BT tình huống công pháp quốc tế_ ĐH luật Hà Nội 2011

TH – 10. Ngày 9-4-1984, Nicaragoa gửi đến Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc ( ICJ ) khởi kiện Mỹ về việc đã tiến hành các hoạt động quân sự chống lại Nicaragoa trái với nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, Mỹ cho rằng ICJ không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp bởi nước này đã có bảo lưu đối với thẩm quyền của ICJ trong các vụ liên quan đến điều ước quốc tế đa phương (nguyên tắc cấm dùng vũ lực được quy định tại khoản 2 điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc). Trong khi đó, lập luận của Tòa cho rằng, Tòa án có thẩm quyền bởi nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực tồn tại dưới hình thức là một quy phạm tập quán. Hãy cho biết: - Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế có thể tồn tại dưới cả hai hình thức là quy phạm điều ước và quy phạm tập quán không ? Tại sao? - Nêu rõ quan điểm cá nhân trong trường hợp trên, nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực sẽ được áp dụng với tính chất là quy phạm điều ước hay quy phạm tập quán? Tại sao?

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3045 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu BT tình huống công pháp quốc tế_ ĐH luật Hà Nội 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ: Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các quốc gia là nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Nguyên tắc này được áp dụng để giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ, khai thác sử dụng biển, nhân quyền...Nên việc tuân thủ nguyên tắc này là điều hết sức cần thiết cho sự ổn định, phát triển trong hòa bình an ninh của thế giới. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế có thể tồn tại dưới cả hai hình thức là quy phạm điều ước và quy phạm tập quán. Tại vì: Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu tập quán quốc tế và điều ước quốc tế là gì? “Tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể luật quốc tế là luật.” Theo cách tiếp cận của Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia và các quy định của luật quốc tế hiện hành thì: “Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó.” - Thứ nhất: Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế có thể tồn tại dưới hình thức là quy phạm tập quán. Tại vì: nguyên tắc này có một quá trình hình thành và phát triển theo xu hướng ngày càng tiến bộ, dần dần phát triển và trở thành một nguyên tắc rất quan trọng trong luật quốc tế hiện nay. Theo Hiệp ước Paris năm 1928 về Khước từ chiến tranh như một công cụ của chính sách quốc gia lần đầu tiên đã chỉ rõ: “ Các quốc gia thành viên lên án việc sử dụng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc tế và cam kết không dùng chiến tranh như một công cụ quốc sách trong quan hệ với nhau”. Đây là bước đi quan trọng đầu tiên trong việc hình thành nguyên tắc này với tư cách là “quy phạm tập quán”. - Thứ hai: Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế có thể tồn tại dưới hình thức là quy phạm điều ước. Tại vì nguyên tắc này đã được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc:“Tất cả các Thành viên từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc bằng cách khác trái với những Mục đích của Liên Hiệp Quốc.”. Sau này, nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong Hiến chương đã được cụ thể hóa trong một loạt các văn bản quốc tế quan trọng được thông qua trong khuôn khổ Liên hợp quốc. Đồng thời, Xét về “mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và điều ước quốc tế” thì chúng ta có thể thấy rằng: tập quán quốc tế có vị trí độc lập so với điều ước quốc tế và các hình thức tồn tại khác của luật quốc tế). Nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ biện chứng và tác động quan lại với nhau. Biểu hiện của mối quan hệ này là: “Sự tồn tại của một điều ước quốc tế không có ý nghĩa loại bỏ giá trị áp dụng của tập quán quốc tế tương đương về nội dung, mặc dù điều ước quốc tế có những ưu thế so với tập quán quốc tế ( như tính rõ ràng, khả năng hình thành nhanh và áp dụng thuận lợi);...” Vì vậy: Dựa trên cơ sở những quy phạm của luật tập quán có cùng nội dung với luật quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc. Trong quan hệ quốc tế có tồn tại một số quy phạm hỗn hợp, là loại quy phạm có thể tồn tại dưới cả hai hình thức quy phạm điều ước và quy phạm tập quán. Ví dụ: Nguyên tắc “tự do biển cả” được quy định tại Điều 87 trong Luật biển quốc tế năm 1982. 