật dự liệu.Vấn đề đặt ra là :
Trong trường hợp trên,khi toàn án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người vợ, chồng đã chết, quan hệ hôn nhân của họ đương nhiên được khôi phục( nếu người chồng hoặc vợ kia chưa kết hôn với người khác). Vậy quan hệ tài sản gồm khối tài sản chung của hai vợ chồng có được khôi phục hay không? Hơn nữa, những tài sản do người chồng, vợ tạo dựng cùng các hoa lợi, lợi tức thu được từ các loại tài sản kể từ khi người vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết cho đến ngày trở về, thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay chỉ là tài sản riêng của người chồng, người vợ đó? Ngoài ra, những hợp đồng mà người chồng, vợ đã ký kết, với người khác nhưng chưa thực hiện; các mốn nợ mà người chồng hoặc vợ vay của người khác sẽ thuộc nghĩa vụ chung của vợ chồng hay chỉ thuộc nghĩa vụ riêng của người chồng hoặc người vợ.
Như vậy, căn cứ để xác lập tài sản chung của vợ chồng, trước hết phải dựa trên cơ sở “thời kì hôn nhân” của vợ chồng. Toàn bộ những tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân này được coi thuộc khối tài sản chung của vợ chồng.
Thứ t ư, qua nghiên cứu nội dung Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 về căn cứ xác lập tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, liên quan đến các loại hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân, có những quan điểm không thống nhất khi xác định các hoa lợi, lưọi tức đó thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay vẫn “ là tài sản riêng của vợ, chồng”. Trước đây, hệ thống HN&GĐ ở nước ta dưới chế độ cũ đã quy định cụ thể về vấn đề này. Khoản 4 Điều 54 Sắc luật só 15/64 ngày 23/7/1964 và khoản 4diều 151 Bộ luật Dân sự năm 1972 đã quy định hoa lợi của tất cả các tài sản thủ đắc trước hay trong thời gian hôn thú đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Em cho rằng, Luật HN&GĐ của Nhà nước ta cần quy định cụ thể các hoa lợi, lưọi tức thu đựoc từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng trong thời kì hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng phù hợp với nguyên tắc xác lập tài sản chung của vợ chồng.
* Tài sản riêng của vợ, chồng.
Tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân được ghi nhận là tài sản riêng của vợ , chồng (khoản 1, điều 32 Luật HN&GĐ). Đây là quy định phù hợp với thực tế cuộc sống bởi mọi cá nhân trong xã hội đều cần có sự độc lập về những đồ dùng cần thiết yếu phuc vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc phục vụ cho nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, việc quy định đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng mà không giả thích cụ thể sẽ có nhiều quan điểm khác nhau về loại tài sản này. Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, đời sống của vợ chồng không ngừng được năng cao, đồ dùng, tư trang cá nhân trở nên rất đa dạng, phong phú về hình thức, giá trị . Với thói quen của người Việt Nam, thường chuyển những thu nhập do lao động , hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các thu nhập hợp pháp khác thành các tư trang cá nhân là các đô trang sức để tích luỹ thì nhiều đồ dùng, tư trang cá nhân sẽ có giá trị rất lớn. Nếu xác định đó là tài sản riêng của vợ, chồng thì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích chung của gia đình, của người có đồ dùng, tư trang cá nhân đó. Vì vậy, vấn đề này cần được quy định cụ thể hơn.
2.Chia tài sản chung c ủa vợ chồng :
* Trong thời kì hôn nhân.
