Bt xây dựng tình huống luật dân sự 1_thừa kế

Đề số 1Xây dựng một tình huống về thừa kế sao cho thật phù hợp với những kết quả chia di sản của người chết để lại mà tòa án đã quyết định dưới đây: 1. C chết. Di sản của C = 240.000.000 đồng : 2 = 120.000.000 đồng; H=E=F=A=B = 120.000.000 đồng : 5 = 24.000.000 đồng; 2. A chết. Tổng tài sản của A và B = 710.000.000 đồng + 10.000.000 đồng + ( 1.920.000.000 đồng : 2) = 1.680.000.000 đồng; A = 1.680.000.000 đồng : 2 = 840.000.000 đồng; A = 840.000.000 đồng – 10.000.000 đồng = 830.000.000 đồng; E=M=N= 830.000.000 đồng : 4 = 207.500.000 đồng; B=C=D=M=N= 207.500.000 đồng : 5 = 41.500.000 đồng; E=F= 41.500.000 đồng : 2 = 20.750.000 đồng; B = (830:5) x 2/3 = 110.666.000 đồng; E= 207.500.000 đồng – 23.055.000 đồng = 184.445.000 đồng; M=207.500.000 đồng – 23.055.000 đồng = 184.445.000 đồng; N=207.500.000 đồng – 23.055.000 đồng = 184.445.000 đồng;

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bt xây dựng tình huống luật dân sự 1_thừa kế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình Huống Ông A là cán bộ xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, Tỉnh Hòa bình, cả cuộc đời ông sinh sống và làm việc đây. Năm 1962 ông kết hôn với bà B và có hai người con chung là chị C và chị D. Vào năm 1971, ông A do không còn tình cảm với bà B và muốn kiếm một đứa con trai để nối dõi tông đường nên đã bỏ mẹ con bà B để chung sống với bà T như vợ chồng và đã có với bà T hai người con chung là anh N và anh M. Vào tháng 3 năm 2007, chị C gặp tai nạn giao thông và đã chết trên đường đi cấp cứu. Trước đó, chị C đã kết hôn với anh H và có hai nguời con là E năm nay 19 tuổi và F 20 tuổi. Sau khi chị C chết toàn bộ tài sản do anh H nắm giữ. Vì vậy tháng 5 năm 2007, ông A đã kiện đến tòa án xin chia di sản của chị C. Tòa án đã xác định: Tài sản chung hợp nhất của chị C và anh H còn lại 240.000.000 đồng. Sau khi di sản của chị C được chia ông bà A, B đã đưa phần di sản được thừa kế của mình vào tài sản chung của hai vợ chồng. Tháng 9 năm 2009, ông A chết do tuổi già. Khi còn sống ông A rất quý E là đứa cháu trai, con của chị C. Vì vậy khi qua đời ông A đã để lại di chúc cho cháu E, và hai người con trai M,N mỗi người được 1/4 di sản, chị D là con gái nên không được ông A để lại di chúc. Còn 1/4 di sản còn lại, ông không định đoạt trong di chúc mà để lại, phòng khi có lúc dùng đến. Khi ông A chết bà B đã đứng ra làm mai táng cho ông hết 10.000.000 đồng, từ tài sản chung hợp nhất giữa hai vợ chồng. Tháng 12/2009, bà B đã kiện đến Tòa án xin được hưởng thừa kế của ông A, đồng thời bà đề nghị tòa xem xét lại việc chia di sản thừa kế của chị C vì bà cho rằng bà là mẹ của chị C nhẽ ra phải được hưởng nhiều hơn .Tòa án xác định được: 1) Tài sản chung hợp nhất của ông A và bà B còn lại là 710.000.000 đồng. 2) Tài sản của ông A và bà T chung nhau có 1.920.000.000 đồng. Giải quyết của Tòa án Tại thời điểm chị C chết: Trước hết, xác định di sản của chị C trong khối tài sản chung hợp nhất của hai vợ chồng: C = 240.000.000 đồng : 2 = 120.000.000 đồng. Chị C không để lại nghĩa vụ tài sản nào với người khác mà chưa thanh toán, do vậy di sản sản thừa kế của chị có trọn vẹn 120.000.000 đồng. Chị C chết mà không để