2. Theo em trong trường hợp trên, nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực sẽ được áp dụng với tính chất là quy phạm tập quán. Tại vì: Dựa vào đặc điểm và các yếu tố cấu thành lên quy phạm tập quán thì chúng ta thấy rằng: sự hình thành một tập quán quốc tế hoặc sự áp dụng một quy tắc với giá trị là tập quán quốc tế dựa trên hai yếu tố: - Yếu tố vật chất: đây là sự tồn tại thực tiễn quốc tế, tức phải có quy tắc xử sự được hình thành trong thực tiễn quan hệ của các quốc gia. Nó bao gồm cả những quy tắc hình thành từ thực tiễn ký kết, thực hiện điều ước quốc tế hay các thực tiễn khác. Ví dụ: giải quyết tranh chấp, áp dụng nghị quyết của tổ chức quốc tế,… - Yếu tố tinh thần: là sự thừa nhận của chủ thể luật quốc tế đối với các quy tắc xử sự đã hình thành là quy phạm luật quốc tế.. Ví dụ: Việc Mỹ mang quân vào Campuchia năm 1970, vào Grenada năm 1983…thực chất là vi phạm nguyên tắc không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Những hành vi này đã bị cộng đồng quốc tế phản đối gay gắt vì nó vi phạm luật quốc tế, đi ngược lại xu thế chung của thời đại. Theo khoản 1 Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế quy định về nhiệm vụ của tòa án là giải quyết các vụ tranh chấp được chuyển đến tòa án trên cơ sở công pháp quốc tế: Các tập quán quốc tế với tính chất là những chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận nhưu những quy phạm pháp luật, và những nguyên tắc đã hình thành từ lâu đời được các quốc gia văn mình thừa nhận. Như vậy, Tòa án Công lý quốc tế hoàn toàn có thẩm quyền vì đơn kiện của Nicaragoa họ chống lại Mỹ dựa trên cơ sở những quy phạm của luật tập quán có cùng nội dung với luật quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc. Những quy định của luật tập quán quốc tế không bị “bao hàm” và “bị gián đoạn” bởi các quy phạm của luật điều ước quốc tế đặc biệt các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc. Theo em, trong các lĩnh vực luật liên quan đến tranh chấp này, không thể tuyên bố tất cả các quy phạm tập quán có thể được viện dẫn đều có nội dung giống hệt các quy phạm chứa trong điều ước vốn không thể áp dụng, Mỹ đã có bảo lưu về thẩm quyền của Tòa án Công lý quốc tế trong các vụ liên quan đến áp dụng điều ước đa phương:“Các trường hợp hành động” không thống nhất với opinion juris cấm sử dụng vũ lực là can thiệp vào công việc nội bộ của nhau được xem là vi phạm các quy định này và do đó không thể gạt bỏ đươc việc tìm kiếm những thực tiễn chung khẳng định opinio juris này. Đồng thời, trong vụ các hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa, Tòa án quốc tế đã đưa ra nhận định (cũng có thể coi là lời giải thích cho vị trí của tập quán quốc tế trong trường hợp này) rằng “việc các nguyên tắc tập quán được pháp điển hóa hoặc được đưa vào các điều ước quốc tế đa phương không thể nói rằng chúng đã chấm dứt tồn tại và được áp dụng như là những nguyên tắc của tập quán quốc tế, ngay cả với các quốc gia là thành viên của công ước đó”. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Thực tiễn quan hệ quốc tế ngày nay đã minh chứng rằng, mỗi quốc gia có một vai trò nhất định trong quá trình “sáng tạo” quy phạm Luật Quốc tế. Điều đó là hoàn toàn hợp lý, vì địa vị pháp lý khác nhau của từng quốc gia trên trường quốc tế và bên cạnh đó chính là lợi ích khác nhau mà do chính quan hệ quốc tế đó mang đến cho mỗi quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBT tình huống công pháp quốc tế_ ĐH luật Hà Nội 2011.doc
Luận văn liên quan