Chế độ tài sản chungcủa vợ chồng được quy định tại các Điều 27 và 28 của Luật HN&GĐ năm 2000 là chế độ tài sản pháp định với hình thức chế độ cộng đồng tạo sản. Nghĩa là tài sản mà vợ, chồng có dược trong thời kì hôn nhân được xác định là tài sản chung, trừ những tài sản theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung vẫn còn tồn tại. Chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi hôn nhân chấm dứt về mặt pháp lí. Tuy nhiên, trên thực tế vì các lý do khác nhau mà nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Khoản 1 điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định : “ Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết”. Như vậy, theo quy định của Luật, trong trường hợp có lý do chính đáng, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân có thể được thực hiện thông qua thoả thuận bằng văn bản giữa vợ và chồng, hoặc bản án, quyết định của Toà án, còn quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng không thay đổi.Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân dựa trên những cơ sở sau:
Thứ nhất, trong cuộc sống gia định, nhiều cặp vợ chồng đã có những mâu thuẫn bất hoà nhưng vấn chưa muốn ly hôn hoặc chưa thể ly hôn vì nghĩ tới lợi ích của con cái, danh dự, uy tín của cá nhân hoặc gia đình…Việc chia tài sản trong thời kì hôn nhân được coi là giải pháp giảm bớt những xung đột của vợ chồng trong quan hệ tài sản.
Thứ hai, quy định như vậy vừa nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của cá nhân, quyền tự chủ của vợ chồng khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, xã hội, vừa để tránh những hậu quả không tốt có thể xảy ra ảnh hưởng tới đến kinh tế chung của gia đình.
Thứ ba, quy định này cũng góp phần bảo đảm quyền lợi của người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng. Qua đó, người thứ ba có thể biết được quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản để xác định phạm vi giao dịch, mức độ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng.
Quy định về tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là điều cần thiết, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2000 chưa quy định cụ thể nguyên tắc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng giải quyết các tranh chấp phát sinh. Luật cũng chưa quy định rõ về trách nhiệm của vợ, chồng đối với các tài sản được sử dụng vào mục đích chung của gia đình sau khi hai bên đã chia tài sản chung. Bên cạnh đó, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định các trường hợp chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân mà không có lý do chính đáng thì bị Toà án tuyên bố vô hiệu. Tuy nhiên, Luật lại chưa đề cập ai là người có thể yêu cầu Toà án huỷ bỏ thoả thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân trong trường hợp thoả thuận đó vi phạm các điều kiện quy định tài Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống gia định, đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên hoặc con thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có thu nhập, không có tài sản để tự nuôi mình. Tất cả những vấn đề này cần được quy định cụ thể trong luật.
* Chia tài sản chung khi một bên vợ, chồng chết trước.
Cũng như việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, Luật HN&GĐ năm 2000 chưa có quy định cụ thẻ về nguyên tắc chia tài sản chung khi một bên chồng hoặc vợ chết. Đây cũng là một điểm hạn chế hơn so với quy định tương tự trong luật HN&GĐ năm 1986, thiết nghĩ cần được bổ sung hoàn thiện.
Nghĩa vụ của vợ chồng với tài sản chung, tài sản riêng:
* Đối với tài sản chung:
Theo các quy định tại điều 25, khoản 2 điều 28 và khoản 3 điều 95. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng chưa được luật định cụ thể.
Về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình (điều 25), Luật cần dự liệu “nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình” bao gồm các nhu cầu về ăn, ở, mặc, học hành, khám chữa bệnh và các chi phi thông thường cần thiết khác để đảm bảo cuộc sống của các thành viên trong gia đình.