lại di chúc nên di sản của chị được chia theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất của chị C gồm ông A, bà B, anh H hai người con là E và F. Trong đó không có ai bị vi phạm Điều 635,643 BLDS. Như vậy cả ông A, bà B, anh H và hai người con E,F đều được hưởng di sản của chị C mỗi người một phần bằng nhau. A=B=H=E=F= 120.000.000 đồng : 5 = 24.000.000 đồng. Như vậy bà B sẽ không được hưởng nhiều hơn như yêu cầu của bà. Tại thời điểm ông A chết: nhận thấy ông A đã có vợ là bà B nhưng sau đó lại chung sống với bà T như vợ chồng và đều sinh sống ở Miền Bắc. Như vậy theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 ở miền Bắc thì quan hệ giữa ông A và bà T là quan hệ trái pháp luật, do vậy bà T không phải là vợ của ông A. Theo tình huống trên không có căn cứ để xác định công sức của ông A và bà T cùng tạo khối tài sản chung theo phần, thì coi như phần quyền tài sản của ông A và bà T là ngang nhau và phần tài sản của ông A chung với bà T vẫn thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng ông A và bà B mà không phải là tài sản riêng của ông A. Bà B mai táng cho ông A hết 10.000.000 đồng từ tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Như vậy tài sản chung hợp nhất của vợ chồng ông A, bà B có được trong thời kì hôn nhân hợp pháp là: = 710.000.000 đồng + 10.000.000 đồng + ( 1.920.000.000 đồng : 2) = 1.680.000.000 đồng. Theo quy định của pháp luật thì di sản thừa kế của ông A được xác định từ tài sản chung hợp nhất với bà B là: A=1.680.000.000 đồng : 2 =840.000.000 đồng. Theo điều 683 BLDS thì mai táng phí được trừ vào di sản của người chết. Vậy phần di sản còn lại của ông A là: A =840.000.000 đồng -10.000.000 đồng = 830.000.000 đồng. Theo tình huống ông A để lại di chúc cho E, M, N mỗi người hưởng 1/4 di sản. Vậy E=M=N= 830.000.000 đồng : 4 = 207. 500.000 đồng. Phần di sản còn lại, ông A không định đoạt nên được chia theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất của ông A bao gồm bà B, và bốn người con C,D,M,N. (bà T không phải vợ ông A nên không được hưởng). Trong đó không có ai vi phạm Điều 635, 643 BLDS. Như vậy: B=C=D=M=N= 207.500.000 đồng : 5 = 41.500.000 đồng. Tuy nhiên vì C đã chết trước ông A nên không được nhận di sản, nhưng theo Điều 677 BLDS thì hai người con E, F của C sẽ được hưởng thừa kế vị thay phần di sản mà nhẽ ra C được hưởng. Vậy: E=F= 41.500.000 đồng : 2 = 20.750.000 đồng. Bà B đã được hưởng phần di sản là 41.500.000 đồng. Nhưng theo điều 669 BLDS thì bà B phải được hưởng phần di sản tối thiểu là B=(830.000.000 đồng : 5) x 2/3 = 110.666.000 đồng. Vậy bà B còn phải được nhận thêm một phần di sản nữa là: 110.666.000 đồng – 41.500.000 đồng = 69.166.000 đồng. Theo tình huống E, M,N mỗi người được hưởng theo di chúc 1/4 di sản, nên phần di sản còn thiếu của bà B được chia đều cho E,M,N mỗi người chịu một phần bằng 69.166.000 đồng : 3 = 23.055.000 đồng. Vậy phần di sản mà E,M,N được hưởng là: E= 207.500.000 đồng – 23.055.000 đồng = 184.445.000 đồng M=207.500.000 đồng – 23.055.000 đồng = 184.445.000 đồng N=207.500.000 đồng – 23.055.000 đồng = 184.445.000 đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBt Xây Dựng Tình Huống Luật Dân sự 1_Thừa kế- 9đ.doc
Luận văn liên quan