Luật cần dự liệu cụ thể (bổ sung khoản 2 điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000) về tài sản chung của vợ chồng được bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng, bao gồm:
-Các khoản nợ phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình;
-Các khoản nợ liên quan đến việc tạo lập, quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng;
-Các khoản nợ liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình;
-Các khoản nợ phát sinh có liên quan đến công việc mà cả hai vợ chồng cùng thực hiện;
-Các khoản nợ theo thỏa thuận của hai vợ chồng
* Đối với tài sản riêng:
Theo khoản 3 điều 33 luật hôn nhân và gia đình năm 2000, nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi bên vợ, chồng được thanh toán từ tài sản riêng của người có nghĩa vụ. Tuy nhiên quy định này còn quá chung chung, chưa có căn cứ cụ thể để xác định loại nghĩa vụ tài sản này.Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng có thể gồm những nghĩa vụ sau:
- Nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác từ trước khi kết hôn mà không vì nhu cầu đời sống chung của gia đình;
- Nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay trong thời kỳ hôn nhân sử dụng vào mục đích riêng, không đáp ứng nhu cầu thiết yếu và lợi ích chung của gia đình;
- Nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản riêng. Trừ trường hợp, nợ phát sinh khi vợ, chồng đã tiến hành khai thác các hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân mà vợ chồng không có thỏa thuận những hoa lợi, lợi tức đó vẫn thuộc tài sản riêng của vợ chồng;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi vợ, chồng là người quản lý di sản thừa kế mà đã có hành vi thực hiện các giao dịch nhằm tẩu tán, phá tán hoặc làm hư hỏng mất mát di sản;
- Các khoản nợ phát sinh khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân vợ, chồng như các khoản chi phí cho con riêng của mình; các chi phí cho người mà vợ, chồng là người giám hộ của người đó theo quy định của pháp luật dân sự và luật hôn nhân gia đình;
- Nghĩa vụ cấp dưỡng mà vợ, chồng phải thực hiện liên đới đối với các thành viên trong gia đình theo quy định tại chương V và chương VII của luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
- Nghĩa vụ bồi thường khoản tiền cấp dưỡng mà vợ, chồng là người được giao quản lý nhưng đã làm tiêu tán hoặc sử dụng không đúng mục đích;
- Nghĩa vụ phải trả các khoản nợ phát sinh dựa trên cơ sở vợ, chồng đx có hành vi tự mình tiến hành các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng là nguồn sống duy nhất của gia đình (vi phạm khoản 3 điều 28 luật hôn nhân và gia đình năm 2000);
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật của vợ, chồng.
*Nghĩa vụ hỗ trợ vật chất giữa vợ, chồng.
Luật HN&GĐ 2000 chưa có quy định rõ ràng về nghĩa vụ hỗ trợ vật chất giữa vợ và chồng.Trên thực tế đa số các cặp vợ chồng sống chung trong một nhà và cùng nhau chia sẻ những gì họ có. Bởi Luật HN&GĐ năm 2000 vợ chồng có nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau.
Một số tình huống trên thực tế :
- Vợ chồng sống bằng thu nhập của người chồng và trong khi điều kiện sinh hoạt và vật chất của gia đình rất khó khăn thì chồng vẫn không chịu đưa tiền lương cho vợ.
- Vợ chồng sống mỗi người một nơi và vợ đang lâm vào cảnh túng thiếu mà chồng lại không trợ cấp tiền cho vợ.
- Vợ bệnh nặng và cần tiền để chi phí thuốc men, nhưng chồng cứ giữ chặt thu nhập cá nhân để giành cho các buổi nhậu.
Có lẽ các nhà làm luật khi soạn thảo qui định liên quan đến quan hệ giữa vợ chồng cho rằng do những nhu cầu thiết yếu của gia đình thường được đáp ứng bằng thu nhập của vợ chồng được luật quy định là tài sản chung mà chẳng cần quy định nghĩa vụ hỗ trợ vật chất giữa vợ chồng.
Trên thực tế tính chất “chung” của quyền sở hữu đối với thu nhập cá nhân không gây trở ngại pháp lý cho việc người tạo thu nhập tự mình sử dụng, định đoạt các thu nhập ấy . Vì vậy, nghĩa vụ hỗ trợ vật chất giữa vợ chồng có thể coi như một biện pháp kiểm soát việc sử dụng, định đoạt tài sản chung có nguồn gốc từ thu nhập cá nhân.
4. Mức độ đóng góp của mỗi bên vợ, chồng.
Luật HN&GĐ năm 2000 chưa có qui định cụ thể về mức đóng góp của mỗi bên đối với các chi phí nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Bởi nhu cầu thiết yếu của gia đình được đáp ứng bằng tài sản chung (khoản 2, điều 28 luật hôn nhân và gia đình 2000). Mà tài sản chung là tài sản có nguồn gốc từ thu nhập của vợ, chồng. Các tài sản ấy dù là của chung nhưng có thể được người tạo ra chúng tự mình sử dụng, định đoạt vào nhu cầu sinh hoạt riêng mà không cần hỏi ý kiến của vợ hoặc chồng. Vậy người có thu nhập phải bảo đảm việc chi tiêu cho nhu cầu chung của gia đình đến mức độ nào thì mới được tự do sử dụng phần còn lại cho nhu cầu riêng? Do đó, mức đóng góp của vợ chồng cũng phải tương ứng với mức thu nhập của mỗi người. Người có thu nhập cao đóng nhiều hơn người có thu nhập thấp, nếu một người không có thu nhập thì người còn lại phải đảm nhận toàn bộ việc chi tiêu bằng thu nhập thực tế của mình.
Trong trường hợp thu nhập của vợ chồng và tài sản chung khác không đủ để trang trải chi phí thì Luật HN&GĐ năm 2000 đã qui định tài sản riêng của vợ chồng cũng có thể được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng (khoản 4, điều 33). Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề là khối tài sản riêng của mỗi người thường không ngang nhau. Vì vậy, cũng như trong trường hợp đóng góp vào việc chi tiêu bằng thu nhập, thiết nghĩ việc đóng góp bằng tài sản riêng cũng được thực hiện dựa trên tình hình tài sản riêng của mỗi người, nếu một người không có tài sản riêng thì người còn lại chịu trách nhiệm thanh toán bằng tài sản riêng của mình.
5. Vợ hoặc chồng đại diện cho nhau trong các giao dịch quan trọng.
Các giao dịch quan trọng liên quan đến tài sản chung mà có giá trị lớn và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật chỉ có thể xác lập khi có sự đồng ý của cả vợ và chồng, phải do vợ chồng cùng đứng ra xác lập. Tuy nhiên, vợ , chồng có thể ủy quyền cho nhau để giao dịch trong các trường hợp ấy (khoản 1, điều 24), việc ủy quyền phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên trên thực tế, Luật HN&GĐ năm 2000 chưa qui định cụ thể về chế tài trong trường hợp vi phạm các quy tắc trên.
III.MỘT SỐ HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUI ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG:
Thực tiễn xét xử các vụ án hôn nhân gia định co thấy vấn đề xác định và phân chia tài sản vợ chồng là một trong những vấn đề quan trọng và phức tạp. Để phân chia được toà án phải xác định đâu là tài sản chung của vợ chồng, đâu là tài sản riêng của mỗi người và đâu là tài sản của người thứ ba mà vợ chồng đang quản lý. Chế định tài sản giữa vợ và chồng cần được hoàn thiện một số quy định sau:
-Tài sản chung vợ chồng
Thứ nhất, bởi Luật HN&GĐ không quy định gì các loại bằng chứng được sử dụng để chứng minh trong tranh chấp tài sản giữa vợ và chồng nên trong thực tiễn tất cả các loại bằng chứng đều có thể được chấp nhận. Để bảo vệ tốt hơn quyền của chủ sở hữu tài sản riêng đồng thời làm đơn giản hoá việc tìm các chứng cứ chứng minh trong tranh chấp, quyền sở hữu riêng của vợ chồng phải được chứng minh bằng văn bản.Trường hợp không có bản kiểm kê tài sản hoặc không có chứng cứ nào được xác lập từ trước, thẩm phán có thể xem xét mọi loại giấy tờ, đặc biệt là các loại giấy tờ, sổ sách của gia định cũng như các tài liệu của ngân hàng và các hoá đơn thanh toán. Thẩm phán cũng có thể chấp nhận lời khai của nhân chứng hoặc suy đoán nếu nhận thấy vợ, chồng không có khả năng cung cấp chứng cứ bằng văn bản.
Đối với việc đăng kí tài sản chung, thiết nghĩ, Luật cũng cần quy định cụ thể “những tài sản khác” cần đăng kí tên cả hai vợ chồng là những loại tài sản nào để có sự áp dụng thống nhất trong thực tiễn thi hành.
Thứ hai, theo quy định, vợ, chồng có thể yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ chưa quy định cụ thể nguyên tắc chia tài sản chung trong trường hợp này, gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng giải quyết các tranh chấp phát sinh. Quay trở lại với Điều 18 - Luật HN&GĐ năm 1986 thì : “Khi hôn nhân còn tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở điều 42 ( nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn) của Luật này”. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 thì nên bổ sung quy định : việc chia tài sản chung căn cứ vào các nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn quy định tài điều 95 cùa Luật HN&GĐ.
Thứ ba, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân theo quy định của pháp luật không làm thay đổi quan hệ nhan thân giữa vợ chồng và quan hệ giữa cha mẹ và con. Tuy nhiên, Luật chưa quyđịnh rõ về trách nhiệm cảu vợ, chồg đối với các tài sản được sử dụng vào mục đích chung của gia định sau khi hai bên đã chia tài sản chung. Do đó, Luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm của vợ chồng đối với tài sản chỉ tiêu trong gia đình dựa trên cơ sở thoả thuận của vợ chồng bằng văn bản, nếu không thoả thuận được thì hai bên có thể yêu cầu Toà án giải quyết, trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của gia đình và khả năng kinh tế của các bên.
Sự độc lập về tài sản sau khi chia có thẻ dẫn đến một trong các bên lản tránh trách nhiệm đối với gia đình, với việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự , không có khả năng lao động, không có thu nhập, không có tài sản để tự nuôi mình. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các con, Luật nên quy định rõ : việc giả quyết tranh chấp liên quan đến con áp dụng tương tự quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con khi ly hôn. Trường hợp vợ chồng thoả thuận hoặc đã yêu cầu Toà án chia hết tài sản chung thì vợ, chồng vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau nếu một bên túng thiếu, có yêu cầu cấp dưõng và có lý do chính đáng.
Thứ tư, trong trường hợp thoả thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân bị Toà án tuyên bố vô hiệu, chế độ tài sản chung của vợ chồng được khôi phục lại tình trạng trước khi có thoả thuận chia tài sản chung.
Thứ năm, đối với việc chia tài sản chung khi môt bên vợ, chồng chết trước, Luật HN&GĐ có thể quy định trên cơ sở kế thửa điểu 17 Luật HN&GĐ năm 1986 “ Khi một bên chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi. Phần tài sản của người chết chia theo qui định của pháp luật về thừa kế”.
- Tài sản riêng của vợ, chồng
Tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân đựoc ghi nhận là tài sản riêng của vợ, chồng (khoản 1, điều 32 Luật HN&GĐ). Tuy nhiên, việc quy định đồ dung, tư trang cá nhân là tài sản riêng mà không giải thích cụ thể sẽ có nhiều quan điểm khác nhau về loại tài sản này. Vì vây, khi xác định là tài sản riêng cần xem xét nguồn gốc và giá trị của đồ dùng, tư trang cá nhân đó so với giá trị của khối tài sản chung và thu nhập của hai vợ chồng. Nếu giá trị đó khá lớn và tài sản được sử dụng với mục đích chung của gia đình thì không nên coi đó là tài sản riêng.
KẾT BÀI
Ngày nay, các quan hệ xã hội ngày càng thay đổi nhanh chóng, vì vậy mà pháp luật cũng phải thay đổi theo để có thể điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội đó. Tuy nhiên, đó cũng chính là lý do vì sao pháp luật nói chung và Luật HN&GĐ năm 2000 nói riêng vẫn còn có những bất cập và vướng mắc trong quá trình áp dụng và thực hiện trên thực tế. Trên đây là một số ý kiến chủ quan của em về những điểm bất cập, vướng mắc và hướng hoàn thiện trong các qui định về chế độ tài sản vợ chồng trong luật HN&GĐ năm 2000. Tuy nhiên trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót nhất đinh. Rất mong thầy cô, các bạn có ý kiến đóng góp bổ sung để bài viết có thể hoàn thiện hơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BT Lớn Học kì Luật Hôn nhân và Gia đình - Tìm hiểu những vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện quy định của Luật HN & GĐ về chế độ tài sản của vợ chồ.doc